Phương pháp giải bài toán xác định tọa độ góc mục tiêu tại thời điểm kích hoạt phần chiến đấu định hướng của tên lửa phòng không

Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 3 PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ GÓC MỤC TIÊU TẠI THỜI ĐIỂM KÍCH HOẠT PHẦN CHIẾN ĐẤU ĐỊNH HƯỚNG CỦA TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG Phạm Ngọc Văn*, Vũ Hỏa Tiễn, Cao Hữu Tình, Đỗ Văn Phán Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu về phương pháp ngoại suy quỹ đạo mục tiêu cho đối tượng là tên lửa phòng không tự dẫn giai đoạn cuối, hoạt động trong vùng mù của đầu tự dẫn. Mục tiêu được giả thiết cơ động ở các dạng khác

pdf13 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương pháp giải bài toán xác định tọa độ góc mục tiêu tại thời điểm kích hoạt phần chiến đấu định hướng của tên lửa phòng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau. Trước “vùng mù”, dữ liệu về mục tiêu do đầu tự dẫn cung cấp cho phép tổng hợp được quy luật chuyển động của nó. Tuy nhiên trong “vùng mù” không còn thông tin đo, do đó quỹ đạo của mục tiêu so với tên lửa cần phải ngoại suy để có dữ liệu kích hoạt đầu đạn định hướng. Bài báo sử dụng thuật toán hồi quy đa thức n bậc làm công cụ ngoại suy. Các kết quả tính toán và khảo sát tọa độ của mục tiêu từ thời điểm đầu tự dẫn ngừng làm việc cho đến điểm gặp sẽ được xác định trong mặt phẳng vuông góc với trục dọc tên lửa. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho bài toán điều khiển phần chiến đấu định hướng làm việc một cách hiệu quả, đảm bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu là lớn nhất. Từ khóa: Ngoại suy quỹ đạo mục tiêu; Tên lửa tự dẫn giai đoạn cuối; Ngòi nổ định hướng; Thuật toán hồi quy đa thức. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong điều kiện chiến tranh hiện đại, tên lửa phòng không (TLPK) phải đối mặt với các loại mục tiêu tấn công đường không đa dạng, có tốc độ lớn, khả năng cơ động cao. Để đảm bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu cao, ngoài hệ thống điều khiển dẫn tên lửa, thì phần chiến đấu (PCĐ), gồm ngòi nổ vô tuyến (NNVT) và đầu đạn cần được kích hoạt đúng thời điểm. Đối với PCĐ định hướng, khác với loại đẳng hướng, có nhiệm vụ là xác định chính xác thời điểm và vị trí góc tương đối của mục tiêu để kích nổ đầu đạn. Tuy nhiên, do NNVT thường hoạt động trong điều kiện khi tên lửa không còn được điều khiển, tức là khi đầu tự dẫn (ĐTD) đã ngừng làm việc trong “vùng mù”, trong khoảng thời gian từ 0,3 đến 1,0 giây. Chính vì vậy, do không có thông tin đo tọa độ mục tiêu nên việc xác định vị trí điểm gặp cho PCĐ định hướng là không thể, đặc biệt là đối với các mục tiêu đang cơ động trước “vùng mù”. Đối với PCĐ đẳng hướng [2, 7], bài toán xác định vị trí góc tương đối mục tiêu – tên lửa không đặt ra, NNVT chỉ có nhiệm vụ xác định cự ly tương đối của mục tiêu phù hợp với điều kiện phối hợp vùng văng mảnh để chọn thời điểm kích nổ đầu đạn. Theo [4], nếu TLPK sử dụng PCĐ định hướng thì xác suất tiêu diệt mục tiêu tăng lên đáng kể, tuy nhiên lại cần xác định chính xác tọa độ góc tương đối của mục tiêu so với tên lửa để lựa chọn thời điểm kích nổ và định hướng vùng mảnh sát thương, đảm bảo hiệu quả tiêu diệt mục tiêu lớn nhất. Trong điều kiện thiếu thông tin tức thời, chỉ có thông tin tiên nghiệm, bài toán xác định tọa độ góc tương đối của mục tiêu so với tên lửa chỉ có thể giải bằng