Lời nói đầu
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là một quá trình kế tiếp nhau đi từ thấp đến cao,từ cái đơn giản đến phức tạp… tạo nên sự vận động và biến đổi không ngừng của các sự vật.
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, cũng là cơ sở của các qui luật xã hội. Chính những quan hệ kinh tế khách quan tất yếu hình thành trong quá trình sản xuất dựa trên những trình độ nhất định của lực lưỡng sản xuất là cơ sở nảy sinh các quan hệ khác của đời sỗng xã hội, và chi ph
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối mọi hoạt động xã hội của con người. Những quan hệ kinh tế đó, trong xã hội có đối kháng, biểu hiện về cơ cấu đối lập về lợi ích giữa các tập đoàn người, các giai cấp trong xã hội. Sự hoạt động theo đuổi những lợi ích đó thông qua đấu tranh giai cấp trở thành động lực phát triển của xã hội có giai cấp.Vì vậy trong quá trình phát triển xã hội thì vai trò của kinh tế sản xuất càng quan trọng. Nó chính là hạt nhân đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống. Cũng chịu sự tác động của qui luật biến đổi mà mỗi loại hình hàng hoá phản ánh trình độ phát triển của mọi mặt đời sống, lịch sử xã hội. Giữa chúng có cơ sở chung của sự ra đời và tồn tại nhưng khác nhau về trình độ. Tuy vậy trong cùng một thời điểm lịch sử xã hội có thể phát sinh nhiều hình thức phát triển kinh tế do đó để nhìn nhận và đánh giá hình thức nào tối ưu, phù hợp với từng mỗi cộng đồng thì là một quá trình lâu dài. Và thậm chí trong mỗi hình thức phát triển kinh tế đều sinh ra những mâu thuẫn lẫn nhau tạo nên sự khó khăn trong việc tìm ra một hình thức kinh tế sản xuất chung nhất và có hiệu quả nhất cho xã hội.
Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng đều tìm ra được một hình thức kinh tế sản xuất đúng đắn, đặc biệt là khi áp dụng cơ chế hành chính quan liêu bao cấp trước đây. Chúng ta đã tốn nhiều thời gian, nhiều nhân lực, vật lực và tài lực song lại làm cho nền kinh tế nước ta ở trong tình trạng trì trệ và khủng hoảng trầm trọng trọng một thời gian dài. Nó đòi hỏi chúng chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, xác định rỏ nguyên nhân của tình trạng đó từ đó tìm ra một hình thức kinh tế mới phải như thế nào?
Đặc biệt ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì nền kinh tế sản xuất cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Loại hình sản xuất hàng hoá càng trở nên phong phú với nhiều hình thức khác nhau mà nổi bật lên là nền kinh tế thị trường. Đây là một loại hình kinh tế khá tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao do đó loài người đã, đang và sẻ còn sống lâu dài trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh mặt tích cực chủ yếu, nên kinh tế thị trường không thể tránh khỏi mặt tiêu cực. Chủ động hạn chế mặt tiêu cực nhất định và phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan.
Thực tế hiện nay chúng ta đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường song lại đặt ra những câu hỏi: Nguyên nhân nào lại đưa chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường? liệu chúng ta có nên phát triển hình thức kinh tế này không? Liệu có còn một loại hình thức khác tối ưu hơn nữa không? Và phát triển nó thì như thế nào để phù hợp với nước đi theo con con đường chủ nghĩa xã hội như ở nước ta?
Tuy nhiên, đề tài chúng ta đang bàn là đề tài rất rộng lớn và phức tạp, đầy những mối quan hệ vì vậy đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu, tổng kết thực tiển một cách sâu sắc, nhất là những vấn đề giải pháp cụ thể. Có cái kết luận được, có cái chưa kết luận được, vì thực tiễn còn đang vận động, có việc còn đang trong quá trình vừa làm vừa mò mẫm, rút kinh nghiệm.
