Quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nước ta. Những khó khăn thuận lợi khi nước ta tiến hành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

B. NỘI DUNG Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hoá- hiền đại hoá đất nước: Tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta: Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nhiều nước dù thắng hay bại đều đã trở thành nước kiệt quệ điều đó trở thành một trong những nguyên nhân cho bước khởi động của khoa học công nghệ hiện đại. Có thể chia cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu từ những năm 40 đến giữa những năm 70. Giai đoạn này sử dụng khoa họ

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3887 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nước ta. Những khó khăn thuận lợi khi nước ta tiến hành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c kĩ thuật để hiện đại hoá các công cụ sản xuất, phát triển kinh tế theo hướng mở rộng và tăng them các yếu tố sản xuất. Thực chất, đây là giai đoạn bắt đầu phát triển của lực lượng sản xuất cả vể con người và công cụ lao động. Bình quân tăng trưởng kinh tế hàng năm ở các nước kinh tế phát triển là 5,6%. Tốc độ tăng trưởng này giữ nguyên trong vòng 20 năm kể từ 1950- 1970. Giai đoạn hai bắt đầu từ những năm 70 trở đi và cho đến nay vẫn đang phát triển rất mạnh mẽ. Giai đoạn này là thực hiện cuộc cách mạng với qui mô lớn và toàn diện trên lực lượng sản xuất trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, đổi mới toàn bộ máy móc sản xuất trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học về công nghệ mới khác hẳn về nguyên tắc hàng loạt các thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm lên cao. Đây là giai đoạn biến đổi hẳn về chất của lực lượng sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa thì đây là thời kì mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lên cao tạo điều kiện ra đời của phương thức sản xuất của phương thức sản xuất mới. Quá trình diễn ra không đồng đều giữa các nước do nhiều nguyên nhân dễ dẫn đến sự chênh lệch về kinh tế. Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kĩ thuật, lực lượng sản xuất còn non nớt chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa. Để có cơ sở kĩ thuật của nền sản xuất lớn không còn con đường nào khác là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối, hiện đại trên trình độ khoa học kĩ thuật phát triển cao. Mặt khác, công nghiệp hoá là quá trình tạo ra nền tảng cơ sở vật chất dựa trên cơ sở những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ cho nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi từ nền sản xuất nhỏ đến nền sản xuất lớn. Do đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là lạc hậu, cơ sở vật chất thấp kém, công nghệ thô sơ nên quá trình công nghiệp hoá là quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Vai trò của công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước ta trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta: Công nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Những thành tựu nổi bật của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1997 tới nay. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2005 ước tăng trên 8,4% (mục tiêu đặt ra 8,5%) là mức tăng cao nhất trong vòng 8 năm qua. Từ tình trạng hàng hoá hạn chế chưa cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước đến nay sản xuất không những đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng trong nước mà còn tăng xuất khẩu và dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển nhanh. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 40,09% năm 2004 tăng len 41% năm 2005. Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 38,15% lên 38,4%. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 21,76% xuống 20,6%. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành, khu vực chuyển biến tích cực. Các ngành săn cuất và dịch vụ tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng kinh tế hang hoá, gắn với thị trường trong nưosc và đẩy mạnh xuất khẩu. Công nghiệp hoá là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất kĩ thuật cần thiết về con người và khoa học công nghệ, thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Trình đọ dân trí ngày càng nâng lên, chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động của xã hồi đã được tăng lên đáng kể nhờ đó nâng cao vai trò trung tâm của người lao động, Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển là nhờ có những thành tựu của công nghiệp hoá, là cơ sở kinh tế để củng cố phát triển khối lien minh công- nông- đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là tăng cường hiệu quả của bộ máy Nhà nước, sức mạnh quyền lực trong quản lí kinh tế Nhà nước. Quá trình công nghiệp hoá cũng tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công lao động quốc tế, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển. Công nghiệp hoá không những có tác dụng thúc đầy nền kinh tế tăng truởng, phát triển cao mà còn tạo điều kiện tiền đề vật chất để xây dựng phát triển và hiện đại hoá nền quốc phòng, an ninh. Như vậy, công nghiệp hoá ở nước ta trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế XHCN. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường XHCN mà Đảng và nhân dân đã chọn. Cơ sở thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước: Cơ sở lí luận: Nguyên lí về sự phát triển: Theo quan điểm của các nhà sang lập chủ nghĩa Mác, lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại đã hình thành những mối quan hệ khách quan, phổ biến: một mặt, con người phải quan hệ với giới tự nhiên làm biến đổi tự nhiên, quan hệ này được biểu hiện ở lực lượng sản xuất, mặt khác con người tác động quan hệ với nhau để tiến hành sản xuất, quan hệ này được biểu hiên ở lực lượng sản xuất. Đó là hai mặt đối lập biện chứng của một thể thống nhất không thể tách rời là phương thức sản xuất. Mỗi hình thái kinh tế xã hội,lịch sử xã hội loài người được đặc trưng bởi một phương thức sản xuất nhất định. Và sự phát triển của xã hội loài người là lịch sử kế tiếp của các phương thức sản xuất, phương thức sản xuất cũ, lạc hậu được thay thế bằng phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn. Trong mỗi phương thức sản xuất lực lượng sản xuất có vai trò quyết định. Nó chẳng những là thước đo thực tiễn mà còn làm thay đổi quan hệ giữa người với người trong sản xuất thay đổi các quan hệ xã hội. C. Mác đã đưa ra kết luận rằng: “Xã hội loài người phát triển trải qua nhifu giai đoạn của sự phát triển, đó là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế này bằng hình thái kinh tế khác cao hơn mà gốc rễ sâu xa của nó là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Sự vật và phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là do tác động của qui luật khách quan.” Ph, Ăng- ghen khẳng định “Lịch sử từ xưa đến nay đã tiến triển theo một quá trình tự nhiên, về căn bản cũng bị chi phối bởi qui luật vận đông như nhau”. Dẫu luôn giữ quan niệm coi sự phát triển của hình thái kinh té xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên bị chi phối bởi qui luật như nhau và “một xã hội ngay cả khi đã phát hiện ra qui luật tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xoá bỏ những giai đoạn đó”, song Mác cũng cho rằng “nó có thể rút ngắng và làm dịu bớt những cơn đau đi”. Điều đó có nghĩa rằng quá trình lịch sử tự nhiên chẳng những có thể diễn ra tuần tự từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội nào đó trong những điều kiện khách quan và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Những tư tưởng cơ bản đó trong học thuyết MÁc về hình thái kinh tế xã hội chính là cơ sở lí luận cho phép chúng ta khẳng định sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là phù hợp với qui luật khách quan trong quá trình phát triển của dân tộc ta, của thời đại. Đối với nước ta, khi những tư tưởng cơ bản tronghojc thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội được nhận thức lại một cách khoa học và sâu sắc với tư cách là cơ sở lí luận của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì chúng ta phải đẩy mạnh sự nghiệp này trong tất cả các lĩnh vực của đời sống để nhanh chóng tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại cho chế độ xã hội mới. Ở đây, “công nghiệp hoá” thực chất là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ và việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiến tiến của khoa học công nghệ thế giới. Mặt khác, chúng ta phải chú trọng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là hai nhiệm vụ được thực hiện đồng thời, chúng tác động, hỗ trợ nhau phát triển. Bởi lẽ “công nghiệp hoá- hiện đại hoá” tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp. Như vậy từ quan điểm của C.Mác về kết cấu chỉnh thể của hình thái kinh tế xã hội với tư cách là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở lí luận để khẳng định sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nước ta hiện nay là một cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để tác động sâu sắc tới tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội để xây dựng hình thái kinh tế xã hội ở nước ta. Cơ sở thực tiễn: Đại hội VII (năm 1991) đã đưa ra quan điểm chủ trương điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng “đẩy mạnh ba chương trình kinh tế với nội dung cao hơn trước và từng bước xây dựng cơ cáu kinh tế mới théo yêu cầu công nghiệp hoá”. Yêu cầu đặt ra với công nghiệp hoá ở giai đoạn này là “không chỉ đơn giản làm tăng them tốc độ và tỉ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới căn bản về công nghệ tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao, lâu bền của nền kinh tế quốc dân”. Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá như một nhu cầu tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. + Từ thập kỉ 90, trên những cơ sở tiền đề đã đạt được, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến neawm 2020 đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp. + Đại hội VIII của Đảng nêu rõ: “Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. + Đại hội Đảng lần IX tiếp tục khẳng định đường lối công nghiệp hoá đã nêu. Từ nửa cuối thập kỉ 90, cơ cấu kinh tế nước ta được điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Mục tiêu tổng quát của sự nghiệp công nhiệp hoá của nước ta được Đảng cộng sản Việt Nam xác định tại Đại hội lần thứ VIII:”Xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật kiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vậy chất và tinh thần cao, quốc phòng- an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Kinh nghiệm của các nước cho thây quá trình công nghiệp hoác thành công cho đến nay đòi hỏi phải có những điều kiện sau đây: + Thứ nhất là thị trường: lích sử nhân loại cho thấyu chưa có một quốc gia nào khi công nghiệp hoas mà không vần đến thị trường, vốn, công nghệ, lao động, tài nguyên. Các chính sách tự do hoá thương mại, giá cả, tín dụng,… là cực kì quan trọng trong việc mở rộng thị trường trong nước mà còn thị trường nước ngoài. Đối với Việt Nam thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đồng thời Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho việc đầu tư nước ngoài. + Thứ hai là nguồn nhân lực: Đây là một trong những hạt nhân của lực lượng sản xuất. Ở Việt Nam đã tiến hành hợp tác tâm kĩ thuật có nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời đẩy mạnh giáo dục, đào tạo. + Thứ ba là công nghệ và vốn: Để phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất XHCN. Đối với Việt Nam thì thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài là cần thiết đồng thời có chính sách thi hút vốn trong nước và phát trieefn công nghệ với ba đặc trưng chủ yếu trên mô hình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam, phải tận dụng tối đa lợi thế của nền kinh tế phát triển cao hơn có chính sách cụ thể đúng đắn để điều chỉnh sự vận động của các nhân tốt trên phục vụ đắc lực cho thực tiễn. Yêu cầu nảy sinh khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Trong bối cảnh hiện nay công nghiệp hoá được coi là xu hướng phát triển chung của cả nước đang phát triển. Đối với nước ta chưa thoát khỏi tìnht rạng lạc hậu thì công nghiệp hoá- hiện đại hoá là “ nhiệm vụ trọn gtaam xuyên suốt từ thời kì quá đội lên chủ nghĩa xã hội” là con đường tất yếu để đưa ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu thì trước tiên phải chăm lo phát triển kinh tế, song sẽ là sai lầm nếu không quan tâm chăm lo giải quyết tốt những vấn đề xã hội”, không tạo ra cân đối hài hoà giữa các vấn đề xã hội với kinh tế. + Cho đến nay sau 10 năm đổi mới, đã đạt đượ cnhuwxng nthafnh tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, tại Đại hội Đảng VIII Đảng đã khẳng định: “nước ra đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội nhưng có một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã căn bản hoàn thành cho phép nước ta chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước”. Thực trạng của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nước ta. Những khó khăn, thuận lợi khi nước ta tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá: Những thành tựu đã đạt được: . Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao: Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) là một điểm mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự tăng trưởng của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước của Việt Nam. Sau khi vượt qua còn suy thoái (1980- 1990), từ năm 1991 trởi đi nền kinh tế Việt Nam đi vào trạng thái phát triển. Từ sau kho có Luật Đầu tư nước ngoài (12/1997) nhiều dự án của các công ty lớn, công ty đa quốc gia với số vốn lớn cũng như nhiều ngành khác ở nước ta có điều kiện phát triển, tiếp thu khoa học công nghệ thế giới tạo ra những bước nhảy vọt của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Việt Nam đã có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo xu hướng tốt được đánh giá vởi tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm cao. Đặc biệt trong kế hoạch 5 năm (1991-1995), lần đầu tiên ta đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch này. Tất cả mục tiêu kinh tế xã hội 5 năm (1996-2000) và chiến lược 10 năm (1991-2000) đều đạt và vượt kế hoạch, GDP năm 2000 đã gấp 2,07 lần năm 1990 (vượt so với mục tiêu tăng 2 lần mà Đại hội VII đã đề ra trong “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 1991-2000”). Nhưng năm 2000-2002 tốc độ tăng trưởng lại tăng lên đạt 6,7%. 