Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
--0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ VIỆT HÀ
QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ VIỆT HÀ
QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐẾN 1990)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊ
114 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quá trình hợp tác Hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên (từ 1958 đến 1990), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S. NGUYỄN DUY TIẾN
THÁI NGUYÊN 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng thành kính. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính
trọng sâu sắc tới:
- T.S. Nguyễn Duy Tiến đã quan tâm hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi tận
tình chu đáo trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành
luận văn.
- Ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử, khoa Sau Đại học và các thầy cô
bộ môn đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
bảo vệ luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đó, cảm ơn sự
góp ý chân thành và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè đồng
nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi học tập nâng cao đƣợc trình
độ trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009
Tác giả
Lê Việt Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC KHI TIẾN
HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
7
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội của Thái Nguyên 7
1.2. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ở Thái Nguyên
giai đoạn trƣớc khi tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp
15
CHƢƠNG 2. HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI
KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
(1958 - 1980)
24
2.1. Lí luận chung và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp
24
2.1.1. Lí luận chung 26
2.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong trào
hợp tác xã trong nông nghiệp
30
2.2. Thời kì đầu xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở
Thái Nguyên (1958 - 1960).
34
2.3. Thời kì tổ chức hợp tác xã bậc cao thực hiện cơ chế kế
hoạch hóa tập trung (1961 - 1980)
70
CHƢƠNG 3.
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI
KÌTHỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN (1981 - 1990)
3.1. Thực hiện cơ chế khoán theo tinh thần Chỉ thị 100
(1981- 1988)
70
3.2. Thực hiện cơ chế khoán theo tinh thần Nghị quyết số 10
(1988- 1990)
77
3.3. Tác động của Khoán 100, Khoán 10 đến tình hình
kinh tế - xã hội của thái nguyên
82
Kết luận 87
Tài liệu tham khảo 95
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hợp tác hóa trong nông nghiệp là một thực thể lịch sử, là sự ra đời của
một chủ thể kinh tế ở nông thôn nƣớc ta trong thời gian dài, có tác dụng lớn
đến sự phát triển kinh tế, văn hóa ở nông thôn nói riêng và đến toàn bộ nền
kinh tế xã hội nƣớc ta nói chung
Phong trào hợp tác hóa, xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp đƣợc
thực hiện trong công cuộc cải tạo XHCN từ cuối những năm 50 thế kỉ XX, có
ảnh hƣởng to lớn đến việc phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao trình độ
thâm canh, tích tụ và tập trung hoá sản xuất, khắc phục tình trạng lạc hậu
nặng nề về kĩ thuật, sản xuất phân tán, manh mún, tự cấp tự túc; tạo điều kiện
phát triển sản xuất đi lên con đƣờng XHCN. Tổ chức kinh tế tập thể còn có
vai trò to lớn trong việc cải thiện đời sống văn hoá - xã hội, cải biến nông
thôn, có vai trò quan trọng bảo đảm sản xuất, đồng thời cung cấp sức ngƣời,
sức của cho tiền tuyến trong thời kì đất nƣớc có chiến tranh. Nhƣng trong quá
trình thực hiện, do tƣ tƣởng chủ quan, nôn nóng, muốn cải biến quan hệ sản
xuất, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá và sản xuất chuyên môn hoá, hiện đại
hoá mà coi nhẹ vai trò của yếu tố lực lƣợng sản xuất; đồng thời, do sự hạn chế
về kiến thức và khả năng tổ chức, quản lí..., cho nên hợp tác hóa sản xuất
nông nghiệp có nhiều nhƣợc điểm thể hiện ở: sức sản xuất xã hội; hiệu quả
kinh tế; nhịp độ phát triển sản xuất giảm dần..., số đông HTX không còn
chứng minh đƣợc tính ƣu việt của phƣơng thức sản xuất mới.
Đánh giá một vấn đề rộng lớn, quan trọng nhƣ vậy là một vấn đề phức
tạp, cần có nhiều ý kiến tham gia. Để góp phần vào sự đánh giá đó, chúng tôi
cho rằng, phải tiếp cận từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, phƣơng pháp, lĩnh
vực khoa học khác nhau (kinh tế học, xã hội học, thống kê học, sử học....).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
Dựa trên quan điểm lịch sử, hệ thống lại quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở
Thái Nguyên, nhất là dựa trên quan điểm đổi mới của Đảng để nghiên cứu,
phân tích,... đánh giá đúng mức khách quan những mặt thành công và hạn
chế; nhận rõ bản chất mô hình cũ, nội dung cơ bản của quan điểm đổi mới để
nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, tiếp tục đổi mới là một yêu cầu
khách quan đặt ra.
Thực hiện đƣờng lối hợp tác hóa của Trung ƣơng Đảng, cùng với miền
Bắc, Thái Nguyên tiến hành cuộc vận động xây dựng quan hệ sản xuất mới
XHCN. Phong trào nhanh chóng phát triển sôi nổi, rộng khắp làm cho nông
thôn miền núi từng bƣớc đổi mới: Từ nông dân làm ăn cá thể đã trở thành giai
cấp nông dân tập thể làm chủ bản làng, làm chủ xã hội; nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú.
Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái
Nguyên, góp phần làm sáng rõ tinh thần cách mạng bắt nguồn từ lòng yêu
nƣớc, tha thiết với chế độ mới XHCN của nhân dân các dân tộc trong tỉnh;
khẳng định vai trò của phong trào hợp tác hóa ở địa phƣơng, nhất là những
đóng góp to lớn của phong trào đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc và thống nhất đất nƣớc cũng nhƣ đóng góp cho việc khôi phục và phát
triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đầu tiến lên CNXH. Qua đó, cũng thấy
đƣợc mặt hạn chế của phong trào để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
trong quá trình phát triển nền nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
Từ những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề “ Hợp tác hóa nông
nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Khoa học Lịch sử của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Hợp tác hóa nông nghiệp là một vấn đề không chỉ đƣợc các đồng chí
lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, mà còn đƣợc cả những nhà nghiên cứu cũng
rất quan tâm dƣới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ khi thực
hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng, với cách tƣ duy
mới, việc đánh giá quá trình hợp tác hóa đối với sự phát triển kinh tế cả nƣớc
nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, càng đƣợc nghiên cứu sâu hơn
nhằm tìm ra những kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện kinh tế hợp tác trong
thời kì đổi mới.
Trong tác phẩm “Nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam”
của đồng chí Lê Duẩn, Nxb Sự thật Hà Nội, xuất bản năm 1986, đã đề cập tới
những nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam và đƣợc trình bày
tại đại hội lần thứ IV của Đảng trong đó có các về vấn đề: Hợp tác hóa nông
nghiệp, đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật, xây dựng đào tạo con ngƣời
mới, kinh tế địa phƣơng vv....; Tác giả Phạm Nhƣ Cƣơng trong cuốn “Một số
vấn đề kinh tế của hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã
hội, 1991, có đề cập đến Lịch sử hợp tác hóa ở nƣớc ta sau cách mạng tháng
tám (1945), bản chất và những khuyết điểm của nó cùng những đề nghị về
điều chỉnh quá trình hợp tác hóa trong thời gian tới; Chử Văn Lâm, Nguyễn
Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú trong cuốn “Hợp tác hóa nông nghiệp Việt
Nam: Lịch sử, vấn đề, triển vọng” Nxb Sự thật, 1992, đã đề cập tới Lịch sử
phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trong suốt 30 năm 1958-1980. Những
thành tựu và thiếu sót của phong trào này. Những nét mới trong phong trào
hợp tác hóa hiện nay: Vấn đề và mâu thuẫn; một số kinh nghiệm của nƣớc
ngoài; định hƣớng và giải pháp của kinh tế hợp tác ở nông thôn.
Về quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên đã có những tài liệu
đề cập đến nhƣ Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 4,5,6..., các văn kiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
trên đã tổng kết đánh giá những thành tựu đạt đƣợc ở nhiệm kì trƣớc và đề ra
đƣờng lối chỉ đạo của Đảng bộ đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của
tỉnh, nhất là quá trình hợp tác hóa trong từng giai đoạn. Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên (1936-1965) và (1965-2000) xuất bản năm 2003, 2005, cũng đã đề
cập đến quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên trƣớc và trong đổi mới.
Các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội từ 1958 đến 1990 của
Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,…Hệ
thống niên giám thống kê của tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên). Tất cả các
công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến
chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái
Nguyên ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣng chƣa có một công trình nghiên
cứu nào nghiên cứu riêng một cách đầy đủ có hệ thống quá trình hợp tác hóa
nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 - 1990. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá rất
cao các công trình nghiên cứu trên và coi đó là nguồn tƣ liệu quý giúp cho
việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
Luận văn này sẽ đi sâu nghiên quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái
Nguyên từ 1958 đến 1990.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 đến 1990.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958
đến 1990. Tuy nhiên để làm rõ yêu cầu của đề tài, Luận văn có đề cập đến
tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp và quan hệ sản xuất trong thời gian
trƣớc khi thực hiện hợp tác hóa;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu, hệ thống lại quá trình hình thành và phát triển phong trào
hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên.
- Từ thực tiễn phong trào, trong quá trình thực hiện kinh tế HTX nông
nghiệp, thông qua cách thức tiến hành, tổ chức, qui mô HTX,... của tỉnh trong
việc quản lí hoạt động sản xuất, dƣới hình thức tập thể hóa TLSX. Đề tài rút
ra những mặt thành công và hạn chế của phong trào hợp tác hóa của tỉnh
trong tổng thể tình hình chung của cả nƣớc giai đoạn 1958 - 1990.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tƣ liệu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của Mác - Ăng ghen, Lênin bàn về vấn đề
hợp tác hóa.
- Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, tƣ và các nghị quyết,
chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề hợp tác hóa.
- Văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên trong thời kì 1954 -1990, trong đó chủ yếu là thời kì 1958 - 1990.
Những tác phẩm, bài viết của các lãnh tụ về lịch sử kinh tế xã hội trong
đó có chủ trƣơng hợp tác hóa của Đảng, lịch sử Đảng bộ tỉnh và nhiều tài liệu
khác viết về vấn đề hợp tác hóa của Thái Nguyên nói riêng.
Tƣ liệu đƣợc khai thác chủ yếu ở Kho lƣu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ, Lƣu
trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thƣ viện tỉnh, Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo
Tỉnh uỷ, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và nhiều tài
liệu, văn bản sƣu tầm của cá nhân…. Đó là cơ sở, cứ liệu chủ yếu trong
nghiên cứu đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
Thực hiện đề tài, chúng tôi còn khai thác tƣ liệu từ nhân chứng, từ điều
tra thực địa để đảm bảo tính chính xác và phong phú hơn cho nội dung đề tài
nghiên cứu.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp
phƣơng pháp lôgíc là chủ yếu. Các phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu,
tổng hợp cũng đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ nội dung đề tài. Từ kết quả của
phong trào hợp tác hóa, chúng ta sẽ thấy đƣợc quy luật vận động bên trong
của quá trình, rút ra khái quát lí luận, đặc điểm, tính chất của vấn đề nghiên
cứu, đồng thời thấy đƣợc nguyên nhân hạn chế của vấn đề nghiên cứu.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn trình bày một cách cơ bản và hệ thống quá trình xây dựng, phát
triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên thời kì 1958 - 1990.
- Luận văn làm rõ vị trí, đặc điểm và vai trò của Thái Nguyên trong quá
trình xây dựng, phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp cùng với cả cả
nƣớc; thấy đƣợc những cố gắng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong quá
trình thực hiện thắng lợi của cuộc cách mạng xây dựng XHCN này là một sự tiếp
nối xuất sắc truyền thống yêu nƣớc của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy
và học tập lịch sử địa phƣơng ở các trƣờng chuyên nghiệp và phổ thông.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn
kết cấu thành 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC KHI TIẾN
HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
CHƢƠNG 2:
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌ
THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
(1958 - 1980)
CHƢƠNG 3:
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌ
THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN (1981 - 1990)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC KHI TIẾN HÀNH
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
1.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA
TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng trung du Đông Bắc , có
diện tích đất tƣ̣ nhiên là 3.541,1 km2, chiếm 1,13% diện tích cả nƣớc . Phía bắc
giáp tỉnh Bắc K ạn, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc , Tuyên Quang , phía đông
giáp tỉnh Lạng Sơn , Bắc Giang, phía nam giáp thủ đô Hà Nội .
Địa hình tỉnh Thái Nguyên rất phong phú và đa dạng , Thái Nguyên có
nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng Bắc - Nam, thấp dần xuống phía Nam và
chấm dƣ́t ở Đèo Khế . Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá
mạnh (castơ) tạo thành nhiều hang động , thung lũng nhỏ . Phía Tây Nam có
dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách nú i dƣ̣ng đƣ́ng và kéo dài
theo hƣớng tây bắc - đông nam . Ngoài hai dãy núi kể trên , tỉnh còn có dãy
Ngân Sơn (bắt đầu tƣ̀ Bắc Kạn chạy theo hƣớng Đông bắc - Tây nam đến
huyện Võ Nhai ) và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hƣớng Tây bắc - Đông nam .
