Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng hoạt động của Công ty bảo hiểm Bảo Việt

Lời mở đầu Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước ta , cùng với quá công nghiệp hóa , hiện đại hoá các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có những đóng góp nhất định và luôn vươn tới sự hoàn thiện . Lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân . Các tổ chức tàI chính phi ngân hàng là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tàI chính – tiền tệ , được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên , nhưng không tiền g

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng hoạt động của Công ty bảo hiểm Bảo Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửi không kì hạn và làm nhiệm vụ thanh toán . Các tổ chức này bao gồm :Công ty bảo hiểm , công ty tàI chính , công ty đầu tư , uỷ thác và các tổ chức tàI chính phi ngân hàng khác . Trong nền kinh tế thị trường hiện nay , dịch vụ bảo hiểm ngày càng phát triển , để minh chứng cho đIều này đó là sự ra đời , xuất hiện và phát triển của hàng loạt các công ty bảo hiểm trong và ngoàI nước như : Bảo Việt –Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam , Prudential (Anh) ,Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ – AIA ,Công ty bảo hiểm Bảo Minh…Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà đIêù quan trọng là góp phần bảo đảm sự ổn định tàI chính cho các cá nhân , gia đình ,cho mọi tổ chức , doanh nghiệp để khôI phục sản xuất kinh doanh . Ngày nay , bảo hiểm không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta , nó đã xâm nhập vào mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội . Khi nền kinh tế càng phát triển , đời sống xã hội càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn . Tuy nhiên , do hệ thống bảo hiểm ở Việt Nam còn khá mới mẻ nên phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức . Vì phần tài liệu thu thập được về các tổ chức trung gian tài chính phi ngân hàng còn hạn chế nên trong bài viết này em xin trình bày đề tài “ Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng hoạt động của công ty bảo hiểm Bảo Việt”. Đề tài này sé giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tiễn về vấn đề hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng nói chung và lĩnh vực bảo hiểm nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn cô giáo ,Thạc sĩ Ngô Tùng Thanh đã giúp em hoàn thành đề tài này . Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng , nhưng do hạn chế về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn nên trong quá trình viết bài em không thể tránh khỏi những thiếu xót .Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn. Chương i KháI quát chung về bảo hiểm I . kháI niệm và bản chất của bảo hiểm 1 . Rủi ro và các biện pháp đối với rủi ro Trong cuộc sống hàng ngày , trong hoạt động kinh tế của con người thường có những tai hoạ , tai nạn , sự cố bất ngờ , ngẫu nhiên xảy ra , gây thiệt hại về người và tài sản . Những tai hoạ , tai nạn , sự cố xảy ra một cách bất ngờ , ngẫu nhiên như vậy gọi là rủi ro (risk ) . Để đối phó với các rủi ro con nguời đã ding các biện pháp sau đây : 1.1 Tránh rủi ro ( risk avoidance ) Tránh rủi ro tức là không làm một việc gì đó quá mạo hiểm , không chắc chắn . Biện pháp này có nhược điểm là làm cho con người lúc nào cũng sợ sệt , không dám làm một việc gì , mà không dám là gì thì không thu được gì . 1.2. Ngăn ngừa , hạn chế rủi ro ( risk prevention ) Biện pháp này thể hiện ở việc các công ty , các cá nhân dùng những biện pháp để đề phòng , ngăn ngừa , hạn chế rủi ro và hậu quả của nó như : hệ thống phòng cháy , chữa cháy ; hệ thống bảo vệ chống trộm cắp ; các biện pháp an toàn lao động ; các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông … Tuy nhiên , những biện pháp trên cũng không thể ngăn chặn được hết rủi ro xảy ra . 