Tài liệu Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) Tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực: ... Ebook Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) Tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực
127 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) Tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ TÂM
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN LÀM CÁC BÀI
THỰC HÀNH PHẦN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỚP 10
THPT TỈNH THÁI NGUYÊN
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ
MÔN ĐỊA LÝ
MÃ SỐ: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÁI NGUYÊN, 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ TÂM
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN LÀM CÁC BÀI
THỰC HÀNH PHẦN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỚP 10
THPT TỈNH THÁI NGUYÊN
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong
thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Theo đánh giá chung chương trình, nội dung
và phương pháp giáo dục phổ thông nước ta hiện nay còn nhiều bất cập chưa
đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Một trong những
nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do sự yếu kém của khâu kết hợp giữa
lý luận với thực tiễn, bài học lý thuyết và thực hành. Vì vậy cần phải đổi mới
phương pháp dạy học theo mục tiêu gắn với thực tiễn, phát huy tính tích cực
của người học theo hướng rèn luyện năng lực tự khám phá kiến thức, biến quá
trình đào tạo ở nhà trường thành quá trình tự đào tạo.
Những thập niên gần đây nhiều nước trên thế giới rất coi trọng nâng cao
chất lượng và hiệu quả đào tạo ở tất cả các ngành học và cấp học. Trong bối
cảnh đó công nghệ dạy học mới ra đời và được áp dụng ngày càng rộng rãi. Đặc
trưng nổi bật của công nghệ dạy học là sự định lượng hoá mục tiêu dạy học để
việc dạy học trở thành đối tượng có thể quan sát, hệ thống hoá được, trong đó
nội dung dạy học bắt đầu được tổ chức theo xu hướng vận dụng các phương
pháp mới. Theo đó, ngành giáo dục Việt Nam đang từng bước nghiên cứu và áp
dụng công nghệ dạy học cũng như đổi mới PP dạy học, đồng thời chương trình
và sách giáo khoa (CT & SGK) cũng thay đổi phù hợp với nhu cầu học tập đáp
ứng yêu cầu trong quá trình phát triển của đất nước. Hệ thống CT & SGK trong
nhà trường phổ thông các cấp đã có thêm nhiều nội dung mới theo hướng tăng
mạnh kênh hình, giảm dần kênh chữ, tỷ trọng BTH tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, thực trạng giảng dạy trong nhà trường cho thấy thực hành
hiện vẫn là khâu yếu, chưa được quan tâm đầy đủ dẫn tới kết quả học tập của
học sinh chưa tương xứng với yêu cầu. Đây chính là tình hình chung của các
trường phổ thông ở thành phố cũng như vùng nông thôn và đặc biệt là ở vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
khó khăn. Nhìn chung CT & SGK Địa lý trước đây nặng về lý thuyết, các
BTH còn ít nên kỹ năng thực hành của học sinh còn yếu và khả năng vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế còn hạn chế, tính năng động, sáng tạo, làm
việc khoa học của người học chưa được phát huy.
Từ năm 2006-2007, CT & SGK Địa lý lớp 10 được triển khai đại trà trên
phạm vi toàn quốc. Đòi hỏi phải ứng dụng các phương pháp dạy học mới theo
hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Theo tinh thần
đó, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần Địa lý tự nhiên
lớp 10 THPT tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu vận dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH nhằm rèn
luyện kĩ năng xử lý các BTH, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy BTH
Địa lý lớp 10 (phần Địa lý tự nhiên) theo CT & SGK hiện nay.
- Vận dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH qua thực nghiệm trong
điều kiện một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra kiến nghị áp dụng rộng rãi
phương pháp hướng dẫn làm BTH trong CT & SGK hiện nay.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp hướng dẫn làm
BTH phần địa lý tự nhiên lớp 10 THPT.
- Tìm hiểu các dạng BTH cơ bản theo CT & SGK phần Địa lý tự nhiên
lớp 10, cho cả ban cơ bản và ban nâng cao cùng với các phương pháp hướng
dẫn phù hợp với điều kiện đào tạo cụ thể.
- Đề xuất hướng vận dụng các phương pháp trong giảng dạy địa lý
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trên cơ sở đánh giá kết quả
thực nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả bước đầu tìm hiểu một số
phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn làm BTH phần Địa lý tự nhiên
lớp 10 THPT đạt hiệu quả cao.
- Phạm vi ứng dụng của luận văn là một số trường THPT trong địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu và tìm ra các phương pháp tối ưu để giảng dạy các BTH
đã được đề cập tới cả trong và ngoài nước. Song do CT & SGK Địa lý luôn
thay đổi và đây lại là vấn đề tương đối khó, việc nghiên cứu tiến hành phức
tạp, đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị công phu, vì vậy nó cũng có những
hạn chế nhất định. Các BTH trong SGK thường ít được chú trọng, tâm lý giáo
viên thường ngại dạy vì để dạy tốt BTH thường đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và
phương tiện dạy học kèm theo nên tốn rất nhiều thời gian.
Về phía học sinh để làm tốt các BTH cũng phải có sự chuẩn bị đồ dùng
học tập, sự kiên trì, có óc sáng tạo và nắm chắc kiến thức lý thuyết.
Gần đây, các BTH rất được coi trọng và chú ý. Đã có một số tài liệu đề
cập đến phương pháp để tiến hành giảng dạy các BTH Địa lý nhưng vẫn còn
rất ít ỏi và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu còn hạn chế, chưa
đúng với tầm quan trọng của nó.
Chúng tôi điểm qua một số tác phẩm của Việt Nam và Thế giới đề cập
đến vấn đề này:
* Ở Việt Nam :
- Mai Xuân Cương, Đào Trọng Năng (dịch). Các phương pháp giảng dạy
Địa lý, Nxb GD (1976).
- Nguyễn Dược, Mai Xuân San. Phương pháp giảng dạy Địa lý (dùng
cho các trường cao đẳng sư phạm), Nxb GD (1986).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Nguyễn Dược, Nguyễn Việt Hùng, Trần Văn Thắng. Dạy học các bài
thực hành Địa lý PTTH, Nxb Đại học sư phạm Huế (1993).
- Mai Xuân San. Rèn luyện kỹ năng Địa lý cho học sinh trường THPT,
Nxb GD (1997).
- Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa lý theo
hướng tích cực, Nxb ĐHSP HN (2003).
- Nguyễn Trọng Phúc. Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực,
Nxb ĐHSP HN(2004)…
* Trên Thế giới :
- I.F. Kharlamôp - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế
nào, tập 1, Nxb GD (1979).
- Panssetnhicova L. V - Phương pháp giảng dạy Địa lý trong nhà trường,
Nxb GD (1975)…
Những tác phẩm trên đều đề cập đến các dạng và hình thức thực hiện
các BTH Địa lý, đó là cơ sở để chúng tôi tham khảo trong quá trình thực
hiện đề tài.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phƣơng pháp điều tra thực tế, thu thập tài liệu
- Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách báo chuyên
ngành, tài liệu nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan.
- Tìm hiểu thực tế dạy học Địa lý nói chung và các PP hướng dẫn làm
BTH phần Địa lý tự nhiên lớp 10 nói riêng, đặc biệt là những chương trình có
sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
6.2. Phƣơng pháp phân tích hệ thống
Phương pháp phân tích hệ thống ngày càng được áp dụng rộng rãi trong
các công trình nghiên cứu Địa lý. Phương pháp này được sử dụng để nghiên
cứu tổng hợp Địa lý tự nhiên và Địa lý KT - XH, trong đó các thành phần cấu
tạo luôn có tác động và quan hệ với nhau chặt chẽ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Nội dung kiến thức, phương pháp truyền đạt phải được phân tích trong
một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, sao cho nội dung và phương pháp
cùng hỗ trợ cho việc nắm vững các kỹ năng làm BTH của học sinh.
6.3. Phƣơng pháp bản đồ
Phương pháp Bản đồ được sử dụng phổ biến trong dạy học Địa lý cả Địa
lý tự nhiên và Địa lý KT - XH, vì vậy có thể nói bản đồ là ngôn ngữ đặc biệt
trong Địa lý học.
6.4. Thực nghiệm sƣ phạm
- Tiến hành thực nghiệm một số BTH phần Địa lý tự nhiên trong CT &
SGK Địa lý lớp 10 ban cơ bản và ban nâng cao.
- Đánh giá kết quả thu được để sửa chữa, bổ xung các phương pháp cho
phù hợp.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Địa lý từ THCS
đến THPT.
6.5. Phƣơng pháp thống kê toán
Sử dụng toán thống kê để xử lý, kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được qua
tìm hiểu thực tế; qua việc thực nghiệm các phương pháp hướng dẫn làm BTH
phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT.
6.6. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
Sử dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH Địa lý thí nghiệm lớp
10 cho phù hợp với từng địa phương là quá trình thử nghiệm lâu dài, phụ
thuộc vào tình hình thực tế từng trường mà từ đó đưa ra những giải pháp tối
ưu phù hợp.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Xác định được các phương pháp hướng dẫn làm BTH phù hợp với nội
dung CT & SGK hiện nay, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội với mục tiêu
của giáo dục là phát huy vai trò tự học của học sinh theo hướng tích cực, sáng
tạo nhằm phát triển tư duy của học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Vận dụng lý luận dạy học hiện đại vào quá trình hướng dẫn làm BTH.
Thay đổi cách dạy và học BTH trong điều kiện một số trường phổ thông đặc
biệt là các trường THPT vùng dân tộc và miền núi tỉnh Thái Nguyên.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn
được trình bày làm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Các phương pháp hướng dẫn làm bài thực hành phần Địa lý
tự nhiên lớp 10 THPT.
Chương 3: Kết quả thực nghiệm sư phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY
HỌC ĐỊA LÍ
Quá trình dạy học hiện đại được nhìn nhận theo quan điểm mới là hoạt
động nhận thức tự giác của học sinh được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới
quan, là tiền đề quan trọng trong sự phát triển nhân cách và trí tuệ.
1.1.1. Đặc điểm hệ thống kiến thức Địa lí
Kiến thức Địa lí là kết quả phản ánh trong nhận thức con người về sự tồn
tại khách quan, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng cũng như các quy luật
Địa lí tự nhiên, là cơ sở hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, góp
phần vào dạy học các môn khoa học khác như toán học, vật lý, hoá học, sinh
học... cũng như hình thành kiến thức tổng hợp cho HS về môi trường tự nhiên
và xã hội. Các kiến thức địa lí dạy trong nhà trường phổ thông là các khái
niệm, quy luật, các kỹ năng được sắp xếp theo một trình tự nhất định phù hợp
với chương trình và mục tiêu đào tạo, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Sự hình
thành các kiến thức được thực hiện qua các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng
hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát hoá, giúp học sinh gắn kết lý thuyết
môn học với các khoa học khác và đời sống.
Các kiến thức Địa lí trong nhà trường được cấu tạo đồng tâm nâng cao từ
cái chung đến cái cụ thể, kiến thức lớp dưới làm cơ sở cho lớp trên, bao gồm
kiến thức về tự nhiên, KT - XH. Học sinh có thể mở rộng tầm hiểu biết thông
qua phương tiện thông tin đại chúng và từ thực tiễn nhằm làm sâu sắc thêm
vốn kiến thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Hệ thống kiến thức Địa lí là hệ thống mở được tồn tại và phát triển trong mối
quan hệ nhân quả dựa trên kiến thức đã nắm bắt được có thể tìm tòi, sáng tạo ra
kiến thức mới ở mức độ cao hơn. Đặc trưng của kiến thức Địa lí là tính không
gian rộng lớn, các quá trình diễn ra lâu dài nên rất phong phú và phức tạp, vì vậy
cần tăng cường sự hỗ trợ của các phương tiện để hình thành kiến thức mới.
