Phương pháp sản xuất theo nhóm, ưu điểm & phạm vi điều kiện áp dụng

Phương Pháp Sản Xuất Theo Nhóm, u Điểm Và Phạp Vi Điều Kiện áp Dụng A - Lời nói đâu Từ khi con người xuất hiện, đã tiến hành các bước hoạt động khác nhau như: kinh tế, xã hội, văn hoá… Trong đó hoạt đông kinh tế luôn giữ vị trí trung tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác… Xã hội càng phát triển, các hoạt động nói trên càng phong phú và phát triển ở trình độ càng cao hơn. Để tiến hành các hoạt động nói trên trước hết con người phải tồn tại. Muốn tồn tại con người phải có thức ăn đồ mặc, nh

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương pháp sản xuất theo nhóm, ưu điểm & phạm vi điều kiện áp dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à ở, phương tiện đi lại và các thứ cần thiết khác. Để có được những thứ đó, con người phải tạo ra chúng, tức là phải sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Bởi vậy, sản xuất do các phương thức sản xuất và các hình thức tổ chức quá trình sản xuất khác nhau, mà có những đặc điểm khác nhau. Phương thức sản xuất tồn tại xự khác biệt rất lớn về các phương diện như đặc trưng của sản phẩm, đặc trương nhu cầu khách hàng, đặc trương lưu thông hàng hoá, đặ trưng công nghệ, thiết bị chế tạo. Hiểu được sự khác biệt này là điều vô cùng quan trọng để xác địng được phương thức sản xuất hợp lý và lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất thích hợp. Xét ở nghĩa rộng nó gồm quá trình chuẩn bị kỷ thuật, sản xuất, quá trình bổ trợ sản xuất và phục vụ sản xuất, trong đó hạt nhân là quá trình sản xuất. Mà tổ chức quá trính sản xuất cần phải căn cứ vào đặc điểm nhu cầu khác hàng và tính chất của loại hình sản xuất, sự xắp xếp bố trí hợp lý các yếu tố trong quá trìn sản xuất bao gồm công nghệ, thiết bị, vận chuyển, lắp đặt, trình tự các công đoạn, điều hành sản xuất, kho chứa… khiến cho hành trình sản xuất ngắn nhất, thời gian nhanh nhất. Từ phân tích ngắn gọn trên em đi vào nội dung bài viết như sau: I – Sơ Lược Qua Các Phương Pháp Tổ Chức Sản Xuất. II – Phương Pháp Sản Xuất Theo Nhóm 1 – Nội Dung Phương Pháp Sản Xuất Theo Nhóm Tổ chức hệ thống thiết bị sản xuất theo nhóm Lựa chọn chi tiết tổng hợp Lập trình công nghệ cho nhóm Đo lường công việc Sơ đồ tổ chức 2 – Ưu điểm, Nhược Điểm Của Phương Pháp Sản Xuất Theo Nhóm B – Nội dung ngiên cứu I – sơ lược qua các phương pháp tổ chức sản xuất 1 – Tổ Chức Sản Xuất Theo Dây Chuyền Khái niệm Sản xuất dây chuyền là phương pháp tổ chức sản xuất mà ở đấy, quá trình công nghệ được phân chia thành những bước công việc có thời gian làm việc bằng nhau hoạc lập thành quan hệ bội số với nhau và được xác định theo trình tự hợp lý. Các nơi làm việc đựơc sắp xếp theo nguyên tắc đối tượng và được chuyên môn hoá. đối tương lao động được vận chuyên liên tục theo một hương nhất định và trong cùng một thời điểm được đồng thời chế biến trên tất cả các nơi làm việc của dây chuyền. 