Phương pháp hoạch định tài chính dài hạn tại Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh

Lời mở đầu Sự cần thiết Trong một tổ chức, có nhiều vấn đề cần phải quan tâm, tuy nhiên nếu nhắc đến 2 chữ tài chính trong tổ chức thì người ta lại hình dung nó giống như nước trong cơ thể con người vậy. Sự ví von này đã chứng mình tầm quan trọng của tài chính trong doanh nghiệp. Do đó, mọi tổ chức đều quan tâm đến vấn đề tài chính cũng như nhiệm vụ quản trị tài chính trong doanh nghiệp mình. Ngày nay, với một thế giới đang ngày càng thay đổi nhanh chóng cùng với các biến động khó lường buộc

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Phương pháp hoạch định tài chính dài hạn tại Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài phải có tầm nhìn xa trông rộng. Nhìn về phía trước, dự đoán tương lai và có những kế hoạch phòng bị để đạt được mục tiêu chung của tổ chức chính là công việc của hoạch định. Hay nói cụ thể hơn, hoạch định tài chính sẽ giúp các công ty có được những kế hoạch sẵn sàng cho tương lai, kể cả ngắn hạn lẫn dài hạn, điều này giúp cho công ty phát triển lâu dài và tránh đi những sai lầm không cần thiết. Giống như một vị trong ban giám đốc của công ty GM đã từng được nghe nói rằng: “Hoạch định là một tiến trình giúp ích nhiều nhất cho công ty tránh khỏi sai lầm trong tương lai về sau”. Hoạch định gồm có ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, hoạch định tài chính dài hạn liên quan đến kế hoạch đầu tư và tài trợ trong thời gian từ 3 đến 5 năm. Và kế hoạch này không những giúp công ty đầu tư và gia tăng tài sản mà còn quyết định nguồn vốn nào cần tài trợ cho tài sản đó. Hơn nữa, khi thực hiện bất kì một việc gì cũng cần có phương pháp, và hoạch định tài chính dài hạn cũng vậy. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, em đã quyết định nghiên cứu đề tài “ Phương pháp hoạch định tài chính dài hạn tại Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh” trong quá trình thực tập tại công ty. Mục tiêu nghiên cứu: Kết hợp với quá trình thực tập và thực hiện đề tài này, mục tiêu nghiên cứu bao gồm: - Tìm hiểu về tiến trình xây dựng kế hoạch đầu tư và tài trợ trên cơ sở lí thuyết nhằm hình thành một nền tảng lí luận cơ bản cho quá trình thâm nhập thực tế vào trong doanh nghiệp. - Xác định quá trình xây dựng kế hoạch mà doanh nghiệp đang sử dụng, qua đó so sánh sự giống nhau giữa lí thuyết và thực tế trong việc thực hành các phương pháp hoạch định tài chính. - Áp dụng lí thuyết vào việc lập kế hoạch dài hạn tại công ty. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu tiến trình xây dựng kế hoạch đầu tư và tài trợ trên lí thuyết và thực tế mà Công ty Cổ phần kim khí Hồ Chí Minh đang sử dụng. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu: Trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu, em có những phương pháp tiếp cận sau: - Thu thập dữ liệu từ công ty thực tập. - Tham khảo tài liệu từ các nguồn khác như internet, sách, … - Tham khảo ý kiến chuyên gia. - So sánh. Kết cấu đề tài: Chương 1: Cơ sở lí luận về phương pháp hoạch định tài chính dài hạn Chương 2: Tổng quan về Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Áp dụng phương pháp vào quá trình hoạch định tài chính dài hạn tại công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh Chương 1: Cơ sở lí luận về phương pháp hoạch định tài chính dài hạn Hoạch định tài chính Định nghĩa Bởi vì tài chính rất quan trọng đối với mọi tổ chức nên công việc hoạch định tài chính cũng được quan tâm không kém. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hoạch định tài chính, chẳng hạn: Hoạch định tài chính đo lường cách thức mà dựa vào đó các mục tiêu tài chính được hoàn thành, và một kế hoạch tài chính là lời phát biểu về những gì cần phải được thực hiện trong tương lai. Hoạch định tài chính là đánh giá các lựa chọn đầu tư và tài trợ có giá trị đối với doanh nghiệp. Hoạch định bao gồm việc cố gắng đưa ra các quyết định tốt nhất, dự đoán kết quả của những quyết định đó đối với doanh nghiệp dưới hình thức là một kế hoạch tài chính và sau đó là so sánh thành tích tương lai với kế hoạch. Hoặc Hoạch định tài chính là một tiến trình bao gồm: Phân tích các lựa chọn đầu tư và tài trợ đối với công ty. Dự đoán các kết quả tương lai của những quyết định hiện tại. Quyết định những lựa chọn thay thế nào cần được áp dụng. Đo lường các thành tích đạt được so với các mục tiêu đã được thiết lập từ trước trong báo cáo tài chính. …. Tuy nhiên, cho dù định nghĩa là ngắn hay dài, là đơn giản hay phức tạp thì nhìn chung, chúng đều cho chúng ta biết được 3 đặc điểm lớn của hoạch định tài chính, đó là: thứ nhất, hoạch định tài chính là một tiến trình; thứ hai, kết quả của việc hoạch định tài chính sẽ là các kế hoạch tài chính và thứ ba, hoạch định tài chính xây dựng các kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu trong tương lai của tổ chức. Như vậy, chúng ta có thể tóm lược định nghĩa hoạch định tài chính như sau: Hoạch định tài chính là quá trình phát triển các kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Thông thường, mọi tổ chức khi hoạch định đều có những kế hoạch về ngắn hạn lẫn dài hạn. Hoạch định ngắn hạn hiếm khi nào lập kế hoạch vượt quá thời gian 12 tháng, phần lớn đó là tiến trình nhằm đảm bảo cho tổ chức có đủ tiền mặt để thanh toán các hóa đơn và công việc đi vay và cho vay ngắn hạn được sếp đặt theo một lợi thế tốt nhất. Trong khi đó, các kế hoạch dài hạn thường có phạm vi hoạch định từ 2 đến 5 năm, thậm chí có công ty lên kế hoạch đến 10 năm hoặc hơn, và cụ thể ở đây chính là kế hoạch đầu tư và tài trợ. Ngoài ra, các công ty hoạch định tài chính thông qua hệ thống các ngân sách (kế hoạch tài chính), mà hệ thống các ngân sách này đều được trình bày bằng đơn vị đo lường chung là tiền tệ hay nói cách khác, các ngân sách phải là định lượng. Mục tiêu và lợi ích: Kết quả của công tác hoạch định tài chính là hệ thống các ngân sách, và các ngân sách thường được xây dựng cho các bộ phận, đơn vị và đồng thời cũng cho các hoạt động, chẳng hạn như sản xuất, R&D, bán hàng…Toàn bộ hệ thống các ngân sách đều phục vụ cho mục tiêu chung của tổ chức, tuy nhiên các ngân sách cũng có mục tiêu riêng, và các mục tiêu này cũng sẽ là lợi ích mà công ty đạt được nếu việc hoạch định thành công: Lập kế hoạch: Việc xây dựng các ngân sách thúc đẩy các nhà quản trị trong tổ chức suy nghĩ về tương lai một cách có hệ thống và chiến lược hơn. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho chiến lược và mục tiêu dài hạn của tổ chức. Thông qua hoạch định, các nhà quản trị sẽ thiết lập nên phương hướng mà tổ chức muốn đi đến, đưa ra những dự đoán có thể xảy ra và các ưu tiên cần thực hiện. Điều này cũng giúp cho nhà quản trị có nhiều cơ hội để phát triển, phân tích và so sánh nhiều lựa chọn hơn, đồng thời giúp cho họ và tổ chức không phải bị bất ngờ mỗi khi có rắc rối nảy sinh. Sự hợp tác và thống nhất nội bộ: Mỗi bộ phận đều có những mục tiêu riêng, do đó ngân sách của bộ phận này cũng không hề giống các bộ phận khác trong tổ chức. Tuy nhiên, vì mọi bộ phận đều là một phần của tổ chức lớn hơn nên các ngân sách đều phải thống nhất và đáp ứng mục tiêu chung của toàn tổ chức. Vì vậy, trong tiến trình lập ngân sách, các nhà quản trị ở mọi cấp độ từ các bộ phận khác nhau sẽ có cơ hội gặp gỡ, thảo luận và liên kết các mục tiêu lại với nhau. Các nhà quản trị đều phải thấu hiểu rằng mọi hoạt động riêng lẻ của bộ phận của họ đều có liên quan đến toàn bộ tổ chức. Như vậy, nhờ vào việc lập ngân sách mà trong tổ chức đã có sự phối hợp, thống nhất và khi mọi người cùng làm việc với nhau để đạt được mục tiêu chung thì tổ chức sẽ thành công. Truyền thông: Mỗi khi các nhà quản trị gặp gỡ nhau, họ sẽ trình bày, thảo luận về mục tiêu của bộ phận cũng như những vấn đề liên quan đến bộ phận họ. Nhờ đó mà các nhà quản trị khác sẽ hiểu hơn không chỉ tình hình của bộ phận khác, mà còn sẽ có được sự am hiểu hơn về tình hình của tổ chức. Kế tiếp, dựa vào các thông tin có được, các nhà quản trị sẽ lập ngân sách sao cho đạt được mục tiêu chung của toàn tổ chức. Sau đó, những kế hoạch này sẽ được truyền thông đến từng nhân viên, từ đó mọi người trong tổ chức đều có thể biết được điều gì là nên làm và không nên làm đối với công việc của mình. Kiểm soát và đánh giá thành tích: Trong quá trình thực hiện các kế hoạch đã đề ra, những kết quả trong thực tế luôn được thường xuyên so sánh với những gì đã được hoạch định. Nếu những kết quả thực tế là không phù hợp với kế hoạch thì nhà quản trị sẽ được ra những hành động điều chỉnh cần thiết. Bên cạnh kiểm soát, thì các ngân sách cũng giúp tạo ra một khuôn khổ nhằm đánh giá thành tích của các bộ phận dễ dàng hơn. Động lực thúc đẩy: Có rất nhiều người tham gia vào tiến trình hoạch định cũng như thiết lập các ngân sách, và khi họ tham gia càng nhiều thì sự cam kết càng cao, và do đó, điều này cũng tạo ra động cơ thúc đẩy cho mọi người làm việc tích cực và hăng say hơn. Khi mọi người đã hiểu được công việc của mình và có được động lực làm việc thì họ sẽ có đóng góp rất lớn vào việc hỗ trợ cho toàn tổ chức đạt được mục tiêu chung. Ngoài những lợi ích thì hệ thống các ngân sách cũng có những bất lợi của nó, chẳng hạn như: Các ngân sách sẽ làm tăng công việc giấy tờ, và gây tốn nhiều thời gian của ban quản trị. Hiệu quả của các ngân sách sẽ đến rất chậm vì lợi ích của nó sẽ không được nhìn nhận cho đến năm sau. Hệ thống các ngân sách đòi hỏi sự tiêu chuẩn hóa, vì vậy đôi khi dẫn đến sự không linh hoạt. Trong quá trình lập ngân sách, có thể sẽ bắt gặp sự kháng cự của các giám đốc không sẵn lòng theo đuổi những quy trình mới. Các loại kế hoạch tài chính: Kết quả của quá trình hoạch định tài chính là hệ thống các ngân sách hay các kế hoạch tài chính, và hệ thống này bao gồm: Kế hoạch dài hạn, kế hoạch này được thể hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ. Kế hoạch đầu tư và tài trợ dự tính về việc sử dụng vốn và khai thác các nguồn vốn theo từng năm tài khóa trong phạm vi từ 3 đến 5 năm. Mục đích chủ yếu của kế hoạch là đảm bảo duy trì sự cân đối tài chính. Ngân sách hằng năm, phản ánh các hoạt động hằng năm dưới hình thái tiền tệ trên cơ sở các khoản thu và chi theo từng lĩnh vực hoạt động. Ngân sách này bao gồm 4 loại cơ bản: ngân sách đầu tư, ngân sách tài chính, ngân sách kinh doanh (gồm ngân sách bán hàng và ngân sách sản xuất) và ngân sách mua sắm. Trong đó, ngân sách kinh doanh là quan trọng nhất. Ngân sách ngân quỹ là tổng hợp các luồng thu chi từ các ngân sách trên. Tác dụng của ngân sách này là xác định nhu cầu vốn bằng tiền trong ngắn hạn để từ đó lập kế hoạch tài trợ ngắn hạn. Cuối cùng, từ hệ thống các ngân sách này, các nhà lập kế hoạch sẽ dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán. Căn cứ lập kế hoạch: Các yếu tố mà những người lập kế hoạch cần dựa vào đó để đưa ra các ngân sách gồm: Chiến lược kinh doanh của công ty Mục tiêu đặt ra cho lĩnh vực tài chính và chính sách tài chính hiện tại. Điều kiện sản xuất, bán hàng, cung ứng…hay chính là khả năng, nguồn lực của công ty Các yếu tố tác động từ bên ngoài. Một cách khái quát, những yếu tố cần được xem xét trước khi lập ngân sách gồm 2 nhóm chính: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong bao gồm những ảnh hưởng của lĩnh vực kinh doanh như sản phẩm và dịch vụ, những nhân tố ở mức độ cao hơn như giám đốc hay cổ đông; và sự sẵn có của nguồn lực. Những nhân tố bên trong là có thể được thay đổi và nên được xem xét liên tục. Nhóm ảnh hưởng Các nhân tố cần xem xét Sự ảnh hưởng từ kinh doanh Sản phẩm và dịch vụ Loại hình, số lượng, phương pháp sản xuất, giá