Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng và vận dụng tính chỉ số giá tiêu dùng cho Hà Nội, vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước

Phần Mở Đầu Sự biến động giá cả là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến mọi mặt của nền kinh tế- xã hội, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư. Vì vậy, ở mọi nền kinh tế ở mọi quốc gia người ta đều quan tâm nghiên cứu về giá và sự biến động giá cả. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa như nước ta hiện nay, tất yếu phải quan tâm đến giá cả và sự biến động của giá cả.Vì vậy, việc tính chỉ số giá là một việc cần thiết.Trong đó có chỉ số giá tiêu dùng

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng và vận dụng tính chỉ số giá tiêu dùng cho Hà Nội, vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động của giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng còn là công cụ để đo lường tỷ lệ lạm phát, là cơ sở để đánh giá mức sống dân cư… Tuy nhiên, công việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng là một công việc phức tạp bởi biến động giá cả là kết quả của hàng loạt yếu tố khác nhau tác động đồng thời, công việc đó càng khó khăn hơn trong một nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy muốn có được những nhận xét đúng đắn và hữu ích về chỉ số giá tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá tiêu dùng để đề ra được phương hướng quản lý hiệu quả ở cả tầm vĩ mô và vi mô thì cần phải hiểu được rõ về chỉ số giá tiêu dùng. Đồng thời phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng cần chính xác, cụ thể để phản ánh đầy đủ sự biến động của giá tiêu dùng. Trong những năm qua, Tổng cục Thống kê đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của số liệu thống kê giá, phương pháp tính chỉ số giá ngày càng được cải tiến. Trong đó chỉ số giá tiêu dùng đã được hoàn thiện về phương pháp tính, hàng tháng được công bố trong ấn phẩm “Chỉ số giá cả hôm nay” Nhận thức được tầm quan trọng của việc tính chỉ số giá nói chung và chỉ số giá tiêu dùng nói riêng. Trong thời gian thực tập ở Tổng Cục Thống Kê, em đã tập trung nghiên cứu phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay và vận dụng tính chỉ số giá tiêu dùng của thành phố Hà Nội, Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước tháng 12/2005 với tên đề tài: “Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Vịêt Nam hiện nay”, nhằm mục đích trình bày có hệ thống về phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng hiện nay, để hiểu rõ hơn vể chỉ số giá tiêu dùng và vai trò của chỉ số giá tiêu dùng trong quản lý kinh tế. Để đạt được mục đích trên, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm: Chương I: Những vấn đề chung về giá, chỉ số giá và chỉ số giá tiêu dùng Chương II: Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay Chương III: Vận dụng tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/ 2005 cho thành phố Hà Nội, Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước. Chương I: Những vấn đề chung về giá, chỉ số giá và chỉ số giá tiêu dùng I. Những vấn đề chung về giá 1. Giá và chức năng của giá 1.1. Khái niệm giá cả Trong điều kiện nền sản xuất giản đơn, giá cả chỉ phản ánh giá trị của sản xuất hàng hoá và được các nhà kinh tế học cổ điển như A. Smith va D. Ricardo và các nhà kinh tế học của chủ nghĩa Mác- Lênin đưa ra khái niệm: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị tự nhiên tức giá trị hàng hoá. Khi nền kinh tế sản xuất phát triển, phạm vi giá cả được mở rộng, giá cả được thừa nhận không chỉ đơn thuần giá trị hàng hoá mà nó hình thành trên cơ sở tổng hoà các mối liên hệ kinh tế xã hội như: cung, cầu hàng hoá; tích luỹ và tiêu dùng trong ngoài nước. Giá cả trên thị trường được xác định trên cơ sở thoả thuận về lợi ích giữa người mua và người bán, là cơ sở trao đổi hàng hoá. Do đó, giá cả vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội. 1.2. Chức năng của giá Giá cả có chức năng chủ yếu sau: + Chức năng thông tin: Giá cả phản ánh tình hình cung cầu, có thể nhận biết được sự khan hiếm tương đối của hàng hoá qua sự biến đổi của giá. Vì vậy, tin tức về giá cả có thể hướng dẫn các đơn vị kinh tế có liên quan định ra những quyết định đúng đắn. Trong lĩnh vực phân phối, lưu thông và tiêu dùng, sự biến động của giá cả cũng cung cấp những thông tin cần thiết để các đơn vị kinh tế có được những quyết định đúng đắn. + Chức năng phân bổ các nguồn lực: Sự biến động giá cả có thể dẫn đến sự biến động về lưu chuyển tài nguyên. Khi giá cả của một loại hàng hoá nào đó tăng lên thì người sàn xuất nói chung có thể tăng sản xuất mặt hàng ấy, và sẽ thu hút tài nguyên xã hội tập trung vào đó, nhưng khi giá tăng lại có thể làm người tiêu dùng giảm tiêu thụ loại hàng hoá đó. Khi giá giảm người sản xuất nói chung có thể giảm loại hàng ấy, và do đó, một phần tài nguyên có thể không lưu chuyển vào ngành ấy, nhu cầu tiêu dùng loại hàng đó lại tăng thêm. Chính thông qua quá trình này mà giá cả điều tiết qui mô sản xuất của xí nghiệp, sự bố trí tài nguyên giữa các ngành và cân đối giữa tổng cung và tổng cầu xã hội. + Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật: Giảm lao động xã hội trung bình cần thiết + Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân và cá nhân + Chức năng thực hiện lưu thông hàng hoá: Giá cả lên xuống là một bàn tay vô hình điều tiết lợi ích của mọi người, chỉ huy hành động của người sản xuất, điều tiết hành vi của người tiêu dùng. Như vậy, giá cả là một phạm trù kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nói đến thị trường, cơ chế thị trường tất yếu phải nói đến giá cả. 2. Các loại giá ở Việt Nam hiện nay Giá cả là công cụ để thực hiện việc phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, điều tiết kích thích sản xuất phát triển.Để thực hiện những chính sách giá cả đúng đắn nhằm phát huy tác dụng của giá đối với việc thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống giá cả bao gồm nhiều loại giá khác nhau, có liên hệ chặt chẽ với nhau hình thành nên hệ thống giá cả thống nhất.Căn cứ vào tính chất kinh tế và yêu cầu quản lí, hiện nay giá cả được chia làm các loại sau: Giá tiêu dùng, Giá bán sản phẩm của ngừơi sản xuất, Giá bán vật tư cho sản xuất, Giá cước vận tải hàng hoá, Giá xuất, nhập khẩu hàng hoá, Giá vàng và ngoại tệ. a. Giá tiêu dùng (giá tiêu dùng cuối cùng) Giá tiêu dùng là giá mà người tiêu dùng mua hàng hoá và chi trả các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày, được biểu hiện bằng giá bán lẻ hàng hoá trên thị trường và dịch vụ phục vụ sinh hoạt, đời sống dân cư, không bao gồm giá hàng hoá cho sản xuất và các công việc có tính chất sản xuất kinh doanh. b. Giá bán sản phẩm của người sản xuất (giá sản xuất) Giá sản xuất là giá mà người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm của mình trên thị trường. Giá sản phẩm của người sản xuất chia làm hai loại: Giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm, thuỷ sản, Giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp. c. Giá bán vật tư cho sản xuất (giá sử dụng trung gian) Giá bán vật tư cho sản xuất là giá của tổ chức kinh doanh vật tư bán trực tiếp cho người sản xuất để sản xuất, chế biến ra sản phẩm. Theo quy định của Tổng cục Thống kê, giá cả này không bao gồm chi phí vận chuyển và chi phí khác. d. Giá cước vận tải hàng hoá Giá cước vận tải hàng hoá là giá cước mà người thuê vận chuyển hàng hoá trả cho các đơn vị vận tải hàng hoá. Nó được xác định thông qua sự thoả thuận miệng hoặc thoả thuận dưới hình thức hợp đồng vận chuyển hàng hoá giữa các đơn vị vận tải hàng hoá và chủ hàng hoá. e. Giá xuất, nhập khẩu