phương pháp ngoại suy, trong [6, 8] một số tác giả đã dựa trên phép ngoại suy tuyến tính lý tưởng để ngoại suy quỹ đạo MT. Tuy nhiên, phương pháp này có mặt hạn chế là thiếu chính xác trong những trường hợp mục tiêu đang cơ động trước thời điểm ngoại suy. Trong bài báo này, tác giả đề xuất sử dụng thuật toán tính hồi quy đối với bộ dữ liệu đo quỹ đạo mục tiêu trước “vùng mù” của ĐTD để tìm quy luật chuyển động của mục tiêu, sử dụng nó để ngoại suy quỹ đạo mục tiêu trong “vùng mù”. Khác với ngoại suy tuyến tính, phương pháp hồi quy cho phép xác định quy luật cơ động của mục tiêu kể cả sau khi mất Tên lửa & Thiết bị bay P. N. Văn, , Đ. V. Phán, “Phương pháp giải bài toán xác định tên lửa phòng không.” 4 thông tin đo tọa độ trong thời gian ngắn (một vài giây) với độ chính xác chấp nhận được. Với những giả thiết là TLPK tự dẫn giai đoạn cuối với PCĐ định hướng; mục tiêu cơ động với một số dạng điển hình (thẳng đều, cơ động một phía và cơ động kiểu con rắn), nhiệm vụ nghiên cứu là: - Xác định tọa độ tương đối của mục tiêu so với tên lửa (tọa độ x, y, z trong hệ tọa độ cố định không xoay OXqYqZq) trong giai đoạn tự dẫn (trước “vùng mù”) với các dạng cơ động đã nêu; - Sử dụng thuật toán hồi quy, lựa chọn mô hình hồi quy tương thích với các tọa độ x, y, z có tính tới sự cơ động của mục tiêu để ngoại suy quỹ đạo mục tiêu; - Xác định tọa độ góc của mục tiêu trong mặt phẳng vuông góc với trục dọc tên lửa theo hệ tọa độ liên kết, để xác định sector định hướng cho PCĐ. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Xác định tọa độ tương đối mục tiêu - tên lửa trong giai đoạn tự dẫn Để đơn giản hóa mô hình động hình học mục tiêu – tên lửa (MT-TL), ta giả sử là TL được dẫn bằng phương pháp tiếp cận tỷ lệ, thành phần gia tốc dọc trục tên lửa trùng với vector vận tốc tên lửa còn mục tiêu coi là chất điểm. Chuyển động tương đối của mục tiêu so với tên lửa trong không gian được xét trong hệ tọa độ quán tính (OXqYqZq) tương đối với hệ tọa độ đất cố định (OXgYgZg) (hình 1), trong đó: TL TL TLx ,y ,z là tọa độ của TL trong hệ tọa độ đất; MT MT MTx ,y ,z là tọa độ của MT trong hệ tọa độ đất; ;D N  là góc nghiêng quỹ đạo MT trong mặt phẳng đứng và mặt phẳng ngang hệ tọa độ quán tính; W ; WD N là gia tốc pháp tuyến của MT trong mặt phẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang; D NV ,V là vector thành phần vận tốc của MT tương ứng trong mặt phẳng đứng và ngang; ; ;x y zV V V là hình chiếu vector tốc độ MT lên các trục tương ứng của hệ tọa độ OXqYqZq. Hình 1. Các đặc trưng chuyển động của MT (hoặc TL) trong hệ quy chiếu. a. Mô hình chuyển động của TL [2] Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 5 - Tốc độ chuyển động của tên lửa theo các trục hệ tọa độ: _ _ _ _ _ _ _ _ cos cos sin cos sin TL TL x TL TL D TL N TL TL y TL TL D TL TL z TL TL D TL N x V V y V V z V V               (1) - Tốc độ thay đổi góc nghiêng quỹ đạo tên lửa: _ _ _ _ _ _ TL D TL D TL D TL N TL N TL N W V W V       (2) Với: TL_ D TL TL_ N TL_ N TL TL_ DV V cos ;V V cos   (3) b. Mô hình chuyển động của MT [2] - Tốc độ chuyển động của mục tiêu theo các trục hệ tọa độ: _ _ _ _ _ _ _ _ cos cos sin cos sin MT MT x MT MT D MT N MT MT y MT MT D MT MT z MT MT D MT N x V V y V V z V V               (4) - Tốc độ thay đổi góc nghiêng quỹ đạo: _ _ _ _ _ _ MT D MT D MT D MT N MT N MT N W V W V       (5) Với: MT _ D MT MT _ N MT _ N MT MT _ DV V cos ;V V cos   (6) - Gia