I- Đặt vấn đề
Phép biện chứng là học thuyết triết học về biện chứng của thế giới. Mà biện chứng của thế giới thì bao gồm: Biện chứng khách quan (hay biện chứng của thế giới vật chất) tức là các mối liên hệ các quá trình tương tác, biến đổi, phát triển của các sự vật, hiện tượng vất chất, và biện chứng chủ quan tức là biện chứng của ý thức với tư cách phản ánh biện chứng khách quan. Do đó về mặt nguyên tắc thì biện chứng khách quan là cơ sở của biện chứng chủ quan (theo nguyên tắc chủ nghĩa duy
13 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Quan điểm toàn diện & lịch sử cụ thể với việc phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật). Vậy phép biện chứng duy vật được xác định là cơ sở của biện chứng ý thức.
Với tư cách là học thuyết triết học về biện chứng của thế giới, thì phép biện chứng đã có 1 lịch sử ra đời và phát triển trên 1000 năm từ thời kỳ cổ đại và đã phát triển qua 3 hình thức cũng là 3 trình độ phát triển. Dần dần đã trở thành hệ thống lý luận và phương pháp biện chứng sâu sắc. Qua mỗi 1 thời kỳ phát triển thì nó trở nên hoàn thiện hơn, và trong phép biện chứng hịên đại thì Enger đã định nghĩa: Phép biện chứng duy vật là một khoa học về các mối liên hệ phổ biến và về các quá trình phát triển của tất thảy mọi sự vất hiện tượng của giới tự nhiên, của xã hội và của tư duy.
Việt Nam xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) từ một nước nghèo nàn lạc hậu, nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tuy vậy chúng ta cũng vẫn xây dựng một nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) bỏ qua chế độ phát triển tư bản, do vậy để phát triển được vô cùng khó khăn. Tuy vậy Đảng và nhà nước ta đã đề ra những nhiệm vụ kinh tế cơ bản là: Phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Phải xây dựng và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần nhân dân.
Nền kinh tế thị trường có một đặc điểm quan trọng là tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần dưới sự điều tiết của nhà nước.
Trong phần tiểu luận này em trình bày 2 nội dung sau:
Phần 1: trình bày quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể của phép biện chứng duy vật
Phần 2: Trình bày sự vận dụng quan điểm để phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .
Do tư duy chưa được nhạy bén, câu chữ chưa sắc gọn em kính mong thầy bỏ qua cho những sai sót của em.
II- Giải quyết vấn đề
1- Quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể của phép biện chứng duy vật
Theo lịch sử phát triển của triết học về phép biện chứng thì phép biện chứng đã phát tiển qua 3 trình độ khác nhau.
Một là phép biện chứng cổ đại: được thể hiện ở trong nhiều học thuyết triết học phương đông và phương tây. Có thể nói biện chứng là “nghệ thuật tranh luận” để đi đến chân lý. Nói một cách cụ thể thì trong nền triết học Trung Hoa thời cổ dại thì đó là những quan niệm biện chứng trong học thuyêt âm duơng ngũ hành. Trong nền triết học ấn Độ cổ đại thì tiêu biểu là những quan niệm biện chứng trong nền triét học của đạo phật. Trong nền triết học Hy lạp cổ đại thì đó là những quan niệm biện chứng trong triết học. Tiêu biểu là nha biện chứng thiên tài Heraclit. Ông có nhận định “ không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông ” . Đây là quan điểm rất chất phát, ngây thơ nhưng thiếu nhận cứ khoa học. Cách thể hiện chỉ mang tính quan sát mô tả chưa có tính lý luận cao. Thấy rằng trong triết học cổ đại thì tính triết lý cao hơn.
Hai là phép biện chứng cổ điển Đức: Trong suốt thời trung cổ và thời cận đại ở phương tây không có một sự phát triển nào của phép biện chứng mà người ta còn phủ định nó. Cho tới nền triết học cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX phép biện chứng cổ đại mới được khôi phục và phát triển ở trình độ mới mà tiêu biểu nhất là nhà triết học Hêgen. Với Hêgen phép biện chứng đầu tiên đã trở thành một hệ thống lý luận và phương pháp biện chứng sâu sắc. Có thể nói tất cả những nguyên lý, quy luật của phép biện chứng đều đã được phát hiện và được trình bày dưới hình thức lý luận triết học. Cũng đồng thời lần dầu tiên Hêgen đã xây dựng phép biện chứng không phải chỉ với tư cách là nền học thuyết về mối liên hệ phổ biến, mà còn là và cơ bản là học thuyết về sự phát triển. Tuy nhiên phép biện chứng của Hêgen lại được xây dựng, được lập luận trên lập trường duy tâm. Tức là biện chứng ý niệm dẫn tới biện chứng sự vât.