Nội dung
Phần I : Lý luận quan điểm toàn diện
1) Cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người nói chung, nền sản xuất xã hội nói riêng.
Ngay những buổi bình minh của xã hội, loài người luôn mơ ước đến một xã hội tốt đẹp. ở đó con người sống với nhau trong hoà bình. Nhưng thực tế thì quá trình vươn lên tới cái xã hội mơ ước đó phải trải qua rất nhiều chế độ xã hội khác nhau. Và chế độ sau kế thừa và phát huy chế độ trước đồng thời chứa đựng đầy mâu thuẫn, đấu tranh. Chính vì lẽ đó mà Đạo phậi hướng con người đến cõi Niết bàn; Đạo Thiên chúa mơ ước đến chốn thiên đàng… nhưng đó chỉ là mơ ước, chỉ trên tình cảm cho nên sẻ không bao giờ thực hiện được. Còn đối với các nhà triết học duy tâm, thậm chí cả những nhà tiên tiến trước Mác như các nhà duy vật Anh, Pháp thế kỷ XVII hoặc Hêgen – nhà triết học Đức thế kỷ XIX đứng trên lập trường duy tâm để giải thích sự phát triển của xã hội loài người, từ đó đi đến kết luận sai lầm rằng: Trong giới tự nhiên thì tính qui luật, tính tất nhiên thống trị; trái lại, trong lịch sử xã hội thì ý chí tự do thống trị; sự thay đổi của ngày đêm, sự thay đổi của bốn mùa; sự biến hoá của khí hậu và những hiện tượng khác không phụ thuộc vào ý trí và ý thức của người ta; còn những sự kiện lịch sử thì do hoạt động tự giác và ý chí của người ta, trước hết là của những nhân vật lịch sử, những lãnh tụ, những anh hùng quyết định; ý chí của người ta có thể thay đổi tiến trình lịch sử.
Đáng lẽ phải lấy sự phát triển của các điều kiện vật chất của xã hội để giải thích sự tồn tại và phát triển của xã hội Họ chưa hiểu rằng ý muốn của con người về kết cấu xã hội, tính chất xã hội không phải do tư tưởng,lí luận mà do chính phương thức sản xuất quyết định, điều này chỉ đến C.Mác mới được phát hiện và phát triển lên.
Vậy phương thức sản xuất là gì ? đó là cách thức mà con người làm ra của cải mà trong đó lực lưỡng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định, thống nhất với các quan hệ sản xuất tương ứng với nó. Phương thức sản xuất là hạt nhân đồng thời là động lực thúc đẩy và qui định mọi mặt của đời sống xã hội. Phương thức sản xuất thống trị trong mỗi xã hội như thế nào thì tính chất của chế độ xã hội như thế ấy, các giai cấp, kết câú giai cấp cũng như các quan điểm về chính trị, pháp quyền , đạo đức, triết học,… ra sao, tất cả đều do phương thưc sản xuất quyết định. Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử. Khi một phương thức ra đời, thay thế phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời thì mọi mặt đời sống xã hội cũng có sự thay đổi căn bản về kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp, từ các quan điểm tư tưởng xã hội đến các tổ chức xã hội . Lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch sử của sản xuất, lịch sử của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau trong quá trình phát triển. Nên cái chìa khoá để nghiên cứu lịch sử xã hội khhông phải tìm ở trong đầu óc con người, trong tư tưởng và ý niệm xã hội, mà là ở trong phương thức sản xuất ở mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử, trong chế độ kinh tế – xã hội
Tuy vậy khi nói đến phương thức sản xuất không thể không nói đến hai nhân tố hợp thành nó, đó là lực lưỡng sản xuất và quan hệ sản xuất. Chúng là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứnglẫn nhau hình thành qui luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người – qui luật về sự phù hợp quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lưỡng sản xuất. Qui luật này vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lưỡng sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lưỡng sản xuất. Lực lưỡng sản xuất trở thành nhân tố hoạt động nhất, cách mạng nhất. Còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, có khuynh hướng lạc hậu hơn so với sự phát triển của lực lưỡng sản xuất. Lực lưỡng sản xuất là nội dung của phương thức sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết định hình thức; hình thức phụ thuộc vào nội dung; nội dung thay đổi trước, sau đó hình thức mới biến đổi theo. Tất nhiên, trong quan hệ với nội dung, hình thức không phải là mặt thụ động, nó cũng tác động trở lại đối với sự phát triển của nội dung. Vì vậy mối quan hệ giữa lực lưỡng sản xuất với quan hệ sản xuất cũng trên cơ sở đó.