1.2 Đặc điểm Quá trình công nghệ được chia thành nhiều bước công việc theo một trình tự hợp lý, có thời gian chế biến bằng nhau hoạc lập thành quan hệ bội số với bước công việc ngắn nhẩt trên dây truyền. Nơi làm việc được chuyên môn hoá cao và được tổ chức theo nguyên tắc đối tượng, tạo thành đường dây chuyền. Đối tương lao động được chế biến đồng thời trên tất cả các nơi làm việc của dây chuyền và được truyền từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác bằng phương tiện vận chuyển đặc biệt. – Phương Pháp Sản Xuất Đơn Chiếc Khái niệm Tổ chức sản xuất đơn chiếc là tổ chức chế biến sản phẩm từng chiếc một hay theo từng đơn đặt hàng nhỏ. Sản phẩm chỉ được sản xuất một lần, không lặp lại hoạc có lặp lại thì cũng không có chu kỳ nhất định, không dự tính được trước. 2.2 Đặc điểm Phưong pháp tổ chức sản xuất này chủ yếu áp dung cho các nhà máy sản xuất máy móc hạng nặng. Không lập trình công nghệ tỷ mỷ cho từng sản phẩm, mà chỉ quy định những bước công việc chung. Máy móc thiết bị được bố trí theo nghuyên tắc công nghệ. Do đó đường đi của sản phẩm thường dài và quanh co, sản phẩm dở dang nhiều và cần thiết phải để ngay nơi làm việc. Khi tiến hành sản xuất cũng như khi kiểm tra kỷ thuật phải dựa vào bản vẻ riêng cho từng chế phẩm một. Thường sử dụng công nhân có kỷ thuật cao và biết nhiều nghề để có thể lựa chọn phương pháp thao tác hợp lý, cũng như để phù hợp với tình hình thường xuyên thay đổi nhiệm vụ sản xuất. 3 – Phương Pháp Sản Xuất Theo Nhóm 3.1 Khái niệm Tổ chức sản xuất theo nhóm là tổ chức chế biến sản phẩm theo nhóm, trong một đơn nguyên sản xuất, các sản phẩm cần sản xuất có những chi tiết giống nhau được nhóm thành từng nhóm, căn cứ vào kết cấu, và được đưa đến sản xuất trên những phương pháp công nghệ giống nhau. 3.2 Đặc điểm Phương pháp sản xuất theo nhóm có đặc điểm: Không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí thiết bị, máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm. 3.3 Nội dung Tất cả các chi tiết của các loại sản phẩm cần chế tạo trong doanh nghiệp, sau khi được tiêu chuẩn hoá, được phân loại thành tường nhóm, căn cứ vào kết cấu, phương thức công nghệ giống nhau, yêu cầu máy móc và đồ gá cùng loại. Lựa chọn chi tiết tổng hợp của nhóm. Lập quy trình công nghệ cho nhóm hay nói đúng hơn là cho chi tiết tổng hợp đã chọn. Tiến hành xây dựng định mức thời gian các bước công việc của chi tiết tổng hợp. Thiết kế, chuển bị dụng cụ, đồ gá lắp cho cả nhóm và bố trí thiết bị, máy móc để sản xuất. II – phương pháp sản xuất theo nhóm 1 – Nội Dung Phương Pháp Sản Xuất Theo Nhóm 1.1 Tổ chức thiêt bị và nguyên vật liệu sản xuất theo nhóm Không có hoạt động của nhóm người nào có thể thành công thực sự nếu không “được tổ chức”. Rất hiếm khi con người đạt được những kết quả mỹ mãn mà trước tiên không tổ chức tư duy của mình hay tổ chức phương pháp tiếp cận của mình trước khi giả quyết vấn đề hay nhiệm vụ. Con người hay may móc cần có sự tổ chức tốt để hoạt động rể ràng. ở đây ta nói về sự tổ chức thiết bị máy móc sản xuất theo nhóm. Đối với phương pháp sản xuất theo nhóm nó khác với phương thức sản xuất sản suất khác ở chổ cách tổ chức sản xuẩt trong đó những chi tiết giống nhau được gom lại thành nhóm và máy móc được bố trí để chế biến và sản xuất chúng. Ví dụ, một nhà máy sản xuất hàng ngàn chi tiết khác nhau có thể gom chung thành