1.1.2. Những yêu cầu khi giảng dạy bài thực hành Địa lý lớp 10 THPT
Bài thực hành được giảng dạy sau khi học sinh học các bài lý thuyết và
đã có một số kỹ năng ban đầu. Giờ thực hành yêu cầu học sinh rèn luyện kỹ
năng, kỹ xảo, các thao tác thành thạo và phát huy tính năng động sáng tạo,
nguồn trí lực dồi dào trong học tập. Kỹ năng thực hành Địa lí là yêu cầu
không thể thiếu của việc học môn Địa lí bởi các kỹ năng là thước đo kết quả
học tập của học sinh theo xu hướng dạy học tích cực.
Căn cứ vào CT & SGK Địa lí 10 hiện nay việc tổ chức và đổi mới
phương pháp dạy và học bài thực hành Địa lí phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tổ chức cho học sinh học các bài tập thực hành Địa lí bằng phương
pháp tự học có hướng dẫn của giáo viên.
- Xây dựng các phòng thực hành bộ môn với trang thiết bị phù hợp với
mục đích, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy đáp ứng nhu cầu
học tập của học sinh.
- Bài thực hành thường gắn với các thiết bị dạy học nên tổ chức theo kiểu
cá thể hoá hoặc chia nhóm nhằm phát huy vai trò tự học của học sinh.
- Học sinh cần chuẩn bị bài thực hành trước khi tiến hành ở trên lớp.
- Cải tiến việc kiểm tra đánh giá, nâng cao vai trò và khả năng tự đánh
giá của học sinh.
1.1.3. Các phƣơng pháp dạy học Địa lí chủ yếu ở bậc THPT
Phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng của quá trình dạy học, trên
quan điểm hệ thống nhân tố này được đặt trong mối quan hệ với nhân tố khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
như mục tiêu và nội dung dạy học. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo thì phương
pháp dạy học ở phổ thông được chia làm hai nhóm.
* Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức :
- Phương pháp dạy học dùng lời gồm phương pháp thuyết trình, phương
pháp vấn đáp, giảng giải, gọi chung là những phương pháp truyền thống.
- Phương pháp luyện tập: mục đích của phương pháp này thông qua hoạt
động lặp lại giúp học sinh có những phản xạ tự động và nhớ lại từ ngữ, tình
huống cụ thể dựa trên lôgic giữa sự vật và hiện tượng khác nhau.
- Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp làm cho giữa lý thuyết
gần gũi với thực tiễn.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ: bản đồ là
ngôn ngữ của Địa lí, một phương tiện trực quan, nguồn tri thức Địa lí học.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức qua số liệu thống kê
và biểu đồ: các số liệu thống kê chứng minh và giải thích được nhiều khái
niệm và phạm trù Địa lí học.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác tri thức Địa lí qua
tranh ảnh băng hình, video...
* Nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn :
- Quan sát ngoài thực địa.
- Ôn tập, luyện tập.
Do đặc thù của khoa học Địa lí mà các đối tượng nghiên cứu vừa phân
bố rộng rãi trong không gian, vừa cụ thể lại vừa trừu tượng, vừa cá biệt và có
tính tổng thể nên phương pháp đặc trưng của bộ môn là sử dụng các phương
tiện nghe nhìn giúp học sinh hình thành khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo chủ động
tìm tòi kiến thức phát triển óc tư duy sáng tạo, khả năng suy luận các vấn đề
liên quan đến kiến thức lý thuyết với thực tiễn của Địa lí học. [4]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
1.1.4. Xu hƣớng đổi mới các phƣơng pháp dạy học
Trong giáo dục học nhân tố quyết định thành bại là cách thực hiện.
Phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng của quá trình dạy học, là cách
thức hoạt động của người giáo viên để truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, là sự kết hợp các biện pháp và phương tiện trong quá trình dạy học
hướng tới mục đích của giáo dục. Vấn đề dạy học hiện nay là phải tổ chức
hoạt động cho người học tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất: đó là
người học tích cực chủ động lĩnh hội tri thức đồng thời có được kỹ năng cần
thiết để hình thành nhân cách trong ứng xử với xã hội và môi trường.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự tăng trưởng
không ngừng về kinh tế của các nước trên thế giới, những vòng xoáy biến đổi
của nền kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập đòi hỏi người giáo viên
phải thiết kế được hệ phương pháp dạy học mềm dẻo, linh hoạt, giúp người
học thích ứng, hoà nhập tích cực với cuộc sống hiện thực. Sau nhiều thập kỷ,
hệ thống dạy học cá thể hoá được lặp lại ở trình độ cao tương ứng với bước
phát triển nhảy vọt về chất của vòng xoáy ốc. Dạy học cá thể hoá tương ứng
với nền giáo dục có quy mô lớn và trình độ phát triển cao, đa dạng, luôn biến
động với những hình thức tổ chức đa dạng và linh hoạt đáp ứng nhu cầu học
tập của người học.
Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là CNTT
đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự nghiệp GD & ĐT. Đổi mới phương pháp dạy học
trên cơ sở ứng dụng CNTT là phương pháp làm tăng giá trị và tốc độ trao đổi
thông tin nhanh và hiệu quả hơn.
Các thành tựu tin học ứng dụng trong giảng dạy là một trong những giải
pháp hiệu quả thực hiện mục tiêu của quá trình dạy học, tác động lớn tới các
nội dung đổi mới các môn học trong đó có môn Địa lí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Máy tính với các phần mềm dạy học tương ứng là phương tiện dạy học
hiện đại và hiệu quả giúp cho quá trình dạy học theo hướng tích cực lấy học
sinh làm trung tâm. Địa lí là môn khoa học có từ rất sớm lại gần gũi với cuộc
sống và liên quan đến nhiều môn khoa học nên có thể tìm kiếm thông tin từ
nhiều nguồn, nhiều dạng tư liệu khác nhau. Sử dụng máy tính với các phần
mềm trong dạy học địa lý là bước đột phá trong quá trình dạy học, thay đổi
phương pháp dạy học truyền thống của giáo viên và phương pháp học tập của
học sinh. Các phần mềm vi tính giúp học sinh có cách nhìn trực quan, gây
hứng thú trong học tập. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là tiền đề để
phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả: như sử dụng sơ đồ, khai thác biểu
đồ, tự luận, trắc nghiệm, khai thác kiến thức từ hình ảnh, video...
Việc tăng cường chú trọng bài tập thực hành trong giảng dạy Địa lí là lựa
chọn tối ưu với tình hình thực tế hiện nay. Khối lượng tri thức của khoa học
Địa lí ngày càng tăng nhanh mà khả năng tiếp thu có hạn, thời gian dành cho
học tập ở nhà trường phổ thông lại ngắn (1 - 2 tiết/tuần) nên học sinh không
có khả năng nắm hết những kiến thức cơ bản, hiện đại nhất phù hợp với yêu
cầu thực tế xã hội và đất nước.
Để chọn lọc được kiến thức cơ bản cần căn cứ vào CT & SGK, cần thiết
phải kết hợp với các tài liệu và giáo trình khoa học có liên quan, đảm bảo tính
thống nhất của từng lớp, từng cấp. Muốn thực hiện tốt điều này người giáo
viên cần nắm vững toàn bộ nội dung chương trình, khối lượng kiến thức trong
mỗi tiết học phù hợp với đối tượng và gắn liền với bài tập thực hành kỹ năng
Địa lí. Đọc bản đồ, biểu đồ, khai thác số liệu thống kê... được gắn liền vào
phần bài học, câu hỏi bài tập với tư cách là một phần của nội dung bài giảng
nhằm phát triển tư duy trong dạy học Địa lí, tư duy mang lại kết quả mới về
chất trong quá trình nhận thức của học sinh trên cơ sở phân tích, tổng hợp, so
sánh, hệ thống hoá các hiện tượng địa lí cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong quá trình học tập
là yêu cầu không thể thiếu với người giáo viên. Theo cách nói của nhà giáo dục
Đức Đistenxec viết: “Người giáo viên giỏi là người dạy cho học sinh đi tìm chân
lý” bởi kiến thức theo thời gian có thể quên đi những cái còn lại là phương pháp
tư duy độc lập sáng tạo để học sinh biết tự học trong cuộc sống ngoài thực tiễn.
Đây là cái đích mà mỗi giáo viên cần đạt tới trong quá trình dạy học.
Xu hướng cải tiến phương pháp dạy học hiện nay là phương pháp dạy
học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm huy động tối cao chức năng tâm lý và
nhận thức. Cần huy động học sinh tích cực tái hiện, tích cực tìm tòi phát hiện
cái mới, cái hay, cái thú vị và đặc biệt là tích cực sáng tạo. Thông qua các
phương pháp dạy học, các bài tập thực hành trong giảng dạy Địa lí cần được
lồng ghép, tích hợp trong tất cả các tiết học đồng thời tăng thời lượng trong
chương trình học.
Quan điểm về dạy thực hành Địa lí đã có chuyển biến tích cực, nhưng
trong đó, cách dạy để đạt hiệu quả tối ưu các bài thực hành là yếu tố quan
trọng giúp học sinh phát huy năng lực trí tuệ, tư duy sáng tạo tìm tòi, đồng
thời rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS là khởi nguồn cho khả năng thích
ứng nhanh chóng với thị trường lao động trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC BTH ĐỊA LÝ TỰ
NHIÊN LỚP 10 THPT
1.2.1. Quan điểm dạy học tích cực
Phương pháp dạy học theo hướng tích cực thực chất là cách dạy hướng
tới việc học tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học
tập thụ động của học sinh.
Dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một
tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả hiện nay, đó là đổi mới nhiều mặt của quá
trình dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Việc dạy học được thực hiện theo hướng tích cực sẽ đem lại hiệu quả cao
bản chất của nó đã thay đổi theo hướng là lấy học sinh làm trung tâm, dạy học
gắn với người học và nhu cầu của xã hội.
Người giáo viên không đóng vai trò truyền đạt kiến thức mà là người
thiết kế và giúp học sinh thực hiện học tập một cách tích cực, phù hợp với
điều kiện cụ thể.
Từ việc chỉ chuyển giao thông tin trước đây, giáo viên phải biết tạo ra
các điều kiện học tập và hỗ trợ quá trình học tập của học sinh. Học sinh được
thách thức tham gia một cách tích cực và sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức
(tự suy nghĩ và tìm tòi bên cạnh việc nghe giảng, làm bài tập...).
Để thực hiện dạy học tích cực có hiệu quả phải sử dụng linh hoạt các
phương pháp dạy và các hoạt động học tập khác nhau, có sự kết hợp giữa các
phương pháp truyền thống và các phương pháp dạy học mới cũng như các
phương tiện dạy học hiện đại phù hợp với từng nội dung và điều kiện dạy học.
Bản chất cơ bản của phương pháp dạy học tích cực là dạy học thông qua
việc tổ chức các hoạt động cho người học. Người học - chủ thể và hoạt động
học - được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ
đạo, qua đó được tự lực khám phá cái mình chưa biết chứ không tiếp nhận tri
thức đã sắp đặt sẵn.
Dạy theo cách này không những cung cấp tri thức mà còn hướng dẫn
hành động. Người học phải biết hành động và tích cực tham gia các hoạt động
của cộng đồng. Ở đây học chữ và học làm gắn quyện với nhau. “Tự học làm
đến biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại và phát triển như nhân
cách một con người lao động, tự chủ, năng động và sáng tạo”.
Đối với dạy học tích cực việc rèn luyện phương pháp tự học là rất quan
trọng. Đây không chỉ để nâng cao hiệu quả dạy học mà là mục tiêu của dạy
học. Bởi lẽ sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại với sự bùng nổ của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
khoa học và thông tin thì việc dạy học không chỉ dạy cho học sinh kiến thức
mà phải dạy cho học sinh phương pháp học - cách tìm ra tri thức, cũng như
khơi dậy lòng ham học. Điều đó sẽ giúp cho người học chủ động, linh hoạt,
dễ dàng thích ứng với biến động phức tạp trong cuộc sống.
Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao
của mỗi học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức mới. Tuy nhiên mọi con
đường học tập không chỉ mang tính chất cá nhân mà lớp học là một môi
trường học tập mở, giữa thầy và trò, trò với trò có mối quan hệ cá nhân được
điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ... sẽ giúp người học nâng mình lên một
trình độ mới. Chính cách học hợp tác này giúp cho học sinh thích ứng với đời
sống xã hội tốt hơn.
Một điều rất quan trọng trong dạy học tích cực là dạy học có sự phản hồi
để được điều chỉnh từ cả phía thầy và trò. Vì vậy việc kiểm tra đánh giá học
sinh không mang tính độc quyền của người giáo viên như trước đây, mà học
sinh cũng được tự đánh giá. Mặt khác việc kiểm tra đánh giá không chỉ là tái
hiện kiến thức, lặp lại kỹ năng mà còn khuyến khích óc sáng tạo, rèn luyện
khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh. Do đó phải có những
phương pháp và kỹ thuật đánh giá được đưa vào nhà trường giúp cho việc
đánh giá trở nên thuận lợi, kịp thời góp phần để điều chỉnh việc dạy và học.
Như vậy dạy học tích cực thực sự sẽ đem lại chất lượng và hiệu quả mới
cho việc dạy học. Muốn vậy giáo viên không đơn thuần là người truyền đạt
kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động - độc
lập hoặc theo nhóm để học sinh tự lực chiếm lĩnh các kiến thức mới, hình
thành các kỹ năng, thái độ mới theo yêu cầu của sự phát triển hiện này. Vì thế
vai trò của người giáo viên ngày càng trở nên quan trọng. Yêu cầu đối với
giáo viên thực sự cao hơn, phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ
sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm mới có thể tổ chức,
hướng dẫn hoạt động học tập độc lập của học sinh có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Để có thể đạt được những yêu cầu nói trên trong việc dạy học tích cực
người giáo viên phải có khâu chuẩn bị chu đáo và công phu trước giờ lên lớp. Từ
nội dung, phương pháp đến cách thức tổ chức dạy học, cũng như việc sử dụng
các phương tiện dạy học như thế nào, đối tượng học sinh ra sao… đều phải được
dự kiến, chuẩn bị trước thì bài học mới có thể thành công, đem lại hiệu quả như
mong muốn. Do đó dạy học tích cực không chỉ tích cực hoá người học mà còn
tích cực hoá người dạy, góp phần đổi mới toàn diện mọi khâu của quá trình dạy
học, trong đó khâu thiết kế bài giảng đóng vai trò quan trọng.
1.2.2. Các phƣơng pháp tích cực trong dạy BTH Địa lí tự nhiên lớp 10
THPT
PP hướng dẫn HS làm các BTH không chỉ nhằm mục đích rèn luyện cho
HS những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng vẽ biểu đồ, lược đồ, kỹ năng phân
tích, so sánh, nhận xét, tổng hợp...các sự vật, hiện tượng Địa lí, mà cao hơn
nữa là giúp cho HS biết vận dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế. Để
làm tốt các BTH đòi hỏi người học phải vận dụng các kiến thức lý thuyết, từ
đó khắc sâu các kiến thức cũ, hình thành kiến thức mới, đồng thời phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong việc nhận thức các vấn đề Địa
lí tự nhiên, KT - XH.
Trong thực tế khi tìm hiểu các PP dạy học Địa lí ở các trường phổ thông
Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, cho thấy hiện nay người ta sử dụng một
số PP dạy học tích cực đó là: PP giải thích - minh hoạ, PP đàm thoại, PP dạy
học nêu vấn đề, PP hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ, PP hướng dẫn
HS khai thác tri thức Địa lí qua các số liệu thống kê và biểu đồ, PP hoạt động
theo nhóm, PP tìm tòi khám phá, PP sử dụng CNTT... Đối với việc hướng dẫn
và thiết kế các BTH Địa lí thì các PP như: PP hướng dẫn HS khai thác tri thức
từ bản đồ, PP hướng dẫn HS khai thác tri thức Địa lí qua các số liệu thống kê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
và biểu đồ, PP đàm thoại, PP hoạt động theo nhóm, PP sử dụng CNTT...là
những PP mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên mỗi BTH có mục đích và yêu cầu khác nhau do đó khi hướng
dẫn HS làm BTH, GV cần linh hoạt vận dụng các PP nêu trên, có thể kết hợp
nhiều PP trong BTH để bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tránh sự nhàm chán, gây
hứng thú học tập cho người học.
* Phương pháp giải thích- minh hoạ:
PP giảng giải là PP giáo viên dùng lời để giải thích các sự kiện, hiện
tượng Địa lý…PP giảng giải thường kết hợp với các phương tiện trực quan
(tranh ảnh, số liệu, bản đồ…) để minh hoạ cho lời giải thích, trong trường hợp
này thường gọi là PP giải thích - minh hoạ. Trong khi giải thích, GV có thể
dùng biện pháp quy nạp, trước tiên đưa ra các số liệu, sự kiện, hiện tượng Địa
lý cụ thể rồi sau đó mới tìm ra nguyên nhân.
Gần đây, xu hướng tăng cường phát huy trí lực của HS, PP giảng giải
thường kết hợp với PP đàm thoại để trở thành một biện pháp yêu cầu HS tìm và
phát biểu về mối quan hệ nhân quả. Việc giải thích trước đây thường do GV chủ
động thực hiện, nay được chuyển thành những câu hỏi để cho HS trả lời.
* Phương pháp đàm thoại:
Là PP mà GV là người chủ động khéo léo đặt câu hỏi hoặc hệ thống câu
hỏi để HS trả lời. Trong PP đàm thoại sự tham gia của HS có ở nhiều mức độ.
Điều đó phụ thuộc vào yêu cầu của GV về mục đích của cuộc đàm thoại. PP
này có thể dùng để cung cấp tri thức mới cho HS. Cũng có thể PP này dùng
để phát huy trí lực, gợi mở cho HS làm sáng tỏ những vấn đề mới, giúp cho
HS tự khám phá những tri thức bằng sự tái hiện những tài liệu đã học từ
những kinh nghiệm đã được tích luỹ trong cuộc sống.
Nếu căn cứ vào mục đích sư phạm của PP đàm thoại, có thể phân ra: đàm
thoại gợi mở, đàm thoại củng cố, đàm thoại tổng kết, đàm thoại kiểm tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Trong dạy học Địa lí, PP đàm thoại thường được vận dụng trong hầu hết
tất cả các loại bài và cũng thường được kết hợp các PP dạy học Địa lí khác
như: sử dụng bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu...
PP này phụ thuộc vào kĩ thuật đặt câu hỏi của GV và cách tổ chức hoạt
động cho HS.
* Phương pháp dạy học nêu vấn đề:
PP dạy học nêu vấn đề thực chất là hình thức cải tiến của PP diễn giải
truyền thống trước đây, trong PP này GV không trình bày tri thức theo trình
tự làm sẵn mà có sự sắp xếp tài liệu để đặt những tình huống có vấn đề,
những mâu thuẫn kích thích người học phải suy nghĩ, tìm cách giải quyết.
Thông qua đó, GV giúp HS nắm được các biện pháp của hoạt động nhận thức
và lĩnh hội tri thức mới. Như vậy mấu chốt của PP dạy học nêu vấn đề là tạo
ra được những tình huống có vấn đề.
Trong quá trình dạy học nêu vấn đề, GV là người chủ động nêu vấn đề,
đồng thời cũng là người giải quyết vấn đề. Toàn bài là một vấn đề lớn được
chia thành một số vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau.
Đối với PP này điều quan trọng nhất là GV phải có nghệ thuật tạo ra một
chuỗi tình huống có vấn đề, đồng thời chính GV là người điều khiển hoạt
động của HS nhằm tự lực giải quyết vấn đề.
* Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ:
Bản đồ là PP đặc trưng trong nghiên cứu Địa lý, là PP đem lại hiệu quả
trong quá trình giảng dạy và học môn Địa lý. Khi hình thành các khái niệm
chung về Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế cũng như khi xem xét các khái niệm
đơn nhất, ta thấy mỗi khái niệm Địa lý đều có quan hệ với bản đồ, bằng cách
này hay cách khác: “bất kỳ một đối tượng Địa lý nào cũng được thể hiện
trong không gian và thời gian như một đối tượng có đường nét xác định trên
bề mặt Trái đất. Nó chỉ được hiểu rõ và giải thích đúng khi tín._.h đến vị trí của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
nó trên bản đồ, chỉ nhờ vào bản đồ mà các đối tượng đó có được tính chất địa
lý của nó. Cũng vì điều này mà các tác giả viết về phương pháp giảng dạy Địa
lý trong cũng như ngoài nước đều giành quan tâm chú ý đến bản đồ giáo khoa
ở nhiều mức khác nhau. Có thể nói, bản đồ về nguyên tắc rất cần thiết cho
việc nghiên cứu, dạy, học Địa lý. Các kiến thức Địa lý, qua trừu tượng hoá
đều được thể hiện trên bản đồ. Ngôn ngữ bản đồ là phương tiện cơ bản để mô
tả các đối tượng Địa lý”.
Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những
mối quan hệ của đối tượng Địa lí trên bề mặt Trái đất một cách cụ thể mà
không một phương tiện nào có thể làm được, những kí hiệu, màu sắc, cách
biểu hiện trên bản đồ là những nội dung Địa lí được mã hoá, trở thành một
thứ ngôn ngữ đặc biệt “ngôn ngữ bản đồ”.
Về mặt PP, bản đồ được coi là phương tiện trực quan, giúp HS khai thác,
củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình giảng dạy Địa lí. Để khai
thác được tri thức trên bản đồ, GV cần phải hướng dẫn cho HS hiểu bản đồ,
đọc được bản đồ, nắm được kiến thức lí thuyết về bản đồ, trên cơ sở đó có
được kĩ năng làm việc với bản đồ. Điều đó hoàn toàn đúng với nhận định
“Địa lí bắt đầu bằng bản đồ, kết thúc cũng bằng bản đồ”.
* Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức Địa lí qua các số
liệu thống kê và biểu đồ:
Các số liệu thống kê có ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri
thức về Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí KT - XH.
Trong Địa lí tự nhiên nhờ số liệu thống kê biết được sự phát triển, mối
quan hệ của các hiện tượng tự nhiên, KT - XH, qua những số liệu, HS có thể
xác định được cơ cấu của các ngành kinh tế, giải thích được tốc độ tăng
trưởng, trình độ phát triển của một nước, hay biết được độ dài của một con
sông, lượng mưa trung bình của một vùng/ năm... Là một trong những biện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
pháp làm tăng tính hiểu biết về thực tiễn, định lượng hoá đối tượng nghiên
cứu, bởi vì các số liệu không chỉ có trong các tài liệu Địa lí mà chúng còn
được giới thiệu rộng rãi trên các báo chí, các tài liệu thông tin đại chúng.
Thông thường, trong quá trình dạy học Địa lí, GV giới thiệu các số liệu
để cùng HS giải thích, làm sáng tỏ nội dung bài học hoặc cho HS phân tích để
khai thác tri thức Địa lí mới. Trong quá trình sử dụng các số liệu GV cần bồi
dưỡng cho HS năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích số liệu, hoặc trong
trường hợp, để tìm ra được những kiến thức mới cần xử lí các số liệu với các
tính toán cụ thể. Làm như vậy mới hướng dẫn HS khai thác được hết ý nghĩa
về sự phong phú của các con số cũng như các dạng biểu đồ, đồ thị trong dạy
học Địa lí nói chung, dạy học BTH nói riêng.
* Phương pháp dạy học theo nhóm:
Là phương pháp đưa HS vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận)
theo các nhóm. Một trong những lý do chính để sử dụng PP này là nhằm
khuyến khích HS trao đổi và biết cách làm việc hợp tác với người khác.