Cùng với sự phát triển của lực lưỡng sản xuất, quan hệ sản xuất cùng hình thành và biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lưỡng sản xuất. Sự phù hợp đó là động lực làm cho lực lưỡng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Nhưng, lực lưỡng sản xuất luôn phát triển còn quan hệ sản xuất có xu hướng tương đối ổn định. Khi lực lưỡng sản xuất đã phát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuất không còn phù hợp với nó nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của nó, sẻ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất. Sự phát triển khách quan đó tất yếu dẫn đến sự xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng một kiểư quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ mới của lực lưỡng sản xuất, mở đường cho lực lưỡng sản xuất phát triển.
Việc xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của một phương thức sản xuất lỗi thời và sự ra đời của một phương thức mới. Trong xã hội có giai cấp đối kháng mâu thuẫn giữa lực lưỡng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở khách quan của các cuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời cũng là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội. Đặc biệt trong cuộc đấu tranh thì sự lãnh đạo thuộc về giai cấp đại diện cho sự phát triển của lực lưỡng sản xuất trong tương lai. Vì vậy chỉ có phân tích lực lưỡng sản xuất mới tìm ra nhân tố lãnh đạo trong cuộc đấu tranh và cũng chính sự phát triển chưa đầy đủ của nó đã sinh ra sự phân chia giai cấp. Do đó xét đến cùng , lực lưỡng sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người và cũng chính sự phát triển chưa đầy đủ của lực lưỡng sản xuất đã tạo ra chế độ tư hữu đó là nguồn gốc hình thành nên xã hội có giai cấp. Vì vậy muốn xoá bỏ giai cấp thì phải xoá bỏ chế độ tư hữu chỉ bằng cách duy nhất phát triển lực lưỡng sản xuất lên xã hội hoá cao.
Phải thấy rằng sự phát triển của lực lưỡng được thông qua ở mỗi một hình thái kinh tế khác nhau trong một thời kì khác nhau. Vậy hình thái kinh tế là gì? là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất của nó thích ứng với lực lưỡng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất đó.
Xã hội không phải là tổng số những hiện tượng, sự kiện rời rạc, những cá nhân riêng lẽ. Xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp, trong đó có những mặt cơ bản nhất là lực lưỡng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi một mặt có vai trò nhất định và tác động đến các mặt khác tạo nên sự vận động của cơ chế xã hội. Chính tính toàn vẹn đó được phản ánh bằng khái niệm hình thái kinh tế xã hội trong đó lực lưỡng sản xuất là nền tảng vật chất-kĩ thuật của mỗi hình thái kinh tế xã hội. Quan hệ sản xuất, đó là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Như vậy trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế xã hội thì quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lưỡng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Chính quy luật này còn tạo nên sự thay đổi về kiến trúc thượng tầng, và do đó hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế bằng hình thái mới cao hơn, tiến bộ hơn và nó diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo muốn chủ quan của con người. Theo V.I Lê nin: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niện sự phát triển của nhữnh hình thái xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.”(*)
