Lời cảm ơn
Qua sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Văn Bập giáo viên bộ môn cùng với quá trình thực tập ba tháng tại phòng Địa chính xã Tam Hiệp. Với đề tài: Với đề tài: "Quá trình thi hành pháp luật đất đai tại xã Tam Hiệp" em đã được sự giúp đỡ hết sức của anh chị trong phòng ban cho mượn tài liệu cũng như được đi xuống thực tế tham gia giải quyết một số việc có liên quan đến việc thi hành pháp luật đất đai.
Trong quá trình thực tập em đã được học hỏi rất nhiều các loại văn bản mà nhà nước quy
48 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quá trình thi hành pháp luật đất đai tại xã Tam Hiệp (47tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định liên quan đến vấn đề thi hành pháp luật đất đai mà các anh chị đã cho mượn để nghiên cứu và bổ sung vào đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
Đặt vấn đề
Sự cần thiết phải thi hành pháp luật đất đai
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu được là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh và quốc phòng.
Tuy là nguồn tài nguyên vô giá nhưng đất đai lại có giới hạn về số lượng có vị trí cố định trong không gian. Do vậy để đạt được hiệu quả cao trong quản lý thì ta cần phải có các văn bản pháp luật được nhà nước qui định và được sự thực thi chấp hành tốt các văn bản đó của các chủ sử dụng đất.
Cùng với sự phát triển của đất nước, tốc độ tăng lên của dân số và quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh như hiện nay đã làm cho diện tích đất ngày càng bị thu hẹp lại, gây ảnh hưởng lớn đến số lượng cũng như chất lượng đất. Chính vì những tác động đó đã khiến cho thị trường bất động sản ngày càng biến động mạnh. Đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng các khu vưi chơi giải trí, làm đường… cần rất nhiều đất. Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực thi các kế hoạch diễn ra rất chậm cũng do nhiều nguyên nhân: chủ yếu do các chủ đầu tư khi lập dự án phải bổ sung, điều chỉnh tổng mức đầu tư chưa bố trí đủ vốn, phương án đền bù chưa đúng nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là quá trình người dân không được tiếp thu các văn bản liên quan đến đất đai mà các cấp chính quyền phổ biến. Chính vì không nắm bắt rõ việc thi hành các văn bản liên quan đất đai đã khiến cho việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đền bù… gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng tới các dự án. Chính những việc chậm trễ đó xuất phát từ việc thi hành pháp luật và sự hiểu biết của người dân còn hạn chế. Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Bập - giáo viên bộ môn trực tiếp hướng dẫn với đề tài "Quá trình thi hành pháp luật đất đai tại xã Tam Hiệp" do em viết sẽ nói nên một số bức xúc mà thường xảy ra tại cơ sở cũng như những việc làm được chưa làm được mà chính quyền xã giải quyết.
phần I
Những tác động của điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
I. Về điều kiện tự nhiên
1. Vị trí:
Là một xã ven đô có điều kiện đất đai khí hậu thuận lợi, diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, là một trong số xã có dân số đông trong huyện Thanh Trì cộng với nhu cầu về các sản phẩm sản xuất từ ngành nông của thành phố là rất lớn - đây là tiềm năng kinh tế to lớn đối với xã trong tương lai.
+ Xã nằm ở vị trí rất thuận lợi gần trục đường quốc lộ 1A và 70 tạo thuận lợi cho việc buôn bán nhưng bên cạnh đó tình trạng xen canh xen cư lấn chiếm đất đai công chuyển đổi mục đích đất trái phép, xây dựng không theo quy hoạch diễn ra tràn lan gây bất bình trong nhân dân, và việc quản lý đất gặp nhiều khó khăn khi công tác quản lý của xã còn lỏng lẻo.
2. Địa hình - đất đai
Là xã ngoại thành có nhiều sông chảy qua xen lẫn giữa những cụm dân cư. Việc hình thành các điểm dân cư bên cạnh những rìa sông khiến cho công tác quản lý đất gặp nhiều gian nan. Tình trạng đổ đất, rác… ven bờ sông tiến tới lấn chiếm và xây dựng nhà ở diễn ra tràn lan. Trong khi việc giải quyết những vi phạm đó không hề được bên quản lý đất và các cấp chính quyền xử lý. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc thực thi quản lý đất đai tại xã gặp khó khăn một phần do việc quản lý của xã đặc biệt ngành chuyên môn đất đai còn có những hạn chế cần phải từng bước nâng cao chuyên môn quản lý.
II. Điều kiện xã hội
Là một xã thuần nông nghề nghiệp chủ yếu nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Đời sống nhân dân vẫn còn hạn hẹp. Nhưng trong những năm gần đây do tốc độ đô thị hoá cao diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm. Đó thật sự là một vấn nạn đối với lao động. Lao động ngày càng dư thừa dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh trong đó có việc tự san lấp đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp làm nhà ở, mua bán xây dựng bất hợp pháp.
