Quan hệ Hoa kì - Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1972 - 1991)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THẾ HỒNG QUAN HỆ HOA KÌ – CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (1972 – 1991) CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI MÃ SỐ : 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ MINH OANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu, tài liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tín

pdf162 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2219 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quan hệ Hoa kì - Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1972 - 1991), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h khách quan khoa học và nghiêm túc. Tác giả luận văn Nguyễn Thế Hồng LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn, học viên đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của PGS.TS Ngô Minh Oanh. Học viên xin gửi lời tri ân chân thành đến thầy. Gửi lời cảm ơn đến BGH trường ĐHSP TP.HCM, Khoa Lịch sử, thư viện trường, thư viện Tổng hợp TPHCM - nơi học viên học tập, tra cứu, tham khảo tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Học viên xin gửi lời cảm ơn đến BGH trường Đại Học Đồng Tháp, Ban chủ nhiệm khoa Giáo Dục Chính Trị, thầy, cô, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ học viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Xin chân thành cảm ơn. TPHCM, tháng 8 năm 2011 Học viên MỤC LỤC 6TLỜI CAM ĐOAN6T ..................................................................................................................... 2 6TLỜI CẢM ƠN6T .......................................................................................................................... 3 6TMỤC LỤC6T ................................................................................................................................ 4 6TBẢNG CỤM TỪ VIẾT TẮT6T ................................................................................................... 6 6TMỞ ĐẦU6T .................................................................................................................................. 7 6T1. Lí do chọn đề tài6T........................................................................................................................................ 7 6T2. Lịch sử vấn đề6T ........................................................................................................................................... 9 6T3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu6T ............................................................................................................ 11 6T4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu nghiên cứu6T.......................................................... 12 6T5. Đóng góp của luận văn6T ............................................................................................................................ 12 6T . Bố cục luận văn6T ....................................................................................................................................... 12 6TChương 1. QUAN HỆ HOA KÌ – CHND TRUNG HOA TRƯỚC NĂM 19726T ...................13 6T1.1.Bối cảnh quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 706T .............................................. 13 6T1.2. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa (1949 – 1970)6T ............................................................................ 19 6T iểu kết chương 16T ....................................................................................................................................... 30 6TChương 2. QUAN HỆ HOA KÌ – CHND TRUNG HOA TỪ 1972 ĐẾN KHI CNXH Ở LIÊN XÔ TAN RÃ6T .................................................................................................................32 6T2.1.Tình hình quốc tế giai đoạn 1972 – 19896T ............................................................................................... 32 6T2.2. Bình thường hóa quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa6T ......................................................................... 34 6T2.2.1. Vận động ngoại giao của Hoa Kì thời tổng thống Richard Nixon6T .................................................. 34 6T2.2.2. Từ thông cáo Thượng Hải đến thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kì và CHND Trung Hoa (1972 - 1979)6T .................................................................................................................................................... 43 6T2.3. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa những năm 80 của thế kỉ XX6T ...................................................... 53 6T2.4. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa sau sự kiện Thiên An Môn đến 19916T .......................................... 58 6T2.4.1. Thế giới những năm 1989 – 19916T .................................................................................................. 58 6T2.4.2. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa 1989 – 19916T ........................................................................ 59 6T iểu kết chương 26T ....................................................................................................................................... 66 6TChương 3. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ HOA KÌ – CHND TRUNG HOA (1972 – 1991)6T ...68 6T3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao Hoa Kì – CHND Trung Hoa6T ..................................... 68 6T3.1.1. Yếu tố Liên Xô6T ............................................................................................................................. 68 6T3.1.2. Yếu tố Việt Nam6T ........................................................................................................................... 80 6T3.1.3. Yếu tố Đài Loan6T............................................................................................................................ 89 6T3.2. Tác động của quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa đến hai nước và các nước khác (1972 – 1991)6T ..... 103 6T3.2.1. Tác động đối với hai nước Hoa Kì và CHND Trung Hoa6T ........................................................... 103 6T3.2.2. Ảnh hưởng đến xu hướng hòa bình, dân chủ trong quan hệ quốc tế6T ............................................. 104 6T3.2.3. Đường lối ngoại giao của Liên Xô trước bình thường hoá quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa6T . 107 6T3.2.4. Sự độc lập, tự chủ trong đường lối ngoại giao của Việt Nam6T ....................................................... 111 6T3.2.5. Cân bằng ngoại giao của Hoa Kì trước phản ứng của Đài Loan6T ................................................... 115 6T3.3. Đặc điểm mối quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa trong giai đoạn 1972 - 19916T ............................... 119 6T3.4. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa: Mối quan hệ quan trọng trong thế kỉ XXI6T ................................ 125 6T iểu kết chương 36T ..................................................................................................................................... 131 6TKẾT LUẬN6T ........................................................................................................................... 132 6T ÀI LIỆU THAM KHẢO6T .................................................................................................... 134 6TPHỤ LỤC TƯ LIỆU6T ............................................................................................................. 140 6TPhụ lục 1.6T .................................................................................................................................................. 140 6TPhụ lục 2.6T .................................................................................................................................................. 144 6TPhụ lục 3.6T .................................................................................................................................................. 145 6TPhụ lục 4. United States Code6T ................................................................................................................... 147 6TPhụ lục 5.6T .................................................................................................................................................. 157 BẢNG CỤM TỪ VIẾT TẮT CHNDTH: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa CNCS: Chủ nghĩa cộng sản CNTB: Chủ nghĩa tư bản CNXH: Chủ nghĩa xã hội TBCN: Tư bản chủ nghĩa XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kì (gọi tắt là Mĩ) là nước phát triển nhất thế giới, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (CHNDTH – gọi tắt là Trung Quốc) là nước đang phát triển nhất thế giới, quan hệ Hoa Kì – CHNDTH (gọi tắt là quan hệ Mĩ – Trung) trở thành cặp quan hệ quan trọng nhất có ảnh hưởng rộng nhất không chỉ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà cả trong toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế. Thật vậy, nếu chúng ta ví mối quan hệ này như một bản nhạc hòa tấu thì những cung bậc thăng trầm của bản nhạc đều tác động nhất định đến cảm xúc người nghe. Nhiều nhà phân tích đã khái quát mối quan hệ Mĩ – Trung bằng hai từ: Thăng trầm và đa diện. Nhìn lại lịch sử trong quan hệ giữa hai nước thì nhận định này là có cơ sở. Cuộc chiến tranh lạnh đã ra đời thay thế ngay sau khi một cuộc chiến tranh nóng trước đó vừa kết thúc. Cuộc chiến thể hiện sự đối đầu của hai hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa (TBCN) và Xã hội chủ nghĩa (XHCN), nó đã chi phối cục diện quan hệ quốc tới đến tận năm 1991. Và quan hệ Mĩ – Trung cũng chịu sự tác động của cuộc chiến này. Ngày 01.10.1949 nước CHNDTH ra đời, góp phần gia tăng lực lượng của Chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong cuộc đối đầu với Chủ nghĩa tư bản (CNTB). Có thể thấy, qua sự kiện này đã tác động một cách mạnh mẽ vào lòng tự hào của chính quyền Washington với sứ mệnh lãnh đạo “thế giới tự do”, ngăn chặn, chống lại sự “đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”. Trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Đảng cộng sản với Quốc Dân Đảng, Mĩ đã nổi lên với vai trò là nhân tố quan trọng, trong quá trình chống chủ nghĩa phát xít Nhật ở Châu Á, Mĩ đã có những chính sách giúp đỡ Trung Quốc giải phóng đất nước, nhưng khi Nhật đầu hàng, thái độ của Mĩ cũng dần thay đổi, Mĩ tiếp tục là lực lượng hậu thuẩn cho Quốc Dân Đảng trong cuộc tranh giành quyền lãnh đạo toàn Trung Quốc với Đảng cộng sản, ngay cả khi Cách mạng vô sản nước này thành công. Sau khi CHNDTH ra đời, nước này cũng xem Mĩ là một đế quốc cần phải đối phó, chính sách “nhất biên đảo” là chiến lược ngoại giao mà nước này áp dụng, ngả hẳn về phía Liên Xô trong cùng một hệ thống XHCN, đối lập với hệ thống TBCN do Mĩ đứng đầu. Cuộc chiến tranh ở Triều Tiên 1950 – 1953 là một biểu hiện cho những căng thẳng đi đến xung đột trong quan hệ giữa Mĩ với Trung Quốc trước 1970. Mĩ đã đặt Triều Tiên vào tuyến phòng thủ của mình ở Viễn Đông, áp đặt lệnh cấm vận đối với Trung Quốc, hơn nữa Mĩ lại đặt Đài Loan trong chiếc ô bảo hộ của nước này, điều này chẳng khác nào “dầu đổ thêm vào lửa” trong quan hệ giữa hai nước vốn đã căng thẳng, vì Trung Quốc xem hòn đảo này là một bộ phận của quốc gia. Trung Quốc lên án Mĩ can thiệp vào công việc nội bộ của họ, nước này bắt đầu những hành động quân sự để thu hồi Đài Loan dưới quyền quản lí của Đại lục, điển hình từ đầu năm 1954, Mĩ và Chính quyền Tưởng Giới Thạch xúc tiến các cuộc đàm phán để đi đến việc kí kết “Hiệp ước phòng thủ chung”. Để cảnh cáo âm mưu của Mĩ và Đài Loan, và tỏ rõ lập trường kiên quyết giải phóng Đài Loan, Đại lục quyết định “đánh đòn trừng phạt” bằng cách bắn phá một số hòn đảo do Chính quyền Đài Loan kiểm soát (ngày 3 tháng 9 năm 1954). Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất bắt đầu. Trước động thái đó, Mĩ đã có phản ứng “Bộ đội cộng sản chiếm lĩnh Đài Loan, sẽ uy hiếp trực tiếp đến an ninh của khu vực Thái Bình Dương và quân đội Mĩ có trách nhiệm thi hành chức vụ hợp pháp và cần thiết ở khu vực này” [56;44]. Trong giai đoạn trước khi đi đến bình thường hóa Mĩ, Trung Quốc cũng có duy trì đàm phán ở cấp đại sứ nhưng kết quả không được như mong đợi giữa các bên, giới phân tích đã đưa ra nhận xét đầy ẩn dụ, đó chỉ là “cuộc đối thoại giữa những người điếc” Đến những năm cuối thập niên 60, quan hệ quốc tế tiếp tục có những chuyển biến, tất cả đã tác động đến sự chuyển biến trong quan hệ Mĩ – Trung. Điều này được thể hiện, khối XHCN với những bất đồng lan rộng, nó được biểu hiện bằng các cuộc chiến tranh biên giới Xô –Trung, học thuyết ba thế giới của Mao Trạch Đông, cuộc chiến tranh ở Việt Nam với nhiều quan điểm khác nhau giữa các nước lớn……đã làm cho Trung Quốc có cái nhìn, thái độ khác về người “anh cả” XHCN Liên Xô. Mĩ đang sa lầy ở cuộc chiến tranh Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao trở thành nguy cơ đe dọa trực tiếp đến chủ nghĩa đế quốc, thêm vào đó đồng minh của Mĩ như Tây Âu, Nhật đang vươn lên mạnh mẽ với mong muốn chia sẽ vai trò lãnh đạo thế giới với nước này. Diễn biến của tình hình quốc tế giai đoạn cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 đã đưa Mĩ, Trung Quốc xích lại gần nhau. Khi Nixon lên nhậm chức tổng thống 1969, ông đã “khám phá” việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sẽ có lợi trong đối trọng với Liên Xô và cả những khó khăn trong quan hệ quốc tế mà nước này đang gặp phải. Di chuyển theo hướng này các cuộc tiếp xúc giữa Mĩ và Trung Quốc đã được xúc tiến: ngoại giao bóng bàn, chuyến thăm Trung Quốc bí mật của Henry.A. Kissinger năm 1971 đã mở đường cho chuyến thăm lịch sử năm 1972 của tổng thống Nixon đến Trung quốc với kết quả “tuần lễ làm thay đổi thế giới”. Thật vậy, cú bắt tay hòa hoãn Mĩ – Trung đã tác động, ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ quốc tế bấy giờ. Liên Xô không duy trì được mối quan hệ theo tinh thần Hệp ước tương trợ lẫn nhau Xô – Trung như đã kí năm 1950 với Trung Quốc; cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trở nên khó khăn hơn dưới sức ép của các nước trước đây đã từng có mối quan hệ, viện trợ, giúp đỡ Việt Nam; Nhật Bản với “cú sốc Nixon”; chính quyền Đài Loan bị cô lập sau Thông cáo chung Thượng Hải giữa Washington và Bắc Kinh. Mối quan hệ Mĩ –Trung tiếp tục phát triển trong những năm 80 sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao 1979. Nhưng trong tiến trình đó, mối quan hệ này cũng bị cản trở bởi nhiều yếu tố như sự kiện Thiên An Môn 1989 ở Trung Quốc, Mĩ lên án nước này vi phạm nhân quyền, dân chủ đã ra sức vận động cộng đồng quốc tế “trừng phạt”. Quan hệ Mĩ –Trung trở lại lạnh nhạt. Nhìn lại quan hệ Mĩ – Trung, đúng như nhiều nhà nghiên cứu nhận định: thăng trầm và đa diện. Với mong muốn tái hiện lại bức tranh quan hệ Mĩ – Trung trong cuộc chiến tranh lạnh, đặc biệt là giai đoạn 1972 – 1991, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa hai nước: chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. Đâu là những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại giữa Mĩ và Trung Quốc; quá trình thực hiện chính sách đối ngoại giữa hai nước dành cho nhau diễn ra như thế nào và nó có tác động gì đến bản thân hai nước cũng như những nhân tố góp phần chi phối mối quan hệ này. Đây là một vấn đề khó, bởi lịch sử ngoại giao luôn bao hàm nhiều yếu tố phức diện, song với niềm đam mê nghiên cứu, học hỏi tôi mạnh dạn chọn vấn đề “ Quan hệ Mĩ – Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1972 – 1991)” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử thế giới. 2. Lịch sử vấn đề Quan hệ Mĩ – Trung giai đoạn 1972 – 1991 đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình : “Một thiên sử sáu đời tổng thống Mĩ – Trung” của Patric Tyler (NXB CAND, năm 2008), ấn phẩm trình bày “ Một bức tranh đầy bất ngờ và đáng lưu tâm hiện ra từ điều tra rất lí thú về diễn biến quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kì qua 6 đới tổng thống Mĩ. Với sự qua chạm ở mức độ cao giữa hai cường quốc, đây là một giai đoạn lịch sử với nhiều diễn biến không thể đoán định”, tất yếu chính sách đối ngoại Mĩ – Trung dành cho nhau luôn nổi bật, tâm điểm là vấn đề Đài Loan; nhân tố Liên Xô cũng được đề trong quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước với những nhận định cơ bản Hoàng Gia Thụ (Trung Quốc) với tác phẩm “Đài Loan – Tiến trình hóa rồng” (NXB VH Thông tin, năm 2004) tác phẩm trình bày bước phát triển đầy thăng trầm của hòn đảo Đài Loan dưới mối quan hệ cũng đầy thăng trầm Trung – Mĩ, Đài Loan được xem là một nhân tố chủ chốt ảnh hưởng rõ nét đến quan hệ Mĩ – Trung từ khi vấn đề này nảy sinh đến hiện nay. “Ngoại giao CHNDTH 30 năm cải cách (1978 -2008)” Lê Văn Mĩ (NXB KHXN, năm 2009). Trình bày chính sách ngoại giao của Trung Quốc từ công cuộc cải cách 1978 – 2008 với những điều chỉnh để thích ứng với tình hình trong nước và thế giới nhằm chấn hưng đất nước, đưa Trung Quốc từng bước có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế. Tác phẩm cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quát về chính sách đối ngoại của quốc gia này với từng nước, từng khu vực trên thế giới. Mĩ được xem là nước lớn, có vai trò quan trọng để Trung Quốc vạch ra đường lối đối ngoại phù hợp. Thomas J.Mc Conmick “America’s Half – century United states Foreign Policy in the cold War and after” (Nước Mĩ nữa thế kỉ, chính sách đối ngoại của Hoa kì trong và sau chiến tranh lạnh – NXB CTQG, năm 2004), tác giả phân tích sâu sắc, có hệ thống nhiều khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Mĩ trong nữa thế kỉ qua…. “kiềm chế Liên bang Xô Viết……kiềm chế Đức và Nhật Bản, hai đối thủ thời chiến của Mĩ và Anh – một đồng minh trong chiến tranh của Mĩ – cũng như thế giới thứ ba và bản thân các công dân Mĩ”. Đó là tư tưởng trong chính sách bá quyền của Mĩ mà tác giả muốn gửi đến độc giải khi nghiên cứu về chính sách đối ngoại của cường quốc này trong và sau chiến tranh lạnh. Trung Quốc cũng nằm trong chính sách đối ngoại chung của Mĩ. Lê Vinh Danh “Chính sách công của Hoa kì giai đoạn 1935 – 2001” (NXB Thống kê, năm 2001) tác giả cho chúng ta cái nhìn toàn diện về các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Mĩ từ 1935 đến 2001: giáo dục, an sinh xã hội, ngân sách kinh tế, quốc phòng….và quan trọng cung cấp một cách có hệ thống chính sách đối ngoại của Mĩ từ trước 1935 đến đầu thế kỉ 21. Chính sách đối ngoại với Trung Quốc cũng được đề cập ở một mảng trong toàn bộ tác phẩm nhưng chỉ mang tính khái quát. Phi Bằng với “Những sự kiện quan trọng trong quan hệ Mĩ –Trung Quốc”, (NXB Trẻ, năm 2001) trình bày, phân tích mối quan hệ Trung – Mĩ trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ XX. Nhưng tác phẩm vẫn cho chúng ta cái nhìn về mối quan hệ lịch sử giữa hai nước và vấn đề Đài Loan trở thành điểm nhấn, “con át chủ bài” trong lịch sử quan hệ hai nước đến hiện nay. “Bảy cuộc đàm phán siêu cấp” của tác giả người Trung Quốc Mô Kiệt (NXB VHTT, năm 2006), ấn phẩm tường thuật về cuộc tiếp xúc ngoại giao bóng bàn giữa Mĩ và Trung Quốc năm 1971 đến chuyến thăm của Nixon 1972, sau đó là các cuộc tiếp xúc để đi đến bình thường hóa quan hệ năm 1979. Lý Kiện (Trung Quốc) với tác phẩm “ Xô Trung Mĩ cuộc đối đầu lịch sử” (NXB Thanh niên, năm 2008), tác giả cho người đọc một cái nhìn tổng thể mối quan hệ chiến lược Trung – Xô – Mĩ. Hàng loạt sự kiện được dẫn chứng để làm sáng toả sự chuyển biến trong mối quan hệ tay ba cùng những vấn đề có liên quan. Nhưng nhận định cho mối quan hệ này còn bỏ ngõ. “Nixon và vụ Watergate” của George Sandra (NXB Lao động, năm 2003) “phát hoạ chân dung một con người của một thời đại lịch sử đã qua còn hằn những dấu ấn khó phai mờ, từ thưở thiếu thời đến khi “thành đạt” tời đỉnh cao quyền lực với biết bao sự kiện trong hoạt động đối ngoại cùng nghững thăng trầm….” Đó chính là Nixon, nhân vật có vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh Việt Nam cũng như tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa Mĩ với Trung Quốc. Lê Phụng Hoàng “Lịch sử quan hệ quốc tế ở Châu Âu trong chiến tranh lạnh” (1949 – 1991) (ĐHSP TPHCM, năm 2005) cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ quốc tế ở Châu Âu trong chiến tranh lạnh. Mối quan hệ Xô – Mĩ cũng được đế cập. Đây là mối quan hệ xuyên suốt trong thời kì chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của nhiều nước hầu như dựa trên nền tảng mối quan hệ này. Với “ Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh 1945 – 1991” của Lê Phụng Hoàng (ĐHSP TPHCM, năm 2005) cho người đọc thấy Đông Á cũng như nhiều khu vực trên thế giới không thoát khỏi ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh lạnh do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô tạo nên. Trung Quốc cũng phải nổ lực để xác lập cho mình một vị thế. Mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước lớn trong đó có Mĩ cũng được tác giả đề cập một cách có hệ thống từ khi CHNDTH ra đời đến khi kết thúc chiến tranh lạnh. Các vấn đề như chiến tranh Triều tiên, vấn đề Đài Loan cũng được đề cập để cho thấy nó chính là những nhân tố góp phần chi phối quan hệ Mĩ – Trung Quốc trong và hậu chiến tranh lạnh. Ngoài ra còn nhiều công trình, bài viết liên quan đến vấn đề, tất cả phần nào khái quát, nhận định về mối quan hệ Mĩ – Trung từ 1949 – 1991 cùng với những yếu tố tác động đến mối quan hệ này, tuy nhiên một công trình cụ thể để nghiên cứu giai đoạn 1972 – 1991 vẫn còn bỏ ngõ (theo nhận thức của tác giả), trên cơ sở tiếp thu những công trình đi trước, hy vọng phần nào hoàn chỉnh thêm những nhận định về mối quan hệ này, giai đoạn bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đến kết thúc chiến tranh lạnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quan hệ Mĩ – Trung (Trung Quốc được hiểu trong công trình nghiên cứu này là Trung Quốc đại lục giai đoạn 1972 – 1991), một mối quan hệ đầy thăng trầm cùng với những “toan tính” của mỗi nước; những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại Mĩ – Trung; những tác động từ mối quan hệ này đến một số mối quan hệ quốc tế đương thời. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong khoảng thời gian 1972 – 1991. Đây là giai đoạn mà tình hình quốc tế có nhiều biến đổi, đặc biệt là trong quan hệ giữa các nước lớn, xu thế hòa bình, hợp tác đã kéo các nước vốn trước đây đối đầu từng bước đi đến thỏa thuận kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên chính sự thỏa thuận, hòa hoãn đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến quan hệ quốc tế cả mặt tích cực và tiêu cực. Để bảo đảm tính lôgíc của nội dung, thì mối quan hệ Mĩ – Trung trước 1972 cũng được khái quát để thấy được sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại của hai nước dành cho nhau tùy theo hoàn cảnh và điều kiện lịch sử. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trên lĩnh vực ngoại giao chính trị là chủ yếu. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài dựa trên quan điểm Mác –xít, quan điểm đối ngoại của Đảng, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tác giả có cái nhìn khách quan về mối quan hệ này, thực thế cho thấy chuyển biến trong quan hệ Mĩ – Trung giai đoạn hai thập niên cuối chiến tranh lạnh có ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Về phương pháp nghiên cứu, vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc; thu thập, sưu tầm, nghiên cứu, xử lí các nguồn tài liệu trên cơ sở đó khái quát, nhìn nhận vấn đề đảm bảo các sự kiện diễn ra theo đúng lịch sử và cho thấy các sự kiện có liên quan với nhau. Lí giải mối quan hệ này để hiểu đúng, sâu sắc bức tranh quan hệ Mĩ – Trung trong quá khứ và hiện tại. Khôi phục lại bức tranh quan hệ Mĩ – Trung (1972 – 1991) có thể đậm nhạt khác nhau, điều này xuất phát từ đặc điểm quan hệ hai nước. Hy vọng với sự nỗ lực của tác giả vấn đề nghiên cứu sẽ được tái hiện theo những gì lịch sử đã diễn ra. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của các nhà nghiên cứu trước đó. Dù vậy chúng tôi vẫn cố gắng có những đóng góp nhất định trong luận văn của mình, dựng lại bức tranh tương đối toàn diện về mối quan hệ Mĩ –Trung từ 1949 – 1991 đặc biệt giai đoạn hòa hoãn 1972 -1991. Với những nhận định, đánh giá có hệ thống những nhân tố góp phần tác động đến mối quan hệ đầy thăng trầm, phức tạp này. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành lịch sử thế giới, quan hệ quốc tế và cho những ai quan tâm tìm hiểu vấn đề này. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa trước năm 1972 Chương 2. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa từ 1972 đến khi CNXH ở Liên Xô tan rã Chương 3. Nhận xét về quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa (1972 – 1991) Chương 1. QUAN HỆ HOA KÌ – CHND TRUNG HOA TRƯỚC NĂM 1972 1.1.Bối cảnh quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 70 Khi đại chiến thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhân loại tiến bộ hi vọng giá trị hòa bình sẽ được đề cao trên đóng tro tàn do cuộc chiến tranh gây ra. Nhưng sự hi vọng và niềm tin đó nhanh chóng bị phá vỡ, “tương lai chợt bừng sáng. Bóng tối xua tan. Rừng rực một không khí cuồng hoan…Người ta đang hoan hô. Người ta đang nhảy múa. Họ tưởng chiến tranh đã chấm dứt. Mà chiến tranh lại mới chỉ bắt đầu” [26;3]. Một cuộc chiến tranh mới diễn ra ngay sau đó – Chiến tranh Lạnh, góp phần tạo nên cục diện quan hệ quốc tế đầy biến động hơn nửa thế kỉ, trong đó Mĩ đứng đầu khối TBCN và Liên Xô đứng đầu khối XHCN đóng vai trò chủ đạo. Chiến tranh lạnh là một trong những chương lạ nhất trong lịch sử quan hệ quốc tế, cuộc chiến xoắn tất cả các quốc gia vào cùng một quỹ đạo, nhưng lại bị chi phối bởi các siêu cường. Có nhiều ý kiến về thời điểm khởi đầu cuộc chiến, chẳng hạn năm 1917 với sự ra đời của nước Nga Xô Viết do Lênin lãnh đạo đã “đe dọa” trực tiếp đến nền chính trị của CNTB, nhưng đa số các học giả thừa nhận đến giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà quan hệ giữa Washington và Moscow xấu đi vì những bất đồng trong việc thỏa thuận một số vấn đề liên quan đến lợi ích hai nước. Tại hội nghị Ianta (2/1945), đặc biệt là hội nghị Postdam (17/7 – 2/8/1945), đã diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt giữa các nước đồng minh tham gia chống phát xít, mặc dù kết quả các cuộc tranh luận, trao đổi ý kiến đã thông qua được một số nghị quyết quan trọng, các hiệp nghị được thỏa thuận, một số văn kiện được phê chuẩn, nhưng kết quả không thể làm hài lòng các nước tham gia có tư tưởng nước lớn. Hội nghị Postdam được nhận định, nó không phải là “điểm cuối cùng” trong cuộc chiến tranh giữa các nước lớn, mà là “điểm khởi đầu” của cuộc chiến tranh lạnh [26;124]. Một trật tự thế giới mới đã được hình thành do thỏa thuận từ các hội nghị - đó là trật tự hai cực Xô – Mĩ, tuy được cấu thành và duy trì bởi một hệ thống các yếu tố, nhưng tất cả được phân tuyến một cách triệt để. Liên Xô hay Mĩ đã làm cho mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng từ 1945 đến 1991, để thế giới luôn sống trong tình trạng chiến tranh thường trực. Đặc trưng của chiến tranh lạnh được tạo nên bởi sự nghi ngờ lẫn nhau, sự mất lòng tin, hiểu lầm giữa Mĩ và Liên Xô, cùng các đồng minh của họ. Mĩ cáo buộc Liên Xô tìm cách tuyên truyền, mở rộng CNCS trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, Liên Xô lập luận Mĩ đang tiến hành ý đồ đế quốc và ra sức ngăn chặn nền độc lập, tự do ở các nước. Mĩ muốn một thế giới của các quốc gia độc lập với nguyên tắc tự do dân chủ là nền tảng – hòa bình kiểu Mĩ ( Pax America). Liên Xô thì muốn giữ những khu vực quan trọng cho lợi ích quốc gia [86]. Theo lập luận trên, do sự “hiểu lầm” giữa Mĩ và Liên Xô đã tạo nên cục diện đối đầu Đông – Tây. Với ưu thế nổi trội trên tất cả các lĩnh vực, Mĩ có điều kiện triển khai chiến lược toàn cầu của mình sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong số các nước tư bản hùng mạnh trước chiến tranh thì Ý, Đức, Nhật Bản đã bị đánh bại; Anh, Pháp cũng không tránh khỏi sự tàn khốc do chiến tranh gây ra. Năm 1946, Mĩ chiếm đến 62% sản lượng công nghiệp và 40,1% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thế giới tư bản, trở thành nước cung cấp và chủ nợ cho các nước tư bản phụ thuộc. Giữ ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự, độc quyền về vũ khí nguyên tử, có 1,2 triệu quân đóng ở 58 nước, trên 400 căn cứ không quân và hải quân khắp thế giới, nhiều tổ chức quốc tế, quân sự có sự tham gia và chịu sự chi phối rõ nét của Mĩ [22;46]. Rõ ràng, sau chiến tranh thế giới thứ hai là thời đại của Mĩ, nước này đã không bỏ lỡ cơ hội ra sức gia tăng vị thế, vai trò trong quan hệ quốc tế. Nếu xem xét tổng thể khối TBCN, thì những năm đầu sau thế chiến thứ hai, khối này giảm sút về địa vị quốc tế trên nhiều mặt, khi đó với vai trò là lực lượng chủ chốt trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, vị thế và hình ảnh của Liên Xô, CNXH được nâng cao hơn bao giờ hết. CNXH trở thành hệ thống thế giới, làm chổ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc xuất hiện ngay trong lòng chiến tranh thế giới thứ hai và sau chiến tranh đã nhanh chóng phát triển thành cao trào. Điều này đã thách thức nghiêm trọng ưu thế chủ nghĩa đế quốc, sự ảnh hưởng của Liên Xô và CNXH trên thế giới ngày càng tăng, do đó nó có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Washington. Trong giai đoạn khoảng thời gian hai thập niên sau thế chiến thứ hai Mĩ triển khai đường lối đối ngoại với một số điểm nổi bật:1) Củng cố liên minh quân sự với các nước đồng minh phương Tây cũ; 2) Mở rộng các liên minh mới để hạn chế sự bành chướng của khối CNXH; 3) Phát triển viện trợ, tái thiết sau chiến tranh và giúp đỡ cần thiết các quốc gia sụp đổ từ cuộc chiến, các quốc gia mới giành độc lập không rơi vào ảnh hưởng của khối XHCN [6;604]. Theo đó, với nhiều biện pháp được triển khai một cách cụ thể nhằm ngăn ngừa “sự mở rộng của CNCS”, bảo vệ “thế giới tự do”. Mục tiêu cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ phản ánh đậm nét bản chất giai cấp và cơ sở kinh tế xã hội của nước này – nhà nước Hoa Kì là đại diện các thế lực tư bản độc quyền, các tổ chức quân sự công nghiệp, luôn tìm cách bành trướng sức mạnh, kinh tế, chính trị, quân sự ra bên ngoài. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNTB độc quyền ở Mĩ phát triển ngày càng cao tạo điều kiện cho sự tập trung, tích tụ tư bản…làm công cụ để thực hiện chiến lược toàn cầu. Đa phần giới lãnh đạo Nhà Trắng đều ủng hộ mục tiêu chống Liên Xô, CNXH, Lucius D.Clay – tư lệnh Mĩ nắm quyền thời tạm chiếm tại Đức cho rằng “Liên Xô thực sự muốn xây dựng một chế độ giống họ ở khắp các nước Đông Âu bằng cách hậu thuẫn cho Đảng cộng sản từng nơi. Hoàn toàn không có việc họ sẽ chấp nhận để các nước tự quyết định hệ thống chính trị cho mình” [6;604]. G. Kennan – nhà ngoại giao Mĩ, năm 1947 đã phát biểu “một chính sách ngăn chặn làm cho người Nga phải đương đầu với những lực lượng đối trọng không thể thay thế. Ở bất cứ thời điểm nào khi họ có dấu hiệu xâm phạm đến lợi ích của thế giới hòa bình và ổn định” [95]. Ngày 12/3/1947, tổng thống Mĩ – Truman trong bài diễn văn trước Quốc hội chính thức phát độ._.ng cuộc chiến tranh Lạnh chống Liên Xô, CNXH. Mĩ đã chọn Châu Âu là chiến trường chính để chống lại sự lan rộng của CNCS, thông qua gói viện trợ 400 triệu USD về quân sự, kinh tế cho chính phủ Thổ Nhĩ Kì và Hy Lạp, sau khi Anh thông báo với các quan chức ngoại giao Mĩ là nước này không đủ sức cung cấp tài chính cho các nước nói trên, yêu cầu Mĩ phải can thiệp vì nếu “không kiểm soát được hai quốc gia này, CNCS có khả năng sẽ lan rộng về phía Nam Iran và tận phía Đông Ấn Độ” [80]. Trong bài diễn văn Tổng thống Truman tuyên bố: chính sách của Mĩ để hỗ trợ các dân tộc tự do, những người đang chống lại sự cố gắng chinh phục có mục đích của số ít có vũ trang hay áp lực bên ngoài. Với nhận định, những khó khăn và sự phục hồi chậm chập kinh tế - xã hội ở các nước Châu Âu đã mang đến cho châu lục này một cảm giác tuyệt vọng và thất vọng. Châu Âu dường như sẵn sàng ngã theo lực lượng nào giúp đỡ họ khôi phục lại vị thế trước chiến tranh. Như vậy, chiến lược ngăn chặn của Mĩ không chỉ giới hạn, hạn chế sử mở rộng của Liên Xô mà còn mở rộng đến việc ngăn chặn sự bành trướng của CNCS ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Mĩ tin tưởng sự thành công của kế hoạch “ngăn chặn” phải dựa vào việc chính phủ và nhân dân Mĩ cùng toàn thể nhân dân các quốc gia “tự do” nhận thức được: chiến tranh lạnh thực tế là một cuộc chiến tranh thực sự có quan hệ đến sự sống còn của thế giới tự do. Những động thái từ Moscow luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Washington, điển hình như sự kiện tháng 9/1949 điện Kremlin thử thành công bom nguyên tử. Sự kiện này tác động một cách mạnh mẽ vào lòng tự hào của người Mĩ về loại vũ khí hủy diệt, bởi vì “độc quyền về bom nguyên tử của Hoa Kì là thứ để dành và mang ra sử dụng khi có mâu thuẫn về quyền lực hậu chiến với Liên Xô” [5;151]. Ngay sau đó, kế hoạch mang tên bản ghi nhớ 68 của Hội đồng an ninh quốc gia (NSC – 68) được Quốc hội Mĩ thông qua, chính thức khởi động cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô kéo dài suốt mấy thập kỉ. Cuộc chạy đua này trở thành một bộ phận quan trọng của chiến tranh Lạnh, đồng thời góp phần lớn chi phối các vấn đề trong quan hệ quốc tế cũng như quan hệ song phương Mĩ – Xô từ sau thế chiến thứ hai. Với kế hoạch NSC – 68, quốc hội đề nghị tăng ngân sách quốc phòng từ 13 tỉ USD lên 50 tỉ USD trong năm tài khóa đầu tiên, kế hoạch này được đánh giá là sự mở rộng học thuyết Truman lúc đầu chỉ áp dụng cho Tây Âu, kế hoạch quán triệt nội dung “một chiến lược quân sự mới mà lý do chủ yếu là Hoa Kì đã mất độc quyền vũ khí hạt nhân…..Hoa Kì công khai lo lắng là Liên Xô có kế hoạch khuất phục Tây Âu bằng vũ lực vì thế Hợp chủng quốc Hoa Kì cần nhanh chóng thiết lập một mặt trận mới….Mặt trận ấy có nghĩa vụ làm thành một vòng cung mạnh bao vây Liên Xô từ nhiều phía” [35;124]. Có thể thấy, bằng những chính sách, biện pháp ngoại giao Mĩ đã góp phần thổi bùng ngọn lửa chiến tranh Lạnh phục vụ cho chiến lược toàn cầu của nước