MỤC LỤC
Tiêu đề trang
I.KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG TIỆN TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG
1) Khái niệm 3
2) Lịch sử phát triển 3
3) Thành phần của các PTTCĐK 4
4) Các phương tiện tiến công đường không chủ yếu 4
5) Sự cần thiết phải tìm hiểu về các phương tiện tiến công đường không. 5
II.NHIỆM VỤ CỦA PHƯƠNG TIỆN TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG
Nhiệm vụ chung của các PTTCĐK 6
2) Phân tích nhiệm vụ của PTTCĐK trong chiến tranh công nghệ cao 7
III.XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG TIỆN TIẾN CÔNG
TRONG TƯƠNG
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương tiện tiến công đường không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LAI
1) Xu hướng. 11
2.Tinh Thần trách nhiệm đối với ngành học của mình
để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc 13
LỜI NÓI ĐẦU
Sau một thời gian học tâp đầy bổ ích và lý thú về giáo dục quốc phòng em đã biết được thêm nhiêu kiến thức về các phương tiện tiến công đường không.Ngày hôm nay em xin được trình bày những điều đã học trong bài tiểu luận về phương tiện tiến côn đường không.Đây là một chủ đề khá rộng lại là lần đầu em làm tiểu luận do đó không tránh khỏi thiếu xót.Em mong được các thầy trong khoa giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài luận một cách tốt nhất.Em xin trân thành cảm ơn các thầy.
I.KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG TIỆN TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG.
1) Khái niệm về phương tiện tiến công đường không.
Phương tiện tiến công đường không (PTTCĐK) là các vũ khí trang thiết bị dùng để tiến công từ trên không vào các mục tiêu mặt đất, mặt nước … của đối phương, gồm các phương tiện mang, phá hủy, dẫn đường, đấu tranh điện tử … phục vụ cho tiến công đường không.
2) Lịch sử phát triển.
Phương tiện tiến công ra đời khá sớm phục vụ cho các cuộc chiến tranh với các vũ khí đơn giản như cung tên gắn lửa,máy bắn đá….Sự phát triển của các phương tiện tiến công đường không thực sự bắt đầu khi vào năm 1812 khinh khí cầu đầu tiên đã được một người Nga tên là Leepikha chế tạo.Nó được dùng để ném bom vào quân Pháp ở ngoại ô Matxcơva.
Lực lượng không quân đầu tiên trên thế giới là hàng không quân sự của lục quân Pháp thành lập năm 1910,lực lượng này sau đó trở thành quân chủng không quân.Trong chiến tranh thế giới thứ I, Đức Ý Pháp Anh có lực lượng không quân đáng kể bao gồm máy bay chiến đấu tiêm kích và máy bay oanh tạc.Lực lương không quân độc lập đầu tiên trên thế giới là không quân hoàng gia Anh là sự hợp nhất của không quân hải quân hoàng gia Anh và các quân đoàn máy bay của quân đội hoàng gia.
Trong chiến tranh thế giới thứ II những quả tên lửa (còn gọi là bom bay) V-1 và V-2 của Đức đã được phóng sang Anh.Thới đó Mỹ cũng đã có những quả tên lửa phóng từ trên không được điều khiển theo sóng vô tuyến.Cả Mỹ và Đức đều chế tạo được ngư lôi và bom ném từ máy bay.Thảm họa bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống hai thành phố Hirôsima và Nagaxaki đã cho thấy sức hủy diệt khủng khiếp của các phương tiện tiến công đường không.
Sau chiến tranh sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của các phương tiện tiến công đường không.Các cuộc chiến tranh gần đây các phương tiện tiến công đương không luôn đóng vai trò cực kì quan trọng.Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại nhất nhằm đưa Việt Nam về thời kì đồ đá.Với các loại máy bay hiện đại như máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52,máy bay cánh cụp cánh xòe F-111,máy bay trinh sát radar tầm xa,tên lửa tự dẫn chống radar sơ rai,bom điều khiển bằng laze lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam.
