Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên & vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay

Mục lục “Tự nhiên” và “ Xã hội”.Quan hệ giữa Xã hội với Tự nhiên 3 1.1. Tự nhiên và xã hội 3 1.2. Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên 4 Vai trò của con người trong mối quan hệ giữa Xã hội với tự nhiên 4 Vai trò của con người trong mối quan hệ Xã hội -Tự nhiên 4 Mối quan hệ gữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội 6 Mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên và quy luật xã hội trong hoạt động

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên & vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực tiễn 6 Vấn đề môi trường 8 4.1. Môi trường 8 4.2. Vấn đề môi trường 9 4.3. Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường 9 Vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay 9 5.1. Thực trạng 9 5.2. Chính sách và hoạt động 11 5.3. Hạn chế 13 5.4. Phương hướng 14 Lời nói đầu Thế giới của chúng ta tồn tại và phát triển dựa trên vô số những mối quan hệ vô cơ và hữu cơ phức tạp.Trong đó, hai thành phần có thể nói là trọng yếu nhất để tạo nên sự tồn tại và phát triển ấy là : Tự nhiên và Xã hội . Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội là một mối quan hệ biện chứng ,cơ bản - cơ bản đến mức nhiều khi người ta không chú ý hoặc nhận ra nó.Tuy nhiên , chính đây lại là nền tảng ,cơ sở cho sự hiện tồn của thế giới mà chúng ta đang sống, bởi vì thế giới không chỉ cần đến tự nhiên để cung cấp những điều kiện sống tất yếu, mà để tiến lên các trình độ cao hơn ,nó còn cần đến xã hội cùng với những thành phần và quy luật của xã hội.Cho nên,về mặt lý luận, tìm hiểu về sự tác động qua lại giữa tự nhiên với xã hội là tìm hiểu về mối quan hệ quan trọng nhất,căn bản nhất trong tiến trình phát triển của lịch sử thế giới. Khi mới xuất hiện, con người được tạo hóa ban cho những điều kiện nguyên sơ lí tưởng để tiến hành một cuộc “chinh phục” và “khám phá”- đối với tự nhiên và ngay chính bản thân họ. Từ đây, con người đã trải qua biết bao thử thách cũng như thành công. Nhưng, cùng với những thành tựu kì diệu đã đạt được, họ cũng đã làm biến đổi bộ mặt của tự nhiên một cách ghê gớm, mà tính tiêu cực tỏ ra lấn át tính tích cực. Đặc biệt , trong vài thập kỉ trở lại đây, người ta ngày càng thấy rõ mối đe dọa của hiểm họa sinh thái , khi mà song song với sự phát triển không ngừng của công nghiệp, môi trường cũng ngày một bị phá huỷ nghiêm trọng.Với một nước đang phát triển như Việt Nam , đây lại càng là một vấn đề lớn. Trong quá trình nỗ lực hoà nhịp cùng sự tiến bộ của thế giới, chúng ta rất dễ mắc những sai lầm chủ quan, mà một sai lầm sẽ để lại hậu quả lâu dài và khó lường là chỉ biết khai thác mà không biết bảo tồn môi trường sinh thái. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm không chỉ của riêng ai. Là một sinh viên - thế hệ trẻ của đất nước , ý thức được việc này là vô cùng quan trọng: nắm bắt được tình trạng môi trường để chủ động tham gia vào các hoạt động, hành động bảo tồn, bảo vệ. Hơn nữa lại là sinh viên của ngành kinh tế, việc tìm hiểu về môi trường và việc nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường lại càng thiết yếu, vì các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động sản xuất chính là một trong những bộ phận làm tổn hại nhiều nhất đến tự nhiên và môi trường. Vì vậy, trong tài liệu này, tôi xin trình bày những điểm cơ bản về: Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Nội dung 1 . “Tự nhiên” và “Xã hội” .Quan hệ giữa Xã hội với Tự nhiên : 1.1. “Tự nhiên” và “Xã hội” : Tự nhiên, theo nghĩa rộng, là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Nó là một trong những yếu tố cơ bản và cần thiết nhất cho sự sống, là điều kiện thường xuyên và tất yếu trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội. Về điều kiện sống, Tự nhiên cho con người nơi cư trú,cung cấp những thứ cần thiết