Tài liệu Phương pháp kiểm thử: ... Ebook Phương pháp kiểm thử
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương pháp kiểm thử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS. Bùi Thế Hồng,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng muốn bày
tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo Viện Công nghệ thông tin và Khoa Công
nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và tạo mọi điều
kiện học tập thuận lợi cho tôi trong suốt khoá học qua.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên, các
anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi tham gia và hoàn thành khoá
học. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn của tôi, những người luôn bên cạnh động
viên, giúp đỡ, và đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, đặc biệt là bố mẹ,
chồng và con tôi - những người luôn hết mình yêu thương, dìu dắt và ủng hộ
tôi trong cuộc sống./.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Ngọc Liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Danh sách bảng.................................................................................... 1
Danh sách hình vẽ ................................................................................ 2
Ký hiệu viết tắt ...................................................................................... 3
Lời nói đầu ............................................................................................ 4
Cấu trúc luận văn.................................................................................. 6
1.1 Rủi ro .................................................................................................. 7
1.1.1 Độ phơi nhiễm rủi ro ............................................................................ 8
1.1.2 Xử lý rủi ro ........................................................................................... 8
1.1.3 Quản lý rủi ro ....................................................................................... 9
1.1.4 Rủi ro trong công nghệ phần mềm .................................................... 10
1.2 Kiểm thử phần mềm ......................................................................... 12
1.2.1 Kiểm thử và các ca kiểm thử ............................................................. 12
1.2.2 Kiểm thử hộp đen và hộp trắng ......................................................... 13
1.2.3 Quá trình kiểm thử ............................................................................. 14
1.3 Kiểm thử dựa trên các rủi ro ............................................................ 16
1.3.1 Phân tích sơ bộ các mối nguy hiểm (PHA) ........................................ 17
1.3.2 Phân tích các kiểu lỗi và hậu quả (FMEA) ......................................... 17
1.3.3 Phân tích lỗi tiềm ẩn và khả năng thực hiện (HazOp) ....................... 18
1.3.4 Kiểm thử dựa trên rủi ro theo kinh nghiệm ........................................ 19
1.3.5 Ngăn ngừa các mối nguy hiểm .......................................................... 22
Tóm tắt Chương 1 .................................................................................. 24
Chương 2 Phân loại ưu tiên các kiểm thử .........................................26
2.1 Các nhân tố gây ra thiệt hại ............................................................. 26
2.2 Các hành động phát sinh sai sót trong quá trình phát triển ............. 28
2.3 Phát sinh lỗi trong khi lập trình ......................................................... 29
2.4 Kiểm thử hệ thống theo độ phơi nhiễm rủi ro ................................... 30
2.5 Lập thứ tự kiểm thử ưu tiên trước khi hết kỳ hạn ............................ 32
2.6 So sách các cách tiếp cận khác nhau .............................................. 33
Tóm tắt Chương 2 .................................................................................. 35
Chương 3 Một phương pháp kiểm thử mới .......................................36
3.1 Sắp thứ tự ưu tiên các rủi ro và tạo lập các kiểm thử và các rào cản
có liên quan ............................................................................................ 36
3.2 Sắp thứ tự ưu tiên kiểm thử cho các modules trong hệ thống ......... 40
3.3 Lập danh sách ưu tiên kiểm thử ....................................................... 44
Tóm tắt Chương 3 .................................................................................. 47
Chương 4. Đặc tả các yêu cầu cho công cụ kiểm thử .......................48
4.1 Các yêu cầu chức năng.................................................................... 48
4.1.1 Dự án................................................................................................. 48
4.1.2 Loại rủi ro ........................................................................................... 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.1.3 Module ............................................................................................... 49
4.1.4 Nguy cơ ............................................................................................. 50
4.1.5 Kiểm thử ............................................................................................ 50
4.1.6 Rào cản ............................................................................................. 51
4.2 Các yêu cầu không chức năng ......................................................... 51
4.2.1 Chất lượng ........................................................................................ 52
4.2.1 Công nghệ ......................................................................................... 52
4.3. Thiết kế công cụ phần mềm kiểm thử ............................................. 52
4.3.1 Ngôn ngữ thực hiện ........................................................................... 52
4.3.2 Mô hình dữ liệu .................................................................................. 53
4.4 Giao diện .......................................................................................... 55
4.4.2 Tạo ra một dự án mới ........................................................................ 57
4.4.3 Lựa chọn và trọng số các loại rủi ro .................................................. 58
4.4.4 Danh sách module ............................................................................. 59
4.4.5 Giá trị những module ......................................................................... 60
4.4.6 Tạo một kiểm thử mới ....................................................................... 61
4.4.7 Danh sách kiểm thử .......................................................................... 62
4.4.8 Danh sách những rủi ro ..................................................................... 63
4.4.9 Danh sách những rào cản ................................................................. 64
Tóm tắt chương 4 ................................................................................... 66
Kết luận ...............................................................................................67
Tài liệu tham khảo ..............................................................................68
1
Danh sách bảng
Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Bảng PHA ………………………………………………….
Bảng 1.2 Cấu trúc của bảng FMEA ………………………………….
Bảng 1.3: Bảng HazOp ………………………………………………
Bảng 1.4: Danh sách rủi ro tổng quát ………………………………...
Bảng 1.5: Danh sách rủi ro cho việc cài đặt ………………………….
Bảng 1.6: Ma trận rủi ro của các thành phần …………………………
Bảng 2.1: Độ phơi nhiễm rủi ro đối với chức năng “Đóng tài khoản”
………………………………………………………………………..
Bảng 2.2: Ví dụ về tính toán rủi ro …………………………………..
Bảng 3.1: Các thông tin cần biết từ việc phân tích lỗi ……………….
Bảng 3.2: Ma trận rủi ro cho độ phơi nhiễm …………………………
Bảng 3.3: Bảng với các thông tin nhận được từ phân tích rủi ro …….
Bảng 3.4: Các nhóm rủi ro và các nhân tố rủi ro được sử dụng trong
phân tích rủi ro ………………………………………………………..
Bảng 3.5: Tính toán chi phí (bằng số) ……………………………….
Bảng 3.6: Tính các số xác suất ……………………………………...
Bảng 3.7: Quá trình tính các số chi phí và các số xác suất …………..
Bảng 3.8: Thiệt hại tiềm ẩn đã được tính toán ……………………….
Bảng 3.9: Ma trận rủi ro được sử dụng trong lập thứ tự ưu tiên cuối
cùng …………………………………………………………………..
Bảng 3.10: Danh sách các kiểm thử được phân loại ưu tiên ……….
17
18
18
20
20
22
32
33
36
38
39
40
42
43
43
34
45
46
2
Danh sách hình vẽ
Tên hình vẽ Trang
Hình 1.1 Vùng ALAPR………………………………………………. 23
Hình 4.1: Sơ đồ lớp UML thể hiện mô hình dữ liệu cho
công cụ phần mềm …………………………………………………… 54
Hình 4.2: Màn hình của trang Xuatphat.asp ………………………… 56
Hình 4.3: Màn hình trang ThemDuan.aspx………………………….. 57
Hình 4.4: Màn hình trang LoaiRuiro.aspx ……………………………. 58
Hình 4.5: Màn hình trang Modules.aspx ……………………………... 59
Hình 4.6: Màn hình trang GiatriModules.aspx………………………... 60
Hình 4.7: Màn hình trang Taokiemthu.aspx…………………………....61
Hình 4.8: Màn hình trang Trangchu.aspx ……………………………...62
Hình 4.9: Màn hình trang Ruiro.aspx ………………………………….63
Hình 4.10: Màn hình trang Raocan.aspx ……………………………… 64
3
Ký hiệu viết tắt
PM Phần mềm
KTPM Kiểm thử phần mềm
PTPM Phát triển phần mềm
PHA Phân tích lỗi sơ bộ
HazOp Phân tích lỗi và khả năng thực hiện
FMEA Phân tích các kiểu lỗi và hậu quả FMEA
4
Lời nói đầu
Kiểm thử phần mềm là một công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian trong
qui trình phát triển phần mềm. Thế nhưng, kiểm thử phần mềm lại thường
được thực hiện vào pha gần cuối của vòng đời phát triển hệ thống khi tiền bạc
và thời gian không còn dư rả nữa. Những người quản lý đều rất mong muốn
sớm có được một phiên bản của sản phẩm và thường thúc ép những người
kiểm thử phải hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian không dễ
dàng có thể thực hiện được. Nhưng cho dù thế nào thì những người kiểm thử
vẫn phải làm công việc của họ, và vì vậy có thể họ không thể kiểm thử tất cả
những thứ cần phải kiểm thử. Do đó, họ chỉ kiểm thử những thứ mà họ cho là
quan trọng nhất.
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các cách tiếp cận kiểm thử khác
nhau và tìm cách đề xuất một phương pháp kiểm thử hệ thống dựa trên các rủi
ro đã phân tích được. Những rủi ro có thể có đối với hệ thống sẽ được phân
tích cho từng ca sử dụng. Việc đánh giá những rủi ro này sẽ được sử dụng để
tìm ra bản chất của rủi ro cho từng ca sử dụng. Các ca kiểm thử sẽ được thiết
lập từ những ca sử dụng này và các ca kiểm thử có rủi ro cao nhất sẽ được
chọn để thực hiện. Ngoài ra, trong luận văn sẽ xác định thêm những yêu cầu
cần thiết cho việc xây dựng một công cụ phần mềm hỗ trợ cho phương pháp
kiểm thử này và đề xuất một mô hình thử nghiệm.