Giá xuất khẩu là giá Việt Nam trực tiếp bán hàng hoá cho các tổ chức nước ngoài, tính bằng ngoại tệ và được tính theo điều kiện giao hàng tại biên giới Việt Nam (giá FOB) khi không muốn tính đến xuất khẩu dịch vụ vận tải, bảo hiểm...và tính theo điều kiện tại biên giới nước nhập (giá CIF) nếu muốn tính cả xuất khẩu dịch vụ vận tải, bảo hiểm... Giá nhập khẩu là giá nước ta mua hàng hoá trực tiếp của nước ngoài, tính bằng ngoại tệ và tính theo điều kiện giao hàng tại biên giới Việt Nam (giá CIF) nếu muốn tính đến nhập khẩu dịch vụ vận tải, bảo hiểm... và theo điều kiện biên giới nước xuất (giá FOB) nếu không muốn tính đến nhập khẩu dịch vụ vận tải, bảo hiểm... f. Giá vàng và ngoại tệ Vàng là hàng hoá đặc biệt có giá cả riêng. Giá cả của hàng đặc biệt này thể hiện giá trị của nó tại thời điểm đang xét, là giá trị của lao động kết tinh trong hàng hoá này. Trên thị trường, giá vàng là giá mà tổ chức tư nhân hay nhà nước bán ra tại một thời điểm nhất định. Giá ngoại tệ cũng được coi là hàng hoá đặc biệt và có giá cả riêng. Giá ngoại tệ trên thị trường hàng hoá là giá bán ngoại tệ của các tổ chức tư nhân và Nhà nước. Việc phân chia giá cả làm 6 loại như trên là hết sức cần thiết và rất khoa học, giúp cho công tác thu thập giá cả ở nước ta hiện nay dễ dàng , có hệ thống, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thống kê giá cả và quản lí của Nhà nước về giá cả. II. Chỉ số giá 1. Khái niệm chỉ số giá và hệ thống chỉ số giá ở Việt Nam hiện nay 1.1. Khái niệm chỉ số giá cả Chỉ số giá cả là chỉ tiêu tương đối (được tính bằng lần hoặc %), là chỉ tiêu phản ánh sự biến động giá cả qua các khoảng thời gian khác nhau (tháng, quý, năm) hoặc qua các vùng không gian khác nhau (vùng, địa phương, quốc gia, khu vực...). 1.2. Hệ thống chỉ số giá hiện nay Hệ thống chỉ số giá ở Việt Nam bao gồm 6 loại: + Chỉ số giá tiêu dùng, + Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất, + Chỉ số giá bán vật tư cho sản xuất, + Chỉ số giá cước vận tải hàng hoá, + Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá và chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá, + Chỉ số giá vàng và ngoại tệ. * Chỉ số giá tiêu dùng: là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá tiêu dùng hàng hoá , dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt đời sống cá nhân và gia đình. Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ giá bán lẻ hàng hoá và giá dịch vụ phục vụ cho nhu cầu dân cư của tất cả các thành phần kinh tế. * Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất: bao gồm chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp. Chỉ số bán sản phẩm của người sản xuất là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá bán ra các sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và hàng công nghiệp. * Chỉ số giá bán vật tư cho sản xuất: là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá bán vật tư cho sản xuất. * Chỉ số giá cước vận tải hàng hoá: là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá cước vận tải hàng hoá (chỉ số này đã bao gồm trong chỉ số giá tiêu dùng). * Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá và chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá: Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá: là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá xuất khẩu hàng hoá. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá nhập khẩu hàng hoá. * Chỉ số giá vàng và ngoại tệ: Chỉ số giá vàng là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá vàng. Giá vàng thống nhất trong cả nước là giá bán ra của vàng 99,99%. Chỉ số giá ngoại tệ là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá ngoại tệ. Giá đô la Mỹ là giá đại diện được thu thập để tính chỉ số giá ngoại tệ. Mỗi loại chỉ số giá đều có mục đích và ý nghĩa riêng nhưng chúng đều là công cụ hữu hiệu để phân tích sự biến động của giá cả hàng hoá và dịch vụ. 2. ý nghĩa của chỉ số giá Chỉ số giá là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế, nó có ý nghĩa trong việc hoạch địch chính sách cũng như định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.Hay nói cách khác, chỉ số giá có ý nghĩa quan trọng cả trong lĩnh vực vi mô va vĩ mô. 2.1. Trong lĩnh vực vi mô Chỉ số giá là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận nên bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh, họ đều cân nhắc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạch toán chi phí, tính toán hiệu quả. Chỉ số giá là một chỉ tiêu quan trọng giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan hơn, thực tế hơn về lợi nhuận thu được khi tiến hành sản xuất kinh doanh mặt hàng hiện tại, từ đó có chiến lược kinh doanh mới nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Chỉ số giá giúp các doanh nghiệp nắm bắt xu hướng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, là cơ sở để lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp. Mặt khác, chỉ số giá cho biết tốc độ tăng giảm giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ, kết hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường để chọn cho mình mặt hàng kinh doanh phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Chỉ số giá giúp các doanh nghiệp định giá bán sản phẩm của mình trên thị trường và có biện pháp điều chỉnh giá phù hợp. Chỉ số giá giúp các chủ đầu tư xem xét dư án của mình có đạt hiệu quả mong muốn hay không, có ổn định hay không. Đối với người tiêu dùng, thông qua chỉ số giá giúp họ có sự lựa chọn tốt nhất nên tiêu thụ mặt hàng nào giữa các mặt hàng thay thế nhau, cũng qua tỉ lệ lạm phát giúp họ có quyết định đúng đắn khi lựa chọn giữa đầu tư và tiết kiệm. 2.2. Trong lĩnh vực vĩ mô Đối với tầm quản lý vĩ mô của nhà nước , chỉ số giá là một căn cứ quan trọng trong việc hoạch định chính sách của Nhà Nước. Chỉ số giá là công cụ phản ánh đầy đủ thực trạng của nền kinh tế, khi nhìn vào sự biến động giá cả, mức lạm phát cao hay thấp thì có thể thấy được mức độ ổn định của nền kinh tế đó. Chỉ số giá được dùng để loại trừ yếu tố biến động về giá trong các chỉ tiêu liên quan đến giá trị : sức mua của đồng tiền, thu nhập, chi tiêu...nhằm đánh giá đúng đắn sự biến động về lượng của các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ số giá là mọt trong những cơ sở để xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt là kế hoạch thu chi ngân sách, tài chính, ổn định giá cả. Chỉ số giá được dùng để bảo toàn và phát triển vốn cũng như các chỉ tiêu tài chính khác, thông qua đó có thể nắm bắt được thực chất giá trị đồng vốn, góp phần phân tích hiệu quả các hoạt động kinh tế. Chỉ số giá được dùng làm cơ sở để đánh giá mức sống của các tầng lớp dân cư, xác định mức tiền lương tối thiểu. Chỉ số giá còn là một trong những nhân tố tác đông lớn đến đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vào Việt Nam Chỉ số giá không những là chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng phát triển của nền kinh tế mà còn là chỉ tiêu cung cấp các thông tin dự báo sớm về xu thế tăng trưởng nền kinh tế ngắn hạn. Các chỉ số giá có thể được tính toán kết hợp lại dùng làm chỉ tiêu báo sớm khi xây dựng chỉ tiêu tổng hợp về sau. Tầm quan trọng của chỉ số giá đã khẳng định việc tính toán và công bố chỉ số giá là rất cần thiết và quan trọng. Công việc này cần được tiến hành chính xác, thường xuyên và liên tục. 3. Các phương pháp tính chỉ số giá Ngay từ thế kỉ XVI, người ta đã dùng phương pháp tính chỉ số để phân tích biến động giá cả. Tuy nhiên, phương pháp tính chỉ số giá không hoàn chỉnh ngay từ đầu mà nó được phát triển và hoàn thiện dần, phương pháp sau hình thành trên cơ sở kế tục, khắc phục nhược điểm của phương pháp trước Trước khi đưa ra phương pháp tính chỉ số giá, ta phải phân loại chúng. Có 2 cách phân loại chỉ số giá: - Theo phạm vi tính toán, chỉ số giá được phân thành: chỉ số giá cá thể và chỉ số giá tổng hợp. - Theo đối tượng chỉ số phản ánh, chỉ số giá được phân thành: chỉ số phát triển, chỉ số không gian và chỉ số kế hoạch về giá cả. 3.1. Chỉ số giá phát triển Chỉ số giá phát triển phản ánh sự biến động giá cả của một mặt hàng hay nhóm mặt hàng qua thời gian( qua tháng, qua quý hoặc qua năm) 3.1.1. Chỉ số giá cá thể Chỉ số giá cá thể là chỉ số phản ánh sự biến động về giá cả của một mặt hàng hoặc dịch vụ cụ thể trên thị trường kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Công thức tính: ip = (1) Trong đó: + ip là chỉ số giá cá thể + p1 là giá cả kỳ nghiên cứu + p0 là giá cả kỳ gốc + ip > 1 có nghĩa là giá cả hàng hoá nào đó kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc và ngược lại với ip < 1. Ví dụ: Ip = 1.2 lần hay 120%, có nghĩa là giá cả hàng hoá A kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 20%. 