Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Cao Thị Hồng Nhung QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Cao Thị Hồng Nhung QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2010) Chuyên ngàn

pdf125 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Văn Đạt. Các số liệu, thống kê, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới. TPHCM, ngày 26 tháng 10 năm 2011 Tác giả luận văn Cao Thị Hồng Nhung DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa BTVH Bổ túc văn hóa CBQL Cán bộ quản lý CĐSP Cao đẳng sư phạm GV Giáo viên GD-ĐT Giáo dục và đào tạo HKH Hội khuyến học HS Học sinh PCTHCS Phổ cập trung học cơ sở PCGDTH PCGDTH PCTrH Phổ cập trung học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XMC Xóa mù chử MỤC LỤC 0TLỜI CAM ĐOAN0T ................................................................................................................. 1 0TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T .................................................................................. 2 0TMỤC LỤC0T ............................................................................................................................ 3 0TMỞ ĐẦU0T .............................................................................................................................. 6 0T1. Lí do chọn đề tài0T................................................................................................................................... 6 0T2. Mục đích nghiên cứu0T ............................................................................................................................ 7 0T3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu0T .................................................................................................................... 7 0T4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu0T ........................................................................................................... 10 0T5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu0T ......................................................................................... 10 0T6. Đóng góp của đề tài0T ............................................................................................................................ 11 0T7. Cấu trúc luận văn0T ............................................................................................................................... 12 0TChương 1. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE THỜI KÌ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975-1985)0T ........................................................................................................ 13 0T1.1. Khái quát về thành phố Bến Tre từ sau ngày giải phóng đến trước đổi mới0T ...................................... 13 0T1.1.1. Điều kiện tự nhiên0T .................................................................................................................... 13 0T1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư, văn hóa0T ............................................................................................ 14 0T1.2. Tình hình giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre từ 1975-1985.0T ................................................... 18 0T1.2.1. Hệ thống quản lý ngành0T .......................................................................................................... 18 0T1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.0T ............................................................................................................ 18 0T1.2.4. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy0T ................................................................... 24 0T1.3. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre (1975-1985)0T ..................... 25 0T1.3.1. Những thành tựu0T ...................................................................................................................... 25 0T1.3.2. Những hạn chế, bất cập.0T ........................................................................................................... 28 0T1.3.3. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo thành phố Bến Tre0T ..................................... 30 0TChương 2 . GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986-1996).0T ................................................................................... 32 0T2.1. Đường lối đổi mới giáo dục- đào tạo của Đảng và việc triển khai ở thành phố Bến Tre0T .................... 32 0T2.1.1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc đổi mới giáo dục – đào tạo0T ...................................................... 32 0T2.1.2. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới giáo dục – Đào tạo0T ................................... 33 0T2.1.2.1. Nhận thức vai trò của giáo dục – đào tạo0T .......................................................................... 33 0T2.1.2.2. Đường lối của Đảng về đổi mới giáo dục – đào tạo0T ........................................................... 33 0T2.1.3. Triển khai thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục ở thành phố Bến Tre0T.................................... 35 0T2.1.3.1. Giai đoạn 1986 – 19910T ...................................................................................................... 35 0T2.1.3.2. Giai đoạn 1991 – 19960T ...................................................................................................... 37 0T2.2. Những thành quả và hạn chế của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong mười năm đổi mới (1986-1996).0T .......................................................................................................................................... 38 0T2.2.1. Quy mô phát triển và hiệu quả đào tạo.0T .................................................................................... 38 0T2.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên0T ........................................................... 43 0T2.2.3. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy.0T .................................................................. 46 0T2.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học.0T .................................................... 48 0T2.2.5. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội.0T .......................................................... 51 0TChương 3. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE NHỮNG NĂM 1997 - 20100T ..................................................................................................................................... 55 0T3.1. Tiếp tục đường lối đổi mới giáo dục – Đào tạo của Đảng và việc triển khai thực hiện ở thành phố Bến Tre0T ......................................................................................................................................................... 55 0T3.1.1. Bối cảnh lịch sử0T ....................................................................................................................... 55 0T3.1.2. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới Giáo dục – Đào tạo.0T..................... 56 0T3.1.3. Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới giáo dục ở thành phố Bến Tre0T ....................................... 59 0T3.2. Những thành quả và hạn chế của giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong những năm 1997- 20100T ....................................................................................................................................................... 60 0T3.2.1. Quy mô phát triển và hiệu quả đào tạo0T ..................................................................................... 60 0T3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên0T ........................................................... 70 0T3.2.3. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy0T ................................................................... 76 0T3.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học0T ..................................................... 81 0T3.2.5. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình – Nhà trường- Xã hội0T ............................................................ 86 0TKẾT LUẬN0T ........................................................................................................................ 91 0T1. Thành tựu giáo dục Bến Tre trong 25 năm đổi mới (1986 – 2010)0T ...................................................... 91 0T2. Nguyên nhân thành tựu đó0T .................................................................................................................. 92 0T3. Những hạn chế, yếu kém của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre0T .................................................. 93 0T4. Những bài học kinh nghiệm rút ra.0T ..................................................................................................... 94 0T5. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của thành phố Bến Tre trong thời kỳ mới.0T............................................................................................................................................ 98 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ............................................................................................... 100 0TPHỤ LỤC0T ......................................................................................................................... 