Kinh nghiệm cho thấy khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, con
người thường giải quyết bằng cách nhớ lại những vấn đề họ đã gặp trước đây
để tìm ra vấn đề tương tự, rồi lục lại trí nhớ để tìm lại cách giải quyết của vấn
đề tương tự này, và cuối cùng điều chỉnh cách giải quyết vừa tìm thấy nếu cần
thiết để đưa ra cách giải quyết hợp lý cho vấn đề hiện tại của mình. Trong
phân tích và quản lý rủi ro cũng vậy, khi tiếp nhận một dự án, những người
5
quản trị dự án bao giờ cũng nhớ lại những dự án trong quá khứ mà họ đã quản
lý để tìm ra một số dự án tương tự, sau đó tìm lại danh sách rủi ro của các dự
án tương tự này, và cuối cùng hiệu chỉnh trên các danh sách rủi ro vừa tìm
thấy cho phù hợp với ngữ cảnh hiện tại để đưa ra dự đoán danh sách rủi ro
cho dự án đang phát triển. Thực tế, các dự án luôn luôn có một độ tương tự
nhất định tùy theo hướng nhìn nhận của người quản trị dự án và rủi ro phần
mềm là một vấn đề phức tạp không nằm trong tầm kiểm soát của người quản
trị dự án.
Mục tiêu của mô hình là đảm bảo tự động hóa một phần quá trình phân
tích và quản lý rủi ro. Dựa trên những thông tin về phân tích và quản lý rủi ro
của các dự án phần mềm đã hoàn thành, mô hình đưa ra một dự đoán danh
sách rủi ro cho dự án hiện tại, và mỗi rủi ro trong danh sách này là một trong
những rủi ro đã được dự đoán trong quá khứ. Vì vậy khi sử dụng mô hình
này, các nhà quản trị dự án có thể tận dụng và trau dồi những kinh nghiệm
phân tích và quản lý rủi ro mà họ đã trải qua trong quá khứ, và họ có thể tự bổ
sung kinh nghiệm bằng cách thêm những rủi ro mới xuất hiện và kế hoạch
quản lý rủi ro tương ứng vào danh sách rủi ro của dự án hiện tại.
Ngoài ra, do đặc điểm của lý thuyết, mô hình thử nghiệm được đề xuất
trong luận văn chỉ áp dụng trong một ngữ cảnh hẹp, chẳng hạn một công ty
phần mềm. Hiện nay, các công ty phần mềm có xu hướng phát triển phần
mềm trong một số lĩnh vực nhất định, đáp ứng nhu cầu của một số đối tượng
khách hàng nhất định, sử dụng một số công nghệ phát triển nhất định, … nên
xây dựng mô hình trong một ngữ cảnh hẹp là hoàn toàn hợp lý.
6
Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 4 chương, nội dung của mỗi chương được tóm tắt như sau:
Chương 1: Trình bày những khái niệm cơ bản về kiểm thử nói chung và kiểm
thử dựa trên các rủi ro.
Chương 2: Trình bày các phương pháp phân loại ưu tiên các kiểm thử rủi ro
và so sánh các phương pháp kiểm thử dựa trên rủi ro.
Chương 3: Đề xuất một phương pháp kiểm thử dựa trên rủi ro mới.
Chương 4: Phân tích các yêu cầu của một công cụ phần mềm kiểm thử và
thiết kế các giao diện và cơ sở dữ liệu của phần mềm kiểm thử.
7
Chương 1 Kiểm thử phần mềm dựa trên các rủi ro
Việc xem xét các rủi ro trong kiểm thử phần mềm không phải là mới.
Những người kiểm thử phần mềm có kinh nghiệm thường kiểm thử hệ thống
dựa trên các rủi ro với những linh cảm riêng. Hiện tại, đã có một vài cách tiếp
cận dùng để kiểm thử phần mềm dựa trên các rủi ro.
Mục tiêu của chương này là tìm hiểu xem rủi ro trong công nghệ phần
mềm là gì và cách phòng ngừa, xử lý các rủi ro. Tiếp theo là nghiên cứu để
biết rõ được kiểm thử phần mềm là gì và có các loại hình kiểm thử nào. Cuối
cùng là nghiên cứu tìm hiểu một số phương pháp kiểm thử dựa trên các rủi ro
đã phát hiện được khi phân tích.
1.1 Rủi ro
Mỗi người đều có một ý niệm nào đó về rủi ro. Hàng ngày, chúng ta có
thể gặp phải các rủi ro nào đó. Để có được một cái gì đó người ta thường phải
chấp nhận các rủi ro. Băng qua một đường phố đông đúc để uống một tách cà
phê có thể sẽ bị một tai nạn giao thông là một ví dụ về việc chấp nhận rủi ro
để có một lợi ích nào đó. Việc mua xổ số là ví dụ khác của việc chấp nhận rủi
ro, ta có thể được hoặc có thể mất. Trong thực tế, một số người sẵn sàng chấp
nhận rủi ro trong khi những người khác lại rất ghét rủi ro. Theo từ điển
Wikipedia thì “Rủi ro là thiệt hại tiềm tàng mà có thể xuất hiện từ quá trình
hiện hữu nào đó hoặc từ sự kiện tương lai nào đó”. Tức là, rủi ro chưa trở
thành một vấn đề nhưng nó có thể là một vấn đề nếu không tiến hành những
hành động phù hợp. Trong ngữ cảnh một dự án, rủi ro là khả năng xảy ra một
sự kiện nào đó và khả năng ảnh hưởng đến những mục tiêu của dự án nếu sự
kiện đó xảy ra. Nó chứa đựng khả năng thiệt hại, và khả năng dẫn đến những
sai khác so với kết quả mong đợi.
8
Tóm lại, rủi ro gồm hai thành phần: khả năng xảy ra và hậu quả phải
gánh chịu nếu nó xảy ra. Hai thành phần này tạo nên hai đặc trưng của rủi ro:
không chắc chắn (rủi ro có thể xảy ra hoặc không) và gây thiệt hại (rủi ro
mang đến những hậu quả không mong đợi).
Như vậy, rủi ro là nhân tố bất kỳ có thể gây trở ngại cho thành công của
dự án. Một rủi ro chưa phải là một vấn đề mà chính xác hơn một rủi ro là một
vấn đề có thể xảy ra.
1.1.1 Độ phơi nhiễm rủi ro
Khi xem xét rủi ro, chúng ta phải tính đến những thiệt hại do rủi ro gây
ra và khả năng có thể xảy ra rủi ro này. Thiệt hại là những thứ không may bị
mất mát như thời gian, chất lượng, tiền bạc, kiểm soát hoặc hiểu biết.
Khả năng mà một sự kiện có thể dẫn đến các thiệt hại nào đó thường được
tính như một xác suất có giá trị từ 0 đến 1. Nếu xác suất này bằng 0 thì sự
kiện sẽ không bao giờ xảy ra và không được coi là một rủi ro. Một xác suất
bằng 1 có nghĩa là sự kiện này sẽ xảy ra trừ khi một vấn đề nào đó được giải
quyết hoặc thay đổi.
Nếu ta có một số rủi ro có thể xảy ra đối với một vấn đề nào đó thì có
thể sẽ rất khó để xác định xem những rủi ro nào cần phải đặc biệt chú ý. Bởi
vậy cần phải có một phương thức để đánh giá mức độ nguy hại của các rủi ro.
Một trong những cách thức đó là tính Độ phơi nhiễm rủi ro (Risk Exposure).
Đây là một tính toán đơn giản dùng để gán cho mỗi rủi ro một giá trị số cho
phép so sánh các rủi ro với nhau.
Độ phơi nhiễm rủi ro = Xác suất xảy ra rủi ro * Tổng thiệt hại nếu rủi ro xảy ra
1.1.2 Xử lý rủi ro
Sau khi nhận dạng được các rủi ro, chúng ta sẽ xem xét phải làm gì với
chúng. Trước hết, cần phải xem xét mức độ mà ta có thể thay đổi được các
9
hậu quả của rủi ro. Tức là chúng ta có thể giảm thiểu hoặc ngăn ngừa hậu quả
của một rủi ro ở mức độ như thế nào. Các rủi ro có thể được chấp nhận, bị
ngăn ngừa hoặc được san sẻ.
Nếu rủi ro được chấp nhận thì những thiệt hại do rủi ro này gây ra phải
được tính vào chi phí của dự án. Nếu phải chấp nhận nhiều rủi ro thì cần phải
sử dụng độ phơi nhiễm rủi ro khi dự toán chi phí. Cách tính này sẽ cho một
dự toán với mức thiệt hại trung bình do các rủi ro gây ra.
Ngăn ngừa là cách giảm thiểu thiệt hại hoặc xác suất. Có thể làm được
điều đó bằng cách thay đổi điều kiện sao cho sự kiện này sẽ không xảy ra.
Trong công nghệ phần mềm, có thể tiến hành nhiều kiểm thử hơn để giảm
thiểu rủi ro. Việc kiểm thử sẽ giảm bớt những gì còn chưa chắc, chưa rõ ràng
và có thể phát hiện ra các lỗi quan trọng có thể sửa được.
