Quá trình hình thành - Phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH [\ @ [\ VƯƠNG MINH HÙNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH -PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÂN BỐ NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Chuyên ngành : ĐỊA LÝ – KINH TẾ – XÃ HỘI Khóa : 12 Mã số : 01.07.02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KIM HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG - 2002 CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNKT Công nhân kỹ thuật CCKT Cơ cấu kinh tế CN-XD Công nghiệp

pdf93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Quá trình hình thành - Phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng CNH Công nghiệp hóa DV Dịch vụ GDP Tổng sản phẩm nội địa GNP Tổng sản phẩm quốc dân HĐH Hiện đại hóa HDI Chỉ số phát triển con người HĐKT Hoạt động kinh tế KCN Khu công nghiệp LĐ Lao động NLN Nông-Lâm-Ngư MSDC Mức sống dân cư ĐH và CĐ Đại học và Cao đẳng TNBQ Thu nhập bình quân TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban Nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo Lời Cảm Ơn # " Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ sau Đại Học, Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập, trang bị kiến thức để tác giải có thể hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc KTX Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, các thầy cô giáo trong tổ quản lý SV đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn đến các cơ quan: Sở NN và PTNT, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Kế Hoạch & Đầu Tư, Cục Thống Kê, Sở Công Nghiệp, Sở Thương Binh Lao Động Xã Hội, Ban Quản Lý các khu công nghiệp Bình Dương, Tổ chức Chính quyền tỉnh Bình Dương... đã giúp đỡ nhiệt tình, cung cấp tài liệu, số liệu, cho phép tác giả được tham khảo nhiều tư liệu quý báu, hữu ích để hoàn thành luận văn này. Tác giả chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp gần xa, gia đình và những người thân đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác Giả Luận Văn VƯƠNG MINH HÙNG MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và là một trong bốn tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là cửa ngõ phía Bắc TP.Hồ Chí Minh, nối liền với Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, Quốc lộ 1A, Đường sắt Xuyên Á. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Nằm cạnh TP.Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế thương mại – công nghiệp và khoa học kỹ thuật, nên Bình Dương dễ dàng thu hút nguồn vốn, nhân lực – khoa học kỹ thuật, đồng thời lại sử dụng được hầu hết các cơ sở hạ tầng sẵn có của TP.Hồ Chí Minh như: sân bay, bến cảng đường bộ. Bản thân Bình Dương có hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi. Hơn nữa, đất đai Bình Dương không phải là loại đất có giá trị về mặt nông nghiệp, có nền vững, chi phí xây dựng rẻ hơn các tỉnh trong vùng. Đặc biệt, Bình Dương là tỉnh có chính sách thông thoáng, dễ thu hút đầu tư trong và nước ngoài. Trong những năm qua, vận dụng đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng với cách dám nghĩ, dám làm nên kinh tế Bình Dương có tốc độ phát triển khá cao, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng. Với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, Bình Dương có bảy khu công nghiệp hoạt động, nhiều khu công nghiệp khác cũng đã được phê duyệt và đang được xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. Với sự hình thành các khu công nghiệp đã xảy ra quá trình đô thị hóa, và nông thôn của tỉnh đổi thay từng ngày. Nó tác động trực tiếp đến sự phân bố dân cư và nguồn lao động của tỉnh. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài trên nhằm góp phần vào việc đánh giá tốc độ, những mặt khó khăn, mặt thuận lợi trong việc phát triển các khu công nghiệp hiện nay trên địa bàn của tỉnh cũng như tìm hiểu những qui luật của nó tác động đến sự phân bố dân cư và lao động của tỉnh. Đồng thời, tác giả cũng đã tham khảo một số các chính sách và đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghiệp của tỉnh Bình Dương. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Mục tiêu của đề tài: Phân tích được những ưu điểm và hạn chế của tỉnh Bình Dương về sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp để nắm bắt xu thế của sự phát triển các khu công nghiệp. − Phát triển của các khu công nghiệp tác động đến sự phân bố dân cư và lao động của tỉnh. − Một số chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp và phát triển nguồn lao động của tỉnh. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: − Những tác động của sự hình thành các khu công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến sự phân bố nguồn lao động của tỉnh. − Đánh giá lại mặt được và chưa được để đề xuất những phương án tối ưu và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển nguồn nhân lực. III. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: − Đề tài đi sâu về việc phân tích quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương, tác động của nó đến sự phân bố dân cư và nguồn lao động của tỉnh Bình Dương. − Đề tài nghiên cứu sự hình thành từ năm 1993 đến nay, đặc biệt là tập trung đánh giá về lợi thế của tỉnh và những chủ trương xây dựng khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố dân cư. Các tài liệu đều cập nhật đến năm 2003. IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp là vấn đề thời sự nóng bỏng đã lôi cuốn nhiều tác giả, chuyên gia quan tâm nghiên cứu: − Năm 1995, PGS. Nguyễn Văn Thái đã đưa ra công trình Nghiên cứu đánh giá toàn bộ khu chế xuất ở Việt Nam. Lê Văn Ninh đưa ra công trình Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam. Tác giả đã phân tích những luận cứ khoa học hình thành và phát triển các quan điểm cũng như nghiên cứu lập qui hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam. Năm 2002, có công trình biên soạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đại diện phía Nam xuất bản Khu chế xuất và khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam. Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 12/2002 đã cho ra Kỷ yếu khu công nghiệp- khu chế xuất Việt Nam. Các quyển sách này đã giới thiệu chi tiết và đặc trưng cơ bản của từng khu công nghiệp, liệt kê các dự án đầu tư phân chia theo ngành, vùng và quốc gia. − Bản báo cáo tổng hợp: Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế, vùng kinh tế phía Nam, tháng 4/2002, chủ nhiệm đề tài TS. Trần Du Lịch. PGS. TS. Đặng Văn Phan và các thành viên đề tài này phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng trọng điểm phía Nam, đánh giá vấn đề tồn tại đối với sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. − Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam – Hiệu quả hoạt động và xu hướng phát triển, tháng 5/2004, chủ nhiệm đề tài Thạc sĩ Lê Thị Hương. V. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Hệ quan điểm nghiên cứu: 1.1. Quan điểm hệ thống: Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sự tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật – công nghệ cùng với đòi hỏi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hầu hết các quốc gia hiện nay đều quan tâm đặc biệt về việc tìm kiếm những cách thức và giải pháp phát huy hiệu quả tiềm năng nguồn lực của con người. Do vậy, khi xem xét tổng thể các hệ thống trong mối quan hệ kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển, chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh mẽ hơn. 1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Khi nghiên cứu vấn đề phát triển các khu công nghiệp Bình Dương, ta không chỉ tách rời vấn đề tác động của nó trong việc hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu công nghiệp quốc gia vì nó có mối quan hệ hữu cơ trong cơ cấu tổng hợp lãnh thổ cả nước, là một mối quan hệ tổng hòa vì sự thay đổi của yếu tố này sẽ dẫn đến sự thay đổi yếu tố khác. 1.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh: Quan điểm này được thể hiện rõ nét nhất là khi sự phát triển các khu công nghiệp và sự phân bố lại vấn đề nhân sự và nguồn lao động, nó là mắt xích của hệ quả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây là vấn đề địa lý – lịch sử ta phải nắm bắt những tư liệu quá khứ và hiện tại sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, khi nghiên cứu nguồn lao động, nếu đứng trên quan điểm lịch sử người nghiên cứu mới có sự phản ánh khách quan, có cái nhìn sâu sắc mới xác định được chính xác các nguyên nhân, hiện tượng, quá trình phát triển và phân bố lao động theo thời gian. 1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Với quan điểm này cho phép ta huy động cao nhất về khả năng các nguồn nhân lực. Trước hết là nội lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp, liên kết với các địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp để nhằm tạo sự ổn định và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Phương pháp định tính: Khảo sát thực địa và thu thập thông tin cơ sở, tác giả đã đến tận nơi các khu công nghiệp, khu dân cư và kết hợp khảo sát các phương tiện giao thông vận tải, những điều kiện xây dựng hạ tầng cơ sở. 2.2. Phương pháp định lượng: • Phương pháp thống kê. • Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý. 2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và đồ thị: Đây là phương pháp đặc thù của khoa học Địa Lý. Các bản đồ trong đề tài cho phép ta biết kết quả nghiên cứu sẽ rất hữu dụng trong việc phân tích, so sánh, các vấn đề nghiên cứu được thể hiện một cách sinh động hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập trên cơ sở phần mềm Mapinfo 7.5 và Arview 3.1. 2.4. Phương pháp thôngkê, phân tích và so sánh Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã khai thác tối đa và có hiệu quả đối với những số liệu thống kê đã được công bố, phần lớn là những tư liệu về sự hình thành các khu công nghiệp, quá trình phát triển và tình hình phân bố dân cư qua các thời kỳ bằng phương pháp thống kê và phân tích ta sẽ so sánh và phân tích tìm ra hàng loạt những mối quan hệ để tìm ra nguyên nhân và kết luận hoặc có những dự đoán trong tương lai . 2.5. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp hết sức cần thiết trong việc nghiên cứu các vấn đề địa lý kinh tế –xã hội . Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã đến tham quan thực tế các khu công nghiệp và khu dân cư của tỉnh nhằm thẩm định những tư liệu và nguồn thông tin mà mình thu thập được Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÂN BỐ NGUỒN LAO ĐỘNG µ¸ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP: 1. Khái niệm về khu công nghiệp: 1.1. Tập trung công nghiệp theo không gian là gì? Tập trung công nghiệp theo không gian là hình thái tổ chức không gian công nghiệp khách quan xuất phát từ bản chất hoạt động của ngành, được thể hiện ở hai mặt: qui mô xí nghiệp ngày càng lớn, mật độ xí nghiệp ngày càng cao. Quá trình này, ngoài việc tạo ra các loại hình xí nghiệp hiện đại, qui mô lớn, còn làm xuất hiện hệ thống các không gian công nghiệp với những cấp độ khác, những phân hóa lãnh thổ mạnh mẽ về qui mô và cường độ kinh tế nói chung; các dòng chảy sản phẩm cũng trở nên mở rộng, nhanh chóng hơn giữa các không gian kinh tế - xã hội. Tổ chức không gian công nghiệp là quá trình lựa chọn vị trí phân bố, đồng thời thiết lập các mối liên kết kinh tế – xã hội liên ngành, liên vùng và quốc tế cho các ngành công nghiệp. Việc tổ chức này phải đảm bảo phù hợp giữa đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ngành công nghiệp với nguồn lực phát triển của từng vùng, từng bước nhằm tận dụng tốt nhất những nguồn lực và tối thiểu hóa các chi phí sản xuất – kinh doanh. 