lời mở đầu
Là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn, cho nên thống kê đã trở thành môn học cần thiết trong hầu hết các ngành đào tạo. Trong các chuyên ngành khối kinh tế- xã hội, Lý thuyết thống kê là một môn khoa học cơ sở bắt buộc có vị trí xứng đáng với thời gian đáng kể.
Trước đây công tác thống kê diễn ra chủ yếu trong khu vực kinh tế nhà nước, trong các cơ quan thống kê nhà nước để thu thập thông tin phục vụ cho việc quản lú kinh tế xã hội của các
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương pháp chỉ số trong phân tích kết quả sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan chính quyền các cấp.Tuy nhiên, cùng với chính sách mở cửa và sự phát triển của kinh tế thị trường chịu sự điều tiết của nhà nước, tình hình kinh tế- xã hội nước ta đã có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, hiện nay các nhà doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin trên nhiều phương tiện thông tin khác nhau, họ quan tâm đến giá cả (hoặc khối lượng sản phẩm) từng mặt hàng hay nhiều mặt hàng tăng lên hay giảm xuống qua thời gian trên một thị trường hay nhiều thị trường khác nhau. Những thông tin này được tính toán thông qua phương pháp chỉ số.
Ngoài ra, phương pháp chỉ số còn giúp chúng ta phân tích cơ cấu biến động của các hiện tượng phức tạp. Vì vậy, trong thực tế đối tượng của phương pháp chỉ số là các hiện tượng kinh tế phúc tạp bao gồm nhiều chỉ tiêu không cộng lại được với nhau. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của phương pháp chỉ số em đã chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp chỉ số trong phân tích kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty Sơn tổng hợp” làm đề án môn học của mình. Mục đích chủ yếu của đề án là thông qua những phân tích, đánh giá về sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và công ty Sơn tổng hợp nói riêng để từ đó rút ra những bài học và định hướng phát triển , giúp phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy vậy do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nên bài viết không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS.Trần Thị Kim Thu, đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này!
Hà nội ngày 25 tháng 11 năm 2005
Sinh viên
Nội dung
I.Khái niệm chung về chỉ số
1.Khái niệm:
Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu
2. Tác dụng của chỉ số:
Như đã nói ở trên chỉ số là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. So sánh hai mức độ đó theo không gian và thời gian. Theo thời gian thì nghiên cứu sự biến động của mức độ hiện tượng qua thời gian.Theo không gian thì nghiên cứu sự khác biệt, chênh lệch về mức độ hiện tượng qua không gian.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế. Cho phép xác định vai trò và ảnh hưởng biến động của các nhân tố khác nhau đối vói sự biến động của hiện tượng phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố.
II. Các loại chỉ số và cách tính.
Căn cứ vào phạm vi tinh toán có hai loại chỉ số tương ứng với việc nghiên cứu hai loại chỉ tiêu chất lượng và số lượng. Căn cứ vào việc thiết lập quan hệ so sánh theo thời gian hay không gian thì có hai loại chỉ số là chỉ số phát triển và chỉ số không gian. Cụ thể ta có các loại chỉ số sau:
1.Chỉ số cỏ thể (chỉ số đơn):
Chỉ số cá thể hay còn gọi là chỉ số đơn là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của từng đơn vị, từng phần tử của hiện tượng phức tạp
Ví dụ, chỉ số giá của một loại sản phẩm nào đó.
- Chỉ số cá thể nghiên cứu sự biến động của giá : ip
Trong đó p1 và p0 là giá cả kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
-Chỉ số cá thể nghiên cứu sự biến động của khối lượng sản phẩm iq
Trong đó q1 và q0 là khối lượng sản phẩm kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
Ví dụ: Có tình hình về số lượng Sơn và giá bán của nó trên thị trường Hà nội của Công ty Sơn tổng hợp qua hai năm như sau:
Năm
2003
2004
Số lượng Sơn Alkyd thông dụng các màu (hộp)
120.000
140.000
Giá bán (đ/hộp)
17000
17250
chỉ số giá iP = =1,0147
hay tăng về số tuyệt đối là p1 – p0 = 17250 - 17000 = 250 đ/hộp
Như vậy,giá Sơn Alkyd trên thị trường Hà Nội năm 2004 so với năm 2003 bằng 101,47% ( tăng 1,47%) hay tăng 250 đ/hộp.
chỉ số cá thể về số lượng iq =
hay tăng về số tuyệt đối là q1 – q0 = 20.000 hộp
Như vậy lượng Sơn bán trên thị trường Hà nội của Công ty năm 2004 so với năm 2003 bằng 116,67% (tăng 16,67%) hay tăng 20000 hộp.