105 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, vì vậy giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xem là “quốc sách hàng đầu”, có vị trí quan trọng và quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn lấy quan điểm của Hồ Chí Minh làm nền tảng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm thử thách, dù trong điều kiện chiến tranh, hay sự non yếu của kinh tế đất nước nhưng nền giáo dục nước ta vẫn giữ bản chất “của dân, do dân và vì dân”. Trong hệ thống giáo dục quốc dân ấy, giáo dục phổ thông là “nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất trọng yếu cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[63;tr 94-96]. Song những năm gần đây, giáo dục phổ thông đã đặt ra những vấn đề cấp bách như: chạy theo thành tích, thương mại hóa trong giáo dục, nội dung chương trình quá tải…Những vấn đề cấp bách ấy là những thách thức mới đối với giáo dục của đất nước nói chung, giáo dục của từng địa phương nói riêng trong đó có tỉnh Bến Tre. Bến Tre là nơi hội tụ những nhà giáo nổi tiếng: Võ Trường Toản – thầy của những bậc thầy; Đồ Chiểu – người thầy mù, yêu nước nồng nàn với câu thơ bất hủ: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”; Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và biết bao thầy giáo đã đào tạo ra những thế hệ con người biết yêu thương người, thông minh, bất khuất, bản lĩnh, đã viết nên những trang sử vẻ vang cho quê hương. Thành phố Bến Tre được sản sinh từ mảnh đất anh hùng Đồng Khởi , nằm vị trí trung tâm của tỉnh Bến Tre, với hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi. Từ thành phố Bến Tre tàu thuyền có thể đi thẳng tới thành phố Hồ Chí Minh, sang Mỹ Tho đến Cần Thơ, hoặc đến trung tâm kinh tế khác ở đồng bằng Nam Bộ và có thể ngược dòng Cửu Long đến thủ đô Phnompenh của Campuchia. Anh dũng trong đấu tranh, cần cù, sáng tạo trong lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Bến Tre, sau khi giành được thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, toàn Đảng, toàn dân thành phố Bến Tre nhanh chóng bước vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương giàu đẹp. Với sự nổ lực vượt bậc ấy, thành phố Bến Tre đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng, trên mọi lĩnh vực trong đó có giáo dục .Thành phố Bến Tre luôn là ngọn cờ đầu của tỉnh về giáo dục phổ thông. Hòa cùng công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, sự nghiệp giáo dục – đào tạo, thành phố Bến Tre đã đạt nhiều thành tựu to lớn, song hạn chế cũng không ít. Những hạn chế ấy cần phải được khắc phục. Là người con của thành phố Bến Tre, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, thiết nghĩ việc nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục là vấn đề cần thiết. Với nội dung của một luận văn thạc sĩ, cá nhân chọn nghiên cứu về “Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kì đổi mới (1986-2010)”. Đề tài nghiên cứu trên nhằm tái hiện lại lịch sử của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ nhiều góc độ, đồng thời đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển cho giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre nói riêng, giáo dục tỉnh Bến Tre nói chung trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quá trình phát triển của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ năm 1986 – 2010, nhằm khôi phục lại bức tranh của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong 25 năm đổi mới dưới nhiều gốc độ: quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; quá trình tổ chức đổi mới công tác giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre, trình bày cụ thể những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục. Từ đó, nhận thức toàn diện hơn vai trò động lực của sự phát triển giáo dục. Bên cạnh đó, cung cấp luận cứ khoa học về giáo dục, góp phần định hướng cho công tác giáo dục của thành phố Bến Tre trong những năm tới, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre nói riêng, cả nước nói chung. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Cùng với sự phát triển của giáo dục, nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục cũng được quan tâm. - Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985) ” của Bộ Giáo dục do Nxb Giáo dục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết công tác giao dục 10 năm sau ngày giải phóng, những phân tích nhận xét của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này, trong đó có đề cập đến tình hình ngành giáo dục phổ thông. - Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục (1986- 1996) đã tổng hợp báo cáo của các địa phương sau 10 năm tiến hành đổi mới giáo dục. Trong đó, thành tích giáo dục của các địa phương được trình bày cụ thể. - Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến 2010 nêu ra những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những tài liệu trên đã thể hiện những định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước trong 25 năm đổi mới. Trong đó, tài liệu dành phần lớn chủ trương, đường lối để đưa giáo dục phổ thông phát triển ở mỗi giai đoạn cụ thể. - Cuốn “Từ bộ Quốc gia đến bộ giáo dục và đào tạo (1945 - 1995)” do Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đường chủ biên, được Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 1995.Với tính chất là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,cuốn sách dành một phần nói về sự chỉ đạo của Bộ đối với ngành giáo dục phổ thông, nêu sơ qua giai đoạn 1975 – 1995. Qua đây cho ta thấy sự quan tâm chỉ đạo, triển khai các đường lối chính sách về giáo dục phổ thông của Đảng đối với ngành giáo dục phổ thông giai đoạn 1975-1995. - Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam là tác phẩm của tác giả Lê Văn Giạng do Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội phát hành năm 2003, tác giả đã dành phần để trình bày về hoạt động nền giáo dục của nước Việt Nam thống nhất và chủ nghĩa xã hội (từ năm 1975 đến năm 2000). Tuy nhiên, tác giả cũng mới chỉ trình bày một cách khái quát nhất có thể của nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục phổ thông giai đoạn này được đề cập đến một cách sơ lược. - Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông 1986-2000, là luận văn thạc sĩ lịch sử (năm 2007) của tác giả Trương Thị Hoa thuộc Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Thông qua luận văn này, tác giả trình bày một cách công phu, hệ thống sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp 15 năm đổi mới giáo dục phổ thông. Qua đó, chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng về sự phát triển giáo dục phổ thông nước nhà trong thời gian này. - Cuốn Lịch sử giáo dục Việt Nam của tác giả Bùi Minh Hiền biên soạn được phát hành năm 2004. Là một giáo trình dùng cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, cho nên tác giải viết một cách sức sơ lược về lịch sử giáo dục Việt Nam. Mặc dù không phải là quyển sách viết riêng về giáo dục phổ thông nhưng ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 - 2000. - Cuốn Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kì lịch sử của Nguyễn Đăng Tiến Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2001. Thông qua việc trình bày tình hình, những đánh giá một cách tổng hợp về giáo dục phổ thông ở giai đoạn 1975 – 1995, chúng ta nắm khái quát sơ lược về giáo dục và nhà trường phổ thông Việt Nam giới hạn đến năm 1995. Các tài liệu có liên quan đến giáo dục – đào tạo Bến Tre, một phần giáo dục phổ thông Bến Tre: - Cuốn Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005 là công trình của Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển (2005) do Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội phát hành. Tập 2 của tác phẩm đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục- đào tạo tỉnh Bến Tre. Trong đó, có một phần ngắn trình bày về bước phát triển của Phòng giáo dục thị xã Bến Tre, một số gương mặt điển hình giáo dục phổ thông thị xã: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, trường Tiểu học Thị xã. - Luận văn thạc sĩ : Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học tỉnh Bến Tre và một số giải pháp của học viên Nguyễn Thanh Bình (2006), Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu về giáo dục phổ thông tỉnh Bến Tre trong đó có thị xã Bến Tre trên lĩnh vực xã hội hóa giáo dục. Luận văn trình bày một cách chi tiết về thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục. - Cuốn Địa chí Bến Tre là tác phẩm do Thạch Phương, Đoàn Tứ (chủ biên) được Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội phát hành năm 2001.Trong chương IV, trang 816 – 838 tác phẩm đã trình bày giáo dục Bến Tre qua các thời kì: thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX.Với nội dung này, chúng ta có thể chọn lọc những chi tiết liên quan đến giáo dục phổ thông thị xã Bến Tre. - Luận văn thạc sĩ : Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT công lập tỉnh Bến Tre của học viên Nguyễn văn Trung (2006), Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày một cách lôgic và chi tiết về thực trạng cũng như đưa ra những giải pháp mang tính khả thi xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường công lập tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên vẫn chưa có tác phẩm, công trình nào đi sâu và trình bày đầy đủ về giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ 1986 đến 2010. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả đó, bản thân muốn góp phần vào việc thu thập, phân tích, khái quát về sự phát triển của giáo dục phổ thông thành phố ở Bến Tre trong 25 năm đổi mới. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là sự phát triển giáo dục phổ thông (hệ công lập) thành phố Bến Tre từ năm 1986 dến 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: thành phố Bến Tre với địa giới hành chính hiện tại năm 2010 ( gồm 10 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và 6 xã Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú) Về thời gian: nghiên cứu giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre 1986 – 2010. Đến năm 2009, thị xã Bến Tre công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh, do đó xét về phạm vi nghiên cứu luận văn thống nhất sẽ dùng chung “thành phố Bến Tre” thay cho “thị xã Bến Tre”. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu: Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về giáo dục và giáo dục phổ thông, các Văn bản chỉ thị của Đảng bộ thành phố Bến Tre nhằm triển khai kế hoạch của Đảng. Đề tài kế thừa và sử dụng các kết quả nghiên cứu từ các cuốn sách, các công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học đi trước về giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng những số liệu thống kê từ những tổng kết của Sở giáo dục, Phòng Giáo dục, Cục thống kê tỉnh. Nguồn tư liệu sử dụng là tài liệu có độ chính xác, mang tính khoa học và có khả năng đáp ứng tốt cho nghiên cứu của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để có thể nghiên cứu, đánh giá một cách chính xác, khoa học, khách quan đề tài tuân thủ quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp luận sử, vấn đề giáo dục và đào tạo. Để khai thác một cách khoa học và khách quan các nguồn tư liệu hiện có và để trình bày luận văn theo một hệ thống hợp lý, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử: đã được ứng dụng nhằm trình bày nội dung của đề tài theo tiến trình lịch sử. Phương pháp lôgíc: đã được sử dụng trong các phần khái quát, tổng kết, đánh giá của luận văn. Phương pháp sử liệu học chữ viết nhằm xử lý nguồn sử liệu chữ viết rất phong phú và khai thác được những thông tin lịch sử tin cậy. Phương pháp thống kê mô tả để thấy được những thay đổi về cơ cấu và kết quả hoạt động giáo dục thông qua các con số. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt khoa học Luận văn đã tiến hành tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, tin cậy nhằm trình bày tương đối toàn diện, đầy đủ, cụ thể những giai đoạn phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong 25 đổi mới. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre từ khi đổi mới đến năm 2010. Bên cạnh đó luận văn còn cung cấp những tư liệu, luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu toàn diện về lịch sử địa phương thành phố Bến Tre nói riêng, tỉnh Bến Tre nói chung, nguồn tư liệu cho các công trình nghiên cứu về giáo dục của thành phố, của tỉnh sau này. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu “Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kì đổi mới (1986-2010)” là tài liệu thiết thực cho Đảng bộ, chính quyền thành phố Bến Tre đề ra những chính sách thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của thành phố Bến Tre trong những năm tới. Luận văn còn góp phần tổng kết thực tiễn công tác giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre, thông qua đó tìm ra những giải pháp cụ thể, thực tế phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của thành phố, của tỉnh Bến Tre 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Riêng phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương - Chương I: Giáo dục phổ ở thông thành phố Bến Tre thời kì trước đổi mới (1975- 1985) - Chương II: Giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong mười năm đầu đổi mới (1986-1996) - Chương III:Giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre những năm 1997- 2010 Chương 1. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE THỜI KÌ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975-1985) 1.1. Khái quát về thành phố Bến Tre từ sau ngày giải phóng đến trước đổi mới 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Bến Tre là một tỉnh châu thổ nằm sát biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên khoảng 2.315kmP2P, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long và phía đông giáp biển, có chiều dài bờ biển khoảng chừng 65km. Bến Tre được hợp thành bởi ba cù lao lớn là: cù lao Minh, cù lao An Hóa và cù lao Bảo, do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long là sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên bồi tụ nên qua nhiều thế kỷ. Hệ thống kênh rạch nơi đây chằng chịt liên thông với nhau, nối liền các dòng sông lớn như Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên nên không chỉ thuận lợi cho việc giao thông bằng đường thủy mà còn thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Thành phố Bến Tre được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bến Tre, với diện tích tự nhiên 67,42 kmP2P. Có tọa độ địa lý: Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9o48' Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20' Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o48' Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57' Đông. Thành phố Bến Tre tỉnh lỵ của tỉnh, nằm trên cù lao Bảo, chung với các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri. Thành phố có hình tam giác; Bắc và Đông giáp huyện Châu Thành; Nam giáp huyện Giồng Trôm; Tây giáp sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện Mỏ Cày Bắc. Thành phố Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm có dao động trong khoảng 26°C đến 28 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 mm đến 1.500 mm. Nằm ở vị trí gần như trung tâm của tỉnh với hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi: từ thị thành phố tàu thuyền có thể đi thẳng đến thành phố Hồ Chí Minh, sang Mỹ Tho, Cần Thơ, các trung tâm kinh tế khác ở Đông Nam Bộ, ngược dòng sông Cửu Long đến tận Phnom Pênh. Đường ô-tô nối liền thành phố Bến Tre với thành phố Hồ Chí Minh dài 86km. Từ thành phố Bến Tre, theo quốc lộ 60 qua phà Hàm Luông, đến thị trấn Mỏ Cày, ra phà Cổ Chiên sang Trà Vinh. Từ thị trấn Mỏ Cày theo quốc lộ 57, ngược về hướng tây đi đến Chợ Lách sang tỉnh Vĩnh Long, ngoài ra còn có một hệ thống tỉnh lộ từ thành phố Bến Tre đi về các huyện. Hai hệ thống đường thủy và đường bộ, nhất là đường thủy, đã tạo điều kiện cho đồng bào, từ những xóm làng hẻo lánh xa xôi nhất của ba cù lao có thể đi đến tỉnh lỵ một cách dễ dàng. Với hệ thống giao thông thủy, bộ đặc biệt thuận lợi trên, thành phố Bến Tre có đầy đủ những ưu thế để phát triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vùng đất cù lao, sông nước. 1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư, văn hóa * Sự thay đổi đơn vị hành chính Địa danh Bến Tre xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn và trở thành trung tâm hành chính kể từ khi Pháp đặt dinh tham biện đầu tiên bên bờ rạch Bến Tre (tháng 6-1867). Năm 1871, sở tham biện Bến Tre là một trong số 7 sở tham biện bị bãi bỏ để sáp nhập với sở tham biện Mỏ Cày. Ngày 02-09-1871, sở tham biện Mỏ Cày dời lỵ sở về chỗ cũ bên rạch Bến Tre (làng An Hội). Ngày 01-01-1900, Pháp bỏ sở tham biện để thành lập tỉnh Bến Tre, tỉnh lỵ Bến Tre được nâng cấp từ sở lỵ sở tham biện Mỏ Cày trước đó. Sau khi thiết lập được bộ máy hành chính trên đất Bến Tre, người Pháp bắt đầu kiến thiết các công sở, mở mang đường phố, bến, chợ... ở nơi tỉnh lỵ như: nhà bưu điện (1872), dinh tham biện (1876), khu nhà giam (1882), ngân khố (1885), trường tiểu học (1887), nhà lồng chợ (1892), bệnh xá (1889). Một số cơ sở giải trí, phục vụ cho sinh hoạt binh lính, công chức cũng lần lượt được xây dựng tiếp vào đầu thế kỷ XX.Tuy nhiên, người Pháp không có ý định xây dựng Bến tre thành một đô thị lớn. Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Bến Tre đổi thành tỉnh Kiến Hoà, thị xã Bến Tre đổi thành quận Trúc Giang. Sau 30-04-1975, quận Trúc Giang bị giải thể, nhập địa bàn vào quận huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Sau năm 1976, tách đất huyện Châu Thành tái lập thị xã Bến Tre - tỉnh lỵ tỉnh Bến Tre - bao gồm 5 phường và 6 xã. Ngày 14-03-1984, giải thể 3 xã Bình Nguyên, Mỹ Hoà, An Hoà để thành lập 3 phường: 6, 7, 8. Ngày 15-03-1984, được sáp nhập thêm các xã Nhơn Thạnh, Phú Nhuận tách từ huyện Giồng Trôm, xã Phú Hưng tách từ huyện Châu Thành. Ngày 11-04-1985, tách xã Sơn Đông của huyện Châu Thành nhập vào thị xã Bến Tre; thị xã Bến Tre có 8 phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 7 xã là xã Bình Phú, Phú Khương, Mỹ Thạnh An, Nhơn thạnh, Phú Nhuận, Phú Hưng và Sơn Đông. Ngày 25-06-1999, thành lập phường Phú Khương thuộc thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Phú Khương. Ngày 09-02-2008 thành lập phường Phú Tân thuộc thị xã Bến Tre. Như vậy, đến tháng 9 năm 2008, thị xã Bến Tre có 6.742 ha diện tích tự nhiên và 114.597 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và các xã: Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú. Ngày 11 tháng 8 năm 2009, thị xã Bến Tre chính thức trở thành phố trực thuộc tỉnh với 16 đơn vị hành chính (10 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và 6 xã Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú). * Thành phố Bến Tre sau những ngày giải phóng Để quản lý thành phố những ngày đầu giải phóng; ngày 2 -5-1975 Ủy ban Quân quản Thị xã được tổ chức và tuyên bố có nhiệm vụ quản lý các mặt quân sự, chính trị và kinh tế trên địa bàn. Đồng chí Bùi Hữu Thời phó Bí thư Thị xã ủy được cử làm Chủ tịch Ủy ban. Sau ngày bầu cử Quốc hội, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp được tiến hành, Thị xã và các xã, khu nội ô đã chính thức có Ủy ban nhân dân cách mạng để chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn. Về công tác xây dựng Đảng, Tỉnh ủy đã tăng cường cán bộ của Tỉnh về Thị xã ủy nhằm chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ nhất (nhiệm kỳ 1977-1978). Qua 10 năm (1975-1985), với 3 lần Đại hội Đảng: 1977-1978,1979-1980,1983-1985. Các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ được trình bày khá đậm nét, thể hiện rõ nghị quyết kỳ sau vừa là sự nối tiếp của thời kỳ trước vừa có những bước tiến trong việc xác định các mục tiêu kinh tế xã hội sát với tình hình thực tế địa phương. Đảng bộ Thị xã lãnh đạo toàn quân toàn dân Thị xã vượt qua nhiều khó khăn, trở lực. Với nhiệm vụ chung “Vừa cải tạo xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì đầu của đất nước trong bối cảnh vừa có hòa bình, vừa có nguy cơ chiến tranh.Với sự đoàn kết một lòng của Đảng bộ Thị xã và với ý thức trách nhiệm, tinh thần tiến công cách mạng đã làm cho Thị xã chuyển biến và đạt được một số thành tựu cơ bản trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đáng kể nhất là sự nghiệp giáo dục: ngành giá._.o dục phát triển đồng bộ từ nhà trẻ, mẫu giáo đến trung học phổ thông, cứ 3 người dân có 1 người đi học. Hệ thống chính trị : đến năm 1985 toàn Thị xã có 45 cơ sở Đảng, với 1218 đảng viên, trong đó có 35/45 cơ sở Đảng được công nhận vững mạnh nhiều năm liền. Năm 1984, 1985 Đảng bộ Thị xã được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh. * Đặc điểm dân cư, văn hóa Trước đây, thành phố Bến Tre là khu vực sinh tụ của người Khmer. Cho đến những năm đầu của thế kỷ XVII, nơi đây cũng chỉ là vùng đất còn hoang hóa, cỏ cây rậm rạp, việc khai khẩn ruộng vườn của cư bản địa người Khmer tập trung chủ yếu trên các giồng đất cao. Đến cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, người Việt mới đến đây cư ngụ. Thành phố Bến Tre có 3 dân tộc chủ yếu: dân tộc Kinh chiếm đa số, đến Hoa, Khmer. Cộng đồng dân cư thành phố Bến Tre có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau, họ tụ cư về đây cùng chung sống gắn bó, chung tay góp sức để xây dựng một thành phố Bến Tre phát triển, năng động. Cùng với các huyện trong tỉnh, cư dân thành phố Bến Tre có nguồn gốc chủ yếu là dân vùng đất Ngũ Quảng, chuyển cư vào đất Đồng Nai-Gia Định, tuy không ồ ạt nhưng tương đối liên tục và đều đặn. Trong thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, số lưu dân đến định cư ở đây gồm có hai luồng chính: luồng di chuyển về Đồng Nai-Bến Nghé, Tân Bình, rồi sau đó mới chuyển vào các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long; luồng thứ hai đi đường biển, bằng ghe bầu theo gió mùa hàng năm, thẳng vào các cửa sông như cửa Tiểu, cửa Đại rồi ngược dòng các sông lớn tiến sâu vào nội địa, toả ra định cư ở các giồng, gò, vùng đất cao ráo có nước ngọt ở hai bên bờ sông hoặc dọc theo các con rạch. Và do đường bộ hiểm trở, trộm cướp thường xuyên nên lưu dân đến Bến Tre chủ yếu bằng đường biển. Riêng người Hoa đến thành phố Bến Tre gồm hai luồng chính: luồng cư trú chính trị do phong trào “phản Thanh phục Minh” thất bại, được chúa Nguyễn Phúc Tần cho đến định cư ở vùng Biên Hòa và Mỹ Tho năm 1679, sau đó lan tỏa đến các tỉnh trong khu vực, trong đó có thành phố Bến Tre. Luồng thứ hai cùng hòa nhập vào dòng người di dân tự do tìm kế mưu sinh của người Việt, người Hoa sau khi từ Trung Quốc sang Việt Nam, từng bước xuôi về phương Nam và đến Bến Tre bằng cả đường bộ và đường biển. Hiện tại, số dân người Hoa đứng hàng thứ hai sau dân tộc Kinh. Họ sống chủ yếu tại thành phố bằng nghề buôn bán. Dân tộc Hoa đóng góp lớn trong sự phát triển kinh tế của thành phố Bến Tre. Cũng như những địa phương khác, cư dân thành phố Bến Tre hầu hết theo tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hầu như diễn ra đều khắp, từ nơi thị tứ đến chốn làng quê hẻo lánh, từ miệt biển đến miệt đồng bưng hay miệt vườn. Nhìn chung cách cúng thờ ông bà, tổ tiên của đồng bào nơi đây không có gì khác biệt so với các vùng khác trong cả nước. Ở những gia đình, dòng họ lớn, con cháu chung nhau làm nhà thờ, hoặc duy trì ngôi nhà xưa của ông bà để lại làm nơi thờ cúng, gọi là từ đường. Một nét đẹp truyền thống của người dân thành phố Bến Tre là tục thờ phụng những người có công trong sự nghiệp khai phá, xây dựng phát triển văn hóa, cũng như trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Vị thần được thờ ở trung tâm của đình làng không chỉ có Thành Hoàng bổn cảnh mà còn có Thần Nông, Thổ Địa, Thổ Công, và các thần nữ, bà Chúa Xứ, bà Ngũ hành,...Cư dân làm nghề nông phương thức canh tác chính là nghề trồng lúa nước và nghề làm vườn, trồng giồng. Thiết chế vật chất trong tín ngưỡng của cư dân làm nghề nông là đình làng. Theo một thống kê vào năm 1993 của Bảo tàng tỉnh Bến Tre thành phố Bến Tre có 11 ngôi đình: đình xã Mỹ Hóa, đình An Hội…. Ngoài ra, trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng của cư dân thành phố Bến Tre, những vị thần Mẫu luôn chiếm một vị trí quan trọng. Những vị thần Mẫu được thờ tự riêng, hoặc được phối thờ trong các ngôi đình, ngôi miếu như: Bà Chúa xứ, Bà Thủy, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Cửu vị Thánh nương Bên cạnh đó, người dân thành phố Bến Tre còn theo các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo. Tại trung tâm thành phố Bến Tre còn hiện hữu các thiết chế tôn giáo và đa dạng lối kiến trúc như: Chùa Viên Minh - tọa lạc tại (Phường 2), Chùa Viên Giác (Phường 5), Nhà thờ Bến Tre (Phường 3), Cao Đài Ban chỉnh Nguyễn Ngọc Tương (Phường 6). 