Phần II: Việc thi hành pháp luật đất đai
tại xã Tam Hiệp
1. Hệ thống các văn bản pháp luật được áp dụng tại xã Tam Hiệp
- Luật đất đai ban hành ngày 14/07/193
- Nghị định 64CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ
- Quyết định 1615/QĐ-UB ngày 12/06/1995 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64CP
- Quyết định 65 của UBND Thành phố về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở ao - vườn liền kề.
- Nghị định 04-CP ngày 10/1/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai.
- Nghị định số 48/CP ngày 05/05/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.
- Công văn 1427/CV-ĐC ngày 13/10/1995 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn xử lý một số vấn đề về đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Quyết định 641 của UBND ghuyện Thanh Trì thành lập tổ công tác khắc phục vi phạm về đất đai trong toàn huyện.
- Quyết định số 3632 của UBND xã về việc giải quyết các khiếu nại tố cao tại địa phương.
Trên đây là các luật - văn bản, nghị định - quyết định của các cấp có thẩm quyền liên quan đến quá trình thi hành quản lý đất đai tại xã Tam Hiệp. Các văn bản đó đều mang nội dung khác nhau nhưng cùng chung một điểm là đều thực thi hướng dẫn việc thi hành pháp luật quản lý đất đai tại địa phương mà chính quyền địa phương cần chấp hành và người sử dụng đất cần thực hiện đúng các văn bản đó theo sự hướng dẫn của chính quyền xã.
Mỗi một văn bản đều có một nội dung đề cập đến vấn đề mà văn bản đó nêu ra như Quyết định 65 của UBND Thành phố về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở - ao vườn liền kề đối với các hộ ở nông thôn. Quyết định này mang tính pháp lý cao, bởi vì cả nhà nước các cấp chính quyền căn cứ vào các chỉ tiêu giấy tờ để phân loại sau đó cấp cho chủ sử dụng đất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều đó chứng tỏ cả cấp chính quyền và chủ sử dụng đất đều thực thi thi hành Quyết định 65 của thành phố cũng như thực hiện đúng luật đất đai theo như điều 36 Luật đất đai.
Như vậy là cấp chính quyền mà cơ quan chuyên môn ở đây là ngành địa chính sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ và UBND các cấp về việc thi hành hướng dẫn quản lý đất đai tại địa phương mình.
2. Quá trình tuyên truyền phổ biến và thi hành về pháp luật tại cơ sở
2.1. Những việc làm được
2.1.1. Đối với chính quyền
Trong quá trình thi hành hướng dẫn người dân chấp hành pháp luật đất đai địa phương mình thì UBND xã yêu cầu bên cơ quan chuyên môn là Văn phòng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác cùng phối hợp thực hiện.
Trong những ngày đầu thực thi UBND xã đã cho đăng tin trên loa đài phát thanh trong xã tổ chức các cuộc mít tinh nói chuyện treo các băng rôn khẩu hiệu để mọi người dân trong xã được biết về quá trình thi hành pháp luật đất đai tại xã mình thực hiện.
Để đáp ứng được sự tìm tòi của nhữngg người dân muốn hiểu biết thêm UBND xã đã thành lập một tổ thường trực sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của người dân liên quan đến vấn đề thi hành các văn bản pháp luật đất đai. Họ sẵn sàng tư vấn và hướng dẫn người dân hiểu một cách đầy đủ để chấp hành nghiêm các văn bản nhà nước. Trong một thời gian khá dài đáp ứng yêu cầu người dân như vậy UBND xã đã yêu cầu phổ biến đền từng thôn qua phương tiện truyền thanh cũng như phối hợp với trưởng thôn và các cán bộ chuyên ngành từng thôn phổ biến việc chấp hành pháp luật đất đai.
2.1.2. Đối với trưởng thôn
Trưởng thôn là người đại diện cho toàn bộ người dân đi tìm hiểu học hỏi những văn bản đó rồi sau đó về truyền đạt lại cho người dân. Trưởng thôn đã thực hiện một cách đầy đủ theo qui định pháp luật như là tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền cho người dân thấy việc chấp hành nghiêm các qui định của nhà nước sẽ đem lại cho người dân những lợi ích mà đất đai đem lại. Trường hợp những người dân vẫn chưa đồng tình thì người trưởng thôn đến tận nhà truyền đạt những hiểu biết của mình về vấn đề chấp hành pháp luật tại địa phương mình.
2.1.3. Đối với cán bộ địa chính xã
Đây là lực lượng chuyên môn quản lý đất đai tại địa phương tham mưu cho chính quyền địa phương. Cán bộ địa chính tuỳ theo mức độ công việc mà UBND giao phó cho một công việc thì cán bộ địa chính đã tìm hiểu những văn bản quyết định đó sau đó trình bày với những lãnh đạo trong cơ quan mình xin ý kiến chỉ đạo trước khi phổ biến thông báo cho người dân.
