Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
113
PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CÒN LẠI CỦA
CẤU KIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP BỊ ĂN MÒN
ThS. Nguyễn Bá Sáu
Khoa Đào tạo nghề, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt
Ăn mòn cốt thép đã được xác định là
nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng kết cấu bê
tông cốt thép trên toàn thế giới. Sự xâm nhập
của các chất Clorua có từ nước biển, nước
mưa, nước ngầm, hơi nước, v.v... gây ăn mòn
t
8 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương pháp tính khả năng chịu lực còn lại của cấu kiện bê tông cốt thép bị ăn mòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong kết cấu bê tông cốt thép, dẫn đến cấu
kiện bong tróc lớp bê tông bảo vệ, làm giảm
diện tích cốt thép chịu lực, mất mát lực bám
dính giữa bê tông và cốt thép ảnh hưởng đến
khả năng chịu lực của cấu kiện. Bài báo này
giới thiệu một phương pháp tính khả năng chịu
lực còn lại của kết cấu bê tông cốt thép bị ăn
mòn bởi sự xâm nhập của chất Clorua có từ
nước biển, khi xuất hiện vết nứt.
Từ khoá
Tính khả năng chịu lực của kết cấu bê
tông cốt thép bị ăn mòn.
1. Đặt vấn đề
Dự báo khả năng chịu lực còn lại của
công trình bị xuống cấp là việc làm cần
thiết, là cơ sở quan trọng giúp nhà quản lý
đưa ra những khuyến cáo về tải trọng sử
dụng, từ đó có các giải pháp gia cố, sửa
chữa nhằm kéo dài tuổi thọ công trình
đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Trong số các nguyên nhân gây hư hỏng
các công trình Bê tông cốt thép (BTCT) thì
sự xâm nhập của chất Clorua có từ nước
biển, nước mưa, nước ngầm, hơi nước,
v.v... gây ăn mòn trong kết cấu BTCT đã
được xác định là nguyên nhân phổ biến
nhất trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, vấn
đề nghiên cứu ăn mòn và bảo vệ công
trình đã được tiến hành từ những năm
1970 cho đến nay các kết quả nghiên cứu
được ứng dụng vào thực tế còn hạn chế,
dẫn đến tuổi thọ của nhiều công trình xây
dựng trong môi trường biển còn thấp so
với yêu cầu.
2. Một số hình ảnh cấu kiện bê tông
cốt thép bị ăn mòn
Với những cấu kiện BTCT bị ăn mòn
dễ phát hiện vì chúng luôn xuất hiện vết
nứt chạy dọc thanh thép chủ, khi gõ vào
bê tông nghe có tiếng bộp hoặc xuất hiện
lớp rỉ sét màu vàng chạy dọc theo vết nứt
khi đục vị trí bị nứt lớp bê tông có thể vỡ
từng mảng lộ cốt thép dọc bị rỉ sét ra
ngoài (hình 1).
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
114
a) Cầu thang nhà dân dụng bị ăn mòn
b) Sàn nhà dân dụng vỡ lớp bê tông bảo vệ
c) Bong tróc lớp bê tông
bảo vệ trụ cầu
d) Vết nứt móng cọc do
ăn mòn cốt thép
Hình 1. Cấu kiện bê tông cốt thép bị ăn mòn
3. Quá trình thấm ion Cl- vào bê tông
gây ăn mòn cốt thép
Cốt thép trong BTCT được bảo vệ
chóng lại sự ăn mòn là nhờ có tính kiềm
cao của vật liệu sử dụng. Trong môi
trường có tính kiềm cao cốt thép bị ôxy
hóa tạo thành một lớp màng mỏng thụ
động bền chắc trên bề mặt cốt thép thì
cốt thép trong bê tông được bảo vệ không
bị ăn mòn.