Tổ chức HS học tập theo nhóm không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác,
khả năng chủ động sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS, tạo điều kiện
để mọi người cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, chuẩn bị
cho lao động phân công hợp tác trong cộng đồng mà qua cách học này nhiều
kĩ năng xã hội cũng được hình thành và phát triển như: kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng giải quyết vấn đề, kĩ năng nói, diễn đạt...
PP dạy học theo nhóm đã được chứng minh là một PP dạy học có hiệu
quả và đang được sử dụng rộng rãi, với PP này người học có thể nhận rõ trình
độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần phải học hỏi thêm
những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là
trực tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Vì vậy PP này còn gọi là “Phương pháp
huy động mọi người cùng tham gia”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
* Phương pháp tìm tòi khám phá:
Đây là PP có giá trị cao trong việc dạy học, nhằm giáo dục cho HS năng
lực sáng tạo, các kỹ năng trí tuệ quan trọng như: phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát, xử lí các số liệu khác nhau…để rút ra những nhận xét, những kết
luận. Đòi hỏi HS phải nắm tri thức một cách vững chắc, phong phú cả về lí
thuyết lẫn thực tế.
Tìm tòi khám phá là cả một quá trình, một dãy những hoạt động được
tiến hành theo trật tự nhằm khám phá câu trả lời cho một vấn đề định ra trước
đó và được thực hiện theo quy trình sau:
- Nhận biết vấn đề
- Định nghĩa vấn đề
- Thu thập số liệu và dữ kiện thích hợp
- Sắp xếp và phân tích số liệu dữ kiện
- Xây dựng giải pháp
- Thử nghiệm
- Đưa ra kết luận
* Phương pháp ứng dụng CNTT:
Chúng ta đang sống trong thời kì phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật và công nghệ thông tin. Những thành tựu của nó đã đẩy nhanh tốc độ
phát triển của xã hội, tác động và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của
sản xuất và đời sống. Trong sự phát triển đó giáo dục cũng đã có sự thay đổi
lớn lao, vai trò và vị thế ngày càng trở nên to lớn và quan trọng. Khoa học kỹ
thuật đã tạo ra một nguồn tri thức khổng lồ đòi hỏi lĩnh hội sâu rộng trong đời
sống - đó chính là nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục. Đồng thời để đáp ứng kịp
thời sự phát triển đó giáo dục cần phải đào tạo ra một nguồn nhân lực có trình
độ tương xứng. Mối quan hệ đó đẩy giáo dục phát triển lên một tầm cao mới -
một nền giáo dục hiện đại - giáo dục gắn với CNTT...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Do đó hiện nay trong việc dạy học nói chung, thiết kế bài giảng nói riêng
ngoài các phương pháp dạy học truyền thống thì CNTT đóng vai trò quan
trọng với những tính năng ưu việt.
Chúng ta biết rằng để tiến hành thành công bài học trên lớp thì giáo viên
phải có một bản thiết kế bài giảng (giáo án) thật tốt. Ở đó bao gồm toàn bộ ý
tưởng thể hiện nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy học cũng như các
tình huống hoạt động học tập mà chuẩn bị cho người học.
Để làm tốt việc thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT, giáo viên phải có
đầy đủ những tư liệu cần thiết phục vụ cho bài học. Tất cả đều được vi tính
hoá để có thể sử dụng hiệu quả. Chính vì vậy CNTT không chỉ là phương tiện
dạy học hữu ích (máy vi tính, máy chiếu, màn hình Overheat...) mà chính là
một thư viện thu nhỏ, một tổng bộ bao gồm những yếu tố cần thiết phục vụ
cho dạy học.
Với khả năng lưu trữ thông tin với khối lượng lớn cho phép giáo viên có
thể tự thành lập cho mình ngân hàng thông tin để sử dụng khi thiết kế bài
giảng. Ví dụ: các loại bản đồ tranh ảnh, các số liệu thống kê, các video... trong
quá trình dạy học của mình giáo viên có thể tích luỹ, các phương tiện công
nghệ thông tin là nơi lưu giữ được nhiều nhất, tốt nhất, đó là kho tư liệu quý
giá phục vụ tốt cho việc thiết kế bài giảng điện tử.
Nếu máy vi tính được nối mạng thì việc thiết kế bài giảng rất thuận lợi,
nhất là trong điều kiện học sinh được học trên máy vi tính (1-2 HS/máy). Ở
đó giáo viên có thể cập nhật một khối lượng thông tin vô cùng phong phú phù
hợp với nội dung bài dạy, cũng như hướng dẫn cho học sinh có thể khai thác
trực tiếp tri thức (thiết kế bài giảng điện tử dạng mở).
Các chương trình ứng dụng của CNTT cho phép giáo viên có thể xử lý
số liệu một cách đơn giản, hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành về biểu
đồ nhanh chóng, tiện lợi như phần mềm Excel. Đồng thời các phần mềm tin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
học có nội dung Địa lí giúp cho việc khai thác xây dựng bản đồ Địa lí phù
hợp với từng nội dung dạy học (Mapinfo), đây chính là tiện ích quan trọng đối
với dạy học Địa lí nói chung, thiết kế bài giảng Địa lí nói riêng.
CNTT còn cho phép giáo viên thể hiện bài giảng trên lớp một cách đơn
giản, dễ hiểu, có sức hấp dẫn lớn đối với người học. Cho phép thay đổi, sửa chữa
bản thiết kế một cách dễ dàng, cũng như có thể sử dụng nhiều tình huống học tập
với các nội dung dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau.
Một trong những lợi thế to lớn của CNTT đối với thiết kế bài giảng Địa
lí là tính trực quan, khoa học rất cao, vừa có thể cụ thể hoá (bằng các hình
ảnh, video) vừa có thể khái quát hoá (Bản đồ, sơ đồ, mô hình...) giúp cho việc
phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh một cách có hiệu quả nhất.
Các phương tiện thiết bị kỹ thuật cho bài giảng cần thiết phải linh hoạt,
sinh động, đa dạng. Nội dung bài học có thể chủ yếu ở nhiều dạng vừa chi
tiết, khái quát vừa đầy đủ lại hiện đại với nhiều hệ thống kênh hình, kênh chữ
cũng như âm thanh, phim ảnh... Do đó có thể nói công nghệ thông tin góp
phần to lớn là hoàn thiện, hiện đại hoá việc thiết kế bài giảng của giáo viên,
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Mặt khác các phương tiện, thiết bị kỹ thuật của CNTT cho phép người
giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian trên lớp, học sinh có nhiều thời
gian để học tập, nghiên cứu hơn. Quá trình trao đổi diễn ra nhiều hơn qua đó
làm tăng khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
Như vậy từ những vai trò to lớn ấy của CNTT đối với việc dạy học nói
chung và thiết kế bài giảng nói riêng chúng ta thấy rằng cần thiết phải đưa
CNTT vào trong quá trình dạy học để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu
quả dạy học.
1.3. THỰC TIỄN DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG THPT
TỈNH THÁI NGUYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
1.3.1. Khái quát về tình tình KTXH tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh với diện tích tự nhiên 3546.6 km2 có nhiều dân tộc
anh em cùng sinh sống với dân số 1137.7 nghìn người (2007), là cửa ngõ giao
lưu kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc với các tỉnh
Đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có thế mạnh về
tài nguyên khoáng sản và một số cơ sở công nghiệp đang trên đà phát triển;
nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 6%. Cây chè là một trong
những cây công nghiệp mũi nhọn, đồng thời là thương hiệu nổi tiếng trên thị
trường trong và ngoài nước. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm công
nghiệp nặng của vùng Đông Bắc, với các ngành công nghiệp sản xuất sắt
thép, kim loại màu, công nghiệp khai khoáng và cơ khí chế tạo. Thành phố
Thái Nguyên đồng thời là một trong những trung tâm đào tạo với nhiều
trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tạo động lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm, Đại học Thái Nguyên, các trường Cao
đẳng, đào tạo nguồn nhân lực với số lượng lớn cho đất nước. Thái Nguyên là
một trong những trung tâm giáo dục và dạy nghề quan trọng sau Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Tuy nhiên Thái Nguyên cũng còn nhiều vùng khó khăn và đặc biệt khó
khăn có địa hình phức tạp, nhiều dân tộc thiểu số, nền kinh tế chậm phát triển
chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, cơ cấu vật nuôi, cây trồng độc canh, ít ngành
nghề, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Đời sống người
dân còn khó khăn, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, giao thông đi lại chưa thuận lợi
nên học tập gặp nhiều trở ngại, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Chất lượng
cuộc sống của người dân tỉnh Thái Nguyên so với cả nước thấp, nguồn thu nhập
chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng năng suất không ổn định, tốc độ gia tăng
dân số còn cao, chỉ tiêu GDP hiện tại còn thấp so với trung bình cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
1.3.2. Thực trạng dạy bài thực hành phần Địa lí tự nhiên lớp 10 trong
nhà trƣờng
Về mặt nhận thức, đa số giáo viên đều cho rằng trong CT & SGK Địa lí
lớp 10 hiện nay về nội dung và yêu cầu của bài thực hành cao, đòi hỏi phải
đầu tư công sức và kỹ thuật nhiều hơn. Trước đây, việc giảng dạy bộ môn Địa
lí trong nhà trường vùng miền núi và dân tộc thiểu số, gọi chung là vùng khó
khăn quan niệm về bài thực hành Địa lí chưa đúng, nhiều người cho rằng bài
thực hành Địa lí chỉ là bài rèn luyện kỹ năng đã biết. Môn Địa lý cũng như
nhiều môn học khác nội dung dạy học còn nghèo nàn, phương pháp dạy học
không được coi trọng, học sinh không hứng thú học tập, phần các bài thực
hành thường tiến hành chiếu lệ, dạy qua loa.
Điều nói trên cũng đúng với học sinh và giáo viên Địa lí ở tỉnh Thái
Nguyên nhất là những trường THPT ở các huyện phía Bắc như: Phú Lương,
Võ Nhai, Định Hoá phần lớn học sinh là con em dân tộc, còn hạn chế về tư
duy trừu tượng khái quát, yếu về các môn tự nhiên, kiến thức xã hội nghèo
nàn. Thời gian tự học chưa nhiều, giao tiếp hạn chế, khả năng thể hiện thiếu
tự tin, ý thức phấn đấu kém, mơ ước tương lai không rõ ràng, khả năng tư duy
trừu tượng khái quát yếu, ít em tự tìm được kết luận và những dấu hiệu bản
chất. Trong quá trình học bài, quá trình tự ghi kém, những ý mở rộng học sinh
không ghi được nên làm bài thường ngắn, những ý cập nhật còn ít. Các kiến
thức trả lời cần đến nguyên nhân giải thích thì hầu như học sinh không trả lời
được, chủ yếu là học vẹt, tiến trình bài học thường độc thoại là chính.
Đối với các trường ở thành phố, thị xã thị trấn và phía nam của tỉnh Thái
Nguyên có môi trường, điều kiện học tập thuận lợi khả năng tiếp thu và năng
lực tư duy tốt, nắm bắt và giải quyết các vấn đề trong một khối kiến thức
tương đối mạnh, một số em đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia cũng như đỗ
vào các trường đại học, cao đẳng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Phương pháp dạy học chính là phương pháp giải thích minh hoạ, đàm
thoại. Đa số học sinh yếu về tư duy trừu tượng, đặc biệt về tư duy phân tích
tổng hợp, chỉ một số em học khá giỏi thường là gia đình con em tri thức địa
phương. Yếu về tư duy trừu tượng là hiện tượng khá phổ biến của đa số học
sinh miền núi, do hoàn cảnh học tập và hoàn cảnh sống hạn chế, nếu có phương
pháp dạy học tốt thì học sinh miền núi không kém học sinh miền xuôi. Trong
quá trình dạy học, sử dụng các phương tiện trực quan và thiết lập các dạng bài
tập cần thiết để phát huy thế mạnh thích tìm tòi, ham hiểu biết, hướng dẫn học
sinh nắm được phương pháp tư duy trừu tượng là vấn đề cấp thiết.