3.1.2. Chỉ số giá tổng hợp Chỉ số giá cá thể không phản ánh được sự biến động giá cả của toàn bộ hàng hoá trên thị trường. Vì vậy, ta phải tính chỉ số giá tổng hợp hàng hoá. Khái niệm: Chỉ số giá tổng hợp là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động chung của giá cả các mặt hàng và dịch vụ đại diện trên thị trường kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc Ký hiệu: Ip. +Ip > 1 nói lên giá cả chung kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc và ngược lại với Ip < 1. Ví dụ: Ip = 1.5 nói lên giá cả chung kỳ nghiên cứu tăng 50% so với kỳ gốc. Để tính chỉ số giá tổng hợp thì ta không thể cộng giá của các mặt hàng ở kỳ nghiên cứu rồi đem so sánh với kỳ gốc hoặc cũng không thể tính bằng cách lấy trung bình cộng giản đơn của các chỉ số đơn về giá vì hai cách đó đều không tính đến lượng hàng hoá tiêu thụ khác nhau của các mặt hàng; mà lượng hàng hoá tiêu thụ khác nhau thì ảnh hưởng đến sự biến động chung về giá là khác nhau. Vì vậy, để tính chỉ số giá tổng hợp ta dựa vào quan hệ sau: D= p * q Trong đó: + D: là doanh số + p: là giá cả hàng hoá + q: là lượng hàng hoá. Qua đó ta thấy cả hai nhân tố p và q đều biến động. Do đó có thể nghiên cứu sự biến động của nhân tố giá thì phải cố định nhân tố lượng hàng hoá tiêu thụ ở một kỳ nhất định và nó được gọi là quyền số của chỉ số tổng hợp giá cả. Tuỳ theo việc lựa chọn thời kỳ quyền số là kỳ nghiên cứu hay kỳ gốc mà chúng ta có các chỉ số tổng hợp về giá sau: a. Chỉ số giá tổng hợp của Laspeyres Năm 1871, nhà kinh tế học Laspeyres đưa ra công thức: IpL = (2) Trong đó: + p1 : giá cả kỳ nghiên cứu + p0: giá cả kỳ gốc + q0 :  lượng tiêu thụ kỳ gốc + S p1q0: là tổng doanh thu kỳ nghiên cứu tính theo lượng kỳ gốc + Sp0q0 : Tổng doanh thu kỳ gốc Chỉ số này nói lên ảnh hưởng của giá cả tới doanh thu với quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc. Nếu ta lấy tử số trừ đi mẫu số của công thức (2) thì ta sẽ có lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối của doanh thu tính theo lượng hàng hoá kỳ gốc.: Như ta đã biết: ip = p = ip p0 (2) Û = Sip.do (3) với do = = (4) với Do = Trong đó: d0: là tỷ trọng (hay kết cấu) doanh thu kỳ gốc, đơn vị tính lần. D0: là tỷ trọng (hay kết cấu) doanh thu kỳ gốc, đơn vị tính %. Nhược điểm của phương pháp này là lấy quyền số là lượng kỳ gốc nên chưa phản ánh sát thực tế về lượng tiêu thụ từng mặt hàng đại diện cũng như kết cấu hàng hoá tiêu dùng thực tế năm nghiên cứu, mà hàng năm thì lượng tiêu dùng từng mặt hàng cũng như kết cấu tiêu dùng của chúng có sự thay đổi và sự thay đổi này có liên quan đến giá cả, chẳng hạn: khi giá tăng thì sức mua giảm (hay lượng hàng hoá tiêu thụ giảm) và ngược lại khi giá giảm thì sức mua tăng (hay lượng hàng hoá tiêu thụ tăng)... Mặt khác, nếu ta lấy tử trừ mẫu số ta sẽ được lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối của doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tính theo lượng kỳ gốc chứ không tính theo lượng kỳ nghiên cứu nên không phản ánh chính xác lượng tăng giảm thực tế của doanh thu đó. b. Chỉ số giá tổng hợp của Paasche Năm 1871, nhà kinh tế học người Đức Paasche đưa ra công thức IpP = (5) Trong đó: + S p1q1: là tổng doanh thu kỳ nghiên cứu. + Sp0q1: Tổng doanh thu kỳ gốc tính theo lượng kỳ nghiên cứu. Chỉ số này nói lên ảnh hưởng của giá cả với quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ nghiên cứu. Với po = (5) Û = (6) Với do = = (7) Với Do = Trong đó: d0: là tỷ trọng ( kết cấu) doanh thu kỳ nghiên cứu tính bằng lần. Do: là tỷ trọng ( kết cấu) doanh thu kỳ nghiên cứu tính bằng %. Chỉ số Laspeyres và chỉ số Paasche theo tư duy lôgíc khác nhau: chỉ số Laspeyres so sánh giá cả hai kỳ khác nhau theo lượng tiêu thụ kỳ gốc còn chỉ số Paasche so sánh giá cả hai kỳ khác nhau theo lượng tiêu thụ kỳ nghiên cứu.Trước đây, ta hay dùng công thức Laspeyres vì nó không đòi hỏi phải tính ngay Sp1.q1 và thường sẵn có khối lượng kỳ gốc. Nhưng giờ đây, khi máy tính đã hoàn thiện, người ta hay dùng công thức Paasche, nó có tính hiện thực hơn vì khi sử dụng quyền số là lượng kỳ nghiên cứu thì hệ thống quyền số thường xuyên phải thu thập, tính toán nên sát với thực tế hơn, phản ánh đúng kết cấu hàng hoá tiêu dùng thực tế của dân cư hơn. Khi ta lấy tử trừ đi mẫu thì sẽ phản ánh đúng thực tế lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối của doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Tuy nhiên, việc tính theo công thức này trong thực tế lại gặp khó khăn đó là trong phạm vi nghiên cứu rộng ( tỉnh, thành phố, cả nước) việc tính chỉ số giá trong thời gian ngắn khó đảm bảo tính kịp thời trong công tác nghiên cứu biến động giá cả và đòi hỏi khối lượng công việc tăng lên vì phải thu thập giá cả thường xuyên do đó tốn thời gian, công sức và chi phí hơn. c. Chỉ số giá tổng hợp của Fisher Một hạn chế của hai công thức trên mà Fisher phát hiện là nó không có tính nghịch đảo và tính liên hoàn. Để khắc phục nhợc điểm này, Fisher đề nghị dùng công thức: IPF = (8) Chỉ số này là trung bình nhân của hai chỉ số Laspeyres và chỉ số Paasche. Nó được sử dụng khi hai chỉ số: Laspayres và Paasche có sự chênh lệch quá lớn như chỉ số Laspayres lớn hơn 1 còn chỉ số Passche nhỏ hơn 1 hoặc ngược lại. Tuy nhiên, điểm hạn chế của công thức này là chỉ quan tâm đến những tiêu chuẩn toán học mà quên đi nội dung kinh tế và nó cũng mắc phải hạn chế như công thức (5) đó là gặp phải khó khăn trong khâu tính toán hệ thống quyền số kỳ báo cáo ở phạm vi rộng. Hơn nữa, chỉ số này cũng không có ý nghĩa kinh tế nên ít đợc sử dụng. Hiện nay, hai công thức tính chỉ số giá của: Laspeyres và Paasche vẫn được các nớc trên thế giới sử dụng phổ biến hơn. 3.2. Chỉ số giá không gian Chỉ số giá không gian cả phản ánh biến động giá cả của từng loại hàng hoá và dịch vụ hoặc nhóm hàng hoá và dịch vụ giữa các khu vực địa lí khác nhau. Cũng như chỉ số giá phát triển, chỉ số giá không gian cũng bao gồm chỉ số giá cá thể và chỉ số giá tổng hợp. 3.2.1. Chỉ giá cá thể Khái niệm: Chỉ số giá cá thể không gian là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự khác nhau về giá cả của một mặt hàng ở hai loại thị trường khác nhau. Công thức tính: ip(A/B) = (9) Trong đó: ip(A/B: là chỉ số giá của một hàng hoá nào đó của thị trường A so với thị trường B, PA: là giá cả hàng hoá đó của thị trường A, PB: là giá cả hàng hoá đó của thị trường B. iP(A/B) > 1 có nghĩa giá cả mặt hàng này ở thị trường A lớn hơn giá cả của nó ở thị trường B và ngược lại với iP(A/B) < 1; với iP(A/B) = 1 tức giá cả của hai thị trường bằng nhau. iP(A/B) = = 1.3 có nghĩa giá cả thị trường A cao