cả, phương pháp định giá, cổ phiếu Bộ phận kinh doanh Bán hàng, sản xuất, mua bán, marketing, tài chính, điều hành, nhân sự Những nhân tố ở mức độ cao Con người Giám đốc, cổ đông, các đoàn thể, nhân viên Mục tiêu kinh doanh Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Sự sẵn có của nguồn lực Nguồn lực sẵn có Vốn, lợi nhuận, đất đai, nhà cửa, phân xưởng và máy móc thiết bị Các ngân sách của phòng ban Bán hàng, sản xuất, mua bán, marketing, tài chính, điều hành, nhân sự Bảng 1 – Các nhân tố bên trong. Yếu tố bên ngoài có những ảnh hưởng lớn hơn đến sự thành công của tổ chức so với những sự ảnh hưởng từ bên trong, vì thế cần đặc biệt chú ý đến nó. Nhiều tổ chức đã thất bại bởi vì đơn giản là họ không dành thời gian để thấu hiểu những gì đang diễn ra và chuyện gì sắp xảy ra xung quanh mình. Những nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài chẳng hạn như kinh tế, nhân khẩu, chính trị pháp luật và mối quan hệ giữa khách hàng và nhà nhà cung cấp. Nhóm ảnh hưởng Các nhân tố cần xem xét Kinh tế và nhân khẩu Kinh tế Cấu trúc, vòng đời, lạm phát, lãi suất, thuế, ảnh hưởng của thế giới, thị trường chứng khoán Dân số Số lượng, cấu trúc, phân bố, tính di động, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, xu hướng trong tương lai. Cộng đồng Hàng xóm, những nhóm gây áp lục, vấn đề môi trường, sự khác biệt ở địa phương, xu hướng xã hội, xu hướng văn hóa Lao động Số lượng, tính sẵn sàng, cơ cấu, thái độ đối với việc huấn luyện, yêu cầu, mong đợi, tập hợp kĩ năng. Chính trị - luật pháp Luật pháp Luật lao động, sự bảo vệ người tiêu dùng, sức khỏe và an toàn, luật cạnh tranh. Chính phủ Chính sách tiền tệ và tài chính, chính sách cạnh tranh và ngành, những khuyến khích và giới hạn. Những hiệp định thương mại quốc tế Nhập khẩu và xuất khẩu, thuế thương mại, cân đối thuế, hạn ngạch thương mại, tỉ giá. Tổ chức IRS, khung thuế của nhà nước, chủ nợ tín dụng, người cho vay, giới hữu quan, ban lãnh dạo, khung quy định. Mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp Khách hàng Loại và số lương, mức độ nhu cầu, khả năng chi trả, sự tăng trưởng tiềm năng, mong muốn và nhu cầu. Đối thủ cạnh tranh Vị trí, sản phẩm, hoạt động, điểm mạnh và yếu, mức độ hấp dẫn, sự hung hăng, tỉ lệ tăng trưởng. Nhà cung cấp Loại và số lượng, chi phí và mức độ cung cấp, hợp tác, sự tin cậy, khả năng tài chính, vị trí. Bảng 2 – Các nhân tố bên ngoài. Những đánh giá và phân tích các nhân tố trên có thể được trình bày dựa trên phân tích SWOT mà ở đó, công ty có thể nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu từ bản thân bên trong của tổ chức, cũng như cơ hội, đe dọa từ môi trường bên ngoài và cuối cùng là nhằm đề ra chiến lược cho tương lai. Tiến trình hoạch định tại tổ chức: Như trong định nghĩa về hoạch định tài chính, chúng ta đã biết được rằng, hoạch định tài chính liên quan đến việc xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn để đạt được mục tiêu của tổ chức. Quá trình hoạch định tài chính sẽ được mô tả rõ hơn thông qua mô hình sau đây: Viễn cảnh và sứ mệnh Kế hoạch chiến lược Mục tiêu và chính sách cơ bản Các chương trình chiến lược… Các chương trình chiến lược… Các chương trình chiến lược… Kế hoạch tài chính dài hạn Kế hoạch hằng năm Các chương trình hành động… Các chương trình hành động… Các chương trình hành động… Hệ thống ngân sách hằng năm Ngân sách ngân quỹ Kiểm soát quỹ Từ kế hoạch chiến lược, công ty sẽ có những mục tiêu và chính sách căn bản, từ đó xây dựng các chương trình chiến lược để thực hiện các mục tiêu đó. Tổng hợp các chương trình chiến lược này công ty sẽ xác định được kế hoạch tài chính dài hạn, cụ thể là kế hoạch đầu tư và tài trợ. Đây là khối đầu tiên thể hiện việc hoạch định về mặt dài hạn của công ty. Khối thứ hai thể hiện hoạch định ngắn hạn. Từ những kế hoạch đã được thiết lập trong dài hạn, công ty sẽ thiết lập những ngân sách ngắn hạn tương ứng hay nói cách khác, các kế hoạch và chương trình chiến lược sẽ được cụ thể hóa thành ngân sách hằng năm và các chương trình hành động. Hệ thống các ngân sách hằng năm là sự tổng hợp của các chương trình hành động này. Cuối cùng, ngân sách ngân quỹ sẽ là sự tổng hợp của tất cả các ngân sách trên. Nói tóm lại, trong phạm vi có giới hạn, đề tài này sẽ tập trung vào khối ban đầu, hay nói cách khác là hoạch định tài chính dài hạn của công ty, bao gồm các kế hoạch chiến lược, chương trình chiến lược và kế hoạch tài chính dài hạn. Cách tiếp cận để lập kế hoạch Có 2 cách tiếp cận chủ yếu để hình thành hệ thống các ngân sách, đó là phương pháp quy nạp và phương pháp diễn giải. Giả thiết của phương pháp quy nạp cho rằng kế hoạch tài chính là sự tổng hợp tất cả các chương trình hành động của từng bộ phận, từng cấp trong công ty. Việc lập kế hoạch sẽ thực hiện từ dưới lên, trên cơ sở hệ thống các ngân sách của từng bộ phận. Trong khi đó, phương pháp diễn giải lại cho rằng kế hoạch tài chính là sự chuẩn bị những điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu. Do đó, việc lập kế hoạch tài chính xuất phát từ mục tiêu tổng quát, ở cấp cao hay từ yêu cầu của các cổ đông, sau đó được cụ thể hóa thành các ngân sách của các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu. Quy nạp: Đặc điểm: Hình vẽ dưới đây sẽ trình bày cụ thể hơn về quá trình hoạch định theo phương pháp quy nạp: 1.Những người đứng đầu phòng ban thiết lập ngân sách. 2.Các giám đốc bộ phận xem lại ngân sách 3.Ban lãnh đạo cấp cao xem lại ngân sách. 6.Ngân sách cuối cùng được phê chuẩn. 5.Yêu cầu về sự thay đổi cần được thực hiện. 4.Yêu cầu về sự thay đổi cần được thực hiện. Hình 1 – Phương pháp quy nạp. Hoạch định tài chính theo phương pháp quy nạp bắt đầu bằng việc xác định ngân sách ở từng bộ phận ở cấp thấp nhất, sau đó ngân sách sẽ lần lượt được đưa lên cho các bộ phận, vị trí cao hơn trong tổ chức để những giám đốc xem xét và ra quyết định có chấp nhận hay không. Nếu có vấn đề nào cần phải sửa đổi thì giám đốc cấp cao hơn sẽ yêu cầu những người ở cấp thấp hơn điều chỉnh lại. Quá trình này được lặp lại cho đến khi ngân sách là phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của tổ chức và cuối cùng, quá trình lập ngân sách được hoàn thành khi nó đã được mọi cấp lãnh đạo đồng ý và phê chuẩn. Phương pháp này xem xét đến mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích. Khi sử dụng phương pháp này, những người thiết lập ngân sách sẽ nói rõ về mục tiêu và đầu ra của những chi tiêu khác nhau cho mỗi hoạt động, mà không dựa vào cơ sở nào cả. Điều này có nghĩa là chúng ta phải đánh giá tất cả mọi chi tiêu, từ dưới lên. Phương pháp này là phù hợp với những chi phí hỗ trợ và tùy ý như chi phí marketing hơn là chi phí hữu hình (chi phí dễ tính toán), chẳng hạn như chi phí sản xuất. Ưu điểm: Những người gần gũi với công việc hơn sẽ có những ý kiến chính xác hơn đối với các yêu cầu về nguồn lực trong quá trình lập ngân sách, nên một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp quy nạp đó chính là việc lập ngân sách có thể khá chính xác đối với nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận, do đó, phương pháp này có thể mang lại hiệu quả khá tốt. Bên cạnh đó, theo phương pháp này, việc hoạch định ngân sách là từ dưới lên nên sẽ có sự tham gia của nhiều nhân viên, điều này giúp nâng cao tinh thần và động lực làm việc cho mọi người trong tổ chức. Hơn nữa, vì có sự tham gia của mình nên nhân viên sẽ dễ dàng chấp nhận kết quả hơn. Nhược điểm: Nhìn vào hình vẽ, chúng ta cũng có thể nhận ra được nhược điểm lớn của phương pháp này chính là tốn thời gian. Bởi vì, ngân sách sẽ phải được chuyển lên cấp cao hơn, rồi chuyển xuống cấp dưới, rồi lại chuyển lên cấp trên phê duyệt, và nó cứ chạy vòng như thế cho đến khi ngân sách được thiết lập ở cấp thấp là phù hợp với mục tiêu của cấp cao hơn cũng như thích hợp với chiến lược của công ty. Do đó, đôi khi, kết quả mang lại chính là việc ngân sách bị trì hoãn và “đông cứng”. Bên cạnh đó, việc phải trình lên cấp cao hơn, tranh luận, giải thích và chờ họ phê chuẩn sẽ làm giảm động lực của các nhà quản trị cấp tác nghiệp, cũng như giảm đi sự thích thú và tham gia của họ. Ngoài việc tốn thời gian và làm giảm đi sự thích thú của giám đốc tác nghiệp thì phương pháp này đôi khi còn làm tốn chi phí. Điều này xuất phát từ việc mỗi bộ phận đều sẽ yêu cầu thêm nguồn vốn và nguồn lực nhiều hơn mức mà họ thật sự cần thiết. Họ làm như vậy bởi vì ai cũng muốn bộ phận mình, công việc của mình có đủ tiền và nguồn lực tài trợ, cũng như ai cũng có suy nghĩ rằng mình sẽ không nhận được đủ số tiền mà mình yêu cầu. Diễn giải Đặc điểm: Phương pháp hoạch định này dựa trên việc tập hợp kinh nghiệm và óc phán đoán của giám đốc cấp cao và cấp trung, cũng như những dữ liệu quá khứ sẵn có. Các giám đốc cấp cao sẽ ước tính ngân sách chung cũng như thiết lập mục tiêu cụ thể cho toàn tổ chức, sau đó các giám đốc cấp thấp hơn sẽ phổ biến và phân chia ngân sách xuống cho các bộ phận nhỏ hơn, tiến trình này cứ tiếp tục cho đến cấp thấp nhất. Phương pháp này còn được gọi là “last year’s plus” (tạm dịch: sự cộng thêm của năm trước), bởi vì nó được thực hiện như sau: lấy những gì mà công ty đã chi tiêu trong năm trước và sau đó cộng thêm hoặc trừ đi một tỉ lệ phần trăm nào đó. Ưu điểm: Thiết lập ngân sách từ trên xuống sẽ giúp cho ban lãnh đạo kiểm soát chi phí tốt hơn, ngăn chặn việc chi tiêu quá mức. Ngoài ra, cách tiếp cận này được cho là khá đơn giản bởi nó tiến hành trên những dữ liệu của năm trước và cộng hoặc trừ đi một tỉ lệ phần trăm là cho ra kết quả (ví dụ, kĩ thuật phương pháp phần trăm trên doanh số), do đó cũng tiết kiệm được thời gian hơn. Có thể nói đây là phương pháp thông dụng nhất trong việc thiết lập ngân sách. Và thường thì các giám đốc sẽ có được ngân sách trong vài tuần nhưng bằng cách sử dụng phương pháp này, họ vẫn có thể thiết lập ngân sách chỉ trong một ngày mà không cần tham khảo từ các bộ phận khác trong tổ chức. Nhược điểm: Vì ngân sách năm nay phần lớn phụ thuộc vào dữ liệu của năm trước, nên đôi khi dữ liệu cũ có thể sai, vì vậy điều này thường dẫn đến ngân sách mới thiết lập cũng không hiệu quả và không phản ánh đúng tình hình tương lai của công ty. Thậm chí, đôi khi phương pháp diễn giải có thể không đưa ra được sự phân chia nguồn lực tối ưu và thường bỏ qua những sự thay đổi về chi phí dần dần nhưng tiềm ẩn, hơn nữa nó có thể duy trì một cách tiếp cận không hiệu quả. Một nhược điểm cuối cùng là, việc thiết lập ngân sách chung dựa vào kinh nghiệm của các giám đốc cũng dẫn đến ngân sách mang nhiều tính chủ quan và thiếu thực tế. Diễn giải Quy nạp Điểm khởi đầu Dữ liệu quá khứ Giả định là không có chi tiêu nào cả Cơ sở cho ngân sách Năm trước cộng hoặc trừ cho một khoản tiền Những khối thiết lập dựa trên cơ sở hoạt động Số tiền được lập ngân sách Thông thường là một khoản đơn Một dãy các khoản tiền Nhu cầu hiểu biết Chức năng/bộ phận cá nhân Toàn bộ tổ chức Những người liên quan Chỉ có giám đốc và chủ sở hữu Các nhóm xuyên chức năng Thời gian và nỗ lực Có thể là quan trọng Thường rất quan trọng Tính thường xuyên Thường là hằng năm Định kì qua nhiều năm Những lựa chọn thay thế Chỉ được đề cập ngắn gọn Được đưa ra để xem lại chi tiết Những ưu tiên Thường không được tuyên bố Những mong muốn và những điều bắt buộc được thảo luận. Bảng 3 – So sánh phương pháp quy nạp và phương pháp diễn giải 3.Những người đứng đầu phòng ban thiết lập ngân sách. 2.Các giám đốc bộ phận truyền thông mục tiêu xuống các bộ phận. 1.Ban lãnh đạo cấp cao thiết lập mục tiêu chiến lược. 6.Ngân sách cuối cùng được phê chuẩn. 4.Ngân sách được chấp thuận. 