LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 17
Phương pháp DEC-SVM phân lớp dữ liệu mất cân bằng
Imbalanced data classification based on DEC-SVM
Phạm Thị Hường
1
, Phạm Văn Kiên
1
, Đỗ Ngọc Quỳnh
2
Email: ngocquynh.ydhn@gmail.com
1
Trường Đại học Sao Đỏ
2
Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội
Ngày nhận bài: 21/8/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 29/10/2018
Ngày chấp nhận đăng: 27/12/2018
Tóm tắt
Trong bài báo
9 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương pháp DEC-SVM phân lớp dữ liệu mất cân bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này, tác giả đã nghiên cứu thuật toán DEC-SVM điều chỉnh dữ liệu bằng cách sinh thêm
phần tử cho lớp thiểu số, sau đó sử dụng kỹ thuật phân cụm để loại bỏ bớt phần tử dư thừa. Thực
nghiệm cho thấy DEC-SVM có khả năng nâng cao hiệu quả phân lớp cho các bộ dữ liệu mất cân bằng.
Từ khóa: Phân cụm; phân lớp; dữ liệu mất cân bằng; SVM.
Abstract
In this article, authors study the DEC-SVM algorithm that modulates data by adding elements to the
minority class, and then uses clustering techniques to eliminate redundant elements. Empirical evidence
show that the DEC-SVM is capable of enhancing class efficiency for imbalanced data sets.
Keywords: Clustering; classification; imbalanced data; SVM.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Ngày nay, khi vấn đề khai thác và xử lý thông tin
ngày càng được chú trọng, kỹ thuật phân lớp dữ
liệu đã góp phần hữu hiệu giúp con người khai
thác một cách có hiệu quả khối dữ liệu mà họ
đang nắm giữ. Tuy nhiên, dữ liệu thu thập được
trong thực tế ngày càng xuất hiện nhiều các bộ
dữ liệu mất cân bằng, nghĩa là trong tập dữ liệu
có sự chênh lệch lớn về số lượng các phần tử
giữa các lớp. Các bộ dữ liệu trong nhiều ứng dụng
thực tế như phát hiện các giao dịch gian lận, phát
hiện xâm nhập mạng, dự đoán rủi ro trong quản
lý, chẩn đoán y khoa,, đều là các bộ dữ liệu mất
cân bằng mà trong đó, lớp người ta cần quan tâm
lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với lớp còn lại.
Sự chênh lệch về số lượng giữa lớp đa số và lớp
thiểu số làm cho việc phân lớp đúng các mẫu
thuộc lớp thiểu số bị giảm hiệu quả. Tỷ lệ mất
cân bằng của tập dữ liệu càng cao thì việc phát
hiện đúng các mẫu của lớp thiểu số càng khó
khăn. Trong các ứng dụng thực tế, tỷ lệ mất cân
bằng có thể là 1:100, 1:1000, thậm chí có thể hơn
[11]. Vì thế, phân lớp dữ liệu mất cân bằng đã và
đang là bài toán được các nhà khoa học đặc biệt
quan tâm.
Người phản biện: 1. GS.TSKH. Thân Ngọc Hoàn
2. TS. Trần Trọng Hiếu
Đối với các bộ dữ liệu mất cân bằng, các bộ phân
lớp chuẩn thường có xu hướng thiên vị đối với lớp
đa số và bỏ qua lớp thiểu số (xử lý chúng như là
nhiễu) [4]. Vì vậy, khi áp dụng các giải thuật phân
lớp truyền thống chưa thể xây dựng được một bộ
phân lớp tốt. Việc phân loại sai các mẫu thuộc lớp
thiểu số có thể gây nên những tổn thất lớn đối với
các lĩnh vực thực tế. Để giải quyết vấn đề về phân
lớp đối với các bộ dữ liệu mất cân bằng, hiện nay
có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó, có hai
hướng tiếp cận chính: tiếp cận ở mức độ dữ liệu
và hướng tiếp cận ở mức độ thuật toán.