Là tỉnh trung du , miền núi , nhƣng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phƣ́c tạp
lắm nếu so với các tỉnh trung du , miền núi khác trong vùng . Đây là điều kiện
thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp nói
riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung .
Khí hậu của Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Lƣợng
mƣa trung bình khoảng 2.000 mm/năm, cao nhất vào tháng 8 (400 mm) và
thấp nhất vào tháng 1 (dƣới 50 mm). Do địa hình thấp dần tƣ̀ vùng núi cao
xuống vùng núi thấp , trung du, đồng bằng theo hƣớng Bắc - Nam, nên khí hậu
Thái Nguyên vào mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt : vùng lạnh nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai ; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hoá , Phú
Lƣơng và phía nam huyện Võ Nhai ; vùng ấm gồm các huyện Đại Từ , Đồng
Hỷ, Phú Bình , Phổ Yên , thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên . Nhiệt
độ chênh lệch giƣ̃a tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90C) với tháng lạnh nhất
(tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong
khoảng 1.300 - 1.750 giờ, phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm .
Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bổ tƣơng đối đều trên địa bàn
tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ
huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chạy xuống địa bàn tỉnh Thái Nguyên suốt từ bắc
xuống nam qua các huyện Phú Lƣơng, Võ Nhai, Đồng Hỷ, thị xã Thái
Nguyên, Phú Bình và Phổ Yên, tạo nên trục đối xứng cả về lãnh thổ và hƣớng
dốc của tỉnh. Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hoá) chảy theo
hƣớng nam qua huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công
xuống huyện Phổ Yên, hợp với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên).
Ngoài ra, Thái Nguyên còn có nhiều sông ngắn và nhỏ nhƣ sông Đu, sông
Nghinh Tƣờng, sông Dong, sông Chu, sông Khe Mo, sông Huống Thƣợng…
và nhiều suối nhỏ khác. Các sông, suối Thái Nguyên hằng năm cung cấp cho
đồng ruộng ven sông một khối lƣợng phù sa rất lớn, làm cho đất đai thêm phì
nhiêu, mầu mỡ, giữ đƣợc độ ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc gieo trồng các
loại cây lƣơng thực và hoa màu.
Đất Thái Nguyên chủ yếu thuộc loại Feralit, đất đá vôi và đất ruộng
thích hợp cho việc phát triển cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp và
chăn nuôi đại gia súc.
Đất núi : chiếm 48,4% diện tích tƣ̣ nhiên, nằm ở độ cao trên 200m so
với mƣ̣c nƣớc biển , thích hợp cho phát triển lâm nghiệp , trồng rƣ̀ng đầu
nguồn, rƣ̀ng phòng hộ , rƣ̀ng kinh doanh và trồng các cây đặc sản, cây ăn quả,
cây lƣơng thƣ̣c phục vụ nhân dân vùng cao .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
Đất đồi : Chiếm 31,4% diện tích tƣ̣ nhiên , chủ yếu hình thành trên cát
kết, bột kết , phiến sét và một phần phù sa cổ . Đất đồi tại một số vùng nhƣ :
Đại Tƣ̀, Phú Lƣơng ,... nằm ở độ cao 150 - 200 m, độ dốc 5 - 200, phù hợp cho
sƣ̣ sinh trƣởng của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm .
Đất ruộng : Chiếm 12,4% diện tích tƣ̣ nhiên , đây là loại đất có sƣ̣ phân
hoá phức tạp . Một phần phân bố dọc theo các con suối , rải rác không tập
trung, chịu tác động lớn của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt (lũ đột ngột , hạn
hán,...), khó khăn cho việc canh tác .
Với đặc điểm địa hình tự nhiên nhƣ vậy, tỉnh Thái Nguyên có tiềm
năng đất đai rất đa dạng kể cả đất nông nghiệp, đất công nghiệp, đất rừng và
tài nguyên khoáng sản.
1.1.1. Địa lí hành chính
Thái Nguyên là điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ
sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Lạng Sơn). Tỉnh có ba
quốc lộ: Quốc lộ số 3 chạy dọc theo chiều dài tỉnh từ phía nam (cầu Đa Phúc,
huyện Phổ Yên) lên phía bắc (cầu ổ Gà, huyện Phú Lƣơng), qua tỉnh Bắc Kạn
lên Cao Bằng. Quốc lộ 1B từ cầu Gia Bẩy (điểm nối thành Phố Thái Nguyên
và huyện Đồng Hỷ) qua hai huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai lên tỉnh Lạng Sơn.
Quốc lộ 19 chạy từ Hiệp Hoà (Bắc Giang) sang Thái Nguyên. Ngoài ra, tỉnh
Thái Nguyên còn có hai tuyến đƣờng sắt: Hà Nội - Quan Triều - Núi Hồng và
Lƣu Xá (Thái Nguyên) - Kép (Bắc Giang) - Uông Bí (Quảng Ninh), cùng
nhiều tuyến giao thông nội tỉnh, liên tỉnh thuận tiện. Đó là đƣờng 13A từ Bờ
Đậu (Phú Lƣơng), qua trung tâm huyện Đại Từ vƣợt đèo Khế sang Tuyên
Quang. Với vị trí địa lí nhƣ vậy, rất thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế giữa
các địa phƣơng trong tỉnh với các tỉnh bạn.
Vùng đất Thái Nguyên đã đƣợc hình thành từ lâu đời, từ thời các vua
Hùng nƣớc ta chia làm 15 bộ, Thái Nguyên khi đó thuộc về bộ Vũ Định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
Cùng với tiến trình lịch sử dân tộc, địa danh và địa giới Thái Nguyên đã có
nhiều thay đổi qua các triều đại.
Đến thời Pháp thuộc, từ năm 1890, để dễ bề cai trị và đàn áp những
cuộc nổi dậy của nhân dân ta, tỉnh Thái Nguyên bị chia nhỏ địa bàn nhập vào
các Tiểu quân khu thuộc các đạo quan binh. Nhƣ vậy, từ tháng 10-1890 đến
tháng 9-1892, tỉnh Thái Nguyên bị xóa bỏ, phân tán vào các địa bàn khác
nhau đặt dƣới quyền quản lí của chính quyền quân sự Pháp.
Ngày 20-8-1945, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên nổi dậy giành chính
quyền, đơn vị hành chính thị xã Thái Nguyên đã chính thức ra đời. Trong thời kì
kháng chiến chống thực dân Pháp, việc chia tách, sáp nhập đổi tên các đơn vị hành
chính tại tỉnh Thái Nguyên diễn ra khá nhiều, song chỉ ở cấp xã.
Năm 1954, miền Bắc đƣợc giải phóng, Thái Nguyên bƣớc vào giai
đoạn xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh, thị xã Thái Nguyên nhanh
chóng đƣợc mở rộng . Tháng 8-1956, Khu tƣ̣ trị Việ t Bắc đƣợc thành lập gồm
5 tỉnh: Cao Bằng , Bắc Kạn , Lạng Sơn, Thái Nguyên , Tuyên Quang; Thái
Nguyên trở thành thủ phủ của Khu tƣ̣ trị Việt Bắc . Lúc này , huyện Phú Bình
tách khỏi tỉnh Thái Nguyên chuyển về tỉnh Bắc Giang ; huyện Phổ Yên cắt về
tỉnh Vĩnh Phúc . Tháng 4-1957, hai huyện này lại trở về thuộc tỉnh Thái
Nguyên nhƣ cũ .
Năm 1965, tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc
Thái với 13 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Thái Nguyên, huyện Phú
Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lƣơng, Định Hóa, Đại Từ, Bạch
Thông, Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn, Chợ Rã.
Ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Thái lại chia tách thành hai tỉnh Thái Nguyên
và Bắc Kạn. Tỉnh Thái Nguyên ngày nay gồm thành phố Thái Nguyên , thị xã
Sông Công và 7 huyện Phú Bình , Phổ Yên , Đồng Hỷ , Võ Nhai , Phú Lƣơng ,
Đại Tƣ̀ và Định Hoá .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
1.1.3. Tình hình văn hóa, xã hội
Dƣới thời Pháp thuộc, Thái Nguyên có dân số khoảng 100.000 ngƣời;
mật độ dân số 29 ngƣời/km2 [61, 4]. Ngƣời dân bản địa ở Thái Nguyên so với
những tỉnh khác không nhiều, song qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc
và dân số đã tăng nhanh. Tính đến năm 1936, tỉnh Thái Nguyên đã tiếp nhận
trên 6 ngàn đồng bào từ các tỉnh miền xuôi đến lập nghiệp. Đồng bào nhập cƣ
đến Thái Nguyên tăng nhanh trong những năm sau này, nhất là trong thời kì
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Ngày nay, dân số Thái Nguyên có gần 1,1 triệu dân, gồm 8 dân tộc chủ
yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa và một số ít
các dân tộc khác nhƣng chiếm tỉ lệ không lớn. Mật độ dân số khoảng 260
ngƣời/ km2, cao nhất trong các tỉnh miền núi phía bắc . Tuy nhiên , dân cƣ
phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cƣ rất thƣa thớt , trong khi đó ở
vùng thành thị , đồng bằng dân cƣ rất dày đặc . Nơi có mật độ dân cƣ cao nhất
là thành phố Thái Nguyên (1.300 ngƣời/km2), nơi có mật độ dân cƣ thấp nhất
là huyện Võ Nhai (khoảng 80 ngƣời/km2). [63,44]
Ở Thái Nguyên, dân tộc Kinh chiếm 75,5% dân số. Đây là dân tộc
mang nguồn gốc bản địa, chiếm số lƣợng đông nhất. Dân tộc Kinh gồm nhiều
bộ phận hợp thành: Dân bản địa, dân tuyển mộ vào làm công trong các mỏ,
đồn điền, có bộ phận là ngƣời di dân từ các vùng đồng bằng lên. Địa bàn cƣ
trú của ngƣời Kinh rộng khắp từ vùng trung du phía nam đến các vùng núi
rừng hẻo lánh phía Bắc, trong đó tập trung nhiều ở khu vực thị xã Thái
Nguyên. Ngƣời Kinh có kinh nghiệm sản xuất và khả năng tiếp thu nhanh các
tiến bộ khoa học - kĩ thuật. Tổ chức xã hội của ngƣời Kinh cũng rất chặt chẽ,
từ thành thị đến nông thôn mang nét đặc trƣng tiêu biểu của xã hội Việt Nam.
Xuất phát từ đặc điểm cƣ trú, ngƣời Kinh có truyền thống trồng lúa nƣớc, làm
nông nghiệp và nghề thủ công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
Dân tộc có số ngƣời đông thứ hai ở Thái Nguyên là ngƣời Tày, chiếm
10,7% dân số. Cũng nhƣ ngƣời Kinh, ngƣời Tày có mặt ở Thái Nguyên từ rất
lâu đời, tổ tiên của ngƣời Tày vốn là cƣ dân bản địa ở miền Bắc Việt Nam,
vùng giáp ranh biên giới Việt - Trung. Địa bàn cƣ trú của ngƣời Tày rộng khắp
trong phạm vi toàn tỉnh, song chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao nhƣ
Định Hoá, Phú Lƣơng, Đại Từ, Võ Nhai. Ngoài việc trồng lúa, ngƣời Tày còn
trồng ngô, khoai, sắn để cải thiện đời sống. Ngƣời Tày có một số ngành thủ
công truyền thống nhƣ đan lát, dệt vải…
Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên chiếm 5,1% dân số toàn tỉnh. Ngƣời Nùng
có nhiều chi tộc: Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh. Phạm vi cƣ trú của
ngƣời Nùng gần nhƣ ngƣời Tày. Ở tất cả các huyện, thành, thị trong tỉnh đều có
ngƣời Nùng, song tập trung đông nhất ở Đồng Hỷ, Võ Nhai và Đại Từ.
Các thành phần dân tộc khác là: Sán Dìu, Mông, Dao, Thái, Hoa…
sống rải rác ở khắp các địa bàn trong tỉnh. Mỗi dân tộc đều có vốn văn hoá
mang bản sắc rất phong phú và đa dạng. Dân tộc Dao ở Thái Nguyên có 4
nhóm chính: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt. Ngƣời Dao
sống chủ yếu trên núi cao, nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp,
ngƣời Dao còn có tập quán sinh hoạt du canh, du cƣ nên càng khó khăn cho
việc giao lƣu. Do vậy, TLSX chính của đồng bào Dao là đất đồi, rừng. Khả
năng canh tác của họ đa dạng, phong phú với các loại rau đậu, các loại cây
lƣơng thực… song vì cuộc sống của họ không ổn định, cho nên gặp nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, thông qua việc thực hiện những chính sách phát triển kinh
tế, xã hội của Đảng, hiện nay trình độ dân trí và đời sống của ngƣời Dao đã
đƣợc nâng cao hơn nhiều so với trƣớc.
Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên đều có những đặc điểm
riêng về ngôn ngữ, trình độ sản xuất, bản sắc văn hoá, song tất cả đều có
những nét tƣơng đồng, hoà nhập trong một thể thống nhất và chung sống trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
cùng một lãnh thổ. Mỗi dân tộc tuy có nguồn gốc và quá trình phát triển riêng,
có dân tộc cƣ trú lâu đời, có dân tộc mới từ các tỉnh chuyển đến sinh cơ lập
nghiệp vài ba đời, các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên đều có sự nỗ lực rất lớn
vun đắp nên truyền thống đoàn kết dân tộc. Xuất phát từ truyền thống đó mà
hình thành nên một đặc trƣng nổi bật về mặt phân bố dân tộc ở Thái Nguyên
đƣợc đều khắp từ các huyện miền núi phía Bắc, những vùng xa xôi hẻo lánh
đến các huyện phía Nam, không có sự biệt lập về mặt địa vực theo dân tộc.
Mức độ xen kẽ giữa các dân tộc ngày một đồng đều hơn. Đặc biệt từ sau cách
mạng tháng Tám năm 1945 thành công, mức độ cƣ trú xen kẽ giữa các dân
tộc ngày càng sâu sắc. Hiện nay ở các huyện, xã đều gồm nhiều dân tộc khác
nhau cƣ trú, sự hội tụ đó làm cho nền văn hoá Thái Nguyên trở nên phong phú
đa sắc tộc.
Tất nhiên, giao lƣu văn hóa là hiện tƣợng mang tính phổ biến và quen
thuộc trong các dân tộc ở nhiều quốc gia đa dân tộc. Song trên mảnh đất Thái
Nguyên, sự giao lƣu diễn ra không phải lẻ tẻ và rời rạc, mà là một sự tiếp thu
bồi đắp lâu dài, có hệ thống, tạo nên những chuyển biến cơ bản trong việc
hình thành và phát triển một truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc.
Có thể khẳng định, Thái Nguyên là một vùng văn hóa lâu đời, giàu
truyền thống, nhất là truyền thống đấu tranh cách mạng. Là trung tâm của
vùng chiến lƣợc phía bắc sông Hồng, sông núi hiểm trở, nên trong lịch sử
Thái Nguyên thƣờng xuyên phải đối mặt với các thế lực ngoại bang và các
tầng lớp phản nghịch trong nƣớc luôn uy hiếp trật tự an ninh. Từ xa xƣa, ông
cha ta đã từng coi Thái Nguyên là phên giậu phía bắc của kinh thành Thăng
Long, là điểm xuất phát triển khai lực lƣợng chống giặc ngoại xâm ở miền
biên giới. Chính vì vậy, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã sớm xây dựng
cho mình bản lĩnh bất khuất, kiên cƣờng trƣớc họa ngoại xâm và bất công xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, nhân
dân Thái Nguyên luôn cần cù sáng tạo trong lao động xây dựng cuộc sống;
đoàn kết anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trên mảnh này đã
ghi danh nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử nhƣ: Dƣơng Tự Minh,
Lƣu Trung, Lƣu Nhân Chú, Phạm Cuống, Đỗ Cận, Nguyễn Cầu, Phạm Nhĩ,
Đàm Sâm… Năm 1884, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh Thái Nguyên, nhƣng
chúng đã vấp phải tinh thần yêu nƣớc sôi nổi, mạnh mẽ, liên tục của nhân dân
Thái Nguyên kéo dài từ cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX; tiêu biểu nhất là
cuộc khởi nghĩa Thái nguyên năm 1917, do Đội Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến
lãnh đạo. Quân khởi nghĩa đã giết giám binh, chiếm toà Công sứ, trại lính khố
xanh, phá nhà lao, làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên trong lịch
sử cận đại Việt Nam, một cuộc khởi nghĩa diễn ra tại một tỉnh, có tuyên bố
nền độc lập, đặt ra Quốc kì, thành lập quân đội riêng. Cuộc khởi nghĩa Thái
Nguyên đã cổ vũ nhân dân các dân tộc trong tỉnh vững bƣớc trên con đƣờng
đấu tranh chống xâm lƣợc.
Tiếp nối truyền thống đó, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các
dân tộc Thái Nguyên đã phát huy cao độ lòng yêu nƣớc của các thế hệ đi
trƣớc. Trải qua 10 năm đấu tranh cách mạng (1936-1945), dƣới sự lãnh đạo
của Đảng, nhân dân Thái Nguyên đã biểu lộ khí phách anh hùng của một
dân tộc anh hùng. Nhiều cán bộ, đảng viên không ngại khó khăn, gian khổ,
bất chấp mọi hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh vì cách mạng, tiêu biểu nhƣ Nông
Văn Cún, Nhật Sơn... Đồng bào các dân tộc trong tỉnh từ miền núi đến
vùng hạ du, từ nông thôn đến thành thị mặc dù liên tục bị kẻ thù khủng bố,
đàn áp dã man, bị o ép, khống chế trong các trại tập trung, nhƣng vẫn một
lòng đi theo bảo vệ cách mạng, chống lại kẻ thù, san sẻ cho Cứu quốc quân
từng ngọn rau, bát cháo, đồ dùng sinh hoạt… Tinh thần yêu nƣớc của nhân dân đã
hun đúc vào truyền thống kiên cƣờng, bất khuất của quê hƣơng Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
Cách mạng tháng Tám thành công, từ sau năm 1945 trở đi, trong quá
trình cùng nhau xây dựng chính quyền mới và phát triển kinh tế, văn hóa - xã
hội, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tập thể đƣợc nhân lên gấp bội khi các
dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay và các dân tộc khác sát cánh bên
nhau thực hiện các chính sách mới của Đảng và Chính phủ trên con đƣờng đi
lên CNXH mà bƣớc đầu là đi vào làm ăn tập thể trong sản xuất nông nghiệp.
1.2. QUAN HỆ SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN TRƢỚC KHI TIẾN HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Tình hình kinh tế nông nghiệp trƣớc năm 1958
Trƣớc năm 1945, ở Thái Nguyên hơn 90% dân số là nông dân. Phần
lớn ruộng đất của Thái Nguyên nằm trong tay các điền chủ ngƣời Pháp và địa
chủ ngƣời Việt, đa số nông dân Thái Nguyên không có ruộng cày phải lĩnh
canh, nộp tô cho địa chủ, hoặc vào làm tá điền trong các đồn điền chịu sự bóc
lột nặng nề của các chủ đất. Lối canh tác của nông dân lúc bấy giờ rất thô sơ,
không hộ nông dân nào có máy kéo, phân bón hóa học và các công cụ cải tiến
khác chƣa đƣợc sử dụng trong nông nghiệp. Vì vậy, năng suất và sản lƣợng
cây trồng rất thấp.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đã mở ra trang sử mới
cho nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Đƣợc sống trong tự do, đƣợc ._.
hƣởng một số quyền lợi bƣớc đầu về kinh tế và chính trị do chính quyền cách
mạng mới đem lại, do đó, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là
nông dân tuyệt đối tin tƣởng vào Đảng và đi theo đƣờng lối cách mạng của
đảng, xây dựng CNXH. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Đảng và Nhà
nƣớc thực hiện những chủ trƣơng chính sách của nền dân chủ mới mang lại
lợi ích thiết thực cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Với các điều kiện thuận lợi trên, ngay sau khi giành đƣợc chính quyền,
Thái Nguyên nhanh chóng ổn định kinh tế và phát triển sản xuất nông nghiệp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
thực hiện các biện pháp tích cực nhằm khắc phục khó khăn nhƣ: Tịch thu đất
đai của các chủ đồn điền ngƣời Pháp, địa chủ việt gian phản động bỏ chạy
tạm cấp cho nông dân sản xuất, thành lập quỹ tín dụng, cung cấp giống lúa,
giống ngô giúp nông dân phát triển sản xuất.
Trong thời kì 1946 - 1954, sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều
khó khăn do: Thiên tai, địch họa, trình độ canh tác và một số hộ nông dân
không có ruộng vẫn phải đi làm thuê.
Là tỉnh miền núi và trung du, kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp,
trong khi đó ruộng đất phần lớn nằm trong tay địa chủ. Hệ thống đồn điền mà
bọn thực dân Pháp và tay sai bỏ chạy, nhân dân trong tỉnh tiếp thu đƣợc thì
sản xuất còn manh mún, độc canh, năng suất thấp. Sự lạc hậu về phát triển
kinh tế, văn hoá kéo theo tình trạng lệ thuộc nặng vào thiên nhiên. Sản lƣợng
lúa và hoa mầu thấp, không ổn định do sự thay đổi bất thƣờng về thời tiết, khí
hậu. Chỉ tính riêng trận lụt tháng 10/1950 đã làm cho Thái Nguyên mất hàng trăm
tấn lƣơng thực, gây cho nền nông nghiệp Thái Nguyên tổn thất nghiêm trọng.
Cùng với thiên tai là địch họa, thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn
nào hòng ngăn chặn cuộc kháng chiến của nhân dân ta, chúng đã tàn phá rất
nặng nề nền nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Thái Nguyên thông qua các
cuộc tấn công, càn quét lên Thái Nguyên. Trong Chiến dịch tấn công Việt Bắc
Thu Đông 1947 của thực dân Pháp, trong tỉnh có 160 ngƣời bị địch giết, 267
ngƣời bị địch bắt, 8359 ngôi nhà bị địch đốt, phá; 1813 con trâu, bò và rất
nhiều gà, vịt bị địch giết hại; hơn 140 tấn thóc bị địch thiêu huỷ, nhiều làng
mạc bị triệt hạ, một số các công trình thủy lợi bị phá hủy dẫn đến nhiều héc ta
ruộng đất bị bỏ hoang [4, 226]. Tháng 12/1950, địch huy động máy bay đánh
phá đập Vạn Già (Phú Bình), một công trình thuỷ nông quan trọng của tỉnh
Thái Nguyên. Tiếp đó, tháng 6/1952, chúng lại huy động máy bay ném bom,
đánh phá đập Thác Huống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
Mặt khác, sức sản xuất của ngƣời nông dân vẫn bị kìm hãm, mặc dù
thông qua các đợt thực hiện chính sách giảm tô (9/1949), chính sách ruộng đất
1951, 1952 tính đến năm 1953, giai cấp địa chủ ở Thái Nguyên còn chiếm
hữu khoảng 16.572 mẫu ruộng trên tổng số 82.834 mẫu; 3701 trên tổng số
28.800 con trâu bò toàn tỉnh. Tỷ lệ chiếm hữu tuy không lớn nhƣng tính bình
quân nhân khẩu thì lại rất cao. Riêng diện tích ruộng bình quân nhân khẩu giai
cấp địa chủ chiếm từ 2,3 mẫu đến 2,7 mẫu, trong khi thành phần cố nông và
bần nông chỉ có từ 0,7 sào đến 1,2 sào Bắc bộ một đầu ngƣời. Nông dân thiếu
ruộng vẫn phải lĩnh canh của địa chủ để gieo trồng và nộp tô cho chúng; vẫn
bị phụ thuộc và bị bóc lột sức lao động, đó chính là trở ngại lớn trong việc
phát triển sản xuất .
Khi hiệp định Giơ-ne-vơ đƣợc kí kết, ở Thái Nguyên địch tập trung dụ
dỗ cƣỡng ép đồng bào theo đạo thiên chúa giáo bằng cách cho những tên tay
sai phản động đội lốt các chức sắc tôn giáo từ Thái Bình, Nam Định lên dùng
thần quyền để tuyên truyền mê hoặc thúc ép giáo dân di cƣ theo chúng vào
miền Nam. Một số ngƣời kém hiểu biết đã tin, bỏ lại nhà cửa ruộng vƣờn theo
địch vào Nam, làm cho đồng ruộng càng thiếu ngƣời sản xuất. Thêm vào đó,
trong năm 1954 lại bị thiên tai dồn dập, sản xuất sút kém, nạn đói xẩy ra
nhiều vùng và kéo dài suốt 6 tháng đầu năm 1955.
Tất cả những khó khăn trên đã kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp,
nông thôn Thái Nguyên. Mặc dù nông dân các dân tộc rất hăng hái tham gia
lao động sản xuất, khai hoang phục hóa nhƣng vẫn không đem lại đƣợc kết
quả nhƣ mong muốn. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, "Giặc đói" vẫn
là mối đe dọa thƣờng xuyên trong nhiều gia đình.
Thông qua một loạt các chính sách của Đảng và Chính phủ nhƣ: Chính
sách giảm tô, giảm tức năm 9/1949, cuộc vận động thu thuế nông nghiệp theo
chính sách thuế nông nghiệp do Nhà nƣớc ban hành tháng 5/1951 và cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
phát động quần chúng nhân dân đấu tranh buộc giai cấp địa chủ phải triệt để
giảm tô, thực hiện giảm tức và thoái tô thắng lợi năm 1952 - 1953, đã thực sự
đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân. Uy thế chính
trị và quyền lợi kinh tế của giai cấp bóc lột đã bị thu hẹp. Tuy nhiên, sản xuất
nông nghiệp chỉ thực sự phát triển từ sau khi ngƣời nông dân đƣợc giải phóng
khỏi sự phụ thuộc về kinh tế dƣới chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ
phong kiến. Nhiệm vụ cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên kết thúc thắng lợi
vào ngày 21-5-1955, tuy có những sai lầm lớn, nhƣng cải cách ruộng đất đã
làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn. Giai cấp phong kiến,
địa chủ bị đánh đổ; tổng cộng cả 3 đợt giảm tô cải và cách ruộng đất, chính
quyền tỉnh đã tịch thu, trƣng thu, trƣng mua 29.729 mẫu ruộng (tƣơng đƣơng
với 10.702,4ha), 3.864 con trâu bò, 514 tấn thóc cùng hàng nghìn nông cụ,
phƣơng tiện sinh hoạt, nhà cửa chia cho 22.000 nông hộ, dân nghèo [4, 321].
