QUÁ TRÌNH GIA CÔNG CƠ KHÍ: PHAY, CHUỐT, CƯA, GIŨA VÀ GIA CÔNG BÁNH RĂNG
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
Sinh viên thực hiện:
Phạm Kỳ Nguyện 1612315
Duyên Văn Truyện 1613820
Phan Duy Khương 1611675
Nguyễn Gia Minh 1612030
Phạm Gia Huy 1611319
Tô Minh Trực 21204242
Giảng viên hướng dẫn:
Huỳnh Ngọc Hiệp
NỘI DUNG TÌM HIỂU
PHƯƠNG PHÁP PHAY
PHƯƠNG PHÁP CHUỐT
PHƯƠNG PHÁP CƯA
PHƯƠNG PHÁP GIŨA
PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
78 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quá trình gia công cơ khí: Phay, chuốt, cưa, giũa và gia công bánh răng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
1. Giới thiệu phương pháp phay
Phay là một phương pháp gia công cắt gọt kim loại.
Đó là quá trình cắt đi một lớp kim loại trên bề mặt của phôi để tạo thành hình dáng, kích thước, độ chính xác, độ bóng theo yêu cầu kĩ thuật trên bản vẽ.
Quá trình đó được thực hiện trên máy phay bằng dao phay, mũi khoan, gọi chung là dụng cụ gia công cắt gọt
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
- Là một trong những phương pháp gia công cắt gọt có đạt năng suất cao.
- Khả năng công nghệ tương đối cao, tổng khối lượng gia công cắt gọt thì phay chiếm khoảng 10% - 20%
- Độ chính xác gia công tương đối cao
- Phoi đứt đoạn, do đó, an toàn cho người thợ
- Lưỡi cắt thường xuyên va đập vào bề mặt gia công gây ra rung động
- Phay không có độ chính xác cao và độ nhám khá cao
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
2. Phân loại máy phay
Phân loại theo trục chính của máy phay thì có hai loại:
- Máy phay đứng: là loại máy phay có trục chính vuông góc với bàn máy
- Máy phay nằm ngang: là loại máy phay có trục chính song song với bàn máy
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
Phân loại theo cấu tạo bàn máy của máy phay thì có hai loại sau:
- Máy phay công xôn: là loại máy phay có kết cấu bàn máy dọc di chuyển theo đứng trên bàn máy ngang và bàn máy ngang được nâng đỡ bởi bệ công xôn. Bệ công xôn được di chuyển theo chiều đứng trên thân máy bằng tay hay bằng động cơ điện
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
- Máy phay thân cố định: là loại máy phay có kết cấu bàn máy cố định, có nghĩa là bàn máy chỉ di chuyển theo chiều dọc và chiều ngang còn chiều đứng thì đầu dao di chuyển
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
- Máy phay thân ngang: là loại máy phay có thân ngang phía trên thân máy
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
- Máy phay gường: là loại máy phay thân cố định loại lớn có các cổng trục ngang mang nhiều đầu dao
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
Phân loại theo hệ điều khiển thì có các loại sau:
- Máy phay truyền thống.
- Máy phay CNC (computer numerical control)
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
3. Nguyên lý
- Phay là phương pháp gia công kim loại sử dụng dao cắt có nhiều lưỡi cắt.
- Chuyển động cắt gọt trên máy phay được thực hiện dựa trên nguyên lý cắt gọt sau: dụng cụ cắt quay theo trục chính, phôi chuyển động thẳng theo bàn máy
- Dựa trên nguyên lý đó chuyển động tạo hình trong quá trình phay được thực hiện bởi sự phối hợp đồng thời của 2 chuyển động :
+ Chuyển động chính là chuyển động quay tròn của dao
+ Chuyển động tịnh tiến là chuyển động thẳng theo các phương ngang, dọc, và thẳng đứng do bàn máy mang chi tiết gia công thực hiện.