Trong [12], tác giả cải tiến thuật toán sinh thêm
mẫu nhân tạo lớp thiểu số (SMOTE) bằng cách
kết hợp thuật toán nhúng tuyến tính cục bộ (locally
linear embedding - LLE). Thuật toán LLE ánh xạ
dữ liệu có số chiều cao vào một không gian với số
chiều thấp hơn. Sau đó, các mẫu nhân tạo sinh
ra sẽ được ánh xạ trở lại không gian mẫu ban
đầu thông qua LLE. Từ bộ dữ liệu đã điều chỉnh,
thực nghiệm trên 3 bộ dữ liệu với ba kỹ thuật phân
lớp Bayes, K-NN, SVM cho thấy kỹ thuật SVM
có độ chính xác theo tiêu chí AUC cao nhất với
trung bình là 76.5%. Trong [13], tác giả trình bày
giải thuật GSVM -RU (Granular Support Vector
Machines Repetitive Undersampling) sử dụng
SVM cho việc lấy mẫu. Với những mẫu quan trọng
trong quá trình phân lớp, giảm thiểu mất thông tin
các mẫu đa số khi loại bỏ và tối đa mẫu thiểu số
18
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
khi làm sạch dữ liệu trong quá trình lấy mẫu để
chỉ giữ lại các mẫu cần thiết và các mẫu khác có
thể được loại bỏ một cách an toàn mà không ảnh
hưởng đến phân loại. Việc trích chọn vectơ ít hơn,
do đó tăng tốc độ dự đoán. Kết quả thực nghiệm
với các đánh giá G-Mean (85.2%), AUC (92.4%),
F-Measure (66.5%). Trong [14], tác giả đề xuất
phương pháp Bagging of Extrapolation Borderline-
SMOTE SVMs (BEBS) sử dụng phương pháp lấy
mẫu thích nghi Extrapolation Borderline-SMOTE
và tập hợp bootstrapping vào tập dữ liệu không
cân bằng ban đầu. Khi sử dụng SVM, ranh giới
quyết định nghiêng về phía các mẫu thiểu số và
có thể được thay đổi dựa vào các mẫu nhân bản.
Kết quả thực nghiệm đánh giá dựa trên tiêu chí
G-Mean đạt 76.2%.
Tuy nhiên, với đặc thù của các tập dữ liệu hầu hết
không giống nhau, không có giải pháp nào là hữu
hiệu cho mọi tập dữ liệu. Trong bài báo này, chúng
tôi đề xuất thuật toán DEC-SVM để phân lớp dữ
liệu. Cụ thể, nghiên cứu thuật toán điều chỉnh dữ
liệu cho bài toán phân lớp dữ liệu mất cân bằng
– thuật toán DEC (a novel Differential Evolution
Clustering hybrid resampling) được công bố vào
năm 2010 của nhóm tác giả Leichen Chen, Zhihua
Cai, Lu Chen và Qiong Gu [1]. Thuật toán này là
sự kết hợp giữa phương pháp sinh thêm phần tử
cho lớp thiểu số và sử dụng kỹ thuật phân cụm,
K-means để loại bỏ bớt phần tử dư thừa, nhiễu
trong dữ liệu. Với mỗi mẫu thuộc lớp thiểu số, tạo
ra một mẫu đột biến từ hai trong số những láng
giềng gần nó nhất, sau đó sử dụng thuật toán di
truyền để sinh thêm phần tử cho lớp thiểu số từ
mẫu thiểu số ban đầu và mẫu đột biến mới tạo ra.
Sau khi điều chỉnh dữ liệu bằng thuật toán DEC,
chúng tôi sử dụng kỹ thuật SVM để phân lớp cho
tập dữ liệu huấn luyện mới để tạo ra mô hình phân
lớp. Kết quả cho thấy, khi sử dụng DEC-SVM thì
hiệu quả phân lớp các bộ dữ liệu mất cân bằng
cao hơn.
2. PHƯƠNG PHÁP DEC-SVM CHO BÀI TOÁN
PHÂN LỚP DỮ LIỆU MẤT CÂN BẰNG
2.1. Hướng tiếp cận ở mức độ dữ liệu
Tiếp cận ở mức độ dữ liệu mục đích là điều chỉnh
tỉ lệ mất cân bằng giữa hai lớp trong bộ dữ liệu, cụ
thể sử dụng các hình thức lấy mẫu: sinh thêm các
phần tử lớp thiểu số (sinh ngẫu nhiên, sinh thêm
phần tử nhân tạo,), loại bỏ các phần tử lớp đa
số, hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên.
2.1.1. Sinh thêm phần tử lớp thiểu số
Có nhiều phương pháp sinh thêm phần tử cho lớp
thiểu số như: sinh ngẫu nhiên phần tử lớp thiểu
số, lựa chọn phần tử lớp thiểu số, sinh thêm mẫu
nhân tạo. Sinh ngẫu nhiên các phần tử ở lớp thiểu
số là phương pháp đơn giản nhất nhằm cân bằng
phân lớp thông qua việc nhân bản ngẫu nhiên các
mẫu lớp thiểu số. Ý tưởng là lựa chọn ngẫu nhiên
các mẫu thuộc lớp thiểu số và nhân bản chúng
tạo ra mẫu mới giống hệt chúng. Hình 1 minh họa
phương pháp sinh thêm phần tử cho lớp thiểu số.
