LỜI NÓI ĐẦU
Từ giữa thập kỷ 80 đến nay, xu hướng hình thành các khối kinh tế khu vực ngày càng phát triển, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế thế giới, trong đó nổi bật nhất là Liên minh Châu Âu (EU).
EU là quá trình hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia độc lập về chính trị ở Châu Âu, lớn nhất trong khối các nước tư bản chủ nghĩa. EU được thành lập năm 1957, đến nay bao gồm 15 nước thành viên: Đức, Pháp, Anh, Italia, Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hy Lạp, Luychxambua, Aile
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Quá trình hình thành, ra đời đồng EURO của liên minh kinh tế & tiền tệ Châu Âu - Tác động của nó đến nền kinh tế thế giới & Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển. Trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu đang trở thành một "cực" rất mạnh của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy việc thống nhất tiền tệ để thành lập và hoàn thiện thị trường chung Châu Âu.
Thống nhất tiền tệ đã và đang diễn ra ở Châu Âu. Mặc dù là sự kiện riêng của Châu Âu, song nó có tác động đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thống nhất tiền tệ Châu Âu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không những cho phép chúng ta nhìn nhận một cách khách quan về sự thích ứng của nền kinh tế các nước trên thế giới trong điều kiện mới của tái sản xuất xã hội và trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang biến đổi, mà còn cung cấp những căn cứ, hình thức cụ thể của loại hình liên kết này như là cơ sở chủ yếu của quan hệ kinh tế mà các nước Châu Âu đã và đang thực hiện.
Do hiểu biết còn hạn chế, cho nên bản đề án này chỉ tổng hợp được những thông tin về quá trình hình thành, ra đời của đồng EURO của Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu, và phân tích những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Người viết xin được chia bản đề án thành ba phần:
Phần I : Liên minh Châu Âu và sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu - EURO.
Phần II : Tác động của đồng EURO đến nền kinh tế thế giới.
Phần III : Các vấn đề đặt ra trong giai đoạn chuyển đổi.
Tác giả rất mong được tiếp thu những chỉ dẫn và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
PHẦN I
LIÊN MINH CHÂU ÂUVÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU EURO.
I. Kinh tế của EMU-11 trong thời gian qua
Từ đầu thập kỷ 70 người ta đã nói đến Liên minh Châu Âu (lúc đó mới chỉ có 9 nước thành viên) như một trong ba trung tâm kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới. Ngày nay tình hình thế giới đã thay đổi căn bản, thế giới hai cực đã tan rã và nhường chỗ cho một thế giới mới đa cực, trong đó có các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) có vị trí và vai trò rất quan trọng.
Về kinh tế, Liên minh Châu Âu được coi là một trong ba trụ cột của kinh tế thế giới cùng với Bắc Mỹ và Đông Á. Ở đây tập trung tới bốn trong số bảy nước công nghiệp phát triển nhất của thế giới (Đức, Pháp, Italia, Anh). Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tốc độ tăng GDP thực tế của EU năm 1998 đạt 2,9% (thấp hơn so với dự báo 0,2% và thấp hơn so với mức tăng trưởng 3,4% của Mỹ).Tuy nhiên, đây lại là tốc độ tăng trưởng cao nhất mà EU đạt được từ năm 1991 tới nay (so với 2,4% năm 1995, 1,7% năm 1996, 2,7% năm 1997).
Trong bối cảnh tăng trưởng khá, các nước EU vẫn tiếp tục kiềm chế tốt lạm phát. Tỷ lệ lạm phát của EU là 1,7%. Đây là mức thấp kỷ lục trong hơn ba thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn khá cao so với G-7 là 1,4%, Mỹ 1,6%, Nhật 0,4%. Tình hình thất nghiệp ở EU đã được cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 10,3% so với mức 10,6% năm 1997.
Các chuyên gia tài chính của EU cho rằng nguyên nhân chủ yếu làm kinh tế EU tăng trưởng là nhu cầu trong nước vẫn mạnh. Tổng cầu nội địa của EU năm 1998 tăng 2,9% cao nhất kể từ năm 1991. Trong đó chủ yếu là do tăng đầu tư tư bản cố định (tăng 4,5%), còn chi cho tiêu dùng tư nhân tăng 2,7%, tiêu dùng của Chính phủ chỉ tăng 1,6%. Cầu nội địa ở phần lớn các nước EU đang bắt đầu thay thế xuất khẩu ròng đóng vai trò là động lực chính của sự tăng trưởng.
Có thể nói, sự tăng trưởng kinh tế và việc làm ở khu vực EU trong năm 1998 là do quá trình tự do hoá kinh tế ở các nước này trong những năm gần đây đã phát huy tích cực. Thị trường lao động ở các nước EU đã linh hoạt hơn. Các công ty thuê công nhân theo hợp đồng bán phần, nhất là trong các ngành công nghệ mới. 85% số lao động mới thuê của Pháp là theo hợp đồng ngắn hạn. Hơn 5,4 triệu công nhân Đức đang làm việc trên cơ sở các hợp đồng bán phần, so với 3,9 triệu năm 1991.Bằng các hợp đồng lao động bán phần, các công ty sẽ không phải đóng tiền vào quỹ phúc lợi xã hội. Ngoài ra, nhiều nước còn tiến hành cải tổ hệ thống phúc lợi xã hội, nới lỏng các quy định về mức lương giờ làm việc, ngày làm việc và thải hồi công nhân. Điều đó cho phép các doanh nghiệp tăng đầu tư trong nước, đồng thời tăng mức độ sử dụng lao động. Việc làm ở EU trong năm 1997 chỉ tăng 0,6%, còn trong năm 1998 tăng 1,2%.
