Quan hệ Ấn Độ - Các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách `Hướng Đông` giai đoạn 1991 - 2000

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐINH HỒNG KHOA QUAN HỆ ẤN ĐỘ – CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á TRONG BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐINH HỒNG KHOA QUAN HỆ ẤN ĐỘ – CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á TRONG BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ L

pdf158 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quan hệ Ấn Độ - Các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách `Hướng Đông` giai đoạn 1991 - 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực Tác giả luận văn Đinh Hồng Khoa LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, Phòng Khoa học Công nghệ – Sau Đại học cùng tập thể thầy cô Khoa Lịch sử. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ, thầy đã dành nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn tôi từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần cho tôi trong suốt học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 3 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 4 MỤC LỤC .................................................................................................................... 5 BẢNG QUI ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 7 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 9 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................................... 10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 12 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 13 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................................... 13 7. Bố cục của luận văn ................................................................................................................... 14 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” CỦA ẤN ĐỘ ..................................................................................................................................... 15 1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ ............. 15 1.1.1 Nhân tố bên ngoài ................................................................................................................ 15 1.1.1.1 Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự hai cực tan rã mở đầu những xu hướng quốc tế mới .................................................................................................................................................. 15 1.1.1.2 Tình hình không ổn định ở khu vực Nam Á .................................................................. 19 1.1.1.3 Sự nổi lên về kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương ..................................... 22 1.1.1.4 Do tác động của chiến tranh Vùng Vịnh (năm 1990 – 1991) ....................................... 25 1.1.2 Nhân tố bên trong ................................................................................................................. 26 1.1.2.1 Sự yếu kém của nền kinh tế ........................................................................................... 26 1.1.2.2 Sự khủng hoảng về chính trị – xã hội ........................................................................... 28 1.1.2.3 Thành công bước đầu của sự điều chỉnh ...................................................................... 29 1.2 Sự hình thành và quá trình triển khai chính sách “hướng Đông” ............................................ 31 1.2.1 Sự hình thành........................................................................................................................ 31 1.2.2 Quá trình triển khai .............................................................................................................. 33 CHƯƠNG 2: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á TRONG BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” ............................................................. 39 2.1 Khái quát quan hệ Ấn Độ - Các nước Đông Bắc Á trước năm 1991 ....................................... 39 2.1.1 Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc .............................................................................................. 39 2.1.2 Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản .................................................................................................. 41 2.1.3 Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc ................................................................................................. 45 2.2 Quan hệ Ấn Độ - Các nước Đông Bắc Á giai đoạn 1991 - 2000 ............................................. 48 2.2.1 Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc .............................................................................................. 48 2.2.1.1 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ............................................................................. 48 2.2.1.2 Trên lĩnh vực kinh tế ..................................................................................................... 55 2.2.2 Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản .................................................................................................. 59 2.2.2.1 Trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao ............................................................................. 59 2.2.2.2 Trên lĩnh vực kinh tế ..................................................................................................... 64 2.2.3 Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc ................................................................................................. 74 2.2.3.1 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ............................................................................. 74 2.2.3.2 Trên lĩnh vực kinh tế ..................................................................................................... 75 CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ ẤN ĐỘ – CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 ................................................................ 80 3.1 Thành tựu và hạn chế, thách thức ............................................................................................ 80 3.1.1 Thành tựu ............................................................................................................................. 80 3.1.1.1 Quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc ...................................................................................... 80 3.1.1.2 Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản .......................................................................................... 84 3.1.1.3 Quan hệ Ấn Độ – Hàn Quốc ......................................................................................... 85 3.1.2 Hạn chế, thách thức .............................................................................................................. 85 3.1.2.1 Quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc ...................................................................................... 85 3.1.2.2 Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản .......................................................................................... 90 3.1.2.3 Quan hệ Ấn Độ – Hàn Quốc ......................................................................................... 90 3.2 Khái quát về quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á từ 2001 đến 2010 và triển vọng trong những năm tới ................................................................................................................................ 91 3.2.1 Khái quát về quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á từ 2001 đến 2010 ............................ 91 3.2.1.1 Quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc ...................................................................................... 91 3.2.1.2 Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản .......................................................................................... 96 3.2.1.3 Quan hệ Ấn Độ – Hàn Quốc ....................................................................................... 103 3.2.2 Triển vọng trong những năm tới ........................................................................................ 106 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 112 PHỤC LỤC 1 ........................................................................................................... 119 PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 122 PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 128 PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................. 143 PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................. 147 PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................. 154 BẢNG QUI ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – TBD ARF: Diễn đàn an ninh khu vực châu Á ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM: Diễn đàn hợp tác Á – Âu CII: Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ CNTB: Chủ nghĩa tư bản CNTT: Công nghệ thông tin CNXH: Chủ nghĩa xã hội CTBT: Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện EU: Liên minh châu Âu FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATT: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HĐBA: Hội đồng bảo an IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế KH&CN: Khoa học và công nghệ LHQ: Liên hiệp quốc MRTP: Luật độc quyền và hạn chế thương mại NAFTA: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ NICs: Các nước công nghiệp mới NPT: Hiệp ước cấm phổ biến vũ khì hạt nhân ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức SAARC: Hiệp hội hợp tác các quốc gia khu vực Nam Á SCO: Tổ chức hợp tác Thượng Hải TBD: Thái Bình Dương TBCN: Tư bản chủ nghĩa USD: Đô la Mỹ WB: Ngân hàng thế giới WTO: Tổ chức thương mại thế giới XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc để lại những hậu quả nặng nề, nhưng cũng đã mở ra một thời cơ mới cho các nước thuộc địa và phụ thuộc. Nếu như trước đây, hầu hết các nước châu Á đều là thuộc địa thì sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã lần lượt giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á đã tiến hành khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh và bước vào con đường xây dựng đất nước. Sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi nước lại phụ thuộc vào hai vấn đề: Vấn đề thứ nhất là hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia qui định; vấn đề thứ hai, sự tác động của những nhân tố bên ngoài - đó là ảnh hưởng từ cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cực Xô – Mỹ dẫn đến việc hình thành một cuộc chiến mới – Chiến tranh lạnh. Do tác động của chiến tranh lạnh, nhìn chung quan hệ quốc tế trong thời kỳ này bị chi phối bởi hai cường quốc đó là Liên Xô và Mĩ. Các nước châu Á bước vào con đường xây dựng đất nước trong bối cảnh đó, nên việc quan hệ giữa các nước gặp không ít khó khăn. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các nước châu Á một mặt phải tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia bằng cách ưu tiên phát triển kinh tế; đồng thời, phải mở rộng liên kết, quan hệ với nhau. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hợp tác với nhau và với các nước khác, các nước vừa mới giành độc lập đã tập hợp lại trong phong trào “Không liên kết”. Nhờ vào phong trào Không liên kết, các nước châu Á có thêm một “kênh” mới trong quan hệ đối ngoại. Tiêu biểu như trường hợp của Ấn Độ, sau một thời gian dài là thuộc địa của thực dân Anh đã nhanh chóng khôi phục lại hình ảnh và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Ở châu Á, ngoài Ấn Độ ra chỉ còn có một vài nước “Đông Á” là có sự phát triển nhanh nhất cụ thể là các “con rồng châu Á”. Đây chính là cơ sở để Ấn Độ đề ra chính sách “hướng Đông” khi có điều kiện. Đến cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 tình hình thế giới có sự biến động to lớn, liên tiếp nhau. Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế. Tiếp đến là, sự sụp đổ của Liên Xô và thất bại của CNXH ở Đông Âu đã chấm dứt sự tồn tại của trật tự thế giới hai cực. Những chuyển biến to lớn đó đã dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng trong quan hệ quốc tế và có ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các nước. Trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng KH&CN phát triển với tốc độ cao đã tác động một cách sâu rộng đến mọi mặt của đời sống quốc tế. Cuộc cách mạng tin học đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, làm tăng nhu cầu hợp tác quốc tế và đối thoại để khai thác và cùng đối phó với những vấn đề mang tính toàn cầu. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh ở các khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu. Như vậy, do sự phát triển nhanh chóng và liên tục của “các nước Đông Á” kết hợp với những biến động từ tình hình thế giới, làm cho nhiều nước phải điều chỉnh các chính sách, chiến lược. Đây là nhân tố quan trọng dẫn đến sự ra đời chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. Chính sách “hướng Đông”, là cơ sở quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Đông Á. Trong các nước Đông Á, Đông Bắc Á là khu vực có ảnh hưởng lớn đối với tình hình kinh tế, chính trị, an ninh ở khu vực và thế giới. Do đó, quan hệ Ấn Độ với các nước Đông Bắc Á không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của họ, mà còn tác động đến sự hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực cũng như thế giới. Bởi các mối quan hệ này nằm trong tổng thể các mối quan hệ quốc tế, nhất là các nước nói trên có vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Do tầm quan trọng đó, việc tiến hành nghiên cứu quan hệ “Quan hệ Ấn Độ - các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách “hướng Đông” giai đoạn 1991 – 2000” một cách có hệ thống và toàn diện là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc, góp phần phụ vụ cho công việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử thế giới hiện đại của sinh viên và học sinh. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, chúng tôi thấy rằng vấn đề “Quan hệ Ấn Độ - các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách “hướng Đông” giai đoạn 1991 – 2000” là đề tài đầy lý thú và đem lại những kết quả hữu ích. Vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới thường được đề cập nhiều đến trong các công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Vì vậy, “Quan hệ Ấn Độ - các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách “hướng Đông” giai đoạn 1991 – 2000” cũng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu, đề cập đến với nhiều góc độ, phạm vi phân tích, đánh giá khác nhau. Ở Việt Nam: Năm 2002, Trần Thị Lý có công trình nghiên cứu “Sự điều chỉnh chính sách của cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2000”. Tác giả đã tập trung phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Ấn Độ và những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các nước láng giềng và các cường quốc trong thập kỉ sau chiến tranh. Công trình trên được đề cập đến ở mức độ nhất định của quan hệ Ấn Độ với Trung Quốc từ năm 1991 đến 2000. Năm 2006, Võ Xuân Vinh có bài viết “Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ từ sau chiến tranh lạnh đến nay”, đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á. Bài viết đã khái quát lên được những nội dung cơ bản trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006. Năm 2009, Trần Thị Minh Hoa có bài nghiên cứu “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc” đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Ấn Độ được tổ chức tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bài viết trình bày chính sách đối ngoại của Ấn Độ, cơ sở ra đời của chính sách “hướng Đông”, vị thế của Trung Quốc trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ và tác động của chính sách “hướng Đông” đến quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc. Năm 2009, Hoàng Văn Việt và Trương Thị Minh Hạnh với bài viết “Sự hình thành và phát triển chính sách hướng Đông của Ấn Độ” đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Ấn Độ được tổ chức tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích những tiền đề dẫn đến hình thành chính sách “hướng Đông”; sự hình thành và phát triển chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. Năm 2009, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản cuốn “Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách và mở cửa” của Lê Văn Mỹ. Trong tác phẩm, tác giả khái quát chiến lược ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1978 – 2008, và cung cấp những thành tựu quan trọng về ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong 30 năm qua. Tác giả cũng dành một phần về quan hệ Trung Quốc và Ấn Độ. Ở nước ngoài: Một số công trình tiêu biểu như: India-Korea Trade and Investment Relations; India- China Relations in the New Era; India and Japan Changing Dimensions of Partnership in the post-Cold War Period. Ngoài ra, các bài Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ từ năm 1947 đến 2010. Đã bổ sung những thông tin mới và quan trọng về quan hệ Ấn Độ – Các nước Đông Bắc Á. Qua vài nét tổng quan về tình hình nghiên cứu trên cho thấy vấn đề “Quan hệ Ấn Độ – Các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách hướng Đông giai đoạn 1991 – 2000” đã được đề cập nghiên cứu nhưng chưa nhiều, chưa hệ thống nên cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu một cách có hệ thống, luận văn cố gắng khôi phục lại bức tranh quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao và kinh tế giai đoạn 1991 – 2000. Qua quá trình khôi phục lại bức tranh quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á, tác giả cố gắng đưa ra những nhận xét, đánh giá những bước thăng trầm trong quan hệ đó. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích những nhân tố tác động đến sự hình thành chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ, cũng như giai đoạn phát triển của chính sách đó. Thứ hai, hệ thống hóa và khái quát hóa các nguồn tài liệu nhằm khôi phục lại những diễn biến của quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trên lĩnh vực chính trị ngoại giao và kinh tế giai đoạn 1991 – 2000. Thứ ba, tổng kết những thành tựu và hạn chế của quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á. Qua đó, tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá về mối quan hệ đó. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trên hai vấn đề: chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ và quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách “hướng Đông”; trong đó, luận văn xem xét mối quan hệ này trên quan điểm và lợi ích của Ấn Độ. Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu của đề tài, là Ấn Độ và quan hệ của Ấn Độ với đối tác của Ấn Độ là Trung Quốc (không bao gồm các vùng lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao), Nhật Bản và Hàn Quốc. Về thời gian nghiên cứu của luận văn được giới hạn từ 1991 đến năm 2000: Do đứng trên quan điểm của Ấn Độ, lấy Ấn Độ làm chủ thể của quan hệ, nên tác giả lựa chọn mốc thời gian quan trọng của lịch sử Ấn Độ để làm cơ sở cho việc giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, cụ thể là năm 1991 – năm mở đầu sự điều chỉnh chính sách của Ấn Độ và chính sách “hướng Đông” ra đời; năm 2000 là mốc kết thúc giai đoạn mười năm thực hiện chính sách “hướng Đông”. Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục và hệ thống luận văn còn giới thiệu khái quát về quan hệ giữa Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á giai đoạn trước 1991 và giai đoạn 2001 – 2010. Về nội dung nghiên cứu của đề tài, luận văn chủ yếu trình bày quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao và kinh tế trong bối cảnh chính sách “hướng Đông”. Trong đó, luận văn tập trung vào quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc, Ấn Độ – Nhật Bản, và quan hệ Ấn Độ – Hàn Quốc do tư liệu hạn chế nên được đề cập đến ở mức độ hạn chế. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Chúng tôi đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xem xét, đánh giá vấn đề. Phương pháp cụ thể: Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử để khôi phục lại bức tranh sinh động trong quan hệ giữa Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến năm 2000. Chúng tôi sử dụng phương pháp logic để lý giải những yếu tố thúc đẩy quan hệ Ấn Độ với các nước Đông Bắc Á, khái quát lên được những vấn đề trong quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Đông Bắc Á. Qua đó, nhận ra được những thành tựu và hạn chế, thách thức cũng như dự báo triển vọng của quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trong thời gian tới. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm tìm hiểu các sự kiện, các vấn đề quốc tế; phương pháp khu vực học nghiên cứu mối quan hệ giữa Ấn Độ với khu vực Đông Bắc Á; và sử dụng những kiến thức của địa – chính trị, địa – văn hóa, địa – kinh tế nhằm hiểu rõ nguồn gốc của các vấn đề quốc tế liên quan đến quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn trình bày một cách hệ thống, tương đối đầy đủ về quan hệ giữa Ấn Độ - các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến năm 2000 trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao và kinh tế, góp phần lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Ngoài ra, luận văn còn hệ thống hóa và bổ sung tư liệu, số liệu mới về quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á giai đoạn 1991 – 2000, trên lĩnh vực chính trị ngoại giao và kinh tế. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử thế giới hiện đại, quan hệ quốc tế mà cụ thể là quan hệ Ấn Độ với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc giai đoạn từ 1991 – 2000 trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao và kinh tế. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát về chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ Chương 2: Quan hệ Ấn Độ - các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách “hướng Đông” Chương 3: Nhận định, đánh giá quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á giai đoạn 1991 – 2000 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” CỦA ẤN ĐỘ 1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ 1.1.1 Nhân tố bên ngoài 1.1.1.1 Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự hai cực tan rã mở đầu những xu hướng quốc tế mới Trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có những biến động chính trị to lớn. Đó là quá trình hòa dịu tiến tới bình thường hóa giữa hai siêu cường Xô – Mĩ ngày càng đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo cơ sở quan trọng cho việc kết thúc cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới. Tháng 12/1989, tại Manta, Goócbachốp đại diện cho Liên Xô và G. Busơ đại diện cho Mĩ đã chính thức tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai nước, đồng thời cũng chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng trong hơn suốt 40 năm qua. Và nó cũng đã mở ra một thời đại kỳ mới cho nhân loại – thời kỳ quá độ từ trật tự thế giới cũ sang một trật tự thế giới mới. Sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu đã làm so sánh lực lượng trên phạm vi toàn cầu từ chỗ tương đối cân bằng giữa hai hệ thống chính trị, xã hội đối lập chuyển sang có lợi cho Mĩ và các nước phát triển. Một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành, thế cân bằng giữa các cường quốc được hình thành từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bị phá vỡ. Trong bối cảnh đó, các nước trên thế giới đều lo ngại ý đồ của Mĩ là thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối. Tuy nhiên, thực tế tình hình cho thấy, cục diện thế giới tuy không trở thành một cực nhưng cũng chưa hình thành cục diện đa cực. Thế giới ở trong tình hình “nhất siêu, nhiều cường”, đó là Mỹ và các nước Tây Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ đã thực hiện được mong muốn của mình là lãnh đạo thế giới này. Ưu thế của Mỹ đối với các quốc gia, dân tộc khác dù là đồng minh hay đối thủ đều mang tính áp đảo, bất kể trên lĩnh vực quân sự hay kinh tế. Đối diện với Mỹ những năm cuối thế kỉ XX là một nước Nga suy yếu nghiêm trọng, một nước Nhật bị suy thoái kéo dài, Liên minh châu Âu đang mất ổn định trong tiến trình nhất thể hóa, một Ấn Độ vừa mới thoát khỏi giai đoạn trì truệ và một nước Trung Quốc bắt đầu nổi lên nhưng chưa thể lọt vào tốp các nước dẫn đầu thế giới. Do đó, Mỹ có thể đơn phương hành động khi cần thiết, phớt lờ những yêu cầu chính đáng của cộng đồng quốc tế nhằm phân tán, chia cắt đối thủ và cột chặt các nước đồng minh; can thiệp một cách bất hợp pháp vào công việc nội bộ của các nước mà Mỹ cho là không nghe lời và đi theo Mỹ. Tuy Mỹ là cực duy nhất còn lại, nhưng tình hình thế giới không phải là thế giới một cực. Liên minh châu Âu, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ đều ủng hộ thế giới đa cực, trong đó họ là một cực và đều phản đối trật tự thế giới một cực do Mỹ lãnh đạo. Chiến tranh lạnh kết thúc đã tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế trở nên năng động, linh hoạt nhưng cũng phức tạp hơn. Trước đây, các mối quan hệ quốc tế bị chi phối bởi sự khác nhau giữa hai ý thức hệ khác nhau và đối lập nhau. Song khi trật tự cũ đã mất đi trong khi trật tự thế giới mới còn đang trong quá trình hình thành, sự tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế diễn ra đa dạng và linh hoạt, chủ yếu dựa trên sự tương đồng về lợi ích dân tộc từng lúc, từng nơi. Quan hệ quốc tế có lợi ích đan xen nhau giữa các quốc gia trở nên phức tạp. Trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng KH&CN phát triển với tốc độ cao đã tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống quốc tế. Cuộc cách mạng tin học đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, làm tăng nhu cầu hợp tác quốc tế, đối thoại khai thác và cùng đối phó với những vấn đề nảy sinh từ quá trình này. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh ở các khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu. Nhân tố kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng và dần dần trở thành nhân tố chính chi phối quan hệ quốc tế. Để tồn tại và phát triển, các quốc gia trên thế giới đều đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế, coi đó là nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của quốc gia, đồng thời phải nhanh chóng hội nhập vào xu thế phát triển chung trong cuộc chạy đua toàn cầu. Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng hàm chứa không ít thách thức đối với các quốc gia nhất là các nước đang phát triển. Trước những tác động của môi trường quốc tế, đòi hỏi các nước phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình theo chiều hướng tập trung cho yêu cầu phát triển kinh tế, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm mục đích tạo cho mình vị thế có lợi hơn. Sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao nhận xét: “Trong những năm vừa qua, tiến trình lịch sử đột nhiên diễn ra gấp rút làm thay đổi bộ mặt của thế giới tới mức ngoài sức tưởng tượng. Điều nổi bật đặc biệt là quy mô toàn cầu của sự biến đổi và thứ hai là nhịp độ biến đổi” [10, tr. 9-10]. Tóm lại, chiến tranh lạnh chấm dứt tạo điều kiện thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, trước hết và chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Sau Chiến tranh lạnh, an ninh quốc gia không còn bị bó hẹp về phương diện an ninh truyền thống, mà đã được mở rộng sang an ninh phi truyền thống như an ninh năng lượng, an ninh văn hóa, tội phạm xuyên quốc gia… Những nhân tố này nếu không giải quyết ổn thỏa, sẽ dẫn đến sự mất ổn định quốc gia, cũng như khu vực, dẫn đến khủng hoảng, tụt hậu so với thế giới. Những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, đã tác động mạnh đến Ấn Độ như sau: Thứ nhất, sự tan rã của trật tự hai cực đã dẫn tới sự sút giảm vai trò quốc tế của Ấn Độ. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Ấn Độ với tư cách là một nước lớn vừa thoát khỏi chủ nghĩa thực dân, đã có những hoạt động tích cực, năng động và có những đóng góp lớn trong cuộc đấu tranh giành quyền lợi cho những quốc gia vừa giành độc lập. Đóng góp lớn nhất của Ấn Độ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là đã sáng tạo ra con đường trung lập. Con đường này được thế giới biết đến với tên gọi là Phong trào Không liên kết và được hơn một trăm quốc gia đi theo. Nhờ những đóng góp đó, Ấn Độ được dư luận tiến bộ thế giới hoan nghênh, tiếng nói và vai trò ngày càng được nể trọng trên trường quốc tế. Theo nhận xét của Đại sứ Nam Tư tại Ấn Độ, vị thế của Thủ tướng Nehru người sáng lập ra nước Cộng hòa Ấn Độ cũng có thể xem đó là vị thế quốc tế của Ấn Độ: “Với vai trò trụ cột của Phong trào Không liên kết, với tư cách là người đại diện lợi ích quốc gia của Ấn Độ, Nehru được đón tiếp tại Mátxcơva, Oasinhtơn và châu Âu như một đồng minh bình đẳng, được đánh giá cao và được công nhận ngay cả khi những luận điểm của ông, những ý kiến hoặc quan niệm của ông chưa được chấp nhận hoặc không thể chấp nhận được. Như vậy, ông đã góp phần vào việc khẳng định và mở rộng không những chính sách quốc gia của Ấn._. Độ mà cả chích sách Không liên kết nói chung” [10, tr. 11-12]. Chiến tranh lạnh kết thúc, sự tan rã của trật tự thế giới hai cực đã khiến cho Phong trào Không liên kết không còn có vai trò quan trọng như thời kỳ trước nữa. Vị thế của Ấn Độ với tư cách là một trong những nước lãnh đạo của Phong trào Không liên kết do đó cũng bị suy giảm trên trường quốc tế. Nhân tố tiếp theo cũng làm suy giảm vai trò quốc tế của Ấn Độ, đó là: sự ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giải trừ quân bị… đã không còn nhiều ý nghĩa trong một thế giới mà yếu tố kinh tế trở thành xu hướng chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Có thể nói rằng, cùng với Phong trào Không liên kết, Ấn Độ không còn giữ được vai trò quốc tế như trước đây nữa. Đây chính là một yếu tố quan trọng khiến Ấn Độ phải có những thay đổi về chính sách đối nội cũng như đối ngoại để phát triển đất nước và xác lập cho mình một vị trí quốc tế xứng đáng trong một trật tự quốc tế mới đang hình thành. Thứ hai, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu làm cho Ấn Độ mất đi một chỗ dựa vững chắc Mặc dù là một nước Không liên kết nhưng Ấn Độ và Liên Xô lại có những điểm tương đồng về những vấn đề quan trọng của khu vực và quốc tế như: chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, bảo vệ hòa bình trên thế giới… Quan hệ giữa Ấn Độ và Liên Xô càng gắn bó mật thiết hơn sau khi quan hệ Xô – Trung căng thẳng và sau cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962, bằng chứng là Hiệp ước Hòa bình Hữu nghị và Hợp tác được hai bên ký vào năm 1971. Trên cơ sở những gắn bó mật thiết về chính trị đó, lợi ích về kinh tế cũng được hai bên quan tâm. Liên Xô với ưu thế là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đã có những giúp đỡ rất lớn trong công cuộc công nghiệp hóa của Ấn Độ. Trong những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX, quá trình công nghiệp hóa của Ấn Độ đã đạt được những thành tựu vượt bật. Các nhà máy chủ chốt trong nền công nghiệp của nước Cộng hòa non trẻ này phần lớn được xây dựng với sự hợp tác và giúp đỡ của Liên Xô. Các nhà máy, các xí nghiệp của Ấn Độ do Liên Xô giúp đỡ xây dựng đã sản xuất ra 80% tổng sản lượng thiết bị luyện kim, 60% thiết bị điện, 35% sản lượng thép, 70% sản lượng khai thác dầu, 30% sản lượng chế biến dầu, 20% sản lượng điện. Riêng từ 1955 đến 1977, tức là chỉ trong vòng hai thập kỉ, Liên Xô đã giúp đỡ đào tạo trên 96.000 chuyên gia trong đó có 19.000 người có trình độ đại học và trung học và 77.000 công nhân lành nghề [10, tr. 14]. Về thương mại, hai bên là thị trường lớn của nhau, Liên Xô là bạn hàng lớn của Ấn Độ và là bạn hàng tương đối dễ tính mà Ấn Độ có thể xuất mọi mặt hàng từ sản phẩm nông nghiệp tới các hàng công nghiệp tiêu dùng mà không bị đòi hỏi cao về chất lượng; hàng năm Liên Xô còn dành cho Ấn Độ những khoản tín dụng lớn. Trong những năm Chiến tranh lạnh Ấn Độ được Liên Xô giúp đỡ về mọi mặt, chính mối quan hệ mật thiết trên lợi ích chính trị, không tuân thủ những quy luật của quan hệ hàng hóa và cơ chế thị trường như thế đã khiến cho Ấn Độ hụt hẫng và khủng hoảng nghiêm trọng. Như vậy, chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự hai cực sụp đổ mở đầu xu thế quốc tế mới. Đây là nhân tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. 