Ba là phép biện chứng duy vật (phép biện chứng hiện đại): Do Max và Enger sáng lập trên cơ sở kế thừa và cải tạo phép biện chứng của Hêgen. Triết học Max đã thể hiện đó là sự thống nhất hữu cơ. ở đây phép biện chứng được kế thừa những nguyên lý của Hêgen nhưng biện luận lý giải nó trên cơ sở duy vật. Cũng chính vì vậy phép biện chứng duy vật được Enger định nghĩa là: “ Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
Cơ sở của quan điểm này chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển:
Thứ nhất nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Thế giới được tạo thành từ vô vàn sự vật, hiện tượng, những quá trình khác nhau. Giữa chúng có mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau, hay tồn tại độc lập tách rời nhau? Nhân tố nào quy định sự liên hệ giữa chúng? Xung quanh vấn đề này có những quan điểm khác nhau. Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật và hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau; có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Chủ nghĩa duy tâm thừa nhận có mối liên hệ phổ biến, nhưng họ cho nguồn gốc của nó là ở các lực lượng siêu tư nhiên (thần linh, thượng đế), cảm giác hay “ ý niệm tuyệt đối” sinh ra. Đến triết học Max lenin có khái niêm về mối liên hệ:Giữa các sự vật hiện tượng luôn luôn tồn tại những quy định lẫn nhau, do đó sự tương tác, ảnh hưởng và làm biến đổi lẫn nhau đó chính là mối liên hệ. Vậy mối liên hệ chính là tính quy định, tương tác và biến đổi. Trong đó tính quy định là cơ sở của mối quan hệ nhân quả tương tác (nguyên nhân) và biến đổi (kết quả).Tính quy định là cái mà nhờ đó nó tồn tại. Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ mà những tính chất của nó được thể hiện ở những mối liên hệ cụ thể. Ngược lại mối liên hệ cụ thể chính là thể hiện của những mối liên hệ phổ biến trong mỗi một trường hợp nhất định. Mối liên hệ phổ biến có tính khái quát. Đồng thời cũng có nhiều cấp độ, cấp độ phổ biến nhất là đối tượng nghin cứu của phép biện chứng. Tất cả các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng đều tồn tại khách quan. Ngay cả những mối liên hệ của đời sống, ý thức và tư tưởng cũng có tính khách quan. Nghĩa là phản ánh mối liên hệ của vật chất.Và tất cả các sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại trong những mối liên hệ nhất định chứ không có sự vật hiện tượng nào lại tồn tại biệt lập tuyệt đối với các sự vật, hiện tượng khác. Và cũng đồng thời có nghĩa là bất cứ một cái gì cũng là một hệ thống cấu trúc tức là tồn tại trong những mối liên hệ bên trong của nó. Như vậy mỗi sự vất bao giờ cũng là 1 hệ thống mở. Với mỗi sự vật trong điều kiện nhất định là tập hợp của nhiều mối liên hệ, trong đó các mối liên hệ giữ vị trí và vai trò khác nhau đối với sự vật đó. Do vậy trong nhận thức và giải quyết trong thực tiễn đòi hỏi cần có sự phân loại cho các mối liên hệ bên trong và bên ngoài. Mối liên hệ trực tiếp giữ vai trò quan trọng hơn gián tiếp. Đứng trên quan điểm biện chứng thì sự vật hiện tượng luôn luôn biến đổi vì vậy có những mối liên hệ mà trong điều kiện này là quan trọng, quyết định thì trong điều kiện khác lại không phải là cơ bản và quan trọng. Từ những luận giải nói trên có thể thấy trong mọi nhân thức và hoạt động thực tiễn cần phải thực hiện nguyên tắc toàn diên. Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem xét chúng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính của sự vật, hiện tượng đó với các sự vật khác, đồng thời phải tránh quan điểm phiếm diện, xem xét qua loa một hoặc vài mối liên hệ đã vội đánh giá sự vật theo một khuynh hướng nào đó, chống quan điểm cào bằng, chiết trung, coi vị trí các mối liên hệ là như nhau; cũng cần chống quan điểm nguỵ biện bám vào những mối liên hệ không cơ bản, không chủ yếu để biện minh cho một khuynh hướng tư tưởng nào đó. Quan điểm toàn diện cũng bao hàm quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do hoạt động thực tiễn đặt ra. Tóm lại toàn diện theo nghĩa thực tiễn có hai yêu cầu: một là cần phải phân tích và giải quyết trên nhiều mặt, nhiều mối liên hệ tránh được sự phiếm diện. Hai là cần phải xác định được vị trí và vai trò khác nhau của các mối liên hệ trong các quá trình phân tích và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Thứ hai là nguyên lý về sự phát triển, khi xem xét vấn đề này cũng có những quan điểm khác nhau. Quan điểm siêu hình xem xét phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi thuần tuý về số lượng, không có sự thay đổi về chất, hoặc nếu có sự thay đổi về chấ chăng nữa thì chỉ diễn ra theo một vòng tròn khép kín. Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng các sự vật hiện tượng không những có mối liên hệ biện chứng mà còn luôn vận động, phát triển không ngừng, nguồn gốc vận động nằm trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn nội tại của sự vật quy định. Vậy phát triển là một quá trình biến đổi về chất của các sự vật hiện tượng theo các xu hướng hoàn thiện và nâng cao về trình độ. Phát triển đó là quá trình khách quan và được thể hiện ở mọi lĩnh vực tồn tại của thế giới: Tự nhiên , xã hội, nhận thức tư duy. Giới tự nhiên là quá trình biến đổi từ thế giới chưa có sự sống đến thế giới có sự sống. Sự sống cũng là sự phát triển từ giống tộc thấp đến giống loài bậc cao hơn. Trong quá trình phát triển của thế giới cộng đồng người trong lịch sử là cộng đồng thị tộc bộ lạc hình thành mối quan hệ đối với con người. Xu hướng phát triển là xu hướng diễn ra liên tục nhưng xu hướng đó lại được thực hiện thông qua tính chất đa dạng về phương thức, hình thức, con đường hay về mặt mô hình. Nói cách khác con đường của sự phát triển không phải là con đường thẳng, không phải là con đường liên tục mà là con đường quanh co phức tạp dưới sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau tới quá trình phát triển. Như vậy trên con đường phát triển nó bao gồm cả những khả năng diễn ra những bước thụt lùi tạm thời về chất. Cho nên những bước thất bại trên con đường luôn luôn là một thực tế.
Ngoài cơ sở của quan điểm là những nguyên lý như trên thì phép biện chứng duy vật còn có những phạm trù và quy luật cơ bản. Phạm trù là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt những mối quan hệ, bản chất của sự vật, hiên tượng trong thế giới khách quan. Có những phạm trù như sau: Cái chung và cái riêng, trong đó cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định. Cái chung là một phạm trù triết học chỉ những thuộc tính những mặt những mối quan hệ giống nhau ở nhiều sự vật hiện tượng. Phạm trù nguyên nhân và kết quả, trong đó nguyên nhân là một phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau để gây ra sự biến đổi nhất định. Kết quả là một phạm trù triết học chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của một sự vất hoặc những sự vật với nhau. Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên, trong đó tất nhiên là cái do bản chất hoặc do nhuyên nhân bên trong của sự vật hiện tượng nhất định, trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không phải là cái khác. Ngẫu nhiên là cái mà không do mối liên hệ bản chất bên trong của sự vật quyết định mà do những nguyên nhân bên ngoài, do đó nó có thể xuất hiện hoặc không, có thể xảy ra hoặc không. Phạm trù nội dung và hình thức, trong đó nội dung là phạm trù chỉ yếu tố tạo nên sự vật. Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. Phạm trù bản chất và hiện tượng, bản chất là tập hợp những mặt những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phạt triển của sự vật đó. Hiện tượng là cái bộc lộ ra bên ngoài của bản chất. Phạm trù khả năng và hiện thực, khả năng là cái chưa có chưa tới nhưng sẽ có sẽ tới. Hiện thực là cái gì hiện có hiện tồn tại thực sự. Còn quy luật là mối liên hệ bản chất, ổn định, phổ biến của sự vật, hiên tượng hoặc giữa những mặt của sự vật hiện tượng.Có những quy luật như: Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, đây là hạt nhân của phép biện chứng vạch ra nguồn gốc và động lực bên trong của sự phát triển. Quy luật lượng chất, những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển. Quy luật phủ định của phủ định đây là khuynh hướng của sự phát triển.