5.Ngân sách được chấp thuận. Hình 2 - Tiến trình hoạch định theo phương pháp diễn giải/quy nạp. Cả 2 phương pháp trên đều có những điểm bất lợi và giải pháp cho vấn đề này chính là cách tiếp cận tổng hợp hay chính là phương pháp diễn giải/quy nạp. Nhờ vào phương pháp này mà chiến lược của tổ chức được truyền thông đến tất cả các bộ phận có liên quan đến tiến trình hoạch định ngân sách và ngân sách được rót xuống tận các phòng ban để các giám đốc cấp thấp hơn có những mục tiêu cụ thể để theo đó mà làm việc khi họ thiết lập ngân sách riêng cho bộ phận mình. Quan hệ giữa hoạch định tài chính ngắn hạn và dài hạn KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DÀI HẠN (3 – 5 năm) Kế hoạch đầu tư Kế hoạch tài trợ CÁC NGÂN SÁCH (hằng năm) Ngân sách kinh doanh Ngân sách tài trợ Ngân sách đầu tư NGÂN SÁCH NGÂN QUỸ Dự toán thu chi Kế hoạch tài trợ ngắn hạn Hình 3 – Quan hệ của các kế hoạch tài chính. So sánh giữa hoạch định tài chính ngắn hạn và dài hạn: Điểm đầu tiên về sự khác nhau giữa hoạch định ngắn hạn và dài hạn chính là thời gian. Khung thời gian của hoạch định ngắn hạn chỉ trong vòng 1 năm, trong khi đó, 3 đến 5 năm là khoảng thời gian cần thiết của hoạch định dài hạn (đối với nhiều tổ chức, thời gian của hoạch định dài hạn là có thể dài hơn nữa, khoảng 5 đến 10 năm). Thứ hai, nếu hoạch định dài hạn liên quan đến kế hoạch dài hạn, hay liên quan đến tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn thì hoạch định ngắn hạn lại liên quan đến tài sản và nợ ngắn hạn. Thứ ba, đối với hoạch định dài hạn, công ty sẽ có các kế hoạch và các chương trình chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu và chiến lược đề ra trong dài hạn. Kết quả của quá trình này là kế hoạch tài chính dài hạn Trong khi đó, hoạch định ngắn hạn sẽ thực hiện các chương trình hành động hay kế hoạch kinh doanh – là sự cụ thể hóa của các chiến lược và chương trình chiến lược trong ngắn hạn. Kết quả của quá trình này là các ngân sách hằng năm và ngân sách ngân quỹ. Thứ tư, các kế hoạch tài chính ngắn hạn thường liên quan đến sự không chắc chắn ít hơn so với kế hoạch dài hạn, bởi vì, nhìn chung, xu hướng thị trường là dễ dự đoán hơn trong ngắn hạn. Thứ năm, các kế hoạch ngắn hạn có 2 mục tiêu cơ bản là hoạch định và kiểm soát. Các tổ chức đưa ra kế hoạch về số tiền thu được và cách thức chi tiêu cũng như dự trữ tiền có được. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát tiền mà mình nhận được và chi tiêu bằng cách theo dõi kết quả thực tế so với những dự đoán trong kế hoạch và đưa ra những hành động nhằm giải quyết sự khác biệt quan trọng. Kế hoạch dài hạn thì chỉ có mục đích là hoạch định chứ không kiểm soát. Nó thể hiện những dự đoán của tổ chức về thu nhập và chi phí cho 3 hoặc 5 năm đến kể từ thời điểm hiện tại. Các kế hoạch dài hạn giúp doanh nghiệp có thể hoạch định về phía trước và chuẩn bị cho những gì mà họ nghĩ sẽ xảy ra. Và sau đó, tổ chức sẽ xem và ôn lại kế hoạch đó khi nào tiến đến nó gần hơn. Ngoài sự khác nhau kể trên thì việc hoạch định tài chính ngắn hạn và dài hạn còn khác nhau về cách lập như sau: - Hoạch định ngắn hạn: chuẩn bị các kế hoạch và chương trình hành động, lập nên các ngân sách tài chính hằng năm, đối phó lại các thay đổi của thị trường và liên tục tái đánh giá lại giá trị của kế hoạch. - Hoạch định dài hạn: quyết định mục tiêu kinh doanh của công ty, đánh giá các lựa chọn thị trường và sản phẩm chiến lược, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, vật chất và tài chính. Và tất nhiên, mặc dù có sự khác nhau như thế nhưng cả hai loại hoạch định này đều có cùng chung một mục đích là đạt được chiến lược và mục tiêu của tổ chức, bên cạnh đó, kết quả của 2 tiến trình hoạch định đều là những kế hoạch tài chính. Quan hệ giữa hoạch định tài chính ngắn hạn và dài hạn: Có mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạch định tài chính ngắn hạn và hoạch định dài hạn. Hoạch định dài hạn thiết lập ra chiến lược được cụ thể hóa thành hành động trong hoạch định ngắn hạn, và hoạch định ngắn hạn là nơi mà các chiến lược tài chính dài hạn được thực thi. Các kế hoạch ngắn hạn được thực hiện với mục tiêu đạt được những điều mà phải có ích cho kế hoạch dài hạn. Một phần của hoạch định là xác định nguồn vốn tài trợ. Hình vẽ sau đây sẽ thể hiện mối quan hệ giữa việc tài trợ ngắn hạn và dài hạn. Phần biến động theo mùa của tài sản cần thiết Mức cơ bản của tài sản cố định và tài sản lưu động Thời gian Tổng nhu cầu tài trợ Hoạch định dài hạn và ngắn hạn đều liên quan đến các quyết định về tài sản và nợ. Tuy nhiên, hoạch định dài hạn gắn liền với những tài sản và nợ dài hạn trong khi hoạch định ngắn hạn liên quan đến nợ và tài sản ngắn hạn. Hoạch định dài hạn cho phép công ty có được chính sách tài trợ cho các chiến lược, mục tiêu dài hạn của công ty, điều này có thể cần thêm nhiều tài sản cố định hay lưu động. Nhu cầu này cho thấy một dòng xu hướng biểu diễn mức nhu cầu vốn cơ bản cần được tài trợ. Bên cạnh mức nhu cầu cơ bản này, có nhiều sự biến động theo mùa trong kinh doanh đòi hỏi những đầu tư thêm vào tài sản lưu động. Vì thế những đường gợn sóng trong hình biểu diễn ở trên thể hiện rằng tổng nhu cầu vốn tăng lên đỉnh điểm vào cuối mỗi năm. Tổng nhu cầu vốn có thể được đáp ứng bằng cả tài trợ về ngắn hạn và dài hạn. Khi việc tài trợ dài hạn không thể bao phủ đủ tổng nhu cầu tài trợ thì công ty phải tăng vốn ngắn hạn để đáp ứng sự khác biệt này. Khi tài trợ dài hạn là nhiều hơn tổng nhu cầu tài trợ, công ty có thêm tiền mặt sẵn sàng cho các đầu tư ngắn hạn. Vì thế khoản tiền tài trợ dài hạn được huy động, dựa vào tổng nhu cầu tài trợ, quyết định liệu công ty có trở thành người đi vay ngắn hạn hay chủ nợ ngắn hạn hay không. Sự chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn có thể được nhận biết qua ngân sách ngân quỹ. Tuy nhiên, tùy vào tình hình hoạt động, chính sách và chiến lược của mình mà mỗi công ty có những chính sách tài trợ khác nhau. Có thể họ sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho nhu cầu dài hạn và nguồn ngắn hạn cho nhu cầu biến động. Song đây không phải là cách thức duy nhất. Còn 2 phương án nữa, đó chính là chính sách tài trợ bảo thủ và tấn công. Chính sách được gọi là tấn công khi công ty sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu biến động và một phần nhu cầu dài hạn. Còn chính sách bảo thủ thể hiện ở chỗ công ty sử dụng nguồn dài hạn tài trợ cho nhu cầu dài hạn và cả nhu cầu biến động. Hoạch định tài chính dài hạn Quyết định ngân sách vốn Sau khi tìm kiếm những cơ hội đầu tư và xác định được tổ chức có thể đầu tư vào tài sản nào, thì việc quan trọng đầu tiên chính là ước lượng dòng ngân quỹ của dự án đầu tư vào tài sản đó. Tùy theo mối quan hệ giữa các dự án đầu tư là mở rộng hay thay thế mà phương pháp ước lượng có khác nhau, song kết quả cuối cùng vẫn là dòng ngân quỹ tăng thêm khi công ty quyết định đầu tư vào dự án đó. Công việc tiếp theo là đánh giá tính hấp dẫn của dự án thông qua các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án. Những phương pháp có thể sử dụng để đánh giá, chẳng hạn như: Tỉ lệ sinh lợi bình quân: được đo lường bằng tỉ số giữa lợi nhuận sau thuế bình quân kì vọng với tổng vốn đầu tư của dự án. Dự án được chấp nhận khi tỉ lệ này là lớn hơn tỉ suất sinh lợi cần thiết. Đối với trường hợp các dự án loại trừ nhau, thì dự án có tỉ suất sinh lợi bình quân lớn nhất và lớn hơn tỉ suất sinh lợi cần thiết sẽ được chấp nhận. Thời gian hoàn vốn: đây là phương pháp phổ biến được sử dụng nhằm đánh giá các dự án đầu tư, nó được tính bằng cách lấy vốn đầu tư chia cho ngân quỹ ròng hằng năm của dự án. Phương pháp này thể hiện số năm cần thiết để trang trải vốn đầu dựa vào nguồn ngân quỹ kì vọng của dự án. Dự án nào có thời gian thu hồi vốn sớm nhất và sớm hơn thời gian quy định sẽ được chấp nhận. Tuy nhiên, để ra quyết định lựa chọn đầu tư vào dự án nào thì phương pháp này ít được sử dụng bởi nó đã không tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Hơn nữa, nó chỉ quan tâm đến ngân quỹ ròng trước khi thu hồi vốn chứ không xem xét ngân quỹ của toàn bộ dự án như là một thước đo của tính sinh lợi. Do đó, phương phá._.p này chỉ được xem là một công cụ ra quyết định bổ sung. Giá trị hiện tại ròng: là giá trị hiện tại của dòng ngân quỹ dự đoán được chiết khấu bằng tỉ suất sinh lợi cần thiết, hay phí tổn vốn đầu tư, trừ đi chi phí đầu tư ban đầu. Chi phí vốn chính là tỉ lệ thu nhập tối thiểu có thể chấp nhận của dự án có mức rủi ro bình quân. Nếu giá trị hiện tại ròng là dương thì dự án được chấp nhận. Đây là phương pháp ra quyết định cơ bản, vì nó tính đến giá trị thời gian của tiền tệ cuảng như xem xét cả độ lớn và thời gian phát sinh của dòng ngân quỹ trong toàn bộ chu kì sống của dự án. Giá trị hiện tại ròng của dự án là số tiền kì vọng làm tăng giá trị hiện tại của công ty nhờ thực hiện dự án đó. Vì thế, phương pháp giá trị hiện tại ròng là phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông. Nhưng nhược điểm là phương pháp này dựa trên dự đoán về dòng ngân quỹ trong tương lai và chi phí chiết khấu và điều này không phải dễ tính toán. Tỉ suất sinh lợi nội bộ: là tỉ suất chiếu khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của dòng ngân quỹ ròng thu được từ dự án và giá trị đầu tư ròng. Nói cách khác, đó là tỉ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng bằng không. Dự án khi có tỉ suất sinh lợi nội bộ lớn hơn hoặc bằng chi phí vốn của công ty có thể được chấp nhận. Các dự án loại trừ nhau thì dự án được chấp nhận phải có tỉ suất sinh lợi nội bộ lớn nhất với điều kiện là tỉ suất này lớn hơn hoặc bằng chi phí vốn. Chỉ số sinh lợi: là tỉ số giữa giá trị hiện tại ròng của dòng ngân quỹ tương lai với vốn đầu tư ban đầu, nó được hiểu như là giá trị thu nhập hiện tại trên mỗi đầu tư. Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì được chấp nhận. Phương pháp này tương đương với cách tính giá trị hiện tại ròng nên có cùng ưu điểm và nhược điểm của phương pháp ấy. Mặc dù các phương pháp trên giúp công ty đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư, song chỉ như vậy công ty vẫn chưa thể có được quyết định chính xác bởi, trên thực tế, có rất nhiều khả năng phát sinh ngân quỹ trong những điều kiện khác nhau. Hay nói cách khác, quyết dịnh chấp nhận hay loại bỏ dự án phụ thuộc vào thu nhập có điều chỉnh rủi ro mà nhà cung cấp vốn yêu cầu. Có 3 loại rủi ro, cá biệt, công ty, và thị trường, và có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro, chẳng hạn như giá trị kì vọng và độ lệch chuẩn của một phân bố xác suất của dòng ngân quỹ (cùng giá trị kì vọng nhưng độ lệch chuẩn lớn hơn thể hiện ngân quỹ phân tán hơn nên rủi ro hơn), hệ số sai phân (tỉ số giữa độ lệch chuẩn và giá trị kì vọng, càng lớn thì càng rủi ro), cây quyết định, phân tích bối cảnh (tính toán NPV trong các điều kiện tốt xấu, sau đó tính toán và so sánh với NPV kì vọng), phân tích độ nhạy (chỉ ra NPV thay đổi như thế nào khi có một sự thay đổi của biến đầu vào với các nhân tố khác không đổi), rủi ro thị trường (beta, đo lường thu nhập vượt trội của một cổ phiếu với beta của thị trường)… Quyết định lựa chọn đầu tư vào tài sản nào với tổng số tiền là bao nhiêu rất quan trọng, bởi vì nó liên quan đến một số tiền lớn cũng như sự không chắc chắn của nhu cầu thị trường trong tương lai. Hơn nữa, rủi ro là lớn hơn khi những đầu tư diễn ra trong một thời gian dài, chẳng hạn như một tòa nhà mới sẽ không còn được sử dụng nữa về mặt dài hạn, hoặc một thiết bị mới trở nên lạc hậu hơn so với dự đoán. Quyết định phân phối ngân sách như thế nào cho mỗi dự án là một tiến trình khó khăn của công ty vì họ có nguồn tiền hạn chế cho nhiều đề xuất đầu tư. Theo phương pháp diễn giải khắt khe, ban lãnh đạo sẽ tuyên bố bộ phận nào sẽ nhận được bao nhiêu, điều này khiến cho nhiều phòng ban cạnh tranh với nhau từng đồng. Trong cách tiếp cận quy nạp khắt khe, các giám đốc sẽ đưa ra ngân sách, tuy nhiên ngân sách của họ có thể được giảm đi nhiều khi tiền mặt sẵn có được nhận ra. Vì thế phương pháp kết hợp là tốt nhất cho hoạch định ngân sách. Ban lãnh đạo sẽ quyết định ngân sách tổng thể, sau đó sẽ quyết định một kế hoạch tạm thời về việc phân chia ngân sách trước tiến trình lập ngân sách. Các giám đốc nên có những ý tưởng tốt về việc khoản mục nào mình cần có ngân sách cho năm tới nhằm cải thiện bộ phận mình. Các giám đốc sẽ nhận sự hướng dẫn từ ban lãnh đạo trước khi bắt đầu quá trình lập ngân sách. Nhờ đó, ban lãnh đạo sẽ xem xét lại ngân sách được đưa ra bởi các giám đốc, họ phân tích và phê chuẩn (hoặc bác bỏ) ngân sách dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của họ. Một cách lí tưởng, các giám đốc sẽ được hướng dẫn làm thế nào tiến trình phê chuẩn được thực hiện để họ có thể đính kèm thêm những tài liệu hỗ trợ hoặc phân tích với ngân sách trước khi ban lãnh đạo đưa ra quyết định cuối cùng. Một điều cần lưu ý rằng, việc lựa chọn đầu tư của công ty phải phù hợp với mục tiêu, chiến lược của công ty. Hay nói cách khác, những ngân sách đầu tư là nhằm phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch và chiến lược kinh doanh của công ty. Tổng hợp tất cả nhu cầu đầu tư của những dự án công ty lựa chọn sẽ là tổng nhu cầu vốn của công ty trong một thời kì nhất định với mục đích là đem lại giá trị nhiều nhất cho cổ đông. Tuy nhiên, trọng tâm của đề tài không nằm ở chỗ xem xét tiến trình lựa chọn đầu tư vào dự án nào mà lại tập trung vào quá trình xây dựng nên kế hoạch sau khi đã lựa chọn được dự án đầu tư. Quyết định tài trợ: Việc xác định sẽ sử dụng nguồn vốn nào và bao nhiêu cho mỗi nguồn chính là quyết định tài trợ. Những nguồn vốn mà một công ty có thể huy động để tài trợ cho nhu cầu vốn bao gồm nguồn tự có và nguồn bên ngoài. Nguồn tự có phát sinh từ quá trình kinh doanh của công ty gồm khấu hao và lợi nhuận chưa phân phối. Trong khi nguồn bên ngoài là sự tổng hợp của nguồn vốn vay, phát hành cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Khi công ty cần tài trợ, nó có thể kêu gọi nhà đầu tư bỏ tiền ra để rồi họ sẽ được nhận một phần lợi nhuận hoặc công ty có thể cam kết với nhà đầu tư một khoản chi trả cố định. Ở trường hợp đầu tiên, nhà đầu tư mua các cổ phiếu mới phát hành và trở thành cổ đông, người sở hữu một phần của công ty. Ở trường hợp thứ hai, nhà đầu tư trở thành chủ nợ, người mà một ngày nào đó sẽ được hoàn trả lại số tiền đã cho công ty vay. Sự lựa chọn phối thức tài trợ thường được gọi là quyết định cấu trúc vốn. Việc đầu tư nào cũng mang lại rủi ro, do đó khi công ty sử dụng vốn vay hay phát hành cổ phiếu đều phải tính đến những kì vọng của 2 đối tượng, đó là chủ nợ và các cổ đông. Những người này chỉ đồng ý cho công ty vay vốn hay đầu tư vốn vào công ty khi họ nhận thấy rằng những kì vọng của họ là được đáp ứng. Cụ thể, khi công ty vay vốn tại ngân hàng, điều tất yếu công ty phải chịu một lãi suất từ phía ngân hàng, và công ty phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn cho ngân hàng cả vốn lẫn lãi dựa vào tỉ suất trên. Hay đối với các cổ đông, họ mong chờ công ty kinh doanh có lãi và trả cho họ khoản lợi tức với tỉ lệ phải cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng, có như thế họ mới đồng ý đầu tư vào công ty thay vì phải bỏ tiền vào ngân hàng để nhận lãi. Lãi suất mà ngân hàng yêu cầu chính là chi phí vốn vay, tỉ lệ sinh lợi trên vốn chủ mà cổ đông kì vọng chính là chi phí vốn chủ. Tổng của 2 chi phí này chính là tổng chi phí vốn của dự án đầu tư. Chi phí vốn của công ty phải dựa vào những gì mà các nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho cổ phiếu phát hành của công ty, điều này có nghĩa là dựa vào giá trị thị trường của cổ phiếu. Giá trị thị trường thường khác so với giá trị được ghi nhận bởi các kế toán viên trong sổ sách của công ty. Giá trị sổ sách phản ánh số tiền được huy động trong quá khứ từ các cổ đông hoặc được tái đầu tư bởi công ty. Nếu các nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng phát triển tích cực của công ty thì giá trị thị trường của vốn chủ có thể sẽ cao hơn giá trị sổ sách, và thông số nợ sẽ thấp hơn khi được đo lường bằng giá trị thị trường hơn là giá trị sổ sách. Chi phí vốn của công ty đo lường những gì mà nhà đầu tư muốn từ công ty, và nó phụ thuộc vào việc họ đánh giá cổ phiếu của công ty như thế nào. Giá trị đó phụ thuộc vào lợi nhuận và dòng ngân quỹ trong tương lai, chứ không phải là dữ liệu kế toán quá khứ. Giá trị sổ sách, trong khi hữu ích cho nhiều mục đích khác, thì chỉ đo lường được chi tiêu tích lũy của quá khứ, mà thông thường lại không đo lường chính xác giá trị thị trường một cách chính xác. Quá trình tính toán chi phí vốn không nằm ngoài mục tiêu lựa chọn cho công ty một cấu trúc vốn hiệu quả. Cấu trúc vốn chính là tổ hợp các nguồn vốn tài trợ dài hạn, bao gồm nợ vay, cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi (HMC không có cổ phiếu ưu đãi nên phần tính WACC không đề cập đến). Cấu trúc vốn được lựa chọn khi nó đem lại giá trị lớn nhất cho cổ đông với chi phí vốn thấp nhất. Để kết hợp những chi phí thành phần đã được quyết định từ trước trong tổng chi phí vốn bình quân, việc quyết định tỉ lệ của mỗi nguồn vốn trong tổng nguồn vốn là điều cần thiết. Giả sử, công ty đang có một cấu trúc vốn mà ban lãnh đạo nghĩ rằng đó là cấu trúc vốn tối ưu của công ty, thì công ty sẽ tiếp tục huy động tiền với cùng một tỉ lệ như thế. Nếu công ty không có cấu trúc vốn tối ưu và đang trong quá trình tìm kiếm cấu trúc mục tiêu của mình thì việc đánh giá dự án mới với chi phí vốn như là nó sẽ trở thành một cấu trúc vốn mục tiêu của công ty thì có vẻ hợp lí. Cấu trúc mục tiêu sẽ được sử dụng để quyết định tỉ lệ, và chi phí của những thành phần được điều chỉnh như dự đoán đến khi cấu trúc vốn tối ưu được nhận ra. Cấu trúc vốn bao gồm nợ và vốn chủ, và nợ thì bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn. Nợ ngắn hạn là một nguồn vốn mang lại sự bối rối và đáng tranh luận trong việc quyết định chi phí vốn. Nợ ngắn hạn có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tạm thời, chẳng hạn như nhu cầu về tồn kho theo mùa, hoặc có thể được sử dụng như là nguồn thường xuyên. Trong trường hợp sau, công ty tài trợ một phần nhu cầu thường xuyên bằng vốn vay ngắn hạn, với hi vọng rằng dựa vào đó có thể giảm tổng chi phí tài trợ. Khi nợ ngắn hạn được sử dụng như là nguồn tài trợ thường xuyên thì rõ ràng, về cơ bản nó trở thành một phần của vốn tài trợ thường xuyên của công ty, nếu không, thì nên được xem xét giống như nợ dài hạn khác trong việc phân tích chi phí vốn. Quyết định tài trợ dự án đầu tư dài hạn bằng nguồn ngắn hạn là một quyết định nhằm xem xét sự biến động của lãi suất. Một dự án dài hạn mà không sinh lợi khi được tài trợ bằng nguồn dài hạn thì không nên được chấp nhận với hi vọng sẽ có sự xem xét thành công về sự biến động của lãi suất. Hơn nữa, giám đốc với khả năng hạn chế trong việc dự đoán lãi suất qua vòng đời của dự án đầu tư có thể sẽ được lợi từ khả năng đó bằng việc tham gia kinh doanh trong môi trường tài chính mà không phải bị rối bời bởi những quyết định đầu tư. Một cách tiếp cận đơn giản là lập ngân sách đầu tư với giả định đầu tư dài hạn sẽ được tài trợ bằng nguồn dài hạn, và sau đó thực hiện một quyết định riêng biệt khác về việc đánh giá và xem xét sự biến động của lãi suất. Khi nguồn vốn ngắn hạn thật sự được sử dụng cho nhu cầu ngắn hạn, chẳng hạn tồn kho theo mùa, thì vấn đề khó khăn hơn một chút. Sự tài trợ này không phải là một phần của nguồn vốn thường xuyên của công ty, tuy nhiên chi phí phải được xác định ở đâu đó trong việc phân tích dự án đầu tư. Một cách tiếp cận là dự đoán khoản vốn vay ngắn hạn được sử dụng cho một nhu cầu vốn ngắn hạn nhất định và ước tính dòng ngân quỹ ròng cho nguồn vốn sau khi đã giảm trừ dòng ngân quỹ cho (hoặc tăng dòng ngân quỹ) những chủ nợ ngắn hạn. Điều này là hợp lí nếu nợ ngắn hạn không làm giảm đi khoản nợ dài hạn tối ưu trong cấu trúc vốn. Một cách tiếp cận thứ hai là xác định nợ ngắn hạn thường xuyên là để quyết định khối lượng tiền chưa trả hết hằng năm và coi nó như là khoản nợ, được cộng vào bất kì nguồn nợ dài hạn nào để có được tổng nợ. Cách tiếp cận sau này có thể được xem là hợp lí nếu số nợ ngắn hạn trung bình làm giảm đi khối lượng tối ưu của nợ dài hạn trong cấu trúc vốn. Nói tóm lại, để khiến cho thực tế lựa chọn cấu trúc vốn trở nên đơn giản hơn, người ta xem cấu trúc vốn về dài hạn chỉ bao gồm nợ dài hạn và cổ phiếu thường của công ty. Còn nợ ngắn hạn sẽ được xem là nguồn vốn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn tạm thời của công ty. Công ty sẽ xem xét và lựa chọn một cấu trúc vốn mà mình theo đuổi, và điều này sẽ được thể hiện qua chính sách tài chính của công ty. Quá trình lập kế hoạch tài chính dài hạn: Kết hợp giữa sơ đồ hoạch định tài chính và các lí thuyết về kế hoạch tài chính, quá trình lập kế hoạch tài chính dài hạn có thể được biểu diễn cụ thể qua sơ đồ dưới đây: Viễn cảnh, sứ mệnh Chiến lược Phân tích SWOT Kế hoạch và chương trình chiến lược Tổng hợp các nhu cầu vốn Khả năng tài trợ bên trong Khả năng tài trợ bên ngoài Chính sách tài chính Điều kiện tài chính Kế hoạch đầu tư và tài trợ Viễn cảnh, sứ mệnh: Bất kì một tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có viễn cảnh và sứ mệnh của riêng mình, cho dù là chúng được phát biểu rõ ràng, cụ thể hay được hiểu ngầm trong nội bộ thì viễn cảnh, sứ mệnh vẫn đóng vai trò quan trọng, là động lực thôi thúc các tổ chức đi tới. Viễn cảnh nói lên điều quan trọng sống còn của tổ chức, nó vẽ lên một bức tranh, 1 giấc mơ về tương lai mà tổ chức muốn hướng tới. Bên cạnh đó, nó còn là kim chỉ nam nhằm tập hợp mọi nỗ lực của doanh nghiệp để có thể cạnh tranh trong môi trường kinh doanh và phục vụ tốt khách hàng. Nhiệm vụ của viễn cảnh là làm sáng tỏ mục đích và ý nghĩa tồn tại của doanh nghiệp. Có thể nói, sứ mệnh là một 1 viễn cảnh trong giai đoạn lịch sử nhất định. Nếu viễn cảnh là những tuyên bố xuất phát từ sự khám phá bên trong, được chia sẻ trong nội bộ tổ chức thì sứ mệnh là tuyên bố bên ngoài, nó thể hiện quan hệ đối xử của tổ chức với các bên hữu quan. Nói tóm lại, viễn cảnh và sứ mệnh là nơi xuất phát của mọi chiến lược, chương trình hoạt động của công ty. Phân tích SWOT: Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến giúp cho các tổ chức xem xét môi trường bên trong, rút ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp; bên cạnh đó, là phân tích môi trường bên ngoài, để có được những cơ hội và đe dọa. Từ các phân tích đó, tổ chức sẽ có những chiến lược và hành động để tận dụng cơ hội và điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và đe dọa nhằm cạnh tranh trong môi trường kinh doanh. Chiến lược: Đáp lại những cơ hội và thách thức của môi trường, vì sự phát triển của tổ chức, các doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược dựa trên sự kết hợp giữa định hướng của viễn cảnh, sứ mệnh và môi trường bên trong bên ngoài. Chiến lược là viễn cảnh mà công ty muốn đạt được trong vòng 3 đến 5 năm tới. Do đó, chiến lược là những quyết định có tầm ảnh hưởng lâu dài, giúp thực hiện những mục tiêu lớn và đảm bảo duy trì được lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Kế hoạch và chương trình chiến lược: Kế hoạch và chương trình chiến lược là công cụ để thực