1.3 . Tự khắc phục rủi ro ( risk assumption ) Biện pháp này thể hiện ở việc các công ty , các cá nhân dự trữ một khoản tiền nhất định để khi có rủi ro xảy ra thì dùng khoản tiền đó để bù đắp , khắc phục hậu quả . Biện pháp này còn gọi là tự bảo hiểm ( self insurance ) . Biện pháp này cũng có những hạn chế nhất định như : không phải là cá nhân nào hay công ty nào cũng có sẵn tiền để dự trữ ; tiền dự trữ không đủ để có thể bù đắp được những rủi ro , tổn thất lớn có tính chất thảm hoạ và sẽ gây đọng vốn lớn trong xã hội nếu như công ty nào , cá nhân nào cũng dự trữ vốn như vậy . 1.4 . Chuyển nhượng rủi ro ( risk transfer ) Một cá nhân hay một công ty khi thấy tự mình không thể chịu đựng được một hoặc nhiều rủi ro lớn , có tính chất thảm hoạ , phải tìm cho mình một cách san sẻ bằng cách chuyển nhượng rủi ro cho các công ty khác . Khi đã chấp nhận rủi ro , các công ty khác đó phải bồi thường những thiệt hại do rủi ro đã thỏ thuận gây ra , còn người chuyển nhượng rủi ro phải trả một khoản tiền . Biện pháp đó gọi là bảo hiểm . Biện pháp này có nhiều ưu điểm như :không gây ra đọng vốn trong xã hội ; phạm vi bù đắp rộng lớn ; có thể bù đắp những rủi ro có tính chất thảm hoạ … và biện pháp này phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. 2 . Định nghĩa và một số khái niệm trong bảo hiểm 2.1 . Định nghĩa “Bảo hiểm” như đã nói ở trên là một biện pháp tốt nhất , hiệu quả nhất để khắc phục hậu quả của rủi ro . Có thể định nghĩa bảo hiểm như sau : Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại , mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rỉu ro đã thỏa thuận gây ra , với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và đã nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm . 2.2 . Một số khái niệm trong bảo hiểm * Người bảo hiểm ( insurer ) là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường thiệt hại khi có tổn thất xảy ra . Người bảo hiểm có thể là công ty bảo hiểm của nhà nước hay của tư nhân . * Người được bảo hiểm ( the insured ) là người có lợi ích bảo hiểm , là người bị thiệt hại khi có rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường . Người được bảo hiểm là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm và là người phải nộp phí bảo hiểm . * Đối tượng bảo hiểm ( subject-master insured ) là tài sản hoặc lợi ích mang ra bảo hiểm . Đối tượng bảo hiểm có thể là tài sản , con người hoặc trách nhiệm đối với người thứ ba . * Rủi ro được bảo hiểm ( risk insued against ) là rủi ro đã được thoả thuận trong hợp đồng . Người bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thoả thuận gây ra mà thôi . * Phí bảo hiểm ( premium ) là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để được bồi htường . Mức phí bảo hiểm thường do người bảo hiểm định ra trên cơ sở tính toán xác suất xảy ra rủi ro hoặc trên cơ sở thống kê những tổn thất nhằm đảm bảo số phí thu về đủ để bồi thường và để bù đắp các chi phí khác đồng thời có lãi . Số thu về phí bảo hiểm trong khi chưa bồi thường là một nguồn vốn quan trọng để công ty bảo hiểm đầu tư sang các lĩnh vực kinh doanh khác Khi tham gia một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó , nếu đối tượng bảo hiểm của người được bảo hiểm bị tổn thất do một rủi ro được bảo hiểm gây nên thì người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm . Khoản tiền mà công ty bảo hiểm bồi thường là lấy từ số phí bảo hiểm mà tất cả những người tham gia đóng bảo hiểm đã nộp . Trong số những người tham gia bảo hiểm không phải tất cả đều bị tổn thất mà chỉ có một hoặc một số người . Những người không bị tổn thất đương nhiên là mất không số phí bảo hiểm ( trừ bảo hiểm nhân thọ ) . Như vậy thực chất của bảo hiểm chỉ là việc phân chia tổn thất của hoặc một số người ra cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu . Do đó , một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó muốn tiến hành được phải có nhieeuf người tham gia hay nói cách khác bảo hiểm được hoạt động trên cơ sở luật số đông . Càng nhiều người tham gia thì xác suất xảy ra rủi ro đối với tong người càng nhỏ và bảo hiểm càng có lãi . 3 . Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm Hoạt động của bảo hiểm được tiến hành trên các nguyên tắc sau : 3.1 . Bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm một rủi ro tức là bảo hiểm một sự cố , một tai nạn , tai hoạ xảy ra mọt cách bất ngờ , ngẫu nhiên , ngoài ý muốn của con người chứ không phải bảo hiểm một cái đã chắc chắn xảy ra cũng như chỉ bồi thường những cái do rủi ro gây ra chứ không phải bồi thường những cái đương nhiên xảy ra . 3.2 . Nguyên tắc trung thực tuyệt đối Theo nguyên tắc này , mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải tuyệt đối trung thực không được lừa dối nhau . Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm trở nên không hiệu lực . Nguyên tắc này thể hiện người bảo hiểm phải công khai tuyên bố những điều kiện , nguyên tắc , thể lệ , giá cả bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết . người được bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm , không được mua bảo hiểm khi đã biết đối tượng bảo hểm đã bị tổn thất . 3.3 . Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm Theo nguyên tắc này , người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm . Lợi ích bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có ở trong đối tượng bảo hiểm . 3.4 . Nguyên tắc bồi thường Theo nguyên tắc này , khi xảy ra tổn thất người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra , không hơn không kém , các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. 4 . Phân loại bảo hiểm 4.1 . Căn cứ vào cơ chế hoạt động *Bảo hiểm xã hội : là chế độ bảo hiểm của nhà nước , của đoàn thể xã hội hoặc của các công ty nhằm trợ cấp ch o người ốm đau , bệnh tật ,bị tai nạn …trong khi làm việc hoặc về hưu . Bảo hiểm xã hội không nhằm mục đích kinh doanh . *Bảo hiểm thương mại : là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh , kiếm lời . Loại hình bảo hiểm này không bắt buộc . 4.2 .Căn cứ vào tính chất *Bảo hiểm nhân thọ : là bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù óăp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn . *Bảo hiểm phi nhân thọ ( non-life insurance ) là những loại bảo hiểm khác bảo hiểm nhân thọ . 4.3 . Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm *Bảo hiểm tài sản : đối tượng bảo hiểm là tài sản của tập thể hay cá nhân bao gồm vật có thực , tiền , giấy tờ có giá … *Bảo hiểm trách nhiệm : đối tượng bảo hiểm là trách nhiêmj dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba hay đối với tài sản . *Bảo hiểm con người : đối tượng bảo hiểm là con người hay là các bộ phận cơ thể của con người hay các vấn đề có liên quan đến tuổi thọ , tính mạng , sức khoẻ… 4.4 .Theo qui định của pháp luật *Bảo hiểm bắt buộc *Bảo hiểm tự nguyện ii . vai trò của bảo hiểm trong đời sống xã hội Hoạt động bảo hiểm là cần thiết do có sự tồn tại khách quan của rủi ro .Bảo hiểm là một ngành dịch vụ rất nhạy cảm , có tác động sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế cũng như đời sống xã hội . Bảo hiểm có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân , thể hiện ở những mặt sau đây: - Sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi một cách có hiệu quả - Bù đắp những thiệt hại , mất mát về người và tài sản của nhà nước , của các doanh nghiệp , của các tổ chức kinh tế , xã hội và của cá nhân do các rủi ro gây ra nhằm khắc phụchậu quả của rủi ro để ổn định sản xuất , kinh doanh và đời sống . - Tạo ra một nguồn vốn lớn bằng phí bảo hiểm và tập trung vào một số đầu mối để đầu tư vào những lĩnh vực khác . - Bổ xung vào ngân sách của Nhà nước bằng lãi của bảo hiểm -Tăng thu và chi cho cán cân thanh toán quốc gia . -Tạo ra một tâm lý yên tâm trong hoạt động kinh tế và đời sống . - Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Chương II quá trình hình thành , phát triển & thực trạng hoạt động của bảo việt –tổng công ty bảo hiểm việt nam I . Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt . Lịch sử ra đời của Bảo Việt Trong những năm đất nước ta còn đang chịu chiến tranh tàn phá ác liệt ở miền Nam , Tổng công ty bảo hiểm Việt nam ( tiền thân là công ty Bảo hiểm Việt Nam ) đã được thành lập theo quyết định số 179/CP ngày 17 tháng 12 năm 1964 của Thủ tướng chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 15 tháng 1 năm 1965 . trong những ngày đầu mới thành lập Bảo Việt có trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh tại Hải Phòng .Ban đâù công ty chỉ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu , bảo hiểm tàu biển , làm đại lý giám định và xem xét bồi thường cho các công ty bảo hiểm nước ngoài về những vấn đề liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu . Sau ngày đất nước thống nhất , Bảo Việt được tiếp nhận cơ sở vật chất của một số công ty bảo hiểm thuộc chế độ cũ qua việc Bảo Việt đã sát nhập với công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm miền Nam Việt Nam . Từ đó Bảo Việt bắt đầu mở rộng hoạt động ở khắp các tỉnh phía Nam . Năm 1980 Bảo Việt chính thức mở rộng cung cấp dịch vụ trong khắp cả nước . 2 . Quá trình phát triển của Bảo Việt Bảo Việt bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm tai nạn hành khách và bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới trong khắp cả nước vào năm 1980 . Năm 1982 , Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa lần 1 , bươc sđầu mở rộng phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam . Năm 1989 , Công ty Bảo hiểm Việt Nam được chuyển đổi thành Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam . Từ thời gian này trở đi , Bảo Việt triển khai hàng loạt các cải tiến về hệ thống , tổ chức , con người , phương châm hoạt động … và liên tiếp đưa ra các hoạt động dịch vụ bảo hiểm mới . Năm 1992 , Bảo Việt thành lập công ty đại lý bảo hiểm tại nước Anh với tên giao dịch là BAVINA ( UK ) LTD . Từ năm 1993 , Bảo Việt chú trọng cải tiến công tác đầu tư tài chính lâu dài . Hàng loạt các biện pháp mang tính chiều sâu được thực hiện nhằm bảo đảm lựa chọn được những dự án đầu tư thích hợp và an toàn cho nguồn vốn đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao . Chính vì vậy Bảo Việt đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng trong lĩnh vực đầu tư tàI chính , đặc biệt là năm 1996 , 1997 , 1998 và 1999 kết quả đạt được là gần 100 tỷ đồng / năm và đến năm 2000 con số này lên đến 110 tỷ đồng . ĐIều này đã góp phần động viên rất lớn giúp cho Bảo Việt ngày càng hoạt động tốt hơn . Năm 1996 , được sự uỷ quyền của Thủ tướng chính phủ , Bộ TàI chính đã ra quyết định thành lập Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam . Bảo Việt đã được Nhà nước xếp loại “ Doanh nghiệp hạng đặc biệt” và trở thành một trong số 27 doanh nghiệt lớn nhất Việt Nam . Cũng trong năm 1996 , Bảo Việt đã lần đầu tiên đưa ra thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam . Năm 1999 , thành lập công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam . Bảo Việt tiếp tục là đơn vị đI đầu trong việc phát triển một lĩnh vực kinh doanh mới . Năm 2000 ,Bảo Việt đã thành lập thêm 27 công ty bảo hiểm nhân thọ mới và đến đầu năm 2001Bảo Việt đã có thêm 5 chi nhánh bảo hiểm nhân thọ ở khắp các tỉnh , thành phố trong cả nước . Các công ty này thực hiện tổ chức hoạt động hai hệ thống kinh doanh : Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ . Như vậy ,đến đầu năm 2001 , Bảo Việt có 124 đơn vị thành viên . Trong đó có 61 côngty bảo hiểm phi nhân thọ , 56 công ty bảo hiểm nhân thọ , 5 chi nhánh bảo hiểm nhân thọ , 1 trung tâm đào tạo và một công ty tại nước ngoài. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển , đến nay Bảo Việt đã trở thành một doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời , được tin cậy và gần gũi với mọi tầng lớp dân cư , với các tổ chức , các doanh đang hoạt động tại Việt Nam . Trong hơn 40 triệu lượt khách hàng mỗi năm của Bảo Việt , khách hàng có thể thoảI máI ,tự nguyện lựa chọn những đIều khoản bảo hiểm có lợi nhất , phù hợp nhất đối với mình và khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng vào nhà bảo hiểm lớn , có hệ thống và các đơn vị trực thuộc rộng khắp Việt Nam .Hiện nay , Bảo Việt có gần 5000 nhân viên , trên 18000 đại lý và cộng tác viên đang làm việc tại trụ sở của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam –96 Bà Triệu , Hà Nội và 124 công ty chi nhánh , đơn vị thành viên , hơn 300 phòng đại diện cấp Quận , Huyện , khu vực tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước và nước ngoàI . Bảo Việt là doanh ngiệp duy nhất ở Việt Nam cung cấp tất cả dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và trên 90 dịch vụ bảo hiểm gồm : các loại hình bảo hiểm nhân thọ , các loại hình bảo hiểm con người , bảo hiểm tàI sản , và bảo hiểm trách nhiệm cho tất cả các cá nhân , gia đình , các tổ chức …Năm 2000 , tổng doanh thu của Bảo Việt đạt 1956 tỷ đồng , doanh thu phí bảo hiểm đạt 1845 tỷ , chiếm khoảng 60%thị trường bảo hiểm ở Việt Nam . Tổng giá trị tàI sản của Bảo Việt hiện nay là 3050 tỷ đồng. Quá trình phát triển và lớn mạnh của Bảo Việt ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của Bảo Việt ở Việt Nam . Bảo Việt đã thực sự góp phần quan trọng vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị trường tàI chính ở Việt Nam . II . Thực trạng kinh doanh của Bảo Việt 1 . Hiệu quả kinh doanh của Bảo Việt Năm 2002 , Bảo Việt vẫn là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam . Chỉ tính riêng doan thu từ hoạt động đầu tư của Bảo Việt cũng bằng doanh thu của 2 công ty bảo hiểm cỡ trung bình trên thị trường cộng lại ( phát biểu của Tổng giám đốc công ty Bảo Việt ) . Năm qua , đã có trên 1.300.000 khách hàng cả trong lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ đã được giảI quyết quyền lợi bảo hiểm ; các quỹ dự phòng của Bảo Việt đã được trích lập đầy đủ .ĐIều đó đồng nghĩa với việc mọi cam kết của Bảo Việt vớ khách hàng luôn được tôn trọng , “ phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển” luôn là phương châm của Bảo Việt . Năm qua , tổng doanh thu kinh doanh của Bảo Việt đạt 3530 tỷ đồng , tăng trưởng 35,56% , trong đó , doanh thu hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ đạt 1222 tỷ đồng , tăng trưởng 20,22% , doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 2165 tỷ đồng , tăng trưởng 43,32% , tổng giá trị tàI sản được bảo hiểm tại Bảo Việt là hơn 170.000 tỷ đồng . Kết quả kinh doanh mà Bảo Việt đạt được trong những năm qua dựa trên nền tảng lớn là niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng dành cho Bảo Việt . Bảo Việt cam kết để khách hàng luôn hàI lòng : Tư vấn để khách hàng lựa chọn được sản phẩm bảo hiểm thích hợp nhất , với biểu phí và đIều kiện bảo hiểm tối ưu Phục vụ khách hàng tận tâm , cung cấp sản phẩm tận nơI theo yêu cầu Giám định tổn thất và tiến hành bồi thường nhanh chóng , chính xác và thuận tiện cho khách hàng Cung cấp dịch vụ chăm sóc hỗ trợ khách hàng Tạo điêù kiện để kênh thông tin thuận lợi để tiếp thu phản ảnh của khách hàng , nhằm đáp ứng nhanh nhất với lợi ích cao nhất cho khách hàng Không ngừng nghiên cứu , phát tiển sản phẩm và các dịch vụ để đáp ứng ngày càng tôt hơn nhu cầu của đông đảo khách hàng. Mục tiêu của Bảo Việt năm 2003 vẫn là “ Đổi mới , Tăng trưởng , Hiệu quả” để phát triển bền vững , để thương hiệu Bảo Việt không chỉ được ưa chuộng trên thị trường trong nước mà còn vươn tới thị trường thế giới khi đIều kiện cho phép và đIều quan trọng là chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập khu vực và thế giới . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 Doanh thu 2001 2002 Phí bảo hiểm gốc 2.518.318.182.190 3.376.517.531.509 Phí nhận táI bảo hiểm 25.921.175.811 38.540.325.854 Phí nhượng táI bảo hiểm ( 206.003.655.206) 339.273.023.687 Tổng phí giữ lại 2.338.235.702.795 3.075.784.833.676 Doanh thu đầu tư 214.400.862.070 375.888.646.245 Doanh thu khác 51.753.745.629 78.622.125.961 Tổng doanh thu thuần 2.604.390.310.494 3.530.295.605.882 Chi phí Bồi thường BH gốc & trả tiền BH 632.527.600.845 897.832.491.311 Bồi thường nhận táI bảo hiểm 11.636.054.672 12.938.976.223 Thu bồi thường nận táI bảo hiểm 96.459.120.770 161.256.329.412 Bồi thường phần trách nhiệm giữ lại 547.704.534.747 749.515.138.122 Tăng (giảm ) dự phòng nghiệp vụ BH 1.384.267.364.305 1.872.608.360.405 Chi phí hoạt động 552.939.905.851 757.235.916.937 Tổng chi phí 2.484.911.804.903 3.379.359.415.464 Tổng lợi nhuận trước thuế 119.478.505.591 150.936.190.418 Thuế thu nhập doanh nghiệp 32.514.601.837 43.092.841.769 Lợi nhuận sau tuế 86.963.903.754 107.843.348.649 ( Nguồn : Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ) 2 . Kết quả hoạt động kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt 2.1 . Bảo hiểm tai nạn con người Năm 2002 vừa qua , tổng số phí bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm con người đạt hơn 360 tỷ đÌng , tăng trưởng 12%so với năm 2001 . Các nghiệp vụ bảo hiểm con người tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với hai nghiệp vụ thế mạnh là bảo hiểm toàn diện cho học sinh , sinh viên và bảo hiểm kết hợp con người . 2.2 . Bảo hiểm hàng hoá Năm 2002 , kim ngạch bảo hiểm hàng hoá được bảo hiểm tại Bảo Việt tăng 90% so với năm 2001 , trong đó kim ngạch bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu tăng 92% , kim ngạch bảo hiểm hàng xuất khẩu tăng 16% và kim ngạch bảo hiểm hàng hoá nội địa tăng gấp 3 lần so với năm 2001 . Doanh thu bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá của Bảo Việt đạt 109,4 tỷ đồng , tăng trưởng 21% so với năm 2001 . Công tác quản lý rủi ro , đề phòng và hạn chế tổn thất trong các khâu khai thác , giám định và bồi thường được Bảo Việt duy trì và thực hiện tốt đã góp phần giữ tỷ lệ bbồi thường ở mức cho phép. 2.3 . Bảo hiểm tàu thuỷ Năm 2002 , nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuỷ của Bảo Việt đã cung cấp kịp thời các dịch vụ bảo hiểm , tư vấn cho khách hàng - đặc biệt là trong việc giảI quyết sự cố tai nạn tàu biển . Bảo Việt đã bảo hiểm được 50% số tàu biển , 30%số tàu cá và 22%số tàu sông đang hoạt động trong cả nước . Năm 2002 , donah thu của các nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuỷ đạt 118 tỷ đồng , tăng trưởng 18%so với năm 2001 , trong đó bảo hiểm thân tàu đạt 38 tỷ đồng , tăng 17%so với năm 2001 . trong năm qua , tỷ lệ bồi thường của nghiệp vj bảo hiểm tàu thuỷ là 81%, tăng đáng kể so với năm 2001 do Bảo Việt đã giảI quyết bồi thường một số vụ tổn thất lớn từ năm trước chuyển sang và vụ tổn thất tàu “ Phú Xuân” là 3,3 triệu USD . 2.4 . Bảo hiểm xe cơ giới Năm 2002 , nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có bước chuyển biến mạnh . Tất cả các công ty thành viên tiếp tục duy trì việc tổ chức trực tiếp giảI quyết tai nạn 24/24 giờ , cứu hộ đối với các xe cơ giới có tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt . Các công ty thành viên của Bảo Việt đã thực hiện công tác này với tháI độ tận tâm , nhiệt tình vì khách hàng . ĐIều này đã tạo nên niềm tin và tăng uy tín của Bảo Việt . Doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tăng trưởng 24% so với năm 2001 , trong đó bảo hiểm vật chất xe cơ giới tăng trưởng 29% , bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới tăng trưởng 20% . 2.5 . Bảo hiểm dầu khí Giá dầu trên thế giới duy trì ở mức độ cao cùng với những phát hiện quan trọng về dầu và khí ở thềm kục địa Việt Nam đã khuyến khích sự có mặt hoặc mở rộng các hoạt động thăm dò và khai thác của nhiều công ty dầu khí . Nhờ đó , doanh thu trong lĩnh vực dầu khí của Bảo Việt trong năm 2002 tăng trưởng 65%so với năm 2001 . Trong năm này , Bảo Việt đã chi trả bồi thường cho nhiều vụ tổn thất lớn với tổng số tiền lên đến 1,6 triệu USD . 