Sức sản xuất trong nông nghiệp đƣợc giải phóng khỏi quan hệ sản xuất phong
kiến, Nông dân lao động đã trở thành động lực xã hội chính trong nông thôn.
Nếu nhƣ dƣới thời Pháp thuộc, phần lớn số nông hộ không có ruộng phải đi
làm thuê thì bây giờ họ đã trở thành ngƣời nông dân tự do có ruộng đất và
công cụ sản xuất trong tay, họ tự quyết định lấy cuộc sống của mình trên
mảnh đất mà cách mạng đã đƣa lại cho họ. Ƣớc mơ ngàn đời “Ngƣời cày có
ruộng” của họ đƣợc thực hiện, họ càng hăng hái sản xuất.
Chính việc xóa bỏ quan hệ chiếm hữu ruộng đất và bóc lột phong kiến
trong nông nghiệp, gắn ruộng đất và các TLSX khác với ngƣời nông dân lao
động trực tiếp sản xuất là tiền đề cơ bản đầu tiên để thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển đem lại hiệu quả thiết thực.
Trong thời kì khôi phục kinh tế (1955-1957), vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc
cho nông nghiệp và HTX rất ít. Năm 1955, tỉnh Thái Nguyên đầu tƣ cho
nông, lâm nghiệp là 0,26% tổng chi ngân sách cho các ngành kinh tế [56],
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
những năm tiếp theo mức độ đầu tƣ có tăng song không đáng kể; các công
trình thuỷ lợi mới phục hồi đƣợc cống Vạn Già trên sông máng (Phú Bình),
khôi phục đập thác Huống, đào thêm ao, chuôm chứa nƣớc, làm cọn nƣớc,
đào giếng chống hạn... Giống cây trồng vẫn là giống truyền thống, chƣa có
phân hoá học… Song với quan hệ sản xuất mới phù hợp cùng với các yêu tố
chính trị, xã hội mới đã tạo ra sự hăng hái, phấn khởi lao động sản xuất trong
nông dân. Từng bƣớc khắc phục đƣợc nhiều khó khăn nhƣ: hạn hán, mƣa lũ,
sâu bệnh, ra sức làm thuỷ lợi, khai hoang phục hoá, không những trồng lúa,
trồng mầu mà còn chú trọng trồng cây công nghiệp.
Kết quả, mặc dù bị hạn hán và sâu bệnh phá hoại nặng, nhƣng tổng sản
lƣợng lƣơng thực năm 1955 toàn tỉnh vẫn đạt 96,854 tấn trong đó lúa đạt
54.753 tấn, hai năm 1956, 1957 nhân dân các dân tộc trong tỉnh hăng hái thi
đua khai hoang phục hoá, thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng
đƣa diện tích cấy lúa cả năm 1957 lên 50.072 ha, tăng gần 4000 ha so với năm
1955. Các biện pháp kỹ thuật cày sâu, bừa kỹ, cấy dầy, tăng cƣờng phân bón,
đắp bờ giữ nƣớc, làm cỏ sục bùn tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển, vì vậy
năng suất các loại cây lƣơng thực tiếp tục đƣợc nâng cao. Riêng lúa năng suất
năm 1957 tăng 2,4 tạ/ha so với năm 1955. Tổng sản lƣợng lúa đạt 71.160 tấn,
do đó đã tạo ra sự tăng trƣởng về giá trị sản lƣợng nông nghiệp, bình quân
tăng 10%/năm. Thu hoạch bình quân tính theo đầu ngƣời về lƣơng thực, kể cả
hoa màu quy ra thóc là 315kg năm 1955; 444kg năm 1956 và 342kg năm
1957. Cùng với hơn 20.000 tấn hoa mầu các loại Thái Nguyên không chỉ bảo
đảm lƣơng thực cho nhu cầu của nhân dân mà còn đóng góp cho Nhà nƣớc
mỗi năm từ 10.000 đến 13.000 tấn [4, 316].
Do đƣợc quan tâm chăm sóc tốt, nhất là về chuồng trại và thức ăn nên
trong hơn 2 năm đàn trâu toàn tỉnh tăng 10.400 con, đàn bò tăng 4.200 con,
đàn lợn tăng 23.000 con, không chỉ đáp ứng đủ sức kéo cho phát triển sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25
xuất, thực phẩm cho sinh hoạt của nhân dân địa phƣơng mà còn là hàng hóa
cung cấp cho một số tỉnh miền xuôi.
1.2.2. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp trƣớc khi tiến hành hợp
tác hóa nông nghiệp
Nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, tháng 5-1955
Chính phủ đã ban hành 8 chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông
nghiệp, trong đó có nội dung thứ 5 là: Đẩy mạnh phong trào đổi công giúp đỡ
nhau phát triển rộng rãi hình thức đổi công từng vụ, xây dựng dần tổ đổi
công thƣờng xuyên.
Ngƣời nông dân suốt một thời gian dài bị áp bức, bóc lột dƣới chế độ
phong kiến và thực dân. Sau khi đã có ruộng cấy, trâu cày, làm chủ nông
thôn, tin tuởng những chính sách khuyến khích sản xuất của Đảng và Chính
phủ. Đông đảo quần chúng nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã sôi nổi
hƣởng ứng phong trào đổi công giúp đỡ nhau sản xuất. Thông qua phong trào,
các hộ nông dân đƣợc hƣớng dẫn áp dụng những kĩ thuật liên hoàn trong sản
xuất nông nghiệp nhƣ: đủ nƣớc, nhiều phân, cày sâu, giống tốt, cấy đúng thời
vụ, cấy dày, phòng trừ sâu bệnh, cải tiến nông cụ…Từ chỗ trƣớc kia không
bón phân (chủ yếu là các xã ở vùng núi phía Bắc tỉnh), hoặc bón ít phân, nay
đồng bào đã thực hiện khẩu hiệu: Thanh toán cấy chay. Trong việc lựa chọn
giống tốt hoặc việc phòng trừ sâu bệnh, dịch để bảo vệ mùa màng và gia sức,
nông dân cũng đã bƣớc sử dụng những phƣơng pháp tiến bộ theo sự hƣớng
dẫn của cơ quan chuyên môn.
Việc hình thành các hình thức đổi công, hợp tác tự nguyện đa dạng
trong nông thôn, thực chất là sự kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết,
hợp tác tƣơng trợ phù hợp với tính chất và trình độ sức sản xuất trong nông
thôn Thái Nguyên sau cải cách ruộng đất. Nông dân các dân tộc Thái Nguyên
vốn đã có truyền thống đoàn kết tƣơng trợ và sáng tạo trong lao động sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26
xuất, có tinh thần cách mạng, nhiệt tình yêu nƣớc. Ở một số huyện trong tỉnh,
nông dân 2/3 là tá điền, qua nhiều cuộc vận động cách mạng lớn của Đảng
nhƣ: giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất…, do đó trình độ nhận thức về
chính trị đã đƣợc nâng lên. Hàng chục vạn nông dân lao động đã hiểu rõ rằng,
Đảng và chế độ mới đã đƣa lại ruộng đất cho họ. Mặt khác, trong quá trình
sản xuất lâu đời, nông dân đã thấy và gặp nhiều khó khăn khi sản xuất riêng lẻ
nên đòi hỏi nông dân phải tổ chức, tập hợp nhau lại để cùng sản xuất. Do vậy,
tổ đổi công ở Thái Nguyên đã đƣợc xây dựng từ rất sớm (1953), trong thời kì
kháng chiến đã nảy nở nhiều phong trào đổi công ở một số nơi nhƣ: tổ đổi
công Cầu Thành (xã Thành Công - Đại từ), tổ ông Khuynh già làng ở Đồng Hỷ,
tổ ông Trọng (Bình Thành - Định Hóa)…Tuy mới là hình thức đổi công từng
vụ, từng việc nhƣng lúc đó hoạt động rất sôi nổi, đã đƣợc cả nƣớc biết đến.
Năm 1956, từ khi có chủ trƣơng của Đảng tổ đổi đổi công phát triển
nhanh và mạnh, cả tỉnh đã xây dựng đƣợc 4.825 tổ dƣới các hình thức. Trong
đó, có 628 tổ đổi công thƣờng xuyên và bình công chấm điểm [17].
Tuy nhiên, từ một số sai lầm trong cải cách ruộng đất, nhất là trong thời
kì sửa sai cuối năm 1956 đầu năm 1957, đã dẫn đến những xáo trộn trong đời
sống nông thôn, tình hình ở nhiều làng quê trở nên rối ren, phức tạp mất ổn
định làm cho tổ đổi công vỡ từng mảng, nhƣ ở xã Hùng Sơn có 51 tổ (36 tổ
thƣờng xuyên, 11 tổ bình công chấm điểm), đầu năm 1957 chỉ có 3 tổ hoạt
động, huyện Võ Nhai có 450 tổ, chỉ có 33 tổ hoạt động, 432 tổ tự động
chuyển sang làm mai nhƣ cũ [4, 25].
Trƣớc tình hình trên, tháng 5 năm 1957, Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị
đổi công, tổng kết phong trào và bàn kế hoạch củng cố tổ đổi công trong tỉnh
nhằm từng bƣớc thực hiện đƣờng lối phát triển nông thôn, đƣa nông dân vào
làm ăn tập thể trong các HTX nông nghiệp, tỉnh thành lập các đoàn công tác
xuống giúp các địa phƣơng củng cố và phát triển phong trào đẩy mạnh sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27
xuất, khôi phục kinh tế. Cùng với công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất
hoàn thành và thắng lợi, tình hình nông thôn dần dần ổn định, công tác phục
hồi và phát triển phong trào tổ đổi công đƣợc chú trọng, tính đến cuối năm
1957 toàn tỉnh có 3.010 tổ gồm 44.091 hộ, đạt tỷ lệ 43,4% trong tổng số các
nông hộ [4, 27].
Song song với việc đẩy mạnh phong trào xây dựng tổ đổi công trong
nông dân cá thể để giúp đỡ, hỗ trợ nhau phát triển sản xuất nông nghiệp, Đảng
và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng thực hiện cải tạo XHCN mà khâu chủ yếu là nông
nghiệp. Thực hiện đƣờng lối phát triển nông thôn của Đảng là đƣa nông dân
vào làm ăn tập thể trong các HTX nông nghiệp. Năm 1955, Thái Nguyên đã
chỉ đạo xây dựng thí điểm 3 HTX sản xuất nông nghiệp ở xã Hùng Sơn,
huyện Đại Từ (HTX Cầu Thành, Sơn Tập, Xóm Gò). Đây là 3 HTX đầu tiên
của huyện và cũng là của tỉnh Thái Nguyên. Năm 1956, tỉnh chỉ đạo xây dựng
thêm 2 HTX ở xã Tiên Hội, đồng thời tiếp tục củng cố và phát triển tổ đổi
công lao động sản xuất.
Các HTX thí điểm chủ yếu đƣợc hình thành từ các tổ đổi công có quy
mô xóm hoặc thôn bình quân khoảng 20-30 xã viên. Ban quản trị thời kì này
rất gọn nhẹ, có từ 2-3 ngƣời và một kiểm soát viên, hình thức hợp tác chủ yếu
là hợp tác lao động, làm chung và phân phối theo công điểm; các TLSX vẫn
thuộc của riêng từng hộ xã viên, quyền sở hữu ruộng đất đƣợc bảo đảm, đất
đai HTX sử dụng để sản xuất chung và hàng năm trả hoa lợi cho xã viên: đất
khai hoang, tăng vụ đƣợc giảm và miễn thuế, tự do, thuê nhân công… Cơ sở
vật chất kĩ thuật hầu nhƣ chƣa có gì đáng kể, vẫn là lao động cơ bắp với cái
cày, cái cuốc và con trâu.
Nhƣ vậy, trƣớc năm 1958 ở Thái Nguyên trong quan hệ sản xuất đã tồn
tại hai hình thức vừa có các hộ sản xuất cá thể vừa có hình thức sở hữu tập
thể. Mặc dù hình thức tập thể mới dừng lại ở bƣớc đầu đang trong quá trình thí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28
điểm để rút ra kinh nghiệm thực tiễn, tuy nhiên đó cũng là một trong những điều
kiện thuận lợi để Thái Nguyên vận dụng triển khai tốt hơn trong quá trình thực
hiện chủ trƣơng hợp tác hóa nông nghiệp trong thời gian tiếp theo.
Tiểu kết chương 1
Là tỉnh miền núi và trung du, nhƣng địa hình tỉnh Thái Nguyên không
phức tạp lắm đó chính là điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển
sản xuất nông – lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Tỉnh Thái Nguyên có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, mỗi
dân tộc có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, trình độ sản xuất, bản sắc văn
hoá, song tất cả các dân tộc đều có những nét tƣơng đồng, hoà nhập trong một
thể thống nhất và chung sống trên cùng một lãnh thổ. Các dân tộc sống xen
kẽ, không biệt lập, đoàn kết yêu thƣơng giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và sản
xuất, tính cộng đồng ngày càng đƣợc phát huy trong quá trình thực hiện những
chủ trƣơng chính sách dân chủ mới của Đảng cách mạng về quan hệ sản xuất.
