Lời nói đầu
Một vấn đề đựơc giới chuyên môn cũng như các nhà chức trách hết sức quan tâm hiện nay là xu thế tự do hoá lãi xuất hoàn toàn ở Việt Nam. Có rất nhiều cuộc thảo luận đưa ra nhữnh ý kiến nên hay không nên tự do hoá lãi xuất ở nước ta trong trong tình hình kinh tế trong nước cũng như Quốc tế hiện nay.
Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cần xem xét những phát triển cũng như tồn tại của nền kinh tế đã đáp ứng được những điều kiện tự do hoá lãi xuất? Đồng thời cần nhìn lại quá trình thay đổ
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cơ chế điều hành chính sách lãi xuất của chính phủ trong việc từng bước đưa lãi xuất đến tự do hoá. Qua đó có cái nhìn đứng đắn hơn đối với xu thế tự do hoá trong hoạt động tài chính, mà nền tảng là tự do hoá lãi xuất đối với nền kinh tế nước ta trong xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới. Mặt khác cũng cần nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể để đảm bảo cho sự tự do hoá lãi xuất thành công và phát huy đầy đủ vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế.
Bài viết này hoàn thành với sự hướng dẫn của thầy Đàm Văn Huệ và tham khảo một số tài liệu có liên quan. Song do sự hiểu biết về chuyên ngành và xã hội còn khiêm tốn nên đôi chỗ còn có nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý.
Em xin chân thành cảm ơn!
a- lý luận chung về lãi suất
Trong nền kinh tế tồn tại nhiều phạm trù kinh tế tài chính, một trong những phạm trù quan trọng đó là lãi suất. Nó ảnh hưởng trục tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta và có những hệ quả quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Do đó việc nghiên cứu lãi suất là hết sức cần thiết.
I- Khái niệm và vai trò của lãi suất:
1. Khái niệm:
Từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm về lãi suất, nhưng theo một nghĩa chung nhất ta có:
Lãi suất là giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê các dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khác. Khi đến hạn người vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền gọi là tiền lãi. Xét về mặt hình thức:
tiền lãi
Lãi suất = ---------- x 100%
tiền vốn
2. Vai trò của lãi suất:
Lãi suất là một biến số luôn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô.
2.1. Lãi suất là một trong những công cụ sắc bén của Chính phủ để quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô
Thông qua lãi suất Chính phủ có thể tác động trục tiếp đến đầu tư. Việc Chính phủ quyết định giảm lãi suất cho vay và đưa ra các biện pháp ưu đãi trong việc cho vay vốn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng cương vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, làm tăng tổng đầu tư của nền kinh tế đồng thời đưa ra công ăn việc làm cho một số lớn người lao động.
Lãi suất có thể được sử dụng để kiềm chế lạm phát. Khi giá hàng hoá tăng cao, việc tăng lãi suất lớn hơn mức tăng giá cả sẽ làm giảm nhu cầu về tiền, đồng thời tiền trong lưu thông giảm làm cho giá cả hàng hoá giảm theo.
Lãi suất còn hướng dẫn cho sản xuất và tiêu dùng: Bởi vì giá thành của xản phẩm là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất. Việc thay đổi lãi suất làm chi phí sản xuất tăng hay giảm, từ đó có thể khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hay không. Do đó,khi lãi suất tăng làm giá thành sản phẩm sẽ đắt tương đối, do đó làm tiêu dùng giảm và ngược lại.
Kiểm soát các nguồn vốn chu chuyển trong nền kinh tế
Thu hút ngoại tệ và đầu tư nước ngoài
Làm phát triển thị trường chứng khoán và thị trường tài chính
Vì vậy,lãi suất tạo sự cân đối cho nền kinh tế theo trật tự ưu tiên đúng huớng chiến lược phát triển kinh tế –xã hội.
2.2. Lãi suất là cơ sở quan trọng đối với các cá nhân cũng như các doanh nghiệp đưa ra quyết định việc sử dụng vốn nhàn rỗi như thế nào cho có hiệu quả nhất.
II- Đo lường lãi suất:
1. Lãi suất đơn:
Là lãi suất của những món vay đơn, thời gian cho vay và chu kỳ tính lãi là trùng khớp nhau:
Tiền lãi
i=------------ x100%
Tiền vốn
Loại tín dụng này người vay tiền sẽ trả một lần cho người cho vay vào ngày đến hạn trả nợ cả vốn lẫn lãi.