3.2 Chỉ số tổng hợp:
Chỉ số tổng hợp là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của nhiều đơn vị, nhiều phần tử của hiện tượng phức tạp. Ví dụ, nghiên cứu gía cả của tât cả các loại mặt hàng trên cùng một thị trưòng hay ở các thị trường khác nhau qua thời gian.
Vì nghiên cứu tổng hợp nhiều sản phẩm có nhiều đơn vị tính khác nhau, nên ta dùng một quyền số dể qui đổi đơn vị tính chung và cộng lại được với nhau, quyền số này được cố định ở tử số và mẫu số trong khi tính toán . Thông thường khi nghiên cứu chỉ tiêu chất lượng (p) thì quyền số là chỉ tiêu số lượng và được cố định ở kỳ báo cáo (q1), và khi nghiên cứu chỉ tiêu số lượng (q) thì quyền số là chỉ tiêu chát lượng và được cố dịnh ở kỳ gốc (p0).Trong thực tế một chỉ tiêu chất lưọng (hay khối lượng )có nhiều chỉ tiêu chất lượng chỉ tiêu số lưọng có liên quan cho nên viẹc chọn chỉ tiêu nào để nghiên cứu là tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu
Chẳng hạn muốn nghiên cứu về chi phí thì khối lượng sản phẩm có liên quan đến giá thành sản phẩm , còn nghiên cứu về doanh số thì khối lượng sản phẩm có liên quan đến giá bán của sản phẩm.
Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của giá: Ip
Trong đó q1 là quyền số .
Nhận xét: - Về số tuyệt đối ta lấy tử số trừ đi mẫu số:
Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của khối lượng sản phẩm :Iq
Trong đó p0 là quyền số
nhận xét về số tuyệt đối lấy tử số trừ đi mẫu số
Ví dụ : Có tình hình tiêu thụ ba loại mặt hàng của Công ty trên thị trường Vinh qua hai năm 2003 và 2004 (trong bảng). hãy nghiên cứu sự biến động về giá và khối lượng tiêu thụ ba loại mặt hàng trên:
Tên hàng
Đơn vị tính
Lượng bán ra (1000 ) đơn vị
Giá đơn vị (1000đ)
Doanh số tiêu thụ
2003
(q0)
2004
(q1)
2003
(p0)
2004
(p1)
2003
(p0 q0)
2004
(p1q1 )
Sơn trắng
kg
100
110
17,0
17,25
1700
1897,5
Sơn xanh
lit
112
98
18,0
18,50
2016
1813
Sơn vàng
hộp
99
115
19,0
18,5
1881
2127,5
*Nghiên cứu sự biến động giá của ba loại mặt hàng trên:
-Về số tuơng đối :
=
Nhận xét: nhìn chung giá cả ba loại mặt hàng trên năm 2004 so với năm 2003 bằng 100,33% ( tăng 0,33%) .
* Nghiên cứu về sự biến dộng của khối lượng bán ra của các mặt hàng:
-Về số tương đối :
=
Nhận xét : Nhìn chung khối lượng bán ra ba mặt hàng năm 2004 so với 2003 bằng 103,97 %( tăng 3,97%) .
Từ kết quả tính toán ta thấy rằng năm 2004 thực hiện kinh doanh tốt hơn năm 2003 nó được thể hiện qua sự biến động của khối lượng Sơn bán ra bình quân cao hơn và giá bán cũng có sự biến động đều làm cho giá trị tiêu thụ hay doanh thu của công ty tăng lên .
3.3. Chỉ số trung bỡnh tớnh từ chỉ số tổng hợp:
-Chỉ số trung bình điều hoà về biến động của chỉ tiêu chất lượng : Trong trường hợp tài liệu chỉ cho giá trị ở kỳ báo cáo (p1q1) và chỉ số cá thể (ip).
Ta có:
Chỉ số trên được gọi là chỉ số trung bình điều hoà, vì nó có dạng giống số trung bình điều hoà.
Nếu đặt d1 =
Thì công thức trên được viết lại là:
Ví dụ: Trở lại ví dụ trên ta có thể tính bảng số liệu sau
Tên hàng
Đơn vị tính
p1q1
d1
ip
Sơn trắng
Kg
1897,5
0,325
1,0147
Sơn xanh
Lit
1813
0,311
1,0278
Sơn vàng
Hộp
2127,5
0,364
0,9737
Cộng
5838
1
Thay số liệu của bảng trên vào công thức :
Hoặc:
=
Từ kết quả tính toán trên ta cũng thấy được giá cả của ba loại hàng trên kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc bằng 100,33% hay tăng 0,33%.