1.1.1.2 Tình hình không ổn định ở khu vực Nam Á Do những tranh chấp về biên giới lãnh thổ, mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo… nên quan hệ giữa các quốc gia Nam Á không được tốt đẹp, thậm chí là trong tình trạng căng thẳng và nghi kỵ lẫn nhau. Trong số các nước Nam Á thì thực lực của Ấn Độ là nổi trội nhất, nên Ấn Độ muốn duy trì vai trò “cường quốc khu vực” để chi phối, gây ảnh hưởng và lãnh đạo các nước trong khu vực như thời kỳ còn là Tiểu lục địa. Trong khi đó, các nước còn lại muốn tách dần khỏi sự lệ thuộc quá nhiều vào Ấn Độ và muốn xây dựng một khu vực hòa bình, hữu nghị và bình đẳng. Mặt khác, họ cũng lo ngại chủ nghĩa dân tộc đại Hinđu đang có xu hướng trỗi dậy, do đó họ dễ đoàn kết, hợp tác với nhau để chống lại sức ép từ Ấn Độ. Vì thế, trong một thời gian dài, Ấn Độ phải tận dụng tối đa những lợi thế đối với từng nước, thực hiện chính sách gây sức ép, vừa tranh thủ giành thế chủ động, tránh để phải rơi vào tình thế bị động và cô lập. Do sự vận động của hai xu hướng trên, tình hình khu vực Nam Á luôn trong tình trạng bất ổn. Thêm vào đó, với sự hiện diện của Mỹ và Trung Quốc càng làm cho tình hình phức tạp hơn. Từ chỗ chung một cội nguồn ban đầu, sau khi bị thực dân Anh chia cắt thì quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan – hai quốc gia chủ yếu của khu vực, được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu chi phối các mối quan hệ và hợp tác giữa các nước trong khu vực Nam Á với nhau. Quan hệ Ấn Độ – Pakistan luôn bị chi phối bởi những bất đồng, tranh chấp về lãnh thổ, tôn giáo… trong đó, vấn đề Kashmir được xem là “ngòi nổ” chính. Kashmir có tầm chiến lược quan trọng đối với cả Ấn Độ lẫn Pakistan, Kashmir nằm ở vị trí tiếp giáp với Tân Cương (Trung Quốc), Ápganixtan và nước Cộng hòa Trung Á Tajikistan. Nếu kiểm soát được khu vực này thì có thể kiểm soát được một địa bàn chiến lược rộng lớn từ cửa ngõ phía Bắc sang phía Tây Á và Trung Đông. Từ đầu thập kỷ 90, Ấn Độ đã có những bước đi tích cực để cải thiện mối quan hệ với Pakistan. Ngày 17/10/1991 Thủ tướng Narasimha Rao đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nawas Sharif tại Harave. Ngoài cuộc gặp trên, Thủ tướng N.Rao còn có hai cuộc gặp nữa để cải thiện quan hệ giữa hai nước. Cuộc gặp thứ nhất là tại Hội nghị Thượng đỉnh của SAARC tại Colombo và cuộc thứ hai là tại Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức ở Davos vào tháng 2/1992, nhưng kết quả thu được không đáng là bao. Cả hai cùng tìm kiếm một giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, thông qua đối thoại trên cơ sở thảo luận toàn bộ những vấn đề trong mối quan hệ giữa hai nước, tình hình khu vực. Ngay khi hai vị thủ tướng có những lời tuyên bố tốt đẹp, mặt trận giải phóng Jammu và Kashmir dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Hồi giáo Amanulah đã tuyên bố ý định vượt qua đường kiểm soát hiện tại giữa Ấn Độ và Pakistan. Tình hình trên làm cho mối quan hệ giữa hai nước một lần nữa bước vào trạng thái căng thẳng. Mặc dù vào tháng 8/1992 Thủ tướng N.Rao đã có cuộc gặp gỡ với người đồng nhiệm Thủ tướng N.Sharif nhưng tình trạng căng thẳng vẫn không được giải quyết. Một sự kiện quan trọng làm cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan tiếp tục căng thẳng đó là, vào tháng 12/1992 – với sự kiện những tín đồ Ấn Độ giáo quá khích đã phá hủy thánh đường Hồi giáo Babri ở thị trấn Ayodhya, quan hệ hai nước hoàn toàn bị đóng băng. Trong suốt giai đoạn từ 1994 đến cuối năm 1995, Pakistan đã kiên quyết từ chối những lời đề nghị của Ấn Độ về việc làm giảm tình hình căng thẳng giữa hai bên: Năm 1995, Ấn Độ đưa ra đề nghị duy trì hòa bình và hữu nghị dọc biên giới, giảm số quân của hai bên xuống mức cần thiết, thông báo trước cho nhau những cuộc tập trận, tham khảo ý kiến lẫn nhau giữa các sĩ quan chỉ huy hai bên. Tuy nhiên đề nghị này đã bị Pakistan bác bỏ. Pakistan cũng bác bỏ đề nghị của Thủ tướng N.Rao về việc duy trì những cuộc đối thoại giữa hai nước để giải quyết những vấn đề song phương. Vì theo quan điểm của họ, New Delhi đã không thành thật trong việc giải quyết vấn đề Kashmir [10, tr. 150]. Chỉ tới năm 1997, một cơ hội giúp cải thiện quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan đã xuất hiện, với việc Liên minh Hồi giáo thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển và trở lại cầm quyền ở Pakistan. Nawaz Sharif, người có quan điểm mềm dẽo trong quan hệ với Ấn Độ trở lại làm Thủ tướng, những thiện chí của Ấn Độ nhằm cải thiện quan hệ với Pakistan đã được nước này đáp lại, tình hình căng thẳng giữa hai bên tạm thời được dịu đi. Ngày 7/4/1997, Tổng thống Pakistan L.A. Leghari kêu gọi bình thường hóa quan hệ với Ấn Độ, cùng hợp tác để chống nghèo đói thay vị tiếp tục chạy đua vũ trang. Tuy cả Ấn Độ và Pakistan có thiện chí thúc đẩy bình thường hóa với nhau, nhưng cả hai vẫn giữ lập trường của mình về vấn đề Kashmir. Trong khi việc bình thường hóa quan hệ đạt được những bước tiến đáng kể, hai bên có thái độ mềm mỏng hơn, đã thiết lập được đường dây nóng, Ấn Độ đơn giản hơn trong việc cấp visa tạo điều kiện cho nhân dân hai nước tiếp xúc với nhau nhiều hơn, thuận tiện hơn… Quan hệ hai nước chuyển sang căng thẳng khi Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) Hindu lên cầm quyền với những tuyên bố cứng rắn về vấn đề Kashmir và chương trình hạt nhân. Sự căng thẳng lên tới tột độ với những cuộc thủ hạt nhân của cả hai phía trong tháng 4 và đặc biệt là tháng 5/1998. Cuộc chạy đua vũ trang và nhất là những vụ thử hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan đã làm thay đổi môi trường an ninh khu vực, thế giới. Trước sức ép của các nước trên thế giới, và trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế với xu thế đối thoại thay cho đối đầu, hai nước đã có những điều chỉnh nhằm cải thiện quan hệ. Tại hội nghị cấp cao của Diễn đàn hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) tổ chức ở Sri Lanka vào tháng 7/1998, hai Thủ tướng đã có cuộc tiếp xúc để bàn về những vấn đề song phương quan trọng như vấn đề hòa bình, an ninh tại khu vực sau các vụ thử hạt nhân của mỗi bên; giải quyết một cách hòa bình các vấn đề tồn đọng ở Jammu và Kashmir. Cả hai bên đã nhấn mạnh cam kết xây dựng niềm tin lẫn nhau trong các lĩnh vực vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. Trên cơ sở những thiện chí đó, theo lời mời của Thủ tướng Nawaz Sharif, từ ngày 20 và đến ngày 21/2/1999 Thủ tướng Vajpayee đã có chuyến viếng thăm thành phố Lahore bằng xe buýt nhân dịp khai trương tuyến đường giao thông mới này. Trong chuyến viếng thăm này, hai bên đã ký hai văn kiện quan trọng đó là Tuyên bố Lahore và Bản ghi nhớ để chia sẽ quan điểm về vấn đề hòa bình, phồn vinh giữa hai dân tộc, và cụ thể hóa những biện pháp để xây dựng lòng tin trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường nhằm ngăn chặn xung đột. Ngoài ra, hai bên còn nhất trí nổ lực hiện thực hóa tầm nhìn năm 2000 và đẩy mạnh hợp tác trong SAARC. Sau cuộc hành trình ngoại giao ấn tượng bằng xe buýt của Thủ tướng Vajpayee đã xóa tan đi những nghi kỵ lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước láng giềng Nam Á này lên một tầm cao mới: “Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ sang Pakistan kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay cũng như từ nhiều năm trước đó” [10, tr. 160]. Hay lời nhận định của Tổng thống Ấn Độ Narayanan: “Đây sẽ là một cơ hội để hai nước hợp tác và cải thiện mối quan hệ” [10, tr. 160]. Không những thế, chuyến ngoại giao đặc biệt ấy cũng được dư luận thế giới đánh giá rất cao: “Mỹ hy vọng rằng những thảo luận rộng rãi mới giữa hai nước sẽ cải thiện mối quan hệ và giảm bớt nguy cơ chiến tranh. Còn Anh thì cho rằng nó sẽ giảm bớt nguy cơ xung đột ngẫu nhiên giữa hai nước” [10, tr. 160]. Trong khi những thay đổi đã giúp cho hai bên xích lại gần nhau trong quá trình bình thường hóa, tháng 10/1999 cuộc đảo chính do tướng Musharaff tiến hành đã làm gián đoạn việc cải thiện quan hệ giữa hai nước. Vì vậy, mối quan hệ giữa hai nước đến 9/2000 vẫn không có gì tiến triển so với trước. Cùng với việc phát triển quan hệ song phương, từ thập kỉ 80 thế kỉ XX Ấn Độ đã quan tâm hơn đến việc thúc đẩy hợp tác khu vực. Bởi vì, trong thời gian này, kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, khủng hoảng ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế các nước ở Nam Á. Bên cạnh đó, trên thế giới cũng có một số mô hình hợp tác khu vực tương đối thành công như EU, ASEAN… Các nước Nam Á sau hơn 30 độc lập vẫn trong tình trạng kém phát triển và lạc hậu Từ ý tưởng ban đầu của Tổng thống Bangladesh Ziar Rahman về việc thành lập Tổ chức Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC). Tháng 12/1985 Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên các nước Nam Á đã họp tại Dhaka (Bangladesh), tuyên bố chính thức thành lập Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC). Sự ra đời của SAARC là một thắng lợi quan trọng trong chính sách khu vực của Ấn Độ. Tuy nhiên, lúc đầu cả Ấn Độ và Pakistan đều tỏ thái độ dè dặt, Ấn Độ lo ngại rằng các nước Nam Á lợi dụng diễn đàn này để cô lập Ấn Độ trong các vấn đề tranh chấp. Còn Pakistan thì lo sợ Ấn Độ sẽ nắm vai trò lãnh đạo. Như vậy, ngay khi mới thành lập cơ chế hợp tác của SAARC đã mang trong nó rất nhiều hạn chế. Thêm vào đó, tình trạng bất ổn định ở khu vực cũng như mâu thuẫn giữa các nước với nhau đã làm cho tổ chức này hoạt động kém hiệu quả và chưa phát huy hết vai trò mà các nước thành viên mong muốn: “Sau gần 10 năm ra đời, kể từ khi thành lập vào năm 1985, trao đổi hàng hóa trong nội bộ SAARC chỉ đạt 3 tỷ USD, bằng ¾ tổng kim ngạch ngoại thương của khu vực này với thế giới” [10, tr 163]. Trên lĩnh vực kinh tế, hầu hết các nước Nam Á là những nước có trình độ thấp, cần nhiều vốn và kỹ thuật. Ấn Độ là nước có ưu thế nhất về mọi mặt so với các nước láng giềng. Trước những hoạt động yếu kém của tổ chức SAARC, một mặt Ấn Độ nhận thức được rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước thành viên trong tổ chức này. Mặt khác, Ấn Độ cần tìm mối quan hệ khác để phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của mình. 1.1.1.3 Sự nổi lên về kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương Châu Á – Thái Bình Dương là khái niệm xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai để chỉ một khu vực địa lý bao gồm một phần châu Á, và các nước trong vành đai TBD bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, các đảo ở TBD và khu vực Bắc Mỹ. Khu vực châu Á – TBD là một khu vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và là một khu vực đa dạng. Nó thể hiện ở sự khác biệt giữa các quốc gia về diện tích, dân số, chế độ chính trị, trình độ phát triển và tôn giáo. Khu vực này có các quốc gia lớn nhỏ khác nhau từ những quốc gia rộng lớn như Canada, Mỹ, Trung Quốc đến những nước có diện tích nhỏ như Singapore hoặc một số đảo quốc ở Nam TBD. Ở đây cũng có các quốc gia có dân số lớn trên 1 tỷ như Trung Quốc và Ấn Độ hoặc vài trăm triệu như Mỹ, Indonesia đến những nước có vài trăm ngàn hoặc vài triệu dân như Brunei… Sự đa dạng cũng thể hiện sự khác nhau về chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế rất lớn. Khu vực có những nước công nghiệp hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Canada, Australia; có những nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông đến những nước có trình độ thấp hơn như các nước ASEAN và những nước nằm trong số những quốc gia nghèo. Châu Á – TBD là nơi có sự hiện diện của các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc, và mối quan hệ của những nước này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, chính trị và kinh tế của khu vực. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các nước này từng đối đầu với nhau. Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ giữa các nước này được cải thiện đáng kể góp phần vào việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Bên cạnh những cường quốc trên, các quốc gia còn lại cũng giữ vai trò tích cực trong các vấn đề an ninh, chính trị cũng như kinh tế của khu vực. ASEAN là một điển hình, ASEAN được thành lập từ 1967 đến cuối thập niên 90 đã mở rộng gồm 10 nước, trở thành một nhân tố tương đối quan trọng về giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. ASEAN giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) năm 1994 và sự ra đời của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – TBD (APEC) năm 1989. Chiến tranh lạnh kết thúc, châu Á – TBD là một khu vực phát triển năng động, nơi tập trung các nền kinh tế nhanh nhất thế giới và duy trì được tốc độ phát triển cao liên tục trong nhiều năm. Sức mạnh kinh tế lớn của Mỹ, Nhật, sự xuất hiện của các nước công nghiệp mới (NICs) ở châu Á, những thành tựu đáng kinh ngạc của Trung Quốc trong quá trình cải cách và mở cửa và triển vọng phát triển mạnh mẽ của nhiều nước Đông Nam Á. Tất cả những yếu tố đó, khiến các nhà hoạch định chiến lược Ấn Độ coi trọng khu vực châu Á - TBD. Mặc dù, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á năm 1997 – 1998 ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ phát triển của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… nhưng sự phục hồi nhanh chóng của các nền kinh tế khu vực cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực là rất lớn. Sự sụp đổ của Liên Xô và cùng với nó là sự kết thúc Chiến tranh lạnh đã dẫn đến những thay đổi căn bản đến cục diện an ninh khu vực châu Á - TBD. Thế đối đầu hai cực giữa hai siêu cường và mối quan hệ tam giác chiến lược Xô – Trung – Mỹ ở châu Á - TBD không còn nữa. Thay vào đó, sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn theo hướng duy trì môi trường hòa bình, ổn định. Xu thế căng thẳng, đối đầu do di chứng của Chiến tranh lạnh để lại đã nhường chỗ cho các hình thức hợp tác rất phong phú trong nhiều lĩnh vực. Tuy còn ở mức độ khiêm tốn, nhưng những cơ chế hợp tác khu vực trong lĩnh vực kinh tế như APEC, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)… ngày càng có vai trò tích cực, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước và góp phần vào sự phát triển năng động của khu vực. Tuy nhiên, an ninh khu vực vẫn còn nhiều bất trắc do những mâu thuẫn nội tại hoặc mới nảy sinh, trở thành những nhân tố gây mất ổn định, đe dọa hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực như: tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa Nga – Nhật, Trung – Nhật, giữa một số nước ASEAN và Trung Quốc về vấn đề biển Đông, bán đảo Triều Tiên, vấn đề Đài Loan… Sau khi Liên Xô tan rã, khu vực châu Á - TBD chịu sự tác động chủ yếu của mối quan hệ tam giác chiến lược Mỹ – Nhật – Trung Quốc. Mối quan tâm hàng đầu của Mỹ trong thập kỉ cuối thế kỉ XX là tập trung xây dựng nước Mỹ ổn định và phát triển về kinh tế – xã hội nhằm duy trì địa vị số 1 thế giới. Trong khi tập trung chính cho sự phát triển của quốc gia, Mỹ vẫn giữ được mục tiêu là củng cố vai trò quốc tế của mình. Để thực hiện được mục tiêu đó, Mỹ tăng cường quan hệ với Nhật, một số nước khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc… Trước những thay đổi của tình hình thế giới và khu vực, Trung Quốc cũng có sự điều chỉnh chiến lược, đánh dấu bằng bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình vào năm 1992. Trung Quốc đã mở rộng quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới; đưa ra chiến lược về phát triển kinh tế biển (1993) nhằm đưa Trung Quốc trở thành cường quốc trên biển… Trong bối cảnh đó, Nhật Bản điều chỉnh chiến lược theo hướng tranh thủ nâng cao vai trò chính trị trong khu vực và trên thế giới sao cho tương xứng với sức mạnh kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật hùng hậu của họ. Trong quan hệ với Mỹ, Nhật Bản vẫn duy trì quan hệ đồng minh chiến lược được hình thành từ sau chiến tranh thế giới lần hai, Nhật Bản đã cố gắng điều chỉnh quan hệ với Mỹ từ chỗ phụ thuộc thành bình đẳng hơn, cùng nhau chia sẽ trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Trước hết ở khu vực châu Á - TBD, Nhật Bản chú trọng đến việc cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực. Khi nói đến sự nổi lên của vị trí chiến lược châu Á - TBD, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến nhân tố ASEAN. ASEAN với những thành tựu đạt được đã, đang và sẽ khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của mình đối với hòa bình, ổn định khu vực. Trong cục diện mới, ASEAN đã chủ động hơn trong quan hệ với các nước lớn, có quan hệ hợp tác với những cường quốc ở khu vực và thế giới như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc… giữ được thế độc lập trong chính sách ngoại giao, không bị sự chi phối của bất kỳ cường quốc nào. Ngược lại các nước lớn tỏ ra rất chú trọng đến ASEAN khi xử lý các vấn đề khu vực. Trên bình diện song phương, các vấn đề tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Về hợp tác đa phương, ASEAN cũng chú trọng đối thoại với các nước khác trong khu vực châu Á - TBD thông qua cơ chế ASEAN + 1, ASEAN + 3, Diễn đàn an ninh khu vực ARF… Các hình thức hợp tác này không những góp phần nâng cao quan hệ chính trị, an ninh mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN với các đối tác bên ngoài. Các nước lớn nhỏ ở khu vực châu Á - TBD kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ cùng quy tụ lại để tham gia thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực. Diễn đàn cũng là nơi xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tạo ra cơ hội đàm phán giải quyết những bất đồng giữa các nước trong khu vực về vấn đề an ninh. Tóm lại, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc với xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN. Tình hình thế giới về cơ bản đã thay đổi nhanh chóng, xu thế đối thoại thay cho đối đầu và xu thế phát triển kinh tế làm trọng tâm đã tạo nên động lực mới trên con đường phát triển của khu vực châu Á - TBD. Thế giới biết đến khu vực châu Á - TBD như một khu vực phát triển năng động nhất thế giới và có khả năng khu vực này sẽ thay thế Đại Tây Dương như đúng dự đoán cách đây hơn 70 năm của Jawaharlal Nehru – nhà tư tưởng vĩ đại, người sáng lập ra Cộng hòa Ấn Độ đã nói: “TBD có khả năng thay thế Đại Tây Dương với tư cách là một trung tâm đầu não của thế giới. Tuy không phải là một quốc gia trực tiếp ở TBD nhưng Ấn Độ sẽ phải có những ảnh hưởng quan trọng ở đó” [54, tr. 62]. Do đó, các quốc gia trong đó có Ấn Độ phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại đối với khu vực châu Á - TBD. Một yếu tố khác góp phần làm cho Ấn Độ chú ý đến khu vực châu Á - TBD, hoạt động kém hiệu quả của SAARC không đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng lớn của Ấn Độ. 1.1.1.4 Do tác động của chiến tranh Vùng Vịnh (năm 1990 – 1991) Trung Đông là khu vực cung cấp dầu mở chủ yếu của thế giới, với trữ lượng dầu mỏ vô cùng lớn đã giúp các nước trong khu vực phát triển nhanh chóng. Nhưng, cũng chính vì yếu tố dầu mỏ cộng với những mâu thuẫn về dan tộc, tôn giáo và sự can thiệp của các nước bên ngoài làm cho tình hình khu vực không ổn định như cuộc chiến tranh giữa Iraq và Iran năm 1980, chiến tranh giữa Iraq và Kuwait năm 1990 – còn gọi là chiến tranh Vùng Vịnh. Ngày 2/8/1990, Iraq đưa quân sang chiếm đóng Kuwait, sự kiện này bị đưa ra phê phán tại HĐBA LHQ và yêu cầu Iraq rút quân. Phớt lờ lời kêu gọi rút quân của LHQ, Iraq vẫn chiếm đóng Kuwait. Mỹ cùng với các quốc gia khác tiến hành chiến tranh chống Iraq, tháng 2/1991 Iraq buộc phải rút quân khỏi Kuwait. Chiến tranh Vùng Vịnh (năm 1990 – 1991) đã làm cho giá dầu được đẩy lên cao, trong khi nhu cầu về dầu mỏ và các sản phẩm từ dâu mỏ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa ở Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn. Ấn Độ phải tìm kiếm nguồn cung cấp dầu mới để thay thế mà phương Đông cụ thể là Đông Nam Á là khu vực mà Ấn Độ hướng tới: “Chỉ trong giai đoạn 1990 – 1991 giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng 21,9% tính bằng đồng rupi. Nếu năm 1965, chi phí dành cho nhập khẩu năng lượng của Ấn Độ là khoảng 8% giá trị nhập khẩu thì tới năm 1990, con số đó đã lên tới gần 25%” [53, tr. 65]. 1.1.2 Nhân tố bên trong 1.1.2.1 Sự yếu kém của nền kinh tế Sau khi giành được độc lập năm 1947, Ấn Độ tiến hành khôi phục và xây dựng đất nước trong bối cảnh thế giới bị phân chia thành hai hệ thống chính trị, kinh tế đối lập nhau. Là một nước lớn, Ấn Độ không muốn ngã theo bên nào để chống lại bên kia, cho nên Jawaharlal Nehru đề ra chủ trương trung lập. Tư tưởng trung lập của Ấn Độ cũng được thể hiện trên lĩnh vực kinh tế, đó là chủ trương xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp hai thành phần: kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Mô hình phát triển kinh tế Ấn Độ khi đó được gọi là mô hình kế hoạch hóa mềm (còn gọi là mô hình Mahalanobis do Giáo sư P.C. Mahalanobis soạn thảo). Ấn Độ chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa với những ưu tiên dành cho công nghiệp nặng, nhưng cũng không xem nhẹ vai trò của ngành công nghiệp nhẹ. Theo Nehru: “Công nghiệp nặng là điều kiện cơ bản cho công nghiệp hóa. Công nghiệp nhẹ được phát triển rộng khắp nhằm đáp ứng mọi yêu cầu tiêu dùng trong nước” [10, tr. 16]. Nội dung chính trong chủ trương phát triển kinh tế của Ấn Độ là thực hiện chính sách đóng cửa và chính sách thay thế hàng nhập khẩu cho phù hợp với đường lối độc lập và tự lực cánh sinh. Mô hình phát triển trên, đã đạt được những thành tựu bước đầu. Các ngành công nghiệp phát triển tương đối hoàn chỉnh từ những ngành thông thường đến những ngành kỹ thuật cao như: công nghệ sinh học, khoa học vũ trụ… Kết quả của cuộc cách mạng xanh giữa những năm 60 cho thấy sự phát triển thần kỳ của nền nông nghiệp Ấn Độ, từ một nước thiếu lương thực triền miên, cho đến giữa những năm 80 Ấn Độ đã tự túc được lương thực và có kho dự trữ chiến lược. Sau một thời gian thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hóa mềm, kinh tế Ấn Độ đạt được những thành tựu quan trọng về các mặt công nghiệp, nông nghiệp… tốc độ tăng trưởng GDP ổn định và liên tục trong 4 thập kỉ: “Trong khoảng 3 thập kỉ, từ những năm 50 đến những năm 70, Ấn Độ đạt mức tăng GDP bình quân hàng năm là 3,5%, những năm 80 đạt bình quân 5,5%”[10, tr. 17] Bên cạnh những thành tựu, kinh tế Ấn Độ cũng bộ lộ một số yếu kém nghiêm trọng. Đó là, cơ chế quan liêu bao cấp, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo và hiệu quả trong sản xuất. Kết quả, kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả so với kinh tế tư nhân: Vì phần đóng góp cho tích lũy của công nghiệp nhà nước rất thấp so với thành phần kinh tế tư nhân. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, kinh tế nhà nước đóng góp cho tích lũy trong nước 1,7% GDP, trong khi kinh tế tư nhân là 8,7%... Cao nhất là kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1974 – 1979), tích lũy của kinh tế nhà nước là 4,6%, kinh tế tư nhân là 17%... Về đóng góp và GDP, 1984 – 1985 kinh tế nhà nước đóng góp 24,5%, còn kinh tế tư nhân 75,5% [10, tr. 18]. Một yếu tố khác cũng đã làm cho kinh tế Ấn Độ hoạt động kém hiệu quả đó là, sự hạn chế của hệ thống luật pháp. Trong nền kinh tế, luật pháp giữ vai trò quan trọng – đây là nhân tố có thể thúc đẩy kinh tế phát triển nếu như phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Ngược lại, luật pháp sẽ trở thành vật cản trở trong việc phát triển đất nước, Ấn Độ là nước có nhiều luật, nhưng phần lớn các luật này được ban hành trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, không có sự hài hòa giữa kế hoạch và thị trường nên gây cản trở cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp tư nhân. Điển hình như theo luật MRTP, các công ty chỉ được tích lũy vốn ở một mức độ hạn chế không quá 200 triệu rupi. Nếu muốn tăng nguồn vốn, mở rộng sản xuất phải xin giấp phép mà thời gian hoàn thành thủ tục này luôn là mối phiền hà cho các doanh nghiệp. Vào những năm cuối thập kỉ 80 kinh tế Ấn Độ có một thời gian ngắn ngủi khởi sắc (1985 – 1987) do những cố gắng của chính phủ Rajiv Gandhi Nhưng đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Ấn Độ lâm vào khủng hoảng toàn diện, do những tác động bất lợi từ tình hình thế giới lúc bấy giờ: “Mục tiêu tăng trưởng GDP lên mức bình quân 7%/năm không những không đạt được mà nền kinh tế lại suy giảm chưa từng thấy… Mức GDP sụt xuống còn 0,8 vào năm tài chính 1991 –1992, lạm phát dâng cao (trên 13%), dự trữ ngoại tệ đến tháng 5/1991 chỉ còn khoảng 1 tỷ USD, đủ cho nhập khẩu 20 ngày” [10, tr. 24] Tình hình trên, đưa kinh tế Ấn Độ đến trước bờ vực phá sản, các ngành công nghiệp đều gặp khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp cao, nợ nước ngoài không có khả năng thanh toán: “Số người thất nghiệp đã lên tới hơn 30 triệu… nợ nước là 70 tỉ đô la các ngân hàng nước ngoài không chịu cho vay thêm nữa” [10, tr. 24]. Thủ tướng N. Rao đã phải nói: “Tình hình ngoại tệ gần như tuyệt vọng, tình hình tài chính tồi tệ, chúng tôi đã đến mức như vỡ nợ với Quỹ tiền tệ quốc tế trong thời gian vài ngày” [10, tr. 24-25] Như vậy, sau một thời gian phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa mềm, mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định nhưng nền kinh tế Ấn Độ đang dần tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực. Không những thế nó còn đưa nền kinh tế Ấn Độ đến cuộc khủng hoảng toàn diện. Do đó đến những năm 70 – 80, vị trí kinh tế Ấn Độ sụp giảm so với trước đây: “Ấn Độ từ một nước có sức mạnh công nghiệp đứng hàng thứ tám trong số những nước có nền công nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 1955 đến chỉ còn là một nước đứng ở vị trí 16 trong năm 1973. Từ đó còn hạ xuống nhiều hơn nữa” [6, tr. 220]. Nguyên nhân của tình trạng đó là do, những khuyết tật của nền kinh tế kế hoạch hóa với sự quan liêu và khép kín. Thứ đến là, tính chất bảo thủ của kinh tế Ấn Độ không theo kịp với sự phát triển và những tác động từ bên ngoài. Đây là hai nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự yếu kém của nền kinh tế Ấn Độ. 1.1.2.2 Sự khủng hoảng về chính trị – xã hội Đảng Quốc đại được thành lập năm 1885 gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ và là đảng cầm quyền chủ yếu ở Ấn Độ. Nhờ vai trò to lớn trong quá trình đấu tranh giành độc lập, Đảng Quốc đại nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị có uy tín và áp đảo tuyệt đối các đối thủ khác. Biểu hiện đó là, trong nhiều kỳ tổng tuyển cử liên tiếp, Đảng Quốc đại đều giành được thắng lợi và có thể tự mình đứng ra thành lập chính phủ. Các đảng phái chính trị khác yếu thế hơn và không đủ khả năng đối trọng với Đảng Quốc đại trong việc lãnh đạo đất nước. Trong thời gian lãnh đạo đất nước, Đảng Quốc đại đã có những đóng góp to lớn đối với việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Do kinh tế Ấn Độ từ sau khi độc lập đến cuối thập kỉ 80, tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị – xã hội. Nhân dân Ấn Độ là người phải gánh chịu những hậu quả trực tiếp của khủng hoảng kinh tế tạo nên như: giá cả sinh hoạt tăng vọt, đặt biệt là những mặt hàng thiết yếu như gạo, rau quả, đường, sữa… một số mặt hàng ngũ cốc tăng giá gấp đôi trong vòng có vài tháng. Tình trạng này gây ra sự hoang mang, hoảng loạn trong dân chúng và một bộ phận của tầng lớp lãnh đạo. Nguy hiểm hơn, tình trạng khủng hoảng về kinh tế đã kéo theo những rối loạn nghiêm trọng về mặt xã hội, đào sâu thêm những mâu thuẫn về tôn giáo, sắc tộc… trong một đất nước đa dạng và phức tạp như Ấn Độ đến lúc này có điều kiện phát triển. Do sự suy thoái về kinh tế cùng với những rối l._. thứ năm mươi của việc thành lập quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Nhật Bản, và Nhật Bản đã mời Tổng thống Ấn Độ Shri KR Narayanan thăm Nhật Bản để đánh dấu như vậy Nhân dịp. Thủ tướng Mori đề xuất đàm phán song phương giữa Nhật Bản và Ấn Độ cần tăng cường hơn nữa, đặc biệt, ông mong đợi một kết quả tích cực từ các cuộc đàm phán thương mại dự kiến tháng 10 năm 2000, mà các thoả thuận được thực hiện tổ chức hội đàm về an ninh, quốc phòng trong năm nay; Uỷ ban nhân Nhật Bản-Ấn Độ nhân vật nổi tiếng thế kỷ 21 nên được chính thức ra mắt trong tháng 12 2000 hoặc tháng 1 năm 2001. Ông cũng thông báo ý định của Nhật Bản để mở rộng giao lưu thanh niên giữa Nhật Bản và khu vực Nam Á đến 5.000 người trong năm năm và thực hiện các Nhật Bản- Nam Á trao đổi các chương trình, bao gồm học bổng Mori cái gọi là, nhằm thúc đẩy trao đổi trí tuệ. B. Về giao lưu kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin (IT), Thủ tướng Mori tái khẳng định Ấn Độ-Nhật Bản khuyến khích và Sáng kiến Hợp tác, trong đó bao gồm một đề nghị cấp thị thực nhập cảnh, nhiều giá trị trong ba năm cho Ấn Độ các chuyên gia CNTT. Phía Ấn Độ hỗ trợ này, và Thủ tướng Vajpayee cũng đồng ý với đề nghị của Thủ tướng Mori rằng trong tương lai, Nhật Bản sẽ giúp Ấn Độ để tiến hành hợp tác Nam-Nam trong lĩnh vực CNTT. C. Thủ tướng Vajpayee cảm ơn Nhật Bản để cung cấp một lời giải thích của tập đoàn của Hội nghị thượng đỉnh Kyushu-Okinawa Tám được tổ chức bởi Nhật Bản và chúc mừng Nhật Bản vào sự thành công của Hội nghị thượng đỉnh. Nguồn: [94] PHỤ LỤC 5 Joint Statement on the Advancement of the Strategic and Global Partnership between Japan and India 1. The Prime Ministers of Japan and India met in Tokyo on 22 October, 2008 for the Japan- India Annual Summit. They shared the view that Japan and India, as major countries in Asia that share common values and interests, must advance bilateral cooperation as well as cooperation in regional and multilateral areas with the objective of promoting peace, stability and prosperity in Asia and the world. They reaffirmed the importance of the Strategic and Global Partnership established in 2006 for this purpose and for harnessing the full potential of Japan-India relations. 2. The two Prime Ministers reviewed the implementation of the Roadmap for New Dimensions to the Strategic and Global Partnership and expressed satisfaction with the sustained progress that has been made through joint efforts between the two sides. They also recognized that there is still immense untapped potential for the further expansion of bilateral relations. The two Prime Ministers pledged to continue their efforts to broaden and deepen the relationship on the basis of the shared congruence of interests in order to develop it as an essential pillar for the future architecture of the region. 3. The two Prime Ministers welcomed the study on the future course of cooperation in the security field between the two countries and issued the Joint Declaration on Security Cooperation between Japan and India drawing on this study. They recognized that further cooperation on the basis of the Joint Declaration on Security Cooperation will be beneficial to peace and prosperity in Asia and the world. They instructed their respective Ministries to develop an Action Plan with specific measures to advance security cooperation based on this Declaration at an early date. 4. The two Prime Ministers expressed their satisfaction at the deepening of the Annual Strategic Dialogue between the Foreign Ministers as well as the other policy dialogues at respective levels. They also welcomed the steady upgradation of defence exchanges and cooperation and decided to encourage their Defence Ministries to enhance their dialogue and collaboration further based on the Joint Statement of May, 2006. They also welcomed the contribution of established bilateral dialogue mechanisms and urged them to continue their valuable work. 5. The two Prime Ministers expressed satisfaction at the growth of bilateral trade which is expected to reach $20 billion by 2010. They welcomed the substantive progress achieved on the Economic Partnership Agreement / Comprehensive Economic Partnership Agreement and expressed hope that the negotiations would be concluded at the earliest possible time. The two Prime Ministers expressed their belief that this EPA / CEPA would be mutually beneficial and would fully harness the true potential of economic partnership. 6. The two Prime Ministers expressed happiness over the long lasting investment relationship between the two countries which has grown over a period of time, especially the large presence of Japanese multi-nationals in India. This interest has been robust in recent years with Japanese direct investments rising substantially. The pipeline of investments already planned was also noted to be impressive. In this regard, the two leaders welcomed efforts of JETRO and other organizations to support investment by the Japanese small and medium enterprises to India. Further the Prime Ministers expressed the hope that the upward trend would be sustained in the coming years. 7. The two Prime Ministers shared the view that the Japanese Official Development Assistance (ODA) has contributed to India's economic development and has generated goodwill among the Indian people for Japan. They shared the view that the Japanese ODA should continue to play an increasing role in India's poverty reduction, economic and social infrastructure development, tackling environmental issues and human resource development. The Prime Minister of India expressed his appreciation to the Japanese people for their generous role in India's development. 8. The two Prime Ministers were satisfied that the Special Economic Partnership Initiative launched in December 2006 is beginning to give a strong stimulus to bilateral economic and commercial ties and create new opportunities for business. 9. The two Prime Ministers reaffirmed their commitment to the realization of the Western corridor of the Dedicated Freight corridor (DFC) project, as the new flagship project of Japan-India cooperation, with the Japanese ODA Loan utilizing Japan's Special Terms of Economic Partnership (STEP) scheme and confirmed their readiness to jointly initiate the first phase (Rewari-Vadodara sector) of the project. In this regard, the Japanese side welcomed India's decision to commission the Western corridor of DFC with electric traction system. The assistance will commence through an ODA Loan for Engineering Services and the total volume of the loan for the first phase is currently estimated to be approximately 450 billion yen, based on the provisional project design. The two Prime Ministers also expressed their commitment to work together for early finalization of the assistance for the entire Western corridor. 