- Tốc độ chuyển động chính luôn lớn hơn tốc độ chuyển động chay dao
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
4. Ứng dụng
- Phay mặt phẳng
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
- Phay mặt bậc, bậc thang
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
- Phay mặt nghiêng
I. PHƯƠNG PHÁP PHAY
- Phay rãnh then, phay bánh răng
II. PHƯƠNG PHÁP CHUỐT
Giới thiệu phương pháp chuốt
- Chuốt là phương pháp gia công kim loại có năng suất cao nhất dùng để gia công các bề mặt khác nhau như: mặt phẳng, lỗ trụ, lỗ vuông, rãnh then, lỗ then hoa, các bề mặt định hình phức tạp (ví dụ rãnh nòng ổ khóa), bề mặt tròn xoay, rãnh xoắn, bánh răng v.v..
- Bề mặt chi tiết gia công bằng chuốt có thể đạt độ chính xác cấp 6 7, R a đạt từ 0,63 0,32 m.
II. PHƯƠNG PHÁP CHUỐT
2. Nguyên lý
- Khi chuốt lỗ và các mặt định hình phẳng thì chuyển động chính là chuyển động tịnh tiến của dao còn chi tiết đứng yên
- Khi chuốt các mặt tròn xoay bằng dao chuốt phẳng thì dao chuyển động thẳng còn chi tiết quay tròn
II. PHƯƠNG PHÁP CHUỐT
- Đối với các dao chuốt đĩa hoặc chuốt bao thì chuyển động chính là chuyển động quay của dao còn chi tiết có thể đứng yên hoặc quay tròn tuỳ hình dạng của nó
II. PHƯƠNG PHÁP CHUỐT
- Khi chuốt, không có chuyển động chạy dao mà chuyển động này được thay thế bằng lượng nâng răng dao a z (dao chuốt được làm cao dần lên từ răng cắt đầu tiên đến răng cắt cuối cùng tổng cọng một lượng đúng bằng lượng dư). Sở dĩ chuốt có năng suất cao bởi vì tổng chiều dài cắt đồng thời tham gia cắt lớn hơn nhiều so với các dao khác.
- Để truyền lực cho dao chuốt thì máy chuốt có thể kéo từ đầu dao (dao chuốt kéo) hoặc đẩy từ đuôi dao (dao chuốt đẩy). Máy chuốt thường có hai dạng : máy chuốt đứng dùng gia công mặt ngoài và chuốt ép (đẩy); máy chuốt nằm chủ yếu dùng gia công lỗ.
II. PHƯƠNG PHÁP CHUỐT
3. Sơ đồ cắt khi chuốt
a/ Chuốt theo lớp
Prôfin chi tiết đồng dạng với prôfin lớp kim loại được cắt. Sơ đồ này có ưu điểm là chiều dày cắt nhỏ, chiều rộng cắt lớn nên dao lâu mòn mặt trước, đảm bảo độ chính xác và độ bóng bề mặt cao nhưng lực cắt đơn vị lớn và chế tạo dao khó
II. PHƯƠNG PHÁP CHUỐT
b/ Chuốt ăn dần
- Prôfin của lớp cắt và prôfin của lưỡi cắt không giống như prôfin của bề mặt gia công
- Sơ đồ này cắt được các bề mặt có độ nhẵn và độ chính xác thấp hơn sơ đồ chuốt theo lớp vì ở các chỗ chuyển tiếp giữa lớp cắt này và lớp cắt kế tiếp còn lại các vết do các răng khác nhau tạo ra. Tuy nhiên, sơ đồ cắt này có ưu điểm là việc chế tạo dao đơn giản
II. PHƯƠNG PHÁP CHUỐT
c/ Chuốt theo mảnh
Mỗi lớp kim loại có chiều dày cắt được cắt bởi một nhóm từ 2 đến 3 răng, vì vậy người ta gọi chuốt theo sơ đồ này là chuốt nhóm. Khi cắt theo sơ đồ chuốt này thì chiều dày cắt sẽ tăng và chiều rộng cắt sẽ giảm so với chuốt đơn, mà khi chiều dày cắt tăng thì lực cắt đơn vị giảm do đó lực cắt tổng sẽ giảm.
