Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH JEONG MU YOUNG PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh-2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH JEONG MU YOUNG PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA

pdf162 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3314 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC: PGS. TS. DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh-2008 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và sự động viên từ các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Lần đầu tiên đến trường Đại học Sư phạm TP.HCM, tôi nói tiếng Việt rất kém. Tôi tiếp tục học lên cao học sau khi tốt nghiệp cử nhân Tiếng Việt tại trường Đại học Sư phạm. Thật sự, khi tôi bắt đầu quá trình học cao học, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc học vì không hiểu được bài giảng. Tuy nhiên, tôi đã không ngừng cố gắng và chú tâm vào tất cả các bài giảng trên lớp của các thầy cô. Theo thời gian, năng lực tiếng Việt của tôi cũng ngày càng được nâng cao. Vì năng lực tiếng Việt của tôi còn kém nên các thầy cô cũng đã gặp rất nhiều khó khăn và vất vả trong việc giảng dạy cho tôi. Tôi đã rất nỗ lực và cố gắng kết thúc quá trình học cao học bằng luận văn thạc sĩ. Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu Khoa Ngữ văn, Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm, TP.HCM. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô Khoa Ngữ văn - những người đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong những năm học đại học và cao học, những người đã truyền đạt kiến thức và luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện để giúp tôi có thể hoàn thành được chương trình học và luận văn. Tôi thành thật biết ơn PGS.TS. Dư Ngọc Ngân, cô đã tận tình hướng dẫn tôi chọn hướng nghiên cứu và hoàn thành luận văn cao học. Jeong Mu Young MỤC LỤC Lời cảm ơn …………………………………………………………………….1 Mục lục ………………………………………………………………………...2 MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………..4 0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu…………………………………4 0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….5 0.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………….5 0.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..15 0.5. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………...16 NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ Ý NGHĨA THỜI GIAN ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP TIẾNG HÀN 1.1. Những cơ sở lý thuyết……………………………………………………..18 1.1.1. Vấn đề chung…………………………………………………………….18 1.1.2. Ý nghĩa “Thời (time)” và các khái niệm có liên quan..............................19 1.1.2.1. Ý nghĩa “Thời (time)” .......................................................................19 1.1.2.2. Khái niệm “Thì (tense)”………………………………………….....21 1.1.2.3. Khái niệm “Thể (aspect)”…………………………………………..23 1.1.3. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian…………………………....24 1.1.3.1. Biểu hiện bằng phương tiện hình thái học……………………..........24 1.1.3.2. Biểu hiện bằng phương tiện từ vựng – ngữ pháp…………………...26 1.2. Tổng quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn…………………………..28 Chương 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) 2.1. Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn…………………54 2.1.1. Dùng phương tiện hình thái học………………………………………....54 2.1.1.1. Biểu hiện phạm trù “Thì”…………………………………………...56 2.1.1.2. Biểu hiện phạm trù “Thể”…………………………………………..93 2.1.2. Dùng phương tiện từ vựng - ngữ pháp…………………………………..108 2.2. So sánh phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và trong tiếng Việt……………………………………………………………………….111 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..118 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………..127 PHỤ LỤC………………………………………………………………………………….130 MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Thời gian là phạm trù phổ quát của ngôn ngữ học. Ngôn ngữ nào cũng có những phương tiện biểu thị ý nghĩa thời gian. Tuy nhiên những phương tiện biểu thị thời gian trong các ngôn ngữ có thể khác nhau. Cách biểu thị ý nghĩa thời gian thể hiện đặc điểm loại hình của ngôn ngữ. Những yếu tố biểu thị thời gian xuất hiện rất phổ biến trong câu nói hàng ngày của người Hàn và người Việt. Thông qua đó, người ta có thể thấy đặc điểm tri nhận, đặc điểm tâm lý của hai dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn có chức năng liên kết chặt chẽ với chính cách thức mà trong đó con người suy nghĩ và hiểu về thế giới, vì ở mỗi người đều có sự liên kết giữa tư duy và ngôn ngữ. Ngôn ngữ càng phát triển, sự giao tiếp càng mở rộng thì các yếu tố biểu đạt thời gian được sử dụng càng nhiều, càng đa dạng. Biết diễn đạt đúng những yếu tố thời gian là một trong những yêu cầu trong chuẩn mực ngôn ngữ, vốn là vấn đề đang được đặt ra đối với tiếng Hàn hiện nay. Với tư cách là một phạm trù ngữ nghĩa, ngữ pháp của ngôn ngữ, thời gian trong tiếng Hàn đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa Hàn là một nhu cầu ngày một tăng không chỉ đối với những người Hàn. Số lượng các đơn vị biểu thị thời gian khá lớn và cách biểu thị thời gian trong tiếng Hàn đa dạng.Vì vậy, người Hàn cũng như người Việt học tiếng Hàn cần có sự hiểu biết về cách biểu thị ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn, đây là một yêu cầu không thể thìếu trong việc bồi dưỡng năng lực giao tiếp của người nói, đặc biệt là những người học tiếng Hàn với tư cách ngôn ngữ thứ hai. Hiện nay, quan hệ tiếp xúc, giao lưu văn hoá, ngôn ngữ giữa hai đất nước Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển. Việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của nhau cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ này. Vì những lý do trên, luận văn này sẽ đi vào tìm hiểu phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt). Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. - Về lý luận: Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ đặc điểm loại hình của tiếng Hàn và tiếng Việt; các phương thức, phương tiện biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt. - Về thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể được vận dụng vào việc giảng dạy tiếng Hàn cho người Việt và tiếng Việt cho người Hàn. 0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về các phương thức chủ yếu biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn. Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt được nghiên cứu với tư cách là đối tượng so sánh với tiếng Hàn. Qua đó luận văn muốn tìm thấy những phương tiện biểu hiện thời gian đặc thù của hai ngôn ngữ. 0.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 0.3.1. Các quan điểm nghiên cứu thì và thể trong tiếng Hàn Trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Hàn, thì là vấn đề được sự quan tâm của giới nghiên cứu Hàn ngữ học. Hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Hàn đều có nói đến ý nghĩa thì (thời) trong tiếng Hàn. Các ý kiến này có thể được tóm tắt trong một số quan điểm mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây. Theo tiếng Hàn, trong vị từ (hoặc ngữ vị từ ) làm thành phần câu, có chia được một thành phần thân từ có ý nghĩa từ vựng và một thành phần vĩ tố kết thúc biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong tiếng Hàn, vị từ có thành phần vĩ tố kết thúc câu tạo nên phạm trù ngữ pháp. Trong tiếng Hàn, có hai quan điểm cho rằng tiếng Hàn không tồn tại phạm trù thì và quan điểm cho rằng tiếng Hàn tồn tại phạm trù thì. Theo quan điểm sau, lại có hai ý kiến khác nhau: - Tiếng Hàn có 3 thì: quá khứ, hiện tại, tương lai - Tiếng Hàn chỉ có 2 thì: quá khứ và phi quá khứ Sau thế kỷ 19, một số nhà truyền giáo châu Âu bắt đầu viết ngữ pháp tiếng Hàn. Các sách ngữ pháp tiếng Hàn này cũng có nghiên cứu về thời gian nhưng những người truyền giáo viết theo tiếng châu Âu nên không thể nói được chính xác về thời gian được biểu hiện như thế nào trong tiếng Hàn. Ngữ pháp cổ điển châu Âu chia thời gian thành quá khứ, hiện tại và tương lai và tương ứng là ba thì: thì quá khứ, thì hiện tại và thì tương lai. Việc diễn đạt thời gian bằng phạm trù “thì “ trong các ngôn ngữ châu Âu là một điều hiển nhiên và các ý nghĩa thời gian được ngữ pháp hóa (grammaticalized) thành những qui tắc hình thái học bắt buộc. Thì và thể được xem là những phạm trù ngữ pháp gắn liền với động từ, biểu hiện mối quan hệ thời gian của các hành động, biến cố hay trạng thái của các sự kiện được nói tới. Sau đây, luận văn tìm hiểu những nhà ngữ pháp học châu Âu nghiên cứu về thời gian trong tiếng Hàn như thế nào. Theo tác giả Ridel trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1881), cách biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn chỉ là sự lắp ráp theo tiếng Pháp. Nhưng Underwood (1890), Gale (1890), Eckardt (1923) thì trình bày rõ hơn về ngữ pháp thời gian trong tiếng Hàn. Theo tác giả H.G. Underwood trong công trình “Ngữ pháp Hàn-Anh”(1890), thời gian là hiện tượng ngữ pháp đặt cơ sở cho hệ thống ngữ pháp tiếng Hàn. Lúc đầu, ông Underwood cho rằng đối với tiếng Hàn, dựa vào vĩ tố kết thúc câu (termination) có thể chia làm thức biểu thị (indicative mood) và thức ý nguyện (volitive mood). Theo ông Underwood, thức biểu thị là “động từ quyết định có biểu hiện hoạt động (action) và tĩnh trạng (static), hỏi về hiện thực (fact) hoặc nói về hiện thực (fact)”. Theo ông Uderwood, phạm trù thức làm cơ sở trong tiếng Hàn. Hệ thống thì của ông Underwood có gốc là thức, thì xuất phát từ thức. Hệ thống thì bao gồm thì đơn (simple tense) và thì phức (compound tense), trừ phụ tố sau (retrostective) ‘-더-’ thành lập 4 loại thì: hiện tại(아오), quá khứ(알앗소), tương lai (알겟소), dĩ thành tương lai (알앗겟소); thêm phụ tố trước (retrostective) biểu thị thì: ‘-더-’ tiếp diễn(알더이다), quá khứ rất xa (알앗더이다), tương lai tiếp tục(알겟더이다), tương lai khả năng(알앗겟더이다). Sau đây là bảng tóm tắt về thì và thức của H.G. Underwood trong công trình “Ngữ pháp Hàn-Anh”(1890) Vĩ tố kết thúc câu (termination) Thức biểu thị (indicative mood) Thức ý nguyện (volitive mood) Hiện thực (fact) Hoạt động (action) Tĩnh trạng (static) Thì đơn (simple tense) Thì phức (compound tense) Thì đơn (simple tense) Không có ‘-더-’ Thì phức (compound tense) Có ‘-더-’ Hiện tại 아오 Tiếp diễn 알더이다 Quá khứ 알앗소 Quá khứ rất xa 알앗더이다 Tương lai 알겟소 Tương lai tiếp tục 알겟더이다 Dĩ thành tương lai 알앗겟소 Tương lai khả năng 알앗겟더이다 Các định từ 아는, 안, 알, 알앗실, 알던 Thức biểu thị (indicative mood): có quá khứ, hiện tại, có liên quan đến tương lai tiếp diễn. Theo tác giả J.S. Gale, trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1894), cuối câu có biểu hiện thức. ‘하느니라,합넨다’ là thức trần thuật lệ thuộc(independent indicative), dùng để giải thích ý nghĩa sự việc thường và phổ quát. Theo ông Gale, ‘-더-’ là outside verbal form và theo ông Gale thức biểu thị (indicative mood) là giữa quá khứ và hiện tại, theo ông Underwood thức biểu thị (indicative mood) là thì phức (complex tense). Tác giả P.A. Eckardt trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1923) có phân biệt ‘thì nguồn gốc /본시/Hauptzeit’ và ‘thì phụ/부속시 /Nebenzeit’ hiện tại, dĩ thành/ hoàn chỉnh(1), dĩ thành/hoàn chỉnh(2), tương lai(1),tương lai(2), tương lai(3). Tác giả A.A.Xolodovich trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1937)là người đầu tiên nghiên cứu về thể ngữ pháp của tiếng Hàn. Tác giả G.J.Ramstedt trong “Ngữ pháp tiếng Hàn”(1928) là người đầu tiên chứng minh nguồn gốc tiếng Hàn là Ural-Altaic. Động từ hình thức biến hình(an inflectional form verb) được chia ba loại (verba finta / 정동사), (converba / 부동사), vị danh từ (verbal noun / 동명사). Trong đó (verba finta) được chia thành biểu thị (indicative), ý nguyện (volitive); cách chia này chịu ảnh hưởng của ông Underwood. Khẳng định (affirmative) được chia thành: tuyên bố (declarative), ngược (regressive), hữu đích (indecisive). Ramstedt nghiên cứu nguồn gốc “-었-, -었었- ” là theo lịch sử (converba) “–어 +있다” và nghiên cứu nguồn gốc “-겠-, -겠었-, - 었겠- ” là theo lịch sử (converba) “-겠+있다”. Quan hệ tương liên (correlation) của thì tuyên bố (declarative), ngược (regressive) theo tác giả Ramstedt có thể hình dung như sau: Tuyên bố (declarative) Tuyên bố (regressive) (+tình thái) Hiện tại Present 보다 he sees Hiện tại Present 보더 he sees there Dĩ thành Perfect 보았다 he saw Dĩ thành Perfect 보았더 he saw then Tương lai Future 보겠다 he will see Tương lai Future 보겠더 he will see then Theo ông Ramstedt, thì là cơ sở để tạo thức. 0.3.1.1. Quan điểm cho rằng tiếng Hàn không tồn tại phạm trù thì Sau năm 1970 có một số công trình nghiên cứu về thì, thể, thức, phạm trù tình thái trong tiếng Hàn. Các công trình này đã đưa ra được các khái niệm về thì (tense), thể (aspect), thức (mood). Nhà nghiên cứu Nagisim (1972) lần đầu tiên có ý kiến là trong tiếng Hàn không có thì nhưng chỉ có thể. Theo ngữ pháp truyền thống tiếng Hàn, vĩ tố kết thúc câu ‘-었-’ là hình thái biểu thị quá khứ (thể dĩ thành/perfect aspect), vĩ tố kết thúc câu ‘ -었었-’ là quá khứ (thể kiểm định/control aspect), hai hình vị đó cũng biểu thị thể, vĩ tố kết thúc câu ‘-ㄴ다/-는다’ là động từ(hình vị đơn). ‘-겠-’, ‘ -더- ’, là thức ‘-었-’ là dĩ thành. 0.3.1.2. Quan điểm cho rằng tiếng Hàn tồn tại phạm trù thì a. Tiếng Hàn có ba thì: quá khứ, hiện tại, tương lai Nhà nghiên cứu Jusikyoung trong công trình “Ngữ pháp tiếng Hàn”(1910) là người đầu tiên nghiên cứu về thì tiếng Hàn. Ông xác định 3 thì 이때(현재/hiện tại/ present), 간때(과거/quá khứ/perfect), 올때(미래/tương lai/future) và ngoài ra còn có 잇기(연결형/liên kết/conjunction), 끗기(종결형/hoàn thành/completive). Theo ông, tương lai ‘-겠-’ là ý nghĩa tình thái phi hiện thực (modality). Nhà nghiên cứu Parkseongbin trong công trình“Học tiếng JOSEON”(1935) xác định 3 thì - thể là “thì thể hiện tại/현재시상/現在時相, thì - thể quá khứ /과거시상/ 過去時相, thì - thể tương lai/미래시상/未來時相”. Đồng thời ông cũng bắt đầu nghiên cứu khái niệm về thể và tình thái(modality). Nhà nghiên cứu Kimseongduk (1974) và nhà nghiên cứu Seojeongsu (1976) cho là trong tiếng Hàn có thì và thể. Nhà nghiên cứu Sonhomin (1975) xác định những hình thái có liên quan thì, khái niệm thì và tình thái. Nhà nghiên cứu Nodeakyu (1978, 1979) có ý kiến thì là phạm trù trực chỉ (deictic category). b. Tiếng Hàn chỉ có hai thì: quá khứ và phi quá khứ Một số học giả tiếng Hàn nói rằng trong tiếng Hàn có tồn tại hai thì (quá khứ và phi quá khứ tức là hiện tại). Nhà nghiên cứu Najinseok (1964,1965) có bàn về phạm trù hai thì: “이적/ijЭk/(quá khứ)”, “지난적/jinanjЭk/(quá khứ)”. Nhà nghiên cứu Kimseokduk (1974) xác định khái niệm thì quá khứ và thì phi quá khứ. Nhà nghiên cứu Seojeongsu xác định và trình bày cụ thể hơn khái niệm thì quá khứ và phi quá khứ. Choihyunbae trong công trình “Tiếng Hàn”(1937) lần đầu tiên nghiên cứu và phân tích các thì cụ thể trong tiếng Hàn. Theo ông hình vị “-더-” biểu thị thì và động từ, tính từ, hệ từ (copula) chia được theo thì. Ông có nhận xét là vĩ tố kết thúc câu đặt sau động từ “-겠-” là hình thức chia phạm trù thời gian, khả năng, số lượng phỏng đoán” nhưng chưa phân tích ý nghĩa chính xác của chúng, tuy nhiên ông có đề cập đến chuẩn đặc trưng về tình thái (modality). Nhà nghiên cứu Leejongchel (1964) theo quan niệm thì được thể hiện trong vĩ tố và thì có quan hệ với thể và thức. Najinseok (1964,1965,1972) thì dựa vào thì để chia thể, thức 때매김. Trong lịch sử nghiên cứu, có ba quan điểm chủ yếu về yếu tố biểu hiện thì của tiếng Hàn: (1) coi đó là vĩ tố kết thúc câu “- 었었-” (quá khứ), “-ㄴ-”(hiện tại), - 겠-”(tương lai); (2) coi chúng là hình vị (morpheme) thêm vào sau động từ “- 었었-/- 었1-/-었2-” (quá khứ), hình vị zero (hiện tại); và (3) chúng là một từ “었었” (quá khứ), “ㄴ”(hiện tại), “겠”(tương lai). Luận văn này theo quan điểm cho trong tiếng Hàn có 2 thì: quá khứ với hình vị “- 었-” “-었었-” và phi quá khứ (tức là hiện tại) với hình vị zero và xem những hình vị này là vĩ tố kết thúc câu. 0.3.2. Các quan điểm nghiên cứu thì và thể trong tiếng Việt Trong tiếng Việt, ý kiến về thì (thời) còn những quan điểm khác nhau. Thời gian là sự biểu hiện quá trình tồn tại và diễn biến của hành động, tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng trong một không gian nhất định. Mỗi hành động, tính chất và trạng thái đều mang tính quá trình. Khảo sát thời tức là ta khảo sát quá trình ấy. Tác giả Cao Xuân Hạo đã khẳng định “thời gian chỉ thời điểm của trạng thái hay hoạt động do động từ biểu thị”. Động từ, tính từ- hay gọi chung là vị từ - khi đảm nhận chức năng thông báo nội dung của sự thể đều bao hàm nghĩa thời gian, tức là phải đặt trong một ngữ cảnh, một “ khung” nhất định. Tương tự, khi khảo sát về phạm trù thời gian tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh “phạm trù thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện quan hệ của hoạt động mà nó biểu thị, so với thời điểm nói” Thời điểm nói mà tác giả đề cập là mốc thời gian để xác định miền thời gian cho mọi hoạt động, trạng thái và tính chất. Mỗi một miền như vậy tương đương với một thời. Hoạt động, trạng thái, tính chất xảy ra trước thời điểm nói thì thuộc thời quá khứ. Hoạt động, trạng thái , tính chất tồn tại ở ngay thời điểm nói gọi là thời hiện tại. Còn hoạt động, trạng thái, tính chất diễn biến sau thời điểm nói thì đó là thời tương lai. Việc chia các miền thời gian là việc làm phổ biến của tất cả các ngôn ngữ chứ không chỉ đối với tiếng Việt. Tiếng Việt, một ngôn ngữ không có hình thức ngữ pháp của động từ thì việc chia miền và xác định tiêu điểm, thời điểm nói là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Tác giả Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh “phạm trù thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện quan hệ của hoạt động mà nó biểu thị, so với thời điểm nói.” 0.3.2.1 Quan điểm cho rằng tiếng Việt tồn tại phạm trù thì Các tác giả theo quan điểm này cho rằng tiếng Việt có 3 thì : quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhà nghiên cứu Alexandre De Rhodes (1651) có lẽ là người đầu tiên nói đến vấn đề ngữ pháp thời gian trong tiếng Việt. Ông cho rằng tiếng Việt có ba thì (quá khứ, hiện tại, tương lai). Thì được nhận biết bằng cách thêm vào một vài một vài phụ từ. Thì hiện tại không cần thiết thêm một phụ từ nào, nhưng đôi khi cũng có, ví dụ như: “ Tôi có việc bây giờ ”. Quá khứ thì chia ba thì như thì quá khứ chưa hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành (được biểu hiện bằng đã, đã về, đã nói v.v...) và thì tiền quá khứ. Thì tương lai được biểu thị bằng “tiểu từ” sẽ. Nhà nghiên cứu Trương Vĩnh Ký trong “Ngữ pháp tiếng Việt (1883)” cũng cho rằng thời gian trong tiếng Việt được biểu thị bằng các hư từ (đã, đang, sẽ). Tiếng Việt dùng hư từ đã (thì quá khứ), đang (thì hiện tại), sẽ (thì tương lai). Ngoài ra tiếng Việt cũng có các thì chưa hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành sớm. Nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm và Bùi Kỷ cho rằng tiếng Việt có ba thời là hiện tại, quá khứ và tương lai, mỗi thời gắn với hai giá trị thể đối lập nhau hoàn thành và chưa hoàn thành (đã, đã ....rồi, đã....xong, xong). Nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh(1952) cho rằng tiếng Việt có ba thời (thời quá khứ, thời hiện tại, thời tương lai), thể hiện qua các ngữ tố đã, đang, sẽ, rồi, vẫn ..v.v.. Theo ông, ngữ tố “đã” dùng để chỉ sự tình ở thời vị lai và “đang” không chỉ ý nghĩa hiện tại. Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963) thì cho rằng “đã, đã rồi” chỉ sự việc trong quá khứ khi chúng hành chức như những phó từ chỉ thời điểm. Theo Lê Văn Lý (1972), tiếng Việt có hai hạng mục thì và thể với ngữ vị chỉ thời gian (đương, đang), ngữ vị chỉ quá khứ (đã, rồi), ngữ vị chỉ tương lai gần hay tương lai xa (sắp, sẽ). Hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1998) trong “Thành phần câu tiếng Việt” đã hệ thống hóa ý nghĩa thời và thể trong tiếng Việt theo cách phân chia thời tương lai và cả thời phi tương lai. Thời tương lai với các giá trị thể đối lập: thời tương lai hoàn thành (sắp), thời tương lai phi hoàn thành (sẽ). Thời phi tương lai các giá trị thể đối lập: quá khứ chung (đã), quá khứ xa (từng), quá khứ gần (vừa, mới); thời phi tương lai phi hoàn thành gồm thông lệ (zero), tiếp diễn(đang), phi tiếp diễn (chưa). Phụ từ “đã” biểu thị thời phi tương lai hoàn thành (thời quá khứ, thể hoàn thành). Nhìn chung, các quan niệm truyền thống như trên đã xếp tiếng Việt vào các ngôn ngữ có thì như các ngôn ngữ châu Âu, với các từ đã, đang, sẽ chỉ thì quá khứ, hiện tại và tương lai. 0.3.2.2 Quan điểm cho rằng tiếng Việt không tồn tại phạm trù thì Trong lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, có quan điểm cho rằng tiếng Việt không tồn tại phạm trù thì, các phó từ đã, đang, sẽ … không phải là những yếu tố biểu thị thì trong tiếng Việt. Trong hệ thống các cách biểu hiện thời gian, tiếng Việt không có phạm trù thì, chỉ có phạm trù thể. Nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Thản cho rằng “phạm trù thì không phải là phạm trù ngữ pháp đặc biệt của động từ tiếng Việt”. (Động từ tiếng Việt. NXB,KHXH, HN.1977) Nhà nghiên cứu Đái Xuân Ninh cho rằng tiếng Việt không có phạm trù thì, để diễn đạt ý nghĩa thì, tiếng Việt dùng phương tiện từ vựng. (Ngôn ngữ học, khuynh hướng, lĩnh vực- khái niệm tập 1, NXB KHXH, HN,1986) Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân cũng khẳng định tiếng Việt không có phạm trù thì và các từ đã, đang, sẽ để trỏ các thì quá khứ, hiện tại và tương lai là không thỏa đáng”. (Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt, TCNN(3), 1996 ) Có lẽ Cao Xuân Hạo là người đầu tiên khảo sát và ứng dụng việc miêu tả những yếu tố liên quan đến ý nghĩa thể của vị từ và việc miêu tả giá trị thể trong tiếng Việt như các đặc tính động-tĩnh, đoạn tính- điểm tính, hữu đích- vô đích v.v... trong “Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa”(1998). Dựa vào những đặc tính này của vị từ, ông xác định rằng các chỉ tố đã, đang, sẽ không dùng để định vị một sự tình trên trục thời gian so với thời điểm phát ngôn, nghĩa là không biểu đạt ý nghĩa thì. Theo ông, các chỉ tố đã, đang, sẽ trong tiếng Việt là những phương tiện ngữ pháp hay đang được ngữ pháp hóa biểu đạt thể. (Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Cao Xuân Hạo, 1998) 0.4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung như thu thập, phân loại ngữ liệu…, luận văn vận dụng chủ yếu các phương pháp sau đây: 0.4.1. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – cú pháp Luận văn phân tích những các yếu tố liên quan đến các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian, chẳng hạn phân tích các trợ từ, phụ tố, các nghĩa của một dạng thức vị từ hoặc vị ngữ rồi từ đó khái quát nghĩa của sự tình đang được miêu tả. 0.4.2. Phương pháp miêu tả Luận văn dùng phương pháp này để miêu tả, trình bày những kết quả khảo sát, nghiên cứu. 0.4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu Để tìm ra đặc trưng loại hình của ngôn ngữ được khảo sát (tiếng Hàn), phải so sánh, đối chiếu về ngữ nghĩa – cú pháp, hệ thống các phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu tất cả những yếu tố liên quan đến phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Việc so sánh, đối chiếu giúp tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Ngoài ra, trong quá trình so sánh, đối chiếu, miêu tả , luận văn còn vận dụng phương pháp diễn dịch, qui nạp. 0.5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận , phần Nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành hai chương: Chương 1 khảo sát, tìm hiểu những cơ sở lý thuyết và tổng quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn. Trong chương này, luận văn tìm hiểu những vấn đề về cơ sở lý thuyết: vấn đề ý nghĩa thời gian, khái niệm “thì”, khái niệm “thể”, các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian bao gồm phương thức biểu hiện bằng các phương tiện hình thái học và phương thức biểu hiện bằng các phương tiện từ vựng - ngữ pháp; tổng quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn. Chương 2 trình bày phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt). Trong chương này, luận văn miêu tả phương thức biểu hiện ý nghĩa “thì” trong tiếng Hàn, phương thức biểu hiện ý nghĩa “thể” trong tiếng Hàn, so sánh phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt, xác định những điểm tương đồng và những điểm khác biệt về phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian giữa hai ngôn ngữ. Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ Ý NGHĨA THỜI GIAN ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP TIẾNG HÀN 1.1. Những cơ sở lý thuyết 1.1.1. Vấn đề chung Thời gian (time) là một phạm trù ngữ nghĩa phổ quát trong ngôn ngữ học. Thời gian luôn gắn với nhận thức của con người về sự tồn tại và sự vận động của sự vật trong thế giới khách quan. Các sự tình được biểu thị trong câu luôn gắn với một thời gian nhất định.Thời gian cũng có những khái niệm riêng như thời đoạn, thời điểm, thì và thể. Thời đoạn là một khoảng có giới hạn hai đầu của trục phương ngang, tức là khoảng thời gian nhất định. Thời điểm là khái niệm chỉ một mốc xác định của thời gian. Căn cứ vào thời điểm, người ta có thể kết luận, so sánh thời gian xảy ra của các hành động, trạng thái hay tính chất.Thời điểm thường được đề cập là điểm mở đầu hay kết thúc của một thời đoạn. Theo John Lyons, trong công trình Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, “thời (time)” có nguồn gốc (qua tiếng Pháp cổ) từ tiếng La tinh dịch từ tiếng Hy Lạp chỉ “ thời gian” (Hy Lạp: khronos, La tinh: tempus). Phạm trù “thời” liên quan tới các mối liên hệ thời gian trong chừng mực chúng được diễn đạt bằng các đối lập ngữ pháp có hệ thống. Các nhà ngữ pháp truyền thống khi phân tích tiếng Hy Lạp và La tinh đã thừa nhận ba đối lập : quá khứ, hiện tại và tương lai. Và người ta thường giả định rằng sự đối lập ba vế về thời này là đặc điểm phổ quát của ngôn ngữ. Đặc trưng chủ yếu của phạm trù thời là nó liên hệ thời gian của hành động, biến cố hay tình trạng của các sự kiện được nói trong câu với thời gian phát ngôn (thời gian phát ngôn là “ bây giờ”). Do đó, thời là một phạm trù chỉ xuất. Đồng thời, nó cũng là đặc điểm của câu và phát ngôn. Hình 1. Thời gian và thời trước sau “bây giờ” Trong hình 1, tác giả xác định “hiện tại” hay “bây giờ” của thời gian phát ngôn, quá khứ là trước bây giờ và tương lai là sau bây giờ.[7.5.1;481;482] Chung quanh khái niệm “thời” và “thì” trong tiếng Việt. trong các sách Việt ngữ học, các tác giả đa số sử dụng thuật ngữ “ thời”, có một số tác giả như: Trần Trọng Kim, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo… sử dụng thuật ngữ “thì”. Cách gọi khác nhau có thể làm người đọc khó hiểu rõ về các khái niệm này. Còn Thể là một phạm trù ngữ pháp của động từ và của câu, phân biệt những quá trình của hoạt động có giới hạn với những quá trình hoạt động không giới hạn. Trong luận văn này, để tiện cho việc miêu tả, chúng tôi dùng thuật ngữ thời (time) để chỉ ý nghĩa thời gian nói chung, thì (tense) chỉ phạm trù ngữ pháp thời gian thường gắn với động từ, thể (aspect) chỉ một phạm trù ngữ nghĩa- ngữ pháp có liên quan đến thời gian. 1.1.2. Ý nghĩa “Thời (time)” và các khái niệm có liên quan 1.1.2.1. Ý nghĩa “Thời (time)” Như đã nói ở trên, thời gian là một khái niệm luôn gắn với nhận thức của con người về sự tồn tại và sự vận động của sự vật trong thế giới khách quan. Người ta thường nhắc tới phạm trù này từ hai góc độ khác nhau. Về ngữ pháp, thời gian là một phạm trù ngữ pháp, được biểu hiện qua động từ gắn với câu. Về ngữ nghĩa, thời gian biểu hiện trong các tình huống cụ thể của các sự kiện hành động, sự kiện tĩnh trong phát ngôn v.v... Hầu như ngôn ngữ nào cũng đều có các phương thức thể hiện và nhận diện thời gian. Khảo sát về thời gian trong ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào ba yếu tố như: S- Thời điểm của phát ngôn (speech time) E- Thời điểm của sự kiện (event reported) R- Thời điểm của quy chiếu (reference time) Xét theo quan hệ giữa E và S, chúng ta đi tới thời gian tuyệt đối. Xét theo quan hệ giữa E và R, chúng ta đi tới thời gian tương đối. Nếu chỉ xét riêng E chúng ta nhìn nhận sự kiện một cách phi thời gian. Xét E trong mối quan hệ với R và S chúng ta có thời gian tương đối – tuyệt đối. Các thì trong các ngôn ngữ có thể biểu hiện qua sự tổ hợp của ba yếu tố trên. Reichenbach đã thực hiện điều này với tiếng Anh. Chẳng hạn, một số thì được biểu hiện như sau: past perfect present perfect past (quá khứ hoàn thành) (hiện tại hoàn thành) (quá khứ) E R S E R,S E,R S Như đã nói ở trên, thời điểm là khái niệm chỉ một mốc xác định của thời gian. Điểm mốc có thể là thời điểm nói (hoặc một thời điểm nào đó đượcchọn làm mốc). Trong trường hợp điểm mốc là thời điểm phát ngôn, người ta thường chia thời gian ra làm ba miền khác nhau như quá khứ, hiện tại, tương lai. Những hành động, trạng thái hoặc tính chất nào diễn biến trước thời điểm nói thì thuộc miền thời gian quá khứ. Hành động, trạng thái hoặc tính chất nào xảy ra ngay thời điểm nói thì thuộc miền thời gian hiện tại. Còn hành động, trạng thái hoặc tính chất xuất hiện sau thời điểm nói thì thuộc miền tương lai. Trong các ngôn ngữ biến hình, khái niệm thì tương ứng với khái niệm miền. Thì là một phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động so với thời điểm nói. Thì quá khứ ↔ miền quá khứ Thì hiện tại ↔ miền hiện tại Thì tương lai ↔ miền tương lai Vấn đề là các ngôn ngữ khác nhau sẽ dùng những phương tiện rất khác nhau thể hiện ở qui tắc sử dụng khác nhau (chẳng hạn: có thể dùng phương tiện hình thái học hoặc phương tiện từ vựng). Qui tắc này là kết quả của sự khái quát hóa bậc cao của qui luật giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhằm diễn đạt qui luật tư duy mang tính nhân loại. Ý nghĩa thời gian rất rộng, bao gồm chiều dài thời gian, khoảng cách thời gian, vị trí thời gian, cách định lượng thời gian, qua ngôn cảnh xác định, hoặc thông qua hàm ý của người nói, ngoài ra còn là tính chất diễn tiến của một hành động, một 직선tĩnh trạng thông qua kết quả hay sự hoàn thành của hành động xảy ra. 1.1.2.2. Khái niệm “Thì (tense)” Theo các nhà ngữ pháp học truyền thống, Thì (tense) là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn. Thì là cách xác định ngữ pháp hóa, vị trí của một sự việc trong thời gian. Theo cách hiểu này, thì là một phạm trù ngữ pháp có tính bắt buộc. Phạm trù ngữ pháp thì được thể hiện ở các dạng thức ngữ pháp bắt buộc, đố._.i lập (có các ý nghĩa ngữ pháp đối lập) thường thấy ở các ngôn ngữ biến hình. Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp đối lập tương ứng (có đối lập lưỡng cực/ đối lập đa cực). Ví dụ, số ít đối lập với số nhiều, nhưng chúng đều là những ý nghĩa về “số”; thời quá khứ đối lập với các thời hiện tại và tương lai, nhưng cả ba đều là những ý nghĩa về “thời”. Có thể coi “số” hay “thời” là những ý nghĩa ngữ pháp chung bao trùm lên những ý nghĩa ngữ pháp bộ phận như số ít, số nhiều hay thời hiện tại, thời quá khứ, thời tương lai. Loại ý nghĩa ngữ pháp chung bao trùm lên ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau như vậy chính là phạm trù ngữ pháp. Một số phạm trù ngữ pháp cơ bản là giống, số, đếm được/ không đếm được, nội động/ ngoại động, thì, dạng, ngôi, thức, cách, thể. [Nguyễn Thiện Giáp, 2004;227] R. Jakobson đã có ý kiến nhận định như sau: “Các ngôn ngữ khác nhau không phải ở chỗ ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được những ý nghĩa gì (vì ngôn ngữ nào cũng có cách diễn đạt bất cứ ý nghĩa gì mà một ngôn ngữ khác có thể diễn đạt), mà là ở chỗ có những ngôn ngữ bị bắt buộc phải diễn đạt những ý nghĩa mà các ngôn ngữ khác có thể không diễn đạt khi không cần thiết”[Jakobson 1963:84] Tất cả những điều nói trên đây có liên quan đến khái niệm ngữ pháp hóa (grammaticalized). Thì là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình trong thời gian- the grammaticalized location of an event in time (Comrie 1985- Dẫn theo Nguyễn Hoàng Trung). Thì thực hiện việc định vị một sự tình so với một điểm quy chiếu được coi là cố định trong thời gian ( thời điểm mốc, có thể khác thời điểm phát ngôn) rồi nêu rõ mối quan hệ giữa sự tình với cái trung tâm điểm thời gian đó bằng cách chỉ ra một cái hướng và một khoảng cách nào đó (Frawley 1992: 340 - Dẫn theo Nguyễn Hoàng Trung). Như vậy, thì là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình trong thời gian. Thì miêu tả thời gian của một sự tình trong tương quan với một thời điểm nào đó, thường là thời điểm phát ngôn. Thì là một phạm trù ngữ pháp có tính chất bắt buộc. Tùy theo mức độ biến hình hay nói cụ thể hơn là hình thức được đánh dấu (marker) mà có những ngôn ngữ có hai thì như tiếng Anh và có những ngôn ngữ có ba thì (quá khứ, hiện tại, tương lai) như tiếng Pháp. 1.1.2.3. Khái niệm Thể (aspect) Thể (aspect) là một phạm trù ngữ nghĩa- ngữ pháp biểu đạt thời gian bên trong một sự tình động hay tĩnh. Theo John Lyons, thuật ngữ thể (dịch một từ tiếng Nga là vid) thoạt đầu dùng để chỉ sự phân biệt “thể hoàn thành” và “thể không hoàn thành” trong sự biến hình của những động từ trong tiếng Nga và các ngôn ngữ Slave khác. Thuật ngữ “hoàn thành” nhắc ta nhớ đến một thuật ngữ được các nhà ngữ pháp Stoic dùng để chỉ một khái niệm tương tự là “hoàn thành (completion) được thấy trong tiếng Hy Lạp. Như ta đã thấy, trường phái Stoic đã biết rằng có một cái gì đó khác và cộng thêm với sự quy chiếu thời gian đã được thời diễn đạt, cái đó có liên quan tới việc phân tích các hình thức động từ Hy Lạp. Phạm trù thể cũng được xác định từ các nhà nghiên cứu phương Tây, là một phạm trù thể hiện mối quan hệ giữa con người với sự tình- thể hiện cách nhìn nhận của con người đối với sự tình: kết thúc hay chưa kết thúc, đang diễn ra v.v... Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian bên trong của hoạt động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc,.... Trong Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học(2006), Thể là phạm trù ngữ pháp của vị từ biểu hiện sự tình được con người hình dung như một quá trình hay như một sự kiện trọn vẹn. Thể được hình thành trên cơ sở đối lập hai ý nghĩa cơ bản: chưa hoàn thành và hoàn thành. Thể chưa hoàn thành diễn tả sự tình như một quá trình lặp đi lặp lại và không gắn với kết quả, còn thể hoàn thành diễn tả một sự tình như một sự kiện trọn vẹn, gắn với kết quả. (18, 85) Theo Đỗ- Hurinville Danh Thành (2005): Thể là cái nhìn của người phát ngôn về một sự tình (hay một vị ngữ) nào đó trong lúc nó đang tiếp diễn (aspect progressif) hay đã dĩ thành (aspect accompli). L.Gosselin phân biệt hai loại thể: thể từ vựng và thể ngữ pháp. Ông phân loại như sau : Thể từ vựng → Thể chưa hoàn thành : Vị từ tĩnh vô kết Vị từ động vô kết → Thể hoàn thành: Vị từ động hữu kết giới hạn Vị từ động hữu kết điểm tính 1.1.3. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian 1.1.3.1. Biểu hiện bằng phương tiện hình thái học Trong các ngôn ngữ thuộc loại hình hoà kết và chắp dính, các phạm trù ngữ pháp thường được biểu thị bằng những biến tố hoặc vĩ tố. Chẳng hạn như tiếng Hàn, tiếng Nhật là những ngôn ngữ chắp dính, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng những vĩ tố sau vị từ. Sau đây là ví dụ về biến đổi hình thái của vị từ tiếng Hàn: Ví dụ: (1)아이가 노래를 부른다. /aIga norelul bulunda/ Trẻ con đang hát một bài ca. a. 아이(trẻ con) –가(trợ từ cách) 노래(bài ca) –를(trợ từ cách) 부르(hát)-ㄴ(đang)다(vĩ tố kết thúc câu) b. Các hình vị: 아이/aI/(danh từ), -가/ga/(trợ từ cách), 노래/nore/(danh từ), -를/lul/(trợ từ cách), 부르/bulu/(thân động từ), -ㄴ(vĩ tố dạng định ngữ)다/nda/( vĩ tố kết thúc câu). Ví dụ về biến đổi hình thái của từ tiếng Nhật như: (2) わたしわ 今(いま) 東京に いる(います)。 わたし(tôi)わ(trợ từ cách) 今(いま:bây giờ; trạng ngữ) 東京(kyoto; địa điểm) に(trợ từ cách;ở) い(đang: thời điểm hiện tại)る(vĩ tố kết thúc câu)  Bây giờ, tôi đang ở Kyoto. Đối với các ngôn ngữ biến hình, việc diễn đạt thời gian bằng phạm trù thì và thể là một tất yếu phổ quát và các ý nghĩa thời gian (như thì và thể) được ngữ pháp hóa (grammaticalized) thành những qui tắc hình thái học bắt buộc, các phạm trù thì, thể được thể hiện bằng hệ thống biến hình. Tiếng Hàn vốn là một ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính cũng không ngoại lệ. Ví dụ: (3) Trợ ngữ (auxiliary) : 먹다다/mэkda/ ăn Căn tố: 먹-/mэk/ là động từ ăn + thì hoặc thể+ vĩ tố; -다/da/ thức -먹었다/mэkэkda/ (먹었었다/mэkэkэkda) đã ăn -먹는다/mэknunda/ (먹고있다/mэkgoIkda/) đang ăn -먹겠다/mэkgekda/ (먹을것이다/mэkulgэkIda/) sẽ ăn Thì là phạm trù chỉ xuất vì nó là cách diễn đạt trực chỉ (deictic) nghĩa là dùng thời điểm phát ngôn (thường là hiện tại) để làm mốc qui chiếu sự tình, bao gồm thời gian nhân xưng (personal time). Do đó, để định vị một sự tình, bao giờ cũng cần xác định điểm của sự tình, cho biết sự tình đó nằm trong khoảng nào trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, và phải có thời điểm nào đó (thường là thời điểm phát ngôn) làm căn cứ, làm mốc để qui chiếu sự tình. Ví dụ như: (4) 어제 책을 읽었다. /эje chekul ilэkda/ Hôm qua tôi đã đọc sách(rồi) Giải thích: 어제=hôm qua 책=sách 을=phụ tố 읽었(thời điểm quá khứ) 다 =đọc(읽다.) (5) 내일 책을 읽겠다 /neil chekul ilgekda/ Ngày mai tôi sẽ đọc sách. Giải thích: 내일=ngày mai 책=sách 을=phụ tố 읽겠(thời điểm tương lai) 다 ,읽다.=đọc 1.1.3.2. Biểu hiện bằng phương tiện từ vựng - ngữ pháp Ngoài cách biểu hiện bằng phương tiện hình thái học, ý nghĩa thời gian còn được biểu thị bằng phương tiện từ vựng-ngữ pháp, chủ yếu bằng thành phần câu khung đề, trạng ngữ hoặc các phụ từ (phó từ) đi kèm vị từ động từ, tính từ. Chúng tôi sẽ lấy ví dụ trong một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình là tiếng Việt. Các phương tiện để định vị sự tình trong thời gian trong tiếng Việt rất phong phú, số lượng các yếu tố dùng để diễn đạt ý nghĩa này được nêu ra rất khác nhau đồng thời tính chất và qui tắc sử dụng chúng cũng không hoàn toàn đồng nhất. Do từ không biến đổi hình thái nên khi cần thiết phải định vị sự tình trong thời gian, tiếng Việt sử dụng chủ yếu các phương tiện sau: - Nhóm danh từ có tác dụng định vị khái quát, định vị gián tiếp ý nghĩa quá khứ, có thể kết hợp với các đại từ, danh từ khác chỉ ý nghĩa thời đoạn thuộc quá khứ, như hồi, thuở, dạo, thời xưa v.v... - Nhóm danh từ có ý nghĩa chỉ thời điểm hoặc chỉ khoảng thời gian ngắn được xác định tương đối chính xác về một mặt nào đó như lúc, khi, lần, dịp, lát, chốc, chút, tí v.v... - Nhóm danh ngữ có ý nghĩa nối liền quá khứ với hiện tại như bây giờ, xưa nay, trước nay, lâu nay v.v..., hay nối hiện tại với tương lai như từ nay hay có ý nghĩa chỉ thời đoạn hiện tại như ngày nay, hiện nay, bây giờ, giờ đây v.v.. hay thời gian khái quát như bao giờ, bao giờ cũng v.v... - Nhóm danh ngữ chỉ thời hạn thực hiện của hành động (có ý nghĩa tổng lượng) như trọn một buổi, hết tám ngày, suốt đêm, cả tháng, mất hai năm v.v... - Những danh ngữ chỉ sự ước lượng về thời gian như khoảng hai tháng, độ dăm ngày, chừng hai buổi… - Những danh ngữ như khi nào, lúc nào, ngày nào, năm nào v.v..(với nghĩa không xác định). - Những danh ngữ có đại từ chỉ xuất như này, đây, đó, nọ, kia v.v... Đại từ chỉ xuất trong các danh ngữ có chức năng chỉ rõ hướng thời gian, định hướng thời gian hay xác định vị trí của các thời điểm, thời đoạn trong việc phân chia thời gian thành các chiết đoạn khác nhau.Vi dụ như tuần qua, giờ này, lúc này, ngày ấy, dạo nọ, tháng tới, mai đây v.v... - Những danh ngữ có từ vốn biểu thị ý nghĩa không gian, chuyển nghĩa sang biểu thị thời gian. Dùng danh ngữ biểu thị sự phân cực về hướng thời gian ở những vị trí đối lập nhau, dùng để sắp xếp các thời đoạn, thời điểm theo một trật tự nhất định. Ví dụ trước kỳ thi, sau kỳ thi, trong tết, ngoài tết, trên 20 tuổi, dưới 20 tuổi, đầu kỳ thi, cuối kỳ thi v.v... - Những từ quan hệ biểu thị khoảng cách giữa thời điểm xảy ra sự kiện với thời điểm nói. Ví dụ đến, tới, cho đến khi, mãi đến khi v.v... - Những ngữ đoạn mở đầu bằng giới từ nêu rõ giới hạn(phạm vi) về thời gian của một tình huống như trong giây lát, vào những ngày cuối thu v.v... - Ngoài ra để diễn đạt hàm ý về thời gian, hai thời điểm lệch nhau ở mức không đáng kể, thời điểm xảy ra sự kiện có thể nằm ở ngay trước hay liền sau thời điểm phát ngôn hay hai thời điểm xuất hiện đồng thời, tiếng Việt dùng các vị từ tình thái như vừa ...vừa, vừa mới, mới, liền, bèn, sắp, gần, trót, định, toan v.v... 1.2. Tổng quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn 1.2.1. Ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn Trong tiếng Hàn, ý nghĩa thời gian chủ yếu là ý nghĩa thì, thể; được biểu hiện bằng những phương tiện hình thái học. Tiếng Hàn có một hệ thống những trợ vị từ biểu hiện thì, thể (và cả thức) được ngữ pháp hoá mang tính bắt buộc. Ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn cũng có thể được biểu thị bằng những phương tiện từ vựng - ngữ pháp nhưng đây thường là những phương tiện đi kèm, không mang tính bắt buộc; nói cách khác không phải là những yếu tố chủ yếu đánh dấu ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn. 1.2.1.1.Thì trong tiếng Hàn Tiếng Hàn là một ngôn ngữ có thì. A. Thì tuyệt đối (절대시제: absolute tense) và thì tương đối(상대시제: relative tense) Trong tiếng Hàn, thì có thể được chia thành thì tuyệt đối và thì tương đối. A1. Thì tuyệt đối (absolute tense) là thì được xác định theo thời điểm phát ngôn. (6) 나는 집에 올 때에 친구를 만났다. /nanun jibe old’ee chingulul mannakda/ 나는(tôi)집(nhà)에(ở)올(đến)때(khi)에(trợ từ)친구(bạn)를(trợ)만났다 (만나gặp+았/thì quá khứ+다/vĩ tố kết thúc câu) :Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì Khi tôi (trên đường) về nhà, tôi đã gặp bạn. Trên đường về nhà, tôi gặp bạn. (7) 우리는 그 때에 이미 헤어졌다. /urinun gud’ee Imi heЭjoukda/ 우리(chúng tôi)는(trợ từ)그때(lúc đó)에(trợ từ)이미(rồi)헤어졌다(헤어지chia tay +였/ thì quá khứ +다/vĩ tố kết thúc câu) : Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì. Chúng tôi lúc đó đã chia tay rồi. Lúc đó, chúng tôi đã chia tay rồi. (8) 나는 어제 9시에 일어났다.(과거) /nanun Эje ahobsie Il Эnakda/ 나는(tôi)어제(hôm qua)9시(9giơ)에(lúc)일어났다(일어나/thức dậy +았/thì quá khứ +다 /vĩ tố kết thúc câu) : Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì. Tôi hôm qua lúc 9 giờ thức dậy (rồi). Hôm qua tôi thức dậy lúc 9 giờ. (9) 나는 지금 공부를 한다.(현재) /nanun jigum gongbulul handa/ 나는(tôi)지금(bây giờ)공부(học)를(trợ từ)한다(하/làm +zero+ㄴ다/vĩ tố kết thúc câu): Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì. Tôi bây giờ đang học. Tôi đang học bài. (thì hiện tại) (10) 내일 비가 오겠다.(미래) /neIl biga okekda/ 내일(ngày mai)비(mưa)가(trợ từ)오겠다(오/có +겠/ý nghĩa tương lai+다/vĩ tố kết thúc câu) : Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì. Ngày mai sẽ có mưa.  Ngày mai sẽ có mưa (tương lai) (11) 도울(도와줄) 학생이 없었다. /doul(dooajul) haksengI ЭbЭkda/ Không có học sinh nào chịu giúp đỡ tôi.  “도울/doul/ ” là thì liên hệ tương lai còn “-없었다/ ЭbЭkda/” là thì tuyệt đối quá khứ A2. Thì tương đối(relative tense) là thì được xác định theo thời điểm trong câu. (12) 친구들이 나를 기다린다고 생각한다. /chingudulI narul gidarindago senggakhanda/ 친구(bạn)들(các)이(trợ từ)나(tôi)를(trợ từ)기다린다고(기다리/chờ+ㄴ/thì hiện tại ; biểu thị thì hiện tại) định từ +다고/liên kết) 생각한다(생각하/nghĩ+hình vị zero+ㄴ다/vĩ tố kết thúc câu). 1 Tôi nghĩ các bạn đang chờ tôi. 2Tôi nghĩ chắc các bạn sẽ chờ tôi. (13) 친구들이 나를 기다렸다고 생각한다. /chingudulI narul gidaroukdago senggakhanda/ 기다렸다고(기다리/chờ+였/thì quá khứ +다/đoán+고/liên kết) Các bạn tôi, tôi nghĩ họ đã chờ tôi. Tôi đoán là các bạn đã chờ tôi. (14) 친구들이 나를 기다릴 것이라고 생각한다. /chingudulI naerul giadaril gЭkIrago senggakhanda/ 기다릴 것이라고(기다리/chờ+ㄹ 것/chưa chắc chắn: nghĩa tương lai+이라/ đoán +고 /liên kết ) Các bạn tôi , tôi nghĩ sẽ chờ tôi. Tôi nghĩ các bạn sẽ chờ tôi. (15) 친구들이 나를 기다렸을 것이라고 생각한다. 1 Theo cách dịch của người Hàn. 2 Theo cách dùng của người Việt bản ngữ. /chingudulI nalul gidaroukul gЭkIrago senggakhanda/ 기다렸을 것이라고(기다리/chờ+였/thì quá khứ+을 것이라/đoán+고/liên kết) Các bạn tôi, tôi nghĩ đã chờ tôi. Tôi biết các bạn đã chờ tôi. (16) 미영이는 어제 김장하시는 어머니를 도와 드렸다. /miyoungInun Эje gimjanghasinun ЭmЭnilul dooa duroukda/ 미영(miyoung)이는(trợ từ) 어제(hôm qua) 김장(nấu kim chi)하시는(đang) 어머니(mẹ)를(trợ từ) 도와 드렸다(도와 giúp đỡ 드ㄹbiểu thị lịch sự +였thì quá khứ +다vĩ tố kết thúc câu). MiYoung hôm qua mẹ đang nấu kim chi đã giúp đỡ rồi.  