Sau khi đƣợc giải phóng khỏi phƣơng thức sản xuất phong kiến,
nguyện vọng phát triển kinh tế của ngƣời nông dân trong tỉnh đã đƣợc Đảng
và Nhà nƣớc bảo đảm bằng các chính sách, đƣợc pháp luật bảo hộ, kết hợp
với truyền thống đoàn kết tƣơng trợ, hợp tác ở trình độ thấp (tổ đổi công) đã
làm cho sức sản xuất ở nông thôn Thái Nguyên trong thời kì trƣớc khi tiến
hành hợp tác hóa nông nghiệp có bƣớc tiến bộ rõ rệt. Mặc dù tình hình kinh
tế, xã hội vừa phải trải qua chiến tranh, nên còn nghèo nàn, kĩ thuật lạc hậu,
trình độ dân trí còn thấp chƣa có gì đáng kể, nhƣng với hệ thống chính sách
đúng đắn “Ý Đảng hợp lòng dân” đã tạo ra bƣớc phát triển quan trọng, có ý
nghĩa trên hai mặt; sức sản xuất đƣợc giải phóng, kinh tế phát triển và không
khí chính trị, xã hội nông thôn Thái Nguyên có bƣớc biến đổi quan trọng. Đây
chính là điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thái Nguyên trong quá trình thực hiện
hợp tác hóa trong nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29
CHƢƠNG 2
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN
THỜI KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
(1958 - 1980)
2.1. LÍ LUẬN CHUNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VỀ PHONG TRÀO HỢP TÁC HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Lí luận chung
Lịch sử phát triển của các hình thức HTX cổ điển ra đời từ trên 200
năm nay, thực tế cho thấy đó là hình thức tổ chức kinh tế của những ngƣời lao
động do nhu cầu tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng
quyết liệt và chủ nghĩa tƣ bản đang trên đà phát triển.
HTX đầu tiên mà loài ngƣời đƣợc chứng kiến đã xuất hiện tại nƣớc
Anh vào năm 1761, đó là HTX của 28 ngƣời thợ dệt, rủ nhau lập ra một cái
hội “Làm vải cho tốt và bán giá trung bình”, với các nguyên tắc rất bình dị và
đầy tính nhân đạo: “Cốt làm cho những ngƣời nghèo trở thành anh em, anh
em thì làm giúp nhau, nhờ lẫn nhau, bỏ hết thói cạnh tranh, làm sao cho cây
trồng thì đƣợc ăn quả, ai muốn ăn quả thì tham gia vào trồng cây”.
Tiếp đó vào năm 1849, tại Đức đã hình thành HTX cung ứng nguyên
liệu và tiêu thụ sản phẩm của 13 ngƣời thợ mộc. Cùng thời gian này, ở Pháp,
Thụy Điển, Ý…, đã ra đời nhiều HTX thuộc các lĩnh vực nhƣ: Chế biến nông
sản thực phẩm, kinh doanh tín dụng…
Nhƣ vậy, có thể thấy kinh tế HTX ra đời một cách khách quan trong
điều kiện phát triển liên tục của kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, đặc biệt khi kinh tế
thị trƣờng tự do, cạnh tranh ngày càng gay gắt “Cá lớn nuốt cá bé” làm cho
hàng triệu ngƣời sản xuất nhỏ, những tiểu nông đứng trƣớc nguy cơ bần cùng
hóa, trở thành lao động làm thuê cho các nhà tƣ bản. Để chống lại xu thế này,
những ngƣời lao động, những nhà sản xuất nhỏ muốn tồn tại, tiếp tục phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30
triển buộc phải liên kết lại trong tổ chức kinh tế của minh - đó là HTX tự
nguyện do họ đặt ra.
Từ những lí do khách quan này, Các Mác, Ph.Ăng ghen và Lênin đã
nghiên cứu tƣờng tận các HTX ở nƣớc Anh, Bắc Mỹ, và ở Nga..., đi đến kết
luận rằng: “Các HTX đƣợc xây dựng dƣới chủ nghĩa tƣ bản là để đấu tranh
với giai cấp tƣ sản, phát huy sáng kiến của quần chúng, nhờ sáng kiến của
quần chúng mà các HTX đƣợc xây dựng thành những tổ chức kinh tế rộng
lớn, nó chứa đựng tiềm năng của CNXH” [21], “Là những di sản văn hóa cần
đƣợc coi trọng” [44].
Nhận thức đƣợc tính chất “XHCN” của các HTX ngay trong lòng tƣ
bản chủ nghĩa, các ông cho rằng hợp tác là con đƣờng đơn giản nhất, dễ dàng
nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân nói riêng và đối với những ngƣời sản
xuất nhỏ nói chung.
Trong lí luận Mác - Lênin, con đƣờng hợp tác là con đƣờng bắt nguồn
từ chủ nghĩa nhân đạo, tiến tới CNXH khoa học. Chính vì vậy, kinh tế hợp tác
là dòng kinh tế mang tính nhân đạo nhân dân, nó đối lập với mặt phi nhân
đạo, phi văn hóa của thị trƣờng tƣ bản. Sự phát triển của kinh tế hợp tác và
HTX không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà vì sợ hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành
viên tham gia hợp tác, những ngƣời đƣợc cử ra điều hành và quản lí HTX
không phải vì có nhiều vốn góp, mà là sự tín nhiệm của các thành viên, mọi
ngƣời tham gia HTX đều có quyền hạn ngang nhau không phụ thuộc vào vốn
góp nhiều hay góp ít. Nhƣ vậy, nguyên tắc của chế độ kinh tế hợp tác chính là
chế độ dân chủ, tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và chia sẻ rủi ro.
Những nguyên tắc và hình thức tổ chức HTX theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lê nin là:
- Tự nguyện
- Có sự giúp đỡ của Nhà nƣớc chuyên chính vô sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31
- Hợp tác phải tiến hành từng bƣớc
- Hợp tác phải thiết thực, cụ thể, hết sức tránh cao xa, mơ hồ
- Hợp tác hóa là thực hiện liên minh công nông do giai cấp công nhân
lãnh đạo.
Về hình thức tổ chức HTX:
Lê nin cho rằng rất đa dạng và phải phù hợp với những điều kiện cụ
thể, những hình thức HTX phải đƣợc nảy sinh từ thực tiễn và tìm nó trong
chính thực tiễn.
Với góc độ nghiên cứu của mình, chúng tôi cho rằng những nguyên lí
cơ bản của lí luận Mác - Lênin về kinh tế hợp tác và HTX là đúng đắn có giá
trị lịch sử lâu dài.
2.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Hợp tác hóa
trong nông nghiệp
Ở Việt Nam, ngƣời đầu tiên đƣa ra tƣ tƣởng HTX là Chủ tịch Hồ Chí
Minh - ngƣời thầy vĩ đại, nhà tƣ tƣởng lớn của cách mạng Việt Nam. Ngay từ
năm 1927, trong tác phẩm vạch đƣờng cho cách mạng Việt Nam, cuốn
“Đƣờng kách mệnh”, Ngƣời đã dành hẳn một phần để phân tích về lịch sử,
mục đích, lí luận và cách thức tổ chức HTX. Ngƣời chỉ ra là tục ngữ Việt
Nam có câu “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó” hay “Một cây làm
chẳng nên non, nhiều cây nhóm lại thành hòn núi cao”, lí luận HTX đều nằm
trong điều ấy.
Vận dụng tƣ tƣởng của Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và cách
mạng XHCN ở nƣớc ta. Ngƣời khẳng định, công cuộc xây dựng CNXH ở
nƣớc ta phải bắt đầu từ nông dân. Việt Nam là một nƣớc sống về nông
nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32
nƣớc nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, nông nghiệp một phần lớn.
Muốn cho nông nghiệp và nông dân giàu lên cần phải xây dựng HTX.
Từ ý nghĩa đó, Ngƣời kêu gọi nông dân “Muốn làm hòn núi cao, phải
vào tổ đổi công và HTX” [35, 133], vì nhiều ngƣời họp lại thì làm đƣợc
nhiều, đƣợc tốt, “nông dân ta mới có thêm sức để cải tiến kĩ thuật, đẩy mạnh
sản xuất. Do đó mà đƣa nông thôn… đến chỗ ấm no, sung sƣớng” [35, tr.48].
Ngay từ ngày mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam trong Chính
cƣơng vắn tắt, Sách lƣợc vắn tắt (tháng 2-1930)), cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng nêu rõ “Việt Nam làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản” [24, 2-3]
Trong bản Luận cƣơng chính trị (tháng 10-1930) của Đảng cũng nêu
rõ: Cách mạng Việt Nam (do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo) là một quá
trình liên tục từ cách mạng tƣ sản dân quyền tiến lên làm cách mạng XHCN.
Trong Đại hội lần thứ II (1951), Đảng ta lại khẳng định rằng: Cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân (tức cách mạng dân chủ tƣ sản ở nƣớc ta) phải tiến lên
cách mạng XHCN.
Đƣờng lối chiến lƣợc đó là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin
về cách mạng không ngừng, phù hợp với điều kiện nƣớc ta và ngày nay trở
thành quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Quy luật đó là “Trong thời
đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và CNXH không tách rời nhau và ở nƣớc ta,
khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo thì thắng lợi của cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng XHCN, sự bắt đầu
của thời kì quá độ đi lên CNXH”.[25, 39].
Từ quan điểm đó, trong chỉ đạo thực tiễn Đảng ta luôn dành sự quan
tâm đặc biệt đến quá trình cải tạo quan hệ sản xuất, trƣớc hết đó là quá trình
hợp tác hóa để đƣa nông dân đi vào con đƣờng làm ăn tập thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33
Ngay sau giải phóng miền Bắc năm 1954, trong khi phong trào xây
dựng và phát triển tổ đổi công đang đƣợc tiến hành có kết quả theo Chỉ thị
Trung ƣơng tháng 5-1955 thì tháng 8-1955, Nghị quyết lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ƣơng (khóa II), đã đề ra chủ trƣơng xây dựng thí điểm một số
HTX nông nghiệp để có cơ sở thực tiễn cho định hƣớng công cuộc cải tạo
XHCN đối với nông nghiệp nƣớc ta. Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình đƣợc chọn làm thí điểm trƣớc.
Tháng 10-1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa
II) đã đề ra chủ trƣơng đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.
Từ Nghị quyết 16 của Trung ƣơng Đảng (khóa II), tháng 4 năm 1959,
đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối, bƣớc đi, cơ chế quản lí và mô hình HTX nông
nghiệp trong thời gian này là: Xác định mâu thuẫn trong nông thôn lúc bấy
giờ là, mâu thuẫn giữa hai con đƣờng XHCN và tƣ bản chủ nghĩa, cá thể và
lối làm ăn tập thể; mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng năng suất và kĩ thuật canh
tác lạc hậu; Về chế độ sở hữu, Nghị quyết nhận định: Còn chế độ sở hữu tƣ
nhân về TLSX và lối làm ăn riêng lẻ thì còn cơ sở vật chất và điều kiện cho
khuynh hƣớng tƣ bản chủ nghĩa phát triển. Bởi vậy, cần tiến hành hợp tác hóa
nông nghiệp để kịp thời ngăn chặn con đƣờng tƣ bản ở nông thôn, góp phần
củng cố công nông liên minh; Về đƣờng lối giai cấp, Đảng chủ trƣơng cải tạo
XHCN ở miền Bắc nhằm hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam giành thắng
lợi. Từ ba căn cứ trên, để tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, thời kì này Đảng
ta chủ trƣơng: Dựa hẳn vào bần nông, cố nông, trung nông lớp dƣới, hạn chế
xóa bỏ bóc lột của phú nông, ngăn ngừa địa chủ ngóc đầu dậy.
Liên tiếp trong ba tháng 7,8,9 năm 1959, Trung ƣơng Đảng đã triệu tập
nhiều hội nghị nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hóa.
Ngày 17-12-1959, Điều lệ mẫu HTX nông nghiệp bậc thấp đã đƣợc ban
hành theo Thông tƣ số 449/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, trong đó thừa nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34
quyền sở hữu của xã viên về những TLSX chủ yếu nhƣ ruộng đất, trâu bò,
nông cụ. HTX sử dụng và xã viên đƣợc hƣởng một phần hoa lợi từ tài sản đóng
góp ngoài công lao động đƣợc hƣởng theo nguyên tắc phân phối theo lao động.
Cuối năm 1960, miền Bắc đã đƣa đại bộ phận nông dân vào HTX nông
nghiệp gồm cả hai loại: HTX bậc thấp và HTX bậc cao.
