Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Lời nói đầu Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp (sau đây được gọi tắt là chỉ số khối lương sản phẩm) là số tương đối phản ánh sự biến động về khối lượng sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra qua các thời kỳ và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như của mổi ngành công nghiệp riêng biệt hay của toàn bộ nền công nghiệp của từng vùng hoặc toàn công nghiệp của cả quốc gia nói chung. Chỉ số khối lượng sản phẩ

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m công nghiệp có thể được tính trên cơ sở các chỉ tiêu giá trị khác nhau. Song ở nước ta chủ yếu vẫn tính dựa trên chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng như đã áp dụng trước đây hay chỉ tiêu giá trị sản xuất như hiện nay để tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp qua các thời kỳ. Điểm mấu chốt khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng hoặc chỉ tiêu giá trị sản xuất giữa hai thời kỳ với nhau là phải loại trừ được ảnh hưởng biến động của nhân tố giá tới sự biến động của nhân tố khối lượng sản phẩm bằng cách cố định đơn giá sản phẩm ở tử số và mẫu số của chỉ số vào cùng một thời kỳ nào đó được chọn làm gốc. ở nước ta, từ nhiều năm nay trong ngành công nghiệp, khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm (dựa trên cơ sở chỉ tiêu gia trị tổng sản lượng như trước đây hoặc chỉ tiêu giá trị sản xuất như hiện nay) đều lấy quyền số của chỉ số là giá cố định. Ngày nay, khi nền kinh tế chuyển sang phát triển theo cơ chế thị trường, sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ, cơ cấu và chủng loại sản phẩm cũng thay đổi nhanh chóng theo thị hiếu của người tiêu dùng, các sản phẩm mới xuất hiện ngày càng nhiều và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng khối lượng sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra, thì việc áp dụng phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp theo cách tính truyền thống (với quyền số là giá cố định) đã bộc lộ nhiều hạn chế. Vì thế đã làm nẩy sinh nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về vấn đề này, câu hỏi luôn được đặt ra trong thời điểm hiện nay đối với những nhà nghiên cứu thống kê cũng như đối với toàn bộ giáo viên, sinh viên các trường đại học, với đội ngũ cán bộ thống kê và tất cả những ai quan tâm đến tình hình sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay là: Liệu chúng ta có nên duy trì cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là gía cố định như cách tính đã áp dụng từ trước đến nay nữa hay không hay thay bằng một phương pháp tính toán khác phù hợp hơn với yêu cầu thực tế hiện nay của nền kinh tế thị trường ở nước ta? Trước thực tế đó, việc đổi mới phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê nói chung và phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp nói riêng trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một yêu cầu thiết thực của quá trình đổi mới công tác thống kê, và là mục tiêu chiến lược quan trọng của ngành thống kê hiện nay nói chung và từng cán bộ thống kê nói riêng. Do đó việc nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp- thước đo nhịp độ tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp trong điều kiện hiện nay ở nước ta là một yêu cầu cấp bách và rất cần thiết, được Tổng cục Thống kê đang chủ trương thay thế bằng một phương pháp tính mới phù hợp hơn để thay thế phương pháp tính cũ. Về phần mình, với cương vị là một sinh viên kinh tế của ngành, trước sự thay đổi có tính hệ thống này trong phương pháp tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp ở thời điểm hiện nay, em rất mong được góp phần công sức nhỏ bé của mình để cùng mọi người nghiên cứu, tìm ra một phương pháp tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp mới phù hợp hơn với yêu cầu thực tế hiện nay của nước nhà. Để được hoà mình vào cùng với mọi người em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình là “Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường’’. Vì kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn có những hạn chế nên trong quá trình lập luận và lý giải của mình em khó có thể tránh hết được những thiếu sót nhất định. Nên em rất mong được sự giúp đỡ tiếp tục của các thầy cô giáo để em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Một số vấn đề lý luận chung về phương pháp chỉ số và chỉ số khối lượng sản phẩm I. Vai trò của phương pháp chỉ số trong phân tích kinh tế Muốn so sánh hai đại lượng nào đó với nhau, trước hết chúng phải là những đại lượng mà chúng ta có thể đo lường được. Và thật dễ dàng nói được, chiếc Mezcedezs Benz đắt hơn chiếc Matiz, nếu chúng ta biết được giá của chúng. Nhưng không phải lúc nào hai đại lượng mà chúng ta đem ra so sánh với nhau đều có thể dễ dàng đo lường được, mà trong thực tế có những trường hợp các đại lượng cần đem ra so sánh với nhau lại rất khó đo lường. Người ta thường nói “anh A thông minh hơn anh B”, mặc dù không có cách nào có thể dễ giàng đo được sự thông minh của họ (chỉ số IQ mà chúng ta đang sử dụng để đo sự thông minh hiện nay còn khá thô- chưa thể phản ánh đầy đủ và trung thực trí óc của con người). Do đó, trong thực tế chúng ta vẫn thường gặp nhiều trường hợp không dễ gì đo lường được và tất nhiên sẽ rất khó khi đem chúng ra so sánh với nhau. Hơn nữa khi so sánh giữa hai đại lượng nào đó, chúng ta không chỉ cần các đại lượng đó phải đo lường được mà còn cần phải có một đơn vị đo lường thống nhất chung cho các đại lượng mà chúng ta đem ra so sánh, và cách thức để làm cho các đại lượng đó trở nên so sánh được với nhau. Chẳng hạn khi so sánh mức thu nhập bình quân chung trên một lao động của người dân nước A với người dân nước B, người ta phải dùng tỷ giá hối đoái của đồng tiền mỗi nước so với một đồng tiền khác như đồng đô la Mỹ hoặc đồng bảng Anh, vv... làm đơn vị đo lường thống nhất chung để chuyển đổi mức thu nhập bình quân chung trên một lao động của của người dân mỗi nước từ hai đơn vị tiền tệ riêng biệt không so sánh được về cùng một đơn vị tiền tệ thống nhất có thể so sánh được, để so sánh xem chúng hơn kém nhau như thế nào? Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, để đảm bảo so sánh được người ta phải tính thêm số giờ công thực tế mà một người lao động phải làm để có được mức thu nhập đó của người dân mổi nước (người ta gọi đây là mức thu nhập quy chiếu theo giờ công lao động thực tế của người lao động). Nếu không có cách thức chuyển đổi này thì chúng ta không thể so sánh được chính xác về mức thu nhập bình quân chung trên một lao động giữa người dân hai nước: Nuớc A và nước B được. Trước thực tế đó, khoa học Thống Kê đã đưa ra nhiều phương pháp tính toán đảm bảo tính chính xác và khả năng so sánh cao. Trong đó phương pháp chỉ số có một vai trò quan trọng đặc biệt, nó là một trong những phương pháp phân tích thống kê được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất trong các quan hệ so sánh hiện nay. Thực tế cũng cho thấy, phương pháp chỉ số có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn trong phân tích kinh tế. Phuơng pháp chỉ số không những giúp chúng ta đánh giá được sự biến động từng mặt của các hiện tượng kinh tế cần nghiên cứu, mà còn có thể giúp chúng ta nghiên cứu được những biến động phức tạp chung, nhiều mặt của cùng một hiện tượng kinh tế. Hơn nữa nó còn có khả năng phân tích được tác động tổng hợp của các nhân tố khác đến sự biến dộng của chỉ tiêu chung. Do đó, bằng phương pháp chỉ số chúng ta có thể nghiên cứu được biến động của các hiện tượng kinh tế phức tạp qua thời gian hoặc không gian khác nhau một cách cụ thể và chúng ta còn có thể dự đoán được xu hướng biến động của các hiện tượng nghiên cứu diễn ra trong tương lai. II. Giới thiệu chung về phương pháp chỉ số 1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của chỉ số 1.1. Khái niệm về chỉ số Chỉ số là một số tương đối có đơn vị đo là lần hoặc phần trăm (%), biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các mức độ khác nhau trong cùng một hiện tượng kinh tế. Chỉ số tính được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc địa điểm khác nhau, nhằm nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian hoặc không gian. 1.2. Nội dung của chỉ số Từ khái niệm chung về chỉ số ta thấy: Chỉ số là một chỉ tiêu tương đối được thể hiện bằng đơn vị đo là lần hoặc phần trăm, biểu hiện mối quan hệ so sánh nhất định giữa các mức độ lượng hoá được của cùng một hiện tượng kinh tế đồng chất ở hai thời gian hoặc địa điểm khác nhau. Chỉ số phản ánh mối quan hệ hơn kém, tăng giảm của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian hoặc không gian. Ví dụ: Có số liệu về sản lượng hàng hoá tiêu thụ một mặt hàng của doanh nghiệp “A” như sau. Tên mặt hàng Lượng tiêu thụ năm 2000 (q0) Lượng tiêu thụ năm 2001(q1) Mặt hàng 200 240 Để đánh giá xem tình hình tiêu thụ mặt hàng A qua hai năm trên như thế nào ta dùng chỉ số khối lượng sản phẩm () để so sánh. Ta có: iq= = Hoặc 120%. Kết luận: Sản lượng hàng hoá A tiêu thụ năm 2001 so với năm 2000 bằng 1,2 lần hoặc bằng 120% tức tăng 20% so với năm 2000. 1.3. ý nghĩa của chỉ số Thực tế cho thấy, chỉ số có một ý nghĩa rất quan trọng không những đối với công tác nghiên cứu và phân tích kinh tế, mà còn có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nhận thức, đánh giá các quá trình kinh tế- xã hội của mỗi người. Chúng ta không thể nói một cách đủ sức thuyết phục rằng: Tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2001 cao hơn so với năm 2000, nếu chúng không được thể hiện bằng những con số cụ thể. ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn phải dùng đến chỉ số, đặc biệt là trong các mối quan hệ so sánh. *Trong phân tích thống kê chỉ số được dùng để: - Nghiên cứu sự biến động về mức độ của các hiện tượng kinh tế qua thời gian hoặc không gian hay so sánh mức độ chênh lệch của các hiện tượng qua không gian. Ví dụ: Nghiên cứu về sự biến động của giá cả, giá thành, năng suất lao động, khối lượng sản phẩm, vv... hay sự chênh lệch về giá cả, khối lượng hàng hoá tiêu thụ giữa hai thị trường, giữa hai địa phương với nhau, vv... - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế đã lập ra qua thời gian hoặc không gian của các đơn vị, các ngành hay của cả quốc gia vv... - Xác định vai trò và ảnh hưởng biến động của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động chung của một hiện tượng kinh tế phức tạp (chỉ tiêu chung) như thế nào? Ví dụ: Nghiên cứu sự tác động của năng suất lao động và số lượng công nhân tới sự biến dộng chung của khối lượng sản phẩm được sản xuất ra qua các năm của một doanh nghiệp, của một ngành, vv... 2. Các loại chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà chúng ta có thể chia chỉ số khối lượng sản phẩm thành các loại khác nhau. Nhưng nếu căn cứ theo phạm vi tính toán và công dụng phân tích của các chỉ số khối lượng sản phẩm, chúng ta có thể chia chỉ số khối lượng sản phẩm thành hai loại cơ bản là: Chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp. 2.1. Chỉ số đơn () Chỉ số đơn phản ánh sự biến động về khối lượng sản phẩm của từng mặt hàng, trong từng đơn vị sản xuất cá biệt có tính đơn lẻ trong cùng một hiện tượng kinh tế phức tạp. Ví dụ chỉ số khối lượng tiêu thụ mặt hàng “A” của doanh nghiệp “X” qua hai năm 2001 và 2000. Công thức tính có dạng: iq = (*). Trong đó: q1, q0 - là khối lượng sản phẩm mặt hàng A của doanh nghiệp X năm báo cáo (năm 2001) và năm gốc so sánh (năm 2000). Ta thấy chỉ số đơn phản ánh hiện tượng nghiên cứu mang tính chất