1.2. Tình hình giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre từ 1975-1985. 1.2.1. Hệ thống quản lý ngành Ngay ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ năm học mới, Ngành giáo dục Bến Tre tích cực triển khai xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy quản lý Ngành từ tỉnh đến cơ sở. Bộ máy cơ quan Ty giáo dục là cơ quan lãnh đạo, quản lý cao nhất của Ngành ở cấp Tỉnh. Ở mỗi huyện đều thành lập Phòng giáo dục. Tại thị xã Bến Tre, Phòng giáo dục thị xã Bến Tre cũng được thành lập, lúc đầu mang tên Ban điều hành giáo dục thị xã, quản lý 12 đơn vị trực thuộc. Cuối năm 1976, Ban điều hành giáo dục thị xã được đổi thành Ban giáo dục thị xã, tuyển dụng chính thức 238 cán bộ, giáo viên, nâng số đơn vị trực thuộc lên 15 đơn vị. Bắt đầu từ năm học 1982-1983 đến nay để phù hợp với tình hình mới, là cơ quan quản lí giáo dục trên địa bàn thị xã, Ban giáo dục thị xã đổi tên thành Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Bến Tre. Ban lãnh đạo các trường phổ thông cấp 1,2,3 được hướng dẫn tạm thời bình bầu Ban điều hành thay Ban giám hiệu cũ, tùy theo qui mô cụ thể của trường Ban điều hành gồm: 1 Trưởng ban, 1-2 Phó Trưởng ban và các ủy viên.Đối với các trường phổ thông cấp 2,3 Ty giáo dục tăng cường cán bộ của Ty làm cán bộ phụ trách trường. Đối với trường phổ thông cấp I, quản lý là Tổ trưởng cũng là người quản lý trường mẫu giáo. Từ sau Nghị quyết cải cách giáo (1979) mô hình Ban Điều hành ở các trường phổ thông đã được thay bằng Ban Giám hiệu, trong đó Hiệu trưởng, Hiệu phó được bổ nhiệm là những giáo viên nổi trội, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt có hướng phát triển vào Đoàn, Đảng. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh đã hình thành ở các đơn vị trường. Phân cấp quản lý trong Ngành từng bước được xác định: Ty quản lý các trường phổ thông, bổ túc văn hóa cấp 2, 3, các đơn vị trực thuộc về nhân sự, tài chính, chuyên môn. Phòng giáo dục huyện - thị xã quản lý các lớp mẫu giáo, trường phổ thông cấp 1, 2 bổ túc văn hóa cấp 1. 1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. *Trường lớp Ra khỏi cuộc chiến tranh, tỉnh Bến Tre nói chung, thành phố Bến Tre nói riêng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về người và của. Chính vì vậy, sau ngày giải phóng Ngành giáo dục phải tiếp quản một hệ thống cơ sở vật chất trường lớp trong tình trạng thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu. Do đó, để chuẩn bị cho năm học mới với khí thế hào hứng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Bến Tre, sự nhiệt tình của nhân dân đã dấy lên một phong trào xây cất trường lớp tạm thời bằng mọi vật liệu có được đã được triển khai. Chỉ trong thời gian ngắn đã có hàng chục phòng học bằng cây, lá được cất lên khắp ở thành phố, đáp ứng nhu cầu học tập cho nhân dân. Việc cải tạo các cơ sở trường tư đã diễn ra thuận lợi. Với mục tiêu đảm bảo việc học hành cho con em nhân dân trên địa bàn thành phố Bến Tre, Ngành cùng lãnh đạo địa phương đã nhạy bén tuyên truyền, vận động các chủ cơ sở trường tư, đặc biệt là các cơ sở giáo dục do tôn giáo quản lý đã tự nguyện giao trường cho chính quyền cách mạng dưới hình thức hiến hoặc cho mượn lâu dài. Từ đó Ngành tiếp tục sử dụng, đưa các trường tư vào hoạt động dưới hình thức công lập hóa với mục đích tách nhà trường khỏi ảnh hưởng của tôn giáo và chủ trương đưa dần toàn bộ trường tư vào sự quản lý của Nhà nước. Bên cạnh việc cố gắng phủ kín các trường cấp I trên toàn địa bàn thành phố, Ngành còn chuẩn bị các điều kiện để tách cấp II ra khỏi trường cấp II,III, hình thành trường trung học cơ sở (cấpI,II) Tình hình trường lớp THCS, THPT trong những năm 1977-1981 được cụ thể hóa với bảng số liệu như sau: Bảng 1.1.Trường, lớp THCS, THPT năm 1977-1981 Năm học Số trường Số lớp THCS THPT THCS THPT 1977-1978 10 1 311 29 1978-1979 12 1 307 30 1979-1980 12 1 328 29 1980-1981 12 1 348 30 Nguồn: Sở giáo dục Bến Tre [96]. Đến năm học 1980-1981, trên địa bàn thành phố Bến Tre đã từng bước tách trường cấp 2 khỏi cấp 3 và hình thành trường THCS cấp 1,2 với 12 trường trong đó có 348 lớp. Nghị quyết số 14NQ/TW về cải cách giáo dục của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào ngày 11 tháng 1 năm 1979 tạo ra bước chuyển mới trong giáo dục, đặc biệt sự phát triển về cơ sở trường lớp. Từ năm 1981-1985, Ngành đã cùng các địa phương tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới trường phổ thông ở hai bậc học phổ thông cơ sở và phổ thông trung học nhằm đáp ứng thực tế về qui mô học sinh ngày một tăng, thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, trước mắt là phổ cập cấp I. Trường lớp giai đoạn 1982 đến 1985 tăng như sau: Bảng 1.2.Số trường, lớp từ năm 1981-1985 Năm học Số trường Số lớp THCS THPT THCS THPT CấpI CấpII 1981-1982 12 1 260 115 30 1982-1983 12 1 287 120 31 1983-1984 17 1 345 147 32 1984-1985 18 1 368 164 36 Nguồn: Sở giáo dục Bến Tre[96]. Đến năm học 1984-1985 số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bến Tre là 19 với tổng số lớp là 568 lớp. So sánh với năm học đầu sau khi thực hiện cải cách giáo dục số trường cũng như lớp phổ thông tăng lên khá nhiều: tăng lên 6 trường (chủ yếu là trường THCS) với 163 lớp. Điểm nổi bật về trường lớp trong năm học 1984-1985 so với các năm học trước ta thấy sự phát triển về trường, lớp mang tính đồng bộ. Điều đó đáp ứng qui mô tăng nhanh về số lượng học sinh của năm học, đảm bảo về chổ ngồi cho học sinh khi đến lớp. Trong khi các năm học trước số lớp tăng lên đáng kể, nhưng số trường tăng lên không hoặc tăng quá ít, sự không đồng bộ gây những hạn chế về điều kiện chổ ngồi cho học sinh. *Trang thiết bị Trong bối cảnh vô cùng khó khăn thì vấn đề về trang thiết bị trở nên nan giải đối với Ngành giáo dục và các cấp lãnh đạo. Trong khi tình trạng kinh tế nghèo nàn, đời sống khó khăn thì kinh phí Nhà nước chỉ đáp ứng một phần cho hoạt động của Ngành nên việc đầu tư xây dựng trường lớp là rất hạn chế chỉ tập trung tu sửa, xây cất phòng học bằng cây, tre, lá tạm thời, bán kiên cố.. đầu tư về trang thiết bị còn quá ít. Từ năm học 1979-1980 để đáp ứng cho nhu cầu cải cách giáo dục thiết bị dạy học cho giáo dục phổ thông trong thời kỳ này cũng được chú ý hơn. Từ Bộ đến các địa phương đã có các cơ quan chuyên lo việc sản xuất, cung ứng, hướng dẫn tổ chức quản lý, sử dụng thiết bị dạy học cho các trường phổ thông. Bộ giáo dục đã ban hành quy chế bảo quản đồ dùng dạy học và bằng cách ấy khuyến khích các thầy cô giáo cải tiến đồ dùng dạy học. Chỉ thị 23/CT ngày 16/10/1984 quy định nội dung công việc giáo viên cần làm để sản xuất đồ dùng dạy học, quy định chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cộng tác viên làm đồ dùng dạy học. Để có thể phục vụ tốt cho công tác giảng dạy cũng như hưởng ứng cuộc vận động làm đồ dùng dạy học của Bộ, mỗi giáo viên đều tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy và bổ sung cho đồ dùng dạy học chung của trường. Mỗi năm các trường đã vận động mỗi giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, phục vụ công tác giảng dạy của mình. 1.2.3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên Để kịp chỉ đạo về giáo dục ở Miền Nam sau ngày giải phóng, ngày 17 tháng 6 năm 1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Chỉ thị số 221-Ct/TW nêu rõ “Trong tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng Miền Nam hiện nay, công tác giáo dục giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển chế độ dân tộc, dân chủ, nhân dân, …” [34;12]. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng lúc bấy giờ của giáo dục Miền Nam trong đó có Bến Tre phải nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lạc hậu và phản động của nền giáo dục thực dân mới của Mỹ -ngụy ở vùng mới giải phóng, tích cực góp phần xây dựng con người mới. Để có thể thực hiện nhiệm vụ quan trọng trên Đảng bộ, chính quyền và toàn dân thành phố Bến Tre phải vượt lên khắc phục những khó khăn không chỉ là vấn đề về hậu quả của nền giáo dục thực dân để lại mà cả về sự nghèo nàn của cơ sở vật chất, mà quan trọng hơn cả là xây dựng được đội ngũ giáo viên để đáp ứng cho nhu cầu trước mắt cho năm học mới. Đội ngũ giáo viên được xây dựng nên từ nhiều hướng: cải tạo, bồi dưỡng giáo viên cũ, đào tạo đội ngũ giáo viên mới, đặc biệt là tiếp nhận được đội ngũ giáo viên kháng chiến tại chổ, giáo viên ở chiến khu về, giáo viên từ miền Bắc chi viện. Vì vậy, đội ngũ giáo viên trong những năm học đầu sau ngày giải phóng cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục của địa phương. Số lượng giáo viên các cấp ở thành phố Bến Tre trong những năm 1976-1981 là: Bảng 1.3.Số lượng giáo viên các cấp 1976-1981. Năm học Giáo viên C1 Giáo viên C2 Giáo viên C3 Tổng số 1976-1977 272 134 58 464 1977-1978 238 123 55 416 1978-1979 211 95 47 353 1979-1980 232 130 61 423 1980-1981 249 141 55 445 Nguồn: Sở giáo dục Bến Tre [96] Năm học đầu tiên sau ngày giải phóng từ nhiều nguồn khác nhau, Thị xã Bến Tre đã huy động được 464 giáo viên, trong đó có đủ cả 3 cấp.Tuy nhiên, những năm sau dưới tác động của tình hình kinh tế cũng như chiến tranh biên giới đời sống giáo viên quá khó khăn nên tình trạng giáo viên bỏ nghề, bỏ trường khá đông. Do đó đội ngũ giáo viên giảm về số lượng, nhất là năm học 1978-1979, mặc dù giáo viên mới được đào tạo cấp tốc hằng năm đều có nhưng vẫn không bù nổi vào chổ trống giáo viên bỏ nghề. Từ năm học 1980-1981 đội ngũ giáo viên có chiều hướng mới ổn định dần, tổng số 445 giáo viên. So với năm học 1976- 1977 chỉ giảm 19 giáo viên. * Thực trạng chương trình cải tạo, bồi dưỡng giáo viên cũ Để giúp giáo viên chế độ cũ nhanh chóng trở lại nhiệm sở. Địa phương đã mở liên tiếp các đợt sinh hoạt chính trị nhằm giúp lực lượng giáo viên này có những hiểu biết về cách mạng, về chiến thắng vĩ đại của kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về Đảng về Bác Hồ, về đường lối giáo dục cách mạng, về nhiệm vụ của người giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Chính quyền và ngành đã thành lập Hội đồng tuyển dụng giáo viên, phân công nhiệm sở mới. Song ngành cũng rất thận trọng trong việc tuyển dụng. Trên toàn tỉnh nói chung, ở thành phố Bến Tre nói riêng, hầu hết giáo viên chế độ cũ đều được tuyển dụng, trừ bộ phận nhỏ là sĩ quan, tình báo của địch biệt phái vào trường để kìm kẹp đội ngũ cán bộ giáo viên. Đây là bộ phận giáo viên chiếm đa số trong đội ngũ giáo viên ở năm học đầu sau ngày giải phóng. Thông qua các đợt học sinh chính trị do Đảng bộ Thị xã tổ chức đã đưa họ trở thành giáo viên thật sự dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. * Đào tạo đội ngũ giáo viên mới Số lượng giáo viên trong chế độ cũ có giới hạn, do đó giải pháp trên chỉ là đáp ứng tức thời cho năm học đầu sau ngày giải phóng. Việc đào tạo đội ngũ giáo viên mới đủ về số lượng càng trở nên cấp bách hơn hết. Sau thời gian mở liên tiếp các khóa đào tạo giáo viên cấp tốc, đến tháng 1 năm 1977, Ủy ban Nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Trường Trung học sư phạm của tỉnh để đào tạo giáo viên cấp I, cơ sở đặt tại Trường Trung học Kỹ thuật mới tiếp quản, thuộc xã Sơn Đông – huyện Châu Thành với hệ đào tạo : Hệ 12+1; Hệ 11+1. Tháng 9 năm 1977, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra quyết định số 123/QĐ thành lập cơ sở Cao đẳng Bến Tre thuộc trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đến tháng 6 năm 1979 được Bộ phân cấp quản lý về tỉnh. Song, ngay từ đầu trường đã hoạt động với tư cách là một trường sư phạm cấp 2 độc lập. Từ năm 1977-1985, việc đào tạo đội ngũ giáo viên mới đã giải quyết được khó khăn về vấn đề thiếu giáo viên tại thành phố Bến Tre. Tính trong thời gian 5 năm (1980-1985) số giáo viên mới được đào tạo là 275 GV [96;17].Trong đó giáo viên cấp I là 155 người, giáo viên cấp II là 120 người [96;18-19]. Riêng giáo viên cấp 3 còn rất hạn chế chỉ có 8 người [96;20]. Giáo viên mới đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu bù vào giáo viên bỏ nghề, khắc phục trình trạng thiếu giáo viên mà còn là dự nguồn hằng năm và lâu dài cho đội ngũ giáo viên ở Thị xã Bến Tre và cả tỉnh nói chung. *Tăng cường đội ngũ giáo viên kháng chiến tại chổ, giáo viên ở chiến khu về, giáo viên từ miền Bắc chi viện Cũng trong thời gian này, thực hiện trách nhiệm “Giáo dục miền Bắc tích cực giúp đỡ giáo dục miền Nam”, “Vĩnh Phúc-Bến Tre kết nghĩa”, đã có trên 100 cán bộ, giáo viên cấp 2, 3 của miền Bắc (cán bộ, giáo viên A) về chi viện cho Bến Tre. Trên địa bàn thành phố Bến Tre có khoảng hơn 20 cán bộ, giáo viên chi viện. Trong đó, một số cán bộ, giáo viên cấp 3 là con, em Bến Tre tập kết, học tập ở Miền Bắc trở về. Bộ phận giáo viên này hạn chế về số lượng, tuy nhiên họ là lực lượng nồng cốt cho các trường. Hầu hết trong số họ là cán bộ tại phòng, hoặc là hiệu trưởng, hiệu phó ở các trường phổ thông. Chào đón năm học mới sau ngày giải phóng, dưới sự nổ lực của Đảng bộ, Ngành, nhân dân thành phố Bến Tre đã chuẩn bị một đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc phổ thông tương đối từ nhiều nguồn khác nhau: cán bộ, giáo viên kháng chiến tại chổ, cán bộ, giáo viên A chi viện, tập kết về, giáo viên mới giải phóng, giáo viên mới đào tạo cấp tốc. Đội ngũ giáo viên cho năm học đầu tiên sau ngày giải phóng 1976-1977 là : 464GV/15352 HS. Trong lực lượng cán bộ giáo viên trên, phần đông là giáo viên mới giải phóng, trước khi được tuyển dụng và quay về nhiệm sở, lực lượng cán bộ, giáo viên này đều được học các lớp sinh hoạt chính trị. Thông qua đó, họ sẽ trở thành những giáo viên thực sự dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, họ đóng vai trò lớn trong việc đào tạo ra những con người mới làm chủ đất nước. Lực lượng cán bộ, giáo viên chi viện, tập kết về đóng vai trò nồng cốt, cán bộ phân bổ về ban lãnh đạo các trường cấp II, III. Trong số đó, rất ít người tham gia giảng dạy trên lớp. Tính đến năm học 1984-1985 giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre có một đội ngũ giáo viên đầy đủ ở các cấp. Trong đó giáo viên cấp 1 có: 404 GV; cấp 2 có: 261 Gv;cấp 3 có : 63 GV. Tổng số giáo viên phổ thông là 728 GV/22353 HS 1.2.4. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy Nội dung giáo dục phổ thông là toàn diện, bao gồm giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hóa khoa học, giáo dục kỹ thuật, giáo dục lao động, giáo dục thể chất. Trong đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức được đưa lên hàng đầu. Thông qua giáo dục lao động và các hoạt động xã hội là biện pháp có hiệu quả để cải tạo nhà trường cũ, xây dựng nhà trường mới. Phương pháp giáo dục thực hiện nguyên lý: giáo dục kết hợp với sản xuất và hoạt động xã hội, nhà trường phải gắn liền với đời sống. Trong trường phổ thông, Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục không thể thiếu. Thông qua các tổ chức và hoạt động của Đoàn, Đội trong nhà trường nhằm tích cực góp phần to lớn để thực hiện mục tiêu giáo dục. Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách giáo dục “Phương pháp giáo dục ở bậc phổ thông trung học là kết hợp nhuần nhuyễn học tập văn hóa với lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động xã hội và sinh hoạt đoàn thể” [23] Từ năm học 1981-1982 trở đi, việc thay sách bắt đầu từ lớp 1 đã diễn ra đúng kế hoạch. Cán bộ chuyên môn của Phòng giáo dục phối hợp cùng với trường Trung học Sư phạm tỉnh tập trung chỉ đạo, giúp cán bộ, giáo viên cấp 1 của các trường trung học cơ sở triển khai tốt các yêu cầu thay sách trong từng năm học. Thực hiện Quyết định số 01 của Ủy ban Cải cách Giáo dục Trung ương, ngành học phổ thông đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng cho thầy và trò. Nội dung tập trung vào các vấn đề: cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, sự lựa chọn của dân tộc ta; đạo đức cách mạng của nhà giáo; 5 điều Bác Hồ dạy; truyền thống đấu tranh của dân tộc ta…. Nguyên lý giáo dục của Đảng cũng được các trường tập trung thự hiện .Phương pháp dạy học nêu vấn đề đã được phát động nhằm khơi dậy tính tích cực, chủ động của học sinh; gắn lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, học tập. Hoạt động lao động của thầy và trò đã được đưa vào thời khóa biểu hàng tuần với 3 hình thức : lao động tu bổ trường sở, làm đẹp cảnh quan nhà trường; lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và lao động công ích.Từ năm học 1983-1984, hoạt động giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp cũng bắt đầu được triển khai trong học sinh cấp 2, 3 thông qua bộ môn kỹ thuật phổ thông, các bộ môn văn hóa khác như sinh vật, địa lý, vật lý, hóa học, toán…. . Hoạt động văn thể mỹ, hoạt động xã hội cũng được các nhà trường phổ thông chú ý tổ chức thực hiện nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện. 1.3. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre (1975- 1985) 1.3.1. Những thành tựu Thành tựu bao trùm của nền giáo dục phổ thông trong 10 năm này là đã nhanh chóng xóa bỏ nền giáo dục thực dân mới Mĩ, cải tạo nhà trường cũ, hình thành nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa thống nhất theo đường lối quan điểm giáo dục của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh việc dạy và học văn hóa, các trường phổ thông đều tham gia phong trào quét sạch tàn dư văn hóa phản động, cải tạo tư sản thương nghiệp tại thành phố. Các trường nông thôn tham gia phong trào bổ túc văn hóa, phong trào làm thủy lợi. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nổ lực của toàn ngành, qui mô giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre không ngừng phát triển: Qui mô học sinh từ năm 1976-1985 tăng như sau: Bảng 1.4.Số lớp, học sinh các cấp 1976-1985. Năm học Số lớp Số học sinh CấpI CấpII CấpIII CấpI CấpII CấpIII 1976-1977 223 90 34 9428 4177 1747 1980-1981 241 107 30 9573 4402 1439 1984-1985 368 164 36 14033 6525 1795 Nguồn: Sở giáo dục Bến Tre [96]. Tính đến năm học 1984-1985, năm học sau 10 năm kể từ ngày giải phóng thì số lượng học sinh tăng lên đáng kể: cấp 1 có 14033 học sinh; cấp 2 có 6525 học sinh, cấp 3 có 1795 học sinh. So với năm học đầu tiên sau ngày giải phóng thì số lượng học sinh phổ thông tăng lên 7001 học sinh. Do đó qui mô các lớp học cũng tăng theo: 568 lớp so với năm học 1975- 1976 tăng thêm 221 lớp. Như vậy số học sinh và lớp tăng chứng tỏ rằng trong 10 năm sau ngày giải phóng qui mô giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre mở rộng. Tính bình quân thì số học sinh tăng mỗi năm học là 700.1/năm học; số lớp là 22.1 lớp/năm học. Mỗi năm học lớp học đáp ứng 31.78 chổ ngồi học sinh tăng lên. Cùng với qui mô, hiệu quả đào tạo giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từng bước được nâng lên ở các cấp học THCS cũng như THPT. Đặc biệt những năm đầu thực hiện cải cách giáo dục lần thứ 3 (1979), hiệu quả đào tạo giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre nâng lên đáng kể thông qua bảng số liệu sau: Bảng 1.5.Hiệu quả đào tạo các cấp 1976-1985 Năm học THCS THPT Cấp I CấpII 1976-1980 63,66 38,69 57,42 1981-1985 78,34 87,25 63,91 Nguồn:Sở giáo dục Bến Tre [96]. So sánh 5 năm học đầu sau ngày giải phóng, hiệu quả đào tạo của từng cấp học đạt trên 50%. Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo của cấp 2 còn thấp chỉ chiếm 38,69%. Đến những năm học 1980-1985 hiệu quả đào tạo giáo dục phổ thông từng bước được nâng lên với cả 3 cấp. Cấp 1 tăng 4,68%, cấp 3 tăng 6,49%. Riêng cấp 2 tăng lên vượt bậc hơn gấp đôi 48,56%. Bên cạnh đó Ban giám hiệu các trường đưa ra kế hoạch tiến hành tổ chức cho học sinh học bù để chuẩn bị cho kì thi tú tài. Vì vậy trong 10 năm sau ngày giải phóng tổng số học sinh tốt nghiệp THPT là 3363 [96;35]. Sau ngày giải phóng, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là là phải xóa mù chữ cho nhân dân. Đó cũng là một trong những biện pháp tối ưu để đưa nhân dân thật sự làm chủ chính quyền của mình. Đi cùng với xóa mù chữ là phổ cập giáo dục, đặc biệt ở lớp 1, 2, 3 cấp I. Với nhiều cách làm khác nhau : điều tra nắm chắc số lượng đối tượng mù chữ; tuyên truyền vận động đi vào chiều sâu và bề nổi về mục đích, ý nghĩa của công tác thanh toán nạn mù chữ nhằm huy động cao nhất các lực lượng xã hội tham gia chiến dịch “ Đồng khởi diệt dốt”. Bên cạnh đó đa dạng hóa về hình thức tổ chức lớp học, linh hoạt hóa về giờ giấc học tập, cụ thể hóa về trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng mù chữ được học và học tập đạt kết quả. Chiến dịch “Đồng khởi diệt dốt” khởi đầu tháng 5 năm 1975, mở đầu cho công tác xóa nạn mù chữ. Nó thật sự trở thành phong trào cách mạng, 50 ngày đêm cuối năm 1976, đạt mục tiêu sau 55 ngày đêm của chiến dịch “Ánh sáng văn hóa” đầu năm 1977. Trong đó xã Bình Nguyên là đơn vị đạt mục tiêu xóa nạn mù chữ sớm nhất tỉnh. Đi cùng với mục tiêu xóa mù chữ, các địa phương trong tỉnh tiếp tục phát động phong trào chống tái mù chữ. Đặc biệt các phường đã nêu mục tiêu phổ cập lớp 2, 3 cấp I. Thành quả xóa nạn mù chữ được giữ vững, toàn thành phố có 4 đơn vị phổ cập lớp 2, 3 đơn vị phổ cập lớp 3, 1 đơn vị hoàn thành phổ cập cấp I.[96;40] Những bài học về công tác xóa mù chữ, và phổ cập giáo dục những năm sau ngày giải phóng trở thành những bài học kinh nghiệm sống động cho thành phố Bến Tre trong công tác phổ cập giáo dục hiện nay. Sự kế thừa và sáng tạo trong công tác này đã đưa thành phố Bến Tre luôn là ngọn cờ đầu của tỉnh trong công tác phổ cập giáo dục. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách nhưng phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre duy trì, phát triển và đạt kết quả. Trong 10 năm 1975-1985, giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre đã đón nhận: Huân chương lao động hạng 3 về thành tích xóa mù chữ; Điển hình về xây dựng phòng thiết bị và thư viện trường học…. 