10. The two Prime Ministers expressed the view that the Delhi-Mumbai Industrial Corridor Project (DMIC), which is linked to the Western Corridor of DFC Project, has the potential to transform the dynamics of the Japan-India economic engagement, and decided to pursue this further. They welcomed the Memorandum of Understanding signed between Japan Bank for International Cooperation (JBIC) and India Infrastructure Finance Company Ltd. (IIFCL) / Delhi Mumbai Industrial Corridor Development Corporation (DMICDC) and confirmed that they would continue to work together closely for the joint establishment of a Project Development Fund. Both sides also welcomed the active participation by the Japanese companies in the 5 early bird projects in the DMIC region in the areas of logistics, human resource development, power generation and enclave development. Both sides also welcomed the initiative of the DMICDC to take up select projects for early implementation in the Project States alongside the master planning exercise. They expressed their desire to further discuss overall cooperation on DMIC in order to spur mutually beneficial business relations that serve the long term interests of both countries. 11. The two Prime Ministers welcomed the progress made in bilateral consultations on high technology trade and noted the great potential in this area for collaboration. The two Prime Ministers recognized the importance of continuing bilateral consultations to facilitate two way high technology trade while addressing matters relating to respective export control systems. 12. The two leaders recalled the Joint Statement on Enhancement of Cooperation on Environmental Protection and Energy Security signed in August 2007 and stressed the need for accelerating bilateral cooperation in these vital areas. They welcomed progress achieved under the Japan-India Ministerial-level Energy Dialogue which confirmed the strengthening of cooperation in energy efficiency and conservation sector particularly through cooperation in establishing Regional Energy Efficiency Centres in India, and the development of a comprehensive cooperation in the coal and power sectors. They also noted that under this Dialogue the Energy Ministers confirmed that they will exchange views and information on their respective nuclear energy policies. They also welcomed progress achieved under the Japan-India Energy Forum held by the New Energy and Industrial Technology Development Organization (NEDO) of Japan and The Energy and Resources Institute (TERI) of India, and recognized the importance of promoting cooperation between the two countries' industries in order to expand bilateral energy cooperation on a commercial basis. 13. The two Prime Ministers expressed satisfaction on the achievement at the Second Meeting of the Japan-India Joint Working Group on Urban Development in June 2008 and reaffirmed their intention to continue to hold the Working Group meetings regularly. 14. The two Prime Ministers shared the view that they will enhance cooperation in the field of Information and Communication Technology including the research collaboration and the introduction of wide-band wireless technology. 15. The two Prime Ministers welcomed the report submitted to them following the second meeting of the high-level Business Leaders' Forum (BLF). They recognized the crucial role played by business and industry of both countries in intensifying trade, investment and economic relations. They urged their concerned officials to speedily examine and implement the BLF's recommendations. 16. The two Prime Ministers emphasized the importance of exchanges at the cultural, academic, youth and people-to-people levels. They noted with satisfaction the enhanced people-to-people exchange between the two countries under the Aso Programme, including through the Japan-East Asia Network of Exchange for Students and Youth (JENESYS) Programme, and shared their renewed commitment to maintain the upward trend. 17. The two Prime Ministers positively appraised the work of the Japan-India Working Group set up to explore possible collaboration in establishing a new Indian Institute of Technology (IIT) with Japanese assistance and welcomed the report submitted to them by the Working Group. The two Prime Ministers confirmed their commitment to collaborate in the establishment of a new IIT in Hyderabad that will become a symbol of joint efforts in promoting educational excellence in India, through various contributions from Japan. The two Prime Ministers also recognized that such collaboration will require the joint work of the relevant parties of both sides including academic experts to identify the specific areas that can be mutually beneficial. 18. The two Prime Ministers acknowledged the need to make all efforts to take forward the collaboration for the development of the Indian Institute of Information Technology, Design and Manufacturing at Jabalpur in accordance with the Memorandum signed in December 2006 on this subject. 19. The two Prime Ministers shared the view that nuclear energy can play an important role as a safe, sustainable and non-polluting source of energy in meeting the rising global energy demands. The two Prime Ministers shared the view that international nuclear disarmament and non-proliferation efforts should be reinforced. The two Prime Ministers also reiterated the importance of strengthening their efforts towards the shared goal of achieving a world free of nuclear weapons. 20. The two Prime Ministers reaffirmed their support for the East Asia Summit as an open, inclusive, transparent and Leaders' led forum to promote cooperation on issues of common interest and to deepen regional economic integration towards the progressive realization of an East Asia Community. They decided to work jointly and with other countries of the region to promote this objective at the forthcoming East Asia Summit. They also welcomed the establishment of the Economic Research Institute for ASEAN and East Asia (ERIA) and referred to the report of the study on the Comprehensive Economic Partnership in East Asia (CEPEA) to be submitted in December this year. 21. The two Prime Ministers reaffirmed the importance of maintaining close cooperation between the two countries in various international fora. They shared the view that the reform and expansion of the United Nations (UN) Security Council, in both the permanent and non-permanent categories, is central to the process of a comprehensive reform of the United Nations. They welcomed the decision of the UN General Assembly to commence intergovernmental negotiations not later than February 28, 2009. They decided to continue their close cooperation to achieve expeditious forward movement towards a genuine reform of the Security Council, so as to make it more representative, credible and effective. In this context, they stressed the important role of G-4, bilateral consultations as well as their engagement with the larger UN membership. 22. The two Prime Ministers condemned terrorism in all its forms and manifestations, reaffirmed that terrorism constitutes a serious threat to international peace and security, and welcomed efforts undertaken by both countries to combat this menace. They underlined their determination to strengthen bilateral cooperation in combating terrorism through the Joint Working Group on Counter-Terrorism as well as UN mechanisms. They reaffirmed their desire for expeditious conclusion of negotiations of the Comprehensive Convention against International Terrorism at the United Nations. 23. The two Prime Ministers shared the view that the present world economy is facing uncertainty, including financial difficulties, and that it is important for the two countries to continue discussion for the stability and growth in the region and the world. They recognized the need for joint efforts by all consuming and producing countries to mitigate the impact of high and volatile oil prices, which hamper global growth and development. They also expressed concerns that global food prices remain at high level, and called for greater collaborative efforts to address the challenge of the global food security. They also discussed the current state of the negotiations of the WTO Doha Development Agenda and reaffirmed their will to continue their cooperation towards an early and successful conclusion of the negotiations with a balanced and comprehensive outcome. 24. The two Prime Ministers expressed their support for the Bali Action Plan, and reaffirmed their determination for a flexible, fair and effective agreed outcome for now, up to and beyond 2012, in which all countries participate. The Japanese side welcomed India's recent announcement of the "National Action Plan on Climate Change," and the Indian side welcomed the various initiatives taken by Japan on this issue. The two Prime Ministers shared the view that the actions of all countries should be taken based on national circumstances and various criteria in accordance with the principle of common but differentiated responsibilities and respective capabilities. They reaffirmed the desirability for the UNFCCC Parties to adopt in the negotiations a long-term global goal for reducing global emissions and pledged to cooperate closely in this regard toward the COP 15 next year. In this regard, they noted the desire of the G8 nations to share with all the parties of the UNFCCC the vision of reducing global emissions by at least 50% by 2050. They also noted that equitable burden sharing for sustainable development should guide the negotiations on a shared vision. In order to secure energy efficiency and address climate change, they reaffirmed to promote energy efficiency and conservation by implementing individual, and where possible, sector specific goals and action plans. Recognizing that actions in various sectors could be a useful tool for global emission reduction through measures such as improving energy efficiency, they decided to move forward on the practical development of cooperative sectoral approaches and sector- specific actions, also in cooperation with other countries, as confirmed in the 3rd meeting of the Japan-India Ministerial-level Energy Dialogue. They highlighted the importance of promoting synergy between development and environmental protection, and recognized the need to devote scaled up resources to adaptation measures in developing countries. They shared the view that Japan and India must work closely together on Climate Change issues in relevant international fora. 25. The Prime Minister of India conveyed his sincere appreciation for the hospitality extended to him and his delegation by the Government of Japan. He invited the Prime Minister of Japan to visit New Delhi in 2009 for their next Annual Bilateral Summit, at mutually convenient dates to be decided through diplomatic channels. Tokyo, 22 October, 2008 Mr. Taro Aso Prime Minister of Japan Dr. Manmohan Singh Prime Minister of the Republic of India Nguồn: [95] PHỤ LỤC 6 INDIA–REPUBLIC OF KOREA JOINT STATEMENT: TOWARDS A STRATEGIC PARTNERSHIP January 25, 2010 H.E. Mr. Lee Myung-bak, President of the Republic of Korea (ROK), paid a State Visit to India from 24 to 27 January 2010, at the invitation of H.E. Smt. Pratibha Devisingh Patil, President of the Republic of India. 