Hôm qua MiYoung đã giúp mẹ làm kim chi. B. Thì quá khứ và thì phi quá khứ Phạm trù chỉ xuất (demonstrative) có thể chia hai loại thời điểm: biểu hiện chỉ xuất thời gian (time), và biểu hiện chỉ xuất không gian(space). Tiếng Hàn phân biệt ba loại thời điểm:  Điểm phát ngôn. Điểm sự kiện  Điểm kinh nghiệm. Các loại thời điểm Nội dung  Điểm phát ngôn Thời gian người nói bắt đầu nói ra ngôn bản  Điểm sự kiện Thời gian diễn ra sự kiện  Điểm kinh nghiệm Thời gian người nói biểu hiện kinh nghiệm, tình hình khi phát ngôn 읽겠더라 /ikgekdэra/ Tương lai 읽는다. /iknunda/ Hiện tại 읽더라 /ikdэra/ Hiện tại 읽었더라 /ikэkdэra/ Quá khứ 읽었다. /ikэkda/ Quá khứ 읽겠다. /ikgekda/ a. Dựa vào thời điểm phát ngôn: Ví dụ : (17) 철수가 동화책을 읽는다. /chэlsuga doŋhoachekul iknunda/ 철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책:Sách 을: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽는다.(읽다:động từ, YN3:đọc+는: thì -thể hành động hiện tại) CheolSu đang đọc sách. Thời gian sự kiện là thời điểm phát ngôn nên thời gian là hiện tại. 3 YN: Ý nghĩa (18) 철수가 동화책을 읽었다. /chэlsuga doŋhoachekul ikэkda/ 철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽었다.(읽다: động từ, YN: đọc +었: thì-thể hành động quá khứ) CheolSu đã đọc sách (rồi). Thời gian sự kiện là trước thời điểm phát ngôn nên là thời gian quá khứ. (19) 철수가 동화책을 읽겠다. /chэlsuga doŋhoachekul ikgekda/ 철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽겠다.(읽다: động từ, YN: đọc +었: thì-thể hành động tương lai) CheolSu sẽ đọc sách. Thời gian sự kiện là sau thời điểm phát ngôn nên là thời gian tương lai. b. Dựa vào thời điểm kinh nghiệm (20) 철수가 동화책을 읽더라. /chэlsuga doŋhoachekul ikdэra/ 철수:ChelSu 가:trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽더라.(읽다: động từ, YN: đọc +더: vĩ tố chỉ thì hiện tại 라: vĩ tố kết thúc câu) Tôi thấy CheolSu đang đọc sách. Thời gian sự kiện và thời điểm kinh nghiệm đồng thời gian nên là hiện tại. (21) 철수가 동화책을 읽었더라. /chэlsuga doŋhoachekul ikэkdэra/ 철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽었더라.(읽다: động từ, YN: đọc +었: vĩ tố chỉ thì quá khứ +더: vĩ tố chỉ thì hiện tại 라: vĩ tố kết thúc câu) Tôi thấy CheolSu đã đọc sách. Thời gian sự kiện trước thời điểm kinh nghiệm nên là quá khứ. (22) 철수가 동화책을 읽겠더라. /chэlsuga doŋhoachekul ikgekdэra/ 철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽겠더라.(읽다: động từ, YN: đọc +겠: vĩ tố chỉ thì tương lai+더:vĩ tố chỉ thì hiện tại 라: vĩ tố kết thúc câu) Tôi thấy CheolSu sẽ đọc sách. Thời gian sự kiện sau thời điểm kinh nghiệm nên là tương lai. Ngoài cách xác định phát ngôn, điểm sự kiện, điểm quy chiếu (point of reference), gần đây giới nghiên cứu ngôn ngữ học châu Âu còn nói đến điểm đề4(topic time). Điểm đề trước điểm phát ngôn là thì quá khứ, điểm đề giống điểm phát ngôn là thì hiện tại, điểm đề sau phát ngôn là thì tương lai. *Trong tiếng Hàn không có phạm trù ngữ pháp thì tương lai. 4 Điểm đề (topic time) là thời điểm nhận định (assertion), là thời điểm được hình thành theo nhận định của người nói. Tại sao trong tiếng Hàn không có thì tương lai? Nhiều tác giả tranh cãi nhau về vấn đề trong tiếng Hàn có thì tương lai hay không có thì tương lai. Ví dụ (23) sau đây có trạng ngữ “내일/neil/ ngày mai” nên câu có ý nghĩa tương lai. Ví dụ (24) không có trạng ngữ nhưng có hình vị “-겠/gek/-” (có thể đoán được hoàn cảnh tương lai) nên hình vị “-겠/gek/-” có khả năng là dấu hiệu biểu thị tương lai. Ví dụ (25) có xuất hiện hình thái “-ㄹ것이/rgЭki/-” nên mặc dù không có trạng ngữ nhưng cùng có thể chỉ hoàn cảnh tương lai. Ví dụ (26) là “-리/ri/-” cũng biểu thị được hoàn cảnh tương lai. (23) 내일 여동생이 온다. /neil youdongsengi onda/ Ngày mai em gái tôi sẽ đến đây. (24) (내일) 여동생이 오겠다. /(neil) youdongsengi ogekda/  (Ngày mai) em gái tôi sẽ đến đây. (25) (내일) 여동생이 올 것이다. /(neil) youdongsengi ol gЭkida/ (Ngày mai) em gái tôi sẽ đến đây. (26) (내일) 여동생이 오리라. /(neil) youdongsengi orira/ (Ngày mai) em gái tôi sẽ đến đây. Về đặc trưng ý nghĩa của hình vị “-겠/gek/-” chúng ta xem lại các ví dụ (27), (28), (29). Một số người cho rằng hình vị “-겠/gek/-” đánh dấu thì tương lai. Nhưng qua ví dụ (27), (28), (29) thì rõ ràng hình vị “-겠/gek/-” có khi dùng được cả cho sự việc hiện tại và sự việc quá khứ. (27) 영수는 오늘 시험을 잘 쳐서 기분이 좋겠다. /youngsunun onul sihЭmul jal chou gibuni jokgekda/ Hôm nay YoungSu thi tốt nên chắc anh ấy vui lắm. Câu này biểu thị ý đoán định trong tương lai. (28) 지금 그것을 제가 하겠습니다. /jigum gu gЭkul jega hageksubnida/ Bây giờ tôi sẽ làm việc đó. Câu này biểu thị ý định (diễn ra trong tương lai). (29) 민호가 그 일을 해냈다면, 영희도 능히 하겠다. /minhoga gu ilul he nekdamyon, youngheedo nunghee hagekda/  Nếu MinHo đã làm được việc đó thì Young Hee chắc cũng làm được. Câu này biểu thị khả năng trong tương lai. Ý nghĩa đoán định trong tương lai, ý định và khả năng trong tương lai ở các ví dụ (27), (28), (29) không có liên quan đến thì, các phạm trù đó có liên quan đến thức. Xem thêm ví dụ về hình vị “-겠/gek/-”. Các ví dụ từ (30) đến (34). (30) 나는 (다음달에) 베트남에 가겠다. /nanun (daumdale) betuname gagekda/  Tôi sẽ (tháng sau) đến Việt Nam. (31) (곧) 눈이 오겠다. /(gok) nuni ogekda/  Trời sắp có tuyết. (32) 효진이는 참 좋겠다. /hyojininun cham jokgekda/  HyoJin chắc vui lắm. Các câu ở ví dụ (30),(31),(32) có hình vị biểu thị ý nghĩa tương lai nhưng không có thời gian cụ thể (không có trạng ngữ chỉ thời gian) thì cũng không có ý nghĩa tương lai. (33) 효진이는 지금 집에서 공부하겠다. /hyojininun jigum jibesЭ gongbuhagekda/ Bây giờ chắc HyoJin đang học ở nhà. (34) 효진이는 벌써 집에 도착했겠다. /hyojininun bЭrs’Э jibe dochakhekgekda/ HyoJin chắc đã về nhà rồi. Ở ví dụ (33), (34), ý nghĩa tương lai chỉ là suy đoán nên không phải là thì tương lai. Như vậy trong tiếng Hàn có thể biểu đạt ý nghĩa thời gian trong tương lai nhưng không có phạm trù ngữ pháp thì tương lai. Vị từ tiếng Hàn chỉ có hình thái phạm trù thì hiện tại và phạm trù thì quá khứ, không có hình thái biểu thị phạm trù thì tương lai. Nói cách khác, trong tiếng Hàn chỉ có hai phạm trù thì đối lập nhau: phạm trù thì quá khứ và phạm trù thì phi quá khứ (hiện tại). 1.2.1.2. Thể trong tiếng Hàn Trong tiếng Hàn phạm trù thể cũng được biểu hiện bên cạnh phạm trù thì. Ví dụ: (35) 철수는 지금 열심히 책을 읽고 있다. /chэlsunun jigum youlsimhi chekul ikgo ikda/ Bây giờ ChelSu đang chăm chỉ đọc sách. Người hành động ChelSu đang đọc sách vào thời điểm phát ngôn, tức là ý nghĩa hiện tại tiếp diễn. → Thời điểm người hành động hiện tại. “지금/jigum/” nghĩa là bây giờ. 철수는: người HĐ (hành động) 지금: thời điểm 열심히:chăm chỉ 책을:sách 읽:đọc -고 있다: đang. (36) 철수는 지금 의자에 앉아 있다. / chэlsunun jigum uyjae anjaikda/ Bây giờ ChelSu đã ngồi ghế (rồi). Người hành động ChelSu ngồi ghế rồi (hành động kết thúc). → Thời điểm người hành động quá khứ. “지금/jigum/” nghĩa là bây giờ. 철수는:người HĐ 지금: thời điểm 의자에: ghế 앉: ngồi -아 있다: đã. (37) 철수는 지금 학교에 가게 된다. / chэlsunun jigum hakgyoe gage doinda. Bây giờ ChelSu sẽ đi đến trường. → Thời điểm hành động tương lai. “지금/jigum/” nghĩa là bây giờ. 철수는: người HĐ 지금: thời điểm 학교에: ở trường 가:đi -게 된다: sắp Người hành động ChelSu chưa thực hiện hành động đi đến trường nhưng phát ngôn sắp xảy ra. Trong ví dụ (35), (36), (37), điểm phát ngôn và điểm sự kiện giống nhau nên là thì hiện tại. Nhưng thể của hành động thì khác nhau. Thể của hành động là sự kiện có thể đã diễn ra hay chưa diễn ra. CÁC PHẠM TRÙ “THỂ” TRONG TIẾNG HÀN A. Thể hoàn thành Thể hoàn thành là một phạm trù biểu hiện một sự tình có kết thúc trong một hoàn cảnh thời gian nào đó. Nói về một sự việc gì diễn ra xong, hoàn thành là thể hoàn thành. Thể trong tiếng Hàn có liên quan đến sự việc quá khứ. Vì vậy thể hoàn thành thường gắn với thì quá khứ; có kết thúc hành động, trạng thái là có thể hoàn thành. Ví dụ: (38) 효진이가 밥을 먹었다. /hyojiniga babul mЭkЭkda/ HyoJin đã ăn cơm. Câu trên có hoàn cảnh quá khứ với hình vị “-었/Эk/-”nên thuộc thì quá khứ. Câu này không có ý nghĩa thể, đó là câu quá khứ giản đơn (simple past). Quá khứ giản đơn không có liên quan tới ý nghĩa của thể hoàn thành và thể tiếp diễn. (39) 효진이가 금방 밥을 먹었다. /hyojiniga gumbang babul mЭkЭkda/ HyonJin mới ăn cơm xong. Hoàn cảnh quá khứ có dùng hình vị “-었/Эk/-” và trong đó kết hợp với trạng ngữ “금방/gumbang/ mới” và hành động của chủ thể HyoJin đã qua rồi nên đây là thể quá khứ hoàn thành. Trong câu này, vừa xuất hiện thì quá khứ và thể hoàn thành. Thì quá khứ của tiếng Hàn có đặc trưng ý nghĩa thể hoàn thành. Hình vị “- 었/Эk/-” biểu thị nghĩa thể hoàn thành và thì quá khứ, tùy theo hoàn cảnh quyết định cho chức năng thì quá khứ hoặc thể quá khứ. Ở ví dụ (38) câu có chức năng thì quá khứ, ở ví dụ (39), sự có mặt của trạng ngữ giúp cho ý nghĩa câu có thể hoàn thành của thì quá khứ. Theo hình vị “-었/Эk/-” chúng ta phát hiện được những trường hợp có quan hệ đối lập với thể hoàn thành. Ví dụ (40). (40) 저 요리사가 그 음식을 {a.만들었다/ b.만든다/ c.만들고 있다} /jЭ yorisaga gu umsikul{manduЭkda/manunda/maulgo ikda} Người đầu bếp kia {đã nấu/ đang nấu/ đang nấu} món ăn đó. {a.만들었다/ b.만든Φ다/ c.만들고 있다} Câu (a.) dùng hình vị “-었/Эk/-” có biểu thị thì quá khứ nhưng câu (b.c.) dùng hình vị Φ, hình vị “-고 있/goik/” là có thể biểu thị thể hoàn thành hoặc thể tiếp diễn. Nói cách khác, câu có dùng hình vị “-었/Эk/-” biểu thị thể hoàn thành nhưng câu không dùng hình vị “-었/Эk/-” biểu thị thể tiếp diễn hoặc hoạt động chưa xong. Sự khác biệt giữa hai câu cho chúng ta biết rõ ràng hình vị “-었/Эk/-” có liên quan đến thể hoàn thành. B. Thể không hoàn thành Thể không hoàn thành đối lập với thể hoàn thành. Trong tiếng Hàn, thể không hoàn thành có thể là những trường hợp sau đây. Thể tiếp diễn (progressive) (41) 그는 밥을 {먹는다/ 먹고 있다} /gunun babul{mЭknunda/mЭkgo ikda} Anh ấy {đang/đang} ăn cơm Thể tái diễn (iterative) (42) 그는 가끔 국을 먹는다. /gunun gag’um gukul mЭknunda/ Anh ấy thường ăn canh. Thể tập quán (habitual) (43) 그는 아침마다 산에 올라간다. /gunun achimada sane olraganda/ Mỗi buổi sánh anh ấy leo núi. B1. Thể tiếp diễn (progressive) Thể tiếp diễn biểu thị hoạt động tiếp tục trong thời gian. Thể tiếp diễn có hạn chế về thời gian. Nếu hoạt động nào thói quen, có thể tiếp tục xảy ra mà không hạn chế về thời gian thì là thể tái diễn. (44) a. 나는 가끔 영화를 본다. /nanun gag’um younghoalul bonda/ Tôi thường đi xem phim. Ví dụ này biểu thị hoạt động tái diễn nên không phải là thể tiếp diễn mà là thể tái diễn. b. 나는 지금 영화를 본다. /nanun jigum younghoalul bonda/ Bây giờ tôi đang xem phim. Ví dụ này là hành động tiếp tục xem phim nên thể tiếp diễn. Hình vị “-고 있/goik/-” là do hai hình vị kết hợp. Hình thái này có thể biểu thị tiếp diễn hiện tại, quá khứ, tương lai. Ví dụ: (45) a. 나는 음악을 듣고 있다. /nanun umakul dudgoikda/ Tôi đang nghe nhạc. Thể tiếp diễn hiện tại b. 나는 음악을 듣고 있었다. /nanun umakul dudgo ikЭkda/ Tôi đã nghe nhạc (rồi). Thể tiếp diễn quá khứ c. 나는 음악을 듣고 있을 것이다. /nanun umakul dudgo ikulЭkida/ Tôi sẽ nghe nhạc. Thể tiếp diễn tương lai Nhưng hình vị “-고 있/goik/-”có mấy trường hợp hạn chế. (46) a. 저 사람은 지금 죽고 있다. /jЭ sarameun jigum jukgoikda/ Người kia bây giờ đang hấp hối. Chết là vị từ tĩnh trạng nên không thể dùng được thể tiếp diễn. b. 저 사람은 지금 젊고 있다. /jЭ sarameun jigum jЭmgoikda/ Người kia bây giờ đang lúc hồi xuân. Trẻ là vị từ tĩnh trạng nên không thể dùng được thể tiếp diễn. Thể tiếp diễn là phải tiếp tục có “hoạt động”. (47) a. 