2. Vận dụng quan điểm để phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Việt Nam sau khi kết thúc chiến tranh bắt đầu xây dựng nền kinh tế. Đại hội VI của Đảng đã đưa ra biện pháp xây dựng và phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, cụ thể là nền kinh tế gồm 6 thành phần.
Thành phần thứ nhất là thành phần kinh tế nhà nước, bao gồm trước hết là các doanh nghiệp nha nước, quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và những tài sản thuộc sở hữu nhà nước, trong đó các bộ phận nhà nước là bộ phận quan trọng nhất. Thành phần kinh tế nhà nước dựa trên cơ sở chế độ sở hữu nhà nước và tiền vốn. Đây là thành phần kinh tế giữ vị trí chủ đạo bởi vì thành phần kinh tế này nắm vững vị trí then chốt của nền kinh tế. Nó đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Là tấm gương về năng suất hiệu quả xã hội và việc chấp hành pháp luật nhà nước. Để thực hiện được vị trí chủ đạo của mình cần phải tổ chức và sắp xếp lại thành phần kinh tế nhà nước theo xu hướng sau: Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước. Thực hiện tốt hơn việc cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm 100% vốn. Thực hiện việc giao, bán, khoán, cho thuê các loại doanh nghiệp nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ. Cần thiết phải xác nhập, giải thể và cho phá sản những doanh nghiệp không có hiệu quả. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nhiệp nhà nước để tạo ra động lực phát triển. Xoá bỏ triệt để tình trạng bao cấp, thực hiện tốt cơ chế dân chủ trong doanh nghiệp.
Thành phần thứ hai là thành phần kinh tế tập thể. Thành phần này bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn. Họ cùng kinh doanh và tự quản lý theo nguyên tắc tập trung bình đẳng và cùng có lợi. Thành phần kinh tế này tồn taị dưới nhiều hình thức mà nòng cốt là hợp tác xã, và lấy lợi ích kinh tế là chính. Lợi ích kinh tế bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích của tập thể.
Thành phần thứ ba là thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ. Thành phần này dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người lao động. Thành phần kinh tế này có vị trí quan trọng trong nhiều ngành, nhiều nghề, cả ở thành thị và nông thôn. Hiẹn nay thành phần kinh té này phần lớn tồn tại dưới hình thực hộ gia đình. Đây là lực lượng kinh tế có tiềm năng to lớn và có vị trí quan trọng, lâu dài. Nó góp phần tạo ra nhiều của cải cho xã hội, và giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động.
Thành phần thứ tư là thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và dựa vào quan hệ bóc lột sức lao động của người làm thuê. Đặc điểm quan trọng của thành phần kinh tế này là rất năng động và nhạy cảm với thị trường. Nó có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Thành phần thứ năm là thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Thành phần này bao gồm các hình thức liên doanh và liên kết về kinh tế giữa nhà nước với các nhà tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước. Đây cũng là thành phần kinh tế quan trọng . Nó cho phép có thể sử dụng nguồn vốn và khả năng quản lý của các nhà tư bản tư nhân.
Thành phần thứ sáu là thành phần kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Thành phần này bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn của nước ngoài. Họ có thể liên kết hoặc liên doanh với doanh nghiệp nhà nước. Nó góp phần quan trọng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu đồng thời đóng góp cho nhà nước ta rất nhiều.
Có thể nói rằng nhịp điệu vận động, phát triển của xã hội trong cơ chế thị trường nhanh hơn nhiều so với nhịp điệu vận động của xã hội dưới cơ chế hành chính quan liêu, bao cấp ở nước ta trước đây. Điều đó thể hiện nên mối quan hệ về lượng dẫn đến thay đổi về chất. Trong xã hội thì sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đã dẫn đến một sự phát triển mới hiện đại hơn chế độ cũ. Để tthực hiên được bước nhảy từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường Đảng ta đã phải thực hiện từng bước đổi mới một trên từng lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội , ở từng địa phương, từng cơ sở, từng ngành, từng vùng. Mà đổi mới ở đây có ý nghĩa là một quá trình mang tính cách mạng. Việc thực hiện thành công quá trình đổi mới nói trên sẽ tạo ra những bước nhảy vọt về chất, tạo tiền đề cho sự nhảy vọt về chất trong toàn bộ xã hội. Tiếp theo nữa là sự tồn tại của các thành phần kinh tế nói trên nó do đặc điểm của công cuộc cải tạo nền kinh tế quy định. Quá trình cải tạo nền kinh tế đòi hỏi phải thực hiên dần dần từng bước một thông qua việc quốc hữu hoá và hợp tác hoá trên cơ sở quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều này tất yếu dẫn tới sự tồn tại của các thành phần kinh tế nói trên.