Khi mô hình HTX kiểu cũ không còn phù hợp với quá trình phát triển
kinh tế trong điều kiện mới, thực tế đã đòi hỏi phải có sự đổi mới cả mô hình
và cơ chế quản lí HTX kiểu cũ. Trong suốt quá trình tìm tòi thử nghiệm, đặc
biệt từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1986) đã diễn ra quá trình
đổi mới từng phần, đến đổi mới toàn bộ, căn bản mô hình HTX cùng với cơ
chế quản lí theo mô hình cũ. Trong từng bƣớc thay đổi, Đảng ta luôn chú ý,
tổng kết, đánh giá và kịp thời đề ra chủ trƣơng, biện pháp thích hợp, tạo bƣớc
ngoặt quyết định cho sự phát triển nông nghiệp và sự hình thành mô hình
HTX kiểu mới.
Chỉ thị 100 của Bộ Chính trị ngày 13-1-1981 đã đặt nền móng cho quá
trình đổi mới mô hình HTX “Tập thể hóa trƣớc đây”.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 5-4-1988, về đổi mới quản lí kinh
tế nông nghiệp và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng
khóa VIII năm 1993, kinh tế hộ nông dân đƣợc xác định là đơn vị kinh tế tự
chủ đƣợc nhận ruộng đất ổn định lâu dài với năm quyền (chuyển nhƣợng,
chuyển đổi, thừa kế, thế chấp, cho thuê). Điều này thực sự đã tạo nên bƣớc
đột phá cho quá trình phát triển nền nông nghiệp nƣớc ta. Đồng thời nó đã
đánh dấu một giai đoạn chuyển biến quan trọng của mô hình hợp tác xã kiểu
cũ. Giai đoạn 1986 - 1996 là bƣớc chuẩn bị quan trọng cho sự ra đời Luật hợp
tác xã đƣợc Quốc hội khóa IX, kì họp thứ 9 thông qua ngày 20-3-1996 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1997.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35
2.2. THỜI KÌ ĐẦU XÂY DỰNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở THÁI NGUYÊN (1958 - 1960)
Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955 - 1957), kết quả của công cuộc khôi
phục và phát triển nông nghiệp ở miền Bắc chứng tỏ những chính sách phát
triển nông nghiệp của Đảng ta lúc bấy giờ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của nông thôn miền Bắc nói chung và của Thái Nguyên lúc đó, đáp ứng
đúng nguyện vọng của nông dân nên bƣớc đầu đã khơi dậy đƣợc tiềm năng
đất đai và lao động trong nông thôn để phát triển sản xuất. Đó là cơ sở kinh tế
quan trọng để củng cố khối liên minh công nông và tạo điều kiện để khôi
phục và phát triển toàn bộ nền kinh tế xã hội cũng nhƣ đƣa lại sự ổn định và
cải thiện đời sống của nhân dân lao động.
Tuy nhiên, việc xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến trong nông nghiệp,
chia ruộng đất và các TLSX cho nông dân lao động và việc khuyến khích
kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ phát triển đã dẫn đến sự phân hóa mới về giai
cấp trong nông thôn. Sau cải cách ruộng đất, một số ít phú nông và trung nông
lớp trên có khuynh hƣớng làm giàu bằng cách cho vay nợ lãi, thuê mƣớn nhân
công, phát triển kinh tế theo kiểu phú nông. Còn một số bần nông và trung
nông lớp dƣới do gặp thiên tai hoặc gia đình ốm đau bị sa sút về kinh tế, phải
bán bớt ruộng đất, trâu bò và lâm vào cảnh túng thiếu…Đứng trƣớc tình hình
đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng (tháng 11/1958) đã quyết định tiến
hành cải tạo nền nông nghiệp cá thể bằng con đƣờng hợp tác hóa để ngăn
chặn con đƣờng phát triển tƣ bản chủ nghĩa, cứu nông dân khỏi cảnh đói
nghèo. Hội nghị kết luận: “HTX nông nghiệp là yêu cầu khách quan của nông
thôn, là nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn mới”. Trên cơ sở đó,
Trung ƣơng quyết định điều chỉnh chỉ tiêu đến hết năm 1960 căn bản hoàn thành
xây dựng HTX nông nghiệp bậc thấp, đƣa một số HTX lên bậc cao ở miền Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
Thời kì này, Đảng chủ trƣơng xây dựng các HTX ở qui mô nhỏ gọn,
hình thức quản lí và phân phối sản phẩm còn ở mức thấp; tổ chức HTX bậc
thấp là dựa trên nguyên tắc tập thể hóa TLSX (ruộng đất, trâu bò, công cụ),
mỗi hộ nông dân đƣợc giữ lại 5% quỹ đất làm kinh tế phụ gia đình, còn lại
giao cho HTX quản lí, sau thu hoạch nông dân đƣợc trả hoa lợi từ phần ruộng
đất của mình và đƣợc trả tiền thuê trâu bò.
Thực hiện các nghị quyết trên của Đảng._.c hộ xã viên sau khi đƣợc giao đất, giao rừng. Đã dẫn đến tình trạng ở
một số huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ xảy ra mâu thuẫn
trong nội bộ nông dân, các vụ tranh chấp ruộng đất (còn gọi là đòi ruộng đất
ông cha). Có huyện xảy ra tranh chấp rất gay gắt, riêng Đồng Hỷ, toàn huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90
có 18 xã thì 10 xã có 265 vụ tranh chấp, hay ở Định hóa, tranh chấp diễn ra
gay gắt chủ yếu giữa ngƣời dân bản địa với các hộ đồng bào miền xuôi lên
khai hoang đƣợc ghép xen kẽ vào các HTX, nay đƣợc chia ruộng đất canh tác
đã dẫn đến tình trạng đòi đất ông cha…Tuy nhiên, tỉnh đã kịp thời tăng cƣờng
công tác giáo dục đảng viên, kiên trì vận động quần chúng ở những “Điểm
nóng” trên. Vận dụng các giải pháp đúng đắn có lí có tình, phát huy truyền
thống tốt đẹp tình làng nghĩa xóm, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất vốn
có của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cùng nhau xây dựng nông thôn
mới…Nhờ đó, tình hình ở một số nơi có tranh chấp từng bƣớc đƣợc ổn định.
Từ năm 1993 trở đi, sau khi thực hiện luật đất đai và giải quyết vấn đề ruộng
đất, việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất lâu dài cho hộ
nông dân đã giải quyết dứt điểm đƣợc khó khăn, vƣớng mắc trên.
Bên cạnh những động lực và kết quả do việc thực hiện Chỉ thị khoán
100 và Nghị quyết 10 mang lại, thì quá trình này cũng dẫn đến một tình trạng
đáng lo ngại, đó là việc chia nhỏ, chia đều số đất canh tác vốn đã ít ỏi cho tất
cả các nông hộ, cơ chế này dẫn đến tình trạng vừa manh mún về ruộng đất,
vừa làm cho quy mô kinh doanh ngày càng nhỏ. Mâu thuẫn ở đây chính là
mâu thuẫn giữa một bên là tình trạng bình quân manh mún trong việc sử dụng
đất đai là cơ sở kinh tế của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc, với một bên là
đòi hỏi phải có sự tập trung hóa ruộng đất, TLSX, vốn vào những hộ sản xuất
kinh doanh giỏi để hình thành những đơn vị sản xuất hàng hóa có quy mô
tƣơng đối lớn, đó là sức sản xuất tiêu biểu cho nền nông nghiệp hóa trong cơ
chế mới hiện nay. Đây cũng là một nhân tố cản trở quá trình phân công lại lao
động, phát triển chế độ hợp tác mới trong nông nghiệp, nông thôn.
Mặt khác, sự phát triển tự do của kinh tế hộ đƣơng nhiên sẽ không đều
nhau nhƣ trong cơ chế cũ dẫn đến tình trạng: một số họ có vốn, có sức lao
động và làm ăn căn cơ chăm chỉ, biết tính toán giỏi sẽ có điều kiện phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91
nhanh hơn; bên cạnh đó, sẽ dẫn tới có một bộ phận hộ nông dân, với nhiều lí
do khác nhau sẽ phát triển chậm hơn, do vậy lâm vào tình trạng “Nghèo đi
một cách tƣơng đối”. Hơn nữa, kiểu kinh tế hộ tự cấp tự túc theo lối quảng
canh hoặc sản xuất hàng hóa quy mô quá nhỏ sẽ không đủ sức cạnh tranh làm
cho một số hộ rơi vào tình trạng phá sản. Trong cơ chế mới sự phát triển
không đều giữa các hộ vẫn là một tồn tại khách quan, những cơ hội và môi
trƣờng thuận lợi để các hộ làm ăn giỏi có thể đi nhanh hơn nên sẽ tạo ra
những khoảng cách xa hơn và ngày càng rõ rệt. Trƣớc thực trạng nông nghiệp
- nông thôn - nông dân ngày này, bài học kinh nghiệm từ phong trào hợp tác
hóa sẽ đem lại những định hƣớng phát triển trong nông nghiệp cho tỉnh Thái
Nguyên trong thời gian tiếp theo.
Tiểu kết chương 3
Với sự ra đời của Chỉ thị 100 CT/TW có thể coi là mốc khởi đầu quan
trọng cho một quá trình đổi mới từng bƣớc cơ chế quản lí nông nghiệp nói
chung, cơ chế quản lí HTX nói riêng. Kết quả là, nông dân hăng hái lao động
sản xuất, sản lƣợng cũng tăng lên đáng kể. Đây là một xu thế mới, lành mạnh
không thể có đƣợc trong thời kì 1980 trở về trƣớc.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tiến một bƣớc dài trong việc định vị
lại vị trí của kinh tế hộ gia đình và vai trò, quyền lợi của ngƣời lao động trong
quan hệ liên minh kinh tế ở nông thôn. Hộ gia đình nông dân từng bƣớc đƣợc
phục hồi chức năng một đơn vị kinh tế trọng yếu ở nông thôn; ngƣời nông
dân xã viên dần dần đƣợc phát huy vai trò chủ thể và chủ động trong quá trình
sản xuất nông nghiệp. Từ đây, đã có một bƣớc chuyển biến căn bản về nhận
thức mô hình HTX nông nghiệp, những thành tố lỗi thời của mô hình HTX -
tập thể hóa đã từng bƣớc đƣợc phủ định; những nhân tố ban đầu chuẩn bị cho
một mô hình HTX mới đã hình thành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92
KẾT LUẬN
1. Trong 32 năm xây dựng và phát triển (1958 - 1990), phong trào hợp
tác hóa nông nghiệp của Thái Nguyên đã đóng góp một phần quan trọng vào
sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trƣớc năm 1955, nền kinh tế nông
nghiệp ở Thái Nguyên là nền kinh tế cá thể, chủ yếu độc canh cây lúa. Do
trình độ sản xuất thấp kém, năng suất và sản lƣợng lƣơng thực không cao, đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Từ năm 1955 đến năm 1957, 5
HTX xã thí điểm đầu tiên của tỉnh đƣợc xây dựng ở huyện Đại Từ. Từ năm
1958 đến năm 1960 thực hiện chủ trƣơng cải tạo XHCN trong nông nghiệp,
đƣa nông dân vào con đƣờng làm ăn tập thể phong trào xây dựng HTX nông
nghiệp đƣợc triển khai rộng rãi trong toàn tỉnh. Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của
các cấp uỷ Đảng và chính quyền, sự đầu tƣ khoa học, kỹ thuật của Nhà nƣớc,
sự đóng góp tích cực sức ngƣời, sức của của nhân dân các dân tộc trong tỉnh,
Thái Nguyên đã xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật bƣớc đầu rất
quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
Trong 32 năm tồn tại và phát triển, kinh tế HTX, tuy có những biến
động, thăng trầm, song nhìn tổng quát có thể khẳng định, kinh tế HTX cùng
với kinh tế quốc doanh đã đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế
chung của tỉnh Thái Nguyên, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nhân
dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp, Thái
Nguyên đã đạt đƣợc những tiến bộ nhất định về năng suất và sản lƣợng một
số cây, con chủ yếu, nhất là năng suất lúa. Các tiến bộ kĩ thuật đƣợc áp dụng
rộng rãi vào quá trình sản xuất, cơ cấu mùa vụ hợp lí hơn, trình độ thâm canh
ở một số vùng ngày càng cao. Trong điều kiện đất đai có hạn, dân số tăng
nhanh, nhờ đẩy thâm canh, tăng năng suất cây trồng, phát triển chăn nuôi nên
về cơ bản các hợp tác xã vẫn bảo đảm nguồn lƣơng thực, thực phẩn cung cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
cho nhu cầu tiêu dùng của xã viên, đồng thời còn dành một phần đáng kể chi
viên cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sản lƣợng lƣơng thực
nói chung, sản lƣơng lúa nói riêng không ngừng tăng lên. Những năm 1960-
1965, năng suất lúa bình quân toàn tỉnh chỉ ở khoảng 1,7-1,8 tấn/ha thì đến
năm 1967 toàn tỉnh có 52 HTX ở các huyện Đại Từ, Định Hóa. Phú Bình,
thành phố Thái Nguyên, Đổng Hỷ đã đạt trên 5 tấn thóc/ha. Năm 1972, chiến
tranh phá hoại rất ác liệt, nhƣng lại là năm HTX nông nghiệp Thái Nguyên
đạt đƣợc kế quả vƣợt bậc. Bình quân lƣơng thực trong các HTX ở Đại Từ đạt
49tạ/ha, không những bảo đảm lƣơng thực tiêu dùng trong nhân dân mà phần
đóng góp cho Nhà nƣớc cũng ngày một tăng, chỉ tính riêng HTX Văn Yên (Đại
Từ) làm nghĩa vụ 500 tấn thóc bằng 37% tổng sản lƣợng lƣơng thực của xã [16].
2. Hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc nói chung và Thái Nguyên nói
riêng trong giai đoạn cả nƣớc có chiến tranh là bộ phận hữu cơ của cuộc
kháng chiến, đã góp phần to lớn trong việc cung cấp sức ngƣời, sức của vào
sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và
nghĩa vụ quốc tế của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nƣớc, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên mà chủ yếu là nông dân tập thể
trong các hợp tác xã đã tự nguyện đứng lên tay cày, tay súng vừa sản xuất,
vừa phục vụ chiến đấu và chiến đấu kiên cƣờng. Với tinh thần “Tất cả cho
tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lƣợc” với khẩu hiệu “Thóc
không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 ngƣời”, giai cấp nông dân tập thể Thái
Nguyên đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại chung của dân tộc. Trong
vòng 10 năm (1965- 1975), ngoài việc duy trì sản xuất lƣơng thực, thực
phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, bình quân mỗi năm nhân dân trong
các hợp tác xã nông nghiệp của Thái Nguyên đóng góp cho Nhà nƣớc 20.000
tấn lƣơng thực. Cùng với việc duy trì phát triển sản xuất, HTX nông nghiệp
thời kì này còn làm nhiệm vụ của một đơn vị hành chính: Quản lý nhân khẩu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
quản lý lao động, sản xuất, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phƣơng…Trong
điều kiện chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt, cứ sau mỗi đợt nghĩa vụ quân
sự, HTX lại phải điều chỉnh lại lực lƣợng lao động, kế hoạch sản xuất, dự kiến
những thanh niên có thể đi chiến đấu những đợt tiếp theo, đào tạo nhân lực
mà chủ yếu là phụ nữ thay thế những vị trí chỉ đạo, quản lý (Chủ nhiệm, Phó
chủ nhiệm, Đội trƣởng, Đội phó, Kế toán, Thủ kho, Thủ quỹ…) của những
ngƣời ra trận. Đồng thời, trực tiếp chăm lo những gia đình có con em đi bộ
đội, thanh niên xung phong. Các HTX thƣờng trích từ 10 đến 15%, có HTX
trích đến 18% tổng sản lƣợng lƣơng thực để điều hòa cho những gia đình neo
đơn, gia đình chính sách. Hội Phụ lão, Phụ nữ, Hội mẹ chiến sĩ, Đoàn thanh
niên, Đội thiếu niên…trong các hợp tác xã thƣờng xuyên thăm hỏi, động viên
chăm sóc những gia đình thƣơng binh, liệt sĩ, gia đình có con em đi bộ đội …
Việc HTX chăm lo, làm tốt công tác thƣơng binh, xã hội là động lực rất lớn
động viên các chiến sĩ ngoài mặt trận yên tâm công tác, chiến đấu.
Thông qua phong trào 3 sẵn sàng của thanh niên, 3 đảm đang của phụ
nữ, 3 giỏi của phụ lão, các HTX đã cùng với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể
các cấp, động viên thanh niên là xã viên đi chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
Mƣời năm động viên tuyển quân (1965-1975) tỉnh Thái Nguyên đã huy động
trên ba vạn thanh niên con em các dân tộc mà chủ yếu là xã viên trong các
HTX nông nghiệp lên đƣờng cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Nhiều HTX có từ
70% đến 100% số hộ xã viên là gia đình bộ đội. Cả tỉnh có 1.107 hộ có từ 2
đến 3 con tòng quân, cũng chủ yếu là con em xã viên HTX. Những con số kể
trên vừa thể hiện ý chí, tinh thần quyết tâm đánh Mĩ của nhân dân các dân tộc
Thái Nguyên, vừa thể hiện vị trí, vai trò to lớn của các HTX nông nghiệp
trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc. Phát huy truyền thống anh dũng,
bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, đƣợc sự động viên cổ vũ kịp thời của
các cấp các ngành trong các HTX, trên mọi cƣơng vị công tác, chiến đấu con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95
em xã viên các HTX nông nghiệp Thái Nguyên luôn hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ đƣợc giao. Hàng ngàn tập thể, các nhân đã lập công xuất sắc đƣợc
Đảng và Nhà nƣớc tặng thƣởng nhiều danh hiệu cao quý, tiêu biểu nhƣ các
đồng chí: Phạm Thanh Ngân, Nông Văn Thoát, Ma Văn Viên.
Là động lực thúc đẩy phong trào hợp tác hóa phát triển, nhƣng cũng
chính qua sự đào luyện của trong phong trào mà trình độ chính trị, văn hóa,
khoa học kỹ thuật của xã viên ngày càng đƣợc nâng cao. Trải qua thực tiễn
học tập và công tác, từ trong phong trào HTX nông nghiệp một đội ngũ cán
bộ cơ sở đông đảo đƣợc hình thành, phát triển và ngày càng trƣởng thành.
Nhất là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, quán triệt đƣờng lối đổi
mới, một bộ phận cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm đang là
những hạt nhân tích cực thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng ở nông thôn.
3. Bên cạnh những thành công, những đóng góp cho quá trình phát triển
kinh tế xã hội, đặc biệt là cho sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đi
đến thắng lợi, trong hơn 30 năm vận động phát triển của mình, phong trào HTX
nông nghiệp Thái Nguyên cũng đã nẩy sinh nhiều vƣớng mắc, bất cập, gây hạn
chế, thậm chí là cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập phong trào HTX nông nghiệp
của Thái Nguyên đã nảy sinh những mâu thuẫn căn bản đó là:
- Mâu thuẫn giữa lực lƣợng sản xuất lạc hậu với quan hệ sản xuất tiên tiến.
- Mâu thuẫn giữa tƣ tƣởng tƣ hữu đang tồn tại phổ biến trong nhận
thức của các tầng lớp nhân dân với yêu cầu xây dựng một mô hình sở
hữu tập thể xã hội chủ nghĩa.
Hai mâu thuẫn này tồn tại song hành suốt quá trình tồn tại và phát
triển của phong trào HTX. Để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh, trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo phong trào HTX các cấp uỷ Đảng, chính quyền cũng chủ yếu tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96
trung giải quyết hai mâu thuẫn này. Do bị hai mâu thuẫn này chi phối,
nên trong suốt hai thập kỷ 60,70 của thế kỷ XX nhiều nơi phong trào
HTX luôn ở trong tình trạng bất ổn. Nhiều HTX ở trong tình trạng xây
dựng - tan vỡ - xây dựng - tan vỡ và cho đến những năm 80 của thế kỷ
XX, chúng ta phải thay đổi phƣơng thức sản xuất trong các HTX nông
nghiệp. Từ thực tế hơn 30 năm xây dựng và phát triển của phong trào hợp tác
xã chúng ta có thể rút ra một số nguyên nhân làm cho phong trào HTX gặp
khó khăn, đó là:
Do nhận thức sai lệch về con đƣờng phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa
nói chung, phát triển kinh tế nông nghiệp xã hội chủ nghĩa nói riêng, các cấp
lãnh đạo đã chủ quan nôn nóng và duy ý chí trong quá trình điều hành, không
thấy mối quan hệ giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một
phƣơng thức sản xuất là mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ, tƣơng ứng mà cho
rằng có thể tạo nên một quan hệ sản xuất mới XHCN trên cơ sở lực lƣợng sản
xuất thấp; quan hệ sản xuất có thể đi trƣớc một bƣớc rồi tác động trở lại, thúc
đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển. Nhiều nơi cán bộ các cấp nhận thức sai lầm
về mục tiêu xây dựng XHCN trong nông nghiệp là xây dựng HTX, cho rằng
có HTX là có CNXH ở nông thôn. Vì vậy, trong xu thế chung của cả nƣớc
giai đoạn này, cán bộ lãnh đạo các cấp của Thái Nguyên lo lắng nhiều đến tốc
độ hợp tác hoá, lo lắng đƣa các HTX bậc thấp lên HTX bậc cao, HTX nhỏ
hợp nhất thành HTX qui mô lớn, một cách máy móc, thụ động theo chủ
trƣơng chung của cả miền Bắc lúc bấy giờ mà không căn cứ vào điều kiện cụ
thể của tỉnh ta, vừa trung du, vừa miền núi, nhiều nơi dân cƣ thƣa thớt, địa
hình hiểm trở, ruộng đất phân tán, giao thông không thuận tiện và trình độ
quản lí nhiều nơi còn yếu kém.
Cơ chế quản lí yếu kém, hiện tƣợng quan liêu mệnh lệnh, vi phạm
quyền làm chủ của nhân dân, cộng với thái độ hữu khuynh trƣớc những hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97
động tiêu cực trong quản lí kinh tế ở cơ sở làm cho tình hình HTX càng thêm
khó khăn. Vào HTX là tự nguyện, là phải để cho nông dân lao động suy nghĩ
trên luống cày của mình, nhƣng, vì nôn nóng, vì sự thúc ép của trên nên cuộc
vận động nông dân vào HTX rơi vào tình trạng bắt buộc, thiếu dân chủ. Từ
đó, đã dẫn đến tình trạng phong trào nhiều nơi, nhiều lúc trì trệ, nhƣng do
hoàn cảnh lịch sử lúc đó, trong quá trình chỉ đạo thực hiện lãnh đạo các địa
phƣơng không khẳng định đƣợc đâu là nguyên nhân và do đó cũng không tìm
ra biện pháp để giải quyết, tháo gỡ vấn đề một cách cơ bản, lâu dài.
Tình trạng yếu kém trong tổ chức sản xuất và quản lí HTX kéo dài, cơ
sở vật chất - kĩ thuật, tài sản, nguồn vốn của HTX sử dụng kém hiệu quả, bị
hƣ hao, thất thoát, lãng phí lớn. Lao động nông thôn phát triển nhanh, trong
khi HTX không có khả năng tự tích lũy vốn để mở rộng sản xuất, không tạo
ra đƣợc một thế phân công lao động mới làm cho tình trạng dƣ thừa lao động
ngày càng nhiều. Sản xuất nông nghiệp phát triển chậm và không ổn định, kéo
dài tình trạng thuần nông, độc canh, tự cấp tự túc, chậm mở mang ngành
nghề…thu nhập của đại đa số hộ nông dân còn thấp, đời sống kinh tế, văn hóa
nhìn chung đều khó khăn.
4. Quá trình hợp tác hóa trong nông nghiệp ở Thái Nguyên về cơ bản
đã có sự thay đổi lớn từ những năm 1988, 1990, cùng với nhiều ngành kinh tế
khác, nền nông nghiệp Thái Nguyên đã phát triển theo hƣớng kinh tế thị
trƣờng định hƣớng XHCN. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển theo xu
hƣớng mới, tính hai mặt của kinh tế thị trƣờng vẫn tác động không nhỏ đến
nền nông nghiệp nƣớc ta. Nghiên cứu lại quá trình hợp tác hóa nông nghiệp
trong giai đoạn 1958- 1990, từ những thành công và chƣa thành công của
phong trào này rút ra những bài học kinh nghiêm phục vụ cho công tác lãnh
đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phƣơng trong giai đoạn
hiện nay vẫn là một việc làm cần thiết. Những kinh nghiệm đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
- Một là, để phát triển kinh tế hợp tác nông nghiệp trong giai đoạn hiện
nay cần tôn trọng quy luật vận động của hình thái kinh tế xã hội; thấy rõ mối
quan hệ hữu cơ, tƣơng ứng của quan hệ sản xuất với lực lƣợng sản xuất trong
một phƣơng thức sản để có những hình thức tổ chức cho phù hợp; Phải gắn
với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong
điều kiện phát triển nhiều thành phần kinh tế; Phải căn cứ vào điều kiện cụ thể
của từng địa phƣơng về đất đai, khí hậu, địa hình; căn cứ vào số lƣợng lao
động, năng lực ứng dung các tiến bộ khoa học kỹ thuật của lực lƣợng lao
động để xác định quy mô, hình thức tổ chức, loại sản phẩm đầu tƣ cho phù
hợp, tránh rập khuôn máy móc nhƣ trong quá trình xây dựng phát triển hợp
tác xã trƣớc đây.
- Hai là, phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp theo hƣớng kinh
tế hàng hoá, kinh tế thị trƣờng vẫn phải trên cơ sở tôn trọng các mục tiêu
nguyên tắc “Tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và cùng có lợi”, bảo đảm lợi ích
của ngƣời lao động, kết hợp hài hoà với lợi ích HTX và lợi ích xã hội. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của phong trào HTX trƣớc đây
là do 3 nguyên tắc trên bị vi phạm. Nhà nƣớc can thiệp quá sâu vào hoạt động
của các tổ chức kinh tế hợp tác. Lợi ích ngƣời lao động không đƣợc bảo đảm.