hơn thị trường B: 0.3 lần hay 30%. Cũng như chỉ số giá phát triển, chỉ số giá cá thể không gian không thể đo được biến động giá của một nhóm mặt hàng mà phải dùng chỉ số giá tổng hợp không gian để xác định. 3.2.2. Chỉ số giá tổng hợp Khái niệm: chỉ số tổng hợp về giá cả là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động chung về giá các mặt hàng, dịch vụ của hai thị trường. Công thức tính tổng quát: Ip( A/B ) = (10) Trong đó: Ip( A/B ): là chỉ số giá tổng hợp, PA: là giá cả từng loại hàng hoá của thị trường A, PB: là giá cả từng loại hàng hoá của thị trường B, Q: là lượng hàng hoá tiêu thụ từng loại hàng hoá của hai thị trường A và B. Với Ip( A/B ) > 1: nói lên giá cả chung của thị trường A lớn hơn thị trường B và ngược lại và với Ip( A/B ) = 1 thì giá cả của hai thị trường là bằng nhau.Và nếu lấy tử trừ đi mẫu số ta sẽ có số tiền mà thị trường A lợi hơn (nếu là số dương) hoặc thiệt hơn (nếu là số âm) so với thị trường B. Ví dụ: Ip(A/B) = 1,1 lần hay 110%: Kết quả này nói lên rằng giá cả chung của thị trường A cao hơn giá cả chung của thị trường B 0,1 lần hay 10%. III. Chỉ số giá tiêu dùng 1. Khái niệm chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng: là chỉ tiêu thống kê, biểu hiện bằng số tương đối (lần hay %), phản ánh xu hướng và mức độ biến động chung của giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống dân cư trong một thời gian và không gian nhất định. CPI được tính theo định kỳ hàng tháng và cả năm, tính chung cho cả nước và cho từng khu vực, từng địa phương; tính cho tất cả các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ phục vụ đời sống của dân cư, tính cho từng nhóm hàng và ngành hàng. Giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng gọi tắt là giá tiêu dùng, gía tiêu dùng được biểu hiện bằng giá bán lẻ hàng hoá trên thị trường và giá dịch vụ phục vụ sinh hoạt đời sống dân cư của tất cả các thành phần kinh tế tham gia bán lẻ hàng hoá và sản xuất, kinh doanh dịch vụ phục vụ đời sống dân cư trên thị trường. Giá này bao gồm thuế VAT. Giá tiêu dùng được thống kê trên các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng đại diện. Cục Thống kê tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình tiêu dùng và thị hiếu tiêu dùng của địa phương mình, đối chiếu với danh mục mặt hàng và dịch vụ đại diện, chọn các mặt hàng có quy cách, phẩm chất làm danh mục hàng hoá, dịch vụ đại diện cho địa phương mình. 2. ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng là một trong những chỉ số giá quan trọng trong hệ thống chỉ số giá của nước ta. Nó là chỉ tiêu chất lượng được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Để đo lường tỉ lệ lạm phát, mỗi một quốc gia trong từng giai đoạn sử dụng các chỉ số giá khác nhau. Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng làm thước đo tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế quốc dân, trong đó có nước ta. Chỉ số giá tiêu dùng là cơ sở để Chính phủ điều chỉnh chính sách lương cho công nhân viên chức: để xác định mức lương tối thiểu, Chính phủ ta căn cứ vào lượng hàng hoá mà người công nhân cần mua để đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của họ. Khi giá tiêu dùng tăng lên, Chính phủ phải tăng mức lương cho phù hợp. Việc xác định mức lương tối thiểu trở lên khó khăn khi giá tiêu dùng không ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng là công cụ gián tiếp phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Khi giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng giảm, khả năng thanh toán , chi trả cho hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng lên, người tiêu dùng sẽ mua sắm nhiều hơn, dẫn đến cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng lên, cầu tăng lại đẩy giá tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển. Quá trình sẽ diễn ra ngược lại khi giá tiêu dùng tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh mức sống dân cư: Trong cuộc sống,con người có hai nhu cầu cơ bản đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu về tinh thần chỉ được thoả mãn khi nhu cầu về vật chất đã được thoả mãn. Khi mức sống dân cư tăng lên, họ sẽ quan tâm hơn đến các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, văn hoá, thể dục thể thao... để thoả mãn nhu cầu tinh thần của mình, thúc đẩy cầu về các loại dịch vụ này tăng lên làm cho giá cả của chúng tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng cũng là một trong những chỉ tiêu mà căn cứ vào đó Nhà nước đẫ ra các chính sách tác động đến lợi ích của các tầng lớp dân cư, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Ví dụ, để nâng cao mức sống của tầng lớp nông dân, Chính phủ tìm mọi cách nâng giá sản phẩm nông nghiệp lên, giá nông sản tăng làm tăng thu nhập cho họ và mức sống của họ được cải thiện. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng không những chỉ liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tiêu dùng mà nó còn liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ của một quốc gia. Việc tính và tính toán một cách chính xác chỉ số giá tiêu dùng rất cần thiết, giúp cho các cấp lãnh đạo đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp góp phần làm ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chương II: Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay I. Một số vấn đề trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng 1. Phạm vi mặt hàng 1.1. Mặt hàng đại diện Từ khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, quá trình buôn bán diễn ra tự do trên thị trường và hàng hoá bán trên thị trường ngày một phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại, quy cách và phẩm chất khác nhau. Có hàng hoá bán trên thị trường một cách thường xuyên, liên tục nhưng có loại hàng hoá lại bán theo mùa, theo thời vụ... Trong quá trình thu thập giá tiêu dùng, chúng ta không thể và cũng không cần thiết phải theo dõi, thu thập giá của tất cả các mặt hàng buôn bán trên thị trường mà chỉ cần chọn ra các mặt hàng đại diện cho nhóm hàng, ngành hàng của chúng. Một mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Đó là các loại hàng, dịch vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong phân nhóm hàng, dịch vụ hoặc nhóm hàng, nhóm dịch vụ mà nó đại diện, có doanh số chiếm 70% trong doanh số chung, - Tiêu thụ chủ yếu trên nhiều địa phương, - ổn định giữa cung và cầu, - Có thời gian lưu thông dài nhất so với các hàng hoá cùng phân nhóm, - Sự biến động về giá của các mặt hàng đại diện sẽ ảnh hưởng đến tất cả các mặt hàng cùng nhóm ở trên thị trường, - Mặt hàng để chọn làm giá nói chung phải có phẩm cấp trung bình. 1.2. Cấu trúc chỉ số giá tiêu dùng Để đảm bảo tính liên tục của chuỗi chỉ số giá tiêu dùng qua thời gian và phù hợp với cơ cấu tiêu dùng của dân cư trong giai đoạn mới, chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2006- 2010 có cấu trúc như sau: + Nhóm cấp 1 bao gồm: - Hàng ăn và dịch vụ ăn uống - Đồ uống và thuốc lá - May mặc, mũ nón, giày dép - Nhà ở, điện nước , chất đốt và vật liệu xay dựng - Thiết bị và đồ dùng gia đình - Thuốc và dịch vụ y tế - Giao thông và bưu chính viễn thông - Giáo dục - Văn hoá, thể thao, giải trí và du lịch - Hàng hoá và dịch vụ khác + 32 nhóm cấp 2, 86 nhóm cấp 3 và 237 nhóm cấp 4 1.3. Danh mục hàng hoá và dịch vụ thống kê giá tiêu dùng Để tính chỉ số giá tiêu dùng, cần phải thu thập giá của các mặt hàng và dịch vụ đại diện, phổ biến tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, theo một danh mục xác định, bởi vì: + Các hộ gia đình thường tiêu dùng rất nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau cho đời sống hàng ngày; trong đó nhiều mặt hàng trong một nhóm hàng có thể có sự biến động giá tương tự nhau. + Các hộ gia đình thường hay tiêu dùng tập trung và một số mặt hàng và dịch vụ chủ yếu; các mặt hàng, dịch vụ khác có thể được tiêu dùng ở mức độ ít hơn. Trong thống kê giá, danh mục hàng hoá dịch vụ đại diện này được gọi là “ rổ” hàng hoá. Sự biến động giá của các mặt hàng trong “ rổ” hàng hoá này sẽ đại diện cho sự biến động giá cả chung của tonà bộ các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của dân cư. Vậy, danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện là một danh sách các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính chỉ số giá tiêu dùng. Tổng Cục Thống Kê xây dựng danh mục hàng hoá, dịch vụ đại diện chung thời kỳ 2006- 2010 như sau: Tên hàng, quy cách phẩm chất, nhãn hiệu Mã số Đơn vị tính giá A B C Chỉ số giá tiêu dùng A- Hàng hóa 1- Lương thực, thực phẩm 2- Hàng phi lương thực, thực ph._.