tốc pháp tuyến cho trước: Khi không cơ động: _ 0MT DW  ; _ 0MT NW  ; Khi cơ động một phía: _ 0MT DW  ; hoặc _ 0MT DW  ; Khi cơ động con rắn: _ 0MT DW  và _ 0MT NW  ; c. Phương pháp dẫn [2] Gia tốc pháp tuyến yêu cầu của phương pháp dẫn (PPD) tiếp cận tỷ lệ: _ _3TL D TC D DW V   ; _ _3TL N TC N NW V   (7) d. Động hình học TL – MT [2] ; ; ; ; q MT TL q MT TL q MT TL q MT TL q MT TL q MT TL x x x y y y z z z x x x y y y z z z                     (8) Trong mặt phẳng thẳng đứng: 6 e. Sơ đ - C - Góc nghiêng đư - V Trong m - C - Góc nghiêng đư - V P. ự ly t Hình 2 ận tốc tiếp cận TL ự ly t ận tốc tiếp cận TL ồ khối mô ph N. Văn, ương đ . ặt phẳng nằm ngang: ương đ Động Hình , Đ ối TL ối TL ỏng chuyển động t . V ờng ngắm: hình ờng ngắm: 3 . Phán -MT: h -MT: -MT: -MT: . Sơ đ ọc TL ồ mô phỏng chuyển động t , “Phương pháp gi D q q Dr x y r   D TC _ Dr V N q q Nr x z r   N TC _ Nr V     D D -MT trong m        N N    acr tan   acr tan   ương đ 2 2 2 2 ải b q q y q x q D y x V y V x r ặt phẳng thẳng đứng tr x V y V q q z q x q N z x V z V x r x V z V ối TL  q x q y  q x q z - ài toán xác đ  Dr   Nr  MT q q q qx x y y q q q qx x z z ương đ r   Nr  D ối ịnh 2   2  TL ên h – Tên l tên l MT ửa & ửa ph ệ tọa độ đất . Thi òng không ết bị bay (10) . (11) (12) (13) (14) .” (9) Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 7 2.2. Xây dựng mô hình ngoại suy quỹ đạo mục tiêu Như đã nêu ở phần đặt vấn đề là trong “vùng mù”, ĐTD không đo được tọa độ mục tiêu, NNVT-Dopler chỉ có thể xác định được: vận tốc tiếp cận giữa TL – MT và góc hợp bởi đường ngắm TL-MT với phương vector vận tốc tương đối (Vtđ). NNVT-Pha chỉ có thông tin về góc giữa đường ngắm và phương Vtđ. NNVT-Xung Pha chỉ có thông tin về cự li tương đối [2, 7]. Nhìn chung, các loại NNVT không có đủ thông tin đo để xác định tọa độ của MT so với TL trong không gian “vùng mù” để điều khiển PCĐ định hướng. Bởi vậy, cần phải ngoại suy quỹ đạo mục tiêu và xác định vị trí tương đối của nó so với TL tại thời điểm kích hoạt PCĐ. a. Lựa chọn phương pháp ngoại suy Có nhiều phương pháp ngoại suy quỹ đạo như: - Ngoại suy đơn thuần dựa vào động hình học TL-MT khi biết trước quỹ đạo MT trước “vùng mù”. Phương pháp này đơn giản, tính toán nhanh tuy nhiên sai số sẽ rất lớn nếu MT đang cơ động do không xác định được đặc trưng cơ động; - Ngoại suy quỹ đạo dựa trên thuật toán tự tổ chức [3]. Phương pháp này có thuật toán phức tạp, khối lượng tính toán lớn, nên trong khoảng thời gian làm việc của PCĐ (dưới 1s) sẽ không đáp ứng thời gian thực (Real Time); - Ngoại suy trên cơ sở mạng Neuron [8]. Phương pháp này cho kết quả ngoại suy khá chính xác, tuy nhiên cũng không đáp ứng thời gian thực do khối lượng và thời gian tính toán lớn; - Phương pháp ngoại suy sử dụng thuật toán hồi quy [6]. Phương pháp này thường được sử dụng trong dự báo có dữ liệu thống kê tiên nghiệm. Phương pháp cho kết quả dự báo có độ chính xác tương đối cao, thời gian đáp ứng nhanh. Có nhiều mô hình hồi quy như [5]: Hồi quy tuyến tính; Hồi quy phi tuyến; Hồi quy đơn thức; Hồi quy đa thức; Trong đó, hồi quy tuyến tính khá đơn giản chỉ phù hợp trong trường hợp MT không cơ động, không đáp ứng đối với mô hình MT khi cơ động; Hồi quy đơn thức cũng không đáp ứng với đối tượng có nhiều tham số (tọa độ) như MT, bên cạnh đó khi xét trong thời gian cơ động ngắn, có thể xem như MT chỉ cơ động một phía nên không cần phải áp dụng mô hình hồi quy phi