San sẻ thiệt hại có nghĩa là chia những thiệt hại này cho một số bên
khác nhau, ví dụ như khách hàng, nhà thầu phụ hoặc một hãng bảo hiểm. Tuy
nhiên, việc san sẻ thiệt hại cho khách hàng lại là một rủi ro vì nó sẽ làm giảm
uy tín và có thể dẫn đến mất khách hàng và thị phần.
1.1.3 Quản lý rủi ro
Hậu quả do rủi ro gây ra xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
có thể là chất lượng của sản phẩm cuối không đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng, chi phí dự án tăng lên, giao sản phẩm chậm hay không đạt được
những mục tiêu đã đặt ra của dự án; và trường hợp xấu nhất là phá hỏng
toàn bộ dự án. Mỗi thay đổi dù nhỏ hay lớn, như thay đổi yêu cầu khách
hàng, thay đổi công nghệ phát triển hay thay đổi cơ cấu đội phát triển, đều
ảnh hưởng đến tính chất kịp thời và thành công của dự án. Hơn nữa, làm phần
mềm là một cuộc chiến giữa nhà quản trị dự án với những lựa chọn khác
nhau, chẳng hạn như nên dùng phương pháp và công nghệ phát triển nào,
cần khoảng bao nhiêu người phát triển hay chất lượng phần mềm như thế nào
10
là đủ …; và mỗi lựa chọn này có lợi và hại khác nhau đối với dự án. Vì thế
nhà quản trị dự án phải cân nhắc giữa cái được và cái mất để đưa ra lựa chọn
thích hợp nhất về phương pháp, công cụ, cơ cấu đội phát triển và tiêu chí chất
lượng cho từng dự án. Quả thực, rủi ro là vấn đề luôn tiềm ẩn trong phát triển
phần mềm và lúc nào cũng nằm chờ sẵn cơ hội để xuất hiện; do đó, quản lý
rủi ro trở thành điều kiện cần để dẫn đến thành công của dự án.
Quản lý rủi ro là một chuỗi các hoạt động hay các bước giúp đội
phát triển hiểu và quản lý các rủi ro. Hoạt động này diễn ra liên tục xuyên
suốt quá trình phát triển phần mềm nhằm tìm kiếm các rủi ro có thể xảy ra,
xác định mức độ quan trọng của rủi ro để ưu tiên giải quyết và thực thi các
chiến lược đã đề ra để khắc phục hậu quả nếu rủi ro xảy ra.
Thực tế, tất cả những người liên quan đến quá trình làm phần mềm,
bao gồm: quản trị dự án, kỹ sư phần mềm và khách hàng đều phải tham gia
hoạt động quản lý rủi ro; trong đó, quản trị dự án có vai trò và trách nhiệm
cao nhất đối với hoạt động này. Kết quả của quản lý rủi ro là một danh sách
rủi ro hoàn toàn dựa trên những nghiên cứu của quản trị dự án về đội phát
triển, yêu cầu khách hàng, các tiến trình phát triển và các thông tin dự án
khác. Rủi ro được xem xét lặp đi lặp lại trong các giai đoạn phát triển phần
mềm để đảm bảo rủi ro được cập nhật liên tục và các kế hoạch quản lý rủi ro
đảm bảo tính thực tế.
1.1.4 Rủi ro trong công nghệ phần mềm
Trước đây, rủi ro thường bị bỏ qua trong công nghệ phần mềm. Người
ta luôn giả thiết là sẽ có một bản thiết kế tối ưu và không có quĩ dự trữ để đề
phòng những rủi ro. Nhưng những gì họ làm lại không thường xuyên như kế
hoạch đã định và trong mọi dự án phát triển phần mềm đều có nhiều rủi ro
cần phải được xem xét. Vì luôn luôn tồn tại những điều không chắc chắn
11
trong công nghệ phần mềm cho nên công việc xử lý các rủi ro sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến thành công của dự án.
Những rủi ro có liên quan tới sản phẩm thông thường được phân tích,
xử lý riêng rẽ, tách biệt với những rủi ro liên quan đến quá trình dự án. Rủi ro
sản phẩm có thể được phát hiện từ việc nhận dạng các nguy cơ và các đe dọa
có thể xảy ra đối với hệ thống. Nguy cơ là một sự kiện không mong muốn
nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Thuật ngữ “nguy cơ” thường được sử dụng
trong khi đánh giá độ an toàn của hệ thống. Tính chất nghiêm trọng của các
nguy cơ sẽ phụ thuộc vào bản chất của phần mềm. Trong các hệ thống đòi hỏi
độ an toàn cao thì hậu quả của các nguy cơ tất nhiên sẽ cao hơn so với các hệ
thống thương mại, nhưng thuật ngữ “nguy cơ” vẫn có thể được sử dụng ở cả
hai.
Các phần mềm có những lỗi nghiêm trọng sẽ không chỉ có vấn đề ngay
tại lúc này mà còn gây ảnh hưởng cho các công việc nghiệp vụ sau này. Nếu
khách hàng gặp những vấn đề và thấy thời gian của họ bị lãng phí, thì họ sẽ
không quay lại nữa. Từ lý do đó, một giao diện người dùng tốt cũng là một
nhân tố quyết định phần mềm có rủi ro hay không.
Đối với các phần mềm thương mại, nguy cơ đáng sợ nhất có thể là mất
dữ liệu. Đối với những phần mềm đòi hỏi độ an toàn cao thì ảnh hưởng của
lỗi có thể còn lớn hơn. Một nguy cơ có thể dẫn đến các thảm họa. Trong các
hệ thống an ninh và nghiệp vụ quan trọng, việc kiểm soát các rủi ro đóng một
vai trò quyết định đối với vìệc giảm thiểu các thiệt hại do lỗi phần mềm gây
ra. Bởi vậy trong các hệ thống này, độ tin cậy của phần mềm trở nên rất quan
trọng. Nhưng những phần mềm có độ tin cậy cao vẫn không đảm bảo là sẽ
vận hành an toàn, do vậy nó cần phải đáng tin cậy.
Rủi ro quá trình liên quan đến quá trình phát triển phần mềm được thực
hiện như thế nào. Rủi ro quá trình xuất hiện từ quá trình phát triển phần mềm
12
không hoàn chỉnh có thể sẽ gây ra các lỗi làm cho độ tin cậy và độ an toàn có
thể bị suy giảm. Bởi vậy, cả hai kiểu rủi ro gồm rủi ro sản phẩm và rủi ro quá
trình đều cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
1.2 Kiểm thử phần mềm
Kiểm thử trong công nghệ phần mềm là “Một quá trình được sử dụng
để nhận biết sự đúng đắn, hoàn chỉnh và chất lượng của một phần mềm máy
tính đã được phát triển”. Trên thực tế, kiểm thử không bao giờ có thể chứng
minh được tính đúng đắn của một phần mềm máy tính, mà điều này chỉ có thể
thực hiện được bằng việc thẩm tra chính thức (và chỉ khi không có lỗi trong
quá trình thẩm tra chính thức). Nó có thể chỉ tìm thấy những thiếu sót, chứ
không đảm bảo rằng sẽ không có thiếu sót.
Mục đích của kiểm thử là phát hiện lỗi trong hệ thống và tạo ra sự tin
tưởng của khách hàng vào việc hệ thống có thể cung cấp những chức năng đã
được xác định trong các yêu cầu và không gây ra những thiệt hại cho khách
hàng. Cả hai điều này đều quan trọng. Ngoài ra, còn có thể có thêm hai mục
tiêu nữa: “Cung cấp một bằng chứng là những lợi thế về nghiệp vụ đòi hỏi hệ
thống phải đáp ứng luôn luôn sẵn sàng” và “Cung cấp dữ liệu về các rủi ro
của phiên bản hệ thống đang được kiểm thử.”
1.2.1 Kiểm thử và các ca kiểm thử
Hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa chung cho ca kiểm thử (test case).
Viện kỹ thuật điện và điện tử (IEEE) định nghĩa một kiểm thử là một tập hợp
một hoặc nhiều ca kiểm thử.
Một ca kiểm thử là “Một tình huống cần phải được kiểm thử bao gồm nhận
dạng riêng của nó và phản ứng kỳ vọng”. Có thể mô tả một ca kiểm thử như
một câu hỏi để hỏi chương trình nhằm thu được thông tin. Vả lại, một ca kiểm
thử cũng không có gì quá đặc biệt, chẳng qua nó cũng chỉ là một ý định sẽ
13
kiểm thử cái gì trong chương trình. Điều quan trọng là các ca kiểm thử phải
có khả năng khám phá thông tin. Chúng không cần thiết phải được thiết kế để
phát hiện một khiếm khuyết nào đó.
Vì vậy, có thể định nghĩa một ca kiểm thử như một tập các câu lệnh
được thiết kế để phát hiện ra một lớp đặc biệt các khiếm khuyết có thể gây ra
lỗi. Một ca kiểm thử bao gồm các mục kiểm thử, đặc tả đầu vào, đầu ra và các
nhu cầu về môi trường.