2. The President of the ROK was accorded a ceremonial welcome at the Rashtrapati Bhawan on 25 January 2010. During the visit, President Lee met President Patil, and also held a summit meeting with Prime Minister of India, Dr. Manmohan Singh. On 26 January, President Lee will be the Chief Guest at the celebrations to mark the Republic Day of India. 3. During the summit meeting, the two leaders discussed ways to develop bilateral relations and exchanged views on regional and international issues. They expressed satisfaction on the strong development of India -ROK relations based on the "Long-term Cooperative Partnership for Peace and Prosperity" established in October 2004. Both sides welcomed the steady growth in high level exchanges and contacts between the two countries, and the expansion in various areas of bilateral relations including defence, trade, science & technology, information & communication technology, education, and culture. 4. Recognizing that the India-ROK partnership is based on the principles of common interest, mutual benefit and shared values, the two leaders agreed that there is immense scope for further enhancing bilateral relations in various areas. In this context, they also welcomed the entry into force of the Comprehensive Economic Partnership Agreement (CEPA) on 1 January 2010 as the bedrock of a new comprehensive partnership between India and the ROK. They also recognized that, as both countries are major economies in the region, the partnership has the capacity to promote regional growth, and to contribute to prosperity and economic development of Asia. 5. Referring to the common challenges that both countries face in ensuring security against non-conventional threats, the two leaders agreed on the importance of cooperating and consulting with each other in developing regional architecture in the broader Asia- Pacific region. 6. Considering that India-ROK Partnership is a factor for peace and stability in Asia as well as between the two countries, the two leaders decided to enhance bilateral relations to a Strategic Partnership. They also identified the following elements of the future relationship: Political and Security Cooperation 7. The two leaders agreed to maintain regular contacts, including on the margins of international meetings and conferences. 8. Both sides reiterated the importance of the India-ROK Joint Commission co-chaired by the Foreign Ministers of the two countries and acknowledged the necessity of holding the Joint Commission on an annual basis. It was agreed that the sixth meeting of the Joint Commission will be held in 2010. 9. The two leaders agreed that the Foreign Policy & Security Dialogue will be raised to the level of Vice Foreign Minister, Ministry of Foreign Affairs and Trade (MOFAT) of the ROK, and Secretary (East), Ministry of External Affairs (MEA) of India. It was also agreed that the first meeting of the upgraded dialogue will be held in 2010. 10. The two leaders agreed to strengthen dialogue and exchanges in the area of defence through regular high-level military exchanges. They also agreed to explore the possibilities of joint venture cooperation in research & development, and manufacture of military equipment including through transfer of technology and co-production. It was agreed that the third meeting of the Joint Committee on Defence Logistics and Industry will be held during the first half of 2010. 11. The two leaders also agreed on the need for greater cooperation between the navies and coast guards in areas pertaining to the safety and security of international maritime traffic. They shared the view that developing long-term cooperative relations in this area will contribute to peace and stability in the Asia-Pacific region. Economic and Trade Cooperation 12. Both sides shared the view that the CEPA will contribute to enhancing trade and investment flows between the two countries. They also reaffirmed their commitment to ensure the smooth implementation of the CEPA. It was agreed that the first meeting of the Joint Committee headed by Trade Ministers of the two countries or their representatives will be held in the second half of 2010 to review the status of the implementation of the CEPA. 13. The two leaders agreed to set a target of US$ 30 billion for bilateral trade to be achieved by 2014. They also agreed to strengthen cooperation in trade and investment, SMEs, SPS and Standards related measures, trade remedies and IPR issues. 14. Both sides agreed to enhance cooperation in the financial sector through bilateral consultations on macroeconomic policy, budget, taxation, finance, and public sector reform. 15. Noting that the expansion of mutual investment will contribute to the reciprocal economic growth of both countries, the two leaders agreed to enhance cooperation and support at the governmental level to nurture a favourable environment, including through mutual agreement on a revised Double Taxation Avoidance Convention (DTAC) before the end of 2010. The Indian side hoped that investment from the ROK into India will expand, including in the infrastructure and manufacturing sectors. In this context, referring to the project to set up a Korean industrial complex and technology zone in the State of Gujarat, the two leaders noted its potential to further accelerate the bilateral trade and investment linkages. The two leaders also recognized the need to expedite the implementation of the POSCO project in the State of Orissa. The Korean side hoped that Indian investment in the ROK will also expand. It was agreed that the fourth meeting of the India-ROK Joint Committee on Investment Promotion will be held in New Delhi in 2010. 16. Noting the important role of air transport network in promoting economic, social and cultural exchanges, the two leaders agreed to explore the possibility of enhancing air connectivity between the two countries. They also agreed to consider the early conclusion of a mutually beneficial Maritime Shipping Agreement. Science and Technology Cooperation 17. The two leaders recognized the importance of strengthening cooperation in the field of science & technology. They welcomed the outcome of the Meeting of the Joint Committee on Science & Technology held in Seoul in December 2009 and endorsed the decision of the two sides to consider creating a dedicated fund of US$ 10 million (with a contribution of US$ 5 million by each side) to promote joint research. The two leaders also agreed that the two sides may explore the possibility of upgrading the level of the dialogue. 18. The two leaders also agreed to strengthen cooperation in the information technology sector including through the expansion of mutual investment and personnel exchanges. They also welcomed the decision of the two sides to renew the Memorandum of Understanding on Cooperation in Information Technology and Services. 19. The two leaders welcomed the signing of the MOU on cooperation in the peaceful uses of outer space between the Indian Space Research Organisation (ISRO) and the Korea Aerospace Research Institute (KARI) and expressed confidence that the MOU will facilitate strong cooperation between the two countries in this important sector. 20. The two leaders shared the view that nuclear energy can play an important role as a safe, sustainable and non-polluting source of energy. They agreed to facilitate development of a framework for bilateral civil nuclear cooperation. Social and Cultural Cooperation 21. Recognising the need to further strengthen cultural exchanges and people to people contacts between India and the ROK, the two leaders agreed to designate the year 2011 as ‘Year of Korea’ in India and ‘Year of India’ in the ROK. 22. The Indian side also welcomed the ROK initiative to open a Korean Cultural Centre in New Delhi in 2011, which will go a long way in further promoting awareness about Korean life and culture in India. Cooperation in the International Arena 23. The two leaders recognized the legitimate and long-term interests of both countries in the peace and prosperity of the Asia-Pacific region, and the importance of developing an open and inclusive economic regional architecture that is based on the principles of mutual benefit and shared opportunity. In this context, they affirmed that both India and the ROK have a significant role to play in such a regional architecture and agreed to maintain regular consultations and close coordination in the EAS, ARF, ACD and ASEM processes. 24. Both sides agreed to work for comprehensive United Nations reform, including Security Council expansion, with a view to enhancing its representativeness and, consequently, its effectiveness, authority and efficiency, as well as its capacity to address various challenges facing the international community. 25. The two leaders reiterated their commitment to the eradication of terrorism in all its forms and manifestations, and agreed to enhance cooperation in this area, including through information sharing. 26. Both sides also reiterated their common commitment on nuclear disarmament and the non-proliferation of weapons of mass destruction and their means of delivery. 27. The two leaders valued the G-20 as the premier forum for international economic cooperation and commended its timely and strong policy response in the crisis. They welcomed the Framework for Strong, Sustainable and Balanced Growth launched at Pittsburgh and looked forward to its implementation. 28. The two leaders welcomed the Copenhagen Accord. They reaffirmed their determination to work closely together in the negotiations both under the United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) and the Kyoto Protocol towards an Agreed Outcome to be adopted at the 16th Session of the Conference of the Parties. 29. The following agreement and MOUs were signed during the visit: (i) Agreement on the Transfer of Sentenced Persons (ii) MOU on Cooperation in Information Technology and Services (iii) Programme of Cooperation in the Fields of Science and Technology for the Period 2010-2012 (iv) MOU for Cooperation in the Peaceful Uses of Outer Space 30. The two sides agreed that the State Visit of the President of the Republic of Korea to India has reflected the recent trend in expanding bilateral relations between the two countries and that this visit will provide the impetus for a new vision of friendly and cooperative relations in the years to come. 31. On behalf of the Government and the people of the Republic of Korea, President Lee Myung-bak thanked the Government and the people of India for the warm and friendly hospitality accorded to him and his delegation. President Lee extended cordial invitations to President Smt. Pratibha Devisingh Patil and Prime Minister Dr. Manmohan Singh to visit the Republic of Korea at a mutually convenient time. The invitations were accepted with appreciation. The timing of these visits will be decided through diplomatic channels. New Delhi, January 25, 2010 Nguồn: [90]. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5562.pdf
Tài liệu liên quan