Trong chiến tranh Vùng Vịnh PTTCĐK tiếp tục được phát triển với các
vũ khí như tên lửa hành trình Tomahoc,máy bay tàng hình F-117A…tạo ra các nhân tố nổi bật cho chiến tranh.Tiếp nối sau này là các loại tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân với sức công phá khủng khiếp có tầm bắn xa độ chính xác cao
Trong thời đại ngày nay các PTTCĐK ngày càng được phát triển hiện đại với đầy đủ các tính năng nhằm tạo thế chủ động khi tham chiến.Đồng thời nó cũng là các phương tiện để răn đe lẫn nhau giữa các quốc gia tạo ra ưu thế trên bàn đàm phán giữa các nước.Các cuộc chiến tranh tương lai sẽ là cuộc chiến tranh của các PTTCĐK hiện đại.
3) Thành phần của các PTTCĐK.
+ Phương tiện mang.
+ Phương tiện phá hủy.
+ Phương tiện dẫn đường chỉ huy ,tác chiến điện tử.
+ Phương tiện trinh sát, vận tải, tiếp dầu trên không.
Thành phần của không quân gồm có:
+ Không quân của hải quân.
+ Không quân của lục quân.
+ Không quân của không quân.
+ Không quân chiến lược.
4) Các phương tiện tiến công đường không chủ yếu.
Máy Bay.
Vũ khí có người lái hay không người lái.Có thiết bị tạo lực nâng,lực kéo,lực đẩy,chuyển động trong không khí.
+ Máy bay ném bom chiến lược:
Tầm xa: B-29 B-52 B52-h B1A B2A Tu-160…
Tầm trung: FT111…
+ Máy bay tiêm cường kích chiến thuật F-15,F-117A,F-16
Tên lửa
Khí tài bay không người lái,có hoặc không có điều khiển được sử dụng một lần chuyển động dưới tác dụng của phản lực không khí do động cơ phản lực tạo ra.Tên lửa bao gồm tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình.
+Tên lửa đường đường đạn.
Chủ động: Do động cơ phản lực tạo ra sức đẩy vd: Topol-M.
Bị động : Bay theo quán tính.
+Tên lửa hành trình.
Tên lửa có cánh có điều khiển được tạo lực nâng khí động trong khi bay.
Không gian hoạt động rộng tầm bắn từ 450km-2700km.Độ chính xác cao.
Các tên lửa chiến thuật trên máy bay.
Ngoài ra còn các loại phương tiện tiến công đường không khác như các loại bom từ trường,laze các loại máy bay trinh sát,máy bay làm nhiệm vụ vận chuyển…..
5) Sự cần thiết phải tìm hiểu về các phương tiện tiến công đường không.
Các phương tiện tiến công đường không hiện nay đang trong xu thế phát triển hiện đại hóa một cách mạnh mẽ.Do đó việc tìm hiểu về các phương tiện tiến công đường không là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với mỗi công dân.Thực tế đã chứng minh qua rất nhiều các cuộc chiến tranh đặc biệt là trong chiến tranh việt nam,việc nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại vũ khí hiện đại mà Đế quốc Mỹ đã sử dụng là nhân tố quan trọng góp phần vào chiến thắng vẻ vang của quân dân ta.
Nghiên cứu tìm hiểu về các phương tiện tiến công đường không giúp tạo sự chủ động trong việc phòng chống và đánh trả các cuộc tiến công đường không.Mỗi một khí tài quân sự dù hiện đại đến đâu đều có những điểm yếu khó tránh khỏi.Nếu chúng ta biết khai thác vận dụng cách đánh vào những điểm yếu đó thì sẽ làm tăng khả năng chiến thắng trước đối phương.Cách đánh B-52 của quân dân ta là một ví dụ điển hình: Việc nghiên cứu kĩ càng tầm hoạt động khả năng tác chiến của siêu pháo đài bay B-52 đã tạo nên một lối đánh thông minh hiệu quả tiêu diệt được số lượng lớn vũ khí quân sự của Mỹ.Trong chiến tranh Nam Tư việc lực lượng phòng không nước này bắn rơi chiếc máy bay tàng hình F-117A của liên quân xuất phát từ việc tìm hiểu sâu sắc về những thuộc tính của loại vũ khí hiện đại này càng cho thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu nghiên cứu các loại PTTCĐK.