Hình 1. Sinh ngẫu nhiên phần tử lớp thiểu số
Phương pháp sinh thêm mẫu nhân tạo lớp thiểu
số SMOTE (Synthetic Minority Over-sampling
Technique) như sau: Với mỗi mẫu thuộc lớp thiểu
số, tìm láng giềng gần nhất của nó trong lớp thiểu
số, lựa chọn ngẫu nhiên các láng giềng gần nhất
(hoặc tất cả láng giềng) tùy theo số lượng mẫu
cần sinh thêm. Mẫu nhân tạo sẽ được sinh ra theo
cách sau: lấy độ lệch giữa vector thuộc tính của
mẫu đang xét và láng giềng của nó nhân với một
số ngẫu nhiên trong khoảng (0, 1) rồi cộng kết quả
thu được với vector thuộc tính của mẫu đang xét.
Kết quả cuối cùng chính là vector thuộc tính của
mẫu nhân tạo, nhãn của mẫu nhân tạo sẽ được
gán là nhãn của lớp thiểu số [9] và được minh họa
trong hình 2.
Hình 2. Minh họa sinh thêm phần tử nhân tạo
bằng thuật toán SMOTE
Giả mã của thuật toán SMOTE [9]:
SMOTE (N, T, k)
Input: Số mẫu lớp thiểu số T; tổng số SMOTE
N%, số láng giềng gần nhất k.
Output: (N/100)*T mẫu thiểu số nhân tạo
1. (Nếu N nhỏ hơn 100%, chọn ngẫu nhiên các
mẫu lớp thiểu số mà chỉ một phần trăm của chúng
sẽ được SMOTE)
2. IF N< 100
3. Then chọn ngẫu nhiên T mẫu lớp thiểu số
4. T = (N/100)*T
5. N = 100
LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 19
6. Endif
7. N = (int) (N/100) (Số luợng SMOTE được giả
định là bội số của 100)
8. k = số láng giềng gần nhất
9. numattrs = số thuộc tính
10. sample [ ][ ]: mảng các mẫu thiểu số ban đầu
11. newindex: chỉ số của mẫu nhân tạo được tạo
ra, khởi tạo là 0
12. synthetic [ ][ ]: mảng các mẫu nhân tạo
(tính k láng giềng gần nhất cho mỗi mẫu lớp
thiểu số.)
13. For to T
14. Tính k láng giềng gần nhất cho i và lưu vào
mảng nnarray.
15. Populate (N, i, nnarray)
16. Endfor
Populate (N, i, nnarray) (hàm sinh các mẫu nhân tạo)
Input: Số mẫu cần sinh thêm N, mỗi mẫu lớp
thiểu số i, mảng các láng giềng gần nhất nnarray.
Output: Vector thuộc tính của mẫu nhân tạo
1. While N≠0
2. Chọn ngẫu nhiên một số nn giữa 1 và k
3. For attr←1 to numattrs
4. Tính dif=Sample[nnarray[n,n]][attr]-Sample[i][attr]
5. Tính gap = một số ngẫu nhiên giữa 0 và 1
6. Synthentic[newindex][attr]=Sample[i][ attr]+gap*dif
7. Endfor
8. ++
9. N=N-1
10. Endwhile
11. Return (kết thúc hàm Populate)
Ngoài ra còn có một số thuật toán được cải tiến
từ thuật toán SMOTE như: Borderline-SMOTE [6],
Safe-level SMOTE [3] cũng đem lại những hiệu
quả nhất định hỗ trợ quá trình phân lớp cho các bộ
dữ liệu mất cân bằng.
2.1.2. Loại bỏ phần tử lớp đa số
Là phương pháp điều chỉnh phân bố dữ liệu bằng
cách giảm bớt số lượng phần tử lớp đa số. Loại
bỏ một cách ngẫu nhiên các mẫu thuộc lớp đa số
là đơn giản nhất. Phương pháp này thực hiện loại
bỏ ngẫu nhiên phần tử thuộc lớp đa số trong tập
huấn luyện (hình 3a) cho tới khi có được tỷ lệ phù
hợp giữa hai lớp. Với lý do này, số lượng phần tử
trong tập huấn luyện giảm đáng kể (hình 3b).