đơn lẻ, từng mặt chứ không phản ánh được sự biến động phức tạp có tính tổng hợp chung của các hiện tượng kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế chỉ số đơn cũng có những công dụng rất thú vị mà các chỉ số tổng hợp không có được. Các chỉ số đơn có công dụng rất lớn trong việc phản ánh sự biến động của các hiện tượng đơn giản, từng mặt của các hiện tượng kinh tế đồng chất với nhau. Ngoài ra chúng còn quan trọng hơn do tác dụng hổ trợ cho việc tính toán các chỉ số tổng hợp khi các chỉ số này không thể tính trực tiếp được từ các dữ liệu đã có. Tuy nhiên trong thực tế những hiện tượng cần nghiên cứu thường chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, do vậy chỉ số đơn trong những truờng hợp này trở nên bị hạn chế rất nhiều, lúc này để tiến hành phân tích và đánh giá được các hiện tượng kinh tế phức tạp chúng ta cần phải dùng đến chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm. 2.2. Chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm Chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm công nghiệp (ký hiệu là ) là chỉ số phản ánh sự biến động tổng hợp về lượng của một hiện tượng kinh tế phức tạp qua thời gian hoặc không gian, nó giải quyết đúng đắn vấn đề tổng hợp các phần tử vốn không thể trực tiếp cộng lại được với nhau thành những đại lượng có thể cộng trực tiếp được với nhau bằng cách sử dụng các nhân tố có liên quan làm quyền số. Tử số và mẫu số đều là tổng của các tích giữa các đại lượng chỉ số hoá ở hai thời kỳ so sánh với quyền số cố định ở một kỳ nào đó. Công thức tính chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm công nghiệp có dạng tổng quát như sau: Iq= (**) Trong đó: P0- Là giá cả kỳ nghiên cứu hoặc kỳ gốc so sánh. q1, q0 - Là khối lượng hàng hoá kỳ nghiên cứu và kỳ gốc so sánh. và - Là giá trị khối lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ nghiên cứu và kỳ gốc so sánh (tính theo quyền số là giá p0). Công thức tính chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm công nghiệp thường được sử dụng nhiều nhất trong khi tính toán các chỉ số chung. Tử số và mẩu số của chỉ số thể hiện một cách rõ nét sự so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng có sự thay đổi qua thời gian hoặc không gian. Vì vậy, ngoài việc tính chỉ số tương đối (Iq), chúng ta còn có thể tính được cả các số tuyệt đối () - nói lên hiệu quả kinh tế do sự biến động về lượng của hiện tượng kinh tế mà chúng ta đang nghiên cứu. Các công thức tính chỉ số tổng hợp còn có thể được dùng để tính các chỉ số bình quân. Vì các lý do trên đây mà chỉ số tổng hợp được coi là hình thức cơ bản của chỉ số chung. Vai trò của các chỉ số tổng hợp rất quan trọng trong nghiên cứu và phân tích các hiện tượng kinh tế, nó không những cho chúng ta biết được biến động của hiện tượng kinh tế qua thời gian hoặc không gian mà còn giúp cho chúng ta có thể dự đoán được xu thế biến động của hiện tượng sẽ xãy ra trong tương lai. Nhưng vấn đề ở đây chúng ta cần làm rõ để tiện cho việc nghiên cứu tiếp theo về phương pháp tính chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm công nghiệp là quyền số của chỉ số. *Quyền số của chỉ số: Đại lượng được dùng trong công thức tính chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm công nghiệp bên cạnh các đại lượng chỉ số hoá, được cố định ở cả tử số và mẩu số của chỉ số được gọi là quyền số của chỉ số. Ví dụ: Quay lại công thức tính chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm công nghiệp ở trên (Iq=) p0 - được gọi là quyền số của chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm công nghiệp (Iq). Trong một số chỉ số, quyền số có thể là một nhân tố hoặc là tích của nhiều nhân tố khác với nhau. Quyền số của chỉ số có vai trò rất lớn trong tính toán các chỉ số tổng hợp. Nó giải quyết hai nhiệm vụ trọng yếu sau đây: Nói lên tầm quan trọng của mỗi nhân tố trong cùng một hiện tượng kinh tế phức tạp mà chúng ta cần nghiên cứu. Chuyển biến các phần tử vốn không thể cộng trực tiếp được với nhau về dạng chung có thể cộng trực tiếp với nhau được. Trong mổi chỉ số, quyền số có liên quan chặt chẽ với đại lượng chỉ số hoá. Quyền số của chỉ số có thể được chọn ở các kỳ khac nhau (kỳ gốc, kỳ báo cáo, hoặc một kỳ nào đó thích hợp) tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu cụ thể. Thời kỳ của quyền số có ảnh hưởng lớn đến trị số và ý nghĩa của chỉ số. Do vậy việc chọn thời kỳ của quyền số có ý nghĩa rất quan trong và phải được dựa trên cơ sở của sự phân tích kinh tế. Như vậy đến đây chúng ta đã nắm được một cách hệ thống về cách tính của các chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp. 3. Đặc điểm và điều kiện áp dụng của chỉ số Phương pháp chỉ số là phương pháp phân tích thống kê, nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế kể cả các hiện tượng kinh tế đơn giản đến các hiện tượng kinh tế phức tạp, bao gồm nhiều phần tử mà các đại lượng biểu hiện không thể trực tiếp cộng lại được với nhau. Đặc điểm của phương pháp chỉ số khối lượng sản phẩm là: chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp biểu hiện sự biến động về lượng của các phần tử khác nhau trong cùng một hiện tượng kinh tế phức tạp vốn không trực tiếp cộng được với nhau, chuyển về dạng chung có thể trực tiếp cộng được với nhau dựa trên cơ sở của các mối quan hệ giữa các nhân tố nghiên cứu với các nhân tô khác. Ví dụ: Khối lượng hàng hoá các loại được sản xuất ra trong một doanh nghiệp, vốn không cộng trực tiếp được với nhau, nhưng khi chuyển về dạng giá trị bằng cách sử dụng nhân tố giá có liên quan thì chúng ta có thể cộng chúng lại được với nhau. Mặt khác, khi nghiên cứu sự biến động của một nhân tố bằng cách giả định các nhân tố khác của hiện tượng phức tạp không thay đổi, phương pháp chỉ số tạo khả năng loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này để khảo sát riêng sự biến động riêng của các nhân tố cần nghiên cứu. Phương pháp chỉ số trong thống kê được dùng để nghiên cưu sự biến động của các hiện tượng kinh tế qua thời gian hoặc không gian, để phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch, xác định vai trò và sự ảnh hưởng biến động của các nhân tố khác đối với sự biến động chung của các hiện tượng kinh tế phức tạp. Ngoài ra, phương pháp chỉ số còn được vận dụng để phân tích sự biến động của các chỉ tiêu thống kê khác. Qua đó ta thấy, điều kiện để áp dụng được phương pháp chỉ số vào phân tích, đánh giá tình hình biến động của các mặt, các đơn vị hoặc sự biến động chung của hiện tượng nghiên cứu trước những tác động của các chỉ tiêu nhân tố khác là các hiện tượng đó phải đảm bảo là những đại lượng đồng chất và có thể lượng hoá được- tức là chúng phải là những đại lượng mà chúng ta có thể đo lường được bằng những con số cụ thể. III. Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế. Khi có sự thay đổi nhất định về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của hiện tương theo quy luật “Lượng đổi- Chất đổi” và ngược lại sự thay đổi về chất của hiện tượng đến một mức độ nhất định nào đó có tính chất bản lề của sự thay đổi cũng sẽ làm cho hiện tượng thay đổi về lượng. Quy luật đó làm cho các hiện tượng kinh tế ngày càng biến đổi và phát triển không ngừng theo hướng ngày càng đa dạng, phức tạp. Do đó khoa học Thống Kê luôn phải nghiên cứu và tìm cách để phân tích, đánh giá mối quan hệ đó giữa hai mặt “lượng và chất” của các hiện tượng kinh tế phức tạp luôn vận động và phát triển không ngừng. Mối quan hệ giữa sự biến động chung về giá cả, khối lượng sản phẩm và biến động riêng của từng nhân tố này trong cùng một hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua hệ thống chỉ số sau đây: (1) Hoặc: Trong đó: - p1, p0- Là giá cả kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. - q1, q0- Là khối lượng sản phẩm kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. - ,,- Là giá trị khối lượng sản phẩm hàng hoá kỳ nghiên cứu, giá trị khối lượng kỳ nghiên cứu tính theo giá kỳ gốc, giá trị khối lượng sản phẩm kỳ gốc. - - Là chỉ số chung, phản ánh sự biến động chung, đồng thời của cả hai nhân tố giá và lượng. - - Là chỉ số giá, phản ánh biến động riêng của yếu tố giá cả hàng hoá. - - Là chỉ số khối lượng hàng hoá, phản ánh biến động riêng của yếu tố khối lượng sản phẩm. Hệ thống chỉ số (1) phản ánh mối quan hệ tác động qua lại giữa yếu tố giá và yếu tố khối lượng của hiện tượng kinh tế đến chỉ tiêu chung (). Từ hệ thống chỉ số trên ta thấy: Việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp ( ) có thể được tính theo các cách tính sau đây. 1. Tính trực tiếp chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp Công thức tính trực tiếp chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm công nghiệp có dạng: = (1a) Trong đó: - - Là giá của hàng hoá kỳ gốc được dùng làm quyền số của chỉ số. - , - Là khối lượng sản phẩm kỳ nghiên cứu và khối lượng sản phẩm kỳ gốc. - , - Là giá trị khối lượng kỳ nghiên cứu tính theo giá kỳ gốc, giá trị khối lượng sản phẩm kỳ gốc. Tuy nhiên từ hệ thống chỉ số (1) ta thấy: Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp còn có thể tính được theo cách khác nữa, đó là tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá. 2. Tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá Từ hệ thống chỉ số (1) ta thấy: =. Suy ra, ta có công thức tính gián tiếp chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm công nghiệp: =: (1b) Trong đó:,- đã được chú thích ở trên. 3. Tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số của chỉ số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm Từ hệ thống chỉ số (1) ta suy ra có thể tính chỉ số khối lương sản phẩm công nghiệp theo hai cách: tính trực tiếp từ các đại lượng tính được (,) và tính gián tiếp thông qua chỉ số giá (). Mặt khác ta có: =. Với: thay vào công thức trên ta có: Trong đó: - - Là tỷ trọng giá trị từng loại sản phẩm, đóng vai trò là quyền số của chỉ số (tính theo kỳ gốc). - - Chỉ số đơn khối lượng sản phẩm, được xem là lượng biến hay tiêu thức bình quân hoá của chỉ số. Ví dụ: Có số liệu giả định về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp “A”qua hai năm 2000 và 2001 ở bảng 1 như sau: Bảng 1: Đơn giá và khối lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp “A”. Tên sản phẩm Đơn vị tính Đơn giá sản phẩm. (1000đ) Khối lượng sản phẩm Năm2000. () Năm2001 () Năm2000 () Năm2001 () 1.Sph 1 1000c 800 760 4000 4200 1,05 0,567 2.sph 2 Tấn 1220 1200 2000 2200 1,1 0,433 Từ số liệu trên ( ở bảng 1) ta tính được các đại lượng: - (ng đ). - (ngđ). - (ngđ). Từ đó ta tính được: + Chỉ số chung: lần hoặc 103,4%. +Chỉ số giá: lần hoặc bằng 96,49 %. +Suy ra chỉ số khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp “X” năm 2001 so với năm 2000 là: -Tính trực tiếp: lần hoặc 107,16 %. Tính gián tiếp: := lần hoặc 107,16%. -Tính với quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm (): lần hoặc 107,16%. Kết luận: Với số liệu ở bảng 1, áp dụng tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp cho doanh nghiệp theo cả ba cách tính trên đều cho chúng ta cùng một kết quả như nhau, đều bằng 107,16%: Như vậy ta có chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp của doanh nghiệp “X” năm 2001 so với năm 2000 bằng 1,0716 (lần) hoặc bằng 107,16 (%) tức là tăng 7,16% so với năm 2000. Tuy nhiên trên đây chỉ là một ví dụ giả định đơn giản với giả thiết chỉ có hai loại sản phẩm cùng được sản xuất ở năm 2000 (năm gốc ) và 2001(năm báo cáo) và hơn nữa nó có đủ số liệu về đơn giá của từng loại sản phẩm (p) nhằm để minh hoạ cho phương pháp tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm đã nêu trên. Còn trong thực tế công tác thống kê thì số liệu rất đa dạng và phức tạp, không phải khi nào chúng ta cũng có đầy đủ số liệu để đưa vào các công thức để tính toán. Vì vậy phải tiếp tục nghiên cứu và giải quyết hàng loạt vấn đề cả về lý luận lẫn thực tiễn thì mới có thể tính được chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp đáp ứng với nhu cầu của thực tế hiện nay. Đi sâu nghiên cứu và phân tích những đặc điểm, nội dung và điều kiện áp dụng của chỉ số khối lượng sản phẩm chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề thực tế khó khăn đó trong công tác tính toán chỉ số khối kượng sản phẩm công nghệp hiện nay. Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cả kỳ gốc (kỳ trước kỳ báo cáo) có dạng: (2). Trong đó: Po- Là giá cả kỳ gốc được chọn làm quyền số của chỉ số. , - Là khối lượng sản phẩm kỳ nghiên cứu và khối lượng sản phẩm kỳ gốc. Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cả kỳ gốc () và được gọi là quyền số khả biến của chỉ số (vì cứ sau mỗi một cặp năm so sánh thì quyền số của chỉ số lại thay đổi một lần). Chúng ta tạm gọi đây là dạng cơ bản của chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp. Trở lại ví dụ ở bảng 1, ta thấy điều kiện để áp dụng được công thức (2) là: Các mặt hàng được sản xuất ra qua các thời kỳ phải ổn định, nghĩa là giữa kỳ báo cáo và kỳ gốc so sánh các doanh ngiệp, các nghành công nghiệp phải cùng sản xuất ra những loại sản phẩm như nhau, hay nói cách khác giữa kỳ báo cáo và kỳ gốc so sánh không có sản xuất ra các sản phẩm mới hoặc ngừng sản xuất những sản phẩm cũ. Trong mỗi kỳ nghiên cứu chúng ta đều phải xác định được đơn giá của từng loại sản phẩm (p) để có cơ sở tính các đại lượng ( và ). Song trong thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay không phải ở đâu và lúc nào việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp cũng đơn giản như vậy. Mà ngược lại và phổ biến là: - Do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn phát triển, các sản phẩm mới không ngừng được sản xuất ra, đồng thời lại có những sản phẩm cũ bị mất đi, nên ngoài những loại sản phẩm mà cả hai kỳ nghiên cứu cùng sản xuất (gọi là sản phẩm so sánh được), còn có những loại sản phẩm có thể kỳ trước có sản xuất nhưng kỳ này không sản xuất, hoặc kỳ này không sản xuất nhưng kỳ sau lại được sản xuất (gọi là những sản phẩm không so sánh được). Đối với những loại sản phẩm không so sánh được thì hoặc là có giá cả kỳ gốc (), nhưng lại thiếu khối lượng sản phẩm kỳ báo cáo (), hoặc là có khối lượng sản phẩm kỳ báo cáo () nhưng lại thiếu giá cả kỳ gốc (), và như vậy chúng ta sẽ không tính được các đại lượng của những loại sản phẩm này. Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp trong nền kinh tế thị trường thường sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và việc tính chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng theo giá bán buôn xí nghiệp như trước đây, cũng như chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cơ bản như hiện nay. Thực tế không tách riêng từng loại sản phẩm rồi tổng hợp lại, nên việc xác định giá bán buôn xí nghiệp hoặc giá cơ bản thực tế của mỗi kỳ cho từng loại sản phẩm riêng biệt gặp nhiều khó khăn. Vì vậy chúng ta khó có thể có được đơn giá () của tất cả các loại sản phẩm được sản xuất ra để tính các đại lượng cũng như. Tuy nhiên khi chỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo giá sản xuất thì việc xác định đơn giá sản phẩm ở các doanh nghiệp có thuận lợi hơn. - Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp ngoài sản xuất những sản phẩm phẩm vật chất, còn sản xuất ra những sản phẩm dịch vụ, trong đó có những loại ở dạng công việc có tính chất công nghiệp chỉ biểu hiện dưới hình thức giá trị chứ không có đơn giá và khối lượng như các loại sản phẩm hiện vật. Vì thế, đối với những sản phẩm công nghiệp là những hàng hoá dịch vụ nay thì chúng ta cũng không thể tính trực tiếp được các đại lượng (). Vì những lý do đó, nên trong thực tế công tác thống kê hầu như chúng ta không thể áp dụng được công thức dưới dạng cơ bản như công thức (2) để tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp, mà phải xây dựng phương án tính toán cho tong trường hợp cụ thể sao cho vừa loại trừ được biến động của yếu tố giá, vừa phù hợp với điều kiện thực tế khách quan hiện nay của nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa, việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp không những chỉ tính riêng cho từng doanh nghiệp mà cần thiết và quan trọng hơn là phải tính toán cho các cấp, các ngành rồi từ đó chúng ta mới tổng hợp lại và tính chung cho toàn bộ nền công nghiệp của cả quốc gia. Theo bảng phân ngành kinh tế quốc dân, hiện nay toàn bộ nền công nghiệp nước ta được chia thành các ngành công nghiệp như sau: Công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước (gọi là các ngành cấp I). Trong mỗi nghành cấp I lại được chia thành các ngành cấp II, từ các ngành cấp II lại được chia thành các ngành cấp III, từ các ngành cấp III lại được chia thành các ngành cấp IV. Như vậy chúng ta thấy về nguyên tắc, việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp phải lần lượt tính từ doanh nghiệp rồi tính lên cho các ngành cấp IV, III, II, cấp I và sau cùng là tính cho toàn bộ nền công nghiệp của cả nước. Song để đơn giản, dễ theo dõi và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay của nền kinh tế thị trường, trên góc độ nghiên cứu, công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp ở đây sẽ được khái quát lại và trình bày ở ba dạng tương ứng với ba cấp tính toán đó là: Công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp áp dụng cho phạm vi từng doanh nghiệp, công thức tính áp dụng cho phạm vi từng ngành công nghiệp riêng biệt và công thức tính áp dụng cho phạm vi toàn bộ nền công nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu từng phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp cụ thể, cũng như đánh giá những ưu và nhược điểm của từng phương pháp tính toán trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chương II Thực trạng việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp ở nước ta hiện nay ở nước ta từ trước đến nay, việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp vẫn tính theo cách truyền thống là “Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định”. 1. Nội dung của phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định là việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp bằng cách thay quyền số của chỉ số trong công thức chung (- với quyền số khả biến (po)) bằng quyền số cố định là giá cố định (ký hiệu là pc) ở một kỳ nào đó có điều kiện sản xuất ổn định được chọn làm gốc để tính tiếp cho nhiều năm về sau. Công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định có dạng: (3) Trong đó: - Là chỉ số khối lượng sản phẩm. pc – Là giá cố định ở một kỳ cố định nào đó được chọn làm quyền số của chỉ số. q1, q0- Là khối lượng sản phẩm kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Với giá cố định (pc) là giá bình quân giữa các khu vực và giữa các thời gian khác nhau trong năm của một năm nào đó có điều kiện sản xuất ổn định được chọn làm gốc và được cơ quan thống kê lập thành bảng giá cố định rồi ban hành và sử dụng thống nhất trong tất cả các đơn vị sản xuất công nghiệp trong phạm vi cả nước liên tục trong nhiều năm. ở Việt Nam, chúng ta đã từng xây dựng bảng giá cố định trong năm 1959 áp dụng đến năm 1969 (sử dụng trong 11 năm), bảng giá cố định năm 1970 và áp dụng đến năm 1981 (sử dụng trong 12 năm), bảng giá năm 1982 áp dụng đến năm 1988 (áp dụng trong 7 năm), bảng giá cố định năm 1989 áp dụng đến năm 1993 (sử dụng trong 5 năm) và bảng giá cố định được xây dung gần đây nhất là bảng giá năm 1994 và sử dụng cho đến nay (tức đã sử dụng được hơn 7 năm) mà chưa được thay mới. Điều đó cho thấy, việc xây dựng và ban hành bảng giá cố định chung cho các sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một việc làm rất phức tạp, khó khăn. Hơn nữa việc sử dụng bảng giá cố định trong nhiều năm như vậy đã thể hiện nhiều bất cập so với thực tế của tình hình kinh tế thị trường biến động từng ngày một như hiện nay. 2. Cách tính của phương pháp “tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định” Trước kia, trong thời kỳ bao cấp, khi công nghiệp nước ta còn áp dụng chỉ tiêu ._.giá trị tổng sản lượng thì giá cố định (pc) sản phẩm công nghiệp được xây dựng trên cơ sở giá bán buôn xí nghiệp (tức là giá bán của sản phẩm công nghiệp bán ra khỏi xí nghiệp nó bằng giá thành sản xuất cộng với lợi nhuận định mức của sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra). Từ khi chuyển sang áp dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất thì giá cố định sản phẩm công nghiệp được xây dựng trên cơ sở giá sản xuất - tức là chỉ tiêu giá trị sản xuất được tính theo giá sản xuất, với giá sản xuất (psx=pbán buôn xí nghiệp + thuế xuất). Và thậm chí nhiều khi còn tính cả theo giá tiêu thụ của sản phẩm (tức theo giá thị trường (ptt=psx+ chi phí lưu thông của sản phẩm)). Như vậy thực chất của việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghệp với quyền số là giá cố định là sự thay thế quyền số của chỉ số theo giá từng năm (p0- quyền số khả biến) bằng giá cố định (pc- quyền số bất biến) cho nhiều năm. Với cách tính giá cố định (pc) như trên, việc xây dựng bảng giá cố định là một công việc phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của và phải được chuẩn bị thật công phu với sự phối hợp tham gia của nhiều cấp bộ ngành có liên quan. Song vì trong nhiều năm sử dụng bảng giá cố định chúng ta mới phải thay đổi bảng giá một lần cho nên vẫn có thời gian và điều kiện để thực hiện việc xây dựng nên một bảng giá cố định mới đầy đủ để thay thế bảng giá cố định cũ. Với lợi thế đó của bảng giá cố định mà ở nước ta gần 45 năm qua cũng như nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã áp dụng bảng giá cố định để tính giá trị sản lượng, nay thay bằng giá trị sản xuất theo giá cố định và trên cơ sở đó để tính chỉ số khối lượng sản phẩm qua các năm để nghiên cứu biến động cũng như đánh gía sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp qua các thời kỳ với nhau. Theo phương pháp này, việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định như công tức (3) thì chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp được xác định bằng cách so sánh giá trị sản xuất theo giá cố định giữa hai thời kỳ (kỳ báo cáo và kỳ gốc) với nhau. Do vậy việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp theo phương pháp này, vấn đề cốt lõi của nó là việc tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cố định qua các thời kỳ và lần lượt tính theo ba cấp như đã nói ở trên là: Bắt đầu tính cho các doanh nghiệp rồi tổng hợp lên tính cho từng ngành công nghiệp riêng biệt (ở đây dựa trên bảng phân ngành trong báo cáo tổng hợp của thống kê công nghiệp đang thực hiện) và cuối cùng là tính cho toàn bộ nền công nghiệp của một tỉnh, thành phố hoặc của cả nước. Cụ thể: 2.1. Tính đối với từng doanh nghiệp Việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định cho phạm vi từng doanh nghiệp trước hết chúng ta phải tính được giá trị sản xuất theo giá cố định (pc) cho từng loại sản phẩm rồi từ đó mới tính tổng hợp chung cho toàn doanh nghiệp. Nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, do đoài hỏi của thị trường và nhu cầu đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà qua các thời kỳ khác nhau có những sản phẩm cũ mất đi (không được