Thông thường vật liệu dùng chế tạo
bê tông không bị nhiễm mặn có hàm
lượng ion Cl¯ ban đầu vào khoảng 0,1÷0,4
kG/m3 bê tông (thấp hơn giới hạn có thể
gây ăn mòn cốt thép là 0,6 kG/m3). Nếu
không có tích tụ thêm ion Cl¯ từ môi
trường bên ngoài vào và độ pH của bê
tông luôn được duy trì ở giá trị không thấp
hơn 11,5 thì cốt thép trong bê tông được
bảo vệ ở trạng thái thụ động, chúng
không bị phá hủy và ăn mòn.
Trên thực tế bê tông không hoàn
toàn đặc chắc, cấu trúc bê tông tồn tại các
lỗ rỗng mao quản có thể cho các chất khí,
nước và hơi ẩm thấm vào. Đó chính là
đường thấm ion Cl¯, O2, H2O và chất xâm
thực khác từ môi trường bên ngoài vào bê
tông. Theo thời gian độ pH của bêtông có
thể bị giảm do bị cacbonat hóa là một
hiện tượng chung với mọi công trình
BTCT. Khi bê tông tiếp xúc với môi trường
không khí hoặc nước chứa khí CO2. Các
sản phẩm của quá trình cacbonat hóa làm
thay đổi cấu trúc của bê tông, làm giảm
độ chống thấm dẫn tới sự ăn mòn cốt
thép. Sản phẩm ăn mòn lần lượt được
hình thành dưới các dạng Fe3O4, Fe(OH)2,
Fe(OH)3.3H2O, Kèm theo quá trình này
là sự tích tụ sản phẩm ăn mòn trên bề
mặt kim loại có thể tích gấp 5 đến 7 lần
so với ban đầu. Chính sự trương nở thể
tích này đã gây ra nội ứng suất phá vỡ lớp
bê tông bảo vệ và làm giảm tiết diện cốt
thép[3].
Quá trình ăn mòn cốt thép diễn ra
theo hai giai đoạn[6] (hình 2): Trong giai
đoạn mồi (I) và Điểm A tương ứng với thời
điểm cốt thép bị mất lớp màng bảo vệ thụ
động trên bề mặt cốt thép bị phá vỡ bởi
Cl- hoặc CO2. Trong giai đoạn phát tán
(II). Phản ứng điện – hóa xảy ra với sự có
mặt của ôxy, nước và nhiệt độ thích hợp,
khi tỷ lệ ăn mòn đạt ngưỡng dẫn đến sự
hình thành các vết nứt, sau đó bắt đầu
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
115
phá huỷ lớp bê tông điểm B. Ở cuối giai
đoạn B, nếu ăn mòn không bị phát hiện
và kết cấu không được tiến hành sửa chữa
nó có thể sụp đổ do giảm khả năng chịu
tải.
Hình 2. Sơ đồ phát triển ăn mòn của cốt thép
theo thời gian
4. Xác định các tham số tính toán
Việc xác định các tham số tính toán
khá phức tạp nó phụ thuộc vào loại kết
cấu, cấp độ bền, loại xi măng, các loại
phụ gia được sử dụng, loại cốt thép, điều
kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình,
v.v... Mối quan hệ giữa các nhân tố kể
trên với các tham số tính toán, được xây
dựng dựa trên các kết quả khảo sát, thí
nghiệm thực tế từ đó tìm ra được các số
thiệu cụ thể để đưa vào tính toán.
4.1. Tính diện tích cốt thép bị ăn mòn
4.1.1. Quan hệ giữa diện tích cốt thép
mất mát do ăn mòn và dạng ăn mòn
Hình 3. Diện tích thép bị ăn mòn đều (hình a)
và ăn mòn điểm (hình b)
Ăn mòn cốt thép trong bê tông có
thể là ăn mòn đều (uniform) hoặc ăn mòn
điểm (pick)[5] (Hình 3).
Công thức (1) mô tả mối liên hệ
giữa diện tích đường kính cốt thép ban
đầu (o), đường kính cốt thép còn lại ()
và độ sâu do ăn mòn cốt thép (x):
= o – α.x (1)
Trong đó:
α - là hệ số tập trung của ăn mòn
điểm [4];
α = 2 khi cốt thép ăn mòn đều do
ion clo;
α = 4 ÷ 8 khi cốt thép ăn mòn điểm
do ion clo.