Nghiên cứu tìm hiểu về các phương tiện tiến công còn là nhân tố giúp chúng ta cải tiến các trang thiết bị sẵn có hay phát triển thêm các loại vũ khí cho phù hợp với tình hình mới.VD:để chống lại tên lửa Scut phải dùng tên lửa Patriot có trình độ cao hơn.Việc cải tiến nâng cấp máy bay của Mỹ xây dựng các loại máy bay tàng hình thế hệ mới đã tạo ra sự hiệu quả trong cuộc chiến tranh vùng vịnh,cuộc chiến tranh Irăc lần II…
Kinh nghiệm của ông cha ta bao đời nay đã đúc kết lại cho thấy việc nghiên cứu tìm hiểu các trang bị của đối phương là nhân tố quyết định đến thắng lợi.
Biết mình biết người trăm trận trăm thắng.
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC PTTCĐK TRONG CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ CAO.
1) Nhiệm vụ chung của các PTTCĐK.
Các PTTCĐK giữ vai trò quan trọng trong chiến tranh đặc biệt là trong giai đoạn mở màn cuộc chiến có ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến của cuộc chiến tranh.Mỹ và phương Tây coi tiến công đường không có vai trò quyết định.Trong chiến tranh vùng vịnh các máy bay hiện đại như F-117A,các kiểu tên lửa có cánh như hành trình Tomahoc và bom đạn tự dẫn bằng laze,hồng ngoại vô tuyến truyền hình …đã trở thành nhân tố nổi bật để tạo cơ sở cho liên quân giành chiến thắng một cách nhanh chóng,với thương vong giảm xuống đến mức kinh ngạc.
Trong các cuộc chiến tranh hiện đại các PTTCĐK mà chủ yếu là máy bay và tên lửa cùng với bom đạn là các loại vũ khí rất lợi hại,có sức mạnh hỏa lực lớn,tầm tác chiến xa,độ cơ động cao khả năng linh hoạt,bất ngờ.Nó có thể tiến công bằng hỏa lực đường không trước vào sâu trong lãnh thổ đối phương làm “mềm” chiến trường rồi mới tiến công.
Tập kích đường không để phá hủy tiềm lực quân sự kinh tế của đối phương, hệ thống lãnh đạo chỉ huy nhà nước và quân đội.
Dành ưu thế hạt nhân và ưu thế trên không cô lập lực lượng tác chiến,hoặc yểm trợ trực tiếp từ trên không.
Thực hiện tác chiến điện tử nhằm tiêu diệt khả năng và tiềm lực quân sự của đối phương.
Thực hiện kế hoach răn đe gây hoang mang rối loạn tinh thần đối phương, hỗ trợ cho lực lượng phản cách mạng trong nước gây bạo loạn lật đổ.
Ngoài ra còn có loại phương tiện tiến công đường không có nhiệm vụ vận chuyển binh lính và các thiết bị cho cuộc chiến.Gây nhiễu làm cho lực lượng phòng không của đối phương khó phát hiện tạo thuận lợi cho các cuộc tiến công quy mô.
Thành phần chủ yếu của các phương tiện tiến công đường không bao gồm tên lửa máy bay,các khí tài trinh sát ,các loại bom,vệ tinh,radar…các phương tiện này ngày càng được hoàn thiện để có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết địa hình.
2) Phân tích nhiệm vụ của PTTCĐK trong chiến tranh công nghệ cao (CNC).
+ Tập kích bằng nhiều loại vũ khí để phá hủy tiềm lực quân sự của đối phương.
PTTCĐK trong chiến tranh CNC đóng vai tro hết sức quan trọng.Các cuộc chiến tranh gần đây thường được mở màn bằng các cuộc tập kích đường không quy mô nổi bật như : Chiến tranh vùng Vịnh,Chiến tranh Nam Tư, chiến tranh Irăc lần II… Các phương tiện tiến công chủ yếu là máy bay,tên lửa,bom đều được sử dụng một cách triệt để tối đa hiệu năng sử dụng.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam với vai trò là lực lượng chủ chốt không quân Mỹ liên tục bắn phá các mục tiêu quan trong của ta như kho xăng dầu Đức Giang,nhà máy điện Yên Phụ,các đài phát thanh như Mễ Trì..các cảng biển như Hải Phòng nhằm làm suy yếu tiềm lực quân sự của ta.Chúng điên cuồng bắn phá trường học cầu cống là các mục tiêu phi quân sự.