Về đội ngũ giáo viên, đa số giáo viên được đào tạo đạt yêu cầu, nhưng
trong giảng dạy chưa thường xuyên cập nhật phương pháp dạy học phù hợp
với xu thế phát triển của xã hội. Qua điều tra khảo sát thì đa số các giáo viên
sử dụng nhiều biện pháp dạy học truyền thống, các phương pháp sử dụng kỹ
thuật hiện đại, khảo sát thực tế, cách thu thập xử lý thông tin gần như không
có. Các dạng bài thực hành Địa lí có tiến hành nhưng hiệu quả chưa cao, còn
đơn điệu, cứng nhắc.
Nền giáo dục của nước ta đang từng bước được đổi mới mặc dù gặp
nhiều khó khăn, phức tạp. Những năm gần đây định hướng đổi mới phương
pháp dạy học được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập
của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tự giác chủ
động tìm tòi phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và vận dụng linh hoạt
sáng tạo các kiến thức, kỹ năng thu nhận được. Đa số các tài liệu định hướng
còn mang tính chất lý thuyết nhiều hơn là hướng dẫn thực hành.
Việc đưa ra các PP dạy học BTH Địa lí phù hợp với mục đích yêu cầu
của bài học là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm nâng cao khả
năng tự học, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh trong thời kỳ CNH- HĐH
đất nước. Vấn đề đặt ra là phải chuẩn bị cho HS và giáo viên một quyết tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
đổi mới trên cơ sở vận dụng các PP mới trong dạy học BTH Địa lí trong đó có
ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm tin học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
CHƢƠNG 2
CÁC PHƢƠNG PHÁP HƢỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HÀNH
PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 THPT
2.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC PHƢƠNG PHÁP
2.1.1. Dựa vào đặc điểm chƣơng trình SGK Địa lí lớp 10
Địa lí là môn học cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông cơ bản,
cần thiết về Trái Đất và những hoạt động kinh tế của con người, là cơ sở cho
việc hình thành thế giới quan khoa học, rèn luyện cho HS những kỹ năng
hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội và nhu cầu của
đất nước trong giai đoạn mới.
Địa lí là môn đem lại nhiều khả năng bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy,
trí tưởng tượng, óc quan sát, thẩm mỹ và rèn luyện những kỹ năng có ích
trong đời sống và sản xuất, là khởi nguồn cho lòng ham hiểu biết, yêu quê
hương đất nước, nhằm góp phần hoàn thiện học vấn phổ thông tạo điều kiện
có thể học lên các bậc học cao hơn. Môn học này cũng góp phần củng cố và
phát triển năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở những kiến thức kỹ
năng, phẩm chất đã được hình thành trong quá trình học tập rèn luyện và giao
tiếp; năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và kết nối với đời
sống thực tế; năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những biến đổi sôi động
trong cuộc sống; năng lực tự khẳng định bản thân dám nghĩ dám làm.
Mục tiêu CT & SGK Địa lí lớp 10
Về mặt kiến thức: HS nắm vững một số kiến thức phổ thông cơ bản hệ
thống về bản đồ, Trái Đất với ý nghĩa là môi trường sống của con người, mối
quan hệ giữa các thành phần và các quy luật chủ yếu của lớp vỏ Trái Đất.
Tăng cường hiểu biết về dân cư và các hoạt động của dân cư trên Trái Đất, vai
trò đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của từng ngành, mối
quan hệ giữa dân cư và các hoạt động sản xuất với môi trường sống của con
người, các thành phần cấu tạo và tác động qua lại giữa chúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Về mặt kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp so sánh sự vật hiện
tượng Địa lí cũng như cách đọc vẽ biểu đồ, bản đồ, xử lý số liệu thống kê.
- Kỹ năng thu thập, trình bày các thông tin Địa lí.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức ở mức độ nhất định để giải thích các sự vật
hiện tượng Địa lí diễn ra xung quanh.
Về thái độ tình cảm
- Có tình yêu thiên nhiên, ý thức hành động bảo vệ môi trường xanh
sạch đẹp.
- Nhận thức đúng về những vấn đề đang diễn ra trên thế giới.
- Có ý thức quan tâm đến một số vấn đề liên quan đến Địa lí học ở trong
và ngoài nước như dân số và tài nguyên môi trường.
- Trân trọng và yêu qúi các thành quả lao động của con người.
Về cấu trúc:
- CT & SGK Địa lí phổ thông dựa trên quan điểm hệ thống được thiết kế
theo kiểu đồng tâm có sự tiếp nối nâng cao các kiến thức từ tiểu học đến
THCS, sau đó là THPT với mục tiêu giáo dục bộ môn đảm bảo tính kế thừa
và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam, mang tính khoa học, hiện đại và
cập nhật theo định hướng đổi mới PP dạy học.
- Đặc điểm thể hiện trong các SGK mới là số lượng kênh hình tăng, được
chọn lọc, nhằm tạo điều kiện để GV dẫn dắt HS tìm đến kiến thức, các câu
hỏi trong bài là hướng dẫn quan sát kênh hình hoặc dựa vào kiến thức cũ để
tìm đến kiến thức mới, nên nội dung được đặt ra giữa bài không viết lại kênh
chữ vì vậy trong quá trình giảng dạy GV cần giúp HS khai thác kiến thức mới
nhằm hoàn thiện nội dung bài.
CT & SGK Địa lý 10 hiện nay bao gồm hai phần:
- Địa lí tự nhiên đại cương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
- Địa lí KT - XH đại cương.
Thời lượng đối với ban Nâng cao: phần Địa lí tự nhiên đại cương được
biên soạn thành 30 tiết trong đó có 24 tiết lý thuyết và 6 tiết thực hành (chiếm
20%) được chia làm 7 chương:
- Bản đồ.
- Vũ trụ và các vận động chính của trái đất trong vũ trụ.
- Cấu tạo của trái đất và thạch quyển.
- Khí quyển.
- Thủy quyền.
- Thổ nhưỡng và sinh quyển.
- Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ trái đất.
CT & SGK Địa lí lớp 10 mở đầu bằng chương bản đồ, bởi bản đồ là
cuốn sách giáo khoa thứ hai của Địa lí nên các kiến thức về bản đồ có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, chúng được sử dụng không chỉ ở lớp 10 mà kỹ
năng bản đồ ngày càng được hoàn thiện và nâng cao ở lớp 11, 12 cũng như
các bậc học sau này. CT & SGK đã làm nổi bật các phương pháp chiếu đồ
cơ bản và một số PP biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ mà những
kiến thức cơ bản các em đã tiếp thu ở bậc THCS đặc biệt là lớp 6. Những
thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật có liên quan đến bản đồ với
những ứng dụng của chúng cũng được đề cập và mở rộng như ảnh viễn thám
và hệ thống thông tin Địa lí (GIS)...
Phần Địa lí tự nhiên đại cương chủ yếu là khái quát các hiện tượng, các
quá trình Địa lí tự nhiên nêu ra một số quy luật và tác động của chúng trên lớp
vỏ Trái Đất. Hệ thống những kiến thức mà các em tiếp thu ở THCS là tiền đề
vững chắc cho học phần Địa lí KT - XH đại cương.
Đối với ban Cơ bản: CT & SGK được rút ngắn còn 21 tiết trong đó có 3
tiết là thực hành vẫn đảm bảo những kiến thức phổ thông về Trái Đất và môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
trường sống của con người cũng như dân cư hoạt động trên Trái Đất và mối
quan hệ giữa dân cư với hoạt động sản xuất và môi trường.
Ban Nâng cao: Thời lượng đối với phần Địa lí KT - XH đại cương là
32 tiết bao gồm 24 tiết lý thuyết và 8 tiết thực hành (chiếm 25%) được chia
làm 6 chương.
- Địa lí dân cư.
- Cơ cấu nền kinh tế và một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KT - XH.
- Địa lí nông nghiệp.
- Địa lí công nghiệp.
- Địa lí dịch vụ.
- Môi trường và sự phát triển bền vững.
Phần KT - XH đại cương CT & SGK Địa lí có nhiều nội dung gần tương
đồng với CT & SGK lớp 10 cũ nhưng lượng kiến thức được sắp xếp một cách
hệ thống mang tính cập nhật và nâng cao hơn.
Phần Địa lí KT - XH đại cương, là cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức trong
chương trình các lớp sau.
Đối với CT & SGK ban cơ bản được rút ngắn 21 tiết lý thuyết và 4 tiết thực
hành nhưng về nội dung vẫn đảm bảo những kiến thức chung về dân cư và hoạt
động của dân cư trên Trái đất, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển của từng
ngành kinh tế, mối quan hệ giữa dân cư và hoạt động sản xuất với môi trường.
Mảng kiến thức Địa lí tự nhiên đại cương trong CT & SGK Địa lí lớp 10
được coi là khó hơn bởi các sự vật cũng như hiện tượng Địa lí tự nhiên vốn đã
phức tạp và biểu hiện trong mối quan hệ với nhiều khía cạnh khác nhau. Hơn
nữa bản thân HS lớp 10 còn hạn chế về lứa tuổi và hiểu biết tự nhiên cũng
như trình độ nhận thức.
Dù ở bất kỳ mảng nhận thức nào nội dung CT & SGK đều được thể hiện
qua kênh chữ, kênh hình, câu hỏi và bài tập. Kênh chữ là phần quan trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
hàng đầu trong SGK Địa lí lớp 10, thông qua kênh chữ các khái niệm cơ bản,
các quy luật Địa lí được hệ thống hoá giúp HS nắm nội dung bài. Kênh hình
được trình bày tương đối phong phú và đa dạng (bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sơ
đồ, tranh ảnh...). Đây không phải là hình ảnh minh hoạ đơn thuần mà là một
trong những nội dung được gắn kết chặt chẽ với kênh chữ. Kênh hình giúp
HS hiểu sâu sắc hơn các sự vật hiện tượng Địa lí là một trong những thành tố
giúp các em phát triển tư duy và thực hiện các thao tác kỹ năng thực hành.
Các câu hỏi và bài tập là một bộ phận hữu cơ trong SGK Địa lí lớp 10
thường được đan xen trong bài hoặc câu hỏi. Bài tập cuối mỗi bài giúp HS hệ
thống hoá kiến thức nhằm phát huy tính tích cực và khả năng tư duy, rèn
luyện kỹ năng thực hành Địa lí.
Bài tập thực hành Địa lí được lồng ghép, tích hợp trong các bài lý thuyết,
có thể là bài tập nhận thức hoặc bài tập rèn luyện kỹ năng. Chính vì vậy yêu
cầu thời lượng dành cho việc hoàn thiện bài tập thực hành trên lớp cũng như ở
nhà cần được sắp xếp hợp lý dưới sự hướng dẫn của GV.
Bài thực hành trên lớp thường được coi là phần khó dạy hơn các bài lý
thuyết. Mỗi bài tập thực hành có nội dung và mục tiêu nhất định đòi hỏi HS
phải đạt được.
Nhìn chung GV thường ngại dạy bài tập thực hành Địa lí bởi phải đầu tư
nhiều hơn từ giáo án đến đồ dùng và tổ chức buổi thực hành trên lớp. Đối với
HS thường coi bài thực hành là giờ học phụ, thường lười chuẩn bị nên việc
dạy và học còn nhiều bất cập nhất là với những trường thiếu về cơ sở vật chất
và HS nhận thức chậm.
Đổi mới PP dạy và học BTH Địa lí, hình thành những kỹ năng cần thiết
là cơ sở cho việc học tập tốt hơn ở các bậc học trên nâng cao hiệu quả trong
quá trình dạy học.