1.2.2 Kiểm thử hộp đen và hộp trắng
Hầu hết các kiểm thử dựa vào rủi ro đều là kiểm thử hộp đen. Kỹ thuật
này cũng được gọi là kiểm thử chức năng hoặc kiểm thử dựa vào đặc tả yêu
cầu. Kiểm thử hộp đen chỉ chú trọng đến chức năng của chương trình. Nó
không quan tâm đến cấu trúc bên trong, chỉ khảo sát chức năng của chương
trình theo yêu cầu kỹ thuật, cung cấp cho hệ thống các số liệu vào và quan sát
các kết qủa ra. Kiểm thử hộp đen kiểm tra xem các kết quả của một chương
trình với các số liệu vào đã cho có phù hợp với đặc tả chức năng của chương
trình không. Thuật ngữ hộp đen có nghĩa là người kiểm thử không xem xét
đến việc thực hiện bên trong của chương trình được thực thi như thế nào. Vì
thế, kiểm thử hộp đen không cần phải do người lập trình thực hiện. Trong đa
số các hãng công nghệ lớn trên thế giới đều có một nhóm làm công việc thiết
kế trong khi một nhóm khác thì làm kiểm thử.
Kiểm thử hệ thống dựa trên các rủi ro nên được dùng cùng với các kỹ
thuật khác. Kiểm tra và kiểm thử mã chương trình trong khi thực thi kiểm thử
cũng rất quan trọng. Cách kiểm thử này được gọi là kiểm thử hộp trắng và nó
kiểm thử các kết quả ra của một chương trình với các số liệu đầu vào nhất
định xem có phù hợp với thiết kế trong và sự thực thi của chương trình không.
Thuật ngữ “hộp trắng” chỉ ra rằng người kiểm thử phải xem xét thật kỹ lưỡng
việc thực thi bên trong chương trình được kiểm thử.
14
Thông thường, hầu hết các sai sót đều được phát hiện trong những pha
kiểm thử đầu tiên này và rất dễ sửa chữa. Tuy nhiên, kiểm thử hộp đen mới là
yếu tố căn bản đảm ảo cho chất lượng của hệ thống trước khi được chuyển
giao.
1.2.3 Quá trình kiểm thử
Chúng ta đã nói đến hai cách kiểm thử: Kiểm thử hộp đen và Kiểm thử
hộp trắng. Việc kiểm thử được thực hiện như thế nào là tùy thuộc vào quá
trình phát triển và bản chất của phần mềm được phát triển.
Điều quan trọng là phải nghĩ ngay đến việc kiểm thử ngay khi dự án bắt
đầu. Tức là ngay khi một ai đó đưa ra một yêu cầu thì phải có một người nào
đó chịu trách nhiệm kiểm thử cho nó. Một yêu cầu không được kiểm thử sẽ bị
bỏ qua và bị quên lãng.
Kiểm thử là một công việc tương đối tỷ mẩn, mất nhiều thời gian và
tiền của. Vì thế cần phải tiến hành lập kế hoạch cho quá trình kiểm thử sao
cho đạt được kết quả tốt nhất. Kiểm thử được thực hiện trong tất cả các pha
của quá trình phát triển nhưng các hoạt động lại thay đổi. Ở các giai đoạn ban
đầu, việc kiểm thử do người lập trình thực hiện và bao gồm kiểm tra và kiểm
thử đơn vị.
Có hai cách tiếp cận có thể áp dụng cho qui trình kiểm thử: kiểm thử từ
dưới lên (bottom-up) và kiểm thử từ trên xuống (top-down). Bottom-up tích
hợp một số module sau khi được kiểm thử đơn vị thành các thành phần và các
thành phần này sẽ được kiểm thử cho đến khi chúng ổn định. Sau đó, một số
module nữa tiếp tục được thêm vào và hệ thống lại được kiểm thử lần nữa.
Việc này được làm cho đến khi tất cả các module được tích hợp vào hệ thống.
Kiểm thử bottom-up có thể được thực hiện ngay khi một số module hoàn
thành và cần ghép với nhau. Tuy nhiên cách tiếp cận này tương đối chậm và
người ta có cảm giác là đang kiểm thử trên bản mô phỏng chứ không phải
15
trên một hệ thống thật. Ngoài ra, không có một hệ thống thực nào lại hành
động đúng như hệ thống mô phỏng.
Cách tiếp cận top-down rất thích hợp trong trường hợp cần phải tích
hợp nhiều hệ thống thành một hệ thống càng nhanh càng tốt. Sau đó, nếu có
thể thì sẽ kiểm thử hệ thống từ giao diện người dùng. Cách tiếp cận top-down
sẽ bắt đầu với những pha tích hợp. Điều đó đòi hỏi tất cả các module đều làm
việc và qua được kiểm thử đơn vị. Sau đó, sẽ kiểm thử hệ thống như một tổng
thể hoàn chỉnh. Các phương pháp kiểm thử trình bày trong luận văn này được
phát triển cho cách tiếp cận top-down.
1.2.4 Kiểm thử và rủi ro
Trong thực tế, công việc kiểm thử thường được tiến hành rất muộn khi
dự án không còn nhiều thời gian và tiền bạc. Rút ngắn thời gian để nhanh
chóng đưa sản phẩm ra thị trường và giảm giá thành là hai yếu tố rất quan
trọng đối với các hãng phát triển phần mềm và do đó các hãng này sẽ không
bao giờ có đủ tài nguyên để đáp ứng các yêu cầu này. Nếu hệ thống phải được
chuyển giao đúng hạn thì rất nhiều thứ sẽ không được kiểm thử. Các nhà quản
lý thường lựa chọn chuyển giao hệ thống đúng hạn thay vì chuyển giao một
hệ thống hoàn chỉnh. Việc kiểm thử rất tốn kém và thường được dự toán rất
thấp. Những thống kê gần đây cho thấy trong nhiều tổ chức phát triển phần
mềm, việc chi phí cho kiểm thử phần mềm chiếm từ 30 tới 50% chi phí phát
triển phần mềm. Tuy chi phí cao như vậy rồi mà nhiều người vẫn còn cho là
phần mềm vẫn chưa được kiểm thử cẩn thận trước khi phân phối. Nếu dự toán
chi phí một cách hợp lý thì nó sẽ ngốn phần lớn các nguồn lực từ phần còn lại
của qui trình phát triển. Kết cục là các phần mềm đã không được kiểm thử
một cách toàn diện và được chuyển giao trong tình trạng không đầy đủ chức
năng.
16
Do các phần mềm ngày nay thường rất phức tạp và có kích thước lớn
nên trong quá trình phát triển hệ thống không thể tránh khỏi các sai sót.
Myers [6] đã đưa ra một ví dụ về một chương trình chỉ gồm có 20 dòng mã
mà có thể có đến hơn hàng tỉ trạng thái khác nhau để kiểm thử. Kiểm thử
được tất cả các trạng thái là một nhiệm vụ bất khả thi đối với một người kiểm
thử. Một chương trình đơn giản đã khó như vậy thì những ứng dụng thương
mại với hàng trăm nghìn dòng mã sẽ có bao nhiêu điều không chắc chắn. Sẽ
luôn luôn tồn tại nhiều khiếm khuyết không bao giờ được nhận dạng và do đó
sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Mặt._. khác, nhiều khiếm khuyết trong số này sẽ
không bao giờ xuất hiện. Adam [1] đã công bố một số liệu chứng minh rằng
chỉ một phần trăm nhỏ của những khiếm khuyết này gây ra hầu hết các vấn
đề. Việc tìm thấy những lỗi này sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với việc tìm
thấy những lỗi khác.
Những việc này tạo ra nhiều sức ép cho người kiểm thử. Bằng cách
nhận dạng và phân loại các mối nguy hiểm và các chỉ số rủi ro, chúng ta có
thể đảm bảo rằng với một khoảng thời gian và một lượng tài nguyên có hạn
có thể giữ được mức rủi ro ở mức càng thấp càng tốt.
1.3 Kiểm thử dựa trên các rủi ro
Việc phân tích rủi ro nhằm mục đích nhận dạng và đánh giá các chỉ số
gây nguy hại tới độ an toàn của hệ thống. Phần này sẽ giới thiệu sơ lược về
một số cách phân tích rủi ro: Phân tích sơ bộ các mối hiểm nguy (PHA –
Preliminary Hazard Analysis), Phân tích các kiểu lỗi và hậu quả (FMEA –
Failure Modes and Effect Analysis), Phân tích rủi ro và khả năng thực hiện
(HazOp), và Phân tích theo kinh nghiệm. Sau đó sẽ xem xét có thể phòng
ngừa những nguy hiểm này như thế nào.
17
1.3.1 Phân tích sơ bộ các mối nguy hiểm (PHA)
Mọi phân tích rủi ro đều bắt đầu bằng việc nhận dạng các chướng ngại
và các mối nguy hiểm. Việc này cần được thực hiện một cách có hệ thống.
PHA được thực hiện ngay từ pha thiết kế. PHA sẽ cố tìm ra các mối nguy
hiểm tiềm ẩn trong dự án để có thể loại trừ, giảm thiểu hoặc kiểm soát chúng
trước khi quá muộn. Mỗi lỗi tiềm ẩn có thể có nhiều nguyên nhân và ảnh
hưởng, và mỗi một nguyên nhân lại có thể có nhiều cách phòng ngừa. Ưu
điểm của PHA là nó không đòi hỏi quá nhiều thông tin để thực hiện. Bảng 1.1
là một ví dụ về một bảng PHA.