tuyến. Lựa chọn trong bài báo này là sử dụng mô hình hồi quy đa thức n bậc làm công cụ dự báo (ngoại suy) quỹ đạo MT. b. Xây dựng mô hình Giả sử rằng, trong “vùng mù”, quá trình tiếp cận đến điểm gặp, MT không thay đổi dạng cơ động đã có trước “vùng mù” của ĐTD. Các dạng cơ động có thể là: - Không cơ động (chuyển động thẳng đều tới điểm gặp). Qũy đạo MT là đường thẳng; - Cơ động một phía với quá tải không đổi, quỹ đạo MT là đường cong bậc hai; - Cơ động kiểu “Con rắn”, quỹ đạo MT có dạng là đường cong hình sin. Đặc trưng giới hạn cơ động của MT có người lái là: Tcđ≥4s (chu kỳ); ncđ≤12g (quá tải). Chính vì vậy trong khoảng thời gian 1s bay trong “vùng mù” có thể xem như MT cơ động một phía. Như vậy, chung cho ba dạng cơ động đặc trưng của MT, ta chỉ cần sử dụng mô hình hồi quy đa thức bậc n có thể đảm bảo dự báo đầy đủ quỹ đạo chuyển động. Tên lửa & Thiết bị bay P. N. Văn, , Đ. V. Phán, “Phương pháp giải bài toán xác định tên lửa phòng không.” 8 Mô hình hồi quy đa thức bậc n đề xuất cho các tọa độ MT như sau:       2 0 1 2 2 0 1 2 2 0 1 2 ... ... ... n q n x n q n y n q n z x t a a t a t a t y t b b t b t b t z t c c t c t b t                         (15) Trong đó:      , ,q q qx t y t z t là hình chiếu tọa độ tương đối của MT so với TL trên các trục tương ứng của hệ tọa độ OXqYqZq; ; ;x y z   là sai số ngẫu nhiên của các tọa độ; 0 1 2j j ja ;b ;c j , , ,...,n là các tham số hồi quy theo bậc. Ở những thời điểm trước “vùng mù”, đầu tự dẫn đo được N giá trị các tọa độ MT, ta có tập dữ liệu đo các tọa độ sau:  , , , 0,1, 2,..., N 1i i i ix y z t i   (16) Khi đó tổng bình phương sai số giữa mô hình quan sát và mô hình hồi quy được viết dưới dạng:       1 2 2 0 1 2 0 1 2 2 0 1 2 0 1 2 2 0 1 2 0 x - ... - ... - ... N n i i i n i i N n i i i n i i N n i i i n i i E a a t a t a t y b b t b t b t z c c t c t c t                                 (17) Để xấp xỉ số liệu của mô hình quan sát và mô hình hồi quy, tìm các hệ số a, b, c đảm bảo sao cho minE  . Muốn vậy, ta lấy đạo hàm của E trong công thức (17) theo  , , 0,1,2,...,j j ja b c j n , ta có:       1 2 0 1 2 0 1 2 0 1 2 0 1 2 0 1 2 0 2 x - ... 0,1,2,..., 2 - ... 0,1,2,..., n 2 - ... 0,1,2,..., N n j i i i n i i ij N n j i i i n i i ij N n j i i i n i i ij E a a t a t a t t j n a E y b b t b t b t t j b E z c c t c t c t t j n c                                          (18) Cho hệ phương trình (18) bằng không, giải hệ phươngn trình ta sẽ tìm được các giá trị i i ia ,b ,c . Để giải hệ (18) đặt: Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 9 1 1 1 2 0 0 0 1 1 1 1 2 3 1 0 0 0 0 1 1 1 1 1 2 2 0 0 0 0 N N N n i i i i i i N N N N n i i i i i i i i N N N N n n n n i i i i i i i i N t t ... t t t t ... t ............................................ t t t ... t                                                          T ; 1 1 1 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 1 2 2 0 0 1 1 0 0 N N N i i i i i i N N N i i i i i i i i i N N i i i i i i i N N n n i i i i i i x y z t x t y t z t x ; t y ; t ........... ........... t x t y                                                                                             X Y Z 1 2 0 1 0 N i i N n i i i z ........... t z                                     0 0 0 1 1 1 2 2 2 n n n a b c a b c a ; b ; c ... ... ... a b c                                                   a b c (19) Giải hệ phương trình: ;Ta = X Tb = Y; Tc = Z (20) Ta tìm được các giá trị i i ia ,b ,c , thay các giá trị tìm được vào hệ phương trình (15) ta sẽ tìm được phương trình quỹ đạo ngoại suy mục tiêu. 2.3. Bài toán xác định tọa độ MT trong mặt phẳng vuông góc với trục dọc TL Để điều khiển PCĐ định hướng trên TL, tọa độ ngoại suy của MT trong hệ tọa độ quán tính phải được chuyển sang mặt phẳng vuông góc với trục dọc TL thuộc hệ tọa độ liên kết. Phép chuyển tọa độ mục tiêu như sau (TĐQT→TĐVT→TĐLK): 1 1 1 , ,N D q q qOX Y Z OXYZ OX Y Z         A B Hình 4. Tương quan của hệ tọa độ quán tính cố định và hệ tọa độ vận tốc. Hình 5. Tương quan của hệ TĐVT và hệ TĐLK. Tên lửa & Thiết bị bay P. N. Văn, , Đ. V. Phán, “Phương pháp giải bài toán xác định tên lửa phòng không.” 10 Trong đó, OXYZ là hệ tọa độ vận tốc, có gốc đặt tại trọng tâm TL, OX hướng theo phương vector vận tốc, OY hướng thẳng đứng vuông góc với OX, còn OZ nằm trong mặt phẳng ngang tạo với trục OX và OY một tam diện thuận. OX1Y1Z1 là hệ tọa độ liên kết của TL, có điểm gốc trùng với hệ TĐVT. Trục OX1 trùng với trục dọc TL; OY1 nằm trong mặt phẳng cánh lái chúc ngóc, hướng lên trên; OZ1 nằm trong mặt phẳng cánh lái hướng, vuông góc với hai trục OX1 và OY1 tạo nên tam diện thuận. Tọa độ của mục tiêu từ hệ TĐQT chuyển vào hệ TĐVT (OXYZ) thực hiện bởi quay lần lượt hệ tọa độ OXqYqZq quanh trục OYq và trục OZq theo các góc θN và θD tương ứng (Hình 4). Ta nhận được tọa độ MT trong hệ TĐVT phương trình ma trận chuyển vị: q q q xx y . y z z                 A (21) Trong đó, A là ma trận cosin định hướng chuyển từ hệ TĐQT sang hệ TĐVT, có dạng: 0 D N D N N D N D N N N N cos .cos sin cos .sin sin .cos cos sin .cos sin cos                      A (22) Tọa độ MT chuyển từ hệ (OXYZ) sang hệ (OX1Y1Z1) bằng cách quay hai lần liên tiếp theo các góc β quanh trục OY và góc α quanh trục OZ (hình 5). Tọa độ MT trong hệ TĐLK xác định bởi phương trình: 1 1 1 x x y . y zz                  B (23) Trong đó, B là ma trận cosin định hướng có dạng sau: 0 cos .cos sin cos .sin sin .cos cos sin .cos sin cos                      B (24) Xét tọa độ MT trên mặt phẳng vuông góc với trục dọc TL (hình 6): Hình 6. Tọa độ mục tiêu trong hệ TĐLK trên mặt phẳng ảnh, vuông góc với trục dọc TL. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 11 Từ hình 6 ta có: 1 1 1 1 2 1 y acr tan ; z y acr tan x     (25) Cự ly TL-MT: 2 21 1R y z  (26) 3. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH Giả thiết là TL tự dẫn bằng phương pháp tiệm cận tỷ lệ, mục tiêu cơ động theo các dạng có thể như: chuyển động thẳng đều; cơ động một phía; cơ động kiểu “con rắn”; cơ động kiểu “ống không gian”. Mục tiêu khảo sát là tìm ra tập hợp dữ liệu đo tọa độ theo công thức (16) làm cơ sở cho bài toán tính hồi quy, ngoại suy quỹ đạo mục tiêu trong “vùng mù” của ĐTD và đánh giá tọa độ góc tương đối của mục tiêu tại thời điểm kích nổ đầu đạn. Các dữ liệu ban đầu: - Tọa độ ban đầu của MT: 4000 4000 4000MT MT MTx m;y m;z m;   - Tọa độ ban đầu của TL: 1000 1000 1000TL TL TLx m;y m;z m;   - Tốc độ của MT: 450MTV m/ s; - Tốc độ của TL: 850TLV m/ s; - Thời gian bay của TL trong “vùng “mù”, tương ứng với thời gian làm việc của NNVT) nhỏ hơn 1s; kích thước “vùng mù” của ĐTD 700muR m ; bán kính sát thương có hiệu quả của đầu đạn 50HQR m . Mục tiêu khảo sát là đánh giá sai số góc (Δφ) tại thời điểm kích hoạt PCĐ trong mặt phẳng vuông góc với trục dọc TL trên có sở so sánh góc thực trong trường