Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giai đoạn 1986 - 2005

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thu Hằng Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp và những người thân trong gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Đạt, giảng viên trường Đại h

pdf154 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3309 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giai đoạn 1986 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo, cùng các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức và thực hiện thành công khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam (2006 – 2009) , tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ về lĩnh vực mà tôi tâm huyết. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường trung học phổ thông Ngô Quyền, các cơ quan ban ngành của thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn Phòng khoa học công nghệ - sau đại học, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng tiến độ. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN - TTCN : công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp DV : dịch vụ GTSX : giá trị sản xuất KCN : khu công nghiệp NLTS : nông lâm thủy sản Nxb : nhà xuất bản Ph : phường TM : thương mại TP : thành phố UBND : ủy ban nhân dân XHCN : xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Kèm theo đó là quá trình đô thị hóa, một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, chuyển biến các xã hội nông nghiệp – nông dân – nông thôn sang các xã hội đô thị - công nghiệp – thị dân. Ở Việt Nam, do sự phát triển chậm chạp của công nghiệp và thương nghiệp trong lịch sử nên hầu hết các đô thị mang chức năng tổng hợp, vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế, đồng thời giữ vai trò trung tâm văn hóa. Hiện nay, quá trình đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của công nghiệp hóa, mà biểu hiện của nó là sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu kinh tế mở có quy mô, chất lượng phát triển khác nhau. Cùng với sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, Đồng Nai có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, là một đỉnh trong tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía nam của cả nước; tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố (Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh). Hòa cùng công cuộc đổi mới của đất nước từ năm 1986, Đồng Nai đang tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Nhiều đô thị đã và đang giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của tỉnh như Biên Hòa, Long Khánh, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch. Trong đó, Biên Hòa đã được nhà nước công nhận là đô thị loại II, trở thành đô thị đối trọng với thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế đô thị phía Nam của cả nước. Tại Biên Hòa, nhiều khu công nghiệp khác nhau với quy mô lớn, nhỏ đã được xây dựng, hoạt động có công suất cao. Giữ vai trò quan trọng, thành phố Biên Hòa nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, thu hút được nhiều dự án đầu tư từ trong và ngoài nước, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối phát triển. Song song với những thuận lợi có được từ vị trí và tiềm năng phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra ở Biên Hòa còn gặp nhiều khó khăn: bất cập trong quản lí, tính không đồng bộ trong quy hoạch, những hệ lụy mà đô thị hóa đem lại như môi trường tự nhiên bị thoái hóa, môi trường văn hóa bị ảnh hưởng và các vấn đề xã hội khác. Để thực hiện quá trình đô thị hóa thành phố Biên Hòa theo đúng tinh thần quy hoạch và tránh những hạn chế, sai lầm có thể mắc phải, cần có cái nhìn cụ thể và khái quát, xem xét quá trình đô thị hóa ấy diễn ra như thế nào, những nhân tố khách quan và chủ quan tác động, chi phối. Trên cơ sở đó có những bài học kinh nghiệm phục vụ cho sự nghiệp chung công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và cả nước, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa, hội nhập với quốc tế. Điều này có ý nghĩa thời sự, mang tính thực tiễn cao; đồng thời khắc họa sâu thêm kiến thức khoa học đối với người viết, đảm bảo tính toàn diện trong nghiên cứu lịch sử không chỉ dừng lại ở lịch sử quân sự - chính trị mà còn là tất cả những gì xảy ra liên quan đến con người và xã hội loài người. Là một người dân của tỉnh Đồng Nai, một giáo viên giảng dạy ở trường trung học phổ thông, tìm hiểu về quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa cũng chính là tìm hiểu về lịch sử phát triển của vùng đất này trong quá trình hơn 20 năm kể từ ngày đổi mới. Đó sẽ là những nội dung được truyền đến học sinh trong các giờ dạy lịch sử địa phương, giáo dục cho các em lòng tự hào và tinh thần trách nhiệm đối với địa phương. Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giai đoạn 1986 - 2005” làm luận văn cuối khóa học. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích của việc nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu sự chuyển biến trên tất cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở thành phố Biên Hòa trong quá trình đô thị hóa từ năm 1986 đến năm 2005. Nghiên cứu còn làm rõ những tác động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển chung của thành phố, rút ra một số đặc điểm và bài học kinh nghiệm trong quá trình đô thị hóa; từ đó đề ra một số định hướng để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Đô thị hóa là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và trải qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn tiền công nghiệp, giai đoạn công nghiệp hình thành và phát triển, giai đoạn hậu công nghiệp. Ở Việt Nam, các đô thị cũng được hình thành sớm. Cuốn “Đô thị cổ Việt Nam” của Viện sử học, Hà Nội, 1989 đã miêu tả, giới thiệu 13 đô thị cổ ra đời và phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỉ III đến thế kỉ XIX. Trong đó có những đô thị đã bị mai một hoàn toàn nhưng cũng có những đô thị tồn tại và liên tục phát triển cho đến hôm nay, trở thành đô thị hiện đại, tiêu biểu như Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên vấn đề quy hoạch đô thị chưa thấy được đề cập đến. Năm 1995, ấn phẩm “ Đô thị Việt Nam” gồm hai tập của tác giả Đàm Trung Phường ra đời đánh dấu bước phát triển trong việc nghiên cứu đô thị hóa. Theo giáo sư “cho đến giữa thập niên 90 vẫn chưa có ai viết sách và tiếp cận một cách có hệ thống, toàn diện về vấn đề quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam” [48, tr.56]. Tác phẩm nghiên cứu của giáo sư đã đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam hiện nay, nghiên cứu – định hướng phát triển đô thị trong bối cảnh đô thị hóa thế giới và bước đầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đồng thời tác giả còn trình bày mở rộng những khái niệm về đô thị học trong mối quan hệ với những tiến bộ của khoa học mới, đem đến những thông tin có tính chất tham khảo về vấn đề đô thị. Có thể xem đây là công trình quan trọng để tiếp cận các vấn đề lí luận về đô thị nói chung cũng như về đô thị hóa nói riêng. Tuy nhiên, “Đô thị Việt Nam” có hạn chế là chưa đi sâu vào từng đô thị. Cuốn sách khác có nội dung liên quan là “Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á” của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á do Nxb thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 1996. Cuốn sách đã đề cập một cách cụ thể nhiều khía cạnh khác nhau của hiện tượng đô thị hóa trong bối cảnh lịch sử ngày nay. Chương một đề cập đến xu thế đô thị hóa của một số thành phố tại Việt Nam và Đông Nam Á, trong đó nhấn mạnh đến thành phố Hồ Chí Minh, nơi có tốc độ đô thị hóa cao nhất của cả nước. Chương hai nêu lên những vấn đề đặt ra từ quá trình đô thị hóa như nhu cầu quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, tình trạng tăng dân số cơ học; đồng thời nêu ra một số kinh nghiệm trong phát triển đô thị của các nước Đông Nam Á. Chương ba nhấn mạnh đến vấn đề môi trường nhân văn, môi trường văn hóa của con người trong quá trình đô thị hóa. Chương bốn dựng lại tiến trình đô thị hóa trong lịch sử, giới thiệu một số đô thị cổ ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Năm 1998, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử. Ngoài nội dung đề cập đến những vấn đề mang tính lý thuyết chung về đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay: đô thị hóa lấy tăng trưởng kinh tế, lấy con người làm trung tâm; cuốn sách còn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng đô thị Việt Nam, phát hiện các vấn đề nảy sinh và làm rõ vai trò quan trọng của các chính sách tác động đến sự phát triển đô thị ở nước ta. Ngoài ra còn hàng loạt công trình nghiên cứu viết về các vấn đề khác nhau của đô thị hóa như “Dân số và nhà ở đô thị Việt Nam” của Phạm Văn Trình (Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1996), “Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thanh Tuấn (Nxb Văn hóa thông tin, 2006), “Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam” (Nxb Văn hóa Thông tin, 2005) của tác giả Đình Quang, “Vấn đề nhà ở đô thị trong nền kinh tế thị trường của thế giới thứ ba” (Nxb Khoa học Xã hội, 1996), tác giả là Trịnh Duy Luân và Michael Leaf,... Như vậy, nhìn chung các sách viết về về đô thị hóa ở Việt Nam tương đối nhiều, đặc biệt trong giai đoạn từ sau năm 1975. Song các công trình này hầu hết dừng lại ở những vấn đề mang tính lý luận hoặc nghiên cứu về các đô thị lớn: TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các đô thị loại II như thành phố Biên Hòa ở tỉnh Đồng Nai chưa thấy được đề cập đến một cách nghiêm túc, đầu đủ. Điển hình phải kể đến Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thủy với nhan đề “Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 – 1996”. Luận án đã trình bày quá trình đô thị hóa ở các quận huyện ven đô thành phố Hồ Chí Minh như Quận 8, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ quá trình biến đổi của các quận huyện trong khoảng thời gian hơn 20 năm (1975 - 1996) trên tất cả các mặt, trong đó tập trung vào sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng của các địa bàn khảo sát. Năm 2008, Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Tấn Tự nghiên cứu về “Quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh (1986-2003)” đã đóng góp một cách tiếp cận mới về đô thị hóa, dựng lại bức tranh chuyển đổi từ một vùng nông nghiệp sang thành thị ở Bình Chánh, đưa ra những nhận xét, kiến nghị cho sự phát triển trong tương lai. Tài liệu sớm nhất đề cập đến lịch sử kinh tế xã hội ở thành phố Biên Hòa là “Gia Định thành thông chí” của tác giả Trịnh Hoài Đức. Cuốn “Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển” (của Nxb Đồng Nai, 1998) được viết nhân dịp Đồng Nai – Biên Hòa tròn 300 tuổi kể từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá năm 1698. Tác phẩm đã trình bày về lịch sử phát triển của vùng đất, đồng thời có đề cập đến đặc điểm kinh tế Đồng Nai trước và sau thời kì đổi mới cho đến năm 2000. Tuy nhiên bức tranh về đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa vẫn chưa được khắc họa. Năm 2001, Nxb Đồng Nai cho ra đời ấn phấm “Địa chí Đồng Nai” gồm 5 tập, trình bày rất cụ thể về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh nhà trên các nội dung: tổng quan, lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội. Thành phố Biên Hòa chỉ được đề cập đến một cách sơ lược trong sự phát chung đó. Nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được kể từ ngày giải phóng đến năm 2000, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã xuất bản cuốn “Đồng Nai 25 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội” (năm 2002). Có thể nói đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho chúng tôi khi nghiên cứu về thành phố Biên Hòa. Tiếp đến năm 2005 Nxb Chính trị Quốc gia cho ra đời cuốn “Đồng Nai thế và lực mới trong thế kỉ XXI”, một tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp cái nhìn khái quát về trình độ, tốc độ phát triển của tỉnh nhà trong bối cảnh toàn cầu mới, giới thiệu với bạn đọc toàn cảnh kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, đề cập đến thành phố Biên Hòa còn có các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, trong đó phải kể đến đề tài “Công nghiệp hóa – Đô thị hóa và sự phân hóa giàu nghèo ở thành phố Biên Hòa” của tác giả Lê Thị Kiều Trang, khoa Địa Lí trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh năm 2004. Đề tài miêu tả một cách chung nhất sự phát triển của thành phố trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2000, trong đó tập trung vào sự phân hóa mức sống của người dân. Tuy nhiên đề tài chưa làm rõ được những biến đổi về văn hóa – xã hội, đánh giá những tác động mà quá trình đô thị hóa đem lại. Trên đây là một số công trình của các tác giả có liên quan đến đề tài mà chúng tôi đã tham khảo. Chắc chắn rằng sẽ còn những công trình, những bài viết mà chúng tôi chưa có dịp tham khảo hoặc còn tản mát đâu đó mà chúng tôi chưa có cơ hội tiếp cận. Trong quá trình viết đề tài, chúng tôi sẽ cố gắng tham khảo tất cả những công trình của những người đi trước, qua đó có thể kế thừa những kết quả đạt được, đồng thời bổ sung những khiếm khuyết mà các tác giả chưa đề cập đến hoặc do lịch sử biến đổi và thời gian vượt qua. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Như tên đề tài chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình đô thị hóa diễn ra ở thành phố Biên Hòa ở tỉnh Đồng Nai. Cụ thể đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu quá trình đô thị hóa đã diễn ra như thế nào, những yếu tố nào tác động đến quá trình ấy và những bài học được rút ra trong quá trình đô thị hóa. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong không gian xác định: thành phố Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai, trong thời gian cụ thể từ năm 1986 đến năm 2005, vì đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến đổi quan trọng và sâu sắc đối với thành phố Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung. Để hoàn thành đề tài, nhiệm vụ được đặt ra cần phải thực hiện là: - Nghiên cứu lí luận về các khái niệm đô thị, đô thị hóa và lịch sử của quá trình đô thị hóa thành phố Biên Hòa làm cơ sở lí luận cho đề tài. - Tìm hiểu, điều tra về quá trình phát triển của đô thị Biên Hòa trên các nội dung kinh tế - xã hội – văn hóa cũng như các vấn đề phát sinh trong quá trình ấy. - Rút ra những đặc điểm, bài học kinh nghiệm của thành phố Biên Hòa trong gần 20 năm (1986 – 2005) tiến hành đô thị hóa, đưa ra những giải pháp có tính chất tham khảo cho sự phát triển của thành phố. V. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình thực hiện đề tài là quá trình xử lí tài liệu khác nhau từ các nguồn tư liệu: - Các văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Nai, các văn bản đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai. - Đặc biệt là các số liệu Thống kê, báo cáo năm của các cơ quan chức năng có liên quan đến vấn đề đô thị hóa, các văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Biên Hòa. Đây là cơ sở chính để chúng tôi thực hiện đề tài. - Tài liệu khác là các sách viết về vùng đất Đồng Nai xưa cũng như Biên Hòa hiện nay sẽ giúp chúng tôi dựng lại lịch sử phát triển của vùng đất Đồng Nai - Biên Hòa đến trước năm 1986. - Tài liệu thứ tư tạo cơ sở lý luận cho đề tài chính là các chuyên khảo, công trình nghiên cứu, bài viết, các tham luận khoa học của các tác giả, các nhà nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa. - Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát, điền dã để thu thập thêm tư liệu thực tế cho đề tài và còn các trang Web liên quan đến nội dung đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Tuy nhiên, vì đô thị hóa là một quá trình diễn ra phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra thực tế, phương pháp so sánh sử học, phương pháp nghiên cứu liên ngành: thống kê toán học, so sánh, tổng hợp … Việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ giúp cho đề tài nghiên cứu có được kết quả xác thực hơn. VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi tái hiện lại một cách khách quan, trung thực quá trình đô thị hóa thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai trong khoảng 20 năm thực hiện đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2005), đồng thời làm sáng tỏ quá trình chuyển biến của từng thành tố thuộc vấn đề đô thị hóa, đó là sự chuyển biến của địa phương và cộng đồng tại chỗ trong lĩnh vực nghề nghiệp, văn hóa, lối sống…trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. - Luận văn bước đầu phân tích, đánh giá những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình đô thị hóa của thành phố Biên Hòa, rút ra một số bài học kinh nghiệm mang tính chất định hướng, trên cơ sở đó có những đề xuất, kiến nghị về quá trình đô thị hóa thành phố trong tương lai. - Dựng lại bức tranh đô thị hóa thành phố Biên Hòa trong thời gian đổi mới, luận văn đã tiếp cận và hệ thống hóa nhiều tư liệu khác nhau, góp phần nghiên cứu về lịch sử thành phố Biên Hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung, đồng thời phục vụ cho công tác giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông. VII. BỐ CỤC LUẬN VĂN Luận văn ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung gồm có ba chương. - Chương 1: Tổng quan về đô thị hóa và khái quát quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa trước năm 1986. - Chương 2: Những chuyển biến về cảnh quan môi trường, cơ sở hạ tầng và kinh tế trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (1986 – 2005). - Chương 3: Chuyển biến về dân cư và đời sống dân cư ở thành phố Biên Hòa trong quá trình đô thị hóa (1986 – 2005). Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TRƯỚC NĂM 1986 1.1. Đô thị và đô thị hóa 1.1.1. Đô thị Đô thị là một trong những dấu hiệu lâu đời nhất của nền văn minh nhân loại, bắt đầu có khoảng 4000 năm đến 6000 năm trước đây hoặc lâu hơn nữa. Khi đó, đô thị chỉ là nơi tập trung khá đông người hoạt động nông nghiệp. Trải qua thời gian, những đô thị được hình thành sau hàng loạt biến động về dân cư, thủ công nghiệp, công nghiệp và thương mại. Ngày nay, những thay đổi về khoa học kỹ thuật và kinh tế làm biến đổi sâu sắc cấu trúc, chức năng, kiến trúc và quy mô dân số đô thị cũng như tỉ lệ dân cư đô thị. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, đô thị là nơi tập trung dân cư đông với mật độ dân số cao, lấy hoạt động kinh tế phi nông nghiệp làm ngành kinh tế chính và có điều kiện sinh hoạt theo hướng tiến bộ, văn minh hơn so với những vùng xung quanh. Điều này đã được phản ánh tương đối trọn vẹn trong cách định nghĩa về đô thị của Bách khoa toàn thư Hoa Kỳ, rằng đô thị (city) như một cách sử dụng thông thường chỉ một tập hợp dân cứ có quy mô đáng kể, chỉ một nơi mà điều kiện sống trái ngược với đời sống nông thôn và đời sống hoang dã. Nó là một hiện thực chung của xã hội văn minh. Ở Việt Nam, xuất phát từ lịch sử hình thành đô thị cổ, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khái niệm đô thị gồm hai thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính – chính trị; thị có nghĩa là chợ, mang hàm nghĩa kinh tế. Chức năng chính trị lấn át chức năng kinh tế. Giáo sư Cao Xuân Phổ đã phát biểu: “Trong tiếng Việt, có nhiều từ để chỉ khái niệm đô thị: đô thị, thành phố, thị trấn, thị xã,... Các từ đó đều có hai thành tố: đô thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ. Thời trước, chức năng hành chính lấn át chức năng kinh tế, bộ phận đảm nhận cai quản đô thị là do Nhà nước bổ nhiệm. Đô thị phương Tây có ít tính chính trị hơn và thiên về chức năng kinh tế” [47, tr.103]. Tuy nhiên đây không là đặc điểm duy nhất của đô thị Việt Nam thời hiện đại. Bên cạnh yếu tố “đô”, “thành” còn có những yếu tố khác đóng vai trò quan trọng như giao thông, điện nước, giáo dục, văn hóa, y tế,... Chính vì vậy theo các tác giả của công trình khoa học Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, “Đô thị là điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện” [2, tr.14]. Cách định nghĩa này cũng tương đồng với quan điểm của nhà nước được thể hiện trong nghị định số 132/HĐBT ngày 5/5/1990 về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị. Theo đó, đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản: 1. Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định. 2. Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn). 3. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động; là nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển. 4. Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng. 5. Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng. Cũng theo Nghị định này, ở Việt Nam có 5 loại đô thị: - Đô thị loại I: là đô thị rất lớn; trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, giao thông, công nghiệp, giao dịch quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước; có số dân từ 1 triệu người trở lên với tỉ suất hàng hóa cao, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số lao động; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ; có mật độ dân cư bình quân 15.000 người/km2 trở lên. - Đô thị loại II: là đô thị lớn; trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch – dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ; có số dân từ 35 vạn người đến dưới 1 triệu người; sản xuất hàng hóa phát triển, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số lao động; mật độ dân cư bình quân là 12.000 người/km2 trở lên. - Đô thị loại III: là đô thị trung bình lớn; trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, du lịch – dịch vụ; có vai trò thúc đẩy phát triển một tỉnh, hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ; dân số từ 10 vạn người đến dưới 35 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn); sản xuất hàng hóa tương đối phát triển, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80% trở lên trong tổng số lao động; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt; mật độ dân cư bình quân 10.000 người/km2 trở lên (vùng núi có thể thấp hơn). - Đô thị loại IV: là đô thị trung bình nhỏ; trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùng trong tỉnh; dân cư từ 3 vạn người đến 10 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn); là nơi sản xuất hàng hóa, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70% trở lên trong tổng số lao động; đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng từng phần; mật độ dân cư 8000 người/km2 trở lên (vùng núi có thể thấp hơn). - Đô thị loại V: là đô thị nhỏ, trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội, hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp,... có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc một vùng trong huyện; dân số từ 4000 người đến dưới 3 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn); tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động; bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật; mật độ dân cư bình quân 6000 người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn). Đối với đô thị loại I và loại II do Trung ương quản lí. Đối với đô thị loại III và loại IV do tỉnh quản lí. Đối với đô thị loại V do huyện quản lí. Như vậy, theo Nghị định này thì TP. Biên Hòa là đô thị loại III. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đô thị ở Việt Nam phát triển nhanh chóng về chất lượng và số lượng, đặc biệt là quy mô của các đô thị. Nghị định 132/HĐBT tỏ ra không còn phù hợp, vì vậy ngày 5/10/2001 Nghị định số 72/2001/ NĐ - CP được ban hành thay thế cho Nghị định 132 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Theo quy định pháp lý về đô thị, đô thị nước ta là các điểm dân cư tập trung có đủ hai điều kiện sau: - Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. - Về trình độ phát triển: 1- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định nhất định, nhỏ nhất cũng phải là tiểu vùng trong huyện; 2- Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4.000 người; 3- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở lên trong tổng số lao động của nội thành, nội thị; 4- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị đạt 70% mức quy định đối với từng loại đô thị; 5- Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng, tối thiểu 2000người/km2. Theo đó, đô thị Việt Nam được chia làm 6 loại: - Đô thị loại đặc biệt là đô thị rất lớn, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước, dân số trên 1,5 triệu người, mật độ dân số trung bình trên 15.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp/tổng số lao động trên 90%. - Đô thị loại I: là những đô thị lớn có chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, du lịch – dịch vụ,... giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh; quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên, mật độ dân số từ 12.000 người/km2 trở lên với tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 85%. - Đô thị loại II: là những đô thị trung bình lớn, phải đảm bảo các chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,... trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực của cả nước, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp/ tổng số lao động trên 80%, dân số lớn hơn hoặc bằng 250.000 người, mật độ dân số từ 10.000 người/km2 trở lên. - Đô thị loại III: là đô thị loại trung bình, giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp/ tổng số lao động trên 75%, dân số trên 100.000 người, mật độ dân số từ 8000 người/km2 trở lên. - Đô thị loại IV: là đô thị loại trung bình nhỏ; giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp/ tổng số lao động trên 70%, dân số trên 50.000 người, mật độ dân số trung bình trên 6000 người/km2 trở lên. - Đô thị loại V: là đô thị loại nhỏ với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hóa và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một huyện hoặc cụm xã; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp/ tổng số lao động trên 65%; dân số trên 4.000 người; mật độ dân số trung bình trên 2000 người/km2 . Theo dõi thêm bảng phân loại tổng hợp đô thị trên cơ sở của nhiều tiêu chí sau: Bảng 1.1. Phân loại đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP Loại đô thị Vai trò trung tâm (chủ yếu) Dân số (người) Lao động phi nông nghiệp (%) Hạ tầng cơ sở Một độ dân số (người/km2) Đặc biệt Quốc gia > 1.500.000 > 90 Đồng bộ, hoàn chỉnh > 15.000 I Quốc gia và liên tỉnh > 500.000 > 85 Nhiều mặt đồng bộ, hoàn chỉnh > 12.000 II Quốc gia (một số lĩnh vực), liên tỉnh > 250.000 > 80 Nhiều mặt tiến tới đồng bộ, hoàn chỉnh > 10.000 III Liên tỉnh (một số lĩnh vực), tỉnh > 100.000 > 75 Từng mặt đồng bộ, hoàn chỉnh > 8.000 IV Tỉnh, liên huyện > 50.000 > 70 Từng mặt tiến tới đồng bộ, hoàn chỉnh > 6.000 V Huyện, tiểu vùng (cụm xã) > 4.000 > 65 Đã hoặc đang xây dựng, chưa đồng bộ và hoàn chỉnh > 2.000 Nguồn: [29, tr.142] Ngoài ra, Nghị định còn đưa ra những tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho các trường hợp đặc biệt như ở vùng núi, miền cao, vùng sâu, vùng xa,... và quy định việc phân loại cấp quản lí đô thị gồm: - Thành phố trực thuộc Trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I. - Thành phố và thị xã thuộc tỉnh phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại III, IV. - Thị trấn thuộc huyện phải là đô thị loại IV hoặc đô thị loại V. Tóm lại, ngày nay, đô thị được hiểu là một khu dân cư tập trung có những đặc điểm: - Về cấp quản lí, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập. - Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn như là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc trung ương, vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện... Ngoài ra, đô thị phải là nơi có dân số tập trung cao và hoạt động sống chủ yếu của cư dân trong khu vực ấy là những hoạt động phi nông nghiệp...[71, tr.19]. 1.1.2. Đô thị hóa Đô thị hóa được hiểu là một quá trình vận động kinh tế - xã hội – văn hóa phức tạp, là quá trình nâng cao vai trò của thành phố đối với sự phát triển của xã hội. Quá trình này bao gồm sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực như cơ cấu kinh tế, quy mô và sự phân bố dân cư, kết cấu nghề nghiệp, cơ sở hạ tầng, lối sống, văn hóa,... Khái niệm đô thị hóa được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra định nghĩa tùy theo quan điểm và góc độ tiếp cận. Trong Từ điển tiếng Việt, để định nghĩa về khái niệm đô thị hóa và nhấn mạnh hơn vai trò của thành thị đối với sự phát triển xã hội, các tác giả viết: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội” [86, tr.13]. Từ góc độ dân số, đô thị hóa “...theo nghĩa hẹp là sự phát triển hệ thống thành phố nhất là các thành phố lớn, tăng tỉ trọng dân số đô thị trong nước, trong khu vực và thế giới...” Định nghĩa ngắn g._.ọn hơn “Đô thị hóa là sự phát triển tỉ trọng dân số các khu vực đô thị” [56, tr.120]. Đây là cách xem xét vấn đề dựa trên chủ yếu sự thay đổi số lượng dân cư theo hướng tập trung ngày một cao hơn tại một địa điểm, từ đó đánh giá mức độ đô thị hóa của một thành phố. Theo các nhà địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian, mật độ dân cư, thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nông nghiệp tại một khu vực. Quá trình đô thị hóa được thể hiện ở các nội dung: - Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Sự thay đổi này thường không phải là tác nhân chính đối với sự phát triển của đô thị vì mức độ tăng dân số tự nhiên của thành phố không cao hơn so với vùng nông thôn. - Sự chuyển dịch dân cư từ vùng nông thôn ra thành thị, nói rộng hợn là sự nhập cư từ các vùng đến đô thị. Đây là nghuyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng dân số đột biến trên một vùng hay lãnh thổ. - Sự chuyển dịch đất đai từ mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và đất thổ cư. Đứng trên lập trường của những nhà quản lý và kinh tế, đô thị hóa “là quá trình cấu trúc lại chức năng của khu vực nông thôn, là quá trình gia tăng phát triển công nghiệp và dịch vụ. Và vì vậy đô thị hóa thường được hiểu như là quá trình song song với sự phát triển công nghiệp và cuộc cách mạng công nghệ, gia tăng các hoạt động phi nông nghiệp hội tụ trên một không gian nhất định” [71, tr.15]. Dưới góc độ xã hội, bản chất của đô thị hóa là sự khám phá ra các hình thức sinh hoạt mới của con người bên cạnh sự phá vỡ các quan hệ truyền thống được hình thành trong dân cư nông nghiệp. Đó là quá trình biến đổi các mối quan hệ theo kết cấu gia đình - họ hàng – xóm giềng – làng xã – xã hội sang gia đình – đường phố - xã hội; biến đổi môi trường thiên nhiên sinh thái theo mối giao hòa nhà vườn – lũy tre làng – đồng lúa sang môi trường thiên nhiên sinh thái theo kết cấu nhà (chung cư) – đường phố - công sở. Chính vì vậy John Macionis nêu lên trong cuốn sách giáo khoa xã hội học (1988) rằng “Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư trong xã hội mà còn chuyển thể (transform) nhiều kiểu mẫu (patterns) của đời sống xã hội” [32, tr.70]. Ngoài ra, đô thị hóa còn là sự phổ biến và lan truyền những khuôn mẫu hành vi, ứng xử vốn đặc trưng của người dân đô thị tới các vùng nông thôn. Nói cách khác, đó chính là sự lan truyền của lối sống đô thị, văn hóa đô thị. Tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân trong Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định: “Xét trên phương diện cách sống, đô thị hóa là một sự thay đổi lối sống và đồng thời thay đổi khung cảnh sống. Xét trên quan điểm sinh thái nhân văn thì đô thị hóa là một quá trình chuyển động làm thay đổi lối sống và cảnh quan của một hệ thống quần cư từ hệ sinh thái nông thôn sang hệ sinh thái kinh tế xã hội đô thị. Xét trên bình diện văn hóa thì đô thị hóa là quá trình chuyển đổi văn hóa làng xã thành văn hóa đô thị...” [70, tr.13]. Có thể thấy rằng đô thị hóa là một phạm trù rộng lớn, đề cập một cách sâu sắc, toàn diện đến quá trình chuyển đổi mạnh mẽ các lĩnh vực trong đời sống từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến khoa học kỹ thuật và cả không gian cư trú của con người. Giáo sư Đàm Trung Phường đã tổng kết: “Đô thị hóa là một quá trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng phân tán trên một diện tích rộng khắp, hầu như toàn quốc sang những hoạt động tập trung hơn như chế biến sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ thương mại, tài chính, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật,... Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với động thái phát triển không gian kinh tế - xã hội, trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hóa và phương thức tổ chức lối sống xã hội... Do vậy, có thể nói đô thị hóa là một quá trình diễn biến về kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự” [48, tr.7]. Mặc dù còn nhiều cách nhìn khác nhau về đô thị hóa nhưng nhìn chung các nhà khoa học đều thống nhất với nhau đô thị hóa là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan của sự phát triển, có tính phổ biến toàn cầu trên phạm vi rộng lớn. Đó là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp diễn ra trong thời gian lâu dài để chuyển biến các xã hội nông nghiệp – nông dân – nông thôn sang các xã hội đô thị - công nghiệp – thị dân, là biểu hiện của văn minh nhân loại. Ngày nay, đô thị Việt Nam nói chung và đô thị Biên Hòa nói riêng đang ở giai đoạn phát triển mạnh cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có thể thấy rằng cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra phương thức sản xuất mới, làm thay đổi lực lượng sản xuất ở cả khu vực nông thôn và thành thị, đồng thời làm chuyển biến tích cực mối quan hệ sản xuất giữa hai khu vực này. Trong giai đoạn hiện nay, cách mạng công nghiệp chính là động lực cơ bản của đô thị hóa. Tuy nhiên hàng loạt vấn đề liên quan đến quá trình đô thị hóa đã và đang đặt ra đối với các cấp quản lý. Vì vậy, để phát triển đô thị một cách bền vững (bao gồm bền vững về môi trường, bền vững về kinh tế, về chính trị, về dân số và bền vững về văn hóa) cần có chiến lược lâu dài và kết hợp hài hòa các thành tố trên. 1.2. Khái quát quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa trước năm 1986 1.2.1. Tổng quan về thành phố Biên Hòa 1.2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Thành phố Biên Hòa về mặt địa lý, nằm ở phía Tây tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Long Thành và huyện Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), phía Đông giáp huyện Thống Nhất, phía Tây giáp huyện Thuận An và huyện Tân Uyên (Bình Dương). Thành phố có diện tích 154.67km2, dân số đến năm 2005 là 541.495 ngàn người, trong đó người Kinh chiếm hơn 90%, còn lại là các dân tộc Hoa, Nùng, Tày,… với 26 đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm 23 phường và 3 xã. Các phường là: An Bình, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Biên, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Mai, Tân Tiến, Tân Phong, Tân Vạn, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng. 3 xã gồm: Hiệp Hòa, Hóa An, Tân Hạnh. Nằm hai bên bờ sông Đồng Nai nhưng chủ yếu bên phía tả ngạn, Biên Hòa thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ bình quân hàng năm tương đối cao 270C nhưng chênh lệch giữa các tháng ít (nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 32.50C, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 230C); độ ẩm bình quân 79%/năm. Lượng nước vào mùa mưa chiếm 85%/năm và chủ yếu là mưa cơn chóng tạnh. Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên 5,4 giờ/ngày, vào mùa khô là trên 8 giờ/ngày. Ngoài ra, ở Biên Hòa còn có thuận lợi là hầu như không có gió bão thiên tai. Vì vậy các hoạt động sản xuất diễn ra được liên tục, không bị ảnh hưởng nhiều. Chế độ thủy văn của sông Đồng Nai ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sông rạch trong khu vực. Đoạn sông Đồng Nai qua thành phố dài khoảng 10km, phân thành nhánh phụ tạo nên Cù lao Hiệp Hòa. Sông Đồng Nai chính là nguồn nước mặt lớn nhất cung cấp nước ngọt cho toàn thành phố, đồng thời đảm bảo nguồn năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Về địa chất kiến tạo của thành phố Biên Hòa, có cấu tạo địa chất vùng rìa Đông – Nam, miền kiến tạo Nam Trung Bộ bao gồm: - Đá cổ nhất thấy được là các trầm tích, trầm tích núi lửa, phun trào và xâm nhập Mejojoi với bề dày 100 – 150 m, chủ yếu ở phường Bửu Long. - Trầm tích lục nguyên Jura sớm lộ ra ở phía Đông – Bắc trên một diện rộng và chìm dần theo hướng Nam và Tây – Nam. Ở khu vực trầm tích này lộ ra tạo nên những rừng lồi lớn so với tỉnh trên 8m. - Các trầm tích phun trào có tuổi từ Jura muộn đến Kreta, lộ ra ở Bửu Long, Long Bình với thành phần chính là cát kết, cuội kết, andejit. - Trầm tích trước đệ tứ duy nhất trong vùng (Plioxen N) nằm ở khu vực Hố Nai, Long Bình, lộ ra dưới dạng đồi gồm sét, sét pha với cao độ đỉnh 5m – 10m đến 40m – 50m, chiều dày thay đổi từ 30m – 70m. - Trầm tích sông Pleistoxen sớm (aQI - + b) chủ yếu ở khu vực Long Bình, Hố Nai có cao độ bề mặt từ 10m – 50m. - Thành tạo Bazan Xuân Lộc chỉ lộ thành một dãy Đông – Nam và rải rác tại Long Bình. Phần bề mặt đã phân hóa thành đất đỏ dày 3m – 5m. - Các trầm tích sông trẻ và hiện đại tạo thành các thềm sông có thành phần thạch học phân lớp từ cát cuội sỏi đến cát pha sét. Nhìn chung, đất ở Biên Hòa chủ yếu là đất phù sa cổ, đất cát, đất sét,… ít màu mỡ, do vậy sản xuất nông nghiệp không đem lại hiệu quả cao. Nhưng ngược lại làm công nghiệp rất tốt vì nền đất có độ chịu lực cao, bình quân 25 kg/cm2. Đó cũng là một trong những lý do lý giải tại sao Biên Hòa trở thành một đô thị công nghiệp điển hình của cả nước. Trong thành phố Biên Hòa có một số điểm khoáng sản, chủ yếu là Kaolin, Laterít và sét được phân bố: - Laterít: tập trung nhiều ở phường Long Bình trên diện tích là 3m2 với chiều dày từ 1m – 3m, tạo thành khối rắn chắc, ở Hố Nai nhiều chỗ bị sói mòn thành sỏi rắn chắc. - Sét Kaolin: ở khu vực nghĩa trang với diện tích khá rộng. Tại Tân Mai, tầng sét Kaolin có màu trắng, cát thạch anh, bột thạch anh. - Sét gạch ngói: phân bố nhiều ở xã An Hòa (về hướng Long Thành). Ngoài ra còn có than bùn (ở Hóa An), với diện tích khá rộng, thường lẫn sét màu đen. Vì vậy, ở Biên Hòa sớm phát triển các nghề truyền thống nổi tiếng: làng gốm Bửu Hòa, Tân Vạn; nghề khắc đá Bửu Long, sản xuất đồ gỗ và mây tre ở Tân Biên. Như vậy vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi chính là những yếu tố quan trọng giúp Biên Hòa tiến nhanh trong quá trình đô thị hóa. 1.2.1.2. Thành phố Biên Hòa trong không gian kinh tế phía Nam Biên Hòa là thành phố trung tâm của tỉnh Đồng Nai Trước năm 1986, Biên Hòa đã là thành phố trung tâm của tỉnh Đồng Nai. Trong 20 năm tiến hành đổi mới, Biên Hòa luôn khẳng định vị trí trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông, giao lưu của tỉnh, có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng. Ghi nhận vai trò và sự phát triển của thành phố, tháng 5 năm 1993 Biên Hòa được Nhà nước chính thức công nhận là đô thị loại II, có cơ cấu kinh tế công nghiệp – thương mại – dịch vụ và du lịch. Từ đó đến nay, Biên Hòa luôn luôn xứng đáng là lá cờ đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là trung tâm công nghiệp quan trọng không những riêng Đồng Nai mà còn là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Biên Hòa có 80 cơ quan, đơn vị, ban ngành của Trung ương, quân khu 7 và địa phương. Trong tiến trình đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành phố có nhiều khu công nghiệp (KCN) lớn thu hút hàng tỉ USD vốn đầu tư hàng năm, điển hình là 4 KCN đã được chính phủ phê duyệt với cơ sở hạ tầng hiện đại, hoàn chỉnh: KCN Biên Hòa 1, KCN Biên Hòa 2, KCN Amata và KCN Loteco đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng đồng bộ. Ngoài ra chính phủ cũng đã phê duyệt khu công nghiệp Hố Nai và KCN Sông Mây, tỉnh đã quy hoạch KCN Bàu Xéo. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh trong thời gian qua, đưa Biên Hòa trở thành đô thị loại II của cả nước, có vai trò quan trọng đối với tỉnh, chính là yếu tố con người. Chính quyền thành phố đã có nhiều biện pháp tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - văn hóa phát triển; đồng thời xây dựng hai bản quy hoạch thành phố năm 1993 và năm 2002 để định hướng sự phát triển mang tính đồng bộ và lâu dài (đến năm 2020). Biên Hòa trong không gian kinh tế phía Nam Biên Hòa là cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A, cách thành phố Vũng Tàu 90km theo Quốc lộ 51. Ngoài ba đường lộ, Biên Hòa còn có liên tỉnh lộ 16 nối liền với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh; liên tỉnh lộ 24 đi Trị An; tiếp giáp với quốc lộ 20 để đi Tây Nguyên. Tuyến đường sắt Thống Nhất qua ga Biên Hòa tại phường Thống Nhất và ga Long Lạc ở phường Tân Hòa. Từ Biên Hòa có thể theo đường sông đến thành phố Hồ Chí Minh, ra biển và đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ - vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó nhận thấy Biên Hòa là một đầu mối giao thông quan trọng đối với khu vực và quốc gia. Từ Biên Hòa có thể đến nhiều nơi trong nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng diện tích là 27.794km2 và tổng dân số là 11.993.000 người. Đây là khu vực tăng trưởng mạnh nhất của cả nước, thể hiện trên các mặt: mức tăng trưởng kinh tế bình quân 11,2%/năm, tốc độ tăng GDP là 10,4%. GDP năm 2000: 31,1%, tổng sản phẩm công nghiệp năm 2000 chiếm 54,48% cả nước với kim ngạch xuất khẩu là 57,7 triệu USD, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài lên đến 17.363 triệu USD (chiếm 48,5% cả nước) [38, tr.42]; tập trung hệ thống kỹ thuật hạ tầng hiện đại gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, … Nơi đây hiện có 3 thành phố lớn: TP. Hồ Chí Minh (đô thị cấp quốc gia); đô thị loại 2: Biên Hòa; Vũng Tàu (đô thị trung tâm vùng) và 6 thị xã, trung tâm cấp tỉnh (Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Long Khánh, Xuân Lộc, Đồng Xoài, Tây Ninh và Tân An). Trong đó Biên Hòa là thành phố công nghiệp với năng lực mạnh nhất hiện nay ở khu vực Nam Bộ, lại nằm ở tâm điểm của vùng kinh tế trọng điểm nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh. Nếu như thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân trong vùng đô thị Nam Bộ thì Biên Hòa là mắt xích quan trọng trong việc hình thành dải đô thị đối trọng với TP. Hồ Chí Minh, mà điểm khởi đầu là thành phố Biên Hòa và kết thúc là thành phố Vũng Tàu, các thành phố nằm trong dải là Biên Hòa - Nhơn Thạch - Long Thành - Phú Mỹ - Bà Rịa - Long Đất - Long Hải - Vũng Tàu. Dải đô thị này kéo dài từ giáp Bình Phước xuống bờ biển Đông theo trục Tây - Bắc - Đông Nam, có độ dài chừng 110km. Theo dự tính đến năm 2020 dải đô thị này sẽ có khoảng 3 triệu dân, đủ đối trọng được với TP. Hồ Chí Minh khi đó là khoảng 10.000.000 dân, tỉ lệ sẽ là 1/3. Xu hướng phát triển hiện nay và sắp tới của các đô thị là sát lại gần nhau, tạo thành các chùm, các chuỗi đô thị. Thành phố Biên Hòa tiếp giáp với quận 9 và quận Thủ Đức - cửa ngõ của TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy khoảng cách địa lý bị thu hẹp nhanh chóng do cả hai đang trong tiến trình mở rộng về không gian theo kiểu vết dầu loang. Nếu trước kia đến cầu Sài Gòn mới coi như là đến TP. Hồ Chí Minh, thì nay đến ngã tư Thủ Đức đã coi như đến sát thành phố. Hiện tại mối quan hệ giữa Biên Hòa và Hồ Chí Minh ngày càng trở nên mật thiết. Một bộ phận dân cư TP. Hồ Chí Minh lao động, làm việc tại Biên Hòa. Biên Hòa phát triển sẽ hỗ trợ cho thành phố Hồ Chí Minh giảm sức ép về dân số, các dịch vụ xã hội, văn hóa, giáo dục,…. Vì vậy có quan điểm cho rằng Biên Hòa là đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh [23, tr.16-23]. Trong mối quan hệ quốc tế và khu vực thì Đồng Nai nói chung và TP. Biên Hòa nói riêng có một vị thế và ảnh hưởng nhất định. Trong các KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Loteco đều có mặt các nhà đầu tư của các quốc gia khác nhau trên thế giới, có nhiều các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia. Ảnh hưởng của thành phố Biên Hòa đã vượt ra khỏi biên giới hành chính quy ước và hướng tới không gian kinh tế, văn hóa - xã hội rộng lớn hơn của toàn vùng. Như vậy, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực miền Nam, trong mối tương quan với các đô thị khác, Biên Hòa có vai trò rất quan trọng. Là một trong ba đỉnh của tam giác đô thị ở miền Nam (gồm Biên Hòa, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu). Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là đô thị cấp quốc gia, có vai trò chủ đạo như một nhạc trưởng; Biên Hòa và Vũng Tàu là đô thị loại II. Tất cả các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp lớn, quan trọng nhất ở miền Nam đều tập trung với mật độ cao ở ba thành phố này. Nếu như Vũng Tàu là thành phố - đô thị - mang chức năng điển hình là du lịch, thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đa chức năng thì Biên Hòa từ lâu đã được định hướng và phát triển là đô thị công nghiệp của cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế của miền Nam. Quyết định của thủ tướng chính phủ tháng 11 năm 2003 ghi rõ Biên Hòa “là trung tâm công nghiệp và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông, giao lưu của tỉnh Đồng Nai…” Nói về vai trò và định hướng phát triển của đô thị Biên Hòa trong thời gian tới, giáo sư Nguyễn Minh Hòa đã nhận định: “Thành phố Biên Hòa có vị trí cực kì quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhìn lại cả khu vực phía Nam, chỉ riêng có Biên Hòa được coi là thành phố công nghiệp. Còn thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đa chức năng. Về giao thông, Biên Hòa nằm ở vị trí tâm điểm giao cắt của các đường giao thông quan trọng. Tương quan với các đô thị trong vùng như Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phan Thiết, Thủ Dầu Một,… Biên Hòa cũng nằm ở vị trí tâm điểm. Nếu vùng kinh tế trọng điểm chỉ có 7 tỉnh và 1 thành phố thì khái niệm vùng đô thị lại mang tính kết nối các đô thị lại với nhau. Trong cả hai khái niệm này, thành phố Biên Hòa đóng vai trò quan trọng. Trong tương lai, Biên Hòa sẽ được nâng cấp lên Thành phố đô thị loại I… Biên Hòa và Thành Phố Hồ Chí Minh gần như hợp thành một, do nằm quá gần nhau. Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến Biên Hòa nhưng là ảnh hưởng tương hỗ.” [96]. 1.2.2. Khái quát quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa trước năm 1986 1.2.2.1. Sơ lược địa giới hành chính thành phố Biên Hòa Biên Hòa là một bộ phận của tỉnh Đồng Nai, do vậy để có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của Biên Hòa không thể không đặt trong bối cảnh hình thành và phát triển của tỉnh. Theo sử sách ghi lại, Biên Hòa trước đây nằm ở trung tâm vùng đất Đồng Nai – Gia Định, là vùng đất mới ở phương Nam của Tổ quốc. Xưa kia, vùng này hoang vu, dân cư thưa thớt, chưa được khai phá. Từ khoảng thế kỉ XVI cha ông ta đến lập nghiệp ở Đồng Nai. Họ vốn là những người dân ở Đàng Ngòai, vì không chịu nổi cảnh binh đao, sự bóc lột của các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn nên đã tìm mọi cách để đi xuống phía Nam. Cùng đến xây dựng Biên Hòa – Đồng Nai còn có một số người Hoa di cư theo tổng binh Trần Thượng Xuyên vào năm 1679, lập ra thương cảng Cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa). Trong suốt thế kỷ XVIII, Cù lao Phố trở thành trung tâm thương mại lớn giao dịch với bên ngoài của miền Đông Nam Bộ. Đến năm 1776 trong trận chiến giữa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh, Cù lao Phố bị tàn phá. Năm 1698 chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh (còn có tên Nguyễn Hữu Kính) được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào kinh lược xứ Đàng Trong, đã thành lập dinh Trấn Biên - tiền thân của tỉnh Đồng Nai sau này. Vì vậy các nhà nghiên cứu lấy sự kiện này làm mốc ra đời của tỉnh Đồng Nai và thành phố Biên Hòa. Năm Gia Long thứ 7 (1808), toàn miền Nam từ Bình Thuận trở vào được gọi là Gia Định thành gồm 5 trấn. Tên gọi dinh Trấn Biên trước đây được đổi thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long thuộc dinh Trấn Biên được nâng lên thành phủ Phước Long gồm 4 huyện: Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An gồm 8 tổng, 310 xã, thôn, phường [14, tr.133]. Thành phố Biên Hòa là một phần của huyện Phước Chánh – trung tâm của trấn Biên Hòa. Đến năm 1832 vua Minh Mạng bãi bỏ chế độ trấn, trấn Biên Hòa đổi thành tỉnh Biên Hòa gồm 1 phủ 4 huyện (như năm 1808). Sau khi chiếm được Nam Kỳ, buộc nhà Nguyễn ký hòa ước năm 1862, thực dân Pháp bắt đầu đặt lên vùng đất này sự cai trị. Vì vậy, tỉnh Biên Hòa đã nhiều lần thay đổi tên gọi cũng như địa giới hành chính. Năm 1864 tỉnh Biên Hòa chia thành 2 tiểu khu là Biên Hòa và Bà Rịa. Tuy nhiên cách phân chia này nặng tính chất quân quản. Vì vậy thực dân Pháp lại thay đổi để mang tính dân sự hơn. Năm 1867 tỉnh Biên Hòa được chia làm 5 sở tham biện: - Biên Hòa, tỉnh lỵ ở quận Châu Thành Biên Hòa, huyện Phước Chánh. - Bà Rịa, tỉnh lỵ ở quận Châu Thành Bà Rịa, huyện Phước An. - Long Thành, lỵ sở ở làng Long Thành, huyện Long Thành. - Bình An, tỉnh lỵ ở Châu Thành Thủ Dầu Một, huyện Bình An. - Nghĩa An, lỵ sở ở Thủ Đức, huyện Nghĩa An. Trên cơ sở của lần thay đổi này, đến năm 1871 tỉnh Biên Hòa chỉ còn lại 3 sở tham biện: Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, hạt tham biện Biên Hòa trở thành tỉnh theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương về việc đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh. Theo tài liệu của Tòa bố Biên Hòa năm 1923, thành phố Biên Hòa khi ấy gồm địa lý hành chính các làng thuộc 4 tổng: * Tổng Phước Vĩnh Thượng: - Làng Bình Trước có 8 ấp: Tân Lân, Tân Thành, Lân Thị, Phước Lư, Vĩnh Thanh, Bàu Hang, Đồng Lách, Sông Mây - Làng Bình An có 2 ấp: Bình Đa, An Hảo - Làng Nhị Hòa có 3 ấp: Bình Kính, Tân Mỹ, Tành Hưng - Làng Tam Hòa có 4 ấp: Bình Hòa, Bình Quan, Hòa Quới, Long Quới - Làng Nhứt Hòa có 4 ấp: Bình Tư, Bình Xương, Hưng Phú (về sau, 3 làng Nhứt Hòa, Nhị Hòa, Tam Hòa sát nhập thành làng HIệp Hòa-tức vùng Cù lao Phố) - Làng Tân Lại - Làng Vĩnh Cửu * Tổng Phước Vĩnh Trung - Làng Bửu Long có 2 ấp: Bình Điện, Bạch Khôi - Làng Tân Phong * Tổng Long Vĩnh Thượng - Làng An Hòa (Bến Gỗ), làng Long Bình, làng Long Hưng * Tổng Chánh Mỹ Thượng: - Làng Mỹ Khánh - Làng Tân Hạnh, làng Tân Vạn Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, chính quyền nhân nhân dân tại Biên Hòa được xây dựng từ tỉnh đến cơ sở. Khi ấy cơ quan lãnh đạo tỉnh Biên Hòa và quận Châu Thành đặt tại xã Bình Trước (là trung tâm tỉnh lỵ). Sau ngày thực dân Pháp chiếm Biên Hòa (24 – 10 – 1945), tổ chức hành chính vẫn được giữ nguyên. Sau năm 1954, thực dân Pháp thua trận, đế quốc Mĩ thay chân nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Để dễ dàng kiểm soát và đàn áp phong trào cách mạng, tỉnh Biên Hòa được chia thành 2 tỉnh: Biên Hòa và Long Khánh, nhưng Biên Hòa vẫn là tỉnh quan trọng trong các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Vài năm sau, theo Nghị định số 140-BNV/HC/ND của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 2/5/1957, tỉnh Biên Hòa mới gồm có 4 quận, 11 tổng, 84 xã:  Quận Châu Thành, quận lỵ tại Bình Trước; có 3 tổng: Phước Vĩnh Thượng, Phước Vĩnh Trung, Long Vĩnh Thượng. Về mặt địa lý, quận Châu Thành chính là thành phố Biên Hòa ngày nay.  Quận Long Thành, quận lỵ: Phước Lộc Xã; có 2 tổng: Thành Tuy Thượng, Thành Tuy Hạ.  Quận Dĩ An, quận lỵ: An Bình Xã; có 3 tổng: An Thủy, Chánh Mỹ Thượng, Long Vĩnh Hạ.  Quận Tân Uyên, quận lỵ: Uyên Hưng; có 3 tổng: Chánh Mỹ Trung, Chánh Mỹ Hạ, An Phước Hạ [77, tr.278, 279, 280]. Ngày 9/9/1960, một phần đất quận Long Thành được tách ra lập quận Nhơn Trạch, quận lỵ đặt tại Phú Thạnh. Quận Nhơn Trạch có 2 tổng: Thành Tuy Trung (gồm 7 xã) và Thành Tuy Hạ (gồm 6 xã). Đến năm 1963, quận Châu Thành được đổi tên là quận Đức Tu gồm các xã: Bình Trước, Tam Hiệp (quận lỵ đặt tại đây), Bùi Tiếng (Tân Mai), Hiệp Hòa, Tân Vạn, Bửu Long, Tân Hạnh, Tân Ba, Long Bình và giữ đến tháng 4/1975. Ngoài ra còn có một quận mới được thành lập – quận Công Thanh (tách ra từ quận Châu Thành và quận Tân Uyên), gồm 2 tổng: Thanh Quan (6 xã), Thanh Phong (6 xã). Dù liên tục bị xáo trộn về mặt địa giới và hành chính, dưới chính quyền Sài Gòn, thành phố Biên Hòa luôn giữ vị trí quan trọng, là địa bàn chiến lược về quân sự và kinh tế sau Sài Gòn ở miền Nam. Về phía cách mạng, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì tổ chức Đảng và cán bộ Đảng được xây dựng ở trung tâm Biên Hòa. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã nhiều lần tách nhập tỉnh Biên Hòa với các tỉnh Thủ Dầu Một, Bà Rịa - Long Khánh, với các tên gọi: Biên Hoà, Long Khánh, Thủ Biên, Bà Biên, Bà Rịa - Long Khánh, U, phân khu 4, phân khu Thủ Biên, tỉnh Tân Phú. Năm 1948 ta đổi tên quận Châu Thành thành huyện Vĩnh Cửu, thị xã Biên Hòa được thành lập trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Biên Hòa (gồm các khu phố nội ô tỉnh lỵ quận Châu Thành – tức xã Bình Trước và một số ấp, xã huyện lân cận). Từ tháng 5 năm 1951 đến cuối năm 1954, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáp nhập tỉnh Biên Hòa với tỉnh Thủ Dầu Một thành tỉnh Thủ Biên. Thị xã Biên Hòa được mở rộng thêm diện tích do sáp nhập một số xã thuộc huyện Vĩnh Cửu để làm bàn đạp đứng chân họat động như Tam Hiệp, Hiệp Hòa, Tân Thành. Trong thời kỳ 1954 – 1975, thị xã Biên Hòa là một đơn vị tương đương cấp huyện. Cuối năm 1954, tỉnh Thủ Biên được tách ra lập thành hai tỉnh: Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Tỉnh Biên Hòa khi đó bao gồm thị xã Biên Hòa và 5 huyện: Vĩnh Cửu, Long Thành, Tân Uyên, Xuân Lộc và Bà Rá. Chỉ trong thời gian rất ngắn sau đó, từ năm 1960 đến 1961, tỉnh Thủ Biên được tái lập rồi lại chia tách thành Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Phước Thành. Do vậy, tỉnh Biên Hòa được thành lập lại gồm các huyện Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch và thị xã Biên Hòa. Tháng 4 năm 1964, thị xã Biên Hòa được tách ra thành lập một đơn vị hành chính riêng, trực thuộc Khu ủy miền Đông. Đầu năm 1965, do yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng, khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào chiến trường miền Nam, tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ, thị xã Biên Hòa được nâng lên thành một đơn vị tương đương cấp tỉnh, có phiên hiệu là U1, gồm thị xã Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu. Đến tháng 10 năm 1967, chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, U1 được mở rộng thêm địa bàn là huyện Trảng Bom (nay là huyện Thống Nhất). Từ tháng 5 năm 1971 đến tháng 10 năm 1972, thị xã Biên Hòa trực thuộc phân khu 5. Tháng 10 năm 1972, thực hiện chỉ thị của Trung ương Cục miền Nam, các phân khu bị giải thể, tỉnh Bà Rịa - Long Khánh và tỉnh Biên Hòa được lập lại. Thị xã Biên Hòa lại trở về tỉnh Biên Hòa dưới sự lãnh đạo của khu ủy miền Đông. Tháng 6 năm 1973, do tính chất quan trọng của vùng đô thị, trung ương Cục miền Nam quyết định tách tỉnh Biên Hòa thành hai đơn vị ngang cấp tỉnh: Biên Hòa nông thôn có các huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bàng, Long Thành, Nhơn Trạch, Duyên Hải, Cao Su; Biên Hòa đô thị (được gọi là thành phố Biên Hòa) gồm thị xã Biên Hòa và một số vùng phụ cận. Từ đó thị xã Biên Hòa được nâng lên thành thành