Ví dụ: Trong quá trình thực hiện quyết định 65 của UBND thành phố Hà Nội về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở - ao - vườn liền kề, cán bộ địa chính xã sau khi phát hồ sơ cho người dân đã hướng dẫn tỉ mỉ những nội dung trong đơn cũng như các biên bản. Sau khi thấy người dân khai xong và nộp. Cán bộ địa chính xã thẩm định thấy diện tích chênh lệch so với bản đồ. Cán bộ địa chính lập tức xuống hiện trường đo đạc kiểm tra và phân tích rõ cho người dân là phần diện tích chênh lệch mà nhà bác khai là phần lấn chiếm, do đo đạc sai… có những trường hợp người cán bộ địa chính phải lập biên bản xin ý kiến lãnh đạo do người dân khai nhưng qua rất nhiều lần người dân không chấp hành khiến cho công tác thực thi quyết định 65 gặp rất nhiều khó khăn.
Mỗi khi có vấn đề gì mà người dân đến hỏi người cán bộ địa chính mời ngồi sau đó phân tích những thắc mắc của người dân rõ theo đúng pháp luật quy định phải làm thế này. Trong quá trình phổ biến người dân vẫn không đồng tình thì người cán bộ sẵn sàng kiên nhẫn thuyết phục mở cho người dân xem xét những văn bản mà nhà nước qui định theo đúng sự thắc mắc của họ. Trong quá trình phổ biến cho người dân cán bộ địa chính luôn sẵn sàng đáp ứng những câu hỏi mà người dân hỏi nhưng đúng quyền hạn mà người cán bộ địa chính giữ chức trách, có rất nhiều trường hợp mà người dân hỏi những câu hỏi vượt thẩm quyền người cán bộ địa chính xin ý kiến lãnh đạo rồi sau đó trả lời sau.
Trong những lần phổ biến việc thi hành pháp luật đất đai tại cơ sở người cán bộ địa chính đã thể hiện đúng tác phong quyền hạn nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn như ngày 14/04/2004 gia đình ông Hùng đến phòng địa chính xã thắc mắc việc gia đình ông đã kê khai đăng ký vào hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vậy mà đã qua 3 năm kể từ ngày kê khai gia đình ông vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận. Sau khi nhận đơn của gia đình cán bộ địa chính xã đã giải thích cho hộ ông Hùng như sau: căn cứ vào bản đồ 1994, căn cứ vào Sở địa chính mục kê, sở mục kê mà xã đang lưu giữ thì phần kê khai mà gia đình ông Hùng kê khai là không đúng vì: phần diện tích gia đình ông kê khai là 598m2 trong khi bản đồ và sở địa chính thì chỉ có 500m2 như vậy chênh lệch nhau quá lớn (98m2). Sau khi đối chiếu và cho ông Hùng xem trên bản đồ thì gia đình ông Hùng xin nhận lại đơn khiếu nại cũng như chấp nhận phần diện tích mà mình kê khai là sai.
Có thể nói đội ngũ cán bộ địa chính tại cơ sở hoạt động khá hiệu quả phục vụ tuyên truyền cho người dân một cách đầy đủ các thông tin sẵn sàng phục vụ người dân cũng như sẵn sàng thừa nhận và nhận mọi sự góp ý của dân.
2.1.4. Đối với người dân
Là một xã ngoại thành Hà Nội cách trung tâm cũng không xa gần trụ sở UBND huyện Thanh Trì nên vấn đề nhận thức của người dân khá cao. Mỗi khi UBND xã có văn bản thông tin trên loa đài là người dân chăm chú nghe và thực hiện theo các văn bản đó. Chẳng hạn đang trong quá trình UBND xã thực hiện QĐ 65 của UBND thành phố. Người dân ai lấy đều đến UBND nhận tờ khai về đăng ký vào đơn thực hiện theo đúng quyết định 65. Có thể nói người dân thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một chủ sử dụng đối với các cấp chính quyền tức là người dân đã thi hành pháp luật đất đai theo đúng các văn bản mà nhà nước ban hành.
2.2. Những việc chưa làm được
2.2.1. Đối với cấp chính quyền
Với cơ cấu là một cơ quan quản lý tại địa phương. Nhưng chính quyền UBND xã Tam Hiệp đã buông lỏng vấn đề quản lý ở địa phương nhất là vấn đề quản lý đất đai.
Trong mấy năm trở lại trước sự phát triển mạnh của đất nước nền kinh tế đang trên đà phát triển các dự án liên tiếp được xây dựng cả trong ưnớc lẫn liên doanh với nước ngoài. Với chức trách là chính quyền ở địa phương, UBND xã Tam Hiệp đã không thực thi đúng việc quản lý đất theo đúng pháp luật dẫn đến nhiều sai phạm, gây bất bình trong nhân dân làm mất uy tín đối với Đảng và Nhà nước.
