Phần I : Đặt vấn đề
Dưới ngọn cờ lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta đã từng đánh bại 2 đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: đế quốc Pháp và đế quốc Mĩ. Ngày nay trong công cuộc xây dựng kinh tế đất nước, Đảng lại lãnh đạo nhân dân đi hết từ thành công này đến thành công khác, mang lại sự đổi thay từng ngày từng giờ cho nền kinh tế Việt Nam, cũng như mang đến sức sống mới cho nhân dân cả nước. Tuy rằng trước đây chúng ta đã duy trì kinh tế bao cấp,
17 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin với việc phân tích quá trình xây dựng Kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc đó làm trì trệ nền kinh tế, thế nhưng Đảng ta đã nhanh chóng nắm bắt tình thế và đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào tình hình mới, thời đại mới, Đảng ta đã chủ trương chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước vào năm 1986. Công cuộc xây dựng kinh tế thị trường đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng trầm trọng sang phát triển nhanh chóng. Hiện nay Việt Nam chúng ta là một nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, năng động bậc nhất trên thế giới, được bạn bè thế giới đánh giá cao và ghi nhận.
Dựa trên cơ sở quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin để nhìn nhận những thành tựu đã đạt được sau 15 năm đổi mới, có thể khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, hợp với ý nguyện của nhân dân. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều vấn đề khiến chúng ta phải băn khoăn suy nghĩ, nhiều vấn đề về lí luận và thực tiễn cũng như nhiều quan điểm cần được làm sáng tỏ.
Ngay từ khi mới xây dựng kinh tế thị trường đã có không ít ý kiến cho rằng kinh tế thị trường là mô hình kinh tế của tư bản, chúng ta xây dựng kinh tế thị trường là từ bỏ xã hội chủ nghĩa là quá độ sang tư bản chủ nghĩa, cũng có người cho rằng đã xây dựng kinh tế thị trường (KTTT) thì không thể định hướng xã hội chủ nghĩa được và còn rất nhiều ý kiến trái ngược nhau đứng trên quan điểm toàn diện mà xét thì chúng đều có rất nhiều hạn chế, không ít những quan điểm sai lạc, xuyên tạc, trái với chủ trương, đường lối của Đảng.
Nhưng những ý kiến phản hồi từ nhân dân cũng có nhiều ý kiến đúng đắn mà chúng ta cần tiếp thu như hiện nay trong nội bộ Đảng có nhiều bè phái, chia rẽ nên dẫn tới nhiều hạn chế trong việc đưa ra những tư tưởng chính sách đúng đắn. Hơn nữa tình trạng một bộ phận Đảng viên bị tha hoá, biến chất là vấn đề đáng lo ngại và cần lên tiếng báo động mà Đảng ta đã thừa nhận trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, cũng như trong Đại hội Đảng lần thứ IX vừa mới kết thúc cách đây gần tháng. Hơn nữa những hạn chế lớn về hệ thống hành chính, vấn đề tiền lương cần phải có những chính sách mới phù hợp để tiến hành cải cách triệt để và những mâu thuẫn lớn trong xã hội cần được giải quyết. Có như vậy thì mới có thể biến Việt Nam thành con rồng của Châu á, đưa Việt Nam sánh ngang cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong mỏi. Và hơn nữa còn để xây dựng Việt Nam là một nước "công bằng dân chủ văn minh" như Đại hội IX của Đảng đã xác định.
Do đó mà em đã chọn đề tài: "Quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin với việc phân tích quá trình xây dựng kinh tế thị trường". Đây là một đề tài mang ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng kinh tế thị trường. Hiện nay chúng ta ở trong thế kỉ 21 thế kỷ với nhiều thời cơ và thách thức, nhiều nguy cơ lớn đang chờ ở phía trước. Chúng ta cần phải dựa vào quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin để tìm ra những biện pháp thích ứng, tự tìm ra con đường cho mình do đó nó còn có ý nghĩa phương pháp luận to lớn. Đây là lần đầu tiên em viết một đề tài quan trọng hơn nữa lại tham gia bàn luận những vấn đề to lớn của đất nước. Trong khuôn khổ hạn hẹp, em không thể trình bày kỹ càng mà chỉ đi sâu vào một số vấn đề quan trọng nên khó tránh khỏi khiếm khuyết, phiến diện khi đánh giá, nhìn nhận vấn đề. Em chân thành mong được thầy giáo bổ xung, phê bình để em được mở rộng tầm nhìn thấy được khiếm khuyết của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã tận tình cung cấp phần lớn kiến thức và phương pháp để em hoàn thành bài Tiểu luận này.