phố. Sau khi đất nước được thống nhất năm 1975, vào tháng 2 năm 1976, thành phố Biên Hòa trở thành trung tâm, tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai khi ba tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh, Tân Phú được hợp nhất thành một. Có thể hình dung quá trình thay đổi địa giới hành chính của thành phố Biên Hòa từ năm 1975 đến nay một cách cụ thể qua bảng sau: Bảng 1.2. Tổ chức hành chính thành phố Biên Hòa qua các năm BIÊN HÒA 1976 1985 1990 1992 1995 156,32 km2 158,08 km2 158,08 km2 Xã Hóa An Xã Hóa An Xã Hóa An Xã Hóa An Xã Hóa An Xã Tân Hạnh Xã Tân Hạnh Xã Tân Hạnh Xã Tân Hạnh Xã Tân Hạnh Xã Hiệp Hòa Xã Hiệp Hòa Xã Hiệp Hòa Xã Hiệp Hòa Xã Hiệp Hòa Xã Bửu Hòa Ph. Bửu Hòa Ph. Bửu Hòa Ph. Bửu Hòa Ph. Bửu Hòa Xã Tân Vạn Ph. Tân Vạn Ph. Tân Vạn Ph. Tân Vạn Ph. Tân Vạn Xã Long Bình Tân Xã Long Bình Tân Xã Long Bình Tân Xã Long Bình Tân Ph. Long Bình Tân Ph. Thanh Bình Ph. Thanh Bình Ph. Thanh Bình Ph. Thanh Bình Ph. Thanh Bình Ph. Trung Dũng Ph. Trung Dũng Ph. Trung Dũng Ph. Trung Dũng Ph. Trung Dũng Ph. Quang Vinh Ph. Quang Vinh Ph. Quang Vinh Ph. Quang Vinh Ph. Quang Vinh Ph. Quyết Thắng Ph. Quyết Thắng Ph. Quyết Thắng Ph. Quyết Thắng Ph. Quyết Thắng Ph. Thống Nhất Ph. Thống Nhất Ph. Thống Nhất Ph. Thống Nhất Ph. Thống Nhất Ph. Tân Mai Ph. Tân Mai Ph. Tân Mai Ph. Tân Mai Ph. Tân Mai Xã Tân Thành Xã Tân Bửu Xã Tân Bửu Xã Tân Bửu Ph. Bửu Long Ph. An Bình Ph. An Bình Ph. An Bình Ph. An Bình Ph. An Bình Xã Tân Phong Ph. Tân Phong Ph. Tân Phong Ph. Tân Phong Ph. Tân Phong Ph. Trảng Dài Ph.Tân Tiến Ph.Tân Tiến Ph.Tân Tiến Ph.Tân Tiến Ph.Tân Tiến Ph. Tân Hiệp Ph. Tam Hiệp Ph. Tam Hiệp Ph. Tam Hiệp Ph. Tam Hiệp Ph. Tam Hiệp Ph. Hòa Bình Ph. Hòa Bình Ph. Hòa Bình Ph. Hòa Bình Ph. Hòa Bình Ph. Tam Hòa Ph. Tam Hòa Ph. Tam Hòa Ph. Tam Hòa Ph. Tam Hòa Ph. Long Bình Ph. Bình Đa Ph. Bình Đa Ph. Bình Đa Ph. Hố Nai 1 Ph. Hố Nai 1 Ph. Hố Nai 1 Ph. Hố Nai 1 Ph. Tân Biên Ph. Tân Biên Ph. Tân Biên Ph. Tân Biên Ph. Tân Hòa Ph. Tân Hòa Ph. Tân Hòa Ph. Tân Hòa 8 xã, 11 phường 5 xã, 17 phường 5 xã, 18 phường 5 xã, 18 phường 3 xã, 23 phường Nguồn: [79, tr.284 ] Như vậy, thành phố Biên Hòa được hình thành từ một làng, một xã ở vị trí trung tâm tỉnh lỵ - xã Bình Trước, kết hợp với một số ấp liền ranh phát triển dần tiến lên đô thị loại II. Tiến trình đó thể hiện sức sống và sự phát triển không ngừng của thành phố; đồng thời ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của thành phố. 1.2.2.2. Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa trước năm 1986 Thành phố Biên Hòa, do vị trí chiến lược nên trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ luôn là địa bàn nóng bỏng. Trải qua nhiều thăng trầm, thành phố lớn lên cùng với sự phát triển của tỉnh nói riêng và Nam Bộ nói chung. Dưới thời Pháp thuộc, diện mạo kinh tế - xã hội của thành phố bắt đầu thay đổi. Năm 1906 thực dân Pháp tiến hành trồng cây cao su tại đồn điền Suy-da-na (Suzana), từ đó phát triển thêm nhiều đồn điền xung quanh nội ô Biên Hòa và miền Đông Nam Bộ. Năm 1909 nhà máy cưa Tân Mai được thành lập lấy tên là BIF ._. nước hoà bình, Biên Hòa sớm được xác định là trung tâm của cả tỉnh nên nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền. Ngoài ra do vị trí nằm gần thành phố Hồ Chí Minh – một đô thị phát triển vào hàng bậc nhất của nước ta, lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam giúp Biên Hòa nhanh tiếp cận được với trình độ khoa học kỹ thuật cao, tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Mặt khác, xuất phát điểm của Biên Hòa là một đô thị dịch vụ thời Mĩ – ngụy, người dân rất nhạy bén, năng động trong kinh doanh tạo nên sự đa dạng trong các ngành nghề. 2. Khi nói đến quá trình đô thị hóa, có hai loại: đô thị hóa tự phát và đô thị phát triển do nhà nước quản lý. Tính tự phát được thể hiện qua hiện tượng xây dựng nhà ở tràn lan của người dân nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền, qua sự quá tải của một số ngành phục vụ,… Vì vậy, đô thị hóa tự phát thường mang lại nhiều yếu tố bất ổn cho sự phát triển (đặc điểm này diễn ra chủ yếu ở những phường ngoại thành như Bửu Long, Long Bình Tân, Trảng Dài). Tính tự giác được thể hiện qua những những chủ trương, chính sách của thành phố. Từ sau đại hội đổi mới – đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, thành phố đã phê duyệt nhiều dự án phát triển kinh tế, chủ động tháo gỡ mọi rào cản trong thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời cũng sớm xác định vai trò là trung tâm công nghiệp của cả nước. Mặt khác, thành phố đã tiến hành xây dựng hai bản quy hoạch tổng thể năm 1993 và năm 2002 (trong đó định hướng phát triển Biên Hòa đến năm 2020). Theo sự quy hoạch năm 2020, thành phố Biên Hòa sẽ được mở rộng, phát triển chủ yếu về phía Bắc, Tây Bắc và dọc hai bên bờ sông Đồng Nai tạo thành mối liên hệ hài hòa giữa Biên Hòa và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, việc quy hoạch chi tiết không gian đô thị các phường cũng được thực hiện. Mục tiêu đến năm 2010, thành phố sẽ tiến hành quy hoạch đối với 26 phường, xã. Như vậy ở Biên Hòa diễn ra song song cả hai quá trình đô thị hóa tự phát và tự giác. Đây cũng là đặc điểm chung của trong quá trình phát triển của các đô thị ở Việt Nam. 3. Động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra ở thành phố Biên Hòa bắt nguồn từ 2 yêu cầu: là trung tâm kinh tế - chính trị của toàn tỉnh và yêu cầu phát triển về kinh tế - xã hội . Ngay từ những ngày đầu sau giải phóng 1975, Biên Hòa đã là một đô thị đồng thời được xác định là thành phố của toàn tỉnh Đồng Nai. Mặt khác, trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến trước đổi mới, sự khủng hoảng trầm trọng trên tất cả lĩnh vực của đời sống trở thành nguyên nhân đòi hỏi thành phố phải nhanh chóng phát triển. Kết quả từ năm 1986 trở lại đây, quá trình đô thị hóa đã đem lại bộ mặt mới về kinh tế cho thành phố, mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được hoàn thiện từng bước, mức sống của người dân được cải thiện và nâng cao… 4. Xuất phát từ đặc điểm lịch sử, quá trình đô thị hóa thành phố Biên Hòa trong 20 năm qua có đặc điểm là sự phát triển, mở rộng không gian đô thị ở những phường trước đây là ngoại thị như Long Bình Tân, Trảng Dài, sự phổ biến lối sống thành thị vào nông thôn ở 3 xã Tân Hạnh, Hóa An và Hiệp Hòa; đồng thời nâng cao dần vai trò của thành phố đối với khu vực phía Nam và của cả nước. Đặc điểm này hoàn toàn khác với một số đô thị nhỏ hiện nay được hình thành trên cơ sở của một vùng thuần nông. Các yếu tố đô thị (cảnh quan, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội, dân cư…) ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, khang trang hơn. Các khu công nghiệp cùng với cụm công nghiệp đựơc xây dựng nhiều hơn vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Như vậy quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa diễn ra theo chiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên căn cứ trên hiện trạng sử dụng đất của thành phố năm 2002, quỹ đất chưa sử dụng còn rất ít. Vì vậy việc xây dựng phát triển đô thị Biên Hòa trong tương lai cần phải tập trung theo chiều sâu. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của các đô thị lớn nói chung. 5. Đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa vừa diễn ra theo chiều rộng và chiều sâu, vừa mang tính tự phát và tự giác nhưng nổi trội là sự phát triển có kế hoạch thể hiện tính tự giác và đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó sự quan tâm của chính quyền đã đóng vai trò là động lực thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của thành phố; làm cho Biên Hòa trở thành một đô thị công nghiệp của cả nước. Điều đó được thể hiện ở tỉ trọng sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố so với toàn tỉnh (năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố chiếm 67,6% so với toàn tỉnh), qua số dự án nước ngoài đầu tư tập trung ở 4 khu công nghiệp lớn là Amata, Loteco, Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2. Vì vậy ở Biên Hòa, đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa thúc đẩy đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện để nâng cao đời sống kinh tế người dân; ngược lại đô thị hóa bổ sung thêm nguồn lao động, nâng cao trình độ dân trí, tạo nên lực lượng lao động có tay nghề trong nhà máy xí nghiệp. 6. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng đem lại nhiều hệ lụy. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng phát triển còn chậm so với tốc độ phát triển kinh tế; giao thông chủ yếu là chỉnh trang, chưa mở được những tuyến đường mới, chưa hình thành mạng đường chính hợp lý. Hệ thống điện, nước chưa được đầu tư phát triển tương xứng, vẫn còn tồn tại những nhà máy công nghiệp nằm rải rác trong khu dân cư, không theo quy hoạch (như cụm công nghiệp Tân Mai, Tân Tiến…). Vấn đề nhà ở trong các khu tái định cư, khu chung cư cho cán bộ công nhân, đặc biệt là ở các khu công nghiệp tập trung, khu dân cư đô thị mới chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động dịch vụ chưa phong phú để đáp ứng nhu cầu gải trí – vui chơi của người dân thành phố.… Trên cơ sở tìm hiểu thực tế quá trình phát triển của thành thố Biên Hòa từ 1986 - 2005, tác giả luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm sau: 1. Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố, luôn có những chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế địa phương. Từ năm 1986, Đảng bộ và các cấp chính quyền thành phố Biên Hòa đã từng bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, bằng nhiều biện pháp như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kịp thời chỉ đạo khắc phục những hạn chế tồn đọng trong các nhà máy, xí nghiệp. Đồng thời quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, xác định văn hóa là nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả là thành phố đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả lĩnh vực, qua đó góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Trong tương lai, vai trò của nhà nước cần được giữ vững thông qua nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp gắn với thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Thường xuyên củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh là yếu tố quyết định mọi thắng lợi trước yêu cầu, nhiệm vụ mới. 2. Tăng cường khối đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân để tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt những mục tiêu mà thành phố đề ra trong quá trình đổi mới. Lịch sử đã chứng minh rằng trong bất cứ thời đại nào, nhân dân cũng là động lực của sự phát triển. Nắm vững bài học đó, từ 1986 – 2005, bên cạnh các chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế, thành phố rất quan tâm đến các công tác xã hội như xây nhà tình thương – tình nghĩa, đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công với quê hương, phong trào xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động,… Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa,…Mở rộng và đa dạng các hình thức tập hợp nhân dân ở tận cơ sở, phối hợp nhà nước và nhân dân cùng làm. Đồng thời, thành phố bước đầu đã chú ý tạo điều kiện để người dân tiếp xúc với các công việc quản lý và phát triển đô thị. Điều đó không chỉ đáp ứng đòi hỏi có căn cứ khoa học về sự đổi mới công tác phát triển đô thị hiện nay mà còn phù hợp với quan điểm “lấy dân làm gốc” của nhà nước XHCN. Sự tham gia của cộng đồng cho phép người dân không dừng lại ở việc đóng góp, hợp tác mà còn đi sâu vào quá trình ra quyết định của thành phố. Để làm được điều này cần phải nâng cao trình độ dân trí, tăng cường dân chủ hóa đời sống xã hội, cố gắng khắc phục tính áp đặt từ trên chỉ đạo xuống cơ sở. 3. Bên cạnh những biện pháp tích cực đưa Biên Hòa trở thành thành phố hiện đại, văn minh, chính quyền còn kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tệ quan liêu và các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội. Ngoài ra, việc tăng cường giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong nhân dân, xây dựng đô thị trật tự kỉ cương là yếu tố quan trọng, tạo thuận lợi cho sự phát triển lâu dài. Như vậy, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Biên Hòa gắn liền với yêu cầu củng cố quốc phòng – an ninh. 4. Biên Hòa là một đô thị phát triển nhanh, gắn liền với công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bên cạnh việc nâng cao trình độ dân trí cho toàn dân, thành phố đã tập trung xây dựng đội ngũ trí thức và công nhân có tay nghề. Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động sâu sắc toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống. Vì vậy, đội ngũ trí thức và công nhân có tay nghề là lực lượng tiên phong trong qúa trình đổi mới, nhanh thích nghi với trình độ khoa học – công nghệ cao. Trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục – Đào tạo đạt được nhiều thành tựu đáng mừng, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp, cao đẳng, đại học cao, tuy nhiên công tác dạy nghề cho lao động phổ thông còn hạn chế. Hiện tượng những người sau khi được đào tạo ở trình độ cao chuyển sang làm việc ở những tỉnh thành khác, hoặc không được tạo điều kiện để phát huy chuyên môn vẫn còn. Điều đó đặt ra thách thức không chỉ riêng cho ngành mà cả các cơ quan, đoàn thể trong xã hội. Trên cơ sở những mặt tích cực, tiến bộ và cả những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình đô thị hóa của thành phố giai đoạn 1986 – 2005, tác giả mạnh dạn đề xuất một số ý kiến có tính chất tham khảo sau: 1. Trước hết về chỉ đạo quản lý, quy hoạch cần phải luôn đi trước một bước và đồng bộ giữa xây mới và cải tạo, giữa quy hoạch bộ phận với quy hoạch tổng thể trên tất cả các lĩnh vực, hạn chế đến mức tối đa tình trạng chính quyền đi sau gải quyết các hệ quả do đô thị hóa tự phát để lại hay sự chồng chéo của những bản quy hoạch mang tính vi mô và vĩ mô. Điều đó gây nhiều tốn kém, lãng phí cho nhà nước và cho nhân dân. Đây thực sự cũng là bài học chung cho tất cả các đô thị ở Việt Nam khi mà trước đây, do điều kiện lịch sử và hạn chế trong nhận thức, chúng ta chưa có kế hoạch dài hơi để phát triển đô thị. Chỉ từ sau năm 1992 việc quy hoạch đô thị được chú ý hơn. Ở thành phố Biên Hòa, đã có hai dự án quy hoạch tổng thể vào năm 1993 và năm 2002 cho đến năm 2020. Tuy nhiên thời hạn năm 2020 thì không thể xem là dài lâu để định hướng phát triển cho một đô thị lớn, mặt khác những nội dung trong bản quy hoạch sau vẫn chưa thể hiện được vai trò quan trọng của thành phố trong tương lai, khi mà người dân đang cố gắng đưa Biên Hòa trở thành đô thị loại I của cả nước. Một thực tế hiện nay chúng ta thường làm là quy hoạch không gian trước, quy hoạch kinh tế - xã hội sau nên thường dẫn đến tình trạng quy hoạch treo. Nguyên nhân là do công tác dự báo, đánh giá mức độ phát triển kinh tế - xã hội còn yếu. Vì vậy để Biên Hòa phát triển đúng hướng và lâu dài, cần đánh giá đúng mức vai trò, vị trí của những nhà quy hoạch đô thị. 2. Trong quy hoạch, xây dựng thành phố cần chú ý đến những yếu tố của sự phát triển đô thị bền vững. Cụ thể phải quan tâm đúng mức đến môi trường sinh thái. Hiện nay đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường do các khu công nghiệp, thành phố đã quy hoạch di dời KCN Biên Hòa 1, chuyển đổi chức năng thành trung tâm thương mại – dịch vụ. Tuy đây là tín hiệu đáng mừng song thành phố cần đầu tư nhiều hơn đối với việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và hệ thống thoát nước mưa (một bài học lớn mà quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh đang đặt ra); đồng thời tích cực trồng cây ven đường vừa tạo mỹ quan cho thành phố, vừa tạo ra bầu không khí trong lành, làm giảm tiếng ồn và bụi khói do các phương tiện đi lại mang đến. Là một thành phố - đô thị nằm bên bờ sông Đồng Nai, hiện nay dòng sông này đang bị đe dọa bởi hoạt động của con người. Qua trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi các nhà máy ở KCN Nhơn Trạch, thành phố cần nhanh chóng cải tạo, khắc phục để trả lại sự trong sạch của sông Đồng Nai, di dời hoàn toàn các nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu, đồng thời có biện pháp xử lí mạnh đối với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Mặt khác, đô thị phát triển bền vững trong tương lai phải đạt được sự bền vững về kinh tế. Cần phải tiếp tục duy trì sự chuyển đổi trong cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành CN - TTCN và TM - DV, tăng cường áp dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn, tạo khả năng cạnh tranh của các mặt hàng trên thị trường. Ngoài ra, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội cũng là con đường để đi tới sự bền vững. Vì vậy thành phố cần phải cải thiện điều kiện sống của nhóm người nghèo và thu nhập thấp thông qua tăng khả năng, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, như y tế, giáo dục, việc làm. Họ là những đối tượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Ở thành phố Biên Hòa số trường học, cấp lớp, ngành nghề, bệnh viện khá đa dạng song vẫn chưa đáp ứng đủ trước tình trạng nhập cư của những người di dân. Hiện tượng học sinh bỏ học vẫn còn, nhất là ở khối tiểu học và trung học cơ sở, công tác giải tỏa đền bù cho người dân thuộc diện quy hoạch trong vài năm qua thực hiện tương đối tốt và cần phải phát huy trong hoàn cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. 3. Trong quá trình phát triển của đô thị Biên Hòa cần chú ý đến việc tạo dựng hình ảnh riêng,“bản sắc riêng” bằng việc kết hợp ba yếu tố: cảnh quan tự nhiên, lịch sử và công nghiệp. Điều này sẽ tránh cho Biên Hòa trở thành bản sao của một đô thị nào đó. Dòng sông Đồng Nai chảy qua thành phố, con sông Cái bọc quanh Cù lao Phố tạo nên một cảnh quan mặt nước quanh co uốn khúc tuyệt đẹp, sẽ đóng góp một yếu tố thiên nhiên quan trọng. Việc khai thác yếu tố mặt nước đúng mức sẽ tạo dựng sắc thái đặc trưng và phong phú cho không gian đô thị Biên Hòa. Là một vùng đất mới, Biên Hòa chỉ mới hình thành và phát triển hơn 300 năm, vì vậy còn lưu giữ nhiều công trình văn hóa lịch sử tiêu biểu như Nhà hội Bình Trước, Trường trang trí mỹ thuật Biên Hòa, Đài kỷ niệm, đền thờ ông Đoàn Văn Cự, đình Tân Lân, đền thờ Nguyễn Tri Phương... Ngoài ra lợi thế của một đô thị công nghiệp với các KCN tương đối hiện đại, hoàn chỉnh cần tiếp tục được phát huy. 4. Định hướng phát triển đô thị Biên Hòa cần đặt trong mối tương quan với các đô thị khác ở Nam Bộ. Thành phố Biên Hòa nằm trong một vùng phát triển rất thuận lợi, ở trung điểm của các đầu mối giao thông quan trọng và các thành phố đóng vai trò trung tâm các vùng như Thủ Dầu Một, Phan Thiết, TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, do vậy trở thành nơi giao nhau của nhiều địa bàn kinh tế - văn hóa - xã hội đơn chức năng và đa chức năng. Với lợi thế này thành phố Biên Hòa không cần phải phát triển một số lĩnh vực mà vẫn được hưởng lợi, không nhất thiết phải phát triển các lĩnh vực dịch vụ cao cấp mà tập trung vào các loại dịch vụ trung bình và phổ thông. Ngoài ra, thành phố Biên Hòa có thể học lấy những bài học kinh nghiệm từ đô thị lớn Hồ Chí Minh. 5. Đặc trưng của thành phố Biên Hòa là một đô thị công nghiệp. Vì vậy khi quy hoạch không gian và kiến trúc KCN và khu dịch vụ kèm theo cần tính đến việc tái sử dụng trong chiến lược dài hơi. Nghĩa là trong khi quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ cho các KCN cần phải tính đến là tuổi thọ của các công trình này (ở bên trong và bên ngoài khu công nghiệp) như xưởng, nhà kho, công sở, nhà ở cho chuyên gia, nhà lưu trú cho công nhân,... trong tương lai vài chục năm nữa những loại hình công nghiệp nào còn tồn tại tập trung gần thành phố Biên Hòa, những loại hình nào phải di chuyển ra các huyện, những loại hình nào không còn tồn tại nữa, loại hình còn tiếp tục phát triển thì quy mô tới đâu, số lượng, cấp độ, trình độ thế nào. Không nên cho các công ty có trình độ lạc hậu, quy mô nhỏ thuê đất với thời gian quá dài, và quá lớn (hiện nay thời gian thuê thường là 50 năm và giá khoảng 3- 4 USD/m2. Do sợ khu công nghiệp không lấp đầy nên cho thuê giá thấp, ai thuê cũng được nên khi cần lấy đất cho mục đích phát triển khác rất khó khăn. 6. Là một thành phố trước nay sống chủ yếu bằng công nghiệp, Biên Hòa đang phải đối mặt với thách thức là nên phát triển các KCN tập trung hay các KCN phân tán. Nếu thành phố phát triển công nghiệp tập trung, tức đặt các KCN gần nhau, bài toán về nhà ở cho công nhân, sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng,… đặt ra càng gay gắt; nếu phát triển các KCN phân tán, tức đưa về các huyện, sẽ giảm được những chi phí trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tỉnh Đồng Nai phải đối mặt với các vấn đề về môi trường, nông dân mất đất sản xuất... Vì vậy khi quy hoạch đô thị Biên Hòa cần có sự khảo sát, nghiên cứu thật kỹ và đặt trong quan hệ tổng thể với các đô thị của tỉnh để lựa chọn loại hình phát triển công nghiệp tập trung hay phân tán. Tóm lại, quãng thời gian 20 năm đổi mới từ 1986 đến 2005, quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa diễn ra mạnh mẽ đã làm chuyển biến về kinh tế - cơ sở hạ tầng kỹ thuật – văn hóa xã hội theo hướng hiện đại, văn minh tiến bộ hơn. Ghi nhận sự lớn mạnh của Biên Hòa, năm 1993 Nhà nước đã quyết định công nhận đây là đô thị loại II. Hiện nay người dân và chính quyền thành phố đang nỗ lực để đưa Biên Hòa trở thành đô thị loại I của cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alan Coulthart, Nguyễn Quang và Henry Sharpe (2006), Chiến lược phát triển đô thị: đối mặt với những thách thức về đô thị hóa nhanh chóng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Công ti in và văn hóa phẩm. 2. Nguyễn Thế Bá (1999), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nxb Xây dựng. 3. Ban chấp hành Đảng bộ TP. Biên Hòa (1997), Biên Hòa – ghi nhớ tự hào, NxbTrẻ. 4. Ban chấp hành Đảng bộ TP. Biên Hòa (1999), Lịch sử Đảng bộ TP. Biên Hòa, Nxb Đồng Nai. 5. Trần Văn Bính (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. 6. Bộ xây dựng (1999), Quy hoạch xây dựng các đô thị Việt Nam tập 1, Nxb Xây dựng. 7. Bộ xây dựng (1999), Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. 