BẢNG SỐ 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA EMU-11
Tên nước
Diện tích
(km2)
Dân số
(triệu người)
Đơn vị tiền tệ
Bội chi
NSNN/GDP
Nợ Nhà nước/GDP
Lạm phát
1997
1998
1997
1998
1997
1998
Ai-len
70.280
3,6
Livre Ailen
- 0,8
- 0,8
67,5
65,0
1,7
2,1
Áo
83.849
8,1
Schilling
- 2,5
- 2,5
68,0
67,6
1,5
1,6
Bồ Đào Nha
92.080
9,9
Escudo
- 2,9
- 2,9
62,9
61,7
2,2
2,3
Bỉ
28.870
10,2
Franc Bỉ
- 2,8
- 2,6
125,1
122,8
1,6
1,9
Đức
356.755
81,7
Deutsche Mark
- 3,1
- 2,9
62,2
62,7
1,9
2,3
Hà Lan
33.860
15.5
Florin
- 2,1
- 1,8
73,6
71,2
2,3
2,3
Italia
301.225
57,7
Lire
- 3,2
- 3,0
122,9
121,2
1,8
2,1
Luychxambua
2.586
0,4
Franc Luychxambua & Franc Bỉ
- 0,1
- 0,1
5,7
5,5
2,0
2,0
Pháp
549.192
58,1
Franc Pháp
- 3,2
- 3,2
57,7
59,2
1,1
1,3
Phần Lan
337.000
5,1
Markka
- 1,9
- 0,4
59,4
57,9
1,3
2,3
Tây Ban Nha
504.580
39,1
Peseta
- 3,0
- 2,6
69,0
68,2
2,0
2,2
Cộng EU-11
2.360.277
289,4
Euro
(nguồn: Báo Tài chính 98)
II. Quá trình chuẩn bị ra đời đồng Euro
1. Cơ sở khoa học của sự thống nhất tiền tệ Châu Âu:
Jacques Rueff - chuyên gia tiền tệ người Pháp đã nói "hoặc là Châu Âu hình thành nhờ tiền tệ hoặc là không có Châu Âu". Đến nay, mặc dù đã 47 năm trôi qua nhưng quan điểm trên của Jacques Rueff vẫn được coi là khẩu hiệu mỗi khi bàn đến Liên minh chính trị, kinh tế và tiền tệ Châu Âu. Có thể nói, sự ra đời, phát triển của liên kết kinh tế Châu Âu mà đỉnh cao là việc thống nhất tiền tệ Châu Âu là một tất yếu khách quan không chỉ do đòi hỏi của sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, mà còn do đòi hỏi của sự phát triển của chính các quan hệ tiền tệ quốc tế.
Ngay từ cuối những năm 50, hoạt động gửi tiền ở hải ngoại được hiểu đơn giản là những khoản tiền gửi được định danh bằng ngoại tệ, tức là không phải đồng tiền của nơi đặt ngân hàng đó. Các khoản tiền gửi hải ngoại này thường được gọi là các đồng tiền Châu Âu (Eurocurrencies). Cách gọi như vậy là không chính xác, bởi vì phần lớn sự buôn bán các đồng tiền Châu Âu lại xảy ra ở các trung tâm tài chính ngoài Châu Âu như Singapore và Hongkong. Các khoản tiền gửi USD vào các ngân hàng ở ngoài nước Mỹ gọi là Đôla Châu Âu (Eurodollar). Các ngân hàng nhận tiền gửi bằng các đồng tiền Châu Âu (kể cả Đôla Châu Âu) gọi là các Ngân hàng Châu Âu (Eurobanks). Đôla Châu Âu là một phản ứng đối với những nhu cầu nảy sinh do sự tăng trưởng thương mại quốc tế, quy định điều tiết về tài chính và những cân nhắc chính trị.
Cho đến những năm 60, hệ thống Đôla Châu Âu đã phát triển mạnh. Cùng thời gian đó, hai nhà kinh tế học người Mỹ R.Mundell và R. Mc Kinnon đã đưa ra lý thuyết "Khu vực tiền tệ tối ưu", xuất phát từ định hướng khi đó của khối EEC là nhằm đạt được tự do hoàn toàn trong việc lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và sức lao động tức là lưu chuyển tự do các "yếu tố sản xuất". Lý thuyết này đề cập đến những cơ sở của sự thống nhất tiền tệ Châu Âu và gây được sự chú ý lớn.