1.2. Tính khách quan của quá trình tập trung công nghiệp theo không gian: Tập trung công nghiệp theo không gian xuất phát từ bản chất hoạt động của ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp tác động vào các vật thể “vô sinh” đó là các Nông – Lâm – Ngư sản đã được thu hoạch, các loại khoán sản không có sự sống, các loại sản phẩm hầu hết có thể tháo ráp hoặc đã chế biến. Đặc điểm này giúp ngành công nghiệp ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, có thể tổ chức theo không gian linh hoạt hơn, gắn với những yếu tố sản xuất quan trọng hoặc thị trường tiêu thụ, khả năng rút ngắn thời gian sản xuất, mau thu hồi vốn. Mặt khác, nó lại phụ thuộc vào quá trình sản xuất công nghiệp. Đây là quá trình kỹ thuật, khác với nông nghiệp là quá trình sinh học - kỹ thuật, để tạo ra sản phẩm chất lượng, giá thành rẻ, sản xuất công nghiệp phải tuân thủ theo qui trình công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả kinh tế và còn nhằm bảo vệ môi trường, khắc phục trường hợp khan hiếm tài nguyên và ô nhiễm. Như vậy, tập trung theo không gian vừa là khả năng, vừa là nhu cầu khách quan trong quá trình phát triển công nghiệp. Chính điều này khiến tập trung hóa trong công nghiệp ngày càng cao và trở nên đặc thù riêng của ngành, đặc biệt là khả năng tập hợp, hấp dẫn những ngành nghề khác, hội tụ dân cư và kiến lập đô thị. Khu công nghiệp theo quan niệm của địa lý Xô Viết là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhưng chưa thật sự thống nhất về nội dung và những đặc trưng chủ yếu. Các nhà khoa học của Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đưa một vài định nghĩa sau: − Khu công nghiệp là sự kết hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp ở gần nhau, được qui tụ về một hay một vài trung tâm công nghiệp và bị chi phối bởi các nhân tố phân bố công nghiệp đồng nhất. − Một định nghĩa khác cho rằng khu công nghiệp là sự tập hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế và nền tảng là các ngành công nghiệp lớn có ý nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan (Iu. Xautxkin, 1981). 2. Các định nghĩa và những đặc trưng của khu công nghiệp: BẢNG 1: CÁC THUẬT NGỮ ĐỒNG NGHĨA VỚI KHU CÔNG NGHIỆP − Industrial Estates − Industrial Parks − Industrial Zones − Industrial Cluster − Industrial Processing Zones − Export Processing Zones − Business Parks − Science and Research Parks − High-tech-centers − Bio-technology Parks − Eco-industrial Parks Nguồn: Quản lý môi trường các KCN INFOTERRA. 2000 Hiện nay, phần lớn các tài liệu nghiên cứu về khu công nghiệp ở Việt Nam đều sử dụng định nghĩa trích từ qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao được ban hành cùng Nghị định 36/CP ngày 24/04/1997. Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. Định nghĩa này thật ra chỉ nhằm phục vụ cho công tác quản lý, giúp các ban quản lý khu công nghiệp và những cơ quan chức năng có liên quan phân biệt khu công nghiệp với đối tượng khác về mặt hình thức và qui chế. Theo định nghĩa đơn giản củA PEDDLE (1993): “Khu công nghiệp là một khoảng đất tương đối rộng chia nhiều lô và được xây dựng hạ tầng, trong đó các xí nghiệp dễ dàng lựa chọn địa điểm phát triển, thống nhất sử dụng hạ tầng và hưởng những lợi thế vị trí liền kề nhau”(1). (1) Theo INFOTERRA, quản lý môi trường các khu công nghiệp, Tr. 3-5, 2000. Trong những năm gần đây, khu công nghiệp được chú trọng và có quản lý riêng, vì được xem như một đối tượng quy hoạch phát triển công nghiệp, dùng để đón đầu xu thế tập trung công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Bộ phận dân cư bao gồm nhà ở cho người lao động và những hạ tầng xã hội thiết yếu đều phải được xem như là một trong những thành phần cơ bản của khu công nghiệp, cho nên quy hoạch phát triển các khu công nghiệp phải kết hợp quy hoạch lại các điểm và cụm dân cư cùng với hạ tầng xã hội kèm theo. Tóm lại, có thể định nghĩa khu công nghiệp như sau: Khu công nghiệp là địa bàn tập trung công nghiệp tương đối thuận lợi nhưng không lớn lắm, các hoạt động trong khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện những dịch vụ sản xuất công nghiệp, có thể có những liên kết kinh tế - kỹ thuật với nhau, thống nhất sử dụng hạ tầng sản xuất và hạ tầng xử lý chất thải (nếu có). Đồng thời phát triển một số hạ tầng xã hội do dân cư ngày càng gia tăng(1). 3. Phân biệt khu công nghiệp với những không gian công nghiệp khác: Quá trình tập trung công nghiệp thường tạo ra những không gian công nghiệp đặc thù có quy mô, mức độ liên kết và tính đa dạng trong cách khác nhau. Có thể phân biệt 4 mức độ cơ bản từ thấp đến cao như sau: BẢNG 2: (1) Các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam – Hiệu quả hoạt động và xu hướng phát triển, Thạc sĩ Lê Thị Hương, tháng 5/2004. Dải công nghiệp Trung tâm công nghiệp Khu công nghiệp Điểm công nghiệp 3.1. Điểm công nghiệp: Điểm công nghiệp là mức tập trung thấp nhất trong tổ chức không gian công nghiệp, bao gồm một vài xí nghiệp liền kề nhau, gắn với một điểm dân cư, phân bố gần nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ, không nhất thiết phải có hạ tầng riêng. Trong điểm công nghiệp không có những liên hệ sản xuất, nếu có cũng rất lỏng lẻo. Điểm công nghiệp là hạt nhân tạo ra những cụm kinh tế-xã hội ở nông thôn, giúp tận dụng nguồn nguyên liệu nông-lâm-ngư sản, lao động,... và đáp ứng kịp thời các nhu cầu trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hoặc đời sống tại chỗ. 3.2. Khu công nghiệp (hay cách hiểu trước đây là cụm công nghiệp): Khu công nghiệp có quy mô tập trung trung bình, bao gồm một số điểm công nghiệp phát triển gần nhau; thống nhất sử dụng mạng lưới hạ tầng, có thể có những liên hệ sản xuất nhất định giữa các xí nghiệp. Hình thái tập trung này cho phép sử dụng hiệu quả hơn mạng lưới hạ tầng và các nguồn lực quan trọng khác. Trong những điều kiện không thuận lợi lắm về diện tích mặt bằng, hạ tầng, lao động, vốn đầu tư,... khu công nghiệp chỉ là hạt nhân tạo nên hoặc làm tăng tốc công nghiệp hóa các đô thị nhỏ ở vùng nông nghiệp, như thị trấn, thị tứ,... Nhưng nếu diện tích mặt bằng có khả năng mở rộng, các điều kiện hạ tầng, lao động, vốn có thể tăng cường; đặc biệt là vị trí tiếp cận dễ dàng với các trung tâm tiêu thụ lớn (ngoại thành của thành phố lớn, trên địa bàn của thành phố loại vừa còn nhiều diện tích dự trữ, gần trục hoặc trung tâm giao thông quan trọng của quốc gia), khu công nghiệp sẽ là hạt nhân tạo ra hoặc làm tăng tốc công nghiệp hóa các thành phố loại vừa như thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các vành đai ngoại thành; một số khu công nghiệp phát triển liền kề nhau, tạo nên những trung tâm công nghiệp quan trọng, hoặc cao hơn nữa. 3.3. Trung tâm công nghiệp: Trung tâm công nghiệp là hình thức tập trung công nghiệp có trình độ cao, phát triển trên địa bàn cực kỳ thuận lợi về vị trí địa lý và những nguồn lực phát triển khác. Các đơn vị được tập trung có những liên hệ tất yếu về kinh tế-kỹ thuật, gắn liền với những đô thị vừa và lớn, đa dạng và hiện đại trong các loại hình dịch vụ. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu và điểm công nghiệp liền kề nhau, có những xí nghiệp lớn mang tính “hạt nhân”, tác động đến xung quanh, biểu thị xu hướng chuyên môn hóa nói chung của toàn trung tâm. 3.4. Dải công nghiệp: Dải trong nghiệp là kết quả tập trung cao độ các hoạt động công nghiệp và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Dải công nghiệp thường bao gồm một số trung tâm công nghiệp, xen kẽ nhiều khu và điểm công nghiệp liền kề nhau, trong đó có những xí nghiệp quy mô lớn mang tầm cỡ quốc tế. Dải công nghiệp là hạt nhân tạo ra những thành phố cực lớn, các chuỗi đô thị (urban agglomeration), hoặc vùng đô thị (urban region), hay khu vực đô thị (urban area). Qui mô tập trung này hiện nay bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực cả về kinh tế, xã hội, môi trường, lẫn quốc phòng; do vậy chính phủ các nước thường khống chế không cho phát triển. II. TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG NGHIỆP: Quy luật phát triển và tổ chức không gian các khu công nghiệp không nằm ngoài quy luật phát triển và tổ chức không gian công nghiệp nói chung. Trên thế giới, có nhiều lý thuyết về phát triển và tổ chức không gian công nghiệp; trong đó, một số quan điểm dựa chủ yếu vào những nhân tố khách quan gắn liền với cơ cấu nguồn lực nội sinh lẫn ngoại tụ của từng vùng, từng quốc gia và đặc điểm kinh tế-kỹ thuật cụ thể của từng ngành công nghiệp; những quan điểm còn lại đặt nền tảng vào hành vi của nhà đầu tư. Mặt khác, không gian công nghiệp là một bộ phận quan trọng của không gian kinh tế-xã hội, quá trình tổ chức không gian công nghiệp là quá trình có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ quá trình tổ chức không gian kinh tế-xã hội, nhưng đồng thời cũng chịu tác động từ các quá trình tổ chức không gian các lĩnh vực khác. Như vậy, các khái niệm chung về không gian kinh tế- xã hội, về tổ chức không gian kinh tế-xã hội cũng là những lý luận cần thiết khi xem xét đến cơ sở lý thuyết phát triển và tổ chức không gian công nghiệp. 1. Khái niệm không gian kinh tế-xã hội và tổ chức không gian kinh tế- xã hội: 1.1. Không gian kinh tế-xã hội: Là một bộ phận lãnh thổ có khả năng cung cấp những nguồn lực phát triển, chọn lọc các hoạt động kinh tế-xã hội thông qua những quan hệ phân bố, những liên kết kinh tế liên ngành, liên vùng và quốc tế. Dưới góc độ tổ chức không gian, người ta thường xem không gian kinh tế-xã hội là một trường lực (giống như các trường lực trong vật lý học), với 3 thành phần sau đây: − Trung tâm kinh tế-xã hội (còn gọi là cực hay nút phát triển): là nơi có nhiều nguồn lực thuận lợi, tập trung dân cư đông đúc, các hoạt động công nghiệp chế biến và dịch vụ phát triển hơn cả. Đây là bộ phận tạo ra các lực liên kết kinh tế-xã hội, hay còn được gọi ngắn gọn là bộ phận tạo lực. − Hành lang phát triển: là nơi diễn ra các dòng liên kết kinh tế-xã hội giữa các rung tâm. Thực chất đây chính là mạng lưới hạ tầng, bao gồm: đường sá, bến bãi, điện, nước, thông tin liên lạc. Thông qua hành lang, sức phát triển từ trung sẽ dẫn truyền ra các bề mặt, hành lang phát triển đi đến đâu, ở đó sẽ có sự phát triển. Hành lang phát triển là bộ phận thực hiện các lực. − Bề mặt: là những “chỗ trống” của không gian kinh tế xã hội, dân cư thưa thớt, phát triển chủ yếu các ngành nông nghiệp, công nghiệp khai thác. Bề mặt là bộ phận chịu tác động bởi các lực từ trung tâm thông qua hành lang, những nơi nào gần trung tâm và hành lang sẽ có trình độ phát triển cao hơn, càng xa trung tâm, hành lang càng kém phát triển. Nơi nào sức ảnh hưởng của trung tâm trở nên không đáng kể, đó chính là ranh giới của bề mặt. 1.2. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội: Là quá trình lựa chọn có tính chiến lược các cách thức phát triển và bố trí những trung tâm, những hành lang, các bề mặt, trên cơ sở tận dụng cao nhất các nguồn lực, tạo ra một cơ cấu không gian kinh tế-xã hội tối ưu trong một giai đoạn phát triển nhất định. Để đảm bảo tính chiến lược, có tầm nhìn sâu rộng và tổng hợp, quá trình tổ chức không gian kinh tế-xã hội phải được thực hiện một cách trình tự, có kế thừa và điều chỉnh qua lại giữa các bước sau đây: − Phân vùng kinh tế: định hướng phát triển các ngành kinh tế trong một cơ cấu có chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp trên phạm vi cả nước cũng như từng vùng (tầm nhìn rộng, lâu dài). − Lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố các ngành, các vùng kinh tế lớn: thực chất đây là những sơ đồ phát triển và phân bố từng ngành, từng vùng kinh tế lớn (tầm nhìn lâu dài, bao quát trên toàn vùng lớn, toàn quốc, thậm chí thế giới nhưng giới hạn ở từng ngành). − Quy hoạch vùng: tổ chức hợp lý và cụ thể hơn toàn bộ các hoạt động kinh tế, dân cư, mạng lưới hạ tầng sản xuất và xã hội trên một không gian không lớn lắm. Quy mô không gian thích hợp cho bước quy hoạch, tức là quy mô có khả năng đảm bảo cả tính hợp lý nhất lẫn cụ thể nhất của quy hoạch so với những bước trước, thường phải nhỏ hơn cấp vùng kinh tế lớn và lớn hơn một đơn vị sản xuất (tầm nhìn sâu, cụ thể, tổng hợp nhiều mặt khác nhau trong phạm vi không gian hẹp). 2. Lý thuyết vị trí phân bố công nghiệp tối ưu (optimum industry location theory): Lý thuyết này thoạt tiên do Alfred Weber (1909) đưa ra, sau đó được M.L. Greenhut, Isard (1956) và Smith (1981) cải thiện. Lý thuyết vị trí phân bố công nghiệp tối ưu quan tâm đến hai yếu tố: − Một là, đặt gần các đầu vào quan trọng như nguyên liệu, nhiên liệu- năng lượng, lao động, vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra). − Hai là, chi phí mua các đầu vào và phân phối sản phẩm đến thị trường tiêu thụ phải thấp; trong đó, yếu tố chi phí được xem là quan trọng hơn cả. Vị trí phân bố công nghiệp tối ưu phải đảm bảo tối thiểu hóa giá thành sản phẩm (chi phí sản xuất cộng với chi phí vận tải). Lý thuyết này tạo nền tảng cho việc ứng dụng phương pháp chi phí so sánh để xây dựng các luận chứng tổ chức không gian công nghiệp. Theo nhận định của W. Isard, cả lý thuyết và phương pháp nói trên hiện vẫn còn ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, kể cả công nghiệp kỹ thuật cao và dịch vụ thương mại. 3. Lý thuyết hành vi (behavioural theory) [Fotheringham, O’Kelly (1989) và Sen. Smith (1995): Trường phái hành vi dựa vào “tính hợp lý có giới hạn” và “cách tiếp cận hệ thống” để xác định vị trí phân bố công nghiệp. Tính hợp lý có giới hạn có nghĩa là các công ty thường không tìm đến những vị trí phân bố tối ưu thật sự do bị giới hạn bởi một số yếu tố có tính chủ quan. Những yếu tố đó phát sinh từ chính người ra quyết định, hoặc tổ chức mà người ra quyết định chịu ảnh hưởng. Như vậy, khả năng chọn địa điểm đầu tư sẽ phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty và các mục tiêu phát triển của đơn vị. Cách tiếp cận hệ thống nhằm nghiên cứu những đối tượng trên đây và mối liên hệ giữa chúng để tìm ra lời giải về địa điểm phân bố, cụ thể: − Phân tích cơ cấu của đơn vị có nhu cầu lựa chọn địa điểm đầu tư và tạo những liên kết. − Mô hình hóa kiểu tăng trưởng và liên hệ với thực trạng của đơn vị. − Phân tích những tác động từ môi trường bên ngoài đối với chiến lược phát triển của đơn vị. Lý thuyết này có ưu điểm nổi bật là cân nhắc đến ảnh hưởng của những thay đổi trong môi trường kinh tế bên ngoài đối với hành vi của người quyết định địa điểm đầu tư. Tuy nhiên, quan điểm hành vi quá đề cao vai trò quản trị của cá nhân, đôi khi lại bỏ qua những cơ sở khách quan cần thiết có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả lựa chọn vị trí phân bố của đơn vị. 4. Những lý thuyết về liên quan và phân công hợp tác giữa các ngành công nghiệp: Nhiều tác giả rất chú trọng đến công nghệ sản xuất của ngành công nghiệp, đặc biệt là tính liên hệ sản xuất thường xuyên giữa các ngành, tính liên tục giữa các khâu trong quá trình sản xuất, từ đó có những giải pháp phân bố đồng thời hàng loạt các ngành công nghiệp phù hợp với nguồn lực của từng vùng. Chúng tôi xin tổng quan quan điểm này dưới dạng một số lý thuyết. 4.1. Lý thuyết chu trình động lực - sản xuất hay liên hợp công nghiệp: Quan điểm này do N.N. Koloxopxki 9/1947) đề xướng và được nhiều nhà kinh tế Nga ủng hộ vào những năm 60 – 70. Xuất phát từ đặc điểm công nghệ sản xuất của các ngành công nghiệp, nhằm đảm bảo mục tiêu hiệu quả kinh tế gắn liền với sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tận dụng phế phụ phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các tác giả đã làm rõ những liên hệ sản xuất giữa các ngành khác nhau trên cơ sở sử dụng một loại tài nguyên nhất định. Chu trình động lực - sản xuất là tập hợp các quá trình sản xuất có liên quan với nhau, trong đó có nhiều quá trình sản xuất phụ xoay quanh một quá trình sản xuất chính; dựa trên cơ sở chế biến tổng hợp một loại nguyên liệu (chủ yếu). Như vậy, khi phân bố các xí nghiệp gần nhau phải theo những quy định chặt chẽ chứ không thể tùy tiện. Đó là những xí nghiệp có liên hệ mật thiết với nhau về sản xuất, có tác động mạnh mẽ đối với nhau chứ không chỉ đơn giản là cùng tồn tại trong một phạm vi không gian nào đó. Mặt khác, sự tồn tại của những xí nghiệp trong chu trình cũng phải phù hợp với cơ cấu nguồn lực của vùng. Trong các tài liệu về tổ chức không gian công nghiệp ở Mỹ, Anh, khái niệm liên hợp công nghiệp (industrial complex) đồng nghĩa với khái niệm chu trình động lực - sản xuất. Theo W. Isard, “trước kia liên hợp công nghiệp được hiểu là tập hợp các hoạt động tồn tại trong một vị trí phân bố nhất định (tức trong một xí nghiệp, gọi là xí nghiệp liên hợp), bao gồm một loạt các ngành có quan hệ qua lại với nhau về sản xuất, tiếp thị cùng với những quan hệ liên vùng khác; hiện nay, người ta không còn quan niệm cứng nhắc rằng liên hợp công nghiệp là tập hợp các hoạt động xí nghiệp, nhưng nếu các hoạt động không cùng một xí nghiệp mà cùng một liên hợp thì ít nhất cũng phải bố trí liền kề nhau theo không gian”(1). Quan hệ giữa các đơn vị sản xuất trong tổ chức liên hợp có thể là chế biến tuần tự, hoặc chế biến đồng thời một nguyên vật liệu ban đầu, hay một số ngành tập trung chế biến các phế phụ phẩm cho quá trình sản xuất chính. Liên hợp công nghiệp phát triển mạnh trong các ngành luyện kim, hóa chất, chế biến gỗ, chế biến lương thực thực phẩm, dệt-may. Liên hợp công nghiệp mang lại nhiều lợi ích: một là giảm chi phí đầu tư xây dựng; hai là sử dụng tổng hợp nguyên vật liệu, tận dụng các phế phụ phẩm, giảm hao phí lao động; ba là giảm bớt chi phí và rút ngắn cự ly vận chuyển trong quá trình sản xuất, từ đó rút ngắn thời gian sản xuất. Nói tóm lại, liên hợp công nghiệp sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, giảm những tác động tiêu cực đối với môi trường. Song, những lợi ích trên chỉ phát huy khi quy mô liên hợp đạt mức thích hợp. 4.2. Lý thuyết phân công chuyên môn hóa sâu và hợp tác hóa rộng: Quy mô xí nghiệp gia tăng đã phát sinh nhu cầu chuyên môn hóa sâu trong các ngành công nghiệp. Tổ chức sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa được khởi xướng đầu tiên bởi Taylor. Ch._.uyên môn hóa sâu là quá trình phân công sản xuất ngày càng tỉ mỉ giữa các ngành công nghiệp. Mỗi ngành chỉ tập trung sản xuất một bộ phận, thậm chí một chi tiết của bộ phận thành phẩm. Chuyên môn hóa sâu đã góp phần nâng cao tay nghề và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, mà giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, các (1) W. Isard, Methods of interegional and regional analysis, Ch. 5, pp. 225, 1998 xí nghiệp chuyên môn hóa sâu có xu hướng tách rời về không gian, ngày càng ít liên hệ nhau, có thể dẫn đến mất cân đối công suất thiết kế, kém đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, và tăng chi phí vận chuyển các bộ phận, các chi tiết của thành phẩm. Do đó, chuyên môn hóa sâu phải kèm theo hợp tác hóa rộng. Hợp tác hóa rộng là quá trình tổ chức những liên hệ sản xuất thường xuyên giữa các xí nghiệp chuyên sâu, để từ nhiều nguyên liệu khác nhau tạo ra một loại sản phẩm cuối cùng. Các xí nghiệp cùng trong một tổ chức hợp tác hóa có thể phân bố gần nhau (tức tập trung) để thuận lợi cho việc liên kết. Như vậy, một khi đã có khả năng tạo địa bàn cho các xí nghiệp công nghiệp được tập trung, thì các xí nghiệp ấy nên là những xí nghiệp chuyên môn hóa sâu trong một tổ chức hợp tác hóa hơn là tập trung máy móc các đơn vị sản xuất ít thậm chí không liên hệ gì với nhau. Điều này ngoài làm tăng hiệu quả tập trung còn tránh được những tác động bất lợi có thể xảy ra giữa các xí nghiệp có mâu thuẫn về mặt công nghệ. Nhưng, tất nhiên, không hẳn toàn bộ các tổ chức hợp tác hóa đều phải phân bố tập trung các xí nghiệp chuyên sâu của mình. Khi quy mô tập trung vượt quá giới hạn cho phép của các nguồn lực tại chỗ, khiến chi phí sản xuất gia tăng, tốt hơn cả nên bố trí các xí nghiệp chuyên sâu phân tán vào những vùng, thậm chí những quốc gia sẵn có các nguồn lực cần thiết cho đơn vị. Như vậy, không gian hợp tác giữa các xí nghiệp chuyên sâu có thể mở rộng trên toàn quốc, thậm chí trên nhiều quốc gia. 5. Lý thuyết tạo cực phát triển: Nhà kinh tế học người Pháp Fran{oi Perroux đã đưa ra lý thuyết tạo cực phát triển vào đầu những năm 50, sau đó được Albert, O. Hirshman, Gunnar Myrdal, Friedmann tổng hợp lại. Lý thuyết này cho rằng công nghiệp và dịch vụ có vai trò to lớn trong việc tạo ra cực phát triển, mỗi cực phát triển luôn có một “hạt nhân” công nghiệp hoặc dịch vụ làm then chốt, gắn với địa bàn có lợi thế nhất so với toàn vùng. Ngành công nghiệp hoặc dịch vụ then chốt phát triển thì vùng nơi ngành phân bố cũng phát triển theo; do công ăn việc làm, sức mua tăng lên, nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ mới được thu hút vào. Tổ chức không gian công nghiệp và dịch vụ theo hướng tạo cực phát triển phù hợp với những quốc gia thiếu vốn đầu tư, cần kêu gọi vốn từ nước ngoài. III. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á: Đặc điểm lãnh thổ và sự phát triển của một số nước Châu Á có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Những quốc gia này đã đi trước chúng ta một bước trên con đường công nghiệp hóa, và đúc kết được nhiều kinh nghiệm về xây dựng, quản lý các khu công nghiệp. Thiết nghĩ những thành công hay thất bại của các quốc gia này cũng là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho chúng ta cân nhắc. 1. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp ở Đài Loan: Đài Loan trở thành một trong những “con rồng” Đông Á chỉ sau 30 năm thực hiện quá trình công nghiệp hóa. Kế hoạch xây dựng các khu công nghiệp – khu chế xuất được triển khai từ năm 1966 (với khu chế xuất Cao Hùng), đến nay đã có hơn 100 khu đi vào hoạt động, và đóng góp nhiều thành quả quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Phát triển các khu công nghiệp Đài Loan có đặc trưng đáng lưu ý sau đây: − Phối hợp thông minh giữa tổ chức các khu công nghiệp trọng điểm quốc gia với những khu công nghiệp địa phương phù hợp trong từng lãnh thổ. Bên cạnh 12 khu công nghiệp quan trọng nhất tập trung ở những tỉnh, thành trọng điểm được Trung ương quản lý, Đài Loan đã mở rộng mạng lưới với hơn 80 khu công nghiệp trên toàn quốc do chính quyền địa phương và tư nhân quản lý; hầu hết các huyện đều có khu công nghiệp. Với hình thức tổ chức này, Đài Loan có thể vừa tập trung phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới, vừa tận dụng các nguồn lực địa phương, phát triển ổn định các ngành công nghiệp chế biến thấp, nhằm tăng tốc công nghiệp hóa các vùng nông nghiệp. − Đặc biệt lưu ý đến những điều kiện hạ tầng: giao thông thuận lợi; điện nước đầy đủ và ổn định; thông tin nhanh chóng với giá dễ chấp nhận. − Chính sách ưu tiên nhất định như miễn giảm thuế một số năm, thuế suất thấp, một số trường hợp được vay vốn ưu đãi. Chẳng hạn thuế thu nhập xí nghiệp chỉ ở mức 22-25% trong các khu công nghiệp kỹ thuật cao, trong khi ở Singapore là 40%. − Chi phí đầu tư hạ tầng trung bình/km2 và giá thuê nhà xưởng tương đối thấp (so với Hàn Quốc Quốc, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan). − Các khu chế xuất đều đã bước vào giai đoạn trưởng thành, tỷ lệ nội địa hóa ngày càng cao, thông qua hoạt động gia công của các xí nghiệp vệ tinh ngoài khu chế xuất, những liên kết phía sau, thậm chí liên kết phía trước với thị trường nội địa hiện nay cũng được tăng cường. 2. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp ở Thái Lan: Năm 1972, Thái Lan bắt đầu xây dựng các khu công nghiệp, đến nay (1997) đã có 64 khu đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp Thái Lan hiện vẫn chưa lấp đầy toàn bộ, nhưng trong hơn 30 năm phát triển, các khu công nghiệp đã góp phần đắc lực giúp Thái Lan nhanh chóng vượt qua thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, và đang chuẩn bị kết thúc công cuộc công nghiệp hóa, chuyển mình thành một con rồng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore. Đặc trưng phát triển các khu công nghiệp Thái Lan có những điểm đáng lưu ý sau: − Cực phát triển kinh tế mạnh nhất của Thái Lan hầu như chỉ tập trung tại Bangkok, do vậy mà các khu công nghiệp tạo ra 3 vành đai xung quanh Bangkok với những lợi thế khác nhau. Vành đai thứ nhất gồm 6 tỉnh, có ưu thế tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn là Bangkok, hạ tầng thuận lợi, lao động vừa đông vừa có trình độ; vành đai thứ hai gồm 10 tỉnh bao xung quanh vành đai thứ nhất, lợi thế kém hơn; vành đai cuối cùng gồm 60 tỉnh còn lại, kém lợi thế nhất. − Chính phủ Thái Lan có chủ trương phát triển cân đối lãnh thổ nhằm khắc phục thế đơn cực trước kia, bằng cách thực hiện chính sách ưu đãi tài chính hoàn toàn khác nhau ở 3 vành đai phát triển khu công nghiệp. Chẳng hạn, thuế nhập khẩu thiết bị – máy móc: vành đai 1, 2 được giảm 50%, vành đai 3 được miễn hoàn toàn; thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất: vành đai 1, 2 được miễn trong vòng 3 năm, vành đai 3 được miễn 5 năm; thuế thu nhập công ty: vành đai 1 được miễn 3 năm, vành đai 2 được miễn 7 năm, vành đai 3-8 năm và được giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. − Bộ máy quản lý thống nhất theo cơ chế “một cửa”. Các hoạt động từ điều tra, thiết kế ban đầu, đến những quy định giá cả bất động sản, thủ tục cấp giấy phép,... đều tập trung vào Cục quản lý các khu công nghiệp Thái Lan (IEAT). Hình thức quản lý này đã đảm bảo các dịch vụ hành chính khu công nghiệp trở nên nhanh chóng, hiệu quả. Thường các nhà đầu tư chỉ mất một ngày là làm xong mọi thủ tục, và chỉ sau một tuần có thể nhận được giấy phép bước vào xây dựng. − Các khu công nghiệp Thái lan là điển hình của quản lý môi trường có hiệu quả. Bên cạnh quản lý môi trường bằng luật pháp và chính sách, Thái Lan còn mạnh dạn áp dụng các công cụ kinh tế theo nguyên tắc PPP (người gây ô nhiễm phải trả tiền). Các chất thải đều được xử lý thỏa đáng và doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả những chi phí ấy. 3. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp ở Malaysia: Cũng bắt đầu xây dựng các khu công nghiệp từ đầu những năm 70 như Thái Lan, và tuy diện tích Malaysia nhỏ hơn Thái Lan, nhỏ hơn cả Việt Nam, nhưng có số lượng khu công nghiệp nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt đến 166 khu (1997). Có thể rút ra một số nhận xét trong mô hình phát triển khu công nghiệp ở Malaysia như sau: − Malaysia đã mạnh dạn mở ra nhiều khu thương mại tự do (50 khu), có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, nhà đầu tư được tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không bị quốc hữu hóa tài sản, thời hạn thuê đất kéo dài đến 99 năm. − Phát triển nhiều doanh nghiệp chế xuất nằm ngoài khu chế xuất. Hình thức này đã lôi cuốn được nhiều doanh nghiệp trong nước tạo ra nhiều nguồn hàng xuất khẩu mà không phải tăng đầu tư mở rộng hạ tầng và diện tích các khu chế xuất. Có chính sách hỗ trợ vốn tích cực từ phía Nhà nước. Nguồn vốn từ ngân sách các bang và liên bang chủ yếu dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Hầu hết các khu công nghiệp đều có vị trí thích hợp, giao thông thuận lợi, mặt bằng mở rộng, giá đất không cao, phần lớn nằm ở ngoại vi thành phố có thể tránh ô nhiễm môi trường cho những trung tâm dân cư đông đúc, mà vẫn tiếp cận nơi cung cấp lao động. Quan tâm thích đáng đến hạ tầng xã hội như nhà ở cho người lao động, chợ, trường học, trạm xá, khu vui chơi; nhất là những điều kiện sinh hoạt cho chuyên gia nước ngoài. Bên cạnh những ưu điểm trên đây, Malaysia có cơ chế quản lý các khu công nghiệp chưa được thích hợp lắm. Bộ máy quản lý các khu công nghiệp tương đối cồng kềnh, mỗi tiểu bang đều có một ban quản lý riêng nhưng không được phép giải quyết sự việc, họ chỉ tập hợp các vấn đề rồi kiến nghị lên ban quản lý trung ương xử lý. Mặc dù các nhà đầu tư chỉ cần tiếp xúc với Phòng Xúc Tiến được thành lập ở các ban quản lý địa phương (không phải liên hệ với tất cả các bộ phận khác nhau), nhưng do không được phân cấp quyết định, phải qua một số khâu trung gian, nên nhiều vụ việc không được giải quyết kịp thời. IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ PHÂN BỐ LAO ĐỘNG: 1. Khái niệm về nguồn nhân lực và các đặc trưng cơ bản: 1.1. Theo nghĩa rộng: Nguồn nhân lực của một quốc gia hay một vùng, một khu vực, một địa phương là tổng hợp những tiềm năng lao động của con người trong một thời điểm xác định. Tiềm năng đó bao hàm thế lực, trí lực và tâm lực (đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc) của bộ phân dân số có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế-xã hội. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và chất lượng con người với tất cả đặc điểm, tiềm năng và sức mạnh của nó trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Do vậy các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ mang tính nhân quả đối với các đặc trưng của dân số ở mỗi giai đoạn phát triển. Các đặc trưng bao gồm: − Qui mô về số lượng. − Phân bố theo vùng địa lý - kinh tế, khu vực thành thị - nông thôn. − Cơ cấu giới tính. − Cơ cấu độ tuổi – tình trạng sức khỏe. − Cơ cấu học vấn. − Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật. 1.2. Theo nghĩa hẹp: Ở một không gian và thời gian xác định, xét về khả năng có thể sử dụng Bộ Luật Lao Động thì khái niệm nguồn nhân lực đồng nghĩa với nguồn lao động. Nếu xét về tình trạng hoạt động thì khái niệm nguồn nhân lực đồng nghĩa với lực lượng lao động. 1.2.1. Nguồn lao động: − Theo từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô (Matxcơva tái bản năm 1997 bản tiếng Nga), nguồn lao động là toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và tiềm năng (có khả năng lao động nhưng chưa có tham gia lao động). − Theo từ điển thuật ngữ Pháp (1977 – 1985 bản tiếng Pháp), nguồn lao động không gồm những người có khả năng nhưng không có nhu cầu làm việc. Theo quan điểm này, phạm vi dân số tính vào nguồn lao động, theo nghĩa hẹp hơn so với quan điểm nêu trong từ điển thuật ngữ về lao động của Liên Xô. − Theo qui định của Cục Thống Kê khi tính toán cân đối nguồn lao động, nguồn lao động bao gồm toàn bộ dân số trong độ tuổi có khả năng lao động và những người ngoài tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Khái niệm nguồn lao động được sử dụng trong điều tra mẫu của quốc gia về lao động - việc làm hàng năm. trong công tác thu thập tổng hợp thông tin thống kê về thị trường lao động ở Việt Nam từ năm 1996 trở lại đây, nguồn lao động gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người có độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang không có việc làm (thất nghiệp) hoặc đang đi học hoặc làm nội trợ cho gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Khái niệm này vừa phù hợp với qui định của Bộ Luật Lao Động về độ tuổi lao động, vừa bao gồm được cả những người lao động ở dạng tích cực (người đang tham gia lao động), và những người lao động còn đang ở dạng tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia vào lao động); làm căn cứ để tính toán quy mô nguồn lao động tại một thời điểm nào đó của một tỉnh, thành phố, vùng lãnh thổ cũng như chung cả nước. 1.2.2. Lực lượng lao động: Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động đang tham gia hoạt động kinh tế, không kể là có việc làm hay không có việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn có một số điểm khác trong lĩnh vực lao động: − Của Liên Xô: lực lượng lao động là khái niệm định lượng của nguồn lao động. − Theo quan điểm thuật ngữ Pháp: lực lượng lao động là số lượng và chất lượng của những người lao động được quy đổi theo các tiêu chuẩn trung bình về khả năng lao động có thể sử dụng. − Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. − Theo sách hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam của Tổng Cục Thống Kê quy định: lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm. − Theo quan niệm của ngành lao động: lực lượng lao động gồm những người từ 15 tuổi trở lên đang tham gia vào hoạt động kinh tế, không phân biệt là có việc làm hay đang thất nghiệp. Khái niệm này về cơ bản thống nhất với quan điểm của ILO và quy định hiện hành của Tổng Cục Thống Kê về lực lượng lao động. Lực lượng lao động tuy là một bộ phận của nguồn lao động nhưng không đồng nhất với nguồn lao động. Lực lượng lao động không bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như: đi học, làm nội trợ cho gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Do vậy, ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn-kỹ thuật đã nêu lực lượng lao động còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu, kỹ năng, nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo tác phong kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp, sự hiểu biết về luật pháp, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, khả năng hội nhập với thị trường lao động trong khu vực và thế giới 2. Kết cấu lao động: Đây là tình trạng kết hợp giữa các bộ phận lao động lại thành nguồn lao động. − Kết cấu theo độ tuổi. − Kết cấu theo giới tính. − Kết cấu theo trình độ văn hóa. − Kết cấu theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. 