Nguy cơ Nguyên nhân Ảnh hưởng chính Hành động phòng ngừa
Tìm thấy các
chẩn đoán
sai
Các chẩn đoán
sai đã được
thêm vào
Làm chết hoặc làm
đau bệnh nhân
Kiểm tra hai lần tất cả
những thông tin về bệnh
nhân đã được chèn vào
Bảng 1.1 Bảng PHA
1.3.2 Phân tích các kiểu lỗi và hậu quả (FMEA)
FMEA thường được thực hiện trong quá trình xây dựng phần mềm với
mục đích nhận ra các thành phần của hệ thống cần được nâng cấp để đáp ứng
được các yêu cầu về an toàn và tin cậy của hệ thống. FMEA chủ yếu là phân
tích chất lượng, trừ những trường hợp nghiêm trọng mà có thể chỉ ra nhờ xác
suất. Bước đầu tiên là tìm xem một đơn vị có thể mắc lỗi như thế nào và xác
định ảnh hưởng của lỗi. Bước thứ hai là đánh giá mức độ nghiêm trọng của
loại lỗi này. FMEA là một phương pháp dễ thực hiện nhưng nó đòi hỏi một
kiến thức vững vàng về hệ thống. Một vấn đề khác nữa là nó chỉ hoạt động
được nếu các lỗi này độc lập với nhau. Bảng 1.2 là một ví dụ về cấu trúc của
một bảng FMEA.
18
Đơn vị Kiểu lỗi Ảnh hưởng của lỗi Tỷ lệ lỗi
Độ nghiêm
trọng
Hành
động
Bảng 1.2 Cấu trúc của bảng FMEA
1.3.3 Phân tích lỗi tiềm ẩn và khả năng thực hiện (HazOp)
HazOp là một phương thức phân tích rủi ro hình thức và có hệ thống
hơn. Phương pháp này sẽ cần đến mô tả cấu trúc hệ thống để xác định các nút
cần nghiên cứu. Như thế có nghĩa là HazOp phải tiến hành khá muộn trong
quá trình phát triển, khi mà kiến trúc hệ thống đã được hình thành rõ ràng.
Các nút nghiên cứu là các điểm của hệ thống nơi chúng ta sẽ tập trung phân
tích. Chúng có thể là những điểm nơi hệ thống tương tác với môi trường của
nó (đầu vào, đầu ra), hoặc nơi mà các bộ phận của hệ thống trao đổi thông tin
với nhau.
HazOp gồm hai thành phần cấu trúc: bảng và các từ hướng dẫn. Bảng
1.3 là một ví dụ về một bảng HazOp. Các từ hướng dẫn giải thích một điều gì
đó về nút cần nghiên cứu. Các từ đời thường như "không có", "ít hơn", "nhiều
hơn", "một phần của", "bổ sung", "khác hơn" sẽ được sử dụng. Các từ hướng
dẫn thường tập trung vào việc tạo ra sự chú ý của người sử dụng, và họ có thể
đặt các câu hỏi như: "Các từ hướng dẫn này có ý nghĩa gì trong hệ thống hoặc
điểm cần nghiên cứu này?"
Từ hướng
dẫn Điểm nghiên cứu Hậu quả Nguyên nhân
Giải pháp có
thể
Thiếu Thông tin bệnh
nhân
Thông tin
không đầy đủ;
Điều trị sai;
Làm chết hoặc
làm đau bệnh
nhân
Không được
cập nhật;
Mất cập nhật;
Cập nhật
không đầy đủ
Kiểm tra và
cho ngừng cập
nhật;
Cơ sở dữ liệu
đối chứng
Bảng 1.3: Bảng HazOp
19
1.3.4 Kiểm thử dựa trên rủi ro theo kinh nghiệm
Bach [3] đã mô tả một phân tích heuristic để thực hiện kiểm thử dựa
vào rủi ro. Ông ta cho rằng heuristic là một cách hướng sự chú ý của mình
đến chỗ thành công. Phương pháp do Bach sử dụng chưa phải là cuối cùng
hoặc chặt chẽ. Kinh nghiệm của con người được sử dụng để tìm ra những khu
vực có rủi ro cao nhất. Bach đã đưa ra hai cách tiếp cận dùng cho kiểm thử
dựa vào rủi ro theo kinh nghiệm được là từ trong ra ngoài (inside-out) và từ
ngoài vào trong (outside-in).
Trong cách tiếp cận inside-out, người kiểm thử nghiên cứu sản phẩm
cùng với người phát triển và đặt các câu hỏi như "Cái gì có thể bị lỗi ở đây?".
Đối với từng bộ phận của sản phẩm, người kiểm thử sẽ tìm các mối hiểm
nguy, các mối đe dọa và các nạn nhân. Đây cũng là phương pháp tiếp cận đã
sử dụng trong FMEA.
Phương pháp tiếp cận outside-in bắt đầu với một tập hợp các rủi ro tiềm
ẩn và đối sánh chúng với các chi tiết của tình huống. Một danh sách của các
rủi ro đã được định nghĩa trước sẽ được tham khảo và sử dụng để xác định
xem chúng xảy ra ở đây và vào thời điểm này hay không. Bach sử dụng 3 loại
danh sách: phân loại theo tiêu chuẩn chất lượng, danh sách rủi ro tổng quát,
và các danh mục rủi ro.
Các nhóm tiêu chuẩn chất lượng: được thiết kế để gợi nên các yêu cầu như
khả năng, độ tin cậy, tính hữu dụng, hiệu suất, khả năng cài đặt, tính tương
thích, tính hỗ trợ, tính dễ kiểm thử, khả năng dễ bảo trì, tính dễ di chuyển, và
tính địa phương hóa.
Danh sách rủi ro tổng quát: là một danh sách các rủi ro có thể áp dụng được
cho mọi hệ thống.
20
- Phức hợp: bất cứ thứ gì lớn một cách không cân đối, phức tạp, hoặc rối rắm
- Mới: bất cứ thứ gì chưa có trong lịch sử của sản phẩm
- Bị thay đổi: bất cứ thứ gì đã từng bị thay đổi hoặc "nâng cấp"
- Phụ thuộc ngược lên bất cứ thứ gì mà mà sự hỏng hóc của nó có thể gây ra hỏng
hóc dây truyền trong phần còn lại của hệ thống
- Phụ thuộc xuôi xuống: bất cứ thứ gì đặc biệt nhạy cảm với các sai hỏng trong
phần còn lại của hệ thống
- Tính quyết định: bất cứ thứ gì mà hoạt động sai sẽ gây ra những tổn hại nghiêm
trọng
- Tĩnh chính xác: bất cứ thứ gì đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu của nó một cách
chính xác
- Tính phổ dung: bất cứ thứ gì được sử dụng một cách rộng rãi
- Tính chiến lược: bất cứ thứ gì có tầm quan trọng đặc biệt với việc kinh doanh, ví
dụ như một đặc điểm làm bạn khác với đối thủ cạnh tranh
- Bên thứ ba: bất cứ thứ gì được sử dụng trong sản phẩm, nhưng được phát triển
bên ngoài dự án
- Phân tán: bất cứ thứ gì có thể được nhân rộng ra trong không gian và thời gian,
nhưng các phần tử của nó vẫn phải làm việc cùng nhau
- Có rệp: bất cứ thứ gì được biết đến là có nhiều vấn đề
- Sai sót vừa xong: bất cứ thứ gì vừa bị sai xong
Bảng 1.4: Danh sách rủi ro tổng quát
Danh mục rủi ro là một danh sách các rủi ro thuộc về một lĩnh vực cụ
thể nào đó. Dưới đây là một ví dụ về danh sách rủi ro trong quá trình cài đặt.
Các vấn đề có thể xảy ra trong lĩnh vực này sẽ được liệt kê:
- Các files được cài đặt không đúng, không đủ
+ Không xóa hết các file tạm thời
+ Các file cũ không được xóa sạch sau khi đã được nâng cấp.
+ Cài đặt các file không cần thiết
+ Không cài đặt các file cần thiết
+ File được cài đặt đúng nhưng vào sai vị trí
21
- Các files bị lẫn lộn
+ File mới hơn bị thay thế bằng file cũ
+ File dữ liệu của người sử dụng bị xóa trong quá trình nâng cấp
- Lẫn lộn với các ứng dụng khác
+ Các file được dùng chung với các sản phẩm khác bị sửa đổi
+ Các file thuộc về sản phẩm khác bị xóa
- Phần cứng được cấu hình không phù hợp
+ Phần cứng bị lẫn lộn cho các ứng dụng khác
+ Phần cứng không được thiết lập cho ứng dụng cần cài đặt
- Chương trình screen saver làm gián đoạn quá trình cài đặt
- Không phát hiện các ứng dụng không tương thích
+ Các ứng dụng tương tranh với nhau
+ Các ứng dụng vừa được cài đặt
- Bộ cài đặt lặng lẽ thay thế hoặc sửa đổi các file hoặc tham số quan trọng
- Quá trình cài đặt quá chậm
- Quá trình cài đặt đòi hỏi việc kiểm soát liên tục của người sử dụng
- Quá trình cài đặt rối rắm
+ Giao diện người sử dụng không chính thống
+ Giao diện người sử dụng dễ bị sử dụng sai
+ Các thông báo và các hướng khó hiểu
Bảng 1.5: Danh sách rủi ro cho việc cài đặt
Ba loại danh sách được mô tả ở trên có thể được sử dụng để:
1. Xác định thành phần nào hoặc chức năng nào cần được phân tích
2. Quyết định mức độ liên quan. Mọi thứ đều được coi là có một độ rủi ro
bình thường trừ khi có lý do để tin vào điều khác
3. Thu thập thông tin về những thứ cần phân tích thêm
4. Xác định mức độ quan trọng của từng nguy cơ
5. Ghi lại các rủi ro chưa có trong danh sách
6. Ghi lại mọi bất kỳ điều gì chưa biết mà lại tác động vào khả năng phân
tích rủi ro
7. Kiểm tra sự phân bố rủi ro
22
Có ba cách để tổ chức kiểm thử dựa theo rủi ro được đề xuất là danh
sách theo dõi rủi ro, ma trận rủi ro/tác vụ, và ma trận rủi ro thành phần.