Theo R. Mundell và R. Mc Kinnon "Khu vực tiền tệ tối ưu" là lãnh thổ bao gồm những nước cùng chung những điều kiện, khả năng thích hợp nhất để sử dụng một loại tiền tệ thống nhất, hoặc chung những khả năng để thiết lập một đồng giá vững chắc giữa các đồng tiền của quốc gia mình. Và khu vực tiền tệ sẽ là "tối ưu" nếu trong lãnh thổ đó tồn tại những khả năng cơ động giữa các "yếu tố sản xuất". Trong nội bộ EEC việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ, vốn và sức lao động được tự do hoàn toàn và có sự thoả hiệp giữa các nước thành viên về các vấn đề kinh tế - chính trị, sự phối hợp các thể chế, chính sách kinh tế. Nhưng tiêu chí quan trọng nhất là sự chấp nhận của các nước thành viên hy sinh tính độc lập của mình trong việc giải quyết những vấn đề tiền tệ - tín dụng.
Một trong những điều kiện cho sự tồn tại của "Khu vực tiền tệ tối ưu" là tốc độ lạm phát giữa các nước thành viên ít nhiều phải đồng đều để có thể thực thi các chính sách về ngân sách, kinh tế và tiền tệ có hiệu quả. Đồng thời, phải đạt được những mục đích như ổn định giá cả, có việc làm đầy đủ và sự cân bằng trong cán cân thanh toán, tức là phải đạt được sự cân đối bên trong và bên ngoài.
Điều quan trọng nhất là đồng tiền của EEC phải dựa trên cơ sở của mọi đồng tiền ở các nước thành viên và phải tính đến sự thay đổi tỷ giá các loại tiền chứ không phải đến sức mua của đồng tiền mạnh nhất. Nhưng trước hết, đó phải là một đơn vị tiền tệ đang lưu thông đồng thời với các đơn vị tiền tệ Châu Âu khác; được phép có những thay đổi đồng giá và dao động của tỷ giá tiền tệ. Khi các quy chế về tiền tệ tài chính đã thống nhất và có sự phối hợp của chính sách tiền tệ thì các dao động của tỷ giá tiền tệ sẽ bị xoá bỏ. Lúc đó, một Liên minh kinh tế và tiền tệ cũng được thành lập, đồng tiền của các nước cũng sẽ bị huỷ bỏ và thay vào đó là một đồng tiền thống nhất. Thực chất của quan điểm này là sự biểu hiện cách tiếp cận thiết chế đối với vấn đề thống nhất tiền tệ. Cách tiếp cận này chú trọng đến việc tăng cường các biện pháp điều tiết liên quốc gia và siêu quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ, đến sự phối hợp chính sách kinh tế của các nước thành viên, hạn chế chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ và thiết lập các thiết chế siêu quốc gia.
Với cơ cấu "tầng" của liên kết kinh tế có thể vạch ra thứ bậc quy ước cho các xu hướng trong chính sách kinh tế của các quốc gia Tây Âu như sau:
Mô hình số 1:
Các "tầng" của liên kết kinh tế.
Hình chóp là liên kết kinh tế nói chung, hình chóp ở mặt đỉnh là hình chóp abcde là một bộ phận của nó được hình thành nhờ quá trình liên kết tiền tệ. Thống nhất tiền tệ chỉ bao gồm hình chóp abcde chứ không tiếp cận với các tầng khác.
Để thực hiện được Liên minh tiền tệ không chỉ cần đến phối hợp, thống nhất chính sách tiền tệ, mà còn phải phối hợp các loại hình chính sách kinh tế nào đó nằm ở các "tầng" thấp của hình chóp. Các "tầng" này càng cao bao nhiêu thì sự phối hợp các chính sách kinh tế đó càng phải được thực hiện chặt chẽ bấy nhiêu.
Để đạt được một Liên minh tiền tệ cần khắc phục những bất đồng về mục đích mà mỗi quốc gia tự đặt ra cho mình để thực thi chính sách kinh tế quốc gia. Những mục đích đó tạo thành "đa giác nhiệm mầu"
Mô hình số 2: Đa giác "mầu nhiệm" các mục tiêu
điều chỉnh độc quyền Nhà nước đối với nền kinh tế.
a.Giảm tốc độ lạm phát.
b.Đạt sự cân bằng trong cán cân thanh toán.
c.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững.
d.Giảm thất nghiệp.
e.Duy trì tỷ giá tiền tệ.
Đa giác abcde là một phương án lý tưởng không thể đạt tới.
Đa giác a’b’c’d’e' là phương án hạ sách nhất, không đạt được mục tiêu nào cả. Giữa hai phương án này là vô số các phương án khác nhau, khi một hoặc một số mục tiêu nào đó đạt được thì những mục tiêu còn lại ít nhiều bị tổn hại.
Mục tiêu của các nước EEC là đạt được một quan điểm thống nhất về đa giác anbncndnốn.
Theo ý kiến của các nhà khởi xướng ra hệ thống tiền tệ Châu Âu, hoạt động của hệ thống này phải đem lại sự cân bằng tình trạng mất cân đối trong phạm vi khu vực giữa các nước và các vùng lãnh thổ thuộc EEC. Để làm được điều này, cần phân phối lại các nguồn tài chính vì lợi ích của những nước kém phát triển hơn.