M
M u thi u s
(a) (b)
Hình 3. Minh họa loại bỏ phần tử lớp đa số
Tuy nhiên, việc loại bỏ mẫu có thể sẽ làm hao
hụt thông tin và có khả năng làm mất đi những
mẫu mang thông tin quan trọng cho quá trình
xây dựng mô hình phân lớp. Khắc phục hạn chế
của phương pháp trên, một số phương pháp loại
bỏ mẫu theo mục tiêu được đề xuất như: Tomek
links, One-side Selection, Neighborhood Cleaning
Rule [7].
2.2. Hướng tiếp cận ở mức độ thuật toán
Tiếp cận ở mức độ thuật toán nghĩa là điều chỉnh
các thuật toán phân lớp để tăng cường độ chính
xác khi phân lớp đối với dữ liệu mất cân bằng.
Chiến lược chung để đối phó với vấn đề mất cân
bằng trong các bộ dữ liệu là lựa chọn một khuynh
hướng quy nạp thích hợp.
Ví dụ như đối với phương pháp cây quyết định,
cách tiếp cận có thể là điều chỉnh dự đoán xác
xuất ở lá, hoặc phát triển phương pháp cắt tỉa
mới. Hay đối với phương pháp phân lớp SVM, có
thể sử dụng hằng số phạt khác nhau cho các lớp
hoặc điều chỉnh ranh giới lớp dựa trên ý tưởng
liên hết hạt nhân [11].
Đối với phương pháp phân lớp K-NN, có thể đề
xuất một hàm khoảng cách có trọng số. Ý tưởng
này nhằm bù cho sự mất cân bằng trong mẫu
huấn luyện mà không làm thay đổi sự phân lớp.
2.3. Thuật toán DEC-SVM cho bài toán phân
lớp dữ liệu mất cân bằng
Phương pháp sinh thêm phần tử nhân tạo cho
lớp thiểu số là phương pháp hiệu quả cho các bài
toán phân lớp dữ liệu mất cân bằng. Tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp, việc sinh thêm mẫu có
thể sẽ tạo ra những mẫu dư thừa hoặc nhiễu làm
ảnh hưởng tới hiệu quả phân lớp. Thuật toán
DEC-SVM dựa trên việc tạo ra phần tử nhân tạo
trên lớp thiểu số nhằm giảm tỷ lệ mất cân bằng,
20
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
sau đó sử dụng kỹ thuật phân cụm cho tập dữ liệu
để loại bỏ những mẫu dư thừa hoặc nhiễu. Bằng
cách lấy mẫu kết hợp với làm sạch dữ liệu, các
mẫu hữu ích vẫn được giữ lại và nâng cao hiệu
quả phân lớp.
2.3.1. Điều chỉnh dữ liệu bằng thuật toán DE
Với thuật toán SMOTE, mẫu mới sẽ được sinh ra
từ một mẫu positive (mẫu lớp thiểu số) ban đầu và
một trong những láng giềng của nó. Với nền tảng
là thuật toán MOTE, tuy nhiên, trong thuật toán
DE, từ hai trong số các láng giềng gần nhất của
một mẫu positive sẽ tạo ra một mẫu “đột biến”, và
mẫu mới được sinh ra bằng cách lai ghép chéo
mẫu đột biến này và mẫu positive ban đầu.
2.3.1.1. Đột biến
Trong tập dữ liệu huấn luyện, đầu tiên chọn ngẫu
nhiên một mẫu positive và tìm k láng giềng gần
nhất của nó, sau đó chọn ngẫu nhiên hai láng
giềng trong láng giềng đó: x n1 và x n2 . Một
mẫu đột biến x mu sẽ được tạo ra bằng cách
sử dụng công thức (1) với rand(0,1) là
hằng số ngẫu nhiên trong khoảng [0,1]:
x mu=x i+rand(0,1) × (x n1-x n2) (1)
2.3.1.2. Crossover
Qua bước đột biến, ta tạo ra số lượng mẫu đột
biến đúng bằng số lượng mẫu positive ban đầu
trong tập dữ liệu huấn luyện. Ở bước này, ta sẽ sử
dụng các mẫu đột biến cùng với các mẫu positive
ban đầu để tạo ra mẫu nhân tạo mới. Cụ thể, các
mẫu mới sẽ được hình thành dựa theo (2):
xnew,j=
xi,j nếu rand(j)>CR và j ≠ rand(s)
(2)
xmu,j nếu rand(j) ≤ CR hoặc j=rand(s)
trong đó: xi,j là thuộc tính thứ j của mẫu thứ i;
CR là hằng số crossover được lựa chọn ngẫu
nhiên trong [0, 1] và được xác định trước bởi
người dùng;
rand(j) là giá trị được lựa chọn ngẫu nhiên trong
khoảng [0, 1].