Để điều chỉnh và nâng hiệu quả quá trình dạy học trong kiểm tra cần chú
trọng một số vấn đề đánh giá toàn diện, kết quả chính xác, động viên khuyến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
khích sự cố gắng học tập của HS. Tránh kiểm tra kiến thức theo kiểu ghi nhớ
máy móc, cần tạo nên sự đánh giá thống nhất là cơ sở tiến tới xây dựng hệ
thống chuẩn về kiến thức và kỹ năng của bộ môn, phần đánh giá bao gồm
kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất cũng như nhân cách khác nhau. Các bài
kiểm tra cần tạo điều kiện để HS phát triển các năng lực như xử lý thông tin,
thực hành, các thao tác kỹ năng thực hành, phát triển tư duy sáng tạo.
Tóm lại, CT & SGK Địa lí lớp 10 mới có những bước tiến vượt bậc, đặc
biệt việc phát triển kỹ năng thực hành được chú trọng đầu tư về thời lượng,
trang thiết bị và cách cấu trúc một BTH. Đây là điều kiện cần thiết cho việc tự
học có hướng dẫn của GV đặc biệt là hướng dẫn BTH, phát huy khả năng làm
việc độc lập của người học, đặt nền móng cho quá trình tự học, tự nghiên cứu
bền bỉ xuyên suốt cuộc đời.
2.1.2. Dựa vào mục đích, yêu cầu của bài thực hành
* Dựa vào lý luận dạy học chung
“Lý luận dạy học” đó là khoa học về trí dục và dạy học trong nhà trường.
Lý luận dạy học là lý thuyết chung của trí dục và dạy học ở nhà trường
phổ thông, là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Nó nghiên cứu, xác định
mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học,
cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Như vậy rõ ràng lý luận
dạy học nghiên cứu lý thuyết chung và quy luật chung vốn có đối với việc
giảng dạy tất cả các bộ môn, trong đó có bộ môn Địa lý, là hạt nhân khoa học
chung thống nhất tất cả các lý luận dạy học bộ môn: PP giảng dạy bộ môn nói
chung và phương pháp giảng dạy các BTH nói riêng đảm bảo thống nhất các
quan điểm, các nguyên tắc tổ chức hoạt động nhận thức khoa học khác nhau
nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông.
Để thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung cũng
như việc dạy các BTH nói riêng đó là cả một quá trình, là kết quả của những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
đổi mới về nguồn lực, về những giải pháp đồng bộ và có tính khả thi mà tất cả
mọi người trong ngành đều quan tâm.
Nhưng để thực hiện tốt tiến trình một giờ lên lớp điều trước tiên chúng ta
cần làm đó là phải sử lý nội dung bài học để từ đó xác định phương pháp cho
phù hợp.
Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu cách xử
lý kiến thức cơ bản của BTH trong SGK Địa lý lớp 10 có liên quan đến phần
Địa lý tự nhiên để từ đó xác định một số phương pháp dạy BTH đạt hiệu quả
cao trong các trường THPT tỉnh Thái Nguyên, quá trình xử lí kiến thức các
BTH được tiến hành như sau:
- Nghiên cứu từng nội dung BTH để tìm ra những kiến thức cơ bản chủ
yếu, các kiến thức trọng tâm cần khai thác của BTH, từ đó đưa ra các phương
pháp phù hợp với mục đích, yêu cầu của BTH.
- Tiến hành thiết kế bài giảng, đây là lúc giáo viên xây dựng một bài giảng
theo cấu trúc mới, có thể khác với cấu trúc của bài giảng trong SGK nhưng vẫn
đảm bảo được các đơn vị kiến thức cơ bản như nội dung mà BTH yêu cầu.
Mỗi BTH Địa lý đều có những mục đích và yêu cầu riêng bởi vậy việc
đưa ra các phương pháp hướng dẫn học sinh làm BTH phải đảm bảo tính toàn
diện của kế hoạch sư phạm. Xác định rõ mục đích yêu cầu của bài trong sự
thống nhất giữa nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Tổ chức hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực của học sinh trong
quá trình học tập nhằm khắc sâu kiến thức cũ, tiếp thu kiến thức mới, hình
thành kỹ năng trong quá trình làm các BTH.
* Dựa vào mục đích yêu cầu của BTH thông qua chương trình Địa lý tự
nhiên lớp 10
Khi lựa chọn phương pháp hướng dẫn làm các BTH việc xác định mục
đích, yêu cầu của BTH còn xuất phát từ kiến thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
chính nội dung bài học và thông qua đó phát huy được năng lực nhận thức, tư
duy, sáng tạo của học sinh... Đây chính là hướng thể hiện rõ quan điểm dạy học
tích cực ngay từ khâu xác định mục đích, yêu cầu của BTH, cho nên khi xác
định nội dung BTH giáo viên phải linh hoạt tùy thuộc vào trình độ nhận thức của
học sinh ở trường lớp cụ thể để đưa ra các phương pháp phù hợp với từng bài.
Học sinh tiếp thu kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, vì vậy các BTH phải
xếp từ dễ đến khó, các câu hỏi cũng sắp xếp phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh, dần dần hình thành các kĩ năng khác nhau trong khi xử lý, làm BTH.
Yêu cầu và nhiệm vụ với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học:
- Về nhận thức
+ Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản trong giờ giảng bằng cách
tiến hành nhiều lần các bài học cùng loại như vẽ lược đồ, biểu đồ, phân tích
số liệu thống kê, phân tích biểu đồ, bản đồ...
+ Mức độ phức tạp của BTH dần dần nâng lên, như vậy sẽ giúp cho học
sinh ghi nhớ lại kiến thức cũ để vận dụng một cách độc lập, tự giác trong việc
lĩnh hội tri thức mới.
+ Nội dung BTH sau phải liên hệ với những kỹ năng của bài trước. Nội
dung của bài tập như vậy sẽ buộc cho học sinh phải đào sâu suy nghĩ, vận
dụng những kiến thức và kỹ năng đã có để lý giải các vấn đề mới đặt ra trong
các bài tập, từ đó tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Về kỹ năng
Kỹ năng bao giờ cũng xuất phát từ tri thức (trong đó có tri thức lý thuyết
và tri thức hành động). Chính vì vậy khi rèn luyện cho học sinh một kỹ năng
nào đó, cần phải cung cấp những kiến thức cơ sở có liên quan đến kỹ năng đó,
rồi sau đó mới đến những hiểu biết về cách thực hiện nó. Cụ thể giáo viên
phải rèn luyện cho học sinh các kỹ năng của bộ môn như: Phân tích, tổng hợp,
so sánh, nhận xét ...
Số ._.
Tên phƣơng pháp Phương pháp bản đồ - biểu đồ Ký hiệu đường
Những đối tƣợng
đƣợc biểu hiện
Diện tích trồng lúa, sản lượng
lúa
Đường ranh giới,
biên giới bờ biển
Những đặc tính
của đối tƣợng địa
lý đƣợc biểu hiện
Giá trị tổng cộng của diện tích,
sản lượng lúa trên 1 đơn vị lãnh
thổ.
Mối quan hệ giữa diện tích
và sản lượng lúa
Ranh giới các tỉnh,
thành phố trong cả nước
Hình dạng đường biên
giới,, bờ biển
IV. Kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra (10 phút): Phiếu trả lời trắc nghiệm
- Giáo viên thu phiếu trả lời trắc nghiệm, nhận xét giờ thực hành, cho
điểm cá nhân hoặc theo nhóm.
V. Hoạt động nối tiếp
GV nhắc học sinh về nhà hoàn thiện bài thực hành, chuẩn bị bài mới.
* Đáp án phiếu trả lời trắc nghiệm: Câu 1 - c ; Câu 2 - a ; Câu 3 - a ;
Câu 4 - c ; Câu 5 - b; Câu 6 - d ; Câu 7 - b ; Câu 8 - b ; Câu 9 - d ; Câu 10 - b.
VI. Rút kinh nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 2:
BÀI THỰC NGHIỆM SỐ 2
Bài 7: Thực hành
HỆ QUẢ ĐỊA LÝ CHUYỂN ĐỘNG
XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Củng cố và vận dụng được các kiến thức về hệ quả chuyển động quanh
Mặt trời của Trái đất (mục II bài 6) để giải thích sự thay đổi số giờ chiếu
sáng, góc chiếu sáng và khả năng nhận được lượng nhiệt từ Mặt trời ở các địa
điểm khác nhau trên Trái đất.
2. Kỹ năng
- Tính được góc chiếu sáng (góc nhập xạ) của tia sáng Mặt trời lúc 12
giờ trưa tại các VC, các CT và XĐ trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12.
- Nhận biết được thời gian các nửa cầu ngả về phía Mặt trời để từ đó có thể
nhận xét được sự thay đổi của góc chiếu sáng, số giờ chiếu sáng từ XĐ về hai cực.
II. Phƣơng pháp và phƣơng tiện
1. Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp hướng dẫn HS phân tích bảng số liệu.
- Phương pháp hoạt động theo nhóm.
- Phương pháp ứng dụng CNTT.
2. Phương tiện
- Phóng to hình 6.5 (SGK Địa lý 10 Nâng cao).
- Dùng máy tính và máy chiếu Projecter.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
2. Vào bài
- Mở bài: Qua nội dung bài 6 chúng ta đã được tìm hiểu về các hệ quả
địa lý, các chuyển động của Trái đất. Để thấy rõ hơn về hệ quả địa lý chuyển
động quanh Mặt trời của Trái đất, chúng ta cùng nghiên cứu và thực hiện
BTH hôm nay.
- Tiến hành: GV cho HS xác định yêu cầu của BTH
1. Hãy tìm nguyên nhân để giải thích về sự khác nhau hoặc giống nhau
của số giờ chiếu sáng trong ngày tại một số vĩ tuyến.
2. Tính góc chiếu sáng (góc nhập xạ) của tia sáng mặt trời lúc 12h trưa
tại : XĐ, các CT, các VC trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12.
3. Nhận xét về số giờ chiếu sáng từ XĐ về đến hai VC.
* Hoạt động 1: Cá nhân/lớp.
Bước 1: GV cho HS quan sát bảng số liệu (SGK), gọi 1 học sinh lên
nhận xét về sự thay đổi số giờ chiếu sáng trong các ngày ở một số vĩ
tuyến,GV chuẩn xác lại kiến thức.
Đáp án :
- Ngày 21/3 và 22/9 có số giờ chiếu sáng như nhau ở mọi nơi và bằng 12 giờ.
- Ngày 22/6 số giờ chiếu sáng giảm dần từ VC Bắc đến VC Nam, VC
Bắc có số giờ chiếu sáng là 24 giờ,VC Nam là 0 giờ.
- Ngày 22/12 ngược lại với ngày 22/6.
- Ở XĐ quanh năm có số giờ chiếu sáng luôn bằng nhau và bằng 12 giờ.
Bước 2: Kết hợp giữa bảng số liệu và hình 6.5 (SGK), yêu cầu HS tìm
nguyên nhân để giải thích sự giống nhau hoặc khác nhau của số giờ chiếu
sáng trong các ngày tại một số vĩ tuyến:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng : Số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến
Vĩ tuyến
Số giờ chiếu sáng trong ngày
21-3 22-6 23-9 22-12
66
0
33
'
B (VC Bắc) 12 24 12 0
23
0
27
'
B (CT Bắc) 12 131/2 12 101/2
0
0
(Xích đạo) 12 12 12 12
23
0
33'N (CT Nam) 12 10
1/2
12 13
1/2
66
0
33'N (VC Nam) 12 0 12 24
Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ
(ví dụ các ngày 22/6 và 22/12)
Bước 3: Gọi học HS trình bày, HS khác bổ sung, GV chuẩn xác lại kiến thức.
Đáp án:
* Giống nhau:
+ Trong các ngày 21-3, 23-9 có giờ chiếu sáng như nhau ở mọi nơi ở cả
hai bán cầu vì mặt trời chiếu thẳng góc với XĐ.