2. Tiến trình phát triển của hệ thống tiền tệ Châu Âu:
Trong văn bản Hiệp ước Rôma và Định ước Châu Âu duy nhất đã ghi nhận thị trường nội địa Châu Âu, nhưng cho tới Hiệp ước về Liên minh Châu Âu ở Maastricht, Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Châu Âu mới được chính thức ghi nhận. Mục tiêu của Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu là thống nhất Châu Âu trong lĩnh vực tiền tệ. Đây là một quá trình lâu dài với nhiều thành công và thất bại.
Vào thời điểm thành lập Cộng đồng Châu Âu, nay gọi là Liên minh Châu Âu, ít có chính khách Châu Âu nào để ý đến việc thành lập một khu vực tiền tệ riêng của Châu Âu. Bởi vì lúc đó tiền tệ nói chung được điều chỉnh bằng những tỷ giá nhất định trong Hệ thống Tiền tệ Bretton Woods. Hệ thống này lại đang vận hành khá tốt. Hiệp ước Rôma chỉ có một vài điều khoản liên quan đến việc hợp tác các chính sách tiền tệ, các chính sách hối đoái và thành lập một uỷ ban tiền tệ để đưa ra các ý kiến về lĩnh vực này. Kết quả là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong Cộng đồng Châu Âu tăng lên đã thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ. Và năm 1964, Uỷ ban Thống đốc các ngân hàng trung ương ra đời. Sự ra đời của Uỷ ban này đã hình thành một khuôn khổ cho các cuộc tham khảo ý kiến thường xuyên về vấn đề tiền tệ giữa các nước Cộng đồng Châu Âu.Tuy nhiên, sức ép đẩy các nước Châu Âu co cụm lại với nhau trong vấn đề này chỉ thực sự tăng lên vào cuối những năm 1960 đầu những năm 1970 khi mà Hệ thống Tỷ giá chuyển đổi cố định Bretton Woods bắt đầu rạn nứt và sụp đổ. Vào tháng 1 -1970, Uỷ ban Werner (tên của Thủ tướng Luýchxămbua) đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng: lập ra một "Liên minh kinh tế và tiền tệ" trong vòng 10 năm. Sau thời hạn đó, Cộng đồng Châu Âu sẽ là một thực thể tiền tệ riêng biệt trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Các đồng tiền của các nước thành viên sẽ có khả năng chuyển đổi và có tỷ giá cố định đối với nhau. Đồng thời các thể chế của Cộng đồng sẽ được trao cho những quyền hành cần thiết để có thể đưa ra các quyết định về chính sách kinh tế. Kế hoạch Werner trong giai đoạn đầu dự định tăng cường phối hợp các chính sách đối phó với bối cảnh kinh tế và giảm biên độ dao động giữa tỷ giá các đồng tiền của sáu nước. Thế nhưng kế hoạch đầy tham vọng này đã tiêu tan trước một loạt các biến cố xảy ra trong nền kinh tế và chính trị thế giới.
Ngày 15 - 8 - 1971, cùng với sự tan vỡ của Hệ thống tiền tệ Bretton Woods và việc Mỹ chấm dứt chế độ chuyển đổi dollar ra vàng đã gây rối loạn thị trường tiền tệ thế giới. Cho đến ngày 18 - 12- 1971, Hiệp định Oasinhtơn ra đời quy định sự giảm giá của đồng dollar so với vàng và một loạt tỷ giá của các loại đồng tiền so với đồng dollar, mở rộng biên độ dao động của mỗi đồng tiền so với đồng dollar từ +_1% đến +_2,25% so với tỷ giá chính thức. Hệ quả của Hiệp định Oasinhtơn đối với các đồng tiền Châu Âu là làm cho các biên độ dao động giữa chúng với nhau có thể trở nên rất lớn, dẫn đến sự bất ổn trong hoạt động xây dựng thị trường chung. Do đó, đến tháng 4-1972, các nước Châu Âu quyết định giới hạn mức dao động của tỷ giá các đồng tiền này so với hệ thống tỷ giá chỉ đạo (hay tỷ giá trung tâm) ở mức tối đa là +_2,25%. Để đảm bảo biên độ này, mỗi một ngân hàng trung ương sẽ phải can thiệp khi dao động của đồng tiền nước mình quá giới hạn cho phép. Cơ chế này tạo ra biểu đồ biến động của các đồng tiền Châu Âu như một "con rắn". Sự kết hợp giữa Hiệp định Oasinhtơn và Hiệp định Balơ tạo thành cơ chế tiền tệ Tây Âu được gọi là "con rắn trong đường hầm".
Mô hình số 3: "Con rắn" trong "đường hầm"
(2)
5,554 (1) (4)
(3)
Tiến trình của năm 1972.
Trục của đường hầm.
Biên trên
Biên dưới
Trao đổi ngang giá cố định của mỗi loại tiền tính bằng dollar.