Danh sách theo dõi rủi ro là một danh sách các rủi ro cần phải theo dõi định
kỳ trong thời gian mà dự án được cho là hay gặp những rủi ro thông thường nhất.
Ma trận rủi ro/tác vụ sắp xếp các rủi ro theo mức độ nghiêm trọng của
chúng. Các tác vụ cần phải được đầu tư thich đáng nhằm giảm thiểu tác hại
của rủi ro đã được liệt kê. Đây là một công cụ hiệu quả nhất khi mà các nguồn
lực giành cho kiểm thử đang phải cân nhắc.
Ma trận rủi ro của các thành phần phân chia sản phẩm thành 30 hoặc 40
lĩnh vực hoặc thành phần. Các thành phần được liệt kê ở cột bên trái. Ở cột
giữa là các mức độ liên quan “thấp”, “bình thường”, hoặc “cao”. Cột bên
phải là rủi ro dự đóan theo kinh nghiệm cho thành phần này. Trong quá trình
kiểm thử, các thành phần được kiểm thử trên cơ sở các rủi ro của chúng như
đã được chỉ ra trong ma trận.
Thành phần Mức rủi ro Rủi ro theo kinh nghiệm
In Bình thường Phân tán, phổ dụng
Sinh báo cáo Cao Mới, chiến lược, bên thứ ba, phức hợp, quyết định
Cài đặt Thấp Phổ dụng, hữu dụng, dễ thay đổi
Thư viện đồ họa Thấp Phức hợp
Bảng 1.6: Ma trận rủi ro của các thành phần
1.3.5 Ngăn ngừa các mối nguy hiểm
Để ngăn ngừa các mối nguy hiểm đã nhận dạng được không trở thành
hiện thực thì cần phải chú ý đặc biệt đến chúng. Gerrard [4] cho rằng ngăn
chặn các lỗi không cho chúng xảy ra cũng rất quan trọng đối với người kiểm
thử. Người kiểm thử chịu trách nhiệm ngăn chặn cũng như phát hiện ra các
lỗi. Họ buộc phải tác động để người phát triển cùng hành động nhằm giảm
thiểu nguy cơ.
23
IEC [9] đã định nghĩa một vài thuật ngữ liên quan đến giảm thiểu lỗi.
Nó chỉ ra rằng việc giảm thiểu rủi ro khi thực hiện các hệ thống có liên quan
đến an toàn là rất quan trọng. Giảm bớt rủi ro để đáp ứng được mức rủi ro
chấp nhận được cho một tình huống cụ thể được gọi là giảm thiểu rủi ro cần
thiết. Rủi ro chấp nhận được phụ thuộc vào xác suất và hậu quả của một sự
kiện nguy hiểm cụ thể. Một hệ thống liên quan đến cần phải thỏa mãn tiêu
chuẩn giảm thiểu rủi ro cần thiết. Phương pháp để đạt được mức rủi ro chấp
nhận được thường được gọi là "thấp đến mức được thực tế chấp nhận"
(ALARP – as low as reasonable practicable). Mức rủi ro được chia ra thành
các vùng. Vùng nằm giữa rủi ro không thể chấp nhận được và rủi ro có thể
chấp nhận được thì được gọi là vùng ALARP. Vùng này được xác định là một
vùng vẫn còn nhiều rủi ro, nhưng nó có thể được chấp nhận nếu một lợi ích
nào đó đã đạt được. Những tốn kém cho việc giảm bớt rủi ro sẽ phụ thuộc vào
độ lớn của rủi ro đó. Điều này được minh họa trong Hình 1.7, trong đó vùng
ALARP được đặt ở giữa.
Hình 1.1 Vùng ALAPR
Rủi ro không thể chấp nhận
được trừ những trường hợp
thật đặc biệt
Vùng không thể chấp
nhận được
Vùng ALARP
Chấp nhận được
(rủi ro được chấp nhận
nếu một lợi ích nào đó
đã đạt được )
Vùng được chấp nhận rộng
rãi
Chỉ chấp nhận nếu việc giảm rủi ro
thêm nữa là không thực tế hoặc nếu
chi phí quá vô lý so với những gì thu
được
Rủi ro không đáng kể
Khi rủi ro được giảm bớt thì cần thiét phaỉ
giảm tiếp để thỏa mãn ALARP. Khái
niệm giảm thiểu tỷ lệ được thể hiện bằng
hình tam giác
24
Để giảm thiểu rủi ro, gần như mọi rủi ro nghiêm trọng đều phải được
chú ý đặc biệt. Tập trung vào kiểm thử và phân tích mã chương trình có thể
cũng là một giải pháp. Một cơ hội khác là phân tích cấu trúc của chương trình
và tối thiểu hóa rủi ro. Có một cách để thực hiện việc này là sử dụng phương
pháp phân tích cây sai sót (FTA). Việc phân tích này có thể hữu ích trong
nhiều lĩnh vực nhưng không phải là phương pháp hiệu quả nhất trong lĩnh vực
phần mềm. Điều này đặc biệt đúng trong các hệ thống yêu cầu độ an toàn cao,
những hệ thống mà nên được đảm bảo an toàn bằng cách sử dụng các hệ
thống cho phép dư thừa (tài nguyên) và cho phép tiếp tục hoạt động mặc dù
vẫn mắc lỗi. Chấp nhận điều đó sẽ có lợi hơn là phải mở rộng năng lực của
thiết kế. Trong những phần mềm phức tạp, rất khó để đảm bảo rằng mọi việc
đều đúng đắn và không lãng phí thời gian. Do đó chúng ta cần phải tránh
những giải pháp quá phức tạp.
Một kỹ thuật dễ dàng và hiệu quả hơn đó là ngăn cản không cho sự
kiện gây ra lỗi xảy ra, hoặc ngăn cản hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của sự kiện
này. Cái đó được gọi là một thanh chắn hoặc rào cản. Smith [8] đã định nghĩa
“thanh chắn là một chướng ngại có thể (i) ngăn cản, không cho một hành
động được thực hiện hoặc một sự kiện nào đó được xảy ra, hoặc (ii) ngăn cản
hoặc giảm thiểu tác hại của hậu quả, hạn chế tầm ảnh hưởng của hậu quả hoặc
làm yếu chúng đi theo một cách nào đó". Đây có thể là một giải pháp kết hợp
xã hội - kỹ thuật giống như dấu hiệu không hút thuốc hoặc các cảnh báo.
Tóm tắt Chương 1
Tóm lại, trong chương này chúng ta đã tìm hiểu được rủi ro là gì và
cách phòng ngừa, xử lý các rủi ro. Đồng thời, chúng ta cũng đã hiểu rõ hơn
kiểm thử phần mềm là gì và có các loại hình kiểm thử nào. Đặc biệt là nghiên
25
cứu tìm hiểu một số phương pháp kiểm thử dựa trên các rủi ro đã phát hiện
được khi phân tích.
Chương sau sẽ trình bày về cách thức sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các
kiểm thử theo mức độ nguy hiểm của các rủi ro.
26
Chương 2 Phân loại ưu tiên các kiểm thử
Trong chương trước, tiêu điểm là tìm hiểu xem phần mềm bị sai hỏng
như thế nào và quyết định nên kiểm thử cái gì. Trong chương này này, mục
tiêu là phát hiện ra những bộ phận nào của phần mềm gây rủi ro nhiều hơn so
với các bộ phận khác. Sau đó sẽ sắp xếp ưu tiên kiểm thử cho những bộ phận
có nguy cơ xảy ra sai sót cao hơn trước.
Để làm được điều đó, trước tiên phải tìm xem những nhân tố nào sẽ tác
động lớn đến các thiệt hại do rủi ro gây ra. Những bộ phận quan trọng của hệ
thống nếu bị hư hại có thể sẽ gây ra thiệt hại lớn hơn. Những nhân tố làm tăng
xác suất xuất hiện rủi ro liên quan đến quá trình phát triển và lập trình sẽ được
trình bày trong các mục 2.1 và 2.2. Những nhân tố này được gọi là những tác
nhân gây lỗi vì chúng được sử dụng để xác định các bộ phận hệ thống có
nhiều lỗi. Hai ví dụ về việc sử dụng các nhân tố này sẽ được trình bày trong
các mục còn lại.
