Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LÊ THU HÀ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN KẾT HỢP
VÀ ỨNG DỤNG
Luận văn thạc sỹ : Khoa học máy tính
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LÊ THU HÀ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN KẾT HỢP
VÀ ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: : Khoa học máy tính
Mã số: 60 48 01
Luận văn Thạc sỹ Khoa học máy tính
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS V
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phương pháp luận kết hợp và ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ũ ĐỨC THI
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ KHÁM PHÁ TRI THỨC VÀ KHAI PHÁ
DỮ LIỆU....................................................................................................... 6
1.1. Phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu ................................................... 6
1.2. Quá trình phát hiện tri thức từ cơ sở dữ liệu ......................................... 7
1.2.1. Xác định vấn đề ............................................................................ 8
1.2.2.Thu thập và tiền xử lý dữ liệu ........................................................ 9
1.2.3. Khai thác dữ liệu ......................................................................... 11
1.2.4. Minh họa và đánh giá.................................................................. 11
1.2.5. Đưa kết quả vào thực tế .............................................................. 11
1.3. Khai phá dữ liệu ................................................................................ 12
1.3.1. Các quan niệm về khai phá dữ liệu ............................................. 12
1.3.2. Nhiệm vụ của khai phá dữ liệu.................................................... 13
1.3.3. Triển khai việc khai phá dữ liệu .................................................. 15
1.3.4. Một số ứng dụng khai phá dữ liệu ............................................... 15
1.3.5. Các kỹ thuật khai phá dữ liệu ...................................................... 17
1.3.6. Kiến trúc của hệ thống khai phá dữ liệu ...................................... 19
1.3.7. Quá trình khai phá dữ liệu........................................................... 21
1.3.8. Những khó khăn trong khai phá dữ liệu ...................................... 22
Chƣơng 2 LUẬT KẾT HỢP TRONG KHAI PHÁ DỮ LIỆU ................ 25
2.1. Bài toán kinh điển dẫn đến việc khai phá luật kết hợp ....................... 25
2.2. Định nghĩa về luật kết hợp ................................................................. 26
2.3. Một số hướng tiếp cận trong khai phá luật kết hợp ............................ 32
Chƣơng 3 MỘT SỐ THUẬT TOÁN PHÁT HIỆN LUẬT KẾT HỢP .... 35
3.1. Thuật toán AIS .................................................................................. 35
3.2. Thuật toán SETM .............................................................................. 36
3.3. Thuật toán Apriori ............................................................................. 37
3.4. Thuật toán Apriori-TID ..................................................................... 44
3.5.Thuật toán Apriori-Hybrid .................................................................. 46
3.6. Thuật toán FP_growth ....................................................................... 47
3.7. Thuật toán PARTITION [Savasere 95] .............................................. 55
Chƣơng 4 KHAI THÁC LUẬT KẾT HỢP TRONG BÀI TOÁN QUẢN
LÝ THIẾT BỊ TRƢỜNG THPT CHU VĂN AN- THÁI NGUYÊN ....... 58
4.1. Phát biểu bài toán .............................................................................. 58
4.2. Cơ sở dữ liệu của bài toán ................................................................. 59
4.3. Rời rạc các thuộc tính gốc để tạo thành các thuộc tính nhị phân ........ 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
4.4. Cơ sở dữ liệu dạng nhị phân .............................................................. 62
4.5. Kết quả khai thác luật kết hợp bằng thuật toán Apriori ...................... 62
4.6. Kết quả khai thác cơ sở dữ liệu quản lý thiết bị Trường THPT Chu Văn
An – Thái Nguyên .................................................................................... 63
KẾT LUẬN ................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin đã làm cho khả năng thu thập và lưu trữ thông tin của các hệ thống thông
tin tăng nhanh một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc tin học hóa một cách
ồ ạt và nhanh chóng các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như nhiều lĩnh
vực hoạt động khác đã tạo ra cho chúng ta một lượng dữ liệu cần lưu trữ
khổng lồ. Hàng triệu cơ sở dữ liệu đã được sử dụng trong các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, quản lý..., trong đó có nhiều cơ sở dữ liệu cực lớn cỡ
Gigabyte, thậm chí là Terabyte.
Sự bùng nổ này đã dẫn tới một yêu cầu cấp thiết là cần có những kỹ
thuật và công cụ mới để tự động chuyển đổi lượng dữ liệu khổng lồ kia thành
các tri thức có ích. Từ đó, các kỹ thuật khai phá dữ liệu đã trở thành một lĩnh
vực thời sự của nền CNTT thế giới hiện nay nói chung và Việt Nam nói riêng.
Khai phá dữ liệu đang được áp dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực kinh doanh và đời sống khác nhau: marketing, tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm, khoa học, y tế, an ninh, internet… Rất nhiều tổ chức và công ty lớn
trên thế giới đã áp dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu vào các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình và thu được những lợi ích to lớn.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về các kỹ thuật khai phá dữ
liệu; các vấn đề liên quan đến khai phá luật kết hợp nhằm phát hiện và đưa ra
các mối liên hệ giữa các giá trị dữ liệu trong CSDL và áp dụng chúng vào bài
toán quản lý trang thiết bị đồ dùng của trường THPT Chu Văn An – Tỉnh
Thái Nguyên.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Tổng kết các kiến thức cơ bản nhất liên quan đến phát hiện luật kết
hợp và tìm kiếm tri thức từ dữ liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Dựa trên lý thuyết đã tổng kết được, đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu
phương pháp luật kết hợp và làm một chương trình thử nghiệm dựa
trên thuật toán Apriori.
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Đây là phương pháp được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đã có
đóng góp trong thực tiễn.
- Có thể coi đề tài là một tài liệu tham khảo khá đầy đủ, rõ ràng về các
kiến thức cơ bản trong phương pháp phát hiện luật kết hợp.
Phương pháp nghiên cứu:
- Lập kế hoạch, lên qui trình, tiến độ thực hiện.
- Tham khảo nhiều tài liệu có liên quan, tham khảo ý kiến các chuyên
gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu:
Các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp phát hiện luật kết hợp
trên cơ sở làm luận văn thạc sỹ.
Các kết quả nghiên cứu đạt được:
- Tổng kết các kiến thức cơ bản nhất của phương pháp khai phá luật
kết hợp.
- Luận văn có thể trở thành một tài liệu tham khảo cho những người
muốn tìm hiểu về khai phá dữ liệu và phương pháp khai phá luật kết
hợp.
- Xây dựng một phần mềm thử nghiệm dựa trên thuật toán Apriori.
Luận văn bao gồm 4 chương, với các nội dung:
Chương 1: Trình bày tổng quan về khám phá tri thức và khai phá dữ liệu,
trong đó có đề cập đến khái niệm tri thức, dữ liệu, quá trình khám phá tri
thức, nhiệm vụ và các kỹ thuật khám phá tri thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chương 2: Trình bày về luật kết hợp, trong đó trình bày về các khái niệm,
định nghĩa, tính chất của luật kết hợp.
Chương 3: Trình bày một số kỹ thuật khai thác luật kết hợp.
Chương 4: Cài đặt chương trình tìm luật kết hợp, ứng dụng trong quản lý
trang thiết bị, đồ dùng của trường THPT Chu Văn An – Tỉnh Thái Nguyên.
Luận văn này đã được hoàn thành trong khoảng thời gian không dài.
Tuy nhiên, đã đạt được một số kết quả tốt, tôi đang nghiên cứu để hoàn thiện
và đưa chương trình trong luận văn vào ứng dụng thực tiễn quản lý trang thiết
bị của trường THPT Chu Văn An – Tỉnh Thái Nguyên, rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn và chương trình
được hoàn thiện hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ KHÁM PHÁ TRI THỨC VÀ KHAI PHÁ DỮ LIỆU
1.1. Phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, các công nghệ lưu trữ dữ
liệu ngày càng phát triển tạo điều kiện cho các đơn vị thu thập dữ liệu tốt hơn.
Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm
quan trọng của việc nắm bắt và xử lý thông tin, nhằm giúp các chủ doanh
nghiệp trong việc vạch ra các chiến lược kinh doanh kịp thời mang lại những
lợi nhuận to lớn cho doanh nghiệp của mình. Tất cả lí do đó khiến cho các cơ
quan, đơn vị và các doanh nghiệp đã tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ cỡ
Gigabyte thậm chí là Terabyte cho riêng mình.
Khi lưu trữ các dữ liệu khổng lồ như vậy thì chúng ta thấy rằng chắc
chắn chúng phải chứa những giá trị nhất định nào đó. Tuy nhiên, theo thống
kê thì chỉ có một lượng nhỏ của những dữ liệu này (khoảng từ 5% đến 10%)
là luôn được phân tích, số còn lại họ không biết sẽ phải làm gì hoặc có thể
làm gì với chúng nhưng họ vẫn tiếp tục thu thập rất tốn kém với ý nghĩ lo sợ
rằng sẽ có cái gì đó quan trọng đã bị bỏ qua sau này có lúc cần đến nó. Mặt
khác, trong môi trường cạnh tranh, người ta ngày càng cần có nhiều thông tin
với tốc độ nhanh để trợ giúp việc ra quyết định và ngày càng có nhiều câu hỏi
mang tính chất định tính cần phải trả lời dựa trên một khối lượng dữ liệu
khổng lồ đã có. Với những lý do như vậy, các phương pháp quản trị và khai
thác cơ sở dữ liệu truyền thống ngày càng không đáp ứng được thực tế đã làm
phát triển một khuynh hướng kỹ thuật mới đó là Kỹ thuật phát hiện tri thức và
khai phá dữ liệu (KDD - Knowledge Discovery and Data Mining).