Trong quá trình giải trình thắc mắc của người dân địa phương xã Tam Hiệp đã có những hành động không đúng với phẩm chất của người Đảng viên một người cán bộ quản lý. Cụ thể là lúc đầu họ giải trình cho dân một cách rất điềm tĩnh sau không thấy thuyết phục họ quay sang đe doạ trả thù những người thắc mắc.
Trong những buổi nói chuyện về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND xã Tam Hiệp cho tổ chức giới thiệu qua loa mang tính chất hình thức không đề cấp đến vấn đề nội dung của quyết định cấp trên. Ai có ý kiến gì thì họ bảo: "lên cấp trên mà hỏi ở đây chỉ biết thi hành".
Người dân rất bất bình về thái độ của một số cán bộ do vậy họ đã kiến nghị lên cấp trên và UBND huyện đã cử phái đoàn về thanh tra thực tế tại địa phương trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã trong những năm qua còn bị buông lỏng thể hiện qua đợt thanh tra của UBND huyện về tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, đã phát hiện nhiều đơn vị cá nhân còn để hoang hoá không sử dụng, nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng trái phép đất nông nghiệp, vi phạm luật đất đai. Đoàn thanh tra đã phát hiện có tất cả 12 trường hợp tổ chức cá nhân giao đất sau 12 tháng vẫn chưa sử dụng (theo điều 26 Luật đất đai năm 2001) với tổng diện tích 3580m2 có 6 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích được giao với tổng diện tích 1310m2+ trong đó có cả đất chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở trái pháp luật, có 23 trường hợp lấn chiếm đất đai với tổng diện tích 2138m2, 36 trường hợp chuyển nhượng đất trái với pháp luật trong đó có 19 trường hợp chuyển nhượng đất nông nghiệp.
Qua những con số trên mà đoàn thanh tra huyện phát hiện chúng ta có thể thấy chính quyền UBND xã còn buông lỏng vấn đề quản lý đât đai. Thậm chí còn tình trạng chính quyền xã giao đất trái thẩm quyền mà chủ yếu là cán bộ xã và trưởng thôn. Tình trạng chuyển nhượng ngầm quyền sử dụng đất vẫn diễn ra, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên thậm chí còn gia tăng do giá đất ngày càng cao. Việc thực hiện quy hoạch và chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội.
Qua tìm hiểu chúng ta được biết nguyên nhân của tình trạng trên là do xử lý các sai phạm của chính quyền xã Tam Hiệp còn chậm, thiếu kiên quyết, đôi khi còn né tránh tránh nhiệm; thiếu sự phối hợp giữa các ngành chức năng của các cán bộ chuyên môn cũng như các cán bộ có liên quan đến đất đai, hệ thống chế tài các văn bản mà nhà nước ban hành được chính quyền áp dụng chưa đủ mạnh trong vấn đề xử lý các sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai nhất là khi cả cán bộ lẫn chính quyền xã đều sai dẫn đến người dân không còn lòng tin vào các văn bản khi mà cả cán bộ lãnh đạo đều vi phạm. Điều đó đã dẫn đến nhiều sai phạm đối với cơ quan chủ quản lý chính quyền địa phương.
Dưới đây xin trích dẫn một số việc làm sai trái của một số cá nhân trong bộ máy chính quyền xã.
2.2.1.2. Vấn đề bến xe tải Thanh Trì
Theo quyết định số 08/UB-XDCB ngày 02 tháng 01 năm 1990 của UBND Thành phố Hà Nội cấp cho Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình bến xe phía Nam thuộc UBND huyện Thanh Trì, Hà Nội cho phép chủ đầu tư xây dựng và UBND huyện Thanh Trì được sử sụng 1 ha đất = 10.000m2 đất thuộc xứ đồng chùa, thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, để san lấp mặt bằng làm bãi đỗ xe liên tỉnh Bắc - Nam là đúng với pháp luật là cần thiết phục vụ cho lợi ích cung. Song đáng tiếc một số cán bộ đảng viên trong ban quản lý HTX cấu kết với cán bộ đảng viên trong UBND xã Tam Hiệp lợi dụng quyết định cấp đất xây dựng bến xe trên đã tự san lấp thêm 0,2ha = 8000m2 đất, cố ý làm trái sử dụng không đúng mục đích làm sai nội dung tinh thần quyết định của UBND thành phố Hà Nội.
Ban quản lý HTX thôn Huỳnh Cung, UBND xã Tam Hiệp cấu kết vớimốtố cán bộ thuộc UBND huyện Thanh Trì đã xây dựng 30 gian hàng "kiốt" (thực tế là 30 gian nhà khép kín; trong luận chứng kinh tế xây dựng bến xe không có làm ki ốt) bán cho tư thương nơi khác đến mua cửa hàng làm ăn, buôn bán, kinh doanh dịch vụ linh tinh trong khu bến xe từ năm 1993 đến nay.