Tại đại hội IX Đảng ta đã nhìn vào quá trình đã qua và đã đánh giá sự cần thiết phải xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự cần thiết khách quan vì vẫn còn có những điều kiện tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá trong nền kinh tế thị trường do có sự phân công lao động xã hội làm nảy sinh những quan hệ kinh tế và quan hệ thị trường. Và do có các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Điều này dẫn tới sự độc lập tương đối giữa các chủ tể sản xuất và kinh doanh. Các chủ thể này có quyền tự quyết định những vấn đề kinh tế lớn. Như vậy do sự tồn tại của phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế mà quan hệ giữa các chủ thể sản xuất vẫn là quan hệ mâu thuẫn. Họ vừa phải nương tựa vào nhau vừa phải độc lập tương đói với nhau. Quan hệ này phải đước giải quyết. Thứ nữa là thực tiễn nhiều năm đổi mới cho thấy nhờ có phát triển kinh tế mà kéo theo đời sống văn hoá và tinh thần nhân dân được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận thực trạng của nền kinh tế thị trường ở nước ta đó là trình độ phát triển kinh tế thị trường ở nước ta vẫn còn thấp. Điều này biểu hiện ở phân công lao động xã hội chưa phát triển. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp kém. Kết cấu hạ tầng kinh tế cũng như hệ thống đường xá , sân ga, bến cảng… chưa được phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành kể cả thị trường thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường tiền tệ, thị trường sức lao động và thị trường bất động sản. Sự hình thành thị trường trong nước gắn với việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta vẫn còn thấp so với nhiêu nước khác. Công tác quản lý của nhà nước về kinh tế xã hộivẫn còn nhiều nhược điểm.
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Đẩy mạnh phân công lao động xã hội kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đa dạng hoá các hình htức sở hữu về tư liệu sản suất và tiền vốn. Đẩy mạnh CNH, HĐH thực hiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm tranh bị những kỹ thuật và công nghệ mới cho nền kinh tế. Trước hết cho các ngành nông nghệp và công nghiệp hàng tiêu dùng. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm huy động các năng lực tiềm tàng của nền kinh tế bao gồm năng lực về tiền vốn về tay nghề và về các nguồn lực tự nhiên. Thực hiện tốt chính sách kinh tế đôi ngoại nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và tranh thủ những thành tựu mới của khoa học công nghệ trên thế giới.
III- Kết luận
Như vậy từ việc nghin cứu vê phép biện chứng duy vật thấy rằng phép biện chứng duy vật xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ qua lại trong sự phát sinh , phát triển và tiêu vong của chúng. Đó là những nguyên lý, những quy luật, những phạm trù cơ bản chỉ ra được bản chất và phương hướng phát triển của xã hội. Mọi sự vật hiện tương luôn trong quá trình vận dộng và phát triển muốn nắm được bản chất và khuynh hướng của nó ta phải có quan điểm nhất định là: Khi phân tích một sự vật hiện tượng nào ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển để từ đó phát hiện được xu hướng phát triển của nó, để từ đó vạch ra tương lai đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế xã hội.
Nước ta phát triển kinh tế thị trường nhằm giải phóng lực lượng xản xuất , động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với sự tiến bộ và công bằng xã hội. Khuyến khích làm giầu hợp pháp gắn với việc xoá đói giảm nghèo. Và nền kinh tế thị trường nước ta gồm 6 thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Sự tồn tại các thành phần kinh tế nói trên là tất yếu khách quan , nó do đặc điểm của công cuộc cải tạo nền kinh tế quy định. Quá trình cải tạo nền kinh tế đòi hỏi phải thực hiện dần dần từng bước một thông qua việc quốc hữu hoá và hợp tác hoá trên cơ sở quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.
Việc tồn tại nền kinh tế này là chiến lược phát triển lâu dài của đất nước. Nó tại những khả năng thuận lợi cho việc khai thác những khả năng tiềm tàng của nền kinh tế. Từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học Max- Lenin
2. Văn kiện đại hội Đảng VI và đại hội Đảng IX
3. Tạp chí Kinh tế
4. Tạp chí Đảng cộng sản
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0224.doc