Giá trị của biến rand(s) là chỉ số của các thuộc tính
được lấy một cách ngẫu nhiên, đảm bảo rằng mẫu
mới sinh ra sẽ có ít nhất một thuộc tính từ mẫu
đột biến.
Số mẫu nhân tạo được tạo ra đúng bằng số mẫu
positive ban đầu, và các mẫu nhân tạo này được
gán nhãn là positive. Tùy thuộc vào số lượng
mẫu positive cần lấy, lặp lại các bước đột biến và
crossover cho dữ liệu huấn luyện.
2.3.2. Kỹ thuật làm sạch dữ liệu sử dụng
phân cụm
Sau khi thực hiện thuật toán DE, dữ liệu thu được
đã được cải thiện hơn về tỉ lệ giữa hai lớp. Tuy
nhiên, không loại trừ khả năng sinh ra những mẫu
dư thừa hoặc nhiễu. Để khắc phục, ta sẽ sử dụng
kỹ thuật phân cụm để phân cụm cho tập dữ liệu
với mục đích loại bỏ những mẫu không cần thiết.
Chẳng hạn ta thu được các cụm và giả sử được
đặt tên là A, B, C, D, E, F như hình 4. Trong đó,
một số cụm chứa tất cả các mẫu có cùng nhãn
lớp (các cụm C, D, E và F), những cụm khác chứa
các mẫu có nhãn lớp khác nhau (cụm A và B), dự
đoán rằng có thể siêu phẳng của SVM [2, 8] sẽ đi
qua các cụm này.
Hình 4. Minh họa phân cụm tập dữ liệu mất cân bằng
Nếu như tất cả các mẫu trong một cụm đều có
cùng một nhãn lớp (tức là hoặc cùng là positive
hoặc cùng là negative), ta sẽ tiến hành loại bỏ
những mẫu dư thừa hoặc nhiễu. Giả sử với cụm F
có chứa tất cả các mẫu negative, ta làm như sau:
‒ Xác định ngưỡng tương đồng trong (0,1]
‒ Tính theo công thức (3):
LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 21
(3)
‒ Tìm mẫu trung tâm gần nhất
‒ Tính độ tương đồng Sic giữa mỗi mẫu và
theo (4). Nếu Sic lớn hơn ngưỡng tương đồng
thì xi sẽ bị loại khỏi F.
Ngưỡng tương đồng càng nhỏ thì càng nhiều mẫu
bị loại bỏ. Trong đó: ni là số lượng mẫu trong cụm
thứ i; xik là thuộc tính thứ k của mẫu I; Sij là độ
tương đồng giữa xi và xj
2.3.3. Thuật toán
Phương pháp sinh thêm phần tử cho lớp thiểu số
bằng thuật toán DE kết hợp với kỹ thuật loại bỏ
phần tử dư thừa (nhiễu) bằng phân cụm tạo nên
thuật toán điều chỉnh dữ liệu DEC. Sau khi điều
chỉnh dữ liệu bằng thuật toán DEC, sử dụng kỹ
thuật SVM để phân lớp cho bộ dữ liệu tạo nên mô
hình phân lớp. Quá trình thực hiện phân lớp dữ
liệu được mô tả trong hình 5.
Hình 5. Quá trình phân lớp dữ liệu bằng thuật toán DEC-SVM
Thuật toán DEC-SVM được mô tả như sau:
DEC-SVM (N, m, k, s, T)
Input: Số mẫu lớp thiểu số 𝑁, số thuộc tính 𝑚, số
cụm 𝑘, ngưỡng tương đồng 𝑠, số lượng của DE 𝑇%
Output: Mô hình huấn luyện.
Bước 1: Sinh thêm mẫu nhân tạo cho lớp thiểu số
bằng thuật toán DE.
1.1. Tính số lượng mẫu lớp thiểu số được tạo ra
𝐺 = (𝑁 * T%)
1.2. Với mỗi mẫu thuộc lớp thiểu số xi, tìm k láng
giềng gần nhất của nó.
1.3. Chọn ngẫu nhiên hai trong số k láng giềng
của xi: xn1, xn2 để tạo ra mẫu đột biến theo công
thức: x mu=x i+rand(0,1) × (x n1-x n2)
1.4. Tạo ra mẫu thiểu số mới từ xi và mẫu đột biến
của nó theo x mu công thức:
với xi,j là thuộc tính j của mẫu thứ i, ,
1.5. Nhãn của mẫu nhân tạo được gán là nhãn
của lớp thiểu số.
Bước 2: Loại bỏ mẫu dư thừa (nhiễu) bằng
phân cụm.