-Tuy nhiên do chiều dày cắt tăng, dao sẽ chóng mòn mặt trước. Dao chế tạo theo sơ đồ này thì phức tạp
II. PHƯƠNG PHÁP CHUỐT
- Chuyển động đơn giản.
- Năng suất cao do có nhiều lưỡi cắt đồng thời tham gia cắt, Một mình chuốt có thể thay cho cả gia công thô, bán tinh và tinh. Khi gia công lỗ chuốt có thể thay cho cả khoan rộng, khoét và doa
- Chỉ gia công được các lỗ thông suốt có đường tâm thẳng và tiết diện ngang không đổi như lỗ tròn, lỗ vuông.v.v.
- Dao chuốt khó chế tạo, đắt tiền, nhất là dao dài.
- Nhiều lưỡi cắt cùng tham gia cắt nên lực chuốt lớn vì vậy yêu cầu máy phải có công suất lớn, HTCN phải có độ cứng vững cao.
- Chuốt không sửa được sai lệch về vị trí tương quan do bước hay nguyên công trước để lại.
II. PHƯƠNG PHÁP CHUỐT
4. Một số biện pháp công nghệ
Định vị khi chuốt:
- Khi chuốt mặt phẳng, chuốt ngoài định vị giống như phay.
- Khi chuốt lỗ, do dao chuốt tham gia định vị ( Dao chuốt tương đương chốt trụ dài khống chế 4 bậc tự do), nếu mặt đầu có diện tích đủ lớn thì sẽ bị siêu định vị.
- Để tăng năng suất khi chuốt mặt phẳng người ra có thể cho dao đứng yên còn chi tiết gá trên bàn máy thực hiện chuyển động tịnh tiến hoặc quay liên tục.
III. PHƯƠNG PHÁP CƯA
Giới thiệu phương pháp cưa
Cưa kim loại là nguyên công nguội dùng cắt các tấm kim loại dày, phôi kim loại dạng tròn, định hình
Cưa tay bao gồm khung 5, tay cầm 6, lưỡi cưa 1 được kẹp chặt nhờ hai đầu nối xẻ rãnh 2 có lỗ khoan để cắm chốt 3 vào lỗ trên lưỡi cưa. Khi quay đai ốc 4 sẽ kéo căng đầu nối 2 và kẹp chặt lưỡi cưa trên khung.
III. PHƯƠNG PHÁP CƯA
- Lưỡi cưa được đánh số trên thân lưỡi cưa (ở phần không làm việc) các thông số như chiều dài lưỡi cưa (300), bề rộng lưỡi cưa (0,8), bước lưỡi cưa (1,5), vật liệu làm lưỡi cưa (Y8).
- Kích thước lưỡi cưa xác định bằng khoảng cách giữa hai lỗ trên thân lưỡi cưa. Lưỡi cưa lớn nhất có chiều dài 250 – 300 mm, chiều rộng 12-15 mm và chiều dày 0,6 – 0,8 mm. Lưỡi cưa cả hai mặt (trên và dưới) đều có lưỡi cắt thường có chiều rộng lớn hơn.
III. PHƯƠNG PHÁP CƯA
Giới thiệu kích thước của các loại lưỡi cưa, các góc của lưỡi cưa (y: góc trước, : anpha: góc sau) được chọn như sau: khi gia công hợp kim đồng nhôm y = 12° và anpha = 35°; khi gia công thép và gang: y = 0° và anpha = 30°.
III. PHƯƠNG PHÁP CƯA
2. Trình tự khi cưa
B1: Chọn lưỡi cưa theo vật cần cưa (độ cứng, hình dạng, kích thước).
B2: Kẹp chặt lưỡi cưa trên khung sao cho hướng lưỡi cắt theo hướng của hành trình làm việc khi cưa. Lưỡi cưa kẹp chặt vừa đủ, tránh xoắn, vặn.
