Quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế từ năm 1991 đến 2005

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là một trong những vấn đề lý luận hết sức cơ bản trong nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời là nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của các đảng cộng sản cũng như của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Xét về bản chất, phong trào cộng sản quốc tế là một phong trào chính trị của những người theo con đường của chủ nghĩa xã hội khoa học do

doc229 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3134 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế từ năm 1991 đến 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập - một lực lượng cách mạng mang tính quốc tế, phấn đấu không chỉ vì sự nghiệp giải phóng bản thân giai cấp công nhân, mà còn tiến tới giải phóng toàn nhân loại khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản văn minh. Do đó, vấn đề đoàn kết quốc tế, tập hợp lực lượng, phối hợp hành động chung trong phong trào cộng sản quốc tế là một tất yếu khách quan, một nhân tố cực kỳ quan trọng tạo nên sức sống, động lực phát triển và bảo đảm sự thắng lợi của phong trào cũng như của cả tiến trình vận động cách mạng thế giới. Nhận rõ được vị trí, tầm quan trọng trước mắt cũng như lâu dài của vấn đề nêu trên, trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng nêu khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Sau này, trong điều kiện lịch sử mới, khẩu hiệu hành động này được Quốc tế Cộng sản, dưới sự lãnh đạo của V.I Lênin, đã khẳng định và phát triển thành: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Trên thực tế, ở bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, mỗi thắng lợi giành được trong cuộc đấu tranh giai cấp của GCCN ở từng nước cũng như của phong trào cộng sản quốc tế, đều có cội nguồn hoặc sâu xa, hoặc trực tiếp từ việc kết hợp thành công sức mạnh liên hiệp do tập hợp lực lượng và đoàn kết quốc tế của GCCN. Để tăng cường sức mạnh của PTCS và công nhân quốc tế, ngay từ khi tham gia hoạt động trong phong trào, Mác và Ăngghen đã tích cực xây dựng những tổ chức quốc tế của GCCN như: Đồng minh những người cộng sản (1847-1852), Quốc tế I (1864-1876) và Quốc tế II (1889-1914). Những tổ chức này, đã có những cống hiến to lớn trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân, đấu tranh chống những khuynh hướng lệch lạc, cơ hội chủ nghĩa và phản động nảy sinh trong phong trào, bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng, phối hợp hành động giữa các chính đảng của GCCN quốc tế suốt nửa sau thế kỷ XIX và thập niên đầu thế kỷ XX. Kế tục sự nghiệp của Mác và Ăngghen, Lênin luôn kiên định cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại các trào lưu cơ hội và xét lại trong Quốc tế II vì sự đoàn kết, thống nhất của phong trào công nhân. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Lênin sáng lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3 năm 1919. Sự ra đời của Quốc tế III đánh dấu giai đoạn mới về chất trong quá trình tập hợp lực lượng của phong trào cộng sản quốc tế. Quốc tế III đã có sự tham gia tích cực của cả các ĐCS-CN ở các nước thuộc địa, nên thực sự trở thành trung tâm chỉ đạo của cách mạng thế giới, đóng góp to lớn vào việc tăng cường khối đoàn kết, thống nhất giữa các ĐCS - CN quốc tế, nhất là giữa các ĐCS-CN ở chính quốc và thuộc địa, đưa PTCSQT trở thành lực lượng đi tiên phong trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu mang tính thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong điều kiện không còn tồn tại một tổ chức quốc tế thống nhất, các ĐCS-CN trên thế giới đã sáng tạo, lập ra những hình thức liên hệ, phối hợp và tập hợp lực lượng mới. Sự ra đời Cục Thông tin quốc tế, sau đó là các hội nghị đại biểu của các ĐCS - CN quốc tế năm 1957, 1960, 1969 ở Mátxcơva và nhiều hội nghị khác được tổ chức những năm sau đó ở nhiều khu vực, châu lục, càng cho thấy những nỗ lực nổi bật, thể hiện nhu cầu đoàn kết thống nhất lực lượng của PTCSQT trong hoàn cảnh mới của thời kỳ chiến tranh lạnh. Trước biến động vô cùng phức tạp của tình hình thế giới sau sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên xô và Đông Âu, PTCSQT bị lâm vào khủng hoảng trên mọi phương diện. Hoạt động quốc tế cũng như việc tập hợp lực lượng của phong trào gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có lúc bị bế tắc. Vào thời điểm này, một mặt, các lực lượng thù địch nhân cơ hội, chớp thời cơ đẩy tới việc chống chủ nghĩa xã hội một cách quyết liệt: phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCS và cho rằng chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân giờ đây chỉ còn là hoài niệm. Mặt khác, trong một số ĐCS - CN đã xuất hiện những biểu hiện coi nhẹ, thậm chí xa rời nguyên tắc tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế của GCCN. Chủ nghĩa quốc tế của GCCN đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Điều đó đã ảnh hưởng và cản trở lớn đến tiến trình phục hồi, củng cố và phát triển của phong trào. Tuy nhiên, cũng có không ít ĐCS-CN đã nỗ lực, cố gắng tìm ra nhiều hình thức mới để tập hợp lực lượng, thống nhất quan điểm, phối hợp hành động, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các ĐCS-CN, tiêu biểu cho những hình thức tập hợp lực lượng mới ấy phải kể đến Diễn đàn Sao Paulô, cuộc gặp mặt quốc tế thường niên giữa đại biểu các ĐCS-CN ở Aten (Hy Lạp), ngoài ra còn có Hội nghị các ĐCS-CN được tổ chức ở Béclin (Đức), Nicôsia (Síp), Nêpan... và các hội thảo khoa học khác được tổ chức ở quy mô khu vực, thu hút đại biểu nhiều ĐCS-CN, các lực lượng chính trị xã hội tiến bộ của nhiều nước tham gia. Nghiên cứu quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT có ý nghĩa khoa học cơ bản, lâu dài và có tính chính trị thực tiễn sâu sắc, cấp bách đối với Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, giúp chúng ta vừa thấy được tính đặc thù, vừa thấy được tính phổ biến của vấn đề này cũng như vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng, có tính nguyên tắc của nó trong hoạt động của các ĐCS - CN và của toàn bộ phong trào. Từ đây, có cơ sở hiểu sâu sắc hơn về đường lối quốc tế đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta - một yếu tố rất quan trọng đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của GCCN quốc tế trên hành trình tự giải phóng và phát triển. Từ cách tiếp cận nêu trên, tác giả lựa chọn “Quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế từ năm 1991 đến 2005” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, thực tiễn vận động của PTCSQT nói chung và vấn đề tập hợp lực lượng trong phong trào nói riêng, là chủ đề được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Đã xuất hiện những bài viết, công trình nghiên cứu bước đầu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, của các ĐCS cầm quyền cũng như chưa cầm quyền, đồng thời cũng có cả không ít những bài viết và công trình mang nặng ý đồ chính trị của lực lượng chống CNXH, liên quan đến việc đổi mới nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, về vận mệnh của CNXH, về thành tựu và kinh nghiệm xây dựng CNXH, về thực trạng PTCS-CNQT, về chủ nghĩa quốc tế và sứ mệnh lịch sử của GCCN... Trong những công trình đó, vấn đề tập hợp lực lượng trong PTCSQT được đề cập trên một số khía cạnh như liên minh giữa các ĐCS với các lực lượng cánh tả, tiến bộ; những hình thức liên hệ mới của PTCSQT, nhu cầu đoàn kết và phối hợp hoạt động giữa những người cộng sản với các lực lượng, các phong trào chính trị - xã hội khác trong bối cảnh cách mạng KH-CN và TCH, v.v... ở ngoài nước: Các công trình, bài viết có liên quan đến đề tài luận án thường tập trung phân tích những ảnh hưởng của cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh, những tác động của quá trình TCH và chiến lược của các nước lớn... đối với hoạt động liên hiệp, đoàn kết quốc tế của các ĐCS - CN cũng như đối với quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT. Một số công trình, bài viết khi lý giải sự cần thiết phải đổi mới tư duy lý luận, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin trong tình hình mới, đã nêu ra những đánh giá đối với chủ nghĩa quốc tế của GCCN và vai trò của đoàn kết quốc tế, liên minh giữa các lực lượng cộng sản, công nhân trên thế giới. Đáng chú ý là những bài viết và công trình nghiên cứu của một số học giả Trung Quốc và của các nhà khoa học ở một số nước khác đã được dịch sang tiếng Việt, như: “Xã hội hậu tư bản”(của Peter F.Drueker, Nxb ST, Hà Nội, 1995), “Các lực lượng cộng sản của Bắc Âu đang tập hợp lại” (T/c Phong trào cộng sản quốc tế, 1/1997), “Chủ nghĩa xã hội là gì? xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào? (Chu Thượng Văn, Chu Cẩm uý, Trần Tích Hỷ, ST, Nxb CTQG, Hà Nội 1999), “ Chủ nghĩa cộng sản, một dự án mới”(của Robert Hue, Viện thông tin khoa học, 8-1999), “Hai chủ nghĩa một trăm năm” (Tiêu Phong, Nxb CTQG, Hà Nội. 2004), “Sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản: Thách thức đối với một công trình xây dựng thế giới khác” (T/c Kinh tế và chính trị - Pháp - số 582 - 583/2004). “Đảng đoàn Cánh tả thống nhất trong Nghị viện châu Âu” (Thông tin Những vấn đề chính trị xã hội, Viện Thông tin khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, số 28/2004), “Phong trào công nhân quốc tế - Những vấn đề lịch sử và lý luận”(của tập thể các nhà khoa học Xô Viết được dịch ra tiếng Việt, Tập I và Tập II, Nxb CTQG, Hà Nội. 2004).v.v... Nội dung chủ yếu của các công trình nêu trên đã nêu rõ những thách thức của PTCSQT, phong trào XHCN thế giới trên nhiều phương diện, trong đó phân tích khá cụ thể những khó khăn, bất cập của việc tìm kiếm những phương thức tập hợp lực lượng giữa các ĐCS - CN với nhau và với các lực lượng cánh tả, tiến bộ khác. Trong số những bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án như đã kể trên, còn có những bài viết, công trình nghiên cứu mang đậm màu sắc chính trị chống cộng như: “Chớp lấy thời cơ - Thách thức đối với Hoa Kỳ trong thế giới một siêu cường” của Richard Nixon (Nxb Simon and Schuster, New York, 1991 - Bản dịch của Viện Thông tin khoa học, Viện Mác-Lênin), “Đợt sóng thứ ba” của A.Vill Toffler (Nxb KHXH, Hà Nội. 1996), “Bàn cờ lớn” của Z.Brêdinxki (Nxb CTQG, Hà Nội 1999), “Sự kết thúc của lịch sử” của Francis FuKuyama (người Mỹ gốc Nhật Bản)… Chịu chi phối từ góc nhìn của giai cấp tư sản, các công trình này về cơ bản phủ nhận diễn trình phát triển và những thành quả của PTCS-CNQT nói chung, do đó cũng đưa ra những nhận định, đánh giá rất sai lệch đối với sự phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng trong PTCSQT nói riêng. Gần đây, giới nghiên cứu lý luận đặc biệt quan tâm đến quan điểm của một số ĐCS - CN ở khu vực EU về vấn đề tập hợp lực lượng như ĐCS Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp... thông qua tham luận của đại biểu các đảng này tại Diễn đàn Sao Paulô, cuộc gặp gỡ thường niên của các ĐCS-CN ở Aten, Nicôsia, Béclin (được đăng tải trên Website - Solidnet và Rednet). Cuối tháng 4-2005, cuộc Hội thảo quốc tế về “Triển vọng của chủ nghĩa xã hội” với sự tham gia của 39 đảng cộng sản, công nhân và cánh tả đại diện cho 34 nước trên thế giới (được tổ chức tại Praha) đã khẳng định tính đúng đắn đường lối đổi mới của Việt Nam; cải cách, mở cửa của Trung Quốc, coi đó là “sự bổ sung độc đáo vào lý luận của chủ nghĩa xã hội”, là cơ sở cho sự đoàn kết tin cậy, sát cánh bên nhau hơn nữa giữa các ĐCS-CN, không chỉ trong khu vực mà cả trên phạm vi toàn thế giới. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu của ĐCS Trung Quốc, Cuba, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Italia, Hy Lạp, Nhật Bản, Mỹ trong những bài viết của mình đều nhấn mạnh sự cần thiết phải xác lập những hình thức liên hệ, phối hợp lực lượng thích hợp của các ĐCS-CN trong giai đoạn hiện nay, khi các thế lực đế quốc cấu kết với nhau tăng cường phản kích các lực lượng cách mạng, chống các ĐCS, thực hiện chính sách cường quyền hiếu chiến can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Đáng chú ý là cùng với việc đánh giá cao thành tựu đổi mới của Việt Nam, nhiều ĐCS - CN trên thế giới khẳng định những đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với việc củng cố tình đoàn kết trong PTCSQT hiện nay; đồng thời cũng nhấn mạnh, với đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, ĐCS Việt Nam đã kết hợp có hiệu quả giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của GCCN ở những thời điểm khó khăn nhất trong hoạt động của phong trào. ở trong nước: PTCSQT và quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cũng là những vấn đề giành được sự quan tâm nghiên cứu kể từ đầu thập niên 90 đến nay. Đã có một số công trình, bài nghiên cứu khoa học tập trung phản ánh việc thực hiện những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa quốc tế của GCCN trong tình hình mới, về sự cần thiết phải đổi mới nhận thức cũng như triển khai thực hiện các hình thức tập hợp lực lượng vì lợi ích cấp bách trước mắt, cũng như lợi ích cơ bản, lâu dài và mục tiêu chiến lược cuối cùng là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội của GCCN. Một số công trình, bài viết về kinh nghiệm của một số ĐCS - CN ở một số khu vực trong việc tập hợp lực lượng, phối hợp hoạt động quốc tế. Những bài học về tập hợp lực lượng của PTCSQT được phân tích, đánh giá trên góc nhìn mới với những gợi ý về khả năng vận dụng đối với phong trào hiện nay. Theo hướng này, đáng chú ý là các bài viết và một số công trình nghiên cứu như: “Thêm những tư liệu về Quốc tế Cộng sản với Đông Dương”(Nguyễn Quốc Hùng, T/c Lịch sử Đảng, số1/1991); “Quốc tế Cộng sản và vấn đề tập hợp lực lượng trong đấu tranh cách mạng”(Trần Ngọc Linh, T/c Nghiên cứu Lý luận, số 3/1999), “Về các xu thế và các hình thức liên kết, liên minh, tập hợp lực lượng trên thế giới hiện nay - chiến lược và sách lược của chúng ta” (Đề tài KHXH 06-06 năm 2001 do Hoàng Thuỵ Giang làm chủ nhiệm). Đề tài đã đưa ra những nhận định về các hình thức, nội dung kiên kết, tập hợp lực lượng trên thế giới ngày nay dựa trên cơ sở có sự tương đồng về lợi ích, có sự gần gũi về địa lý, văn hoá và phong tục, tập quán cũng như về dân tộc, tôn giáo... Đây cũng là một trong những tài liệu tham khảo giúp tác giả có thêm chất liệu mới để nâng cao chất lượng nghiên cứu luận án. Một số đề tài khác như: “Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào cộng sản và công nhân các nước tư bản chủ nghĩa từ năm 1990 đến nay” (Đề tài cấp bộ 2004, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, PGS. TS Trình Mưu làm chủ nhiệm), “Những hình thức phối hợp hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay” (Đề tài cấp bộ năm 2005, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, TS Nguyễn Hoàng Giáp làm chủ nhiệm) đã bước đầu phân tích và phân loại nội dung cũng như hình thức phối hợp hoạt động giữa các ĐCS trong giai đoạn hiện nay. Dưới góc nhìn khác về phương thức tập hợp lực lượng mới, Luận án tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Thị Hoài Phương (2002): “Phong trào cánh tả ở Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay và mối quan hệ với ĐCS Việt Nam” đã phân tích khá rõ một số nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động của cánh tả Nga và quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với cánh tả Nga thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Chủ đề đoàn kết, tập hợp lực lượng giữa các ĐCS - CN ở một số khu vực thế giới được đề cập đến trong những bài viết như: “Quan điểm của một số ĐCS-CN ở khu vực EU về vấn đề tập hợp lực lượng hiện nay” (Vũ Văn Hoà, Nguyễn Thị Quế, T/c Thông tin Khoa học xã hội, 11/2003); “PTCS các nước TBPT sau chiến tranh lạnh”(Nguyễn Văn Lan, T/c Cộng sản, số 21/2004) “PTCS ở các nước TBPT trước các vấn đề lý luận chính trị đặt ra trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh” (Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, T/c Lý luận chính trị, 11/2004), “Về xu hướng vận động của PTCS ở các nước TBPT” (Nguyễn Hoàng, T/c Xây dựng Đảng, 10/2004);... Chủ đề này cũng là nội dung chủ yếu của loạt bài viết trong Hội thảo khoa học “Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay: một số vấn đề đặt ra” (Học viện CTQG Hồ Chí Minh, năm 2005). Đoàn kết quốc tế và vấn đề phối hợp hành động chung của các ĐCS-CN trong PTCSQT còn được phản ánh trên một số khía cạnh trong các luận án tiến sĩ như: “Đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển - Đặc điểm và xu thế” của tác giả Nguyễn Thế lực (1994), “Mối quan hệ của Quốc tế cộng sản với Đảng Cộng sản Việt Nam” của Hồ Tố Lương (2001), “Phong trào công nhân các nước tư bản phát triển từ cuối thập niên 80 thế kỷ XX đến nay” của Nguyễn Văn Lan (2002)…Những công trình, bài viết trên chỉ ra những tiến triển trong việc phục hồi, củng cố mối liên hệ giữa các ĐCS-CN, nhấn mạnh yêu cầu cảnh giác cách mạng, đấu tranh vạch trần và làm thất bại âm mưu chống CNXH trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; đồng thời cố gắng làm rõ đâu là mặt thuận, đâu là những khó khăn, hạn chế và bất cập trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế của GCCN và các ĐCS sau sự sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô. Một trong số nội dung được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm là đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị, tình đoàn kết quốc tế thuỷ chung trong sáng của ĐCS Việt Nam với các ĐCS anh em và bè bạn quốc tế trong quá trình lãnh đạo cách mạng gần 8 thập niên qua. Có thể thấy nội dung này qua một số công trình nghiên cứu: “Kiên định đường lối đổi mới Việt Nam vững bước tiến vào thế kỷ XXI” của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương (Nxb CTQG, Hà Nội. 2002), “Việt Nam đất nước con người” (Nxb CTQG, Hà Nội 2005), “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS,TS Nguyễn Phú Trọng (Nxb CTQG, Hà Nội 2006), “Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay” của tập thể tác giả PGS,TS Tô Huy Rứa - GS,TS Hoàng Chí Bảo - PGS,TS Trần Khắc Việt... (Nxb CTQG, Hà Nội. 2006). Đáng chú ý, đã có không ít bài viết đề cập chủ nghĩa quốc tế vô sản trong tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh, làm rõ sự vận dụng, phát triển sáng tạo của ĐCS Việt Nam và Hồ Chí Minh trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, như: “Tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh” (Phan Ngọc Liên, Nxb CTQG, Hà Nội. 1997), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế” (Lê Văn Yên, Nxb Lao động, Hà Nội. 1999), “Ngoại giao Hồ Chí Minh lấy chí nhân thay cường bạo”(Nguyễn Phúc Luân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 2003),… Những bài viết, những công trình nghiên cứu nêu trên đã tiếp cận quá trình tập hợp lực lượng giữa các ĐCS-CN ở nhiều góc độ và với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, số công trình nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện, chuyên sâu về quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 1991 đến 2005 chưa nhiều. Hơn nữa, chủ đề này cũng chưa trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập của một công trình khoa học nào ở trong cũng như ngoài nước, đặc biệt trên quy mô một luận án tiến sĩ lịch sử. Đây vừa là vấn đề lý luận cơ bản, rất quan trọng, vừa là vấn đề chính trị thực tiễn cấp thiết đối với tất cả các ĐCS-CN, nhất là đối với Đảng ta - một ĐCS cầm quyền đang nỗ lực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về CNXH, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án: Mục đích của luận án là làm rõ quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 1991 đến 2005, đồng thời dự báo triển vọng tập hợp lực lượng trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó, luận án khẳng định tính đúng đắn và sự cần thiết phải đổi mới nhận thức, vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế - một nội dung cốt lõi chủ nghĩa quốc tế của GCCN trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nhiệm vụ của luận án: Luận án nêu ra và giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: Trình bày khái lược quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế thời kỳ trước năm 1991. Phân tích quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 1991- 2005, trong đó tập trung đi sâu luận bàn ở mức cần thiết những nét chính về hai phương thức tập hợp lực lượng điển hình của PTCSQT đặt trong bối cảnh quốc tế mới. Thông qua đó có thể thấy, sự đa dạng phong phú về nội dung, các phương thức tập hợp lực lượng mới trong phong trào nhưng lại có sự thống nhất về mục tiêu chung, linh hoạt, mềm dẻo sách lược về lợi ích giai cấp, dân tộc, nhân loại. Phân tích những vấn đề đặt ra của quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT, dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn, luận án dự báo triển vọng tập hợp lực lượng trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Nêu rõ những đóng góp chủ yếu của ĐCS Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn đối với quá trình tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trong PTCSQT từ năm 1991 đến 2005, đồng thời đề xuất một số kiến nghị trên lĩnh vực này. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về thời gian: Quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT được luận án nghiên cứu chủ yếu từ sau khi chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ năm 1991 đến 2005. Các dự báo về khuynh hướng vận động của quá trình này được giới hạn trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Về nội dung: Khi nghiên cứu quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế ở diện rộng, luận án tập trung trọng điểm vào một số khu vực như châu Âu, Mỹ Latinh... Luận án dành một phần thoả đáng cho việc phân tích quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT thời kỳ trước 1991. Thời kỳ này có thể phân chia một cách tương đối thành 2 giai đoạn: giai đoạn đầu gắn với hoạt động lãnh đạo của Mác, Ăngghen và của Lênin; giai đoạn thứ hai tập trung chủ yếu vào những năm chiến tranh lạnh. Phần trọng tâm của luận án dành cho việc luận bàn về quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế: lựa chọn hai phương thức tiêu biểu về tập hợp lực lượng trong bối cảnh quốc tế mới đó là Diễn đàn Sao Paulô và Aten để làm rõ mục tiêu, nội dung, lực lượng tham gia, cấp độ, quy mô và những phương thức tập hợp lực lượng chủ yếu của phong trào. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nội dung của chương 2, luận án phân tích những vấn đề đặt ra hiện nay và dự báo triển vọng của quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT, nêu những đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với quá trình này. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, những nhận định đánh giá của ĐCS Việt Nam về chủ nghĩa quốc tế của GCCN, về đoàn kết quốc tế, phối hợp và tập hợp lực lượng trong PTCSQT. Tác giả coi đây là nguồn cung cấp những căn cứ lý luận, khoa học và thực tiễn giúp cho việc định hướng tư tuởng khi nghiên cứu đề tài luận án. Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; hệ thống phương pháp luận sử học mác xít, thống nhất giữa phương pháp nghiên cứu lịch sử và lôgíc. Các phương pháp khác như phân tích tổng hợp, quy nạp, so sánh, đối chiếu, thống kê..., được vận dụng thích hợp đối với việc nghiên cứu từng nội dung cụ thể. Mọi nhận định, đánh giá trong luận án sẽ được xây dựng trên cơ sở phân tích, khái quát những dữ kiện thực tế, những văn kiện, tư liệu gốc được thông qua tại các đại hội, hội nghị, các hội thảo, diễn đàn quốc tế do các ĐCS - CN tổ chức từ những năm 90 thế kỷ XX đến nay, đồng thời luận án kế thừa một cách có chọn lọc những kết quả của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án trình bày có hệ thống quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 1991 đến 2005 đặt trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, so sánh lực lượng thế giới có phần bất lợi cho PTCSQT hiện nay. Trên cơ sở những cứ liệu khoa học và thực tiễn mới, luận án khẳng định vai trò, vị trí hết sức quan trọng của tập hợp lực lượng và sự phối hợp hành động chung giữa các ĐCS - CN trong tiến trình cách mạng thế giới vì mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Luận án chứng minh rằng, trong điều kiện lịch sử hiện nay, phương thức tập hợp lực lượng trong PTCSQT phải đa dạng và hết sức linh hoạt theo từng chủ đề cụ thể, phương thức tập hợp lực lượng dưới dạng hình thành một trung tâm chỉ đạo phong trào như trước đây là không có cơ sở thực tế và không thể thực hiện được cho dù không ít đảng cộng sản hiện vẫn mong muốn một phương thức tập hợp lực lượng như vậy. Luận án phân tích làm rõ sự cần thiết phải đổi mới nhận thức và thực hành chủ nghĩa quốc tế của GCCN trong giai đoạn hiện nay. Luận án chỉ rõ, mặc dù quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT thời kỳ sau chiến tranh lạnh gặp không ít khó khăn thách thức lớn và còn nhiều hạn chế, song khuynh hướng vận động tích cực của nó vẫn ngày càng được củng cố, tăng cường trong thập hai niên đầu thế kỷ XXI. Luận án cũng nêu lên những đóng góp chủ yếu của ĐCS Việt Nam đối với đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng trong PTCSQT. 7. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Trong điều kiện CNXH hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào và phong trào cộng sản quốc tế đang đứng trước khó khăn thử thách lớn, luận án góp phần tìm hiểu, làm rõ thêm quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT giai đoạn từ năm 1991 đến 2005. Từ đó, luận án khẳng định hơn bất kỳ khi nào, vấn đề tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay càng trở nên cấp bách, có ý nghĩa sinh tử đối với PTCSQT để phong trào có thể phục hồi và tiếp tục phát triển. Kết quả nghiên cứu đạt được của luận án có thể đóng góp vào việc tìm hiểu một cách cơ bản, hệ thống về quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT hơn một thập niên sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trên cơ sở đó thấy rõ hơn vai trò động lực, sức mạnh to lớn của tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch thế giới của GCCN. Từ đây, luận án có thể góp phần củng cố thêm niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc thực hiện đường lối quốc tế của Đảng ta trong tình hình mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đề ra. Đồng thời, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Lịch sử PTCS-CNQT, công tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống trường Đảng, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện cũng như ở một số cơ sở giáo dục của Nhà nước và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay. 8. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án có kết cấu gồm 3 chương với 8 tiết. Chương 1 Khái lược quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế thời kỳ trước năm 1991 Sự kết hợp lý luận của CNXH khoa học với phong trào công nhân đã dẫn đến hình thành các chính đảng của giai cấp vô sản - giai cấp công nhân trên thế giới, đây là một nguyên lý mang tính phổ biến được luận giải một cách khoa học trong học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Do sứ mệnh lịch sử của GCCN quy định, các chính đảng của nó có nghĩa vụ đoàn kết, tập hợp lực lượng rộng rãi, lãnh đạo cuộc đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng cụ thể trước mắt, đồng thời cho cả mục tiêu chiến lược lâu dài của GCCN là giải phóng giai cấp, giải phóng toàn nhân loại khỏi ách áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng một xã hội mới trong đó con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Sự tương đồng về mục tiêu đấu tranh đã tập hợp, đoàn kết các chính đảng của GCCN lại thành phong trào chính trị - xã hội rộng lớn. PTCSQT ra đời chính từ kết quả của quá trình tập hợp lực lượng, thống nhất đó. Sức mạnh nội tại của phong trào tự nó đưa phong trào trở thành lực lượng cách mạng tiên phong, đóng vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử phát triển của thế giới đương đại. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vạch thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga là thành quả vĩ đại không chỉ của GCCN và nhân dân lao động Nga, mà còn là thắng lợi chung của GCCN quốc tế trong tiến trình hiện thực hoá sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của họ qua các thời kỳ cách mạng trước đó. 1.1. Hoạt động phối hợp của phong trào cộng sản quốc tế thời kỳ Mác - ăngghen, Lênin và Quốc tế Cộng sản 1.1.1. Đặc điểm phong trào công nhân quốc tế và những phương thức tập hợp lực lượng đầu tiên của phong trào thời kỳ Mác - Ăngghen Cơ sở xã hội chủ yếu của các ĐCS-CN trên thế giới là giai cấp vô sản (GCVS) - GCCN, vì thế, khi nghiên cứu quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT, không thể không nghiên cứu quá trình ra đời, hình thành và phát triển của giai cấp này. Đây là một quá trình lịch sử lâu dài từ tầng lớp vô sản đầu tiên đến vô sản công trường thủ công và giai cấp vô sản hiện đại. Vào thế kỷ thứ XIV- XV, chế độ phong kiến trở lên suy tàn, quan hệ sản xuất TBCN bắt đầu hình thành ở một số nước châu Âu, làm xuất hiện lao động làm thuê TBCN. Quá trình tích luỹ nguyên thuỷ TBCN đưa đến một xã hội có hai tập đoàn nguời có lợi ích cơ bản hoàn toàn đối lập nhau: một bên bao gồm những người giầu có, sở hữu tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt đó là GCTS; còn bên kia gồm những người nghèo khổ, chỉ sở hữu một tài sản quan trọng duy nhất là sức lao động của chính mình và có thể “tự do” bán nó cho nhà tư bản để kiếm sống. Họ chính là những người vô sản đầu tiên. Từ cuối thế kỷ XVI, cùng với sự ra đời, phát triển kiểu tổ chức sản xuất công trường thủ công TBCN, GCVS công trường thủ công được hình thành. Ban đầu, hoạt động sản xuất của họ bị phân tán, cách làm ăn còn mang nặng tư tưởng sản xuất nhỏ, chưa bị cột chặt vào guồng máy sản xuất TBCN. Với đặc điểm này, GCVS công trường thủ công chưa trở thành một lực lượng ổn định, độc lập trong xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ thứ XIX tạo ra bước nhảy vọt trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội - yếu tố thúc đẩy phương thức sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ, đánh dấu bước chuyển căn bản của CNTB sang giai đoạn đại công xưởng và GCVS hiện đại ra đời. Việc sử dụng máy móc vào sản xuất, làm phá sản hàng loạt những người sản xuất nhỏ, tầng lớp những người lao động khác cũng bị nền đại công nghiệp đánh bại và bị đẩy vào hàng ngũ GCVS. Giai cấp này nhanh chóng trở thành một lực lượng xã hội to lớn. Nghiên cứu GCVS giai đoạn này, trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, Ăngghen nêu định nghĩa về GCVS như sau: Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ có thể sống dựa vào việc bán sức lao động của mình, chứ không phải sống dựa vào lợi nhuận của bất cứ số tư bản nào. Đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào yêu cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay là giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động thế kỷ XIX [96, tr. 456]. Sự phát triển nhanh của nền đại công nghiệp làm cho GCVS ngày càng tăng về số lượng và trở thành một tầng lớp xã hội ổn định, chiếm vị trí đặc biệt._. trong hệ thống sản xuất TBCN. Với ý nghĩa đó, GCVS hiện đại là con đẻ của nền đại công nghiệp. Nếu ở thời kỳ công trường thủ công, sự ngăn cách giữa người có tư liệu sản xuất và công nhân chưa sâu sắc, thì đến thời kỳ đại công nghiệp, ranh giới đó đã phân rõ thành hai cực đối lập nhau. Với điều kiện sản xuất công nghiệp, GCVS ngày càng trở thành một tập đoàn người tập trung và sự giác ngộ giai cấp của họ cũng tăng lên. Họ đã bắt đầu nhận thức được rằng, kẻ thù đích thực của họ là GCTS. Thông qua máy móc, GCTS bóc lột lao động làm thuê, nhưng chính máy móc ngày càng làm cho điều kiện sinh hoạt của họ giống nhau. Đó chính là điều kiện khách quan của quá trình hình thành GCVS hiện đại và quyết định tính chất cách mạng của nó. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, cuộc đấu tranh của GCVS chống GCTS bắt đầu ngay từ lúc mới ra đời và từng bước trở thành “trục của vòng xoáy cách mạng”. Những cuộc đấu tranh này diễn ra từ những công nhân riêng lẻ, đến công nhân cùng một phân xưởng, một ngành sản xuất, một địa phương chống lại những chủ tư bản trực tiếp bóc lột họ, có thể nói đó là những cuộc đấu tranh tự phát và có tính chất thuần tuý kinh tế. Đấu tranh kinh tế là giai đoạn phát triển tất yếu, có tính chất quy luật của PTCN trong thời kỳ đầu. Biểu hiện của cuộc đấu tranh kinh tế trước hết là phong trào phản đối tình trạng lương thực, thực phẩm đắt đỏ và giá trị tiền lương thực tế của công nhân giảm sút. Phong trào diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào những năm 90 của thế kỷ XVIII, đã thu hút được sự tham gia đông đảo của công nhân mỏ, công nhân cơ khí và công nhân dệt gia công tại nhà. Phong trào lan rộng sang nước Pháp vào cuối thế kỷ XVIII đến những năm 40 của thế kỷ XIX. Nối tiếp cuộc đấu tranh này là phong trào đập phá máy móc, đốt phá công xưởng, chống lại việc sử dụng máy móc vào sản xuất diễn ra ở nước Anh vào những năm 1811- 1817. Lúc đó, do chưa thấy nguyên nhân sâu xa của tình trạng bần cùng, GCCN chỉ thấy kẻ trực tiếp làm cho họ khổ và tranh cướp việc làm của họ là máy móc. Vì vậy, công nhân tự phát nổi dậy đập phá máy móc với hy vọng giữ được việc làm và có đồng lương khá hơn. Cùng với phong trào đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm và đấu tranh đập phá máy móc, bãi công cũng là một hình thức đấu tranh kinh tế trong thời kỳ đầu của PTCN. Có thể nói, đây là một hình thức đấu tranh có tầm quan trọng hơn cả so với các hình thức mà GCVS đã sử dụng trước đó. Phong trào bãi công đồng loạt diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX ở các nước châu Âu và Mỹ. Yêu sách chủ yếu của phong trào bãi công là vấn đề tiền lương: tăng lương, trả lương đúng hạn, rút ngắn hoặc giữ nguyên giờ lao động, bãi bỏ tiền phạt và mọi hình thức khấu trừ tiền lương... Bãi công - hình thức đấu tranh được xem là nhân tố thúc đẩy và phát triển những mầm mống giác ngộ ý thức giai cấp của GCVS. Theo Ăngghen, bãi công còn là “trường học của công nhân” ở đây họ được huấn luyện để chuẩn bị đi vào cuộc đấu tranh vĩ đại đã trở thành không thể tránh khỏi được, bãi công là bản tuyên ngôn của các đội ngũ của giai cấp công nhân tuyên bố tham gia phong trào công nhân vĩ đại [94, tr. 607]. Khẳng định quan điểm của Ăngghen về hình thức đấu tranh bãi công, Lênin nhấn mạnh thêm: bãi công còn là “một trong những cuộc xung đột vĩ đại giữa giai cấp vô sản đang hình thành với kẻ thù của nó” [81, tr.218] là “một trong những biểu hiện sâu sắc nhất và mạnh mẽ nhất” [80, tr. 291] của cuộc đấu tranh giai cấp của GCCN. Đấu tranh bãi công mà GCCN sử dụng chống lại giai cấp tư sản với yêu sách về kinh tế, dần dần được giai cấp công nhân tăng cường kết hợp với đấu tranh chính trị. Đây là đặc điểm ngày càng rõ nét trong sự phát triển các cuộc bãi công của công nhân. Sự phát triển rộng rãi của phong trào bãi công đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh giai cấp của GCCN trong quá trình trưởng thành. Bản năng giai cấp vốn có của họ đã phát triển thành lập trường giai cấp, giác ngộ và chỉ cho giai cấp này thấy rõ sức mạnh của mình là ở đoàn kết và biết tổ chức thì mới có thể giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống GCTS. Về vấn đề này, Mác nhận định: “Sự đoàn kết ngày càng rộng rãi của những người lao động hơn là sự thành công tức thời”. Còn Lênin khẳng định: Bãi công dạy cho công nhân thấy rõ đâu là sức mạnh của mình, nó tập cho công nhân thói quen nghĩ đến tất cả bọn chủ, đến toàn bộ giai cấp các nhà tư bản và đến toàn bộ giai cấp công nhân, chứ không phải chỉ nghĩ đến chủ của mình và đến các đồng chí gần gũi nhất [78, tr.372]. Cuộc đấu tranh của GCCN ngày càng mở rộng, thì ý thức về lợi ích giai cấp càng được nâng cao, điều đó được thể hiện trước hết ở chủ trương hình thành các tổ chức đầu tiên của GCCN. Công nhân đã thành lập ra các hội như: hội thợ bạn, hội hữu ái hoặc những hội mang tính chất nghề nghiệp... để bảo vệ quyền lợi hàng ngày của họ. Sự hình thành các tổ chức hội nói trên là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của PTCN, là bước tiến trong hành động cách mạng của GCCN từ chỗ hành động một cách tự phát, tản mạn đến hoạt động thống nhất, có tổ chức, biết đoàn kết để chống lại sự bóc lột của giai cấp thống trị. Từ những bài học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động của các hình thức tổ chức hội đã có, GCCN lập ra một hình thức tổ chức mới của mình, đó là tổ chức công đoàn, còn gọi là nghiệp đoàn. Nghiệp đoàn trở thành trung tâm đoàn kết GCCN trong những bước đi ban đầu. Dần dần các nghiệp đoàn cùng một ngành nghề và hoạt động trong cùng một địa phương đã có sự phối hợp trong cuộc đấu tranh chống chủ xưởng. Lúc đầu, sự liên hiệp là ngẫu nhiên, nhưng càng về sau, do giác ngộ của GCCN được nâng lên, sự liên hợp ấy lại trở thành thường xuyên và tất yếu. Các tổ chức công đoàn của GCCN không ngừng phát triển cả về quy mô và phạm vi hoạt động, ngày càng đóng vai trò tích cực trong cuộc đấu tranh của GCCN chống lại sự áp bức, bóc lột của chủ tư bản. Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến những năm 40 thế kỷ XIX, các cuộc đấu tranh của GCCN diễn ra mạnh mẽ và mang tính chất quần chúng rộng rãi. Từ những yêu sách thuần tuý về kinh tế, GCCN đã bắt đầu hướng tới mục tiêu chính trị. Liên tiếp trong các năm 1831-1834, công nhân dệt thành phố Lyông (Pháp) tiến hành hai cuộc khởi nghĩa chống lại chủ tư bản. Khẩu hiệu ban đầu đặt ra là vì lợi quyền kinh tế: “Sống có việc làm hay chết trong đấu tranh”, thì ngay sau đó, năm 1834 khẩu hiệu này được thay bằng khẩu hiệu đấu tranh cho mục tiêu chính trị “Nền cộng hoà hay là chết”. Năm 1844, công nhân dệt thành phố Xilêdi (Đức) vùng lên đấu tranh, tiến hành đập phá máy móc, đốt kho tàng, nhà xưởng của nhiều chủ tư bản. Cuộc khởi nghĩa Xilêdi không đơn thuần là một cuộc đấu tranh chống áp bức, mà thực chất là một cuộc đấu tranh chống CNTB và mở đầu cho phong trào đấu tranh rộng rãi của GCCN Đức. ở Anh, phong trào Hiến chương diễn ra suốt từ năm 1835 - 1850 đòi cải cách chế độ tuyển cử và dân sinh, phong trào mang tính chính trị đầu tiên của GCCN Anh trực tiếp tiến công vào chính quyền tư sản. Tuy nhiên, xét trên mọi phương diện, những cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên của GCCN nửa đầu thế kỷ XIX vẫn mang nặng tính tự phát, mục tiêu đấu tranh còn dừng lại ở lợi ích kinh tế trước mắt. Những yêu sách chính trị tuy đã nêu ra nhưng so với những yêu sách kinh tế còn mờ nhạt. Xét về đối tượng đấu tranh, quy mô và lực lượng đấu tranh của PTCN thời kỳ khởi đầu còn nhiều hạn chế, tuy tăng về số lượng, song chất lượng chưa cao. Nguyên nhân chủ quan của hạn chế này là do GCCN chưa có chính đảng độc lập lãnh đạo, vì thế mà PTCN vẫn chưa vượt ra khỏi giới hạn tự phát. GCCN chưa nhận rõ được bản chất bóc lột của GCTS, chưa phân biệt được đâu là kẻ thù chính của mình, chưa thấy rõ vai trò của một giai cấp duy nhất có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới xoá bỏ CNTB, xây dựng CNXH và cuối cùng là CNCS. Mặc dầu vậy, những cuộc đấu tranh đầu tiên có tính chất điển hình của GCCN đã giáo dục, rèn luyện chính họ từng bước nâng cao tinh thần giác ngộ giai cấp, rèn luyện ý chí và phương pháp đấu tranh, là cơ sở để họ nhận thức rõ sức mạnh đoàn kết của giai cấp trong cuộc đấu tranh chống GCTS và chế độ TBCN. Bài học lịch sử rút ra từ những cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên của GCCN cho thấy, để giành được thắng lợi trước GCTS thì tất yếu phải tiến hành đấu tranh với trình độ cao hơn trên cơ sở nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về đối tượng, mục tiêu, về tổ chức lãnh đạo và lực lượng đấu tranh, từ đó sáng tạo ra những hình thức đấu tranh mới thích hợp. Nhận thức đó giúp GCCN đoạn tuyệt với các cuộc đấu tranh tự phát chuyển sang đấu tranh ngày càng mang tính tự giác. Tuy nhiên, để đoạn tuyệt với các hình thức đấu tranh mang tính bản năng ngày đầu hình thành, GCCN cần khai thác những điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết. Trước hết, PTCN phải có học thuyết cách mạng, hệ tư tưởng chính trị cách mạng - khoa học soi đường. Đây là vũ khí lý luận của GCCN, vũ khí này giúp GCCN có thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản, công cụ để nhận biết sự vận động của thế giới và cải tạo thế giới; đồng thời nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN. GCCN phải có chính đảng tiên phong được tổ chức chặt chẽ, tập hợp những người triệt để cách mạng nhất, giác ngộ nhất trong GCCN, đại biểu cho lợi ích căn bản của GCCN. Đảng tiên phong được trang bị lý luận cách mạng và khoa học đóng vai trò người khởi xướng và lãnh đạo tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng vì nhân dân lao động, giáo dục giác ngộ, đoàn kết quần chúng hành động cách mạng một cách tự giác. PTCN dưới sự lãnh đạo của chính đảng tiên phong, phải xây dựng được cương lĩnh chính trị đúng đắn phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cách mạng trong từng thời kỳ đấu tranh. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khủng hoảng kinh tế diễn ra hầu hết các nước TBCN ở châu Âu, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Cao trào cách mạng 1848-1849 đã nổ ra, điển hình là các cuộc cách mạng ở Pháp và Đức. Sự trưởng thành của GCCN và PTCN đã làm xuất hiện đội ngũ những người ưu tú, đại biểu cho mình. Với trí tuệ thiên tài và lập trường cách mạng kiên định, triệt để, Mác và Ăngghen đã chắt lọc và kế thừa những tư tưởng tiến bộ của triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh, CNXH không tưởng Pháp thế kỷ thứ XIX và những thành tựu rực rỡ trong khoa học tự nhiên để làm cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học xã hội - sáng lập ra CNXH khoa học - học thuyết cách mạng, khoa học của GCCN. Mác và Ăngghen đã dành nhiều thời gian hoạt động của mình nhằm đoàn kết những người tiên tiến trong phong trào vô sản, đấu tranh cho việc thành lập một chính đảng triệt để cách mạng, thực sự độc lập trên cơ sở những nguyên lý của CNXH khoa học về đảng của GCVS. Để thành lập một chính đảng như vậy, cần phải tuyên truyền rộng rãi tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, củng cố mối quan hệ với những công nhân tiên tiến và những đại biểu của tầng lớp trí thức cách mạng, nhằm tạo ra sự thống nhất về quan điểm và phương thức hành động. Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của GCCN các nước, đặc biệt là ở châu Âu như Anh, Pháp, Đức..., Mác và Ăngghen cho rằng cần phải có một bộ phận tuyên truyền sâu rộng hệ tư tưởng cách mạng, khoa học trong GCCN, coi trọng hình thức trao đổi, học hỏi kinh nghiệm hoạt động của các tổ chức công nhân các nước. Đầu năm 1846, Uỷ ban Thông tin cộng sản đầu tiên được thành lập ở Bruy-xen và sau đó được thành lập ở nhiều nơi khác. Mục đích của uỷ ban là xác lập sự tiếp xúc thường xuyên giữa những người XHCN Đức, Pháp và Anh để thảo luận những vấn đề lý luận, phê phán các hệ thống không tưởng và xây dựng sự thống nhất quan điểm. Ngoài những chức năng tư tưởng, các Uỷ ban Thông tin cộng sản còn có nhiệm vụ tổ chức nhất định: phát hiện và đoàn kết các lực lượng có thể, làm hạt nhân cho đảng vô sản quốc tế. Để tiến tới thành lập đảng vô sản, ngay từ thời kỳ đầu của PTCN, cuộc đấu tranh tư tưởng và việc thành lập Uỷ ban Thông tin cộng sản ở các nước trở thành một nhiệm vụ cấp thiết, thông qua đó nhiều tổ chức công nhân đã có bước trưởng thành. Điều này thể hiện rõ nhất ở sự chuyển biến của Đồng minh những người chính nghĩa, một tổ chức của GCCN tại thành phố Luân Đôn. Quá trình hoạt động, Đồng minh nhận thấy phải lập ra một chính đảng vững mạnh và đề nghị Mác và Ăngghen trực tiếp tham gia chỉ đạo, soạn thảo Cương lĩnh, Điều lệ, thành lập cơ quan báo chí chuẩn bị cho việc cải tổ, đổi mới lại Đồng minh. Đại hội cải tổ Đồng minh những người chính nghĩa thành Đồng minh những người cộng sản, được tiến hành vào tháng 6/1847 tại Luân Đôn. Đại hội thông qua Điều lệ mới với mục đích là: “Đánh đổ giai cấp tư sản, giai cấp vô sản nắm địa vị thống trị, thủ tiêu xã hội cũ xã hội tư sản dựa trên sự đối kháng giai cấp và xây dựng một xã hội mới không giai cấp và không có chế độ tư hữu” [144, tr. 243]. Điều lệ mới nêu những nguyên tắc tổ chức, quy chế làm việc, những tiêu chuẩn kết nạp hội viên. Đề cập lý do của việc đổi tên, Đại hội nhấn mạnh: Còn chúng ta có sự khác biệt không phải ở chỗ chúng ta muốn sự chính nghĩa nói chung - điều này thì mỗi người đều có thể khẳng định về mình - mà là ở chỗ chúng ta chống lại chế độ xã hội hiện hữu và chống lại chế độ tư hữu, ở chỗ chúng ta muốn có chế độ cộng đồng tài sản, ở chỗ chúng ta là những người cộng sản [99, tr.588]. Đại hội lần thứ nhất quyết định thay khẩu hiệu “Tất cả mọi người đều là anh em” bằng lời kêu gọi do Mác, Ăngghen nêu ra: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Khẩu hiệu là lời hiệu triệu, thể hiện nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đoàn kết thống nhất về mặt tư tưởng, hành động của GCCN chống CNTB trên phạm vi toàn thế giới. Đồng minh những người cộng sản là tổ chức công nhân quốc tế đầu tiên lấy CNXH khoa học làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, đó là cơ sở cho việc kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với PTCN. Đại hội II của Đồng minh được tổ chức từ ngày 29-11 đến 08-12-1847 tại Luân Đôn với sự tham dự của Mác, Ăngghen và đại biểu của PTCN ở nhiều nước châu Âu. Đại hội đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng và giao cho Mác, Ăngghen dự thảo Cương lĩnh dưới hình thức một bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Đại hội thông qua Điều lệ, khẳng định mục đích, tôn chỉ hoạt động của Đồng minh như đã đề ra, đánh dấu quá trình thành lập một tổ chức cộng sản đầu tiên đã được hoàn thành. Thực tiễn phát triển PTCN đặt ra những yêu cầu mới về lý luận. Trước tình hình đó Mác và Ăngghen đã hoàn thành dự thảo Tuyên ngôn của Đảng cộng sản vào đầu năm 1848. Lần đầu tiên, Tuyên ngôn được xuất bản đúng vào thời điểm Cách mạng tháng 2 năm 1848 ở Pháp bùng nổ. Tuyên ngôn cũng được dịch ra tiếng nước ngoài để phổ biến trong PTCNQT. Tuyên ngôn là tác phẩm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác, trở thành Cương lĩnh soi sáng con đường cách mạng của GCCN toàn thế giới. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản phân tích một cách khoa học, chứng minh một cách thuyết phục sứ mệnh lịch sử của GCCN là đấu tranh thủ tiêu sự áp bức, bóc lột, lật đổ CNTB, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại, xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại trong đó con người thật sự làm chủ trên mọi phương diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Tuyên ngôn chỉ ra con đường, phương pháp tiến hành cách mạng để giành thắng lợi cho GCCN, đặc biệt chỉ ra nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi sứ mệnh lịch sử của GGCN đó là việc giai cấp này phải tự tổ chức thành giai cấp thống trị, phải trở thành giai cấp tiên phong và lãnh đạo cách mạng. GCCN bước đầu phải dùng bạo lực cách mạng đập tan nhà nước tư sản, thiết lập nên nhà nước của GCCN và nhân dân lao động. Sau đó, dùng chính quyền của nhân dân làm công cụ để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Ăngghen viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại” [93, tr. 56]. Ngoài những nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi sứ mệnh lịch sử thế giới của GCCN là vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, Mác và Ăngghen cho rằng, còn một yếu tố đặc biệt quan trọng là vấn đề đoàn kết, tập hợp lực lượng trong PTCNQT. Đây là vấn đề vừa có tính sách lược trước mắt vừa là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài, đồng thời còn là nguyên tắc trong việc thể hiện thái độ đối với từng giai cấp và các trào lưu chính trị - xã hội khác nhau. Trong khi cùng đấu tranh chung với GCTS để chống phong kiến tại các nước chế độ phong kiến chưa bị đánh đổ, thì những người cộng sản không được phút nào quên nhiệm vụ giáo dục cho GCCN hiểu rõ sự đối kháng giữa GCCN và GCTS để ngay sau khi thủ tiêu xong giai cấp phong kiến là có thể tiến hành cuộc đấu tranh chống GCTS. Để làm được điều đó GCCN thế giới cần tập hợp lực luợng, thống nhất hành động cách mạng trên cơ sở khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Kể từ khi Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời, GCCN được tiếp thêm nguồn sức mạnh mới trong cuộc đấu tranh chống GCTS, điều này được thể hiện rõ qua cao trào cách mạng 1848 - 1849 ở châu Âu. Cách mạng tháng Hai năm 1848 - cuộc khởi nghĩa vũ trang của quần chúng vô sản Pháp giành thắng lợi, chế độ quân chủ bị lật đổ, nền cộng hoà được thành lập. Tuy nhiên, ngay sau đó, chính phủ do GCTS nắm quyền đã phản bội lại GCCN, dùng nhiều thủ đoạn chống lại công nhân. GCCN Pháp vào tháng 6/1848 lại một lần nữa vùng lên, dựng chiến luỹ, khởi nghĩa vũ trang, song vì thiếu sự lãnh đạo của chính đảng cộng sản nên cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Tại Đức, phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra liên tục ngay từ đầu năm cho đến giữa năm 1848. Tháng 3/1848, Đồng minh những người cộng sản đứng ra tổ chức cuộc biểu tình ở Cơ-lơn với yêu sách đòi dân sinh, dân chủ. PTCN ngày một lớn mạnh và phát triển rộng ở Béc-lin và ở nhiều thành phố khác, tuy cuối cùng bị thất bại. Phong trào đấu tranh cách mạng 1848-1849 của giai cấp vô sản ở châu Âu cho dù bị thất bại, song nó là tiền đề, động lực thúc đẩy các cuộc cách mạng tiếp theo. Cách mạng 1848 - 1849 đã giúp cho GCCN rút ra những bài học có ý nghĩa lịch sâu sắc. Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng GCCN nhận thức đầy đủ hơn về bản chất các giai cấp trong xã hội, từ đó có thể xác định được mối quan hệ đâu là bạn, đâu là đồng minh chiến lược, đâu là kẻ thù trước mắt và lâu dài. Khi xác định được đúng đối tượng thì cũng xác định được các hình thức tập hợp, liên minh các lực lượng dân chủ tiến bộ, đặc biệt với giai cấp nông dân. Linh hoạt, sáng tạo, đa dạng hoá các phương pháp và hình thức đấu tranh như bãi công, khởi nghĩa vũ trang, trong đó cách mạng bạo lực phải được xem như là một biện pháp tất yếu dùng để đập tan nhà nước tư sản và các thế lực phản động khác. Đấu tranh cách mạng là hoạt động thực tiễn tôi luyện GCCN không ngừng giác ngộ và trưởng thành, nâng cuộc đấu tranh từ tự phát lên tự giác. Sau cao trào cách mạng 1848 - 1849 ở châu Âu, PTCN ở các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn, bị đàn áp dã man, nhiều người cộng sản bị chính phủ tư sản giết hại. Mác và Ăngghen bị trục xuất ra khỏi nước Đức. Trong hoàn cảnh đó Đồng minh những người cộng sản lại bị chia rẽ, phân liệt, bè phái, do đó năm 1852, theo đề nghị của Mác, Đồng minh những người cộng sản tuyên bố tự giải tán. Ra đời và hoạt động trong khoảng thời gian không dài 5 năm kể từ năm 1847 - 1852, Đồng minh trở thành một hình mẫu đầu tiên của việc xây dựng chính đảng của GCCN cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng minh đã giáo dục, rèn luyện nhiều người cộng sản ưu tú cho PTCNQT trong các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, sau khi Đồng minh những người cộng sản giải tán, sự phát triển phong trào đấu tranh của GGCN đòi hỏi GCCN phải xây dựng phát triển tình đoàn kết, kiên quyết đấu tranh khắc phục tình trạng bè phái, chia rẽ trong nội bộ GCCN, thiết lập một tổ chức quốc tế mới. Hội nghị thành lập tổ chức quốc tế mới được khai mạc ngày 28-9-1864 tại hội trường Xanh-Mác-tin (Luân Đôn - Anh). Tham dự có nhiều đại biểu đại diện cho những người cộng sản, công nhân các nước, Mác và Ăngghen cùng tham gia và và chủ trì hội nghị. Hội nghị quyết định thành lập Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I) - tổ chức chính trị quốc tế của GCCN. Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế I, công nhân các nước đã thành lập chi bộ và liên chi bộ làm hạt nhân, trung tâm lãnh đạo PTCN theo cương lĩnh của Quốc tế. Tại Pháp, từ năm 1864 đến 1870 thành lập được 25 chi bộ; ở Thuỵ sỹ, đến năm 1869 đã thành lập được 30 chi bộ; ở Bỉ, con số này lên đến 60; đặc biệt ở Tây Ban Nha, chỉ trong khoảng 6 năm (1864-1870) đã thành lập được 150 chi bộ... Với tư cách là người sáng lập, lãnh đạo Quốc tế I, Mác và Ăngghen luôn theo sát phong trào, tắm mình trong thực tiễn phong trào cách mạng của GCCN, kịp thời chỉ đạo phong trào. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác được phổ biến rộng rãi trong GCCN, đã thúc đẩy PTCN và công đoàn phát triển mạnh mẽ dẫn tới hình thành các đảng XHCN ở các nước. Đảng vô sản ra đời sớm nhất là Đảng Công nhân XHCN Đức năm 1875 (hợp nhất giữa Đảng Công nhân dân chủ - xã hội và Tổng hội Công nhân toàn nước Đức), một đảng có uy tín lớn trong công nhân và nhân dân lao động Đức. Đảng đã sáng tạo ra nhiều phương thức đấu tranh mới và bước đầu đã giành được thắng lợi trong đấu tranh nghị trường. Tiếp đó, các đảng, tổ chức XHCN lần lượt ra đời ở Bồ Đào Nha, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ , Na Uy, Thuỵ sĩ, áo, Anh, Hà Lan, Nam Tư, Italia... Sự xuất hiện các đảng này là một bước tiến quan trọng trong PTCS-CNQT, chứng tỏ GCCN ở các nước đã thực sự trở thành một giai cấp độc lập về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Quốc tế I hoạt động qua 5 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã từng bước đạt được những mục tiêu đề ra. Đại hội lần thứ I vào năm 1866 tại Giơnevơ (Thuỵ Sĩ), tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tiểu tư sản theo lập trường của Pruđông, chống tư tưởng thiên lệch, đề cao tầm quan trọng của các tổ chức công đoàn, đến mức thành chủ nghĩa công đoàn hẹp hòi như ở nước Anh. Đại hội đánh dấu sự thắng lợi của các nguyên lý mác xít trong Cương lĩnh và tổ chức của Quốc tế. Tại những đại hội tiếp theo, Đại hội lần thứ II tại Lôdan (1867), thứ III ở Bruyxen (1868), thứ IV ở Baden (1869), CNXH tiểu tư sản Pruđông và chủ nghĩa vô chính phủ Bacunin bị phê phán, vạch trần. Năm 1871, GCCN Pháp với tinh thần cách mạng tiến công đã nổi dậy khởi nghĩa thiết lập Công xã Pari. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian 72 ngày đêm nhưng Công xã Pari đã ghi một mốc son chói lọi trên lộ trình tự giải phóng của GCCN, khai sinh một hình thức nhà nước kiểu mới - Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử. Khi Công xã Pari nổ ra và bị thất bại, một mặt, Quốc tế I - đứng đầu là Mác và Ăngghen - đã khẳng định nội dung chân chính của cuộc đấu tranh, sự chiến đấu vô cùng anh dũng, phương pháp cách mạng tiến công của GCCN Pháp; mặt khác kêu gọi những người cộng sản, GCCN các nước noi theo tấm gương chiến đấu hy sinh của GCCN Pháp, ủng hộ tinh thần đấu tranh bất diệt của Công xã. Đảng của GCCN các nước cần nhanh chóng tổng kết thực tiễn, liên hệ rút ra những bài học kinh nghiệm từ Công xã, biến sự đồng tình tự phát đối với Công xã thành lòng khao khát có ý thức của quần chúng vô sản muốn đưa sự nghiệp Công xã đến cùng. Phong trào quốc tế đoàn kết với Công xã diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, đi đầu phong trào là những hoạt động đòi tự do ngôn luận, tự do hội họp của công nhân Đức dưới sự chỉ đạo của Đảng dân chủ - xã hội cách mạng. Mít tinh, diễu hành ca ngợi những tâm gương hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Công xã, đòi tự do báo chí của công nhân nước áo, Hung. Đấu tranh đòi chính phủ cho phép các chiến sỹ Công xã cư trú chính trị của công nhân Anh, sự ủng hộ trực tiếp của công nhân Thuỵ Sỹ, đoàn kết với Công xã còn được tổ chức ở các nước chậm phát triển và lan rộng đến một số thành phố thuộc Bắc Mỹ. Khẳng định ý nghĩa lịch sử của Công xã, sau này Lênin viết: Sự nghiệp của công xã là sự nghiệp của cách mạng xã hội, sự nghiệp giải phóng hoàn toàn những người lao động về chính trị và kinh tế, là sự nghiệp của giai cấp vô sản toàn thế giới. Và theo ý nghĩa đó, sự nghiệp của Công xã là bất diệt [82, tr. 258]. Sau Đại hội lần thứ IV, Đại hội lần thứ V - Đại hội cuối cùng của Quốc tế I được tổ chức ở Lahay (1872), Mác và Ăngghen trực tiếp tham dự và chỉ đạo. Đại hội tiếp tục cuộc đấu tranh chống những tư tưởng đối lập, phản động trong nội bộ phong trào XHCN, chống chia rẽ, bè phái, khai trừ Bacunin và một số phần tử cực đoan ra khỏi Quốc tế, bảo vệ những nguyên lý đúng đắn của CNXH khoa học. Quốc tế I đã thực hiện khá thành công những mục tiêu, nhiệm vụ của mình là truyền bá CNXH khoa học trong PTCN, đấu tranh cho sự thống nhất GCCN về tư tưởng và tổ chức trên phạm vi thế giới. Đánh gía về vai trò lịch sử vô cùng to lớn của Quốc tế I, đa số những người cộng sản đều cho rằng, thời gian hoạt động của Quốc tế không nhiều chỉ có chín năm. Nhưng sự đoàn kết bất diệt do Quốc tế xây dựng được giữa những người vô sản tất cả các nước vẫn tồn tại và càng mạnh hơn bao giờ hết. Điều này cũng đã được Lênin khẳng định: Quốc tế I không thể bị lãng quên được, nó sống mãi trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm tự giải phóng. Nó đã xây nền đắp móng cho lâu đài cộng hoà xã hội chủ nghĩa thế giới mà ngày nay chúng ta đang được vinh hạnh xây dựng [84, tr.278]. Trung thành với tư tưởng của Mác về xây dựng tình đoàn kết quốc tế của GCCN thế giới và để tập hợp lực lượng, tăng cường sức mạnh cho cuộc đấu tranh cách mạng của GCCN, Ănghen đã tích cực chuẩn bị thành lập tổ chức quốc tế mới của GCCN. Nhờ sự nỗ lực lớn lao của Ăngghen và các bạn chiến đấu của ông, Đại hội công nhân quốc tế được khai mạc ngày 14-7-1889 tại Pari (Pháp), Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (Quốc tế II) ra đời. Tham dự Đại hội có 395 đại biểu đại diện cho GCCN từ 20 nước trên thế giới, chủ yếu ở châu Âu, ngoài ra có đại biểu của công nhân Mỹ và áchentina. Điểm khác biệt ở Đại hội lần này là đa số những người tham gia đều thuộc những đảng đứng trên lập trường của CNXH khoa học. Trong lời khai mạc Đại hội, Pôn Laphácgơ, nhà lãnh đạo những người XHCN cách mạng Pháp nhấn mạnh: “Các đại biểu từ khắp châu Âu, châu Mỹ tập hợp tại đây, đoàn kết lại không phải dưới ngọn cờ ba mầu hay dưới ngọn cờ dân tộc nào khác, mà là đoàn kết lại dưới ngọn cờ đỏ, ngọn cờ của giai cấp vô sản quốc tế” [119, tr.424]. Đại hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng về hoạt động hợp pháp của GCCN; thủ tiêu quân đội thường trực; lấy ngày 1/5 là Ngày quốc tế lao động của GCCN; về đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị. Đại hội ra nghị quyết khẳng định CNCS khoa học là cơ sở tư tưởng của phong trào công nhân XHCN. Quốc tế II hoạt động qua 9 kỳ đại hội, thời kỳ đầu khi Ăngghen trực tiếp tham gia lãnh đạo, Quốc tế mang tính chất cách mạng. Sau khi Ăngghen qua đời, Quốc tế bị chủ nghĩa cơ hội, xét lại thao túng nên dẫn đến sự phân liệt và đi tới phá sản, cuộc đấu tranh trên các phương diện tư tưởng, chính trị và tổ chức của GCCN và chính đảng của nó chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong PTCN tại thời điểm này ngày càng quyết liệt. Sự ra đời của Quốc tế II có ý nghĩa lịch sử quan trọng đặc biệt, nó khôi phục được tổ chức quốc tế của GCCN, truyền bá CNXH khoa học vào PTCN. Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại nảy sinh trong phong trào, tiếp tục tập hợp lực lượng cộng sản và công nhân, giương cao ngọn cờ đoàn kết, liên hiệp đấu tranh cho thắng lợi của CNXH, CNCS. Các tổ chức quốc tế của GCCN, những giá trị lịch sử mang tính cách mạng của nó luôn gắn liền với những cống hiến vĩ đại của Mác và Ăngghen - những người đã sáng lập ra CNXH khoa học, học thuyết cách mạng soi sáng con đường đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN. Những cống hiến lớn lao của Mác và Ăngghen trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, cũng như những hoạt động thực tiễn đấu tranh của các ông đã góp phần quyết định làm cho PTCNQT thời kỳ đó có khả năng đoàn kết và tập hợp được lực lượng cách mạng rộng rãi, tăng cường sức mạnh để phát triển tiến lên. 1.1.2. Đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế thời kỳ Lênin và Quốc tế Cộng sản V.I Lênin tích cực tham gia hoạt động cách mạng giữa lúc CNTB đang chuyển sang giai đoạn ĐQCN, phong trào XHCN thế giới đang bị các thế lực cơ hội, cải lương, xét lại lũng đoạn sâu sắc. Bởi vậy, hoạt động cách mạng của Lênin và cuộc đấu tranh không khoan nhượng của Người chống các trào lưu cải lương, cơ hội, xét lại trong phong trào XHCN thế giới, đặc biệt trong Quốc tế II vì sự đoàn kết thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức của GCCN quốc tế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình tập hợp lực lượng của PTCS-CNQT lúc bấy giờ và cả về sau này. Sự chuyển biến của CNTB sang CNĐQ vào cuối thế kỷ thứ XIX - đầu thế kỷ XX đã làm cho tất cả các mâu thuẫn của CNTB trở nên cực kỳ gay gắt. Về chính trị, GCTS lúc này phản động trên tất cả các mặt, điều đó đã trực tiếp tác động theo chiều hướng tiêu cực vào tư tưởng và hoạt động tực tiễn của PTCNQT nói chung, vào Quốc tế II nói riêng. Cuộc đấu tranh chống GCTS phản động dường như ở bên ngoài, giờ đây lại trở thành cuộc đấu tranh ngay bên trong nội bộ PTCNQT, nhất là trong Quốc tế II, khi nó bị phân hóa thành các phe phái đối lập sâu sắc. Phái hữu do Bécxtanh đứng đầu, phản đối tất cả những vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản, đặc biệt nguy hại là phủ nhận quyền lãnh đạo của GCCN trong cách mạng dân chủ tư sản. Phái giữa do Cauxky làm thủ lĩnh, đại biểu cho của chủ nghĩa cơ hội xét lại giấu mặt luôn mệnh danh mác xít để chống lại những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác. Đây là kẻ thù rất nguy hiểm của phong trào cộng sản, công nhân, bởi vì tính chất giấu mặt, vỏ bọc mác xít mà nó che đậy rất dễ đánh lừa quần chúng, làm cho quần chúng ngộ nhận không phân biệt được đúng sai rõ ràng. Phái tả là phái cách mạng triệt để do Lênin đứng đầu, cùng với các nhà cách mạng nổi tiếng khác như Rôda Lucxămbua, Claraxitkin... Phái này luôn trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào những điều kiện cụ thể, tình hình cụ thể của cách mạng mỗi nước; lên án và kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội xét lại dưới mọi màu sắc. Tham gia hoạt động trong Quốc tế II, Lênin đã trực tiếp đấu tranh chống các khuynh hướng cơ hội, cải lương trên một loạt các vấn đề cơ bản của cách mạng mang tính thời sự lúc bấy giờ. Trước hết, Lênin kiên định cuộc đấu tranh với những lãnh tụ cơ hội trong Quốc tế II xung quanh các vấn đề: dân tộc và thuộc địa; phương pháp các._. soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lênin, Nxb, CTQG, Hà Nội. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh(2004), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb, CTQG, Hà Nội. Hội thảo khoa học(03/5/2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, Bộ ngoại giao - Viện quan hệ quốc tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trần Tuấn Hồng (2004), “Kiên trì việc xây dựng lý luận tư tưởng lên hàng đầu công tác xây dựng Đảng”. Cục trưởng Cục lý luận, Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc. Tham luận tại Hội thảo về Xây dựng Đảng giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với Đảng Cộng sản Việt Nam lần 2, Hà Nội. Nguyễn Cảnh Huệ (2004), “Tham gia ASEM: thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, (67), tr 25. Nguyễn Quốc Hùng (1993), “Thêm những tư liệu về Quốc tế Cộng sản với Đông Dương”, T/c Lịch sử Đảng, (1). Liễu Thừa Hùng (1994), “Sáu đặc trưng lớn của thế giới tương lai”, Mấy vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin trong giai đoạn hiện nay) TTTT-TL, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Khương Huy (2003), “Ba loại bình xét về vận mệnh của các Đảng Cộng sản ở các nước phát triển châu Âu”, Tạp chí PTCS quốc tế của Trung Quốc, (2). Đỗ Quang Hưng (2002), “Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm 1934-1938, rọi sáng thêm cho vấn đề dân tộc hay quốc tế”, T/c Lịch sử Đảng, (2) tr 26-33. Hà Mỹ Hương (2004), “Cục diện quan hệ quốc tế giữa các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Cộng sản, (21), tr 66. James E.Mc Clellan (1994),“Nghĩ về tương lai của chủ nghĩa Mác - Lênin”, Mấy vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin trong giai đoạn hiện nay), TTTT-TL, Học viện Chính trị quốc gia HCM. Hà Tăng Khoa (2003), “Chuyển đổi mô hình và hiện đại hoá chính Đảng” Tạp chí Thế giới đương đại với chủ nghĩa xã hội (Trung Quốc), (2). Đặng Xuân Kỳ (1995), “Hồ Chí Minh với việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin”, Tạp chí Cộng sản, (5), tr 16-19. Nguyễn Văn Lan (2004), Phong trào công nhân ở các nước tư bản hiện nay: Thực trạng và triển vọng, Nxb. CTQG, Hà Nội. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, Tập 2, tiếng Việt, NXB Tiến bộ Mát-xcơ-va V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 4, Nxb, Tiến Bộ, Matxcơva. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, Tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 8, Nxb,Tiến bộ, Matxcơva. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 9, Nxb, Tiến bộ, Matxcơva. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 20, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 42, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Tập 33, Nxb Sự thật,Hà Nội. Thái Văn Long(2006), “Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hoá”, Nxb CTQG, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Long(2003),“Vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội”, Góp phần nhận thức thế giới đương đại, Nxb, CTQG, Hà Nội. Nguyễn Thế Lực (1994), Đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển - Đặc điểm và xu thế, Luận án Phó tiến sĩ triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Thế Lực (2002), “Về phong trào cộng sản quốc tế trong giai đoạn hiện nay”, Công an nhân dân, (11). Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Tất Giáp (2001), “Trào lưu xã hội - dân chủ châu Âu: Lịch sử và hiện tại”, Nghiên cứu Châu Âu, (3). Hồ Thị Tố Lương (2007), Quốc tế cộng sản với cách mạng Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội. Máccô Côsôlô (2001), Phát biểu của đồng chí Máccô Côsôlô, Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản tái lập Italia, Lời chào mừng Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. C.Mác và Ph.ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb ST, HN. C.Mác và Ph.ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 2. Nxb CTQG, HN. C.Mác và Ph.ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG - Sự thật, HN C.Mác và Ph.ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG-Sự thật, HN. C.Mác và Ph.ăngghen (1995), “Những ngyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG- Sự thật, Hà Nội. C.Mác và Ph.ăngghen (1995), “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Toàn tập, Tập tập 4, Nxb CTQG-Sự thật, Hà Nội. C.Mác và Ph.ăngghen (1995),“Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản”, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG-Sự thật, Hà Nội. C.Mác và Ph.Ăngghen(2000), Toàn tập,Tập 42, Nxb CTQG, HN. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội. Hồ Chí Minh(2002),Toàn tập, tập 12, Nxb Sự thật, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1998), “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới”, Về chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội. Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay (1996), Nxb. CTQG, Hà Nội. Trình Mưu (2003), Chủ nghĩa khủng bố quốc tế và quan điểm của ĐCS Việt Nam, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trình Mưu (9-2003), “Cục diện thế giới và tác động đến Việt Nam sau sự kiện 11/9 ở Mỹ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trình Mưu (2005), Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào cộng sản và công nhân các nước tư bản phát triển từ năm 1990 đến nay, Tổng quan khoa học, Đề tài cấp bộ 2004-2005, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Phạm Quang Nghị: “Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu đổi mới, phát triển lý luận”, Một số vấn đề lý luận và nghiệp vụ công tác tư tưởng, Nxb. CTQG, HN. Lâm Đại Nghĩa (1994), “Vì sao chủ nghĩa Mác- Lênin vẫn thấm sâu vào lòng người”, TTTT-TL, Học viện chính trị quốc gia HCM, Hà Nội. Lê Hữu Nghĩa (2003), “Xu thế toàn cầu hoá - một đặc điểm lớn của thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”. Góp phần nhận thức thế giới đương đại. Nxb. CTQG, Hà Nội. Lê Hữu Nghĩa (2006), “Tích cực quán triệt và vận dụng Nghị quyết Đại hội X vào nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị”, (12). Vũ Hữu Ngoạn (2004), “Bộ sách “Tư bản” của C. Mác sống mãi trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Cộng Sản,(13). Nhật Bản ngày nay (1996 ), Hiệp hội Quốc tế về thông tin và giáo dục, xuất bản lần thứ 2, Tôkyo. Vũ Dương Ninh (2007), “Quan hệ đối ngoại Việt Nam 1975-1995 - Nhìn lại và suy nghĩ”, T/c Lý luận Chính trị, (4) Nguyễn Xuân Phách, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Thế Lực (1998), Lược khảo lịch sử PTCS và công nhân quốc tế, Nxb. CTQG, Hà Nội Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Thực trạng và triển vọng của PTCSQT trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp trường, Hà Nội. Phong trào công nhân quốc tế - Những vấn đề lịch sử và lý luận(2004), Tài liệu tham khảo, Tập I, Nxb. CTQG, Hà Nội. Tiêu Phong (1998), “Tình hình và xu thế phát triển của phong trào cộng sản thế giới”, T/c Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trung Quốc), 4/1997. Viện Thông tin khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tiêu Phong (2004), “Hai chủ nghĩa một trăm năm”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đào Duy Quát (1999), “Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế sau khi Liên Xô tan rã và triển vọng của phong trào trong vài thập niên đầu thế kỷ XXI”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia Nhìn lại thế kỷ XX và thử nhìn sang thế kỷ XXI, Hà Nội. Đào Duy Quát (2000), Về giai cấp công nhân hiện đại; phong trào cộng sản và công nhân; trào lưu xã hội dân chủ trong CNTB hiện đại, Báo cáo tổng quan, Đề tài KHXH-06-07, Hà Nội. Nguyễn Thị Quế (2005), “Phong trào cộng sản ở một số nước Liên minh châu Âu thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Nxb. CTQG, Hà Nội. Nguyễn Duy Quý(2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb, CTQG, Hà Nội. Robert Hue (2000), “Chủ nghĩa cộng sản một dự án mới”, Tài liệu dịch của Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2006), “Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay”, Nxb CTQG, Hà Nội. Đỗ Tiến Sâm(2006), “Trung quốc với việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ X(2001-2005) và xây dựng quy hoạch 5 năm lần thứ XI(2006-2010)”, Nghiên cứu Trung Quốc, (3). Lê Văn Sáu, Nguyễn Xuân Kỳ, Phan Ngọc Liên (1969), Lịch sử yếu lược Phong trào cộng sản quốc tế thời kỳ hiện đại(1917-1967), tập 2(1945-1957), Tủ sách Đại học sư phạm Hà Nội, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Văn Son (2000), “PTCS, công nhân quốc tế hiện nay và quan hệ đối ngoại của Đảng ta”, Nhân dân, ngày 01/2. Nguyễn Xuân Sơn (1997)(Chủ biên), Trật tự thế giới thời kỳ chiến tranh lạnh, Nxb. CTQG, Hà Nội. Văn Tạo (2002), Sử học và hiện thực. Tập III: Đổi mới tư duy về công nhân và giai cấp công nhân, kinh tế tri thức và công nhân tri thức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Quang Tạo (1992), Trào lưu dân chủ - xã hội, vị trí, vai trò và ảnh hưởng trong phong trào công nhân quốc tế, Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ, Ban Đối ngoại Trung ương, Hà Nội. Tập chuyên đề và kỷ yếu hội thảo, thuộc đề tài KHXH-06-07, Tài liệu Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương. Nguyễn Cơ Thạch (1989), Thế giới 50 năm qua (1945 - 1995) và thế giới trong 25 năm tới(1996 - 2020), Nxb. CTQG, Hà Nội. Thông báo của đồng chí Trưởng Ban đối ngoại ĐCS Pháp với Đoàn đại biểu Đảng ta do Đ/C Nguyễn Đức Bình dẫn đầu năm 1998. Thông tin khoa học xã hội (2000), L’Harmattan, Pari -Monteal, 1999, p138, (1). Thông cáo báo chí về cuộc gặp mặt Aten, Website Solidnet, 6/2000. Nguyễn Đức Thuỳ (1994), Phong trào cộng sản quốc tế trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học Viện Quốc tế thuộc Viện Mác-Lênin-Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Đức Thuỳ (1998), Những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân hiện đại và phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển trong giai đoạn hiện nay, Báo cáo tổng quan, Đề tài cấp bộ, Viện Lịch sử Đảng, Hà Nội. Trần Hữu Tiến (2003), “Toàn cầu hoá và đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc”, Góp phần nhận thức thế giới đương đại, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr 239. Trần Hữu Tiến (2003), “Những thời cơ và thách thức từ bối cảnh tình hình thế giới đối với Việt nam”, Góp phần nhận thức thế giới đương đại, Nxb, CTQG, Hà Nội, tr 475. Phạm Hữu Tiến (2003), Phong trào cộng sản và công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển hiện nay và triển vọng trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Kỷ yếu khoa học, Đề tài nhánh KX 08-09-09, HN. Tiểu sử C.Mác (1975). Nxb. KHXH, HN, T.1 Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1999), Các tổ chức công đoàn trên thế giới, Nxb Lao động, Hà Nội. Nguyễn Phú Trọng(chủ biên - 2006), “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb. CTQG, Hà Nội. Trường Đảng Nguyễn ái Quốc (1982), Phong trào cộng sản, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, Hà Nội. Văn kiện Đại hội XIV ĐCS Bồ Đào Nha (1992), “Dân chủ và chủ nghĩa xã hội là tương lai của Bồ Đào Nha”,Tài liệu tham khảo nội bộ của TTXVN, (352). Victor Trushkop (2003), “Triển vọng phát triển của giai cấp vô sản ở thế kỷ XXI”, Dialog, (7), tr 43-52. Viện Mác - Lênin, Vụ thông tin lý luận(1985), Về các đảng Cộng sản ở châu Âu, Nxb, Thông tin lý luận, Hà Nội. Viện Mác - Lênin, Vụ thông tin lý luận(1983), Về chủ nghiã cộng sản châu Âu, Nxb, Thông tin lý luận, Hà Nội. Viện Mác - Lênin, Vụ thông tin lý luận(1982), Hội nghị Bí thư Trung ương Đảng các nước xã hội chủ nghĩa lần thứ VII về các vấn đề quốc tế và tư tưởng, Nxb, Thông tin lý luận, Hà Nội. Viện Mác - Lênin, Vụ thông tin lý luận(1986), Tình đoàn kết chiến đấu vô sản Việt - Pháp , Nxb, Thông tin lý luận, Hà Nội. Viện Quan hệ quốc tế - Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1999), Một số vấn đề cơ bản về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Tài liệu tham khảo, Hà Nội. Viện Thông tin khoa học- Học viện CTQG Hồ Chí Minh(1998), “Các lực lượng cộng sản của Bắc Âu đang tập hợp lại” Phong trào cộng sản quốc tế (Trung Quốc), (1)1997. Viện Thông tin khoa học- Học viện CTQG Hồ Chí Minh(1997), “ĐCS Tái lập Italia tiến lên trong đổi mới” từ Website của ĐCS Tái lập Italia (PRC): www. Rifondazione. IT, (2) Lê Văn Yên(1999), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế”, Nxb, Lao động, Hà Nội. Lê Văn Yên (2002), “Một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc”, Nxb, Thanh niên, Hà Nội. Văn kiện các cuộc gặp gỡ quốc tế của các ĐCS, công nhân và cánh tả ở Hy Lạp và Síp SOLINET, www.kke.gr Văn kiện các cuộc gặp gỡ quốc tế của Diễn đàn Sao Paulô (bản gốc) Website của ĐCS Pháp, www.pef.fr Website của ĐCS Đức, www.dkp Website của ĐCS Italia, www.COMUNISTI-ITALIA.IJ Website của ĐCS Tây Ban Nha, WWW.PCE.ES Website của ĐCS Bồ Đào Nha, WWW.PCP.PT-PCP Website của ĐCS Việt Nam, www.cpv.org.vn Website của ĐCS Tái lập Italia (PRC), www. Rifondazione. Inernational Meeting of Communist and Workers Parties, Athens, 22-24, May, 1998, Press Release, Inernational Meeting of Communist and Workers’ Parties, Athens, 23-25, June, 2000, Press Release, Inernational Meeting of Communist and Workers’ Parties, Athens, 21-23, June, 2002, Press Release, Inernational Meeting of Communist and Workers’ Parties, Athens, 19-20, June, 2003, Press Release, Speech by the General Secretary of the KKE, Alega Papariga, Inernational Meeting of Communist and Workers’ Parties, Athens, 8-10, October, 2004, Press Release, Opening Speech by the General Secretary of the KKE, Alega Papariga, Inernational Meeting of Communist and Workers’ Parties, Athens, 18-20, November, 2005, Press Release, agent?meetings/479 Выступление Генерального Сектария ЦК Коммунистической Партии Греции на встрече Коммунистических и рабочих Партий – Афины, 21-23 июня 2001 года, www.kke.gr В Лиссабоне прошла встреча коммунистов планеты,"Советская Россия", 16/11/2006, party_ news/45671.html. Các đảng, tổ chức cộng sản - công nhân và cơ quan báo chí của họ trên thế giới ******* COMMUNIST AND WORKERS PARTIES AND MOVEMENTS Youth Organizations Trade Unions Newspapers, magazines and reviews of communist and workers parties International and Regional Organizations 1- COMMUNIST PARTY OF ALBANIA code:(+355) phone:38 22 74 111 fax:42 33 164 2- ALGERIAN PARTY FOR DEMOCRACY AND SOCIALISM Mail: michellien@wanadoo.fr code:(+331) phone:46637607 46772082 42537882 fax:42537882 3- COMMUNIST PARTY OF ARGENTINA Mail: relacionesinternacionales@pca.org.ar Mail: central@pca.org.ar code:(+5411) phone:4304-0066/0068 fax:4304-66/68 4- COMMUNIST PARTY OF ARMENIA code:(+3741) phone:567933 fax:523506 5- COMMUNIST PARTY OF AUSTRALIA Mail: cpa@cpa.org.au Mail: guardian@cpa.org.au code:(+612) phone:9212 6855 fax:9281 5795 6- COMMUNIST PARTY OF AUSTRIA Mail: international@kpoe.at Mail: bundesvorstand@kpoe.at code:(+431) phone:5036580 fax:5036580-499-411 7- ZERBAIDJAN, COMMUNIST PARTY OF AZERBAIDJAN code:(+99412) phone:948937 fax:948937 8- DEMOCRATIC PROGRESSIVE TRIBUNE Mail: almenber@almenber.com code:(+96311) phone:6712875 3324930 5127345 fax:6712875 3324930 5127345 9- COMMUNIST PARTY OF BANGLADESH Mail: info@cpbdhaka.com Mail: cpb@aitlbd.net Mail: internationaldept@cpbdhaka.com Mail: manzur@bangla.net Mail: cpbdhaka@aitlbd.net code:(+8802) phone:9558612 9554703 fax:9552333 10- COMMUNIST PARTY OF BELARUS Mail: aduk@belarus.minsk.dy code:(+37512) phone:394311 fax:394348 11- COMMUNIST PARTY OF BELGIUM Mail: parti.communiste@skynet.be code:(+322) phone:5480290 fax:5113496 12- WORKERS' PARTY OF BELGIUM Mail: wpb@wpb.be Mail: ptb@ptb.be code:(+322) phone:5137760 - 5040111 fax:5139831 13- COMMUNIST PARTY OF BOLIVIA Mail: pcbol@caoba.entelnet.bo Mail: domich2001@hotmail.com code:(+591) phone: 2423252 fax: 2 2116379 14- WORKERS' COMMUNIST PARTY OF BOSNIA AND HERZEGOVINA Mail: kontakt@rkp-bih.cjb.net code:(+387) phone: 055/243-405 15- BRAZILIAN COMMUNIST PARTY Mail: pcb@pcb.org.br Mail: webmasterpcb@pcb.org.br code:(+5511) phone:2835431 16- COMMUNIST PARTY OF BRAZIL Mail: internacional@pcdob.org.br code:(+5511) phone:3054-1800 fax:3051-7738 17- COMMUNIST PARTY OF BRITAIN Mail: office@communist-party.org.uk Mail: cp-of-britain@mcr1.poptel.org.uk code:(+44207) phone: 428 9300 fax: 428 9114 18- NEW COMMUNIST PARTY OF BRITAIN Mail: party@ncp.clara.net Mail: webmaster@newworker.org Mail: ncp@geocities.com code:(+44207) phone:2234050/4052 fax:2234057 19- BULGARIAN COMMUNIST PARTY "GEORGY DIMITROV" Mail: bcpgb@poshtanet.bg Mail: bcpgd@top.bg code:(+3592) phone:621255 fax:746959 20- COMMUNIST PARTY OF BULGARIA Mail: bbm@ttm.bg Mail: bbmg@hotmail.com code:(+3592) phone:9584835 fax:9802510 21- COMMUNIST PARTY OF CANADA Mail: inter@cpc-pcc.ca code:(+1416) phone:4692446 fax:4694063 22- COMMUNIST PARTY OF CHILE Mail: cripcch@entelchile.net Mail: cripcch@directo.cl code:(+562) phone:6347678 6349608 6651654 fax:2222750 23- COMMUNIST PARTY OF CHINA code:(+8610) fax:68512902 24- COLOMBIAN COMMUNIST PARTY Mail: pacocol@etb.net.co Mail: notipaco@etb.net.co code:(+571) phone:2854188 - 3203204 fax:3384742 25- COMMUNIST PARTY OF CUBA Mail: europa@euro.cipcc.inf.cu Mail: europa@pa.co.cu Mail: despacho@cc.cu code:(+537) phone:593400 fax:556831 26- THE PROGRESSIVE PARTY OF THE WORKING PEOPLE - AKEL Mail: InterBureau@akel.org.cy Phone: (+357) 22 761121 Fax: 22 76 15 74 27- COMMUNIST PARTY OF BOHEMIA AND MORAVIA Mail: leftnews@kscm.cz code:(+4202) phone:22897428 fax:22897207-22897449-22897111 28- COMMUNIST PARTY IN DENMARK Mail: kpid@kpid.dk Mail: kommunist@kpid.dk code:(+45) phone:38882833 - 38162833 fax:38882433 29- COMMUNIST PARTY OF DENMARK Mail: dkp@dkp.dk code:(+45) phone:33916644 fax:33320372 30- DOMINICAN REPUBLIC, FORCE OF THE REVOLUTION Mail: fr@nodo50.ix.apc.org Mail: frevolucion@latinmail.com 31- COMMUNIST PARTY OF EGYPT code:(+202) Fax:5786298 Phone: +2066 403947 32- COMMUNIST PARTY OF EQUADOR Mail: pce_ecu@hotmail.com Mail: g_yturralde@ecuabox.com code:(+593-2) phone:2671108 fax:2909454 (+593-4) phone:2401462 fax:2248643 33- COMMUNIST PARTY OF FINLAND Mail: skp@skp.fi code:(+3589) phone:7743 8150 fax:7743 8160 34- FRENCH COMMUNIST PARTY