nhất cho sự sống của họ như nước, ánh sáng, không khí, thức ăn, v.v.. Nhưng, đó mới chỉ là những gì tự nhiên ban chung cho mọi sinh vật trên trái đất này. Riêng đối với con người - sinh vật tiến hoá nhất của thế giới với trình độ lao động, tự nhiên còn là một cái kho khổng lồ chứa đựng biết bao tài nguyên quý giá. Đó là những nguyên vật liệu,những nhiên liệu giúp con người tiến hành và duy trì các hoạt động sản xuất của mình, mà nếu thiếu chúng, con người đã không thể có điểm xuất phát, không biết sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào: “Công nhân không thể sáng tạo ra cái gì hết, nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài . Đó là vật liệu trong đó lao động của anh ta được thực hiện,trong đó lao động của anh ta tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm”. Xã hội, là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên, là hình thái vận động cao nhất của vật chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Cho nên có thể nói: xã hội “là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”. Như vậy, xã hội được hình thành thông qua những hoạt động có ý thức của con người chứ không tự phát như tự nhiên, và qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, xã hội tự có những quy luật riêng của nó mà bản thân con người cũng phải tuân theo.Đồng thời với sự tiến hoá của tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử của mình,thể hiện bằng sự vận động ,biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu của xã hội - ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể ,có một dạng cơ cấu xã hội đặc thù. Nền tảng chung của các cơ cấu xã hội cụ thể này là những mối quan hệ sản xuất vật chất,những mối quan hệ giữa người với người. Như vậy là ngay từ xuất phát điểm, con người đã được tạo hóa ban cho nơi trú ngụ, thức ăn và vật liệu-chỉ có điều tất cả mới ở dạng thô sơ.Việc họ phải làm trong suốt quá trình phát triển của mình cũng giống như là xây dựng và trang hoàng cho nơi ở ấy được đẹp đẽ và ấm cúng hơn, chế biến cho thức ăn được ngon hơn từ những vật liệu có sẵn.Và những hoạt động sản xuất cũng như những mối quan hệ xã hội chính là phương tiện , cách thức giúp cho con người thực hiện được điều đó. 1.2. Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên: Tự nhiên và xã hội có mối quan hệ khăng khít.Trong sự tác động qua lại giữa chúng, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và sự phát triển của xã hội, con yếu tố xã hội ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc biến đổi và phát triển của tự nhiên. Tự nhiên là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và tiến lên của xã hội, của con người.Vai trò này của tự nhiên không có gì có thể thay thế được và cũng không bao giờ mất đi, cho dù xã hội có phát triển đến trình độ nào đi chăng nữa. Bởi lẽ, nếu coi xã hội như một cơ thể sống, thì tự nhiên là nguồn cung cấp không khí, nước và thức ăn ; còn nếu coi nó như một cỗ máy sản xuất, thì tự nhiên lại là bộ phận đưa nguyên, nhiên liệu vào-Không có không khí, nước và thức ăn thì cơ thể sẽ còi cọc,ốm yếu rồi tàn lụi; không có nguyên vật liệu thì cái máy cũng chỉ là thứ bỏ đi mà thôi. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, con người đã chế tạo được ra những vật liệu mới vốn không có sẵn trong tự nhiên, nhưng, suy đến cùng, thì những thành phần tạo nên chúng cũng lại đều xuất phát từ tự nhiên. Xã hội dù có phát triển đến trình độ nào thì cũng vẫn không thể thoát ra ngoài cái vòng tự nhiên, vì mọi hoạt động xã hội đều diễn ra trong tự nhiên, lấy tài liệu từ tự nhiên và có đạt kết quả hay không cũng lại phụ thuộc vào tự nhiên ấy. Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc cản trở sản xuất xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động, do đó thúc đẩy hoặc làm chậm nhịp độ phát triển xã hội. Xã hội loài người gắn bó với tự nhiên nhờ có các dòng vật chất, năng lượng và thông tin, nhờ sự kết hợp giữa lao động với thiên nhiên. Nếu tự nhiên là nguồn cung cấp các tư liệu sinh hoạt và sản xuất cho xã hội, thì xã hội là bộ phận tiêu thụ, biến đổi tự nhiên mạnh mẽ nhất, nhanh chóng nhất so với tất cả những thành phần khác của chu trình sinh học. Xã hội có thể sử dụng tất cả các nguồn vật chất vốn có của sinh quyển : từ động, thực vật đến vi sinh vật: từ đất, đá, sỏi, cát đến các loại khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt; từ những nguồn vật chất có hạn và tái tạo được đến những nguồn vật chất như ánh sáng, không khí, nước v.v..Thông qua lao động của con người trong xã hội, tự nhiên được biến đổi và bị biến đổi. Đó chính là sự tác động trở lại của xã hội đối với tự nhiên , và sẽ quyết định hướng phát triển tiếp theo của tự nhiên. Nhưng, dù có vai trò khác nhau, thì cả hai yếu tố tự nhiên và xã hội đều cùng nhau hợp thành hệ thống Tự nhiên - xã hội . Sự thống nhất của hệ thống này được xây dựng trên cơ sở cấu trúc liên hoàn chặt chẽ của sinh quyển và được bảo đảm bởi cơ chế hoạt động của chu trình sinh học- đó là chu trình trao đổi chất,năng lượng và thông tin giữa các hệ thống vật chất sống với môi trường tồn tại của chúng trong tự nhiên. Hoạt động của chu trình này tuân theo những quy luật và những nguyên tắc tổ chức chung(nguyên tắc tự tổ chức, tự điều chỉnh, tự làm sạch, tự bảo vệ) mà cả hai yếu tố cùng phải nhất loạt tuân theo thì mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vững được. 2. Vai trò của con người trong mối quan hệ Xã hội -Tự nhiên: 2.1. Vai trò của con người trong mối quan hệ Xã hội -Tự nhiên: Xét về mặt tiến hoá, con người có nguồn gốc từ tự nhiên, là sản phẩm- nhưng là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của thế giới vật chất. Con người vừa là hiện thân, vừa là hạt nhân của sự thống nhất biện chứng giữa xã hội với tự nhiên. Sự thống nhất đó biểu hiện trong bản tính của họ: Con người sống trong môi trường tự nhiên như một sinh vật.Để tồn tại và phát triển, họ cũng có đầy đủ những nhu cầu thiết yếu như bất kỳ một động vật nào khác và đồng thời cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy luật sinh học Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của họ. C.Mác khẳng định: “giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người”, “con người sống bằng giới tự nhiên”. Song, con người chỉ có thể trở thành Con người đích thực khi được sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại gữa người với người. Tuy nhiên, dù có lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và xã hội, thì chính con người mới là thành phần quyết định xu hướng phát triển tiếp theo của hai yếu tố đó, bởi vì : trước hết là phải có con người thì mới có xã hội và mới có mối quan hệ tự nhiên-xã hội, kế đến là phải có lao động của con người thì phương thức sản xuất của xã hội mới phát triển lên trình độ cao hơn, và từ đó lại làm biến đổi tự nhiên theo hình thức mới. Nếu con người không nỗ lực lao động,thì họ cứ mãi dậm chân tại một mức độ phát triển, tức là xã hội cũng sẽ mãi dừng lại ở một điểm; Nếu con người tiến hành hoạt động sống và sản xuất đúng cách thì cả tự nhiên và xã hội đều sẽ biến đổi tốt, ngược lại, nếu nhận thức và hành động của họ đều sai lầm thì hai yếu tố kia cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Thông qua sơ đồ sau, có thể thấy được mối quan hệ tự nhiên- xã hội- con người trong đó con người giữ vai trò trung gian : Tự nhiên Con người Xã hội Có thể giải thích là: Ban đầu, tự nhiên sinh ra con người, rồi con người tạo ra xã hội; Xã hội được biến đổi sẽ làm con người tiếp tục tăng nhu cầu của mình nên lại có hướng khai thác tự nhiên; Thực trạng tự nhiên khi đó như thế nào lại tác động đến con người, làm họ có định hướng biến đổi xã hội tiếp theo - Cứ như vậy. Nhưng, cũng có lúc tự nhiên tác động trực tiếp đến xã hội, như: bão lụt, hạn hán...Khi đó, xã hội cần phải nhờ đến con người mà khắc phục; Ngược lại, có lúc những