B3: Khi thao tác cần đẩy lưỡi cưa trên suốt chiều dài.
B4: Khi cưa, không đẩy lưỡi cưa quá nhanh (> 30 – 60 hành trình/phút), khi đó ma sát, nhiệt cắt lớn làm lưỡi cưa mau mòn. Khi đẩy cưa phải nhẹ nhàng, đều, không giật, lắc.
B5: Không đẩy cưa đi đến cuối lưỡi cưa, vì khi chạm vào đầu nối có thể nới lỏng lưỡi cưa đã kẹp trên khung.
B6: Khi cưa, cần bôi trơn lưỡi cưa bằng dầu khoáng, tránh để nhiệt cắt lớn làm lưỡi cưa bị non, giảm độ cứng.
B7: Khi cưa vật liệu là đồng, đồng đỏ, phoi đồng bám vào lưỡi cưa làm lưỡi cưa không cắt, chỉ trượt đi. Khi đó, nên dùng lưỡi cưa mới và thường xuyên lau sạch phoi trên lưỡi cưa.
III. PHƯƠNG PHÁP CƯA
III. PHƯƠNG PHÁP CƯA
III. PHƯƠNG PHÁP CƯA
III. PHƯƠNG PHÁP CƯA
Quá trình cắt bao gồm hai hành trình: hành trình cắt khi lưỡi cưa đẩy về phía trước và hành trình không cắt khi lưỡi cưa đẩy lùi về phía người thợ. Ở hành trình lùi về, không được ấn lưỡi cưa xuống bề mặt gia công vì làm lưỡi cưa bị cùn, mòn, gãy lưỡi cắt; ở hành trình cắt cần đẩy lưỡi cưa đi đều, thẳng để miệng cắt được phẳng
III. PHƯƠNG PHÁP CƯA
Cưa, cắt tấm kim loại bản rộng, khi bắt đầu cưa, lưỡi cưa để nghiêng và cưa từ phía mép cạnh, sau đó giảm dần độ nghiêng và chuyển sang cắt phía mép cạnh đối diện, sau đó để lưỡi cưa ở vị trí nằm ngang và cưa đến khi đạt yêu cầu
III. PHƯƠNG PHÁP CƯA
3. Nguyên tắc an toàn khi cưa
- Lưỡi cưa được gá đặt chính xác và kẹp chặt cẩn thận trước khi làm việc.
- Chi tiết trước khi cắt được kẹp chắc chắn trên êtô.
- Không được dùng cưa không có tay nắm, không được dùng miệng thổi mạt phoi vì có nguy cơ mật phoi bắn vào mắt.
- Trước khi cắt rời cần đỡ phần sẽ cắt, tránh để rơi gây tai nạn.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
Giới thiệu phương pháp giũa
- Giũa kim loại là phương pháp gia công nguội hớt đi một lớp kim loại trên bề mặt của chi tiết gia công bằng dụng cụ là cái giũa. Giũa dùng để sửa nguội các chi tiết khi lắp ráp, giũa nguội tạo nên chi tiết có hình dáng, kích thước yêu cầu, sửa các mép cạnh chi tiết trước khi hàn.