Phần II: Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lí luận của việc xây dựng kinh tế thị trường
a. Quan điểm toàn diện và cơ sở khách quan của quan điểm toàn diện
Một là: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Ngay từ khi mới ra đời, triết học Mác - Lênin đã khẳng định được vai trò định hướng, phương pháp luận cho mọi khoa học, là kim chỉ nam cho mọi hành động của con người trong cuộc sống đầy biến động và phức tạp này, giúp con người nhận thức đúng hơn về thế giới. Mỗi một quan điểm của nó là một cách nhìn nhận về cuộc sống, đặc biệt là quan điểm toàn diện trong triết học Mác - Lênin với nội dung: "Các sự vật và hiện tượng muôn hình muôn vẻ trong thế giới, không cái nào tồn tại một cách cô lập, biệt lập mà chúng là một thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng tồn tại bằng cách tác động nhau, ràng buộc nhau quy định và chuyển hoá lẫn nhau. Mối liên hệ này chẳng những diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật và hiện tượng" [Chủ biên: PGS. Vũ Ngọc Pha - Giáo trình "Triết học Mác - Lênin" - NXB Giáo dục, 1997, trang 130]. Mối liên hệ phổ biến là khách quan, là cái vốn có của các sự vật hiện tượng, nó bắt nguồn từ tính thống nhất của vật chế của thế giới biểu hiện trong các quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy.
Hai là: Vì sao cần phải thực hiện quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin.
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm toàn diện khi nghiên cứu sự vật hiện tượng, bởi vì trong đánh giá nhìn nhận một vấn đề chúng ta thường nhìn nhận phiến diện, một chiều bỏ qua nhiều yếu tố tác động do đó khi giải quyết các công việc trong cuộc sống chúng ta thường thất bại do nhiều tình huống bất ngờ, không lường trước. Mà thực ra nếu vận dụng đúng quan điểm toàn diện thì mọi công việc có thể trở nên suôn sẻ, đơn giản: "Nguyên lí mối liên hệ phổ biến đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm toàn diện khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng, tức là xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng khác, xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, kể cả các khâu trung gian, thấy được vị trí của từng mối liên hệ trong tổng thể của nó, có như vậy mới nắm được bản chất của sự vật" [Chủ biên: PGS. Vũ Ngọc Pha - NXB Chính trị Quốc gia, 1997, trang 44]. Tức là khi giải quyết một vấn đề trong cuộc sống chúng ta phải đặt vấn đề ấy trong một môi trường không gian thời gian xác định, xem xét các mối liên hệ tác động vào nó, xác định vị trí và vai trò của mỗi mặt trong tổng thể những nhân tố tác động vào sự vật hiện tượng xem đầu là nhân tố chính, cơ bản, đâu là nhân tố phụ, đâu là nhân tố chủ quan, khách quan, đâu là nhân tố trực tiếp, đâu là nhân tố gián tiếp. Có như thế chúng ta mới có những giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề.
b. Khái niệm, sự ra đời KTTT và đặc điểm phát triển KTTT
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau, mỗi mô hình là sản phẩm của một trình độ nhận thức nhất định trong điều kiện lịch sử cụ thể. KTTT đang là mô hình tối ưu trong giai đoạn hiện nay mà lịch sử thời gian qua đã chứng minh. Vậy KTTT là gì? Kinh tế thị trường được hiểu là một kiểu kinh tế - xã hội mà trong đó sản xuất xã hội gắn chặt chẽ với thị trường, tức là gắn chặt với quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan hệ cung cầu, tức là chịu sự điều tiết của thị trường, do sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó, từ thị trường mà ta phải giải bài toán hóc búa: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?.