Thông thường chúng ta coi dữ liệu như một dãy các bit, hoặc các số và
các ký hiệu, hoặc các “đối tượng” với một ý nghĩa nào đó khi được gửi cho
một chương trình dưới một dạng nhất định. Chúng ta sử dụng các bit để đo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
lường các thông tin và xem nó như là các dữ liệu đã được lọc bỏ các dư thừa,
được rút gọn tới mức tối thiểu để đặc trưng một cách cơ bản cho dữ liệu.
Chúng ta có thể xem tri thức như là các thông tin tích hợp, bao gồm các sự
kiện và các mối quan hệ giữa chúng. Các mối quan hệ này có thể được hiểu
ra, có thể được phát hiện, hoặc có thể được học. Nói cách khác, tri thức có thể
được coi là dữ liệu có độ trừu tượng và tổ chức cao.
Phát hiện tri thức trong các cơ sở dữ liệu là một qui trình nhận biết các
mẫu hoặc các mô hình trong dữ liệu với các tính năng: hợp thức, mới, khả ích,
và có thể hiểu được. Còn khai thác dữ liệu là một bước trong qui trình phát
hiện tri thức gồm có các thuật toán khai thác dữ liệu chuyên dùng dưới một số
qui định về hiệu quả tính toán chấp nhận được để tìm ra các mẫu hoặc các mô
hình trong dữ liệu. Nói một cách khác, mục đích của phát hiện tri thức và khai
phá dữ liệu chính là tìm ra các mẫu và/hoặc các mô hình đang tồn tại trong
các cơ sở dữ liệu nhưng vẫn còn bị che khuất bởi hàng “núi” dữ liệu.
Nhiều người coi khai phá dữ liệu và khám phá tri thức trong cơ sở dữ
liệu là như nhau. Tuy nhiên trên thực tế, khai phá dữ liệu chỉ là một bước thiết
yếu trong quá trình phát hiện tri thức trong cơ sở dữ liệu.
1.2. Quá trình phát hiện tri thức từ cơ sở dữ liệu
Quá trình phát hiện tri thức có thể chia thành các bước như sau:
- Làm sạch dữ liệu (Data cleaning): Loại bỏ dữ liệu nhiễu hoặc dữ liệu
không thích hợp.
- Tích hợp dữ liệu (Data integration): Tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác
nhau.
- Chọn dữ liệu (Data Selection): Chọn những dữ liệu liên quan trực tiếp
đến nhiệm vụ.
- Chuyển đổi dữ liệu (Data Transformation): Chuyển dữ liệu về những
dạng phù hợp cho viẹc khai phá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Khai phá dữ liệu (Data mining): Các kỹ thuật được áp dụng để trích
xuất thông tin có ích hoặc các mẫu điển hình trong dữ liệu.
- Đánh giá mẫu (Pattern evaluation): Đánh giá mẫu hoặc tri thức đã thu
được.
- Trình diễn dữ liệu (Knowledge Presentation): Biểu diễn những tri thức
khai phá được cho người sử dụng.
Hình 1.1. Quá trình khám phá tri thức từ cơ sở dữ liệu
Hình 1.1 mô tả 5 giai đoạn trong quá trình khám phá tri thức từ cơ sở dữ
liệu. Mặc dù có 5 giai đoạn như trên xong quá trình khám phá tri thức từ cơ sở
dữ liệu là một quá trình tương tác và lặp di lặp lại theo chu trình liên tục kiểu
xoáy trôn ốc, trong đó lần lặp sau hoàn chỉnh hơn lần lặp trước. Ngoài ra, giai
đoạn sau lại dựa trên kết quả thu được của giai đoạn trước theo kiểu thác
nước. Đây là một quá trình biện chứng mang tính chất khoa học của lĩnh vực
phát hiện tri thức và là phương pháp luận trong việc xây dựng các hệ thống
phát hiện tri thức.
1.2.1. Xác định vấn đề
Đây là một quá trình mang tính định tính với mục đích xác định được lĩnh
vực yêu cầu phát hiện tri thức và xây dựng bài toán tổng kết. Trong thực tế,
5. Đưa kết quả vào
thực tiễn
4. Minh họa và đánh
giá tri thức
3. Khai thác dữ liệu–trích
ra các mẫu/mô hình
2. Thu thập và tiền
xử lý dữ liệu
1. Hiểu và xác định
vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
các cơ sở dữ liệu được chuyên môn hóa và phân chia theo các lĩnh vực khác
nhau như sản phẩm, kinh doanh, tài chính, … Với mỗi tri thức phát hiện được
có thể có giá trị trong lĩnh vực này nhưng lại không mang nhiều ý nghĩa đối
với một lĩnh vực khác. Vì vậy mà việc xác định lĩnh vực và định nghĩa bài
toán giúp định hướng cho giai đoạn tiếp theo thu thập và tiền xử lý dữ liệu.
1.2.2.Thu thập và tiền xử lý dữ liệu
Các cơ sở dữ liệu thu được thường chứa rất nhiều thuộc tính nhưng lại
không đầy đủ, không thuần nhất, có nhiều lỗi và các giá trị đặc biệt. Vì vậy,
giai đoạn thu thập và tiền xử lý dữ liệu trở nên rất quan trọng trong quá trình
phát hiện tri thức từ cơ sở dữ liệu. Có thể nói rằng giai đoạn này chiếm từ
70% đến 80% giá thành trong toàn bộ bài toán.
Người ta chia giai đoạn thu thập và tiền xử lý dữ liệu thành các công
đoạn như: lựa chọn dữ liệu, làm sạch, làm giàu, mã hóa dữ liệu. Các công
đoạn được thực hhiện theo trình tự đưa ra được một cơ sở dữ liệu thích hợp
cho các giai đoạn sau. Tuy nhiên, tùy từng dữ liệu cụ thể mà quá trình trên
được điều chỉnh cho phù hợp vì người ta đưa ra một phương pháp cho mọi
loại dữ liệu.
a. Chọn lọc dữ liệu: Đây là bước chọn lọc các dữ liệu có liên quan
trong các nguồn dữ liệu khác nhau. Các thông tin được chọn lọc sao cho có
chứa nhiều thông tin liên quan tới lĩnh vực cần phát hiện tri thức đã xác định
trong giai đoạn xác định vấn đề.
b. Làm sạch dữ liệu:Dữ liệu thực tế, đặc biệt dữ liệu lấy từ nhiều nguồn
khác nhau thường không đồng nhất. Do đó cần có biện pháp xử lý để đưa về
một cơ sở dữ liệu thống nhất phục vụ cho khai thác. Nhiệm vụ làm sạch dữ
liệu thường bao gồm:
- Điều hòa dữ liệu: Công việc này nhằm giảm bớt tính không nhất quán
do dữ liệu lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Phương pháp thông thường là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
khử các trường hợp trùng lặp dữ liệu và thống nhất các ký hiệu. Chẳng
hạn, một khách hàng có thể có nhiều bản ghi do việc nhập sai tên hoặc
do quá trình thay đổi một số thông tin cá nhân gây ra và tạo sự lầm
tưởng có nhiều khách hàng khác nhau.
- Xử lý các giá trị khuyết: Tính không đầy đủ của dữ liệu có thể gây ra
hiện tượng dữ liệu chứa các giá trị khuyết. Đây là hiện tượng khá phổ
biến. Thông thường, người ta có thể lựa chọn các phương pháp khác
nhau để thực hiện việc xử lý các giá trị khuyết như: bỏ qua các bộ có
giá trị khuyết, điểm bổ sung bằng tay, dùng một hằng chung để điền
vào giá trị khuyết, dùng giá trị trung bình của mọi bản ghi cùng lớp
hoặc dùng các giá trị mà tần suất xuất hiện lớn.
- Xử lý nhiễu và các ngoại lệ: Thông thường, nhiễu dữ liệu có thể là
nhiễu ngẫu nhiên hoặc các giá trị bất thường. Để làm sạch nhiễu, người
ta có thể sử dụng phương pháp làm trơn nhiễu hoặc dùng các giải thuật
phát hiện ra các ngoại lệ để xử lý.
c. Làm giàu dữ liệu: Việc thu thập dữ liệu đôi khi không đảm bảo tính
đầy đủ của dữ liệu. Một số thông tin quan trọng có thể thiếu hoặc không đầy
đủ. Chẳng hạn, dữ liệu về khách hàng lấy từ một nguồn bên ngoài không có
hoặc không đầy đủ thông tin về thu nhập. Nếu thông tin về thu nhập là quan
trọng trong quá trình khai thác dữ liệu để phân tích hành vi khách hàng thì rõ
ràng là ta không thể chấp nhận đưa các dữ liệu khuyết thiếu vào được.