2. Lãi suất tích họp:
Về bản chất, đó là lãi suất mà thời gian cho vay và chu kỳ tính lãi là khác nhau.
i t =(1+i)n/t -1
Trong đó: i: lãi suất hàng tháng
n: thời hạn tín dụng
t: thời hạn năm t bất kỳ trong thời hạn tín dụng n năm
Đây là mức lãi suất phụ thuộc vào độ dài thời gian của tín dụng và chu kỳ tính lãi: độ dài thời gian tín dụng càng lớn hơn chu kỳ tính lãi suất tích họp càng lớn.
3. Lãi suất hoàn vốn
Là một loại lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được theo một công cụ nợ với trị hôm nay của công cụ đó.
C
ic = -----
PB
Trong đó: ic: lãi suất hoàn vốn hiện hành.
PB : giá của trái khôáncupon.
C:tiền côupn hàng năm.
F-Pd 360
Hoặc idh = ------- x ------------------------------
F Số ngày tới khi mãn hạn
Trong đó: idh :lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm.
F : mệnh giá của trái khoán giảm giá.
Pd : giá mua của trái khoán giảm giá.
III. Các lãi suất cơ bản của ngân hàng
1. Lãi suất tiền gửi.
Là lãi suất mà ngân hàng thương mại trả cho người gửi tiền trên số tièn gửi ở tài khoản tiết kiệm.
Công thức:
Lãi suất tiền gửi
=
Lãi suất cơ bản của nền kinh tế
+
Tỷ lệ lạm phát
2. Lãi suất cho vay.
Là lãi suất ngân hàng thu tiền ở những khách hàng vay tiền.Nó gồm nhiều loại lãi suất khác nhau: lãi suất dài hạn, trung hạn và lãi suất ngắn hạn. Trong từng đối tượng khác nhau cũng có những mức lãi suất khác nhau:
Công thức:
Lãi suất cho vay
=
Lãi suất tiền gửi
+
Chi phí nghiệp vụ ngân hàng
Chi phí nghiệp vụ ngân hàng bao gồm tất cả các khoản chi phí hoạt động, phát triển vốn và dự phòng rủi ro...
3. Lãi suất của thị trường liên ngân hàng.
Là lãi suất của các hoạt đồng huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại với ngân hàng trung ương giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức tài chính khác.
IV. Rủi ro và lãi suất.
Trong nền kinh tế luôn tồn tại các mức lãi suất khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Vì sao lại có hiện tượng này ?
Nguyên nhân là do tính rủi ro trong lãi suất: Mức độ rủi ro của món vay càng cao, lãi suất của món vay đó càng cao.
Mức lãi suất cao chính là phần bù đắp cho tính mạo hiểm của những khách hàng dám đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có thẻ bị rủi ro xảy ra trong tương lai. Để thấy rõ mối quan hệ này ta phải nghiên cứu hai thị trường trái phiếu dưới đây.
i i
S D D’
ic1
ib0 ic0
ib1
D’ D S
O QB O QC
Trái phiếu chính phủ RR = 0 Trái phiếu công ty RR > 0
Với mức RR= 0 trái phiếu chính phủ có xu hướng thấp hơn so với mặt bằng cung cầu.
Còn với mức RR > 0 của trái phếu công ty thì ngược lại
V- Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội. Vì lẽ đó lãi suất trong cơ chế quản lý này đều do nhà nước quy định. Do đó sự biến đọng của lãi suất phần lớn phụ thuộc vào ý chí của chính phủ và không thể dự đoán hay xác lập bất cứ một quy luật vận động nào.
Trái lại, trong nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều tiết vĩ mô, thị trương tài chính – tiền tệ rất phát triển theo xu hướng tự do hoá. Lãi xuất vì vậy luôn biến động phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố vĩ mô cũng như nhiều nhân tố khác.
1. ảnh hưởng cung - cầu của quỹ cho vay.
Như ta đã biết, lãi suất là giá cả cho vay vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu của quỹ cho vay không cùng một tỷ lệ sẽ đều làm thay đổi mức lãi suất trên thị trường.
i i
S’ S
i1 E1 S i0 E 0
i0 E0 i1 E1 D
Nhìn vào hình vẽ ta thấy ngay khi mức cung của quỹ cho vay giảm sẽ dẫn đến lãi suất tăng lên và ngược lại.