KTTT đã ra đời ngay khi chủ nghĩa tư bản ra đời, cho đến nay KTTT đã phát triển trên khắp các nước trên thế giới và phương thức tối ưu để phát triển kinh tế "Kinh tế thị trường đã trải qua 3 giai đoạn phát triển; giai đoạn 1 là giai đoạn chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang KTTT; giai đoạn 2 là giai đoạn KTTT tự do; và giai đoạn 3 là giai đoạn KTTT hiện đại. Đặc trưng của giai đoạn này là Nhà nước can thiệp vào kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu với nước ngoài". [Tg: Dương Bác Phương - Nguyễn Minh Khải - Tạp chí Cộng sản - số 18 (9/1998)]. Nhưng Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô, tức là góp phần làm cho nền kinh tế phát triển ổn định, nhanh chóng và có hiệu quả. Kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đang tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.
c. Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động kinh tế.
Trong hoạt động kinh tế, vấn đề cơ bản là phải làm thế nào để tiết kiệm công nhân tối đa, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và tổ chức sản xuất tốt nhất cùng với phân phối hàng hoá nhanh chóng (chu kì luân chuyển vốn ngắn) để thu hồi được vốn nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh. Đó là những vấn đề nóng bỏng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Do đó chúng ta phải có một cái nhìn tổng thể, toàn diện để tìm ra giải pháp tốt nhất. Chúng ta phải thấy được trong nền kinh tế, không có một sự kiện nào tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời những sự kiện khác, nên ta phải nắm bắt được quy luật cung - cầu, quy luật giá cả của thị trường, chủng loại hàng hoá để xác định mặt hàng cần sản xuất để tiêu thụ nhanh chóng, đem lại hiệu quả cao. Chúng ta phải thấy được mối liên hệ giữa thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao động, chúng có sự chế ước lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau và có thể gây ra các biến động lan truyền. Ví như khi thị trường lao động giảm thì thị trường hàng hoá cũng giảm theo dẫn đến thị trường vốn cũng giảm xuống. Hơn nữa bản thân nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với chính trị, ngoại giao, pháp quyền, khoa học,... khi có biến động của chính trị hoặc các nhân tố khác thì giá cả của thị trường cũng biến động theo gây ra những tác động mạnh đối với nền kinh tế. Do đó khi nghiên cứu một sự kiện kinh tế chúng ta phải xét trên quan điểm toàn diện. Khi tính toán đến càng nhiều mối liên hệ càng tránh được rủi ro, thất bại. Chính các nhà tư bản phương Tây là những người biết áp dụng tài tình quan điểm này vào hoạt động kinh tế, đã đem lại cho họ nguồn lợi vô cùng lớn, trong đó không ít trong số họ là những người giàu nhất thế giới, góp phần đưa kinh tế nước họ phát triển vượt bậc. Đến đây chúng ta có thể khẳng định quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin có ý nghĩa to lớn với lĩnh vực hoạt động kinh tế, đặc biệt là vai trò đó được phát huy tích cực trong nền KTTT. Đó là điều kiện quan trọng bậc nhất cho sự thành công.
2. Xây dựng kinh tế thị trường.
a. Thực trạng kinh tế Việt Nam trước Đại hội VI của Đảng và yêu cầu đổi mới
Để thấu hiểu triệt để theo nguyên tắc toàn diện, chúng ta cần tìm hiểu xuất phát điểm kinh tế nước ta khi bắt đầu đổi mới. Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế trước đó là kinh tế nông nghiệp vô cùng lạc hậu. Hơn nữa lại chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, chúng ta thiếu một cái "cốt vật chất" để tiến hành xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Có thể nói nền kinh tế Việt Nam từ trước năm 1975 cho đến năm 1985 đã trải qua nhiều thăng trầm và xáo trộn dữ dội đất nước từng bị chia cắt, kinh tế bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Hậu quả là sau những năm giải phóng, bức tranh chung của kinh tế Việt Nam 10 năm trước đổi mới là tăng trưởng thấp dưới 3,7% và chủ yếu là khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Thực tế chúng ta làm không đủ ăn, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỉ Rúp và 1,9 tỉ USD, đặc biệt là những sai lầm trong cải cách giá cả, tiền lương cùng đợt đổi tiền cuối năm 1985 đã đẩy nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, siêu lạm phát 774,7% kéo theo giá cả leo thang, vô phương kiểm soát. Trong khi đó thì tình hình các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Năm 1986, Liên Xô cũng đã tiến hành cải cách. Lúc này Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phải lên tiếng "Đổi mới hay là chết", Đảng ta đã nhận thức được vấn đề, chúng ta không thể chậm trễ hơn được nữa. Việc cải cách toàn bộ nền kinh tế đã tiến hành từ sau Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và phát triển.
b. Công cuộc xây dựng KTTT và những chủ trương giải pháp của Đảng và Nhà nước.