sản xuất tại thời kỳ nghiên cứu) và có những sản phẩm mới xuất hiện (chưa có giá trong bảng giá cố định). Do vậy việc tính toán giá trị sản xuất công nghiệp của từng doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường chúng ta cần đặc biệt chú ý đến việc cụ thể hoá cách tính toán cho hợp lý, rồi từ đó mới tổng hợp tính cho toàn doanh nghiệp. Đối với những sản phẩm công nghiệp sản xuất ra đã có giá cố định (có đơn giá phù hợp ghi sẵn rong bảng giá cố định) thì việc tính toán giá trị sản xuất theo giá cố định của những sản phẩm này không gặp khó khăn gì, chúng ta chỉ việc lấy khối lượng sản phẩm từng loại nhân với đơn giá cố định phù hợp của chúng đã có sẵn trong bảng giá cố định là được. Nhưng đối với những sản phẩm mới được sản xuất ra (những sản phẩm sản xuất ra sau khi xây dựng bảng giá cố định) chưa có giá cố định trong bảng giá cố định và những loại sản phẩm dịch vụ ở dạng công việc có tính chất công nghiệp như: giá trị sữa chữa, sơn mạ đánh bóng,…vv, thì chúng ta chỉ xác định được giá trị sản xuất theo giá thực tế của chúng chứ không có khối lượng hiện vật cũng như đơn giá (những sản phẩm này chúng ta gọi chung là những sản phẩm chưa có giá cố định) thì khi tính toán giá trị sản xuất (GTSX) theo giá cố định (GCĐ) cho những sản phẩm này, chúng ta phải chuyển đổi giá trị của chúng từ giá trị thực tế (GTT) về giá cố định. Cách chuyển đổi về giá cố định của những sản phẩm mới chưa có giá cố định như sau: GTSX theo GCĐ của những sản phẩm chưa có GCĐ = GTSX theo GTT của những sản phẩm chưa có GCĐ * Hệ số tính đổi (4a) Trong đó: Hệ số tính đổi(H) = GTSX theo GCĐ của những sản phẩm đã có GCĐ GTSX theo GTT của những sản phẩm đã có GCĐ (Việc tính toán này cho phép chúng ta có thể tính chuyển giá trị sản xuất của những sản phẩm chưa có giá cố định (trong bảng giá cố định) về giá giá trị sản xuất theo giá cố định, đảm bảo tính thống nhất về kết quả tính toán. Ví dụ: Có số liệu về tình hình sản xuất sản phẩm công nghiệp của doanh nghiệp “A” như sau: Bảng 2: Giá cố định và khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp “A”. Tên sản phẩm Đơn vị tính Giá cố định 1994 (pc=1000) Khối lượng sản phẩm sản xuất 2000(q0) 2001(q1) I.Sản phâm sản xuất 1.Sảnphẩm 1 1000v 230 7238 6292 2.Sản phẩm 2 1000v 1000 1438 994 3.Sản phẩm 3 1000v 420 78 88 4.Sản phẩm 4 1000v 210 486 246 5.sản phẩm 5 1000v ... 34 24 6.Sản phẩm 6 1000v 600 - 1000 7.Sảnphẩm7(tính bằng giá trị) 1000đ - 50000 - II.GTSX theo GTT của DN 1000đ 1000đ x x 2898206 75500 2799776 13560 Trong đó:GTSX theo GTT của những sản phẩm chưa có GCĐ Từ số liệu ở bảng 2, ta dùng công thức (4a) và (4b) để tính giá trị sản xuất theo giá cố định cho từng năm cũng như chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định giữa hai năm: Năm 2000 và năm 2001 như sau: *).Năm 2000: -Giá trị sản xuất tính theo giá cố định của những sản phẩm đã có giá cố định (gồm các sản phẩm 1, 2, 3, 4) là: GTSX2000=(230*7238+1000*1438+420*78+210*486)=3237560 (ngđ) GTSX theo GTT của những sản phẩm đã có giá cố định = GTSX theo GTT của DN _ GTSX theo GTT của những sản phẩm chưa có GCĐ = 2898206 - 75500 = 2822706 (ngđ). Hệ số tính đổi (H): H = = 1,1469 . Giá trị sản xuất tính theo giá cố định của những sản phẩm chưa có giá cố định của DN “A” năm 2000 bằng: 75500 * 1, 1469 = 86596 (ng đ). Giá trị sản xuất tính theo giá cố định của toàn bộ sản phẩm công nghiệp của doanh nghiệp “A” năm 2000 là: = 3237560 + 86596= 3324156 (ng đ). *).Năm 2001: - Giá trị sản xuất tính theo giá cố định của những sản phẩm đã có giá cố định (gồm các sản phẩm 1, 2, 3, 4, 6) của DN “A” là: (230*6292+1000*994+420*88+210*246+600*1000) = 3129780 (ngđ). - GTSX tính theo GTT của những sản phẩm đã có GCĐ năm 2001 của doanh nghiệp “A” bằng: 2799776 - 13560 = 2786216 (ngđ). - Hệ số tính đổi (H) năm 2001 của DN “A”: H= = 1, 1233. - GTSX tính theo giá cố định của những sản phẩm chưa có giá cố định năm 2001 bằng: 13560 *1,1233 = 15232 (ngđ). GTSX theo giá cố định của toàn bộ sản phẩm công nghiệp của DN “A” năm 2001 là: (ngđ). *) Chỉ số khối lượng sản phẩm theo giá cố định của DN “A” năm 2000 so với năm 2001 là: lần hoặc bằng 94, 61 %. Kết luận: Khối lượng sản phẩm công nghiệp tính theo giá cố định của doanh nghiệp “A” năm 2001 so với năm 2000 bằng 0,9461 (lần) hoặc 94,61 (%) tức giảm 5,39 % so với năm 2000. 2.2. Tính đối với phạm vi từng ngành công nghiệp riêng biệt Nếu tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định cho một doanh nghiệp như công thức (3) thì việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghệp với quyền số là giá cố định cho từng nghành công nghiệp riêng biệt () có công thức tính như sau: (5). Trong đó: và - Là giá trị sản xuất kỳ gốc so sánh tính theo giá cố định (pc) của một doanh nghiệp và của một nghành gồm nhiều doanh nghiệp. và - Là giá trị sản xuất tính theo giá cố định (pc) của một doanh nghiệp và của một ngành gồm nhiều doanh nghiệp kỳ nghiên cứu. Như vậy khi tính được giá trị sản xuất theo giá cố định kỳ gốc và kỳ nghiên cứu của từng doanh nghiệp, chúng ta có thể dễ dàng tính được giá trị sản xuất theo giá cố định của toàn ngành công nghiệp gồm nhiều doanh nghiệp bằng cách tổng hợp trực tiếp giá trị sản xuất theo giá cố định của tất cả các doanh nghiệp trong ngành theo từng kỳ rồi đem so sánh kết quả tổng hợp đó giữa hai thời kỳ cần nghiên cứu với nhau ta sẽ được chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định của từng ngành công nghiệp() hay gọi cách khác là chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp bình quân tính theo quyền số là giá cố định giữa các doanh nghiệp trong một ngành công nghiệp gồm nhiều doanh nghiệp. Ví dụ minh hoạ: Có số liệu giả định của ba doanh nghiệp công nghiệp trong ngành công nghiệp “X” như bảng 3. Bảng 3: Giá trị sản xuất theo giá cố định của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp “X” như sau: Tên Doanh Nghiệp GTSX theo GCĐ (1000đ) Chỉ số khối lượng sản phẩm theo GCĐ của từng DN (Iq) 2000() 2001() Doanh nghiệp A 3324150 3145012 0,9461 Doanh nghiệp B 6406100 6245948 0,975 Doanh nghiệp C 2225620 2294680 1,031 Theo số liệu ở bảng 3, áp dụng công thức (5) ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm năm 2001 so với năm 2000 của ngành công nghiệp “X” gồm 3 doanh nghiệp như sau: lần Hoặc 97,74 %. Kết luận: Khối lượng sản phẩm của ngành công nghiệp “X” tính theo giá cố định năm 2001 so với năm 2000 bằng 0,9774 (lần) hay bằng 97,74 (%) tức giảm 2,26% so với năm 2000. Trong đó : Doanh nghiệp “A” giảm 5, 39%. Doanh nghiệp “B” giảm 2, 5%. Doanh nghiệp “C” giảm 3, 1%. Ngoài ra đối với các hộ cá thể sản xuất công nghiệp hoặc các tổ chức, cơ sở kiêm hoạt động sản xuất công nghiệp thì việc tính toán giá trị sản xuất theo giá cố định cho các đơn vị này chúng ta không bắt đầu tính từ các đơn vị cơ sở như đối với khối các doanh nghiệp công nghiệp như đã trình bày ở trên, mà chúng ta phải bắt đầu tính từ các nghành công nghiệp riêng biệt, bằng cách tổng hợp khối lượng sản phẩm sản xuất và giá trị sản xuất theo giá thực tế của những loại sản phẩm chưa có giá cố định trong phạm vi từng ngành riêng biệt rồi ở mỗi ngành đó mới bắt đầu áp giá và hệ số tính đổi để tính giá trị sản xuất theo giá cố định cũng như tính chỉ số khối lượng sản phẩm của ngành hoạt động sản xuất kinh doanh riêng biệt tương tự như tính đối với phạm vi từng doanh nghiệp. 2.3. Tính đối với phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định đối với phạm vi toàn bộ nền công nghiệp cũng tính tương tự như cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm cho từng ngành công nghiệp riêng biệt, bằng cách tổng hợp giá trị sản xuất theo giá cố định của các ngành công nghiệp riêng biệt trong toàn công nghiệp ở mỗi thời kỳ (thời kỳ nghiên cứu và thời kỳ gốc) rồi đem so sánh kết quả tính được giữa hai thời kỳ đó với nhau ta được chỉ số khối lượng sản phẩm của toàn bộ nền công nghiệp tính theo giá cố định. Công thức tổng quát tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định cho phạm vi toàn bộ nền công nghiệp có dạng: Trong đó:- Là giá trị sản xuất tính theo giá cố định của từng ngành công nghiệp riêng biệt và giá trị sản xuất tính theo giá cố định của toàn bộ nền công nghiệp kỳ nghiên cứu. - Là giá trị sản xuất tính theo giá cố định của từng ngành công nghiệp riêng biệt và giá trị sản xuất tính theo giá cố định của toàn bộ nền công nghiệp kỳ gốc so sánh. 3. Nhận xét: Trên đây chúng ta vừa nghiên cứu về phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định- cách tính đang được áp dụng ở nước ta từ trước đến nay, ta thấy nó có những ưu và nhược điểm sau đây: a. Ưu điểm: Việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghịêp với quyền số là giá cố định, là phương pháp tính toán truyền thống được áp dụng ở nước ta từ trước đến nay. Phương pháp này đã được áp dụng ở nước ta thực tế đã hơn 46 năm nay, cách tính này đã trở thành thói quen với nhiều kinh nghiệm trong việc tính toán ở mọi cấp độ: Từ phạm vi từng doanh nghiệp đến từng ngành công nghiệp riêng biệt và toàn bộ nền công nghiệp. Mặt khác, việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp theo phương pháp này cũng đơn giản và tính được đầy đủ khối lượng sản phẩm khi so sánh kết quả hoạt động sản xuất giữa hai thời kỳ với nhau. Nói cách khác, chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định (pc) phản ánh tương đối hợp lý biến động tổng hợp của khối lượng sản phẩm công nghiệp. Trên thực tế công tác thống kê công nghiệp ở việt nam hiện nay, chỉ số khối lượng sản phẩm tính theo giá cố định vẫn đang được áp dụng. Chừng nào chúng ta chưa có phương pháp tính toán tối ưu hơn để thay thế phương pháp tính toán truyền thống này thì việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp vẫn phải tính toán trên cơ sở chỉ tiêu giá trị sản xuất theo gía cố định. Việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định như trên, tất nhiên hàng năm đòi hỏi chúng ta phải tính giá trị sản xuất theo giá cố định. Chỉ tiêu này ngoài mục tiêu để nghiên cứu động thái khối lượng sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra qua các thời kỳ (thông qua chỉ số khối lượng sản phẩm), nó còn rất cần thiết cho việc tính toán một số chỉ tiêu chất lượng quan trọng khác như: Tính chỉ tiêu về năng suất lao động, chỉ tiêu giá trị sản xuất bình quân đầu người, vv…, qua các thời kỳ cần so sánh. Mặt khác việc tính giá trị sản xuất theo giá cố định còn đảm bảo sự thống nhất về kết quả tính toán của các chỉ tiêu này giữa các tháng trong năm cũng như giữa các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp trong toàn bộ nền công nghiệp và giữa các tỉnh, thành phố trong nước với nhau. b.Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm và thuận lợi cơ bản của phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định như đã nêu ở trên. Việc tính toán và áp dụng chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định như cách tính này, trong cơ chế của nền kinh tế thị trường mở hiện nay, phương pháp tính toán này đã thể hiện nhiều nhược điểm và khó khăn sau đây: - Trong nền kinh tế thị trường, quá trình sản xuất ngày càng phát triển nhanh không những về quy mô mà còn cả về chất lượng, mẫu mã và chủng loại các mặt hàng cản xuất. Các sản phẩm mới xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, các sản phẩm cũ không ngừng được thay thế. Do vậy việc xây dựng bảng giá cố định được ban hành vào một năm nào đó dù có đầy đủ đến mấy đi chăng nữa thì cũng không thể nào bao hết được những sản phẩm sẽ được sản xuất ra trong thời gian tới, do đó trong thực tế việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định luôn luôn có những loại sản phẩm chưa có giá cố định. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường sản xuất phát triển ngày càng nhanh, sản phẩm mới ngày càng nhiều, các sản phẩm công nghiệp chưa có giá trong bảng giá cố định được ban hành và áp dụng trong thực tế tính toán ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các sản phẩm được sản xuất ra, làm cho phần giá trị sản xuất phải chuyển đổi từ giá thực tế về giá cố định ngày càng nhiều. Trong khi đó, thực tế hiện nay nghành Thống Kê vẫn không có đủ điều kiện để theo giõi, hướng dẫn thường xuyên và kiểm soát đầy đủ quá trình tính toán giá trị sản xuất theo giá cố định, nên có không ít cơ sở và địa phương đã không tính đổi hoặc tính đổi không đúng phương pháp phần giá trị sản xuất của những loại sản phẩm chưa có giá cố định về giá cố định như quy định ở trên. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tính toán về mức độ tăng, giảm, tính chính xác của chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp qua các thời kỳ cần nghiên cứu. - Cũng do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển theo cơ chế thị trường, các mặt hàng càng phong phú, phân chia sản phẩm càng chi tiết và chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm thay đổi liên tục nên mức giá cố định lập nên sớm bị lạc hậu không đáp ứng được với nhu cầu thực tế hiện nay của nền kinh tế thị trường. Trong khi việc lập bảng giá cố định một cách thường xuyên lại là việc không làm được. - Trong cơ chế thị trường sản xuất càng phát triển, mặt hàng càng phong phú, sự phân chia sản phẩm càng chi tiết thì việc lập bảng giá cố định mới càng trở nên phức tạp, khó khăn, tốn kém. Do vậy thời gian để thay thế bảng giá cố định cũng kéo dài ra và điều đó tất nhiên sẽ làm cho bảng giá cố định vốn dĩ đã kém phù hợp lại trở nên kém phù hợp hơn trong cơ chế thị trường. Vì những nhược điểm như trên nên nhiều nước trên thế giới hiện nay đã không còn áp dụng phương pháp tính này để tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp. Còn ở Việt Nam hiện nay, trước những đòi hỏi của thực tế cũng đã có nhiều ý kiến đề nghị rằng: “Nên thay thế cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định bằng một phương pháp tính toán mới phù hợp hơn với yêu cầu thực tế hiện nay” của nền kinh tế thị trường. Vì vậy ngành Thống Kê trong thời gian qua không có chủ trương xây dựng lại bảng giá cố định mới, mặc dù bảng giá cố định được xây dựng gần đây nhất (bảng giá cố định xây dựng năm 1994) cũng đã cách đây 8 năm và đến nay đã có nhiều vấn đề rất không phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nhấn mạnh rằng: Cho dù sắp tới chúng ta có thể thực hiện phương án chuyển sang tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp theo một phương pháp khác phù hợp hơn đi nữa, thì việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định, trên cơ sở cải tiến quy trình tính toán và cách thức vận dụng, phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm của phương pháp tính này cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế hiện nay của nền kinh tế thị trường cũng là việc rất cần thiết nên làm đối với tình hình chung của nước ta hiện nay vì: - Khi thay thế phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định bằng một phương pháp tính mới vào thực tế không phải chúng ta sẽ thực hiện được ngay tức khắc ở tất cả các đơn vị, các ngành, các địa phương trong cả nước mà nó phải được tiến hành một cách tuần tự, từng bước và cần có một thời gian nhất định để chuyển đổi phương pháp tính toán từ phương pháp tính toán cũ sang phương pháp tính mới. Sự chuyển đổi này về phương pháp tính trong toàn bộ ngành Thống kê nó có tính chất cách mạng và để thay thế được phương pháp tính mới vào trong thực tế thì tính chất cách mạng của sự thay đổi này cần được thực hiện triệt để. Nhưng trong thời gian chuyển đổi, nhất thiết chúng ta vẫn phải tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định như cách tính cũ. - Trong thống kê, bất kỳ một phương pháp tính toán nào dù có tối ưu nhất được đưa vào áp dụng trong thực tế, củng không thể tránh hết được những hạn chế nhất định. Nên đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp tính toán bổ sung nhờ vào áp dụng các phương pháp tính toán khác. Trong điều kiện thay thế cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định bằng cách tính theo phương pháp mới, thì chính phương pháp tính cũ trước đây (tính theo quyền số là giá cố định) được dùng để ngiên cứu làm phương pháp tính toán bổ sung cho phương pháp tính mới này cũng là việc nên làm. Tuy nhiên chúng ta cũng phải công nhận rằng: Mặc dù cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định vẫn còn có những ưu điểm và thuận lợi nhất định. Nhưng việc duy trì phương pháp tính này trong nền kinh tế thị trường hiện nay là không phù hợp. Do vậy việc chủ trương đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tìm ra một phương pháp tính toán mới phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường hiện nay là một việc rất cần thiết đối với nước ta. Chương III Hướng hoàn thiện phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Trong cơ chế thị trường, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự biến động của thị trường ngày càng lớn. Việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm cũng ngày càng trở nên quan trọng, cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm theo phương pháp tính cũ (tính theo giá cố định) thể hiện nhiều hạn chế và không còn phù hợp với tình hình mới hiện nay. Trước vấn đề đó, nhiều tổ chức Thống Kê trong và ngoài nước đang tích cực nghiên cứu tìm kiếm một phương pháp tính toán mới phù hợp hơn để thay thế phương pháp tính cũ. Trong đó nổi bật nhất là hai phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp hiện đã và đang được nhiều nước quan tâm, nghiên cứu và áp dụng hiện nay là: Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số của chỉ số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm và tính chỉ số khối lượng sản phẩm thông qua chỉ số giá. Trong thời gian thực tập tại Viện Khoa học Thống kê em đã có dịp được làm quen, tìm hiểu, nghiên cứu hai cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm mới này. Vì vậy trước thực tế việc tính toán chỉ số khối lương sản phẩm công nghiệp của nước ta như hiện nay, ở đây em xin giới thiệu hai hướng hoàn thiện việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp đối với tình hình thực tế của nước ta hiện nay. I. phương pháp Tính chỉ số khối lượng công nghiệp với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm Trước nhu cầu chung về việc đổi mới và thay thế phương pháp tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định bằng một phương pháp tính mới phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường, hiện nay tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (viết tắt là UNIDO) đang hướng dẫn một số nước cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm. 1. Nội dung của phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm là việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp dựa trên cơ sở lấy quyền số của chỉ số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm ở một năm nào đó được chọn làm gốc để tính toán tiếp cho nhiều năm về sau (sau đây được gọi là “chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm”). Công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm có dạng tổng quát chung như sau: (*). Trong đó: - - Là tỷ trọng giá trị từng loại sản phẩm, được chọn làm quyền số của chỉ số (tính theo giá trị kỳ gốc). - : Là chỉ số cá thể khối lượng sản phẩm công nghiệp kỳ nghiên cứu và kỳ gốc só sánh. 2. Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm Để nghiên cứu và phân tích nội dung cũng như những mặt ưu và nhược điểm của cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm theo phương pháp này, chúng ta trở lại dạng cơ bản của công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm như công thức: Từ công thức trên chúng ta có thể biến đổi thành: (6) Trong đó: - - Chỉ số cá thể khối lượng sản phẩm, được xem là lượng biến hay tiêu thức bình quân hoá của chỉ số bình quân. - : Tỷ trọng giá trị từng loại sản phẩm, được lấy làm quyền số (tính theo kỳ gốc- kỳ trước liền kỳ nghiên cứu). Từ công thức (6) ta thấy, chỉ số khối lượng sản phẩm tính theo phương pháp này chính là chỉ số bình quân cộng gia quyền (bình quân của các chỉ số cá thể). Cũng như khi áp dụng công thức (2) vào trong công tác tính toán, thực tế hàng năm chúng ta rất khó xác định được giá trị cho từng loại sản phẩm qua các năm để từ đó tính được (p0q0) khi tính tỷ trọng giá trị của từng loại sản phẩm kỳ gốc () theo công thức (6). Để khắc phục khó khăn này người ta đã thay đổi tỷ trọng giá trị tính theo giá kỳ gốc của từng loại sản phẩm ( - quyền số khả biến) bằng tỷ trọng giá trị sản phẩm cố định (dc=- quyền số bất biến) được cố định ở một năm nào đó được chọn làm gốc so sánh để áp dụng tính toán liên tục cho nhiều năm sau. Quyền số này được xác định trên cơ sở số liệu có được qua tổng hợp số liệu điều tra công nghiệp vào một năm nào đó. Với quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm cố định ở một năm nào đó được lấy làm gốc so sánh, chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp tính theo quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm lúc này có dạng: (7) Tỷ trọng giá trị sản phẩm chúng ta có thể tính được theo các cách khác nhau như: tính theo gía trị sản xuất, tính theo giá trị tăng thêm hoặc tính theo doanh thu tiêu thụ sản phẩm đều được. ở Việt Nam hiện nay chúng ta vẫn dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất làm chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi nghành công nghiệp riêng biệt hay của toàn bộ nền công nghiệp. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp theo cách tính của UNIDO, ở chương này chúng ta dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất để xác định tỷ trọng giá trị của sản phẩm làm quyền số cho chỉ số. 2.1. Tính đối với phạm vi từng doanh nghiệp Theo tài liệu hướng đẫn của UNIDO thì chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp tính như công thức (7) là dạng áp dụng cho từng doanh nghiệp. Phạm vi tính toán ở đây có thể là tính trên toàn bộ sản phẩm hoặc tính trên một số loại sản phẩm đại diện (các sản phẩm đại diện phải là những sản phẩm có khối lượng lớn, bảo đảm tổng giá trị của chúng chiếm không dưới 75% giá trị sản xuất của toàn doanh nghiệp). Để thấy rõ nội dung, bản chất cũng như đặc điểm và điều kiện áp dụng của phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị sản xuất trên đây, chúng ta trở lại nghiên cứu ví dụ cụ thể về khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất năm 2001 và năm 2000 ở bảng 2 và biết thêm về giá trị sản xuất cũng như tỷ trọng giá trị sản xuất theo giá thực tế của từng loại sản phẩm năm 1999 (giả sử năm này có tổng điều tra công nghiệp và tính được tỷ trọng giá trị sản xuất cho từng loại sản phẩm) của doanh nghiệp “A” như sau. Bảng 4: Giá trị sản xuất tính theo giá thực tế năm 1999 và khối lượng sản phẩm sản xuất qua các năm 2000 và 2001 của doanh nghiệp “A” như sau Tên sản phẩm Đơn vị tính hiện vật Năm 1999 Khối lượng sản phẩm Chỉ số đơn () GTSXtheo GTT(1000đ) Tỷ trọng (dc %) 2000 (q0) 2001 (q1) 1 2 3 4 5 6 7 1.Sản phẩm 1 1000v 1722060 48,23 7238 6292 0,8693 2.Sản phẩm 2 ,, 1356000 37,98 1438 994 0,6912 3.Sản phẩm 3 ,, 76500 2,14 78 88 1,1282 4.Sản phẩm 4 ,, 165000 4,62 486 246 0,5062 5.Sản phẩm 5 ,, 30660 0,86 34 24 0,7059 6.Sản phẩm 6 ,, - - - 1000 ... 