6,8% và 7% . Chúng ta đã ngăn chặn được sự giảm sút của tốc độ tăng trưởng kinh tế xuất hiện từ mấy năm trước. 1.2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Cơ cấu ngành kinh tế: đã có sự chuyển dịch theo hướng khi vực I (gồn nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) tuy tốc độ vẫn tăng lên, nhưng tỉ trọng giảm xuống, trong khi đó khu vực II (công nghiệp và xây dựng cơ bản) tỷ trọng tăng len và khu vực III (gồm dịch vụ) đã tăng lên đáng kể. Cơ cấu thành phần kinh tế: Các thành phần kinh tế trong GDP cũng có sự chuyển dich từ chủ yếu là quốc doanh, hợp tác xã sang đa thành phần, nhưng vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh vẫn được tăng cường. Doanh nghiệp Nhà nưosc dduwowjc sắp xếp lại để hoạt động có hiệu quả hơn, số doanh nghiệp đã giảm từ hơn 12000 đầu năm 1990 xuống vòng gần 6000 doanh nghiệp cuối năm 1990. Tuy vậy, tỷ trọng kinh tế Nhà nước trong GDP vẫn tăng lên từ 29,4% (1990) lên 39% (2000). Khu vực kinh tế quốc doanh cũng có sự thay đổi khá nhanh. Cơ cấu kinh tế không ngừng vận động, biến đổi hay còn gọi là chuyển dịch do sự vận động biến đổi cuat lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc tận dung nguồn vốn và lao động, tjao dựn gvieejc làm, tăng thu nhập của dân cư và đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, khu vực này vẫn đang trong trạng thái tiềm ẩn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của nó. 1.3. Cơ cấu quản lí kinh tế theo hướng tiến bộ được hình thành: Nhà nước ta đã xoá bỏ về cơ bản cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng một bước nền knh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong toàn bộ biện pháp đổi mới quản lí, cuộc cách mạng giá, chuyển từ định giá hành chính sang cơ chế giá thị trường có vị trí trung tâm. Tuy nhiên, cơ chế thị trường ở nước ta vẫn đang ở giai đoạn sơ khai và chưa đồng bộ. 1.4. Kiềm chế và đẩy lùi lạm phát: Trong những năm 1986-1988, lạm phát đã tăng tới 3 con số làm cho nền kinh tế chao đảo. Từ năm 1989, lạm phát chặn lại ở 2 con số và sau đó giảm còn 1 con số: năm 1986: 774,7%; năm 1990: 67,4%; năm 1995: 12,7%; năm 1997: 3,7%; năm 1999: 0,1% .Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. 1.5. Kinh tế đối ngoại được phát triển nhanh, mở rộng về qui mô, đa dạng hoá hình thức và đa phương hoá thị trường: Nước ta từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khép kín sau quá trình đổi mới đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa với nền kinh tế thế giới tiên tiến hiện đại. Ngày 17/7/1995, nước ta và Liên minh Châu Âu đã lí Hiệp định chung về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kĩ thuật. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhậnp ASEAN. Năm 1998, Việt Nam rta nhập diễn đàn kinh tế các nước Châu Á- Thái Bình Dương. Tháng 7/2001 Việt Nam đã kí Hiệp định thương mại với 61 nước trong đó có Mỹ, đưa tổng số nước có quan hệ thương mại với Việt Nam từ 50 nước năm 1990 lên 150 nước năm 2000. Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tiến bộ vượt bậc. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt trên 36 tỉ USD so với 822,9 triệu USD và gần 2,16 tỉ USD năm 1986. Kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta tăng nhanh như vậy là do chính sách mở của, có những đổi mới trong cơ chế xuất nhập khẩu và có chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt sát với tỷ giá hối đoái của thị trường tự do và có chế độ một tỷ giá. Hoạt động đâu từ nước ngoài bắt đầu năm 1988 với 37 dự án và 271 triệu USD, đến cuối năm 2005 số dự án là 5880 dự án với tổng vốn đầu tư 64,6 tỷ USD trong đó có 5818 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí 50,5 tỷ USD: vốn thực hiện đạt 26,9 tỷ USD (tính cả các dự án đã hết hiệu lực). Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế được nối lại. Từ đó đến nay đã có 8 Hội nghị quốc tế về ODA dành cho Việt Nam. Tại các Hội nghị này các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam có số vốn ODA: 17,5 tỷ USD và 1,2 tỷ USD hỗ trợ cải cách kinh tế. Nếu tính cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ODA thì vốn có nguồn gốc nước ngoài chiếm 47% tổng nguồn vốn. 1.6. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được tăng lên rõ rệt: Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đã từng bước tăng số lượng người có việc làm trong nền kinh tế, trong những năm 1995-2000 trung bình mỗi năm tạo ra 1,3 triệu việc làmmowsi. Số hộ giàu tăng lên và đến nay đạt trên 10%, số hộ nghèo giảm từ 55% xuống còn 6,5- 7%. Đời sống xã hội, trình độ dân trí được tăng lên rõ rệt. Hiện nay tỷ lệ người biết đọc biết viết tăng từ 88% năm 1989 đến khoảng 96%. Những thành tựu kinh tế- xã hội đã đạt được là do kết quả của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng. Đồng thời đó là sự phù hợp giữa ý Đảng và lòng dân. Những tồn tại, hạn chế: Nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng còn kém phát triển; cơ sở vật chất – kĩ thuật xây dựng chưa đáng kể. Hiện nay, hơn 75% dân số vẫn sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp vẫn chiếm hơn 60% lao động xã hội. Nền kinh tế nước ta có mức tăng trưởng nhưng chưa cao và chưa ổn định. Trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá cần thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, nhưng vấn đề tích luỹ và tiết kiệm từ nội bộ nền kinh tế đầu tư và phát triển còn thấp. Đồng thới vai trò quản lí của Nhà nước đối với nền kinh tế xã họi còn yếu., khả năng hạn chế lạm phát chưa vững chắc. Ngân sách thu không đủ chi, tỷ lệ bội chi ngân sách còn cao. Thời kì này, tình trạng bất công xã hội, tham nhũng, buôn lậu, vi phạm kỉ luật kỉ cương còn nhiều và nặng. Do nước ta đang và tiếp tục quá trình công nghiệp hoá nên cơ sở vật chất- kĩ thuật còn thấp, chưa đồng bộ, nền kinh tế chưa đi vào ổn định và phát triền. Do đó GDP đầu người còn thấp, trình độ dân trí và khoa học kĩ thuật chưa cao tốc độ tăng dân số còn cao. Nguyên nhân của thực trạng: Nguyên nhân mà quá trình công nghiệp hoá nước ta đã đạt được nhưng thành tựu nhất định là do sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình hình thành của ta hiện nay, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt , sáng taho trong sách lưojc, nhạ cảm nắm bắt cái mới. Mặt khác quá trình này không bị mắc phải những sai lầm lớn đó là do sự lãnh đạo, đường lối chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời chúng ta tiến hành xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới hệ thống chính trị với đổi mới hệ thống kinh tế, kết hợp chặt chẽ ngay từ buổi đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời đổi mới từng bước chính trị. Và điều không thể thiếu được trong sự thành công này là tinh thần lao động sáng tạo, chăm chỉ của toàn dân, và việc tiếp thu học tập những kinh nghiệm, bài học của các nước đi trước từ đó áp dụng trên cơ sở sáng tạo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của đất nước ta. Bên cạnh những thành công nhất định của quá trình công nghiệp hoá, nước ta vẫn bị hạn chế trên một số mặt. Bởi lẽ một phần do xuất phát điểm của Việt Nam thấp do phải chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh gây ra, cơ cấu kinh tế truyền thống nặng về nông nghiệp, thủ công nghiệp, bộ máy lãnh đạo có những biểu hiện quan liêu bao cấp mang nặng tính hiện vật kéo dài. Nước ta đã áp dụng mô hình “kinh tế chỉ huy” máy móc trong thời gian dài dẫn đến nền kinh té trì trệ, chậm phát triển. Ngoài ra, cơ chế quản lí của Nhà nước còn nhiều bất cập, ban hành chủ trương chính sách chưa hợp lí… Bên cạnh đó còn có những nhân tố bên ngoài tác động xấu đến sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước ta: những sức ép về mặt xã hội thông qua kinh tế đầu tư kèm điều kiện, đầu tư máy móc trang thiết bị lạc hậu… Những diễn biến phứa tạp về mặt ngoại giao và quân sự của một số nước trên thế giới làm cho tình hình quốc phòng an ninh trở nên phức tạp hơn ở trong nước. Một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước: Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn: Ngày càng có nhiều hơn những can cứ vững chắc cả về lí luận và thực tiễn để khẳng định rằng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn là một nội dung quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triền. Vấn đề này, ở Đại hội lần thứ Ĩ của Đảng đã chỉ rõ: trong công cuộc đổi mới đất nước chúng ta cần tăng cương sự chỉ đạo và huy đông các nguồn lực để đẩy nhanh công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Sinh thời, V.I.Lênin đã từng nhắc nhở rằng: những dự định của con người nếu không tính đến những qui luật vĩ đại của tự nhiên sẽ chỉ mang lại những điều bất hạnh mà thôi. Xét tời cùng, đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay là phương thức “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn. Vì thế, “sử dụng hợp lí và tiết liệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học” phải là mục tiêu căn bản, quan trọng như mục tiêu tăng trưởng kinh tế của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại: Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta vì công nghiệp cung cấp toàn bộ máy móc, trang thiết bị để phục vụ và hỗ trợ cho sản xuất cũng như cho tiêu dùng. Hướng ưu tiên cho phát triển công nghiệp là: các ngành chế biến lương thực, thực phấm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Xây dựng có chọ lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trong những ngành trọng yếu mà đòi hỏi nhu cầu bức bách và có điều kiện về vốn, công nghệ thị trường để phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả (năng lượng, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, luyện kim, hoá chất). Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng vật chất của nền kinh tế: Trong cơ chế thị trường kết cấu hạ tầng có vai trò kết cấu hết sức quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất và kinh doanh, đời sống dân cư. Do xuất phát là một nước lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nước ta hết sức thấp kém, không đáp ứng ndduwowjc yêu cầu của sản xuất, dân cư. Do vậy, trong những năm trước mắt việc xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế được côi là một nội dung của công nghiệp hoá- hiện đại hoá. 4. Phát triển nhanh du lịch và các ngành dịch vụ: Phát triển ngành du lích và những ngành dịch vụ khác: hàng không, hàng hải, bưu chính viễn thông, tài chính…trước hết đáp ứng như cầu dịch vụ của nhân dân. Mặt khác, còn nâng cao hiejeu quả của sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường, hiệu quả của các doanh nghiệp tuỳ thuộc rất nhiều yếu tố: doanh nghiệp đủ vốn kinh doanh không? Thông tin cho doanh nghiệp có kịp thời, đày đủ và chính xác hay không?.... Do sự phát triển các ngành ngân hàng, thông tin bưu chính, thương mại…trực tiếp quyết định hiệu quả của các ngành sản xuất vật liệu, kinh doanh. 5. Phát triển hợp lí các vùng lãnh thổ: Về phương hướng phát triển vùng lãnh thôt nước ta trong thời gian tới, Đảng cộng sản Việt Nam xác định, phát huy cai trò của các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích luỹ vốn, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở thế mạnh của từng vừng, liên kết với vùng trọng điểm tạo mức tăng trưởng khá. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho những vùng khó khăn để phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực. nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đưa các vùng này thoát khỏi tình trạn kém phát triển. 6. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, hội nhập và mở cửa của nền kinh tế là cấp thiết với tất cả các nước. Do vậy, quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá không thể thành công nếu không mở của nền kinh tế. Tuy nhiên, mở của hội nhập như thé nào cũng cần được cân nhắc kĩ càng nhằm tranh thủ những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình này với tăng trưởng, phát triển kinh tế. Trong việc mở cửa hội nhập phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm. Chuyển hướng chiến lược, xây dựng nền kinh tế mở đòi hỏi phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập toàn cầu. C. KẾT LUẬN Qua lí luận và thực tiễn đã chứng minh công nghiệp hoá- hiện đại hoá là động lực trực tiếp để phát triển kinh tế. Sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Nó nhằm tới mục tiêu rất cụ thể và có tính cách mạng. Nó đổi mới hàng loạt vấn đề về lí luận và thực tiễn cả về kinh tế và chính trị- xã hội. Nó bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Trong quá trình công nghiệp hoá nhằm mục tiêu biến đổi nước ta thành nước công nghiệp cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nguồn nhân lực con người được phát huy, mức sống vật chất, tinh thần được nâng cao, quốc phòng và an ninh vững mạnh, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Việc Đảng và Nhà nước chọn con đường tiên hành công nghiệp hoá hiện đại hoá là hết sức đúng đắn. Bằng sự thông minh sáng tạo cần cù của con người Việt Nam chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ cất cánh trởi thành con rồng Châu Á và chúng ta hoàn thành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các nước bạn bè trong cộng đồng quốc tế trên con đường phát triển. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn và định hướng cho em đề tài một cách khoa học và nghiêm túc. Em rất mong được sự góp ý của thầy để bài viết lần sau của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC Đặt vấn đề Nội dung Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta Vai trò của công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta Cơ sở thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Thực trạng của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta. Những khó khăn thuận lợi khi nước ta tiến hành CNH- HĐH Những thành tựu đạt được Những tồn tại hạn chế Nguyên nhân của thực trạng Một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá Đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng, vật chất của nền kinh tế Phát triển nhanh du lịch và các ngành dịch vụ Phát triền hợp lí các vùng lãnh thổ Mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại C. Kết luận ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docU0161.doc