hợp giả sử TL vẫn được dẫn tới điểm gặp và góc ngoại suy trong trường hợp TL mất điều khiển trong “vùng mù”. Bằng việc chọn bậc của đa thức hồi quy theo gia tốc cơ động của MT đảm bảo cho sai số về góc không vượt quá 5 độ là đảm bảo độ chính xác cần thiết. Các tham số về vận tốc tiếp cận và tốc độ quay đường ngắm được đưa ra để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.1. Các dạng đặc trưng trong khảo sát a) b) Hình 7. Quỹ đạo TL-MT trong mặt phẳng đứng (a) và ngang (b). Tên lửa & Thiết bị bay P. N. Văn, , Đ. V. Phán, “Phương pháp giải bài toán xác định tên lửa phòng không.” 12 a) b) Hình 8. Quỹ đạo thực và quỹ đạo ngoại suy của MT trong mặt phẳng ảnh a) quỹ đạo trong vòng tròn bán kính Rmu; b) quỹ đạo trong vùng sát thương Rst. 3.2. Kết quả khảo sát khi mục tiêu không cơ động Bảng 1. Kết quả ngoại suy tọa độ góc khi MT không cơ động. Quá tải MT Bậc hồi quy Góc QĐ thực,(o) Góc QĐ ng/suy,(o) Sai số góc Tốc độ góc quay đường ngắm trong các mặt phẳng, (o/s) Tốc độ thay đổi cự ly tiếp cận trong các mặt phẳng, (m/s) Wmt n φT φNS Δφ ( o) D N Vtc_D Vtc_N 0 1 26.1499 27.4563 1.3064 -0.0008 0.0002 902.1291 880.4734 Nhận xét: Khi MT không cơ động chuyển động thẳng đều, hàm hồi quy đa thức tuyến tính bậc nhất đủ để ngoại suy quỹ đạo MT trong “vùng mù” với sai số về góc chỉ 1,3064 độ nên chấp nhận được. 3.3. Kết quả khảo sát khi mục tiêu cơ động một phía trong mặt phẳng thẳng đứng (Wmt_N = 0) a) Trường hợp cơ động tăng độ cao Wmt_D >0 Bảng 2. Kết quả ngoại suy tọa độ góc khi MT cơ động môt phía với W_D>0. Quá tải MT Bậc hồi quy Góc QĐ thực,(o) Góc QĐ ng/suy,(o) Sai số góc Tốc độ góc quay đường ngắm trong các mặt phẳng, (o/s) Tốc độ thay đổi cự ly tiếp cận trong các mặt phẳng, (m/s) Wmt n φT φNS Δφ ( o) D N Vtc_D Vtc_N 1g 2 35.7710 34.9537 0.8173 0.0067 0.1958 764.9082 776.4389 2g 2 35.3226 34.3608 0.9618 0.0157 0.2261 731.3867 744.0496 3g 3 34.4151 34.9017 0.4866 0.0223 0.2243 696.1763 709.5175 4g 3 32.9873 33.4762 0.4889 0.0287 0.1260 659.6703 673.1549 5g 3 31.1730 31.3540 0.1810 0.0418 -0.0951 622.2856 635.3432 6g 3 28.8432 28.4901 0.3531 0.0778 -0.4755 584.5315 596.5943 7g 3 25.5963 24.9239 0.6724 0.1665 -1.0634 547.1142 557.6853 8g 4 20.8070 20.7369 0.0701 0.3458 -1.9168 510.8862 519.5597 Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 13 b) Trường hợp cơ động giảm độ cao Wmt_D >0 Bảng 3. Kết quả ngoại suy tọa độ góc khi MT cơ động môt phía với W_D<0. Quá tải MT Bậc hồi quy Góc QĐ thực,(o) Góc QĐ ng/suy,(o) Sai số góc Tốc độ góc quay đường ngắm trong các mặt phẳng, (o/s) Tốc độ thay đổi cự ly tiếp cận trong các mặt phẳng, (m/s) Wmt n φT φNS Δφ (o) D N Vtc_D Vtc_N -1g 2 35.8582 34.7517 1.1065 -0.0174 -0.1719 825.897 834.055 -2g 2 35.7152 34.2810 1.4342 -0.0311 -0.4012 852.935 858.989 -3g 3 35.5417 36.1161 0.5744 -0.0456 -0.6628 877.445 881.188 -4g 3 35.3805 35.9087 0.5282 -0.0612 -0.9516 899.266 900.553 -5g 3 35.2574 35.7036 0.4462 -0.0785 -1.2626 918.285 917.005 -6g 3 35.1907 35.5408 0.3501 -0.0984 -1.5922 934.418 930.478 -7g 3 35.1889 35.4380 0.2491 -0.1221 -1.9365 947.528 940.890 -8g 3 35.2596 35.3952 0.1356 -0.1505 -2.2932 957.532 948.176 Nhận xét: Sai số tọa độ góc MT ngoại suy giảm nếu tăng bậc đa thức hồi quy và ít phụ thuộc vào sự tăng của quá tải cơ động. 3.4. Kết quả khảo sát khi mục tiêu cơ động một phía trong mặt phẳng ngang (Wmt_D = 0) a) Trường hợp cơ động sang trái Wmt_N >0 Bảng 4. Kết quả ngoại suy