2.1. Kết cấu lao động theo lứa tuổi: Đây là sự phân chia dân số trong lứa tuổi lao động thành từng nhóm khác. Sự thay đổi kết cấu lao động theo lứa tuổi sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào sự thay đổi, tỷ xuất sinh của dân số. Ngoài ra, kết cấu lao động theo lứa tuổi còn phụ thuộc vào tuổi thọ, mức sống của người dân. 2.2. Kết cấu lao động theo giới tính: Theo số liệu thống kê từ năm 1931 đến nay, tỷ lệ nữ nước ta bao giờ cũng nhiều hơn nam... Năm 1976 là năm chênh lệch nhiều nhất (nữ chiếm 52,0% tổng dân số). Những năm gần đây, kết cấu giới tính ngày càng biến đổi theo chiều hướng tích cực. − Kết cấu giới tính khá lên sẽ tạo điều kiện cho việc phân bố hài hòa các cơ sở sản xuất và dịch vụ, tạo điều kiện ổn định sinh hoạt gia đình và tăng năng xuất lao động xã hội. 2.3. Kết cấu lao động theo trình độ văn hóa: Kết cấu lao động theo trình độ văn hóa qua đó phản ánh trình độ học vấn của dân cư và nguồn lao động. Chỉ tiêu để đánh giá trình độ văn hóa của dân số là tỷ lệ người biết chữ và bình quân số năm đến trường. Đối với lực lượng lao động, kết cấu theo trính độ văn hóa được tính theo từng cấp học và bình quân lớp học cao nhất tính theo đầu người. 2.4. Kết cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Kết cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, nó thể hiện trình độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trình độ khoa học kỹ thuật càng cao, nó có tác động mạnh mẽ vào năng xuất tăng nhanh, đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, hiệu quả kinh tế cao. Trong giai đoạn hiện nay, khi các sản phẩm ngày càng chứa đựng dung lượng khoa học - kỹ thuật cao, khi đổi mới kịp thời công nghệ, trang thiết bị sản xuất là chìa khóa cho sự thành công. Song song việc không ngừng cải tiến khoa học-kỹ thuật ta cũng cần phải chú ý và tận dụng tối đa các nghề nghiệp vốn có truyền thống lâu đời của người lao động. 2.5. Kết cấu lao động theo ngành: Kết cấu lao động theo ngành là tiến hành phân bố sắp xếp lại nguồn lao động của một vùng, một nước (hoặc phạm vi rộng hơn) vào các ngành kinh tế khác nhằmđảm bảo cho sự hoạt động của toàn bộ kinh tế. Sự phân chia lao động theo ngành phản ánh tình hình và trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Với xu hướng phát triển kinh tế-xã hội như hiện nay, lao động trong khu vực sản xuất của cải vật chất sẽ giảm xuống và ngược lại tỷ lệ lao động trong khu vực phi sản xuất vật chất phát triển. 2.6. Kết cấu lao động theo thành phần kinh tế: Kết cấu lao động theo thành phần kinh tế sẽ phụ thuộc vào chế độ chính trị-xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta trước đây có hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể. Từ khi phát triển nền kinh tế thị trường đến nay, kết cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi lớn. Ngoài hai loại hình nêu trên ta còn thấy các thành phần sau: tập thể, cá thể, gia đình v.v... Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta đang thay đổi theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động ở khu vực quốc doanh, tăng tỷ lệ ngoài khu vực quốc doanh. Sự chuyển dịch này nó phù hợp với đặc điểm và khả năng phát triển nền kinh tế-xã hội nước ta. Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÂN BỐ LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH DƯƠNG µ¸ I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG: 1. Điều kiện tự nhiên: — Vị trí địa lý: Địa giới hành chính: Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp TP. Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Tỉnh Bình Dương có 7 đơn vị hành chính gồm: huyện Thuận An, huyện Dĩ An, huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo và thị xã Thủ Dầu Một. — Địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, kết cấu địa chất vững chắc phù hợp để xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các khu dân cư và các trung tâm thương mại và dịch vụ. — Khí hậu, thời tiết: Khí hậu của tỉnh Bình Dương mang tính chất nhiệt đới, cận xích đạo-gió mùa, với tổng bức xạ và tổng lượng nhiệt năm cao và ổn định (cán cân bức xạ năm 75 – 80Kcalo/cm2, tổng tích ôn 9.288 – 9.684oC/năm), nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm, biến động từ 25,8 đến 26,9oC. − Mùa mưa: lượng mưa lớn và phân thành hai mùa rõ rệt, tổng lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.597,4mm đến 2.279,1mm/năm. − Mùa khô: nắng nhiều, bức xạ lớn, lượng bốc hơi cao trung bình năm từ 1.113 – 1.387mm; trong đó, lượng bốc hơi mùa khô chiếm tới 75 – 80% cả năm, gây ra hạn hán, vì vậy đối với sản xuất nông nghiệp chọn cây trồng lâu năm chịu hạn không cần tưới rất có ý nghĩa quan trọng. — Chế độ thủy văn: Tỉnh Bình Dương có mạng lưới sông ngòi, ao hồ khá phong phú, các sông lớn như: sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé và hồ Dầu Tiếng. 2. Tài nguyên thiên nhiên: — Tài nguyên nước: − Nguồn nước mặt: Hệ thống cung cấp nguồn nước mặt chính ngoài ba con sông lớn như: sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé còn có hồ Dầu Tiếng. Tổng lưu lượng dòng chảy của các sông khoảng 26 tỷ m2/năm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt. − Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của tỉnh Bình Dương tồn tại ở 2 dạng: lỗ hổng và khe nứt, chất lượng nước tương đối tốt. Nguồn nước ngầm cần được quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả, ưu tiên dành cho chương trình nước sạch sinh hoạt cho nông thôn. Nơi giàu nguồn nước ngầm có thể khai thác ở quy mô vừa phải để phát triển kinh tế vườn, tưới cho rau sạch... — Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Bình Dương là tỉnh giàu tiềm năng về tài nguyên khoáng sản bao gồm: khoáng sản phi kim loại như kaolin, sét gạch tại các huyện Tân Uyên, Thuận An và Dĩ An; cát có trữ lượng khai thác cao ở cù lao Rùa; đá làm vật liệu xây dựng khai thác ở xã Thường Tân – Tân Uyên; nguyên liệu laterit với trữ lượng lớn phân bố ở 4 huyện phía Nam như: Bến Cát, Tân Uyên, Thị xã Thủ Dầu một và Thuận An. — Tài nguyên đất đai: Bình Dương có diện tích tự nhiên là 269.554,54 được phân làm 6 nhóm chính với 13 loại đất. Hai nhóm đất có diện tích lớn nhất là: đất xám với diện tích 141.916,06 ha chiếm 56,65%; đất đỏ vàng diện tích 64.843.00 ha chiếm 24,06%; các nhóm đất còn lại: đất phèn diện tích 3.204.00 ha chiếm 1,19%, đất phù sa diện tích 15.475.00 ha chiếm 5,74%, đất dốc tụ diện tích 32.598.00 ha chiếm 12,09%, đất xói mòn trơ sỏi đá 91,00 ha chiếm 0,03% và sông hồ thủy lợi với diện tích 11.427,48 ha. — Tài nguyên rừng: Bình Dương có diện tích rừng là 12.790(1) ha chiếm 4,74% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo và Dầu Tiếng. Trữ lượng gỗ của rừng của Bình Dương còn khoảng 260.100m3; trong đó rừng tự nhiên trữ lượng gỗ còn 239.500m3, rừng trồng còn 20.600m3. — Tài nguyên nhân văn: Bình Dương đã có một lịch sử phát triển lâu đời, qua các di chỉ văn hóa khảo cổ Vườn Dzũ – Cù Lao Rùa, Gò Đá, Dốc Chùa... đã chứng minh con người tiền sử đã có mặt trên vùng đất Bình Dương xưa từ thời hậu kỳ đá cũ, sơ kỳ đá mới cách ngày nay trên 10 ngàn năm. Chính sự phát triển đó đã làm cơ sở cho Bình Dương nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung bước vào thời kỳ phát triển đa dạng về cơ cấu dân cư, dân tộc và văn hóa. 3. Cảnh quan môi trường: Nghiên cứu hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương bao gồm nhiều nội dung như sau: suy thoái rừng, suy thoái và ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và môi trường ở các khu công nghiệp, suy thoái đất, môi trường sống ở đô thị và nông thôn. Diện tích rừng bị thu hẹp, giảm độ che phủ đã gây ra ảnh hưởng lớn đến môi trường. Theo kết quả kiểm kê đất đai theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTg, diện tích cây lâu năm 143.866 ha. Do vậy, độ che phủ tổng cộng của rừng và cây lâu năm lên đến 58,11%. Kế hoạch sử dụng đất trong tương lai phải thực hiện cả việc trồng mới bảo vệ rừng đã có, đồng thời lựa chọn trồng các loại cây lâu năm phù hợp với điều kiện sinh thái và có hiệu quả kinh tế cao. Xem đây là một quan điểm đặt ra cho quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Dương. Nguồn nước của một số khu vực, đặc biệt là các huyện phía Nam của tỉnh Bình Dương bị ô nhiễm. Nguyên nhân gây ô nhiễm do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không hợp lý từ các trại chăn nuôi, rác công nghiệp và đô thị chưa được xử lý, nước thải từ khu dân cư tập trung, bệnh viện, chợ, một số xí nghiệp công nghiệp... (1) Kết quả kiểm kê năm 2000 Suy thoái đất: hiện tượng xói mòn – rửa trôi làm bạc màu đất luôn xảy ra ở mọi nơi đối với đất canh tác nông nghiệp. Không tích cực vào đầu tư hệ thống thủy lợi, sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên. 4. Nhận xét chung điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường: Bình Dương có lợi thế rất lớn về vị trí địa lý: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - vùng phát triển kinh tế lớn nhất và năng động nhất của cả nước. Nằm sát cạnh TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, tài chính, công nghiệp và khoa học công nghệ của cả nước. Bình Dương một mặt dễ dàng thu hút được các nguồn vốn, tiếp nhận nhanh chóng các kiến thức trong chuyển giao khoa học công nghệ, các thông tin kinh tế thị trường, một mặt lại tận dụng được hầu hết các cơ sở hạ tầng lớn sẵn có của TP. Hồ Chí Minh như: sân bay, bến cảng, đường bộ. Dân số và lực lượng lao động trong độ tuổi không nhiều, đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật chưa thực sự dồi dào. Quá trình phát triển công nghiệp nhanh trong những năm gần đây dẫn đến một số mặt bất cập khó giải quyết, nhất là ô nhiễm môi trường sinh thái, nhu cầu về nhà ở, tệ nạn xã hội gia tăng... đang là vấn đề nan giải đối với những khu vực có khu công nghiệp tập trung. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – Xà HỘI (1): 1. Thực trạng phát triển kinh tế: — Tăng trưởng kinh tế: Theo số liệu đánh giá của Cục Thống Kê thì GDP bình quân của 5 năm trở lại đây tăng 12,2%. Năm 1997 tăng 11,7%, năm 1998 tăng 11,0%, năm 1999 tăng 12,4% và năm 2000 tăng 13,9%. (1) Trích trong: - Niên giám thống kê 2000 - Theo báo cáo tổng hợp quan hệ phát triển KT-XH của tỉnh - Theo các quan hệ chuyên ngành. − Thu nhập bình quân đầu người (theo giá so sánh 1994) đạt 3,530 triệu đồng năm 1996; đạt 4,029 triệu đồng năm 1997; đạt 4,339 triệu đồng năm 1998; đạt 4,731 triệu đồng năm 1999 và năm 2000 đạt 5,238 triệu đồng. − Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 4,826 triệu đồng năm 1996; đạt 5,722 triệu đồng năm 1997; đạt 6,530 triệu đồng năm 1998; đạt 7,256 triệu đồng năm 1999 và năm 2000 đạt 7,999 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu: Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch theo chiều hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hướng Nghị quyết Đại hội Đại biểu Tỉnh, Đảng bộ Tỉnh lần thứ VII đề ra là “tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế”. 