Đối với cầu của quỹ cho vay: lãi suất sẽ giảm khi nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm và ngược lại.
Tuy mức độ biến động của lãi suất ít nhiều cũng phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và ngân hàng trung ương, song đa số trong nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất.
Do đó chúng ta có thể tác động vào cung cầu thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ. Mặt khác, muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn phải được đảm bảo chắc chắn.
2. Tỷ xuất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế sẽ ảnh hưởng tới lãi suất thôg qua cung cầu về vốn: Khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao sẽ dẫn đến nhu cầu về vốn phục vụ cho quá trình sản xuât sẽ tăng lên làm cho lãi suất trong nền kinh tế cũng có ảnh hưởng tăng tho, và ngược lại.
3. ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng.Nguyên nhân là do: Thứ nhất, từ mối quan hệ gữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng, đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Thứ hai, do dự đoán lạm phát tăng, công chúng sẽ dành phần tiết khiệm của mình cho phần dữ trữ hàng hoá hoặc các dạng thức tài sản phi tài chính khác. Tất cả điều này sẽ làm giảm cung cho quỹ cho vay gây áp lực tăng lãi suất cho các ngân hàng cũng nh trên thị trường.
4- ảnh hưởng của bội chi ngân sách.
Một khi ngân sách trung ương và địa phương lâm vào tình trạng bội chi, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đén cầu của quỹ cho vay tăng làm cho lãi suất tăng.
Mặt khác bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và do vậy sẽ gây áp lức tăng lãi suất.
Trên một góc độ khác, khi bội chi ngân sách tăng, thường chính phủ gia tăng việc phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm lãi suất thị trường vì vậy mà tăng lên.
5- thị trường tài chính quốc tế.
Trong cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập về kinh tế trên thế giới đang phát triển rất mạnh, sẽ dẫn đến việc tự do hoá nền kinh tế, mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới , trong đó có vấn đề tự do hoá thị trường tài chính tiền tệ. Vì vậy những luồng vốn trên thị trường tài chính thế giới sẽ chảy về nơi nào có lãi suất cao. Cho nên, nó sẽ tác động trực tiếp đến lượng cung - cầu về vốn của mỗi quốc gia làm ảnh hưởng đến mức lãi suất trong từng quốc gia đó.
Yếu tố này có mức ảnh hưởng rất sâu rộng đối với tình hình ài chính quốc tế. Do đó, các quốc gia cần phải hợp tác, có những biện pháp, cơ chế lãi suất phù hợp với tình hình chung và điều kiện của từng quốc gia.
VI- Các cách quản lý lãi suất
1. Cố định lãi suất.(lãi suất kiềm chế)
Đây là tỷ lệ lãi suất được xác định bởi Nhà nước và ngân hàng trung ương với tất cả các mức lãi suất khác nhau.
Cách xác định lãi suất này thường đi kèm với cơ chế tài chính kiềm chế. Nó giúp cho các ngânhàng ước tính được chính xác số lợi nhuận từ các khoản cho vay. Đồng thời cũng chủ động tính lãi suất cần đưa ra để huy động tiền gửi và các loại tài sản khác.Và do đó các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước được thực hiện một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, cơ chế lãi suất này cung mang lại rất nhiều hạn chế trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Cố định lãi suất làm cho ngân hàng tự hạn chế mình về khả năng cho vay và đầu tư. Ngân hàng không thể cho vay dưới mức ấn định, vì thế mà nhiều khi có tình trạng thừa vốn mà không thể hoạc không dám đầu tư. Trong cách quản lý lãi suất này, sẽ không có sự thương lượng về chi phí vốn giữa người cần vay và người muốn vay. Từ đó ngân hàng phải chạy theo khách hàng chứ không phải người cần vay chạy theo ngân hàng để thương lượng. Bên cạnh đó, khi ngân hàng trong tình trạng thừa vốn, để giải quyết vấn đề ứ đọng ngân hàng buộc phải hạ lãi suất sẽ giảm độ an toàn trong cho vay vốn, dẫn đến khả năng rủi ro lãi suất sẽ lớn hơn. Không những thế việc cố định lãi suất sẽ làm cho ngân hàng khó đầu tư vào thị trường chứng khoán vì hầu hết chứng khoán ngày nay đều để lãi suất cho cung – cầu thị trường quyết định.