"Con rắn" di chuyển trong "đường hầm" tạo bởi các biên độ đối với đồng dollar. Cơ chế "con rắn" tiền tệ sớm tỏ ra ít có hiệu quả, vì nó không dựa vào sự phối hợp chính sách tiền tệ và kinh tế của tất cả các nước trong Cộng đồng. Đợt khủng hoảng mới của đồng dollar Mỹ tháng 3-1973 đã khiến "con rắn" phải chui ra khỏi "đường hầm". Sáu nước Cộng đồng Châu Âu quyết định thả nổi tập thể đối với đồng dollar (biên độ dao động giữa tỷ giá đồng tiền của các nước này vẫn giữ tối đa là +_2,25%), đồng thời lập Quỹ hợp tác tiền tệ Châu Âu (FECOM). Nhưng sự biến động của thị trường tiền tệ thế giới, cùng với cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 đã khiến Anh, Ailen, Italia và Pháp lần lượt rút ra khỏi "Con rắn tiền tệ Châu Âu". "Con rắn" lúc đó trên thực tế biến thành một khu vực đồng Mác bao gồm các nước Đức, Đan mạch, Bỉ, Hà Lan, Luýchxămbua.
Để đảm bảo sự phát triển kinh tế, tháng 12-1978 một cơ chế tiền tệ mới gọi là "Hệ thống tiền tệ Châu Âu" (EMS) đã được hoạch định và ngày 13-3-1979 bắt đầu hoạt động. Mục tiêu của EMS là hình thành trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế Châu Âu một "khu vực ổn định" với đồng tiền riêng của nó, nhằm tạo ra đối trọng đối với hệ thống tiền tệ quốc tế mới dựa trên bá quyền của đồng dollar Mỹ; bảo vệ Cộng đồng trước sự bành trướng của đồng dollar Mỹ và tiến đến xoá bỏ dollar Mỹ trong các tài khoản Tây Âu. EMS bao gồm kinh nghiệm phát hành phương tiện thanh toán quốc tế nhân tạo-SDR, hệ thống cấp tín dụng kiểu "Swap", kinh nghiệm hoạt động của Hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods.
Hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS) cũng như "con rắn tiền tệ" trước đây quy định các đồng tiền phải ràng buộc lẫn nhau theo những cự ly biến động có giới hạn được gọi là "mạng lưới tỷ giá".
Mô hình số 4: Mạng lưới tỷ giá 2
1.Mác Tây Đức 3
2.Franc Bỉ và Luýchxămbua.
3.Livre Ailen 1
4.Franc Pháp
5. Cuaron Đan Mạch 4
6. Guilden Hà Lan
7. Lire Italia. 6
5
7
Nói cách khác đi, cơ sở của Hệ thống tiền tệ Châu Âu là hệ thống tỷ giá Châu Âu. Hệ thống tỷ giá Châu Âu là một cơ chế mà EEC dùng để ổn định tỷ giá tiền tệ giữa các nước thành viên, tránh những biến động xấu ảnh hưởng đến việc buôn bán giữa các nước trong Cộng đồng. Điều này không đủ đảm bảo sự ổn định như mong muốn, vì thế Hệ thống tiền tệ Châu Âu đã lấy yếu tố cơ bản của nó là đơn vị tiền tệ Châu Âu mới gọi tắt là ECU (European Currency Unit) trùng với tên đồng tiền cổ của Pháp. ECU ra đời vào tháng 3-1979, là một đồng tiền tổng hợp các đồng tiền của các quốc gia thành viên cộng đồng, có thể ví nó như một "giỏ tiền tệ". Giá trị ECU tương đương với tổng số một số lượng cố định mỗi loại tiền trong cộng đồng. Số lượng này được xác định tuỳ theo tiềm lực kinh tế mỗi nước. Tức là ECU vừa dùng làm cơ sở xác định quan hệ của các đồng tiền khác nhau, vừa làm phương tiện thanh toán giữa các thành viên và làm vốn dự trữ. Như vậy, lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện đồng tiền giấy siêu quốc gia. Và đến tháng 7-1985, Uỷ ban Châu Âu, Ngân hàng đầu tư Châu Âu và đại diện ngân hàng các nước thành viên đã thoả thuận đổi ECU ra vàng và các loại ngoại tệ khác thông qua Quỹ tiền tệ Châu Âu, cho phép ngân hàng trung ương của các nước thứ ba, các tổ chức quốc tế sử dụng đồng ECU làm lực lượng dự trữ không khống chế tỷ lệ cận trên và cận dưới của ECU trong việc vay nợ và thanh toán. Uỷ ban Châu Âu còn tiến hành phát hành công trái bằng ECU, sử dụng ECU để tài trợ cho ngoại thương, xuất nhập khẩu dầu mỏ giữa các nước trong khối với nhau.