Từ công thức (1) xác định được diện
tích cốt thép bị mất do ăn mòn (ΔAs):
ΔAs = (π/4)(2α.x.o – α2.x2) (2)
4.1.2. Quan hệ giữa mở rộng vết nứt
và độ sâu do ăn mòn
Khi cốt thép mới bắt đầu ăn mòn
phần rỉ sét chưa đủ tạo áp lực gây nứt bê
tông, vậy phần diện tích cốt thép bị ăn
mòn đủ tạo áp lực gây nứt bê tông được
gọi là ΔAs0 tương ứng với độ sâu ăn mòn
ban đầu là xo [4] và [5]:
xo = 7,53 + 9,32 (c/o) (3)
Trong đó: c - là chiều dày lớp bê
tông bảo vệ (mm).
Mối quan hệ giữa độ mở rộng vết
nứt (w) và độ sâu ăn mòn (x) bằng
phương trình thực nghiệm [5] :
w = 0,05 + (x - xo) (4)
Trong đó:
- hệ số phụ thuộc vị trí đặt cốt
thép trong dầm;
= 0,01 nếu cốt thép đặt phía trên
so với hướng đổ bê tông;
= 0,0125 nếu cốt thép đặt phía
dưới so với hướng đổ bê tông.
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
116
4.1.3. Quan hệ giữa diện tích cốt
thép mất mát do ăn mòn và mở rộng
vết nứt
Bề rộng vết nứt trên bề mặt bê
tông do ăn mòn và lượng cốt thép bị ăn
mòn[7]:
w = k(ΔAs – ΔAs0) (5)
Trong đó: k - là hệ số thực nghiệm
lấy k = 0,0575
Từ (5) xác định được phần diện tích
cốt thép bị giảm do ăn mòn ΔAs:
w
0,0575s so
A A
(6)
Trong đó:
sA - Tổng diện tích cốt thép bị ăn
mòn (mm2);
w - Độ mở rộng của vết nứt do ăn
mòn (mm);
soA - Diện tích ăn mòn cốt thép cần
thiết để tạo vết nứt (mm2).
2
31 1 7,53 9,32 10so s
o o
cA A
(7)
Từ (6) và (7) ta có công thức tính
diện tích cốt thép còn lại As(còn lại):
As(còn lại) s sA A (8)
Trong đó: sA - tổng diện tích cốt
thép ban đầu (mm2).
4.2. Tính suy giảm lực bám dính do ăn
mòn
Ăn mòn cốt thép luôn gây ra ảnh
hưởng bất lợi kép đối với kết cấu BTCT.
Làm giảm tiết diện cốt thép và làm mất
(hoặc giảm) khả năng bám dính giữa cốt
thép và bê tông làm cho lực kéo từ cốt
thép không chuyền sang được bê tông và
ngược lại [7]:
τăn mòn = τo ăn mòn (1- D) (9)
- Trường hợp không bị ăn mòn thì D
= 0, khi đó không có mất mát lực dính do
ăn mòn và τăn mòn = τo ăn mòn
- Trường hợp ăn mòn quá mức thì
D=1, khi đó lực dính bị mất toàn bộ do ăn
mòn và τăn mòn = 0
Giữa D và giá trị giảm diện tích tiết
diện cốt thép (ΔAs) có mối quan hệ như
sau:
s
s
1
n
s
so
A AD
A A
(10)
D - hệ số phụ thuộc vào quá trình ăn
mòn; với: D = 0 ÷ 1
n - hệ số thực nghiệm; chọn n = 5
Khi tính khả năng chịu lực của cấu
kiện bị ăn mòn, phải kể đến sự giảm yếu do
vết nứt xuất hiện ở lớp bê tông bảo vệ. Đặc
biệt vết nứt ở trong vùng nén của cấu kiện
chịu uốn và cấu kiện chịu nén. Để tính diện
tích còn lại của lớp bê tông bảo vệ tham gia
vào khả năng chịu lực của tiết diện[8]:
(1 )a ob v b vA D A (11)
Trong đó:
o
bvA - là diện tích lớp bê tông bảo vệ
ban đầu (mm2);
a
bvA - là diện tích lớp bê tông bảo vệ
còn lại (mm2);
D - là hệ số được xác định theo
công thức (10).
