Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền - Những ưu điểm & điều kiện áp dụng

Lời mở đầu Trong giai đoạn hiện nay , với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Ngày nay việc quản lý một công ty sản xuất đang đặt ra một thách thức vô cùng to lớn . Người quản lý tối cao của một công ty luôn đứng trước một chuỗi vô hạn những vấn đề nảy sinh , từ lạm phát kéo dài , thuế má cao , những quy định của chính phủ , tình trạng thiếu vốn và sự

doc9 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền - Những ưu điểm & điều kiện áp dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bất mãn của công nhân……. Nếu doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý thì doanh nghiệp đó sẽ kinh doanh có lãi , có điều kiện để tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất , tăng khả năng đóng góp vào ngân sách Nhà nước Nhận thức được tầm quan trọng trên chính vì thế nên em đã mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền - những ưu điểm và điều kiện áp dụng” Trong phạm vi bài tiểu luận này em xin trình bày một số vấn đề sau: Nội dung a. Cơ sở lý luận về tổ chức sản xuất theo dây chuyền I. Khái niệm Sản xuất hàng hoá theo dây chuyền là sản xuất liên tục với một tốc độ định trước .Phương pháp dây chuyền đòi hỏi sản phẩm chuyển động không ngừng từ công đoạn này sang công đoạn khác, không dừng lại để kiểm tra tại một điểm nào đó trong quá trình sản xuất II. Các phương pháp tổ chức sản xuất Trong kinh doanh cũng như trong mọi lĩnh vực khác thì khâu tổ chức vẫn là mục tiêu hàng đầu mà người lãnh đạo cần quan tâm. Khi mà máy móc, nhà xưởng đã được trang bị đầy đủ thì người lãnh đạo cần phải quan tâm rất lớn đến vấn đề tổ chức cơ cấu sản xuất trong xí nghiệp của mình. Một trong những vấn đề đó là: 1. Phân công tổ chức -Bố trí ca kíp hợp lý, phân công thời gian làm việc khác nhau giữa các mùa, giữa ban ngày và ban đêm trong một ngày - Trong mỗi ca nên có một trưởng ca và 1 đến 2 thợ chính. Những người này thường có trình độ tay nghề cao và có trách nhiệm bao quát toàn bộ hoạt động của dây chuyền -Thường xuyên tổ chức những buổi họp trong toàn công ty nhằm đánh giá khen thưởng và rút kinh nghiệm. -Sau mỗi lần máy tạm dừng hoạt động công nhân phải có trách nhiệm dọn dẹp nhà xưởng , kho tàng, bảo dưỡng máy móc -Công nhân phải làm công tác giao ban sau mỗi lần đổi ca và báo cáo tình trạng máy móc cho ca sau -Ngoài các điều luật về lao động do Nhà nước ban hành, cần phải có một số điều luật khác áp dụng cho toàn thể công nhân viên trong công ty -Đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh và phòng chống hoả hoạn, cần sử dụng nhân viên bảo vệ gác ở tất cả các cổng nhà máy để đảm bảo chỉ những người có phận sự mới được vào -Cũng cần những người bảo vệ đi tuần tra trong nhà máy vào những gìơ không sản xuất nhằm chống trộm cắp và phòng cháy nổ . Một số công ty có nhiều nguy cơ bị cháy đã sử dụng những người phòng cháy chuyên trách và duy trì những thiết bị cứu hoả riêng của mình -Trú trọng môi trường xung quanh công ty -Ưng dụng KHKT vào việc sản xuất kinh doanh 2.Quản lý nguồn nhân lực Mục tiêu hàng đầu của quản lý nguồn nhân lực là giúp công ty lựa chọn số người phù hợp vào đúng vị trí và đúng thời điểm nhằm hoàn thành các mục tiêu của công ty. -Cần phải tuyển dụng công nhân có sức khoẻ có trình độ tay nghề cao đủ để có thể đứng máy - Nâng cao mức độ khích lệ làm cho công nhân