Nguồn thu nhập chính từ HTX quá thấp, không bảo đảm đời sống sinh hoạt
trong từng gia đình. Nông dân phải tìm mọi cách để phải bung ra, để làm
thêm bên ngoài, và do đó đƣơng nhiên không còn thiêt tha với HTX, sản xuất
trong HTX không phát triển đƣợc dẫn đến thu nhập của xã viên không cao...
cái vòng luẩn quẩn đó đã làm cho phong tào HTX trì trệ, tình trạng đời sống
nông dân khó khăn thiếu thốn kéo dài hàng chục năm. Phát triển kinh tế hợp
tác trong giai đoạn hiện nay còn phải tôn trọng tính độc lập tự chủ của kinh tế
hộ và trang trại gia đình với tƣ cách là đơn vị kinh tế cơ sở; tạo mọi điều kiện
cho các hình thức kinh tế này xóa bỏ tập quán, thói quen sản xuất nhỏ, hình
thành tƣ duy, kinh nghiệm sản xuất hàng hóa, nắm bắt nhu cầu thị trƣờng trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99
cơ sở đó từng bƣớc hình thành nhu cầu hợp tác giữa các nông hộ và trang trại.
Ở những nơi, các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn còn phù hợp, nông dân
chƣa có nhu cầu chuyển lên các hình thức kinh tế hợp tác cao hơn thì tuyệt đối
không đƣợc nóng vội, gò ép, thay đổi…
- Ba là, Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn luôn gắn liền với
một lực lƣợng đông đảo ngƣời lao động có tiềm lực kinh tế thấp, có nhiều khó
khăn trong quá trình phát triển sản xuất và dễ tổn thất dƣới tác động của nền
kinh tế thị trƣờng luôn biến động và cạnh tranh khốc liệt; trong khi đó khu
vực nông nghiệp, nông thôn luôn có tác động ảnh hƣởng trực tiếp đến vấn đề
xã hội quan trọng nhƣ vấn đề an ninh lƣơng thực quốc gia, vấn đề đời sống
hàng ngày của mọi tầng lớp dân cƣ…vì vậy, kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp cần phải có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Nhà nƣớc thông qua hệ
thống pháp luật, chính sách ở tầm vĩ mô với sự ƣu đãi phù hợp. Cùng với sự
phát triển, hoàn thiện kinh tế hợp tác, cần coi trọng phát triển các ngành, nghề
phi nông nghiệp ở nông thôn (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây
dựng…), tạo điều kiện cho sự chuyển dịch lao động từ lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp sang các ngành nghề khác ở ngay trên địa bàn tỉnh, nhằm giải quyết
tốt vấn đề lao động và việc làm.
- Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển mạnh nhƣ hiện nay, kinh
tế hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong mối quan
hệ mật thiết với quá trình đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ hợp tác xã và lao
động nông thôn, coi trọng vai trò tác động của khoa học công nghệ đối với sự
phát triển của nông nghiệp.
- Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển kinh
tế hợp tác trong nông nghiệp phải coi trọng các mối quan hệ liên kết hợp tác
trong từng địa phƣơng, hợp tác vùng, miền, hợp tác toàn quốc và hợp tác quốc
tế nhằm nâng cao nhận thức, học hỏi kinh nghiệm, tăng cƣờng quan hệ hỗ trợ,
giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và bảo vệ quyền lợi của ngƣời
lao động Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Ban Công tác nông thôn Trung ƣơng Đảng lao động Việt Nam, Cải
tiến công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp, 1962, Nxb Sự thật,
Hà Nội.
2
Ban công tác nông thôn, Trung ƣơng Đảng Lao động Việt Nam,
Nắm vững đặc điểm tình hình, đẩy mạnh nông nghiệp miền núi phát
triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, 1962, Nxb Sự thật, Hà Nội.
3
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (2007), Bác Hồ với Thái
Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
4
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936-1965).
5
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên, tập 2 (1965-2000).
6
Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết
của Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 16 (tháng 4-1959) về vấn đề Hợp
tác hóa nông nghiệp, xuất bản tháng 7-1959.
7
Ban kinh tế Tỉnh ủy Thái Nguyên (10/1998), Báo cáo điều tra,
đánh giá các các loại hình kinh tế HTX sau chuyển đổi.
8
Ban Quản lý hợp tác xã nông nghiệp Trung ƣơng, Tài liệu huấn
luyện Tổ chức và quản lý các loại đội, tổ trong hợp tác xã nông
nghiệp, 1980 Nxb, Nông Nghiệp.
9
Ban Tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng, Tiếp tục đổi mới và phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn, 1993, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10
Báo cáo Công tác năm 1989 của Tỉnh ủy Thái Nguyên, ngày
18/1/1990, tl lƣu trữ Tỉnh ủy.
11
Báo cáo của Ban Chấp hành tỉnh Bắc Thái về kiểm điểm đợt II cuộc
vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật của tỉnh Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101
Thái năm 1971, tl lƣu trữ Tỉnh ủy.
12
Báo cáo Chính trị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất, tl lƣu
trữ Tỉnh ủy.
13 Báo cáo năm 1961 của UBHC tỉnh Thái Nguyên, tl lƣu trữ Tỉnh ủy.
14 Báo cáo năm 1964 của UBHC tỉnh Thái Nguyên, tl lƣu trữ Tỉnh ủy.
15
Báo cáo Sơ kết thực hiện đợt I nghị quyết 33 của Ban chấp hành
Tỉnh uỷ về củng cố, khôi phục và phát triển phong trào hợp tác xã
nông nghiệp năm 1974, tl lƣu trữ Tỉnh ủy.
16
Báo cáo Tổng kết HTX tiên tiến và Khá tỉnh Bắc Thái lần thứ nhất
tháng 10/1973, tl lƣu trữ Tỉnh ủy.
17
Báo cáo Tổng kết phong trào HTX nông nghiệp từ 1955 đến 1964,
tl lƣu trữ Tỉnh ủy.
18 Báo cáo tháng 4/1960 của UBHC tỉnh Thái Nguyên, tl lƣu trữ Tỉnh ủy.
19
Báo cáo, Phong trào HTX nông nông nghiệp 3 năm 1958-1960, tl
lƣu trữ Tỉnh ủy.
20
Bùi Hữu Khánh, Những điều kiện lịch sử đƣa đến cao trào hợp tác
hóa nông nghiệp ở miền Bắc nƣớc ta, Tạp chí NCLS 1961- số 26.
21 Các Mác - Bản thảo kinh tế triết học 1844, 1962, Nxb Sự thật, HN.
22
Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Hợp tác hóa
nông nghiệp Việt Nam: Lịch sử, vấn đề, triển vọng,1992 Nxb Sự thật.
23
Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, 1977
Nxb Sự thật, Hà Nội.
24
Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t2, 1998, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25
Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, 1977
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
Nxb Sự thật, Hà Nội.
26
Đảng lao động Việt Nam, Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 1961, Nxb Sự thật, Hà Nội.
27
Đảng lao động Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần III,
1960, Hà Nội.
28
Đảng lao động Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IV-
VIII, 1960, Hà Nội.
29
Đinh Thu Cúc, Bƣớc đầu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát
triển tƣ tƣởng làm chủ tập thể của ngƣời nông dân Việt Nam, Tạp
chí NCLS 1976 số 2 (167), trang 34-45.
30
Đinh Thu Cúc, Những bƣớc đầu tiên trên con đƣờng đi lên CNXH
của giai cấp nông dân Việt Nam, Tạp chí NCLS 1985 số 4 (228).
31
Đinh Thu Cúc, Tìm hiểu quá trình từng bƣớc củng cố và hoàn thiện
quan hệ sản xuất XHCN trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
ở miền Bắc nƣớc ta, Tạp chí NCLS 1977 số 4 (175).
32
Đinh Thu Cúc, Về phong trào đổi công hợp tác xã trong sản xuất
nông nghiệp thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954,
Tạp chí NCLS 1986 số 5, trang 16-21.
33
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Một số vấn đề lý luận
kinh tế chính trị và phát triển kinh tế Việt Nam, , 1995, Hà Nội.
34
Hồ Chí Minh “Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội…” 1970, Nxb
Sự Thật, Hà Nội.
35 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t2, 2000 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t9, 2000Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37
Kế hoạch xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Lênin, Viện Thông tin
Khoa học xã hội thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam xuất bản
tháng 12-1975.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103
38
Khoán sản phẩm và chế độ quản lý mới trong nông nghiệp, 1983,
Nxb Sự thật.
39
Lê Duẩn, Nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, ,1986, Nxb Sự thật.
40
Lê Duẩn, Nắm vững quy luật đổi mới quản lý kinh tế, 1984, Nxb Sự
thật Hà Nội.
41
Lê Duẩn, Nội dung cơ bản của Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, 1986, Nxb Sự thật Hà Nội.
42
Lê Dục Tôn, Những vấn đề hợp tác hóa và sản xuất nông nghiệp ở
Việt Bắc, 1973, Nxb Việt Bắc.
43
Lê Đức Thọ, Phát huy nhân tố mới hoàn chỉnh chế độ quản lý mới
trong hợp tác xã nông nghiệp, 1982, Nxb Sự thật.
44 Lê nin - Toàn tập, Tiếng việt, 1978, Nxb Tiến bộ Mátxcơva.
45
Lê Thanh Cảnh, Vấn đề tổ chức và phƣơng pháp làm việc của Ban quản
trị và Ban kiểm soát trong hợp tác xã nông nghiệp, 1961, Nxb Nông
thôn.
46
Naoto Imagawa, Chu Thị Thảo, Lý luận về hợp tác xã - Quá trình
phát triển của hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam,2003, Nxb Nông
nghiệp Hà Nội.
47 Nghị quyết số 73 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Bắc Thái.
48
Nguyễn Hữu Phận, Vì sao phải tăng cƣờng kinh tế tập thể của hợp
tác xã nông nghiệp, 1965, Nxb Phổ thông.
49 Báo cáo Phƣơng hƣớng kế hoạch kinh tế -xã hội 5 năm 1986-1990.
50
Nguyễn Trọng Phúc, Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, 2000, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
51 Nguyễn Văn Bích, Phát triển và đổi mới hợp tác xã theo luật hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
tác xã, 1997, Nxb Chính trị Quốc gia.
52
PGs, TS Phạm Thị Cần, PGs, TS Nguyễn Văn Kỷ, TS Vũ Văn
Phúc (Đồng chủ biên), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nƣớc ta
hiện nay, 2002, Nxb Chính trị Quốc gia.
53
Phạm Nhƣ Cƣơng, Một số vấn đề kinh tế của hợp tác hóa nông
nghiệp ở Việt Nam, 1991, Nxb Khoa học xã hội.
54
Phạm Văn Đồng, Ra sức phấn đấu cho một nền nông nghiệp lớn, 6-
1976, Nxb Sự thật.
55
Phạm Xuân Nam, Thử nhìn lại những bƣớc chuyển biến lịch sử của
quần chúng nông dân lao động nƣớc ta trên con đƣờng tiến lên
CNXH, Tạp chí NCLS 1977 số (172), trang 5-23.
56 Số liệu thống kê (1955-1960) của tỉnh Thái Nguyên, tl lƣu trữ Tỉnh ủy.
57
Số liệu thống kê năm 1999 - Niên giám thông kê tỉnh Thái Nguyên
(1996-1999)- Cục Thống kê xuất bản năm 2000.
58
Số liệu thống kê tỉnh Bắc Thái 1955 - 1970, Chi cục thống kê tỉnh
Thái Nguyên.
59
Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Bắc Thái (1985), Bắc Thái 40 năm đấu
tranh và xây dựng (1945-1985).
60
Tỉnh ủy Bắc Thái (10/1981), Báo cáo kết quả công tác điều tra tình
hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Thái.
61
Tỉnh ủy Thái Nguyên, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên thời kì
1955 - 1975.
62 Từ điển Lịch sử văn hoá Việt Nam - NXB Văn hoá thông tin 1997.
63 Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI.
64
Theo Quyết định 42 UB-QĐ-ngày 23/5/1997 của Bộ trƣởng Chủ
nhiệm Uỷ ban dân tộc và miền núi, tỉnh Thái Nguyên có 122 xã, thị
trấn thuộc khu vực miền núi, vùng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
63
Trần Đức Cƣờng, Nhìn lại quá trình chuyển hóa sản xuất nông
nghiệp từ bấc thấp lên bấc cao ở miền Bắc nƣớc ta, Tạp chí NCLS
1974 số 4 (187), trang 14-23.
66
Trần Đức, Hợp tác trong nông thôn xƣa và nay,1994 Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
67
Trần Đức, Hợp tác xã và thời kì vàng son của kinh tế gia đình,
1991, Nxb Tƣ tƣởng - Văn hóa, Hà Nội.
68
Trƣờng Chinh, Kiên quyết đƣa nông thôn miền Bắc nƣớc ta qua
con đƣờng hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên Chủ nghĩa xã
hội,1959, Nxb Sự thật, Hà Nội.
69
Về tổ chức hợp tác xã và sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt
Bắc,1975, Nxb Việt Bắc.
70
X.P Tơrapedơnicốp, Chủ nghĩa Lênin và vấn đề ruộng đất nông
dân, 1982, Nxb Sự thật, Hà Nội.
71
Ảnh dùng trong luận văn đƣợc lƣu trữ tại kho tƣ liệu - Phòng Lịch
sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9459.pdf