7.Sản phẩm 7 1000đ 40000 1,12 50000 - - 8.Sản phẩm 8 1000v 180000 5,04 - - - Tổng x 3570220 100 x x x Với số liệu ở bảng 4, áp dụng công thức (7), chúng ta sẽ tính cho cả hai trường hợp: Tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được (bao gồm toàn bộ những loại sản phẩm có chỉ số cá thể khối lượng sản phẩm và tỷ trọng giá trị sản xuất để tính toán) và tính trên một số sản phẩm đại diện cho những sản phẩm so sánh được. a. Tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được(ký hiệu Iq’) Từ bảng 4, ta thấy chỉ có các sản phẩm 1, 2, 3, 4, 5 mới có đủ điều kiện để so sánh được giữa hai năm 2000 và 2001. Do đó chỉ số khối lượng sản phẩm tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000. lần hoặc 78,376%. b. Tính trên một số sản phẩm đại diện (ký hiệu làIq*) cho các sản phẩm so sánh được Theo nguyên tắc tổng giá trị của các sản phẩm đại diện phải chiếm không dưới 75% giá trị của các sản phẩm mà chúng làm đại diện.Do đó, từ bảng 4 ta chỉ cần chọn 3 loại sản phẩm (1, 2, 4) theo thứ tự các sản phẩm có tỷ trọng giá trị sản xuất nhỏ dần) là đủ yêu cầu của nguyên tắc trên. Từ đó ta có chỉ số khối lượng sản phẩm tính trên một số sản phẩm đại diện của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 là: lần Hoặc 77,64%. Kết quả tính được cho thấy, cả hai trường hợp trên: khi chúng ta tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được và tính trên 3 sản phẩm đại diện trong số 5 sản phẩm so sánh được đều cho ra một kết quả tính toán tương tự nhau (78,376% và 77,64%), sự chênh lệch giữa chúng là không đáng kể chỉ bằng 0,736%. Song điều chúng ta cần lưu ý là, trong cả hai trường hợp trên: Tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được và tính trên một số sản phẩm đại diện cho những sản phẩm so sánh được chúng ta đã bỏ qua việc tính toán đối với những sản phẩm không so sánh đựơc (ở bảng 4 là sản phẩm số 6 và sản phẩm số 7) vì chúng không có đủ dữ liệu để có thể so sánh được (sản phẩm số 7 chỉ tồn tại dưới dạng giá trị nên có đơn vị tính là 1000đ), sản phẩm số 6 năm 2000 không sản xuất nhưng năm 2001 lại được sản xuất, còn sản phẩm số 7 năm 2000 có sản xuất nhưng năm 2001 lại không được sản xuất. Như trên chúng ta đã nói, nếu xét theo phạm vi thời gian tính toán giữa hai năm 2000 và 2001 thì sản phẩm số 6 và sản phẩm số 7 được gọi là những sản phẩm không so sánh được. Và như vậy, khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm nếu chỉ dừng laị ở việc tính toán như ở công thức (7) thì chúng ta mới chỉ tính được chỉ số khối lượng sản phẩm cho những sản phẩm so sánh được chứ chưa tính được cho tất cả các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra, vì thế nó không thoã mãn nhu cầu tính toán để đánh giá tình hình biến động về khối lượng sản phẩm qua các thời kỳ cần nghiên cứu. Như vậy về nguyên tắc, chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp chỉ tính cho những sản phẩm so sánh được là không hợp lý, vì nó đã không tính đến yếu tố mở rộng hay thu hẹp các mặt hàng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mà hiện tượng này trong thực tế lại là hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Phạm vi tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp như vậy đã làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tính toán của chỉ số khối lượng sản phẩm vì chúng ta đã bỏ qua không tính đến những sản phẩm chỉ được sản xuất ở một trong hai thời kỳ so sánh với nhau. Thời kỳ nào có nhiều sản phẩm không so sánh được với giá trị lớn hơn thì khối lượng sản phẩm không được tính đến trong chỉ số khối lượng sản phẩm sẽ lớn hơn và ngược lại. Nói cách khác, khi có sản phẩm không so sánh được thì chỉ số khối lượng sản phẩm tính theo quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm._.ừng loại sản phẩm đại diện (). Đến đây chúng ta có thể xây dựng được công thức tính chỉ số giá tính theo các sản phẩm đại diện của từng ngành công nghiệp như sau: (27) Trong đó: - Chỉ số giá tính theo các sản phẩm đại diện của từng ngành công nghiệp riêng biệt. - - Giá sản xuất bình quân tính theo các đơn vị điều tra riêng của từng sản phẩm đại diện thời kỳ nghiên cứu và thời kỳ gốc. - - Là khối lượng sản phẩm của các sản phẩm đại diện thực tế kỳ nghiên cứu của mổi đơn vị đại diện và toàn bộ các đơn vị đại diện trong từng ngành riêng biệt. Dưới đây ta xét ví dụ minh hoạ cho cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm tính cho từng ngành công nghiệp riêng biệt theo phương án 2. Ví dụ: Ngành công nghiệp “Y” có 6 doanh nghiệp là: Doanh nghiệp A, B, C, D, E, F, sản xuất ra 7 loại sản phẩm chủ yếu. Trong số đó ta chọn ra 3 loại sản phẩm đại diện để tính chỉ số giá của ngành là sản phẩm số 1, sản phẩm số 4, và sản phẩm số 6. Ba doanh nghiệp B, D và E được chọn ra để theo dõi và thu thập số liệu phục vụ cho việc tính chỉ số giá cho toàn ngành. Số liệu của ngành, từng loại sản phẩm cũng như giá sản xuất của các loại sản phẩm đại diện của doanh nghiệp thuộc đơn vị điều tra riêng biệt thể hiện cụ thể ở bảng 8 sau đây. Bảng 8: Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất của ngành công nghiệp Y và 3 doanh nghiệp thuộc đơn vị điều tra riêng B, D và E như sau. Tên sản phẩm Sản phẩm SX và GTSX của ngành “Y” Đơn giá SX của sản phẩm đại diện tính bình quân trên 3 DN. I.Sản phẩm SX chủ yếu (1000 cái) 2000 () 2001 ) 2000 () 2001 () Sản phẩm 1 6200 640 827,3 844,6 Sản phẩm 2 2200 2000 x x Sản phẩm 3 1000 1200 x x Sản phẩm 4 4200 4800 600 623,4 Sản phẩm 5 1600 1620 - - Sản phẩm 6 4800 5200 1005,6 995,7 Sản phẩm 7 4240 4420 x x II.Giá trị SXcủa ngành Y (ngđ) 45251200 47740000 x x Từ bảng 8, áp dụng công thức (27) ta tính được chỉ số giá của toàn ngành Y theo 3 mặt hàng đại diện là: = lần Hoặc 101,28%. áp dụng công thức (26) ta tính được chỉ số chung về khối lượng sản phẩm của ngành công nghiệp Y là: lần hoặc 105,49%. Từ đó chúng ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của ngành Y, theo công thức (25b) là: lần hoặc 104,2%. Kết luận: Khối lượng sản phẩm của ngành Y năm 2001 so với năm 2000 bằng 1,042 lần hoặc bằng 104,2% tức tăng 4,2%. Đến đây một vấn đề mới nữa nẩy sinh mà chúng ta cần phải giải quyết trong công tác thống kê công nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay là việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm của mỗi ngành công nghiệp như đã trình bày ở trên sẽ tính chung cho phạm vi toàn quốc hay là phải tính riêng cho từng tỉnh, thành rồi từ đó mới tổng hợp chung cho phạm vi toàn quốc? Đây là câu hỏi được đặt ra đối với công tác thống kê công nhiệp trong nền kinh tế thị trường- khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp gián tiếp qua chỉ số giá. Như chúng ta đã biết, nhu cầu thông tin để đánh giá tốc độ phát triển của sản xuất công nghiệp cũng như để phân tích mối quan hệ qua lại về sự tăng, giảm sản xuất giữa các ngành công nghiệp riêng biệt qua các thời kỳ khác nhau là yêu cầu thường xuyên đặt ra của các cấp lảnh đạo, chính quyền địa phương. Nói cách khác việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá phân tích biến động của hoạt động sản xuất công nghiệp hàng năm ở các tỉnh, thành phố trong cơ chế thị trường hiện nay là một nhiệm vụ không thể thiếu được đối với công tác thống kê ở địa phương. Như vậy, việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm cho từng ngành cũng như cho toàn công nghiệp không chỉ là yêu cầu đối với phạm vi toàn quốc mà còn là yêu cầu đối với phạm vi các tỉnh, thành phố. Trong trường hợp có cả nhu cầu tính chung cho toàn quốc và tính riêng cho các tỉnh, thành thì việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp cần phải có sự thống nhất cách tính và phải theo một quy trình tính toán từ dưới lên trên (từ số liệu của mỗi ngành công nghiệp riêng biệt ở các tỉnh, thành lên cho từng ngành chung trên phạm vi toàn quốc, rồi từ số liệu đó chúng ta tính lên cho toàn bộ nền công nghiệp của cả nước). Làm như vậy vừa đảm bảo sự thống nhất số liệu từ các tỉnh, thành phố với số liệu chung của toàn quốc góp phần khắc phục tình trạng khập khiểng về số liệu trong công tác thống kê hiện nay. Để thực hiện được phương hướng đó cần phải có những quy định cụ thể hơn về cách lựa chọn sản phẩm đại diện, cách lựa chọn các đơn vị điều tra riêng và xây dựng quy trình tính toán cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể: -Về việc lựa chọn sản phẩm đại diện: Căn cứ vào nguyên tắc lựa chọn các sản phẩm đại diện như đã giới thiệu ở trên. Tổng cục Thống kê sẽ trực tiếp lựa chọn và công bố danh mục các sản phẩm đại diện cho từng ngành công nghiệp riêng biệt hoặc nhóm sản phẩm trên góc độ toàn quốc. Các tỉnh, thành phố dựa vào danh mục này và căn cứ vào điều kiện thực tế cụ thể ở địa phương mà có thể bổ sung thêm những sản phẩm xét thấy cần thiết để tăng thêm tính đại diện của sản phẩm cho từng ngành công nghiệp ở địa phương. Nhưng cần chú ý rằng: Chúng ta không được bỏ bớt những sản phẩm đã có trong danh mục chung của toàn quốc do Tổng Cục Thống Kê thông báo, chỉ trừ trường hợp những sản phẩm đó ở địa phương không sản xuất hoặc sản xuất với số lượng nhỏ không đáng kể. -Việc lựa chọn đơn vị điều tra riêng: các đơn vị điều tra riêng để thu thập số liệu về giá trị sản xuất. Những nguyên tắc và yêu cầu thu thập thông tin đối với đơn vị điều tra riêng đã được trình bày cụ thể ở phần trên. Song điều cần chú ý ở đây là chúng ta đứng trên góc độ từng tỉnh, thành phố để xác định các đơn vị điều tra riêng. Các đơn vị này do cục thống kê các tỉnh, thành phố lựa chọn, nhưng phải báo cáo và được sự thống nhất của Tổng cục Thống kê. *Quy trình tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp của một ngành trên phạm vi toàn quốc Công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghệp của một ngành trong phạm vi toàn quốc có dạng cơ bản sau: (28). Trong đó: N0= - Giá trị sản xuất thực tế kỳ gốc của từng ngành công nghiệp riêng biệt trong phạm vi một tỉnh, thành phố. - Chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt ở phạm vi mỗi tỉnh, thành phố. Chỉ số này được tính theo công thức (25b) đã được giới thiệu ở trên. Như vậy để tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt trên phạm vi toàn quốc trước hết chúng ta phải tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt ở phạm vi mỗi tỉnh, thành phố theo công thức (25b) và phải có được giá trị sản xuất theo giá thực tế kỳ gốc của từng ngành cũng ở phạm vi tỉnh, thành phố ( hoặc N0). Ví dụ minh hoạ: Có số liệu về giá trị sản xuất theo giá thực tế và chỉ số khối lượng sản phẩm của hai ngành công nghiệp “Y” và “Z” ở ba tỉnh A, B, C như bảng sau. Bảng 9: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất của hai ngành công nghiệp “Y”, “Z” ở ba tỉnh A, B, C. GTSX theo giá thực tế (1000 đ) () 2000 (N0) 2001 (N1) I.Tỉnh A 1. Ngành “Y” 45251200 46717340 1,0324 2. Ngành “Z” 21251200 22017800 1,0294 II. Tỉnh B 1. Ngành “Y” 8030000 8410000 1,0215 2. Ngành “Z” 16040000 16608200 1,0185 III. Tỉnh C 1. Ngành “Y” 6022000 6245000 1,018 2. Ngành “Z” 8112000 8211000 1,0121 Với số liệu như trên, áp dụng công thức (28) ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của một ngành trong phạm vi toàn quốc là: Chỉ số khối lượng sản phẩm ngành “Y” chung 3 tỉnh: Hoặc bằng 102,95%. Chỉ số khối lượng sản phẩm ngành “Z” chung 3 tỉnh: = 1,0224 hoặc bằng 102,24%. Kết luận: Năm 2001 so với năm 2000 khối lượng sản phẩm công nghiệp chung cả 3 tỉnh của ngành “Y” bằng 102,95% tức tăng 2,95%. Của ngành “Z” bằng 102,24% hay tăng 2,24%. Việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp theo phương án 2 so với phương án 1 trong phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm thông qua chỉ số giá có những ưu điểm sau: - Việc lựa chọn và xác định các sản phẩm đại diện trên góc độ toàn ngành công nghiệp dù ở cấp toàn quốc hay ở cấp tỉnh, thành phố đều do cơ quan Thống Kê đảm nhận. Đó là lực lượng có trình độ chuyên môn cao về công tác thống kê và họ lại làm đúng chức năng của nghành, nên sẽ đảm bảo tính khách quan, đúng nguyên tắc và khả năng thực hiện tốt. - Việc thu thập số liệu về giá cả của các sản phẩm đại diện không đòi hỏi phải thu thập trên tất cả các đơn vị có tham gia sản xuất ra sản phẩm, mà chỉ cần tập trung vào một số đơn vị điều tra riêng ( ở phạm vi hẹp ) nên có điều kiện chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn nghiệp vụ kỹ lưỡng, tổ chức thu thập thông tin có kế hoạch, nhanh gọn và như vậy sẽ đảm bảo được tính kịp thời và yêu cầu chất lượng của số liệu thống kê. - Điểm xuât phát để tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp đều thống nhất là bắt đầu từ ngành công nghiệp dù ngành đó bao gồm các đơn vị là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài hay các đơn vị kinh tế hộ gia đình cá thể, cơ quan tổ chức kiêm sản xuất công nghiệp. - Trên cơ sở nguồn số liệu để tính chỉ số giá. Chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành còn có thể tính toán được các chỉ số khối lượng sản phẩm, chỉ số giá sản xuất của từng nhóm sản phẩm, cung cấp những thông tin biến động về giá cả sản xuất theo từng nhóm sản phẩm cho các yêu cầu sử dụng khác nhau mà thực tế đang đặt ra, có cơ sở để phân tích mối liên hệ giữa sự biến động về khối lượng và giá cả theo từng nhóm sản phẩm, vv... 2.3. Tính đối với phạm vi toàn bộ công nghiệp Công đoạn cuối của tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp là tổng hợp số liệu để tính cho toàn bộ nền công nghiệp của cả quốc gia (tính cho toàn công nghiệp). *) Tính trong phạm vi một tỉnh, thành phố: Thì chúng ta áp dụng công thức ( ) để tính chỉ số khối lượng sản phẩm cho toàn công nghiệp của mỗi tỉnh, thành phố. Nhưng chúng ta phải chú ý là ở khâu tổng hợp cuối cùng không phải là tổng hợp ở phạm vi một ngành trong tất cả các tỉnh, thành phố mà là tổng hợp trong phạm vi một tỉnh, thành phố đối với tất cả các ngành. Quay lại ví dụ trên, với số liệu ở bảng 8, chúng ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp của các tỉnh như sau: Chỉ số khối lượng toàn công nghiệp tỉnh A: lần Hoặc 103,14%. Chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp tỉnh B: lần Hoặc 101,92%. Chỉ số khối lượng toàn công nghiệp của tỉnh C: lần Hoặc 101,46%. Kết luận: Năm 2001 so với năm 2000 khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp của các tỉnh nhìn chung đều tăng. Tỉnh A bằng 103,14% hay tăng 3,14%. Của tỉnh B bằng 101,92% hay tăng 1,92%. Của tỉnh C bằng 101,46% hay tăng 1,46%. *). Nếu trên phạm vi toàn quốc: Thì công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp () sẽ có dạng chung là: = (29). Trong đó: N0, - Là giá trị sản xuất thực tế kỳ gốc và chỉ số khối lượng sản phẩm từng ngành công nghiệp riêng biệt ở mỗi tỉnh, thành phố. áp dụng công thức (29) để tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp ở phạm vi toàn quốc đoài hỏi phải có số liệu về giá trị sản xuất theo giá thực tế và chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt ở mỗi tỉnh, thành phố hoặc là của từng ngành nhưng đã được tổng hợp ở phạm vi chung ở các tỉnh, thành phố cũng như toàn công nghiệp nhưng ở phạm vi mỗi tỉnh, thành phố. ở ví dụ trên, khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp ở phạm vi chung của các tỉnh, thành ta đã có các số liệu về giá trị sản xuất kỳ gốc và tổng của các tích giá trị sản xuất kỳ gốc và chỉ số khối lượng sản phẩm từng nghành chung cả ba tỉnh ( và ) như sau: Tên ngành GTSX kỳ gốc () 1. Ngành “Y” (1000đ) 59303200 61050380 2. Ngành “Z” (1000đ) 45403200 46414862 Từ số liệu trên, áp dụng công thức (29) chúng ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp chung 3 tỉnh là: = lần Hoặc 102,63%. Kết luận: Năm 2001 so với năm 2000, khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp chung cả 3 tỉnh bằng 1,0263 lần hoặc bằng 102,63% tức tăng 2,63% so với năm 2000. 3. Nhận xét: Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trên cơ sở dùng chỉ số gía để loại trừ biến động của yếu tố giá cả từ chỉ số chung có những ưu và nhược điểm cơ bản sau đây: a. Ưu điểm - Do không dùng quyền số cố định (bất biến) mà thay vào đó là quyền số khả biến (liên hoàn), tức là khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp qua mỗi cặp năm so sánh sẽ thay đổi quyền số một lần nên tỷ lệ những loại sản phẩm mới (sản phẩm thiếu các thông số làm quyền số) sẽ ít đi, giữa mức độ phản ánh của chỉ tiêu được chọn làm quyền số tính toán và nội dung của chỉ tiêu nghiên cứu cũng phù hợp hơn với thực tế hiện nay của nền kinh tế thị trường. - Trong trường hợp giữa hai thời kỳ báo cáo và thời kỳ gốc so sánh dù có hay không có sản phẩm không so sánh được, thì việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm qua chỉ số giá đều phản ánh được xu thế biến động của nó qua các kỳ nghiên cứu, về mặt khối lượng sản phẩm không bị bỏ qua yếu tố thay đổi mặt hàng sản xuất. - Khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm chúng ta không nhất thiết phải sử dụng toàn bộ các loại sản phẩm, mà có thể nghiên cứu trên những sản phẩm đại diện được chọn ra từ những sản phẩm cần nghiên cứu, và cũng không phải theo giõi số liệu về các sản phẩm đại diện ở tất cả các đơn vị sản xuất ra sản phẩm đó, mà chỉ chọn ra một số đơn vị nhất định từ những đơn vị đó gọi là đơn vị điều tra riêng. Do vậy chúng ta có điều kiện để theo giõi, tính toán giá sản xuất của đơn vị sản phẩm một cách cụ thể, chi tết và khoa học. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chỉ tiêu tính toán và đặc biệt là có thể đáp ứng kịp thời những yêu cầu tính toán cụ thể, có tính khả thi cao, phù hợp với trình độ hạch toán và đặc điểm sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay. - Phương pháp này cho phép chúng ta nghiên cứu và phân tích được mối liên hệ giữa biến động của các yếu tố giá và khối lượng sản phẩm với biến động chung của cả hai chỉ tiêu này trong cùng một hiện tượng kinh tế. - Tính chỉ số khối lượng sản phẩm bằng cách tính gián tiếp thông qua chỉ số giá là phương pháp tính mà hiện nay nhiều nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế đang áp dụng. Do vậy nếu áp dụng phương pháp này vào trong thực tế tính toán, kết quả tính được có thể đảm bảo so sánh được giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi nước mà trong cách tính cụ thể của các nước cũng không hoàn toàn giống nhau. b.Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên, tính chỉ số khối lượng sản phẩm thông qua chỉ số giá cũng có những nhược điểm và khó khăn sau đây - Do chỉ số giá chỉ tính trên một số sản phẩm đại diện và thu thập số liệu chỉ tiến hành ở một số đơn vị điều tra riêng, nên kết quả tính toán phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các sản phẩm đại diện cũng như các đơn vị điều tra riêng. Nếu chọn được các sản phẩm có tính đại diện cao cũng như chọn được những đơn vị điều tra riêng có tính chất đại diện cao thì chỉ số tính ra có tính chính xác cao, sát với thực tế. Nếu ngược lại, chọn ra những sản phẩm có tính chất đại diện thấp, các đơn vị thu thập thông tin thiếu khách quan thì kết quả tính toán ra rất dễ bị sai lệch, không phản ánh sát thực tế biến động về giá cũng như không phản ánh đúng sự biến động về khối lượng sản phẩm công nghiệp được sản xuất qua các thời kỳ với nhau. - Tính chỉ số khối lượng sản phẩm thông qua chỉ số giá là cách tính gián tiếp, bằng cách chia hai số tương đối cho nhau, nên dù cùng chung một nguồn số liệu, nhưng nếu điểm bắt đầu tính toán từ các cấp khác nhau thì có thể đẫn đến kết quả ở phạm vi tổng hợp chung sẽ khác nhau. Ví dụ: Nếu xuất phát bắt đầu tính toán từ doanh nghiệp sẽ có chỉ số khối lượng sản phẩm của các ngành khác với điểm xuất phát tính trực tiếp từ ngành. - Tính theo phương pháp gián tiếp này sẽ thiếu những thông tin về chỉ tiêu giá trị sản xuất loại trừ biến động về giá qua các năm để tính toán và phân tích các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả và các chỉ tiêu có liên quan như: Chỉ tiêu về năng suất lao động, chỉ tiêu về giá trị sản xuất bình quân đầu người, vv... Trên đây là hai hướng hoàn thiện phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp đang được nhiều nước và các tổ chức thống kê trên thế giới quan tâm. Với điều kiện ở nước ta hiện nay, đây là hai hướng tham khảo cơ bản để lựa chọn cho mình một phương pháp tính chỉ số khối lượng phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế thị trường hiện nay, thay thế cho phương pháp tính cũ đã có nhiều hạn chế. Tuy từ góc độ nghiên cứu đến việc áp dụng vào thực tế tính toán còn là cả một vấn đề dài và phức tạp, trong mỗi một cách tính đều có chứa những mặt ưu và nhược điểm của nó, bên cạnh những thuận lợi còn tồn tại những khó khăn nhất định. Nhưng với hướng nghiên cứu để tìm ra một cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm mới hợp lý hơn với yêu cầu thực tế hiện nay, hai hướng hoàn thiện về cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm đã giới thiệu ở trên có ý nghĩa rất quan trọng, việc phân tích và đánh giá sâu sát những thuận lợi và khó khăn của mỗi cách tính là việc làm rất có ý nghĩa, nó vừa có ý nghĩa bổ trợ cho cách tính truyền thống cũ, vừa giúp chúng ta tìm ra một cách tính mới phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường hiện nay. Kết luận và kiến nghị Qua nghiên cứu nội dung, phương pháp tính cũng như điều kiện để áp dụng vào thực tế của từng cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp (tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định (Pc), tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm (d) và tính gián tiếp thông qua chỉ số giá (IP)) cũng như phân tích và đánh giá những mặt ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp tính toán trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau: Bất kỳ một phương pháp tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm nào đều có những điểm thuận lợi và khó khăn nhất định. Như đã nhận định: Mỗi một phương pháp tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp dù có tối ưu đến mấy đi nữa khi vận dụng vào thực tế thì nó cũng không thể không có những mặt hạn chế nhất định, việc tìm kiếm một phương pháp tính toán tuyệt đối chính xác, không có điểm hạn chế nào khi vận dụng vào thực tế là một điều không thể. ở đây chúng ta không đi tìm kiếm cái không thể đó, với tinh thần “gạn đục khơi trong” chúng ta cùng nghiên cứu, phân tích đánh giá những ưu điểm và nhược điểm cũng như những thuận lợi và khó khăn trong mỗi cách tính để từ đó tìm ra một cách tính mới phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thực tế hiện nay. Do đó việc nghiên cứu kỹ lưỡng ba cách tính trên đây có ý nghĩa rất quan trọng. Phải nói rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay chúng ta khó có thể có được một phương pháp tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm chiếm ưu thế tuyệt đối ở mọi cấp độ. Do vậy việc nghiên cứu cả ba cách tính trên có một ý nghĩa rất quan trọng, cách tính này có thể bổ trợ cho cách tính kia, nó góp phần làm tăng mặt ưu điểm và hạn chế mặt nhược điểm trong mỗi cách tính toán, để vận dụng vào trong từng trường hợp cụ thể, làm cho kết quả tính được phản ánh đúng và sát với tình hình biến động