Trong trường hợp ăn mòn quá mạnh
làm bong tróc lớp bê tông bảo vệ. Thì diện
tích tiết diện tính theo diện tích thực tế
(Att) qua kết quả khảo sát ở hiện trường.
5. Ví dụ tính toán
5.1. Bài toán 1 (cấu kiện chịu uốn): Dầm
có kích thước tiết diện như hình 4:
Hình 4. Tiết diện mặt cắt ngang dầm
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
117
Bê tông B20; cốt thép CII; c=30mm.
Dầm ăn mòn điểm do môi trường nước biển và bị nứt. Kết quả khảo sát đo được các
vết nứt (w):
- Vị trí thép số 1: w1= 0,5mm; w2= 1mm;
- Vị trí thép số 3: w3= 1mm;
- Cường độ bê tông đo được ở hiện trường (số liệu đã được xử lý đưa vào tính toán)
Rb(còn lại)= 11,5Mpa; Tiết diện bê tông thay đổi không đáng kể do vết nứt còn bé.
Tính khả năng chịu lực giới hạn của dầm chưa ăn mòn (Mgh) và khả năng chịu lực
giới hạn còn lại của dầm bị ăn mòn (Mgh(còn lại)).
Kết quả tính toán:
a. Số liệu
- Tra bảng [2]: B20 có Rb= 11,5MPa;
CII có Rs = 280MPa 0,662R
- Tổng các vết nứt: w= w1+w2+w3 = 0,5+1+1 = 2,5mm
Trong đó: w1; w2; w3 : Kích thước các vết nứt đo được tại hiện trường.
b. Tính khả năng chịu lực giới hạn của dầm chưa ăn mòn[1]
- Tổng diện tích cốt thép: As = 3ϕ28 =3×615,7= 1847mm2
- Tính: 2830 44
2
a mm
0 600 - 44 = 556mmh h a
- Từ công thức: s s
b o
R A
R bh
280 1847 0,324 0,622
11,5 250 556 R
phá hoại dẻo
- Tính hệ số: 1 0,5 =(1 - 0,5. 0,324)=0,838
- Tính khả năng chịu lực giới hạn:
280×1847×0,838×556=240959324Nmm=241KNm gh s s oM R A h
c. Kiểm tra khả năng chịu lực giới hạn còn lại của dầm bị ăn mòn
- Tính diện tích cốt thép ăn mòn cần thiết để tạo vết nứt:
2 2
3 3 28 301 1 7, 53 9, 32 10 1847 1 1 7, 53 9, 32 10 18, 44
28 28so s o o
cA A mm
- Tính diện tích cốt thép bị giảm do ăn mòn điểm:
22,518,44 61,92
0,0575 0,0575s so
wA A mm
- Tính diện tích cốt thép còn lại: As(còn lại)
21847 61,92 1785,1s sA A mm
- Tính suy giảm lực bám dính do ăn mòn điểm:
5
s
s
1785,11 1 0,113
1847 18,44
n
s
so
A AD
A A
- Tính diện tích lớp bê tông bảo vệ còn lại tham gia chịu lực:
2(1 ) (1 0,113).7500 6652,5a obv bvA D A mm
Trong đó:
o
bvA - Diện tích lớp bê tông bảo vệ ban đầu: 2. 250 30 7500obvA b c mm
b - Bề rộng tiết diện chữ nhật; c – bề dày lớp bê tông bảo vệ
- Tiết diện dầm còn lại khi xuất hiện vết nứt: (Vết nứt còn bé, kích thước tiết diện
dầm không thay đổi)
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
118
b(còn lại)= b=250; h(còn lại)= h = 600mm
- Tính hệ số: ( òn lai)
( òn lai)
. 280 1785,1 0,312 0,622
. . 11,5 250 556
s s c
R
b c o
R A
R b h
- Tính hệ số: 1 0,5. (1 - 0,5×0,199)=0,84
- Tính khả năng chịu giới hạn của dầm bị ăn mòn:
( òn lai) ( òn lai)
280×1785,1×0,9×556=233439669Nmm=233KNmgh c s s c oM R A h
5.2. Bài toán 2 (cấu kiện chịu nén): Cột có tiết diện chữ nhật nén đúng tâm, cấu tạo cốt
thép như hình 5 (Giả thiết bỏ qua sự lệch tâm sau khi cốt thép bị ăn mòn).