2.6 . Bảo hiểm nhân thọ Trong năm 2002 , tình hình cạnh tranh tron glĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tiếp tục gia tăng . Tuy nhiên , tận dụng lợi thế của mạng lưới phục vụ khách hàng rộng khắp tại 61 tỉnh , thành và hầu hết các quận huyện trong cả nước nên việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt tiếp tục gặt háI được những thành công rất khả quan . Số hợp đồng có hiệu lực của Bảo Việt tiếp tục tăng lên đáng kể đạt con số gần 1,4 triệu hợp đồng bảo hiểm chính , với tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trong năm lên đến 2165 tỷ đồng , tăng trưởng 43,32%so với năm 2001 . Với mục tiêu “ Đổi mới , Tăng trưởng , Hiệu quả” , chất lượng trong các hợp đồng khai thác mới được cảI thiện đáng kể thể hiện qua sự gia tăng của các hợp đồng có số tiền đóng bảo hiểm lớn . Bên cạnh các sản phẩm được ưa chuộng truyền thống như : An sinh giáo dục , An khang thịch vượng ; sự xuất hiện cua rsản phẩm mới An gia thịnh vượng trong năm qua đã được đón nhận và được hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân , thể hiện qua việc sản phẩm An gia thịnh vượng chiếm 40,49% doanh thu khai thác mới . Trong năm qua , Bảo Việt cũng đã hoàn thiện sản phẩm Niên kim nhân thọ mới: An bình hưu trí nhằm đáp ứng nhu cầu của quảng đại quần chúng . Đến hết tháng 6/2003 , Bảo Việt Nhân thọ đã phục vụ gần 3 triệu lượt khách hàng với doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt gần 7000 tỷ đồng . Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2003 doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt đạt 1300 tỷ đồng, tăng trưởng 30%so với cùng kì năm 2002 . Với hệ thống 56 công ty bảo hiểm nhân thọ , tính đến hết tháng 6 năm 2003 , Bảo Việt đã tiến hành chi trả đầy đủ , chu đáo , thuận tiện cho 30.000 khách hàng đáo hạn hợp đồng trên toàn quốc với tổng số tiền chi trả là 250 tỷ dồng . Qua thời gian không ngắn suốt thời gian thực hiện hợp đồng , khách hàng đều cảm thấy hàI kòng với chất lượng dịch vụ của Bảo Việt nhân thọ , thể hiện qua việc hầu hết các khách hàng đều tiếp tục hợp đồng với mức trách nhiệm cao hơn và tham gia thêm nhiều hợp đồng mới hơn . Nếu việc chi trả đáo hạn phản ánh tính tiết kiệm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì việc giảI quyết quyền lợi bảo hiểm phản ánh tính bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Vì thế , bên cạnh việc chi trả đáo hạn , việc giảI quyết quyền lợi cho khách hàng cũng là trọng tâm lớn của Bảo Việt . Tính đến hết tháng 6/2003 , Bảo Việt đã chi trả cho 83.000 khách hàng gặp rủi ro trong thời gian tham gia bảo hiểm với số tiền chi trả là 220 tỷ đồng . Số tiền này đã góp phần làm giảm bớt các gánh nặng về tàI chính cho người thân và gia đình khách hàng khi không may có rủi ro xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm . Đầu năm 2003 , Bảo Việt nhân thọ đã cung cấp ra trên thị trường thêm một sản phẩm hưu trí tự nguyện mới nhằm làm phong phú thêm giỏ sản phẩm vốn đã đa dạng của Bảo Việt – Sản phẩm An Bình Hưu Trí . Đây là sản phẩm niên kim nhân thọ thứ 3 của Bảo Việt nhân thọ đưa ra thị trường sau An Hưởng Hưu Trí trong khi các công ty bảo hiểm nhân thọ khác chưa có các sản phẩm niên kim nhân thọ . Được thiết kế nhằm mục đích tạo lập quỹ hưu trí khi về già đối với những người chưa đủ diều kiện tham gia BHXH và bổ xung thêm phần thu nhập bị giảm xút khi về hưu đối với những người đã có BHXH . An Bình Hưu Trí được thiết lập trên cơ sở kế thừa các ưu đIểm của BHXH nhưng mang tính chất tự nguyện và kinh hoạt hơn BHXH về đối tượng tham gia , cách đống phí , tuổi nghỉ hưu , cách thức chi trả lương hưu … Do vậy , có thể nói An Bình Hưu Trí sẽ đáp ứng được những nhu cầu của bộ phận không nhỏ bộ phận dân cư chưa đủ đIều kiện tham gia đóng BHXH . Có lẽ vì sự ưu việt trên , tính đến 30/06/2003 , tức là chỉ sau 6 tháng triển khai , đã có 1500 khách hàng trên toàn quốc tham gia sản phẩm An Bình Hưu Trí với tổn phí bảo hiểm là 1 tỷ 800 triệu đồng . 