- Giũa chia ra giũa thô và giũa tinh tuỳ theo loại giũa, độ chính xác khi giũa đạt 0,05 ram, nếu giũa cẩn thận có thể đạt 0,02 – 0,01 mm. Lượng dư khi giũa từ 0,025 – 1 mm.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
2. Phân loại các loại giũa
Giũa gồm nhiều loại có vật liệu, hình dáng, chiều dài, bước băm giũa khác nhau. Thông thường giũa được làm từ thép cacbon dụng cụ CD80,CD90, CD100, CD120 Trên mặt giũa, các răng giũa được gia công bằng nhiểu phương pháp: trên máy băm giũa bằng dụng cụ chuyên dùng, phay trên máy phay, chuốt trên máy chuốt và mài trên máy mài bằng đá chuyên dùng.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
Hình dạng và các thông số hình học của các vân giũa (răng) tuỳ thuộc vào phương pháp tạo răng
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
-Kết cấu của giũa dẹt bao gồm thân giũa có các vân giũa (răng) để tạo phoi khi giũa, cuối thân giũa được vát nhọn để đóng chặt vào cán giũa bằng gỗ
- Các dạng răng giũa: Răng giũa là các vết khía, răng băm trên thân giua để tạo thành các lưỡi cắt tạo phoi khi giũa Có nhiều loại răng giũa: loại có răng một chiều, loại có răng theo hai chiều chéo nhau, loại có vấu
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
3. Kỹ thuật giũa
Chất lượng bề mặt sau khi giũa phụ thuộc vào tư thế đứng của người công nhân, cách cầm giũa và thao tác khi giũa. Khi giũa, chi tiết được kẹp trên êtô, chiều cao êtô cần chọn để vị trí của tay khi làm việc tạo thành góc vuông (90°) so với cánh tay kể từ vai (hình a).Thân của người thợ tạo thành góc 45° so với cạnh của má êtô (hình b)
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
Khi giũa nguội bề mặt thường có các dạng sau:
- Giũa mặt phẳng (rộng hoặc hẹp).- Giũa các mặt phẳng hợp thành một góc.- Giũa các chi tiết hình trụ.
- Giũa các bề mặt cong (lồi, lõm).- Giũa các chi tiết mỏng.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
IV. PHƯƠNG PHÁP GIŨA
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
1. Giới thiệu phương pháp gia công bánh răng
- Bánh răng là một bộ phận cơ khí quay được có các răng được chế tạo để khớp với răng của bánh răng khác để truyền moment quay, là chi tiết dùng để truyền lực và chuyển động mà ta thường thấy trong các loại máy khác nhau.
Phân loại theo dạng truyền động có: bánh răng trụ, bánh răng côn, bánh vít.
- Các thông số công nghệ: số răng, mô đun, góc ăn khớp, biên dạng răng, góc nghiêng răng, hệ số dịch chỉnh, chiều cao răng, bề dày răng, chiều dày pháp tuyến chung (trường hợp bánh răng thân khai được mô tả ở hình dưới).
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
1. Giới thiệu phương pháp gia công bánh răng
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
2. Phương pháp chế tạo
- Một số quy trình sản xuất phôi bánh răng như: đúc, rèn, ép đùn, cán ren,
- Quy trình công nghệ trước khi cắt răng:
+ Gia công thô mặt lỗ.
+ Gia công tinh mặt lỗ.
+ Gia công thô mặt ngoài.
+ Gia công tinh mặt ngoài.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
- Bánh răng được chế tạo có thể nhỏ như những chiếc trong đồng hồ hoặc lớn đến 9m đường kính trong các cơ cấu trục di động.
- Độ chính xác cần thiết cho răng bánh răng phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Chất lượng răng kém sẽ làm việc truyền năng lượng không hiệu quả, tăng độ rung và tiếng ồn, ảnh hưởng xấu đến các đặc tính ma sát và mài mòn của bánh răng.
- Ví dụ, bánh răng tàu ngầm phải có chất lượng cực kỳ cao để giảm mức độ tiếng ồn, giúp tránh bị phát hiện.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
3. Phương pháp gia công răng và nguyên lý
- Bánh răng là một bộ phận cơ khí quay được có các răng được chế tạo để khớp với răng của bánh răng khác để truyền moment quay, là chi tiết dùng để truyền lực và chuyển động mà ta thường thấy trong các loại máy khác nhau.
Phân loại theo dạng truyền động có: bánh răng trụ, bánh răng côn, bánh vít.
- Các thông số công nghệ: số răng, mô đun, góc ăn khớp, biên dạng răng, góc nghiêng răng, hệ số dịch chỉnh, chiều cao răng, bề dày răng, chiều dày pháp tuyến chung (trường hợp bánh răng thân khai được mô tả ở hình dưới).