ẩm B- Dịch vụ I-Hàng ăn và dịch vụ ăn uống A1 A2 B 01 1- lương thực 011 1/ Thóc gạo 01101 - Thóc tẻ thường 010101 đ/kg - Gạo tẻ thường 010102 đ/kg ... 2/ Bột mỳ và ngũ cốc 01102 - Bột mỳ 0110201 đ/kg - Ngô, khoai, sắn 0110202 đ/kg ... 3/ Lương thực chế biến 01103 - Bánh mỳ 0110301 đ/gói - Bún, bánh phở, bánh đa 0110302 đ/kg ... 2- Thực phẩm 012 4/ Thịt gia súc tươi sống 01201 - 0120101 đ/kg - Thịt bò 0120102 đ/kg ... 5/ Thịt gia cầm tươi sống 01202 - Thịt gà 0120201 đ/kg ... 6/ Thịt chế biến 01203 - Xúc xích thịt lợn, gói 4 chiếc 200gam 01203011 đ/kg - Lạp xường 01202012 đ/kg ... 7/ Trứng 01204 - Trứng gà ta 01204011 đ/quả ... 8/ 'Dầu mỡ ăn và chất béo khác 01205 - Dầu ăn chai 1 lít 01205011 đ/kg ... 9/ Thuỷ sản, hải sản tươi sống 01206 - Cá quả loại 2 con/kg 01206011 đ/kg ... 10/ Thuỷ, hải sản chế biến 01207 - Cá, tôm khô 0120701 ... đ/kg 11/ 'Nước mắm, nước chấm 01208 -Nước mắm, loại trung bình 01208011 đ/lít ... 12/ Các loại đậu và hạt 01209 - Lạc nhân( đậu phộng) loại 1 01209011 đ/kg ... 13/ Rau tươi, khô và chế biến 01210 - Bắp cải 01210011 đ/kg ... 14/ Qủa tươi 01211 - Cam ngọt 0121101 đ/nải ... 15/ Đồ gia vị 01212 - Bột ngọt AJINOMOTO gói 453 gam 01212011 đ/gói ... 16/ Đường mật 01213 - Đường trắng kết tinh nội 01213011 đ/kg - Đường cát vàng nội 01213012 đ/kg ... 17/ Sữa, bơ, pho mat 01214 - Sữa bò tươi tiệt trùng 01214011 đ/hộp - Sữa đặc hộp sắt 397 gram 10214021 ... 18/ Bánh, mứt, kẹo 01215 - Bánh quy ngọt ( gói khoảng 150-200gram) 01215011 đ/gói ... 19/ Chè, cà phê, cacao 01216 - Cà phê bột 01216011 đ/kg - Chè búp khô ( trà) 01216021 đ/kg ... 3- Ăn uống ngoài gia đình 013 20/ Ăn uống ngoài gia đình 01301 - Phở bò 01301011 đ/bát - Suất ăn nhà hàng 01301021 ... II- Đồ uống và thuốc lá 02 4- Đồ uống không cồn 021 21/ Nước khoáng và nước có ga 02101 - Nước khoáng chai nhựa 500ml 0210101 đ/lon ... 5- Rượu và bia 022 22/ Rượu các loại 02201 - Rượu ngoại, chai thuỷ tinh 750ml( loại 1) 02201011 đ/lít ... 23/ Bia các loại 02202 - Bia hơi địa phương 02202011 đ/lít ... 3- Thuốc hút 023 24/ Thuốc hút 02301 - Thuốc lá 555 sản xuất tại Việt Nam 02301011 đ/bao ... III- May mặc, mũ nón, giầy dép 03 7- May mặc 031 25/ Vải các loại 03101 - Vải sợi bông 100% 03101011 đ/m ... 26/ Quần áo may sẵn 03102 - Bộ comlê nam loại trung bình 03102011 đ/chiếc ... 8- May mặc khác và mũ nón 032 27/ May mặc khác 03201 - Khăn mặt bông, cỡ 25x 50 cm 03201011 đ/kg ... 28/ Mũ, nón 03202 - Mũ vải nam 03202011 đ/chiếc ... 9- Giầy, dép 033 29/ Giầy, dép 03301 - Giầy da nam, nội 03301011 đ/đôi ... 10- Dịch vụ may mặc, mũ, nón, giầy dép 034 30/ Dịch vụ may mặc 03401 - Công may bộ comlê 03401011 đ/bộ ... 31/ Dịch vụ giày dép 03402 - Đóng đế đôi giày nữ, đế cao su 03402011 đ/đôi IV- Nhà ở, điện nước, chất đốt và vlxd 04 1- Nhà ở 041 32/ Nhà ở thuê 04101 - Tiền thuê nhà ở sở hữu nhà nước 04101011 đ/m2/tháng 33/ Vật liệu bảo dưỡng nhà ở 04102 - Xi măng đen PC40, bao 50 kg 04102011 đ/kg ... 34/ Dịch vụ sửa nhà 04103 - Công quét, sơn tường không tính vạt liệu 04103011 đ/m2 ... 12- Nước sinh hoạt và dịch vụ nước 042 35/ Nước sinh hoạt 04201 - Nước máy sinh hoạt 04201011 đ/m3 ... 36/ Dịch vụ nước sinh hoạt 04202 - Tiền công thợ nước( chọn 1 dịch vụ) 04202011 đ/lần ... 13- Điện và dịch vụ điện 043 37/ Điện sinh hoạt 04301 - Điện sinh hoạt 04301011 đ/kwh ... 38/ Dịch vụ điện sinh hoạt 04302 - Tiền công thợ điện lắp đường dây 04302011 đ/lần ... 14- Gas và các loại chất đốt khác 044 39/ Gas và các loại chất đốt khác 04401 - Gas đun. 12kg/ bình 04401011 đ/bình - Dầu hoả 04401021 đ/lít ... V- Thiết bị và đồ dùng gia đình 05 15- Thiết Bị 051 40/ Điều hoà nhiệt độ 05101 - Máy điều hoà nhiệt độ 05101011 1000đ/chiếc 41/ Tủ lạnh 05102 - Tủ lạnh 2 cửa 05102011 1000đ/chiếc ... 42/ Máy giặt 05103 - Máy giặt 05103011 1000đ/chiếc 43/ Thiết bị khác 05104 - Máy hút bụi công suất 1300W 05104011 1000đ/chiếc - Bình nước nóng ( Ariston) loại 30L 05104021 1000đ/chiếc ... 16- Đồ dùng trong nhà 052 44/ Đồ điện 05201 - Quạt bàn nội 05201011 đ/chiếc ... 45/ Đồ dùng nấu ăn 05202 - Bếp ga đôi 05202011 đ/chiếc ... 46/ Đồng hồ để bàn, treo tường và gương 05203 - Đồng hồ treo tường 05203011 đ/chiếc ... 47/ Giường, tủ, bàn ghế 05204 - Giương đôi gỗ thường 05204011 1000đ/chiếc ... 48/ Đồ dung bằng kim loại 05205 - Nồi nhôm 05205011 đ/chiếc ... 49/ Đồ nhựa và cao su 05206 - Đệm mút 05206011 1000đ/chiếc ... 50/ Hàng thủy tinh, sành sứ 05207 - bát sứ ăn cơm, hàng nội 05207011 đ/chiếc ... 51/ Hàng dệt trong nhà 05208 - Chiếu cói đôi loại 1 05208011 đ/chiếc ... 52/ Xà phòng và chất tẩy rửa 05209 - Bột giặt 05209011 đ/kg ... 53/ Vật phẩm tiêu dùng khác 05210 - Búa đinh 05210011 đ/chiếc ... 17- Dịch vụ trong gia đình 053 54/ Sửa chữa thiết bị gia đình 05301 - Thay dầu cuaroa truyền kực máy giặt 05301011 đ/lần ... 55/ Dịch vụ trong gia đình 05302 - Tiền công thuê người giúp việc sống cùng 05302011 đ/tháng VI- Thuốc và dịch vụ y tế 06 18- Thuốc và thiết bị y tế 061 56/ Thuốc các loại 06101 - Amoxycilline 06101011 đ/vỉ ... 19- Dụng cụ y tế 062 57/ Dụng cụ y tế 06201 - Bông y tế gói 100 g 06201011 ... đ/gói 20- Dịch vụ khám sức khoẻ 063 58/ Dịch vụ y tế 06301 - Siêu âm ổ bụng 06301011 đ/lần ... VII- Giao thông, bưu chính viễn thông 07 21- Giao thông 071 59/ Phương tiện đi lại 07101 - Xe máy dreamII 100cc, hãng honda VN 07101011 1000đ/chiếc ... 60/ Phụ tùng 07102 - Lốp xe máy nội 07102011 đ/chiếc ... 61/ Nhiên liệu 07103 - Xăng A92 không chì 07103011 đ/lít ... 62/ Bảo dưỡng phương tiện đi lại 07104 - Bảo dưỡng toàn bộ xe máy,chỉ tính công 07104011 đ/xe - Vá săm xa máy 07104012 đ/miếng vá ... 63/ Dịch vụ khác cho phương tiện cá nhân 07105 - Rửa xe máy 07105011 đ/xe ... 64/ Dịch vụ giao thông công cộng 07106 -Vé ôtô đi đường ngắn 07106011 đ/vé ... 22- Bưu chính viễn thông 072 65/ Dịch vụ bưu điện 07201 66/ Cước dịch vụ viễn thông 07202 67/ Thiết bbị điện thoại 07203 - Máy điện thoại cố định loại thường 07203011 đ/chiếc ... VIII- Giáo dục 08 23- Đồ dùng học tập và văn phòng 081 68/ Văn phòng phẩm 08101 - Vở học sinh 100 trang 08101011 đ/tập ... 24- Dịch vụ giáo dục 082 69/ Dịch vụ giáo dục 08201 - Học phí mẫu giáo trường tư 08201011 đ/khoá ... IX- Văn hoá, giải trí và du lịch 09 25- Văn hoá 091 70/ Thiết bị văn hoá 09101 - Ti vi màu 14 inch Việt nam lắp 09101011 1000đ/Chiếc ... 71/ Vật phẩm văn hoá 09102 - Phim chụp ảnh màu 09102011 đ/chiếc ... 72/ Sách, báo, tạp chí các loại 09103 - Báo nhân dân 09103011 đ/quyển ... 73/ Dịch vụ văn hóa 09104 - Ghi đĩa CD chọn lọc chương trình 09104011 đ/lần ... 26- Thể thao và giải trí khác 092 74/ Thiết bị, dụng cụ thể thao 09201 - Bóng bàn 09201011 đ/quả ... 75/ Dịch vụ thể dục thể thao 09202 - Vé bơi lội ( cho người lớn) 09202011 đ/vé ... 27- Giải trí 093 76/ Đồ chơi 09301 - Búp bê nhựa 09301011 đ/chhiếc ... 