Mỹ đã sử dụng một chiến thuật đa dạng.Chúng dùng các loại máy bay trinh sát phản lực như RF-101 bay ở độ cao thấp với tốc độ lớn, bay vào khu vực nghi ngờ có hỏa lực phòng không.Chiếc máy bay này luôn thay đổi hướng nhằm thu hút hỏa lực từ nhiều hướng.Trong khi đó ở vòng ngoài các máy bay trinh sát như U-2 và RB-66 luôn sẵn sàng chụp ảnh như vậy người lái RF-101 ghi nhận được các hỏa điểm.
Cũng có khi một tốp máy bay trinh sát điện tử F-101F,F-105F,RB-66 hoạt động đồng thời với một phi đội máy bay cường kích.Nhiệm vụ của các máy bay trinh sát là phát hiện tọa độ của các vũ khí phòng không vừa mới xuất hiện và ngay lập tức báo ngay cho các máy bay chiến đấu sẵn sàng công kích.Phương pháp hoạt động phối hợp như trên cho phép rút ngắn thời gian từ lúc phát hiện mục tiêu cho đến lúc bắn phá mục tiêu khiến đối phương không kịp trở tay đối phó.
Để phát hiện việc phóng các tên lửa đất đối không và sự xuất hiện các máy bay tiêm kích của ta,Mỹ thường dùng các máy bay trinh sát radar tầm xa.Tiêu biểu của loại trinh sát này là máy bay trinh sát của không quân EC-121 và máy bay trinh sát của hải quân E-2A.
Người ta tổng kết có tới 95% các chuyến bay của không quân Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam là nhờ sự chỉ huy dẫn đường của máy bay trinh sát E-2A(một chiếc E-2A có thể đồng thời dẫn nhiều tốp máy bay chiến đấu trong bất kì điều kiện thời tiết nào).Nhờ có radar trinh sát tầm xa nên trong thời gian các máy bay chiến đấu tầm xa đánh phá các mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam thì các máy bay EC-121 và E-2A bay ở ngoài biển làm nhiệm vụ,như thế có thể tránh được hỏa lực phòng không từ mặt đất.
Để đạt được hiệu quả trong việc công phá các mục tiêu Mỹ còn sử dụng vũ khí laze để đánh các mục tiêu trọng yếu đặc biêt là Trận đánh cầu Hàm Rồng vào năm 1972.Cầu Hàm Rồng là nút giao thông huyết mạch trên tuyến đường chi viện cho miền Nam.Trước năm 1972 không quân Mỹ đã rất nhiều lần dùng máy bay không kích cây cầu này tuy nhiên đều thất bại.Đến năm 1972 chúng sử dụng máy bay phát tia laze bay ở tầm cao để dẫn đường cho máy bay ném bom đánh phá cầu.Việc làm này đã đạt được hiệu quả gây tổn thất cho quân đội ta.
Bom từ trường là một loại vũ khí được Mỹ sử dụng nhằm phong tỏa các hải cảng của ta đặc biệt là Hải Phòng.Chúng sẽ phát nổ khi có các vật phát sóng sóng vô tuyến đến gần,tuy nhiên loại bom nay đã bị các quân dân ta khắc chế thành công bằng việc sử dụng các máy phát sóng làm cho bom nổ.
Ngoài các loại tên lửa thông thường ,không quân Mỹ còn sử dụng các loại tên lửa chống Radar quen gọi là sơ-rai.Các loại tên lửa này có khả năng bắt sóng radar nhằm tiêu diệt hệ thống radar của ta.
Các cuộc tập kích đường không nhằm tiêu diệt bộ máy chính quyền của ta được thể hiện rõ nét trong năm 1972 bằng máy bay B-52.Trong 12 ngày đêm từ 18 đến 29 tháng 12 năm 1972 Mỹ đã sử dụng các chiến thuật hết sức xảo quyệt với kĩ thuật hiện đại,gây nhiễu toàn bộ hệ thống phòng không của ta,đặc biệt là dùng máy bay ném bem chiến lược B-52 (một siêu pháo đài bay lúc bấy giờ) đánh phá các cơ sở của cách mạng.Các máy bay B-52 này bay ở độ cao từ 10-12km có tầm hoạt động rất rộng và luôn có rất nhiều các loại máy bay theo sau làm nhiệm vụ hộ tống tiếp nhiên liệu và gây nhiễu.Không quân Mỹ đã thực hiện 663 lần xuất kích B-52 và 3800 lần máy bay chiến thuật để bảo vệ B-52.Tuy nhiên với tinh thần chiến đấu ngoan cường cách đánh thông minh quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích bằng B-52 buộc Mỹ trở lại bàn đàm phán.