Quá trình làm giàu bao cũng bao gồm việc tích hợp và chuyển đổi dữ
liệu. Các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau được tích hợp thành một kho
thống nhất. Các khuôn dạng khác nhau của dữ liệu cũng được quy đổi, tính
toán lại để đưa về một kiểu thống nhất, tiện cho quá trình phân tích. Đôi khi,
một số thuộc tính mới có thể được xây dựng dựa trên các thuộc tính cũ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
d. Mã hóa: Các phương pháp dùng để chọn lọc, làm sạch, làm giàu dữ
liệu sẽ được mã hóa dưới dạng các thủ tục, chương trình hay tiện ích nhằm tự
động hóa việc kết xuất, biến đổi và di chuyển dữ liệu. Các hệ thống con đó có
thể được thực thi định kỳ làm tươi dữ liệu phục vụ cho việc phân tích.
1.2.3. Khai thác dữ liệu
Giai đoạn khai thác dữ liệu được bắt đầu sau khi dữ liệu đã được thu
thập và tiến hành xử lý. Trong giai đoạn này, công việc chủ yếu là xác định
được bài toán khai thác dữ liệu, tiến hành lựa chọn phương pháp khai thác
phù hợp với dữ liệu có được và tách ra các tri thức cần thiết.
Thông thường, các bài toán khai thác dữ liệu bao gồm: các bài toán
mang tính chất mô tả - đưa ra những tính chất chung nhất của các dữ liệu, các
bài toán khai thác dự báo – bao gồm cả việc thực hiện các suy diễn trên dữ
liệu. Tùy theo bài toán xác định được mà ta lựa chọn các phương pháp khai
thác dữ liệu cho phù hợp.
1.2.4. Minh họa và đánh giá
Các tri thức phát hiện từ cơ sở dữ liệu cần được tổng hợp dưới dạng các
báo cáo phục vụ cho các mục đích hỗ trợ quyết định khác nhau.
Do nhiều phương pháp khai thác có thể được áp dụng nên các kết quả
có mức độ tốt/xấu khác nhau. Việc đánh giá các kết quả thu được là cần thiết,
giúp tạo cơ sở cho những quyết định chiến lược. Thông thường chúng được
tổng hợp, so sánh bằng các biểu đồ và được kiểm nghiệm, tin học hóa. Công
việc này thường là của các chuyên gia, các nhà phân tích và quyết định.
1.2.5. Đƣa kết quả vào thực tế
Các kết quả của quá trình phát hiện tri thức có thể được đưa vào ứng
dụng trong những lĩnh vực khác nhau. Do các kết quả có thể là các dự báo
hoặc các mô tả nên chúng có thể được đưa vào các hệ thống hỗ trợ ra quyết
định nhằm tự động hóa quá trình này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Quá trình phát hiện tri thức có thể được tiến hành theo các bước trên.
Ngoài ra trong quá trình khai thác người ta có thể thực hiện các cải tiến, nâng
cấp cho phù hợp.
1.3. Khai phá dữ liệu
1.3.1. Các quan niệm về khai phá dữ liệu
Sau đây là một số quan niệm về khai phá dữ liệu:
Khai phá dữ liệu là tập hợp các thuật toán nhằm chiết xuất những thông
tin có ích từ kho dữ liệu khổng lồ.
Khai phá dữ liệu được định nghĩa như một quá trình phát hiện mẫu
trong dữ liệu. Quá trình này có thể là tự động hay bán tự động, song phần
nhiều là bán tự động. Các mẫu được phát hiện thường hữu ích theo nghĩa: các
mẫu mang lại cho người sử dụng một lợi thế nào đó, thường là lợi thế về kinh
tế.
Khai phá dữ liệu giống như quá trình tìm ra và mô tả mẫu dữ liệu. Dữ
liệu như là một tập hợp của các vật hay sự kiện, còn đầu ra của quá trình khai
phá dữ liệu như là những dự báo của các vật hay sự kiện mới.
Khai phá dữ liệu được áp dụng trong các cơ sở dữ liệu quan hệ, giao
dịch, cơ sở dữ liệu không gian, cũng như các kho dữ liệu phi cấu trúc, mà
điển hình là World Wide Web.
Khám phá tri thức là quá trình nhận biết các mẫu hoặc các mô hình
trong dữ liệu với các tính chất: Đúng đắn, mới, khả ích và có thể hiểu được.
Khai phá dữ liệu là một bước trong quá trình khám phá tri thức bao gồm các
thuật toán khai phá dữ liệu chuyên dùng dưới một số quy định về hiệu quả
tính toán chấp nhận được để tìm ra các mẫu và các mô hình trong dữ liệu.
Như vậy, mục đích của khám phá tri thức và khai phá dữ liệu là tìm ra
các mẫu hoặc mô hình đang tồn tại trong các cơ sở dữ liệu nhưng vẫn còn bị
khuất bởi số lượng dữ liệu khổng lồ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
1.3.2. Nhiệm vụ của khai phá dữ liệu
Các bài toán liên quan đến khai phá dữ liệu về bản chất là các bài toán
thống kê. Điểm khác biệt giữa các kỹ thuật khai phá dữ liệu và các công cụ
phục vụ tính toán thống kê mà chúng ta đã biết là ở khối lượng cần tính toán.
Một khi dữ liệu đã trở nên khổng lồ thì những khâu như: thu thập dữ liệu, tiền
xử lý và xử lý dữ liệu đều đòi hỏi phải được tự động hóa. Tuy nhiên ở công
đoạn cuối cùng, việc phân tích kết quả sau khi đã khai phá dữ liệu vẫn luôn là
công việc của con người.
Do là một lĩnh vực đa ngành, khai phá dữ liệu thu hút các lĩnh vực khoa
học khác như trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu, hiển thị dữ liệu, marketing, toán
học, vận trù học, tin sinh học, nhận dạng mẫu, tính toán thống kê …
Điều mà khai phá dữ liệu có thể làm rất tốt là phát hiện ra những giả
thuyết mạnh trước khi sử dụng những công cụ tính toán thống kê. Mô hình dự
báo sử dụng kỹ thuật phân cụm (Crustering) để chia nhóm các sự vật, sự kiện
sau đó rút ra các luật nhằm tìm ra đặc trưng cho mỗi nhóm và cuối cùng đề
nghị một mô hình. Ví dụ, những bạn đọc đăng ký dài hạn của một tạp chí có
thể phân nhóm dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau (lứa tuổi, giới tính, thu
nhập…), sau đó tạp chí căn cứ vào đặc trưng riêng của từng nhóm để đề ra
mức phí thu trong năm sao cho phù hợp nhất.
Chúng ta thấy, những nhiệm vụ cơ bản nhất của khai phá dữ liệu là:
Phân cụm, phân loại, phân nhóm, phân lớp. Nhiệm vụ là trả lời câu hỏi:
Một dữ liệu mới thu thập sẽ thuộc về nhóm nào? Quá trình này thường
được thực hiện một cách tự động.
Khai phá luật kết hợp. Nhiệm vụ là phát hiện ra những mối quan hệ
giống nhâu của các bản ghi giao dịch. Luật kết hợp X=>Y có dạng tổng
quát là: Nếu một giao dịch đã sở hữu các tính chất X thì đồng thời nó
cũng sở hữu các tính chất Y, ở một mức độ nào đó. Khai phá luật kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
hợp được hiểu theo nghĩa: Biết trước các tính chât X, vậy các tính chất
Y là những tính chất nào?
Lập mô hình dự báo, bao gồm hai nhiệm vụ: Hoặc là phân nhóm dư
liệu vào một hay nhiều lớp dữ liệu đã xác định từ trước, hoặc là sử
dụng các trường đã cho trong một cơ sở dữ liệu để dự báo sự xuất hiện
(hoặc không xuất hiện) của các trường hợp khác.
Phân tích đối tượng ngoài cuộc: Một cơ sở dữ liệu có thể có thể chứa
các đối tượng không tuân theo mô hình dữ liệu. Các đối tượng dữ liệu
như vậy gọi là các đối tượng ngoài cuộc. Hầu hết các phương pháp khai
phá dữ liệu đều coi các đối tượng ngoài cuộc là nhiễu và loại bỏ chúng.
Tuy nhiên trong một số ứng dụng, chẳng hạn như phát hiện nhiễu thì sự
kiện hiếm khi sảy ra lại được chú ý hơn những gì thường xuyên gặp
phải. Sự phân tích dữ liệu ngoài cuộc được coi như là phai phá các đối
tượng ngoài cuộc. Một số phương pháp được ứng dụng để phát hiện đối
tượng ngoài cuộc: Sử dụng các hình thức kiểm tra mang tính thống kê
trên cơ sở một phân phối dữ liệu hay một mô hình xác suất cho dữ liệu,
dùng các độ đo khoảng cách mà theo đó các đối tượng có một khoảng
cách đáng kể đến cụm bất kỳ khác được coi là đối tượng ngoài cuộc,
dùng các phương pháp dựa trên độ lệch để kiểm tra sự khác nhau trong
những đặc trưng chính của các nhóm đối tượng.