Đại hội lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là cột mốc đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ trong nền kinh tế Việt Nam, công cuộc cải cách diễn ra nhanh chóng đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế Việt Nam. Đảng ta xác định đổi mới cơ chế kinh tế là một tất yếu khách quan, hoàn toàn đúng đắn, việc "xây dựng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa" [Văn kiện Đại hội VII]. Đảng ta coi kinh tế thị trường chỉ là phương thức phát triển kinh tế để thực hiện mục đích xây dựng xã hội chủ nghĩa vì dân giàu nước mạnh, một xã hội của dân do dân và vì dân.
Vì sao Đảng và Nhà nước ta lại chủ trương chuyển kinh tế nước ta sang nền KTTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng phải có sự quản lý của Nhà nước. Chúng ta đã biết rằng "cơ chế thị trường không phải là hiện thân của sự hoàn hảo, mà nó vốn có những khuyết tật đặc biệt về mặt xã hội" [Chủ biên: PTS. Trần Sĩ Lộc - Giáo trình Kinh tế chính trị - NXB Giáo dục, 1998, trang 151]. Với mục đích hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa. Vì vậy không chăm lo đến đời sống người lao động, gây ô nhiễm môi trường sống mà xã hội phải gánh chịu, do đó hiệu quả kinh tế xã hội không được bảo đảm. Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, tác động đến đạo đức, tình cảm con người. Hơn nữa sự phát triển của KTTT dễ dẫn đến sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa, trái ngược hoàn toàn với mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội với ước muốn ngàn đời của nhân dân ta là được giải phóng mình, được sống trong một xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội của tự do dân chủ: "một nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng có tính chu kỳ" [Chủ biên: PTS. Trần Sĩ Lộc - Giáo trình "Kinh tế chính trị" - NXB Giáo dục, 1998, trang 152]. Cùng với nó là nạn thất nghiệp, lạm phát nghiêm trọng đẩy các doanh nghiệp đến chỗ phá sản, người lao động cơ cực. Trước đây, dưới sự điều tiết của "Bàn tay vô hình" (Cơ chế thị trường tự do - do A.Smith đề xướng) chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năm 1929-1933 đẩy lùi sự phát triển của các nước này xuống 30-40 năm. Và sau đó chủ nghĩa tư bản đã phải phát triển KTTT có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo lí thuyết "Bàn tay hữu hình" của Samealson. Do đó trong thời kì hiện nay, chúng ta xây dựng KTTT không thể thiếu sự điều tiết của Nhà nước đồng thời phải thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa để biến quá trình phát triển kinh tế thị trường là "quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại, trong xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có kỉ cương, xoá bỏ áp bức bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc" [Văn kiện Đại hội VIII: Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 - NXB Sự thật, Hà Nội 1996 - trang 8].
Quá trình thực hiện xây dựng KTTT của Việt Nam trong giai đoạn (1986-1999), đây là thời kì chúng ta đưa ra quyết định quan trọng: xây dựng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Chúng ta đã có những chính sách; quyết định đúng đắn đưa nền kinh tế đi lên khắc phục hậu quả do những quyết định sai lầm cũ để lại. Nhưng phải thực sự đến giai đoạn sau từ 1991 đến nay, giai đoạn này chúng ta thực sự bước sang KTTT và mở cửa. Đây là thời kỳ chúng ta chứng kiến nhiều thành công kì diệu, chứng kiến sự lãnh đạo tài tình của Đảng: chúng ta đã có những bước đi phù hợp: tự do hoá giá cả, với các công cụ tài chính, tiền tê chúng ta đã đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát từ khoảng 400% vào năm 1988 xuống 5,3% vào năm 1993. Giai đoạn này tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam thuộc vào loại năng động bậc nhất trên thế giới, trung bình cả giai đoạn là 7,5% trong khi giai đoạn (1986-1990) chỉ là 3,9%. Thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991-2000) đã đạt được thành tựu to lớn và rất quan trọng: "Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng hơn gấp đôi so với năm 1990" [Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, 4-2000], chúng ta đã xó bỏ được cơ chế bao cấp sang xây dựng được kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ chỗ chỉ có hai thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, đất nước ra khỏi khủng hoảng, sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với 10 năm trước. Nhưng không vì mải mê với thắng lợi mà chúng ta không nhìn nhận thấy những yếu kém, những hạn chế của mình, mà nếu không sữa chữa kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Do đó chúng ta cần nhìn nhận lại toàn bộ vấn đề một cách khách quan, toàn diện.
c. Nhìn nhận công cuộc cải cách và mở cửa trên quan điểm toàn diện và những biện pháp cần đề ra.