Nghiên cứu con đường tổng quát của sự phát triển hình thái kinh tế xã hội ta thấy được tính lôgic của lịch sử từ đó vạch ra con đường tổng quát của sự phát triển xã hội trong lịch sử. Nhận thấy tính tất yếu của con đường đi lên xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời từ đó đòi hỏi phải có một hình thái xã hội như thế nào? một nền kinh tế như thế nào mà ở đó có sự phù hợp khuynh hướng lịch sử, phù hợp với quy luật giữa lực lưỡng sản xuất với quan hệ sản xuất
2) Mối quan hệ biện chứng giữa định hướng xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường
Trong dòng chảy của lịch sử thì luôn chứa đựng quá trình thay thế giữa thời đại lịch sử này với thời đại lịch sử kia. Đó chính là tiến bộ xã hội hay nói cách khác đó là quá trình vận động tiến lên chứ không thụt lùi của xã hội để tiến tới một hệ thống toàn vẹn và hoàn chỉnh. C.Mác nhấn mạnh: “Không nên hiểu khái niệm tiến bộ xã hội với một sự trừu tưởng hoá tầm thường”(**). Nên sự tiến bộ xã hội trong một thời kì lịch sử nhất định sẻ trở thành thoái bộ trong thời kì khác để phù hợp với sự vận động và phát triểnmối quan hệ giữa lực lưỡng sản xuất và quan hệ sản xuất hay là phù hợp với phương thức sản xuất. Chính vì lẽ đó quy luật vận động và phát triển của xã hội dự báo về sự ra đời của hình thái kinh tế cao hơn, hình thái cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội. Và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội , xét đến cùng, là do sự phát triển của lực lưỡng sản xuất quyết định. Bởi vì, trong sự thống nhất giữa lực lưỡng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lưỡng sản xuất là yếu tố động nhất, yếu tố không ngừng phát triển của phương thức sản xuất và của toàn bộ quá trình lịch sử xã hội. Nhưng, khi đánh giá sự tiến bộ hay lạc hậu của một chế độ xã hội, không thể chỉ dựa vào nhịp độ phát triển của lực lưỡng sản xuất một cách biệt lập với quan hệ sản xuất, vì cái bảo đảm cho sự phát triển của lực lưỡng sản xuất là quan hệ sản xuất. Sự phát triển của lực lưỡng sản xuất phải thông qua quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác mới phát huy được ảnh hưởng đến các hiện tượng xã hội khác. Quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lưỡng sản xuất mở ra khả năng cho sự phát triển của lực lưỡng sản xuất, cho sự phát triển của người lao động – lực lưỡng sản xuất quan trọng nhất, giá trị cao nhất trong tất cả các giá trị cao nhất của thế giới. Quan hệ sản xuất mới là cơ sở để hình thành nên tất cả các mối quan hệ xã hội mới không xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kế thừa những thành tựu tiến bộ đã đạt được của chủ nghĩa tư bản, chính chủ nghĩa xã hội sẽ thủ tiêu những mâu thuẫn đối kháng, khắc phục những nghịch lý trong xã hội tư bản, chủ nghĩa xã hội sẻ tạo ra một kiểu tiến bộ khác về chất, trong đó sự tiến bộ đạt được không mang những hình thức đối kháng. Tiến bộ trong chế độ xã hội chủ nghĩa là kiểu tiến bộ mang hình thức dân chủ và bình đẳng, là sản phẩm hoạt động tự giác của quảng đại quần chúng nhân dân. Tiến bộ hội chủ nghĩa là tiền đề của loài người tiến lên
một nền văn minh toàn diện với sự phát triển toàn diện của con người – nền văn minh cộng sản chủ nghĩa.
Với mục tiêu đi lên theo con đường chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới của đất nước. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là nhận thức cho đúng mục tiêu và con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đó chính là sự định hướng của một xã hội mà sự hùng mạnh cuả nó nhờ vào sự giàu mạnh và hạnh phúc của nhân dân. Xã hội không có chế độ người bóc lột người, dựa trên cơ sở: “Nhân dân lao động làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”(1). Xã hội có nền kinh tế phát triển cao trên cơ sở khoa học, công nghệ và lực lưỡng sản xuất hiện đại.
