BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------
Lê Thị Yến Anh
QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM
VỚI CÁC NƯỚC BẮC ÂU
(1969 – 2005)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------
Lê Thị Yến Anh
QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM
VỚI CÁC NƯỚC BẮC ÂU
(1969 – 2005)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
133 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu (1969 - 2005), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGÔ MINH OANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI trong xu thế chung của thế giới là hòa bình, hữu nghị, hợp tác
và phát triển, hợp tác liên kết với nhau giữa các nước, các tổ chức quốc tế là
những đòi hỏi cần thiết của các quốc gia và là những đòi hỏi tất yếu khách quan
hiện nay.
Ngày nay, mỗi một quốc gia muốn phát triển theo kịp xu thế chung của thế
giới cần phải “mở cửa” trong quan hệ, thực tế đã chứng minh không một quốc
gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu có hay nghèo khổ cũng không thể “khép kín” tự
sản xuất tất cả những sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình, vì thế cần phải “mở
cửa” trong quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và hợp tác văn hóa - giáo dục để trao
đổi học hỏi những kinh nghiệm lẫn nhau.
Ở Việt Nam tư tưởng “mở cửa” đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc, chính sách ngoại giao mở cửa thông thương tạo
dựng môi trường chung sống thuận lợi giữa nhân dân Việt Nam với các nước bên
ngoài. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ xâm lược nhân dân Việt
Nam đã sử dụng ngoại giao làm vũ khí đấu tranh chiến lược phối hợp cùng với
mặt trận quân sự tạo nên thế trận vừa đánh vừa đàm. Trong xu thế chung toàn
cầu hóa trên thế giới, vào tháng 12 năm 1986 tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VI đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện trong đó có đổi mới
về đối ngoại. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là “tranh thủ điều kiện
quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Tuy nhiên, trên thế
giới vẫn còn tồn tại những xung đột, mâu thuẩn gay gắt giữa các nước như chiến
tranh sắc tộc, tôn giáo, xung đột vũ trang, các hoạt động can thiệp lật đổ hoặc
những hoạt động khủng bố còn diễn ra với nhiều hình thức phức tạp khác nhau.
Trên thế giới sau khi chiến tranh lạnh kết thúc với xu thế chung lấy kinh tế
làm trung tâm và quá trình toàn cầu hóa làm cho mối quan hệ giữa các nước lớn
với nhau cũng diễn ra nhiều mâu thuẩn khó có thể nói hết được, các nước lớn vừa
hợp tác nhưng lại vừa mâu thuẩn cạnh tranh với nhau. Điểm nổi bật của xu thế
toàn cầu hóa đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho nền kinh tế trên toàn thế
giới giống như một chỉnh thể mà trong đó nền kinh tế của mỗi quốc gia lại là một
bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tuy tham gia vào quá
trình toàn cầu hóa nhưng mỗi một quốc gia đều hoàn toàn độc lập về chính trị, xã
hội, đồng thời quá trình toàn cầu hóa cũng đem lại những tính chất phức tạp ảnh
hưởng nhiều đến tình hình an ninh chính trị, kinh tế của thế giới hiện nay.
Về phía Việt Nam, chủ trương đổi mới của nước ta đã nhanh chóng được
thực hiện trong đó có mở rộng chính sách đối ngoại với các nước trên thế giới.
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ “nhiệm vụ ổn
định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát
triển khoa học – kỹ thuật và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của nước ta tiến
hành nhanh hay chậm điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng
và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại” [25, tr 81].
Đảng và nhà nước Việt Nam đổi mới nhiều chủ trương chính sách và các
phương thức hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại để tăng cường mối quan hệ hợp
tác hữu nghị giữa các nước, Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam một lần
nữa đã xác định quyết tâm muốn mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các
nước trên thế giới, từng bước hội nhập vào xu thế chung của khu vực và quốc tế,
là bạn của tất cả các nước nhằm mục đích học hỏi kinh nghiệm, trao đổi hợp tác
trên nhiều lĩnh vực. Đại hội Đảng lần IX đã xác định nhiệm vụ: “thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, chính sách đa phương hóa, đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẳn sàng làm bạn và là đối tác tin cậy
của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế ” [ 28, tr 42 ].
Với chủ trương muốn “làm bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước
trong cộng đồng quốc tế” Đảng và nhà nước Việt Nam không những đã mở rộng
các quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á mà còn mở rộng
quan hệ hợp tác với nhiều nước phát triển thuộc nhiều khu vực khác nhau trong
đó có Liên minh Châu Âu. Đối với các nước Bắc Âu đây là những nước có quan
hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam, là một trong các đối tác quan trọng của Việt
Nam, các nước này đã và đang ủng hộ giúp đỡ hợp tác tích cực với nước ta trong
cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng
đất nước hiện nay.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á với những điều kiện tự nhiên, kinh
tế thuận lợi đây là một khu vực có nhiều tiềm năng để hợp tác phát triển kinh tế
trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, Việt Nam còn là một thị trường có nhiều tiềm
năng với dân số hơn 80 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, đất nước đang
trong giai đoạn phát triển từng bước hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa vì vậy Việt
Nam được đánh giá là một địa chỉ đáng tin cậy để đầu tư và hợp tác.
Trong các mối quan hệ hợp tác quốc tế Việt Nam được Liên minh Châu
Âu đánh giá cao và tích cực đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác kinh tế song phương,
buôn bán hai chiều, các nước Bắc Âu cũng không nằm ngoài quy luật đó các nhà
tư bản Bắc Âu đang từng bước thâm nhập vào thị trường rộng lớn ở Việt Nam.
Sau khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Bắc Âu, trong
giai đoạn đầu Việt Nam chủ yếu nhận viện trợ không hoàn lại từ các nước Bắc
Âu. Từ khi Hiệp định khung được chính thức ký kết giữa Việt Nam với Liên
minh Châu Âu, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu được tiến hành
trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, giáo dục đào tạo, y tế,
khoa học kỹ thuật, du lịch… nhằm nhanh chóng thu hút nhiều vốn đầu tư nước
ngoài, học hỏi kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật công nghệ, thị trường… từ các
nước Bắc Âu để đưa Việt Nam vượt qua tình trạng lạc hậu kéo dài trong nhiều
năm tiến tới việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa.
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Bắc Âu không
chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn đáp ứng những nhu cầu thực tiển của đất
nước hiện nay, những kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có được những bài
học kinh nghiệm, tìm được những thuận lợi và khó khăn trong mối quan hệ giữa
hai bên đồng thời trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp, những chính sách phù
hợp để phát huy mối quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả hơn.
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu từ trước
đến nay chưa được các nhà khoa học Lịch sử Việt Nam nghiên cứu. Quá trình
phát triển của Việt Nam trong tương lai đòi hỏi cần phải tiếp cận đến những vấn
đề hội nhập quốc tế và khu vực mang nhiều lợi ích cho đất nước một cách khách
quan nhất.
Từ những ý nghĩa khoa học và thực tiển trên chúng tôi quyết định chọn đề
tài “Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu (1969 -2005)” với mong
muốn khái quát, tổng hợp lại mối quan hệ này. Từ đó đưa ra những nhận định về
quá trình phát triển hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu trên cơ sở tác
động của tình hình thế giới, khu vực và sự phát triển nội tại của Việt Nam trong
những thời điểm khác nhau.
2. Lịch sử vấn đề
Theo hiểu biết của chúng tôi đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu, chỉ có
một số sách đã xuất bản đề cập đến vấn đề này chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế
nhưng lại được lồng ghép trong mối quan hệ chung của khu vực EU và thế giới.
Ở trong nước có một số sách và công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
“Quan hệ Việt Nam – Liên minh Châu Âu” của tiến sĩ Trần Thị Kim Dung, Nhà
xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; Luận án “Quan hệ Việt Nam – Liên
hiệp Châu Âu (1990 -2004)” của tác giả Hoàng Thị Như Ý, Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, 2006; “Thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa liên
hiệp Châu Âu và Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI”
tác giả Bùi Huy Khoát (chủ biên), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; “Việt
Nam và các nước Tây Bắc Âu trong tình hình mới, Hội nhập quốc tế và giữ vững
bản sắc” tác giả Nguyễn Dy Niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; “Các
quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ quốc tế với Việt Nam” của Bộ Kế hoạch và
đầu tư, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2006; “Quan hệ EU –ASEAN trước ngưỡng cửa
thế kỉ XXI. ASEAN những vấn đề và xu hướng” tác giả Bùi Huy Khoát, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; “Hợp tác Á –Âu và vai trò của Việt Nam” tác
giả Nguyễn Duy Quý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; “Quan hệ kinh tế
thương mại Việt Nam – EU”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
Mặt khác còn có nhiều bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa Việt Nam với
các nước Bắc Âu được đăng tải trên các tạp chí, các báo như : “Khả năng hợp tác
kinh tế Việt Nam - Thụy Điển” của Hoàng Xuân Hòa, Tạp chí Nghiên cứu Châu
Âu, số 6 năm 1998; “Hợp tác Việt Nam – Đan Mạch hướng tới thế kỷ 21” của
Đỗ Thị Lan Phương, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5 năm 1999; “Quan hệ
Việt Nam – Na Uy những năm gần đây” của Đỗ Thị Lan Phương, Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, số 6 năm 1999; “Bước phát triển mới trong quan hệ Việt
Nam - Thụy Điển” của Nguyễn Thanh Lan, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 66
năm 2005; “Cộng hòa Phần Lan và quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam” của
Đỗ Thị Lan Phương, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 1 năm 2000; “Đan Mạch -
Một đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam” của Vũ Chiến Thắng, Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, số 49 năm 2003; “Việt Nam – Đan Mạch: hỗ trợ trên cơ sở
bình đẳng” của Hồng Phúc, Tuần báo quốc tế, số 12 năm 1996; “Việt Nam -Thụy
Điển: Quan hệ hợp tác quốc tế không ngừng phát triển” của Đỗ Lan Phương, Tạp
chí Nghiên cứu Châu Âu, số 3 năm 2000. Ngoài ra còn có một số bài viết khác
được lồng ghép chung với mối quan hệ của EU và thế giới như: “Toàn cầu hóa
kinh tế - một số tác động tới quá trình liên kết kinh tế EU – ASEAN” của tiến sĩ
Nguyễn An Hà, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 20 năm 2003; “Thúc đẩy quan
hệ kinh tế EU –ASEAN: cơ hội phát triển cho các nước thành viên mới của
ASEAN” của Hoàng Xuân Hòa, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 50 năm 2003;
“Thực trạng và triển vọng hợp tác đầu tư Việt Nam – EU” của Nguyễn Duy
Quang, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 1 năm 2000; “Vai trò của Liên minh
Châu Âu đối với sự phát triển thương mại Việt Nam” của Hoàng Xuân Hòa, Tạp
chí Nghiên cứu Châu Âu, số 2 năm 2000; “Quan hệ Việt Nam – Liên minh Châu
Âu từ 1995 tới nay”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 6 năm 2001; “Tổng quan
về hợp tác Việt Nam – EU năm 2000”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 2 năm
2002; “Quan hệ hợp tác Việt Nam với EU về lĩnh vực dầu khí và du lịch” của Vũ
Văn Phúc, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 2 năm 2002; “Quan hệ kinh tế Việt
Nam với Liên minh Châu Âu” của Trần Văn Chu, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu,
số 6 năm 2002; “Đổi mới chính sách đối ngoại nhằm phát triển hợp tác Việt Nam
– Châu Âu trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao” của Nguyễn Hoàng Giáp, Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, số 54 năm 2003; “Tiến trình hợp tác Á –Âu và sự tham
gia của Việt Nam” của Nguyễn Quang Thuấn, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số
59 năm 2004; “Việt Nam trong tiến trình ASEM: cơ hội và thách thức” của
Nguyễn Quang Thuấn, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 61 năm 2005; “Tình
hình chính trị - xã hội của EU hiện nay (2001- 2005) và những tác động đến Việt
Nam” của Đinh công Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 62 năm 2005; “Hợp
tác phát triển Việt Nam – EU những kết quả bước đầu” của Nguyễn Hồng Vân,
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 63 năm 2005…
Ở ngoài nước: có những công trình nghiên cứu như: Brian B., Coping
with Contagion: Europe and the Asian Financial Crisis, Asian Survey,May/June;
Dent C.M., The European Union and East Asia: Geo – Economic Diplomacy
and Crisis Management, Global Change: The Impact of Asia in the 21st Century,
Macmillan, London…
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các nguồn tài liệu từ các Văn kiện của
Đảng, nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, các Hiệp định, các văn bản ký kết
giữa hai nước, các tài liệu liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam với các
nước Bắc Âu được lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia II – TPHCM, các số
liệu của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê…Các
trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam (www.cpv.org.vn),Quốc hội Việt
Nam(www.na.gov.vn), Bộ Văn hóa - Thể thao du lịch (www.cinet.vnn.vn), Bộ
Ngoại giao Việt Nam (www.mofa.gov.vn), Tổng Cục thống kê
(www.gso.gov.vn), Bộ kế hoạch đầu tư (www.mpi.gov.vn), Bộ Công Thương
(www.mot.gov.vn).....