8. Cục Thống kê Đồng Nai (2002), Niên giám Thống kê 2001 (1995-2001). 9. Cục Thống kê Đồng Nai (2002), Niên giám Thống kê 2006 (2001-2006). 10. Cục Thống kê Đồng Nai (2002), Niên giám Thống kê 2007. 11. Võ Kim Cương (2004), Quản lí đô thị thời kì chuyển đổi, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 12. Trần Trọng Đăng Đàn (1997), “Mấy khía cạnh về đô thị hóa”, báo Sài Gòn giải phóng 25/1/1997 13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, XIX), Nxb Chính trị quốc gia. 14. Trịnh Hoài Đức (2005), Gia Định thành thông chí, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 15. Lê Quý Đức (2003), Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb Chính trị Quốc gia. 16. Jean Paul Lacaze (người dịch Đào Đình Bắc) (2002), Các phương pháp quy hoạch đô thị, Nxb Thế Giới. 17. Trần Thị Hạnh (2003), Đô thị Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai trong quá trình hình thành và phát triển, Luận văn tốt nghiệp khoa Địa lí, Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Văn Hạnh (1999), “Vấn đề xây dựng và quản lý đô thị”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 19. Đỗ Hậu (CB) (2001), Xã hội học đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 20. Nguyễn Lệ Phúc Hậu (2005), Thực trạng phát triển sản xuất của thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Khóa luận tốt nghiệp khoa Địa lí, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 21. Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử đồng chủ biên (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 22. Nguyễn Minh Hòa (2005), Vùng đô thị châu Á và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 23. Nguyễn Minh Hòa (2008), “Quan điểm vùng trong quy hoạch không gian để phát triển các Khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất (trường hợp tỉnh Đồng Nai và thành phố Biên Hòa”, Tạp chí Khoa học xã hội (6). 24. Đặng Thái Hoàng (2000), Lịch sử đô thị, Nxb xây dựng. 25. Học viện hành chính quốc gia (2007), Tài liệu bồi dưỡng về quản lí hành chính nhà nước phần III: Quản lí nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Nxb Khoa học và kĩ thuật. 26. Hội Khoa học Lịch sử TP. Hồ Chí Minh (2002), “Bước đầu tìm hiểu sự hình thành và phát triển đô thị ở Nam Bộ”, Nam Bộ đất và người, Nxb Trẻ. 27. Lâm Quang Huyên (1999), “Bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội trong quá trình đô thị hóa”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 28. Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng (1999), Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn, Nxb Thuận Hóa. 29. Nhiêu Hội Lâm, người dịch Lê Quang Lâm (2004), Kinh tế học đô thị, Nxb Chính trị Quốc gia. 30. Ngô Văn Lệ (1999), “Môi trường và đô thị hóa - những vấn đề đặt ra xét từ khía cạnh xã hội”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 31. Nguyễn Văn Lịch (1999), “Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Việt Nam, đôi điều từ kinh nghiệm vài nước Đông Nam Á”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 32. Trịnh Duy Luân (2004), Xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Trịnh Duy Luân và Michael Leaf (1996), Vấn đề nhà ở đô thị trong nền kinh tế thị trường của thế giới thứ ba, Nxb Khoa học xã hội. 34. Lương Văn Lựu (1971), Biên Hòa sử lược toàn biên quyển 1. 35. Đào Trọng Năng, Nguyễn Thục Ý (1984), Những vấn đề quy hoạch đô thị và dân cư, Nxb Khoa học kĩ thuật. 36. Nguyễn Thế Nghĩa, Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên (2002), Phát triển đô thị bền vững, Nxb Khoa học xã hội. 37. Đặng Văn Phan (1999), “Tiếp cận địa lý trong nghiên cứu một số vấn đề tổ chức không gian vùng đô thị và công nghiệp vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam trên quan điểm bảo vệ mội trường và phát triển bền vững”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 38. Phòng Quản lý đô thị TP. Biên Hòa (2003), Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai đến năm 2020. 39. Phòng Tài nguyên và môi trường (2005), Đánh giá hiện trạng môi trường TP.Biên Hòa và xây dựng chương trình hành động bảo vệ môi trường đếnnăm 2010 và định hướng đến năm 2020. 40. Phòng Tài chính – kế hoạch (1996), Tập số liệu về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa từ năm 1976 đến 1995. 41. Phòng Tài chính – kế hoạch (2006), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng thực hiện năm 2006 và kế hoạch năm 2007. 42. Phòng Thống kê TP.Biên Hòa (2006), Kết quả thực hiện chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố (giữa nhiệm kì) giai đoạn 2005 – 2010. 43. Phòng Văn hóa thông tin TP.Biên Hòa, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2001 và triển khai phương nhiệm vụ năm 2002. 44. Phòng Văn hóa thông tin TP.Biên Hòa, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2002 và triển khai phương nhiệm vụ năm 2003. 45. Phòng Văn hóa thông tin TP.Biên Hòa, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2003 và triển khai phương nhiệm vụ năm 2004. 46. Phòng Giáo dục TP.Biên Hòa, Bản tóm tắt thành tích của Phòng giáo dục thành phố Biên Hòa đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trao tặng danh hiệu cờ thi đua xuất sắc khối các Phòng giáo dục tỉnh Đồng Nai năm học 2005 – 2006. 47. Cao Xuân Phổ (1999), “Mối quan hệ giữa đô thị hóa bền vững và phát triển nông thôn”, tham luận tại hội thảo khoa học quốc tế, Panel III. 48. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam tập 1, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 49. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam tập 2, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 50. Đình Quang (CB) (2005), Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 51. Trương Thị Minh Sâm (1999), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc phát triển đô thị bền vững”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 52. Nguyễn Đăng Sơn (1999), “Quản lý đô thị và phát triển bền vững, vai trò của nghiên cứu-giáo dục”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I 53. Số liệu Phòng Giáo dục TP. Biên Hòa. 54. Số liệu Phòng Thống kê TP. Biên Hòa. 55. Số liệu Sở giáo dục tỉnh Đồng Nai. 56. Nguyễn Sum (1998), Dân số học đại cương, Nxb Giáo dục. 57. Nguyễn Hữu Thái (1999), “Phát triển đô thị và xã hội bền vững - nhìn từ Bắc Mỹ, nhìn từ châu Á”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 58. Thành ủy Biên Hòa (1988), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ TP. Biên Hòa lần 5. 59. Thành ủy Biên Hòa (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ TP. Biên Hòa lần 7. 60. Thành ủy Biên Hòa (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ TP. Biên Hòa lần 8 (nhiệm kỳ 2001 – 2005). 61. Thành ủy Biên Hòa (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ TP. Biên Hòa lần 9. 62. Thành ủy Biên Hòa (1988), 55 năm thành phố Biên Hòa (1930-1985). 63. Hà Huy Thành (1999), “Phát triển bền vững đô thị-một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 64. Trương Quang Thao (2003), Đô thị học: những khái niệm mở đầu, Nxb Xây dựng, Hà Nội 65. Nguyễn Ngọc Thích (1970), Vấn đề đô thị hóa và phát triển kinh tế tại Việt Nam, Nxb Học viện Chính trị quốc gia 66. Nguyễn Thị Thủy (2004), Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 đến 1996, luận án tiến sĩ sử học, TP. Hồ Chí Minh. 67. Huỳnh Văn Tới (1999), Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai, Nxb Đồng Nai. 68. Nguyễn Thị Hồng Trang (2006), Quá trình đô thị hóa ở quận 2 thành phố Hồ Chí Minh 1997 - 2005, Luận văn thạc sĩ Sử học, Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 69. Lê Thị Kiều Trang (2004), Công nghiệp hóa – Đô thị hóa và sự phân hóa giàu nghèo ở thành phố Biên Hòa, Khóa luận tốt nghiệp khoa Địa lí, Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 70. Tôn Nữ Quỳnh Trân (1999), Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ. 71. Nguyễn Ngọc Tuấn (2003), Những vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường vùng ven các đô thị lớn trong quá trình phát triển bền vững. Nxb Khoa học xã hội. 72. Nguyễn Thanh Tuấn (2006), Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin. 73. Nguyễn Tấn Tự (2008), Quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh 1986-2003, Luận văn thạc sĩ sử học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 74. UBND tỉnh Đồng Nai (1998), Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai. 75. UBND tỉnh Đồng Nai (1993), Đồng Nai tiềm năng và cơ hội đầu tư, Trung tâm thông tin khoa học – công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 76. UBND tỉnh Đồng Nai (2002), Đồng Nai 25 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Đồng Nai. 77. UBND tỉnh Đồng Nai (2005), Đồng Nai 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Đồng Nai. 78. UBND tỉnh Đồng Nai (2001), Địa chí Đồng Nai tập 1 Tổng quan, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 79. UBND tỉnh Đồng Nai (2001), Địa chí Đồng Nai tập 2 Địa lý, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 80. UBND tỉnh Đồng Nai (2001), Địa chí Đồng Nai tập 3 Lịch sử, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 81. UBND tỉnh Đồng Nai (2001), Địa chí Đồng Nai tập 4 Kinh tế, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 82. UBND tỉnh Đồng Nai (2001), Địa chí Đồng Nai tập 5 Văn hóa - xã hội, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 83. UBND tỉnh Đồng Nai (2005), Đồng Nai thế và lực mới trong thế kỉ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Viện Khoa học Xã hội (1999), trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Đô thi hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 85. Viện ngân hàng thế giới (người dịch Ngô Hoàng Điệp) (2006), Đô thị hóa trong thế giới toàn cầu hóa: quản trị Nhà nước thành tích hoạt động và tính bền vững, Nxb Chính trị Quốc gia. 86. Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 87. Viện sử học (1989), Đô thị cổ Việt Nam, Hà Nội. 88. Viola OEHLER (1999), “Để phát triển bền vững và công bằng: quá trình hình thành đô thị trung tâm, mạng lưới đô thị và các cơ sở đào tạo”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 89. Phan Huy Xu (1999), “Đô thị Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. Các trang Web 90 .w.w.w.dongnai.gov.vn 91. w.w.w.đôthịhóa 92. w.w.w.chungta.com 93. w.w.w.sonadezi 94 w.w.skydoor.net 95. w.w.w.wikipedia.org 96 97. 98. PHỤ LỤC BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐỒNG NAI [Nguồn: w.w.w.skydoor.net] [Nguồn: w.w.w.skydoor.net] Đình Tân Lân [w.w.w.dongnai.gov.vn] Văn miếu Trấn Biên [w.w.w.dongnai.gov.vn] Bản đồ đô thị Biên Hòa [w.w.w.dongnai.gov.vn] Khu trung tâm TP.Biên Hòa [w.w.w.dongnai.gov.vn] Bản đồ giao thông TP.Biên Hòa [w.w.w.skydoor.net] Một góc khu công nghiệp Biên Hòa 2 [w.w.w.dongnai.gov.vn] [Nguồn: Sở địa chính Đồng Nai] [Nguồn: Sở địa chính Đồng Nai] [Nguồn: Sở địa chính Đồng Nai] [Nguồn: Sở địa chính Đồng Nai] Biên Hòa trong không gian kinh tế phía Nam [] ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5758.pdf
Tài liệu liên quan