gần một trăm họ . Vì mỗi họ sẽ có thiết kế và đặc điểm chế tạo tương tự, nên mọi chi tiết trong mỗi họ có thể chế biến và sản xuất trên máy móc giống nhau hay bố trí máy móc và thiết bị thành những nhóm tạo điều kiện rrể ràng cho việc sản xuất liên tục các họ chi tiết nếu chúng bao gồm những chi tiết giống nhau. Cách ghép nhóm các công cụ như vậy sẽ tạo thành những cụm máy. Ta có thể xét một xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng cao cấp. Để chuyên môn hoá cao các công việc thì xưởng phải phân thành các tổ sản xuất các sản phẩm khác nhau. Ví dụ như trong sơ đồ H1. Xưởng được phân thành hai tổ. Tổ 1 chuyên sản xuất “Bàn Ghế”, Tổ 2 chuyên sản xuất “Tủ và Giường” . Để sản xuất theo nhóm thì chúng ta cần phải tìm ra các chi tiết sản xuất giống nhau. Như trong trường hợp này thì trong các tổ sản xuất ta có các chi tiết công việc giống nhau sau: Công viêc 1 (CV1), công việc 2 (CV2), công việc 3 (CV3). Lúc này ta dã chuẩn bị và choạn lựa các chi tiết tổng hợp giống nhau, bước tiếp theo là chúng ta đặt máy móc theo nhóm và chuẩn bị các thứ cần thiết như ta chia các công việc như trên ta phân thành ba nhóm “Nhóm 1 chịu trách nhiệm của công việc 1”, “Nhóm 2 chịu trác nhiệm của công việc 2”, “Nhóm 3 chịu trách nhiệm của công việc 3. Ta có sơ đồ sau: CV1 Nhóm 1 CV2 Phân xưởng A CV3 Nhóm 2 CV4 Nhóm 3 CV1 Phân xưởng B CV2 Nhóm 4 CV3 CV4 Hinh 1 – Sơ Đồ Tổ Chức Công Việc Sản Suất Theo Nhóm Phân xưởng A: Sản suất Bàn Ghế. Phân xương B: Sản xuất Tủ và Giường. Cv1: Cưa và sẽ gỗ. Cv2: Bào nhẵn, tiện, đục.. Cv3: Lắp ghép. Cv4: Đánh (giấygiáp, vécni, sơn mài). Nhóm 1: Nhóm sẽ. Nhóm 2: Nhóm bào, tiện. Nhóm 4: Lắp ghép. Nhóm 3: Nhóm đánh (giấygiáp, vécni, sơn mài). 1.2 Lựa Chọn Chi Tiết Tổng Hợp Lựa chọn chi tiết tổng hợp, là những công đoạn và nhưng chi tiết phức tạp nhất. Để tiến hành sản xuất theo nhóm thì các tổ sản xuất theo nhóm, các kỹ sư thiết kế phải hiểu rõ các công việc trước khi tiến hành sản xuất theo nhóm, các vấn đề đó là: Phải hiểu một bộ phận không thể tách rời của công nghệ nhóm là xây dựng cách phân loại chi tiết và hệ thống mã hoá. Một hệ thống như vậy sẽ giúp nhận biết từng chi tiết hiện có thuộc họ nào và xếp những chi tiết mới vào những họ tương ứng. Các kỹ sư thiết kế có thể sư dựng các sơ đồ mã hoá để tạo điều kiện rể ràng cho quá trình thiết kế, nhờ tìm kiếm rể ràng cơ sở dữ liệu để xác định xem có những chi tiết cũ, đã có tương tự như chi tiết mới cần thiết kế không. Nhờ vậy mà tránh được những trường hợp mà kỹ sư đi thiết kế những chi tiết đã có rồi. Ngoài việc truy tìm thiết kế ra, việc phân loại công nghệ nhóm và các phương pháp mã hoá còn thích hợp với việc thiết kế quy thình trên máy tính hay bằng thủ công. Ta xét đến một xưởng sản xuất đồ gỗ trên, ta đi vào từng vấn đề của công việc khi chế biến và sản xuất. Như ví dụ trên trong xưởng đã chia thành hai “Phân xưởng A: chuyên sản suất bàn ghế”, “Phân xưởng B: chuyên sản xuất tủ và giường”. Để tín hành công việc tuyển chọn các chi tiết để gom vào các nhóm, thì kỹ sư thiết kế phải tiến hành công việc đo đạt từng bộ phận một, chi tiết một của từng sản phẩm và phân loại chúng ra thành