Để khống chế sự vận động hỗn loạn của tỷ giá, EMS sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm bảo đảm dao động được phép của các tỷ giá. Cơ chế cấp tín dụng hiện có để duy trì tỷ giá đã được tăng cường nhằm giúp các "đồng tiền yếu" trước những áp lực và các nguồn để cấp tín dụng ngắn hạn và trung hạn không hạn chế giữa các nước thành viên EEC. Và sau hai năm hoạt động của EMS , Quỹ tiền tệ Châu Âu (EMF) đã được thành lập vào năm 1981. Sự thành lập EMF là một bước tiến quan trọng trên con đường đi tới thống nhất kinh tế, tiền tệ, tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình lưu thông hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. Hệ thống tiền tệ Châu Âu đã trở thành một khối tiền tệ thứ ba bên cạnh đồng dollar Mỹ và đồng yên Nhật để ổn định hệ thống tiền tệ và kinh tế quốc tế. Trên thực tế EMS vẫn còn phụ thuộc nhiều vào đồng dollar Mỹ và EEC cũng chưa có kế hoạch làm giảm tỷ lệ lạm phát và hạn chế thiếu hụt ngân sách của các nước thành viên. Tuy vậy, EMS với hệ thống tỷ giá Châu Âu vẫn được coi là giai đoạn trung gian cho việc hình thành một thị trường thống nhất có một đồng tiền thống nhất, tiến tới thống nhất toàn diện về chính trị EEC.
Đến năm 1987, việc thực hiện thống nhất tiền tệ Châu Âu đã được văn kiện Châu Âu thống nhất. Tháng 6-1988, một uỷ ban dưới quyền của Chủ tịch Uỷ ban EEC, ông Delors, được giao nhiệm vụ đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện thống nhất tiền tệ Châu Âu.Tháng 4-1989, Delors đã đưa ra kế hoạch thống nhất tiền tệ theo ba giai đoạn và tháng 12-1992 kế hoạch đã được ký tại Maastricht - Hà Lan.
Giai đoạn một: (có hiệu lực từ ngày 1-7-1990) thực hiện tự do hoá lưu thông vốn và thanh toán. Sự tự do hoá này thông qua tăng cường hợp tác của uỷ ban hiện có để đi đến một sự nhất trí lớn hơn trong chính sách kinh tế. Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các ngân hàng trung ương của 12 nước thành viên.
Giai đoạn hai: Giai đoạn quá độ, bắt đầu từ ngày 1-1-1994, trong đó có kế hoạch lập ra một cơ quan tiền tệ Châu Âu - Viện tiền tệ Châu Âu- sẽ bước vào hoạt động chuẩn bị cho việc thành lập "Ngân hàng trung ương Châu Âu" (hoạt động vào 7-1996) để thống nhất về mặt chính sách kinh tế và ngân hàng giữa các nước EC.
Giai đoạn ba: đến cuối năm 1996, EC sẽ tổng kết tình hình nếu quá một nửa số nước thành viên EC thoả mãn những điều kiện trên thì giai đoạn này sẽ được bắt đầu thực hiện cùng với việc chính thức thành lập "Ngân hàng trung ương Châu Âu" và phát hành đồng Euro từ ngày 1-1-1997 với tư cách là đồng tiền chung của số nước nói trên. Trong trường hợp đến cuối năm 1996 số nước thoả mãn các tiêu chuẩn trên không chiếm đa số quá bán thì "giai đoạn quá độ" sẽ kéo dài thêm hai năm nữa. Sau đó không cần có điều kiện quá bán, tức vào đầu năm 1999, đồng Euro sẽ được phát hành, dù chỉ có hai nước đủ "tiêu chuẩn".
Hiệp ước Maastricht cùng với Công ước Amsterdam (tháng 6-1997) đã thông qua năm tiêu thức hội nhập của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Châu Âu, đó là:
Bội chi Ngân sách phải thấp hơn 3% GDP.
Mức dư nợ Nhà nước không vượt quá 60% GDP.
Lạm phát không vượt quá 1,5% mức bình quân của ba nước có mức tăng giá thấp nhất.
Lãi suất dài hạn không vượt quá 2% mức lãi bình quân của ba nước có mức lạm phát thấp nhất.
Mức độ ổn định tỷ giá: có ít nhất 2 năm tuân thủ chế độ tỷ giá và mức biến độnh tỷ giá do Hệ thống Tiền tệ Châu Âu quy định.
Bên cạnh đó EU cũng thông qua một cơ chế phạt nếu nước thành viên vi phạm các tiêu thức này. Mặc dù, EC đã ít nhiều đạt được những thoả thuận quan trọng về thống nhất kinh tế - tiền tệ, nhưng việc thực hiện kế hoạch đã đề ra không phải đơn giản.
III. ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU - EURO
1.Đồng EURO:
Sự có mặt trong lưu thông của mỗi đồng tiền bao giờ cũng là một hiện tượng xã hội, là kết quả của ý chí pháp lý của mỗi thể chế chính trị cụ thể, được cộng đồng chấp nhận. Đồng tiền đó trở thành đại diện tiền tệ cho một nền kinh tế cụ thể, vận hành theo một cơ chế nhất định. Đối với đồng EURO cũng vậy.