Phân tích sự tiến hóa: Phân tích sự tiến hóa thực hiện việc mô tả và mô
hình hóa các quy luật hay khuynh hướng của những đối tượng mà ứng
xử của chúng thay đổi theo thời gian. Phân tích sự tiến hóa có thể bao
gồm cả đặc trưng hóa, phân biệt, tìm luật kết hợp, phân lớp hay phân
cụm dữ liệu liên quan đến thời gian, phân tích dữ liệu theo chuỗi thời
gian, so sánh mẫu theo chu kỳ và phân tích dữ liệu dựa trên tính tương
tự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
1.3.3. Triển khai việc khai phá dữ liệu
Nhóm các tác giả Cabena et al. đề nghị triển khai quá trình khai phá
dữ liệu theo 5 bước:
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu thương mại cần khai phá.
Bước 2: Chuẩn bị dữ liệu (Thu thập, tiền xử lý, chuyển đổi khuôn dạng dữ
liệu nếu thấy cần thiết)
Bước 3: Khai phá dữ liệu (Chọn thuật toán thích hợp)
Bước 4: Phân tích kết quả thu được (Xem có gì thú vị không?)
Bước 5: Tiêu hóa các tri thức thu lượm được (Nhằm đề ra kế hoạch khai
thác các thông tin mới)
Một tác giả khác cũng nói tới quy trình 5 bước của khai phá dữ liệu, với
quan điểm gần giống như trên:
1. Chiết xuất, biến đổi và nạp dữ liệu vào hệ thống kho dữ liệu.
2. Lưu trữ và quản trị dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu nhiều chiều
3. Xác định mục tiêu cần khai phá (Sử dụng các công cụ phân tích về mặy
tác nghiệp)
4. Sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu để khai phá dữ liệu
5. Thể hiện kết quả khai phá dưới khuôn dạng hữu ích hay bảng biểu,đồ thị
1.3.4. Một số ứng dụng khai phá dữ liệu
Ở thập kỷ 90 của thế kỷ XX, người ta coi khai phá dữ liệu là quá trình
phân tích cơ sở dữ liệu nhằm phát hiện ra các thông tin mới và giá trị, thường
thể hiện dưới dạng các mối quan hệ chưa biết đến giữa các biến số. Những
phát hiện này được sử dụng nhằm tăng thêm tính hiệu quả của doanh nghiệp
trong khi phải cạnh tranh trên thương trường. Nhờ phân tích các dữ liệu liên
quan đến khách hàng, doanh nghiệp có khả năng dự báo trước một số hành vi
ứng xử của khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Những năm gần đây, người ta quan niệm khai phá dữ liệu (Đôi khi còn
dùng thuật ngữ khám phá dữ liệu hay phát hiện tri thức) là một quá trình phân
tích dữ liệu từ các viễn cảnh khác nhau và rút ra các thông tin bổ ích – những
thông tin có thể dùng để tăng lợi nhuận, cắt giảm chi phí hoặc cả hai mục
đích. Phần mềm khai phá dữ liệu là một công cụ phân tích dùng để phân tích
dữ liệu. Nó cho phép người sử dụng phân tích dữ liệu theo nhiều góc nhìn
khác nhau, phân loại dữ liệu thao những quan điểm riêng biệt và tổng kết các
mối quan hệ đã được bóc tách. Xét về khía cạnh kỹ thuật, khai phá dữ liệu là
một quá trình tìm kiếm các mối tương quan giữa các mẫu ẩn chứa trong hàng
chục trường dữ liệu của một cơ sở dữ liệu quan hệ cỡ lớn.
Hiện nay, kỹ thuật khai phá dữ liệu đang được áp dụng một cách rộng
rãi trong rất nhiều lĩnh vực kinh doanh và đời sống khác nhau như:
- Thương mại: Phân tích dữ liệu bán hàng và thi trường, phân tích đầu tư,
quyết định cho vay, phát hiện gian lận, …
- Thông tin sản xuất: Điều khiển và lập kế hoạch, hệ thống quản lý, phân
tích kết quả thử nghiệm, …
- Thông tin khoa học: dự báo thời tiết, CSDL sinh học: Ngân hàng gen, …
khoa học địa lý: dự báo động đất, …
- Trong y tế, marketing, ngân hàng, viễn thông, du lịch, internet…
Và những gì thu được thật đáng giá. Điều đó được chứng minh bằng thực
tế: Chẩn đoán bệnh trong y tế dựa trên kết quả xét nghiệm đã giúp cho bảo
hiểm y tế phát hiện ra nhiều trường hợp xét nghiệm không hợp lý, tiết kiệm
được nhiều kinh phí mỗi năm; trong dịch vụ viễn thông đã phát hiện ra những
nhóm người thường xuyên gọi cho nhau bằng mobile và thu lợi hàng triệu
USD; IBM Suft-Aid đã áp dụng khai phá dữ liệu vào phân tích các lần đăng
nhập Web vào các trang liên quan đến thị trường để phát hiện sở thích khách
hàng, từ đó đánh giá hiệu quả của việc tiếp thị qua Web và cải thiện hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
của các Website; trang Web mua bán qua mạng Amazon cũng tăng doanh thu
nhờ áp dụng khai phá dữ liệu trong việc phân tích sở thích mua bán của khách
hàng.
1.3.5. Các kỹ thuật khai phá dữ liệu
Thường được chia thành hai nhóm chính:
- Kỹ thuật khai phá dữ liệu mô tả: Có nhiệm vụ mô tả về các tính chất
hoặc các đặc tính chung của dữ liệu tring cơ sở dữ liệu hiện có. Các kỹ
thuật này gồm có: Phân cụm (clustering), tóm tắt (summerization), trực
quan hóa (visualiztation), phân tích sự phát triển và độ lệch (evolution
and deviation analyst), phân tích luật kết hợp (association rules) …
- Kỹ thuật khai phá dữ liệu dự đoán: Có nhiệm vụ đưa ra các dự đoán
dựa vào các suy diễn trên dữ liệu hiện thời. Các kỹ thuật này gồm có:
Phân lớp (classification), hồi quy (regession)…
Tuy nhiên, chỉ có một số phương pháp thông dụng nhất là: Phân cụm dữ
liệu, phân lớp dữ liệu, phương pháp hồi quy và khai phá luật kết hợp
a. Phân cụm dữ liệu:
Mục tiêu chính của phương pháp phân cụm dữ liệu là nhóm các đối
tượng tương tự nhau trong tập dữ liệu vào các cụm sao cho các đối tượng
thuộc cùng một lớp là tương đồng còn các đối tượng thuộc các cụm khác nhau
sẽ không tương đồng. Phân cụm dữ liệu là một ví dụ của phương pháp học
không có thầy. Không giống như phân lớp dữ liệu, phân cụm dữ liệu không
đòi hỏi phải định nghĩa trước các mẫu dữ liệu huấn luyện. Vì thế có thể coi
phân cụm dữ liệu là một cách học bằng quan sát (learning by observation),
trong khi phân lớp dữ liệu là học bằng ví dụ (learning by example). Trong
phương pháp này bạn không thể biết kết quả các cụm thu được sẽ thế nào khi
bắy đầu quá trình. Vì vậy, thông thường cần có một chuyên gia về lĩnh vực đó
để đánh giá các cụm thu được. Phân cụm dữ liệu được sử dụng nhiều trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
các ứng dụng._. về phân đoạn thị trường, phan đoạn khách hàng, nhận dạng
mẫu, phan loại trang Web… Ngoài ra phân cụm dữ liệu còn có thể được sử
dụng như một bước tiền xử lý cho các thuật toán khai phá dữ liệu khác.
b. Phân lớp dữ liệu:
Mục tiêu của phương pháp phân lớp dữ liệu là dự đoán nhãn lớp cho
các mẫu dữ liệu. Quá trình phân lớp dữ liệu thường gồm hai bước: Xây dựng
mô hình và sử dụng mô hình để phân lớp dữ liệu.
- Bước 1: Một mô hình sẽ được xây dựng dựa trên việc phân tích các
mẫu dữ liệu sẵn có. Mỗi mẫu tương ứng với một lớp, được quyết định
bởi một thuộc tính gọi là thuộc tính lớp. Các lớp dữ liệu này còn được
gọi là lớp dữ liệu huấn luyện (training data set). Các nhãn lớp của tập
dữ liệu huấn luyện đều phải được xác định trước khi xây dựng mô hình.
- Bước 2: Sử dụng mô hình để phân lớp dữ liệu. Trước hết, chúng ta phải
tính độ chính xác của mô hình. Nếu độ chính xác là chấp nhận được,
mô hình sẽ được sử dụng để dự đoán nhãn lớp cho các mẫu dữ liệu
khác trong tương lai.
Ví dụ về việc sử dụng phương pháp phân lớp trong khai phá dữ liệu là ứng
dụng phân lớp các xu hướng trong thị trường tài chính và ứng dụng tự động
xác định các đối tượng đáng quan tâm trong cơ sở dữ liệu ảnh lớn.
c. Phương pháp hồi quy:
Phương pháp hồi quy khác với phân lớp dữ liệu ở chỗ: Hồi quy dùng để
dự đoán về các giá trị liên tục còn phân lớp dữ liệu chỉ dùng để dự đoán về
các giá trị rời rạc.