hoạt động xã hội trực tiếp ảnh hưởng đến tự nhiên như thủng tầng ôzôn, tăng nhiệt độ... thì lúc đó con người cũng lại là lực lượng khắc phục - tức là dù tự nhiên và xã hội có sự tác động qua lại, nhưng con người- vì sự tồn tại của họ - luôn tham gia giải quyết kết quả của những sự tác động đó. 2.2. Mối quan hệ gữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội: Sự gắn bó, sự quy định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên biểu hiện thông qua mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.Mối quan hệ đó được thực hiện thông qua lực lượng sản xuất, hay lực lượng sản xuất là biểu hiện sự chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất luôn vận động và biến đổi, và trong bản thân nó đã từng diễn ra những cuộc cách mạng to lớn, quyết định các bước chuyển vĩ đại về chất cả xã hội loài người. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội đều được đặc trưng bởi một trình độ phát triển của công cụ sản xuất nhất định; chẳng hạn, nền văn minh nông nghiệp được đặc trưng bởi công cụ sản xuất bằng kim loại thủ công, nền văn minh công nghiệp - công cụ sản xuất bằng máy móc-cơ khí, nền văn minh trí tệ sẽ là công nghệ trí tuệ. Điều đó nói lên rằng, sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ sản xuất là nhân tố năng động và cốt lõi quyết định trình độ phát triển của xã hội, nó quy định nội dung sự phát triển của phương thức sản xuất. Công cụ sản xuất biến đổi và phát triển, tức là sức chinh phục tự nhiên của con người tăng lên, điều đó làm thay đổi tính chất của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Tuy nhiên, xã hội đối xử với tự nhiên ra sao là tuỳ thuộc vào bản chất chế độ xã hội, vào quan hệ sản xuất thống trị. Con người có thể có những cách thức tác động vào tự nhiên khác nhau, ứng với mỗi chế độ xã hội khác nhau.Ví dụ như, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, do bản chất của nó là coi lợi nhuận là trên hết, nên con người không chỉ coi tự nhiên như môi trường sống, như kho tài nguyên, mà chủ yếu còn như đối tượng để khai thác, vơ vét. Và việc làm ấy của họ đã đem lại những hậu quả không lường trước được: khủng hoảng sinh thái đang đe dọa nhân loại. Để tồn tại và tiếp tục phát triển, con người không còn con đường nào khác là phải quay về sống hài hoà với thiên nhiên, bằng cách thay đổi phương thức khai thác và sử dụng thiên nhiên, song quan trọng hơn cả là phải xoa bỏ chế độ xã hội không hợp lý - cũng tức là phải nâng cao trình độ phát triển của xã hội. 3. Mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên và quy luật xã hội trong hoạt động thực tiễn: Con người giữ vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đối với mối quan hệ xã hội- tự nhiên, cho nên việc duy trì tốt mối quan hệ ấy cũng phụ thuộc trước hết vào con người Bằng hoạt động thực tiễn, con người và xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự biến đổi và sự phát triển của tự nhiên. Những quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên mà con người cần tuân thủ trong hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất xã hội, là quy luật bảo đảm cơ chế hoạt động bình thường của chu trình sinh học, hay chu trình trao đổi vật chất,năng lượng và thông tin của tự nhiên, bởi vì sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên được thực hiện thông qua cơ chế hoạt động của chu trình này. Thế nhưng, trong quá trình phát triển của mình, do không tuân theo những quy luật ấy, hoạt động của con người đã gây nhiều ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến thế giới xung quanh. Cuộc khủng hoảng sinh thái đang diễn ra ở nhiều nơi trên hành tinh chúng ta là hậu quả của những hành động thiếu suy nghĩ và “bóc lột” quá đáng của con người đối với tự nhiên, đặc biệt là dưới chủ nghĩa tư bản . Những hành động đó không chỉ huỷ hoại các sinh vật, mà còn làm tổn hại đến khả năng tự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên. Bởi vậy, tự nhiên đang trả thù chúng ta, đang chống lại chính con người. Không thể để cho tình trạng này ngày càng kéo dài - con người nhất định phải tìm cách sống hoà hợp với tự nhiên. Và để thực hiện được điều đó, thì quan điểm có thể coi là kim chỉ nam là : “chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên, mà trái lại,bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta,là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên,và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta [. . .] nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác.”