Không chỉ trong chiến tranh Việt Nam các cuộc tập kích đường không cũng diễn ra ở các cuộc chiến tranh gần đây như chiến tranh Vùng Vịnh và chiến tranh Irac.
Không quân Mỹ mở đầu cuộc chiến bằng các tên lửa hành trình Tomahoc cùng hàng loạt các loại tên lửa và thiết bị hiện đại tập kích ồ ạt nhằm bắn phá thủ đô Batda gây ra thiệt hại đáng kể về người và của cho đất nước này.Mỹ còn sử dụng máy bay tàng hình F-117A nhằm vô hiệu hóa hoàn toàn các lực lượng phòng không của Irac.Không quân đã trở thành lực lượng mở màn cho chiến tranh rất hiệu quả.
+ Thưc hiện tác chiến điện tử.
Đây là một trong ba nhân tố then chốt của chiến tranh do đó nó rất được quan tâm phát triển.Tác chiến điện tử bao gồm trính sát điện tử,chế áp điện tử và bảo vệ điện tử với nhiệm vụ vô hiệu hoá hệ thống C3I (chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc, trinh sát), C4IRS (chỉ huy, kiểm soát, truyền tin, máy tính, tình báo, cảnh giới và trinh sát) đối phương.
Duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và TTLL của quân nhà.
Bảo vệ điện tử: Toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử làm việc an toàn, ổn định, chống đối phương gây nhiễu và đánh phá, chống tự nhiễu lẫn nhau của các phương tiện điện tử. - Chống trinh sát điện tử - Chống chế áp điện tử - Kiểm soát điện tử - Dung hòa trường điện từ.
Chế áp điện tử: Toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm hai loại là chế áp cứng và chế áp mềm. - Chế áp cứng là Phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác. - Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện ĐT đối phương. Có các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả….
Trinh sát điện tử được thực hiện từ trên không, trên vũ trụ, trên mặt đất, và cả dưới mặt nước. - Trước tiên là trinh sát vệ tinh, Mĩ hiện là quốc gia đứng đầu về số lượng vệ tinh trên thế giới và đang chiếm ưu thế trong hoạt động trinh sát nhằm mục đích quân sự, bao gồm các vệ tinh địa tĩnh trinh sát tín hiệu SIGINT, các vệ tinh phát hiện các cuộc phóng tên lửa, các vệ tinh trinh sát chụp ảnh KH và các vệ tinh trinh sát bằng ra-đa. “Các vệ tinh gián điệp mới nhất của Mĩ có thể nhìn thấy các đường phố ở Bắc Kinh, thậm chí khi thời tiết đẹp có thể thấy tuyến đường dây cao áp của thành phố này”, vệ tinh đem lại khả năng tình báo rất cao cho quân đội Mĩ. Tuy nhiên hạn chế của phương thức nàylà độ chính xác thấp, chủ yếu dùng trinh sát các mục tiêu chiến lược, cố định; phụ thuộc điều kiện khí hậu, thời tiết; do bay theo những quĩ đạo có qui luật, dễ bị phán đoán, đề phòng trước; chỉ tối ưu trong báo động sớm nhưng hạn chế trong thu thập tin tức tình báo; dễ bị gây nhiễu và mất tác dụng.
Trinh sát bằng máy bay Mỹ đặc biệt đầu tư phát triển các máy bay trinh sát có và không người lái, hoạt động ở các độ cao khác nhau với nhiệm vụ và mục đích khác nhau, được hiện đại hoá về cả các phương tiện trinh sát, truyền thông cũng như khả năng tự vệ, gồm: MBTS và gây nhiễu EA-6B; Các MBTS báo động sớm AWACS (E-A3); MBTS tầm cao U-2, TR-1; RC-135 trinh sát chiến lược; Các MBTS chiến thuật EF-111, RF-4C, MBTS không người lái Predator, Global Howk… Hạn chế: phụ thuộc điều kiện thời tiết, khí hậu ở khu vực tác chiến; dễ bị đối phương phát hiện làm lộ ý đồ trinh sát hoặc bị tiêu diệt, cản phá; các MBKNL thường có đường bay ổn định, phụ thuộc nhiều vào địa hình, có thể bị đối phương đoán biết, tiêu diệt hoặc đề phòng…
Trong chiến tranh Irac khi mà các máy bay trinh sát và các vệ tinh trinh sát của Mỹ đã chụp được các bức ảnh với độ chính xác rất cao các mục tiêu cần không kích qua đó làm tăng khả năng phá hủy của các tên lửa hành trình Tomahoc đạt đến mức tối đa.Đồng thơi các hệ thống phương tiện đường không gây nhiễu đã làm tê liệt hoàn toàn hệ thống radar phòng không của Irac.Dẫn đến kết quả lực lượng phòng không của Irac đã không bắn rơi được một chiếc máy bay nào của liên quân trong cuộc chiến tranh lần II này.