Hồi quy là một hàm học ánh xạ mục dữ liệu thành một biến dự đoán có
giá trị thực. Có rất nhiều ứng dụng khai phá dữ liệu với nhiệm vụ hồi quy,
chẳng hạn như khả năng đánh giá tử vong của bệnh nhân khi biết các kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
xét nghiệm; chẩn đoán, dự đoán nhu cầu tiêu thụ một sản phẩm mới bằng một
hàm chi tiêu quảng cáo.
d. Khai phá luật kết hợp:
Mục tiêu của phương pháp này là phát hiện và đưa ra các mối liên hệ
giữa các giá trị dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Mẫu đầu ra của giải thuật khai phá
dữ liệu là luật kết hợp tìm được. Chẳng hạn, phân tích cơ sở dữ liệu bán hàng
nhân được thông tin về những khách hàng mua máy tính có khuynh hướng
mua phần mềm quản lý tài chính trong cùng lần mua được miêu tả trong luật
kết hợp sau: “Máy tính=>Phần mềm quản lý tài chính” (Độ hỗ trợ: 2%, độ tin
cậy: 60%)
Độ hỗ trợ và độ tin cậy là hai độ đo của sự đáng quan tâm của luật.
Chúng phản ánh sự hữu ích vá sự chắc chắn của luật đã khám phá. Độ hỗ trợ
2% có nghĩa là 2% của tất cả các vụ đang phân tích chỉ ra rằng máy tính và
phần mềm quản lý tài chính là đã được mua cùng nhau. Còn độ tin cậy 60%
có nghĩa là: 60% các khách hàng mua máy tính cũng mua phần mềm. Khai
phá luật kết hợp được thực hiện qua hai bước:
Bước 1: Tìm tất cả các tập mục phổ biến, một tập mục phổ biến được
xác định qua tính hỗ trợ và thỏa mãn độ hỗ trợ cực tiểu
Bước 2: Sinh ra các luật kết hợp mạnh từ tập mục phổ biến, các luật
phải thỏa mãn độ hỗ trợ cực tiểu và độ tin cậy cực tiểu.
Phương pháp này được sử dụng rất hiệu quả trong các lĩnh vực như
maketing có chủ đích, phân tích quyết định, quản lý kinh doanh, phân tích giá
thị trường …
1.3.6. Kiến trúc của hệ thống khai phá dữ liệu
Như đã trình bày ở trên, khai phá dữ liệu là một giai đoạn trong quá
trình phát hiện tri thức từ số lượng lớn dữ liệu lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu,
kho dữ liệu hoặc các nơi lưu trữ khác. Bước này có thể tương tác lẫn nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
giữa người sử dụng hoặc cơ sở tri thức, những mẫu đáng quan tâm được đưa
cho người dùng hoặc lưu trữ như là tri thức mới trong cơ sở tri thức.
Hình 1.2 Kiến trúc của hệ thống khai phá dữ liệu
Kiến trúc của hệ thống khai phá dữ liệu (Hình 1.2) có các thành phần như sau:
- Cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu: Đó là một hoặc tuyển tập các cơ sở dữ liệu,
kho dữ liệu … Các kỹ thuật làm sạch dữ liệu, tích hợp, lọc dữ liệu có
thể thực hiện trên dữ liệu
- Cơ sở dữ liệu hoặc kho dữ liệu phục vụ: Là kết quả lấy dữ liệu có liên
quan trên cơ sở khai phá dữ liệu của người dùng.
- Cơ sở tri thức: Đó là lĩnh vực tri thức được sử dụng để hướng dẫn việc
tìm hoặc đánh giá các mẫu kết quả thu được
- Mô tả khai phá dữ liệu: Bao gồm tập các modul chức năng để thực hiện
các nhiệm vụ mô tả đặc điển, kết hợp, phân lớp, phân cụm dữ liệu…
- Đánh giá mẫu: Thành phần này sử dụng các độ đo và tương tác với
modul khai phá dữ liệu để tập trung vào tìm các mẫu quan tâm.
Giao diện người dùng
Đánh giá mẫu
Mô tả khai phá dữ liệu
CSDL hay kho dữ liệu phục vụ
Cơ sở dữ liệu Kho dữ liệu
Cơ sở tri thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
- Giao diện người dùng: Đây là modul giữa người dùng và hệ thống khai
phá dữ liệu. Cho phép người dùng tương tác với hệ thống trên cơ sở
những truy vấn hay tác vụ, cung cấp thông tin cho việc tìm kiếm.
1.3.7. Quá trình khai phá dữ liệu
Các thuật toán khai phá dữ liệu thường được mô tả như những chương
trình hoạt động trực tiếp trên tệp dữ liệu. Với phương pháp máy học và thống
kê trước đây, thường thì bước đầu tiên các thuật toán nạp toàn bộ tệp dữ liệu
vào bộ nhớ. Khi chuyển sang các ứng dung công nghiệp liên quan đến việc
khai thác các kho dữ liệu lớn, mô hình này không thể đáp ứng bởi vì không
thể nạp hết dữ liệu vào bộ nhớ mà còn khó có thể chiết xuất ra những tệp đơn
giản để phân tích.
Quá trình khai phá dữ liệu (Hình 1.3) bắt đầu bằng cách xác định chính
xác vấn đề cần giải quyết. Tiếp đến là xác định dữ liệu liên quan dùng để xây
dựng giải pháp. Bước tiếp theo là thu thập các dữ liệu liên quan và xử lý
chúng thành dạng sao cho thuật toán khai phá có thể hiểu được.
Hình 1.3. Quá trình khai phá dữ liệu
Xác định
nhiệm
vụ
Xác định
dữ liệu
liên quan
Thu thập
và tiền
xử lý dữ
liệu
Thuật
toán khai
phá dữ
liệu
Dữ liệu trực tiếp
Mẫu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Sau đó chọn thuật toán khai phá dữ liệu thích hợp và thực hiện việc khai
phá dữ liệu để tìm được các mẫu có ý nghĩa dưới dạng biểu diễn tương ứng
(luật kết hợp, cây quyết định …)
Kết quả thu được mẫu phải có đặc điểm mới. Độ mới có thể được đối
sánh tương ứng với độ thay đổi trong dữ liệu hoặc bảng tri thức. Thường thì
độ đo mới của mẫu được đánh giá bằng một hàm logic hoặc hàm độ đo mới.
Ngoài ra mẫu còn có khả năng sử dụng tiềm ẩn.
Với thuật toán và nhiệm vụ khai phá dữ liệu khác nhau thì dạng mẫu
chiết xuất được cũng rất đa dạng.
1.3.8. Những khó khăn trong khai phá dữ liệu
Việc nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu gặp nhiều khó
khăn, nhưng không phải là không giải quyết được mà chúng cần được tìm
hiểu để có thể phát triển tốt hơn. Những khó khăn phát sinh trong khai phá dữ
liệu chính là dữ liệu trong thực tế thường động, không đầy đủ, lớn và bị nhiễu.
Trong trường hợp khác, người ta không biết cơ sở dữ liệu có chứa thông tin
cần thiết cho việc khai thác hay không và làm thế nào để giải quyết sự dư thừa
thông tin không thích hợp này.
- Dữ liệu lớn: Hiện nay các cơ sở dữ liệu với hàng trăm trường và bảng,
hàng triệu bản ghi với kích thước rất lớn, có thể lên đến GB. Các
phương pháp giải quyết hiện nay là đưa ra một ngưỡng cho cơ sở dữ
liệu, lấy mẫu, các phương pháp tính xấp xỉ, xử lí song song.
- Kích thước lớn: không chỉ có số lượng bản ghi mà số các trường trong
cơ sở dữ liệu cũng nhiều. Vì vậy mà kích thước của bài toán trở nên lớn
làm tăng không gian tìm kiếm. Hơn nữa, nó cũng làm tăng khả năng
một thuật toán khai phá dữ liệu có thể tìm thấy các mẫu giả. Biện pháp
khắc phục là làm giảm kích thước tác động của bài toán và sử dụng các
tri thức biết trước để xác định các biến không phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
- Dữ liệu động: Đặc điểm cơ bản của hầu hết các cơ sở dữ liệu là nội
dung của chúng thay đổi liên tục. Chẳng hạn như các biến trong cơ sở
dữ liệu của ứng dụng đã cho chũng có thể bị thay đổi, bị xóa hoặc là
tăng lên theo thời gian. Dữ liệu có thể thay đổi theo thời gian và việc
khai phá dữ liệu bị ảnh hưởng bởi thời điểm quan sát dữ liệu, do đó có
thể làm cho mẫu khai thác được trước đó mất giá trị. Vấn đề này được
giải quyết bằng giải pháp tăng trưởng để nâng cấp các mẫu và coi
những thay đổi như là cơ hội để khai thác bằng cách sử dụng nó để tìm
kiếm các cẫu bị thay đổi.
- Các trường dữ liệu không phù hợp: Một đặc điểm quan trọng khác là
tính không thích hợp của dữ liệu – nghĩa là mục dữ liệu trở thành
không thích hợp với trọng tâm hiện tại của việc khai thác. Bên cạnh đó,
tính ứng dụng của một thuộc tính đối với một tập con của cơ sở dữ liệu
cũng là một vấn đề đôi khi cũng liên quan dến độ phù hợp.