. Có nghĩa là, để điều khiển được tự nhiên, trước hết, con người cần phải nhận thức được rằng mình là một bộ phận không thể tách rời của giới ấy, từ đó nắm vững được những quy luật của tự nhiên để có thể tránh đi ngược lại và gây hậu quả xấu đến nó. Bên cạnh việc nắm được quy luật tự nhiên, con người còn cần nắm được quy luật xã hội, vì tuy quy luật xã hội được hình thành thông qua hoạt động của họ, nó không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của bất kỳ một cá nhân, hay một lực lượng xã hội nào. Sau một thời gian hình thành và phát triển, xã hội tự nó có những quy luật cho phù hợp với xu hướng chung và thiết yếu của lịch sử xã hội và số đông người. Cho nên, con người buộc phải tuân theo những quy luật ấy,bằng không, chính họ sẽ bị chúng tác động và loại thải. Nhưng chỉ nhận thức không thôi thì chưa đủ. Con người còn phải biết vận dụng những cái họ nhận thức được vào hoạt động thực tiễn: cần phải sống, lao động và sản xuất cho phù hợp với quy trình vận động chung của xã hội và tự nhiên. Bên cạnh đó, cần xây dựng được một xã hội có đủ điều kiện giúp con người không ngừng nâng cao nhận thức cũng như sửa đổi những hành vi của mình để hoà cùng quy luật phát triển của hai yếu tố trên, nhưng cần phải hướng tới xã hội như thế nào? _ Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên trước hết phụ thuộc vào quan hệ sản xuất, vào chế độ xã hội,vào tính chất của những điều kiện chính trị và kinh tế- xã hội mà trong đó con người sống và hoạt động. Muốn điều khiển được lực lượng tự nhiên cần phải điều khiển được lực lượng xã hội. Do vậy, để khắc phục được hoàn toàn tình hình tự nhiên bị phá huỷ như hiện nay thì phải thay đổi được quan hệ sản xuất - phải thay đổi được chế độ xã hội thống trị: chế độ tư bản chủ nghĩa, bởi chính hệ thống ấy không chỉ bóc lột con người, mà còn vơ vét cả tự nhiên một cách ghê gớm nhằm đem lại lợi ích tối đa. Về lý luận, chủ nghĩa cộng sản sẽ là một hình thái xã hội lý tưởng, bởi với nó, con người sẽ được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, mới được hành động tự do, theo cái nghĩa là con người sẽ có đầy đủ những điều kiện xã hội và những tri thức cần thiết để nắm bắt các quy luật xã hội và biết tự giác sống tuân theo những quy luật đó. Tóm lại, con người cần không ngừng nâng cao nhận thức của mình về quy luật vận động của tự nhiên cũng như xã hội, cần biết vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của mình, cần vươn tới một xã hội cao hơn về chất để từ đó góp phần đưa quỹ đạo vận động của toàn bộ tự nhiên và xã hội đi theo một hướng tiến lên, chứ không phải có sự mất đi hay đào thải bất kì yếu tố nào trong hai yếu tố ấy. 4. Vấn đề môi trường: 4.1. Môi trường: Môi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của xã hội. Đó là môi trường sinh -địa - hoá học, hay sinh quyển. Sinh quyển là vùng lưu hành sự sống trên trái đấy, là một hệ thống mở về nhiệt động học, bao gồm toàn bộ các cơ thể sống( sinh thể ), các sản phẩm và các chất thải trong quá trình hoạt động sống của chúng, đồng thời còn bao gồm cả phần khí quyển ( không khí) , thuỷ quyển ( nước ), thạch quyển( đất đá ), và năng lượng mặt trời , là nơi đã và đang có sự sống. Môi trường sống của con người không đơn giản chỉ là môi trường địa lý, cũng không chỉ là môi trường tự nhiên thuần tuý, mà phải là môi trường tự nhiên- xã hội, bởi vì con người là một thực thể sinh học- xã hội. Ngày nay môi trường sống của con người được gọi là môi trường sinh thái. Thực chất của vấn đề môi trường sinh thái được cả loài người quan tâm là vấn đề mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa con người, xã hội và tự nhiên. 