Một là: Chúng ta phải xây dựng cho mình hệ thống lí luận sắc bén.
Trong thời kì hiện nay, Việt Nam chúng ta là mũi nhọn chống phá của nhiều thế lực thù địch trong và ngoài nước, chúng tìm đủ mọi cách, mọi thủ đoạn để phá hoại xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Chúng ra sức tuyên truyền xuyên tạc về chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa ngày nay xã hội ta cũng có không ít kẻ thiếu lập trường, bị lung lạc trước luận điệu lừa bịp, xuyên tạc của kẻ thù, mất lòng tin vào chủ nghĩa xã hội, vào Đảng và Nhà nước, cũng có không ít kẻ thiếu hiểu biết mà suy nghĩ lệch lạc đường lối của Đảng. Do đó mà ngay sau khi Đảng công bố chủ trương xây dựng KTTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ở nước ta hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí có nhiều tư tưởng xuyên tạc, bóp méo sự thật. "Có ý kiến cho rằng KTTT và chủ nghĩa xã hội là như nước với lửa không thể dung nạp với nhau được, do vậy chủ trương xây dựng KTTT là từ bỏ lí tưởng xã hội chủ nghĩa, cơ sở lí luận cho loại ý kiến này là ở chỗ họ cho rằng Marx và Engels ngày xưa dự đoán sẽ không có thị trường và tiền tệ trong chủ nghĩa xã hội" [TG: Phan Đình Quyền - Tạp chí "Phát triển kinh tế", số 88 (2/1998)] cũng có loại ý kiến khác cho rằng chỉ cần nói xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh là đủ, không cần nói "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" vì dòng sông sẽ tự chảy ra biển mà không việc gì phải uốn nắn, vì làm như thế là trái quy luật, lại có loại ý kiến cho rằng: sự lựa chọn KTTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ mang tính tất yếu chính trị, chứ chưa mang tính tất yếu kinh tế và không thể định hướng cái chưa có. Còn các nước đế quốc Mĩ yêu cầu chúng ta trong thời kỳ đổi mới thì phải bỏ điểm 4 trong Hiến pháp, qui định quyền lãnh đạo của Đảng ta là duy nhất, với lí luận điều đó là điều không cần thiết và để tạo tự do. Đồng tình với việc này nhiều kẻ có âm mưu phản động trong nước lên tiến đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng, phá bỏ thế độc tôn của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. Hơn nữa lại có những ý kiến nói rằng "trước đây, chúng ta không nên tiến hành chiến tranh chỗng Mĩ, cứ để Mĩ đô hộ Việt Nam, thì bây giờ miền Nam phát triển vượt bậc hơn bây giờ nhiều, sau này chúng ta đòi lại như Trung Quốc đòi Hồng Kông, Ma Cao của đế quốc Anh và Bồ Đào Nha". Lí luận cho việc này là vào thời kì Mĩ chiếm đóng miền Nam, miền Nam chúng ta từng được mệnh danh là "Hòn ngọc của Viễn Đông", nhân dân sung sướng, đỡ phải tiến hành chiến tranh, làm bao người ngã xuống, bây giờ đổi lại thì không lợi ư.
Nhìn chung lại có thể nói các quan điểm trên có những dụng ý không tốt đẹp gì, chỉ là tư tưởng của những kẻ thiếu hiểu biết, phản động, đánh mất lí tưởng với tư cách là một chủ thuyết phát triển của một dân tộc. Nhưng cùng có nhiều ý kiến tán đồng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đã góp phần luận giải làm sáng tỏ những luận điểm mới mẻ. Tình hình hiện nay đưa đến một yêu cầu: bổ xung và hoàn thiện các luận điểm này, xây dựng nên một hệ thống lí luận sắc bén để đập tan những tư tưởng bảo thủ, thiển cận và phản động.