- Các giá trị bị thiếu: Sự có mặt hay vắng mặt của giá trị các thuộc tính
dữ liệu phù hợp có thể ảnh hưởng đến việc khai phá dữ liệu. Trong hệ
thống tương tác, sự thiếu vắng dữ liệu quan tọng có thể dẫn tới yêu cầu
cho giá trị của nó hoặc kiểm tra để xác định giá trị của nó. Hoặc cũng
có thể sự vắng mặt của dữ liệu được coi như một điều kiện, thuộc tính
bị mất có thể được xem như một giá trị trung gian và gía trị không biết.
- Các trường dữ liệu bị thiếu: Một quan sát không đầy đủ cơ sở dữ liệu có
thể làm cho dữ liệu có giá trị bị xem như có lỗi. Việc quan sát cơ sở dữ
liệu phải phát hiện được toàn bộ các thuộc tính có thể dùng để thuật
toán khai phá dữ liệu có thể áp dụng để giải quyết bài toán. Giả sử ta có
các thuộc tính để phân biệt các tình huống đáng quan tâm. Nếu chúng
không làm được điều đó thì có nghĩa là đã có lỗi trong dữ liệu. Đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
cũng là vấn đề thường xảy ra trong cơ sở dữ liệu kinh doanh. Các thuộc
tính quan trọng có thể sẽ bị thiếu dữ liệu không được chuẩn bị.
- Quá phù hợp: Khi một thuật toán tim kiếm tham số tốt nhất cho một mô
thình nào đó sử dụng một tập dữ liệu hữu hạn, nó có thể sẽ bị tình trạng
“quá độ” dữ liệu (nghĩa là tìm kiếm quá mức cần thiết gây ra hiện
tượng chỉ phù hợp với dữ liệu đó mà không có khả năng đáp ứng cho
các dữ liệu lạ), làm cho mô hình hoạt động rất kém đối với các dữ liệu
thử. Các giải pháp khắc phục như đánh giá chéo, thực hiện theo nguyên
tắc nào đó hoặc sử dụng các biện pháp thống kê khác.
- Khả năng biểu đạt mẫu: Trong rất nhiều ứng dụng, điều quan trọng là
những điều khai thác được phải càng dễ hiểu với con người càng tốt. Vì
vậy, các giải pháp thường bao gồm việc diễn tả dưới dạng đồ họa, xây
dựng cấu trúc luật với các đồ thị có hướng, biểu diễn bằng ngôn ngữ tự
nhiên và kỹ thuật khác nhằm biểu diễn các tri thức và dữ liệu.
- Sự tương tác với người sử dụng các tri thức sẵn có: Rất nhiều công cụ
và phương pháp khai phá dữ liệu không thực sự tương tác với người
dùng và không dễ dàng kết hợp cùng với các tri thức đã biết trước đó.
Việc sử sụng tri thức miền là rất quan trọng trong khai phá dữ liệu. Đã
có nhiều biện pháp nhằm khắc phục vấn đề này như sử dụng cơ sở dữ
liệu suy diễn để phát hiện tri thức, những tri thức này sau đó được sử
dụng để hướng dẫn cho việc tìm kiếm khai phá dữ liệu hoặc sử dụng sự
phân bố xác suất dữ liệu trước đó như một dạng mã hóa tri thức có sẵn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Chƣơng 2
LUẬT KẾT HỢP TRONG KHAI PHÁ DỮ LIỆU
2.1. Bài toán kinh điển dẫn đến việc khai phá luật kết hợp
Bài toán giỏ mua hàng trong siêu thị.
Giả định chúng ta có rất nhiều mặt hàng, ví dụ như “bánh mì”,
“sữa”,…(coi là tính chất hoặc trường). Khách hàng khi đi siêu thị sẽ bỏ vào
giỏ mua hàng của họ một số mặt hàng nào đó, và chúng ta muốn tìm hiểu các
khách hàng thường mua các mặt hàng nào đồng thời, thậm chí chúng ta không
cần biết khách hàng cụ thể là ai. Nhà quản lý dùng những thông tin này để
điều chỉnh việc nhập hàng về siêu thị, hay đơn giản là để bố trí sắp xếp các
mặt hàng gần nhau, hoặc bán các mặt hàng đó theo một gói hàng, giúp cho
khắc đỡ mất công tìm kiếm.
Bài toán này hoàn toàn có thể áp dụng trong các lĩnh vực khác. Ví dụ:
- Giỏ hàng = văn bản. Mặt hàng = từ. Khi đó, những từ hay đi cùng nhau
sẽ giúp ta nhanh chóng tìm ra các lối diễn đạt, hay các khái niệm có
mặt trong văn bản.
- Giỏ hàng = văn bản. Mặt hàng = câu. Khi đó, những văn bản có nhiều
câu giống nhau giúp phát hiện ra sự đạo văn, hay những “website đúp”
(mirror website).
Khai phá luật kết hợp được môt tả như sự tương quan của các sự kiện-
những sự kiện xuất hiện thường xuyên một các đồng thời. Nhiệm vụ chính
của khai phá luật kết hợp là phát hiện ra các tập con cùng xuất hiện trong một
khối lượng giao dịch lớn của một cơ sở dữ liệu cho trước. Nói cách khác,
thuật toán khai phá luật kết hợp cho phép tạo ra các luật mô tả các sự kiện xảy
ra đồng thời (một cách thường xuyên) như thế nào. Các thuật toán này trải
qua 2 pha: pha đầu là đi tìm các sự kiện xảy ra thường xuyên, pha hai là tìm
luật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
2.2. Định nghĩa về luật kết hợp
Định nghĩa:
Cho I={I1, I2, .., Im} là tập hợp của m tính chất riêng biệt. Giả sử D là
CSDL, với các bản ghi chứa một tập con T các tính chất (có thể coi như T
I), các bản ghi đều có chỉ số riêng. Một luật kết hợp là một mệnh đề kéo theo
có dạng XY, trong đó X, Y I, thỏa mãn điều kiện XY=. Các tập hợp
X và Y được gọi là các tập hợp tính chất (itemset). Tập X gọi là nguyên nhân,
tập Y gọi là hệ quả.
Có 2 độ đo quan trọng đối với luật kết hợp: Độ hỗ trợ (support) và độ
tin cậy (confidence), được định nghĩa như phần dưới đây.
Định nghĩa: Độ hỗ trợ
Định nghĩa 2.1: Độ hỗ trợ của một tập hợp X trong cơ sở dữ liệu D là tỷ số
giữa các bản ghi T D có chứa tập X và tổng số bản ghi trong D (hay là phần
trăm của các bản ghi trong D có chứa tập hợp X), ký hiệu là support(X) hay
supp(X) (support sẽ tự sinh ra khi cài thuật toán)
Supp(X)=
|{ T D: Y X}|
| |D
Ta có: 0 supp(X) 1 với mọi tập hợp X.
Định nghĩa 2.2: Độ hỗ trợ của một luật kết hợp XY là tỷ lệ giữa số lượng
các bản ghi chứa tập hợp X
Y, so với tổng số các bản ghi trong D - Ký hiệu
supp(XY)
Supp(XY)=
|{ T D: T X Y}|
| |D
Khi chúng ta nói rằng độ hỗ trợ của một luật là 50%, có nghĩa là coc
50% tổng số bản ghi chứa X
Y. Như vậy, độ hỗ trợ mang ý nghĩa thống kê
của luật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Trong một số trường hợp, chúng ta chỉ quan tâm đến những luật có độ
hỗ trợ cao (Ví dụ như luật kết hợp xét trong cửa hàng tạp phẩm). Nhưng cũng
có trường hợp, mặc dù độ hỗ trợ của luật thấp, ta vẫn cần quan tâm (ví dụ luật
kết hợp liên quan đến nguyên nhân gây ra sự đứt liên lạc ở các tổng đài điện
thoại)
Định nghĩa: Độ tin cậy
Định nghĩa 2.3: Độ tin cậy của một luật kết hợp XY là tỷ lệ giữa số lượng
các bản ghi trong D chứa X
Y với số bản ghi trong D có chứa tập hợp X. Ký
hiệu độ tin cậy của một luật là conf(r). Ta có 0 conf(r) 1
Nhận xét: Độ hỗ trợ và độ tin cậy có xác suất sau:
Supp(XY)=P(X
Y)
Conf (XY) = P(Y/X)=supp(X
Y)/supp(X)
Có thể định nghĩa độ tin cậy như sau:
Định nghĩa 2.4: Độ tin cậy của một luật kết hợp XY là tỷ lệ giữa số lượng
các bản ghi của tập hợp chứa X
Y, so với tổng số các bản ghi chứa X.
Nói rằng độ tin cậy của một luật là 90%, có nghĩa là có tới 90% số bản
ghi chứa X chứa luôn cả Y. Hay nói theo ngôn ngữ xác suất là: “ Xác suất có
điều kiện để sảy ra sự kiện Y đạt 85%”. Điều kiện ở đây chính là: “Xảy ra sự
kiện X”.
Như vậy, độ tin cậy của luật thể hiện sự tương quan (correlation) gữa X
và Y. Độ tin cậy đo sức nặng của luật, và người ta hầu như chỉ quan tâm đến
những luật có độ tin cậy cao. Một luật kết hợp đi tìm các nguyên nhân dẫn tới
hỏng hóc của hệ thống tổng đài, hay đề cập đến những mặt hàng thường hay
được khách hàng mua kèm với mặt hàng chính mà độ tin cậy thấp sẽ không
có ích cho công tác quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Việc khai thác các luật kết hợp từ cơ sở dữ liệu chính là việc tìm tất cảc
các luật có độ hỗ trợ và độ tin cậy do người sử dụng xác định trước. Các
ngưỡng của độ hỗ trợ và độ tin cậy được ký hiệu là minsup và mincof.