Sử dụng thuật toán 𝑘-𝑚𝑒𝑎𝑛 phân cụm cho dữ
liệu huấn luyện. Tại các cụm có các mẫu thuộc
cả hai lớp:
2.1. Chọn , tính với và tìm
mẫu trung tâm của cụm.
22
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
2.2. Tính độ tương đồng giữa mỗi mẫu trong cụm
với bằng công thức:
với xik là thuộc tính
thứ k của mẫu .
2.3. Nếu , loại bỏ .
Bước 3: Sử dụng SVM phân lớp cho tập dữ liệu để
tạo ra mô hình phân lớp.
3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. Các tiêu chí đánh giá
3.1.1. Ma trận nhầm lẫn
Trong tập dữ liệu, với quy ước các phần tử lớp đa
số là negative, phần tử lớp thiểu số là positive, ta
có ma trận nhầm lẫn như trong bảng 1 [11].
Bảng 1. Ma trận nhầm lẫn
Dự đoán
là positive
Dự đoán là
negative
Thực tế là positive TP FN
Thực tế là negative FP TN
Trong đó các hàng của ma trận là nhãn lớp thực
tế, các cột của ma trận là nhãn lớp dự đoán.
TN: số lượng phần tử lớp đa số được phân loại
chính xác.
FN: số lượng phần tử lớp thiểu số bị phân loại
nhầm là phần tử lớp đa số.
TP: số lượng phần tử lớp thiểu số được phân loại
chính xác.
FP: số lượng phần tử lớp đa số bị phân loại nhầm
là phần tử lớp thiểu số. Từ đó, độ chính xác của
mô hình được tính theo công thức sau:
Ngoài ra còn có một số độ đo đánh giá khác dựa
trên ma trận nhầm lẫn như:
3.1.2. F-Measure
Một độ đo cũng thường được dùng để đánh giá
mô hình phân lớp đó là F-measure hay F-core
được tính dựa trên hai độ đo khác là precision và
recall, và được tính như sau [5]:
3.1.3. G-mean
G-mean là độ đo thể hiện sự cân bằng giữa hai
giá trị và , G-mean được tính theo
công thức sau [11]:
3.1.4. Đường cong ROC và độ đo AUC
ROC (receiver operating characteristic) là phương
pháp xuất phát từ lĩnh vực quân sự, là phương
pháp được ứng dụng trong việc phát hiện tàu địch
trên màn hình radar trong Chiến tranh thế giới thứ
hai [10].
ROC được dùng để đánh giá các kết quả của một
dự đoán. Cho tới nay, ROC đã được ứng dụng
hiệu quả ở một số lĩnh vực như học máy (đánh
giá các kết quả của học máy), chẩn đoán và tiên
lượng y khoa (chẩn đoán một người có mắc bệnh
hay không). Đường cong ROC (hình 6) là một đồ
thị với trục tung là tỉ lệ True Positive (TPrate) và
trục hoành là tỉ lệ False Positive (FPrate) cho một
hệ thống phân loại nhị phân. Diện tích phía dưới
đường cong ROC được gọi là AUC, là thước đo
độ chính xác cho bài toán phân lớp dữ liệu [10].
Hình 6. Đường cong ROC
LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 23
3.2. Dữ liệu và thiết lập thực nghiệm
3.2.1. Dữ liệu thực nghiệm
Ðể thấy được hiệu quả của thuật toán DEC-SVM,
tác giả tiến hành thực nghiệm với 4 bộ dữ liệu
được lấy từ kho dữ liệu UCI. Thông tin về các bộ
dữ liệu được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Bộ dữ liệu sử dụng cho thực nghiệm
Tên bộ
dữ liệu
Số
thuộc
tính
Số mẫu
lớp
thiểu số
Số mẫu
lớp đa
số
Tỉ lệ
mất
cân
bằng
Breast-w 10 241 458 1:1,9
Glass 10 29 185 1:6,38
Heart 14 120 150 1:1,25
Pima 9 268 500 1:1,87
Các bộ dữ liệu nêu trên đều có sự mất cân bằng
giữa các lớp. Trong đó, glass là bộ dữ liệu có tỷ lệ
mất cân bằng cao nhất. Ngoại trừ dữ liệu glass, ba
bộ dữ liệu còn lại đều là các dữ liệu trong y học. Dữ
liệu breast-w là dữ liệu về ung thư vú, heart là dữ
liệu về bệnh tim và pima là dữ liệu bệnh tiểu đường
tại Ấn Ðộ.
Hình 7. Tỉ lệ mất cân bằng các bộ dữ liệu
Trong các bộ dữ liệu trên, lớp đa số được gán
nhãn là Negative và lớp thiểu số được gán
nhãn Positive.