Có 2 phương pháp cơ bản gia công răng của bánh răng: định hình và bao hình (form cutting and generating).
+ Gia công định hình: là phương pháp cắt răng mà dụng cụ cắt có biên dạng lưỡi cắt là rãnh răng. Quá trình cắt răng không liên tục, khi cắt thì cắt từng rãnh răng một, sau đó phân độ để gia công tiếp rãnh răng khác.
+ Gia công bao hình: là phương pháp cắt răng mà dụng cụ cắt không cần có biên dạng lưỡi cắt là rãnh răng. Quá trình cắt răng diễn ra liên tục, khi cắt dụng cụ cắt sẽ lăn tương đối trên vành của bánh răng gia công và khi đó quỹ tích các đường bao của dụng cụ cắt là profin thân khai của bánh răng gia công.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
- Phương pháp định hình: tiến hành bằng dao phay định hình mà profin của nó phù hợp với profin của rãnh răng.
Phay định hình:
- Răng thẳng: dùng dao phay đĩa môđun hoặc dao phay ngón môđun
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
Răng nghiêng: Để tạo được răng nghiêng cần thực hiện đồng bộ chạy dao của bàn máy và chuyển động quay của đầu phân độ bằng cách nối trục vitme bàn máy thông qua bộ bánh răng thay hế với trục truyền động của đầu phân độ.
Răng chữ V: thực hiện bằng dao phay ngón trên máy phay vạn năng cơ cấu phân độ và đảo chiều quay bánh răng trong quá trình chạy dao dọc hoặc gia công trên máy bán tự động chuyên dùng.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
Đặc điểm của phay định hình:
- Độ chính xác thấp.
- Thường là sản xuất bánh răng cho bộ truyền tốc độ thấp.
- Mỗi dao phay dùng để sản xuất một loại bánh răng trong phạm vi răng nhất định và có hình dáng răng gần đúng.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
- Bào định hình:
Bào răng định hình được thực hiện trên máy bào răng với dao định hình cũng có profin giống profin rãnh răng hoặc dao thông thường với dưỡng.
- Chuốt định hình:
Gia công bánh răng bằng phương pháp chuốt định hình cho năng suất và độ chính xác cao, thường dùng ở dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
- Bào định hình:
Bào răng định hình được thực hiện trên máy bào răng với dao định hình cũng có profin giống profin rãnh răng hoặc dao thông thường với dưỡng.
- Chuốt định hình:
Gia công bánh răng bằng phương pháp chuốt định hình cho năng suất và độ chính xác cao, thường dùng ở dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
- Gia công theo phương pháp bao hình:
- Phay lăn răng: là phương pháp phay bánh răng theo nguyên lý bao hình, cho năng suất và độ chính xác cao.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
- Răng thẳng: chuyển động bao hình được thực hiện trên nguyên lý ăn khớp giữa dao và phôi. Đó là chuyển động quay của dao và phôi, đồng thời dao phay lăn còn có chuyển động tịnh tiến dọc trục phôi
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
- T ương tự như với răng thẳng nhưng phải đảm bảo cho đoạn xoắn vít của dao ở vùng cắt trùng với phương răng chi tiết gia công
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
Đặc điểm của phay lăn răng:
- Tính vạn năng cao.
- Năng suất gia công cao.
- Dao phức tạp, khó chế tạo.
- Không thể gia công các loại bánh răng bậc.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
- Xọc răng: là phương pháp cắt bao hình, dao xọc có dạng bánh răng (hình chậu) hay dạng thanh răng (hình lược).
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
- Xọc răng bằng dao xọc dạng bánh răng: trong quá trình gia công, dụng cụ cắt chuyển động cắt theo hướng dọc trục của bánh răng và cùng với chi tiết có chuyển động quay cưỡng bức.
- Xọc răng bằng dao xọc dạng thanh răng: dao có dạng thanh răng với profin hình thang răng với profin hình thang thực hiện chuyển động cắt theo hướng vuông góc với mặt đầu của bánh răng gia công.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
Đặc điểm của xọc răng:
- Độ chính xác tương đối cao.