viên vui vẻ chấp nhận sự cải cách - Tăng cường tinh thần tập thể - Khuyến khích sự sáng tạo của cá nhân công nhân viên -Mở lớp đào tạo ngắn hạn nhằm tiếp nhận kỹ thuật , công nghệ mới -Công nhân cần phải có thời gian nghỉ ngơi thích đáng trong ca làm việc - Tạo điều kiện để công nhân có thể trao đổi ý kiến với nhau, trao đổi ý kiến với giám đốc làm cho công nhân không cảm thấy cô độc và thấy rằng họ có trách nhiệm với công ty - Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân như chế độ ăn uống , nghỉ ngơi không gian làm việc và điều kiện sinh hoạt -Đề bạt tăng lương, nâng bậc thợ đối với những cán bộ và công nhân giỏi 3.Hệ thống tiền lương và tiền công: Là một bộ phận then chốt của các thông lệ quản lý nguồn nhân lực công bằng và thống nhất. Khi có một hệ thống tiền lương và tiền công tốt , các nhân viên và những người quản lý được trả lương một cách công bằng theo tầm quan trọng của công việc họ tiến hành và trong mối tương quan với nhau. -Trả lương theo khối lượng và chất lượng sản phẩm , do đó tạo nên sự gắn bó , đoàn kết giữa công nhân với nhau , nâng cao năng suất lao động Năm 1895, Laylor đã phát biểu luận văn nổi tiếng chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm trong đó đã trình bày tư tưởng mới của ông về “chế độ trả lương chênh lệch theo số lượng sản phẩm” => Sự đổi mới này đã thúc đẩy công nhân nâng cao năng suất lao động bởi vì mặc dầu số tiền phải chi trả để trả lương tăng lên nhưng mức tăng của sản xuất cao hơn mức tăng của tiền lương nên vẫn có lợi cho nhà quản lý - Trả lương theo cấp bậc giữa cán bộ quản lý, thợ phụ và thợ chính -Thường xuyên khen thưởng công nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc cũng như xử phạt nghiêm khắc những người vi phạm điều lệ của công ty và thiếu tinh thần trách nhiệm làm việc -Chế độ tiền lương phải rõ ràng 4. Thiết kế các quy trình sản xuất Việc thiết kế các quy trình sản xuất ra sản phẩm để bán cho khách hàng của công ty có thể được xem là một hoạt động mà tất cả các hoạt động khác trong tổ chức sản xuất đều phụ thuộc vào . Cuối cùng các chi tiết để lắp ráp thành sản phẩm phải được chế tạo một cách kinh tế chất lượng và đúng thời hạn VD: Shingo trong công trình nghiên cứu về hệ thống sản xuất Toyota đã khẳng định rằng “ sản xuất là mạng lưới những quy trình và công đoạn” Quy trình biến vật tư thành sản phẩm thông qua một loạt các công đoạn .Sau đây là những bước điển hình -Rà soát kỹ lưỡng thiết kế và những yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm để đảm bảo chắc chắn yêu cầu kinh tế của công việc chế tạo sản phẩm -Xác định những phương pháp chế tạo nhằm đảm bảo chi phí sản xuất ở mức tói thiểu -Lựa chọn hay triển khai và mua sắm tất cả những máy móc , dụng cụ và những thiết bị cần thiết cho việc chế tạo sản phẩm với chất lượng và tốc độ sản xuất cần thiết -Bố trí khu vực sản xuất và các mặt bằng phụ trợ , và lắp đặt các trang thiết bị sản xuất -Thiết lập hệ thống kiểm tra vật tư máy móc và nhân lực nhằm đảm bảo chắc chắn việc sử dụng các trang thiết bị sản xuất có hiệu quả để sản xuất ra sản phẩm một cách kinh tế -Tìm hiểu thông tin về khách hàng mục tiêu( Không một doanh nghiệp nào thành công nếu không có khách hàng) - Biết nắm bắt nhu cầu và tìm cách thoả mãn nhu cầu tối đa -Coi trọng việc sáng tạo cái mới cũng giống như việc tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường B. những ưu điểm -Một hệ thống