Để tìm cách đối phó với dư luận xã hội quần chúng nhân dân xã Tam Hiệp, cho đến mãi ngày 20 tháng 04 năm 1995, họ mới ra bản quy chế bán đấu thầu 30 "kiốt" công khai, định giá bán theo khu vực chia lô.
Lô số I giá trị 1 gian là 200 triệu đồng
Lô số II giá trị 1 gian là 180 triệu đồng
Lô số III giá trị 1 gian là 120 triệu đồng
Thực tế là họ tự chia lô, tự định giá bán cho ai là người đó được, còn đấu thầu công khai là hình thức, còn giá bán là bao nhiêu cũng không ai biết được họ tự quyết định. Điều đáng nói là ở bản quy chế này lại do một cán bộ cấp huyện ký, không ghi rõ họ tên và chức danh, chỉ thấy ghi "Thay mặt hội đồng đấu thầu bán "kiốt" bến xe tải Thanh Trì là ông Phó chủ tịch Huyện ký, lại do ông uỷ viên UBND Huyện xác nhận chữ ký của ông Phó chủ tịch Huyện UBND Huyện Thanh Trì, thật quả là chuyện lạ trên đời, cấp dưới có quyền đóng dấu xác nhận chữ ký cấp trên. Đất của HTX mà ông Phó chủ tịch Huyện đứng ra bán đấu thầu. Mặt khác 0,8ha = 8000m2 đất canh tác, thuộc quyền quản lý và sử dụng của HTX nông nghiệp thôn Huỳnh Cung, thế mà ông PCT huyện dám làm quy chế vừa cho thuê vừa đấu thầu để bán lấy một số tiền lớn khoảng 10 tỷ đồng để ngoài sổ sách, lấy tiền chia nhau làm giàu.
Thanh tra về kiểm tra và kết luận như sau:
- Căn cứ vào các văn bản kết luận của đoàn kiểm tra có nêu về mặt pháp lý UBND thành phố Hà Nội mới có quyết định cấp 1ha = 10.000m2 cho việc xây dựng công trình bến xe.
- Qua kiểm tra thực tế sử dụng ruộng đất công trình bến xe đang quản lý sử dụng 1,82ha= 18200m2 đất lấn chiếm nhưng đến nay UBND Thành phố Hà Nội chưa quyết định cấp, việc làm của Uỷ ban quản trị HTX thôn Huỳnh Cung và thường trực UBND xã Tam Hiệp đồng tình cấp cho Huyện nốt số đất lấn chiếm 0,82 ha là hành vi vi phạm pháp luật (vi phạm Điều 23 Luật đất đai năm 2001 cấp đất - giao đất không đúng thẩm quyền), đây là việc làm "tiền trảm hậu tấu" cần phải xử lý nghiêm về luật pháp số cá nhân đứng ra đại diện cho UBND Huyện, UBND xã và Ban Quản trị HTX cụ thể là anh chủ tịch - chủ nhiệm HTX…
- Việc huy động vốn để tạo thêm nguồn vốn xây dựng bến xe là chủ trương UBND thành phố Hà Nội cho phép và theo đúng pháp luật đất đai (Điều 23 Luật Đất đai 2001).
- Chủ trương huy động vốn bằng biện pháp đấu thầu cho thuê "30 kiốt" trong thời gian 30 năm để thu số tiền 10 tỷ đồng mà UBND thành phố Hà Nội chưa duyệt bổ sung vào Luận chứng kinh tế kỹ thuật.
- UBND Huyện Thanh Trì và một số cá nhân xã Tam Hiệp cứ cho đấu thầu, qua kiểm tra hợp đồng thuê và chứng từ nội dung theo tổng số tiền bỏ ra thầu là 6.812.550.000 đồng, việc làm của Huyện và một số cá nhân xã đã vi phạm theo luận chứng kinh tế kỹ thuật nhất là toàn bộ thủ tục xây dựng cơ bản bến xe không được tiến hành các công trình xây dựng, đều không có giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (vi phạm NĐ 48 của Chính phủ) vi phạm quy tắc xây dựng cơ bản của thành phố và không thực hiện quyết định cấp đất của thành phố. Sự việc nêu trên hoàn toàn dựa vào thông báo 74 của đoàn thanh tra Thành phố cũng như dựa vào kết luận số 38 của Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì.
2.2.1.3. Bưu điện huyện bắt tay "ma quỷ" với xã
- Ngày 4 tháng 10 năm 1991 Bưu điện huyện Thanh Trì có công văn gửi UBND Thành phố Hà Nội, UBND Huyện Thanh Trì xin sử dụng đất tại xã Tam Hiệp.
- Ngày 9 tháng 3 năm 1992 UBND thành phố Hà Nội có công văn số 394/Công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8 gửi Bưu điện Huyện Thanh Trì trả lời đơn xin xây dựng 2 trạm bưu điện tại xã Thanh Liệt và Tam Hiệp.