này. Hầu hết các đời tổng thống đều đưa ra những học thuyết để làm nền tảng cho chính sách ngoại giao, qua đó thể hiện một phần tham vọng lãnh đạo thế giới. Chủ nghĩa Aixenhao và chiến lược trả đũa ồ ạt thực hiện chính sách bên miệng hố chiến tranh, đem vũ khí nguyên tử ra hù dọa nhằm buộc đối phương lùi bước; chiến lược phản ứng linh hoạt và chính sách đối ngoại “vì hòa bình” của G.Kennedy (1961 – 1968) với tuyên bố “chúng ta hãy làm cho mọi người biết rằng chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào, gánh vác bất cứ gánh nặng nào, đương đầu với bất cứ sự gian khổ nào để đảm bảo sự sống còn và thắng lợi của thế giới tự do”. Trước năm 1970, trong các học thuyết, quan trọng nhất là học thuyết Truman với chiến lược ngăn chặn CNCS (1946 -1952) đặt nền tảng cho các học thuyết toàn cầu về sau, với học thuyết này đánh dấu bước ngoặt can dự sâu rộng của Mĩ trong quan hệ quốc tế, do ý thức về một nước Mĩ siêu việt, là trung tâm của mọi quốc gia được xây dựng trên nền tảng tự do, dân chủ, Mĩ phải có trách nhiệm ủng hộ, đẩy mạnh sự “tự do” ở khắp nơi. Vì vậy, phát động một cuộc chiến tranh chống lại sự “độc đoán, thiếu tính tự do dân chủ” là đều tất yếu, để thành công thì trước hết phải ngăn chặn nơi đã sinh ra nó, ngăn chặn để trách sự lây lan toàn cầu “cộng sản vừa là một khối thống nhất, vừa có tính quốc tế với trung tâm đầu não là Moscow” [57;53]. Trong chính sách ngăn chặn, Truman đã vạch ra mục tiêu cụ thể, điều cần thiết nhất vẫn là ngăn chặn CNCS. Quan điểm Liên Xô cũng là nhân tố góp phần đưa quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới hai trong tình trạng nóng, lạnh. Lý giải cho nhận định này, dựa trên cơ sở sự hiện diện quân sự của Liên Xô khắp Đông Âu, hướng các quốc gia Đông Âu theo hệ tư tưởng cộng sản và điều quan trọng Liên Xô ra sức truyền bá hệ tư tưởng này ở khắp nơi trên thế giới “Liên Xô từ chối bầu cử tự do tại Ba Lan và Tiệp Khắc, sự can thiệp của họ ở Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì và Iran, hỗ trợ cho lực lượng cộng sản ở Trung Quốc, và sự phản đối của Mĩ với các kế hoạch hậu chiến cho việc kiểm soát và thúc đẩy phát triển kinh tế- như kế hoạch Buruch, kế hoạch Marshall” [80]. Quan điểm nhìn nhận, các phản ứng của Mĩ chỉ là sự “tự vệ”, khi mà các nhà lãnh đạo Liên Xô bám vào giấc mơ của họ về việc áp đặt CNCS trên thế giới, các nước phương Tây không có cách nào, trừ đầu hàng, để mau kết thúc tình trạng đó. Trong bài phát biểu của Stalin ngày 9/02/1946, có đoạn “nhân dân Liên Xô không bao giờ quên được bài học về cuộc chiến tranh do chủ nghĩa đế quốc gây ra những năm 30, phải luôn sẵn sàng chuẩn bị, phải phát triển các ngành công nghiệp cơ sở, giảm bớt sản xuất hàng tiêu dùng. Liên Xô sẵn sàng chấp nhận hy sinh trong thời kì thực hiện 3 kế hoạch năm năm” [26;126]. Ngay sau đó, tham tán sứ Mĩ G.Kennan ở Liên Xô đã gửi về Washington một bản báo cáo phân tích quan điểm của nước này đối với Mĩ qua bài phát biểu từ vị tổng bí thư: Khi nào còn tồn tại CNTB thì thế giới không thể sống trong hòa bình, Liên Xô không bao giờ tin tưởng CNTB, nước này tiến hành hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm mục đích lợi ích quốc gia, ra sức liên hệ chặt chẽ với các nước để chống lại các cường quốc phương Tây. Bản báo cáo nhấn mạnh, Mĩ phải dùng thực lực để ngăn cản Liên Xô, vì cho rằng, Mĩ đang đối mặt với một lực lượng chính trị (Liên Xô) theo một tư tưởng bất dịch không thể có một sự thỏa thuận lâu dài với Mĩ. Liên Xô đang ra sức làm rối loạn sự hài hòa của xã hội Mĩ, thủ tiêu lối sống truyền thống, phá hoại uy tín quốc tế của Mĩ “Liên Xô là một nước theo chủ nghĩa cực đoan, bành trướng” [26;127]. Nước Anh – đồng minh thân cận của Mĩ trong cuộc đối đầu mang tính lịch sử với Liên Xô gần nữa thế kỉ chiến tranh lạnh. Trong bài diễn văn tại Mĩ ngày 05/3/1945, thủ tướng đương nhiệm Churchill đã công khai coi Liên Xô là mối đe dọa chủ yếu đối với nền an ninh, tự do của nhân dân thế giới, kêu gọi các nước phải đoàn kết lại dưới sự lãnh đạo của Anh, Mĩ và phải dùng vũ lực để chấm dứt tình trạng đe dọa này, “một bức màn sắt (Iron Curtain) đã chia Châu Âu thành hai nữa”. Quy đổi trách nhiệm cho Liên Xô còn rất nhiều quan điểm: cuộc chiến tranh lạnh là do Liên Xô, nó đã được duy trì và kết thúc khi nước này sụp đổ. Chiến tranh lạnh là do sự cố gắng từ một nhà nước áp đặt tư tưởng của mình trên phần còn lại của thế giới. Đó là nhà nước không phải là Hoa Kì. Đó là ý thức hệ không được dân chủ. Từ các quan điểm trên cho thấy “chiến tranh lạnh là kết quả của cuộc tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực giữa Liên Xô và Mĩ” [36;305], phía Mĩ và Liên Xô đều có những lập luận lên án, quy đổi trách nhiệm cho nhau vì đã gây nên tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ giữa hai nước nói riêng từ 1945 – 1991. Mĩ và Liên Xô đều là những siêu cường duy nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai, những chính sách đối ngoại của hai nước đều có ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế giai đoạn này. Như vậy, sự liên minh Mĩ – Xô trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít chỉ là liên minh tạm thời do tình thế bắt buộc, theo các nói của một sử gia, đó là “cuộc hôn nhân không có tuần trăng mật”. Cuộc hôn nhân đầy toan tính này sớm tan vỡ, hai bên đã công khai lên án chính sách lẫn nhau. Hàng loạt các công cụ, biện pháp, thiết chế, chiến lược đã được huy động để phục vụ cho cuộc chiến, làm toàn bộ đời sống quốc tế bị bao phủ bởi không khí băng giá, đối đầu. Cuộc chiến diễn ra khắp các mặt trận từ kinh tế, chính trị đến quân sự, khắp các châu lục từ Âu sang Á, từ Mĩ sang Phi. Nó đã gây ra tình trạng nóng, lạnh trong quan hệ giữa hai nước và lôi cuốn cả thế giới luôn tồn tại trạng thái chiến tranh thường trực. Và đây là một đặc điểm quan trọng của chiến tranh lạnh. Điều này được thể hiện: Châu Âu là chiến trường chính để tranh giành ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô. Bằng kế hoạch Marshall, trước hết nhằm cung cấp viện trợ tái thiết Châu Âu, Mĩ muốn không chỉ phục vụ ý đồ củng cố nhanh tiềm lực các đồng minh Tây Âu nhằm xây dựng mặt trận ngăn ngừa CNXH mà còn phát triển thị trường hàng hóa cho nước này. Năm 1949, Mĩ đã lập ra khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa mang tính quân sự vừa có mục đích chính trị, dưới chiếc ô hạt nhân, NATO chính là sự mở rộng học thuyết Monroe của Mĩ sang Châu Âu. Ở Châu Á cuộc chiến đã hoàn tất việc phân chia thế giới với sự chia cắt điển hình: Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam. Đánh giá đảo Đài Loan là “hàng không mẫu hạm không thể chìm” để can thiệp vào Trung Quốc; kí kết Hiệp ước phòng thủ an ninh với Nhật năm 1951. Khu vực Đông Nam Á, từ 1946 cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam gây chú ý đối với Mĩ “nếu Mĩ và đồng minh để phe CNXH thắng lợi ở Việt Nam, toàn vùng Đông Nam Á sẽ mất hẳn và an ninh Mĩ bị đe dọa” [6;609]. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin dần trở thành đồng minh hợp tác với Mĩ trong cuộc chiến chống CNCS thông qua các viện trợ kinh tế, quân sự (khối SEATO). Các khu vực khác Trung Đông theo quan điểm của Mĩ, nếu kiểm soát được khu vực này sẽ ngăn được bước tiến của Liên Xô xuống phía Nam. Khu vực châu Phi, từ những năm 50 phong trào giải phóng dân tộc ở đây có bước tiến mới, được gọi là “lục địa trỗi dậy”, mục đích của Mĩ ngăn chặn cái gọi là “sự xuất khẩu cách mạng” từ các nước sang đây. Ở khu vực Mĩ La tinh, tiếp tục quan điểm truyền thống “Châu Mĩ là của người Châu Mĩ”. Như vậy, khoảng thời gian từ giữa thập niên 40 về cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ đã triển khai trên phạm vi toàn cầu. Từ một nước XHCN đều tiên trên thế giới, sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNXH có điều kiện để phát triển, Liên Xô là nước đi tiên phong. Các nước Đông Âu sau khi giành độc lập đều đi theo con đường Liên Xô. Khu vực Châu Á, Liên Xô cũng gia tăng ảnh hưởng như Mĩ: công nhận và quan hệ hữu nghị với CHND Trung Hoa, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa….Đến đầu thập niên 60, Moscow cũng tập hợp được một liên minh vững chắc để đối đầu với khối TBCN. Chạy đua vũ trang, kinh tế giữa hai cường quốc không nằm ngoài mục tiêu loại trừ đối phương, năm 1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV); ngày 14/5/1955, Liên Xô và đồng minh thành lập khối quân sự Vacsava. Như vậy, cuộc đối đầu Mĩ – Xô đã được triển khai khắp các mặt trận. Tóm lại quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai nổi bật là mối quan hệ Mĩ – Xô, tạo thành hai cực với hai hệ tư tưởng đối nhau, góp phần tác động đến đường lối đối ngoại của nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Cuộc chiến tranh lạnh được khởi xướng bởi Mĩ và Liên Xô. Hai bên tham gia vào chạy đua vũ trang từ vũ khí thông thường đến vũ khí hạt nhân, tạo lập một hệ thống liên minh, liên quan đến các chiến dịch quân sự nhưng không trực tiếp đối nhau, cung cấp viện trợ đáng kể cho đồng minh, tận dụng các hoạt động gián điệp, bí mật, tham gia vào các cuộc chiến tranh tuyên truyền để giúp duy trì các mục tiêu hơn nữa thế kỉ. Nhìn lại 2 thập kỉ đầu của cuộc chiến thì tình trạng căng thẳng giữa hai cực là đặc điểm nổi bật nhất, quan hệ giữa Hoa Kì với các nước đồng minh Liên Xô cũng trong tình trạng tương tự, với CHND Trung Hoa là một điển hình. 1.2. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa (1949 – 1970) Đây là thời kì căng thẳng và xung đột trong quan hệ giữa hai nước, đỉnh cao là cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), có hai lí do chủ yếu: - Mĩ xem Trung Quốc là đồng minh của Liên Xô; - Trung Quốc xem Mĩ là đế quốc đã can thiệp vào cuộc xung đột giữa Đảng cộng sản - Quốc Dân đảng (1945 – 1949) làm cho vấn đề thống nhất Trung Quốc trở nên khó khăn. Ngay sau khi CHNDTH tuyên bố thành lập chính quyền Bắc Kinh đã triển khai đường lối ngoại giao mà trước đó trong bài phát biểu ngày 30/6/1949 của Mao Trạch Đông đã đề cập. Đó là đường lối ngoại giao “nhất biên đảo”, kiên quyết đứng về phe CNXH do Liên Xô đứng đầu chống lại phe TBCN, “bốn mươi năm kinh nghiệm của Tôn Dật Tiên và 28 năm kinh nghiệm của Đảng cộng sản Trung Quốc đã khiến chúng ta tin rằng để giành được thắng lợi và củng cố nó, chúng ta phải ngã về một bên. Theo những kinh nghiệm này, nhân dân Trung Quốc phải ngã hoặc về một phía chủ nghĩa đế quốc, hoặc về phía CNXH, không có trường hợp ngoại lệ, không có chuyện ngồi thòng chân sang hai bên, không có con đường thứ 3” và “liên minh với Liên Xô, với các nước dân chủ nhân dân, liên hiệp với giai cấp vô sản và đông đảo nhân dân các nước khác” [16;229]. Có thể thấy, chính sách ngã hẳn về một bên của Trung Quốc từ lí thuyết đến thực hành đều dựa trên những chuyển biến sâu sắc của thời đại. Điều này lí giải, không phải từ đầu những người cộng sản Trung Quốc và người Mĩ chọn đối đầu nhau, đó là cả quá trình bắt đầu từ sự không tin tưởng và kết thúc là sự căng thẳng, xung đột vũ trang. Trong cuộc nội chiến Trung Quốc, Mĩ đã từng đứng ra nhận trách nhiệm trung gian hòa giải giữa Đảng Cộng Sản và Quốc Dân Đảng, nhưng sự “nỗ lực” của nước này không mang lại kết quả như mong đợi – một chính phủ liên hiệp không được thành lập bởi các đảng phái ở Trung Quốc, cuối cùng khi chiến tranh lạnh diễn ra, nhận thấy CNCS có nguy cơ thôn tính toàn bộ Trung Quốc, Mĩ đã dần ngả sang viện trợ tích cực cho Quốc Dân Đảng. Vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ hy vọng một nước Trung Quốc mạnh, thống nhất, dân chủ sẽ ra đời, góp phần gìn giữ nền hòa bình ở Viễn Đông, “đối với chúng ta (Mĩ) có hai mục tiêu, thứ nhất là cùng chung tiến hành chiến tranh một cách hiệu quả. Thứ hai, là nhìn nhận và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc ngang hàng với 3 đồng minh phương Tây của nó: Nga, Anh và Hoa Kì cả trong và sau thời gian chiến tranh, vừa để chuẩn bị cho công cuộc cải tổ thời hậu chiến, vừa tạo sự phồn thịnh và ổn định ở phương Đông” [16;182]. Thực tế cho thấy Trung Quốc thống nhất, phồn thịnh sau chiến tranh thế giới thứ hai theo quan điểm của Mĩ là Trung Quốc không cộng sản, ngay thời kì tổng thống Rudơven đã có ý tưởng “dùng Trung Quốc Quốc Dân Đảng làm nhân tố quan trọng chế ngự thế lực của Liên Xô, cùng nước Trung Quốc thống nhất, thân Mĩ làm nền tảng cho hoàn bình và ổn định ở Viễn Đông” [26;148]. Đóng vai trò là trung gian hòa giải nhưng Mĩ có ý nghiêng về chính phủ Tưởng Giới Thạch, mặc dù không phải lúc nào chính quyền Washington cũng mặn mà với Quốc Dân Đảng. Điều này xuất phát từ chính sách ngoại giao có tính toán của Mĩ. Ngay khi cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc tiếp tục cuộc tranh giành quyền lực giữa Đảng Cộng Sản và Quốc Dân Đảng. Từ khoảng thời gian 1945 -1949, ít nhất hai lần hai Đảng này xung đột với quy mô lớn. Liên minh thống nhất kháng Nhật ra đời 1937 nhanh chóng bị tan vỡ vào hồi kết của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bởi vì là “kết quả mang tính gượng ép do sự bó buộc của tình thế” [15;26]. Mặt dù nhận thức được phát xít Nhật là kẻ thù chính của toàn thể nhân dân Trung Quốc, nhưng cả hai đảng không phải dùng lực lượng chống phát xít mà ra sức bảo toàn và phát triển lực lượng dành cho cuộc nội chiến “Tưởng Giới Thạch thường xuyên sử dụng 40 vạn quân tinh nhuệ bao vây căn cứ Thiểm – Cam – Ninh và đã tổ chức một số đột kích vào các căn cứ hay phục kích đội hình của quân cộng sản”, năm 1937 Mao cũng đã xác định “chính sách cố định của chúng ta (ĐCSTQ) là dành 70% để phát triển lực lượng, 20% để đối phó với Quốc Dân Đảng và 10% để chống Nhật” [15;26]. Rõ ràng, mầm móng nội chiến vẫn còn, dù nền độc lập dân tộc bị đe dọa, nó chỉ chờ có cơ hội để tái phát. Khi Đồng minh vào giải giáp phát xít trên đất Trung Quốc, cả hai thế lực đều tranh thủ những thuận lợi tối đa để gia tăng thế và lực. Các cuộc đàm phám giữa Cộng sản và Quốc Dân từ 28/02/1945 và việc kí hiệp định Song Thập (10/10/1945) đó là các biện pháp để tranh thủ thời gian củng cố, bổ sung lực lượng. Các cuộc đàm phán được tiến hành được tiến hành do sự tác động từ nhiều nhân tố, thứ nhất dư luận trong nước; thứ hai áp lực từ bên ngoài, trong đó Mĩ đóng vai trò quan trọng. Trên bình diện quan hệ quốc tế, vấn đề Trung Quốc cũng được đưa ra bàn luận, trong hội nghị ngoại trưởng giữa Liên Xô, Anh, Mĩ tháng 12/1945 đã đi đến những thỏa thuận có tính nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề ở Trung Quốc, cả Mĩ, Liên Xô đi đến thống nhất rút lực lượng vũ trang của cả hai ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc trong một thời hạn ngắn nhất sau khi xong việc giải giáp quân đội phát xít Nhật, theo đó người Trung Quốc phải tự giải quyết công việc của mình, mọi sự can thiệp của người nước ngoài là không phù hợp. Hội nghị đi đến quyết nghị quan trọng “thống nhất và dân chủ hóa Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của chính phủ dân tộc, thu hút một cách rộng rãi các phần tử dân chủ vào trong tất cả các cơ quan của chính phủ dân tộc và chấm dứt nội chiến” [40;220]. Ngày 7/11/1945 tổng thống Hoa Kì Harry S. Truman đã cử Marshall làm đại diện đặc biệt sang Trung Quốc làm trung gian hòa giải nội chiến, mang theo bản tuyên bố về chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Trung Quốc gồm 4 nội dung: - Giữa quân đội của Chính phủ Quốc dân và lực lượng vũ trang của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng như các phái có ý kiến bất đồng khác, cần phải ngừng ngay hành động đối địch. - Cần triệu tập một cuộc hội nghị toàn quốc bao gồm các đại biểu cảu các lực lượng chính trị chủ yếu, trù tính bàn bạc biện pháp sớm giải quyết những tranh chấp nội bộ hiện nay. - Nước Mĩ thừa nhận Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân quốc hiện nay là chính phủ hợp pháp duy nhất, Chính phủ này là cơ quan thích hợp để đạt được mục đích là đoàn kết thống nhất của Trung Quốc. - Nước Mĩ bảo đảm không bao giờ sử dụng phương thức can thiệp bằng quân sự để ảnh hưởng đến quá trình tranh chấp nội bộ của Trung Quốc. Qua đây có thể thấy dù Mĩ tán thành việc triệu tập hội nghị gồm các bên liên quan để giải quyết xung đột đi đến một nước Trung Quốc thống nhất, nhưng thể hiện rõ ý đồ của Nhà Trắng "không đánh mà vẫn chiếm được cả Trung Hoa", từ đó thành lập nên một chính quyền thân Mĩ tại Châu Á. Trước đó, vào tháng 10/1/1942 các bên tham gia thảo luận để đi đến một hiệp thương chính trị nhằm xây dựng đất nước theo phương châm hòa bình, dân chủ đoàn kết. Tuy nhiên, không bên nào đạt được sự đồng thuận với các điều khoản được đề xuất và các hoạt động quân sự vẫn tiến hành. Mọi chuyện tiếp tục diễn ra làm tất cả đã trở nên quá muộn, bởi những chiến thắng liên tiếp từ những người cộng sản trong các trận chiến với Quốc Dân Đảng, Mãn Châu năm 1948 và sau đó là một loạt các thành phố quan trọng bị chinh phục. Chính quyền Tưởng lúc này nghĩ đến giải pháp hòa giải trước đó với Đảng cộng sản trong cuộc chiến chống Nhật, với đề nghị các nước Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp làm trung gian hòa giải, nhưng Đảng cộng sản không còn quan tâm đến bất kì sự liên minh hay đề nghị thành lập một chính phủ liên hiệp nào. Cuối cùng nước CHNDTH chính thức được thành lập. Nhiều nghiên cứu cho rằng cuối năm 1949 nữa đầu những năm 1950, chính phủ Mĩ đang hướng tới việc công nhận ngoại giao với chính quyền của Mao, nhưng cuối cùng không thực hiện được, do một loạt các sự kiện ảnh hưởng trong đó có cuộc chiến ở Triều Tiên. Ngay thời điểm này Washington xem Đài Loan là một phần thiết yếu trong chiến lược toàn cầu ở Châu Á vì thế không thể để hòn đảo này dưới sự kiểm soát của cộng sản. Với quyết định này một cách công khai trong đường lối đối ngoại và cuộc chiến đang diễn ra ở bán đảo Triều Tiên, Mĩ muốn kìm chế Mao trước hết là phủ nhận vị trí của Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc, làm cho người Trung Quốc có cơ sở tin rằng chính quyền Tưởng ở Đài Loan đang nhận sự bảo trợ của Mĩ chờ ngày phản công Đại lục và tin Liên Hiệp Quốc là công cụ của Mĩ. Quan hệ Mĩ – Trung bước vào cuộc xung đột vũ trang trực tiếp. Chiến tranh Triều Tiên là cuộc đối đầu quân sự cục bộ đầu tiên giữa phe CNXH và TBCN từ sau thế chiến thứ hai, góp phần tạo nên một sự phân tuyến rõ ràng giữa một bên là các nước theo chế độ cộng sản và bên còn lại theo “thế giới tự do” ở khu vực Đông Bắc Á. Bản chất cuộc chiến này là nội chiến mục tiêu thống nhất hai miền Triều Tiên nhưng trong tính toán của nhiều nước cuộc chiến đã bị quốc tế hóa. Cả Mĩ và Liên Xô, Trung Quốc cộng sản trở thành những lực lượng hậu thuẫn cho Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên. Cuộc chiến ảnh hưởng sâu sắc đến nền chính trị Châu Á và mối quan hệ giữa người Châu Á với người ngoài châu lục này trong các vấn đề của khu vực. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đồng minh vào giải giáp phát xít, với sự phân chia Bắc Triều do Liên Xô chịu trách nhiệm, Nam Triều do Mĩ và đồng minh. Vĩ tuyến 38 từ tạm thời đã trở thành biên giới chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai nước độc lập. Chiến tranh giữa hai miền là giải pháp cuối cùng khi các bên không đạt được thỏa thuận bằng con đường hòa bình. Ngày 25/6/1950 quân Bắc Triều bất ngờ tấn công Nam Triều, cuộc chiến bắt đầu. Nguyên nhân do Miền Bắc hay Miền Nam là một vấn đề luôn gây tranh cãi, cả hai đều đưa ra những luận cứ biện hộ cho hành động của đối phương. Có thể thấy sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, Mĩ đã mất bàn đập chiến lược quan trọng ở Đông Á, vì thế khi Quốc Dân Đảng thất bại Mĩ đã chuyển vai trò đồng minh chủ chốt sang Nhật Bản, nước này muốn thiết lập bàn đạp chiến lược trên bán đảo Triều Tiên để ngăn ngừa CNCS, trước hết là từ Trung Quốc đại lục. Theo các nhà phân tích, chính trên quan điểm chiến lược này mà quyền lợi của Mĩ đã gặp gỡ quyền lợi của chính quyền Nam Triều – đang có tham vọng thôn tính Bắc Triều “đó chính là nguồn gốc và nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ và bị quốc tế hóa ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc chưa được bao lâu” [40;238]. Luận điểm này có cơ sở khi dựa vào một loạt các cam kết của Washington dành cho chính quyền Seoul, khoảng thời gian cuối năm 1949 quân đội Nam Triều tăng lên đến 100.000 người, viện trợ của Mĩ từ 1949 đến 1950 tăng 110 triệu USD, lực lượng cố vấn quân sự là 500 người và trong khoảng thời gian từ tháng 1/1949 đến tháng 4/1950 lực lượng vũ trang Nam Triều đã tiến hành 1.274 cuộc tấn công trên bộ và 133 lần vi phạm vùng trời, vùng biển nhằm vào Bắc Hàn [40;238]. Ngay sau hành động quân sự của Bắc Triều Tiên, Hội đồng Bảo An Liên hiệp Quốc được triệu tập, Nghị quyết 82 do phần lớn các nước Phương Tây bảo trợ được thông qua. Theo đó, yêu cầu chấm dứt tất cả các hoạt động thù địch và Bắc Triều Tiên phải rút quân về vĩ tuyến 38; một ủy ban đặc trách về Triều Tiên sẽ được thành lập để giám sát tình hình và báo cáo cho Hội đồng Bảo An; yêu cầu tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc ủng hộ nghị quyết, không giúp đỡ chính phủ Bắc Triều Tiên. Một lực lượng quân đội Liên Hiệp Quốc được thành lập dưới sự chỉ huy của tướng Mĩ Douglas MacArthur làm nhiệm vụ “quốc tế” đẩy lùi các cuộc tấn công quân sự từ đối phương. Cuộc chiến nhanh chóng được quốc tế hóa, Nam Triều Tiên dưới sự hậu thuẩn của Mĩ và liên quân Liên Hiệp Quốc, trong khi đó Bắc Triều được sự giúp đỡ về vũ khí, có vấn quân sự, quân đội tình nguyện từ Trung Quốc và Liên Xô. Khi quân Bắc Triều Tiên gặp nhiều khó khăn bởi các cuộc phản công từ đối phương, đã yêu cầu sự viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc. Mặc dù không công khai giúp đỡ nhưng Liên Xô đã yêu cầu Trung Quốc đưa quân giúp theo lời đề nghị phía Bắc Triều Tiên dưới dạng quân tình nguyện. Lúc này Trung Quốc chưa nghĩ đến lời đề nghị này, dù được cảnh báo rằng: nếu Trung Quốc áp dụng chính sách tiêu cực “chờ và xem” thì chẳng những không đạt được các nhượng bộ cần thiết với Mĩ mà sẽ không thể thu hồi Đài Loan, mãi đến ngày 14/10/1950 những chuyển biến của cuộc chiến tranh đã đưa Trung Quốc quyết định “viện Triều kháng Mĩ”. CHND Trung Hoa chính thức tham chiến, đưa quan hệ Hoa Kì với nước này tiếp tục dấn sâu vào tình trạng đối đầu. Việc Trung Quốc đồng ý đưa quân hỗ trợ Bắc Triều Tiên là kết quả bởi mối quan tâm an ninh của nước này. Trong bức điện tín ngày 13/10/1950 giữa Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai bày tỏ sự quan ngại: nếu Trung Quốc không chủ động, Trung Quốc không thể chắc chắn các lực lượng của Mĩ không thể vượt sông để xâm nhập vào lãnh thổ nước này. Ngay cả khi các lực lượng liên quân đã không tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc nhưng việc thành lập một chính phủ Hàn Quốc thống nhất thân phương Tây như chính quyền Lý Thừa Vãn sẽ gây ra một mối đe dọa cho an ninh Trung Quốc. Hơn nữa, viện trợ của Mĩ cho Tưởng theo Đạo luật viện trợ Trung Quốc; chuyến thăm của tướng Mĩ MacArthur đến Đài Loan ngay sau khi cuộc chiến bùng nổ; sự kiện quân Mĩ vượt qua vĩ tuyến 38 áp sáp biên giới Trung Quốc; những cuộc tranh luận công khai lợi ích chiến lược của Mĩ trên các hòn đảo vùng Thái Bình Dương và khả năng quân Tưởng sẽ phản công lại Đại lục – tất cả làm tạo nên những nhân tố khiến Bắc Kinh tin rằng Mĩ đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh quy mô chống CNCS giống như nhiều nơi trên thế giới. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh vẫn xác định rằng liên quân do Mĩ dẫn đầu đang cố gắng siết chặt Trung Quốc bằng cách phong tỏa bắt đầu từ Triều Tiên và kết thúc ở Việt Nam. Chu Ân Lai đưa ra luận cứ can thiệp vào cuộc chiến: trong quan điểm về những bài học đau đớn từ lịch sử và xem xét về lợi ích sống còn của họ, người dân Trung Quốc không thể không làm tình nguyện viên hỗ trợ cho Bắc Triều Tiên chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, người dân Trung Quốc không thể cho phép việc Bắc Triều Tiên có thể được sử dụng một lần nữa làm bàn đạp xâm lược chống Trung QuốcP0F1P. Trên thực tế, nước này đã từng cảnh báo Washington thông qua đại sứ Ấn Độ ở Bắc Kinh nếu liên quân Mĩ vượt qua vĩ tuyến 38, nước này sẽ tham chiến nhưng lời cảnh báo này đã được bỏ qua. Và, để tạo nên sự an toàn thì ít nhất Trung Quốc phải thiết lập một vùng đệm gần biên giới Bắc Triều 1 năm 1931 Nhật Bản đã sử dụng biên giới Triều Tiên tấn công Trung Quốc Tiên và sẽ tốt hơn nếu Trung Quốc có thể hướng liên quân Mĩ ra khỏi Bắc Triều Tiên thậm chí rút khỏi bán đảo Triều Tiên. Theo quan điểm của Mĩ, nếu liên quân thực hiện nhiệm vụ thống nhất Triều Tiên với tốc độ nhanh, Bắc Kinh sẽ không có thời gian can thiệp, người Trung Quốc sẽ không dám làm và nếu có liên quân sẽ nhanh chóng tiêu diệt “nếu quân Trung Quốc mà tiến đến Bình Nhưỡng thì chắc chắn sẽ hứng chịu một cuộc tàn sát” vì “đối phương trang bị vũ khí thô sơ và thậm chí không có không quân” [90]. Trước đó, khi liên quân vượt qua vĩ tuyến 38, tướng MacArthur đã nhận định Trung Quốc lẫn Liên Xô sẽ không can thiệp vào, nhưng đây là sự nhận định chủ quan, đối với Liên Xô thì đúng. Giới quân sự Mĩ đã bị bất ngờ ngay sau khi Trung Quốc tham chiến, cuộc chiến diễn ra quyết liệt. Xét ở một góc độ, bán đảo Triều Tiên được sử dụng làm chiến trường để giải quyết xung đột giữa các nước lớn. Hậu quả, dân tộc Triều Tiên tiếp tục bị chia đôi. Giữa lúc cuộc chiến diễn ra căng thẳng, nhất là khi liên minh Trung – Triều được hình thành, Mĩ đã tính đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng vấp phải sự phản đối từ nhiều phía P1F2P. Tướng Mĩ, Mac Arthur đã từng đề nghị “ném 30 đến 50 quả bom nguyên tử xuống các căn cứ không quân và trọng điểm khác ở Mãn Châu, đổ bộ lên hai địa điểm thuộc biên giới Trung -Triều một lực lượng đông 50 vạn quân. Đài Loan cùng với 2 sư đoàn lính thủy đánh bộ Mĩ và sau khi Trung Quốc bị đánh bại, thiết lập một phóng tuyến bằng chất cobalt phóng xạ dọc theo sông Áp Lục” [15;63]. Mĩ bị chia rẽ vì những quan điểm khác nhau về cuộc chiến tranh ở Triều Tiên “Những thanh niên Mĩ đang chết ở Triều Tiên là bởi vì một nhóm những người không thể đụng đến Bộ ngoại giao và những cố vấn cấp cao nhuộm màu “đỏ” trong chính phủ Mĩ, còn nguy hiểm hơn nhiều so với những tay súng Đỏ (cộng sản) ở Triều Tiên” [5;255]. Việc mở rộng cuộc chiến sang lãnh thổ Trung Quốc sẽ không tránh khỏi đụng độ với Liên Xô đã tác động đến suy nghĩ tổng thống Truman và những ai nhận thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề này. Sự đối nghịch trong suy nghĩ chính quyền Washington cho thấy “khác biệt giữa sự kiểm soát của giới dân sự và đặc quyền của phe quân sự, giữa chính sách đẩy lùi đang được tiếp tục và chính sách ngăn chặn đang được tái khẳng định” [5;226]. Ngày 26/12 quân đội Trung Quốc vượt vĩ tuyến 38 và chiếm Seoul vào ngày 4/01/1951. Từ ngày 25/01 đến ngày 31/3/1951 liên quân Mĩ phản công đẩy mặt trận trở về vĩ tuyến 38. Kể từ đó cuộc chiến diễn ra chủ yếu xung quanh vĩ tuyến này, không có những cuộc Bắc tiến hay Nam chinh như trước kia. Đây cùng là giai đoạn mà hai phía lâm vào tình trạng bế tắc, khi mục tiêu của cả hai là kiểm soát toàn bộ bán đảo đang ngày trở nên khó đạt được. Vì thế một thỏa thuận ngừng bắn là yêu cầu bắt 2 ít nhất là 2 lần Mĩ có ý nghĩ sẽ dụng đến loại vũ khí này, lần thứ nhất khi Trung Quốc tham chiến; Lần thứ hai xảy ra trước khi ký kết Hiệp ước đình chiến năm 1953, Tổng thống Eisenhower từng doạ nếu Bắc Triều Tiên không chịu ký, Mỹ sẽ tấn công vào các mục tiêu quân sự. buộc cho các bên tham chiến. Một loạt các cuộc hội đàm kêu gọi các bên liên quan hòa giải, ngày 23/06/1951 Nga đã đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn, theo đó sẽ giữ nguyên hiện trạng và sẽ được._.d security of the Western Pacific area and of grave concern to the United States;  (5) to provide Taiwan with arms of a defensive character; and  (6) to maintain the capacity of the United States to resist any resort to force or other forms of coercion that would jeopardize the security, or the social or economic system, of the people on Taiwan. o (c) Human rights o Nothing contained in this chapter shall contravene the interest of the United States in human rights, especially with respect to the human rights of all the approximately eighteen million inhabitants of Taiwan. The preservation and enhancement of the human rights of all the people on Taiwan are hereby reaffirmed as objectives of the United States. • Sec. 3302. Implementation of United States policy with regard to Taiwan o (a) Defense articles and services o In furtherance of the policy set forth in section 3301 of this title, the United States will make available to Taiwan such defense articles and defense services in such quantity as may be necessary to enable Taiwan to maintain a sufficient self-defense capability. o (b) Determination of Taiwan's defense needs o The President and the Congress shall determine the nature and quantity of such defense articles and services based solely upon their judgment of the needs of Taiwan, in accordance with procedures established by law. Such determination of Taiwan's defense needs shall include review by United States military authorities in connection with recommendations to the President and the Congress. o (c) United States response to threats to Taiwan or dangers to United States interests The President is directed to inform the Congress promptly of any threat to the security or the social or economic system of the people on Taiwan and any danger to the interests of the United States arising therefrom. The President and the Congress shall determine, in accordance with constitutional processes, appropriate action by the United States in response to any such danger. • Sec. 3303. Application to Taiwan of laws and international agreements o (a) Application of United States laws generally o The absence of diplomatic relations or recognition shall not affect the application of the laws of the United States with respect to Taiwan, and the laws of the United States shall apply with respect to Taiwan in the manner that the laws of the United States applied with respect to Taiwan prior to January 1, 1979. o (b) Application of United States laws in specific and enumerated areas The application of subsection (a) of this section shall include, but shall not be limited to, the following:  (1) Whenever the laws of the United States refer or relate to foreign countries, nations, states, governments, or similar entities, such terms shall include and such laws shall apply with respect to Taiwan.  (2) Whenever authorized by or pursuant to the laws of the United States to conduct or carry out programs, transactions, or other relations with respect to foreign countries, nations, states, governments, or similar entities, the President or any agency of the United States Government is authorized to conduct and carry out, in accordance with section 3305 of this title, such programs, transactions, and other relations with respect to Taiwan (including, but not limited to, the performance of services for the United States through contracts with commercial entities on Taiwan), in accordance with the applicable laws of the United States.  (3)  (A) The absence of diplomatic relations and recognition with respect to Taiwan shall not abrogate, infringe, modify, deny, or otherwise affect in any way any rights or obligations (including but not limited to those involving contracts, debts, or property interests of any kind) under the laws of the United States heretofore or hereafter acquired by or with respect to Taiwan.  (B) For all purposes under the laws of the United States, including actions in any court in the United States, recognition of the People's Republic of China shall not affect in any way the ownership of or other rights or interests in properties, tangible and intangible, and other things of value, owned or held on or prior to December 31, 1978, or thereafter acquired or earned by the governing authorities on Taiwan.  (4) Whenever the application of the laws of the United States depends upon the law that is or was applicable on Taiwan or compliance therewith, the law applied by the people on Taiwan shall be considered the applicable law for that purpose.  (5) Nothing in this chapter, nor the facts of the President's action in extending diplomatic recognition to the People's Republic of China, the absence of diplomatic relations between the people on Taiwan and the United States, or the lack of recognition by the United States, and attendant circumstances thereto, shall be construed in any administrative or judicial proceeding as a basis for any United States Government agency, commission, or department to make a finding of fact or determination of law, under the Atomic Energy Act of 1954 (42 U.S.C. 2011 et seq.) and the Nuclear Non-Proliferation Act of 1978 (22 U.S.C. 3201 et seq.), to deny an export license application or to revoke an existing export license for nuclear exports to Taiwan.  (6) For purposes of the Immigration and Nationality Act (8 U.S.C. 1101 et seq.), Taiwan may be treated in the manner specified in the first sentence of section 202(b) of that Act (8 U.S.C. 1152(b)).  (7) The capacity of Taiwan to sue and be sued in courts in the United States, in accordance with the laws of the United States, shall not be abrogated, infringed, modified, denied, or otherwise affected in any way by the absence of diplomatic relations or recognition.  (8) No requirement, whether expressed or implied, under the laws of the United States with respect to maintenance of diplomatic relations or recognition shall be applicable with respect to Taiwan. o (c) Treaties and other international agreements o For all purposes, including actions in any court in the United States, the Congress approves the continuation in force of all treaties and other international agreements, including multilateral conventions, entered into by the United States and the governing authorities on Taiwan recognized by the United States as the Republic of China prior to January 1, 1979, and in force between them on December 31, 1978, unless and until terminated in accordance with law. o (d) Membership in international financial institutions and other international organizations Nothing in this chapter may be construed as a basis for supporting the exclusion or expulsion of Taiwan from continued membership in any international financial institution or any other international organization. • Sec. 3304. Overseas Private Investment Corporation o (a) Removal of per capita income restriction on Corporation activities with respect to investment projects on Taiwan o During the three-year period beginning on April 10, 1979, the $1,000 per capita income restriction in clause (2) of the second undesignated paragraph of section 2191 of this title shall not restrict the activities of the Overseas Private Investment Corporation in determining whether to provide any insurance, reinsurance, loans, or guaranties with respect to investment projects on Taiwan. o (b) Application by Corporation of other criteria o Except as provided in subsection (a) of this section, in issuing insurance, reinsurance, loans, or guaranties with respect to investment projects on Taiwan, the Overseas Private Insurance P[1]P Corporation shall apply the same criteria as those applicable in other parts of the world. 1T[1] Note: So in original. Probably should be ''Investment''. • Sec. 3305. The American Institute in Taiwan o (a) Conduct of programs, transactions, or other relations with respect to Taiwan Programs, transactions, and other relations conducted or carried out by the President or any agency of the United States Government with respect to Taiwan shall, in the manner and to the extent directed by the President, be conducted and carried out by or through -  (1) The American Institute in Taiwan, a nonprofit corporation incorporated under the laws of the District of Columbia, or  (2) such comparable successor nongovernmental entity as the President may designate, (hereafter in this chapter referred to as the ''Institute''). o (b) Agreements or transactions relative to Taiwan entered into, performed, and enforced Whenever the President or any agency of the United States Government is authorized or required by or pursuant to the laws of the United States to enter into, perform, enforce, or have in force an agreement or transaction relative to Taiwan, such agreement or transaction shall be entered into, performed, and enforced, in the manner and to the extent directed by the President, by or through the Institute. o (c) Preemption of laws, rules, regulations, or ordinances of District of Columbia, States, or political subdivisions of States o To the extent that any law, rule, regulation, or ordinance of the District of Columbia, or of any State or political subdivision thereof in which the Institute is incorporated or doing business, impedes or otherwise interferes with the performance of the functions of the Institute pursuant to this chapter, such law, rule, regulation, or ordinance shall be deemed to be preempted by this chapter. • Sec. 3306. Services to United States citizens on Taiwan o (a) Authorized services o The Institute may authorize any of its employees on Taiwan -  (1) to administer to or take from any person an oath, affirmation, affidavit, or deposition, and to perform any notarial act which any notary public is required or authorized by law to perform within the United States;  (2) To P[1]P act as provisional conservator of the personal estates of deceased United States citizens; and  1TP[1]P Note: So in original. Probably should not be capitalized.  (3) to assist and protect the interests of United States persons by performing other acts such as are authorized to be performed outside the United States for consular purposes by such laws of the United States as the President may specify. o (b) Acts by authorized employees o Acts performed by authorized employees of the Institute under this section shall be valid, and of like force and effect within the United States, as if performed by any other person authorized under the laws of the United States to perform such acts. • Sec. 3307. Exemption from taxation o (a) United States, State, or local taxes o The Institute, its property, and its income are exempt from all taxation now or hereafter imposed by the United States (except to the extent that section 3310(a)(3) of this title requires the imposition of taxes imposed under chapter 21of title 26, relating to the Federal Insurance Contributions Act) or by any State or local taxing authority of the United States. o (b) Charitable contributions; transfers for public, charitable, and religious uses; charitable and similar gifts o For purposes of title 26, the Institute shall be treated as an organization described in sections 170(b)(1)(A), 170(c),2055 (a), 2106(a)(2)(A), 2522(a), and 2522(b) of title 26. • Sec. 3308. Activities of United States Government agencies o (a) Sale, loans, or lease of property; administrative and technical support functions and services Any agency of the United States Government is authorized to sell, loan, or lease property (including interests therein) to, and to perform administrative and technical support functions and services for the operations of, the Institute upon such terms and conditions as the President may direct. Reimbursements to agencies under this subsection shall be credited to the current applicable appropriation of the agency concerned. o (b) Acquisition and acceptance of services o Any agency of the United States Government is authorized to acquire and accept services from the Institute upon such terms and conditions as the President may direct. Whenever the President determines it to be in furtherance of the purposes of this chapter, the procurement of services by such agencies from the Institute may be effected without regard to such laws of the United States normally applicable to the acquisition of services by such agencies as the President may specify by Executive order. o (c) Institute books and records; access; audit Any agency of the United States Government making funds available to the Institute in accordance with this chapter shall make arrangements with the Institute for the Comptroller General of the United States to have access to the books and records of the Institute and the opportunity to audit the operations of the Institute. • Sec. 3309. Taiwan instrumentality o (a) Establishment of instrumentality; Presidential determination of necessary authority Whenever the President or any agency of the United States Government is authorized or required by or pursuant to the laws of the United States to render or provide to or to receive or accept from Taiwan, any performance, communication, assurance, undertaking, or other action, such action shall, in the manner and to the extent directed by the President, be rendered or provided to, or received or accepted from, an instrumentality established by Taiwan which the President determines has the necessary authority under the laws applied by the people on Taiwan to provide assurances and take other actions on behalf of Taiwan in accordance with this chapter. o (b) Offices and personnel o The President is requested to extend to the instrumentality established by Taiwan the same number of offices and complement of personnel as were previously operated in the United States by the governing authorities on Taiwan recognized as the Republic of China prior to January 1, 1979. o (c) Privileges and immunities Upon the granting by Taiwan of comparable privileges and immunities with respect to the Institute and its appropriate personnel, the President is authorized to extend with respect to the Taiwan instrumentality and its appropriate personnel, such privileges and immunities (subject to appropriate conditions and obligations) as may be necessary for the effective performance of their functions. • Sec. 3310. Employment of United States Government agency personnel o (a) Separation from Government service; reemployment or reinstatement upon termination of Institute employment; benefits  (1) Under such terms and conditions as the President may direct, any agency of the United States Government may separate from Government service for a specified period any officer or employee of that agency who accepts employment with the Institute.  (2) An officer or employee separated by an agency under paragraph (1) of this subsection for employment with the Institute shall be entitled upon termination of such employment to reemployment or reinstatement with such agency (or a successor agency) in an appropriate position with the attendant rights, privileges, and benefits with P[1]P the officer or employee would have had or acquired had he or she not been so separated, subject to such time period and other conditions as the President may prescribe.  1T[1] Note: So in original. Probably should be ''which''.  (3) An officer or employee entitled to reemployment or reinstatement rights under paragraph (2) of this subsection shall, while continuously employed by the Institute with no break in continuity of service, continue to participate in any benefit program in which such officer or employee was participating prior to employment by the Institute, including programs for compensation for job-related death, injury, or illness; programs for health and life insurance; programs for annual, sick, and other statutory leave; and programs for retirement under any system established by the laws of the United States; except that employment with the Institute shall be the basis for participation in such programs only to the extent that employee deductions and employer contributions, as required, in payment for such participation for the period of employment with the Institute, are currently deposited in the program's or system's fund or depository. Death or retirement of any such officer or employee during approved service with the Institute and prior to reemployment or reinstatement shall be considered a death in or retirement from Government service for purposes of any employee or survivor benefits acquired by reason of service with an agency of the United States Government.  (4) Any officer or employee of an agency of the United States Government who entered into service with the Institute on approved leave of absence without pay prior to April 10, 1979, shall receive the benefits of this section for the period of such service. o (b) Employment of aliens on Taiwan o Any agency of the United States Government employing alien personnel on Taiwan may transfer such personnel, with accrued allowances, benefits, and rights, to the Institute without a break in service for purposes of retirement and other benefits, including continued participation in any system established by the laws of the United States for the retirement of employees in which the alien was participating prior to the transfer to the Institute, except that employment with the Institute shall be creditable for retirement purposes only to the extent that employee deductions and employer contributions, as required, in payment for such participation for the period of employment with the Institute, are currently deposited in the system's fund or depository. o (c) Institute employees not deemed United States employees o Employees of the Institute shall not be employees of the United States and, in representing the Institute, shall be exempt from section of title 18. o (d) Tax treatment of amounts paid Institute employees  (1) For purposes of sections and 913 of title 26, amounts paid by the Institute to its employees shall not be treated as earned income. Amounts received by employees of the Institute shall not be included in gross income, and shall be exempt from taxation, to the extent that they are equivalent to amounts received by civilian officers and employees of the Government of the United States as allowances and benefits which are exempt from taxation under section 912 of title 26.  (2) Except to the extent required by subsection (a)(3) of this section, service performed in the employ of the Institute shall not constitute employment for purposes of chapter 21 of title 26 and title II of the Social Security Act (42 U.S.C. 401 et seq.). • Sec. 3310a. Commercial personnel at American Institute of Taiwan The American Institute of Taiwan shall employ personnel to perform duties similar to those performed by personnel of the United States and Foreign Commercial Service. The number of individuals employed shall be commensurate with the number of United States personnel of the Commercial Service who are permanently assigned to the United States diplomatic mission to South Korea. • Sec. 3311. Reporting requirements • (a) Texts of agreements to be transmitted to Congress; secret agreements to be transmitted to Senate Foreign Relations Committee and House Foreign Affairs Committee The Secretary of State shall transmit to the Congress the text of any agreement to which the Institute is a party. However, any such agreement the immediate public disclosure of which would, in the opinion of the President, be prejudicial to the national security of the United States shall not be so transmitted to the Congress but shall be transmitted to the Committee on Foreign Relations of the Senate and the Committee on Foreign Affairs of the House of Representatives under an appropriate injunction of secrecy to be removed only upon due notice from the President. o (b) Agreements o For purposes of subsection (a) of this section, the term ''agreement'' includes -  (1) any agreement entered into between the Institute and the governing authorities on Taiwan or the instrumentality established by Taiwan; and  (2) any agreement entered into between the Institute and an agency of the United States Government. o (c) Congressional notification, review, and approval requirements and procedures Agreements and transactions made or to be made by or through the Institute shall be subject to the same congressional notification, review, and approval requirements and procedures as if such agreements and transactions were made by or through the agency of the United States Government on behalf of which the Institute is acting. • Sec. 3312. Rules and regulations • The President is authorized to prescribe such rules and regulations as he may deem appropriate to carry out the purposes of this chapter. During the three-year period beginning on January 1, 1979, such rules and regulations shall be transmitted promptly to the Speaker of the House of Representatives and to the Committee on Foreign Relations of the Senate. Such action shall not, however, relieve the Institute of the responsibilities placed upon it by this chapter. • Sec. 3313. Congressional oversight o (a) Monitoring activities of Senate Foreign Relations Committee, House Foreign Affairs Committee, and other Congressional committees o The Committee on Foreign Affairs of the House of Representatives, the Committee on Foreign Relations of the Senate, and other appropriate committees of the Congress shall monitor -  (1) the implementation of the provisions of this chapter;  (2) the operation and procedures of the Institute;  (3) the legal and technical aspects of the continuing relationship between the United States and Taiwan; and  (4) the implementation of the policies of the United States concerning security and cooperation in East Asia. o (b) Committee reports to their respective Houses o Such committees shall report, as appropriate, to their respective Houses on the results of their monitoring • Sec. 3314. Definitions For purposes of this chapter - o (1) the term ''laws of the United States'' includes any statute, rule, regulation, ordinance, order, or judicial rule of decision of the United States or any political subdivision thereof; and o (2) the term ''Taiwan'' includes, as the context may require, the islands of Taiwan and the Pescadores, the people on those islands, corporations and other entities and associations created or organized under the laws applied on those islands, and the governing authorities on Taiwan recognized by the United States as the Republic of China prior to January 1, 1979, and any successor governing authorities (including political subdivisions, agencies, and instrumentalities thereof). • Sec. 3315. Authorization of appropriations • In addition to funds otherwise available to carry out the provisions of this chapter, there are authorized to be appropriated to the Secretary of State for the fiscal year 1980 such funds as may be necessary to carry out such provisions. Such funds are authorized to remain available until expended. • Sec. 3316. Severability • If any provision of this chapter or the application thereof to any person or circumstance is held invalid, the remainder of the chapter and the application of such provision to any other person or circumstance shall not be affected thereby. Source: 6T Phụ lục 5. Mutual Defense Treaty between the United States of America and the Republic of China Signed at Washington 2 December 1954 Entered into Force 3 March 1955 by the exchange of instruments of ratification at Taipei Terminated by the United States of America 1980 The Parties to this Treaty, Reaffirming their faith in the purposes and principles of the 6TCharter of the United Nations6T and their desire to live in peace with all peoples and all Governments, and desiring to strengthen the fabric of peace in the West Pacific Area, Recalling with mutual pride the relationship which brought their two peoples together in a common bond of sympathy and mutual ideals to fight side by side against irnperialist aggression during the last war, Desiring to declare publicly and formally their sense of unity and their common determination to defend themselves against external armed attack, so that no potential aggressor could be under the illusion that either of them stands alone in the West Pacific Area, and Desiring further to strengthen their present efforts for collective defense for the preservation of peace and security pending the development of a more comprehensive system of regional security in the West Pacific Area, Have agreed as follows 1TArticle 11T The Parties undertake, as set forth in the Charter of the United Nations, to settle any international dispute in which they may be involved by peaceful means in such a manner that international peace, security and justice are not endangered and to refrain in their international relations from the threat or use of force in any manner inconsistent with the purposes of the United Nations. 1TArticle 2 In order more effectively to achieve the objective of this Treaty, the Parties separately and jointly by self-help and mutual aid will maintain and develop their individual and collective capacity to resist armed attack and communist subversive activities directed from without against their territorial integrity and political stability. 1TArticle 3 The Parties undertake to strengthen their free institutions and to cooperate with each other in the development of economic progress and social well-being and to further their individual and collective efforts toward these ends. 1TArticle 4 The Parties, through their Foreign Ministers or their deputies, will consult together from time to time regarding the implementation of this Treaty. 1TArticle 5 Each Party recognizes that an armed attack in the West Pacific Area directed against the territories of either of the Parties would be dangerous to its own peace and safety and declares that it would act to meet the common danger in accordance with its constitutional processes. Any such armed attack and all measures taken as a result thereof shall be immediately reported to the Security Council of the United Nations. Such measures shall be terminated when the Security Council has taken the measures necessary to restore and maintain international peace and security. 10TArticle 6 For the purposes of Articles 2 and 5, the terms "territorial" and "territories" shall mean in respect of the Republic of China, Taiwan and the Pescadores; and in respect of the United States of America, the island territories in the West Pacific under its jurisdiction. The provisions of Articles 2 and 5 will be applicable to such other territories as may be determined by mutual agreement. 1TArticle 7 The Government of the Republic of China grants, and the Government of the United States of America accepts, the right to dispose such United States land, air, and sea forces in and about Taiwan and the Pescadores as may be required for their defense, as determined by mutual agreement. 10TArticle 8 This Treaty does not affect and shall not be interpreted as affecting in any way the rights and obligations of the Parties under the Charter of the United Nations or the responsibility of the United Nations for the maintenance of international peace and security. 1TArticle 9 This Treaty shall be ratified by the Republic of China and the United States of America in accordance with their respective constitutional processes and will come into force when instruments of ratification thereof have been exchanged by them at Taipei. 1TArticle 10 This Treaty shall remain in force indefinitely. Either Party may terminate it one year after notice has been given to the other party. IN WITNESS WHEREOF, The undersigned Plenipotentiaries have signed this Treaty DONE in duplicate, in the Chinese and English languages, at Washington on this Second day of the Twelfth month of the Forty-third Year of the Republic of China, corresponding to the Second day of December of the Year One Thousand Nine Hundred and Fifty-four. For the Republic of China: 10TGEORGE K.C. YEH For the United States of America: 10TJOHN FOSTER DULLES Source: 6T PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Thủ tướng Chu Ân Lai đón đoàn vận động viên bóng bàn Mỹ thăm Trung Quốc Nguồn:6T es/vi902/2005/7/20469871- images688162_T6.jpg6T Tổng thống Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông năm 1972. Nguồn:6T 005/7/20469871-images688166_T7.jpg6T Kissinger và Chủ tịch Mao Trạch Đông (1972) Nguồn:6T Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình trong chuyến thăm Mỹ năm 1979. Nguồn:6T s/vi902/2005/7/20469871 images688182_T4.jpg6T Ảnh chụp đội tuyển bóng bàn Mỹ đến thực hiện màn "ngoại giao bóng bàn" tại Trung Quốc năm 1971 Nguồn:6T ng_tram_quan_he_ngoai_giao_m ytrung_qua_anh-2-21512736.html6T Năm 1974-1975, ông George H. W. Bush (Bush cha) được bổ nhiệm đến 6TBắc Kinh6T làm Đại sứ (ảnh trái). Đến tháng 2/1989, ông trở lại Trung Quốc với tư cách là Tổng thống Mỹ (ảnh phải) Nguồn: _tram_quan_he_ngoai_giao_mytrung _qua_anh-2-21512736.html Quảng Trường Thiên An Môn (Trung Quốc)– nơi xảy ra sự kiện 4/6/1989, đưa quan hệ Mĩ – Trung xuống mức thấp nhất từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1979) Nguồn: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5715.pdf
Tài liệu liên quan