Hình 5. Tiết diện mặt cắt ngang Cột
Bê tông B20; cốt thép CII; c = 30mm. Chiều dài tính toán cột l0 = 3,6m. Cột ăn
mòn điểm do môi trường nước biển và bị nứt. Kết quả khảo sát đo được vết nứt (w):
- Vị trí thép số 1 và 3: w1= 0,5mm; w3= 1,5mm;
- Vị trí thép số 6 và số 7: w6= 1mm; w7= 1,5mm.
- Cường độ bê tông đo được ở hiện trường (số liệu đã được xử lý đưa vào tính toán)
Rb(còn lại)= 11,5Mpa; Tiết diện bê tông thay đổi không đáng kể do vết nứt còn bé.
Tính khả năng chịu lực giới hạn của cột chưa ăn mòn (Ngh) và khả năng chịu lực giới
hạn còn lại của cột bị ăn mòn (Ngh(còn lại)).
Kết quả tính toán
a. Số liệu
- Tra bảng phụ lục [2]: B20 có Rb= 11,5MPa; CII có Rsc = 280MPa;
- Tổng các vết nứt: w = w1+w3+w6 +w7 = 0,5+1,5+1+1,5 = 4,5mm;
Trong đó: w1; w3; w6; w7 – Kích thước các vết nứt đo được tại hiện trường.
b. Tính khả năng chịu lực giới hạn cột chưa ăn mòn [1]
- Tổng diện tích cốt thép: Ast = 4ϕ18 = 4×254,5 = 1018mm2
- Diện tích cột ban đầu: A = b.h = 200×300 = 60000mm2
- Diện tích bê tông: Ab= A-Ast = 60000–1018 = 58982mm2
- Xét uốn dọc:
+ Tính bán kính quán tính:
3 3
min
min
300 200 57, 74
12 12 200 300
J hbr mm
A bh
+ Tính độ mảnh: 0
min
3600 62,35 120; 62,35 28
57,74 gh
l
r
+ Tính hệ số: 21,028 0,0000288. 0,0016. =0,82
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
119
,
- Tính khả năng chịu lực giới hạn của cột:
0,82(11,5×58982+280×1018)=789933N=790KNgh b b sc stN R A R A
c. Kiểm tra khả năng chịu lực giới hạn còn lại của cột bị ăn mòn
- Tính diện tích cốt thép ăn mòn cần thiết để tạo vết nứt:
2 2
3 3 28 301 1 7,53 9,32 10 1018 1 1 7,53 9,32 10 20, 76
18 18so s o o
cA A mm
- Tính diện tích cốt thép bị giảm do ăn mòn điểm:
24,520,76 99,02
0,0575 0,0575s so
wA A mm
- Tính diện tích cốt thép còn lại: Ast(còn lại) s sA A 21018 99,02 919mm
- Tính suy giảm lực bám dính do ăn mòn điểm:
5
s
s
9191 1 0,335
1018 20,76
n
s
so
A AD
A A
- Tính diện tích lớp bê tông bảo vệ còn lại tham gia vào khả năng chịu lực:
2(1 ) (1 0,335).12000 7980a obv bvA D A mm
Trong đó: Bê tông bảo vệ ban đầu: 22. . 2(200 30) 12000obvA b c mm
- Diện tích tiết diện còn lại:
A(còn lại))= 260000 12000 7980 55980o abv bvA A A mm
- Diện tích bê tông còn lại:
Ab(còn lại) = A(còn lại) - Ast(còn lại) = 55980 – 919 = 55061mm2
- Kích thước cột còn lại khi xuất hiện vết nứt (Vết nứt còn bé kích thước không thay
đổi):
h(còn lại)= h = 300mm; b(còn lại) = b= 200
- Xét uốn dọc:
+ Tính bán kính quán tính:
3 3
( òn lai) ( òn lai)min
min
( òn lai) ( òn lai) ( òn lai)
. 300 200 57,74
12. . 12 200 300
c c
c c c
h bJr mm
A b h
+ Tính độ mảnh: 0
min
3600 62,35 120; 62,35 28
57,74 gh
l
r
+ Tính hệ số:
2 21,028 0,0000288 0,0016 = 1,028- 0,0000288×62,35 -0,0016×62,35 = 0,82 -
Tính khả năng chịu lực giới hạn còn lại của cột bị ăn mòn:
( òn ) ( òn lai) ( òn lai) ( òn lai) = 0,82(11,5×55061+280×919)=730227N=730KNgh c lai b c b c sc st cN R A R A
6. Kết luận
Ăn mòn là một hiện tượng phổ biến
trong kết cấu BTCT. Ăn mòn làm giảm
tiết diện cốt thép, bong lớp bê tông bảo
vệ dẫn đến quá trình ăn mòn diễn ra
nhanh hơn làm giảm khả năng chịu lực
của cấu kiện. Những công trình xây dựng
trong môi trường xâm thực biển, tuổi thọ
phụ thuộc vào thời gian thẩm thấu ion Cl-
, khi lượng ion Cl- đạt ngưỡng ăn mòn thì
có thể coi đó là giới hạn tuổi thọ của cấu
kiện. Phương pháp tính mà chúng tôi giới
thiệu trong bài báo này, hoàn toàn có thể
áp dụng tính toán khả năng chịu lực còn
lại của các công trình bị ăn mòn từ đó
đưa ra những khuyến cáo về tải trọng sử
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
120
dụng còn lại giúp nhà quản lý có biện
pháp cải tạo, sữa chữa nhằm hạn chế sự
rủi ro cho người và công trình.
Để áp dụng thành công phương
pháp tính cần phải thực hiện phân loại bê
tông, phân loại cốt thép tuỳ theo đặc tính
của vật liệu và phân vùng xây dựng, dựa
vào điều kiện tự nhiên khảo sát hiện
trường theo dõi, quan trắc, thí nghiệm,
đo đạc các số liệu nhằm thiết lập các
bảng tra các tham số tính toán cho mỗi
loại bê tông sử dụng ở các khu vực khác
nhau. Đây là cơ sở quan trọng để đưa
vào kiểm tra tính toán lại khả năng chịu
lực của cấu kiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Xây Dựng, 2006. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế (TCXD 356:2005), Hà Nội.
[2]. GS.TS. Nguyễn Đình Cống, 2013. Tính toán thực hành cấu kiện bê tông cốt thép, NXB Xây dựng, Hà Nội.
[3]. TS.Nguyễn Mạnh Phát. 2007. Lý thuyết ăn mòn và chống ăn mòn bê tông cốt thép trong xây dựng, NXB
Xây dựng, Hà Nội.
[4]. Ngoc Anh VU, 2007. Requalification du Comportement Mécanique de Poutres en Béton Précontraint
Dégradées par Corrosion des Armatures passives et actives, Thèse de Doctorat, INSA de Toulose.
[5]. Alonso C., Andrade C., Rodriguez J., Diez J.M. 199.) “ Factors controlling cracking of concrete afected by
reinforcement corosion ”, Materials and Structures, 31, pp 435-441.
[6]. Rodriguez J., Ortega L.M., Casal J., Diez J.M., 1996a. “Corrosion of reinforcementand service life of
concrete structures”, Seventh Conference on Durability of Building Materials and Components, vol.1,
Stockholm, esditespar C. Sjostrom, pp 117-126.
[7]. Tuutti K., 1982. Corrosion of steel in concrete, Swedish Cement and Concrete Researche Institute,
Ed., Stockholm.
[8]. Therry VIDAL, 2003. Requalification des structures dégradées par corosion desarmatures, Thèse de
Doctorat, INSA de Toulouse.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_tinh_kha_nang_chiu_luc_con_lai_cua_cau_kien_be_t.pdf