Còn có một số trang website khác của Đại sứ quán các nước Bắc Âu như:
Đại sứ quán Thụy Điển (www.hanoi.embassy.ud.se), Đại sứ quán Na Uy
(www.norway.org.vn ), Đại sứ quán Phần Lan ( www.finland.org.vn/en/ ), Đại sứ
quán Đan Mạch ( www.dk-vn.dk), Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển
(SIDA) (www.Sida.moci.gov.vn), Chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam -
Thụy Điển (www.sarec.gov.vn)...
Nhìn chung tài liệu này tương đối nhiều nhưng không hệ thống và khái
quát các vấn đề về quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu, các số liệu trích
dẫn từ nhiều nguồn có sự chênh lệch nhau, không nhất quán đã gây không ít khó
khăn trong quá trình tổng hợp và phân loại tài liệu của người thực hiện đề tài.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi dựa trên những quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng hai phương pháp
chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Đồng thời chúng tôi
cũng vận dụng cơ sở phương pháp luận, các phương pháp liên ngành khác như
phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp nghiên cứu kinh tế… và
các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê.
Dựa vào phương pháp lịch sử chúng tôi muốn dựng lại toàn bộ quá trình
lịch sử trong mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu qua các sự kiện,
dấu mốc và từng giai đoạn cụ thể của mối quan hệ dưới sự tác động của tình hình
thế giới, khu vực và tình hình phát triển của Việt Nam. Trên cơ sở của bức tranh
lịch sử toàn cảnh, phương pháp logic vạch ra những bản chất của mối quan hệ
giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu nhằm tìm ra được những thuận lợi, những
khó khăn trong mối quan hệ hợp tác giữa các bên và tìm ra những giải pháp thúc
đẩy mối quan hệ có hiệu quả hơn trong tương lai.
Trong quá trình nghiên cứu và xử lý tài liệu chúng tôi vận dụng những
quan điểm cơ bản tư tưởng của Hồ Chí Minh trong chính sách đối ngoại và
những quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới .Bên
cạnh đó chúng tôi luôn bám sát vận dụng những quan điểm đánh giá nhận định
của Đảng về tình hình quốc tế và khu vực trong những văn kiện Đảng đặc biệt về
những chính sách đối ngoại và xem đây là cơ sở mang tính lý luận và định hướng
trong quan điểm và tiếp cận nguồn tài liệu .
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian, giới hạn đề tài trong khoảng thời gian từ năm 1969 đến
năm 2005 trong đó lấy Việt Nam làm chủ thể nghiên cứu chính. Sở dĩ chúng tôi
chọn mốc thời gian từ 1969 – 2005 vì từ năm 1969 Thụy Điển là nước Châu Âu
đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa
trong lúc cuộc chiến tranh chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đang diễn ra quyết
liệt. Chúng tôi chọn năm 2005 là mốc kết thúc vì trong năm này Việt Nam đã mở
Đại sứ quán Việt Nam tại Helsinki, sự kiện này đã mở ra một bước tiến trong
mối quan hệ giữa Việt Nam với Phần Lan nhất là trong lĩnh vực thương mại và
đầu tư. Tuy nhiên, để làm rõ hơn nữa mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước
Bắc Âu chúng tôi có đề cập đến mối quan hệ này trong giai đoạn trước năm
1969.
Sở dĩ, chúng tôi không chọn mốc thời gian khởi đầu cho việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu từ năm 1945 trước khi hai bên
thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ vì trong giai đoạn này quan hệ giữa hai
bên bị chi phối bởi trật tự hai cực Ianta, quan hệ quốc tế trên thế giới lúc này
được tuân theo chuẩn mực cùng nhau hay khác nhau về ý thức hệ. Ngoài ra,
trong chính sách đối ngoại của các nước Bắc Âu đều thực hiện chính sách đối
ngoại trung lập, không liên kết quân sự vì thế giữa Việt Nam với các nước Bắc
Âu chưa thiết lập được quan hệ chính thức nào.
Năm 1954 được chúng tôi chọn làm mốc khởi đầu cho việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu trước khi hai bên thiết lập quan
hệ ngoại giao vì trong thời gian này mặc dù thực hiện chính sách đối ngoại trung
lập nhưng các nước Bắc Âu vẫn muốn giữ cân bằng trong quan hệ với các nước
lớn. Từ năm 1954 từng nước Bắc Âu đã thiết lập mối quan hệ song phương với
chính quyền miền Nam Việt Nam. Sau khi nhận thấy nguy cơ sa lầy và thất bại
của Mĩ, cùng với các phong trào đấu tranh của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế
giới phát triển mạnh, nên năm 1969 Thụy Điển là nước Bắc Âu đầu tiên thiết lập
quan hệ ngoại giao với chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Bắc Âu (Na
Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch) trong điều kiện tình hình thế giới và khu
vực có nhiều biến động do đó những chính sách, biện pháp trong các chính sách
đối ngoại của chính phủ Việt Nam phải phù hợp với tình hình chung của thế giới.
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lấy Việt Nam làm chủ thể nghiên cứu chính
trong mối quan hệ giữa các bên.
5. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở phân tích, so sánh các tài liệu thu thập được, chúng tôi cố
gắng hệ thống lại hoàn chỉnh mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu
trên nhiều lĩnh vực hợp tác từ năm 1969 đến năm 2005 với những thuận lợi lẫn
khó khăn.
- Trên cơ sở của mối quan hệ này, chúng tôi đưa ra những nhận xét, đánh
giá để nhìn thấy được những khó khăn trong quá khứ để có những chính sách
phù hợp. Từ đây rút ra những bài học kinh nghiệm, dự báo những cơ hội và thách
thức trong bối cảnh của tình hình mới, từ đó đề ra những giải pháp hợp lý nhằm
thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác có hiệu quả hơn nữa trong hiện tại và
tương lai.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Lịch sử, Quan
hệ quốc tế…
6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm: phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tham khảo và
phụ lục, nội dung chính của luận văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu từ năm 1969
đến năm 1975.
Chương 2: Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu từ năm 1976
đến năm 2005.
Chương 3: Những thách thức, cơ hội và những giải pháp thúc đẩy mối
quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu.
Chương 1: QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC BẮC ÂU TỪ
NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975
1.1. Khái quát mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu trước
khi đặt quan hệ ngoại giao cấp đại sứ (1954 -1968)
1.1.1. Đôi nét về các nước Bắc Âu
Khu vực Bắc Âu gồm ba nước nằm trên bán đảo Scandinavia (Na Uy,
Thụy Điển, Phần Lan) và hai nước Aixơlen, Đan Mạch. Khu vực Bắc Âu nằm ở
các vĩ độ cao nhất của châu Âu, có địa hình băng hà cổ, khu vực Bắc Âu có diện
tích khoảng 1.258.423 km2 trong đó Thụy Điển là quốc gia có diện tích lớn nhất
(449.964 km2) phần lớn diện tích ở đây nằm trong vùng khí hậu ôn đới lục địa,
lạnh. Mặc dù, Bắc Âu có những đặc điểm khí hậu chung giống nhau như giá rét
vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hạ. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về khí hậu
giữa các nước trong khu vực nhất là hai bên dãy núi Scandinavia, Thụy Điển,
Phần Lan nằm ở phía đông nên có mùa đông rất lạnh, tuyết rơi vào khoảng tháng
10 trong năm, còn Na Uy nằm ở phía tây nên có khí hậu ấm hơn, mùa đông
không lạnh lắm, mùa hạ mát và mưa nhiều. Đa số cư dân ở Bắc Âu có mức sống
cao, nền kinh tế ở đây phát triển nhanh chóng nhờ biết khai thác hợp lý những
nguồn tài nguyên thiên nhiên sẳn có để phát triển. Nguồn tài nguyên quan trọng
ở Bắc Âu là dầu mỏ, rừng, quặng sắt, đồng, uranium, nguồn thuỷ năng, cá
biển…trong đó nguồn thuỷ điện được xem là lợi thế lớn ở Bắc Âu, do có nguồn
thuỷ điện dồi dào và rẻ nên thuận lợi cho công nghiệp phát triển.
Nói đến Bắc Âu là nói đến kinh tế biển, kinh tế biển giữ vai trò quan trọng
và là nguồn thu ngoại tệ lớn của mỗi nước ở khu vực này, ngoài kinh tế biển các
nước Bắc Âu còn phát triển các ngành công nghiệp khai thác dầu khí, công
nghiệp khai thác rừng, sản xuất đồ gỗ, giấy…
Các nước trong khu vực Bắc Âu có mối quan hệ lịch sử gắn kết lẫn nhau,
năm 1370 các nước Bắc Âu liên minh với nhau thành lập ra Liên minh Kalmar
gồm các nước Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy do Đan Mạch đứng đầu. Đan Mạch
và Thụy Điển là hai quốc gia thường xuyên xảy ra chiến tranh để tranh giành ảnh
hưởng ở bán đảo Scandinavia, thế kỷ XVII – XVIII là thời kỳ phát triển cực
thịnh của nhà nước phong kiến Thụy Điển, Thụy Điển tiến hành chiến tranh thôn
tính các nước láng giềng (Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan) nhưng đến thế kỷ XIX
các nước Bắc Âu bị Nga gây chiến và áp đặt sức ảnh hưởng của mình ở khu vực
này.
Thế kỷ XX các quốc gia ở Bắc Âu lần lượt tuyên bố độc lập, thực hiện
chính sách đối ngoại trung lập không đứng về bên nào trong hai cuộc chiến tranh
thế giới. Ngoài ra, để gìn giữ và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các nước
Bắc Âu trên các các lĩnh vực như luật pháp, văn hoá xã hội, kinh tế, an ninh quốc
phòng, giao thông vận tải… các nước Bắc Âu đã thống nhất thành lập Hội đồng
Bắc Âu (16/3/1952) Hội đồng Bắc Âu có vai trò cố vấn cho chính phủ các nước
Bắc Âu về những vấn đề có liên quan đến việc hợp tác giữa các nước trong khu
vực.
Vương quốc Đan Mạch
Đan Mạch nằm ở khu vực Bắc Âu, phía nam giáp Cộng hòa Liên bang
Đức, ba mặt còn lại giáp với biển Bắc và biển Bantich, Đan Mạch bao gồm có
một bán đảo (Jutland nối Đan Mạch với Châu Âu) và 500 đảo nhỏ khác nhau.
Đan Mạch còn có hai vùng đất tự trị trực thuộc đảo Greenland (2.166.086 km2)
và quần đảo Faroe (1.399 km2). Phần lớn lãnh thổ của Đan Mạch là đảo và các
bán đảo, trong đó có 79 hòn đảo có cư dân sinh sống. Mặc dù, Đan Mạch là một
quốc gia có diện tích vào loại nhỏ nhất ở Châu Âu nhưng Đan Mạch lại có mật
độ dân cư khá lớn khoảng 121 người/km2, Đan Mạch có bờ biển dài khoảng
7.300 km, lãnh thổ Đan Mạch là một vùng đất thấp hơn mực nước biển nơi cao
nhất cũng chỉ cao 178m. Nằm ở bán đảo Scandinavia Đan Mạch có một vị trí
quan trọng trong việc thông thương buôn bán giữa các nước trên bán đảo
Scandinavia và một phần còn lại của Châu Âu.
Khí hậu của đất nước Đan Mạch tương đối ôn hòa do có dòng hải lưu nóng
Gulf Stream chảy qua đất nước vì thế nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng
7,90C, trong đó lạnh nhất là tháng 2 với nhiệt độ trung bình – 40C, tháng 7 là
tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình khoảng 16,60C.
Đan Mạch theo thể chế quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước hiện nay là
Nữ hoàng Margrethe II (nữ hoàng Margrethe II sinh vào ngày 16/4/1940, năm
1967 bà kết hôn với bá tước người Pháp Henri de Laborde de Monpezat, ngày 14
tháng 1 năm 1972 bà lên ngôi nữ hoàng thay cho vua cha là Frederik IX cai trị
vương quốc Đan Mạch). Thủ tướng Đan Mạch hiện nay là Anders Fogh
Rasmussen thuộc Đảng Tự do. Chính phủ Đan Mạch là một cơ quan hành pháp,
Nữ hoàng chỉ định Thủ tướng, Thủ tướng là người điều hành các thành viên
trong chính phủ và các thành viên trong chính phủ nội các do Thủ tướng lập ra
phải được Nữ hoàng chấp thuận.
Đan Mạch là nước có rất ít tài nguyên khoáng sản, ở Đan Mạch nguồn tài
nguyên chủ yếu là đồng ruộng, biển, đất sét và đá vôi tuy nhiên Đan Mạch đã
biết sử dụng những thế mạnh của mình để xây dựng Đan Mạch thành một nước
công nghiệp phát triển cao, công nghiệp chiếm hơn 40% nguồn thu nhập quốc
dân.