2.6 . Hoạt động đầu tư tàI chính Năm 2002 , hoạt động đầu tư tàI chính của Bảo Việt tiếp tục ổn định và tăng trưởng . Tổng nguồn vốn đầu tư đạt 5959 tỷ đồng , tăng 47,14% so với năm 2001 .Thu nhập đầu tư đạt 376 tỷ đồng , tăng trưởng 75,7% so với năm 2001 . Tỷ trọng đầu tư trung và dàI hạn đạt 52,5% tổng nguồn vốn đầu tư , tăng 10% so với năm 2001 . LãI suất bình quân tăng 0.62% so với mức bình quân của năm 2001 . Việc đầu tư an toàn và có hiệu quả tạo đIều kiện để Bảo Việt thực hiện tốt những cam kết tàI chính với khách hàng , góp phần nâng cao lợi nhuận , giảm phí bảo hiểm cho khách hàng . Đặc biệt là hoạt đọng cho vay cầm cố chứng khoán là một trong số những hoạt động đầu tư có hiệu quả nhất của Bảo Việt . Thực hiện phương châm đầu tư an toàn và hiệu quả , kết hợp với việc cung cấp các tiện ích cho nhu cầu xã hội , thời gian qua công ty Bảo Việt đã triển khai thêm nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán cho các khách hàng mở tàI khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt ( BVSC ) . Hoạt động cho vay có tính an toàn và hiệu quả đầu tư cao đóng góp nhiều vào hiệu quả đầu tư chung và góp phần nâng cao vị thế của Bảo Việt trong lĩnh vực bảo hiểm và đầu tư tàI chính chuyên nghiệp . Từ 04/2001 , Bảo Việt đã kết hợp với công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt triển khai hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán cho các khách hàng có tàI khoản giao dịch tại BVSC , tàI khoản cầm cố là các chứng khoán đang niêm yết tại trung tâm chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoặc chứng khoán chuẩn bị niêm yết thuộc sở hữu của người đI vay . Theo qui định của Bảo Việt về cho vay cầm cố chứng khoán : Thời hạn cho vay tối đa là 6 tháng , lãI suất là 0,85% / tháng hoặc 0,045% / ngày ( nếu vay trên 10 ngày hoặc dưới 1 tháng ) Khách hàng có thể vay theo mệnh giá hoặc thị giá của các chứng khoán là tàI sản bảo đảm tiền vay . Hạn mức cho vay tuỳ thuộc vào từng trường hợp . Các chứng khoán trên thị trường có sự giao động giá nhất định , chính vì vậy trên cơ sở thận trọng , nhằm bảo đảm thu hồi vốn và lãI vay , các hạn mức theo qui định của Bảo Việt luôn thấp hơn so với hạn mức ngân hàng cùng cho vay theo loại hình này tại Việt Nam . Theo qui định hiện nay : khách hàng vay cầm cố chứng khoán tại Bảo Việt chỉ được vay tối đa 30% tổng giá trị chứng khoán đem cầm cố ( tính theo giá thị trường ) và khi giá của tàI sản cầm cố giảm 20% trở lên so với giá trị tàI sản cầm cố ( tính tại thời đIểm cầm cố ) thì khách hàng phảI bổ sung giá trị tàI sản bảo đảm nợ vay , nếu khôngBảo Việt sẽ sử lý tàI sản đang cầm cố để thu hồi nợ . Trong trường hợp cho vay theo mệnh giá cũng vậy , khi trị giá trên thị trường giảm xuống dưới mức nhất định thì khách hàng phảI bổ sung giá trị tàI sẩn đảm bảo nợ vay , nếu không Bảo Việt sẽ uỷ quyền cho Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt bán cứng khoán đang cầm cố để thu hồi nợ . Với qui định về hạn mức cho vay hiện nay của Bảo Việt , việc cho vay là an toàn , đảm bảo thu hồi được nợ và gốc vay . Thực tế tình hình cho vay trong thời gian qua cho thấy các khoản vay đã và đang thực hiện đều chưa phát sinh nợ quá hạn , nhiều món vay khách hàng đã trả trước hạn cả gốc và lãI . Có thể nói rằng hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán không những đem lại nguồn doanh thu cho Bảo Việt mà còn hỗ trợ tích cực cho hoạt động của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt . NgoàI nguồn phí dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán được hưởng , BVSC còn lôI kéo , thu hút được rất nhiều khách hàng tham gia mở tàI khoản và giao dịch chứng khoán qua BVSC , trong đó có nhiều khách hàng lớn , có doanh số giao dịch thường xuyên cao ( bao gồm cả tư nhân và các tổ chức ). Chính vì vậy trong thời gian qua , thị phần của BVSC không ngừng tăng trưởng , BVSC Iửn nay là công ty có thị phần giao dịch vào loại lớn nhất ở Việt Nam . Đến thời đIểm hiện nay trên thị trường có 8 công ty đang hoạt động thì thị phần giao dịch của BVSC chiếm gần 1/3 . NgoàI các hoạt động kinh doanh bảo hiểm , Bảo Việt còn là một tổ chức tàI chính hùng mạnh với số vốn đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng . Bảo Việt đã tham gia góp vốn cổ phần và đầu tư vào hàn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35474.doc
Tài liệu liên quan