về khối lượng sản phẩm sản xuất ra qua các thời kỳ cần nghiên cứu với nhau trong nền kinh tế thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các chủng loại sản phẩm mới luôn được tạo ra với khối lượng ngày càng nhiều. Việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định đã không đáp ứng được đòi hỏi của tình hình thực tế. Việc duy trì cách tính toán cũ trong tình hình hiện nay là không phù hợp, mặc dù cách tính cũ vẩn còn có những điểm thuận lợi. Cho nên việc tiếp tục nghiên cứu phương pháp tính cũ làm điều kiện bổ trợ và đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm ra một cách tính khác hợp lý hơn là điều kiện cần thiết phải làm. Do vậy tuỳ từng trừng hợp cụ thể mà chúng ta có quyết định dùng cách tính này hay cách tính khác cho phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng: phải đảm bảo sự thống nhất trong tính toán giữa các cấp với nhau là một điều rất quan trọng. Trên cơ sở đó chúng ta có một số kiến nghị sau Việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm bằng cách toại trừ biến động giá từ chỉ số chung có nhiều ưu điểm phù hợp với đặc điểm sản xuất đang chuyển mạnh theo cơ chế thị trường ở nước ta và cũng là thống nhất với cách tính chung của các nước và các tổ chức quốc tế hiện nay. Do vậy, về phương hướng hoàn thiện phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp của nước ta hiện nay cần thiết và có điều kiện để chuyển từ cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định như hiện nay sang tính theo cách gián tiếp thông qua chỉ số giá. Tuy nhiên, phương pháp này theo nội dung đã trình bày ở trên chỉ mới có thể áp dụng để nghiên cứu động thái khối lượng sản phẩm qua các năm. Còn khi so sánh giữa các tháng khác nhau trong một năm cũng như giữa các tháng cùng tên của hai năm thì phải tiếp tục nghiên cứu thêm, có phương án thu thập số liệu để tính giá bình quân của những loại sản phẩm đại diện thuộc các đơn vị điều tra riêng cho từng tháng. Đồng thời phải xây dựng một lược đồ tính toán sao cho bảo đảm được sự thống nhất về chỉ số giá sản xuất cũng như chỉ số khối lượng sản phẩm tính qua chỉ số giá giữa 12 tháng và số liệu chung của cả năm. Về phương pháp luận việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm qua chỉ số giá cho từng tháng so với chỉ số tính cho cả năm về cơ bản là giống nhau chỉ khác khi tính cho các tháng là cụ thể hoá số liệu của các tháng. Nhưng về thực tế thì việc tính toán đó phức tạp hơn nhiều, vì khối lượng công việc rất lớn, do vậy phải được tiến hành thật thận trọng và cần có những thời gian cần thiết để chuẩn bị. Xét về cấp áp dụng thì chỉ số khối lượng sản phẩm tính qua chỉ số giá cần thiết áp dụng ở cả ba cấp: Doanh nghiệp, ngành công nghiệp riêng biệt và toàn công nghiệp. Nhưng công thức tính xây dựng cho doanh nghiệp (công thức 20) chủ yếu là dùng cho các doanh nghiệp lớn, ở đó doanh nghiệp tự nghiên cứu và vận dụng để đánh giá biến động khối lượng sản phẩm của riêng doanh nghiệp , còn đối với từng ngành công nghiệp thì phần lớn các trường hợp là không thể tính chỉ số khối lượng sản phẩm của ngành trên cơ sở các kết quả tính toán đó của doanh nghiệp theo Phương án 1 như công thức (24) đã trình bày ở trên, mà phải tính trực tiếp từ số liệu về giá và khối lượng sản phẩm đã được tổng hợp ở phạm vi nghành như phương án 2 (công thức 25b, 26, 27). ở mỗi ngành sẽ tính riêng cho từng tỉnh, thành phố và từ số liệu của từng ngành tổng hợp lên cho toàn quốc. Chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp được tính toán trên cơ sở đã tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của các ngành (kể cả trong phạm vi một tỉnh, thành phố cũng như phạm vi toàn quốc). Phải xem việc thay thế cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp như chủ trương trên đây là một “cuộc cách mạng” về chuyển đổi phương pháp tính toán trong công tác thống kê. Vì vậy phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cả về mặt lý thuyết lẫn điều kiện thực tế, có tiến hành thí điểm để rút ra kinh nghiệm rồi mới tổ chức triển khai thực hiện từng bước. Trong suốt thời gian chuyển đổi, nhất là khi chưa có phương án thay đổi cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm cho các tháng thì chưa được bỏ chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cố định. Như vậy trong một thời gian nhất định rất có thể có nơi, có lúc phải thực hiện tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm đồng thời theo hai phương pháp: “Phương pháp tính theo giá cố định và Phương pháp tính thông qua chỉ số giá”. Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay việc đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế, phân tích sự phát triển của quá trình sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất không chỉ áp dụng ở tầm vĩ mô mà đòi hỏi phải được áp dụng ở tầm vi mô, từ cả các cơ sở, các ngành công nghiệp của từng địa phương. Vì vậy, việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm phải được hướng dẫn và tổ chức thực hiện cho tất cả các cấp các ngành theo một kế hoạch, một chương trình thống nhất dưới sự chỉ đạo của Tổng Cục Thống Kê. Đối với yêu cầu về số liệu để tổng hợp chung nghiên cứu ở tầm vĩ mô thì điểm xuất phát phải tính từ các ngành công nghiệp riêng biệt. Cơ quan Thống Kê các cấp phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc lựa chọn sản phẩm đại diện, xác định đơn vị thu thập thông tin về giá sản xuất ở phạm vi ngành công nghiệp một cách khách quan, khoa học và hợp lý, vừa đảm bảo những nguyên tắc chung vừa phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế thị trường. Mặt khác phải dần dần đưa công việc này vào nề nếp, từng bước tạo ra thói quen cho cán bộ thống kê và các đối tượng có liên quan ở tất cả các cấp, các ngành trong nền kinh tế. Ngoài chỉ số khối lượng sản phẩm liên hoàn, hàng năm cần tính toán thêm chỉ số khối lượng sản phẩm định gốc trên cơ sở các chỉ số liên hoàn liên tiếp nhau trong các khoảng thời gian phù hợp để nắm được một cách chung nhất về tình hình sản xuất công nghiệp trong cả một thời kỳ so với thời kỳ gốc. Dựa vào các chỉ số khối lượng sản phẩm liên hoàn và định gốc đã được tính toán, các cơ quan thống kê cần thiết phải tính đổi chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá thực tế của tất cả các năm về cùng một mặt bằng giá của một năm nào đó để có nguồn số liệu cần thiết phục vụ cho việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm theo các thành phần kinh tế, tính toán và phân tích nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác có liên quan (khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện việc tính toán này là 5 năm chúng ta tính lại một lần và chuyển về mặt bằng giá của các năm chẵn: 0, 5, 10, 15, vv…), nhằm theo giỏi sát sao nhất những biến động kinh tế xảy ra trên thị trường để có những biện pháp quản lý kịp thời. Khi tính chỉ số giá sản xuất để nghiên cứu biến động của khối lượng sản phẩm công nghiệp cũng phải tính toán chỉ số giá vật tư làm cơ sở tính đổi chi trung gian về cùng mặt bằng giá của một năm nào đó phù hợp với thời gian của chỉ tiêu giá trị sản xuất để làm cơ sở cho tính toán và nghiên cứu biến động chỉ tiêu giá trị tăng thêm trong công nghiệp. Do trong điều kiện hiện nay của nước ta, việc thay đổi phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp sang cách tính khác phù hợp hơn với tình hình thực tế là việc làm rất cần thiết. Nhưng với điều kiện thực tế hiện nay chúng ta vẫn chưa thể thực hiện ngay được. Vì vậy, việc áp dụng một phương pháp tính mới vào trong thực tế cần phải được chuẩn bị chu đáo và cần thiết phải thực hiện tính thí điểm từng bước, do đó, chúng ta cần phải có một thời gian nhất định cho việc chuyển đổi phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm từ cách tính hiện nay sang cách tính mới. Trong khoảng thời gian đó chúng ta phải chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, tìm hiểu về các phương pháp tính các chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp khác để nắm được những ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp tính cũng như điều kiện để áp dụng vào thực tiễn. Đây là một việc làm cần thiết và phải được chuẩn bị thật chu đáo cho việc thay thế phương pháp tính mới vào thực tế. Từ việc nghiên cứu về nội dung, phân tích và đánh giá những mặt ưu – nhược điểm, những điểm thuận lợi và khó khăn của từng phương pháp trên đây, kết hợp với điều kiện thực tế chung của nền kinh tế nước ta hiện nay tôi cho rằng việc lựa chọn và áp dụng phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá để thay thế phương pháp tính toán cũ trong tình hình hiện nay là hợp lý và đã đến lúc chúng ta cần phải thực hiện để đáp ứng được với như cầu của nền kinh tế thị trường. Mục lục Lời nói đầu Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về phương pháp chỉ số và chỉ số khối lượng sản phẩm I. Vai trò của phương pháp chỉ số trong phân tích kinh tế II. Giới thiệu chung về phương pháp chỉ số 1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của chỉ số 1.1.Khái niệm về chỉ số 1.2. Nội dung của chỉ số 1.3. ý nghĩa của chỉ số 2. Các loại chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp 2.1. Chỉ số đơn () 2.2. Chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm *Quyền số của chỉ số 3. Đặc điểm và điều kiện áp dụng của chỉ số III. Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp 1. Tính trực tiếp chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp 2. Tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số gia 3. Tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số của chỉ số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm Chương II phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp ở nước ta hiện nay 1. Nội dung của cách tính chỉ số khối lượng với quyền số là giá cố định 2. Cách tính của phương pháp “tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định 2.1. Tính đối với từng doanh nghiệp 2.2. Tính đối với từng nghành công nghiệp riêng biệt 2.3. Tính đối với toàn công nghiệp 3. Nhận xét Ưu điểm Nhược điểm Chương III Hướng hoàn thiện phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay I. phương pháp Tính chỉ số khối lượng với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm 1. Nội dung của phương pháp tính chỉ số khối lượng với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm 2. Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm 3. Nhận xét a). Ưu điểm. b). Nhược điểm. II. Phương pháp Tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá 1. Nội dung phương pháp tính chỉ số khối lượng thông qua chỉ số giá 2. Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá 2.1. Tính đối với phạm vi doanh nghiệp 2.2. Tính đối với từng nghành công nghiệp riêng biệt a. Phương án tính từ doanh nghiệp b. Phương án tính từ nghành công nghiệp riêng biệt 2.3. Tính đối với toàn công nghiệp *). Nếu trong phạm vi một tỉnh, thành phố: *). Nếu trên phạm vi toàn quốc: 3. Nhận xét Ưu điểm Nhược điểm Kết luận và kiến nghị Mục lục TàI liệu tham khảo TàI liệu tham khảo Giáo trình Lý thuyết Thống kê- Trường đại học kinh tế quốc dân- Hà Nội 1998. Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp TS. Tăng Văn Khiên. NXB “Thống Kê” Hà Nội- 2001. Tăng Văn Khiên- Tính đổi giá trị sản lượng theo giá cố định bằng phương pháp hệ số 6/1975. Từ Điển Thống Kê- NXB Thống Kê- Hà Nội 1977. Bảng giá cố định năm 1994, NXB Thống Kê- Hà Nội 1995. Nguyễn Hữu Hoè- Phương pháp chỉ số trong phân tích kinh tế. Hướng dẫn của UNIDO về tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29905.doc
Tài liệu liên quan