từng nhóm, công việc hơn cả phân loại sao cho thích ứng với các dụng cụ và máy móc cần cho nhóm đó. Giả sử như trong tổ sản xuất “bàn Ghế” thì công việc phân loại được tiến hành như sau: Nhưng vật liệu cân đưa vào “Nhóm cưa và xẽ gỗ” đó là “Mặt bàn, mặt ghế, chân bàn, chân ghế, các bệ của bàn …”. Như trong tổ sản xuất tủ và giường, những vật liệu đưa vào “Nhóm cưa và sẽ gỗ” đó là. Đối với tủ “Mặt trước, và mặt sau của cánh tủ, mặt hông của tủ, và các khung đứng và khung ngang của tủ”. Đối với giường được phân loại vào nhóm cưa và xẽ gỗ là “các bệ và các thang giường”. Đó chỉ là việc cơ bản của công tìm ra những chi tiết giống nhau trứơc khi đưa vào tổng thể của nhóm, để tín hành làm đúng tiêu chuẩn để đưa vào trong tổ để tiến hành làm các việc riêng củ tổ như “đục, bạt,…”. Thì kỹ sư thiết kế phải tín hành một công việc tỉ mỹ hơn nữa đó là đo đạt “các chiều dài, chiều rộng” các chi tiết. Như chiều dài, chiều rộng của mặt bàn, mặt tủ…(các chi tiết tương tự nhau đã chọn), khi tín hành đo đạt song rồi công việc típ theo đó là lựa chọn các đồ ghá và chốt, thiết bị máy móc và dụng cụ như (máy sẽ loại lớn, loại nhỏ, máy cưa bàn, và cua tay…) để phù hợp với từng chi tiết của nhóm đã phân loại. 1.3 Lập Quy Trình Cônh Nghệ Cho Nhóm a. Sự cần thiết của lập quy trình sản xuất Bất kể một sưởng sản xuất theo nhóm nào trước khi đi vào sản xuất hay chế biến những thiết bị đã được chọn lựa theo nhóm, đều phải lập quy trình công nghệ cho nhóm hay lập quy trình của quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu từ công việc này tới công việc khác cho nhóm vật liệu đó. Trong mỗi loại hình sản xuất đều có một cách bố trí mặt bằng và trang thiết bị sản xuất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của loại hình sản xuất đó, sản xuất loại sản phẩm gì. b. Quá trình lập quy trình sản xuất Quá trình lập quy trình sản xuất của các doanh nghiệp thường rất khó khăn, nó thường phụ thuộc vào tính chất công việc. Để thực hiện một phương thức sản suất theo nhóm, thứ nhất phải bố trí mặt bằng thích hợp sao cho trong quá trình sản xuất khoảng cách chuyển giao của dòng vật chất phải ngắn nhất. Bố trí máy móc phải có lôgíc sao cho dòng vật chất khi đi vào nhóm sản suất thứ nhất, sau khi hoàn thành thì được chuyển giao sang bộ phận sau một các rể ràng. 1.4 Đo Lường Công Việc Đo lường công việc (thường còn gọi là “bấm giờ”) nhằm sác định số lượng thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn vị công việc. Trong nhiều năm kết quả này chủ yếu được sử dụng vào những mục đích tiền lương và thưởng tuy nhiên, việc đo lường công việc trong nền công nghiệp hiện đại cho thấy có nhiều ứng dụng và nó đã trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất của công tác quản lý. Việc đo lường công việc ngày càng được ứng dụng, nhiều hơn đối với lao động gián tiếp (ví dụ các công nhân bảo trì và quản lý vật tư và các ngành công nghiệp khác). Việc đo lương công việc được sử dụng để xác định số lượng thời gian cần thiết cho một công nhân lành nghề sử dụng phương pháp chuẩn và làm việc ở vị trí có thể hoàn thành được một nhiệm vụ nhất định. Thời gian cần thiết cho nhiệm vụ đó thường gọi là “định mức” thời gian hay “thời gian” cho phép. a. Cồng cụ của số liệu đo lường công việc Kết quả phân tích nhiều chức năng sản xuất và kiểm tra cần thiết trong việc sản xuất sản phẩm sẽ cho thấy rằng hầu hết chúng đều phụ thuộc vào thời gian. Những giá trị thời gian này có thể lấy theo kinh nghiệm đã qua, ước tính công nhan hay từ một hệ thống đo lường công việc. Nếu không sử dụng một số đơn vị thời gian, thì khgông thể nào lập được kế hoạch và lịch tiến độ sản xuất, hay kiểm tra chi phí nhân công. Nếu sử dụng định mức thời gian, để đảm bảo chính xác nhất thì phải lấy các số liệu đó từ một hệ thống đo lường công việc chính thức. Định mức thời gian được xác định cho từng công doạn cần thiết để xản xuất ra sản phẩm và thường tính giò trên một hay 100 sản phẩm. Định mức thời gian có thể sử dụng vào những mục đích sau: Cân đối dây chuyền sản xuất đối với những sản phẩm mới. Cân đối công việc của tổ đối với những công việc cần nhiều công nhân. ức tính chi phí cho những sản phẩm mới hay mâu mã mới. Tạo cơ sở để sác định chi phí. Tạo cơ sở cho kế hoạch tiền lương thưởng. Xây dựng những mục tiêu giám sat và tạo cở sở để định lượng hiệu quả công việc giám sát b . Đo lường công việc bằng đồng hồ bấm giờ hay các thiết bị đo thời gian khác Trong phần này ta sẽ bàn về các thức chung làm định mức thời gian bằng các sử dụng đồng hồ bấm giờ hay một trong những thiết bị đo thời gian khác. Chủ yếu chúng ta sẽ tập trung vào việc sử dụng đồng hồ bấm giờ, vì nó đã sử dụng rộng rải trong công nghiệp trong nhiều năm qua. Dù sao cũng thấy rõ rằng, về cơ bản, phương pháp này vẫn thịnh hành, bất kể là sử dụng thiết bị đo lường thời gian nào. Khi bấm giờ bằng đồng hồ thường phải thực hiện những bước như sau: Xin phép người giám sát chop tiến hành ngiên cứu và giả thích cho thợ máy mục đích của của việc quan sát . Rà xoát phương pháp công tác để cải tiến, tiêu chuản hoá phương pháp công tác và ghi những thông tin hoàn hỉnh về công việc và thợ máy vào bản kết quả quan sát. Chia công việc thnàh những phần cấu thành và ghi chi tiết những phân đó vào bản kết quả quan sát . Xác định và ghi thời gian của từng phần công việc. Tốc độ hay mức độ thực hiện của thợ máy Chiếu cố đến thời gian đi vệ sinh, sự mệt mỏi, những lần đừng máy …v v. Tính định mức thời gian. c. Tiêu chuẩn hoá phương pháp công tác Một điều quan trọng là người phân tích kết quả đo lường công việc phải xem sét phương pháp công tác hiện hành trước khi xác định thời gian. Thường thì những phương pháp hiện dùng đều kém và cần được cải thiện. Nếu có thể, thì cần thay đổi các phương pháp công tác trước khi bấm giờ để đảm bảo người phân tích khỏi uổng công vào một công việc sắp có sự thay đổi. d. Xác định thời gian Sau khi công đoạn được chia thành các phần tử, bước tiếp theo là xác định thời gian của các phàn tử. Hai phương pháp xác định thời gian bằng đồng hồ bấm giờ phổ biến nhất là xác định thời gian liên tục và ngắt quảng hay lặp lại. Khi xác định thời gian liên tục, người bấm giờ bấm cho đồng hồ chạy vào thời điểm bắt đầu phần tử thứ nhất và cứ để cho nó chạy trong suốt thời gian ngiên cứu. Tại cuối mổi phần