Do Đan Mạch là một nước công nghiệp phát triển nên người dân ở đây có
mức sống khá cao, từ trước đến nay ở đất nước này khoảng cách giàu nghèo luôn
ở tỷ lệ thấp hơn so với nhiều nước phát triển khác trên thế giới, nhờ tiếp giáp
biên giới với một trong những quốc gia hùng mạnh trong liên minh Châu Âu là
Cộng hòa liên bang Đức nên Đan Mạch đã hướng các hoạt động kinh tế và chính
trị của mình về phía nam nhưng bên cạnh đó Đan Mạch cũng có những mối quan
hệ chặt chẽ với Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan ở phía bắc (3 nước này chiếm tới
41% trao đổi thương mại của Đan Mạch).
Do có vị trí địa lý thuận lợi nên Đan Mạch có mối quan hệ gắn bó với
những nước Tây Bắc Âu và Mỹ, Đan Mạch luôn ủng hộ cho một Châu Âu thống
nhất, luôn vững mạnh trong kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng để làm chổ
dựa vững chắc cho Đan Mạch. Đan Mạch là nước đã sớm tham gia vào các tổ
chức quốc tế và khu vực như khối EFTA, Hội đồng Bắc Âu, tham gia vào tổ
chức NATO nhưng lại không cho phép tổ chức NATO được thiết lập căn cứ hạt
nhân của NATO trên lãnh thổ của mình trong thời gian hòa bình Đan Mạch chỉ
ủng hộ NATO một tổ chức để phòng thủ. Đan Mạch còn tham gia vào các tổ
chức như EMS, UN, OECD, IMF, WTO, Đan Mạch tham gia vào liên minh
Châu Âu năm 1973 để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế, chính trị ở khu vực, mặc dù
tham gia vào liên minh Châu Âu nhưng Đan Mạch vẫn chưa tham gia vào hệ
thống đồng tiền chung Châu Âu (Euro).
Cộng hòa Phần Lan
Phần Lan nằm trên bán đảo Scandinavia ở khu vực Bắc Âu, phía tây giáp
với Thụy Điển, phía đông và đông nam giáp với Nga, phía bắc giáp với Na Uy
và phía nam giáp Estonia qua vịnh Phần Lan. Gần 1/3 lãnh thổ của Phần Lan
nằm ở phía vành đai Bắc cực, hồ chiếm 1/10 diện tích của Phần Lan với tổng số
khoảng 50.000 hồ trong đó có hồ Saimaa là hồ lớn nhất với diện tích 4.400 km2.
Vịnh Bothnia ở phía tây và vịnh Phần Lan ở phía nam vào mùa đông thường
đóng băng các cảng phải sử dụng máy phá băng để tàu thuyền thuận lợi lưu
thông, đất đai ở Phần Lan đa phần là đất băng giá từ khu vực phía tây bắc có núi
cao với đỉnh lên đến 1.342 m còn phần lớn diện tích còn lại là vùng đất thấp hơn
mực nước biển.
Phần Lan có mùa hè ấm, mùa đông rất lạnh và kéo dài nhất là ở phía Bắc.
Do nằm ở gần Bắc cực nhưng có dòng hải lưu nóng Gulf Stream chảy qua lãnh
thổ nên nhiệt độ ở Phần Lan cao hơn hẳn so với các nước khác trên cùng vĩ
tuyến, ở Phần Lan khí hậu có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa đông và mùa hè, ở thủ
đô Helsinki nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 5,3oC vào ban ngày nhiệt độ
cao nhất ở miền nam Phần Lan đôi lúc lên đến 30oC nhưng vào mùa đông tháng
1, tháng 2 nhiệt độ thường xuộng dưới – 20oC. Ở phía cực bắc của Phần Lan ở
dưới vùng Bắc cực khi vào mùa hè có lúc mặt trời không lặn trong thời gian rất
lâu khoảng 73 ngày, người ta còn gọi là những ngày “hè đêm trắng” còn vào mùa
đông ở vùng Bắc cực của Phần Lan một mùa đông lạnh và kéo dài mặt trời
không mọc trong 51 ngày liền.
Phần Lan theo chế độ cộng hòa, quyền lập pháp thuộc về quốc hội và tổng
thống, quyền hành pháp thuộc về tổng thống và chính phủ. Tổng thống là người
đứng đầu nhà nước được nhân dân bầu cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu trong
nhiệm kỳ 6 năm, từ năm 1991 ở Phần Lan không có một vị tổng thống nào được
tại nhiệm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp, hiện nay đứng đầu nhà nước ở Phần Lan là
nữ tổng thống Tarja Halonen, bà nhậm chức tổng thống vào năm 2000 và được
tái đắc cử vào năm 2006.
Phần Lan phát triển đồng đều cả về nông nghiệp lẫn công nghiệp, Phần
Lan nổi tiếng về khai thác gỗ, công nghiệp đánh cá cũng phát triển đáng kể bên
cạnh đó việc sản xuất các mặt hàng sữa đủ đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu. Từng bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh và phải bồi thường
một khoản tiền lớn vào giữa những năm 1940 nhưng Phần Lan đã vươn lên trở
thành một nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới với những ngành công
nghiệp mũi nhọn có trình độ kỹ thuật cao.
Phần Lan luôn theo đuổi chính sách ngoại giao trung lập giữ cân bằng
trong các mối quan hệ với các nước, không tham gia vào các khối quân sự lớn
trên thế giới, Phần Lan luôn ủng hộ thúc đẩy các hoạt động vì hòa bình, làm giảm
căng thẳng tình hình thế giới Phần Lan là thành viên tích cực của EU, ưu tiên
quan hệ với những nước láng giềng Bắc Âu, Nga và các nước vùng Bantich, năm
1950 Phần Lan trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), gia
nhập Liên hiệp quốc năm 1955, trở thành thành viên của Bắc Âu năm 1956, năm
1969 tham gia Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), liên kết với khối
mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) năm 1961 và trở thành thành viên đầy đủ vào
năm 1986, năm 1973 Phần Lan ký hiệp định tự do thương mại với cộng đồng
kinh tế Châu Âu (EEC), Phần Lan gia nhập Liên minh Châu Âu năm 1995 và
EMU từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Ngoài ra, Phần Lan còn là thành viên của Tổ
chức quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều ngân hàng trên thế giới, Phần Lan là
quốc gia duy nhất ở Bắc Âu tham gia đồng tiền chung Euro bắt đầu vào năm
1999.
Trong chính sách đối ngoại của mình Phần Lan luôn coi trọng chính sách
viện trợ và hợp tác phát triển và coi đây là một phần quan trọng trong chính sách
đối ngoại của mình, thông qua những viện trợ phát triển của mình Phần Lan
mong muốn hỗ trợ các nước nghèo cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và thông
qua đó Phần Lan muốn tăng cường khả năng thu hút đầu tư, thương mại của các
nước này nhằm mục đích từng bước xóa bỏ tình trạng nghèo đói trên thế giới.
Vương quốc Na Uy
Na Uy nằm ở phía tây của Scandinavia với bờ biển lởm chởm bị chia cắt
bởi nhiều vịnh hẹp và khoảng 50.000 hòn đảo trải dài hơn 2500 km, Na Uy có
biên giới đường bộ ở phía đông chung với Thụy Điển, Phần Lan, Nga. Diện tích
lãnh thổ của Na Uy lớn hơn Đức nhưng phần lớn lãnh thổ của Na Uy là núi non
ngoài ra còn có nhiều sông băng và thác nước. Na Uy có diện tích 385.156 km2
trong đó đất đai ở chính quốc có diện tích 323.759 km2, phần còn lại là quần đảo
Svalbard giáp với đảo Greenland thuộc Đan Mạch có diện tích l._.à 61.020 km2 và
đảo Jan Mayen có diện tích 377 km2.
Do có dòng hải lưu Gulf Stream chảy qua nên Na Uy có nhiệt độ ấm và
lượng mưa lớn, lục địa có bốn mùa riêng biệt với mùa đông lạnh và ít mưa hơn
trong đất liền trong khi đó vùng cực Bắc có khí hậu cận Bắc cực, quần đảo
Svalbard có khí hậu tundra Bắc cực. Trong khi đó, ở bờ biển phía tây thường có
mưa to với lượng mưa hàng năm lên đến 1958 mm, ở Na Uy có sự khác biệt theo
mùa lớn trong ngày, ở các vùng phía bắc Bắc cực mặt trời mùa hè có thể không
bao giờ xuống dưới đường chân trời do đó người ta miêu tả Na Uy như là “vùng
đất của mặt trời lúc nửa đêm” nhưng trong mùa hè ở vùng phía nam Bắc cực
người dân Na Uy lại được hưởng ánh sáng của mặt trời trong vòng 20 giờ.
Vương quốc Na Uy theo chế độ quân chủ lập hiến với một chính phủ theo
hệ thống nghị viện, hiến pháp năm 1814 của Na Uy quy định quân chủ lập hiến
theo chế độ cha truyền con nối Vua có nhiều quyền hành nhưng hiện nay vua
Harald V (lên ngôi vào 17/1/1991) chỉ mang tính nghi lễ, có ảnh hưởng như một
biểu tượng thống nhất của quốc gia toàn bộ quyền lực chính trị đều thuộc về cơ
quan hành pháp đứng đầu là Thủ tướng.
Na Uy là một nước có nền kinh tế hỗn hợp có sự kết hợp giữa hoạt động
thị trường tự do và sự sở hữu lớn của nhà nước, chính phủ kiểm soát các ngành
kinh tế chủ chốt như dầu mỏ, sản xuất năng lượng thủy, ngân hàng, chế tạo
nhôm, các dịch vụ viễn thông. Na Uy có nhiều tài nguyên phong phú bao gồm
dầu mỏ, thủy năng, đánh cá, lâm nghiệp, khoáng chất…Na Uy là nước có nhiều
nguồn tài nguyên thiên nhiên so với quy mô của dân số vì thế Na Uy là một trong
những nước có những tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới, những nguồn tài nguyên
quý như dầu khí hay những ngành công nghiệp liên quan đều là những ngành
kinh tế quan trọng, tỷ lệ thất nghiệp ở Na Uy rất thấp.
Sau năm 1945 Na Uy đã thay đổi chính sách đối ngoại của mình từ “trung
lập hạn chế” sang liên minh quân sự, gia nhập vào Liên minh quân sự Bắc Đại
Tây Dương (NATO) nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng cho Na Uy. Na Uy chủ
trương gia nhập vào liên minh Châu Âu (EU) giống như các nước Bắc Âu khác
nhưng chưa được đa số người dân Na Uy đồng ý mặc dù chưa gia nhập EU
nhưng Na Uy vẫn quan hệ kinh tế thương mại hợp tác với các nước thành viên
EU, quan hệ hợp tác với các nước Bắc Âu khác thông qua Hội đồng Bắc Âu,
ngoài ra Na Uy còn đẩy mạnh hợp tác tiểu vùng với các nước xung quanh biển
Baltic.
Vương quốc Thụy Điển
Thụy Điển nằm ở phía đông bán đảo Scandinavia, giáp với Na Uy, Phần
Lan, vịnh Bôtnhia và biển Bantich. Thụy Điển có điểm thấp nhất so với mực
nước biển là 2,4m ở Schonen trãi dài từ phía bắc của Schonen là cao nguyên nam
Thụy Điển, vùng đất này có nhiều đồi núi với nhiều hồ, còn ở miền trung của
Thụy Điển là một vùng đất bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi các đồng bằng lớn,
đồi núi, vịnh hẹp và các hồ. Khí hậu Thụy Điển tương đối ôn hòa do nằm ở gần
Đại Tây Dương với dòng hải lưu Gulf Stream ấm áp, Thụy Điển có khí hậu ẩm
mưa nhiều, nhiệt độ ít thay đổi giữa mùa đông và mùa hè, mùa đông lạnh và dài
còn mùa hè ấm.
Thụy Điển theo chế độ quân chủ lập hiến,Vua (Carl XVI Gusstaf sinh
ngày 30/4/1946 lên ngôi năm 1973) không có quyền lực chính trị Vua chỉ tham
gia vào các hoạt động mang tính lễ nghi như khai mạc quốc hội hàng năm, chủ trì
hội đồng cố vấn đối ngoại hoặc nhận thư ủy nhiệm của các đại sứ từ các nước
đến nhận nhiệm sở tại Thụy Điển. Quyền lực thuộc về quốc hội và chính phủ.
Thụy Điển có nền công nghiệp phát triển cao, ở Thụy Điển có các ngành
kinh tế chính gồm công nghiệp chế tạo (chế tạo ô tô hoặc động cơ máy bay) công
nghiệp chế tạo là một ngành công nghiệp lớn nhất trong tất cả các ngành công
nghiệp Thụy Điển có nhiều công ty lớn với các công ty chế tạo xe cơ giới như
công ty Volvo, Scania, Saab, Saab AB; công nghiệp gỗ và giấy chiếm 16% giá trị
sản xuất công nghiệp của Thụy Điển trong đó có 4 công ty lớn, công nghiệp chế
tạo máy với các công ty lớn như Electrolux, SKF, Tetra – Pak, Alfa – Laval và
công nghiệp điện – điện tử với công ty Ericsson, ABB…
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2 do theo đổi chính sách
ngoại giao trung lập nên nước này đã không bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh,
chính phủ Thụy Điển tích cực tham gia cùng nhân dân thế giới vào các cuộc đấu
tranh vì độc lập dân tộc, hòa bình, chống chạy đua vũ trang và ủng hộ các phong
trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước khu vực Á, Phi – Mĩ Latinh. Sau
năm 1945 để thích ứng với thời cuộc mới Thụy Điển vẫn tiếp tục duy trì chính
sách không liên kết quân sự, không gia nhập vào NATO tuy nhiên trong chính
sách đối ngoại của mình Thụy Điển đã điều chỉnh mối quan hệ với Châu Âu đặc
biệt Thụy Điển xin gia nhập vào Liên hiệp châu Âu (trở thành thành viên chính
thức của EU vào năm 1995) tham gia cơ chế quan hệ đối tác vì hòa bình với
NATO, ngoài ra Thụy Điển còn chú trọng đặt quan hệ đối ngoại với khu vực
châu Á đặc biệt là Đông Nam Á và Đông Bắc Á đây là 2 khu vực quan tâm của
Thụy Điển trong chính sách hợp tác phát triển.