2.1 Các nhân tố gây ra thiệt hại
Có một số cách để tìm ra các nhân tố gây ra thiệt hai. Các nhân tố gây
thiệt hại là các nhân tố được xem xét đối với một bộ phận nào đó của hệ
thống mà sẽ gây ra mất mát lớn hơn nếu có các sai sót trong bộ phận này. Thứ
nhất là phải xem xem từng bộ phận của hệ thống có vai trò, được hiện hữu và
được sử dụng như thế nào trong hệ thống. Thứ hai là phải xem xét những hậu
quả của các sai sót này sẽ gây thiệt hại cho người bán (người phát triển hệ
thống) và người mua (người sử dụng hệ thống) như thế nào. Các hậu quả ở
đây có thể là vô hình như mất thương hiệu (danh dự, uy tín), chịu các hình
phạt về luật pháp hoặc hữu hình như chi phí bảo trì cao hơn chẳng hạn. Trong
giải pháp mới được đề xuất ở Chương 3 sẽ sử dụng kết hợp cả hai quan điểm
này về các chỉ số tác động tới các thiệt hại do rủi ro gây ra.
27
Một hỏng hóc nào đó trong một bộ phận quan trọng của hệ thống có thể
sẽ dẫn đến mất uy tín. Những hỏng hóc trong một số bộ phận của hệ thống có
thể sẽ đáng trách hơn so với ở các bộ phận khác. Để đánh giá được một hỏng
hóc sẽ ảnh hưởng như thế nào thì cần phải tiến hành phân tích các hậu quả do
nó gây ra. Nếu khách hàng không thể làm việc với phần mềm và mất thời gian
và tiền bạc do chương trình bị hỏng hóc, hoặc có thể còn dẫn đến mất hoặc
hỏng dữ liệu, thì người cung cấp sản phẩm này sẽ phải bồi thường một khỏan
lớn. Nhưng nếu những hỏng hóc tại bộ phậnn đó của hệ thống lại khiến khách
hàng sử dụng một cách khác để đạt được mục đích thì sẽ ít đáng trách hơn và
thiệt hại có thể coi như ở mức trung bình. Một bộ phận của hệ thống được gọi
là không quan trọng lắm nếu nó có hỏng thì chỉ gây trở ngại cho người dùng
mất công đi tìm cách khác hoặc chỉ làm cho chương trình ít hấp dẫn hơn mà
thôi.
Một số bộ phận của hệ thống có thể xuất hiện thường xuyên hơn và
nhiều người dùng có thể sẽ trải nghiệm những rắc rối trong các bộ phận này.
Ở đây, cần phải có sự châm trước của người sử dụng. Các phần mềm được
phát triển cho những người chưa có kinh nghiệm hoặc những người chưa biết
gì như các phần mềm đại chúng cần phải chú chú ý đặc biệt đến các giao diện
với người dùng và phải thật rành mạch và ổn định.
Một số chức năng được sử dụng thường xuyên ở một mức độ nào đó
cũng là một điều quan trọng cần phải xét đến khi tính toán các chi phí. Một số
chức năng có thể được sử dụng hàng ngày trong khi một số khác thì chỉ thi
thoảng. Có thể có một chức năng nào đó không nhìn thấy được từ bên ngoài
nhưng vẫn thường được sử dụng thường xuyên ví dụ như các hệ thống điều
khiển quá trình.
Những hỏng hóc trong một số bộ phận của hệ thống có thể làm mất tín
nhiệm đối với khách hàng hoặc nhà cung cấp. Việc mất tín nhiệm có thể dẫn
28
đến mất khách hàng và thị phần. Nguy hiểm hơn, những bộ phận được sử
dụng và nhìn thấy được của hệ thống như đã nói ở trên sẽ là nguyên nhân tạo
ra sự mất tín nhiệm nhiều hơn.
Do trong phần mềm thường còn tồn tại một số lỗi nên chi phí cho bảo
trì chiếm một tỷ lệ khá cao (khoảng 50 - 75%) trong tổng chi phí mua bản
quyền. Khoảng một nửa số tiền bảo trì là dành cho việc phát triển chức năng
mới, nhưng sửa lỗi cũng là một chi phí khá cao.
Những hậu quả về mặt luật pháp cũng có thể dính dáng đến một vài hệ
thống. Vi phạm luật pháp có thể sẽ phải chịu các hậu quả lớn đối với các công
ty có liên quan.
2.2 Các hành động phát sinh sai sót trong quá trình phát triển
Xác suất hỏng hóc thường tăng trong các bộ phận hệ thống có nhiều
khiếm khuyết hơn. Chúng ta sẽ xem xét một vài nhân tố có thể phát sinh ra
những khiếm khuyết này. Các hành động dẫn tới phát sinh lỗi thường liên
quan đến việc lập trình, như độ phức tạp, số lỗi tìm thấy trong thời gian kiểm
tra hoặc kiểm thử ban đầu và những thay đổi trong khi phát triển. Những vấn
đề này sẽ được trình bày rõ trong phần tiếp theo. Trong phần này, chúng ta sẽ
trình bày về các hành động phát sinh lỗi do qui trình như đưa vào các phương
pháp, các công cụ hoặc công nghệ mới và bao nhiêu kỹ sư phát triển với trình
độ như thế nào thì đủ để làm việc trên từng bộ phận của hệ thống. Các lỗi
thường được phát sinh khi người ta không tập trung vào việc loại trừ các lỗi
do sức ép về thời gian và việc tối ưu hóa việc lập trình.
Những người phát triển có sử dụng các phương pháp mới, các công cụ
hoặc công nghệ mới có thể sẽ sinh thêm một số lỗi. Những người này có thể
sinh thêm nhiều lỗi hơn khi bắt đầu quá trình, và ít lỗi hơn khi họ học được
cách sử dụng công nghệ mới. Sẽ luôn luôn có các rủi ro đối với những ai là
29
người đầu tiên sử dụng các phương pháp, công cụ hoặc công nghệ mới vì vẫn
còn tồn tại những vấn đề chưa phái hiện hết.
Số lượng người tham gia lập trình cũng có thể ảnh hưởng tới chất
lượng mã chương trình. Tốt nhất là nên sử dụng một nhóm nhỏ có trình độ
cao và lành nghề còn hơn là các nhóm lớn những người không chuyên. Các
nhóm lớn những người có trình độ thấp có thể cũng làm được việc với cùng
một chi phí nhưng có thể họ sẽ tạo ra nhiều lỗi mà sẽ gây ra sự cố sau này.
Các bộ phận của hệ thống do những người không đủ trình độ thực hiện cần
phải kiểm thử nhiều hơn. Nhiều công ty giao cho những người tốt nhất của họ
xây dựng các bộ phận phức tạp nhất.
Sức ép về thời gian trong khi phát triển có thể sẽ ảnh hưởng đến việc
thực thi dự án. Khi không còn nhiều thời gian, những người lập trình chỉ quan
tâm đến việc làm cho xong công việc hơn là tránh mắc lỗi và thường bỏ qua
việc kiểm soát chất lượng. Làm việc ngoài giờ cũng có thể gây ra sự mất tập
trung và có thể sẽ có nhiều lỗi hơn khi viết mã.
Cũng có thể là những cuộc xung đột giữa những người quản lý mà ảnh
hưởng số lượng của lỗi. Những người làm chủ chốt có thể bỏ việc. Đây là một
vấn đề khó giải quyết nếu họ là những con người chính và duy nhất cho tổ
chức.
2.3 Phát sinh lỗi trong khi lập trình
Độ phức tạp của hệ thống là nguyên nhân phát sinh lỗi quan trọng nhất
nhưng rất khó đánh giá. Độ phức tạp càng cao thì càng dễ mắc sai sót. Có thể
tiến hành một số phân tích về độ phức tạp dựa vào các khía cạnh khác nhau
của độ phức tạp. Kích thước cũng có thể được sử dụng như là một chỉ báo về
độ phức tạp. Kích thước thường được đo bằng số dòng mã (LOC) không kể
các dòng chú thích và các dòng trống. Người ta thống nhất là chỉ đếm những
30
dòng mã có thể thực hiện được. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể có một
kích thước chương trình tối ưu mà có thể đưa tới một tỷ lệ sai sót thấp nhất.
Số lượng lỗi phát hiện được trong khi thanh tra hoặc trong các pha
kiểm thử đầu tiên có thể cho biết nơi nào sau này có thể phát sinh nhiều lỗi.
Sau khi biết được số lỗi, chúng ta có thể đánh giá chất lượng chương trình
thông qua tỷ số giữa số lỗi và kích thước mã. Kích thước mã có thể là số dòng
mã LOC hoặc các điểm chức năng (functional points), nếu các điểm này được
tính và được sử dụng. Tùy thuộc vào tỷ lệ này lớn hay bé mà ta có thể biết
được chất lượng của mã là xấu hay tốt.
Những bộ phận của hệ thống bị thay đổi nhiều trong khi phát triển có
thể có nhiều khiếm khuyết hơn so với những bộ phận khác. Những gì được
thay đổi thì dễ nhận ra nhưng thường được thực hiện trong một thời gian gấp
gáp. Chúng thường gây ra rắc rối bởi vì không được phân tích kỹ càng.
Những bộ phận bị thay đổi của hệ thống có thể có một thiết kế tồi ngay từ đầu
hoặc những thay đổi này có thể đã phá hủy thiết kế gốc. Số lượng các thay đổi
đã được thực hiện trong suốt quá trình phát triển cần phải được ghi lại.
Amland [1] đã sử dụng chất lượng thiết kế làm một trong những nhân tố quan
trọng thể hiện xác suất hỏng hóc trong phân tích rủi ro.