77/ Hoa, cây cảnh, vật cảnh 09302 - Hoa hồng 09302011 đ/vé 78/ Dịch vụ giải trí 09303 - Dịch vụ chơi điện tử ở quán nhỏ 09303011 28- Du lịch trọn gói 094 79/ Du lịch trọn gói 09401 - Du lịch trong nước 09401011 đ/khách 80/ Khách sạn, nhà trọ 09402 - Phòng khách sạn loại thường 09402011 đ/ngày- phòng X- Hàng hóa và dịch vụ khác 10 29- Hàng hóa và dịch vụ cá nhân 101 81/ Đồ dùng cá nhân 10101 - Máy cạo râu chạy điện 10101011 đ/chiếc 82/ Dịch vụ cá nhân 10102 - Cắt tóc nam không gội 10102011 đ/lần 30- Hiếu hỷ 102 83/ Về hỉ 10201 - Bó hoa cô dâu 10201011 đ/bó 84/ Về hiếu 10202 - Hương thẻ 25 que 10202011 đ/lthẻ 31-Phí công chứng,bảo hiểm và dv khác 103 85/Phí công chứng, bảo hiểm và dv khác 10301 32- Dịch vụ vệ sinh môi trường 104 86/ Dịch vụ vệ sinh môi trường 10401 - Lệ phí đổ rác 10401011 đ/người-tháng 2. Điều tra thu thập giá 2.1. Chọn danh mục mặt hàng tại các Tỉnh/ Thành phố Từ danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện chuẩn của cả nước, các Cục Thống kê tiến hành chọn các mặt hàng cụ thể tại địa phương theo các yêu cầu sau: a. Trên cơ sở các mặt hàng của danh mục chuẩn, xác định tên mặt hàng và dịch vụ của địa phương với quy cách phẩm cấp cụ thể, mô tả rõ ràng chi tiết để đảm bảo thu thập được giá các mặt hàng cùng chất lượng giữa các kì điều tra. Cụ thể là: - Đối với hàng hóa cần xác định rõ đặc tính mô tả của các mặt hàng như: nhãn hiệu, thành phần cấu tạo, số moden, kiểu dáng, kích cỡ, màu, dạng đóng gói …Ví dụ: Bánh qui mặn AFC của công ty Kinh Đô, hộp giấy 200gram; áo sơ mi nam Việt Tiến, dài tay, 70% cotton, cỡ 39… - Đối với các mặt hàng có nhiều nhãn hiệu, chủng loại, quy cách phẩm cấp, kích cỡ khác nhau dễ bị nhầm lẫn với một số mặt hàng khác( ví dụ: sữa bột, đồ dùng nhà bếp, quần áo may sẵn…) cần hướng dẫn kĩ để điều tra viên thu giá đúng mặt hàng có phẩm cấp, quy cách đã xác định trong danh mục - Đối với dịch vụ, tuy có nhiều khó khăn hơn trong việc xác định đặc tính, chất lượng của chúng, tuy nhiên cần chọn những tiêu thức mô tả nổi bật về tổng loại dịch vụ để đưa vào danh mục Ví dụ: Trong dịch vụ y tế, nếu ta chọn dịch vụ chữa răng thì cần phải ghi rõ: công hàn một răng thường tại phòng khám tư nhân, hoặc công khám đa khoa thông thường tại phòng khám dịch vụ của bệnh viện; hoặc trong dịch vụ vui chơi giải trí, chọn vé vào bể bơi (chọn vé cho người lớn)… b. Không chọn các nhóm mặt hàng ngoài danh mục chuẩn của cả nước 2.2. Mạng lưới điều tra giá Việc thu thập giá theo danh mục trên được thực hiện thông qua mạng lưới điều tra giá ở các Tỉnh/ thành phố trên cả nước; bao gồm các khu vực điều tra và các điểm điều tra Trong đó: 2.2.1. Khu vực điều tra: Gồm chợ và các khu vực tập trung buôn bán của các tỉnh/ thành phố - Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chọn các khu vực điều tra ở cả thành thị và nông thôn. Các khu vực điều tra này phải có đủ các mặt hàng và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng của địa phương để cung cấp giá cho việc tính chỉ số giá tiêu dùng khu vực nông thôn, thành thị và cả tỉnh, thành phố - Đối với những thành phố trực thuộc trung ương, khu vực điều tra ở thành thị là khu vực ở các quận, khu vực điều tra ở nông thôn là khu vực ở các huyện - Những tỉnh còn lại, khu vực điều tra ở thành thị là khu vực ở thành phố, thị xã của tỉnh; khu vực điều tra ở nông thôn là khu vực ở các huyện 2.2.2. Điểm điều tra: Là sạp hàng, quầy hàng, cửa hàng bán lẻ hàng hoá hoặc cửa hiệu dịch vụ; là văn phòng quản lý giao thông, trường học, bệnh viện, cơ sở kinh doanh du lịch, thể dục, thể thao, giải trí…có địa điểm kinh doanh ổn định, thuộc các thành phần kinh tế. Điểm điều tra được chọn trong khu vực điều tra Cần định kỳ xem xét lại các điểm điều tra giá để đảm bảo thu thập đủ số lượng, đúng chất lượng, quy cách phẩm cấp các loại hàng hoá dịch vụ đã quy định tại các điểm Giá của các loại hàng hoá và dịch vụ qua các kì điều tra cần được thu thập tại các điểm điều tra cố định. Trường hợp một số mặt hàng tươi sống không có quầy hàng cố định thì điều tra viên chu ý lấy giá trong khu vực cố định tập trung hai loại hàng đó Đối với mỗi khu vực điều tra: mỗi mặt hàng thuộc nhóm lương thực- thực phẩm được điều tra ít nhất tại 3 điểm điều tra, các mặt hàng dịch vụ chỉ cần điều tra tại 1 điểm điều tra, các mặt hàng khác được điều tra tại ít nhất 2 điểm điều tra. 2.3. Số lượng khu vực, điểm điều tra * Số lượng các khu vực điều tra quy định như sau: - Hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh chọn 6 khu vực điều tra - Các tỉnh vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chọn 2 khu vực điều tra - Các tỉnh, thành phố còn lại chọn từ 3-5 khu vực điều tra * Số điểm điều tra, điều tra viên quy định như sau: - Tuỳ theo tình hình cụ thể và số lượng, loại mặt hàng điều tra,số người bán hàng tại từng khu vực để xác định số điểm điều tra cần thiết trong mỗi khu vực - Đối với các mặt hàng thường có sự khác nhau về giá ( do có thể mặc cả) cần chọn số điểm điều tra nhiều hơn so với những mặt hàng giá tương đối ổn định.Ví dụ: nhóm hàng lương thực- thực phẩm cần chọn nhiều điểm điều tra hơn nhóm báo chí vì giá báo chí thường ổn định - Mỗi điều tra viên thu thập giá của khoảng 100 mặt hàng, số kỳ điều tra/ tháng cho mỗi loại mặt hàng đã được quy định cụ thể - Mỗi khu vực điều tra thành thị ( chợ hoặc khu phố tập trung kinh doanh…) cần 3-4 điều tra viên, mỗi khu vực điều tra nông thôn ( chợ huyện) cần 2-3 điều tra viên - Trên cơ sở các nguyên tắc trên, các điều tra viên sẽ được phân bổ cụ thể cho các tỉnh/ thành phố * Chú ý chọn các khu vực điều tra ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn và bố trí điều tra viên sao cho đảm bảo thu thập đủ giá của các mặt hàng theo danh mục của địa phương 2.4. Phương pháp điều tra giá tiêu dùng Để có chỉ số giá tiêu dùng phản ánh đúng mức độ biến động của giá cả trên thị trường, việc thu thập giá đóng vai trò rất qua trọng. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, phương pháp điều tra giá đã được xác định là điều tra trực tiếp, do các điều tra viên ở các tỉnh/ thành phố thực hiện. Cách làm như sau: - Căn cứ vào danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện của tỉnh/ thành phố để chọn khu vực, điểm điều tra và phân công cho từng điều tra viên cần thu thập giá các mặt hàng và dịch vụ cụ thể - Tại mỗi điểm điều tra, điều tra viên trực tiếp theo dõi, quan sát ghi chép giá hàng hoá hoặc dịch vụ mà khách hàng thực trả tiền, ghi vào sổ trung gian hoặc ghi trực tiếp vào biểu điều tra - Khi điều tra giá cần chú ý kết hợp quan sát, hỏi cả người mua và người bán, chú ý đến các trường hợp người bán hàng luôn nói giá cao, khách hàng mặc cả … - Nếu mặt hàng nào tập quán mua bán của địa phương khác với đơn vị tính quy định trong danh mục, điều tra viên cần quy đổi lại theo đơn vị chuẩn cho thống nhất - Cuối ngày điều tra, điều tra viên phải kiểm tra lại số liệu đã ghi chép trong sổ trung gian để ghi vào biểu điều tra hoặc kiểm tra lại lại biểu điều tra đã ghi và nộp cho cục thống kê địa phương vào ngày hôm sau - Thời gian thích hợp để lấy giá là lúc buôn bán diễn ra bình thường nhất trong ngày. Thời gian đến các điểm điều tra phải được quy định thống nhất giữa các kì điều tra - Trong thời gian hàng hoá và dịch vụ không phát sinh trong kì điều tra do tính thời vụ hoặc lý do nào khác( hàng kém phẩm chất, lỗi mốt, thay đổi mẫu mã … ) cần ghi rõ để cơ quan thống kê xử lý - Nếu kỳ điều tra trùng vào những ngày lễ, tết nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao, giá thu thập được sẽ phản ánh cả sự tăng giá thuần tuý và sự tăng giá do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh đột biến. Trong trường