Mail: pcf@pcf.fr code:(+331) phone:40401291 40401212 fax:42404027 40401356 35- FYROM, COMMUNIST PARTY OF MACEDONIA Mail: kpm92@freemail.org.mk code:(+389) phone:231 78710 fax:231 78710 36- GERMAN COMMUNIST PARTY (DKP) Mail: pv@dkp.de Mail: dkp.pv@t-online.de Mail: dkp.munich.Im@t-online.de code:(+49201) phone:225148/49 fax:2486484 37- PARTY OF DEMOCRATIC SOCIALISM Mail: E-mail: parteivorstand@pds-online.de code:(+4930) phone:24009426 24009286 fax:24009425 38- COMMUNIST PARTY OF GREECE Mail: cpg@int.kke.gr code:(+30) phone:210 2592111 fax:210 2592298 39- UNIFIED COMMUNIST PARTY OF GRUZIA code:(+99532) phone:743821 40- VOLUTIONARY NATIONAL UNITY OF GUATEMALA (URNG) Mail: sgurng@urng.org.gt 41- PEOPLE'S PROGRESSIVE PARTY Mail: ppp@guyana.net.gy code: (+592) phone: 2272095, 2273301-3, 2251479 fax: 2272096 42- HUNGARIAN WORKERS' PARTY Mail: mp200@mail.matavnet.hu code:(+361) phone:3342721 fax:3135423 43- COMMUNIST PARTY OF INDIA Mail: cpi@vsnl.com Mail: cpi@cpofindia.org code:(+9111) phone:23235546 23235099 23235088 23232801 23237972 fax:23235543 44- COMMUNIST PARTY OF INDIA (MARXIST) Mail: cpim@vsnl.com code:(+9111) phone: 23344918 23747435 23747436 fax:23747483 45- IRAQI COMMUNIST PARTY Mail: iraq@iraqcp.org code: (+44) phone: 207 939529280 fax: 207 4192552 46- IRAQ, COMMUNIST PARTY OF KURDISTAN-IRAQ Mail: kcp_kurdistan@hotmail.com Mail: maib55@hotmail.com code:(+4131) phone:3719612 fax:3719628 47- THE WORKERS' PARTY OF IRELAND Mail: info@workers-party.org Mail: wpi@indigo.ie code:(+3531) phone:8740716 fax:8748702 48- COMMUNIST PARTY OF IRELAND Mail: E-mail: cpoi@eircom.net 49- COMMUNIST PARTY OF ISRAEL Mail: info@maki.org.il code:(+9723) phone:6293944 fax:6297263 50- ITALIAN COMMUNISTS Mail: internazionale@comunisti-italiani.org Mail: esteri@comunisti-italiani.org code:(+3906) phone:67608755 68627210/11/23 fax:67608472 68627230 51- PARTY OF THE COMMUNIST REFOUNDATION Mail: esteri.prc@rifondazione.it code:(+3906) phone:441821 fax:44182286 52- JAPANESE COMMUNIST PARTY Mail: intl@jcp.or.jp Mail: jpspress@twics.com code:(+813) phone:54748421 fax:37460767 53- JORDANIAN COMMUNIST PARTY Mail: jcp@nets.com.jo code:(+9626) phone:4624939 fax:4624939 54- PARTY OF THE COMMUNISTS OF KIRGIZIA code:(+73312) phone:270497 fax:223991 55- PEOPLES' REVOLUTIONARY PARTY code:(+856) phone:21414041-42 fax:21414043 56- SOCIALIST PARTY OF LATVIA Mail: Hristolubov@btv.lv code: (+371) phone:7555535 fax:7555535 57- LEBANESE COMMUNIST PARTY Mail: lcparty@inco.com.lb code:(+9611) phone:739615-17 fax:739615-17 (+331) phone:48952416 fax: 48954560 58- SOCIALIST PARTY OF LITHUANIA Mail: minsta@splius.lt, minstak@one.lt, lgps@mail.lt code: (+37041)- phone:452037 66- LUXEMBOURG, COMMUNIST PARTY OF LUXEMBOURG Mail: zeiluvol@pt.lu code:(+352) phone:446066-21 fax:446066-66 59- COMMUNIST PARTY OF MALTA code:(+356) phone:232311 336749 60- POPULAR SOCIALIST PARTY OF MEXICO Mail: ppsprens@prodigy.net.mx Mail: ivlt@avantel.net code:(+525) phone:5330816-18 fax:5330816 5257131 61- PARTY OF THE COMMUNISTS, MEXICO Mail: comunista@mexico.com code:(+525) phone:734 3435466 fax: 866 630766 62- PARTY OF COMMUNISTS OF REPUBLIC OF MOLDOVA Mail: E-mail: info@pcrm.md code:(+3732) phone:232356 fax:232356 63- PARTY OF THE PROGRESS AND SOCIALISM code:(+2127) phone:208672 208673 fax:208674 64- COMMUNIST PARTY OF NEPAL(UML) Mail: E-mail: uml@ntc.net.np code:(+9771) phone:278081-3 2310-12 fax:278084 65- NEW COMMUNIST PARTY OF THE NETHERLANDS Mail: manifest@wanadoo.nl code:(+3120) phone:6825019 fax:6828276 (+3170) phone:3603676 fax:3603676 66- SOCIALIST PARTY OF THE NETHERLANDS code:(+3110) fax:2435566 67- COMMUNIST PARTY OF NORWAY Mail: nkp@nkp.no code:(+4722) Phone: 717788 fax: 717907 68- PALESTINIAN COMMUNIST PARTY code:(+970) phone: 92515645 fax: 92515075 22267644 69- PARAGUAYAN COMMUNIST PARTY Mail: pcp@card.net.com Mail: jfarina@conexion.com.py code:(+59521) phone:225116 fax:225116 79- PERUAN COMMUNIST PARTY Mail: renanraffom@terra.com.pe Mail: unidad@ec-red.com code:(+511) phone/fax: 3306106 3723627 80- PHILIPPINE COMMUNIST PARTY PKP-1930 code:(+632) phone:6506514 fax:2812195 3649424 81- COMMUNIST PARTY OF THE PHILIPPINES Mail: ndf@easema.net code:(+31-30) phone:2310431 fax:2322989 82- COMMUNIST PARTY OF POLAND Mail: kontakt@kompol.org 83- PORTUGUESE COMMUNIST PARTY Mail: internacional@pcp.pt code:(+35121) phone:7813800 fax:7969824 84- ROMANIAN COMMUNIST PARTY Mail: pantazialexandru@lycos.com code:(+401) phone:6423615 85- LABOUR SOCIALIST PARTY Mail: c.cretu@xnet.ro code:(+40) phone/fax:21-4133354 86- COMMUNIST PARTY OF THE RUSSIAN FEDERATION (KPRF) Mail: kprf@dol.ru Mail: FilAP@duma.gov.ru code:(+7095) phone:2927740 2928742 fax:2068751 2929050 2925685 87- COMMUNIST WORKERS PARTY OF RUSSIA (RKRP)- PARTY OF COMMUNISTS OF RUSSIA (RPC) Mail: rkrprpk@peterlink.ru code:(+7812) phone:2748073 fax:2742818 88- UNION OF COMMUNIST PARTIES-CPSU Mail: shenin@cea.ru code:(+7095) phone:2789633 fax:2783139 89- COMMUNIST PARTY OF SLOVAKIA Mail: sekr@kss.sk Mail: zahr@kss.sk code:(+4212) phone:44644102 - 54774102 fax:44372540 95- SOUTH AFRICA, SOUTH AFRICAN COMMUNIST PARTY Mail: mazibuko@sacp.org.za code:(+2711) phone:3393621/2 (3393633/4) fax:3394244 3396880 96- SOUTH AFRICA, AFRICAN NATIONAL CONGRESS Mail: anchq@anc.org.za Mail: sbooley@anc.za Mail: andia@anc.org.za Mail: xmayisela@anc.org.za code:(+2711) fax:3334509 97- SPAIN, COMMUNIST PARTY OF SPAIN Mail: internacional@pce.es Mail: comitefederal@pce.es code:(+3491) phone:3004969 fax:3004744 98- SPAIN, PARTY OF COMMUNISTS OF CATALUNA Mail: pcc@pcc.es E:Mail: internacional@pcc.es code:(+3493) phone:3184282 3184512 3184958 fax:3184835 99- SPAIN, UNITED LEFT SPAIN Mail: iu.internacional@izquierda-unida.es code:(+3491) phone:7227500 fax:3880405 100- SPAIN, COMMUNIST PARTY OF PEOPLE OF SPAIN Mail: pcpecc@terra.es Mail: gabinete@activanet.es Mail: qboix@sct.ictnet.es code: (+3491) phone: 5329187 fax: 5329187 101- SRI-LANKA, COMMUNIST PARTY OF SRI-LANKA code:(+941) phone:694945 fax:691610 102- SUDAN, SUDANESE COMMUNIST PARTY Mail: scpinc46@hotmail.com code:(+4202) phone:33555668 fax:33555668 103- SWEDEN, COMMUNIST PARTY OF SWEDEN Mail: skp@skp.se code:(+468) phone:7358640 fax:7357907-7357902 104- SWEDEN, LEFT PARTY Mail: ann-marie.ogalde@vansterpartiet.se code:(+468) phone: 6540820 6505151 fax:6532385 105- SWITZERLAND, SWISS PARTY OF LABOUR Mail: abringolf@vtx.ch code:(+4122) (+411) fax:3222295 2420858 106- SYRIA, SYRIAN COMMUNIST PARTY code:(+96311) phone:4455048 fax:4422716 107- SYRIA, SYRIAN COMMUNIST PARTY Mail: scp@scs-net.org Mail: annour@scs-net.org code:(+96311) phone:4410264 fax:4422383/ 3342571 108- TADJIKISTAN, COMMUNIST PARTY OF TADJIKISTAN Mail: faizullo@fozil.tajik.net code:(+992372) phone:232953 231853 362990 fax:363977 276447 109- TURKEY, FREEDOM AND SOLIDARITY PARTY (ODP) Mail: ozgurluk@odp.org.tr Mail: ferzan@waldacademy.org Mail: odpkadikoy@yahoo.com code:(+90212) (+90312) phone:2527641/2 fax:433734 2527640231/3312 110- TURKEY, THE PARTY OF LABOUR (EMEP) Mail: E-mail: info@emep.org code:(+90212) phone:5884332-38 fax:5884341 111- TURKEY, COMMUNIST PARTY OF TURKEY (TKP) Mail: tkp@tkp.org.tr Mail: int@tkp.org.tr code:(+90216) phone: 4185351 4146504 fax:3461137 112- TURKEY, SOCIALIST UNITY PARTY code:(+90312) phone:2299706 fax:2299706 113- UKRAINE, COMMUNIST PARTY OF UKRAINE Mail: ck_kpu@kpu.kiev.ua code:(+38044) phone:4165487 4165516 fax:4165056 114- UKRAINE, UNION OF COMMUNISTS OF UKRAINE Mail: marx-journal@mail.ru code:(+38044) phone:2906225 fax:2906225 115- URUGUAY, COMMUNIST PARTY OF URUGUAY Mail: carlosflanagan@hotmail.com Mail: marismendi@parliamento.gub.uy code:(+5982) phone: 9242697 9247056 fax: 9242697 9247056 116- USA, COMMUNIST PARTY USA Mail: cpusa@cpusa.org Mail: cpusainternat@mindspring.com code:(+1510) phone:251 1120 (+1510) phone:251 1050 117- VENEZUELA, COMMUNIST PARTY OF VENEZUELA Mail: pcv@pcv-venezuela.org Mail: sicomdn@cantv.net Mail: cantaclaro@cantv.net Mail: carolus@cantv.net Mail: oscarfiguera_pc@hotmail.com code:(+58212) phone:4815271 - 4819737 fax: 4815271 - 4819737 118- COMMUNIST PARTY OF VIETNAM Mail: perc@fpt.vn code:(+844) phone:8436278 8436274 fax:8234514 119- YEMEN, YEMEN SOCIALIST PARTY code:(+96311) phone:6112033 fax:6112033 120- YUGOSLAVIA, NEW COMMUNIST PARTY OF YUGOSLAVIA code:(+38111) phone:642985 fax:467867 642985 121- YUGOSLAVIA, YUGOSLAV LEFT(JUL) Mail: international@jul.org.yu code:(+38111) phone:751336 fax:7632285 122- YUGOSLAVIA, THE YUGOSLAV COMMUNISTS code:(+38111) phone:657073 fax:658940 123- YOUTH ORGANIZATIONS WORLD FEDERATION of DEMOCRATIC YOUTH 124- INTERNATIONAL UNION OF STUDENTS 125- AUSTRIA, COMMUNIST YOUTH OF AUSTRIA 126- AUSTRIA, COMMUNIST STUDENTS OF AUSTRIA 127- BRAZIL, UNION OF SOCIALIST YOUTH 128- BRITAIN, YOUNG COMMUNIST LEAGUE 129- CANADA, YOUNG COMMUNIST LEAGUE 130- CHILE, COMMUNIST YOUTH OF CHILE 131- COLOMBIA, COMMUNIST YOUTH 132- CYPRUS, EDON 133- CZECH REPUBLIC, COMMUNIST YOUTH OF CZECH REPUBLIC 134- DEMANRK, YOUTH OF COMMUNIST PARTY IN DENMARK 135- FRANCE, MOVEMENT OF COMMUNIST YOUTHS OF FRANCE (MJCF) 136- GERMANY, GERMAN SOCIALIST WORKING YOUTH (SDAJ) Mail: international@sdaj-online.de 137- GREECE, COMMUNIST YOUTH OF GREECE (KNE) 138- IRELAND, CONNOLLY YOUTH MOVEMENT Mail: connollyyouth@hotmail.com 139- ISRAEL, YOUNG COMMUNIST LEAGUE OF ISRAEL 140- ITALY, GIOVANI COMUNISTE e COMUNISTI 141- JAPAN, DEMOCRATIC YOUTH LEAGUE OF JAPAN 142- NORWAY, COMMUNIST YOUTH OF NORWAY 143-PORTUGAL, PORTUGUESE COMMUNIST YOUTH (JCP) 144-RUSSIA, COMMUNIST YOUTH UNION OF RUSSIAN FEDERATION 145- SOUTH AFRICA, ANC YOUTH LEAGUE 146- SPAIN, UNION OF COMMUNIST YOUTHS (UJCE) 147- SPAIN, COLLECTIVES OF YOUNG COMMUNISTS OF CATALUNYA 148- SPAIN, COLLECTIVES OF YOUNG COMMUNISTS 149- SWEDEN, LEFT YOUTH 150- SWEDEN, COMMUNIST YOUTH OF SWEDEN 151- FILAND, COMMUNIST YOUTH OF FILAND 152- UKRAINE, LENINIST COMMUNIST YOUTH UNION 153- USA, YOUNG COMMUNIST LEAGUE 154- VENEZUELA, COMMUNIST YOUTH (JCV) NEWSPAPERS MAGAZINES AND REVIEWS OF COMMUNIST AND WORKERS PARTIES - GUARDIAN (Australia) - MORNING STAR (Britain) - PEOPLE'S VOICE (Canada) pv.htm - VOZ (Colombia) - GRANMA INTERNATIONAL (Cuba) - HARAVGI (Cyprus) - L'HUMANITE (France) - UNSERE ZEIT (Germany) - RIZOSPASTIS (Greece) - PEOPLE'S DEMOCRACY (India) - GANASHAKTI (India) - "AL ITTIHAD" (Israel) Mail: ittihad@zahav.net.il - LIBERATIONE (Italy) - La Rinascita della sinistra (Italy) - New Era (Nepal) - AVANTE (Portugal) - PRAVDA ROSSII (Russia) - TROUDOVAGIA RUSSIA (Russia) - USVIT (Slovakia) - AFRICAN COMMUNIST (South Africa) - UMSEBENZI (South Africa) - NEW EVRENSEL (Turkey) - PEOPLE'S WEEKLY WORLD (USA) - POLITICAL AFFAIRS (USA) - REFERENCE CENTER FOR MARXIST STUDIES - LEFT NEWS (Czech Rep.) - NHAN DAN (Vietnam) - FOCUS ON SOCIALISM - INTERNATIONAL and REGIONAL ORGANIZATIONS WORLD FEDERATION OF DEMOCRATIC YOUTH - WORLD FEDERATION OF TRADE UNIONS - WORLD PEACE COUNCIL - INTERNATIONAL UNION OF STUDENTS - FORUM of SAO PAOLO - OTHER INTERNET RESOURCES CIRCULOS BOLIVARIANOS INTERNACIONALES - COMINTERNET - DIMITROV INTERNET ARCHIVE - LENIN INTERNET ARCHIVE - MARX ENGELS INTERNET ARCHIVE - RESISTIR.INFO (Portuguese site) - REDNET - ASSOCIAZIONE CULTURALE MARXISTA - COLLECTIF BELLACIAO - RED GLOBE - LES HABITATIONS ORGANISATIONNELLE MONDIALES POUR LA FAMILLE - FUNDACION GUILLERMO TORIELLO - SOCIAL SCIENCE INFORMATION GATEWAY - THE INTERNET PHOTO ARCHIVE LENIN - MARX - ENGELS ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2736.doc
Tài liệu liên quan