1.1.2. Khái quát mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu trước khi
đặt quan hệ ngoại giao cấp đại sứ (1954 -1968)
Hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954 Việt Nam bị chia cắt làm hai
miền, miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế và tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa,
Đảng và nhân dân miền Bắc phục hồi và nâng cao sản xuất trong đó đặc biệt là
sản xuất nông nghiệp bên cạnh đó nhà nước còn chú ý đến công tác phục hồi các
tuyến giao thông vận tải mang tính chất mở đường và tăng cường sản xuất công
nghiệp, thủ công nghiệp trong đó chú trọng đền những xưởng sản xuất công
nghiệp nhẹ, sản xuất những mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ cho nhu cầu đời
sống của nhân dân. Năm 1954 ở miền Nam để phá hoại hiệp định Giơnevơ Mĩ đã
dựng lên một chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, tháng 9 năm 1954 Mĩ quyết
định viện trợ cho chính phủ Ngô Đình Diệm ở miền Nam và cử tướng L.Colins
sang Việt Nam làm đại sứ ở Sài Gòn, để xây dựng chính quyền thân Mĩ vững
mạnh ở miền Nam ngăn chặn sự lan rộng của phong trào cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc Ngô Đình Diệm ra sức xây dựng chính quyền mới ở miền Nam
Việt Nam thành một quốc gia vững mạnh với đạo quân cảnh sát và đạo quân sen
đầm, Mĩ giúp đỡ chính quyền Sài Gòn xây dựng một đội quân thiện chiến được
trang bị vũ khí tương đối hiện đại và được sự huấn luyện cũng như điều khiển
trực tiếp từ các cố vấn quân sự Mĩ ở Sài Gòn.
Trong giai đoạn năm 1954 -1968 chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa
ở miền Bắc vừa chú trọng khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm mục
đích lớn nhất tiến tới thống nhất nước nhà, để phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Đảng và nhân dân miền Bắc đã tăng
cường mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường đoàn kết với các
phong trào cách mạng thế giới, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
1.1.2.1. Quan hệ giữa Việt Nam cộng hòa với các nước Bắc Âu (1954 – 1968)
Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu trong giai đoạn này chủ
yếu được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ giữa chính quyền của Ngô Đình Diệm
với chính phủ các nước Bắc Âu, do bị chi phối của trật tự hai cực Ianta nên mối
quan hệ này được quyết định trên ý thức hệ cùng nhau hoặc khác nhau về ý thức
hệ, trong đường lối chính sách đối ngoại của mình các nước Bắc Âu luôn theo
đuổi chính sách đối ngoại trung lập giữ mối quan hệ gắn bó với các nước lớn, các
khối, mong muốn quan hệ với các nước lớn như Tây Bắc Âu và Mĩ (trong đó có
Đan Mạch và Na Uy là những đồng minh của Mĩ, Na Uy luôn luôn lo ngại sự
ảnh hưởng từ Nga vì thế Na Uy ủng hộ Mĩ trong mọi chính sách đối ngoại quốc
tế) với mục đích làm chổ dựa đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước.
Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch đã ủng hộ Mĩ trong các quan hệ
quốc tế và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam cộng hòa ở miền Nam
Việt Nam, Đan Mạch công nhận Việt Nam cộng hòa vào ngày 1 tháng 3 năm
1957 và thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nhà nước Việt Nam cộng hòa vào
ngày 30 tháng 5 năm 1962; Na Uy công nhận Việt Nam cộng hòa vào ngày 16
tháng 8 năm 1962 và đặt quan hệ ngoại giao vào 11 ngày sau đó; Thụy Điển
công nhận Việt Nam cộng hòa vào ngày 3 tháng 7 năm 1958 và đặt mối quan hệ
ngoại giao giữa hai chính phủ vào ngày 30 tháng 5 năm 1962 [79].
Có nhiều cá nhân từ các nước Bắc Âu đã đến thăm viếng Việt Nam cộng
hòa nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ giữa hai bên, trong năm 1957 nhân chuyến
sang Nhật dự hội nghị P.E.N văn hào Đan Mạch Kelvin Lindemann đã sang Việt
Nam và xin yết kiến tổng thống trong thời gian ông lưu lại Sài Gòn với mục đích
thu thập các tài liệu có liên quan đến cuộc chiến đấu của quân đội Việt Nam cộng
hòa chống lại cộng sản để viết sách báo. Vào ngày 5 tháng 9 năm 1958 ký giả
Eralph Oppenhejm quốc tịch Đan Mạch mang giấy thông hành số 002800 đã đến
Sài Gòn, ký giả Eralph Oppenhejm đang viết sách và làm ký giả cho tờ
Manchester Guardian ở London, ký giả Đan Mạch thực hiện chuyến viếng thăm
này đến các nước Viễn Đông và Đông Nam Á nhằm mục đích thu thập tài liệu để
xuất bản một quyển sách về các nước Á châu [75].
Năm 1958 Bộ ngoại giao và văn phòng Phủ tổng thống Việt Nam cộng hòa
đã đón tiếp các cá nhân và đại diện của chính phủ hoàng gia Đan Mạch đến thăm,
lúc 11 giờ ngày 14 tháng 2 năm 1958 tại phòng khánh tiết của Dinh Độc Lập
tổng thống Việt Nam cộng hòa và bộ trưởng ngoại giao đã có buổi tiếp kiến với
đặc sứ Đan Mạch Gunnar Seidenfaden đến trình ủy nhiệm thư lên tổng thống đi
cùng với ngài đặc sứ Đan Mạch còn có ông lãnh sự Đan Mạch Arne Smidt [75].
Mối quan hệ song phương giữa Việt Nam cộng hòa với các nước Bắc Âu
trong giai đoạn 1954 -1968 được thắt chặt hơn dựa trên cơ sở mối quan hệ gắn bó
lâu dài giữa các nước Bắc Âu với Mĩ. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Việt Nam
cộng hòa với các nước Bắc Âu chỉ được thiết lập về mặt chính trị còn quan hệ
hợp tác kinh tế thì vẫn chưa xuất hiện.
1.1.2.2. Quan hệ giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa với các nước Bắc Âu
(1954 – 1968)
Từ năm 1960 trở đi khi Mĩ đã đưa vào chiến trường miền Nam Việt Nam
một số lượng lớn lực lượng cố vấn quân sự Mĩ, tăng cường trang bị cho quân đội
Sài Gòn nhiều trang thiết bị vũ khí hiện đại như máy bay, xe bọc thép, vũ khí,
phát động “chiến tranh đặc biệt” với hình thức một cuộc chiến tranh mới, Mĩ còn
mở rộng chiến tranh ra toàn bộ chiến trường Việt Nam với cuộc “chiến tranh cục
bộ” Mĩ coi miền Nam Việt Nam là điểm chốt cuối cùng ngăn chặn sự lan rộng
của chủ nghĩa cộng sản ra cả khu vực Đông Nam Á. Nhận thấy Mĩ đang có nguy
cơ sa lầy ở chiến trường Việt Nam đồng thời trong thời gian này nhân dân toàn
thế giới đã đẩy nhanh các hoạt động đấu tranh trong đó có các phong trào đấu
tranh của nhân dân tiến bộ thế giới ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa
bình. Các cuộc đấu tranh ủng hộ cho cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân
Việt Nam không chỉ diễn ra ở các nước xã hội chủ nghĩa mà nó còn được sự
hưởng ứng của những tầng lớp trẻ tuổi ở một số nước tư bản phát triển như Pháp,
Canada, Anh, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản… và các nước ở khu vực Bắc
Âu như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch.
Các nước tư bản lớn trong đó có các nước Bắc Âu đã có sự thay đổi trong
mối quan hệ với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, họ lên án cuộc chiến
tranh do Mĩ đang gây ra cho nhân dân Việt Nam và bắt đầu giúp đỡ cho chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Các nước Bắc Âu tổ chức các hoạt động và
diễn đàn nhằm ủng hộ nhân dân Việt Nam, năm 1967 hội nghị quốc tế
Stockholm được tổ chức ở Thụy Điển với mục đích ủng hộ nhân dân Việt Nam
chống Mĩ, tháng 1 năm 1967 Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 13 đã quyết định
đưa mặt trận ngoại giao trở thành một mặt trận quan trọng để đánh Mĩ tiến tới
thống nhất đất nước. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tăng cường mở rộng
mối quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, Đảng cử nhiều phái đoàn sang
các khu vực địa phương ở các nước Bắc Âu tham gia vào các cuộc mít tinh và
các cuộc họp “đoàn kết với Việt Nam”. Bên cạnh đó, những thông tin chiến sự từ
các phương tiện thông tin của báo chí trong và ngoài nước về tội ác chiến tranh
của Mĩ đặc biệt là những vụ giết người trên đường phố Sài Gòn, vụ thảm sát dã
man người dân ở làng Sơn Mỹ (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), các công trình bệnh
viện, nhà máy hoặc trường học ở Hà Nội, Hải Phòng bị máy bay Mĩ tàn phá.
Những tội ác chiến tranh của Mĩ đã làm thức tỉnh lương tri của nhiều
người dân Châu Âu trong đó có các nước Bắc Âu. Các phong trào đấu tranh ủng
hộ cho nhân dân Việt Nam phát triển nhanh chóng ở Bắc Âu với những hình thức
phong phú và đa dạng, ở Thụy Điển xuất hiện những tổ chức như Ủy ban Thụy
Điển vì Việt Nam, Ủy ban viện trợ thuốc men cho Việt Nam, Những nhà vật lý
trẻ ủng hộ Việt Nam, Nhóm ủng hộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam …Ngoài ra, còn phải kể đến các tổ chức quần chúng như Công đoàn,
Thanh niên, Sinh viên, Phụ nữ, Hội hữu nghị …cũng rất tích cực và tham gia các
hoạt động ủng hộ Việt Nam [14, tr 383]. Nhân dân Việt Nam không thể nào quên
hình ảnh của ông Olof Palme sau này là Thủ tướng của Thụy Điển ông đã tham
gia cùng với nhân dân Thụy Điển xuống đường rước đuốc phản đối cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam của chính phủ Mĩ vào năm 1968.
1.2. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu từ năm 1969 đến năm 1975
1.2.1. Quan hệ giữa chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà với các nước
Bắc Âu từ năm 1969 đến năm 1975
Giai đoạn 1969 -1975 mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu
diễn ra song song giữa chính quyền Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam
và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hoạt động ngoại giao của chính quyền
cách mạng Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn, hai hoạt động ngoại
giao song song giữa chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ cách
mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam với các nước Bắc Âu diễn ra đồng
thời, mọi hoạt động ngoại giao “tuy hai mà một, tuy một mà hai” đều có cùng
một mục tiêu chiến lược chung đó là đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất
đất nước. Chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm
thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tăng cường mở rộng quan hệ với nhiều tổ
chức, tầng lớp và các giới trí thức chính trị. Tại các nước Bắc Âu, các hoạt động
ủng hộ nhân dân Việt Nam được diễn ra mạnh mẽ nhưng nổi bật nhất vẫn là ở
Thụy Điển trong đó có một số diễn đàn quốc tế quan trọng chuyên đề về ủng hộ
nhân dân Việt Nam và ba nước Đông Dương như: Đại hội thế giới vì Việt Nam,
họp nhiều lần trong các năm 1969, 1970, 1971 tại Stockhom [14, tr 385].
Các đảng cánh tả đặc biệt là các Đảng cộng sản tại các nước Bắc Âu tham
gia ủng hộ cho Việt Nam nhiệt tình nhất cũng bởi do có cùng chí hướng phấn
đấu, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp, giải phóng
xã hội. Tại Thụy Điển uỷ ban viện trợ thuốc men cho Việt Nam của Thụy Điển
do ông John Takman một trong những nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản cánh tả
Thụy Điển [14, tr 386].
Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nhận được sự
giúp đỡ rất lớn của những đảng viên của Đảng xã hội –Dân chủ Thụy Điển
(SAP) mặc dù phải chịu sức ép từ phía chính quyền Mĩ và các nước thân Mĩ
nhưng chính phủ Xã hội – Dân chủ của Thụy Điển (SAP) vẫn cho phép toà án
quốc tế về tội ác chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam được đặt trụ sở thường trực ở
Thụy Điển theo lời đề nghị của những Đảng viên cộng sản Thụy Điển như:
Hermasson – lãnh đạo Đảng cộng sản cánh tả, Stellan Arvidsson - nghị sĩ quốc
hội thuộc SAP [14, tr 388].