Định hướng xã hội chủ nghĩa nêu trên không chỉ phản ánh nguyện vọng và lí tưởng của Đảng của Nhà nước của nhân dân ta mà còn phản ánh xu thế phát triển khách quan của thời đại cũng như quy luật tiến hoá của lịch sử. Tuy hiện nay tình hình thế giới đã và đang biến đổi phức tạp. Trong nhiều thập kỉ qua, các nước tư bản chủ nghĩa đã lợi dụng thành quả kĩ thuật cũng như để thích nghi nên đã đưa lại sự tăng trưởng cao và có sự cải thiện nhất định về mặt xã hội. Song điều đó cũng cho thấy những tiền đề về kinh tế và xã hội cho một xã hội tương lai đang được chuẩn bị ngay trong lòng tư bản chủ nghĩa. Theo qui luật tiến hoá và lí luận hình thái kinh tế – xã hội của CMác thì sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản cũng phải nhường chổ cho một xã hội văn minh hơn, đó là chủ nghĩa xã hội. Đúng như văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co song loài người cuối cùng nhất định sẻ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Đó là quy luật tiến hoá của lịch sử”(2).
Vì vậy trước hết phải hiểu rằng mức độ thực hiện những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải căn cứ vào trình độ thực tế của lực lưỡng sản xuất và năng suất lao động trong từng thời kì lịch sử cụ thể. Nghĩalà: chỉ cóthể thực hiện từng bước những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Với ý nghĩa trên, định hướng xã hội chủ nghĩa chính là quay về với luận điểm sau của Lê-nin: “.. danh từ nước cộng hoà xô viết xã hội chủ nghĩa có nghĩa là chính quyền xô viết thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội, chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế mới là chế độ xã hội chủ nghĩa”(3).
Bởi vậy, quá trình hướng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta là quá trình xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội – cốt lõi của quá trình xã hội hoá sản xuất trong thực tế. Đây là điều kiện tối cần thiết, thiếu nó chủ nghĩa xã hội chỉ là không tưởng. Vì vậy xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhất thiết phải có cơ sở hạ tầng kinh tế của mình là những quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà trước hết cần phải có một cơ sở vật chất, kĩ thuật hiện đại tiếp cận với nền văn minh thế giới. Hay nói cụ thể hơn chúng ta cần chỉ sang nền kinh tế thị trường nhưng phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa tức là phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta luôn được tiến hành đồng thời với việc không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lí kinh tế nhằm đảm bảo cho sự phát triển đó không xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa.
Song chúng ta đang đứng trước một mâu thuẫn: quá độ lên chủ nghĩa xã hội lại thực hiện sự phát triển cả thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa; phát triển thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng lại không theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đó là cái thực tế, cái thực tế “bướng bỉnh” mà sự không hiểu biết về nó đã khiến chúng ta mắc sai lầm trong thực tiển ở một số thời kì và trong một số lĩnh vực. Thực tế là nền kinh tế nước ta chứa đựng trong mình hai khả năng phát triển, hai xu hướng vận động. Một mặt xu hướng phát triển vốn có của nền sản xuất nhỏ là tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản. Mặt khác trong thời đại ngày nay, có khả năng chủ động và tự giác sử dụng thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa làm khâu trung gian để đưa nền sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội. ở nước ta khả năng thứ hai là thực tế bởi vì chúng ta chủ động sử dụng các thành tựu của nền kinh tế tư bản chính là thực hiện xu hướng khách quan của sự phát triển để đưa đất nước ta vượt qua trình trạng kinh tế nghèo nàn lạc hậu. Tuy vậy những mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội sinh ra từ thực trạng kinh tế-xã hội hiện có, đòi hỏi chúng ta phải phát hiện và giải quyết. Chúng ta phải xoá bỏ, nhưng lại phải xuất phát từ thực trạng kinh tế thấp kém đó mà cải biến nó, chứ không thể xem nó như cái đối lập tạo thành mâu thuẫn với tính cách là nguồn gốc hay động lực của sự phát triển.