hợp này cần kết hợp quan sát, lấy giá ngày trước và sau thời điểm quy định để đưa ra mức giá trong kỳ phản ánh đúng xu hướng, loại trừ bớt ảnh hưởng của các yếu tố đột biến Ví dụ: Kỳ 3 tháng 2 ( ngày 15/2) là ngày 30 Tết Nguyên đán, cần quan sát và tham khảo thêm giá ngày 28-29 tết ( 13-24/2) để đưa ra mức giá kỳ 3 hợp lý, giảm bớt tính chất đột biến do nhu cầu mua tăng quá cao vào 30 tết. 2.5. Thời gian điều tra giá Theo quy định chung mỗi tháng phải điều tra 3 kỳ để thu thập giá, vào các ngày sau đây: + Kỳ 1 vào ngày 25 tháng trước tháng báo cáo + Kỳ 2 vào ngày 05 tháng báo cáo + Kỳ 3 vào ngày 15 tháng báo cáo Tuy nhiên, do sự biến động giá theo thời gian của các mặt hàng có khác nhau nên để giảm bớt khối lượng công việc thu thập giá, đã có quy định giảm bớt kỳ điều tra cho một số mặt hàng do Nhà nước quản lý giá và một số mặt hàng giá ít thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn - Theo đó: Chỉ còn 92 mặt hàng, dịch vụ thu thập 3 kỳ/ tháng; 286 mặt hàng, dịch vụ thu thập một kỳ/ tháng, một số mặt hàng chỉ thu thập giá khi Nhà nước có điều chỉnh giá - Quy định thời điểm thu thập giá: Những mặt hàng chỉ thu thập giá 1kỳ/ tháng thu thập giá vào kỳ 3( ngày 15 tháng báo cáo). Những mặt hàng Nhà nước quản lý thu thập giá của ngày điều chỉnh, sau đó tính lại giá bình quân tháng theo số ngày trong tháng 2.6. Kiểm tra và xử lý phiếu điều tra Sau khi tiếp nhận phiếu điều tra từ điều tra viên, các Cục Thống Kê cần kiểm tra kỹ và xử lý những vấn đề đã ghi trong mục ghi chú của phiếu điều tra. - Kiểm tra giá thu thập có đúng qui định là giá bán lẻ cho người tiêu dùng ( Kể cả thuế VAT) hay không? - Kiểm tra đơn vị tính giá của các loại hàng hóa, dịch vụ xem có đúng quy định của danh mục chuẩn hay không? - Kiểm tra kỹ số liệu và các ghi chú trong phiếu điều tra va xử lý bằng phương pháp phù hợp, theo qui định, trước khi nhập tin tính chỉ số giá. - Phiếu kỳ điều tra nào cần xử lý và nhập tin ngay cho kỳ đó. Sau đay là cách xử lý những trường hợp đặc biệt nhất: * Trường hợp 1: Kỳ điều tra trùng vào những ngày lễ, tết( ví dụ 29, 30 Tết Nguyên Đán) - Những dịp này, thường hay xảy ra trường hợp giá cả một số mặt hàng tăng cao đột biến ở một thời điểm, sau đó có thể lại hạ bớt ngay. Trong trường hợp này, theo quy định, điều tra viên phải kết hợp quan sát chung thị trường, lấy thêm giá ở một vài thời điểm, hoặc lấy giá ngày trước đó để tham khảo và đưa ra mức giá trung bình trong những ngày đó. Tuy nhiên, khi kiểm tra phiếu điều tra, nếu phát hiện thấy mức giá ghi trong phiếu quá cao( mà không ghi chú) thì cán bộ thống kê phải xử lý như sau: - Hỏi lại điều tra viên về thời điểm lấy giá, đồng thời hỏi giá của một số thời điểm khác, hoặc mấy ngày trước đó; kết hợp kinh nghiệm và nhận xét của bản thân để xác định mức giá trung bình trong những ngày đó và ghi vào phiếu( số điều chỉnh cần ghi bằng mực đỏ, ghi bên cạnh- không đè lên số cũ); khi nhập tin sẽ nhập theo số ghi bút đỏ. * Trường hợp 2: Mức giá của một mặt hàng nào đó tăng quá cao hoặc quá thấp so với kỳ trước, nhưng trong phiếu không có ghi chú Khi đó, cần xử lý như sau: + Hỏi lại điều tra viên một số câu hỏi sau đây: 1/ Thời diểm lấy giá trong ngày có giống như kỳ trước hay không? 2/ Có lấy giá tại cùng điểm điều tra so với kỳ trước hay không? 3/ Chất lượng mặt hàng có thay đổi gì không? - Nếu câu trả lời của điều tra viên cho câu hỏi 1, 2 là “ có”, câu hỏi 3 là “ không”- có nghĩa là mức giá ghi trong phiếu điều tra là đúng, phản ánh giá tăng hoặc giảm thuần tuý, không chịu sự tác động của các yếu tố khác. - Nếu câu trả lời của điều tra viên cho câu hỏi 1 là “ không” có nghĩa là thời điểm lấy giá trong ngày giữa hai kỳ điều tra có thể đã khác nhau - Nếu điều tra viên trả lời cho câu hỏi 2 là “ không ” có nghĩa là có thể xảy ra những vân đề liên quan đến điểm điều tra như: cửa hàng, quầy hàng đóng cửa tạm thời, vĩnh viễn hoặc chuyển địa điểm ..., khi đó cần tham khảo cách xử lý trong trường hợp 3 dưới đây: - Nếu điều tra viên trả lời cho câu hỏi 3 là “ có” có nghĩa là chất lượng hàng hóa đã thay đổi; khi đó cần tham khảo cách xử lý nêu trong trường hợp 5 dưới đây * Trường hợp 3: Mặt hàng không xuất hiện tạm thời Một số mặt hàng thuộc danh mục điều tra tạm thời không xuất hiện trong một khoảng thời gian nào đó vì cấc lý do sau: + Hết mùa vụ + Tại thời điểm điều tra, cửa hàng đóng cửa tạm thời, hoặc hàng chưa về kịp + Không có hàng hoá đó do dịch bệnh ( cúm gà) + Tạm ngừng sản xuất hoặc hoạt động do mất điện( đối với hoạt động dịch vụ) + Giá cao hoặc thấp tạm thời do đầu vụ, cuối vụ... Cách xử lý là: dùng phương pháp “ gán giá”- có nghĩa là do mặt hàng tạm thời không xuất hiện nên không thu thập được giá, do đó, để có số liệu của kỳ điều tra, cán bộ thống kê phải tính một mức giá tạm thời và gán cho mặt hàng đó. Cụ thể như sau: - Trước hết tính chỉ số giá tháng báo cáo so với tháng trước của nhóm cấp 4 ( Nhưng không có sự tham gia của mặt hàng đó). Lấy mức giá tháng trước của mặt hàng đó nhân với chỉ số giá nhóm cấp 4 vừa tính. Dùng kết quả tính được gán cho mặt hàng đó trong kỳ điều tra ( điền mức giá mới vào phiếu điều tra- ghi bằng bút mực đỏ, ghi bên cạnh- không đè lên số cũ)- Giá mới( ghi bằng bút đỏ) sẽ được nhập tin để tính chỉ số. - Nếu nhóm cấp 4 chỉ có 2 mặt hàng, có thể lấy ngay chỉ số giá cá thể tháng báo cáo so với tháng trước của mặt hàng còn lại để tính mức gia mới cho mặt hàng kia Phương pháp “ gán giá” sẽ thay thế cho phương pháp “ giá chờ” đã được sử dụng để xử lý các trường hợp tương tự trong các “Phương án” trước đây. * Trường hợp 4: Mặt hàng biến mất Một số mặt hàng trong danh mục điều tra có thể biến mất hẳn ( haykhông tồn tại vĩnh viễn) vì các lý do sau: + Người sản xuất nhừng sản xuất, hoặc đỏi mẫu mã, điều chỉnh quy cách, phẩm cấp, đưa ra sản phẩm mới; + Cửa hàng(điểm điều tra) ngừng kinh doanh hoặc chuyển mặt hàng kinh doanh do nhu cầu tiêu dùng mặt hàng đó qua giảm sút... Trong trường hợp này cần tiến hành thay thế các mặt hàng cũ của danh mục điều tra bằng một mặt hàng mới. Cách chọn mặt hàng thay thế như sau: + Chọn mặt hàng cùng nhóm cấp 4 có đặc tính, quy cách phẩm cấp tương đối giống mặt hàng cũ; + Có khả năng tồn tại lâu trên thị trường; + Có xu hướng tiêu thụ mạnh và phổ biến trên thị trường Cách tính và đưa mức giá của mặt hàng thay thế vào tính chỉ số như sau: + Trường hợp a: mặt hàng cũ và mặt hàng mới có một thời gian cùng xuất hiện trên thị trường. Ví dụ: Giả sử nhóm hàng Y có 3 mặt hàng đại diện A, B, C được thu thập giá thường xuyên. Đến tháng 3/ 2006 mặt hnàg A biến mất hẳn trên thị trường, thay vào đó mặt hàng D mới xuất hiện. Khi đó cách thay thế như sau: Mã số Nhóm, mặt hàng Giá tiêu dùng Chỉ số giá cá thể tháng báo cáo so với tháng trước(%) T1 T2 T3 T2 T3 0520101 Nhóm Y 05201011 Mặt hàng A 7,00 8,00 114,29 - 05201012 Mặt hàng B 3,00 4,00 5,00 133,33 125,00 05201013 Mặt hàng C 8,00 9,00 10,00 112,50 111,11 05201014 Mặt hàng D ... 10,50 11,00 - 104,76 Tính chỉ số của A-C 120,04 Tính chỉ số của B-D 113,62 Khi thay thế mặt hàng A bằng mặt hàng D trong tháng 3/2006, cần phải thu thập giá của mặt hàng D trong hai tháng 2 và 3/2006, giả sử mức giá tháng 2 và 3/ 2006 của mặt hàng D là 10,5 và 11,0. Chỉ số giá tháng 3/2006 nhóm Y khi thay thế mặt hàng A bằng mặt hàng D trong tháng 3/ 2006 sẽ tính như sau: IP = = 113,62 Phương pháp này được gọi là “phương pháp gối đầu” + Trường hợp b: Mặt hàng cũ và mặt hàng mới không có một khoảng thời gian nào cùng xuất hiện trên thị trường Cũng ví dụ trên: tháng 3/2005, trên thị trường có mặt hàng D, mặt hàng A biến mất hẳn, khi đó cách thay thế như sau: Mã số Nhóm, mặt hàng Giá tiêu dùng Chỉ số giá cá thể tháng báo cáo so với tháng trước(%) T1 T2 T3 T2 T3 0520101 Nhóm Y 05201011 Mặt hàng A 7,00 8,00 114,29 - 05201012 Mặt hàng B 3,00 4,00 5,00 133,33 125,00 05201013 Mặt hàng C 8,00 9,00 10,00 112,50 111,11 05201014 Mặt hàng D ... 