+ Ở XĐ quanh năm có số giờ chiếu sáng trong ngày luôn bằng nhau,
bằng 12 giờ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Khác nhau:
+ Ở CT Bắc và CT Nam có ngày 22/6 và ngày 22/12 trái ngược nhau vì
khi Bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời (ngày 22/6 mặt trời CT Bắc) nên ban
ngày ở CT Bắc dài 13 giờ 1/2, ban đêm ngắn chỉ có 10 giờ 1/2, còn ở Nam
bán cầu khuất trong tối nên CT Nam lúc đó ban ngày ngắn chỉ có 10 giờ 1/2,
ban đêm dài đến 13 giờ 1/2.
+ Ở VC Bắc và VC Nam có ngày 22/6 và ngày 22/12 trái ngược nhau vì
khi VC Bắc ngả về phía mặt trời (ngày 22/6) thì ban ngày dài 24 giờ còn VC
Nam lúc đó khuất trong tối nên ban đêm dài 24 giờ.
* Hoạt động 2: Theo nhóm
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính góc nhập xạ của tia
sáng Mặt trời lúc 12 giờ trưa tại XĐ, các VC, các CT trong các ngày 21/3,
22/6, 23/9, 22/12.
Công thức tổng quát: ho = 900 -
ho: góc nhập xạ
: vĩ độ địa lý
: góc lệch Mặt trời
- Ngày 21/3 và 23/9: tia sáng Mặt trời với xích đạo, = 0.
ho = 90
0
-
- Ngày 22/6: ho = 900 - 23027'.
BBC ho = 90
0
- + 23027'.
NBC ho = 90
0
- - 23027'.
- Ngày 22/12: ho = 900 - 23027'.
BBC ho = 90
0
- - 23027'.
NBC ho = 90
0
- + 23027'.
Trường hợp < 23027':
- Ngày 22/ 6: BBC
- Ngày 22/12: NBC
ho = 90
0
+ - 23027'.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và phân
công nhiệm vụ cho từng nhóm, các nhóm trao đổi, thảo luận để hoàn chỉnh
nội dung được phân công.
Nhóm 1 - 4: Tính góc nhập xạ vào ngày 21/3 và 23/9.
Nhóm 2 - 5: Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6 và 23/9.
Nhóm 3 - 6: Tính góc nhập xạ vào ngày 22/3 và 23/9.
Bước 3: Đại diện 3 nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm còn lại góp ý
bổ sung. Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức, đưa thông tin phản hồi.
Vĩ tuyến
Góc chiếu sáng lúc 12 giờ trƣa
21/3 và 23/9 22/6 22/12
66
033' (VC Bắc) 23027' 46054' 00
23
027' (CT Bắc) 66033' 900 43046'
0
0
(xích đạo) 900 66033' 66033'
23
0
27' (CT Nam) 66
0
33' 43
0
06' 90
0
66
0
33' (VC Nam) 23
0
27' 0
0
46
0
54'
* Hoạt động 3: (Cặp / đôi)
Bước 1: GV cho HS theo dõi đoạn băng Video và bảng số liệu về số giờ
chiếu sáng và độ lớn góc chiếu sáng tại XĐ, các CT và các VC trong các ngày
21-3; 22-6; 23-9; 22-12.
Ngày
Vĩ tuyến
21-3 và 23/9 22/6 22-12
Giờ
chiếu
sáng
Góc
chiếu
sáng
Giờ
chiếu
sáng
Góc
chiếu
sáng
Giờ
chiếu
sáng
Góc
chiếu
sáng
66
0
33
'B (VC Bắc) 12 23
0
27' 24 46
0
54' 0 0
0
23
0
27
'B (CT Bắc) 12 66
0
33' 13
1/2
90
0 10
1/2
43
0
46'
0
0
(Xích đạo) 12 90
0
12 66
0
33' 12 66
0
33'
23
0
33'N (CT Nam) 12 66
0
33' 10
1/2
43
0
06' 13
1/2
90
0
66
0
33'N (VC Nam) 12 23
0
27' 0 0
0
24 46
0
54'
Quan sát bảng số liệu hãy nhận xét chung về số giờ chiếu sáng và độ lớn
góc chiếu sáng trong những ngày nói trên từ Xích đạo đến hai vòng cực ?
Bước 2: Gọi HS nhận xét, HS khác góp ý, bổ sung, cuối cùng GV chuẩn
xác lại kiến thức, đưa thông tin phản hồi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đáp án:
- Ngày 21/3 và 23/9: Mọi nơi trên trái đất có giờ chiếu sáng bằng 12giờ. Ở
XĐ có góc chiếu sáng lớn nhất 900, góc chiếu sáng giảm dần từ XĐ về hai cực.
- Ngày 22/6: Số giờ chiếu sáng giảm dần từ VC Bắc tới VC Nam. VC
Bắc giờ chiếu sáng là 24 giờ, VC Nam có giờ chiếu sáng là 0 giờ.
CT Bắc có góc chiếu sáng lớn nhất 900, góc chiếu sáng giảm dần từ CT
Bắc về hai cực, VC Nam có góc chiếu sáng = 0.
- Ngày 22/12: Số giờ chiếu sáng giảm dần từ VC Nam tới VC Bắc, VC
Nam có giờ chiếu sáng là 24 giờ, VC Bắc có giờ chiếu sáng là 0 giờ.
CT Nam có góc chiếu sáng lớn nhất 900, góc chiếu sáng giảm dần từ CT
Nam về hai cực, VC Bắc có góc chiếu sáng = 0.
IV. Kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra (10 phút): Phát phiếu trả lời trắc nghiệm.
- GV thu phiếu trả lời trắc nghiệm, đưa thông tin phản hồi phiếu học tâp,
nhận xét giờ thực hành, cho điểm cá nhân hoặc nhóm.
V. Hoạt động nối tiếp
GV nhắc HS về nhà hoàn thiện bài thực hành, chuẩn bị bài mới.
* Đáp án phiếu trả lời trắc nghiệm
Câu 1: b Câu 2: c Câu 3: d Câu 4: a Câu 5: c
Câu 6:
Góc CS
lúc 12h
66
o33’ B
(VC B)
66
o33’N
(VC N)
23
o27’B
(CT B)
23
o27’N
(CT N)
0
0
(XĐ)
21/3;23/9 23
o27’ 23o27’ 66o33’ 66o33’ 90o
22 /26 46
o54’ 00 90o 43o06’ 66o33’
22 /12 0
0
46
o54’ 43o46’ 90o 66o33
VI. Rút kinh nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 4:
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
(Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên)
Bài 7: Thực hành
HỆ QUẢ ĐỊA LÝ CHUYỂN ĐỘNG
XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
Họ và tên HS: ..............................................................................................
Lớp: .............................................................................................................
Trường THPT: ..............................................................................................
Giáo viên dạy ...............................................................................................
Thời gian làm bài: 10 phút.
Đánh dấu (khoanh tròn) vào phương án em cho là đúng
Câu 1: Sự thay đổi số giờ chiếu sáng trong ngày ở các vĩ độ khác nhau
trên Trái đất là do trong khi chuyển động trên quỹ đạo.
a. Trục của Trái đất vuông góc.
b. Trục của Trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033'.
c. Trục của Trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 23027'.
Câu 2: Trong năm, ngày và đêm luôn luôn dài bằng nhau. Sau đó là hiện
tượng diễn ra ở.
a. Hai cực b. Cực c. Xích đạo d. Chí tuyến
Câu 3: Ở vòng cực Nam vào ngày 22/12, số giờ chiếu sáng trong ngày là:
a. 12 b. 24 c. 0 d. 10
Điểm Lời phê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Câu 4: Vào các ngày 21/3 và 23/9, ở chí tuyến Bắc
a. Ngày dài 12 giờ, đêm dài 12 giờ, góc chiếu sáng 66033'
b. Ngày dài 13h30', đêm dài 10h30' giờ, góc chiếu sáng 66033'
c. Ngày dài 12 giờ, đêm dài 12 giờ, góc chiếu sáng 23027'
d. Ngày dài 13h30', đêm dài 10h30' giờ, góc chiếu sáng 23027'
Câu 5: Góc nhập xạ của Thái nguyên (21056' B) vào ngày 22/12 là:
a.45
0
37' b. 46
0
38' c.44
0
77' d.44
0
39'
Câu 6: Điền vào ô sau sao cho hợp lí:
0
o
, 23
o27’, 43o46’, 46o54’, 66o33’, 90o
Góc CS
lúc 12h
66
o33’ B
(VC B)
66
o33’N
(VC N)
23
o27’B
(CT B)
23
o27’N
(CT N)
0
0
(XĐ)
21/3;23/9
22 /26
22 /12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 7:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
--------------
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH
Họ và tên:………………………………. Lớp 10………………………...
Trường:…………………………………. Giáo viên dạy ............................
Nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Địa lý đối với học sinh THPT
nói chung và đối với học sinh lớp 10 nói riêng trong địa bàn tỉnh Thái
Nguyên. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đổi mới phương pháp dạy bài thực
hành theo xu hướng tích cực. Xin các em cho biết ý kiến đánh giá về một số
vấn đề sau đây:
STT Nội dung câu hỏi Có Không Vì sao
1.
Em thấy học môn Địa lý có nhiều tác
dụng trong đời sống hay không?
2. Em có thích làm BTTH Địa lý không ?
3.
So với bài học lý thuyết BTTH Địa lý
khó hơn không ?
4. BTTH Địa lý có theo sát thực tế không?
5.
Trình tự hướng dẫn thực hành có phù
hợp không ?
6.
Em có hiểu BTTH Địa lý ngay khi học
trên lớp không ?
7. Từ ngữ trong BTTH dễ hiểu không ?
8.
Học BTTH Địa lý có đưa ra ứng dụng
thực tế không ?
9.
Học BTTH có giúp cho việc rèn luyện
kỹ năng Địa lý không ?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10. Em thường dựa vào kiến thức cũ để làm
BTTH Địa lý không ?
11. Sự nhiệt tình và phương pháp giảng dạy
của GV có ảnh hưởng tới nhận thức của
em về môn Địa lý không ?
12. Các PP dạy học tích cực có nâng cao
khả năng làm việc độc lập, tìm tòi sáng
tạo không ?
13. Em có thích hoạt động theo nhóm khi
học môn Địa lý không ?
14. Em có hay tìm tài liệu tham khảo để làm
BTTH Địa lý không ?
15. Em có thích được học môn Địa lý theo
phương pháp hiện đại không ?
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày …..tháng…..năm 2008
Ngƣời đƣợc khảo sát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 6:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
--------------
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TẾ CỦA VIỆC
DẠY BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÝ LỚP 10 Ở TRƢỜNG THPT
(Dùng cho giáo viên)
Để chúng tôi có cơ sở nghiên cứu việc dạy Bài thực hành Địa lý nói
chung và Bài thực hành Địalý lớp 10 nói riêng, trong quá trình nghiên cứu đề
tài khoa học. Xin quý thầy (cô) vui lòng ghi lại một số thông tin và đánh dấu
x vào những nơi mà quý thầy (cô) cho là thích hợp đối với những vấn đề sau:
- Họ và tên giáo viên: ..................................................................................
- Trình độ đào tạo: .......................................................................................
- Đơn vị công tác: .........................................................................................
- Năm tốt nghiệp: .........................................................................................
- Khối, lớp dạy: ...........................................................................................
1. Tình hình dạy học BTTH Địa lý ở trƣờng PT hiện nay.
* Về đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ có năng lực
Cần bồi dưỡng thường xuyên
Chưa đủ năng lực
* Về tài liệu phục vụ dạy và học BTTH Địa lý.
Thiếu
Đủ
Thiếu trầm trọng
* Về thiết bị đồ dùng dạy học BTTH
Thiếu
Đủ
Thiếu trầm trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2. Phƣơng pháp học nói chung và cách hƣớng dẫn học sinh BTTH
Địa lý lớp 10 mà quý thầy (cô) đang thực hiện.
Thường dùng các phương pháp dạy học thiết kế bài giảng theo kiểu
truyền thống.
Kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại.
Thường xuyên dùng các phương pháp dạy học và thiết kế bài giảng
theo xu hướng tích cực.