Trong chiến tranh Việt Nam việc quân đội Mỹ cùng dùng các thủ đoạn gây nhiễu cho lực lương phòng không của ta.Dùng các phương tiện kĩ thuật làm cho màn hinh của radar tên lửa phòng không trắng xóa cho thấy rõ ý đồ làm mất khả năng phòng vệ của tên lửa,dành ưu thế trên không.
vd: máy bay B-52 có 8-24 máy phát nhiễu.
Ngoài ra tác chiến điện tử còn bao gồm cả chiến tranh mạng.Chiến tranh trên các phương tiện phi truyền thống nhằm gây rối loạn các mệnh lệnh chỉ huy.
+ Dành ưu thế hạt nhân và các phương tiện tiến công hiện đại nhằm răn đe gây sức ép làm hoang mang rối loạn tinh thần gây bạo loạn lật đổ.
Chiến tranh thông tin và chiến tranh tâm lý Phá hoại cơ sở truyền tin, phát thanh của đối phương, cắt các đường thông tin qua vệ tinh. Dùng các phương tiện phát sóng AM,FM và truyền hình với nội dung xuyên tạc sự thật, gây hoang mang cho quân đội và nhân dân, giảm lòng tin và ý chí chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng. - Chiến tranh mạng - Áp dụng công nghệ mới như công nghệ nano, vật liệu mới… - Sử dụng các vũ khí phi sát thương.
Các cuộc chiến tranh đã qua đều có sử dụng các phương tiện tiến công đường không nhăm gây chiến tranh tâm lý như.
Trong chiến tranh Thế giới thứ II:Mỹ đã dùng hai quả bom nguyên tử ném xuống hai thanh phố của nhật bản nhằm khẳng định sức mạnh quân sự của mình răn đe lực lượng quân sự của các nước khác.
Chiến tranh vùng Vịnh: Trong khi radio đe doạ ném bom B52, làm binh lính Iraq dao động, thì những truyền đơn được thả xuống lại hứa sẽ cứu trợ dân chúng, nếu binh lính đầu hàng. Các chuyên gia tâm lý chiến cho biết, hầu hết những người ra hàng đều đã đọc truyền đơn.
Hay như cuộc chiến ở Apganixtan: Mỹ sử dụng 6 máy bay biệt kích EC-130E ở Afghanistan. Chúng đóng vai trò như những tổng đài di động, phủ sóng khu vực, đồng thời phát các bài tuyên truyền đến dân chúng.
Trong chiến tranh Việt Nam:Mỹ liên tục dùng các đài phát thanh xuyên tạc chế độ cộng sản,cho các máy bay rải truyền đơn nhằm làm suy giàm ý chí chiến đấu của ta.Dùng B-52,và các phương tiện chiến tranh hiện đại khác tuyên bố rằng sẽ đưa Việt Nam trở về thời kì đồ đá.Đó là một hành vi răn đe nhằm gây sự hoảng loạn cho quân dân ta trước sức mạnh của không quân Mỹ.
Các PTTCĐK hiện đại có ảnh hưởng rất lớn đến chiến tranh làm thay đổi hẳn bộ mặt của cuộc chiến.Vai trò của chúng là cực kì quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu trong chiến tranh.
III.XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG TRONG TƯƠNG LAI.
1)Xu hướng:
Ngày càng được coi trọng về vai trò và củng cố về lực lượng.Bằng cách cải tiến kĩ thuật, chế tạo mua sắm.
Theo dự đoán trong tương lai,chiến tranh thường bắt đầu bằng cấc đòn tiến công đường không toàn diện,không phân tuyến.Đối phương thường đánh phá các mục tiêu chiến lược chiến thuật băng công nghệ cao với các thủ đoạn chiến thuật vô cùng xảo quyệt.