Việc cho ra đời và vận hành đồng EURO xuất phát từ một ý tưởng nghiêm túc với quyết tâm cao của các nhà lãnh đạo Châu Âu ngay từ những ngày đầu mới thành lập Cộng đồng Châu Âu cho đến nay. EURO ra đời theo một lịch trình được thiết kế hợp lý, thận trọng, thích hợp với sự vận động của thực tế. Có thể nói, EURO là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài và tuần tự, khởi đầu bằng việc sáng lập đơn vị tiền tệ chung của Cộng đồng trên cơ sở tập hợp các đồng tiền quốc gia thành viên, thường gọi là "rổ" tiền tệ (ECU - 1975), tiếp theo là thành lập và vận hành Hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS - 1979), rồi đến quá trình triển khai Liên minh kinh tế và Tiền tệ theo ba giai đoạn.Hiện nay, Châu Âu đã kết thúc giai đoạn I - II và đang trong giai đoạn ba (từ 1-1-1999) lưu hành đồng EURO cho toàn khối.
Đồng EURO đã ra đời trong hoàn cảnh rất nhiều thuận lợi. Do cuộc khủng hoảng tiền tệ (1997) diễn ra ở đâu cũng dính đến đồng dollar nên các nước vừa sợ, vừa ghét đồng dollar. Khối Đông Nam Á đã bàn đến việc dùng các đồng tiền trong khối để thanh toán XNK và vay trả giữa các nước trong khối từ năm 1997 để tránh bớt dính dáng đến đồng dollar. Xu hướng đa dạng hoá các loại ngoại tệ đã đẩy các nước phát triển tới chỗ chọn các loại ngoại tệ mạnh khác như Mác Đức, Franc Pháp... để thay thế cho đồng dollar. Đồng EURO là tổng hợp sức mạnh của các ngoại tệ mạnh Châu Âu, vì thế đồng EURO sẽ chiếm phần lớn trong dự trữ ngoại hối của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, thị trường tài chính nhiều nước chao đảo, đồng EURO ra đời sẽ làm cho thị trường tài chính Châu Âu hấp dẫn hơn. Vì thế, chỉ mới ra đời đồng EURO đã làm thị trường chứng khoán Châu Âu lên giá. Hơn nữa, EURO là đồng tiền của một khu vực 300 triệu dân, chiếm 14,9% mức sản xuất và 18,6% thương mại toàn cầu.
Mặc dù trong ba năm quá độ đầu tiên từ 1999 đến năm 2002, đồng EURO mới chỉ lưu thông trong phạm vi không dùng tiền mặt, nhưng nó đã hội tụ đầy đủ chức năng của một đồng tiền quốc tế.
Thứ nhất, là công cụ chuyển đổi: Đồng EURO rất có khả năng trở thành một ngoại tệ chủ chốt được sử dụng trong thanh toán thương mại với các nước. Vì về quy mô thương mại, EU đứng đầu thế giới, do đó đồng EURO sẽ trở thành một công cụ chuyển đổi hữu hiệu là điều tất yếu. Hơn nữa, đồng EURO sẽ được sử dụng khá rộng rãi ở các nước thuộc khu vực Trung - Đông Âu (họ đang là ứng cử viên gia nhập EU), Châu Phi (do sử dụng đồng France Pháp làm bản vị ) và các nước ven Địa Trung Hải (có truyền thống quan hệ thương mại chặt chẽ với EU và sẽ xây dựng khu vực mậu dịch tự do với EU vào năm 2010). Ngoài ra, Anh và Thuỵ Điển sẽ chính thức tham gia vào EMU trong một vài năm tới.
Thứ hai, là công cụ dự trữ: Không ai có thể dự báo chắc chắn về mức độ sử dụng đồng EURO trên các thị trường. Nhưng đồng EURO là đồng tiền có độ tin cậy cao. Bởi vì, nó được xây dựng trên cơ sở của những chính sách kinh tế lành mạnh lại được đảm bảo bằng Hiệp ước và được quản lý bởi ECB độc lập, chỉ có mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả. Theo đánh giá của IMF, tổng dự trữ quốc tế đạt 1.400 tỷ USD (cuối năm 1996) trong đó các ngân hàng trung ương Châu Âu chiếm khoảng 30%, gấp 6 lần dự trữ Hoa Kỳ và 2 lần Nhật Bản.Việc sử dụng EURO như công cụ dự trữ sẽ phát triển. Đa dạng hoá dự trữ ngoại tệ có quan hệ với việc tăng cường sử dụng EURO với tư cách là một công cụ can thiệp vào thị trường ngoại hối và đơn vị tính toán trong thương mại quốc tế.
Thứ ba, là công cụ đầu tư: Từ ngày 1-1-1999, tất cả các khoản nợ công cộng sẽ được phát hành bằng đồng EURO. Số dư nợ công cộng tính đến ngày này cũng được chuyển sang đồng EURO trong năm 1999. Khi triển khai Liên minh tiền tệ, thị trường trái phiếu Châu Âu sẽ đạt ở mức cao. Ngay ngày đầu hoạt động chỉ tính riêng hiệu ứng cơ học của đổi tiền, thị trường trái phiếu Châu Âu sẽ đạt khoảng 7000 tỷ USD, trong đó có khoảng 4000 tỷ trái phiếu công cộng. Chắc chắn, việc phát hành trái phiếu công ty bằng đồng EURO sẽ được đẩy mạnh nhờ tính thanh khoản cao và các điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư.