나는 가끔 음식을 하고 있다. /nanungag’um umsikul hago ikda/  Tôi thường nấu ăn. “-하고 있다./hagoikda/” là thể tái diễn nên không thể nói được thể tiếp diễn. b. 나는 요즘 옷을 만들고 있다. /nanun yojum okul mandulgo ikda/  Dạo này, tôi đang may áo. Có trạng từ “요즘/yojum/ thường” biểu thị thời gian không giới hạn nên không thể có thể tiếp diễn. Hình vị “-고 있/goik/” là hình vị chủ yếu biểu thị thể tiếp diễn. Hình vị“-고 있/goik/” xuất hiện sau động từ, thường có cấu trúc: hình thái liên kết “-고 + từ tồn tại 있/goik/(다)”. Nhưng ngoài thể tiếp diễn, hình vị này còn biểu thị những phạm trù thể khác như thể tái diễn, thể tập quán, thể hoàn thành/ thể không hoàn thành và thể tĩnh. Thể tiếp diễn [- tĩnh, + tiếp diễn] Hình thái của vị từ [-tĩnh] ( nghĩa là vị từ động) xuất hiện thể tiếp diễn rõ nhất. (48) a. 나는 지금 음식을 만들고 있다. /Nanun jigum eum sikul mandulgo ikda/ Bây giờ tôi đang nấu ăn. Thể tiếp diễn hiện tại b. 나는 어제 음식을 만들고 있었다. /Nanun ЭjЭ eum sikul mandulgo ikЭkda/ Hôm qua tôi đã nấu ăn. Thể tiếp diễn quá khứ c. 나는 내일 음식을 만들 것이다. /nanun neil eum sikul mandulgЭida/  Ngày mai tôi sẽ nấu món ăn. Thể tiếp diễn tương lai Ví dụ (48) cho chúng ta thấy rõ về thể tiếp diễn và theo thời điểm sẽ thấy được thể tiếp diễn như thế nào. Hình vị “-고 있/goik/” không có chức năng thì hiện tại, quá khứ và tương lai. Nếu thời điểm sai thì câu không hợp. Ví dụ: (49) 어제 눈이 a.*5오고 있다. /Эje nuni ogo ikda/ Hôm qua (đang có) tuyết rồi. b.오고 있었다./ogoikЭkda/ (đã có) c.*오고 있을 것이다./ogo ilulgЭkida/ (sẽ có) Trong các câu trên, hình vị “-고 있/goik/” và từ thời gian không hợp với nhau. Ngoài câu (49b), các câu (49a,c) là không phù hợp. Nếu hình vị “-고 있/goik/” kết hợp với vị từ [+tĩnh/ -tiếp diễn] thì không có xuất hiện thể tiếp diễn ví dụ như 5 *: Những câu không dùng được trong tiếng Hàn (50): (50) 그는 벌써 밥을 먹고 있었다. /gunun bЭls’ Э babul mЭkgo ikЭkda/ Anh ta mới đã ăn cơm rồi.  Anh ta vừa mới ăn xong rồi. B2. Thể tái diễn (iterative) Thể tái diễn xuất hiện trong trường hợp có hoạt động nào đó hai ba lần tiếp tục xảy ra nhưng không hoàn thành. Thể tái diễn không có hình thái ngữ pháp riêng nên không phải là phạm trù ngữ pháp. Thể tái diễn là một phạm trù ý nghĩa của thể không hoàn thành. Ví dụ như (51). (51) a. 남자는 하루에+도(cũng) 마음이 여러번 변한다. /namjanun haruedo maumi yourЭbЭn bounhanda/ Con trai là một ngày cũng trái tim thay đổi mấy lần.  Trái tim con trai cũng thay đổi nhiều lần trong một ngày. Tất cả động từ quá trình đều có thể xuất hiện thể tái diễn. b. 그는 여러 번 외국으로 떠났다. /gunun yourЭ bЭn oykukuro d’Эnakda/ Anh ấy đi nước ngoài mấy lần rồi. Trước động từ có trạng ngữ có ý nghĩa tần số (lặp lại). Một số ý nghĩa của thể tái diễn không có hình thức ngữ pháp. Vì thế, phương tiện biểu hiện ở đây thường dùng một thành phần trạng ngữ trong câu. Ví dụ; (52) 그는 하루에 두번 커피를 {마신다./마셨다./마실것이다.} /gunun harue dubЭn kЭpilul {masinda/masoukda/masilgЭkida}  Anh ta một ngày {đang/đã/sẽ} uống cà phê hai lần Hình vị “-고있/goik/” có thể kết hợp với động từ tạm thời. Chúng ta xem ví dụ: (53) 요즈음 많은 한국 기업들이 한국을 떠나고 있다. /yojum maneun hanguk giЭbduli hangukul d’ Эnago ikda/ Dạo này các công ty Hàn Quốc đã đi nước khác rồi. Cụm từ “요즈음 dạo này ” là trạng ngữ chỉ thời gian có thể tái diễn hành động. Từ “떠나” là động từ tạm thời nên không thể có thể tiếp diễn mà có thể tái diễn. B3. Thể tập quán (habitual) Thể tập quán cũng là một loại thể không hoàn thành, tức là có hành động tiếp tục diễn ra, diễn ra nhiều lần trở thành thói quen. Trường hợp có hạn chế thời gian là thể tiếp diễn, không có hạn chế thời gian là thể tái diễn. Thể tập quán giống thể tái diễn, thể tập quán không phải phạm trù ngữ pháp, nó là một phạm trù ý nghĩa của thể không hoàn thành. Ví dụ như: (54) 나는 날마다 운동하러 호텔에 가고 있다. /naun nalmada undongharЭ hotele gago ikda/ 나는(tôi)날마다(mỗi ngày)운동(tập thể dục)하러(làm)호텔(khách sạn)에(trợ từ) 가고 있다.(가đi; động từ+고 있đang+다vĩ tố kết thúc câu) Mỗi ngày tôi đi tập thể dục ở khách sạn. Câu có “mỗi ngày” biểu thị hành động tiếp tục diễn ra, không có giới hạn về thời gian. Câu trên có ý nghĩa về thể tập quán. ._.ừ+zero:biểu hiện thì hiện tại+ㅆ다:vĩ tố kết thúc câu):vị ngữ  YoungSu đang đi đến đảo JeJu. b.제주도에 가는 사람은 영수이다. 제주(JeJu)도(đảo)에(ở:giới từ)가는(가đi:động từ+는/định từ: biểu thị thì hiện tại) 사람(người)은(trợ từ biểu thị chủ ngữ)영수(YoungSu)이(là:động từ)다(vĩ tố kết thúc câu) Người đang đi đến đảo JeJu là YoungSu. Trong tiếng Hàn trợ vị từ xác định được thì, thể. Theo phạm trù ngữ pháp tiếng Hàn, phạm trù thì và thể có trợ vị từ vĩ tố kết thúc câu, vĩ tố dạng định ngữ, vĩ tố liên kết. Thì trong tiếng Hàn bao gồm thì hiện tại “zero(unmarked)” và thì quá khứ “- 었/Эk/-, -었었/ЭkЭk/-”. Thì hiện tại với hình vị “zero(unmarked)” vì trong các cấu trúc không có xuất hiện trợ vị từ biểu hiện thì hiện tại. Chúng tôi biết rằng “-ㄴ-, - 는/nun/-” biểu thị thì hiện tại, nhưng yếu tố này không phải xuất hiện phổ biến. Chẳng hạn, “động từ + -ㄴ-, -는/nun/- ” có ở ví dụ (1), (3) nhưng không có ở ví dụ (2). (1) 나는 책을 a.읽 Φ(zero) 는다./ 보 Φ(zero) ㄴ 다. /nanun chekul/ /Irnunda/bonda/ Tôi đang đọc (xem) sách. b.읽 Φ 네/보 Φ 네 /Irne/bone/ đọc/xem c.읽 Φ 으오./보 Φ 오 /Iruo/boo/ đọc/xem d.읽 Φ 습니다./보 Φ ㅂ니다. /Irsubnida/bobnida/ đọc/xem 나는(tôi)책(sách)을(trợ từ) a.{읽(đọc:động từ)+Φ(thì hiện tại)+는다(vĩ tố kết thúc câu)/보(xem: động từ) +Φ(thì hiện tại)+ㄴ다(vĩ tố kết thúc câu)} (2) 저 산이 a.높 Φ 다. /jЭ sanI/ /nopda/ Ngọn núi đó cao. b.높 Φ 네. /nopne/ cao c. 높 Φ 으오. /nopuo/ cao d. 높 Φ 습니다. /nopsubnida/ cao 저(kia)산(núi)이(trợ từ) a. {높(cao: tính từ) + Φ(thì hiện tại)+다(vĩ tố kết thúc câu).} (3) a.해는 동쪽에서 뜬다. /henun dongj’okesЭ d’unda/  Mặt trời mọc phía đông. [hiện tại- sự việc thật] 해(Mặt trời)는(trợ từ)동쪽(phía đông)에서(ở:giới từ)뜬다(뜨/mọc:động từ+ zero +ㄴ다) b.영수는 학생이다./youngsunun haksengida/ YoungSu là học sinh.[hiện tại- sự việc thật] 영수(YoungSu)는(trợ từ)학생(học sinh)이(là:động từ+zero+다vĩ tố kết thúc câu) Để biểu thị thì quá khứ tiếng Hàn dùng trợ vị từ“-었/Эk/-, -었었/ЭkЭk/-”. c.영수는 학교에 갔었다./youngsunun hakkyoe gak Эk da/ YoungSu đã đi đến trường.(Câu có ý nghĩa là YoungSu cũng học sinh) d.영수는 학교에 갔었었다. /youngsunun hakkyoe gak Эk Эk da/  YoungSu đã đi đến trường.(Câu có ý nghĩa là YoungSu học xong rồi.) 영수(youngsu)는(trợ từ) 학교(truờng)에(ở:giới từ){갔었었다(갔/đi/:động từ +었었:thì quá khứ +다:vĩ tố kết thúc câu)} Có thể tóm tắt các phương tiện biểu hiện thì và thể trong tiếng Hàn như sau: 영수는 제주도에 갔다.(thì quá khứ:과거) /youngsunun jejudoe gakda/ 영수는 제주도에 가 있다.(thể hoàn thành:완료상) /youngsunun jejudoe ga ikda/ 영수는 제주도에 가고 있다.(thể tiếp diễn: 진행상) /youngsunun jejudoe gago ikda/    ● T(thời điểm phát ngôn) 영수(youngsu)는(trợ từ) 제주(jeju)도(đảo)에(ở:giới từ) {갔다(가/đến+았: thì quá khứ +다:vĩ tố kết thúc câu)} Trong tiếng Hàn, các phương thức biểu thị thì và thể là: Kết hợp với các vĩ tố chỉ thì khác như: -더-,-었겠더-,-었더-,겠더- Dùng vĩ tố liên kết: -더니-, -었더니-, -던데-, -더라도-, -더라면- Dùng vĩ tố dạng định ngữ: -었-,-었던- Dùng vĩ tố kết thúc câu: -더군요/더라/던가요 Dùng thì quá khứ và thể hoàn thành: -었-, -었었- Dùng vĩ tố tiền kết thúc:-겠- ,-더- Dùng vĩ tố dạng định ngữ: -는-, -(으)ㄴ-, -(으)ㄹ- Dùng các trạng ngữ: 지금, 아까, 늘, 일전에, 금방, 어제, 오늘,내일 v.v.. Sau đây chúng tôi sẽ tóm tắt các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn. Bảng tóm tắt phương thức biểu thị thì và thể trong tiếng Hàn. Thời gian Hình thái Chức năng của thì Chức năng của thể Ý nghĩa Ghi chú Zero(Φ) Tĩnh trạng, sự kiện trước mắt, sự kiện chuỗi, Tiếp diễn, tái diễn, tập quán -Trường hợp của động từ: diễn đạt hành động hiện tại. sự kiện ngôn hành, trạng thái hiện tại, quá khứ tĩnh trạng, sự kiện tương lai - Trường hợp của tính từ và động từ: diễn đạt hiện tại tĩnh trạng của sự vật -고 있- /go ik/ Tiếp diễn, tái diễn, tập quán, trạng thái, hoàn thành, trạng thái Hiện tại -었- /Эk/ Hoàn thành, trạng thái hoàn thành Quá khứ -었- /Эk/ Sự kiện, trạng thái, quá khứ đơn Hoàn thành, trạng thái hoàn thành, thể kết quả, tái diễn, tập quán -Diễn đạt động tác được hoàn thành ở hiện tại hay quá khứ -Diễn đạt tĩnh hoàn thành của động tác được kéo dài. -Kết hợp với tính từ để diễn đạt quá khứ tĩnh trạng. -Nghĩ truớc về sự hoàn thành của động tác đối với sự việc tương lai và dùng như sự hoàn thành của động tác ở tương lai -Diễn đạt điều người nói suy đoán về sự hoàn thành động tác của chủ ngữ. Sự kiện, chưa chắc, trạng thái Hoàn thành -었었- /ЭkЭk/ -였었- /yokЭk/ Diễn đạt nội dung sự việc quá khứ hay bị đoạn tuyệt với hiện tại. -고있었- /goikЭk/ Sự kiện, trạng thái Hoàn thành, tái diễn, tập quán, trạng thái hoàn thành, tĩnh trạng -고 있- thái -더-/dЭ/ Tiếp diễn, tái diễn, tập quán, hoàn thành, tĩnh Diễn đạt điều người nói hồi tưởng sự việc từng trải trong quá khứ rồi nói ra. -겠더- /gekdЭk/ Diễn đạt sự quan sát động tác hay trạng thái nào đó được hoàn thành trong quá khứ rồi. Zero(Φ) Zero(Φ) Sự kiện Hoàn thành, tái diễn, tập quán, trạng thái hoàn thành, trạng thái Tương lai -겠- /gek/ -Trường hợp chủ ngữ là ngôi thứ nhất thì diễn đạt ý đồ hay ý muốn của người nói. -Trường hợp chủ ngữ là ngôi thứ hai,ngôi thứ ba thì diễn đạt sự suy đoán của người nói đối với tình Suy đoán huống tương lai hay tình huống hiện tại. ㄹ 것이 /r gЭki/ Suy đoán -리- /ri/ Suy đoán -고 있겠- /goikgek/ Suy đoán TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Anh Kyong Hwan (1997), Trật tự từ trong tiếng Hàn so sánh với tiếng Việt, Nxb Gíao dục. 2. B.C. ПАНФИЛОВ (2002), Một lần nữa về phạm trù thì trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 7. 3. Bùi Mạnh Hùng, Hoàng Dũng (2006), Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học Sư phạm. 4. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa Nxb Giáo dục. 5. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1, Nxb Khoa học xã hội. 6. Cao Xuân Hạo (2003), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Câu trong tiếng Việt Quyển 1, Nxb Giáo dục 7. Cao Xuân Hạo (1998), Về ý nghĩa “Thì” và “Thể” trong tiếng Việt , Ngôn ngữ số 5. 8. Đào Thản (1979), Về nhóm từ chỉ ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 1. 9. Đào Thản (1983), Cứ liệu từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt về mối quan hệ không gian - thời gian, Ngôn ngữ số 3. 10. Ferdinand De Saussure, Cao Xuân Hạo dịch (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương , Nxb Khoa học xã hội 11. Đỗ-Hurinville Danh Thành (2005), Thời và thể trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 2. 12. Huỳnh Mai (1971), Vấn đề ngữ nghĩa trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 3. 13. Huỳnh Văn Thông (2000), Mấy nhận xét về vị từ tình thái và ý nghĩa thể(aspect) trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số8, 10. 14. Jakobson. R (1963), Thi học và ngữ học, Lý luận văn học phương Tây hiện đại, biên khảo Trần Duy Châu, Nxb Văn học 15. Lê Đông (1991), Ngữ nghĩa-ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của các hư từ, Ngôn ngữ số 2. 16. Lý Kính Hiền (2000), Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn,Nxb Văn hóa Thông tin 17. Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgic- Ngữ nghĩa-Cú pháp, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN. 18. Nguyễn Đức Dân (1996), Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 3. 