- Là phương pháp duy nhất có thể gia công bánh răng có khoảng cách bậc nhỏ, bánh răng trong.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
Gia công mặt đầu của răng:
- Phương pháp thủ công: dùng dũa tay để gia công đầu răng.
- Phương pháp dùng may chuyên dùng với dao phay ngón: dao có chuyển động theo một cung tròn 180 độ cắt từ cạnh bên này sang cạnh bên kia của một đầu răng, còn bánh răng được gia công thì đứng yên.
- Dùng máy chuyên dùng với dao phay định hình chuyên dùng: cả dao và chi tiết đều chuyển động. Quỹ đạo tương đối của dao so với chi tiết là một đường epixicloid.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
Gia công tinh bánh răng trụ:
- Chạy rà bánh răng: Phương pháp chạy rà bánh răng thực hiện khi hai bánh răng gia công ăn khớp với một hoặc ba bánh răng mẫu đã được tôi có độ cứng và chính xác cao hơn.
- Cà răng: là phương pháp gia công tinh bánh răng cho những bánh răng không cứng lắm. Các phương pháp: chạy dao song song, chạy dao vuông góc, chạy dao tiếp tuyến, chạy dao theo đường chéo.
- Mài răng: thực hiện theo 2 nguyên lý cơ bản: định hình và bao hình bằng một hoặc hai đá.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
- Theo phương pháp định hình: thực hiện nhờ đá mài có profin giống như profin rãnh răng. Trong quá trình gia công, đá mài thực hiện chuyển động cắt quay tròn, ngoài ra đá còn có thêm chuyển động dọc theo trục của bánh răng để cắt hết chiều dày răng.
- Theo phương pháp bao hình: dựa theo nguyên lí ăn khớp của thanh răng với bánh răng mà thanh răng có cùng mô đun và góc ăn khớp với bánh răng gia công.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
4. Gia công bánh răng
Gia công bánh răng côn răng thẳng:
- Phương pháp định hình:
- Phay định hình: dụng cụ cắt có profin giống như profin của rãnh răng được gia công, trong trường hợp này là dao phay mô đun (đĩa và ngón), Công việc sẽ được thực hiện trên máy phay vạn năng có ụ phân độ.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
Bào theo dưỡng:
+ Sử dụng phương pháp này để gia công bánh răng côn răng thẳng có đường kính và mô đun lớn.
+ Dưỡng có bề mặt làm việc tương đương mặt thân khai của mặt bên răng gia công.
+ Phương pháp này thích hợp với các nhà máy chế tạo máy hạng nặng.
Chuốt định hình: dùng dao chuốt hình tròn để cắt các bánh răng côn có mô đun nhỏ và trung bình trên máy chuốt răng chuyên dùng.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
Phương pháp bao hình:
- Phay bao hình bằng hai dao phay dĩa:
Phương pháp này có quá trình cắt được thực hiện bằng hai dao phay dĩa nhưng nghiêng về hai phía và cùng nằm trong một rãnh răng gia công. Dao có đường kính lớn, dang răng thấp, mặt bên là cạnh của hình thang giống dạng răng của thanh răng. Các mảnh lưỡi cắt của dao này nằm xen giữa mảnh lưới cắt của dao kia.
- Bào răng bao hình: sử dụng để gia công các bánh răng côn có mô đun nhỏ.
V. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
- Gia công bánh vít
Khi gia công bánh vít, dụng cụ cắt trong mọi trường hợp đều đóng vai trò trục vít ăn khớp với bánh vít được cắt.
Tiến dao tiếp tuyến:
+ Dao phay ngoài chuyển động quay.
+ Tiến dao tiếp tuyến với bánh vít.
+ Bàn máy thực hiện thêm chuyển động quay.
+ Độ chính xác cao.
+ Năng suất thấp.
v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qua_trinh_gia_cong_co_khi_phay_chuot_cua_giua_va_gia_cong_ba.ppt