Trong thiết kế bài giảng, quý thầy cô thường xuyên thiết kế theo tiến
trình 5 bước.
Thiết kế bài giảng linh hoạt tuỳ từng bài giảng.
3. Những ƣu, nhƣợc điểm của việc thiết kế bài thực hành Địa lý theo
tiến tình 5 bƣớc.
Ưu điểm: ......................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Nhược điểm: ................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Theo quý thầy (cô) việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích
cực lấy học sinh làm trung tâm có hiệu quả nhƣ thế nào trong dạy học
bài thực hành Địa lý.
Rất hiệu quả
Khá hiệu quả
Hiệu quả bình thường
Hiệu quả ít
Không hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5. Thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học và thiết kế bài giảng nói
chung và bài thực hành nói riêng theo xu hƣớng tích cực hoá, quý thầy
(cô) có dự kiến gì về thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Thuận lợi:
Đối với giáo viên .........................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Đối với học sinh ..........................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Khó khăn:
Đối với giáo viên .........................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Đối với học sinh ..........................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Phiếu này chỉ nhằm mục đích NCKH, không dùng để đánh giá giáo viên.
Rất mong nhận được những ý kiến xác đáng của quý thầy, cô.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày …..tháng…..năm 2008
Giáo viên đƣợc khảo sát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 5:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
--------------
PHIẾU NHẬN XÉT VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP HƢỚNG DẪN LÀM CÁC
BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỚP 10 THEO HƢỚNG TÍCH CỰC
CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG THPT ĐƢỢC THỰC NGHIỆM
- Họ và tên giáo viên ....................................................................................
- Trình độ đào tạo .........................................................................................
- Đơn vị công tác ..........................................................................................
- Năm tốt nghiệp ..........................................................................................
- Khối lớp dạy ..............................................................................................
Quý thầy (cô) cho biết ý kiến của mình sau khi giảng dạy giáo án thực
nghiệm .................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày …….tháng…….năm 200….
Giáo viên thực nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 3:
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
(Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên)
Bài 4: Thực hành
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƢỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ
Họ và tên HS: ..............................................................................................
Lớp: .............................................................................................................
Trường THPT: ..............................................................................................
Giáo viên dạy ...............................................................................................
Thời gian làm bài: 10 phút.
Đánh dấu (khoanh tròn) vào phương án em cho là đúng.
Câu 1: Để đọc bản đồ cần tìm hiểu:
a.Tỉ lệ bản đồ
b. Kí hiệu bản đồ
c. Cả 2 ý trên.
Câu 2: Hình 2.2 trong SGK, người ta dùng phương pháp nào để biểu hiện sự
phân bố các nhà máy điện?
a. Phương pháp kí hiệu.
b. Phương pháp chấm điểm.
c. Phương pháp khoanh vùng.
d. Tất cả các phương pháp trên.
Điểm Lời phê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Câu 3: Các kí hiệu sử dụng trên bản đồ đều mang tính sáng tạo và phổ biến,
vì vậy bản đồ không phải là một tấm ảnh chụp.
a. Đúng. b. Sai.
Câu 4: Các đối tượng nào trên hình 2.3 SGK, đối tượng nào không được biểu
hiện bằng kí hiệu đường chuyển động?
a. Các loại gió mùa.
b. Đường đi của bão.
c. Gió tháng 1 và gió tháng 7.
d. Gió tây khô nóng.
C âu 5: Hình 2.6 trong SGK người ta dùng phương pháp nào để thể hiện diện
tích và sản lượng lúa?
a. Phuơng pháp ký hiệu.
b. Phuơng pháp bản đồ biểu đồ.
c. Phương pháp khoanh vùng.
Câu 6: Những nơi có mật độ dân số cao ở Châu Á.
a. Ven biển Nhật Bản.
b. Đông Trung Quốc.
c. Ven biển Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Phương pháp đường chuyển động chỉ có thể biểu hiện quy mô, hướng
di chuyển của các hiện tượng địa lí mà thôi.
a. Đúng. b. Sai.
Câu 8: Hình 2.4 trong SGK, người ta dùng phương pháp nào để biểu hiện sự
phân bố dân cư?
a. Phương pháp kí hiệu.
b. Phương pháp chấm điểm.
c. Phương pháp khoanh vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
d. Tất cả phương pháp trên.
Câu9: Để thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một lãnh
thổ, người ta thường dùng phương pháp?
a. Đường đẳng trị.
b. Kí hiệu.
c. Chấm điểm.
d. Bản đồ biểu đồ.
Câu 10. Thể hiện diện tích và sản lượng các nhóm cây trên bản đồ bằng loại
biểu đồ nào là hợp lí nhất?
a. Biểu đồ hình tròn.
b. Biểu đồ hình cột.
c. Biểu đồ miền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và đảm bảo khách quan.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2008
Học viên
Đỗ Thị Tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết đầy đủ Viết tắt
Bài thực hành BTH
Chương trình và sách giáo khoa CT & SGK
Công nghệ thông tin CNTT
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNH-HĐH
Học sinh HS
Giáo viên GV
Giáo dục và Đào tạo GD & ĐT
Sách giáo khoa SGK
Phương pháp PP
Trung học cơ sở THCS
Trung học phổ thông THPT
Kinh tế - xã hội KT - XH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Môc lôc
Trang
Më ®Çu .............................................................................................................. 1
1. Lý do chän ®Ò tµi ........................................................................................... 1
2. Môc ®Ých nghiªn cøu ..................................................................................... 2
3. NhiÖm vô nghiªn cøu .................................................................................... 2
4. Giíi h¹n cña ®Ò tµi ......................................................................................... 3
5. T×nh h×nh nghiªn cøu cña ®Ò tµi .................................................................... 3
6. Ph•¬ng ph¸p nghiªn cøu ............................................................................... 4
6.1. Ph•¬ng ph¸p ®Êu tranh thùc tÕ, thu thËp tµi liÖu ........................................ 4
6.2. Ph•¬ng ph¸p ph©n tÝch hÖ thèng ................................................................ 4
6.3. Ph•¬ng ph¸p b¶n ®å ................................................................................... 5
6.4. Thùc nghiÖm s• ph¹m ............................................................................... 5
6.5. Ph•¬ng ph¸p thèng kª to¸n ........................................................................ 5
6.6. Ph•¬ng ph¸p tæng kÕt kinh nghiÖm ............................................................ 5
7. Nh÷ng ®ãng gãp cña luËn v¨n ....................................................................... 5
8. CÊu tróc cña luËn v¨n .................................................................................... 6
Néi dung ........................................................................................................... 7
Ch•¬ng 1: C¬ së lý luËn vµ thùc tiÔn cña ®Ò tµi ............................................ 7
1.1. C¬ së lý luËn vÒ sù cÇn thiÕt ®æi míi ph•¬ng ph¸p d¹y häc ®Þa lý ............ 7
1.2. C¸c ph•¬ng ph¸p tÝch cùc trong d¹y häc bµi thùc hµnh §Þa lý tù
nhiªn líp 10 THPT .................................................................................. 12
1.3. Thùc tiÔn d¹y häc c¸c bµi thùc hµnh ë mét sè tr•êng THPT tØnh
Th¸i Nguyªn ........................................................................................... 22
Ch•¬ng 2: C¸c ph•¬ng ph¸p h•íng dÉn lµm bµi thùc hµnh phÇn §Þa
lý tù nhiªn líp 10 THPT ......................................................................... 26
2.1. C¬ së h×nh thµnh c¸c ph•¬ng ph¸p .......................................................... 26
2.2. C¸c d¹ng bµi thùc hµnh §Þa lý tù nhiªn líp 10 THPT c¬ b¶n .................. 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3. C¸c ph•¬ng ph¸p h•íng dÉn - thiÕt kÕ bµi thùc hµnh phÇn §Þa lý tù
nhiªn líp 10 THPT ................................................................................. 49
Ch•¬ng 3: Thùc nghiÖm s• ph¹m ................................................................ 77
3.1. Môc ®Ých thùc nghiÖm .............................................................................. 77
3.2. NhiÖm vô thùc nghiÖm ............................................................................ 77
3.3. Nguyªn t¾c tiÕn hµnh thùc nghiÖm ........................................................... 78
3.4. Tæ chøc thùc nghiÖm ................................................................................ 78
KÕt luËn .......................................................................................................... 87
1. VÒ nhËn thøc................................................................................................ 87
2. VÒ ph•¬ng ph¸p .......................................................................................... 88
3. Mét sè kinh nghiÖm rót ra trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu ............................... 88
4. Mét sè kiÕn nghÞ .......................................................................................... 89
Tµi liÖu tham kh¶o ....................................................................................... 90
Phô lôc ........................................................................................................... 92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Danh môc c¸c h×nh
(B¶n ®å, biÓu ®å, s¬ ®å)
Trang
H×nh 2.1. C«ng nghiÖp ®iÖn ViÖt Nam ........................................................... 39
H×nh 2.2. Giã vµ b·o ë ViÖt Nam ................................................................... 39
H×nh 2.3. Ph©n bè d©n c• Ch©u ¸ ................................................................... 39
H×nh 2.4. DiÖn tÝch vµ s¶n l•îng lóa ViÖt Nam n¨m 2000 ............................. 39
H×nh 2.5. C¸c vµnh ®ai ®éng ®Êt, nói löa vµ c¸c vïng nói trÎ ........................ 41
H×nh 2.6. C¸c m¶ng kiÕn t¹o cña th¹ch quyÓn ................................................ 41
H×nh 2.7. B¶n ®å c¸c ®íi khÝ hËu trªn Tr¸i ®Êt ............................................... 42
H×nh 2.8. BiÓu ®å nhiÖt ®é, l•îng m•a cña mét sè ®Þa ®iÓm ......................... 43
H×nh 2.9. C¸c kiÓu th¶m thùc vËt chÝnh trªn ThÕ giíi .................................... 45
H×nh 2.10. C¸c nhãm ®Êt chÝnh trªn ThÕ giíi ................................................. 45
H×nh 2.11. S¬ ®å ph•¬ng ¸n 1 ......................................................................... 55
H×nh 2.12. S¬ ®å ph•¬ng ¸n 2 ......................................................................... 56
H×nh 2.13. S¬ ®å ph•¬ng ¸n 3 ......................................................................... 57
H×nh 3.1. BiÓu ®å so s¸nh kÕt qu¶ thùc nghiÖm bµi 4 ..................................... 82
H×nh 3.2. BiÓu ®å so s¸nh kÕt qu¶ thùc nghiÖm bµi 7 ..................................... 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Danh môc c¸c b¶ng
Trang
B¶ng 2.1. C¸c kiÓu th¶m thùc vËt, khÝ hËu vµ nhãm ®Êt chÝnh tõ XÝch
®¹o vÒ cùc ................................................................................................ 45
B¶ng 2.2. Mèi quan hÖ gi÷a khÝ hËu thùc vËt vµ ®Êt ë ViÖt Nam .................. 46
B¶ng 2.3. Sè giê chiÕu s¸ng trong c¸c ngµy ë mét sè vÜ tuyÕn ....................... 47
B¶ng 2.4. L•u l•îng n•íc S«ng Hång c¸c th¸ng trong n¨m ë S¬n T©y ......... 48
B¶ng 2.5. Sù thay ®æi cña nhiÖt ®é trung b×nh n¨m theo vÜ ®é §Þa lý ë
b¸n cÇu B¾c .............................................................................................. 60
B¶ng 2.6. L•îng m•a (mm) vµ l•u l•îng (m3/s) cña l•u vùc S«ng Hång
(tr¹m S¬n T©y) ......................................................................................... 60
B¶ng 3.1. Tr•êng, líp vµ sè häc sinh tham gia thùc nghiÖm .......................... 79
B¶ng 3.2. KÕt qu¶ thùc nghiÖm bµi 4 thùc hµnh ............................................. 82
B¶ng 3.3. KÕt qu¶ thùc nghiÖm bµi 7 thùc hµnh ............................................ 83
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9426.pdf