hiện mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Hay nói cách khác, doanh nghiệp sẽ thực hiện chiến lược của mình thông qua một tập hợp các hành động và chương trình được thể hiện trong kế hoạch chiến lược. Nhưng tùy vào sự lựa chọn về cách tiếp cận, mà các công ty khác nhau, với những đặc điểm khác nhau sẽ có những cách lập kế hoạch khác nhau. Và nhìn chung là có 2 cách lập kế hoạch cơ bản là quy nạp và diễn giải. Cách tiếp cận quy nạp: Cách lập kế hoạch dài hạn cũng tương tự như cách lập kế hoạch ngắn hạn, tuy nhiên, kế hoạch dài hạn thì ít chi tiết hơn và cho một thời gian dài hơn. Để bắt đầu lập kế hoạch thì bước đầu tiên thông dụng nhất chính là dự đoán doanh thu. Công việc này thường do bộ phận Marketing thực hiện, nhưng thay vì dự đoán doanh thu cho năm đến trong kế hoạch ngắn hạn thì ở đây, doanh thu sẽ được dự đoán cho 5 năm tới. Tuy nhiên, doanh thu dự đoán phải dựa vào chiến lược và mục tiêu mà công ty đã thiết lập. Từ đó, các bộ phận cun Cách tiếp cận diễn giải: Tổng hợp các nhu cầu vốn: Các kế hoạch được thiết lập là những gì công ty dự định sẽ thực hiện và hoàn thành trong một thời gian nhất định. Và chắc chắn, rất nhiều nguồn lực sẽ được phân bổ đề thực hiện mục tiêu đề ra. Khi sử dụng nguồn lực, chi phí sẽ phát sinh. Do đó, tất cả các chi phí đầu tư vào các chương trình chiến lược sẽ hình thành một tổng chi phí mà chúng ta thường gọi là tổng nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp. Mỗi chương trình khác nhau sẽ có nhu cầu vốn khác nhau, và nhiều chương trình cộng lại sẽ có được tổng nhu cầu vốn. Tất nhiên, để có được con số như thế, doanh nghiệp cũng phải trả qua một quá trình tính toán và dự đoán mà phần trên gọi là quyết định ngân sách vốn. Khả năng tài trợ bên trong, bên ngoài: Khả năng tài trợ bên trong dựa vào việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ cũng như dựa vào những dự đoán trong tương lai. Cụ thể, khả năng tài trợ bên trong là các khoản như khấu hao và lợi nhuận chưa phân phối. Ngoài ra, công ty còn có thể giảm vốn luân chuyển ròng bằng cách giảm các tài sản ngắn hạn hay tăng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn của mình. Tuy nhiên, quyết định này thường chỉ được sử dụng cho việc hoạch định ngắn hạn. Khả năng tài trợ bên ngoài được xem xét khi công ty phân tích thị trường và thể chế tài chính. Khi muốn đi vay vốn, công ty có thể tìm đến các trung gian tài chính như các ngân hàng thương mại, các quỹ hỗ tương, công ty bảo hiểm, các quỹ khác…hoặc có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng, để thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Chính sách tài chính và điều kiện tài chính Chính sách tài chính đưa ra tiêu chuẩn mô tả sự lựa chọn của tổ chức về cấu trúc nợ/vốn chủ, mệnh giá, thời gian vay nợ, cách thức tài trợ và các quyết định liên quan đến vấn đề đầu tư và tài chính khác, với mục đích là tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Các chính sách tài chính thiết lập một ranh giới làm tiêu chuẩn cho quản trị tài chính và duy trì sự cân bằng về cấu trúc. Điều kiện tài chính của tổ chức được thể hiện thông qua các báo cáo tài chính như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay bảng cân đối kế toán. Hay nói cách khác, điều kiện tài chính chính là trạng thái hay vị thế của tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn (và mối quan hệ giữa chúng) của tổ chức. Kế hoạch đầu tư và tài trợ: Như đã đề cập trong định nghĩa của hoạch định tài chính, kết quả của một quá trình hoạch định sẽ là một kế hoạch tài chính. Do đó, kết quả của quá trình này – quá trình hoạch định tài chính dài hạn sẽ là kế hoạch đầu tư và tài trợ. Trên cơ sở kết hợp với sứ mệnh, chiến lược, xem xét khả năng tài trợ bên trong, bên ngoài, các chính sách và điều kiện tài chính của tổ chức, kế hoạch đầu tư và tài trợ được hình thành. Nó bao gồm 2 nội dung cơ bản sau: Nhu cầu vốn: là tổng hợp tất cả các nhu cầu đầu tư vào các tài sản của các chương trình kinh doanh, phát triển thể hiện trên cơ sở biến đổi ròng giữa các năm trên báo cáo tài chính với các nội dung sau: Nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định, thể hiện bằng sự tăng lên của nguyên giá tài sản cố định trong bảng cân đối kế toan. Tăng vốn luân chuyển ròng: là tăng phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Tăng đầu tư vào tài sản tài chính Tăng đầu tư vào tài sản vô hình. Nguồn vốn: thường được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên khai thác như sau: Nguồn vốn được rút ra từ việc giảm vốn luân chuyển ròng. Nguồn tự tài trợ: gồm khấu hao và lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư. Nhận hoàn vốn vay: là các khoản nợ do người vay dài hạn của công ty hoàn trả. Vay trung và dài hạn: từ ngân hàng đầu tư và các trung gian tài chính khác. Tăng vốn: là việc phát hành cổ phiếu ưu đãi và vốn đầu tư của chủ sở hữu. Tóm tắt chương 1: Chương 1 trình bày về cơ sở lí luận của đề tài. Nó liên quan đến hoạch định tài chính tại doanh nghiệp. Kết quả của quá trình hoạch định tài chính là các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, trong đó kế hoạch ngắn hạn liên quan đến ngân sách hằng năm, kế hoạch dài hạn chính là kế hoạch đầu tư và tài trợ. Quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư và tài trợ bắt nguồn từ việc xác định chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty về mặt dài hạn (chiến lược phải phù hợp với viễn cảnh, sứ mệnh của tổ chức, kết hợp với phân tích SWOT), tổng hợp nhu cầu vốn của các chiến lược và kế hoạch này. Sau khi xem xét được điều kiện, chính sách tài chính cũng như khả năng tài trợ bên trong, bên ngoài, bước tiếp theo là sẽ cân đối nhu cầu và nguồn. Kết quả của quá trình này là một kế hoạch đầu tư và tài trợ trong thời gian từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên, luôn có mối quan hệ giữa kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, từ kế hoạch đầu tư và tài trợ dài hạn, công ty vẫn phân chia thành những kế hoạch nhỏ hơn hay chính là kế hoạch ngắn hạn với thời gian là một năm. Kế hoạch dài hạn phục vụ cho nhu cầu thường xuyên và kế hoạch ngắn hạn thông thường lại phục vụ cho nhu cầu tạm thời. Và tất cả đều nhằm mục đích là đáp ứng mục tiêu của tổ chức và đảm bảo cân đối về tài chính. Chương 2: Tổng quan về Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh Giới thiệu về công ty: Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Metal Corporation - HMC) được chính thức thành lập vào ngày 1/1/2004, là kết quả của sự sáp nhập giữa Công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh và Công ty thép và thiết bị công nghiệp. Trụ sở chính của công ty hiện nay đặt tại địa chỉ Số 8, đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty được thành lập với số vốn điều lệ là 50.000.000.000 VND, trong đó nhà nước chiếm 68% và tổng giám đốc của công ty là ông Nguyễn Minh Xuân. Ngoài ra, công ty còn có 8 xí nghiệp (xí nghiệp 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 11) và 2 tổng kho (kho kim khí 1 và 2) trực thuộc. Vài nét về Công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh: Vào ngày 30/12/1975, công ty Kim Khí và thiết bị phụ tùng được tách ra thành 2 công ty khác nhau, đó là Công ty Thiết bị miền Nam và công ty Kim khí miền Nam dựa theo quyết định số 517/VT – QĐ do Tổng cục trưởng cục vật tư miền Nam kí. Sau đó khoảng 1 năm, ngày 04/11/1976, Bộ trưởng Bộ vật tư kí quyết định số 827/VT – QĐ về việc đổi tên Công ty Kim khí miền Nam thành Công ty Kim khí khu vực II thuộc Tổng công ty kim khí - Bộ Vật Tư. Đến 27/07/1985, Công ty Kim khí lại là trực thuộc Liên hiệp cung ứng vật tư II. 5 tháng sau đó, Liên hiệp cung ứng vật tư khu vực II bị giải thể và chuyển về Công ty kim khí của Bộ Vật Tư và đổi tên thành Công ty Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh. 28/3/1993, Công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh được quyết định là trực thuộc Tổng công ty Kim khí - Bộ thương mại. Rồi kể từ ngày 1/1/1994, Tổng công ty Kim khí thuộc Bộ Thương Mại chịu sự quản lí của Công nghiệp nặng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1994, Tổng công ty thép nguội và Tổng công ty Kim khí được hợp nhất và trở thành Tổng công ty Thép Việt Nam và 25/1/1996, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam được chính thức phê duyệt bởi Chính phủ. Vài nét về Công ty Thép và Thiết bị công nghiệp: Công ty được thành lập chính thức vào 24/7/1975 với tên gọi là Công ty phế liệu miền Nam. Sau nhiều lần đổi tên (12/1976 – Công ty phế liệu khu vực II, 6/9/1985 – Công ty Vật tư thiết bị công nghiệp) và sáp nhập với Công ty Thứ liệu thành Công ty Vật tư - Thiết bị công nghiệp ngày 1/1/1997, Công ty được chính thức đổi tên thành Công ty Thép và Thiết bị công nghiệp ngày 7/6/2000. Sau khi được hình thành từ sự sáp nhập của 2 công ty trên, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động từ năm 2004 cho đến nay và công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng kim khí chính phẩm và thứ phẩm bao gồm: Kim khí đen, kim loại màu, vật liệu làm gang, fero, khung kho, khí ga công nghiệp. Sản phẩm gia công chế biến các sản phẩm kinh doanh chính phẩm, thứ liệu và tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi, văn phòng, cân điện tử…và thực hiện dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa, phá dỡ tàu cũ. Xuất nhập khẩu và nhận ủy thác xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phù tùng. Ngoài ra, công ty còn tiến hành hoạt động kinh doanh trong các ngành khác, chẳng hạn như khách sạn, cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà ở… Chức năng của công ty: - Kinh doanh kim khí, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất ngành Thép. - Kinh doanh các loại thiết bị, vật tư công, thứ liệu và phế liệu kim loại. - Tổ chức sản xuất gia công (hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước) để sản xuất các hàng hóa và các sản phẩm bằng sắt thép. Sản xuất gia công chế biến các sản phẩm kim khí, máy móc thiết bị công nghiệp, thứ liệu, phế liệu và nguyên liệu chính phẩm. Phục hồi tân trang, sửa chữa bảo hành máy móc thiết bị, phá dỡ tàu cũ. - Kinh doanh các dịch vụ về giao nhận, vận chuyển kho bãi, nhà xưởng, cho thuê văn phòng, các hoạt động phụ trợ phục vụ sản xuất kinh doanh và các dịch vụ đại lí, kí gửi kinh doanh các ngành nghề ngoài danh mục đã đăng kí nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép bổ sung. - Xuất nhập khẩu kim khí vật tư, máy móc thiết bị, nhận ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng được phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ của công ty: Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tề tại các Ngân Hàng Công Thương và Ngân Hàng Ngoại Thương. Và công ty có các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Tổ chức kinh doanh vật tư thứ liệu nhằm tạo nguồn vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội nói chung, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam nói riêng. - Tổ chức điều tra khảo sát tình hình nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội trên cơ sở đó tổng hợp nhu cầu mua, tiêu thụ vật tư trên toàn quốc, xác nhận mối quan hệ giữa nguồn và thị trường để xây dựng đề án kinh doanh cho từng năm và nhiều năm. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh từng quý, từng năm như kế hoạch thu mua, tiêu thụ, gia công. Hoạt động dịch vụ và nghiên cứu kinh tế kĩ thuật về vật tư thứ liệu đồng thời xây dựng các kế hoạch và biện pháp thực hiện. - Tổ chức thu mua, vân chuyển, sơ chế, phân loại và gia công, thay thế lắp ráp và tân trang máy móc thiết bị phục vụ cho các tỉnh phía Nam. Chú trọng cải tiến và đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh, tổ chức tốt công tác thông tin kinh tế và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. - Nghiên cứu và hợp lí hóa tổ chức và quản lí lao động đồng thời đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có đủ trình độ và chuyên môn về chính trị, không ngừng nâng cao năng lực, kĩ thuật nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao để có thể theo kịp tốc độ phát triển của xã hội. - Xây dựng mạng lưới kinh doanh và tổ chức thực hiện kinh doanh kim khí, kinh doanh nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của ngành thép và các ngành công nghiệp khác. - Tổ chức sản xuất, gia công hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất các sản phẩm kim khí. - Kinh doanh các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho bãi, nhà xưởng, các hoạt đọng phụ trợ phục vụ sản xuất kinh doanh và các dịch vụ, đại lí kí gửi các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty. - Nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước để mở rộng và phát triển kinh doanh. Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ, luật pháp Nhà nước và các quy định của ngành đề ra. - Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ trực tiếp tham gia vào quá trình ổn định giá thép trên thị trường, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh để hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty: Đặc điểm của công ty: Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh là một công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, như vận chuyển, gia công, bất động sản,…tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty vẫn là mua bán thép. Khi mua sản phẩm thép, bắt buộc công ty phải có nhiều nhà cung cấp, với sản phẩm đa dạng, bên cạnh đó, hệ thống kho bãi cũng rất quan trọng. Kho bãi phải được bố trí thích hợp với sức chứa cũng phải phù hợp để công ty vừa bảo quản được hàng tồn kho vừa phải thuận tiện cho việc vận chuyển đến khách hàng. Để bán được sản phẩm, công ty cần có hệ thống bán lẻ của riêng mình, bên cạnh đó còn phải có mạng lưới khách hàng để tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hay nói cách khác, công ty cần có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp và khách hàng của mình, như vậy mới có thể hoạt động lâu dài. Một đặc điểm khác, ngành thép là ngành chuyên mua bán chịu, doanh thu tín dụng là rất lớn, dẫn đến khoản phải thu cũng rất cao đối với các công ty trong ngành, kể cả HMC. Do đó, khả năng bị chiếm dụng vốn của công ty cũng rất cao. Nói tóm lại, lĩnh vực kinh doanh thép có 3 đặc điểm lớn, đó là: đầu tư vào hệ thống kho bãi lớn, nhà cung cấp đa dạng cùng với nhiều khách hàng, và cuối cùng là khả năng bị chiếm dụng vốn là lớn. Ngoài mang những đặc điểm chung của lĩnh vực kinh doanh thép, công ty còn có những đặc điểm riêng. Như đã nói, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, do đó, HMC sẽ chịu ảnh hưởng của tất cả các lĩnh vực đó và tất nhiên, mức độ ảnh hưởng của mỗi lĩnh vực là khác nhau, dẫn đến đặc điểm của công ty cũng đa dạng và khác biệt. Chẳng hạn như, trong lĩnh vực gia công sắt thép, công ty cần đầu tư xưởng, máy móc thiết bị nhằm thực hiện các dự án về gia công; đối với vận chuyển, công ty cũng đầu tư phương tiện vận chuyển, như xe tải, để có thể vận chuyển đến khách hàng; đối với bất động sản, công ty phải đầu tư xây dựng nhà, kho bãi để cho thuê….hay nói cách khác, việc đầu tư vào các tài sản lớn, các tài sản dài hạn là một công việc thường xuyên phải tính đến của công ty. Báo cáo tài chính của công ty: Phụ lục 1 và 2 thể hiện Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của HMC giai đoạn 2007 – 2008. Năm 2008 là năm của khủng hoảng, của khó khăn, song kết quả kinh doanh của HMC vẫn rất ấn tượng. Doanh thu 2008 tăng vọt từ 2800 tỉ lên 4200 tỉ, từ đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên 5 tỉ, từ 38 tỉ năm 2007 đến 43 tỉ năm 2008. Tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán cũng tăng rất nhanh, cụ thể là năm ngoái giá trị tổng tài sản của công ty là 462 tỉ, nhưng đến năm 2008, giá trị tài sản tăng với 1 lượng gần gấp đôi lên đến 814 tỉ. Kết quả này một phần là nhờ những đầu tư vào tài sản, chẳng hạn như kho Phú Thuận quận 7, dự án máy nắn phẳng…đã hoàn thành trong năm 2008. Cấu trúc tài sản: Dựa vào biểu đồ cấu trúc tài sản qua các năm, chúng ta nhận thấy rằng, Tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng lên. Trong giai._.báo của ông Nguyễn Chí Cường, Chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam (VSA), năm 2009, tình hình tiêu thụ thép trong nước sẽ không còn chuyên tăng đột biến như năm 2008. Và sự ổn định này cũng giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu qủahơn. Đặc biệt, Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp đã dự đoán về nhu cầu thép ở Việt Nam qua các năm như sau: Hình 6 - Dự đoán về nhu cầu thép Năm Nhu cầu thép (triệu tấn) Sản xuất trong nước (%) 2006 6,9 51% 2010 10 61% 2015 16 62% 2020 20 70% Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp Bảng 9 - Dự đoán nhu cầu thép và khả năng sản xuất trong nước. Từ bảng dự đoán này, chúng ta nhận thấy rằng triển vọng phát triển của ngành thép là rất lớn, với 20 triệu tấn nhu cầu thép sau 20 năm nữa và 70% nhu cầu đó sẽ được đáp ứng bằng năng lực sản xuất trong nước, giảm bớt đi lượng thép nhập khẩu. Điều này dẫn đến một điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp chuyên phân phối thép như HMC, nhu cầu thép càng tăng thì nhu cầu phân phối thép cũng tăng theo. Một điểm nữa cũng cần lưu ý rằng, nếu trong tình hình khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn giữ được uy tín, chất lượng sản phẩm dịch vụ thì vẫn là điểm thuận lợi cho sự phát triển. Do đó, nhờ vào việc duy trì chất lượng dựa vào phương châm “Tất cả vì sự hài lòng” mà HMC vẫn duy trì được sự phát triển ổn định trong khủng hoảng. Thép là vật tư không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do đó Chính phủ đã xác định ngành thép cần được ưu tiên phát triển và Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt mục tiêu phát triển ngành thép đến năm 2010 như sau: “Phát triển ngành thép trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới”. Rõ ràng, việc được Chính phủ quyết định ưu tiên hỗ trợ cho sự phát triển của ngành thép thì mọi doanh nghiệp trong ngành này sẽ có cơ hội phát triển hơn, kể cả HMC. Chẳng hạn, Bộ Tài chính vẫn đang nỗ lực điều chỉnh thuế linh hoạt theo hướng nâng cao mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng mà Việt Nam có khả năng sản xuất và dự thừa (phù hợp với quy định của WTO và AFTA), để giúp các doanh nghiệp trong nước tránh được việc bị thép Trung Quốc bán tháo ồ ạt vào thị trường, dẫn đến thừa nguồn cung, từ đó có thể mang lại nguy cơ phải đóng cửa các nhà máy. Điều này gây nguy hại đến sự phát triển ngành thép nước ta. Bên cạnh đó, Chính phủ còn kêu gọi các Ngân hàng hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp thuộc ngành thép giảm lãi suất cho vay từ 10% còn 8%, nhằm giúp đỡ cho các doanh nghiệp có vốn để tiếp tục phát triển, dẫn đến ngành thép có khả năng sẽ phục hồi dần trong tương lai. Những cơ hội ở lĩnh vực bất động sản: Khoảng thời gian 2007 – 2008, ở thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hiện tượng thiếu hụt nghiêm trọng các cao ốc văn phòng cho thuê, mà ở đó những doanh nghiệp, kể cả trong nước và ngoài nước, đều muốn thuê để làm văn phòng. Tuy nhiên, do nguồn cung thiếu hụt trầm trọng trong khi cầu lại lớn nên khủng hoảng thừa đã xảy ra. Năm 2007 là năm mà thành phố Hồ Chí Minh lên cơn sốt cao ốc văn phòng. Nhu cầu đối với cao ốc cho thuê rất lớn, vượt qua cung khan hiếm của thị trường, đẩy giá cho thuê lên cao. Theo thống kê, giá thuê văn phòng loại A trong năm 2007 chỉ đạt mức trung bình là 49 USD/m2/tháng, loại B là 34 USD/m2/tháng, loại C là 21 USD/m2/tháng, loại D là 17 USD/m2/tháng (kể cả chi phí dịch vụ và thuế VAT). Nhưng những tháng đầu năm 2008 đã tăng từ 20% - 40%. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm cung văn phòng này đã không còn được duy trì khi đến cuối năm 2008. Điều này là do tình trạng khủng hoảng kinh tế, do đó các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu và cắt giảm chi phí để vượt qua khó khăn. Kết quả là, giá văn phòng cho thuê giảm cũng như mức độ chiếm hữu văn phòng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh cũng giảm theo. Tình hình này được dự đoán sẽ còn tiếp diễn cho đến hết khủng hoảng. Mặc dù năm 2008 chứng kiến sự sụt giảm trong giá thuê văn phòng, song Hồ Chí Minh -Việt Nam cũng có mặt trong bảng xếp hạng những thành phố có giá thuê văn phòng đắt nhất thế giới. Xếp hạng năm 2008 Xếp hạng năm 2007 Thành phố Nước Vị trí Tổng chi phí sở hữu € m2/năm Tổng chi phí sở hữu US$/feet vuông/năm 1 1 London UK Cuối phía Tây 2,277 311.58 2 3 Hong Kong China Khu TTTM 1,745 238.58 3 2 Tokyo Japan Khu TTTM 1,536 210.12 4 5 Mumbai India Khu TTTM 1,214 166.04 5 7 Moscow Russia Khu TTTM 1,160 158.72 6 4 Paris France Khu TTTM 1,035 141.57 7 17 Singapore Singapore Khu TTTM 954 130.48 8 10 Dubai UAE Khu TTTM 921 126.01 9 6 Dublin Ireland Quận 2 và 4 823 112.54 10 9 New York USA Trung tâm 733 100.28 11 25 Oslo Norway Khu TTTM 727 99.42 12 8 Milan Italy Khu TTTM 703 96.14 13 13 Zurich Switzerland Khu TTTM 653 89.25 14 16 Madrid Spain Khu TTTM 651 89.02 15 14 Stockholm Sweden Birger Jarlsgatan 598 81.93 16 Không có Kyiv Ukraine Khu TTTM 572 78.22 17 Không có Ho Chi Minh City Vietnam Khu TTTM 554 75.81 18 15 Luxembourg City Luxembourg Khu TTTM 551 75.29 19 19 Sydney Australia Khu TTTM 542 74.12 20 11 Seoul South Korea Gangnam 541 73.98 * Bảng xếp hạng này xếp hạng các thành phố có chi phí sở hữu văn phòng đắt nhất tại mỗi nước được thống kê. Giá cho thuê (chiếm phần lớn chi phí sở hữu) được tính dựa vào cơ sở giá thực nội bộ. Bảng 11 - Xếp hạng những nơi có giá cho thuê văn phòng đắt nhất thế giới năm 2008 Cơn sốt văn phòng đã hạ nhiệt tại thời điểm hiện tại vì ảnh hưởng nặng nề của tình hình khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên trong tương lai, tình trạng này sẽ được cải thiện bởi theo dự đoán, nền kinh tế thế giới sẽ được phục hồi từ năm 2010. Đây là cơ hội tạo điều kiện cho lĩnh vực cao ốc văn phòng phát triển trở lại. Đe dọa: Mặc dù tương lai của ngành thép là khá lạc quan song, ở tình hình hiện tại, nền kinh tế của thế giới và Việt Nam vẫn chưa thể phục hồi cho đến hết năm 2009, vì thế ngành thép Việt Nam cũng như tình hình tiêu thụ thép vẫn khó khăn trong năm nay. Theo dự đoán của IMF, nền kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 2,2% trong năm 2009, thấp hơn 0,8% so với dự đoán trước đó (3 nền kinh tế lớn của thế giới – Mĩ, Nhật và EU đều tăng trưởng âm). GDP của Việt Nam cuối năm nay được Chính phủ dự đoán là 6% trong khi tạp chí The Economist của Anh lại dự báo rằng tăng trưởng GDP của nước ta cuối năm 2009 chỉ có 0.3%!). Cũng theo dự báo, cả năm 2009, mức tiêu thụ thép chỉ xoay quanh 9 triệu tấn, trong đó sản xuất chiếm 4-4,5 triệu tấn, nhập khẩu từ 5 đến 5,5 triệu tấn, xuất khẩu chừng 0,5 triệu tấn. Và những con số này tương tự như tình hình tiêu thụ năm 2008, do đó ngành thép chỉ tăng trưởng được khoảng 2-5% so với năm 2008. Công ty không những chịu ảnh hưởng bởi thị trường thép trong nước mà còn bởi thị trường thép nước ngoài, bởi công ty có nhiều đối tác là các doanh nghiệp thép nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu thép cũng nằm trong số các hoạt động của công ty. Ngoài ra, công ty cũng là