2.4 Kiểm thử hệ thống theo độ phơi nhiễm rủi ro
Để quyết định nên kiểm thử những vấn đề nào trước, chúng ta cần phải
biết vấn đề nào trong số những vấn đề này có thể gây ra nguy hiểm nhất.
Amland đã đưa ra một ví dụ mô tả phương pháp sử dụng độ phơi nhiễm rủi ro
để lựa chọn chức năng cần kiểm thử trước. Đây là một ví dụ về lựa chọn các
kiểm thử theo rủi ro đối với một ứng dụng được phát triển cho dịch vụ bán lẻ
của ngân hàng. Trong khi thực hiện dư án này, người ta nhận ra rằng không
31
có đủ nguồn lực để kiểm thử mọi thứ. Hệ thống này bao gồm hai phần và mỗi
phần sử dụng một cách tiếp cận khác nhau để quyết định nên kiểm thử cái gì.
Trong phần thứ nhất của hệ thống, một tổ hợp gồm 20 giao tác quan
trọng nhất và tất cả những giao tác có hơn 10 lỗi đã được kiểm thử trước đó.
Việc này được tiến hành từ khá sớm và có rất ít thông tin có thể lấy được từ
đội phát triển hệ thống.
Sau đó, khi đã có nhiều thông tin hơn, nhiều nhân tố đã được xem xét
thêm. Những nhân tố như thiệt hại do lỗi gây ra cho khách hàng C(c) và cho
người bán hàng C(v) trong các lĩnh vực gồm bảo trì, các phát sinh từ luật
pháp và uy tín đã được xem xét đối với từng chức năng. Thiệt hại do lỗi gây
ra cho khách hàng và người bán hàng có tầm quan trọng như nhau nên thiệt
hại đối với mỗi chức năng được tính bằng công thức (C(c) + C(v))/2.
Xác suất mắc lỗi của từng chức năng f ký hiệu là P(t) sẽ được tính toán mỗi
khi mã nguồn phải thay đổi hoặc một chức năng mới cần thêm vào, hoặc do
chất lượng thiết kế, do độ lớn và độ phức tạp.
Các nhân tố này được gán các trọng số có giá trị từ 1 đến 5 với ý nghĩa là
trọng số cao hơn thì thể hiện chất lượng thấp hơn:
+ Bị thay đổi hoặc chức năng mới: 5
+ Chất lượng thiết kế: 5
+ Độ phức tạp 3
+ Độ lớn chương trình: 1
Sau đó, đối với mỗi chức năng của hệ thống, xác xuất cho tất cả các chỉ số sẽ
được xem xét để được gán các giá trị từ 1 đến 3. Tiếp theo, các trọng số và
các giá trị tương ứng của các nhân tố đối với từng chức năng sẽ được nhân
với nhau để tính trung bình (trung bình theo trọng số).
Xác suất xảy ra lỗi ở chức năng f sẽ được tính theo công thức:
32
P(f) = Trung bình theo trọng số của f / Max của trung bình theo trọng số của
tất cả các chức năng.
Độ phơi nhiễm rủi ro của chức năng f được tính theo công thức:
RE(f) = P(f) * (C(c) + C(v))/2
Bảng 2.1 là bảng được đung để tính độ phơi nhiễm rủi ro cho giao tác f là
“đóng tài khoản”. Trong ví dụ này, thiệt hại do một lỗi gây ra cho người bán
hàng tương đối thấp (nên được gán giá trị là 1), nhưng thiệt hại đối với khách
hàng lại cao (nên được gán giá trị là 3). Vậy thiệt hại trung bình là 2.
Các giá trị cho các nhân tố (từ 1 đến 3) đã được cho trong bảng theo thứ tự là
2, 2, 2, 3. Ngoài ra, trong ví dụ này Trung bình theo trọng số lớn nhất là 10.5.
Trung bình theo trọng số = Average(5*2)+(5*2)+(1*2)+ (3*3) = 7.75
P(f) = 7.75 / 10.5 = 0.74
RE(f) = P(f) * (C(c)+C(v))/2 = 0.74 * 2 = 1.48
Thiệt hại Xác suất
Chức
năng C(v) C(c)
Avrg.
C
Chức
năng
mới
5
Chất
lượng
TK
5
Độ
lớn
1
Độ
phức
tạp
3
Trung
bình
TS
Xác
suất
P(f)
Độ phơi
nhiễm rủi
ro RE(f)
Đóng
Tài
khoản
1 3 2 2 2 2 3 7.75 0.74 1.48
Bảng 2.1: Độ phơi nhiễm rủi ro đối với chức năng “Đóng tài khoản”
2.5 Lập thứ tự kiểm thử ưu tiên trước khi hết kỳ hạn
Để tập trung ưu tiên kiểm thử những phần nào trước, chúng ta phải tìm
được những bộ phận quan trọng nhất và tồi nhất của sản phẩm. Những bộ
phận quan trọng nhất của hệ thống có thể được tìm thấy qua các nhân tố như
thiệt hại do lỗi, những bộ phận hiện diện nhiều nhất và được sử dụng nhiều
nhất của sản phẩm. Những bộ phận tồi nhất của hệ thống là những bộ phận có
33
xác suất hỏng cao nhất. Những bộ phận này có thể được tìm thấy nhờ các
nhân tố phát sinh lỗi như độ phức tạp, các khu vực bị thay đổi, công nghệ
mới, các giải pháp mới, các phương pháp mới, các công cụ mới, số người
tham gia và những điều kiện cục bộ.
Các trọng số sẽ được gán cho mỗi chỉ số thiệt hại và các yếu tố sinh lỗi.
Đối với mỗi bộ phận của hệ thống, các giá trị cũng được gán cho các chỉ số và
các yếu tố sinh lỗi. Các giá trị cao hơn có nghĩa là khu vực này quan trọng
hơn hoặc xấu hơn những khu vực khác. Điều này được minh họa trong bảng
2.2. Bảng này được lấy từ Schaefer [7]. Các giá trị này được nhân với trọng
số rồi cộng lại với nhau. Các giá trị lớn nhất cho biết các phần có rủi ro cao
nhất và sẽ được ưu tiên kiểm thử trước
Vùng kiểm thử Mức độ quan trọng
Mức hiện
diện
Độ phức
tạp
Tần xuất thay
đổi RỦI RO
Trọng số 3 10 3 3
Nhận đặt hàng 2 4 5 1 46*18
Báo giá 4 5 4 2 62*18
Thống kê đơn
hàng 2 1 3 3 16*18
Lập báo cáo
quản lý 2 1 2 4 16*18
Thực hiện đơn
hàng 5 4 0 1 55*3
Làm thống kê 1 1 0 0 13*0
Thực hiện báo
giá 4 1 0 1 22*3
Bảng 2.2: Ví dụ về tính toán rủi ro
2.6 So sách các cách tiếp cận khác nhau
Hai ví dụ đã được trình bày trên đây đều sử dụng rủi ro để ưu tiên kiểm
thử. Nhiều người sử dụng các phương pháp tương tự như phương pháp của
Amland, trong đó chủ yếu là tìm cho ra các yếu tố có thể làm tăng chi phí và
34
hậu quả do lỗi phát sinh từ một số bộ phận của sản phẩm. Amland xem xét
các chi phí liên quan đến vấn đề bảo trì, những phát sinh từ phía luật pháp, và
uy tín đối với người bán và khách hàng, trong khi Schaefer [7] và Besson tìm
xem những chức năng nào có tầm quan trọng cao nhất và gây ra phiền phức
nhất cho người sử dụng.
Schaefer [7] xem xét nhiều yếu tố làm tăng khả năng có thể xảy ra đối
với một lỗi nào đó do người phát triển tạo ra – các lỗi này có thể được gọi là ổ
phát sinh sai sót. Từ những ổ phát sinh sai sót này, có thể tìm thấy những bộ
phận có thể có nhiều lỗi nhất. Besson lại tìm hiểu xem một hỏng hóc sẽ gây
trở ngại cho người sử dụng ở một mức độ nào và tần suất xuất hiện của nó để
đưa ra thứ tự ưu tiên kiểm thử cái gì trước. Chen có nhiều ý tưởng giống như
Amland, nhưng lại chú yếu nhiều đến các ca kiểm thử hơn là các chức năng
hệ thống.
Gerrard [4] sử dụng một cách khác để phân loại ưu tiên những gì phải
kiểm thử. Thay vì xem xét các bộ phận khác nhau của sản phẩm, một phân
tích rủi ro về các kiểu lỗi khác nhau sẽ được tiến hành. Các kiểm thử được
sinh ra dựa vào các kiểu lỗi với mức ưu tiên cho các kiểu lỗi có độ rủi ro cao
nhất. Việc này cũng tương tự của Stålhane và Sivertsen đã sử dụng HazOp để
tìm thấy các nguy cơ rủi ro. Số lượng và độ nghiêm trọng của các mối hiểm
nguy đối với mỗi chức năng được sử dụng để phân loại ưu tiên kiểm thử. Đây
là một cách khác để phân loại các vùng có vấn đề trong một phân tích rủi ro.
Phân tích rủi ro được thực hiện để quyết định những chức năng nào cần phải
tăng cường nỗ lực hơn nữa, nhưng cũng có thể được sử dụng để quyết định
những chức năng nào p._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9428.pdf