3.2.2. Thiết lập thực nghiệm
Ðể nâng cao tính chính xác của các độ đo theo các
tiêu chí đánh giá đã nêu trên, ta sử dụng phương
pháp k-Fold Cross Validation với k = 10. Bộ dữ
liệu ban đầu được chia thành 10 tập con (10 fold)
với kích thước tương đương nhau. Thực hiện 10
lần lặp, tại mỗi lần lặp, sử dụng 1 tập con làm dữ
liệu kiểm tra (Test Set) và 9 phần còn lại được
dùng làm dữ liệu huấn luyện (Training Set). Với
tập dữ liệu huấn luyện, ta áp dụng một phương
pháp điều chỉnh dữ liệu, sau đó được sử dụng mô
hình phân lớp bằng thuật toán phân lớp SVM.
Nhằm so sánh hiệu quả của thuật toán DEC-SVM,
ta cũng đồng thời áp dụng một số phương pháp
điều chỉnh dữ liệu bao gồm: SVM, SMOTE-SVM,
DE-SVM. Cuối cùng, sử dụng mô hình phân lớp
để phân lớp cho dữ liệu kiểm tra. Kết quả đánh giá
phân lớp sau mỗi lần 10-fold là trung bình cộng
của các giá trị trong 10 lần lặp. Ðể đánh giá chính
xác hơn hiệu quả của mô hình phân lớp, ta thực
hiện 10 lần 10-fold.
Ngôn ngữ được sử dụng để cài đặt chương trình
là ngôn ngữ R. R là một ngôn ngữ sử dụng cho
thống kê và đồ họa được sáng tạo bởi hai nhà
thống kê học là Ross Ihaka và Robert Gentleman.
3.3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá
Bảng 3 là kết quả đánh giá hiệu quả phân lớp cho
các bộ dữ liệu sử dụng thuật toán DE-SVM.
Bảng 4 là kết quả đánh giá hiệu quả phân lớp cho
các bộ dữ liệu sử dụng thuật toán DEC-SVM.
Bảng 3. Phân lớp dữ liệu sử dụng thuật toán DE-SVM
Datasets AUC G-mean F-measure TPrate TNrate PPvalue
Breast 0.974 0.974 0.956 0.991 0.925 0.956
Glass 0.914 0.894 0.866 0.833 0.994 0.975
Pima 0.725 0.699 0.658 0.906 0.544 0.519
Heart 0.747 0.727 0.748 0.90 0.593 0.643
Bảng 4. Phân lớp dữ liệu sử dụng thuật toán DEC-SVM
Datasets AUC G-mean F-measure TPrate TNrate PPvalue
Breast 0.970 0.969 0.954 0.975 0.963 0.934
Glass 0.928 0.922 0.892 0.867 0.989 0.942
Pima 0.753 0.745 0.683 0.854 0.652 0.57
Heart 0.798 0.79 0.788 0.875 0.720 0.723
24
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
Bảng 5 so sánh hiệu quả của hai thuật toán DESVM và DEC-SVM khi sử dụng cho các bộ dữ liệu
thử nghiệm.
Bảng 5. Bảng so sánh hiệu quả phân lớp
Ðộ đo
đánh giá Thuật toán
Dữ liệu
Breast-w Glass Pima Heart
AUC
SVM 0.960 0.910 0.720 0.745
SMOTE 0.957 0.912 0.71 0.768
DE-SVM 0.974 0.914 .725 0.747
DEC-SVM 0.970 0.928 0.753 0.797
G-MEAN
SVM 0.960 0.900 0.701 0.750
SMOTE 0.96 0.900 0.7 0.775
DE-SVM 0.974 0.894 0.699 0.727
DEC-SVM 0.969 0.921 0.745 0.790
F-MEASURE
SVM 0.94 0.861 0.627 0.720
SMOTE 0.947 0.82 0.76 0.8
DE-SVM 0.956 0.866 0.657 0.748
DEC-SVM 0.954 0.892 0.683 0.788
Hình 8, hình 9, hình 10 là biểu đồ so sánh lần lượt
các giá trị AUC, G-mean, F-measure khi sử dụng
các thuật toán SVM, SMOTE, DE-SVM và DEC-SVM
với 4 bộ dữ liệu thực nghiệm.
Hình 8. Biểu đồ so sánh giá trị AUC
Hình 9. Biểu đồ so sánh giá trị G-mean
Hình 10. Biểu đồ so sánh giá trị F-measure
4. KẾT LUẬN
Có thể thấy, với thuật toán DE-SVM, các kết quả
đánh giá phân lớp đạt giá trị tương đối khả quan.