một trong 50 doanh nghiệp của nước ta nhập khẩu thép nhiều nhất. Do đó, khi giá thép thế giới biến động thì giá thép của công ty cũng sẽ phải thay đổi theo.Nói tóm lại, trong năm 2009, các doanh nghiệp trong ngành thép vẫn còn khó khăn trong việc kinh doanh và hi vọng năm 2010, tình hình sẽ được cải thiện hơn. Một khó khăn nữa mà ngành thép phải đối mặt chính là giá một số mặt hàng trọng yếu như điện, nước sạch, than bắt đầu được điều chỉnh theo giá thị trường, tất cả sẽ tác động đến chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm thép. Khi giá không ổn định, cũng làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, phân phối thép đến tay người tiêu dùng. Đặc trưng của ngành kim khí này là lợi nhuận bình quân rất thấp, cần vốn lớn và đa phần các công ty trong ngành đều bán nợ hay bán chịu, tức khả năng bị chiếm dụng vốn của công ty là cao dẫn đến khả năng mất vốn cũng cao theo. Ngoài ra, hiện tại và trong tương lai, có nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn, làm cho cạnh tranh trong ngành thép sẽ trở nên gay gắt hơn, chẳng hạn như khu liên hợp luyện kim Formosa do Mĩ đầu tư tại Hà Tĩnh (với tổng vốn đầu tư là 7,8 tỉ USD) hay 2 dự án khác – 1 của tập đoàn Tata Ấn Độ, 1 của tập đoàn Posco Hàn Quốc đang làm thủ tục xin cấp phép đầu tư….Sự xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài không những gây khó khăn cho các nhà sản xuất thép trong nước mà còn khiến cho những công ty phân phối thép như HMC phải cẩn trọng hơn, tập trung vào chất lượng và cải tiến hiệu quả hoạt động của tổ chức mình. Bảng 8 - Top 50 doanh nghiệp nhập khẩu sắt thép 10 tháng năm 2008. Hình 7 - Biểu đồ biểu diễn sự biến động của giá thép năm 2008. Những quy định của Chính phủ cũng gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp trong ngành thép. Đặc biệt là trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã có tới 3 lần điều chỉnh mức thuế xuất khẩu hàng sắt thép chỉ trong vòng chưa đầy 90 ngày. Cụ thể, cuối tháng 6/2008, Bộ đã tăng thuế xuất khẩu từ 2 đến 10%, sau đó lại tăng lên 20% vào cuối tháng 8/2008. Nhưng sau đó lại giảm xuống còn 10% như quyết định mới ban hành. Việc thay đổi “chóng mặt” trong chính sách quản lí xuất khẩu thép của Việt Nam như vậy không những không mang lại hiệu quả, không thể thực hiện mục đích góp phần bình ổn thị trường trong nước mà còn khiến cho các doanh nghiệp cảm thấy rối rắm và loay hoay không biết sẽ thực hiện kinh doanh như thế nào, thậm chí điều này có khi lại càng làm trầm trọng thêm những điểm bất lợi của ngành thép Việt Nam. Tuy nhiên, xét cho cùng, chắc hẳn đó chỉ là sai lầm “nhất thời” của Bộ và hi vọng rằng trong tương lai, Bộ cũng như Chính phủ sẽ không còn đưa ra những chính sách vội vã, mang tính thời điểm như vậy nữa, mà cần suy xét tình hình kĩ hơn để có thể giúp ngành thép phát triển nhanh với chất lượng cao. Nói tóm lại, là 1 doanh nghiệp thuộc ngành thép, với những điểm mạnh và điểm yếu vốn có, HMC cũng nhận thấy bên cạnh những đe dọa, thách thức thì vẫn tồn tại nhiều cơ hội cho sự phát triển của công ty. Vấn đề là, công ty cần hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh cũng như tận dụng cơ hội và hạn chế đe dọa để có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động và duy trì sự tồn tại trên thị trường. Điểm mạnh – S: Uy tín. Nguồn nhân lực. Mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp và khách hàng. Điểm yếu – W: Xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống phân phối còn mỏng ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Cơ hội – O: Nhu cầu của sản phẩm tăng trong tương lai (từ năm 2010) Sự hỗ trợ từ chính phủ Tiềm năng phát triển của cao ốc văn phòng. - Mở rộng phạm vi hoạt động khắp cả nước. (S1,2,3; O1,2) - Đa dạng hóa sang lĩnh vực bất động sản (S1,2,3;O3) - Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu qua quảng cáo, cam kết và thực hiện cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng (W1;O1). - Tăng cường mở rộng hệ thống phân phối ở các tỉnh ngoài miền Nam (W2, O1,2). Đe dọa – T: Khó khăn hiện tại của nền kinh tế. Sự tăng giá của các mặt hàng như điện, .. Khả năng bị chiếm dụng vốn lớn từ người mua Cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài. - Duy trì hoạt động, đợi đến khi nền kinh tế phục hồi (S1,2,3,4; T1) - Áp dụng chính sách tín dụng hợp lí để hạn chế các món nợ quá hạn (S1,3;T3) - Thuyết phục và tạo dựng mối quan hệ lâu dài, tin cậy với khách hàng và nhà cung cấp (S1,3; T2,3). - Nhanh chóng khỏa lấp hệ thống phân phối mỏng ở các tỉnh khác, nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trong ngành (W1;T4). - Duy trì cam kết chất lượng trong hoàn cảnh khó khăn nhằm thể hiện uy tín của công ty và nền tảng để tạo dựng thương hiệu (W1;T1). Bảng 10 – Phân tích SWOT của HMC. Chiến lược của công ty Những mong muốn của bên hữu quan mà công ty cảm nhận được từ sứ mệnh của mình: Khách hàng mong muốn có nhiều sự lựa chọn khi mua sản phẩm, hay nói cách khác, sản phẩm phải đa dạng với chất lượng tốt và giá cả phải chăng, sản phẩm được vận chuyển nhanh chóng và an toàn. Cổ đông thì mong có được giá trị lớn nhất từ hoạt động của công ty, bên cạnh đó họ cũng muốn công ty đa dạng hóa để hạn chế rủi ro. Nhà quản trị cũng muốn đa dạng hóa và đã đưa ra chủ trương đa dạng hóa ngay từ khi công ty chính thức được thành lập, hơn nữa, họ cũng chịu áp lực muốn được đa dạng hóa từ cổ đông. Mục đích cần đạt được để đáp ứng mong muốn của giới hữu quan: Công ty sẽ xây dựng một không gian cho khách hàng có thể so sánh và lựa chọn sản phẩm mình mong muốn. Thực hiện đa dạng hóa theo mong muốn của cổ đông và nhà quản trị. Sự lựa chọn chiến lược dựa vào phân tích SWOT: Mở rộng khách hàng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu. Mở rộng hệ thống phân phối ở các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung Đa dạng hóa sang lĩnh vực bất động sản Viễn cảnh, sứ mệnh “Sự hài lòng” Mục đích - Tạo điều kiện cho khách hàng so sánh và lựa chọn sản phẩm mong muốn. - Đa dạng hóa theo mong muốn của cổ đông và nhà quản trị. Phân tích SWOT Lựa chọn chiến lược - Mở rộng khách hàng và quảng bá hình ảnh - Mở rộng kênh phân phối. - Đa dạng hóa sang lĩnh vực bất động sản Chiến lược - Mở rộng khách hàng và quảng bá hình ảnh - Đa dạng hóa Hành động - Xây dựng chợ thép - Mua máy cán thép - Xây dựng cao ốc văn phòng Kết hợp giữa viễn cảnh, sứ mệnh và phân tích SWOT, công ty đã lựa chọn chiến lược mở rộng khách hàng và đa dạng hóa sang lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra còn có mở rộng hệ thống phân phối ở các tỉnh ngoài miền Nam nữa, tuy nhiên, công ty đã xác định, về bản chất HMC là công ty thương mại, do đó công ty vẫn có thể tuyên truyền và bán được sản phẩm của mình nhờ vào hệ thống bán lẻ xã hội. Vì thế, thay vì xây dựng thêm chi nhánh ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, công ty lại đẩy mạnh mở rộng phân phối thông qua hệ thống bán lẻ của xã hội. Vì thế, trong 5 năm đến, công ty chỉ thực hiện mở rộng khách hàng và đa dạng hóa. Kế hoạch và chương trình chiến lược Kế hoạch và chương trình chiến lược là tập hợp những hành động để công ty thực hiện chiến lược của mình. Sau đây là những hành động công ty thực hiện và ý nghĩa của chúng Chiến lược Hành động Ý nghĩa Chiến lược mở rộng khách hàng Xây dựng chợ thép tại Linh Trung Thủ Đức - Nơi tập hợp các doanh nghiệp trong ngành thép => tăng thêm tính cạnh tranh. - Giúp khách hàng lựa chọn và so sánh về sản phẩm. - Giúp công ty quảng bá về hình ảnh, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của mình. - Có thêm khách hàng và tăng thêm doanh thu cả về mua bán sản phẩm và vận chuyển. Mua máy cán thép - Công ty có thực hiện gia công sắt thép, sản phẩm máy này sẽ tăng thêm công suất làm việc của công ty, do đó cùng mở rộng thêm khách hàng. Chiến lược đa dạng hóa Xây dựng cao ốc văn phòng tại 189 Nguyễn Thị Minh Khai và 183 Đinh Tiên Hoàng - Cao ốc đều nằm ở trung tâm thành phố => thu hút được khách hàng. - Tận dụng nguồn quỹ đất đã có sẵn để xây dựng. - Vừa thực hiện đa dạng hóa nhưng cũng tạo ra không gian để HMC đặt văn phòng. Công ty sẽ xây dựng chợ thép Linh Trung, Thủ Đức với diện tích hơn 90.000 m2, mục đích là để thu hút các doanh nghiệp trong ngành thép đến và thuê một không gian tại chợ này, mà ở đó, họ sẽ trưng bày và quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của mình. Các khách hàng cũng sẽ có một nơi tập trung các sản phẩm để so sánh và lựa chọn. Khách hàng sẽ thu thập được những thông tin cần thiết về các công ty trong ngành thép cũng như sản phẩm của họ, từ đó có được những quyết định chính xác hơn. Điều này cũng gây thách thức cho các doanh nghiệp, bởi sản phẩm của họ phải tốt, giá cả hợp lí thì khách hàng mới chọn, nếu không khách hàng sẽ đi tìm một nhà cung cấp khác. Do đó, làm tăng tính cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong ngành. Còn đối với HMC, công ty cũng có điều kiện tuyên truyền về sản phẩm, dịch vụ của mình, từ đó có thêm khách hàng. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp trong ngành đến đây, công ty sẽ có thêm doanh thu từ việc cho thuê không gian và thực hiện công tác vận chuyển. Như vậy, chợ thép đã giúp công ty thực hiện mục tiêu mở rộng lẫn quảng bá hình ảnh. Mua máy cán thép giúp công ty mở rộng khách hàng khi họ muốn gia công các sản phẩm thép, bởi vì gia công sắt thép cũng là một trong những lĩnh vực mà công ty hoạt động. Với 2 dự án cao ốc văn phòng, vì nhận thấy cơ hội và tiềm năng của nó đem lại, công ty đã mạnh dạn đầu tư. Điều này thể hiện chủ trương đa dạng hóa của công ty. Vì 2 dự án đều nằm ở những khu vực đắc địa, trung tâm thành phố nên hứa hẹn sẽ thu hút rất nhiều doanh nghiệp đến thuê văn phòng. Hơn nữa, khi 2 dự án này hoàn thành sẽ đưa công ty vào một giai đoạn tăng trưởng mới. Một vài đặc điểm của những dự án trên: Chợ thép Linh Trung, Thủ Đức Máy cán thép Cao ốc 189 Nguyễn Thị Minh Khai Cao ốc 183 Đinh Tiên Hoàng Diện tích xây dựng 90,000 m2 5,917m2 8,154.7m2 Thời gian Quí 2/2010 – Quí 2/2014, 4 năm Tháng 2 – tháng 8/2010, 6 tháng Quý 2/2009 đến Quý 2/2011, 24 tháng Quý 4/2009 đến Quý 1/2012, 24 tháng Tổng vốn dự kiến 250 tỉ 40 tỉ 68 tỉ tỉ Tổng hợp nhu cầu vốn Để có được tổng nhu cầu vốn từ năm 2009 đến năm 2014, cần phải tính tổng của vốn đầu tư của các chương trình trên. Chợ thép, 250 tỉ 189 Nguyễn Thị Minh Khai, 68 tỉ Máy cán thép, 40 tỉ 193 Đinh Tiên Hoàng, 110 tỉ Tổng nhu cầu vốn = 468 tỉ. Như vậy, tổng vốn đầu tư trong 5 năm đến là 468 tỉ. Khả năng tài trợ bên trong, bên ngoài Khả năng tài trợ bên trong: Khả năng tài trợ bên trong xuất phát từ những nguồn như khấu hao và lợi nhuận chưa phân phối. 2 nguồn này của công ty trong quá khứ thể hiện trong bảng sau: 2006 2007 2008 Lợi nhuận ròng sau thuế 22,004,490,544 38,225,085,330 43,149,817,407 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 22,004,490,544 30,325,085,330 21,924,868,605 Khấu hao tài sản cố định 1,510,920,200 1,719,645,366 2,582,101,317 Tổng 23,515,410,744 32,044,730,696 24,506,969,922 Công ty luôn đặt ra mục tiêu là tăng trưởng lợi nhuận hằng năm trung bình phải đạt từ 10 – 20%, mặc dù trong quá khứ, công ty đã nhận được sự hỗ trợ nhiều từ chính phủ mới có được kết quả như vậy. Tuy nhiên, ban lãnh đạo vẫn cố gắng duy trì được mức tăng trưởng tương đương như vậy trong tương lai. Do đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và khấu hao cũng sẽ là nguồn có khả năng tài trợ một phần nhu cầu vốn dài hạn của công ty. Khả năng tài trợ từ bên ngoài: Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp trong ngành thép nói riêng. Cụ thể là giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ lãi suất khi đi vay và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Những nỗ lực của chính phủ đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công ty trong việc đi vay. Một trong những ví dụ về hỗ trợ từ phía chính phủ gần đây nhất, có thể kể đến là Quyết định 443/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 05/2009/TT/NHNN. Trong đó trình bay những qui định về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân trong vay vốn trung và dài hạn thuộc 9 nhóm ngành kinh tế: nông – lâm nghiệp; thủy sản; công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; công nghiệp sản xuất và phân phối điện; khí đốt và nước; xây dựng (trừ công trình xây dựng văn phòng cho thuê, công trình xây dựng, sửa chữa mua nhà để bán); thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; hoạt động khoa học và công nghệ. Mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ 1/4/2009 đến 31/12/2011. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Hiện tại, công ty có đã có mối quan hệ tốt với các ngân hàng như Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Indovina, Ngân hàng HSBC, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín. Trong đó, Sở giao dịch 2- Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh là 2 nơi mà công ty thường xuyên vay vốn nhất. Do đó, khi thực hiện vay vốn tại những nơi này, công ty nhận được nhiều ưu đãi, đồng thời công ty cũng trả lãi vay và lãi gốc đúng thời hạn. Nhờ đi vay và trả tiền vay một cách uy tín mà bất kì khi nào cần vay, HMC cũng được các ngân hàng tạo điều kiện vay vốn hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, bất kể ngân hàng nào cũng đều có những quy định riêng của mình. Trước khi đồng ý cho HMC, các ngân hàng sẽ xem xét mục đích đi vay, dự án đầu tư của công ty, khả năng trả lãi, điều kiện tài chính, tài sản …rồi mới đi đến quyết định cho vay bao nhiêu. Thông thường, ngân hàng đồng ý cho vay từ 50 – 60% tổng giá trị đầu tư vào dự án, số còn lại phải từ nguồn vốn của công ty. Chính sách và điều kiện tài chính Công ty xác định tài sản nào thì phải được tài trợ bằng nguồn đó, hay nói cách khác, tài sản dài hạn cần được tài trợ bằng nguồn dài hạn, bao gồm nguồn vốn vay dài hạn và vốn chủ. Bên cạnh đó, cấu trúc vốn vay/vốn chủ công ty xác định là 60%/40%. Về điều kiện tài chính, ở chương 2 cũng đã cho chúng ta thấy một phần khi phân tích về cấu trúc tài sản và nguồn vốn của công ty cũng như so sánh các chỉ số tài chính của công ty với ngành. Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty là cao hơn ngành (53% là của công ty và 46.79% là của trung bình ngành) và điều này cũng dễ hiểu khi năm 2008 là năm công ty vượt chỉ tiêu về doanh thu và điều tương tự cũng diễn ra với lợi nhuận gộp (50.23% là tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận gộp của công ty, của ngành là 38.23%). Tuy nhiên tăng trưởng lợi nhuận ròng lại thấp hơn. Sang đến thông số phản ánh khả năng sinh lợi, mọi chỉ số của công ty đều thấp hơn ngành, mặc dù tỉ lệ tăng trưởng về tổng tài sản của công ty là nhanh hơn, điều này hàm ý rằng công ty đang đầu tư vào tài sản nhiều hơn. Bên cạnh đó, thông số nợ của công ty cũng lớn hơn nhiều so với trung bình ngành (tổng nợ trên tổng tài sản của HMC là 0.65, trong khi đó của trung bình ngành lần lượt là 0.27) cho thấy công ty đang tận dụng đòn bẩy nợ, song đến thời điểm này, mọi sự đầu tư vào tài sản của công ty vẫn chưa mang lại kết quả mong đợi. Ngược lại, nó lại mang đến cho công ty rủi ro khi khả năng thanh toán lại thấp hơn nhiều so với ngành. Mặc dù qua phân tích một vài thông số của công ty so với ngành thì chúng ta thấy tình hình của công ty vẫn không khả quan về mặt khả năng thanh toán, hay khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, cũng thật là cứng nhắc khi so sánh chỉ số ngành đó với chỉ số của công ty, bởi vì mọi công ty được xếp vào cùng ngành với HMC đều thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề. Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, bên cạnh kinh doanh và mua bán sắt thép, công ty cũng đầu tư vào bất động sản, sản xuất và kinh doanh thiết bị văn phòng, nội thất phục vụ cho trường học, văn phòng…hay Công ty Cổ phần Thép Việt Ý cũng thực hiện đa dạng hóa sang lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa…hay Công ty Cổ phần đầu tư – Thương mại SMC cũng tiến hành đầu tư và kinh doanh bất động sản, ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ như vận chuyển hay trang trí nội thất….Và nhiều công ty khác trong ngành cũng thực hiện điều tương tự. Việc đa dạng hóa này cũng khiến khó khăn trong việc phân tích, tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, những công ty đa dạng hóa càng nhiều thì lại càng có thế mạnh về tài chính, chẳng hạn như tập đoàn Hòa Phát. Có thể cũng chính vì điều này, để có thể nâng cao vị thế của mình trong ngành, công ty đã luôn đặt ra chủ trương đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro. Nói tóm lại, mặc dù so với ngành, công ty vẫn chưa có vị thể tốt nhất, song cũng không nên quá dựa vào những chỉ số đó mà dự đoán về tương lai của công ty. Hiện tại, các tài sản vẫn chưa sinh lợi như những gì mà chúng đáng có, nhưng tương lai thì có thể vẫn là khả quan đối với HMC. Năm 2008 đầy khó khăn, nhưng công ty vẫn vượt qua và đạt kết quả tốt. Và tình hình tương tự vẫn có thể xảy ra trong tương lai khi nền kinh tế đã đi qua giai đoạn khủng hoảng để đến giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại. Kế hoạch đầu tư và tài trợ STT Danh mục Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3 Dự án 4 Tổng 1 Tên dự án Chợ thép Linh Trung, Thủ Đức Máy cán thép Cao ốc 189 Nguyễn Thị Minh Khai Cao ốc 183 Đinh Tiên Hoàng 2 Thời gian Quí 2/2010 – Quí 2/2014, 4 năm Tháng 2 – tháng 8/2010, 6 tháng Quý 2/2009 đến Quý 2/2011, 24 tháng Quý 4/2009 đến Quý 1/2012, 24 tháng 3 Tổng nhu cầu vốn 250 tỉ 40 tỉ 68 tỉ 110 tỉ 468 tỉ Trong đó: - Vốn vay dài hạn (60%) - Phát hành cổ phiếu (40%) 150 100 24 16 40.8 27.2 66 44 280.8 187.2 PHỤ LỤC Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – 2008 Chỉ tiêu 2007 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,801,315,131,165 4,286,974,395,516 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 950,724,929 2,471,506,069 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,800,364,406,236 4,284,502,889,447 4. Giá vốn hàng bán 2,720,559,089,786 4,164,383,148,296 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 79,805,316,450 120,119,741,151 6. Doanh thu hoạt động tài chính 5,360,441,958 30,389,394,127 7. Chi phí tài chính 8,021,981,993 55,550,297,206 Trong đó: Chi phí lãi vay 7,275,250,944 40,724,602,536 8. Chi phí bán hàng 28,616,886,231 36,231,211,439 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13,018,036,466 12,997,760,588 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 35,508,853,718 45,729,866,045 11. Thu nhập khác 3,128,932,442 4,014,366,655 12. Chi phí khác 412,700,830 71,317,293 13. Lợi nhuận khác 2,716,231,612 3,943,049,362 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 38,225,085,330 49,672,915,407 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành - 6,764,424,236 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (241,326,236) 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 38,225,085,330 43,149,817,407 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2,419 2,282 Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2007 – 2008 STT Nội dung 2007 2008 I Tài sản ngắn hạn 281,471,966,635 584,975,117,591 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 11,481,711,561 12,356,680,825 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 113,176,431,384 99,751,684,227 4 Hàng tồn kho 151,123,236,001 466,586,250,256 5 Tài sản ngắn hạn khác 5,690,587,689 6,280,502,283 II Tài sản dài hạn 181,262,218,321 229,101,274,341 1 Các khoản phải thu dài hạn 415,480,000 415,480,000 2 Tài sản cố định 154,783,089,339 198,329,132,486 - TSCĐ hữu hình 14,479,698,096 39,511,480,845 - TSCĐ vô hình 112,599,396,162 112,409,005,878 - TSCĐ thuê Tài chính - - - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 27,703,995,081 46,408,645,763 3 Bất động sản đầu tư - - 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 26,000,000,000 30,000,000,000 5 Tài sản dài hạn khác 63,648,982 356,661,855 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 462,734,184,956 814,076,391,932 IV Nợ phải trả 267,389,029,759 526,352,463,709 1 Nợ ngắn hạn 262,510,764,394 525,665,656,821 2 Nợ dài hạn 4,878,265,365 686,806,888 V Vốn chủ sở hữu 195,345,155,197 287,723,928,223 1 Vốn chủ sở hữu 194,529,575,874 286,784,095,225 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 158,000,000,000 210,000,000,000 - Thặng dư vốn cổ phần - 37,225,230,000 - Cổ phiếu quỹ - - - Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - Các quỹ 6,204,490,544 17,633,996,620 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 30,325,085,330 21,924,868,605 - Nguồn vốn đầu tư XDCB - - 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 815,579,323 939,832,998 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi 815,579,323 939,832,998 VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 462,734,184,956 814,076,391,932 Bảng phân tích khối Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2005 – 2008 2005 2006 2007 2008 Tài sản ngắn hạn 71.29% 66.53% 60.83% 71.86% Tiền và các khoản tương đương tiền 0.60% 1.90% 2.48% 1.52% Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Các khoản phải thu ngắn hạn 8.81% 21.70% 24.46% 12.25% Hàng tồn kho 61.76% 41.78% 32.66% 57.31% Tài sản ngắn hạn khác 0.12% 1.16% 1.23% 0.77% Tài sản dài hạn 28.71% 33.47% 39.17% 28.14% Các khoản phải thu dài hạn 1.63% 0.09% 0.09% 0.05% Tài sản cố định 27.03% 33.35% 33.45% 24.36% - TSCĐ hữu hình 0.66% 3.66% 3.13% 4.85% - TSCĐ vô hình 21.93% 25.85% 24.33% 13.81% - TSCĐ thuê Tài chính 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4.43% 3.84% 5.99% 5.70% Bất động sản đầu tư 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0.00% 0.00% 5.62% 3.69% Tài sản dài hạn khác 0.05% 0.02% 0.01% 0.04% Tổng tài sản 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Nợ phải trả 68.76% 58.37% 57.78% 64.66% Nợ ngắn hạn 66.97% 58.12% 56.73% 64.57% Nợ dài hạn 1.79% 0.25% 1.05% 0.08% Vốn chủ sở hữu 31.24% 41.63% 42.22% 35.34% Vốn chủ sở hữu 30.81% 41.25% 42.04% 35.23% - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 30.81% 36.21% 34.14% 25.80% - Thặng dư vốn cổ phần 0.00% 38.82% 0.00% 4.57% - Các quỹ 4.29% 0.00% 1.34% 2.17% - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 0.00% 5.04% 6.55% 2.69% - Nguồn vốn đầu tư XDCB 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.43% 0.38% 0.18% 0.12% - Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0.43% 0.38% 0.18% 0.12% - Nguồn kinh phí 100.00% 100.00% 0.00% 0.00% Tổng nguồn vốn 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Tài liệu tham khảo - Giáo trình Quản trị tài chính của trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng. - Brealey, Myers, Marcus, Fundamentals of Corporate Financial, Third Edition. - Institute of leadership and management, Budgeting for better performance, 4th edition. - Rasmussen, Eichorn, Barak and Toby Prince, Process improvement for effective budgeting and financial reporting. - Stephen Brookson, Budgeting. - Sid Kemp and Eric Dunbar, Budgeting for managers. - www.metalhcm.com.vn - www.saotc.com - www.vnexpress.net - www.tinkinhte.com ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2847.doc
Tài liệu liên quan