Thống nhất tiền tệ và hội nhập tài chính Châu Âu tăng sức hấp dẫn của các công cụ đầu tư tài chính tính bằng EURO, sẽ mang lại cho ECB một vị thế quốc tế mới mạnh hơn các ngân hàng Trung ương các quốc gia hiện tại. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu quốc tế hoá đồng EURO, công việc điều hành chính sách tiền tệ trong nội bộ khối rất phức tạp bởi vì sự biến động các đại lượng tiền tệ sẽ chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi các quyết định của các tác nhân kinh tế nước ngoài.
Việc sử dụng EURO phụ thuộc chủ yếu vào giá trị nội tại của chính nó cũng như việc nó được sử dụng trong các trao đổi tài chính quốc tế.
Bảng số 2: Tỷ giá đổi tiền chính thức, cố định vĩnh viễn giữa các đồng tiền quốc gia với EURO.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) công bố ngày 31-12-1998 .
Quốc gia
Đồng tiền
Ký hiệu
Tỷ giá
Pháp
Franc Pháp
FRF
6,55957
Đức
Deutsche Mark
DEM
1,95583
Áo
Schilling
ATS
13,7603
Bỉ
Franc Bỉ
BEF
40,3399
Tây Ban Nha
Peseta
ESP
166,386
Phần Lan
Markka
FIM
5,95573
Ailen
Irish Punt
IEP
0,787564
Italia
Lire
ITL
1936,27
Luýchxămbua
Franc luxembua
LUF
40,3399
Hà Lan
Florin
NLG
2,20371
Bồ Đào Nha
Escudo
PTE
200,482
EU
EURO
EUR
1,16675 USD
132,800 JPY
0,705455 GBP
2. Quy chế lưu hành đồng EURO:
Đồng EURO do ngân hàng Trung ương Châu Âu phát hành gồm các loại tiền giấy: 500, 200, 100, 50, 10, 5 Euro và tiền kim khí gồm 8 loại: 2, 1Euro, 50 euro cent, 20, 10, 5, 2, 1 euro cent. Tiền lẻ nhỏ nhất gọi là xu, 100 xu bằng 1 Euro.
Trong 3 năm chuyển tiếp từ 1999 đến 2001, đồng Euro được sử dụng là đơn vị tiền thanh toán ghi sổ (như đồng ECU trước đây) giữa các ngân hàng trung ương các nước thành viên EMU, cũng như trên thị trường liên ngân hàng. Toàn bộ nợ phát sinh sau khi EMU bắt tay vào hoạt động sẽ được tính bằng đồng Euro. Nợ Nhà nước trước đó có thể tính bằng đồng Euro hay đồng bản tệ của mỗi nước tuỳ theo quyết định của mỗi quốc gia. Trong các trường hợp còn lại, thì tất cả những nghiệp vụ phát sinh của các khách hàng trên thị trường tài chính không bắt buộc phải chuyển thành đồng Euro.
Đồng Euro dưới dạng tiền mặt (giấy bạc ngân hàng và tiền lẻ) sẽ được đưa vào lưu thông bắt đầu từ ngày 1-1-2002. Từ 1.1.2002 đến 30.6.2002 sẽ thực hiện đổi tiền nhưng không phải nộp dịch vụ phí chuyển đổi, tức là các đồng bản tệ của các nước thành viên EURO sẽ kết thúc lịch sử tồn tại của mình. Sau đó, đồng Euro sẽ trở thành phương tiện thanh toán và dự trữ hợp pháp duy nhất.
Các chuyên gia cho rằng, các công ty lớn, các doanh nghiệp lớn và các hãng xuyên quốc gia có thể chuyển sang thanh toán mất 1-2 ngày; còn khu vực Nhà nước, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình sẽ phải dùng bản tệ trong thanh toán hàng ngày vào khoảng 6 tháng thì sẽ hết bản tệ. Đối với các thương gia bán lẻ chắc chắn sẽ gặp khó khăn phức tạp khi lưu hành song song 2 đồng tiền trong thời gian chuyển đổi. Vì họ phải tính chuyển giá cả hàng hoá và dịch vụ từ đồng bản tệ sang đồng Euro. Khi chuyển sang đồng tiền thống nhất, Châu Âu sẽ phải thay đổi khoảng 6 triệu cỗ máy bán hàng và bán vé tầu xe tự động trên phạm vi EU.
Để quá trình đưa đồng euro vào lưu thông và thanh toán dễ dàng, thuận tiện, ngay từ năm 1996, Hội đồng EU đã thông qua quy chế xác định nguyên tắc "nhất quán" của các hợp đồng. Theo nguyên tắc này, thì việc chuyển sang sử dụng đồng Eurosex không làm phương hại đến giá trị hợp đồng (hay khế ước) đã ký kết bằng bản tệhay bằng đồng ECU. Tất cả sẽ được tính chuyển sang 1 ECU ăn 1 EURO. Như vậy, khi đồng Euro đi vào hoạt động, các nước thành viên EMU sẽ không phải ký lại hợp đồng hay huỷ bỏ các hợp đồng đã ký.
PHẦN II
TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI.
Sự ra đời của đồng Euro đã tác ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0151.doc