19. Nguyễn Hoàng Trung (2005), Khái niệm thời, thì và thể trong ngôn ngữ học và trong tiếng Việt, Chuyên đề luận văn Tiến sĩ. 20 Nguyễn Thị Nhật Lệ (2006), Các phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn. 21. Nguyễn Văn Thành (1992), Hệ thống các từ chỉ thời thể và phạm trù ngữ pháp của các cấu trúc thời thể của động từ tiếng Việt, Ngôn ngữ số 2. 22. Nguyễn Minh Thuyết (1995), Các tiền phó từ chỉ thời thể trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 2. 23. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 24. Phan Thị Minh Thúy (2001), Cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 10. 25. Thúy Liễu, Bích Thủy (2001), Ngữ pháp tiếng Hàn, Nxb Thanh niên. 26. Trần Ngọc Thêm, Hoàng Huy Lập (1991), Thử bàn về từ và việc phân loại từ tiếng Việt trong cách nhìn từ văn bản, Ngôn ngữ số 2. 27. Trịnh Xuân Thành (1981), Bàn thêm về các từ “đã, đang, sẽ” (giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt về mặt từ ngữ), Nxb Khoa học xã hội, HN. 28. Z.S. Harris, Cao Xuân Hạo dịch (2006), Những phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc, Nxb khoa học xã hội. Tiếng nước ngoài 29. Chomsky.N (1994), Language and Problems of Knowledge, Hanshin Publishing Co. 30. Chomsky.N (1965), Aspect of the Theory of Syntax, Cambridge, Mass. M.I.T Press 31. 고영근(Go Young Keun) (2004), 한국어의 시제 서법 동작상, 태학사 (Thể,Thì,Thức của tiếng Hàn,Nxb Taehak) 32. 고영근, 남기심(Go Young Geon, Nam Gi Sim) (1985), 표준국어문법론, 탑출판사 (Lý thuyết ngữ pháp tiếng Hàn, Nxb Top) 33. 김진호(Kim Jin Ho) (2004), 언어학의 이해, 도서출판 역락 (Tìm hiểu về ngôn ngữ học, Nxb Yoklak) 34. 김정숙, 박동호, 이병규, 이해영, 정희정, 최정순, 허용 (Kim Jung Suk, Park Dong Ho, Lee Byuog Kyu, Lee Hae Young, Heo YongJung Hee Jung, Choi Jung Sun) (2005), 외국인을 위한 한국어 문법 1, 커뮤니케이션북스(Ngữ pháp tiếng Hàn cho người nước ngoài, Quyển 1Nxb Comunicationbooks) 35. 이재성(Lee Jae Sung) (2001) 한국어의 시제와 상, 국학자료원 (Thể và thì của tiếng Hàn, Nxb, KukHakJaRyoWon) 36. 이익섭(Lee Ik Sop) (2004),한국어 문법, 서울대출판 (Ngữ pháp tiếng Hàn, Nxb Trường đại học Seoul) 37. 노마히데키; のまひでき[ 秀樹](Nomahideki) (2002), 한국어 어휘와 문법의 상관 구조,태학사 (Từ vựng trong tiếng Hàn và những liên quan cụ thể của ngữ pháp, NxbTeHak) 38. 박덕유(Park Dek You) (2006), 학교문법론의이해, 도서출판 역락 (Tìm hiểu về ngữ pháp luân trường.Nxb YoukRak) 39. 박원석(Park Woan Seok) (1999), 일본어 회화, 서해문집 (Hội thoại tiếng Nhật,Nxb SeoHae MunJib) 40. 서정수(Seo Jung Su) (1994), 한국어 문법, 한세본, (Ngữ pháp tiếng Hàn, Nxb HanSeBon) PHỤ LỤC I. Các đặc trưng ngữ pháp của tiếng Hàn (trong so sánh với tiếng Việt) Tiếng Hàn thuộc hệ thống ngôn ngữ riêng. Theo các nhà Hàn ngữ học, tiếng Hàn là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ural-Altaic (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Phần Lan, tiếng Mông Cổ và các ngôn ngữ Mãn Châu –Tungus) bởi trong tiếng Hàn có hài hòa nguyên âm10, lặp âm nhau 11 nhưng không có liên từ và đại từ quan hệ. 10 Trong tiếng Hàn có xuất hiện hình thái hài hòa nguyên âm.Hình thể tiếng Hàn nguyên âm tích cực(양성모음;positive); nguyên âm đơn giản (ví dụ:ㅏ[a],ㅐ[e],ㅑ[ya],ㅗ[o],ㅘ[oa],ㅚ[oy], ㅛ[yo])thì luôn đi theo nguyên âm tích cực, nguyên âm tiêu cực(음성모음); nguyên âm phức tạp (ví dụ: ㅓ[э],ㅔ[e],ㅕ[yo],ㅜ[w],ㅝ[wэ],ㅟ[wi],ㅠ[yu],ㅡ[u])thì luôn đi theo nguyên âm tiêu cực. có thể gọi 소리시늉말[so ri si nuŋ mal],짓시늉말[jis si nuŋ mal]. Ví dụ: 찰깍찰깍 [chalk’akchalk’ak]/철꺽철꺽[chэlk’эk chэlk’эk], 깍아라[k’akara]꺽어라[k’эkэla]. 11 Sự lặp lại kế tiếp nhau của cùng một hình vị hoặc một âm ở đầu hai từ hoặc nhiều từ trong câu, như trong âm đầu ‘phụ âm ㄹ[r/l]’thì mất âm ‘ㄹ[r/l]’ hoặc ‘biến đổi ‘âm ㄴ[n]’ví dụ: 량 Tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính, trong câu có nhiều trợ từ và hình vị phụ tố nên từ trong câu có hình thái đa dạng. 1. Đặc trưng hình thái – cấu trúc 1.1. Đặc trưng hình thái Tiếng Hàn là một ngôn ngữ chắp dính. Hình thái ngữ pháp của từ có thể có nhiều tiếp vĩ ngữ hoặc vĩ tố liên kết. Ví dụ như12: (1) “--- 깨 뜨리 시 었 겠 더 군 요.” 1 2 3 4 5 6 7 8 “ Anh ta làm vỡ ---” 1깨[k’e] thì căn tố , 2 –뜨리[d’uri]- thì phụ tố nghĩa là cho sức, 3 –시[si]- thì dạng tôn trọng, 4, 5, 6 “–었[эk]-,-겠[gek]-,-더[dэ]-”thì tất cả nghĩa thời gian(vĩ tố chỉ thì), 7 ‘-군’ thì nghĩa từ cảm thán, chức năng cuối câu (vĩ tố kết thúc câu), ‘-요.’ chức năng câu cuối và câu lịch sự cho người nghe(vĩ tố kết thúc câu). Câu trong tiếng Hàn có nhiều phụ tố biểu đạt các loại ý nghĩa ngữ pháp. Có một số phụ tố trước gốc từ và thường có vĩ tố kết thúc câu phải theo sau phụ tố. 1. 2 Đặc trưng cấu trúc Cấu trúc của tiếng Hàn“Chủ ngữ(subject)+Bổ ngữ(object)+Vị từ(verb)”giống 심→양심,료리→요리,로인→노인,루각→누각,녀자→여자,년말→연말,âm đầu ‘ㅇ’ thì không có giá trị và không cho phép hai phụ âm đâu như ㅄ→ 쌀 brain →브레인 strike →스트라이크. 12 Kim Seok Duk(1992). Hình thái luôn tiếng Hàn,NXB Tp tiếng Nhật, tiếng Mông Cổ, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Myammar v.v… Cấu trúc của tiếng Hàn “Chủ ngữ + Bổ ngữ + Vị từ”có một số đặc trưng về thành phần câu. Trong tiếng Hàn, theo hình thái học (từ hậu trí: a postpositional word, vĩ tố của dụng ngôn: a declinable word) phải theo sau căn tố (root), thân từ (stem). Tức là trợ vị từ luôn theo thực thể từ (sub-stantive), vĩ tố thì dùng sau thân từ của dụng ngôn. Trong câu, phụ tố có thể đứng trước căn tố (theo ý nghĩa), và có thể đứng sau căn tố (theo chức năng ngữ pháp) . 강이마을을감싸고서쪽으로흐른다.  sông làng  quanh  phía nam chảy /gangy maulul gams’ago sэj’kuro hurunda/ Sông chảy quanh làng, đổ về phía nam. -이/y/,-을/ul/, -고/go/, -으로/uro/, -른다/runda/ các từ hậu trí(a postpositional word), vĩ tố kết thúc câu, phụ tố tất cả đều dùng sau căn tố, thân từ. Trong tiếng Hàn, các thành phần trong câu có thể thay đổi vị trí. Ví dụ: a. 냇물이 남쪽으로 흐른다. /nekmuly namj’kuro hurunda/ Dòng suốiphía namchảy Dòng suối chảy về phía nam. b. 남쪽으로 냇물이 흐른다. / namj’kuro nekmuly hurunda/ Dòng suối chảy  về phía nam. c. 남쪽으로흐른다. 냇물이. /namj’kuro hurunda. nekmuly/ Dòng suối chảy  về phía nam. d. 냇물이 흐른다. 남쪽으로. / nekmuly hurunda. namj’kuro/ Dòng suối chảy  về phía nam. Trong câu tiếng Hàn trường hợp câu phó từ (là câu kết hợp giữa tính từ hoặc động từ với vĩ tố kết thúc câu) có thể thay đổi vị trí trong câu. Ví dụ như: Câu phó từ “어리석게도/эrisэkgedo/”nghĩa tiếng Việt là ngu dốt(tính từ)= 어리석 /эrisэk/ (tính từ) kết hợp từ -게-도(vĩ tố kết thúc câu) (4) a.어리석게도철호는 친구를 믿었다. / эrisэkgedo chэhonun chingulul midэkda/ b.철호는 어리석게도 친구를 믿었다. / chэhonun эrisэkgedo chingulul midэkda/ c.철호는 친구를 어리석게도 믿었다. / chэhonun chingulul эrisэkgedo midэkda/ d.철호는 친구를 믿었다. 어리석게도. / chэhonun chingulul midэkda эrisэkgedo / ngu dốt Anh Choulhobạntin Anh Choulho thật là ngu dốt khi tin bạn. Có nghĩa là câu(4) anh Choulho ngu dốt vì dễ tin bạn. Nhưng (5) thành phần biến đổi phó từ hoặc(6) định từ(a pre-noun) thì không thể thay đổi vị trí được . (5) a. 그는 그림을 잘 그린다. /gunun gurimul jalgurinda/ Anh ta vẽ tranh rất giỏi. “잘” là thành phần biến dổi phó từ b. * 그는 잘 그림을 그린다. /gunun jal gurimul gurinda/ Anh ta vẽ tranh rất giỏi. (6) a. 이 동네에 새 아파트가많이 들어 섰다. /I dongnee se apatuga manhuy dulэ sэs’da/ Khu vực này, có nhiều chung cư mới. (vào) “새” là định từ. b.* 이 동네에 아파트가 새 많이 들어섰다. /I dongnee apatuga se manhuy dulэ sэs’da/ Khu vực này,  có nhiều chung cư mới. (vào) Định ngữ (có thể là một từ hoặc một mệnh đề) phải đứng trước thực thể từ. Điểm đặc biệt trong tiếng Hàn là trong câu có thể có nhiều chủ ngữ đi liền nhau. Điểm nhận biết chủ ngữ trong tiếng Hàn là luôn luôn theo –이/i/, -가/ga/,-은/un/,- 는/nun/ (a sub-jective postposition : hậu giới từ chủ cách) ở cuối một từ (tên riêng,tính từ, danh từ…)Ví dụ câu (7) (7) a. 영희가 마음씨가 곱다. /youngheega maums’iga gobda/ 영희가 cô Young Hee(tên riêng)+가(; hậu giới từ chủ cách) = chủ ngữ 마음씨가 lòng dạ(danh từ) + 가(hậu giới từ chủ cách) = chủ ngữ Cô Young Hee tốt bụng.(cô Young Hee là người tốt bụng) Lòng dạ của cô Young Hee tốt. b. 그 책이 표지가색깔이마음에든다. /gu cheki pojiga sekg’ali maume dunda/ Tôi thích màu của bìa sách đó. (vừalòng) c. 시계는 오메가가 제일이다. /sigenun omegaga jeilida/ OMEGA là hiệu đồng hồ nổi tiếng Điểm đặc biệt trong tiếng Hàn là trong câu có thể có nhiều bổ ngữ đi liền nhau. (8) a. 친구들이 나를 등을 밀어무대에 나서게 하였다. /chinguduli nalul dungul milэmudee nasэge haэs’da/ Các bạn đẩy tôi rasân khấu. lưng b. 나는 사과를 다섯 개를 먹었다. /nanun sagoalul dasэk gelul mэkэs’da/ Tôi đã ăn năm trái táo. Vĩ tố kết thúc câu là một loại dụng ngôn, thân từ chung sau trở thành một từ nhưng theo chức năng ngữ pháp thì ảnh hưởng tới câu hoặc toàn bộ dụng ngôn. (9) a. 날씨가 풀리면 여행을 떠나겠다. /nals’iga pulrimyon yohengul d’эnagekda/ Khi nào thời tiếtấm lên tôisẽ đidu lịch. “-면, -다” thì dụng ngôn và thân từ cùng với một từ rồi. “- 면”thì một phần động từ “풀리면”. Nhưng “-면”thì “날씨가 풀리-(Khi nào thời tiết ấm lên)” câu này là một tiểu cú điều kiện(conditional clause). b. 네가 이것을 들어라. /nega igэkul dulэra/ Em cầm lấy cái này đi! Ngoài ra, trong tiếng Hàn chủ ngữ có thể tỉnh lược (ellipsis). Ví dụ câu 10. (10) a. “값이 얼마요?” “오천 원이오.” /gabi эlmayo ochэnwonio/ “Bao nhiêu tiền?” “năm ngàn won.” Theo ngữ cảnh chủ ngữ cũng có thể tỉnh lược. Ví dụ câu 10a. b. 피곤해서 나는 집에 있겠다. /pigonhesэ nanun jibe is’gekda/ Vì tôimệt nên tôi ở nhà. Trong một câu chủ ngữ lặp lại nhiều lần thì tỉnh lược bớt chủ ngữ. ví dụ câu 10b. Tiếng Hàn là một ngôn ngữ phát triển từ hậu trí và vĩ tố kết thúc câu. Ngôn ngữ khác thì phát triển từ và độc lập một từ nhưng tiếng Hàn thì có từ hậu trí và vĩ tố kết thúc câu sẽ giúp cho nghĩa rõ hơn. (11) a. 그가 노래는 잘 부르지만 시는 지을 줄 모른다. /guga norenun jal burujiman sinun jiul jul morunda/ Anh ta hát rất hay nhưng không biết làm thơ. b. 다른 것이 없으면 이것이라도 가질 수밖에 없겠다. /darungэki эbumyon igэkirado gajil subakge эbgekda/ Nếu tôi không lấy được gì hết thì tôi sẽ lấy cái này. “-는, -도”là một loại hậu trí từ(đặt sau từ: postpositional word) thường góp phần làm rõ nghĩa của câu. Ví dụ, trong câu 11. Ngoài ra, dụng ngôn vĩ tố kết thúc câu cũng có nhiều ảnh hưởng về nghĩa. Vĩ tố kết thúc câu theo ngữ pháp vị ngữ (predicate of a sentence), câu nghi vấn (interrogative sen-tence), thức mệnh lệnh(imperative sentence), yêu cầu(request) v.v.. Những vĩ tố kết thúc câu như “-ㅂ니다/bnada/, -오/o/, -네/ne/, -ㄴ/는다 /nnunda/, -아/어/a,э/” thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng hay thìếu lịch sự, tôn trọng. Ngoài ra, còn có nhiều cách diễn đạt suy nghĩ của người nói. Ví dụ câu 12. (12) a.  이곳에는 아직 눈이 오지 않았군. /igokenun ajik nuni oji anhakgun/ Ở đây tuyết chưa rơi. b. 내일 아침에 떠나렴. /neil achime d’ эnarэm/ Sángngày mài hãyđi. c. 논문을 곧 보내 주마. /nonmunul gok bone juma/ Tôi gửi luận văn cho anh ngay bây giờ. Nghĩa của vĩ tố kết thúc câu này “-군(-나)”là mới biết, hoặc mới hiểu rồi. “-으렴”thì nghĩa cho phép. “-으마”thì nghĩa hứa. Ngoài ra, vĩ tố liên kết sẽ ảnh hưởng cho nhiều nghĩa. Vĩ tố liên kết, liên kết với câu trước và câu sau diễn đạt nguyên nhân, lý do, điều kiện, trái với dự đoán v.v.. Ngữ đọan(句,phrase) và câu đơn/tiểu cú(節,clause) trong tiếng Hàn S13 NP VP AUX 13 Danh từ /명사: N (noun) Xác định /관형사: Det(determinative) Vị từ /동사: V(verb) Phó từ /부사: ADV(adverb) Phó từ chỉ mức độ /정도: DEG(degree adverb) Hậu giới từ /후치사: P(postposition) Tình thái/thức /서법: M(modal/mood) Thì/thể /시제/상: TA(tense-aspect) Ngữ đoạn danh từ /명사구: NP(noun phrase) Ngữ đoạn xác định /관형사구: DetP(determinative phrase) Ngữ đoạn vị từ /동사구: VP(verb phrase) Ngữ đoạn trạng ngữ /부사구: ADVP(adverbial phrase) Phó từ phương thức /양태: MANN(manner adverb) Ngữ đoạn hậu giới từ /후치사구: PP(postposition phrase) Trợ vị từ /서술보조소: AUX(auxiliary) Câu /문장: S(sentence) ADVP Det N DEG MANN V TA M 저 학생 매우 빨리 달리 었 다. /zae hakseη meu b’alri dalri Эk da/ [S[NP[Det저][N학생][VP[MANN 빨리][V 달리][AUX[TA 었] [M 다]]] a. 