2. Thực trạng phát triển các ngành: − Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng: Ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn, thu hút nhiều lao động trong tỉnh. Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1996-2000 trung bình đạt 21,6%/năm. Năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn đạt 16,1%/năm, giá trị sản xuất trung bình trong thời kỳ đạt 52,3% GDP. Tính đến cuối năm 2000 nhóm ngành thu hút khoảng 34,5% lao động làm việc trong tỉnh. − Nhóm ngành dịch vụ: Nhóm ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng 8,3% thời kỳ 1996-2000, tính đến cuối năm 2000 nhóm ngành dịch vụ đã thu hút khoảng 20,1% lao động làm việc trong tỉnh. − Nhóm ngành nông-lâm-thủy sản: Lao động trong ngành nông-lâm- thủy sản tính đến cuối năm 2000 chiếm khoảng 45,4% tổng số lao động làm việc trong tỉnh. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp trung bình thời kỳ 1996-2000 là 5,6%; năm 1997 đạt tốc độ tăng trưởng là 4,4%; năm 1998 là 5,6%; năm 1999 là 6,5%; năm 2000 là 5,7%. Ngành thủy sản thời kỳ 1996-2000 đạt tốc độ tăng trưởng 9,4%/năm, trong đó năm 2000 tốc độ tăng trưởng chỉ có 3,6%. Giá trị sản xuất của ngành thủy sản chỉ chiếm 0,5% giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp. 3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: — Về giao thông: − Đối với đường bộ: Toàn tỉnh có 1.008 tuyến đường với tổng chiều dài 4.023km. Trong đó đường bêtông nhựa chiếm 19,2%; đường đá nhựa chiếm 8,6%; đường cấp phối chiếm 54,2%; còn lại là đường đất. Tổng số cầu toàn tỉnh là 203 chiếc với chiều dài 3.920m. − Đối với đường sông: Tỉnh Bình Dương có nhiều sông nhưng chỉ có 3 tuyến lưu thông thủy gồm: sông Đồng Nai từ Hiếu Liêm về Thạnh Phước (Tân Uyên), sông Sài Gòn từ Dầu Tiếng về Thuận An (dài 100km) và sông Thị Tính. Ngoài 3 sông trên tỉnh còn có một số rạch cho phép lưu thông thủy bằng thuyền nhỏ từng đoạn ngắn như các rạch: Lái Thiêu, Bà Lụa, Vĩnh Bình, Bình An... các sông rạch khác lưu lượng nước về mùa khô rất ít không có khả năng lưu thông thủy. — Về cấp điện, cấp nước: − Cấp điện: Cho đến nay, năng lực ngành điện đã có 1706 trạm biến thế với tổng dung lượng 185.474 KVA; 509,5 km đường dây hạ thế; 717 km đường dây trung thế; 100% số xã và 72% số hộ đã có điện dùng. Ngành đang tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống lưới điện đến năm 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho các khu công nghiệp. − Cấp nước: Hiện tại, toàn tỉnh có 3 nhà máy nước: Nhà máy nước Thủ Dầu Một công suất 21.600m3/ngày với mạng lưới ống dài 30.000m, Nhà máy nước Lái Thiêu công suất 1000m3/ngày với mạng lưới đường ống dài 5.900m, hệ thống đường ống ấp nước thị trấn Dĩ An công suất 100-120m3/ngày với chiều dài đường ống 1.100m. Đến cuối năm 2000, toàn bộ các xã có từ 62 – 68,5% số hộ được dùng nước sạch trở lên. Hiện tỉnh đang triển khai xúc tiến mở rộng Nhà máy nước Thủ Dầu Một, xây mới Nhà máy nước Dĩ An, Tân Ba, Uyên Hưng, Dầu Tiếng, Phước Vĩnh, Tân Định. — Bưu chính viễn thông: Cho đến năm 2000 toàn tỉnh có 29 tổng đài điện thoại, tổng số máy điện thoại là 43.696 máy, hiện tại có thể liên lạc nhanh chóng bằng telex, fax, điện thoại, truyền dẫn số liệu tự động 2 chiều theo tiêu chuẩn quốc tế đến mọi nơi trong nước và quốc tế. 100% số xã, phường, thị trấn của tỉnh đã có điện thoại, năm 2000 bình quân có 5,9 máy điện thoại/100 dân. 4. Thực trạng phát triển văn hóa - xã hội: — Giáo dục đào tạo: Người trong độ tuổi 15-35 tuổi biết chữ 97,8% số người trong độ tuổi biết chữ, 100% số xã, phường có trường tiểu học, 50% số xã, phường có trường trung học, năm học 1998-1999 số học sinh đạt 22,5 em/100 dân. Việc xã hội hóa giáo dục được triển khai sâu rộng, công tác dạy nghề được chú trọng. — Y tế bảo vệ sức khỏe: Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân được đẩy mạnh, không để xảy ra các dịch lớn. Công tác tiêm chủng cho trẻ em đạt tỷ lệ từ 90 – 95%. Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tốt. Bình quân có 3,7._.iệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với nhà máy. Các nhà máy cần có bộ phận nông vụ để lo về nguyên liệu, từ đó tạo được vùng nguyên liệu ổn định vững chắc, đảm bảo cho nhà máy hoạt động hết công suất và có hiệu quả. Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất. II. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP 1. Những giải pháp chính: 1.1. Giải pháp về vốn: Dự kiến tổng mức vốn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp thời kỳ 2000 – 2010 là 42 ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn tích lũy GDP để phát triển công nghiệp trong thời kỳ này chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu về vốn. Số vốn thiếu hụt còn lại khoảng 70% sẽ được bổ sung bằng các nguồn vốn: vốn tín dụng, vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nướ ngoài. Vốn của Nhà nước tập trung chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng là chính, ưu tiên cho việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ, dành tỷ lệ vốn thích đáng đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc một số ngành công nghiệp quan trọng. Vốn tích lũy của các doanh nghiệp và vốn vay tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ là chính, một phần dùng xây dựng hạ tầng cơ sở. Vốn đầu tư trong nước và ngoài nước của các chủ đầu tư ưu tiên cho các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Vốn đầu tư dù ở bất cứ nguồn nào đều phải được tập trung quản lý tại Sở Kế hoạch & Đầu tư và Sở Tài chính Vật giá. Các đơn vị sử dụng vốn dù là vốn vay, vốn tự có, vốn huy động hoặc vốn Nhà nước cấp đều phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển để điều phối và cung ứng nguồn tài chính cho các dự án ưu tiên. 1.2. Giải pháp về công nghệ: Khoa học và công nghệ giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện mục tiêu đưa tỉnh Bình Dương đi trước cả nước từ 3 – 5 năm về công nghiệp hóa thì từ nay đến năm 2010 phải tập trung giải quyết tốt về vấn đề công nghệ. Trong giai đoạn này cố gắng thực hiện cho được bước nhảy vọt về mặt khoa học công nghệ của tỉnh nhà. Hướng chính là hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn quan trọng trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, chuẩn bị tốt các điều kiện để tham gia đầy đủ vào AFTA, WTO. Thông qua đầu tư nước ngoài để đi thẳng vào công nghệ hiện đại, nhập khẩu công nghệ và thiết bị có cân nhắc để loạibỏ ngay từ đầu các công nghệ đã lạc hậu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng tích lũy để tiếp tục tái sản xuất mở rộng. Tập trung đổi mới công nghệ và đưa nghiên cứu khoa học vào phục vụ sản xuất trước hết là các ngành công nghiệp then chốt, các ngành thế mạnh của địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp khấu hao tài sản cố định nhanh, ưu tiên cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ. 1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với tỉnh ta đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện Nghị quyết 02 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương đã nhấn mạnh “Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân lành nghề, trẻ hóa và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ đức tài, kiện toàn hệ thống tổ chức, cải tiến cách quản lý, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, mở rộng nguồn cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu của địa phương”. Thực sự coi trọng đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm phát triển nguồn nhân lực, đồng thời coi đào tạo nghề cũng là bồi dưỡng nhân tài của tỉnh. Đào tạo nghề phải tăng nhanh về cả quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển đào tạo nghề phải gắn với các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, vùng dân cư và gắn với thị trường sức lao động theo quan hệ cung cầu trên địa bàn tỉnh. Song song với việc đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động công nghiệp và dịch vụ cần phải chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản và các nghề truyền thống... Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trường lớp. Người học nghề và sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động mất việc làm trong quá trình sắp xếp lại lao động và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Đầu tư có trọng điểm để tạo nên bộ phận đào tạo nghề chất lượng cao làm chuẩn mực và để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có khả năng tham gia cạnh tranh trong thị trường sức lao động có yêu cầu và đòi hỏi cao. Nhà nước cần tăng ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề, có cơ chế chính sách hợp lý, đẩy mạnh xã hội hóa để huy động và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước. Nguồn ngân sách Nhà nước ưu tiên tập trung đầu tư cho các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và cho các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ nay đến năm 2010 phải phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng theo hai luồng sau: − Đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Theo hướng này sẽ củng cố và nâng cao các trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh. − Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Theo hướng này, có các hình thức đào tạo như: đào tạo nghề dịch vụ, chế biến nông sản tại các trung tâm dạy nghề và cơ sở dạy nghề ở huyện thị; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo các nghề truyền thống ở các làng nghề (sơn mài, gốm sứ). Mục tiêu cụ thể: nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 20-22%, phấn đấu đào tạo nghề 8 – 9,5 ngàn lao động cho năm 2000, 10-15 ngàn cho giai đoạn 2001 – 2005 và 18-20 ngàn cho giai đoạn 2006-2010; nâng tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn lên 75% và giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới mức 3,5%. 1.4. Giải pháp về tổ chức: 1.4.1. Quản lý Nhà nước: Đến nay, việc quản lý Nhà nước về công nghiệp trong cả nước thực sự chưa thiết lập một mô hình nào thật chuẩn mực. Quản lý công nghiệp còn quá nhiều cửa, phân tán, chồng chéo và tỏ ra kém hiệu quả. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng cái gốc phải kể đến là còn quá nhiều đầu mối chủ quản. Thời gian qua, Bình Dương là một trong những tỉnh đi đầu trong việc cải cách thủ tục hành chính theo nguyên tắc một cửa, áp dụng nhiều chế độ ưu đãi linh hoạt để thu hút đầu tư trong ngoài nước và đã đạt được những kết quả rất khả quan. Để thực hiện tốt hơn kết quả phát triển công nghiệp, Uỷ ban nhân dânTỉnh phải làm việc với Chính phủ, Bộ Công Nghiệp và ngành liên quan mạnh dạn tiến hành bước thứ hai trong cải cách quản lý Nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục xóa bỏ chế độ chủ quản đối với các loại hình doanh nghiệp, giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Thực hiện phân công, phân cấp quản lý Nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn một cách rõ ràng: − Ở cấp Tỉnh: Việc quản lý Nhà nước về công nghiệp là UBND Tỉnh, Sở Công Nghiệp là cơ quan chuyên môn và là đầu mối giúp UBND Tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công nghiệp. Chức năng chủ yếu của Sở Công nghiệp là: xây dựng trình UBND Tỉnh các văn bản pháp quy để thực hiện Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản pháp luật khác của Chính phủ về công nghiệp; xây dựng trình UBND Tỉnh về quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện sau khi được UBND Tỉnh phê duyệt; tổ chức hướng dẩn các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; thực hiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quy phạm kỹ thuật, an toàn công nghiệp theo quy định của Nhà nước, Bộ Công Nghiệp và UBND Tỉnh. Nghiên cứu tổng hợp các kiến nghị của các doanh nghiệp để báo cáo UBND Tỉnh xem xét đề nghị với Chính phủ, Bộ Công Nghiệp bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách, chế độ về sản xuất kinh doanh hàng công nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc kiến nghị với UBND Tỉnh bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền.... − Ở cấp Huyện: UBND các huyện, thị xã (dưới đây gọi là Huyện) thực hiện chứng năng quản lý Nhà nước các loại hình doanh nghiệp do Huyện cấp giấy phép hoạt động. Các huyện Thuận An, Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một có giá trị công sản xuất công nghiệp chiếm trên 60% GDP của huyện cần thiết tổ chức Phòng Công Nghiệp; còn các huyện khác bộ phận quản lý công nghiệp nằm trong Phòng Kinh tế Kỹ thuật. Phòng Công Nghiệp và bộ phận quản lý công nghiệp trong Phòng Kinh tế Kỹ thuật chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Công Nghiệp về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. 1.4.2. Tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp: Đến năm 2005, cần tiến hành công tác kiểm tra rà soát lại hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước địa phương. Căn cứ vào kết quả kiểm tra để phân loại và có biện pháp xử lý thích hợp. Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa đối với Công ty Tấn Lợi; sáp nhập một số doanh nghiệp Nhà nước vào Công ty Becamex để hình thành một Tổng Công ty mạnh của tỉnh; sáp nhập xí nghiệp cơ khí Phú Lợi và trạm đăng kiểm thành doanh nghiệp công ích; củng cố lại Công ty thuốc lá, Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Bình Dương; bán một số doanh nghiệp Nhà nước quy mô nhỏ; giải thể các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh không hiệu quả. Từng bước tổ chức sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo 3 loại hình công nghiệp hợp tác chặt chẽ với nhau: loại hình công nghiệp chủ đạo, loại hình công nghiệp vệ tinh và loại hình tiểu thủ công nghiệp. Trước hết nghiên cứu để thành lập Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Gốm Sứ Bình Dương để làm vai trò chủ đạo trong sản xuất và đầu mối xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên liệu cho ngành gốm sứ của Tỉnh. Tổ chức lại bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp cho phù hợp với cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường, hai bộ phận thực sự là sức sống của doanh nghiệp không thể thiếu được là: Bộ phận nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, bộ phận nghiên cứu phát triển (R & D). 2. Về cơ chế quản lý: − Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Tách mục tiêu phi thương mại ra khỏi các hoạt động kinh doanh, xóa bỏ các lợi thế so sánh và các phân biệt đối xử để đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. − Mở rộng tối đa quyền tự chủ, xác định rõ quyền về tài sản pháp nhân của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật. − Phân định rõ quyền của chủ sở hữu Nhà nước và quyền của pháp nhân doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện nguyên tắc với tư cách là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp về mặt giá trị, không quản lý theo hiện vật (trừ những trang thiết bị đặc biệt thuộc các dây chuyền sản xuất quan trọng); Nhà nước chỉ quản lý kiểm tra việc thực hiện vốn và hiệu quả sử dụng vốn, không quản lý từng tài sản của doanh nghiệp; Nhà nước không trực tiếp quản lý doanh nghiệp mà thông qua đại diện của mình trong bộ máy quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và thụ hưởng quyền lợi của cổ đông. Mở rộng quyền cho Hội đồng quản trị doanh nghiệp đi đôi với việc tăng động lực và thiết lập chế độ trách nhiệm chi doanh nghiệp, bộ máy quản lý và người lao động; hoàn thiện phân cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu của các cơ quan quản lý Nhà nước. − Chuyển đổi cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp từ cơ chế kiểm soát quá trình ra quyết định của doanh nghiệp sang kiểm tra giám sát hướng vào việc đánh giá thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lợi tức trên doanh số, chi phí trên doanh số, các doanh số trên tổng số đầu tư, lợi tức trên số lượng lao động. − Đổi mới khuôn khổ pháp lý nhằm sửa đổi các quy định của pháp luật không còn phù hợp và thể chế hóa các nội dung trên đây. 3. Biện pháp bảo vệ môi trường: Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW của Bộ Chính Trị về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đã xác định các biện pháp như sau: − Xử lý nghiêm ngặt các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng dự án đầu tư xử lý rác thải của tỉnh Bình Dương, xây dựng chương trình đổi mới công nghệ ở các ngành mũi nhọn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, từng bước hiện đại hóa các lò gốm sứ và gạch ngói, thực hiện tốt chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ô nhiễm ra khỏi khu đô thị, khu dân cư và khu du lịch. − Tiếp tục lập lại kỷ cương pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản theo hướng chuyển dần các khu vực khai thác mỏ ở phía Nam lên phía Bắc của tỉnh, làm tốt công tác cải tạo đóng cửa mỏ sau khi khai thác để hạn chế tối đa việc khai thác khoáng sản phá hoại môi trường sinh thái. − Các doanh nghiệp xây dựng mới phải thực hiện tốt các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp đang hoạt động đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề độc hại, các khu công nghiệp phải xây dựng được hệ thống xử lý chất thải và bảo đảm chất thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn cho phép. − Tăng cường cơ sở vật chất cho Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường để đáp ứng tốt cho việc quản lý Nhà nước về môi trường và phục vụ cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Củng cố và kiện toàn bộ máy biên chế quản lý môi trường của tỉnh ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. KẾT LUẬN Trong công cuộc đổi mới, với vị thế của một tỉnh gần như thuần nông, lại mới được tái lập còn gặp rất nhiều khó khăn; Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Dương bằng những chính sách năng động đã phát huy khối đoàn kết ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu cho một tỉnh Bình Dương ngày càng giàu mạnh. Bình Dương đã đi sớm, đi nhanh vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế Bình Dương luôn đạt mức tăng trường với nhịp độ cao (14,2%) giai đoạn 1997-2002. Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2001 tăng 1,93 tấn, thu nhập bình quân đầu người tăng 1,66 lần, năm 2001 đạt 9,056 triệu đồng/người, gấp khoảng 1,5 lần so với bình quân cả nước. Trong khi nguồn nội lực còn hạn chế, Bình Dương đã sớm xem việc thu hút nguồn lực bên ngoài (địaphương khác và cả nước ngoài) làm động lực chính phát triển kinh tế; bằng cách tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, có tính chất cạnh tranh cao, hợp lý. Với cách làm này đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, chú trọng “trải chiếu hoa” cộng với lòng hiếu khách và cởi mở của chính quyền đã tạo sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bình Dương hiện là 1 trong 5 địa bàn thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước. Song song với những chính sách thông thoáng và năng động nêu trên, thực tiễn cho thấy trong những năm qua việc phát triển các khu công nghiệp đã tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm lực lượng lao động nông nghiệp và phân công lạ lao động hợp lý phù hợp với xu thế hội nhập. Việc phát triển các khu công nghiệp đã góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đã xảy ra những nghịch lý là vấn đề thừa và thiếu: thừa số lượng, thiếu chất lượng; thừa lao động giản đơn, thiếu lao động trình độ tay nghề cao. Số lao động tập trung chủ yếu vào các ngành may mặc, da giày là ngành thâm dụng lao động mà các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại. Do đó việc quy hoạch khu công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch phát triển nguồn lao động phù hợp, đồng thời phải chú ý việc phân bố và đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao trong quá trình hội nhập kinh tế và phát triển khu công nghiệp theo chiều sâu. Tóm lại, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã thúc đẩy việc phát triển các khu đô thị mới, các phòng công nghiệp phụ trợ và dịch vụ tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả. Do đó những biện pháp cơ bản nêu trên cần được nghiên cứu và thực hiện một cách đồng bộ, từ đó hoạch định những chính sách và biện pháp hữu hiệu hơn nữa để các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương tiếp tục phát triển và phát triển có chất lượng đạt hiệu quả cao nhất. Phụ lục B1: THỐNG KÊ DIỆN TÍCH VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ THEO TỪNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Xà TT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Xà TỔNG DT (Km2) MẬT ĐỘ DÂN SỐ I. TX. Thủ Dầu Một 87,32 1759,83 1 P. Phú Cường 2,42 10.198,34 2 P. Chánh Nghĩa 4,38 3987,21 3 P. Phú Thọ 4,49 3130,7 4 P. Hiệp Thành 5,96 2267,44 5 P. Phú Hòa 13,31 2059,12 6 X. Tân An 14,44 1143,76 7 X. Tương Bình Hiệp 6,44 2160,71 8 X. Phú Mỹ 13,39 549,58 9 X. Định Hòa 15,40 642,98 10 X. Chánh Mỹ 6,89 1194,33 II H. Thuận An 84,31 1500,69 1 X. An Sơn 57,78 925,08 2 X. Hưng Định 2,86 2581,11 3 TT. An Thạnh 7,49 2414,81 4 X. Thuận Giao 11,56 1000,43 5 X. Bình Hòa 14,47 1040,01 6 X. Vĩnh Phú 6,53 1343,64 7 X. An Phú 10,94 597,34 8 X. Bình Chuẩn 11,42 1188,26 9 X. Bình Nhâm 5,41 1666,54 10 TT. Lái Thiêu 7,85 3974,34 III H. Dĩ An 60,35 1878,55 1 X. Đông Hòa 10,25 1461,85 2 X. Tân Bình 10,41 666,47 3 X. Tân Đông Hiệp 14,12 925,99 4 X. Bình An 11,57 2194,20 5 TT. Dĩ An 10,54 2074,00 TT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Xà TỔNG DT (Km2) MẬT ĐỘ DÂN SỐ 6 X. An Bình 3,46 5741,04 IV Huyện Bến Cát 583,64 191,55 1 X. Chánh Phú Hòa 46,33 358,55 2 X. Hòa Lợi 27,70 43,1 3 X. An Điền 31,36 322,91 4 X. Phú An 19,64 180,11 5 X. An Tây 43,55 657,15 6 X. Tân Định 16,43 237,43 7 X. Thới Hòa 37,93 71,27 8 X. Cây Trường II 43,34 135,17 9 X. Trừ Văn Thố 27,80 106,59 10 X. Lai Uyên 88,55 137,20 11 X. Tân Hưng 32,39 182,12 12 X. Hưng Hòa 23,22 167,14 13 X. Lai Hưng 47,81 116,82 14 X. Long Nguyên 5,94 480,92 15 TT. Mỹ Phước 21,65 127,86 V Huyện Dầu Tiếng 721,39 123,94 1 X. Minh Tân 63,86 144,22 2 X. Minh Thạnh 63,77 113,20 3 X. Định Hiệp 61,59 68,78 4 X. Minh Hòa 95,44 195,66 5 X. Thanh Tuyền 62,32 