4.2. Vấn đề môi trường: Như đã nói ở trên, con người giữ vai trò quan trọng trong mối quan hệ xã hội - tự nhiên. Và trong cuộc sống hiện thực thì vai trò đó được thể hiện chính là trong tình trạngcủa môi trường. Vấn đề môi trường sinh thái là một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách và khó giải quyết nhất trong thời đại ngày nay. Hiện nay, môi trường sinh thái đang nổi lên nhiều vấn đề căng thẳng, phức tạp và cấp thiết, có liên quan trực tiếp không chỉ đến sự sống của sinh vật mà còn đe doạ đến sự sống của con người, sự tồn tại của xã hội. Đầu tiên là sự khan hiếm và cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cả tái tạo được lẫn không tái tạo được như rừng, đất, nước, động ,thực vật,các loại tài nguyên khoáng sản, các loại kim loại quý hiếm, vật liệu xây dựng... Nền sản xuất xã hội đã tiêu tốn một khối lượng khổng lồ các nguồn tài nguyên thiên nhiên với một hiệu quả kinh tế rất thấp so với những gì mà tự nhiên đã mất đi, và với một hiệu quả sinh thái tai hại đã dẫn đến nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống .Các hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”, “lỗ thủng ôzôn”, mưa axít, sự tăng lên nhiệt độ toàn cầu, sa mạc hoá, sự thu hẹp diện tích đất canh tác, nguy cơ tiệt chủng của nhiều loại sinh vật. . . là những bằng chứng về sự phá hoại tự nhiên của con người, và đó cũng là hậu quả tất yếu của một nền sản xuất và một lối sống phi sinh thái. 4.3. Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng môi trường sinh thái hiện nay. Trước hết, tri thức của con người chưa thể giúp họ tạo ra những phương tiện và có những cách thức khai thác mà không gây tổn hại cho tự nhiên.Vì vậy, đến nay, dù đã đạt được nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, họ vẫn chưa thể làm gì để khắc phục triệt để những hậu quả do các hoạt động kinh tế - xã hội gây ra cho sinh thái. Lý do khác là vì “lòng tham” của con người - Họ luôn muốn có nhiều hơn và muốn những gì tốt nhất, nên cứ mãi khai thác tự nhiên để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho những nhu cầu đó. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do chế độ xã hội. Chủ nghĩa tư bản - chế độ giữ vị trí thống trị hiện nay - với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, với quy luật tự do cạnh tranh và bóc lột giá trị thặng dư tối đa...đã biến không chỉ con người mà cả giới tự nhiên thành đối tượng bị khai thác và bị bóc lột. Đây cũng tức là vấn đề quan hệ sản xuất của con người chưa hợp lý. Tất cả những lý do đó đã và đang khiến cho tự nhiên bị khai thác, phá hoại mà không kịp thực hiện chu trình tái sinh của mình. 5. Vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay: 5.1. Thực trạng : Việt Nam là một nước có diện tích tương đối nhỏ, nhưng do nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và gần xích đạo nên có một hệ sinh thái rất đa dạng, gồm nhiều loài sinh vật quý hiếm. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do nhu cầu phát triển, tình trạng môi trường nước ta đã trở nên rất đáng lo ngại. Có lẽ không nên nói nhiều về sự ô nhiễm môi trường do hậu quả của chiến tranh, bởi những gì mà người dân ta đã và đang gây ra mới thực đáng kể. Đặc biệt, từ khi tiến hành đổi mới đất nước, để bắt kịp và hội nhập với thế giới, ta đã phải huy động mọi nguồn lực quốc gia .Vì vậy, tự nhiên - do phải phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của một số dân khá lớn - đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, môi trường đã bị đưa vào một trong những mặt yếu kém của chúng ta trong quá trình phát triển đất nước: “Môi trường đô thị, khu