Ví dụ: Khi phân tích giỏ hàng của người mua hàng trong một siêu thị ta
được luật kiểu như: 85% khách hàng mua sữa thì cũng mua bánh mì, 30% thì
mua cả hai thứ. Trong đó: “mua sữa” là tiền đề còn “mua bánh mì ” là kết
luận của luật. Con số 30% là độ hỗ trợ của luật còn 80% là độ tin cậy của luật.
Chúng ta nhận thấy rằng tri thức đem lại bởi luật kết hợp dạng trên có
sự khác biệt rất nhiều so với những thông tin thu được từ các câu lệnh truy
vấn dữ liệu thông thường như SQL. Đó là những tri thức, những mối liên hệ
chưa biết trước và mang tính dự báo đang tiềm ẩn trong dữ liệu. Những tri
thức này không đơn giản là kết quả của phép nhóm, tính tổng hay sắp xếp mà
là của một quá trình tính toán khá phức tạp.
Định nghĩa: Tập hợp
Định nghĩa 2.5: Tập hợp X được gọi là tập hợp thường xuyên (Frenquent
itemset) nếu có supp(X) minsup, với minsup là ngưỡng độ hỗ trợ cho trước.
Kí hiệu các tập này là FI
Tính chất 2.1: Giả sử A,B I là hai tập hợp với AB thì supp(A) supp(B)
Như vậy, những bản ghi nào chứa tập hợp B thì cũng chứa tập hợp A
Tính chất 2.2: Giả sử A, B là hai tập hợp, A,B I, nếu B là tập hợp thường
xuyên và AB thì A cũng là tập hợp thường xuyên.
Thật vậy, nếu B là tập hợp thường xuyên thì supp(B) minsup, mọi tập
hợp A là con của tập hợp B đều là tập hợp thường xuyên trong cơ sở dữ liệu
D vì supp(A) supp(B) (Tính chất 2.1)
Tính chất 2.3: Giả sử A, B là hai tập hợp, A B và A là tập hợp không
thường xuyên thì B cũng là tập hợp không thường xuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Định nghĩa 2.6: Một tập mục X được gọi là đóng (closed) nếu không có tập
cha nào của X có cùng độ hỗ trợ với nó, tức là không tồn tại một tập mục X’
nào mà X’X và t(X) = t(X’) (với t(x) và t(X’) tương ứng là tập các giao
chứa tập mục X và X’). Ký hiệu tập phổ biến đóng là FCI.
Định nghĩa 2.7: Nếu X là phổ biến và không tập cha nào của X là phổ biến,
ta nói rằng X là một tập phổ biến lớn nhất (maximally frequent itemset). Ký
hiệu tập tất cả các tập phổ biến lớm nhất là MFI. Dễ thấy MFI FCI FI.
Khai phá luật kết hợp là công việc phát hiện ra (tìm ra, khám phá, phát
hiện) các luật kết hợp thỏa mãn các ngưỡng độ hỗ trợ () và ngưỡng độ tin
cậy () cho trước. Bài toán khai phá luật kết hợp được chia thành hai bài toán
nhỏ, hay như người ta thường nói, việc giải bài toán trải qua hai pha:
Pha 1: Tìm tất cả các tập phổ biến (tìm FI) trong CSDL T.
Pha 2: Sử dụng tập FI tìm được ở pha 1 để sinh ra các luật tin cậy
(interesting rules). Ý tưởng chung là nếu gọi ABCD và AB là các tập mục
phổ biến, thì chúng ta có thể xác định luật AB CD với tỷ lệ độ tin cậy:
conf = supp( )
supp( )
ABCD
AB
Nếu conf minconf thì luật được giữ lại (và thỏa mãn độ hỗ trợ tối
thiểu vì ABCD là phổ biến).
Trong thực tế, hầu hết thời gian của quá trình khai thác luật kết hợp là
thực hiện ở pha 1. Nhưng khi có những mẫu rất dài (mẫu chứa nhiều mục)
xuất hiện trong dữ liệu, việc sinh ra toàn bộ các tập phổ biến (FI) hay các tập
đóng (FCI) là không thực tế. Hơn nữa, có nhiều ứng dụng mà chỉ cần sinh tập
phổ biến lớn nhất (MFI) là đủ, như khám phá mẫu tổ hợp trong các ứng dụng
sinh học.
Có rất nhiều nghiên cứu về các phương pháp sinh tất cả các tập phổ
biến và tập phổ biến lớn nhất một cách có hiệu quả. Khi các mẫu phổ biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
(frequent patterm) dài có từ 15 đến 20 items) thì tập FI, thậm chí cả tập FCI
trở nên rất lớn và hầu hết các phương pháp truyền thống phải đếm quá nhiều
tập mục mới có thể thực hiện được. Các thuật toán dựa trên thuật toán Apriori
– đếm tất cả 2k tập con của mỗi k- itemsets mà chúng quét qua, và do đó
không thích hợp với các itemsets dài được. Các phương pháp khác sử dụng
“lookaheads” để giảm số lượng tập mục được đếm. Tuy nhiên, hầu hết các
thuật toán này đều sử dụng tìm kiếm theo chiều rộng, ví dụ: tìm tất cả các k –
itemsets trước khi tính đến các (k+1) – itemsets.
Cách làm này hạn chế hiệu quả của lookaheads, vì các mẫu phổ biến dài
hơn mà hữu ích vẫn chưa được tìm ra.
Thuật toán 1 – Thuật toán cơ bản:
Input: I, D, ,
Output: Các luật kết hợp thỏa mãn ngưỡng độ hỗ trợ , ngưỡng độ tin cậy .
Algorithm:
1) Tìm tất cả các tập hợp các tính chất có độ hỗ trợ không nhỏ hơn ngưỡng .
2) Từ các tập hợp mới tìm ra, tạo ra các luật kết hợp có độ tin cậy không nhỏ
hơn .
Ví dụ minh họa:
Xét 4 mặt hàng (tính chất) trong một cửa hàng thực phẩm với CSDL
các giao dịch thuộc loại nhỏ, chỉ có 4 giao dịch (giỏ mua hàng), cho trong các
bảng sau:
Giao dịch Mua hàng gì?
T1 Bánh mì, Bơ, Trứng
T2 Bơ, Trứng, Sữa
T3 Bơ
T4 Bánh mì, Bơ
Bảng 2.1. Giao dịch mua hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Cho trước 2 ngưỡng = 40% và = 60%
Ta tính độ hỗ trợ của các tập hợp các tính chất.
Tập hợp Tập các
bản ghi
Tỷ lệ Độ hỗ
trợ
Vượt ngưỡng độ
hỗ trợ 40%
Bánh mì {1,4} 2/4 50% Đúng
Bơ {1,2,3,4} 4/4 100% Đúng
Trứng {1,2} 2/4 50% Đúng
Sữa {2} 1/4 25% Sai
Bánh mì, Bơ {1,4} 2/4 50% Đúng
Bánh mì, Trứng {1} 1/4 25% Sai
Bánh mì, Sữa {} 0/4 0% Sai
Bơ, Trứng {1,2} 2/4 50% Đúng
Bơ, Sữa {2} 1/4 25% Sai
Trứng, Sữa {2} 1/4 25% Sai
Bánh mì, Bơ, Trứng {1} 1/4 25% Sai
Bánh mì, Bơ, Sữa {} 0/4 0% Sai
Bánh mì, Trứng, Sữa {} 0/4 0% Sai
Bơ, Trứng, Sữa {2} 1/4 25% Sai
Bánh mì, Bơ, Trứng, Sữa {} 0/4 0% Sai
Bảng 2.2. Tính độ hỗ trợ cho các tập hợp chứa các mặt hàng
Luật kết hợp Tỷ lệ Độ tin cậy Vượt ngưỡng độ tin cậy 60%
Bánh mì Bơ 2/4 50% Sai
Bơ Bánh mì 2/2 100% Đúng
Bơ Trứng 2/2 100% Đúng
Trứng Bơ 2/4 50% Sai
Bảng 2.3. Các luật kết hợp và độ tin cậy của chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Agrawal đã chỉ ra việc duyệt các tập hợp các tính chất để tính ra
ngưỡng độ hỗ trợ của chúng và đánh giá có vượt ngưỡng cho trước hay
không, tốn rất nhiều thời gian tính toán (độ phức tạp hàm mũ). Còn một khi
đã xác định xong các tập hợp thỏa mãn điều kiện trên (gọi là các tập hợp xuất
hiện thường xuyên) thì việc KPLKH đỡ tốn thời gian hơn. Agrawal đề nghị
một thuật toán như sau.
Thuật toán 2- Tìm luật kết hợp khi đã biết các tập hợp thƣờng
xuyên):
Input: I, D, , , S
Output: Các luật kết hợp thỏa mãn ngưỡng độ hỗ trợ , ngưỡng độ tin cậy .