tử, kết quả đọc đồng hồ được ghi vào chỗ tương ứng trong kết quả quan sát. khi kết thúc ngiên cứu, thời gian của mỗi phần tử được tính bằng cách lấy các số đọc ở điểm cuối trừ đi số đọc ở điểm đầu của phần tử. 1.5 Sơ Đồ Tổ Chức Một công ty sản xuất, bất kể nó làm cái gì, đều là một sự liên kết những người cùng làm việc để đạt tới những mục tiêu của công ty. Khi có hai hay nhiều người cộng tác trong một công việc thì một người trong số họ sẽ phải chỉ đạo tất cả các hoạt động của cả nhóm, nếu không họ sẽ làm việc như một cá nhân riêng lẻ theo những mục đích chồng chéo nhau. Vì thế cho nên cần có một sự chỉ đạo từ một nguồn nào đó để đảm bảo sự phối hợp và thành công cho cả nhóm. Rõ ràng là mỗi thành viên trong một tổ chức sản xuất sẽ làm việc tốt hơn, khi họ biết công việc phải làm gì, ai là chủ, cơ cấu tổ chức ra sao, người nắm quyền hạn tới đâu, cần phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp, khi người chủ vắng mặt, phải báo thông tin quan trong như thế nào và cho ai. Những yếu tố này rất căn bản với một tổ chức, và áp dụng cho tất cả các thành viên của tổ chức, dù người đó là quản lý, giám sát, điều khiển máy móc hay lao động thường. Mọi người sẽ làm việc tốt hơn, nếu họ hiểu vai trò của mình trong tổ chức, sét về cả cá nhân lẫn tập thể. Mục tiêu bao quát của tổ chức sản xuất là phát triển những tổ, đội làm việc cùng nhau để đảm bảo sản xuất với chi phí thấp. Nói các khác, tổ chức sản xuất phải chứng minh được khái niệm “cái toàn thể bao giờ cũng lớn hơn các bộ phận của nó công lại”. Cơ cấu cơ bản của một số tổ chức công nghiệp tuỳ thuộc vào quy mô của công ty, tính chất của ngành nghề và tính phức tạp của những vấn đề gặp phải. Hình thức chung nhất của cơ cấu tổ chức là tuyến và biên chế. 2 - Ưu điểm, nhược đIểm của phương thức sản xuất theo nhóm a. Ưu điểm Giảm bớt thời gian chuẩn bị về kỉ thuật. Giảm nhệ công tác xây dựng định mức kinh tế – kỷ thuật, công tác kế hoạch và điều độ sản xuất. Tạo điều kiện nâng cao loại hình sản xuất. Tạo điều kiện cải tiến tổ chức lạo động, nâng cao hệ số sử dụng đồ gá lắp và nhờ đó giảm được chi phí hao mòn mấy móc dụng cụ cho các đơn vị sản phẩm và làm cho giá thành sản phẩm ngày càng hạ. Nhược điểm Do co nhiều nhóm sản xuất được chia ra nên mỗi khâu chiệu sự chỉ đạo của hai hay nhiều phân xưởng, hiệu lực điều hành tập trung thông nhất bị hạn chế. Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ khó khăn Việc thiết kế sản xuất đòi hởi kiến thức phải chuyên sâu Lựa chọn chi tiết giống nhau của nhóm khó khăn. 3 – Phạm vi và đIều kiện áp dụng Để áp dụng phương thức sản xuất theo nhóm thì đoài hỏi doanh nghiệp đó phải có loại hình sản xuất mà các sản phẩm sản xuất có các chi tiết giống nhau, rể phân loại thành nhóm. Trong công ty hay xưởng sản xuất công nghệ sản xuất không phải là thiết kế theo kiểu quy trình công nghệ, bố trí thiết bị, máy móc, dụng cụ để sản xuất cho cho một chi tiết cá biệt mà ở đây máy móc của sản xuất theo nhóm phải sử dụng sản xuất tất cả các chi tiết chung cho cả nhóm. Vì vây để áp dụng phơng thức sản xuất theo nhóm thì các công ty thuộc loại hình sản xuất sau đây có thể đủ diều