Từ những nguyên nhân trên, cố đinh lãi suất trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển ngày càng mạnh đã không còn tác dụng và chuyển dần sang một cơ chế điều chỉnh lãi suất khác.
2. Lãi suất tự do hoá.
Mức lãi suất sản xuất được xác định trên yếu tố cung cầu của thị trường, việc can thiệp của Nhà nước vào đây là rất ít.
Khi ngân hàng thả nổi lãi suất và chấp nhận tính lãi theo từng kết quả thương lượng của từng thương vụ, sẽ có nhiều khách hàng tìm đến nó và có nhiều cơ hội để lựa chon việc đầu tư làm giảm đáng kể yếu tố rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng có thể cho vay với mức lãi suất thấp để giữ những khách hàng có uy tín. Hoặc sãn sàng đầu tư vào những loại chứng khoán không có lợi bao nhiêu để giải quyết hết ER. Cũng có nhưng thương vụ cho vay hoặc đầu tư sau khi đã chắc chắn vì tính an toàn có thể đạt được lãi suất rất cao qua thương lượng. Vì thế nó trở thành công cụ phân phối vốn rất hiệu quả và đúng nơi cần vốn đầu tư, góp phần chống lại xu hướng suy đổi trong đầu tư vốn.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách chiến lược đối với nền kinh tế của Nhà nước là rất khó khăn do nó phụ thuộc vào yếu tố thị trường. Bên cạnh đó, nó làm nảy sinh yếu tố đầu cơ tạo ra lãi suất giả ảnh hưởng tới toàn hệ thốnh kinh tế, nên đôi khi phải phủ nhận đi vai trò của nền kinh tế.
Như vậy, với lãi suất cố định ngân hàng quan tâm đến lợi nhuận về mặt ngắn hạn mà bỏ quên khách hàng, quản lý tài sản kém hiệu quả. Ngược lại, với lãi suất thả nổi, ngân hàng quan tâm đến khách hàng và lợi nhuận trong mục tiêu lâu dài.
VII- tự do hoá lãi suất, xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường.
Từ những thập niên cuối thế kỷ 20, toàn cầu hoá dẫ trở thành một xu thế phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Nó không phải là một hiện tượng nhất thời, cũng không phải là một vấn đề quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Mà toàn cầu hoá là một hệ thống quốc tế rộng lớn chi phối các quan hệ kinh tế - xã hội trong từng quốc gia và trong phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc hội nhập khu vực và tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá là một vấn đề tất yếu khách quan đối với nền kinh tế Việt Nam; khi chúng ta đang phấn đấu tiến tới một nền kinh tế thị trường thực sự nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế còn nhiều yếu điểm và có phần tụt hậu so với các nươc trên thế giới. Một trong những vấn đề then chốt để đẩy nhanh tiến trình hoà nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, chúng ta phải từng bước tự do hoá trong hoạt động kinh tế -xã hội. Đó là vấn đề mở cửa thông thương đối với các quốc gia trên thế giới, dần đần tháo dỡ những rào chắn ngăn cách của từng quốc gia đối với phàn còn lại của thế giới.
Cung với sự phát triển của toàn cầu hoá, tự do hoá tài chính cũng dần được hình thành và đang lá mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tự do hoá lãi suất lại là một bộ phận cơ bản của tự do hoá tài chính. Do đó, mục tiêu tiến tới mức lãi suất thị trường được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng trong định hường phát triển kinh tế.
Tự do hoá lãi suất là việc mang lại cho các định chế tài chính quyền tự do quyết định các mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, tự do ấn định các mức phí đối với hoạt động dịch vụ tài chính. Thực chất đó là việc chấm dứt các quy định về mức trần lãi suất và giới hạn giao động chi phí giao dịch.
Tự do hoá lãi suất sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Lãi suất biến động và phản ảnh chân thực cung - cầu về vốn trên thị trường cùng với xu hướng biến động lãi suất quốc tế kích hoạt các nguồn vốn tiềm năng trong nước khơi thông các kênh chuyển vốn từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam, tạo điều khiện phân bổ các nguồn vốn có hiệu quả nhất, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh. Từ đó khuyến kích các doanh nghịêp tăng cường đầu tư và phát triển, đẩy mạnh việc tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống của nhân dân. Mặt khác, nó cũng tạo điều kiện cho các NHTM và các tập đoàn kinh tế trong nước có cơ hội đầu tư ra nước ngoài.