Sẻ không biện chứng nếu nghĩ rằng có thể xoá bỏ hoàn toàn xu hướng tự phát trong sự phát triển tư bản chủ nghĩa. Không thể sợ vì những hậu quả tiêu cực do tính tự phát gây ra mà lại không sử dụng hoặc ngăn cấm sự phát triển thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chỉ có phát triển nền kinh tế thị trường nói chung và thành phần kinh tế tư bản nói riêng thì mơí thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất thông qua sự phát triển hướng công nghiệp hoá nên nó dẫn tới lực lượng sản xuất phát triển toàn diện. Đó là con đường đi lên một xã hội cộng sản mà chúng ta hằng mơ ước.
Đúng là hiện nay các thành phần kinh tế của ta đang vận động theo cơ chế thị trường, nhưng thị trường này không phải là thị trường hoàn toàn tự do mà là thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước không can thiểptực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế bằng các biện phát hành chính mà quản lý thị trường bằng pháp luật, bằng cơ chế chính sách và các đòn bẩy kinh tếvà bằng lực lưỡng vật chất của khu vực kinh tế nhà nưóc để phát triển sản xuất, đáp ứng các nhu cầu đời sống xã hội, phân phối và phân phối lại một cách hợp thu nhập quốc dân. Vì vậy chúng ta không nên đồng nhất kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bởi vì ở nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa chỉ nhấn mạnh một chiều về hiệu quả kinh tế, về tự do không giới hạn trong kinh doanh; coi đó là nguyên tắc cơ bản của cuộc sống. Kết quả là họ khuyến khích con người chỉ biêt say mê làm giàu, trở nên ích kỉ đối với đồng loại, không hề quan tâm gì đến những vấn đề xã hội của thế giới hiện đại: bóc lột, đói nghèo, tha hoá, bạo lực, suy đồi đạo đức, ô nhiễm môi trường sống…Còn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện một cách có hiệu quả các chính sách xã hội và công bằng xã hội.
Phần II: Quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1) Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa:
Khi chuyển sang kinh tế thị trường, chúng ta đứng trước một tình trạng là: Đất nước đã và đang từng bước quá độ lên CNXH từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến với trình độ phát triển của lực lưỡng sản xuất xã hội rất thấp. Đất nước lại trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều, lại chịu ảnh hưởng tập trung quan liêu bao cấp. Vì vậy nền kinh tế nước ta không còn hoàn toàn là kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc nhưng cũng chưa phải là kinh tế hàng hoá theo nghĩa đầy đủ. Mặt khác, do có sự đổi mới về mặt kinh tế cho nền kinh tế nước ta cũng không còn là nền kinh tế chỉ huy. Từ những nguyên nhân đó mà thực trạng nền kinh tế Việc Nam biểu hiện ở:
Thứ nhất: Kinh tế hàng hoá còn kém phát triển, nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp tự túc. Những yếu kém đó thể hiện chủ yếu ở:
Trình độ cơ sở vật chất – Kỉ thuật và công nghệ thấp kém
- Hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ sản xuất còn thấp kém dịch vụ xã hội chưa đủ phát triển trong nước cũng như mở rộng giao lưu với thị trường quốc tế
Cơ cấu kinh tế còn mất cân đối và kém hiệu quả bởi vì nền kinh tế
còn phổ biến là sản xuất nhỏ cho nên cơ cấu kinh tế còn mang nặng đặc trưng của một cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Chưa có thị trường theo đúng nghĩa của nó do chúng ta mới từng bước có thị
trường hàng hoá nói chung, mua bán thô sơ, tính cất của nó còn hoang sơ, dung lượng thị trường còn thiếu và có phần rối loạn. Về cơ bản nước ta vẫn chưa có thị trường sức lao động hoặc chỉ mới có thị trường này ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với hình thức thuê mướn thô sơ. Chúng ta cũng chưa có thị trường tiền tệ và thị trường tiền vốn. Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn sử dụng lãi suất tỉ giá và quan hệ tài chính tiền tệ do Nhà nước qui định Thực trạng trên đây của thị trường nước ta là hậu quả của nhiều nguyên nhân. Về mặt khách qua, đó là do trình độ phát triển của phân công lao động xã hội còn thấp. Nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp tự túc. Về mặt chủ quan là do những nhận thức chưa đúng đắn về nền kinh tế XHCN, do sự phân biệt duy ý chí giữa thị trường có tổ chức và tự do. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải tiếp tục thúc đẩy quá trình hình thành và phát triẻn thị trường ngày càng đầy đủ, thông suốt và thống nhất trên cả nước. Gắn thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Năng suất lao động xã hội và thu nhập quốc dân tính theo đầu người còn thấp.