595,60 6 TT. Dầu Tiếng 32,30 87,62 7 X. An Lập 65,78 130,32 8 X. Long Hòa 44,38 158,49 9 X. Thanh An 58,57 59,89 10 X. Định An 114,73 75,97 TT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Xà TỔNG DT (Km2) MẬT ĐỘ DÂN SỐ 11 X. Long Tân 58,65 205,26 VI H: Tân Uyên 611,46 170,25 1 X. Lạc An 47,44 195,29 2 X. Tân Bình 28,89 179,95 3 X. Thường Tân 22,45 107,95 4 X. Bình Mỹ 56,38 107,00 5 X. Tân Lập 27,85 73,57 6 X. Tân Mỹ 62,74 92,03 7 X. Tân Thành 47,05 93,41 8 X. Tân Định 107,19 55,42 9 X. Tân Vĩnh Hiệp 20,20 534,50 10 X. Khánh Bình 40,98 210,78 11 X. Phú Chánh 22,51 396,22 12 X. Thạnh Phước 12,09 579,07 13 X. Thái Hòa 11,17 831,42 14 X. Hội Nghĩa 17,32 251,78 15 TT. Tân Phước Khánh 10,35 1300,00 16 X. Vĩnh Tân 32,42 207,31 17 X. Bạch Đằng 10,75 538,79 18 TT. Uyên Hưng 33,68 254,92 VII H. Phú Giáo 543,86 117,97 1 X. An Long 26,13 74,32 2 X. Tân Long 49,40 108,39 3 X. Vĩnh Hòa 162,94 64,04 4 X. An Bình 63,71 186,75 5 X. An Linh 89,56 78,41 6 X. Tân Hiệp 29,69 112,20 7 X. Phước Hòa 61,27 162,55 8 X. Phước Sang 28,83 96,73 9 TT. Phước Vĩnh 32,33 352,61 Phụ lục B2: SỐ DÂN Ở TUỔI LAO ĐỘNG THEO TỪNG HUYỆN STT Tên huyện Tổng số dân Số dân trong tuổi lao động (18-50) 01 TX. Thủ Dầu Một 153.669 79.852 02 Thuận An 126.524 61.130 03 Dĩ An 113.371 57.316 04 Tân Uyên 125.511 56.519 05 Bến Cát 111.797 52.469 06 Dầu Tiếng 92.240 39.479 07 Phú Giáo 64.161 28.371 Phụ lục B3: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT XÂY DỰNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2000 Đơn vị tính : ha Chia ra các loại Số thứ tự Tên đơn vị hành chính Tổng diện tích Các công trình công nghiệp Công trình KDDV Trụ sở cơ quan Ytế Trường học Công trình TD-TT Công trình xây dựng khác 1 BẾN CÁT 1.097,13 573,69 261,16 63,50 4,51 42,23 18,25 133,79 2 DĨ AN 869,53 700,14 133,92 16,61 2,26 6,19 10,41 - 3 DẦU TIẾNG 95,77 8,24 9,60 18,64 9,93 34,66 9,82 4,88 4 PHÚ GIÁO 221,80 8,20 5,47 104,02 3,33 32,76 15,81 52,21 5 THUẬN AN 670,68 475,65 16,31 10,67 2,90 24,30 60,49 80,36 6 THỦ DẦU MỘT 883,68 338,34 26,60 75,63 13,16 53,33 19,82 356,80 7 TÂN UYÊN 170,78 26,85 51,94 31,31 4,51 27,10 29,07 - TỔNG CỘNG 4.009,37 2.131,11 505,00 320,38 40,60 220,57 163,67 628,04 Phụ lục B4: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2000 Đơn vị tính: ha CN sản xuất VLXD CN cơ khí CNKT khoáng sản CN điện CN chế biến CN may Tiểu thủ CN- tư nhân Số thứ tự Đơn vị hành chính Tổng DT(ha) SL DT(ha) SL DT(ha) SL DT(ha) SL DT(ha) SL DT(ha) SL DT(ha) SL DT(ha) 1 DĨ AN 700,14 23 88,67 15 162,68 8 37,85 40 89,42 15 51,5 24 216,45 53 53,57 2 THUẬN AN 475,65 9 86,77 37 83,5 10 30,6 20 187,1 80 87,68 3 PHÚ GIÁO 8,20 2 8,20 4 TÂN UYÊN 26,85 3 4,5 5 7,03 3 10,49 4 4,83 5 BẾN CÁT 573,69 3 19,58 13 32,72 92 493,09 4 28,30 6 DẦU TIẾNG 8.24 2 3,04 2 5,20 7 THỦ DẦU MỘT 338,34 10 97,3 21 52,16 23 89 11 76,21 18 23,67 TỔNG CỘNG 2131,11 28 96,21 37 366,33 8 37,85 153 264,83 147 688,08 59 508,06 155 169,75 Phụ lục B5: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT DÂN CƯ NÔNG THÔN TĂNG THÊM TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI KỲ 2001 - 2010 Đơn vị tính: ha Lấy vào các loại đất Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất chưa sử dụng Trồng cây hàng năm Nuôi trồng TS S T T ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Diện Tích Tăng Thêm Đất lúa Hnk Vườn tạp Trồng cây lâu năm Khác Rừng trồng Xây Dựng Giao thông Anqp Ng. Địa Cdk Đất bằng csd Sông suối 1 BẾN CÁT 198.32 23 85.92 10 74 1 2 2.4 2 DĨ AN 220.39 45.89 85.44 63.51 1.5 4 0.05 20 3 DẦU TIẾNG 208.27 20 50 10 125.53 0.24 0.5 2 4 PHÚ GIÁO 170.25 20 90.25 10 44.98 3.02 0.5 1.5 5 THUẬN AN 518.11 20 140.68 68.56 245.89 2.19 4.11 1.81 34.87 6 THỦ DẦU MỘT 130.68 68.56 3 40.97 4 4.5 9.65 7 TÂN UYÊN 151.1 20 50 7 70.6 1.5 2 TỔNG 1597.12 148.89 570.85 108.56 665.48 0.24 3.02 11.19 20.11 0.05 1.81 54.87 2.4 9.65 Phụ lục B6: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT DÂN CƯ ĐÔ THỊ TĂNG THÊM TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI KỲ 2001 - 2010 Đơn vị tính: ha Lấy vào các loại đất Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất chưa sử dụng Trồng cây hàng năm Trồng cây lâu năm Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất lúa S T T ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Diện Tích Tăng Thêm 1vụ 2vụ 3vụ nương rẫy Hnk Vườn tạp Cnln Aq lnk Nuôi trồng TS Khác Rsx Rsx Xây Dựng Giao thông Tl& mncd Di tích Lsvh Anqp Ng. Địa Cdk Đất ở đô thị Đất ở nông thôn Đất bằng csd Đồi núi csd Mặt nước csd Sông suối Đất csd khác 1 DẦU TIẾNG 54.97 5.16 2.78 16.12 18.41 4.48 0.92 0.09 3.71 3.3 2 TÂN UYÊN 186.54 25.19 20.80 42.53 31.51 6.53 1.92 1.06 7.57 23.77 7.44 2.96 4.69 2.94 0.17 1.46 6.00 3 THUẬN AN 246.82 11.68 36.05 14.41 26.64 33.19 0.24 36.04 1.99 19.01 7.12 1.71 3.77 0.52 4.08 0.03 35.59 2.48 10.13 2.14 4 THỦ DẦU MỘT 189.45 15.06 30.21 0.34 0.08 25.23 35 6.61 8.14 16.64 1.81 0.47 17.03 23.4 1.65 0.1 0.03 0.28 0.04 0.22 3.65 1.66 1.8 5 DĨ AN 108.43 0.38 27.34 40.84 4.23 2.95 8.66 10.57 6.01 1.32 6.13 6 BẾN CÁT 47.06 8.75 3.45 2.56 6.44 3.23 1.25 0.75 2.53 1.23 4.52 12.35 7 PHÚ GIÁO 94.69 11.8 3.03 66.76 13.1 TOÀN TỈNH 927.96 78.02 90.51 14.75 0.08 130.11 229.86 39.25 54.78 30.02 1.9 0.47 27.13 76.75 25.93 4.77 0.03 3.77 6.81 27.48 0.07 35.59 10.69 5.11 1.66 16.13 16.29 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG VIỆT: 1. Bình Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI. Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2003. 2. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư – Viện Chiến Lược Phát Triển. Một số vấn đề về lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam. Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2002. 3. Bộ Giáo dục đào tạo. Dân số môi trường – tài nguyên. Nxb. Giáo Dục, 2001. 4. Bộ Xây Dựng. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. Nxb. Bộ Xây Dựng, 1999. 5. Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ. Các văn bản phê duyệt khu công nghiệp Sóng Thần 1 – Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. 1995. 6. Công ty Cổ phần Thanh Lễ. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Sóng Thần 1 – Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. 1996. 7. Công ty Becamex. Qui hoạch chi tiết khu công nghiệp Mỹ Phước – Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương. 2002. 8. Danh mục các dự án đầu tư ở Việt Nam đến năm 2010. Nxb. Thống Kê, 2002. 9. Giáo trình địa lý kinh tế. Nxb. Tài Chính, 2002. 10. Kỷ yếu Khu công nghiệp – Khu chế xuất Việt Nam. Saigon Time, Nxb. TP.Hồ Chí Minh, 2002. 11. Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Những giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp Bình Dương”. Sở Khoa Học Công Nghệ Bình Dương và Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức, tháng 11/2004. 12. Lê Thị Hương (chủ nhiệm). Các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam – Hiệu quả hoạt động và xu hướng phát triển. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. 13. Lê Thị Hường (chủ biên). Các phương pháp phân tích vùng và liên vùng. Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, 14. Lê thông – Nguyễn Minh Tuệ. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam. Nxb. Giáo Dục, 2000. 15. Lê Thông. Địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam. Nxb. Giáo Dục, 1999. 16. Niên giám thống kê. Cục Thống Kê Bình Dương, 1999 17. Niên giám thống kê. Cục Thống Kê Bình Dương, 2000 18. Niên giám thống kê. Cục Thống Kê Bình Dương, 2001 19. Niên giám thống kê. Cục Thống Kê Bình Dương, 2002 20. Niên giám thống kê. Cục Thống Kê Bình Dương, 2003 21. Nguyễn Ngọc Châu. Quản lý đô thị. Nxb. Xây Dựng, 2001. 22. Nguyễn Hữu Dũng. Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam. Nxb. Lao Động – Xã Hội, 2003. 23. Nguyễn Kim Hồng (chủ biên). Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội đại cương. 24. Nguyễn Kim Hồng. Dân số học đại cương. Nxb. Giáo Dục, 1998. 25. Nguyễn Thị Lan Hương. Thị trường lao động Việt Nam – Định hướng và phát triển. Nxb. Lao Động Xã Hội, 2002. 26. Nguyễn Đình Hòe. Dân số định cư – môi trường. Nxb. Đại Học Quốc Gia, Hà Nội, 2001. 27. Nguyễn Bá Ngọc – Trần Văn Hoan. Toàn cầu hóa: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam. Nxb. Lao Động Xã Hội. 28. Nguyễn Đức Tuấn. Địa lý kinh tế học. Nxb. Thống Kê, 2000. 29. Nguyễn Văn Thái. Các khu chế xuất ở Việt Nam. Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, 1994. 30. Nguyễn Văn Thái. Địa lý kinh tế Vietnam. Nxb. Giáo Dục, 1999. 31. Phạm Thị Bình. Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Tỉnh Bình Dương. 2003. 32. Phạm Ngọc Đăng. Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. Nxb. Xây Dựng, 2000. 33. Phạm Xuân Hậu. Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. Tập 2. TP. Hồ Chí Minh, 2002. 34. Phạm Hữu Khá. Địa lý kinh tế-xã hội đại cương. Nxb. Đại Học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh, 2002. 35. Phạm Thị Xuân Thọ. Di dân tự do đến TP. Hồ Chí Minh – Những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội. 2001. 36. Tổng Cục Thống Kê. Tỉnh hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm 1991 – 2000. 37. Tổng Cục Thống Kê. Báo cáo kết quả dự báo dân số Việt Nam 1999 – 2004. Nxb. Thống Kê, 2000. 38. Trần Kim Dung. Quản trị nguồn nhân lực. Nxb. Thống Kê, 2003. 39. Trần Du Lịch. Báo cáo tổng hợp định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tháng 4/2004. 40. Trần Tuấn Tú. GIS – Hệ thống thông tin địa lý. Bài giảng sau Đại học, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. 41. Trương Thị Minh Sâm (chủ biên). Những luận cứ khoa của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2003. 42. Trương Thị Minh Sâm. Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2004. 43. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương. Báo cáo thực trạng và một số vấn đề cần quan tâm nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Bình Dương với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình phát triển. 1999. 44. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương. Báo cáo qui hoạch tổng thể và phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Dương. 1999. 45. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương. Qui hoạch và phát triển công nghiệp Bình Dương đến năm 2010. Tháng 4/2000. 46. Ủy ban Dân số – Gia đình – Trẻ em Bình Dương. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 1999. Tháng 12/2002. 47. Văn kiện Đại hội Đại biểu công đoàn tỉnh Bình Dương. 2003. 48. Viện Chiến Lược Phát Triển. Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2001. 49. Võ Khắc Vấn. Nguyên lý thiết kế quy hoạch xây dựng vùng – điểm dân cư nông thôn và điểm dân cư đô thị. Nxb. Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2001. 50. Các tài liệu download từ Internet: • • II. TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG ANH: 51. Microsoft Encarta Encyclopedia, 2001, 2002. 52. National Geographic Society. Atlas of the World, 7th edition, Washington D.C, 1999 53. UNDP. Human Development Report. New York, 2002 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5550.pdf
Tài liệu liên quan