- Ngày 13 tháng 3 năm 1992 Bưu điện huyện Thanh Trì có công văn không số gửi:
+ UB xây dựng cơ bản thành phố
+ UBND huyện Thanh Trì
+ UBND xã Tam Hiệp
+ Ban quản trị HTX thôn Huỳnh Cung
- Đề nghị duyệt cấp cho bưu điện Huyện Thanh Trì 500m2 sát trục đường giao thông, thuộc khu vực thôn Huỳnh Cung.
- Ngày 14 tháng 3 năm 1992 ông chủ nhiệm HTX nông nghiệp Huỳnh Cung ghi tập thể ban quản lý HTX Huỳnh Cung nhất trí cấp 300m2 đất làm bưu điện. Ông chủ tịch xã Tam Hiệp ghi UBND xã Tam Hiệp đồng ý đề nghị của Bưu điện huyện Thanh Trì. Kính đề nghị UBND Thành phố Hà Nội cho phép.
- Ngày 5 tháng 3 năm 1993 Bưu điện Thanh Trì đã trả HTX Huỳnh Cung bằng ngân phiếu số tiền 20 triệu đồng Việt Nam.
- Ngày 2 tháng 8 năm 1995 công ty khảo sát và đo đạc Hà Nội lập bản dồ hiện trạng bản vẽ số 449/7-95.
- Ngày 10 tháng 8 năm 1996 bưu điện ThanhTrì có công văn gửi văn phòng kiến trúc sư trưởng thành phố đề nghị xem xét về mặt quy hoạch địa điểm Bưu điện huyện xin thuê.
- Sau khi nhận đất do Ban quản trị HTX Huỳnh cung giao tháng 3 năm 1993.
Tóm lại theo kết luận của đoàn thanh tra liên ngành Thành phố, Bưu điện Thanh Trì có nhu cầu sử dụng đất đai xã Tam Hiệp để xây trạm Bưu diện, trong khi chưa hoàn chỉnh thủ tục, chưa có quyết định cấp đất của UBND Thành phố Hà Nội.
- Ban Quản trị HTX Huỳnh Cung chủ yếu là ông chủ nhiệm HTX tự động giao 383m2 đất cho Bưu điện huyện Thanh Trì là vượt quá thẩm quyền vi phạm điều 23 Luật Đất đai 2001.
Hành vi "tiền trạm hậu tấu" của BCN HTX không có thẩm quyền đã tự ý giao 383m2 đất cho Bưu điện huyện Thanh Trì là vi phạm pháp luật. Sự việc xảy ra khá lâu mà chỉ thấy đoàn thanh tra về kiểm tra chứ chưa thấy xử lý. Điều đáng nói ở đây là một cá nhân đã chủ động cấp đất mà UBND xã không thấy nói gì. Phải chăng bên trong có gì mờ ám thì cá nhân ông Chủ nhiệm HTX mới dám làm việc trái với pháp luật.
- Cụ Vũ Xuân Phẩm (đã chết) trước đây ở ngoài HTX. Cụ Phẩm có ruộng ở cùng các khu đồng của HTX nông nghiệp thon Huỳnh Cung xã Tam Hiệp. HTX quy hoạch để sản xuất, đồng thời cụ Phẩm dồng ý chuyển đổi số ruộng của cụ về một chỗ để tiện việc sản xuất cho gia đình cụ. Tổng diện tích ruộng của cụ Phẩm ở các cánh đồng là 7 sào toàn bộ, được chuyển đổi về bãi thổ, HTX đã trả cho cụ Phẩm là 8,5 sào, vì lý do ruộng ngoài đồng sử dụng được cả, còn ở bãi là đất nghĩa địa nên HTX trừ cho 26 cái mộ là 1,5 sào. Ông chủ nhiệm HTX nông nghiệp thôn Huỳnh Cung (lúc đó) đã ký biên bản ngày 18 tháng 8 năm 1968.
Ông Vũ Xuân Đốc là con trai cụ Phẩm thừa kế không biết lý do gì mà ban quản lý HTX và UBND xã Tam Hiệp đã xác nhận cho ông Đốc có diện tích 5477m2 đất, trong trích lục bản đồ lại là 5760m2 đất. Ông Đốc làm nhà ở và bán cho một số gia đình hơn 3000m2 đất.