Sự giúp đỡ rất lớn của những đảng viên Đảng cộng sản cánh tả và những
đảng viên của Đảng Xã hội – Dân chủ ở Thụy Điển (SAP) đã tăng thêm sức
mạnh tinh thần cho nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của
mình, ngày 11 tháng 1 năm 1969 chính phủ SAP đã công nhận mối quan hệ
ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đây là chính phủ phương Tây
đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
giữa hai nước Việt Nam và Thụy Điển đã nhanh chóng tiến hành các hoạt động
thiết lập cơ quan sứ quán ở mỗi nước Thụy Điển lập sứ quán tại Hà Nội vào
tháng 6 năm 1970 sau đó một tháng Việt Nam cũng lập cơ quan sứ quán của
chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Stockholm vào tháng 7 năm 1970.
Mặc dù, Việt Nam cộng hòa tìm cách ngăn cản các nước Bắc Âu đặt quan
hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa nhưng với tính chất
chính nghĩa của cuộc chiến tranh đặc biệt là sự giúp đỡ rất lớn từ chính phủ Thụy
Điển đứng đầu là Thủ tướng Olof Palme, trong các ngày 29 và 30 tháng 12 năm
1972 thủ tướng Olof Palme cùng với nhiều nhà lãnh đạo của Thụy Điển sát cánh
với nhân dân thủ đô Stockholm xuống đường lấy chử ký đòi chính quyền Mĩ
chấm dứt ném bom và ký Hiệp định hoà bình ở Việt Nam [1, tr 131].
Nhân dân Việt Nam không những được sự động viên về tinh thần mà còn
nhận được nhiều sự giúp đỡ về vật chất từ chính phủ hoàng gia Thụy Điển, trong
các năm từ 1969 đến năm 1973 Thụy Điển đã quyên góp giúp đỡ cho nhân dân
Việt Nam với số tiền lên đến 16 triệu cuaron (gần 4 triệu USD) [14, tr 384].
Trong năm 1974 chính phủ Thụy Điển đã viện trợ cho chính phủ cách mạng lâm
thời cộng hòa miền Nam Việt Nam một số dụng cụ và thuốc men trị giá khoản
4,5 triệu Mỹ kim với những phần viện trợ chính như có 3,2 triệu Mỹ kim sẽ được
cung cấp bằng xe vận tải và máy móc, còn 1,3 triệu Mỹ kim còn lại dùng vào
việc cung cấp dụng cụ trang bị nặng và thuốc men [81].
Bên cạnh đó, cũng trong năm 1974 chính phủ Thụy Điển đã cho phép
chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được biến cải phòng thông tin thành phái
bộ (Delegation Generale) được hưởng nhiều ưu đãi như dùng tín hàm và dùng
mật mã trong làm việc với những quy chế giống như phái bộ thường trực của
chính phủ cách mạng ở Pari, năm 1974 một đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm Vương quốc
Thụy Điển để cảm ơn tấm lòng mà nhân dân và chính phủ hoàng gia Thụy Điển
đã giúp đỡ Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn, cũng trong năm 1974 nhân dân
Việt Nam đang tập trung toàn bộ lực lượng để đánh vào lực lượng chính quyền
Sài Gòn (Việt Nam cộng hòa) nhưng vẫn có một phái đoàn của Thụy Điển do
ông Lennart Klackenberg - Bộ trưởng tại Bộ ngoại giao viếng thăm Hà Nội,
chuyến viếng thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ ngoại giao L. Klackenberg với
mục đích thảo luận với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về sự đóng góp
của Thụy Điển và ký với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa hiệp định viện
trợ không hoàn lại giúp đỡ cho Việt Nam xây dựng một nhà máy giấy, một bệnh
viện trẻ em và một bệnh viện đa khoa [1, tr 132].
Tính chất chính nghĩa cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam nhận được
nhiều sự ủng hộ từ các nước Bắc Âu còn lại, trong cuộc gặp gỡ hòa đàm ở Pari
về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam có sự giúp đỡ của đại sứ Na Uy tại Bắc
Kinh, đại sứ Na Uy ông Algaard người giữ vai trò trọng yếu trong việc dàn xếp
cho cuộc hòa đàm ở Pari đã đến thăm Việt Nam vào tháng 2 năm 1969 để nghiên
cứu tình hình chính trị ở miền Bắc Việt Nam ông đại sứ Na Uy sẽ hội kiến với
các nhà lãnh đạo của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa [81].
Đồng thời, vào ngày 23 tháng 9 năm 1970 chính phủ Phần Lan đã cho
phép Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đặt một phòng thông tin
tại thủ đô Helsinki, đại sứ Phần Lan tại Bắc Kinh cũng đã nhận được chỉ thị
viếng thăm Hà Nội trong tháng 12 năm 1971 với mục đích nghiên cứu việc thiết
lập bang giao với chính phủ cách mạng Việt Nam.
Các nước Bắc Âu còn tạo nhiều điều kiện cho chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hòa được phép thiết lập các văn phòng thông tin tại Thụy Điển, Na Uy,
Đan Mạch và Phần Lan văn phòng thông tin của chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa tại Copenhague do Hồ Thanh Vân phụ trách với sự cộng tác của hai
người Việt Nam nữa, ông Lê Phương được phân công phụ trách văn phòng thông
tin của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Stockholm (Thụy Điển), ông
Phan Hội phụ trách ở Oslo (Na Uy), ông Trần Văn Huệ phụ trách phòng thông
tin ở Helsinki (Phần Lan)những phòng thông tin này hoạt động và điều khiển với
quy chế của cơ quan thông tín viên báo chí [83].
Phòng thông tin của “Mặt trận giải phóng miền Nam” tại Helsinki được
sự giúp đỡ của Đảng cộng sản địa phương. Hoạt động của ông Hồ Thanh Vân tại
Copenhague chủ yếu là các hoạt động thuyết trình, chiếu phim và phân phối các
tài liệu tuyên truyền để giải thích cho lập trường chính nghĩa của Chính phủ cách
mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong các cuộc thuyết trình ông
Hồ Thanh Vân đều tổ chức tại các trường học ở Đan Mạch, trong số các nhân
viên làm việc tại văn phòng thông tin của chính phủ cách mạng ở Stockholm,
Copenhague và Oslo có một số nhân viên là những sinh viên đại học người địa
phương đến làm việc không lương. Trên các quốc gia Bắc Âu chính phủ cách
mạng được sự hưởng ứng và giúp đỡ từ những tầng lớp thanh niên trí thức từ
Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy thông qua những thông tin từ các phương tiện
thông tin đại chúng những người dân ở Bắc Âu đã nhận thấy những hành động
của Mĩ ở Việt Nam là những hành động áp bức vì vậy họ đã tham gia tích cực
vào các hoạt động nhân đạo nhằm mục đích giúp nhân dân Việt Nam chống lại
tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh mà chính quyền Mĩ và lực lượng thân
Mĩ đang thực hiện tại Việt Nam.
Tờ New York Times ở Mĩ với những tiết lộ tài liệu mật về chiến tranh ở
Việt Nam vào giữa năm 1971 đã gây ra một làn sóng phản đối trong nhân dân
các nước Bắc Âu, một số dư luận đã chỉ trích chính sách của chính quyền Mĩ tại
Việt Nam và đòi hỏi chính phủ các nước Bắc Âu phải công nhận chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Tháng 10 năm 1971 Thủ tướng Đan Mạch Jens Otto
Krag nói rằng chính phủ của ông có ý định thiết lập mối quan hệ song phương
với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay khi Đan Mạch có cơ hội đầu tiên
để đưa Đan Mạch cùng đứng chung với Thụy Điển, Na Uy thiết lập quan hệ
ngoại giao với chính phủ cách mạng Việt Nam, trước lời tuyên bố chuẩn bị thiết
lập ngoại giao giữa Đan Mạch và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa của
Thủ tướng Đan Mạch Jens Otto Krag đã gây ra bất mãn cho đồng minh của Đan
Mạch là Mĩ, Charler Bray tham vụ báo chí Bộ ngoại giao Mĩ đã tuyên bố như
sau: “ Lẽ dĩ nhiên quyết định thiết lập bang giao với Bắc Việt là quyết định riêng
của Đan Mạch tuy nhiên Hoa Kỳ rất tiếc …” [85].
Cùng với Đan Mạch, Na Uy cũng đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với
Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 25 tháng 11 năm 1971, sau khi chính phủ
Na Uy chính thức công nhận nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ở Oslo (Na
Uy) đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống đối sứ quán của Việt Nam cộng hòa tại
đây, các cuộc biểu tình ủng hộ cho nhân dân Việt Nam đều được những tầng lớp
ủng hộ Việt Nam tổ chức.
Nhờ những thông tin từ văn phòng thông tin của chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hòa tại Helsinki mà tính chất chính nghĩa trong cuộc chiến tranh mà
nhân dân Việt Nam đang thực hiện được các tầng lớp nhân dân và chính phủ
Phần Lan ủng hộ, sau Đan Mạch và Na Uy, Phần Lan cũng đã công nhận chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
vào ngày 25 tháng 1 năm 1973 trước khi Hiệp định Pari (27/1/1973) được chính
thức ký kết. Phần Lan cũng đã đưa Việt Nam dân chủ cộng hòa vào danh sách
những nước đối tác lâu dài trong chính sách viện trợ hợp tác phát triển, quyết
định quan trọng này của Phần Lan đã nhanh chóng biến thành hành động cụ thể ở
Việt Nam, trong năm 1974 chính phủ Phần Lan cũng đã mở đại sứ quán của
mình ở Hà Nội nhằm gắn kết mối quan hệ mật thiết giữa hai nước, để giúp đỡ
chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa trong các năm từ 1973 đến năm 1974
Phần Lan đã viện trợ cho Việt Nam 183 triệu USD khoản viện trợ không hoàn lại
giúp Việt Nam xây dựng và phát triển những cơ sở hạ tầng với những dự án lớn
như Dự án sửa chữa nhà máy tàu Phà Rừng có tổng vốn đầu tư là 272 triệu Mac
Phần Lan, Dự án về giao thông vận tải (nâng cấp Quốc lộ 1A), phát triển cơ khí
đóng tàu, làm báo cáo khả thi cầu Bình (Hải Phòng).
Vào giữa tháng 1 năm 1975 trong lúc cuộc chiến đang diễn ra ác liệt giữa
chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa với những lực lượng thân Mĩ còn lại ở
miền Nam, Thụy Điển đã giúp nhân dân Việt Nam khôi phục lại một số cơ sở y
tế khoa học bị máy bay B52 Mĩ ném bom tàn phá ở miền Bắc như Bệnh viện
Bạch Mai và một trung tâm chữa bệnh nghiên cứu khoa học, đào tạo y tế, ngày
11 tháng 11 năm 1975 tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc Thủ tướng Olof Palme đã
phát biểu trong bài diễn văn như sau: “Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành giấc
mơ giành độc lập của họ sau một trong những cuộc chiến tranh ác liệt nhất và lâu
dài nhất trong lịch sử. Cuộc đấu tranh anh hùng của Việt Nam tượng trưng cho ý
chí của các dân tộc quyết định quá trình lịch sử, và những lý tưởng giải phóng và
tự quyết sẽ chiếm ưu thế” [1, tr131].
Các hoạt động ngoại giao được thiết lập, mối quan hệ giữa hai bên Thụy
Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và chính phủ Việt Nam dân chủ công hòa đã
tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa với
Mĩ, kiên quyết đòi Mĩ công nhận nền độc lập tại Việt Nam và đi đến chấm dứt
chiến tranh ở Việt Nam.
1.2.2. Quan hệ giữa chính phủ Việt Nam cộng hoà với các nước Bắc
Âu từ năm 1969 đến năm 1975
Để phản ứng lại thái độ của chính phủ Thụy Điển (SAP) công nhận nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, vào ngày 13 tháng 1 năm 1969 Bộ ngoại giao
của Việt Nam cộng hòa cũng đã có một bức mật điện số I-4/5/6 CT/NKN của toà
đại sứ Việt Nam cộng hòa tại Bonn gửi cho ông đổng lý văn phòng phủ Thủ
tướng về việc Thụy Điển thiết lập ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng
hòa[80].
Trong mấy ngày sau đó trên báo VTX xuất bản vào thứ ba (14/1/1969) đã
ra thông cáo của chính phủ Việt Nam cộng hòa về việc Thụy Điển nhìn nhận
chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, thông qua bản thông cáo này chính phủ
Việt Nam cộng hòa còn nuôi hy vọng chính phủ hoàng gia Thụy Điển sẽ tuyệt
đối vô tư trong lĩnh vực bang giao quốc tế, chính phủ Việt Nam cộng hòa cũng
mong muốn liên lạc ngoại giao giữa Việt Nam cộng hòa với Thụy Điển sẽ được
bình thường hóa mau lẹ để hai quốc gia có thể phát triển các liên lạc kinh tế, văn
hóa.