Ngược thời gian trở về với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lênin chúng ta phải hiểu rằng trong thời kì của Mác, chưa đủ các điều kiện về kinh tế xã hội để Mác có thể dự đoán chính xác hoàn toàn được vấn đề. Marx và Engels đã dự đoán là cách mạng vô sản nổ ra và giành thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới, hoặc ít ra là ở đại bộ phận các nước tư bản phát triển nhất, do đó tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất phát triển đến mức không còn sản xuất nhỏ, khi mà các nước này tiến lên chủ nghĩa xã hội thì sẽ không có thị trường và tiền tệ. Nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy, cách mạng vô sản đã nổ ra ở những nước tư bản trung bình và những nước thuộc địa có nền sản xuất tiểu nông với nhiều hình thức sở hữu. Do đó mà sau này sau những năm thử nghiệm không thành, mùa xuân năm 1921 Lênin đã thay đổi quan điểm là xoá bỏ kinh tế cộng sản thời chiến, thay vào đó là chính sách kinh tế mới (NEP). Trong đó có tồn tại thị trường và tiền tệ. Tồn tại nhiều hình thức sở hữu đa dạng. Đó là hướng đi đúng đắn mà Đảng ta đã tiếp thu và thực hiện việc áp dụng nó vào KTTT của ta bởi KTTT không phải là một chế độ xã hội mà chỉ là một biện pháp phát triển lực lượng sản xuất, là phương thức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những ý kiến cho rằng không cần "định hướng xã hội chủ nghĩa" là hoàn toàn sai lầm, chúng ta phải hiểu xã hội chúng ta đang xây dựng là xã hội "của dân do dân và vì dân", tất cả vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh" như trong Đại hội IX xủa Đảng đã xác định. Định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí ước mơ, lí tưởng cao cả của toàn Đảng, toàn dân nếu không có định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc phát triển KTTT rất dễ có thể chệch hướng xã hội chủ nghĩa, trái với ước nguyện ngàn đời của nhân dân. Vì thế không thể hời hợt, mơ hồ cho rằng không cần phải định hướng xã hội chủ nghĩa, còn những tư tưởng còn lại, không phải nói chúng ta cũng biết đó là tư tưởng xuyên tạc, phản động, chống đối. Chúng muốn tìm sự ủng hộ của dân chúng hòng bóp chết Nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta, xây dựng lại "thiên đường đã mất" của chúng trên đất nước Việt Nam, chúng muốn đưa đất nước ta đi theo tư bản, đặt ách đô hộ của chúng trên đất Việt Nam một lần nữa. Nhưng đất nước Việt Nam với 4.000 năm lịch sự hào húng, với bao chiến công lẫy lừng, bao người đã ngã xuống để giành lại độc lập tự do, lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam người là đại diện cho giai cấp công nhân, giai cấp tiên tiến nhất hiện nay, sẽ lãnh đạo đất nước ta, nhân dân ta đi trên con đường mơ ước - con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hai là: Sự thiếu đồng bộ trong cải cách và những nguy cơ lớn trong thời kỳ hiện nay.