Ngày 02 tháng 02 năm 1993, ông Đốc lại làm "Văn tự mua bán nhà và đất" (có kèm theo văn tự của ông Đốc) thay mặt UBND xã xác nhận cho ông Đốc được quyền bán "ngôi nhà 80m2 trên diện tích 2916m2 là ông phó chủ tịch ký ngày 26 tháng 8 năm 1994. Ngày 28 tháng 5 năm 1994, ông Đốc làm đơn xin cải tạo đất đã chuyển đổi mục đích sử dụng. Ông địa chính xã xác nhận ông Đốc có khu ruộng 5490m2 và đề nghị cho ông Đốc được cải tạo, ký tên Đặng Ngọc Vang, không có ngày tháng. Ông chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Cử ký cũng không có ngày tháng năm nào cả. Ông chủ tịch Nguyễn Văn Cử ốm nặng phải đi viện từ cuối năm 1993, và ông Cử bàn giao cho ông Nguyễn Đức Nhuế quyền chủ tịch xã (đồng chí Cử chết ngày 13 tháng 6 năm 1994). Vậy làm gì đồng chí Cử còn ký được vào đơn của ông Đốc được.
Ông Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thanh Trì đồng ý cho ông Đốc san lấp diện tích "ao" 5490m2 đất. Thật quả ông là người "sáng suốt", đất đang trồng lúa và là đất nghĩa địa mà ông đã biến thành "ao" để dễ cải tạo. Hơn nữa ông rất "khẩn trương" Đơn ông Đốc viết sau vài tiếng đồng hồ ông không hề thẩm định và "kỳ ngay" (Đơn viết ngày 28 tháng 5 năm 1994, ông ký ngày 29 tháng 5 năm 1994), ông Đốc xin cải tạo đất không phải chính ông Đốc viết mà do "trò ảo thuật" của một số cá nhân xã và huyện để tập hợp thức hoá cho người mua đất san lấp. Bên mua là ông Trần Văn Chiến ở xã Ngũ Hiệp và Trình Cao Thượng (con trai ông Phó chủ nhiệm HTX nông nghiệp Huỳnh Cung lúc đó). Mặc dù chưa được cấp Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhưng người mua đất đã san lấp và lấp cả hai bên mộ ông bà của bà con trong thôn chôn tại đó. Quần chúng địa phương rất bất bình việc làm trên và họ đã nói:"Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chúng nó vô cùng tàn ác với dân Việt Nam là trong hai cuộc chiến tranh, nhưng nó không làm sao lấp mồ mả ông bà của người Việt Nam.
Sự việc ngày càng trở nên sáng tỏ khi mà chính anh Đốc đã bán hết cho 1 gia đình số đất để làm nhà 2265m2 lại đến ngày 2 tháng 2 năm 1993 anh Đốc lại viết giấy bán cho con ông PCN HTX và anh Chiến đã nêu ở trên mà chính quyền đều chấp nhận cho bán.
- Còn đất đâu nữa mà anh CN HTX và chủ tịch ký vào đơn đồng ý UBND huyện xét giải quyết để cho ông Phó chủ tịch Huyện cũng ký xác nhận cho anh Đốc cải tạo san lấp chuyển trồng hoa cây cảnh số diện tích đất 5490m2, hiện nay anh Đốc có viết đơn xin đổ đất san nền trồng hoa cây cảnh, do chính quyền tự viết giấy san đổ cho tới viết.
- Như vậy là một hành động trắng trợn, tự bày đặt viết ra lại nhận xét một cách không, việc làm của chính quyền chắc chắn phải có tư lợi. Tóm lại từ anh phó chủ tịch huyện đến anh chủ tịch xã, anh chủ nhiệm HTX và anh địa chính xã đều sai vi phạm đất đai cố ý làm trái qui định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự, cần phải truy tố một số cá nhân nêu trên và kỷ luật những người có liên quan mới tương xứng với hành vi phạm tội của những người nêu trên.
Sự việc này không phải do chúng tôi tự nói ra mà chính đoàn kiểm tra của Huyện số 08 ngày 3 tháng 3 năm 1995 kết luận. Ông chủ nhiệm HTX Huỳnh Cung có liên quan đến vụ này, nay phòng nông nghiệp xã yêu cầu xã, HTX phải kiểm tra xem anh Đốc có lấn chiếm không, các người nằm trong chính quyền nêu trên không kiểm tra cứ ký xác nhận là đất toàn bộ 5190m2 đất của anh Đốc, để cho anh Đốc có cơ sở bán lấy một số tiền rất lớn, cá nhân một số người có chức quyền ký xác nhận nêu trên không có tư lợi thì không bao giờ mờ quáng nhắm mắt ký liều. Để HTX mất trên 2000m2 đất và luôn mất phi tang 26 ngôi mộ bị san lấp.
- Chúng tôi cán bộ và bà con xã viên HTX Huỳnh Cung kiến nghị với các cơ quan pháp luật điều tra làm rõ khoảnh đất trên bãi thổ của anh Đốc xem có hành vi lấn chiếm không, các văn bản của thanh tra đều yêu cầu UBND xã và Ban quản trị HTX kiểm tra đo lại nhưng bỏ qua không ai dám làm.