Bên cạnh đó, để tránh tình trạng các nước Bắc Âu khác đồng loạt đặt quan
hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chính quyền Việt Nam
cộng hòa đã tăng cường xúc tiến mối quan hệ với đại sứ các nước Đan Mạch, Na
Uy, thông qua công văn số 487/AUP/M của Tổng trưởng Bộ ngoại giao gửi cho
Tổng thống Việt Nam cộng hòa [88], đồng ý cử ông Nguyễn Duy Liễn đại sứ
toàn quyền chính phủ Việt Nam cộng hòa tại Bonn kiêm nhiệm chức vụ đại sứ
Việt Nam tại Na Uy và đặc sứ Việt Nam tại Đan Mạch.
Các hoạt động ngoại giao chính trị được chính phủ Việt Nam cộng hòa
tăng cường hoạt động, có nhiều cá nhân đại diện cho các nước Bắc Âu đã
sang thăm Việt Nam, trong các ngày từ 3 tháng 3 đến ngày 9 tháng 3 năm 1969
ông Arvid Sveum đại sứ Na Uy tại Bangkok đã sang viếng thăm Việt Nam, ông
đại sứ A.Sveum ngỏ ý muốn được yết kiến tổng thống Việt Nam cộng hòa.
Để gắn kết mối quan hệ giữa Việt Nam cộng hòa với Na Uy đồng thời để
tuyên truyền cho những chính sách của chính phủ Việt Nam cộng hòa ở Bắc Âu
Tổng trưởng ngoại giao Việt Nam cộng hòa Trần Văn Lắm thông qua công điện
số 1773-CT ngày 13 tháng 9 năm 1971 của tòa đại sứ Việt Nam cộng hòa tại
Bonn đã có tờ trình lên Phủ Thủ tướng công văn số 3531-Th/T/PC1/1 ngày 29
tháng 9 năm 1971 về việc chính phủ Na Uy đã thỏa thuận để chính phủ Việt Nam
cộng hòa thiết lập một tòa đại sứ riêng biệt tại Oslo [82].
Năm 1971 để tranh thủ sự ủng hộ từ Phần Lan - một nhà nước trung lập,
chính phủ Việt Nam cộng hòa đồng ý cho đại sứ Phần Lan tại Bangkok ông
Aarno Karhilo được phép viếng thăm Việt Nam cộng hòa trong một tuần lễ trong
thời gian ở thăm Việt Nam, ông đại sứ Phần Lan A.Karhilo được Thủ tướng tiếp
kiến và được tiếp xúc với các bộ ngoại giao, quốc phòng, kinh tế, phát triển nông
thôn, cải cách điền địa, đại sứ Phần Lan A.Karhilo còn được hướng dẫn đi thăm
một số cơ quan và các tỉnh thuộc các vùng 3 và 4 Việt Nam cộng hòa [78].
Chính phủ Việt Nam cộng hòa còn tìm mọi cách liên lạc với các nghị sĩ,
lãnh tụ các đảng đối lập tại các nước Bắc Âu còn lại để ngăn chặn việc thiết lập
quan hệ ngoại giao của các nhà nước ở Bắc Âu, trong các ngày từ 30 tháng 8 đến
ngày 9 tháng 9 năm 1971 đại sứ Việt Nam cộng hòa tại Bonn đã đến Copenhague
để tiếp xúc với những lãnh tụ chính đảng ở Đan Mạch trước khi phiên họp quốc
hội diễn ra, tại đây đại sứ Việt Nam cộng hòa đã gặp gỡ ông John Winther (Đảng
Bảo thủ), ông Per Hoekkerup (Đảng dân chủ xã hội).
Cũng trong năm 1971 đại sứ Việt Nam cộng hòa tại Đan Mạch còn tiếp
xúc với nghị sĩ Erhard Jacobsen thuộc Đảng dân chủ xã hội, cựu thủ tướng
Hilmar Baunsgaard - chủ tịch Đảng Cấp tiến, cựu ngoại trưởng Poul Hartling -
chủ tịch Đảng Tự do, nghị sĩ Poul Schluter-phát ngôn viên chính trị của Đảng
Bảo thủ, ông Jorben Rnne -Tổng thư ký Bộ ngoại giao. Đại sứ của Việt Nam
cộng hòa còn gặp gỡ với những đại sứ Bắc Âu tại Châu Á như ông Arvid Sveum
đại sứ Na Uy tại Thái Lan, ông Albert Wulff Konigsfeldt đại sứ Đan Mạch tại
Thái Lan kiêm nhiệm đặc sứ Đan Mạch tại Việt Nam nhằm xác nhận thêm những
quan điểm của chính phủ các nước Na Uy và Đan Mạch trong vấn đề tiếp tục ủng
hộ cho chính sách ngoại giao của chính phủ Việt Nam cộng hòa cũng như những
quan điểm của hai nước này trong việc chính phủ Thụy Điển công nhận chính
phủ cách mạng ở Việt Nam.
Để chống phá các hoạt động tuyên truyền của chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa cũng như để lên tiếng cho những hành động của mình ở miền Nam Việ._. và chi trả do Thụy Điển thực hiện theo các quy
định nêu trên sẽ được khấu trừ khỏi phần đóng góp của Thụy Điển quy định
trong các Hiệp định Riêng cụ thể.
Điều 6: Các điều kiện cho chuyên gia biệt phái
a. Định nghĩa
Các điều kiện này phải được áp dụng cho các chuyên gia biệt phái
không lưu trú dài hạn tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tại Việt Nam trong
phạm vi dự án và chương trình hợp tác phát triển do Thụy Điển tài trợ. Các
điều kiện này áp dụng cho các chuyên gia do SIDA hoặc Việt Nam tuyển
dụng, hoặc nếu chủ sở hữu lao động của họ nhận trách nhiệm thực hiện các
dịch vụ hoặc cung cấp hàng hoá theo một hợp đồng trực tiếp với SIDA hoặc
Việt Nam hoặc chuyên gia phụ.
Các điều kiện này cũng áp dụng cho vợ hoặc chồng, người cùng cư trú
và người phụ thuộc của cán bộ biệt phái. Người cùng cư trú được định nghĩa
là người sống chung trong các hoàn cảnh tương tự như vợ chồng với người
khác cùng hoặc khác giới.
Các điều khoản dưới đây trong phần d. Trách nhiệm đối với bên thứ ba
cũng áp dụng cho những người lưu trú dài hạn tại Việt Nam khi họ được
tuyển dụng theo Hiệp định này.
b. An ninh
Việt Nam phải thông báo cho Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam bất
kỳ tình trạng đặc biệt hoặc tình trạng khẩn cấp nào tại Việt Nam. Trong
trường hợp một bên xét thấy sự hợp tác phát triển gặp phải các tình trạng bất
khả kháng hoặc có các tình huống có thể tác động tiêu cực đáng kể tới việc
thực hiện các dự án hoặc chương trình hợp tác, bên đó có thể yêu cầu bên kia
cùng nhau trao đổi bàn bạc. Trong các cuộc họp đó, Việt Nam sẽ cung cấp các
thông tin về bất kỳ quy định an ninh hoặc các hạn chế khác mà các cá nhân
không phải là công dân của Việt Nam cần tuân thủ.
Với lý do an ninh, Thụy Điển có thể đưa ra những chỉ dẫn cụ thể đối
với các chuyên gia của mình. Những chỉ dẫn này có thể bao gồm lệnh rời khỏi
Việt Nam. Các chuyên gia tuân thủ những chỉ dẫn nêu trên hoặc thực hiện các
biện pháp phòng ngừa đối với các tình trạng kể trên sẽ không bị coi là chốn
tránh nhiệm vụ của họ theo các hợp đồng đã ký.
Các chi phí phát sinh về phía Thụy Điển nhằm đảm bảo an ninh cho
chuyên gia của mình sẽ được trang trải từ ngân sách do Thụy Điển cung cấp
cho Việt Nam về hợp tác phát triển.
c. Tạm giam hoặc bắt giữ
Trong trường hợp tạm giam hoặc bắt giữ, vì bất kỳ một lý do nào, một
cá nhân được bảo hộ theo Hiệp định này, hoặc trong trường hợp thực hiện các
thủ tục tố tụng hình sự với cá nhân đó, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam
phải được thông bào kịp thời và phải có quyền thăm người bị tạm giam hoặc
bắt giữ. Người bị tạm giam hoặc bắt giữ phải có quyền liên lạc với Đại sứ
quán hoặc với Lãnh sự của mình và có quyền tiếp cận luật sư do Đại sứ quán
hoặc chính người đó chỉ định. Việt Nam phải cung cấp các điều kiện sinh hoạt
hợp lý cho bất kỳ cá nhân nào được bảo hộ bởi Hiệp định này khi người đó bị
tạm giam hoặc bắt giữ.
d. Trách nhiệm đối với bên thứ ba
Bên thứ ba được định nghĩa là một người hoặc một thể nhân nào đó
không thuộc một Hiệp định nào về hợp tác phát triển với Việt Nam và Thụy
Điển hoặc do một công ty tư vấn của Thụy Điển hoặc Việt Nam tuyển dụng
thực hiện các nhiệm vụ mô tả trong Hiệp định nhưng lại bị ảnh hưởng bởi
việc điều hành và thực hiện Hiệp định đó.
Việt Nam phải chịu tất cả các rủi ro phát sinh từ, hoăc xảy ra thông qua
các hoạt động thực hiện theo Hiệp định này. Đặc biệt, Việt Nam phải chịu
trách nhiệm xử lý tất cả các khiếu nại nào của bên thứ ba đối với Thụy Điển,
các cơ quan chính thức của Thụy Điển hoặc các quan chức của Thụy Điển
cũng như các công ty, đơn vị hoặc cá nhân liên quan tới việc thực hiện Hiệp
định này, phát sinh từ hoặc trực tiếp liên quan tới các hoạt động thực hiện
theo Hiệp định này.
Đối với những khiếu nại đó, Việt Nam phải chịu mọi chi phí và chi trả
tất cả các thiệt hại mà bên thứ ba có quyền được bồi hoàn. Nếu Việt Nam và
Thụy Điển thống nhất rằng một khiếu nại hoăch trách nhiệm cụ thể phát sinh
từ một hành động bất cẩn hoặc hành vi sai phạm có chủ định, Thụy Điển sẽ
theo đề nghị của Việt Nam, thực hiện các hành động đền bù cho Việt Nam.
Việt Nam có quyền thực hiện và theo đuổi các hành động vì lợi ích của
bất kỳ đương sự hoặc quyền nào để tiến hành khiếu nại, bảo hiểm, đền bù,
đóng góp hoặc bảo lãnh mà bên liên quan có quyền được hưởng. Thụy Điển
phải cung cấp cho Việt Nam bất kỳ sự hỗ trợ nào mà Việt Nam yêu cầu hợp
lý để có thể thực hiện điều nêu trên.
e. Triệu hồi
Việt Nam có thể yêu cầu triệu hồi hoặc thay thế bất kỳ chuyên gia nào
do Thụy Điển cung cấp mà công việc hoặc hành vi tỏ ra không thoả đáng.
Thụy Điển có thể triệu hồi bất kỳ chuyên gia nào. Trước khi quyết định
triệu hồi, trừ khi vì những lý do an ninh hoặc các trường hợp đặc biệt khác đã
nêu, Thụy Điển sẽ tham khảo ý kiến của Việt Nam về vấn đề này cũng như về
các thu xếp để đảm bảo thay thế nhanh chóng người được triệu hồi.
f. Đào tạo hướng về dự án/chương trình trong nước
Việt Nam sẽ cộng tác với Thụy Điển trong việc cung cấp chuyên gia
với định hướng về các điều kiện tại Việt Nam để có thể tạo điều kiện thuận lợi
cho sự điều chỉnh của các chuyên gia và qua đó nâng cao năng lực công tác.
Việt Nam phải cung cấp thông tin về các cơ quan và cán bộ phụ trách để đáp
ứng thoả đáng các yêu cầu về cộng tác này.
Các khu vực tổ chức đào tạo định hướng trong nước thường xuyên và
các khu vực thích hợp khác phù hợp với các nhiệm vụ cụ thể của chuyên gia
biệt phái phải được coi là một phần công việc của họ với mục đích góp phần
nâng cao năng lực. Công tác đào tạo này có thể thực hiện thông qua công việc
hàng ngày, các khoá học hoặc hội thảo. Việc đào tạo này có thể do Đại sứ
quán Thụy Điển, chính quyền địa phương hoặc tổ chức tham gia hoặc công ty
tư vấn hoặc các đơn vị tham gia thực hiện. Việt Nam có thể yêu cầu Thụy
Điển hỗ trợ và tư vấn về hoạt động đào tạo này.
Tất cả các chi phí để thực hiện đào tạo theo điều này có thể được trang
trải từ nguồn ngân sách do Thụy Điển cung cấp cho Việt Nam và hợp tác phát
triển.
g. Tuyển dụng cá nhân
Trong trường hợp Thụy Điển tuyển dụng chuyên gia độc lập phục vụ
ngắn hạn hoặc dài hạn cho các dự án/chương trình, phải áp dụng các quy trình
sau:
Thụy Điển sẽ thông báo thường xuyên cho phía Việt Nam tiến độ của
việc tuyển dụng và trong vòng sáu tháng sau khi có yêu cầu của Việt Nam,
cung cấp cho Việt Nam sơ yếu lý lịch của (các) ứng cử viên đề xuất cho (các)
vị trí.