công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng.” Thực tế là mọi bộ phận của môi trường sinh thái của nước ta đều đang bị hủy hoại. Điển hình là tình trạng rừng bị thu hẹp, chủ yếu là ở các tỉnh miền Trung và Nam vì ở đây tập trung nhiều rừng nhất. Nguyên nhân thì không ít: Rừng bị cháy do nắng, hạn, do tính chất của rừng (như rừng tràm có lớp than bùn ở dưới dễ bắt lửa ), song dù đó là những lý do khách quan thì chúng ta vẫn có lỗi vì không tổ chức tốt công tác dự phòng và chữa cháy.Tiêu biểu là vụ cháy rừng tràm nguyên sinh U Minh Thượng (Kiên Giang ) và U Minh Hạ (Cà Mau)- vốn được đưa vào tầm vườn quốc gia với hệ sinh thái đa dạng nhất, nhì Đông Nam á - vào tháng 3 và 4 năm 2002 gây thiệt hại về tài nguyên lên đến 150 tỷ đồng, chưa kể các tổn thất về môi sinh, môi trường, đa dạng sinh học không thể thống kê được. Tuy nhiên, nguyên nhân chính cho việc diện tích rừng giảm đáng kể vẫn là vì con người.Trước hết là họ chặt cây để lấy gỗ. Mặt khác, do dân ta phần đông là ở những vùng nông thôn nghèo khó, thiếu đất đai nên họ thường phá rừng để lấy đất canh tác,làm nương rẫy.Hậu quả thật đau xót:Theo con số thống kê, chỉ riêng ở Tây Nguyên , trong 15 năm gần đây, rừng Tây Nguyên đang bị tàn phá với tốc độ “phi mã”- bình quân mỗi năm Tây Nguyên bị xoá sổ tới 10.000 ha ; Tại Bình Thuận, chỉ trong10 ngày đầu năm 2003 đã xay ra 17 vụ cháy rừng, nguyên nhân chính là do bà con đốt rẫy làm cháy lây lan . Đôi khi lại chỉ vì thiếu ý thức mà con người vô tình gây cháy rừng như vụ cháy rừng thông ngày 14/6 ở Cam Thành, Cam Lộc,Quảng Trị do người dân bất cẩn khi thắp hương (!) v.v..Cùng với phá rừng là nạn săn bắt thú bừa bãi. Rất nhiều loài động vật quý hiếm đã bị săn bắt trộm, trong đó có nhiều loài số lượng còn rất ít như: hổ, gấu... Đáng lo ngại nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất : Nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tất nhiên là kéo theo đô thị hoá. Trong mấy thập kỷ qua, các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh...đã vấp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng do công, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra.Theo tính toán thì hàng ngày các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đổ vào hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai 1.740.000m3 nước thải công nghiệp, quy ra thành từ hàng trăm đến hàng ngàn tấn cặn lơ lửng, nitơ, photpho, kim loại nặng và những chất làm giảm nhu cầu oxy sinh hoá, oxy hoá học. Lượng nước thải này lại đổ vào các con sông vốn là nguồn cung cấp nước cho một địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.Về ô nhiễm không khí, chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải hàng năm thải ra khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO.. .; ở Hà Nội, vào những năm 1996 -1997, xung quanh khu công nghiệp Thượng Đình, Minh Khai - Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500m, nồng độ bụi cũng cao hơn mức cho phép 2-4 lần... Điều đó khiến cho các khu dân cư ở gần khu công nghiệp cũng bị ảnh hưởng: ở khu dân cư gần nhà máy xi măng Hải Phòng, nồng độ sulfure gấp 1,4 lần mức cho phép, ở cụm công nghiệp Tân Bình gấp 1,1 lần mức cho phép, v.v.. Ô nhiễm môi trường ỏ các làng nghề cũng là một bài toán khó giải, vì ở đây rất dễ dàng xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường: các hoạt động sản xuất đều mang tính thủ công, phương tiện thì thô sơ và vật liệu thì dễ gây ô nhiễm.Tại Hạ Thái (Hà Tây), cả làng bị nhiễm độc sơn mài vì ô nhiễm: “Nồng độ hơi xăng và dung môi hữu cơ đo được tại 1 xưởng sản xuất cao hơn 10-15 lần quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam. Nồng độ các chất thải rắn lơ lửng, chất hữu cơ trong nước thải của cơ sở này cũng cao hơn mức bình thường”. Trong thành phần của các dung môi pha sơn bị phát tán ra không khí đều có thành phần những ôxít sắt ( tạo màu đỏ), crom kẽm (tạo màu vàng), crom chì (vàng cam)... và