tọa độ góc khi MT cơ động sang trái với W_N>0. Quá tải MT Bậc hồi quy Góc QĐ thực,(o) Góc QĐ ng/suy,(o) Sai số góc Tốc độ góc quay đường ngắm trong các mặt phẳng, (o/s) Tốc độ thay đổi cự ly tiếp cận trong các mặt phẳng, (m/s) Wmt n φT φNS Δφ ( o) D N Vtc_N Vtc_N 1g 2 33.5296 32.5404 0.9892 0.0561 -0.2156 829.910 829.774 2g 2 31.1748 29.6011 1.5737 0.1571 -0.4924 860.513 849.165 3g 3 28.9128 30.0419 1.1291 0.3054 -0.8205 887.962 864.575 4g 3 26.8008 27.6274 0.8266 0.5020 -1.2071 911.988 875.984 5g 3 24.7849 24.8336 0.0487 0.7402 -1.6605 932.391 883.403 6g 3 22.7096 21.8578 0.8518 1.0026 -2.1878 949.023 886.842 7g 3 20.2968 19.2457 1.0511 1.2582 -2.7900 961.677 886.385 8g 3 17.1147 17.9335 0.8188 1.4690 -3.4643 970.384 881.920 b) Trường hợp cơ động sang phải Wmt_N <0 Bảng 5. Kết quả ngoại suy tọa độ góc khi MT cơ động sang phải với W_N<0. Quá tải MT Bậc hồi quy Góc QĐ thực,(o) Góc QĐ ng/suy,(o) Sai số góc Tốc độ góc quay đường ngắm trong các mặt phẳng, (o/s) Tốc độ thay đổi cự ly tiếp cận trong các mặt phẳng, (m/s) Wmt n φT φNS Δφ ( o) D N Vtc_N Vtc_N -1g 2 38.2509 37.1476 1.1033 -0.0344 0.1944 760.5936 779.5131 -2g 2 40.5328 38.7928 1.7400 -0.0430 0.3164 722.5683 749.0985 -3g 3 42.7358 42.2304 0.5054 -0.0395 0.3637 682.7953 715.6254 Tên lửa & Thiết bị bay P. N. Văn, , Đ. V. Phán, “Phương pháp giải bài toán xác định tên lửa phòng không.” 14 -4g 3 44.5540 43.3013 1.2527 -0.0323 0.3134 641.7460 679.6029 -5g 3 44.5626 43.6591 0.9035 -0.0291 0.1347 599.8414 641.5882 -6g 3 42.6965 43.2247 0.5282 -0.0352 -0.2098 557.6348 602.3042 -7g 3 40.8611 42.1660 1.3049 -0.0514 -0.7655 515.6799 562.5274 -8g 3 39.7752 40.9802 1.2050 -0.0707 -1.5829 474.6982 523.1908 Nhận xét: Tương tự như trong mặt phẳng thẳng đứng, sai số ngoại suy tọa độ góc MT giảm nếu tăng bậc của đa thức hồi quy và ít phụ thuộc vào sự tăng của quá tải cơ động. 3.5. Kết quả khảo sát khi mục tiêu cơ động đồng thời trong cả hai mặt phẳng Bảng 6. Kết quả ngoại suy tọa độ góc khi MT cơ động trong cả 2 mặt phẳng. Quá tải MT Bậc hồi quy Góc QĐ thực,(o) Góc QĐ ng/suy,(o) Sai số góc Tốc độ góc quay đường ngắm trong các mặt phẳng, (o/s) Tốc độ thay đổi cự ly tiếp cận trong các mặt phẳng, (m/s) Wmt n φT φNS Δφ (o) D N Vtc_N Vtc_N 1g 2 33.1671 32.3557 0.8114 0.0616 -0.0724 798.249 799.702 2g 2 29.7961 28.7017 1.0944 0.1621 -0.2434 794.451 786.022 3g 3 25.9282 27.4851 1.5569 0.3237 -0.5041 784.119 764.751 4g 3 21.7618 23.8306 2.0688 0.5791 -0.8804 766.367 735.573 5g 3 17.2451 18.8267 1.5816 0.9435 -1.4136 740.560 698.576 6g 3 11.1916 12.9135 1.7219 1.3656 -2.1205 706.565 654.040 7g 4 2.0679 5.6359 3.5680 1.6871 -2.9282 664.801 601.737 8g 4 -4.3393 7.6766 3.3373 1.6771 -3.6144 616.507 541.690 Nhận xét: Sai số ngoại suy tọa độ góc MT giảm cùng sự tăng bậc của đa thức hồi quy và sai số này tăng nhẹ khi quá tải cơ động tăng. 4. KẾT LUẬN Bằng cách chọn thuật toán hồi quy đa thức, sử dụng thông tin đo được trước “vùng mù” để ngoại suy quỹ đạo tên lửa trong “vùng mù” bài báo đã giải quyết được các vấn đề sau: - Lựa chọn được bậc thích hợp của đa thức hồi quy theo khả năng cơ động của mục tiêu, bảo đảm độ chính xác quá trình ngoại suy quỹ đạo mục tiêu trong “vùng mù” không có thông tin đo tọa độ góc tương đối của mục tiêu; - Khảo sát, đánh giá được tọa độ góc tương đối của mục tiêu so với tên lửa (trong mặt phẳng ảnh vuông góc với trục dọc tên lửa) với độ chính xác có thể chấp nhận. Sai số ngoại suy tọa độ góc thể hiện trong các bảng 1÷5 phần kết quả khảo sát. Kết quả này cho phép tên lửa tự động chọn vùng văng mảnh đạn của PCĐ khi nó được kích hoạt. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu tiếp theo là tổng hợp thuật toán tự động chọn bậc tối ưu cho đa thức tính hồi quy để ngoại suy tọa độ góc mục tiêu theo mức độ cơ động và có tính tới cả thay đổi vận tốc bay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đàm Hữu Nghị, Phạm Ngọc Văn, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Vĩ Thuận, Lê Thế Trung "Đạn Tên Lửa Phòng Không Có Điều Khiển, Tập 1, Tập 2", Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân - 2016. [2]. Lê Anh Dũng, Nguyễn Hữu Độ, Huỳnh Lương Nghĩa, “Lý thuyết bay và hệ thống điều khiển tên lửa phòng không”, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà nội 1998. [3]. Phạm Đức Thỏa, "Nghiên cứu xây dựng thuật toán nâng cao chất lượng xử lý tín hiệu Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 15 kênh cao cho một lớp tên lửa hành trình đối hải trên cơ sở lý thuyết điều khiển hiện đại", Luận án tiến sỹ kỹ thuật, năm 2019. [4]. Phạm Ngọc Văn, Vũ Hỏa Tiễn, Lê Thế Trung, “Nghiên cứu khảo sát, đánh giá các đặc trưng vùng văng mảnh của phần chiến đấu đẳng hướng và phần chiến đấu định hướng”, Tạp chí NCKH và công nghệ quân sự, số 63 tháng 10/2019. [5]. Tống Đình Quỳ, “Giáo trình xác suất thống kê”, NXB Đại học quốc gia hà Nội, năm 2003. [6]. Jingru Han, Yanxuan Wu, Song Liu, Jianbin Chen, Hua Guo, “Modeling and Simulation for Encounter Model Based on Linear Equivalent Trajectory with Aimed Warhead”, Proceedings of the 36th Chinese Control Conference, July 26-28, 2017, Dalian, China [7]. Richard.M.Lloyd, “Conventional Warhead Systems Physics and Engineering Design”, Volume 179 Progress in Astronautics and Aeronautics. [8]. WEI-Daozhi, HE-Guangjun, WU-Jianfeng, LI-Jiong, “Fusion and Optimality of Fuze and Seeker Target Detection Information Based on The Neural Networks”, 978-1- 4244-2587-7/09/2009 IEEE. ABSTRACT A METHOD FOR RELATIVE TARGET-MISSILE ANGLE DETECTION AT IGNITED FUZE POINT IN DIRECTED ENERGY WARHEAD OF THE SURFACE-TO-AIR MISSLES The article researches a target trajection regression method at the encounter period for the homing guidance surface-to-air missiles. Assume that the target has many different maneuvers. Before into a blind area, the target information is inferred by the seeker and stored into a dynamic trajectory. However, it can not be measured in a blind area, so we must regress relative missile-target coordination to burst directed energy warhead. The polynomial regression algorithm is applied in this paper. The target coordination calculating analysis result from a blind point to encounter will be regressed in perpendicular surface to axis-direction of the missile. This plays an important role in the efficient control of directed energy warhead, ensure the probability of kill is highest as much as possible. Keywords: Target trajection regression; Homing guidance missiles; Directed energy warhead; Polynomial regression algorithm. Nhận bài ngày 07 tháng 01 năm 2020 Hoàn thiện ngày 05 tháng 02 năm 2020 Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 4 năm 2020 Địa chỉ: Khoa kỹ thuật Điều khiển, Học viện KTQS; *Email: phamngocbmtl@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_giai_bai_toan_xac_dinh_toa_do_goc_muc_tieu_tai_t.pdf