11,00 - Tính chỉ số của A-C 120,04 Tính chỉ số của B-D 118,06 Trước hết cần tính lại giá của mặt hàng D tháng 2/2006 theo các bước sau đây: Bước 1: Tính chỉ số giá tháng 3/2006 so với tháng 2/2006 của nhóm Y từ hai mặt hàng B và c như sau: IP = = 118,06 Bước 2: Giá mặt hàng D tháng 2/2006 , chỉ số giá nhóm Y sẽ được tính bình thường từ 3 mặt hàng B, C, D. * Trường hợp 5: Giá của một mặt hàng, dịch vụ giảm do người bán chủ động hạ giá Có thể xảy ra hai trường hợp: a/ Hàng hoá vẫn còn nguyên chất lượng ( không phải là hàng đã kém phẩm chất, hư hỏng...) nhưng người bán chủ động hạ giá chung cho mọi đối tượng mua hàng vì một lý do gì đó. Sau thời gian đó, sản phẩm có thể được bán trở lại với giá bình thường. b/ Người bán hạ giá do hàng hoá đã bị hư hỏng, kém chất lượng hoặc lỗi mốt ...( Thực chất trường hợp này có thể coi là một mặt hàng khác) Cách xử lý: Đối với hai trường hợp trên, cách xử lý của điều tra viên là như nhau, cụ thể lấy giá thực tế tại thời điểm điều tra của mặt hàng đó để điền vào phiếu điều tra ; đồng thời, trong cột ghi chú, ghi rõ lý do Tuy nhiên, cách xử lý cuả cán bộ thống kê giá để đưa vào tính chỉ số lại khác nhau Trường hợp a: Sử dụng ngay giá đã thu thập được để tính vào chỉ số. Trường hợp b: Không sử dụng giá đã thu thập, mà phải dùng phương pháp “ gán giá”. Kỳ sau lựa chọn mặt hàng khác để thay thế. Bởi vì hàng hoá đã hư hỏng , kém chất lượng có nghĩa là hàng hoá đó không đảm bảo quy cách phẩm cấp như danh mục quy định, nên không so sánh được với mặt hàng cũ, hơn nữa, người tiêu dùng sẽ mua rất ít. Hàng lỗi mốt cũng có thể coi là một trường hợp đặc biệt của loại này, vì mặc dù chất lượng hàng hoá còn nguyên, nhưng người tiêu dùng không còn ưa chuộng, đã chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác. * Trường hợp 6: Người bán hàng chủ động giảm giá cho một số khách hàng đặc biệt theo các hình thức như khuyến mại cho người mua nhiều, phát thể ưu tiên giảm giá cho khách hàng thân thuộc Cách xử lý: Trường hợp này quy định không lấy giá bán cho những đối tượng đặc biệt kể trên, mà vẫn lấy giá bán phổ biến, bình thường của sản phẩm đó. * Trường hợp 7: Đối với một số mặt hàng có giá trị lớn, có nhiều phụ kiện bán kèm theo Một số mặt hàng có giá tri lớn như ôtô, máy tính...: Khi bán thường kèm theo một sô phụ kiện tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, vì thế giá của người mua phải trả cho sản phẩm sẽ khác nhau. Ngoài ra những mặt hàng này dù có báo giá hay niêm yết giá , nhưng người mua vẫn mặc cả được. Trong những trường hợp này, cán bộ thống kê cần hướng dẫn và kiểm tra mức giá do điều tra viên thu thập, nhằm đảm bảo đó là giá của sản phẩm chuẩn ( Không tính những phụ kiện do khách hàng lựa chon thêm, hoặc phần khuyến mãi của cửa hàng) * Trường hợp 8: Giá điện Điện là một mặt hàng quan trọng phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên giá bán lẻ điện tiêu dùng có những điểm đặc biệt, không giống như hàng hóa tiêu dùng khác. Đó là, giá bán lẻ điện do Nhà Nước quản lý và chia thành nhiều mức giá khác nhau. Vì vậy giá thực tế cho 1 kwh điện tiêu thụ của người dân hàng tháng có khác nhau tuỳ theo lượng tiêu thụ nhiều hay ít. ở nông thôn, điện tiêu dùng cũng được bán theo mộy số hình thức khác nhau.Một số nơi, hình thức bán được áp dụng như ở thành thị, một số nơi khác, điện lại được bán qua các hợp tác xã. Vì vậy, việc tính giá điện tiêu dùng được quy định như sau: + ở thành thị: hàng tháng, điều tra viên phải đến Sở Điện Lực( hoặc chi nhánh điện) để thu thập số liệu về cơ cấu tiêu dùng điện của dân cư. Sau đó tính bình quân gia quyền giữa tháng và lượng tiêu thụ của từng mức + ở nông thôn: Nếu nơi nào hình thức bán điện như thành thị thì tính như trên. Nơi nào bán điện qua hợp tác xã thì điều tra viên thu thập giá bán thực tế tại hợp tác xã đã được chọn làm điểm điều tra. * Trường hợp 9: Giá nước máy Phương thức bán nước máy cho tiêu dùng của người dân ở thành thị cũng tương tự như phương thức bán điện. Vì vậy, cách tính giá tiêu dùng thực tế bình quân của một nước /tháng cũng tương tự như tính giá điện. Tóm lại, cần ghi nhớ những quy định cơ bản sau đây: - Giá cần thu thập phải là giá thực tế mà người mua phải trả người bán cho một đơn vị hàng hoá hoặc dịch vụ mà họ đã mua( bao gồm cả thuế VAT) - Giá của các loại hàng hóa dịch vụ được thu thập là giá thực tế tại thời điểm điều tra (trừ một số trường hợp như đã nêu trong phần trên) - Kiểm tra kĩ phiếu điều tra và xử lý đúng quy định cho từng nguyên nhân biến động giá cả là nhiệm vụ rất quan trọng của Cục Thống Kê trước khi tính chỉ số giá tiêu dùng. 2.7 Lập báo cáo giá và Chỉ số giá tiêu dùng, gửi và công bố số liệu * Lập báo cáo: Sau khi kiểm tra số liệu , các phiếu điều tra cần được nhập tin theo từng kỳ. Sau khi nhập tin phiếu điều tra kỳ 3 của tháng, chỉ số giá sẽ được tổng hợp bằng chương trình phần mèm máy tính do Tổng cục Thống kê cung cấp. Các biểu đầu ra hàng tháng bao gồm: - Báo cáo giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. - Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của Tỉnh,thành phố. * Thời gian gửi báo cáo giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng và Chỉ số giá tiêu dùng về Tổng cục Thống kê được quy định như sau: - Ngày 17 hàng tháng gửi file qua đường truyền mạng ; đồng thời gửi báo cáo bằng văn bản của chỉ số giá tiêu dùng theo mẫu biểu trong phụlục 3 - Phần phân tích về diễn biến giá cả hàng tháng được tổng hợp chung trong Báo cáo phân tính hàng tháng về “ Tình hìng thương mại, dịch vụ, giá cả và vận tải” * Chỉ số giá tiêu dùng của Tỉnh, thành phố được công bố như sau: - Chỉ số chung, chỉ số của khu vực thành thị, khu vực nông thôn - Theo 4 gốc : năm 2005, cùng kỳ năm trước, tháng 12 năm trước, kỳ trước - Cho 10 nhóm hàng cấp 1, 32 nhóm cấp 2; chỉ số giá vàng, chỉ số giá đôla( phụ lục 3) * Cách đặt tên của các báo cáo trong chương trình máy tính: - Báo cáo giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng: gtd+ mã số tỉnh+ tháng báo cáo. năm báo cáo Ví dụ: gtd0104.06 là báo cáo giá tiêu dùng của Hà Nội( mã tỉnh 01), tháng 4 năm 2006 - Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng: csg+ mã số tỉnh+ tháng báo cáo. năm báo cáo Ví dụ: csg0104.06 là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 năm 2006 của Hà Nội. II. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng( rổ hàng hóa và dịch vụ đại diện) với quyền số là cơ cấu tiêu dùng của hộ gia đình Chỉ số giá tiêu dùng được tính hàng tháng, cho từng tỉnh/ thành phố và cả nước ( bao gồm chỉ số của khu vực thành thị,nông thôn, chỉ số chung của từng tỉnh/ thành phố, các vùng kinh tế và cả nước) Trong điều kiện về vật chất kỹ thuật, nguồn kinh phí hiện nay và cũng phù hợp với phương pháp của nhiều nước, chỉ số giá tiêu dùng của nước ta được tính theo công thức Laspeyres- với quyền số và giá gốc kỳ gốc là năm 2000 và sẽ cố định khoảng 5 năm Để tính chỉ số giá tiêu dùng/ tháng cần thực hiện các bước sau đây: - Lập bảng giá kỳ gốc ( năm 2005) - Lập bảng quyền số cố định kỳ gốc ( năm 2005) - Thu thập giá bán lẻ của các mặt hàng và dịch vụ đại diện - Tính giá bình quân hàng tháng theo từng khu vực ( thành thị, nông thôn) của các tỉnh, thành phố - Tính chỉ số giá cấp tỉnh/ thành phố theo từng khu vực thành thị, nông thôn và chung cả tỉnh - Tính chỉ số giá cấp vùng kinh tế theo từng khu vực thành thị, nông ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36418.doc
Tài liệu liên quan