Tuy nhiên, sau khi kết hợp thêm kỹ thuật phân cụm
làm sạch dữ liệu tạo ra thuật toán DEC-SVM, hiệu
quả phân lớp đã cao hơn.
Trong 4 bộ dữ liệu thực nghiệm thì ở các bộ dữ liệu
glass, pima và heart, kết quả đánh giá phân lớp
của thuật toán DEC-SVM đều cao hơn thuật toán
DE-SVM.
Riêng đối với bộ dữ liệu breast-w, các tiêu chí
đánh giá AUC, G-mean của giải thuật DEC-SVM
đều cao hơn các giải thuật còn lại. Chỉ có tiêu chí
F-measure thì thuật toán DE-SVM (đạt 0.956) tỏ ra
hiệu quả hơn DEC-SVM (đạt 0.954). Ta thấy, giá trị
khác biệt này không lớn, điều đó khẳng định hiệu
LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 25
quả của phương pháp DEC-SVM trong phân lớp
dữ liệu mất cân bằng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Leichen Chen, Zhihua Cai, Lu Chen (2010).
A Novel Different Evolution-Clustering Hybrid
Resampling Algorithm on Imbalanced Datasets.
In Knowledge Discovery and Data Mining, 2010.
WKDD ‘10. Third International Conference on,
pp. 81-85.
[2]. Corinna Cortes & Vladimir Vapnik (1995).
Support-Vector Networks. Machine Learning, vol.
20, pp. 273-297.
[3]. Chumphol Bunkhumpornpat, Krung Sinapiromsaran,
Chidchanok Lursinsap (2009). Safe-Level-SMOTE:
Safe-Level-Synthetic Minority Over Sampling
Technique for Handling the Class Imbalanced
Problem. In Advances in Knowledge Discovery and
Data Mining: Springer-Verlag Berlin Heidelberg,
vol. 5476, pp. 475-482.
[4]. Mikel Galar, Alberto Fernandez, Edurne
Barrenechea, Humberto Bustince (2011). A
Review on Ensembles for the Class Imbalance
Problem: Bagging – Boosting, and Hybrid-Based
Approaches. IEEE Transactions on Systems,
Man, and Cybernetics, Part C: Applications and
Reviews, vol. 42, no. 4, pp.463-484.
[5]. Haibo He and Edwardo A. Garcia (2009). Learning
from Imbalanced Data (2009). IEEE Transactions
on Knowledge and Data Engineering, vol. 21,
no. 9, pp. 1263 - 1284.
[6]. Han Hui, Wang Wen-Yuan, and Mao Bing-Huan
(2005). Borderline-SMOTE: A New Over-Sampling
Method in Imbalanced Data Sets Learning. In
ICIC 2005, pp. 878-887.
[7]. Sotiris Kotsiantis, Dimitris Kanellopoulos,
Panayiotis Pintelas (2006). Handling imbalanced
datasets: A review. GESTS International
Transactions on Computer Science and
Engineering, vol.30.
[8]. David Meyer (2015). Support Vector Machines:
The Interface to libsvm in package e1071. pp. 1-8.
[9]. Chawla Nitesh V., Bowyer Kevin W., O. Hall
Lawrence, and Kegelmeyer W. Philip (2002).
SMOTE: Synthetic Minority Over-sampling
Technique. Artificial Intelligence Research, vol. 16,
pp. 321–357.
[10]. Hanley JA, McNeil BJ (1982). The meaning
and use of the area under a receiver operating
characteristic (ROC) curve. Radiology, vol. 143(1),
pp.29-36.
[11]. Sun Yanmin, Wong Andrew K.C., and Kamel
Mohamed S. (2009). Classification of imbalanced
data: A review. International Journal of Pattern
Recognition and Artificial Intelligence, vol. 23,
pp. 687–719.
[12]. Juanjuan Wang, Mantao Xu, Hui Wang, Jiwu Zhang.
Classification of Imbalanced Data by Using the
SMOTE Algorithm and Locally Linear Embedding.
[13]. Yuchun Tang, Yan-Qing Zhang, Nitesh V.
Chawla, Sven Krasser. SVMs Modeling for Highly
Imbalanced Classification.
[14]. Qi Wang, ZhiHao Luo, JinCai Huang, YangHe
Feng, and Zhong Liu. A Novel Ensemble Method
for Imbalanced Data Learning: Bagging of
Extrapolation- SMOTE SVM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_dec_svm_phan_lop_du_lieu_mat_can_bang.pdf