Algorithm:
1) Lấy ra một tập xuất hiện –thường xuyên S S, và một tập con X S.
2) Xét luật kết hợp có dạng X (S X), đánh giá độ tin cậy của nó xem
có nhỏ hơn hay không.
Thực chất, tập hợp S mà ta xét đóng vai trò của tập hợp giao S = X Y,
và do X (S – X) = , nên coi như Y= S – X.
Các thuật toán xoay quanh KPLKH chủ yếu nêu ra các giải pháp để đẩy
nhanh việc thực hiện mục 1 của Thuật toán 1. Chương sau ta điểm qua một số
thuật toán.
2.3. Một số hƣớng tiếp cận trong khai phá luật kết hợp
Lĩnh vực khai thác luật kết hợp cho đến nay đã được nghiên cứu và phát
triển theo nhiều hướng khác nhau. Có những đề xuất nhằm cải tiến thuật toán,
có đề xuất tìm kiếm những luật có ý nghĩa hơn v.v… và có một số hướng
chính sau đây:
- Luật kết hợp nhị phân (Binary association rule): là hướng nghiên cứu
đầu tiên của luật kết hợp. Theo dạng luật kết hợp này thì các items chỉ
được quan tâm là có hay không xuất hiện trong cơ sở dữ liệu giao tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
(Transaction database) chứ không quan tâm về mức độ hay tần xuất
xuất hiện. Thuật toán tiêu biểu nhất của khai phá dạng luật này là thuật
toán Apriori.
- Luật kết hợp có thuộc tính số và thuộc tính hạng mục (Quantitative and
categorial association rule): các cơ sở dữ liệu thực tế thường có các
thuộc tính đa dạng (như nhị phân, số, mục (categorial)...) chứ không
nhất quán ở một dạng nào cả. Vì vậy để khai phá luật kết hợp với các
cơ sở dữ liệu này các nhà nghiên cứu đề xuất một số phương pháp rời
rạc hóa nhằm chuyển dạng luật này về dạng nhị phân để có thể áp dụng
các thuật toán đã có.
- Luật kết hợp tiếp cận theo hướng tập thô (mining association rule base
on rough set): tìm kiếm luật kết hợp dựa trên lí thuyết tập thô.
- Luật kết hợp nhiều mức (multi-level association ruls): với cách tiếp cận
luật kết hợp thế này sẽ tìm kiếm thêm những luật có dạng: mua máy
tính PC mua hệ điều hành Window AND mua phần mềm văn phòng
Microsoft Office,…
- Luật kết hợp mờ (fuzzy association rule): Với những khó khăn gặp phải
khi rời rạc hóa các thuộc tính số, các nhà nghiên cứu đề xuất luật kết
hợp mờ khắc phục hạn chế đó và chuyển luật kết hợp về một dạng gần
gũi hơn.
- Luật kết hợp với thuộc tính được đánh trọng số (association rules with
weighted items): Các thuộc tính trong cơ sở dữ liệu thường không có
vai trò như nhau. Có một số thuộc tính quan trọng và được chú trọng
hơn các thuộc tính khác. Vì vậy trong quá trình tìm kiếm luật các thuộc
tính được đánh trọng số theo mức độ xác định nào đó. Nhờ vậy ta thu
được những luật “hiếm” (tức là có độ hỗ trợ thấp nhưng mang nghiều ý
nghĩa).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
- Khai thác luật kết hợp song song (parallel mining of association rule):
Nhu cầu song song hóa và xử lý phân tán là cần thiết vì kích thước dữ
liệu ngày càng lớn nên đòi hỏi tốc độ xử lý phải được đảm bảo.
Trên đây là những biến thể của khai phá luật kết hợp cho phép ta tìm
kiếm luật kết hợp một cách linh hoạt trong những cơ sở dữ liệu lớn. Bên cạnh
đó các nhà nghiên cứu còn chú trọng đề xuất các thuật toán nhằm tăng tốc quá
trình tìm kiếm luật kết hợp trong cơ sở dữ liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Chƣơng 3
MỘT SỐ THUẬT TOÁN PHÁT HIỆN LUẬT KẾT HỢP
3.1. Thuật toán AIS
Thuật toán do Agrwal đề nghị năm 1993. Thuật toán này chú trọng
khai phá luật kết hợp có dạng X Y, với Y là tập hợp chỉ bao gồm 1 tính
chất (tập hợp 1 phần tử). Thuật toán tìm cách xây dựng dần dần các tập ứng
cử viên cho “chức vụ” tập hợp xuất hiện – thường xuyên. Với cách đánh số
thứ tự từ điển cho từng tính chất, việc bổ sung phần tử cho tập ứng cử viên
tránh được trùng lặp, do vậy tiết kiệm tối đa thời gian tính toán.
Số lượng các tập ứng cử viên quá nhiều có thể gây ra hiện tượng tràn bộ
nhớ. Thuật toán đề nghị một phương án quản lý bộ nhớ hợp lý đề phòng
trường hợp này: không cho phép các ứng cử viên chiếm bộ nhớ, mà ghi thẳng
chúng vào đĩa ở chế đồ thường trực (disk-resident).
Dưới đây là nội dung chủ yếu của Thuật toán AIS:
Input: CSDL D, minsup
Output: các tập mục phổ biến
1. L1 = { các tập mục phổ biến};
2. for (k=2; Luật kết hợpk-1 ; k++ ) do begin
3. Ck = ;
4. forall các giao dịch t D do begin
5. Lt = Subset(Lk-1,t); // các tập mục phổ biến thuộc Lk-1 chứa trong giao
dịch t
6. forall các tập mục phổ biến lt Lt B do begin
7. Ct = tăng thêm một mục có trong giao dịch t;
8. forall các ứng cử viên c Ct do
9. if (c Ck) then
add tăng biến đếm của c thêm 1 cho mục tương ứng của Ck
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
else add c và Ck và tăng biến đếm tương ứng thêm 1;
10. End
11. Lk = { c Ck | c.count minsup}
12. End
13. Trả lời = k Lk ;
Thuật toán được áp dụng tỏ ra thành công cho cơ sở dữ liệu của các
công ty bán lẻ hàng hóa và đã tìm ra các luật kết hợp đề cập đến mối quan hệ
giữa hành vi ứng xử mua hàng của khách hàng với 63 gian hàng của công ty,
sau khi nghiên cứu 46.873 giao dịch mua hàng.
3.2. Thuật toán SETM
Thuật toán do Houtsma đề nghị năm 1995. Thuật toán này cũng sử dụng
kỹ thuật bổ sung dần dần từng phần tử (từ tập hợp 1 phần tử) nhằm tìm kiếm
các tập hợp ứng cử viên. Một cải tiến đáng kể là Thuật toán đề nghị lưu lại cả
ID của giao dịch cùng với tập hợp ứng cử viên. Agrawal đã chỉ ra, Thuật toán
này không những không có phương án quản lý bộ nhớ mà nó còn giả định
nhét toàn bộ tập hợp ứng cử viên của bước trước vào bộ nhớ để bước sau tiện
bề sử dụng. Sarawagi đã chỉ ra Thuật toán này không hiệu quả.
Thuật toán SETM được mô tả hình thức như sau:
Input: CSDL D, minsup
Output: Các tập mục phổ biến
1. L1 = {các tập mục phổ biến};
2. L1’={các tập mục phổ biến cùng các TID của nó được sắp xếp theo
TID};
3. for (k=2; Luật kết hợpk-1 ; k++ ) do begin
4. Ck = ;
5. forall các giao dịch t D do begin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
6. Lt = (l L’k-1 | l.TID = t.TID); // các tập có (k - l) mục phổ biến trong
giao dịch t
7. forall các tập mục phổ biến lt Lt do begin
8. Ct = tăng lt thêm một mục có trong giao dịch t; //Các ứng cử viên có
trong t
9. C’k +={| c Ct};
10. end
11. end
12. Sort C’k theo các tập mục;
13. delete các mục c C’k có c.count<minsup đưa vào L’k ;
14. Lk ={ | l Lk'}; //kết hợp với bước 13
15. Sort L’k theo TID;
16. end
17. Trả lời = k Lk ;
3.3. Thuật toán Apriori
Thuật toán do Agrawal đề nghị năm 1994, được Cheung đánh giá mang
tính chất lịch sử trong lĩnh vực KPLKH, vì đã vượt xa tầm của các thuật toán
quen thuộc trong lĩnh vực này. Thuật toán dựa trên một nhận xét khá đơn giản
là bất kỳ tập hợp con nào của tập xuất hiện – thường xuyên cũng là tập xuất
hiện – thường xuyên. Do đó, trong quá trình đi tìm các tập ứng cử viên, nó
chỉ cần dùng đến các tập ứng cử viên vừa xuất hiện ở bước ngay trước đó, chứ
không cần dùng đến tất cả các tập ứng cử viên (cho đến thời điểm đó). Nhờ
vậy, bộ nhớ được giải phóng đáng kể.
1/ Bước 1: cho trước ngưỡng độ hỗ trợ 0 1. Tìm tất cả các mặt
hàng xuất hiện – thường xuyên. Để ý rằng, một siêu thị có thể có tới
100.000 mặt hàng. Tập hợp tìm được ký hiệu là L1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
2._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9430.pdf