Xu hướng phát triển là triệt để sử dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật mới nhất.
+ Kĩ thuật bố trí khí động và động cơ.
+ Kĩ thuật xử lý thông tin điện tử viễn thông,tự động hóa.
+ Kĩ thuật công nghệ vật liệu và kĩ thuật tàng hình.
Cùng với sự phát triển sâu rộng về trang bị kĩ thuật của các PTTCĐK thì các phương pháp tác chiến cũng ngày càng được hoàn thiện và không ngừng được đổi mới.Bên cạnh các phương pháp tác chiến truyền thống,các nguyên tắc và phương pháp tiên tiến cũng đang và sẽ được sử dụng như:
Tập kích liên hợp,sử dụng nhiều loại lực lượng nhiều loại phương tiện và vũ khí công nghệ cao.Đây là cách đánh phổ biến được sử dụng triệt để trong quá trình tác chiến, đặc biệt là trong các trận mở đầu và trong các trận quyết định.
Tập trung lực lượng lớn,tạo ưu thế hơn hẳn đối phương,trước khi bị tấn công.Đây là phương pháp tác chiến của nước có ưu thế hơn hẳn về lực lượng,vũ khí ,trang bị,họ coi đây là “điểm tựa” của chiến thắng.
Tác chiến toàn cầu và toàn tung thâm cộng với tác chiến siêu cự ly,đồng thời tiến hành trên nhiều hướng nhiều độ cao,vào nhiều khu vực mục tiêu.Đây là khả năng tác chiến đặc biệt của các phương tiện tiến công đường không dựa vào cự ly hoạt động lớn,có thể tiến hành vào bất cứ lúc nào và trên mọi phương diện ,đánh trên toàn tung thâm đối thủ từ nhiều hướng,kết hợp với việc đánh phá hệ thống phòng không với hệ thống các mục tiêu khác.
Phóng đạn từ xa.Từ vành đai ngoài hỏa lực phòng không phóng đạn vào mục tiêu làm cho khả năng tiêu diệt tải cơ của đối phương khó khăn.
Tàng hình đột phá tuyến phòng ngự.Vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương bằng vũ khí tàng hình,trực tiếp đánh vào các mục tiêu quan trọng,tương lai biện pháp này sẽ được sử dụng phổ biến hơn.
Tiến công liên tục suốt ngày đêm,trong mọi điều kiện thời tiết đánh tập trung kết hợp với đánh xen kẽ,để tăng nhịp độ tác chiến và tiến trình của chiến tranh, phát huy được lợi thế của các phương tiện kĩ thuật hiện đại,làm cho đối phương phải liên tục khó khăn,không có thời gian khôi phục lực lượng chiến đấu.
Chặt đứt mắt xích,phá tan kết cấu của đối phương.Tập trung lực lượng,tiến công chính xác vào các vị trí then chốt hoặc hệ thống quan trọng trong toàn bộ kết cấu, dẫn tới làm tê liệt hoàn toàn hệ thống tác chiến của đối phương.
2.Tinh Thần trách nhiệm đối với ngành học của mình để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc:
Là một sinh viên khoa điện của khoa Điện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,được sống và học tập trong một môi trường hòa bình đất nước pháttriển.Em cảm thấy mình phải có trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Do đó em đã tự đề ra cho minh những tiêu chí cần phải thực hiện như:
+ Ra sức học tập nâng cao trình độ,nắm bát kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ đặc biệt là các tiến bộ trong kỹ thuật điện có liên quan đến quân sự.Tìm tòi các sáng kiến hay trong ngành để áp dụng vào trong kĩ thuật.Nắm vững các kiến thức đã học để có thể áp dụng vào thực tế.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cưu khoa học kĩ thuât.Em đã tham gia câu lạc bộ nghiên cứu khoa học của khoa Điện với một niềm đam mê được sáng tạo ra các sản phẩm phục vụ có ích cho xã hội.
+ Trau rồi đạo đức của bản thân phấn đâu là con ngoan trò giỏi.
+ Thường xuyên tìm tòi và thu thập các thông tin về các loại phương tiện chiến tranh mới hiện đại.
+ Luôn cảnh giác trước các hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24670.doc