Từ đó không có tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế trong nước,tiết kiểm đều là số âm từ năm 1980 đến 1990 (1988: -25; 1990:-10)[ Niên giám thống kê năm 1992].
Thứ hai: ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Đặc biệt được thể hiển qua hai góc độ đó là quan hệ tổ chức hành chính và quan hệ kinh tế. Đã gây nên sự phân tán khả năng sản xuất và kìm hãm trình độ phát triển của kinh tế.
Vì vậy Đại hội lần thứ nhất VII của Đảng ta khẳng định: “Xoá bỏ triệt để cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác… thực hiện giaolưu kinh tế thông suốt trong cả nước và với cả thị trường thế giới”
2) Những giai đoạn và biện pháp để xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quan hệ phức tạp, có nhiều khó khăn, không nên quan niệm đơn giản và nóng vội, cần phải tuân thủ những tính qui luật của quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường. Mặt khác, việc chuyển sang cơ chế thị trường còn có những mặt thiếu nhất quán, chưa đồng bộ đặc biệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Quản lý vĩ mô còn buông lõng nhiều mặt, thể chế và đội ngũ cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu của tình hình mới, vai trò quản lý của Nhà nước với các hoạt động của đời sống xã hội nhất là trong lĩnh vực kinh tế xã hội còn yếu kém. Trong khu vực doanh nghiệp, Nhà nước chưa tạo được động lực khuyến khích mạnh mẽ việc năng cao năng suất kinh doanh, chậm phân định rỏ ràng quyền hạn, trách nhiệm của chủ sở hữu và trách nhiệm quyền hạn quản lý của doanh nghiệp đối với các tài sản Nhà nước để có cơ chế tổ chức và quản lý đúng đắn bảo đảm quyền làm chủ trực tiếp cũng như trách nhiệm và lợi ích rỏ ràng đối với các chủ thể quản lý đã sử dụng có hiệu quả các tài sản đó. Người lao động chưa có động lực thường xuyên và chưa cảm thấy cần phải có sự gắn bó một cách thân thiết đối với mọi sự thành bại trong sản xuất kinh doanh và quá trình phát triển doanh nghiệp. Chưa tạo được hành lang pháp phát lí rỏ ràng đối với các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sự cạnh tranh không lành mạnh thường xuyên
xảy ra dẫn đến sự chạy theo lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, làm ăn phi pháp. Thị trường
vốn chậm phát triển, lãi suất ngân hàng chưa hợp lí với cơ chế thị trường và hạn chế đầu tư phát triển.
Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách, biện pháp cụ thể rỏ ràng cho sự phát triển của từng giai đoạn đó. Quá trình đó trải qua những giai đoạn sau:
Một là: Giai đoạn quá độ chuyển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN:
Giai đoạn này bắt đầu từ năm 1979 thông qua từ việ hình thành và cũng cố những đơn vị sản xuất hàng hoá theo đúng nghĩa nhằm tạo ra mối quan hệ vừa tự chủ, vừa lệ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể. Từ đó khắc phục tính hiện vật của quan hệ trao đổi, hình thành quan hệ hàng hoá tiền tệ trên thị trường, với những giải pháp chủ yếu sau đây:
Hình thành và cũng cố những đơn vị sản xuất hàng hoá nhằm chuyển quan hệ trao đổi có tính hiện vật sang quan hệ tiền tệ.