Bên cạnh tự do hoá lãi suất tạo điều kiện hoàn thiện hệ thống tài chính quốc gia, xay dựng nền tài chính vững mạnh, nó buộc các ngân hàng phải thay đổi cách làm việc, tư duy,đặc biệt là đổi mới công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chủ yếu là dựa vào công cụ gián tiếp khống chế lãi suất co bản, giúp chi việc kiểm soát việc phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả,nó giúp các tổ chức tài chính chủ động trong kinh doanh, góp phần phát triển các loại hình dịch vụ tài chính,nâng cao hiệu quả hoạt động tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng. Từ đó giúp cán bộ ngân hàng có điều kiện học hỏi khinh nghiệm hoàn thiên trình độ chuyên môn, quản lý... thái độ với khách hàng... đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nền kinh tế thị trường.Đồng thời tạo điều khiện hoàn thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật tài chính tiền tệ, đảm bảo an toàn và thành công cho quá trình hội nhập tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, tự do hoá lãi suất cũng đặt ra những cơ hội và thách thức mới làm xói mòn và giảm hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ bằng các công cụ trực tiếp. Do đó, nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ quy mô lớn,gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên diện rộng, ó thường rất khó kiểm soát, tháo gỡ và để lại hậu quả trong thời gian rất dài. Không những thế, hệ thống tài chính nói riêng và hệ thống kinh tế quốc gianói chung chụi sự chi phối khá lớn bởi các yếu tố bên ngoài, vì vậy mà thường phải chịu những ảnh hưởng mang tính chất dây chuyền giữa các quốc gia mà hậu quả của nó rất khó khác phục.
Chấp nhận mở cửa là chấp nhận cơ chế cạnh tranh khốc liệt “một mất một còn “ giữa các công ty tài chính trong nước và nước ngoài làm một số ngân hàng đi đến đóng cửa, phá sản... gây áp lực cho nền kinh tế. Đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức lớn cho công tác chỉ đạo, quản lý và giám sát nền tài chính quốc gia. Như vậy, sự toàn cầu hoá hội nhập kinh tế, việc tự do hoá lãi suất đã và đang tạo nên mối quan hệ mới giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế và giữa các dân tộc trên thế giới. Nó tăng cường mối quan hệ giữa con người với con người vượt ra phạm vi một quốc gia trên thế giới trên nhiều lĩnh vực. Nhưng mặt khác nó cũng phá vỡ các quan hệ kinh tế -xã hội truyền thống. Vì vậy, có thể thấy rằng,một mặt tự do hoá kinh tế tạo ra độnh lực để phát triển nhưng cũng có thể tạo ra những mất ổn định, gia tăng khoảng cách giàu nghèo... Tuy nhiên từ những phân tích trên ta thấy, vấn đề tự do hoá lãi suất trong nền kinh tế thị trường là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là đối với những nước đang trong công cuộc CNH - HĐH. Nhưng để ước đi một cách vững chắc trong tương lai chúng ta cần phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng và kién trúc thượng tầng trong nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng tạo cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển.
B - Thực trạng của lãi suất TRÊN CON ĐƯờng tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam.
I- khái quát về việc chuyển đổi nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam:
Từ sau Đại hội VI của Đảng, nước ta thực hiện đôỉo mới nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nước nhà.
Từ một nền kinh tế chỉ có hai thành phần là tập thể và quốc doanh, chúng ta đã xây dựng nên một hệ thống kinh tế nhiều thành phần có sự tham gia của tư nhân và các tổ chức nước ngoài. Hoạt động trên thị trường một cách sôi động, từng bước bắt nhịp với xu thế phát triển của các vước trong khu vực cũng như trên thế giới. Chúng ta từ một nước nhập khẩu gạo giờ đây đã vươn lên hang thứ ba các nước xuất khẩu gạo trên thế giới (sau Mỹ và Thái Lan). Một nước với nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế. Chúng ta không chỉ thoát khỏi tình trạng siêu lạm phát mà những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế tăng lên trê dưới 7%/ năm. Bên cạnh đó cũng đã tránh được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt là ở Châu á năm 1997.