- Chúng tôi xin chép nguyên văn một đoạn thông báo số 74 do đồng chí chủ tịch Huyện Thanh Trì ký ngày 24 tháng 6 năm 1997 có nêu HTX Huỳnh Cung đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, các quy định về quản lý ruộng đất, có dấu hiệu vi phạm pháp luật - hậu quả của việc vi phạm trên kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, chính quyền và HTX nông nghiệp.
Trong đó trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương xã Tam Hiệp mà chủ yếu là một số còn bỏ thoái hoá biến chất đã vi phạm pháp luật đất đai khi mà từ ông chủ tịch đến ông chủ nhiệm HTX với tư cách là những người nằm trong bộ máy chính quyền vậy mà đã tiếp tay thậm chí có nhưng vi phạm pháp luật trong vấn đề quản lý đất. Ông chủ tịch đã ký những giấy tờ mà vượt quá thẩm quyền của ông. Trong khi ông chủ nhiệm HTX lạicấp đất vượt quá thẩm quyền. Chính những hành vi của ông chủ tịch và ông chủ nhiệm HTX đã làm cho tình hình đất đai của xã vốn lỏng lẻo nay càng trở nên phức tạp khiến cho tình trạng người dân vi phạm ngày càng nhiều.
2.2.1.6. Trách nhiệm của Đảng uỷ xã trong quản lý đất đai
Đảng uỷ xã Tam Hiệp đã dùng hình thức văn bản với danh nghĩa "đã thống nhất" của Đảng uỷ với báo cáo của đồng chí chủ nhiệm HTX nông nghiệp Huỳnh Cung về việc "trả lời một số vấn đề đảng viên của thôn" là để bao che việc cố ý làm trái vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng ruộng đất ở HTX nông nghiệp thôn Huỳnh Cung. Những vấn đề đó cụ thể như sau:
* Khu đất giãn dân ở Đồng Riêng.
Trên cơ sở quy hoạch và nhu cầu sử dụng đất ở của nhân dân năm 1990 UBND xã Tam Hiệp có tờ trình gửi UBND Thành phố Hà Nội xin kế hoạch cấp đất giãn dân tại khu đất Đồng Riêng ven quốc lộ 1A đoạn Quốc Bảo. Việc cho đất để giãn dân, việc làm đó được quần chúng nhân dân tán thành và ủng hộ. Nhưng khi thực hiện thì ngược lại, quần chúng nhân dân rất bất bình.
- Chia đất cho hộ gia đình xã viên
+ Chia theo chức danh từ người tổ trưởng đến ông chủ tịch xã thì có quyền nhận đất suất số 1 ở sát mặt đường nhựa.
+ Đảng viên cũng có quyền nhận một suất đất số 1 ở sát mặt đường nhựa.
+ Những người có chức có quyền đã về hưu, ở nơi khác không có hộ khẩu ở thôn Huỳnh Cung, cũng như những người có chức, có quyền đang làm việc, ăn lương của nhà nước cũng được "mời" về nhận một suất đất số 1 ở sát mặt đường nhựa, lại có một số cán bộ, đảng viên về hưu đang sống ở địa phương không được nhận. Việc làm của chính quyền địa phương đã tạo nên "một lực bảo vệ" để lợi dụng cố ý làm trái vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng ruộng đất tại thôn Huỳnh Cung xã Tam Hiệp.
Việc làm trên của chính quyền địa phương xã Tam Hiệp là vi phạm pháp luật đất đai. Trong khi nhu cầu đất ở và dân số tăng nhanh trong xã thì việc mở rộng đất giãn dân là điều tốt thì chính quyền lại vì tư lợi mà cấp đất cho những người có chức có quyền không gắp thăm phiếu công khai. Điều này trái với quy tắc dân chủ.
Trong báo cáo cuối năm của đồng chí chủ nhiệm HTX nông nghiệp thôn Huỳnh Cung thì quỹ đất giãn dân còn 10 suất nữa nhưng con số đó chỉ là con số "ảo" bởi vì trên thực tế qua việc kiểm tra của đoàn thanh tra Huyện thì thừa tới 28 suất. Việc giải trình những suất đất thừa ông chủ nhiệm nói là họ (những người tham gia) chưa đến nhận. Nhưng trên thực tế ông chủ nhiệm đã câu kết với một số cán bộ địa phương bán những suất đất đó thu hàng tỉ dồng bỏ túi mà không ai biết.
Việc làm của ông chủ nhiệm và một số cán bộ địa phương xã Tam Hiệp đã vi phạm pháp luật khi mà tự ý giao đất.
* Bán đất ở xứ đồng 18
Trong báo cáo của đồng chí chủ nhiệm HTX nông nghiệp thôn Huỳnh Cung có nói "ngày 10 tháng 04 năm 1992, đại hội xã viên quyết cho đấu thầu lấy tiền…". Nhưng sự xét duyệt cấp có thẩm quyền không cho phép. Vậy tại sao đồng chí chủ nhiệm HTX cứ cho đấu thầu đất 18? Vì thế trong v._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT209.doc