Đẩy mạnh phân công lao động xã hội nhằm mở rộng thị trường
Chuyển quan hệ sở hữu có tính đơn nhất sang quan hệ sở hữu có
Tính đa dạng với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Tức là chúng ta cần phát huy hình thức kinh tế nông dân, thợ thủ công bằng cách tạo thị trường nông thôn rộng lớn;Hìnhthành và phát triển các công ty cổ phần… nhằm tránh tình trạng vô chủ, lãi giả, lỗ thật trong doanh nghiệp Nhà nước.
Đổi mới chính sách kinh tế nhằm chuyển các quan hệ kinh tế theo
chiều dọc, sang các quan hệ kinh tế theo chiều ngang.
Ngoài các chính sách này, Nhà nước còn đặc biệt quan tâm đến giá cả. Việc tự do hoá giá cả đã làm cho sản xuất thích ứng nhạy cảm với nhu cầu thị trường và đem lại sức sống mới cho sản xuất.
Hai là: Giai đoạn phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong giai đoạn này, nước ta phát triển và mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ tạo điều kiện tiền đề cho kinh tế hàng hoá phát triển. Mà những giải pháp nhằm thực hiện đã được chúng ta đang thực hiện:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng phải bảo đảm cho nền kinh tế nhiều thành phần tăng trưởng và phát triển bảo đảm sự ổn định về mặt chính trị – xã hội. Cần bảo đảm sự phát triển tăng trưởng đồng bộ, cân đối trong chuyển dịch cơ cấu từ đó giai phóng sức sản xuất xã hội, khai thác hiệu quả tiềm năng và thúc đẩy kĩ thuật
- Chủ động tạo điều kiện cần thiết để xây dựng đồng bộ các yếu tố
cuả thị trường, phát huy những ưu thế và động lực của thị trưòng đồng thời hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.
- Hoàn thiện và tăng cường vận dụng các chính sách tài chính và tiền
tệ nhằm tạo nguồn vốn và thực hiện đầu tư vốn theo mục tiêu phát triển
- Bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lí kinh doanh theo yêu cầu của
kinh tế thị trường. Đây là nhân tố, động lực phát triển kinh tế - xã hội do đó cần phải chú trọng hơn ở kinh tế nông thôn và miền núi.
- Tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước nhằm phát huy những ưu thế và khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường.
Ba là: Giai đoạn hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta:
ở đây, tiền tệ hoá các quan hệ kinh tế, tạo lập cơ sở kinh tế cho các qui luật kinh tế của kinh tế thị trường phát huy tác dụng một cách đầy đủ, phát triển kinh tế trong nước và hoà nhập với kinh tế thế giới thông qua:
- Phát triển cơ cấu kinh tế mở nhằm hiện đại hoá nền kinh tế quốc
dân bằng cách lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài đảm bảo đôi bên cùng có lợi
Hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường các yếu tố sản xuất. Tăng nhanh tính cơ động của các nguồn nhân lực và thị trường tiền vốn.
- Thiết lập cơ chế thị trường có sự quản lí Nhà nước, thương mại hoá trong nền kinh tế, tự do hoá giá cả.
Lựa chọn chính sách khoa học, công nghệ vì mục tiêu phát triển.
Kinh tế thị trường có những mặt tích cực, năng động song cũng có những hạn chế, tiêu cực mâu thuẫn với bản chất chủ nghĩa. Ví dụ xu thế phân hoá giàu nghèo quá mức sẻ dẫn tới phân cực xã hội, tâm lí sùng bái tiền tệ, tất cả vì đồng tiền, vì tiền mà bán rẻ nhân phẩm, sản sàng chà đạp lên các chuẩn mực đạo đức xã hội… Vì vậy phát triển kinh tế thị trường chúng ta phải đồng thời luôn cảnh giác, đấu tranh khắc phục những khuynh hướng, những tiêu cực đó, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28257.doc