1.3.2. Những hạn chế, bất cập. Dù cố gắng giải quyết mọi khó khăn để giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre đạt nhiều thành tựu sau 10 năm giải phóng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre còn những hạn chế nhất định phải được khắc phục trong những năm sau đó. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn lạc hậu, trường lớp chỉ cất tạm thời, phòng học cất bằng cây lá chiếm hơn 50%. Sự bất cập trong việc phát triển của qui mô giáo dục, trong khi số lượng học sinh tăng nhanh đáng kể nhưng tính riêng chổ ngồi thì không tăng đáng kể. Điều đó chứng tỏ cơ sở vật chất, trang thiết bị quá thiếu thốn, chổ ngồi không đáp ứng kịp số học sinh tăng. Chính vì vậy cơ sở vật chất và trang thiết bị sẽ quá tải cho việc triển khai chương trình cải cách giáo dục. Thông qua số liệu về hiệu quả đào tạo, nhìn chung các cấp điều tăng trong 10 năm học 1975-1985, nhưng tình hình lưu ban và bỏ học chiếm tỉ lệ cao. Nếu không khắc phục trong những năm học tới thì hiệu quả đào tạo sẽ giảm theo. Bảng 1.6.Tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban các cấp từ 1981-1985. Năm học Tỉ lệ học sinh bỏ học (%) Tỉ lệ học sinh lưu ban (%) Cấp I Cấp II Cấp III Cấp I Cấp II Cấp III 1981-1982 5,30 9,6 5,74 8,24 8,26 0,21 1982-1983 7,47 1,76 5,09 9,77 10,22 3,59 1983-1984 29,62 9,53 5,16 8,91 6,5 6,91 1984-1985 17,91 0,92 5,10 6,82 3,96 5,57 1985-1986 7,93 7,13 5,23 5,72 3,52 4,07 Nguồn: Sở giáo dục Bến Tre [96]. Nhìn chung giáo dục phổ thông giai đoạn 1975-1985 còn nhiều bất cập và hạn chế: * Công tác lãnh đạo, chỉ đạo Do vừa mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh với bộn bề công việc, công tác lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ các cấp cho giáo dục chưa thật sự thường xuyên cụ thể hóa. Các chỉ đạo về giáo dục chỉ chiếm phần còn ít trong các Nghị quyết từng năm của Đảng bộ. Nhất là việc chỉ đạo mang tính chung chung, gắn kết giáo dục vào văn hóa, xã hội, chỉ đạo có lúc chưa kịp thời. Đảng viên trong đội ngũ giáo viên còn ít về số lượng nên việc quán triệt các đường lối của Đảng về giáo dục hạn chế. Công tác lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tại các đơn vị chỉ mang tính triển khai trên xuống, chưa chủ động và đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục địa phương thực sự. * Công tác quản lý của ngành giáo dục Còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, chưa có sự phân biệt rõ ràng trong các cấp lãnh đạo, chằng chéo trong việc tách nhập trường, thiếu đội ngũ cán bộ chủ chốt, số lượng cán bộ là đảng viên chưa nhiều. Đến năm học 1984-1985, cán bộ trong ban giám hiệu là đảng viên chỉ là con số 20/67, chiếm 29,85% [96;41]. Đối với cán bộ của phòng giáo dục thì nhân sự quá ít, với chức vụ phải đảm nhận nhiều công việc. Mặc dù cán bộ của phòng giáo dục được học qua lớp quản lý nhưng nghiệp vụ vẫn còn yếu nên công tác quản lý chưa thật sự hiệu quả. * Tác động kinh tế xã hội đối với ngành giáo dục Những năm đầu sau khi rời khỏi cuộc chiến tranh, nhân dân thành phố Bến Tre dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa cải tạo, xây dựng nền kinh tế mới. Thành tựu đạt được là nhiều, song khó khăn không ít. Những hạn chế của nền kinh tế bao cấp đã tác động đến đời sống hiện tại của nhân dân, cũng như toàn ngành giáo dục. Cơ sở vật chất vốn thiếu thốn, càng thiếu thốn hơn. Trường lớp chỉ xây cất tạm bằng tre, lá. Bàn ghế cho học sinh không đáp ứng đủ số học sinh tăng theo từng năm học. Mọi tập trung cho giáo dục chủ yếu dựa vào kinh phí của Nhà nước các nguồn lực khác rất ít. Cuộc sống của nhân hàng ngày chưa được đảm bảo, nhiều gia đình học sinh lâm vào tình trạng khó khăn, chật vật. Chính vì vậy, con em của họ có khả năng lao động ở mức độ nào đó đều được sử dụng, phụ với gia đình lo cuộc sống hàng ngày. Hậu quả mà giáo dục phải chịu đó là tình trạng học sinh bỏ học ngày một nhiều, số lượng học sinh giảm mạnh nhất là cấp II, III. Năm học 1976-1977 học sinh thôi học ở cấp 2 chỉ chiếm 12,16%, đến năm học 1979-1980 tăng lên đến 22,16%. Riêng cấp 3 học sinh thôi học chiếm 22,24% trong năm học 1978-1979 [96;27-29]. Đời sống cán bộ, giáo viên vốn khó khăn đến giai đoạn này càng khó khăn hơn.Vì vậy, số lượng giáo viên bỏ ngh._.i Đảng, Hội đồng nhân dân qua các nhiệm kỳ, mà vấn đề phát triển giáo dục luôn được quan tâm chỉ đạo cụ thể trong các Nghị quyết, phương hướng nhiệm vụ của từng năm. Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính quyền thành phố Bến Tre còn thể hiện thông qua đầu tư ngân sách cho giáo dục tăng mỗi năm. Đảng bộ và chính quyền thành phố Bến Tre đã chỉ đạo kịp thời, quyết đoán vấn đề giải quyết mặt bằng cho xây dựng trường lớp. Vì vậy, “Đề án kiên cố hóa trường, lớp” của ngành ở từng giai đoạn, các công trình đã hoàn thành dứt điểm. Kinh nghiệm đúc kết “ở nơi nào Đảng bộ, chính quyền quan tâm chăm lo đến giáo dục thì giáo dục ở đó sẽ phát triển” Thứ hai: Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh đa dạng hóa, xã hội hóa giáo dục Giáo dục là động lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của từng địa phương. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục không chỉ dừng lại là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, làm cho toàn xã hội cùng chăm lo đến giáo dục. Trong những năm đầu đổi mới giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục thành phố Bến Tre đã huy động nguồn nhân lực phát triển giáo dục nhưng chủ yếu về mặt tài chính. Công tác xã hội hóa giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong những năm gần đây đã đem lại kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường , xây dựng cơ sở vật chất của trường học, công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, tổ chức hình thức dạy học 2 buổi/ ngày, hình thức bán trú, đóng góp kinh phí cho giáo dục phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau….Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đã quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục, có biện pháp huy động các lực lượng xã hội tham gia phát triển giáo dục phổ thông. Việc vận động xã hội hóa giáo dục tham gia vào đa dạng hóa loại hình trường lớp ở thành phố Bến Tre có hiệu quả, tạo điều kiện giảm bớt sức ép đối với các trường công lập và tạo cơ hội cho các lực lượng xã hội cùng Nhà nước tham gia vào sự nghiệp giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, việc mở rộng hệ thống trường dân lập ở thành phố Bến Tre chỉ dừng lại chỉ có 1 trường. Với điều kiện thuận lợi về kinh tế, xã hội, Đảng bộ, chính quyền, ngành cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa để các lực lượng ngoài giáo dục đầu tư vào việc mở rộng các trường dân lập. Việc xã hội hóa và đa dạng hóa cần kết hợp với dân chủ hóa, làm cho nhiều người được hưởng giáo dục, được tham gia quá trình dạy và học, và các đại diện của nhà trường, của hệ thống giáo dục và của xã hội được tham gia quản lý và giáo dục. Có như vậy mới bảo đảm được phát triển giáo dục có hiệu quả. Thứ ba: Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình phát triển của ngành, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục Xác định nhiệm vụ của giáo dục phổ thông trong từng giai đoạn phát triển, Đảng, chính quyền, ngành địa phương đã có những chủ trương, giải pháp kịp thời, linh hoạt trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên Để đáp ứng cho nhu cầu học tập của con em nhân dân và thực hiện công tác xóa mù chữ đạt kết quả trong 10 năm đầu sau ngày giải phóng , ngành chủ trương lưu dụng hầu hết giáo viên chế độ cũ, giáo viên kháng chiến tại chổ, giáo viên miền Bắc chi viện phục vụ cho công tác giảng dạy. Song song đó, còn đa dạng hóa, linh hoạt hóa các hình thức đào tạo, liên tiếp mở các trường sư phạm đã tăng cường đội ngũ giáo viên đáp ứng phát triển qui mô học sinh. Gần 25 năm đổi mới giáo dục (1986-2010) chất lượng giáo dục phổ thông thành phố Bến không ngừng nâng lên – chất lượng giáo dục toàn diện. Yếu tố không thể thiếu và có tính quyết định đó là xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ đủ về số lượng mà từng bước nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ( đạt chuẩn và trên chuẩn). Quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông ở thành phố Bến Tre là quá trình vừa phải sàng lọc, tinh giản, giải quyết giáo viên dư nhất là bậc tiểu học, vừa phải nhanh chóng bổ sung nơi thiếu, giải quyết yêu cầu đồng bộ. Quá trình đào tạo không tách rời với đào tạo lại một cách toàn diện, đi đôi với bố trí sử dụng một cách hợp lý và đại ngộ tương xứng. Vì vậy, để sự nghiệp “Trăn năm trồng người”của thành phố Bến Tre đạt kết quả mới - chất lượng giáo dục toàn diện thì Đảng, chính quyền, ngành cần có nhiều hơn nữa chính sách thỏa đáng đối với giáo viên, có tác dụng gắn bó họ lâu dài với nghề nghiệp, tạo cho họ động lực tự bồi dưỡng thường xuyên trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đồng thời tạo điều kiện thu hút người giỏi vào ngành sư phạm. Thứ tư: Sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền địa phương các cấp với Ban giám hiệu các trường thuộc địa bàn là giải pháp tổng thể duy trì thành quả của công tác XMC và PCGD của thành phố Bến Tre Nâng cao trình độ dân trí cho người dân, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ lâu dài, xuyên suốt của Đảng, chính quyền, ngành giáo dục các cấp. Để đạt được mục tiêu ấy công tác XMC và PCGD không chỉ phải hoàn thành mà cần được duy trì ở từng địa phương. Thành phố Bến Tre là đơn vị đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác XMC và PCGC các cấp. Bài học đúc kết trong chiến dịch “Đồng khởi diệt dốt” ở thành phố Bến Tre những năm đầu sau ngày giải phóng đã cho thấy: việc tái mù chữ sẽ diễn ra nếu không có giải pháp duy trì thành quả XMC năm trước. Từ đó, Đảng, chính quyền, ngành địa phương đã nhạy bén, linh hoạt trong việc đề ra giải pháp song song: vừa hoàn thành vừa phải duy trì được kết quả công tác XMC và PCGD nhằm nâng cao dân trí cho người dân. Thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đời sống nhân dân được nâng lên, nhưng những hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn vẫn còn. Vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình phải lo toan cho cuộc sống hằng ngày, việc đến các lớp học đối với người dân là không thể. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của công tác XMC và PCGD của từng địa phương nói riêng của cả thành phố nói chung. Để giải quyết được khó khăn ấy, sự phối hợp Đảng, chính quyền từng địa phương, Ban giám hiệu các trường là quan trọng. Hội liên hiệp phụ nữ, Hội khuyến học xã, phường thể hiện vai trò của mình, tác động tích cực trong việc tuyên truyền, vận động người dân đến lớp học. Để người dân an tâm đến lớp học, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân ,Hội khuyến học đã giúp đỡ về vật chất, tinh thần dưới nhiều hình thức: giúp vốn xóa đói giảm nghèo, thành lập tổ thủ công giải quyết công ăn việc làm cho người dân, cấp học bổng cho con em gia đình khó khăn…. Bên cạnh Trung tâm giáo dục thường xuyên được xây dựng trên địa bàn thành phố, Đảng, chính quyền, ngành từng địa phương đã thành lập các Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường đã khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho người dân học tập mà không ảnh hưởng đến công việc của họ. Ban giám hiệu các trường đóng trên địa bàn xã, phường bằng nhiều giải pháp hạn chế tối đa tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban, vận động các em bỏ học đến trường, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần…..Do đó, tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm đáng kể, góp phần quan trọng vào việc duy trì thành quả công tác XMC và PCGD của địa phương. Nhằm nâng cao dân trí cho người dân gắn phát triển giáo dục với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương thì thành quả công tác XMC và PCGD của từng địa phương phải được giữ vững. 5. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của thành phố Bến Tre trong thời kỳ mới. Để giáo dục phổ thông thành phố luôn là ngọn cờ đầu và tiên phong của tỉnh Bến Tre, góp chung vào sự phát triển giáo dục tỉnh Bến Tre, bản thân xin đề xuất một số giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố và Đảng bộ từng địa phương đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông. Phải có những chỉ đạo thường xuyên, kịp thời và phù hợp với từng giai đoạn để giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông thật sự là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, nhất trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và chỉ có nhận thức như thế, các kế hoạch phát triển của kinh tế của thành phố, từng địa phương không thể tách rời việc phát triển giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục phải đi đôi với đa dạng hóa và dân chủ hóa giáo dục bởi bản chất nền giáo dục của Việt nam “của dân, do dân và vì dân”. Phải đảm bảo sự gắn bó phối hợp nhịp nhàng giữa : nhà trường - gia đình - xã hội. Hiệu trưởng các trường phải giữ vai trò chủ động và nồng cốt trong cuộc vận động này. Muốn được như vậy, nhà trường phải chủ động tạo mọi điều kiện cho các lực lượng này tham gia vào giáo dục không chỉ dừng lại đóng góp kinh phí mà tham gia vào quản lý giáo dục. Các trường cần đẩy mạnh phối hợp PHHS tạo điều kiện dạy 2 buổi/ ngày , loại hình bán trú cho học sinh ở tất cả các lớp, bậc học. Đây là giải pháp không chỉ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục toàn diện cho học sinh mà còn nhằm ngăn chặn tình trạng dạy thêm – học thêm , chạy điểm, chạy trường tràn lan. Khuyến khích PHHS, các lực lượng xã hội tham gia nhiều hơn nữa vào việc đa dạng hóa trường lớp, nhất là loại hình trường dân lập đạt chuẩn. Do nằm ở địa bàn thành phố, kinh tế tương đối phát triển, nhu cầu về các điều kiện học tập cho con em phụ huynh càng cao, trong khi đó thành phố chỉ có 1 trường dân lập. Hướng đến của nền giáo dục phổ thông không chỉ là tri thức mà còn tạo mọi điều kiện tốt cho trẻ hình thành nhân cách. Để làm được như vậy thì: Một gia đình hạnh phúc, người lớn gương mẫu; Một trường học thân thiện, thầy cô là tấm gương để các em noi theo; Một môi trường xung quanh lành mạnh, văn hóa. Đó là sự chuẩn bị chu đáo, hoàn mỹ của toàn xã hội cho trẻ - thế hệ làm chủ đất nước. Hiện nay, tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập ngày càng nhiều vào học đường dưới mọi hình thức. Nhất là các trường nằm trong khu vực nội ô thành phố. Hiện tượng học sinh đánh nhau, nhậu, cờ bạc đặc biệt nhất là hiện tượng “nghiện game”. Lực lượng công an phải tiên phong và xung kích trong vấn đề này, thường xuyên kiểm tra phòng internet, tụ điểm vui chơi để kịp thời ngăn chặn vấn đề tiêu cực xảy ra. PHHS nên quan tâm, tìm hiểu con em mình hơn, không nên cưng chiều con em một cách “thái hóa”. Nhà trường, nhất là giáo viên chủ nhiệm quan tâm, thường xuyên làm công tác tư tưởng cho các em. SGD và PGD đẩy mạnh, thường xuyên thanh tra các trường về việc đổi mới chương trình, phương pháp, đánh giá.. nhằm đảm bảo việc đánh giá học sinh một cách đồng bộ giữa các giáo viên, các trường, các bậc để sự chênh lệch trong xếp loại giáo dục giữa các bậc không còn cao. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là nhân lực chính có tính chất quyết định việc thực hiện những định hướng và mục tiêu của sự nghiệp giáo dục. Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đẩy mạnh và thường xuyên: Tăng cường đưa giáo viên đi học nâng chuẩn nhất là các lớp cao học; qui hoạch cán bộ một cách hợp lý, trẻ hóa đội ngũ, cán bộ nữ gắn liền với tâm tư, vọng của người được qui hoạch; đảm bảo chăm lo đời sống cho giáo viên nhất là giáo viên ở xa, có chính sách thu hút, đầu tư nhân tài…. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đường (1995), Từ bộ Quốc gia đến bộ giáo dục và đào tạo (1945 - 1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới: chủ chương, thực hiện, đánh giá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Thanh Bình (2006), Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học tỉnh Bến Tre và một số giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Các chủ trương đổi mới giáo dục – đào tạo trong mười năm (1986- 1996). 5. Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến 2020. 6. Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa – Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 7. Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục (1986- 1996). 8. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 1997. 9. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 1998. 10. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 1999. 11. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2000. 12. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2001. 13. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2002. 14. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2003. 15. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2004. 16. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2005. 17. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2006. 18. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2007. 19. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2008. 20. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2009. 21. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2010. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương (1979), Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, Nxb Sự thật. 24. Hồ Ngọc Đại, Giải pháp giáo dục, Nxb Giáo dục. 25. Phạm Văn Đồng, Vấn đề giáo dục –đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Phạm Văn Đồng (1986), Mấy vấn đề về văn hóa giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội. 27. Phạm Văn Đồng (1979), Sự nghiệp giáo dục trong chế độ Xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội. 28. Phạm văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Phạm Minh Hạc (1996), Giáo dục con người hôm nay và ngày mai, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 30. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Phạm Minh Hạc (1998),Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Đào Minh Hải, Minh Tiến (sưu tầm) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Lao động, Hà Nội. 34. Trương Thị Hoa (2007), Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông 1986-2000. Luận văn thạc sĩ lịch sử .Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 35. GS.TS Nguyễn Đình Hương,Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại, NxbGD. 36. TS Bùi Minh Hiền, Lịch sử giáo dục Việt Nam,Nxb Đại học Sư phạm. 37. Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển (2005), Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, T1,2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 39. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền (2004), Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới, Nxb Đại học Sư phạm, Hà nội. 40. Đỗ Mười (1996), Phát triển giáo dục và đào tạo phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Nhiều tác giả (2002), Giáo dục Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 42. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (1996), Báo cáo tổng kết năm học 1995 – 1996, tài liệu lưu trữ. 43. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (1997), Báo cáo tổng kết năm học 1996 – 1997, tài liệu lưu trữ. 44. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (1998), Báo cáo tổng kết năm học 1997 – 1998, tài liệu lưu trữ. 45. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (1999), Báo cáo tổng kết năm học 1998 – 1999, tài liệu lưu trữ. 46. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2000), Báo cáo tổng kết năm học 1999 – 2000, tài liệu lưu trữ. 47. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2001), Báo cáo tổng kết năm học 2000 – 2001, tài liệu lưu trữ. 48. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2002), Báo cáo tổng kết năm học 2001 – 2002, tài liệu lưu trữ. 49. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2003), Báo cáo tổng kết năm học 2002 – 2003, tài liệu lưu trữ. 50. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2004), Báo cáo tổng kết năm học 2003 – 2004 , tài liệu lưu trữ. 51. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2005), Báo cáo tổng kết năm học 2004 – 2005, tài liệu lưu trữ. 52. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2006), Báo cáo tổng kết năm học 2005 – 2006, tài liệu lưu trữ. 53. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2007), Báo cáo tổng kết năm học 2006 – 2007, tài liệu lưu trữ. 54. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2008), Báo cáo tổng kết năm học 2007 – 2008, tài liệu lưu trữ. 55. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2009), Báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009, tài liệu lưu trữ. 56. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2010), Báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010, tài liệu lưu trữ. 57. Giảng Thị Kim Phương, Giáo dục - Đào tạo Long An 20 năm đổi mới 1986 – 2006, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPTPHCM. 58. Thạch Phương, Đoàn Tứ (chủ biên)(2001), Địa chí Bến Tre, Nxb KHXHNV. 59. Nguyễn Hà Thanh (tổng hợp 2008), Chấn hưng giáo dục,Nxb Lao Động. 60. Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển tập tác phẩm bàn về giáo dục Việt Nam,Nxb Lao Động. 61. TS Giáo dục Dương Thiệu Tống, Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại, Nxb Trẻ. 62. Nguyễn văn Trung (2006), Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT công lập tỉnh Bến Tre, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 63. Luật giáo dục 1998, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998. 64. Luật giáo dục 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005. 65. Luật phổ cập giáo dục tiểu học. 66. Thị xã Bến Tre những chặn đường lịch sử (1993), Ban tuyên giáo thị xã ủy xuất ản. 67. BCH Đảng bộ tỉnh Bến Tre, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre 1930 – 2000, Nxb Chính trị Quốc gia. 68. BCH Đảng bộ Thị xã Bến Tre (2005), Lịch sử Đảng bộ thị xã Bến Tre 1930 – 2005, Nxb Chính trị Quốc gia. 69. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1986. 70. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1986. 71. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1986. 72. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1987. 73. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1988. 74. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1989. 75. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1990. 76. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1991. 77. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1992. 78. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1993. 79. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1994. 80. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1995. 81. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1996. 82. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1997. 83. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1998. 84. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1999. 85. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2000. 86. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2001. 87. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2002. 88. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2003. 89. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2004. 90. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2005. 91. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2006. 92. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2007. 93. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2008. 94. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2009. 95. Thị xã ủy, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2010. 96. Sở giáo dục – đào tạo Bến Tre (1987), Niên giám thống kê phát triển sự nghiệp giáo dục 1976-1985. 97. Sở giáo dục – đào tạo Bến Tre, Niên giám thống kê giáo dục 1986-1996. 98. Viện Khoa học Giáo dục (2002), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Bản đồ tỉnh Bến Tre và thành phố Bến Tre – Thành ủy Bến Tre Phụ lục 2 : Tóm tắt sự thay đổi cấu trúc và tên gọi các cấp học và lớp học trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam từ năm 1930 đến năm nay Phụ lục 3 : Giáo dục phổ thông giai đoạn 1987-1996 – Sở giáo dục tỉnh Bến Tre Phụ lục 4 : Giáo dục phổ thông giai đoạn 1997-2010 – Cục thống kê tỉnh Bến Tre Phụ lục 5 : Nhà giáo ưu tú của thành phố Bến Tre qua các năm Phụ lục 6 : Hình ảnh một số trường, lớp thành phố Bến Tre – do tác giả chụp PHỤ LỤC 1 Bản đồ tỉnh Bến Tre và thành phố Bến Tre BẢN ĐỒTỈNH BẾN TRE Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thành phố Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km. Bến Tre có 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Bến Tre ,Huyện Ba Tri ,Huyện Bình Đại ,Huyện Châu Thành ,Huyện Chợ Lách, Huyện Giồng Trôm ,Huyện Mỏ Cày Bắc, Huyện Mỏ Cày Nam, Huyện Thạnh Phú BẢN ĐỒ THÀNH PHỐ BẾN TRE Ngày 11 tháng 8 năm 2009, thị xã Bến Tre chính thức trở thành phố trực thuộc tỉnh với 16 đơn vị hành chính (10 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và 6 xã Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú). PHỤ LỤC 2 Tóm tắt sự thay đổi cấu trúc và tên gọi các cấp học và lớp học trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam từ năm 1930 đến năm nay Thời Pháp thuộc 1930 - 1945 USơ học U5.4.3.2’.2”.1 tiểu học U1.2.3.4 cao đẳng tiểu học 2.1 (tú tài I) Việt Nam độc lập tháng 9/1945 đến tháng 12/1946 U5.4.3.2.1 Tiểu học U1.2.3.4 trung học phổ thông (chia 2 ban) U1.2.3 trung học chuyên khoa (chia 4 ban) A. Vùng tự do 12/1946 đến 1950 Như trên (1945 - 1946) 1950 - 1955 vỡ lòng U1.2.3.4 cấp I U5.6.7 cấp II U8.9 cấp III U1.2 dự bị đại học 1956 - 1975 vỡ lòng U1.2.3.4 cấp I U5.6.7 cấp II U8.9.10 cấp III B. Vùng tạm bị chiếm 1946 - 1949 1949 - 1953 Như 1945 - 1946 U5.4.3.2.1 tiểu học U7.6.5.4 trung học phổ thông (2 ban) U3.2.1 trung học chuyên khoa (4 ban) Giống như 1945 - 1946, chỉ đổi tên gọi các lớp trung học từ 7 đến 1 là đệ thất đến đệ nhất. 1953 - 1958 Như trên, nhưng bỏ phân ban ở trung học phổ thông và phân 3 ban ở trung học chuyên khoa, đổi tên trung học phổ thông là trung học đệ nhất cấp và trung học chuyên khoa là trung học đệ nhị cấp. 1958 - 1970 Như trên, nhưng lại phân 4 ban ở trung học đệ nhị cấp 1970 - 1975 U1.2.3.4.5 tiểu học U6.7.8.9 trung học đệ nhất cấp U10.11.12 trung học đệ nhị cấp Như trên, chỉ đổi tên các lớp từ 1 đến 12 (từ năm 1973, làm thí điểm phân ban nhiều hơn (8 ban) ở trung học, gọi là trung học phổ thông tổng hợp) Sau tháng 5/1975, cả nước thống nhất Miền Bắc 1975 - 1979: như 1956 - 1975. Miền Nam 1975 - 1979: như 1970 - 1975. Từ 1980 - 1998 trong cả nước U1.2.3.4.5.6.7.8.9 phổ thông cơ sở 10.11.12 phổ thông trung học (chia 3 ban) Triết (tú tài II) Toán Chương trình gọi là Hoàng Xuân Hãn Từ 1998 đến nay (Sau khi có Luật Giáo dục) U1.2.3.4.5 tiểu học 6.7.8.9 trung học cơ sở 10.11.12 trung học phổ thông (dự kiến chia 2 ban) (nguồn: [24, 154,155]). PHỤ LỤC 3 Giáo dục phổ thông giai đoạn 1987-1996 (Nguồn: Cục thống kê Bến Tre,Niên giám thống kê 1987-1996) 1.Trường học Năm học Trường cấp 1 Trường cấp 1-2 Trường cấp 2 Trường cấp 2-3 công lập Trường cấp 3 công lập Trường cấp 2-3 bán công, dân lập 1986-1987 18 1 1987-1988 18 1 1988-1989 18 1 1989-1990 17 1 1990-1991 6 9 3 1 1991-1992 6 9 3 1 1992-1993 9 8 3 1 1 1993-1994 9 6 4 1 2 1 1994-1995 9 6 4 1 2 1 1995-1996 8 6 13 1 2 1 2. Học sinh Năm học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Số lượng Bỏ học (%) Lưu ban (%) Số lượng Bỏ học (%) Lưu ban (%) Số lượng Bỏ học (%) Lưu ban (%) 1986- 1987 14426 3,91 8,62 7291 3,09 6,8 2038 3,33 3,14 1987- 1988 14226 5,62 11,96 7347 18,56 8,31 2070 4,28 3,28 1988- 1989 14124 4,15 12,81 7076 14,43 7,89 1969 3,85 4,67 1989- 1990 13922 3,46 10,15 5824 9,49 6,50 1465 2,07 3,02 1990- 1991 14038 4,66 13,99 5759 17,36 5,69 1184 2,44 0,87 1991- 1992 13850 3,11 12,57 5843 12,34 3,42 1104 2,80 0,33 1992- 1993 13117 2,13 8,87 6248 3,74 4,76 1316 3,40 1,90 1993- 1994 12614 9,91 7,61 6904 8,55 3,91 2591 3,37 0,69 1994- 1995 12023 4,77 5,86 7804 11,34 4,09 2952 2,90 0,35 1995- 1996 11191 8,86 2,96 8889 9,71 3,37 3280 3,22 2,69 3. Giáo viên Năm học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông BGH GV BGH 1-2 BGH 2 GV BGH GV 1986-1987 0 401 61 0 271 4 66 1987-1988 0 417 54 0 294 4 74 1988-1989 0 405 55 0 338 4 76 1989-1990 0 404 45 0 317 4 71 1990-1991 15 416 25 6 276 5 67 1991-1992 15 406 26 7 288 5 57 1992-1993 15 408 24 7 276 4 57 1993-1994 20 385 17 10 280 4 68 1994-1995 22 395 18 10 303 5 67 1995-1996 21 424 18 10 355 5 79 PHỤ LỤC 4 Giáo dục phổ thông giai đoạn 1997-2010 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Niên giám thống kê năm 1997-2010) 1. Trường học, phòng học, lớp học cấp phổ thông Năm học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông T L P T L P T L P 1996- 1997 8 348 134 4 222 120 3 75 66 1997- 1998 9 349 138 4 120 126 3 79 69 1998- 1999 11 334 173 5 217 129 4 96 70 1999- 2000 12 302 172 5 198 135 4 110 70 2000- 2001 12 304 172 5 205 139 4 126 93 2001- 2002 16 298 182 8 205 143 4 132 96 2002- 2003 16 302 173 9 210 145 4 132 96 2003- 2004 16 298 226 9 219 140 4 140 102 2004- 2005 16 282 214 8 210 150 4 133 106 2005- 2006 16 264 225 8 196 194 4 132 143 2006- 2007 14 253 193 8 189 133 4 120 104 2007- 2008 14 243 199 8 190 115 4 115 89 2008- 2009 14 273 227 7 185 159 4 121 115 2009- 2010 14 275 230 10 187 164 4 122 117 Ghi chú: T: trường, L:lớp , P: phòng 2. Học sinh phổ thông Năm học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Số lượng Bỏ học (%) Lưu ban (%) Số lượng Bỏ học (%) Lưu ban (%) Số lượng Bỏ học (%) Lưu ban (%) 1996- 1997 10648 5,32 2,67 8659 9,48 3,52 3720 11,0 5 1,53 1997- 1998 10474 3,71 2,92 8472 7,98 4,37 4460 10,0 4 2,37 1998- 1999 10147 3,21 1,43 8080 7,22 3,22 5110 6,81 2,11 1999- 2000 10019 1,59 1,39 7892 8,07 2,88 5683 9,73 1,81 2000- 2001 9842 3,08 1,32 7562 8,37 3,94 5988 14,8 1 2,13 2001- 2002 9458 2,42 1,15 7850 6,92 2,77 5813 12,2 1 2,90 2002- 2003 9530 1,46 0,69 7875 5,63 2,32 5916 9,87 4,14 2003- 2004 9195 2,34 0,71 7939 4,58 1,90 5645 8,06 1,32 2004- 2005 8434 1,36 0,74 7948 4,61 0,55 5156 8,76 1,92 2005- 2006 8192 1,66 0,41 8006 3,02 0,52 5172 8,1 1,75 2006- 2007 8118 1,16 0,89 7192 3,89 0,82 4694 7,23 1,68 2007- 2008 8021 2,26 4,11 6989 2,49 1,97 4699 5,60 3,52 2008- 2009 8706 1,24 0,73 6477 4,71 1,30 5565 2,00 9,89 2009- 2010 8578 1,12 0,56 6350 3,53 1,15 5238 2,2 5,67 3. Tốt nghiệp phổ thông Năm học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT 1996-1997 1.826 1.620 876 1997-1998 1.937 1.751 883 1998-1999 1.972 2.067 1.220 1999-2000 1.996 1.844 1.362 2000-2001 2.123 1.464 1.538 2001-2002 1.938 1.848 1.454 2002-2003 1.828 1.644 1.766 2003-2004 2.002 1.797 1.368 2004-2005 1.943 1.365 2005-2006 1.470 2006-2007 4.271 2007-2008 4.186 2008-2009 4.847 2009-2010 4715 • Từ năm học 2004-2005 bậc Tiểu học không thi tốt nghiệp • Từ năm học 2005-2006 bậc THCS không thi tốt nghiệp 4. Giáo viên phổ thông Năm học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông BGH GV BGH GV BGH GV 1996-1997 20 403 10 369 9 113 1997-1998 21 401 10 438 9 122 1998-1999 26 406 12 389 10 142 1999-2000 27 381 12 380 12 171 2000-2001 26 377 12 372 12 184 2001-2002 32 366 20 365 11 183 2002-2003 35 357 22 376 13 193 2003-2004 36 385 22 388 13 197 2004-2005 35 373 19 398 13 201 2005-2006 34 408 20 424 12 205 2006-2007 37 382 18 438 13 249 2007-2008 38 372 20 413 13 250 2008-2009 38 375 21 407 12 310 2009-2010 36 382 22 411 14 315 PHỤ LỤC 5 Nhà giáo ưu tú của thành phố Bến Tre qua các năm TT Họ và tên Năm sinh Quê quán Năm PT Chứcvụ, đơn vị công tác 1 Tăng Đức Sang 1945 Giồng Trôm 1986 GV Trường THCS Sơn Đông 2 Nguyễn Thị Kim Cúc Châu Thành 1997 Hiệu trưởng trường THPT Bán công 3 Thái Thị Kim Phụng 1947 Bình Dương 1997 GV trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 4 Trần Minh Quới 1947 Mỏ Cày 1998 GV Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 5 Lê Minh Tâm 1953 TX Bến Tre 2002 GV trường THPT Chuyên Bến Tre 6 Lương Nhân 1950 Quảng Nam 2002 HT Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 7 Tăng Văn Dom 1948 Giồng Trôm 2006 GV Trường THPT Chuyên Bến Tre 8 Nguyễn Thị Tuyết 1952 Thạnh Phú 2006 GV Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 9 Trần Thị Xuân Mai 1957 TX Bến Tre 2006 GV Trường THCS Vĩnh Phúc 10 Lê Ngọc Sện 1948 Long An 2008 GV Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu PHỤ LỤC 6 Hình ảnh một số trường, lớp thành phố Bến Tre 1. Trường tiểu học Nguyễn Trí Hữu – Trường đạt chuẩn quốc gia 2.Trường Tiểu học phường 6 – Trường đạt chuẩn quốc gia 3. Trường Tiểu học 4. Trường tiểu học Bến Tre – Trường sư phạm thực hành cấp I 5. Trường tiểu học Nhơn Thạnh – Trường đạt chuẩn quốc gia 6. Trường THCS Phú Hưng – Trường đạt chuẩn quốc gia 7. Trường THCS Vĩnh Phúc – Trường đạt chuẩn quốc gia 8. Trường THCS Mỹ Hóa – Trường đạt chuẩn quốc gia 9. Trường THCS thành phố Bến Tre 10. Trường THCS Nhơn Thạnh – Trường đạt chuẩn quốc gia 11. Trường THPT Võ Trường Toản 12. Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 13.Trường Dân lập phổ thông Hermann Gmeiner –Trường đạt chuẩn quốc gia 14. Trường THPT Chuyên Bến Tre 15.Trường THPT Lạc Long Quân ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5796.pdf
Tài liệu liên quan