학생 N phạm trù từ vựng b. 새 학생 ⎯N(N-bar) phạm trù trung bình c. 저 새 학생 =N(N-double-bar) phạm trù ngữ (đọan) tính14 Trong tiếng Hàn trợ vị từ đó là xác định được thì thể thức. Theo phạm trù ngữ pháp tiếng Hàn, phạm trù thì và thể có trợ vị từ vĩ tố kết thúc câu. 3. Đặc trưng Cấu trúc câu trong tiếng Hàn Tiếng Hàn là ngôn ngữ chính thức, và bởi vì khá đông người nói tiếng Hàn nên nó cũng được coi là một trong những ngôn ngữ chính trên thế giới. Hầu hết các chuyên gia ngôn ngữ đều cho rằng tiếng Hàn có khởi nguồn từ vùng Trung Á trên vùng núi Altai. Nó có những điểm tương đồng với các ngôn ngữ khác trong nhóm ngôn ngữ Altai (tiếng thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Phần Lan, tiếng Mông Cổ và các 14 Phạm trù ngữ (đọan) tính/ 구 범주: phrasal category ngôn ngữ Mãn Châu-Tungus) và nó rất giống với tiếng Nhật Bản về cấu trúc tổng quát và một số những đặc điểm ngữ âm. Hệ thống chữ viết của tiếng Hàn, được gọi là HanGul, có tính logic và thìết thực, và có lẽ đó là thành tựu quan trọng không gì sánh được trong lịch sử Hàn Quốc, vì nó đã đưa văn hóa đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Có những thổ ngữ Hàn theo từng vùng, nhưng giữa chúng có sự tương đồng ngoại trừ một số ít từ và cách phát âm khác nhau. Những người nói tiếng Hàn ở các vùng khác nhau trên bán đảo này có thể giao tiếp với nhau mà không cần phải để ý đến thổ ngữ, chỉ trừ tiếng nói của đảo Cheju. Tiếng Hàn chính thức ở Hàn Quốc là thứ thổ ngữ được dùng ở vùng Seoul. Cấu trúc xã hội trên- dưới được tổ chức chặt chẽ của Hàn Quốc. Và hệ thống các nghi thức xã giao của nó đòi hỏi phải có nhiều cấp độ ngôn từ khác nhau để có thể phân biệt một cách thích đáng giữa các cá nhân cũng như các tầng lớp trong xã hội. Có ba cấp độ ngôn ngữ khác nhau được sử dụng: thứ nhất là cách nói lễ phép, lịch sự dùng để nói với người trên, thứ hai là lối nói năng thân mật dùng để nói chuyện với người ngang hàng hay với bạn bè, cuối cùng là nói năng thông tục để nói với người có đẳng xã hội thấp hơn mình. HanGul bao gồm một bảng chữ cái 31 chữ theo âm vị, chúng được kếp hợp lại để tạo ra các âm trong tiếng Hàn. Toàn bộ bảng chữ cái tạo ra 140 âm tiết từ sự kết hợp của 14 phụ âm, 10 nguyên âm đơn và 7 nguyên âm đôi. Từ vựng tiếng Hàn cũng như trường hợp của những ngôn ngữ hiện đại nhất, tiếng Hàn bao gồm cả những từ bản xứ và từ vay mượn. Nhiều từ tiếng Anh đã được du nhập vào trong ngôn ngữ, như aspirin (thuốc aspirin), supermàrket (siêu thị), bus (xe buýt).. là một vài ví dụ. Những thuật ngữ chuyên môn trong các ngành khoa học và kỹ thuật đa số là những từ vay mượn từ phương Tây. Nhóm những từ vay mượn nhiều nhất là từ tiếng Hán, bởi vì người Hàn Quốc đã tiếp xúc với người Hán từ hàng ngàn năm rồi. Những từ này thường được gọi là từ Hán –Hàn. Từ Hán – Hàn đối với người Hàn Quốc thì cũng giống như tiếng Pháp đối với giới thượng lưu quý tộc cũ ở châu Âu, đó là ngôn ngữ của tầng lớp tinh hoa. Chữ số Trung Quốc được sử dụng rộng rãi, nhất là những chữ số từ 10 trở đi và đặc biệt là khi chỉ những thứ theo trật tự liên tiếp như đếm tiền và tính ngày tháng. Cấu trúc tiếng Hàn màng đặc điểm của một ngôn ngữ chắp dính, một ngôn ngữ có dùng nhiều phụ tố khác nhau để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Động từ thường đứng cuối câu. Giống như tiếng Nhật, tiếng Hàn cũng không có mạo từ và thông thường thì số ít và số nhiều có hình thái giống nhau. Ví dụ: S + O + phó từ + V + V (phủ định) + Phụ tố [kimsangwa nihonggoga amari zoude zanaidesu] Tiếng Nhật: 金さんは/日本語が/あまり/上手/じゃないです。 Tiếng Hàn: 김씨는/ 일본어를/ 그다지/잘하/지 못합니다. [kimshinωn Ilbonəlωl gωdaji jalha jimokhabnida] Tiếng Việt: Anh Kim/ không / giỏi/ tiếng Nhật S +V (phủ định) + V + O tiểu từ phụ trợ; (-는/-は) tiểu từ tân cách; (-를/-が), đuôi kết thúc; (-합니다.) Ngoài ra, chủ ngữ của một câu thường ẩn đi khi trong văn cảnh đã rõ ràng. Ví dụ: “Anh đi đâu đấy?” 오빠 어디가는거야?[oba ədiganωngəya] và “Các cậu đi đâu đấy?” 친구들 어디가는거야? [chingudωl ədiganωngəya] * 너희들 어디 가는거야? [nəhydωl ədiganωngəya] sẽ được hỏi bằng cùng một câu và chủ ngữ được lược bỏ : “ Đi đâu đấy?” 어디가냐? [ədiganya] … 3.1Câu trúc câu trong tiếng Hàn Câu trúc cơ bản của câu tiếng Hàn có thể được biểu thị bằng cụm chủ vị đơn giản. Các câu thường được thành lập dựa trên các kiểu câu cơ bản này. Trong tiếng Hàn có bốn kiểu câu cơ bản được qui định bằng kiểu động từ trong câu. Các kiểu câu cơ bản này có thể liệt kê như sau: Kiểu I: Chủ ngữ + danh từ vị ngữ + “이다[Ida]” Ví dụ : a.이것이 + 책이다. [IgəI chekIda] Đây là một cuốn sách. b.철수가 + 학생이다. [chulsuga hakseηIda] ChulSoo là một sinh viên. Kiểu II: Chủ ngữ + động tính từ (động từ miêu tả) Ví dụ: a.날씨가 + 좋다. [nals`Iga jokda] Thời tiết tốt b.하늘이 + 푸르다. [hanωlI oulωda] Bầu trời có màu xanh. Kiểu III: Chủ ngữ + nội động từ hành động. Ví dụ: a.자동차가 + 달린다.[jadoηchaga dallinda] Chiếc xe hơi đang chạy. b.꽃이 + 핀다. [kokI oinda] Một bông hoa đang nở. Kiểu IV: Chủ ngữ + ngoại động từ hành động. Ví dụ: a.철수가 + 책을 + 읽는다.[chulsuga chekωl Iknωnda] ChulSoo đọc một cuốn sách. b.가 + 사과를 + 먹는다.[aIga sagoalωl məknωnda] Đứa bé ăn một quả táo. Các câu được thìết lập dựa trên các kiểu câu cơ bản trên được gọi tên bằng một trong ba loại cấu trúc như sau: Cấu trúc cơ bản, cấu trúc biến thể và cấu trúc liên kết. 3.2 Cấu trúc cơ bản Trong cấu trúc câu cơ bản, chỉ có một động từ. Danh từ thường có tiểu từ (particles) kèm theo sau - các hậu trí từ có chức năng là trợ từ cho các từ chính. Các tiểu từ này đánh dấu cách của danh từ; Ví dụ, “-이/-가” theo sau danh từ làm tân ngữ (túc từ) của câu. Tuy nhiên, có vài trường hợp người ta bỏ các tiểu từ đi. Ví dụ: 하늘 + 이 푸르 + 다. [hanωlI oulωda] danh từ tiểu từ chủ cách gốc động từ đuôi kết thúc  Bầu trời có màu xanh. 자동차 + 가 달리 + ㄴ다.[jadoηchaga dallinda] danh từ tiểu từ chủ cách gốc động từ đuôi kết thúc Chiếc xe hơi đang chạy. 철수 + 가 책 + 을 읽 + 는다.[chulsuga chekωl Iknωnda] danh từ tiểu từ danh từ tiểu từ gốc động từ đuôi kết thúc Chủ ngữ Tân ngữ Vị ngữ  ChulSoo đọc một cuốn sách. Khác với mẫu trật từ Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ (SVO)trong các ngôn ngữ khác (như tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Trung Hoa, A rập, Ai Cập thông thoại và các ngôn ngữ khác), trật tự từ trong tiếng Hàn (cùng với tiếng Nhật, BaTư, và các ngôn ngữ khác) là Chủ ngữ +Tân ngữ +Động từ(SVO). Tuy nhiên, trật tự từ này không quá chặt chẽ… Các tiểu từ ( Particles) theo sau động từ thường từ có thể bị đảo lộn. Thực tế, trật tự từ có thể bị đảo lộn, đặc biệt nhấn mạnh từ nào đó; trong trường hợp này từ đầu tiên trong câu tập trung giá trị thông báo của câu. Động từ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc qui định kiểu câu. Động từ được theo sau bởi từ kết thúc câu “Terminative ending”. Sự chọn lựa và sử dụng từ kết thúc câu thay đổi theo kiểu động từ, kiểu câu hoặc kính ngữ (terminal respect) được dùng trong dạng câu nói “kính cẩn”. 3.3 Cấu trúc biến thể Bất kỳ từ nào trong cấu trúc cơ bản đều có thể biến thể theo các biến từ (modifiers). Biến từ có thể là ngữ tính từ hoặc phó từ (trạng từ). Tính ngữ bổ nghĩa cho danh từ, còn trạng từ bổ nghĩa cho động từ hoặc cả câu. Tính ngữ gồm các tính từ, danh từ với tiểu từ tính ngữ và các động tính từ. Ví dụ: 철수가 새 모자를 산다. [chulsooga se mojalωl sanda] ChulSoo mua một cái nón mới. 이것은 철수의 책이다. [Igəksωn chulsuωI chekIda] Đây là cuốn sách của ChulSoo. 저 학생은 재미있는 책을 읽는다.[jə hakseη jзmiIknωn chekωlIknωnda] Người sinh viên đó đang đọc một cuốn sách hay. 저기 가는 학생이 순희의 친구이다.[jəgi ganωn hakseηI sunhyuy chinguIda] Người sinh viên đang đi dạo là bạn của SoonHee Trạng ngữ gồm các phó từ, danh từ với tiểu từ trạng ngữ (adverbial particles) và các động từ trạng ngữ. Ví dụ : 순희는 아주 부지런하다. [sunhynωn aju bujirənhada] SoonHee thì rất siêng năng. 대개, 한국 사람은 친절하다.[dege hankuk saramωn chinjəhada] Thông thường, người Hàn Quốc thì tử tế. 꽃이 예쁘게 핀다. [kokI eB`ωge pinda] Bông hoa đang nở xinh xắn. 학생들이 도서관에서 책을 읽는다. [hakseηdωl I dosəgoanesəchekωlIk nωnda] Các sinh viên đang đọc sách trong thư viện. 3.4. Cấu trúc liên kết Hai hoặc nhiều câu có thể kết hợp nhau để thành lập một câu đơn lẻ. Khi các câu được gắn nhau, động từ trong câu thứ nhất được kết thúc bằng một liên từ được chọn lọc tùy theo ý định thông báo của người nói. Ví dụ: 봄이 온다. 날씨가 따뜻하다. [bomIonda. nals`Iga dadωkhada] Mùa xuân đang đến. Tiết trời ấm áp. 봄이 오고, 날씨가 따뜻하다. [bomIogo nals`Iga dadωkhada] .(liệt kệ- đề cập) Mùa xuân đang đến, và tiết trời ấm áp (quan hệ) 봄이 오니, 날씨가 따뜻하다. [bomIonI, nals`Iga dadωkhada] (giới thìệu tĩnh) Mùa xuân đang đến, cho nên tiết trời ấm áp. 봄이 와서, 날씨가 따뜻하다. [bomIoasə, nals`Iga dadωkhada] (nguyên nhân) Vì mùa xuân đến, nên tiết trời ấm áp.(quan hệ) 봄이 오니까, 날씨가 따뜻하다. [bomIonIka, nals`Iga dadωkhada] (lý do) Vì mùa xuân đến, nên tiết trời ấm áp.(quna hệ) 봄이 오면, 날씨가 따뜻하다. [bomIomən, nals`Iga dadωkhada](điều kiện) Nếu mùa xuân đến, tiết trời sẽ ấm áp. (quan hệ) 비가 오지만, 바람은 불지 않는다. [biga ojiman, balamωn buljiannωnda] (sự trái ngược- sự trệch đi) Trời đang mưa, nhưng ở đây không có gió. (quan hệ tương) 비가 오든지, 바람이 분다. [biga odωnji, balamI bunda] (sự chọn lọc) Cho dù trời mưa hay không, ở đây cũng có gió. (quan hệ) 비가 와도, 바람은 불지 않는다. [biga oado, balamωn buljiannωnda] (sự nhượng bộ) Dù trời mưa hay không, ở đây cũng không có gió. (quan hệ) 철수가 공부하러, 학교에 간다. [chulsuga goηbuharə, hakkoeganda] (mục đích) ChulSoo đi đến trường để học. (quan hệ) câu đơn 학교에 가다가, 친구를 만난다. [hakkoe gadaga, chingulωl mannanda] (sự tường thuật) Trên đường đến trường (anh ấy) gặp một người bạn. (quan hệ) câu đơn 한국말은 공부할수록 더욱 어려워진다. [hankukmalωn goηbuhalsurok dəuk əryəuəjinda] (sự tăng tiến) Tôi càng học tiếng Hàn thì thấy nó càng khó. (quan hệ) Theo tiếng Hàn và theo tiếng Việt cấu trúc quan điểm khác nhau. 3.5. Chủ - Vị trong tiếng Hàn Cấu trúc Chủ - Vị trong tiếng Hàn. Ví dụ như sau: 철수가 밥을 먹는다. [chəlsuga] [babωl məknωnda] ChulSoo đang ăn cơm 15Chủ Vị 민정이는 바나나를 먹었다. [mInjəηInωn] [bananalωl məkəkda] Chủ Vị MinJong đã ăn chuối rồi. 철수는 밥을 먹고, 영희는 빵을 먹었다. Chủ Vị Chủ Vị [chəlsumωmbab ωlməkgo] [youηhynnωnba`ηωlməkəkda] ChulSoo đã ăn cơm, YoungHee đã ăn bánh rồi. 철수는 밥을 먹고, 영희는 빵을 먹고, 민수는 떡을 먹고….. Chủ Vị Chủ Vị Chủ Vị [chəlsuωnbab ωlməkgo] [youηhynnωnba`ηωlməkəkgo][minsunωn d`əkωlməkgo] 15 Chủ: 주어부[juəbu] Vị :서술부[səsulbu] ChulSoo thì ăn cơm và YoungHee thì ăn bánh, MinSu thì ăn bánh gạo…. {밥을 먹은} {철수가 열심히 공부를 하고 있다.} [babωl məkωn chəlsuga yəlsimhy goηbulωl hagoIkda] Chủ Vị Sau khi đã ăn cơm xong ChulSoo học tập chăm chỉ. 철수가 밥을 먹는다. [chəlsuga babωl məknωnda] ChulSoo đang ăn cơm. 철수가 열심히 공부를 하고 있다. [chəlsuga yəlsimhy goηbulωl hagoIkda] ChulSoo đang học tập chăm chỉ. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7631.pdf