Việt Nam sẽ cung cấp cho Thụy Điển bảng mô tả của (các) vị trí. (Các)
bảng mô tả công việc sẽ trình bày (các) vị trí, nhiệm vụ cần thực hiện cũng
như các năng lực cơ bản và mong muốn đối với các ứng cử viên.
Sau khi Việt Nam phê chuẩn (các) ứng cử viên, Thụy Điển sẽ tuyển
dụng và đào tạo (các) chuyên gia đủ để thực hiện chức năng của họ tại Việt
Nam. Phê chuẩn ứng cử viên sẽ được Việt Nam gửi cho Thụy Điển trong
vòng hai tháng kể từ khi Thụy Điển đề xuất ứng cử viên.
Ngoài ra Việt Nam phải thu xếp việc đi lại chính thức. Chi phí cho việc
đi lại bao gồm chi phí cho khách sạn và phụ cấp theo quy định của Việt Nam
về đi lại sẽ được chi trả từ các nguồn ngân sách do Thụy Điển cung cấp cho
Việt Nam về hợp tác phát triển.
Các chuyên gia sẽ được hưởng chế độ nghỉ theo điều khoản tuyển dụng
ký với SIDA cũng như nghỉ do tham gia vào các khoá đào tạo định hướng
trong nước và các hoạt động đào tạo khác liên quan đến dự án/chương trình.
Việt Nam phải thông báo cho Thụy Điển các ngày nghỉ đã cho phép chuyên
gia được hưởng.
Theo một điều khoản tuyển dụng, Thụy Điển có thể yêu cầu Việt Nam
cung cấp chỗ ăn ở, chỗ làm việc và xe để sử dụng về việc công và các cơ sở
vật chất khác. Thụy Điển có thể nêu cụ thể các yêu cầu này, không vượt quá
thông lệ phổ biến trong khuôn khổ hợp tác phát triển quốc tế.
Tất cả các chi phí trang trải cho việc cung cấp các cơ sở vật chất này
nếu không được Việt Nam chi trả thì sẽ được thanh toán bằng các ngân sách
do Thụy Điển cung cấp cho Việt Nam về hợp tác phát triển.
Việt Nam và Thụy Điển có thể thoả thuận chuyển chuyên gia từ một vị
trí hoặc nhiệm sở này sang một vị trí hoặc nhiệm sở khác trong thời gian hợp
đồng.
h. Quyền của chuyên gia
Luật pháp của Việt Nam sẽ áp dụng cho các chuyên gia, trừ khi có thoả
thuận khác theo Hiệp định này hoặc Hiệp định khác giữa các bên.
Việt Nam phải đảm bảo cho chuyên gia về các vấn đề sau:
1. Xem xét và phát hành nhanh chóng, miễn phí, thị thực xuất nhập cảnh
nhiều lần cho toàn bộ thời gian công tác.
2. Đi lại tự do trong nước và quyền vào và ra khỏi nước theo mức độcần
thiết cho việc thực hiện dự án/chương trình.
3. Phát hành nhanh chóng tất cả các giấy phép, ví dụ như giấy phép lưu
trú, giấy phép làm việc và giấy phép hành nghề cũng như miễn các hạn
chế về di trú và đăng ký ngoại kiều trong các thời hạn của Hiệp định
này.
4. Miễn phục vụ trong quân ngũ và các dịch vụ bắt buộc khác.
5. Miễn thuế thu nhập cá nhân và các khoản thuế trực tiếp khác liên quan
đến lương do SIDA hoặc Việt Nam chi trả hoặc do một chủ sử dụng lao
động chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ hoặc cung cấp hàng hoá chi trả
trực tiếp hoặc thông qua công ty phụ theo hợp đồng với SIDA hoặc
Việt Nam.
6. Tiếp cận tới các dịch vụ và cơ sở y tế có chất lượng cao nhất tại Việt
Nam cho dù các dịch vụ và cơ sở đó là công cộng hoặc tư nhân. Các
loại chi phí sẽ do Thụy Điển chi trả. Các chi phí sẽ được trang trải bằng
các ngân sách của Thụy Điển cung cấp cho dự án/chương trình mà
người có liên quan làm việc.
7. Các phương tiện hồi hương cung cấp vào các thời điểm khủng hoảng
quốc gia hoặc quốc tế cho các thành viên thực hiện công vụ ngoại giao.
8. Quyền nhập khẩu và tái xuất, miễn thuế nhập và xuất khẩu và các phí
khác, các thiết bị và hàng hoá chuyên môn của chuyên gia sử dụng để
hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Các chuyên gia làm việc trên sáu tháng sẽ được Việt Nam đảm bảo
những vấn đề sau:
9. Quyền mở và sử dụng một tài khoản Ngân hàng Việt Nam phục vụ cho
các nhu cầu riêng của họ, các tài khoản đó phải được miễn bất kỳ điều
khoản kiểm soát hoặc phí nào của Việt Nam, và số dư của các tài khoản
được tự do chuyển sang đồng curon Thụy Điển hoặc các đồng tiền có
khả năng chuyển đổi khác.
10. Chứng nhận dịch vụ do Việt Nam cấp khi hoàn thành nhiệm vụ.
11. Quyền nhập khẩu hoặc mua tại kho của Hải quan, miễn thuế và phí
theo như quy định của Tổng cục Hải quan Việt Nam, các đồ gia dụng và tư
trang cá nhân.
Trong trường hợp đồ gia dụng bị hỏng không thể sửa chữa được, có thể
nhập khẩu và mua miễn thuế và phi hàng hoá thay thế.
Thuật ngữ “đồ gia dụng và tư trang cá nhân” bao gồm, cho mỗi gia đình,
các sản phẩm thực phẩm và hàng hoá ví dụ như một chiếc xe con (dưới 12
chỗ ngồi), một chiế xe mô tô hoặc gắn máy dung tích dưới 175 cc, một
máy giặt, một máy sấy, một máy rửa chén bát, một bếp, một lò vi sóng,
các máy điều hoà, một tủ lạnh, một máy đông lạnh, các đồ dùng điện nhỏ
và máy ảnh, một bộ thiết bị chụp và quay phim, một đầu máy video, một
chiếcTV, đài, thiết bị âm nhạc và xử lý dữ liệu.
Trong trường hợp một chiếc ô tô, xe máy, hoặc xe gắn máy bị hỏng do tai
nạn hoặc mất trộm hoặc nếu thời gian dịch vụ tại Việt Nam được kéo dài
thêm ít nhất 12 tháng trước khi kết thúc thời gian phụ vụ ba năm, chuyên
gia có quyền được nhập khẩu miễn thuế và phí phương tiện tương tự.
Các hàng hoá nhập khẩu có thể được bán cho người khác cũng được
hưởng miễn trừ thuế và phí, hoặc tái xuất miễn thuế và phí khi thời gian
dịch vụ kết thúc. Trong trường hợp các hàng hoá được nhập khẩu và bán
lại không theo quy định nêu trên, phải thanh toán các khoản thuế và/hoặc
phí thích hợp.
i. Trại Vạn Phúc tại Hà Nội
Mục đích của trại Vạn Phúc tại Hà Nội, do Thụy Điến xây dựng là cung
cấp nhà ở cho các chuyên gia biệt phái thực hiện các hoạt động về Hợp tác
Phát triển của Thụy Điển. Việt Nam nhất trí dành Trại này cho các cán bộ
trong khuôn khổ Hợp tác Phát triển của Thụy Điển.
Việt Nam là chủ sở hữu của Trại này và Tổng cục Du lịch Việt Nam là
người đại diện cho chủ sở hữu. Bất kỳ thay đổi nào về mục tiêu sử dụng và
quản lý của Trại này phải được Việt Nam chấp thuận.
Thụy Điển có quyền sử dụng Trại và chịu trách nhiệm quản lý, điều
hành và bảo trì toàn bộ Trại trong suốt thời gian Hợp tác Phát triển của Thụy
Điển tiếp tục tại Việt Nam.
Trại hoạt động trên cơ sở tài chính độc lập. Các hàng hoá và thiết bị
mua để sử dụng trong Trại không được tái suất. Người thắng thầu về quản lý
Trại sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ của mình theo pháp luật của
VIệt Nam.
Việt Nam và Thụy Điển thoả thuận giao việc vận hành, quản lý và bảo
trì Trại cho một công ty do Thụy Điện chọn lựa thông qua các quy trình đấu
thầu được các bên thống nhất.
Việt Nam và Thụy Điển sẽ tổ chức họp hàng năm để đánh giá việc vận
hành của Trại. Thụy Điển sẽ cung cấp báo cáo hàng năm. Báo cáo hàng năm
sẽ được trình ít nhất một tháng trước khi tổ chức cuộc họp. Các hoạt động tài
chính của Trại sẽ được kiểm toán thường niên.
Điều 7: Các điều kiện cho các cơ quan biệt phái và các thông tin tư vấn
Khi các cơ quan, công ty tư vấn hoặc các thể nhân khác từ các quốc gia
khác ngoài Việt Nam do Thụy Điển hoặc Việt Nam hợp đồng thực hiện các
nhiệm vụ tại Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác phát triển giữa Thụy Điển và
Việt Nam, phải áp dụng các khoản sau:
1. Như đã nêu trong điều 6 ở trên, các điều kiện cho chuyên gia sẽ được
áp dụng cho cán bộ của các công ty/đơn vị này và vợ hoặc chồng,
người sống chung và phụ thuộc của các chuyên gia.
2. Các đơn vị này không phải chịu trách nhiệm về thất bại trong việc thực
hiện vì lý do chỉ dẫn hoặc khuyến cáo về an ninh do Đại sứ quán Thụy
điển thông báo.
3. Các đơn vị có quyền được hưởng sự bảo hộ đối với khiếu nại của bên
thứ ba theo như quy định của Điều 6.d.
4. Các đơn vị có quyền nhập khẩu và tái xuất, miễn thuế nhập và xuất
khẩu và các khoản phí khác, các trang thiết bị và hàng hoá chuyên môn
cần thiế để hoàn thành nhiệm vụ, hoặc bán các thiết bị đó tại Việt Nam
với các nghĩa vụ về thuế nhập khẩu và các phí tương tự khi không cần
đến các thiết bị đó để cung cấp dịch vụ.
5. Các đơn vị được miễn các loại thuế và nghĩa vụ tài chính tương tự đối
với các khoản lợi nhuận của công ty, doanh thu hoặc các khoản tương
tự, và các loại phí và hoàn bù nhận được từ Thụy Điển cho các dịch vụ
của họ trong phạm vi dự án Hợp tác Phát triển. Miễn trừ này không áp
dụng cho các loại thuế trực tiếp thường bao hàm trong giá của hàng hoá
và dịch vụ mua tại Việt Nam.
6. Các đơn vị có quyền mở các tài khoản và mở tài khoản tại các ngân
hàng và sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để sử dụng hiệu
quả, các tài khoản này phải không chịu ảnh hưởng do việc kiểm soát tỷ
giá, và số dư của các tài khoản này phái được tự do chuyển sang bất kỳ
một loại tiền tệ nào khác có khả năng chuyển đổi.
7. Các đơn vị phải được miễn tất cả các nghĩa vụ đăng ký tại Việt Nam về
cho phép hành nghề, thuê hoặc các lý do khác, và không có nghĩa vụ
cung cấp các thông tin cho các cơ quan thuế của Việt Nam trừ khi họ
thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không bao gồm trong
Hiệp định này.
Điều 8: Tham quan học tập... ngoài Việt Nam
Đối với các chuyên gia từ Việt Nam tham gia vào các chuyến tham
quan học tập, khoá học và các hoạt động chuyên môn khác ngoài Việt Nam
do Thụy Điển hoặc bất kỳ một đơn vị nào do Thụy Điển hợp đồng tổ chức
trong khuôn khổ hợp tác phát triển của Thụy Điển, sẽ được áp dụng các khoản
sau:
Trong trường hợp ốm đau hoặc tai nạn trong thời gian lưu trú tại nước
ngoài, Thụy Điển phải thu xếp điều trị y tế cần thiết trước khi trở về Việt
Nam, theo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn Thụy Điển tham khảo ý kiến.
Tất cả các chi phí đi kèm việc điều trị cũng như chi phí bảo hiểm sẽ
được trang trải từ ngân sách Thụy Điển cung cấp cho Việt Nam về hợp tác
phát triển trong trường hợp không dự kiến sự cần thiết cho việc điều trị này
trước khi khởi hành chuyến công tác nước ngoài.
Bảo hiểm tử vong và tàn tật sẽ do Việt Nam thu xếp.
Điều 9: Cung cấp Hiệp định này
Các bên chịu trách nhiệm cung cấp bản sao của Hiệp định này cho các
Bộ, cơ quan và các đơn vị liên quan của phía mình hoặc bên quan tâm tới nội
dung của Hiệp định.
Điều 10: Thời hạn hiệu lực và kết thúc
Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến 30 tháng 6 năm
2006 trừ khi kết thúc sớm hơn thông qua thông báo bằng văn bản trước sáu
tháng của một bên.
Hiệp định này lập thành hai bản gốc, banừg tiếng Anh, ký ngày hôm
nay ngày 25 tháng 10 tại Hà Nội.