những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như xylen, toluen, axeton, butin axetat... Làng Trung Văn ( Từ Liêm ) vốn nổi tiếng với nghề bện dây thừng truyền thống cũng vậy: Nhựa, nilon... vốn là những chất thải của sinh hoạt hàng ngày được thu gom về đây chất thành đống. Do nhà xưởng chật hẹp và thiếu phương tiện bảo vệ, che chắn nên chỉ một trận mưa là bao nhiêu bẩn thỉu, độc hại từ các đống nhựa, nilon... theo những rãnh nước đổ xuống ao, hồ và dòng sông Nhuệ, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhựa, nilon... khi được đem vào nấu chảy bốc mùi cực kì khó chịu, những mảng khói đen ngòm “thản nhiên” hoà vào bầu không khí. Đa phần các hộ dân làng nghề vốn ít nên không có điều kiện đầu tư các loại máy móc lọc khí, lọc nước thải để giảm bớt ô nhiễm v.v.. Trong những năm gần đây,không ít những vụ tràn dầu do đâm, va chạm và đắm tầu đã xảy ra gây hậu quả xấu nghiêm trọng về môi trường.Chỉ một vụ va quyệt giữa tàu Formosa One (quốc tịch Liberia) và tàu Petrolimex 01 của Vitaco TP. Hồ Chí Minh thôi ngày 7/9/2001 đã làm cho 900 tấn dầu của tàu Petrolimex đổ xuống biển gây ô nhiễm môi trường. Theo thống kê của Cục Môi trừơng, từ năm 1987 đến nay có khoảng hơn 90 vụ tràn dầu cùng với các nhũ tươnng dầu tràn vào bờ biển nước ta làm thiệt hại về kinh tế hàng trăm tỷ đồng. Đó là chưa kể đến những thiệt hại về môi trường tự nhiên và thiệt hại kinh tế do đánh bắt tự nhiên giảm sút. Kết quả quan trắc gần đây cho thấy, vùng biển Đông Nam Bộ hàm lượng dâu tăng từ 7-20 lần; hàm lượng sắt ở khu vực Trung và Nam Bộ đều vượt quá giới hạn cho phép từ 5 đến 6 lần, ở vùng biển Nam Bộ có biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ, giá trị COD vượt quá 6 lần bình thường cho phép . Nông nghiệp- tuy có ngành trồng trọt, nhưng cũng gây ô nhiễm do lượng thuốc trừ sâu thải ra gây ô nhiễm nguồn nước. Nghề cá với những phương thức khai thác hiện nay như dùng mìn, thuốc nổ, đánh bắt những loại cá con chưa đến tuổi khai thác và đánh bắt bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn thuỷ sản. Trong khi đó,các cơ sở sản xuất lại chưa có cách giải quyết vấn đề chất thải do hoạt động sản xuất của mình tạo ra: từ chất thải của các nhà máy công nghiệp nặng như xi măng, hoá chất, than...,đến các cơ sở nhỏ như lò giết mổ gia súc, gia cầm, các cửa hàng, cửa hiệu. Nhiều cơ sở chỉ tiến hành việc xử lý chất thải một cách hình thức, đối phó hoặc tệ hơn nữa là bỏ qua công đoạn này, vì vận hành các hệ thống xử lí chất thải sẽ lảm giảm lợi nhuận. Sinh hoạt của người dân cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ở nước ta.Mỗi thành phố hàng ngày có thể thải ra đến hàng trăm ngàn tấn rác các loại, nhiều đến không còn chỗ để lấp, rất phức tạp và mất vệ sinh. Điều quan trọng là ý thức của người dân rất kém: “Rác sinh hoạt, chuột chết, thức ăn thừa đều bị vứt ra đường rất vô tư !”, than tổ ong được sử dụng nhiều làm khí than hoà vào không khí gây ô nhiễm, người dân ở nhiều nơi thường xuyên tắm giặt, vệ sinh ngay trên các dòng sông...Thêm vào đó là rác thải y tế, việc xây dựng vô tổ chức v.v.. 5.2. Chính sách và hoạt động : Nhận thức được tình hình ô nhiễm môi trường ở nước ta cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ sinh thái, chính phủ đã có những đường lối, chính sách để chỉ đạo khắc phục tình trạng này. Điều này đã được thảo luận trong các kỳ họp Đại hội đại biểu toàn quốc - nơi định hướng và đưa ra cách thức thực hiện các đường lối - mà gần đây nhất là đại hội lần thứ IX. Tại đây, trước hết là chúng ta đã đưa ra được những quan điểm phát triển đúng đắn. Đó là việc phát triển kinh tế xã hội phải luôn đi liền với bảo vệ và cải thiện môi trường, môi trường nhân tạo phải phù hợp với môi trường tự nhiên, coi môi trường là tiêu chí quan trọng để đánh giá các giải pháp phát triển. Từ cái nhìn đúng, chính phủ đã đưa ra những đường ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0373.doc
Tài liệu liên quan