Không những thế, Việt Nam đã mở cửa hội nhập với tất cả các nước trên thế giới trong quan hệ thương mại dôi bên cùng có lợi. Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế có uy tín trên thế giới như ASIAN, APEC... và sắp tới đề nghị được tham gia vaò WTO,AFTA. Đặc biệt mới đây, chúng ta đã ký hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ - bước phát triển mới quan trọng trong quan hệ hai nước. Từng bước tiến hanhg tự do hoá kinh tế theo xu hướng hội nhập quốc tế của thế giới hiện nay.
Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hệ thồng ngân hàng cũng từng bước được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của sự phát triển ngân hàng Việt Nam từ một cấp chuyển lên hoạt động hai cấp đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như sự đổi mới của nền kinh tế. Để đồng bộ với nền kinh tế thị trường,Việt Nam đã mở cửa lĩnh vực ngân hàng:
Cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hay thành lập liên doanh với ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành quy chế về hoạt động ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam (15/6/1991). Đây là văn bản pháp lý đầu tiên thể hiện sự mở cửa,hội nhập quốc tế trong lĩnh vực này. Hện nay Việt Nam có 4 ngân hàng liên doanh, 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng hoạt động với thị phần còn khá khiêm tốn chiếm khoảng 20% trong nước. Tiếp dó vào năm 1997, hai luật ngân hàng đã được thông qua thay cho hai pháp lệnh ngân hàng năm 1990.
Không chỉ thay đổi về mặt pháp lý, mà hệ thống ngân hàng còn đang thay đổi cả về cơ cấu tổ chức các ngân hàng, đang dần dần chuyển dịch hệ thống NHTM sang các ngân hàng cổ phần. Đồng thời không ngừng đa dạng hoá các loại mặt hàng, dịch vụ trên thị trường tiền tệ tạo sức cạnh tranh đối với các ngân hàng nước ngoài, làm cơ sở cho quá trình tự do hoá tài chính cũng như hệ thống ngân hàng sau này, và hiện nay. NHNN đang từng bước tiến tới việc thực hiện tự do hoá tài chính thông qua việc tự do hoá lãi suất hoàn toàn nhằm đảm bảo cho các NHTM hoạt động kinh doanh chủ động và có hiêu quả hơn. Nhưng năm gần đay, NHNN Việt Nam dần dần điều chỉnh hệ thống lãi suất cơ bản và đầu năm 2001 thì đã thực hiện tự do hoá lãi suất ngoại tệ dựa trên mức cung - cầu trên thị trường.
Với những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng tạo bước đà cho sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Để thấy rõ được snỗ lực của Việt Nam - một nước lạc hậu trên con đường phát triển chúng ta hãy xem xét yếu tố “nóng bỏng” hiện nay được mọi người quan tâm đó là quá trình tự do hoá lãi suất ở nước ta
II- Quá trình nới lỏng việc điều chỉnh lãi suất ở Việt Nam
Sự ra đời của lý thuyết tự do hoá tài chính mà một trong những nội dung cơ bản là tự do hoá lãi suất đã tạo re trào lưu tự do hoá lãi suất trên thế giới. Bên cạnh một số những nước thực hiện đã thành công như Đài loan, Xingapo lại có hàng loạt nước rơi vào khủng hoảng như Philippin, Chilê, Achentina...Tuy nhiên tự do hoá lãi suất vẫn là mục tiêu cần đật tới không chỉ vì những ưu điểm lý thuyêts của nó mà còn là tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường phát triển. Vấn đề quan trọnh là ở chỗ tự do hoá lãi suất nên diễn ra như thế nào dể những ảnh hưởng tiêu cực của nó được hạn chế. Có thể nói một trong những vấn đề co bản của tự do hoá lãi suất chính là trình tự các bước đi. Trình tự này không chỉ giới hạn trong phạm vi lãi suất mà còn nằm trong mối quan hệ với công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế, tự do hoá thương mại... Nằm tronh bối cảnh đó, việc nới lỏng cơ chế điều tiết lãi suất của ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây là một vấn đè đúng đắn và phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay, thay vì việc thực hiện bước nhảy vọt ngay lên cơ chế tự do hoá lãi suất. Chúng ta hay cùng điểm lại những thay đổi đó.