Thay mặt Chính phủ Thụy Điển Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Xã
Marie Sjolander hội Chủ nghĩa Việt Nam
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Võ Hồng Phúc
Đại sứ quán Thụy Điển Thứ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
(đã ký) (đã ký)
Hiệp định về thương mại và hợp tác kinh tế giữa chính phủ Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Nauy.
Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương
quốc Nauy, dưới đây gọi là “các Bên”. Với lòng mong muốn tăng cường các
mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế và
thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Đã
thoả thuận như sau:
Điều 1: Phù hợp với luật pháp và thể lệ hiện hành tại hai nước, các Bên sẽ áp
dụng các biện pháp cần thiết nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy trao đổi hàng hoá
và dịch vụ giữa hai nước và nổ lực làm đa dạng hoá thương mại hai bên.
Điều 2:
1. Các Bên dành cho nhau quy chế tối huệ quốc trong thương mại. Quy
chế tối huệ quốc được áp dụng đối với thuế hải quan và phụ phí cũng
như đối với các loại thuế, thể lệ, thủ tục và thể thức liên quan đến xuất
khẩu và nhập khẩu hàng hoá dịch vụ ở hai nước.
2. Điều khoản trên sẽ không áp dụng đối với các thuận lợi mà mỗi Bên
đang hoặc sẽ dành cho nước khác trong liên minh thuế quan, trong khu
vực mậu dịch tự do hoặc các dàn xếp ưu đãi tuơng tự khác, cũng như
đối với các thuận lợi mà mỗi Bên đã dành hoặc có thể sẽ dành cho các
nước láng giềng nhằm tạo thuận lợi cho giao lưu biên giới.
Điều 3: Các Bên tạo thuận lợi cho hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam cũng
như của Nauy được tiếp cận thị trường nội địa của nhau phù hợp với luật pháp
và thể lệ hiện hành ở hai nước.
Điều 4: Buôn bán giữa các đối tác kinh doanh ở hai nước sẽ được tiến hành
phù hợp với tập quán thương mại quốc tế. Thanh toán được tiến hành bằng
đồng tiền tự do chuyển đổi phù hợp với quy chế quản lý ngoại hối hiện hành ở
hai nước.
Điều 5:
1. Các Bên khuyến khích và tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, hàng hải,
công nghiệp, kỹ thuật và thương mại giữa các tổ chức, các xí nghiệp và
các chủ thể khác có quan tâm ở mỗi Bên phù hợp với luật pháp và thể
lệ ở mỗi nước.
2. Các Bên khuyến khích các tổ chức, các xí nghiệp, các hãng làm thương
mại ở hai nước đàm phán và ký kết các hợp đồng kể cả những hợp
đồng dài hạn theo những điều kiện thương mại.
3. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng thông tin kinh tế và thương mại đối
với sự phát triển thương mại và sẽ thúc đẩy việc trao đổi ngày một tăng
những thông tin đó.
4. Các Bên nổ lực thúc đẩy việc tham gia ngày càng nhiều vào thương
mại song phương của các tổ chức, các hãng, các xí nghiệp vừa và nhỏ
làm thương mại ở hai nước.
5. Phù hợp với luật pháp và thể lệ hiện hành ở mỗi nước và việc áp dụng
những luật lệ đó, các Bên miễn thuế nhập khẩu đối với hàng triển lãm
và mẫu hàng đưa vào tham dự hội chợ triển lãm hoặc những mục đích
tương tự và cho phép tái xuất. Nếu sau đó đem bán tại nước nhập khẩu,
sẽ áp dụng thuế xuất nhập khẩu thông thường đối với những hàng hoá
đó.
Điều 6: Phù hợp với luật pháp và thể lệ ở mỗi nước, các Bên cho phép các tổ
chức, các xí nghiệp và các hãng làm thương mại của hai Bên được lập các đại
diện thường trú hoặc văn phòng ở nước mình.
Điều 7:
1. Các Bên tiến hành tham khảo ý kiến nếu một sản phẩm nhập khẩu vào
lãnh thổ của một trong các Bên với khối lượng nào đó hoặc với những
điều kiện nào đó, gây tổn thương hoặc đe doạ nghiêm trọng đến các nhà
sản xuất hàng tương tự trong nước hoặc hàng hoá trực tiếp cạnh tranh.
Tham khảo ý kiến được tiến hành nhằm tìm ra giải pháp thoả đáng có
tính đến mục tiêu cơ bản của Hiệp định này.
2. Nếu sau khi tham khảo ý kiến các Bên thoả thuận rằngtình trạng được
nêu trong đoạn một của Điều này là có, các Bên sẽ tìm kiếm để đạt
được thoả thuận về các biện pháp ngăn chặn hoặc khắc phục tổn
thương đó. Nếu không có khả năng đạt được thoả thuận giữa các Bên
về biện pháp ngăn chặn tổn thương thì Bên bị hoặc bị đa dọa tổn
thương nghiêm trọng có thể tiến hành những biện pháp cần thiết ở mức
độ và thời gian cần thiết nhằm khắc phục tổn thương.
3. Trong những trường hợp khẩn cấp khi việc chậm trễ áp dụng các biện
pháp bảo vệ dẫn tới tổn thương khó có thể khắc phục thì Bên có liên
quan không cần phải tham khảo ý kiến trước, có thể tạm thời tiến hành
các biện pháp như được nêu trong đoạn 2 của Điều này cho tới khi các
Bên đạt được thoả thuận về những biện pháp ngăn chặn hoặc khắc phục
tổn thương.
Điều 8:
1. Các Bên sẽ dành và bảo đảm sự bảo hộ và thực thi một cách có hiệu
quả và thích đáng các quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời bảo đảm rằng
những biện pháp, thủ tục bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ không
trở thành những cản trở đối với thương mại hợp pháp.
2. Mỗi Bên sẽ áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và tối huệ quốc đối
với công dân của Bên kia liên quan đến việc nhận, bảo hộ, hưởng và
thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
3. Về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các Bên thoả thuận tiến
hành sự kiểm tra liên tục và thường xuyên tham khảo ý kiến của nhau
nhằm đánh giá việc giải thích và thực hiện nghĩa vụ nói trên.
4. Các Bên thoả thuận theo yêu cầu của một trong hai Bên tiến hành xem
xét lại các điều khoản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định
này nhằm phát triển hơn nữa mức độ bảo hộ nhằm tránh hoặc khắc
phục những sai lệch thương mại do mức độ bảo hộ hiện thời đối với
quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
5. Các Bên thoả thuận ngay lập tức tiến hành tham khảo ý kiến lẫn nhau
theo yêu cầu của một trong hai Bên về những vấn đề liên quan đến bảo
hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nảy sinh trong quan hệ kinh tế giữa
các Bên.
Điều 9:
1. Các Bên thoả thuận thành lập một Uỷ ban hổn hợp sẽ bao gồm đại diện
các cơ quan có thẩm quyền của hai nước.
2. Uỷ ban hổn hợp chịu trách nhiệm kiểm điểm việc thực hiện Hiệp định
này, nghiên cứu và xem xét các khả năng mở rộng và tạo thuận lợi cho
thương mại song phương.
3. Uỷ ban hổn hợp chịu trách nhiệm soạn thảo và đệ trình lên các cơ quan
thẩm quyền của mỗi nước những đề xuất và khuyến nghị về các vấn đề
trong thương mại song phương.
4. Khi cần thiết Uỷ ban hổn hợp có thể thành lập các nhóm làm việc cho
các vấn đề cụ thể trong thương mại.
5. Uỷ ban hổ hợp sẽ luân phiên họp tại Việt Nam và Nauy vào thời gian
hai Bên thoả thuận.
Điều 10: Mọi tranh chấp nảy sinh từ việc giải thích và thực hiện những điều
khoản của Hiệp định này sẽ được giải quyết ngay thông qua tham khảo ý kiến
giữa các Bên.
Điều 11: Các Bên thoả thuận sửa đổi hoặc bổ sung những điều khoản của
Hiệp định này vào bất cứ thời điểm nào. Những sửa đổi hoặc bổ sung sẽ có
hiệu lực theo trình tự ghi trong Điều 12 trừ phi các Bên thoả thuận khác đi.
Điều 12:
1. Hiệp định này có hiêu lực trong thời gian 5 năm kể từ ngày đầu tiên của
tháng tiếp theo mà trước đó các Bên đã thông báo cho nhau bằng văn
bản qua con đường ngoại giao rằng các yêu cầu pháp lý của mỗi Bên
nhằm đưa Hiệp định này vào hiệu lực đã được hoàn tất. Sau đó Hiệp
định này sẽ được mặc nhiên ra hạn mỗi lần một năm trừ phi một trong
các Bên gửi thông báo bằng văn bản qua con đường ngoại giao mong
muốn chấm dứt Hiệp định ít nhất ba tháng trước khi Hiệp định hết hiệu
lực.
2. Việc chấm dứt Hiệp định này không ảnh hưởng đến việc thực thi các
hợp đồng và cam kết đã ký giữa các tổ chức, các xí nghiệp, các hãng
của hai nước trong khuôn khổ Hiệp định này.
Làm tại Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 1997 thành hai bản bằng tiếng
Việt, tiếng Nauy và tiếng Anh, tất cả có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp
có sự hiểu sai, bản tiếng Anh sẽ là bản quyết định.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép năm 2005 phân theo đối
tác đầu tư chủ yếu.
Vốn đăng ký (triệu USD Mĩ) Tổng số Số dự án
Tổng số Chia ra
vốn cấp
mới
Vốn tăng
thêm
Đan Mạch 9 35,6 27,7 7,9
Na Uy 1 2,0 0,5 1,5
Nguồn: [68, tr 102]
Bí Thư Thành ủy Nguyễn Minh Triết tiếp đón Vua Harald V (Na Uy) đến thăm thành
phố Hồ Chí Minh năm 2004
Phó Chủ tịch nước Trần Đức Lương đón tiếp nhà vua Harald V đến thăm nước
ta năm 2004
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC BẮC
ÂU TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975
1.1. Khái quát mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu trước
khi đặt quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ( 1954 – 1968) ............................ 11
1.1.1. Đôi nét về các nước Bắc Âu ....................................................... 11
1.1.2. Khái quát mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu
trước khi đặt quan hệ ngoại giao cấp đại sứ (1954-1968) ......... 19
1.2. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu từ năm 1969 đến
năm 1975.....................................................................................................
1.2.1. Quan hệ giữa chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa với các
nước Bắc Âu từ năm 1969 đến năm 1975 .................................. 23
1.2.2. Quan hệ giữa chính phủ Việt Nam cộng hòa với các nước
Bắc Âu từ năm 1969 đến năm 1975 ........................................... 29
Chương 2: QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC BẮC
ÂU TỪ NĂM 1976 ĐẾN 2005
2.1. Giai đoạn 1976 -1990............................................................................... 36
2.1.1. Những tác động của tình hình thế giới, khu vực ảnh hưởng
đến mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu ............. 36
2.1.2. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu từ năm 1976
đến năm 1990............................................................................. 38
2.2. Giai đoạn 1991 – 1995 ............................................................................. 41
2.2.1. Tình hình thế giới, khu vực và tình hình trong nước................ 41
2.2.2. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu từ năm 1991
đến năm 1995............................................................................ 43
2.3. Giai đoạn 1996 – 2005 ............................................................................. 50
2.3.1. Tình hình thế giới, khu vực và tình hình trong nước................ 50
2.3.2. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu từ năm 1996
đến năm 2005............................................................................ 53
Chương 3: NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA
VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC BẮC ÂU
3.1. Đánh giá khái quát thành quả mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam
với các nước Bắc Âu............................................................................... 79
3.2. Đặc điểm mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu
(1969 -2005)............................................................................................ 82
3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quan hệ giữa Việt Nam với
các nước Bắc Âu ..................................................................................... 84
3.4. Những cơ hội, thách thức trong quan hệ giữa Việt Nam với các
nước Bắc Âu............................................................................................ 86
3.4.1. Cơ hội của mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu .... 86
3.4.2. Những thách thức trong quan hệ giữa Việt Nam với các
nước Bắc Âu ............................................................................. 89
3.5. Các kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ giữa
Việt Nam với các nước Bắc Âu .............................................................. 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 111
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA (Asean Free Trade Area) : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEM (Asia – Europe Meeting) : Diễn đàn hợp tác khu vực Á - Âu
EU (European Union) : Liên minh Châu Âu
FDI (Foreign Direct Investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội
NGO (Non – Government Organization) : Tổ chức phi chính phủ
ODA (Official Development Aid) : Viện trợ phát triển chính thức
WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam - Thụy
Điển (1990 -1995)..................................................................... 50
Bảng 2.2 : So sánh mục tiêu và thực tế giải ngân của Đan Mạch
cho Việt Nam năm 2005 ........................................................... 62
Bảng 2.3 : Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam với thị
trường các nước Bắc Âu 8 tháng đầu năm 2000 ...................... 68
Bảng 2.4 : Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam với Đan
Mạch từ năm 2001 -2005.......................................................... 70
Bảng 2.5 : Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Na Uy (2000 -2005) ......... 71
Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Phần Lan
từ 2001 – 2005 ......................................................................... 72
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7572.pdf