kiện có thể áp dụng phơng thức sản xuất theo nhóm. + Các công ty hay xơng sản xuất đồ gỗ. + Các công ty thuộc lĩnh vực cơ khí. C - Kết luận Như đã nói ở trên không có hoạt động của nhóm người nào có thể thành công thực sự nếu không “được tổ chức”. Rất hiếm khi con người đạt được những kết quả mỹ mãn mà trước tiên không tổ chức tư duy của mình hay tổ chức phương pháp tiếp cận của mình trước khi giả quyết vấn đề hay nhiệm vụ. Con người hay máy móc cần có sự tổ chức tốt để hoạt động rể ràng. Qua các bước của phương pháp sản xuất theo nhóm cho ta thấy, để thực hiện được phương pháp này thì trước tin phải nói đến một người quan trong nhất đó là người chiệu trách nhiêm thiết kế tổ chức, họ phảI có đủ trình độ và có tầm nhìn bao quat mới làm được những công việc như tổ chức thiết bị cho nhóm công việc này đoài hỏi kỷ sư thiết kế phải bố trí hợp lý máy móc, đồ gá… và sao cho hợp lý với các chi tiết mà đã chọn theo nhóm. Đối với lựa chọn chi tiết tổng hợp công việc này rất khó khăn kỷ sư thiết kế và các người lựa chọn các chi tiết tổng hợp giống nhau điều này còn khó khăn hơn khi kết hợp lựa chọn với kết hợp tổ chức thiết bị máy móc và đồ gá. Vì vậy khi lựa chọn các chi tiết tổng hợp cần phải phân loại và và tính toán số liệu sao cho phù hợp với máy móc và đồ gá. Cuối cùng công việc của phương pháp sản xuất theo nhóm là lập trình hoạt động các chi tiết cho nhóm, và đo lường thời gian. Để cho quá trình hoạt động sản xuất diễn ra một cách thuận tiện thì kỷ sư thiết kế phải có phương án, quá trình lưu chuyển dòng vật chất như thế nào với các chi tiết tổng hợp đã chọn một cách hợp lý và ít tốn kém nhất. Hơn nữa trong sản xuất cũng phải tính làm sao sản xuất có hiệu quả nhất mà ít tốn kém nhất vì vây để thực hiện tốt công việc nay thì các kỷ sư hay nhà quản lý phải có phương án đo lường công việc để tính toán chi phí và dự định cho sản xuất trong tương lai. Vậy có thể nói rằng bất kể một phương pháp sản xuất mà muốn hoat động phải có một phương pháp sản xuất rõ ràng, và hiểu rõ quá trình vận hành của quá trình sản xuất. Như đối với phương thức sản xuất theo nhóm để đưa nó vào vận hành cần phải tính toán và ngiên cứu các vấn đề trên trước khi đưa vào vận hành. Mục lục A – Lời nói đầu ………………………………………………………………… 1 B – Nội dung ngiên cứu……………………………………………………… 2 I – Sơ Lược Qua Các Phương Pháp Tổ Chức Sản Xuất ..……………………….2 1 – Tổ chức sản xuất theo dây chuyền …………………………………………. 2 2 – Tổ chức sản xuất đơn chiếc ………………………………………………. 2 3 – Tổ chức sản xuất theo nhóm ………………………………………………. 3 II – Phương Pháp Sản Xuất Theo Nhóm ………………………………………. 4 1 – Nội dung của phương pháp sản xuấ theo nhóm …………………………… 4 2 – Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp sản xuất theo nhóm ..…………… 12 3 – Phạm vi và điều kiện áp dụng……………………………………………… 13 C – kết luận ……………………………………………………………………. 14 Tài liệu ngiên cứu Quản trị hành vi tổ chức Quản trị doanh nghiệp Những vấn đề về lý luận và thực tiển quản lý và tổ chức Tổ chức sản xuất và quản trị doanh ngiệp Quản lý sản xuất Tổ chức doanh nghiệp (Giáo trình trường ta) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0342.doc
Tài liệu liên quan