tiền lương rõ ràng , thống nhất có thể giải quyết được nhiều vấn đề góp phần hình thành một môi trường lành mạnh và tích cực cho các nhân viên Các lợi ích bao gồm : +Giúp thu hút và giữ lại những nhân viên cần thiết +Không phải trả tiền lương và tiền công qúa cao +Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác trả lương hàng ngày +Giúp giải thích cho nhân viên về sự chênh lệch về tiền lương +Tạo một cơ sở vững chắc để ước tính quỹ lương - Kích thích và phát triển nhu cầu, nắm bắt nhu cầu và biết tìm cách thoả mãn nhu cầu ở mức tối đa - Cách bố trí hợp lý nhà máy sẽ làm tăng tối đa lợi nhuận , tạo thuận tiện cho quy trình sản xuất , giảm tới mức tối thiểu việc vận chuyển vật tư, đảm bảo tính linh hoạt cho việc sắp xếp máy móc và các công đoạn + Đảm bảo các hoạt động đều trôi chảy với nhịp độ cao + Đảm bảo mức đầu tư thấp cho thiết bị + Tận dụng hết không gian nhà xưởng + Tạo điều kiện sử dụng con người có hiệu quả + Đảm bảo thuận tiện an toàn và thoải mái cho công nhân trong khi làm việc C . điều kiện áp dụng Để có thể áp dụng được tất cả những điều đã trình bày ở trên thì cần phải hội đủ các điều kiện cũng như sự thích nghi của doanh nghiệp . Một trong những điều kiện đó là: - Cần phải có môi trường hoạt động thích hợp vì nó tập hợp rất nhiều yêú tố khách quan trực tiếp hoặc gián tiếp tác động thường xuyên ngoài ý muốn của doanh nghiệp . Môi trường kinh doanh phát triển hoặc thay đổi có thể tạo ra cho doanh nghiệp một thời cơ thăng tiến hoặc ngược lại là một nguy cơ phá sản -Đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân tương đối lành nghề, có sức khoẻ có trình độ tay nghề tương đương nhau, nhưng cũng bởi lý do đó nên cũnc cần phải có một số điều kiện nhất định như nguồn vốn , nguồn nhân lực - Chọn nơi có mặt bằng rộng , đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của công nhân viên trong xí nghiệp -Địa điểm xí nghiệp phải gần đường giao thông , thuận tiện cho việc đi lại giảm chi phí vận chuyển. - Nên chọn nơi có ít dân cư sinh sống , không gian thoáng đãng, tốt nhất là ra khu công nghiệp - Phải tìm được bạn hàng và thị trường tiêu thụ trước khi quyết định sản xuất kết luận Thế kỷ XX vừa khép lại như một trang vừa rực rỡ , vừa kinh hoàng trong lịch sử nhân loại . Còn quá sớm để có thể tổng kết về bất cứ một lĩnh vực nào của thế kỷ này . Song trong một số lĩnh vực sẽ còn là quá muộn nếu ngay từ bây giờ , những con người của thế kỷ mới không kế thừa , chọn lọc và ứng dụng những bài học mà những đại diện lỗi lạc của TK trước đã trải nghiệm và đúc kết Trong lĩnh vực kinh tế cũng vậy , phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền cũng đòi hỏi người lãnh đạo phải có nghệ thuật quản lý công ty , lãnh đạo trong các khâu tổ chức Tất cả những điều em đã trình bày ở trên cũng một phần nhờ vào kinh nghiệm kinh doanh của gia đình và một số tài liệu của chương trình phát triển MêKông MPDF do nhà xuất bản trẻ phát hành Trong quá trình nghiên cưú , tìm tòi tài liệu cũng không tránh khỏi nhưng sai xót mắc phải trong cách lập luận và trình bày vấn đề. Một lần nũa , em xin cảm ơn thầy Đoàn Hữu Xuân và các thầy cô trong Khoa đã giúp em hoàn thành đề tài này. Tài liệu tham khảo 1. Tổ chức sản xuất quản trị doanh nghiệp E2.09 2. Tổ chức và điều hành doanh nghiệp nhỏ E2.14 3. Tinh hoa quản lý E1.240 4. Quản trị xí nghiệp hiện đại Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0685.doc