1. Giai đoạn lãi suất ngắn hạn được ấn định cao hơn lãi suất dài hạn
1.1. Năm 1989.
Trước năm 1989, NHNN thực hiện một cơ chế kiểm soát lãi suất cho vay và tiền gửi một cách phức tạp, cứng nhắc theo trong kiểu hành chính. Đồng thời trong giai đoạn này do nền kinh tế bị lạm phát phi mã nên lãi suất luôn ở tình trạng õm tuy đã có những điều chỉnh nhất định. Do đó, khả năng huy đọng vốn đi đoi với yêu cầu rút bớt tiền lưu thông giải toả áp lực của tiền đối với giá cả hàng hoá bị hạn chế nhiều. Bên cạnh đó Nhà nước phải bao cấp cho các xí nghiệp qua hệ thống tín dụng với lãi suất thấp.
Trước tình hình đó, để thu hút tiền thừa trong lưu thông, kiềm chế lạm phát, tránh bao cấp qua lãi suất, NHNN đã nâng lãi suất huy động lên một mức rất cao trong thời gian ngắn:
Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn 9%/ tháng ->108%/ năm
Lãi suất tiết kiệm 3 tháng 12%/tháng-> 144%/năm
Nhờ vậy đã gây được niềm tin của quần chúng nhân dân vào giá trị ổn định của đồng tiền.Trước đây, giá trị đồng tiền luôn bị giảm sút: dân chúng càng gửi nhiều vào quỹ tiết kiệm với thời gian càng dài càng bị thua thiệt, do đó xố lượng tiền gửi tiêt kiệm trong các ngân hàng càng ít. Nhưng với chính sách lãi suất mới họ càng gửi nhiều tiền vào ngân hàng. Không nhưng giá trị số tiền gửi đó được bảo toàn mà còn tăng thêm vì mức lãi suất cao hơn lạm phát. Do đó mà chưa bao giờ người Việt Nam xếp hàng ở các quỹ tiết kiệm đông đảo như trong năm 1989. Nhờ vậy thu hút được một khối lượng tiền lớn trong lưu thông, tăng nguồn vốn tín dụng, giảm áp lực lạm phát.Từ đó xoá bỏ được bao cấp lãi suất qua ngân hàng chuyển ngân hàng sang hoạt động thực sự, xử lý hài hoà lợi ích người gửi tiền, người vay vốn và tổ chức tín dụng.
1.2. Năm 1990.
Cơ chế lãi suất trần tín dụng và tiền gửi đã được áp dụng, nhưng vẫn phân biệt theo kỳ hạn và loại hình khách hàng. Tuy dã dược điều chỉnh, nhưng hoạt độnh tín dụng ngân hàng vẫn nằm trong vòng kiềm chế bởi cơ chế lãi suất vẫn còn phức tạp, mang tinhds hành chính cứng nhắc.
1.3. Kể từ năm 1993.
NHNN đã xoá bỏ hẳn hình thức lãi suất theo ngành, chỉ quy định, mức trần, sàn lãi suất theo kỳ hạn giao dịch. Cũng như thời gian này cơ chế lãi suất thoả thuận đã được áp dụng thí điểm đói với nguồn vốn hình thành do phát hành kỳ phiếu trái phiếu.
Mức trần lãi suất:
- Cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước 1,8%/ tháng
- Kinh tế ngoài quốc doanh 2,1%/ tháng.
Lãi suất thoả thuận: Trong trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kỳ phiếu với mức lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận: lãi suất huy động có thẻ cao hơn mức lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn là 0,2% /tháng và cho vay cao hơn với mức trần 2,1%/tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng 30-60 % tổng dư nợ là từ các khoản cho vay băng lãi suất thoả thuận mà phần lớn là cho vay doanh nhiệp ngoài quốc doanh và hỗ trợ nông dân với lãi suất phổ bíên 2,3%-3,5%/tháng.Với cơ chế lãi suất thoả thuận có thể hiểu là tự do hoá một phần lãi suất hay đó là cơ chế cho vay lãi suất “cứng” đi đôi với biên dộ dao động nhất định. Đồng thời, trong lãi suất thoả thuận mức chênh lệch giữa các khoản tiền gửi và trần lãi suất khoảng từ 0,7- 1% /tháng đã làm cho các ngân hàng thương mại có lợi nhuận quá cao, trong khi doanh nghiệp và nông dân gạp nhiều khó khăn. Từ thực tế này, Quốc hội khoá IX đã yêu cầu các ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và khống chế mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay bình quân là 0,35%/ tháng.Đây là lý do để cho ra đời chế độ lãi suất trần hoàn toàn và bỏ lãi suất cho vay thoả thuận tù ngày 1/1/1996.