Công cuộc cải cách và mở cửa đã đem lại nguồn sinh khí mới cho đất nước chúng ta, mang lại sự đổi thay về mọi mặt trong đời sống nhân dân. Thế nhưng hãy thử nhìn lại toàn bộ công cuộc cải cách của chúng ta và hãy thử nhìn sang đất nước Trung Hoa, đất nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông với ta, hãy thử nhìn lại 23 năm công cuộc cải cách của nước bạn. Chúng ta sẽ thấy rằng công cuộc cải cách của ta tuy đã thành công nhưng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Đặc biệt là sự thiếu đồng bộ và chỉ thực hiện trên chiều rộng mà không chú ý đến chiều sâu trong cải cách. Chúng ta tiến hành cải cách không triệt để, tiến hành cải cách về kinh tế không đi đôi với cải cách về thể chế chính trị vốn có nhiều khuyết tật. Và không đồng thời với nó là cải cách về mặt văn hoá xã hội. Khi cuộc cải cách kinh tế được triển khai toàn diện và ngày càng đi sâu nó sẽ đặt ra yêu cầu bức thiết phải cải cách thể chế chính trị như Đặng Tiểu Bình - Kiến trúc sư trưởng và Tổng công trình sư trưởng của kinh tế Trung Quốc đã nêu ra: "Cải cách thể chế chính trị và cải cách thể chế kinh tế phải dựa vào nhau, phối hợp với nhau, không cải cách thể chế chính trị, cải cách thể chế kinh tế sẽ không thành công", có như vậy mới thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đảng ta đã sáng suốt nhìn thấy vấn đề cấp bách hiện nay: "Đổi mới thể chế chính trị để khai phóng nguồn lực", trong Đại hội IX của Đảng vừa qua có nêu ra: "Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh". Những ngày họp Quốc hội đang diễn ra, đang chủ trương sửa đổi lại Hiến pháp và Pháp luật cho phù hợp với tình hình mới, chủ trương cải cách lại bộ máy Chính phủ với mục tiêu: "Xây dựng hệ thống hành chính gọn nhẹ, hiệu quả cao, vận hành nhịp nhàng". Do đó trong thời gian tới chúng ta sẽ tiến hành "tinh binh giản chính" với qui mô lớn. Hiện nay nước ta có số lượng người hưởng lương Nhà nước quá cao, cứ 11 người thì có một người hưởng lương Nhà nước, trong khi ở Trung Quốc thì trên 40 người mới có một người hưởng lương Nhà nước, và họ đã tiến hành tinh giản được 47,5% tổng số biên chế cán bộ công chức. ở các công sở chúng ta thì người nhiều việc ít, bộ máy quá cồng kềnh phức tạp, nhiều "tham quan" đục khoét của Nhà nước và nhân dân, sách nhiễu, phiền hà đến dân. Tệ tham ô, hối lộ quan liêu đang là quốc nạn của đất nước ta nhưng để tiến hành giải quyết tận gốc việc này cần phải có hệ thống luật pháp nghiêm chỉnh, cải cách lại hệ thống tiền lương cho hợp lí, đảm bảo cho cán bộ công nhân viên chức có một cuộc sống đầy đủ đồng thời phải tinh giản biên chế, đào thải ra khỏi các cơ quan Nhà nước những phần tử kém phẩm chất, kém năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của khối các cơ quan Nhà nước. ở Việt Nam chúng ta hệ thống lương tiền có nhiều bất cập, cán bộ công chức không sống bằng lương mà bằng thu nhập bởi lương quá thấp so với thực tế cuộc sống đòi hỏi, tuy ai cũng kêu lương thấp nhưng không ai đói rách mà ai cũng có cuộc sống khá giả, đó là điều mâu thuẫn, do đó chúng ta phải công khai hoá tiền lương, kiểm kê tài sản, có biện pháp xử lí đối với những kẻ bất chính. Tuy lương cán bộ công chức thấp, nhưng những chi phí cho một thứ trưởng của ta tương đương với một đơn vị hành chính 100 người, đó là điều nghịch lý, nên chăng chúng ta phải tính tất cả các chi phí vào lương, khoán tiền lương cho các cơ quan để họ tự quản lý sẽ tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đi đôi với cải cách và mở cửa, hàng loạt vấn đề văn hoá xã hội phát sinh cần có biện pháp giải quyết phù hợp, hàng loạt tệ nạn xã hội phát sinh như tệ chích hút, tệ mại dâm, tệ làm hàng giả đang làm đâu đầu các nhà quản lý. Sự suy thoái về mặt đạo đức diễn ra nghiêm trọng, xâm phạm đến những giá trị đạo đức tốt đẹp từ ngàn đời xưa để lại, người ta chỉ vì tiền, chạy theo đồng tiền, coi của cải tiền bạc là tất cả mà quên đi yếu tố văn hoá, yếu tố tinh thần. Nhiều sự việc khiến ta phải đau lòng, xã hội lên tiếng, đã có không ít vụ con giết bố, anh em đam chém nhau, vợ chồng li dị, mẹ kế khâu mồm con, tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ, người già cô đơn không được chăm sóc. Chúng ta cần phải gióng lên hồi chuông cảnh báo, nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì xã hội sẽ đi đến đâu, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ đi đến đâu. Đó là bài toán nan giải, là câu hỏi vang vọng day dứt mãi trong ta.