2. Lãi suất tín dụng dài hạn cao hơn lãi suất tín dụng ngắn hạn - sự đổi mới phù hợp với quy luật .
2.1. Từ 1/1/1996.
- NHNN thực thi chính sách trần lãi suất tín dụng và quản lý chênh lệch gữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra (bỏ việc điều tiết trực tiếp lãi suất tiền gửi ).Cùng vào thời kỳ anỳ, chế độ thuế daonh thu đánh vào hoạt độngtín dụngbị xoá bỏ, chi phí trung gian tài chính được điều chỉnh giảm mạnh, nên trần lãi suất tín dụng cũng dược diều chỉnh giảm mạnh.
Do địa bàn hoạt động và quy mô khác nhau, nhu cầu vấn khác nhau,chi phí hoạt độngkhác nhau, nên NHNN đã quy định trần lãi suất có phân biệt để đảm bảo sự công bằng:
- Trần lãi suất cho vay ngắn hạn: Là mức lãi suất thấp nhất áp dụng cho khu vực thành thị.
- Trần lãi suất cho ay trung hạn và dài hạn :Cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn một ít thời gian để có thể gặp rủi ro.
- Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn: Cao hơn trần lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do điều kiện hoạt động trên đia bàn nông thôn khó khăn hơn thành thị.
- Trần lãi suất cho vay của các quỹ tín dụng đối với các thành viên: Là trần lãi suất cho vay cao nhất do quỹ tín dụng đối mới lập thí điểm,quy mô nhỏ, chi phí hoạt động cao.Cụ thể:
Từ mức trần 1,75%/tháng cho khu vực thành thị
2%/tháng cho khu vực nông thôn
Từ mức trần đẫ áp dụng thống nhất cho cả hai khu vực thành thị và nông thônlà: 1,2%/tháng đối với vay ngắn hạn.
2,5% tháng đối với vay trung hạn và dài hạn.
Đây là lần đầu tiên, các tổ chức tín dụng được tự di ấn định lãi suất khinh doanh tức là tự do hoá lãi suất tiền gửi và cho vay trong phạm vi trần do ngân hàng Nhà nước công bố, chấm dứt thời kỳ NHNN quyđịnh các mức lãi suất cụ thể và xoá bỏ lãi suất cho vay thoả thuận. Do đó, chính lãi suất đã kích thích hoạt động tín dụng, buộc các NHTM chuyển hướng hoạt động đa năng, đổi mới cung cách phục vụ, mở mang thêm các loại hình dịch vụ tín dụng góp phần đa dạng hoá tong kinh doanh tiền tệ trong cơ chế thị trường.Nó đã tạo ra các cơ hội giảm chi phí một cách bình đẳng với mọi doanh nghiệp tăng thêm động lực cho guồng máy kinh tế, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm góp phần thực hiện CNH-HĐH đất nước.
Việc quy định mức chênh lệchl tuy đã kiềm chế được lợi nhuận tối đa, bảo vệ lơi ích người đi vay, song đã tạo ra áp đặt chủ quan lên trên quy luật thị trường. Do đó quy định này còn mang đậm dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung quuan liêu bao cấp. Trong thực tế, việc giảm chi phí của các tổ chức tín dụng thông qua gới hạn chênh lệch lãi suất chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn.Việc quy định này làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng do đó làm giảm nộp ngân sách, đồng thời thu nhập của cán bộ công nhân viên trong ngành ngân hàng giảm.Đồng thời các tổ chức tín dụng bắt buộc phải giảm chi phí,gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng, nếu không sẽ phá sản, hay có nguy cơ phá sản, chắc chắn sẽ gây ra những sáo động, nảy sinh những vấn đề có thể vượt ra ngoài phạm vi kinh tế. Không những thế,việc kiểm tra, kiểm soát thực hiện thi hành các quy định của chính sách lãi suất nói trên còn hạn chế, do đó việc phát huy đầy đủ vai trò của chính sách lãi suất trên phương diện thực tế là rất khó khăn
2.2. Từ ngày 21/1/1998,
NHNN đã quyết định bỏ mức chênh lệch lãi suất 0,35% đồng thời thu hẹp sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, quy định các mức lãi suất mới và không quy định mức tiền gửi NHNN chỉ quản lý duy nất trần lãi suất tín dụng:
Trần lãi suất cho vay ngắn hạn 1,2%/ tháng.
Trần._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35132.doc