Trong thời kì hiện nay, việc đề cao tinh thần dân tộc, đoàn kết, tương thân, tương ái có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để phát triển kinh tế thì phải tận dụng được nguồn lực từ chính nội bộ quốc gia và bà con Kiều bào trên khắp hành tinh. Chúng ta có hơn 2 triệu Kiều bào ở nước ngoài thì hầu hết đều chống đối lại Nhà nước của ta họ có hàng trăm tờ báo, hàng trăm đài phát thanh liên tục chĩa mũi nhọn để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Còn nhân dân ta, tuy vốn cần cù chịu khó thế những khi có quyền lực trong tay thì tham ô hối lộ, bao che cho nhau. Đã có ai có ý thức người Việt Nam giúp đỡ người Việt Nam, dùng hàng Việt Nam chưa, bảo tồn văn hoá Việt Nam chưa? Tất nhiên là có nhưng không nhiều. Bạn sẽ thật ngạc nhiên khi sang Đài Loan, có thể nói bạn "soi kính hiển vi" cũng không thấy hàng ngoại trong nhà người dân Đài Loan. Nói tới có thể là hơi quá, nhưng người dân của họ thực sự có ý thức dân tộc sâu sắc, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích quốc gia. Và bạn cũng sẽ phải ngạc nhiên khi nghe một cô gái học sinh trung học Hàn Quốc nói khi có một người tặng một món đồ cho cô ấy: "Món quá ấy được làm ra ở đâu, nếu nó không phải được làm ra ở Hàn Quốc thì anh không nên tặng nó cho tôi, nó không phải là đồ của nước tôi". Nhiều người thán phục, ngạc nhiên trước những sự đổi thay của Đài Loan và Hàn Quốc, họ nhanh chóng trở thành những con rồng Châu á, chỉ bởi nhân dân, bởi ý thức dân tộc đã thấm vào máu thịt của họ. Nghe câu chuyện này chúng ta phải lấy làm buồn, làm hổ thẹn, chúng ta làm việc thì kém hiệu quả thế nhưng lại thích tiêu xài quá khả năng cho phép mà lại tiêu xài toàn hàng ngoại như ô tô ngoại, xe máy ngoại, quần áo ngoại,... và đến cả cái tăm cũng của ngoại. Mà những cái đó chúng ta đã sản xuất được thế nhưng không ai muốn mua vì lợi ích cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích dân tộc, đất nước. Và thế là hàng ngoại cứ ngập thị trường của ta, hàng ta ứ đọng, nợ nước ngoài ngày càng nhiều.
Trong tình hình hiện nay Việt Nam chúng ta phải đối mặt với những nguy cơ lớn. Chủ nghĩa đế quốc bên ngoài thì tìm mọi biện pháp để phá hoại nền kinh tế của ta, phá hoại hệ thống chính trị của ta, coi ta như cái gai trong mắt. Đặc biệt là chúng dùng "diễn biến hoà bình" để mục đích lật đổ chính quyền mà không hề có tiếng súng. Các thế lực phản động trong nước cấu kết với các thế lực phản động bên ngoài tiến hành chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa chờ thời cơ để thực hiện bạo loạn lật đổ chính quyền.
Đó là những tác động về chính trị, quân sự, còn trong kinh tế, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra rộng khắp thế giới, hiện nay chúng ta không có những chính sách thích hợp để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, không biết ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, không biết phát triển nền kinh tế tri thức, chúng ta sẽ tụt hậu so với thế giới. Đó là những nguy cơ mà chúng ta không thể không tìm giải pháp tháo gỡ khắc phục. Thế nhưng thời cơ cũng không nhỏ nên chúng ta phải biết cách áp dụng, tận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tận dụng tốt nguồn nhân lực trong và ngoài nước, đặc biệt là vận động bà con Kiều bào đầu tư trở lại tổ quốc, thực hiện tốt cải cách thể chế chính trị đi đôi với cải cách kinh tế. Cũng như phát huy tinh thần dân tộc thì chúng ta sẽ tiến kịp các nước phát triển trên thế giới.
d. Phương hướng phát triển cho tương lai
Đại hội IX của Đảng đã kết thúc tốt đẹp, nhiều đường lối chính sách mới được đề ra, Đảng đã nhận thức được hạn chế yếu kém của mình và đang có biện pháp khắc phục. Đảng đề ra phương hướng cho giai đoạn sau: Nâng cao đời sống nhân dân nhanh chóng biến nước ta thành nước công nghiệp phát triển,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0382.doc