-Chỉ số trung bình số học về biến động của chỉ tiêu khối lượng : Trong trường hợp tài liệu chỉ cho giá trị kỳ gốc (p0q0) va chỉ số cá thể (iq) ta có:
3.4 Chỉ số không gian :
Chỉ số không gian là chỉ số so sánh hiện tượng cùng loại nhưng qua các điều kiện không gian khác nhau.
Ví dụ : nghiên cứu sự biến động về lượng bán ta và giá cả các mặt hang f ở hai thị trường A và B
Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu chất kượng ở hai thị trường A va B:
Trong đó : qA+qB là khối lượng sản phẩm của hai thị trường A và B
-Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu khói lượng ở hai thị trường A và B:
Trong trường hợp này có thể có các quyền số khác nhau là chỉ tiêu chất lượng ,chẳng hạn như giá cố định cho từng mặt hàng (pc) hoặc tính với giá trung bình từng mặt hàng ở hai thị trường ()
hoặc :
Ví dụ : Trong bản dưói đây là tình hình tiêu thụ hai mặt hàng Sơn nhũ Alkyd ĐBCC và Sơn cẩm thạch Alkyd tại hai thị trường Hà nội và TP HCM trong một tuần lễ.Hãy nghiên cứu sự biến động về giá cả và lượng bán ra của hai mặt hàng ở trên hai thị trường nói trên?
Mặt hàng
Thị trường Hà nội
Thị trường TP HCM
Lợng bán(hộp) qA
Giá đơn vị (đ) pA
Lợng bán (hộp) qB
giá đơn vị (đ) pB
Sơn nhũ Alkyd ĐBCC
4800
17000
5200
15000
Sơn cẩm thạch Alkyd
3000
21000
2000
23000
- Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của giá cả hai mặt hàng ở hai thị trường Hà nội (A) và TP HCM (B):
Tacó =
Nhận xét : nói chung giá cả của hai mặt hàng ở thị trường Hà nội (A) cao hơn thị trường TP HCM (B) là 3,78%.
- Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của giá cả hai mặt hàng ở hai thị trường A và B:
Trong phần nghiên cứu này ta sử dụng giá trung bình ( gia quyền) của mỗi mặt hàng ở hai thị trường làm quyền số chung:
Giá trung bình mặt hàng Sơn nhũ Alkyd ĐBCC (x):
đồng
Giá trung bình mặt hàng Sơn cẩm thạch Alkyd (y):
đồng
-Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của lượng bán ra hai mặt hàng ở hai thị trườg A và B:
Iq(A/B)=
Nhận xét: Nói chung, lượng tiêu thụ của hai mặt hàng ở thị trường Hà nội (A) hơn thị trường TP HCM là 15,08%.
Chỉ số tổng hợp số lượng cũng có thể dùng trọng số tương tự như chỉ số tổng hơp giá cả . Khi đó ta chỉ cần chỉ số đơn của số lượng ( sản phẩm , hàng hoá ..) và trọng số thích hợp là có thể có chỉ số tồng hợp số lượng.
Chỉ số tổng hợp số lượng cũng có tầm quan trọng rộng lớn. Khi quan sát sự bién động của tổng sản phẩm trong nước(GDP) hoặc sản lượng sản phẩm hiện vật (của từng ngành ), ta phải dùng giá so sánh (chọn từ một mốc thời gian nào đó để loại trừ ảnh hưởng biến động gía cả, đó chính là chỉ số tổng hợp số lượng Laspeyres. chỉ số này cũng dùng để so sánh các đại lượng bằng tiền khác, khi muốn loại trừ biến động của giá cả.
III.Hệ thống chỉ số
Bên cạnh việc nghiên cứu sự thay đổi của hiện tượng qua thời gian và không gian, phương pháp chỉ số còn có thể dùng phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thay đổi của một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp bằng cáh kết hợp các chỉ số nhân tố còn lại thành hệ thống chỉ số
1.Hệ thống chỉ số liên hoàn hai nhân tố
Hệ thống chỉ số được thành lập trên cơ sở các phương trình kinh tế bằng cách kết hợp các chỉ số tổng hợp được tính riêng lẻ thnhf một hệ thống. Chỉ số phụ thuộc gọi là Chỉ số toàn bộ (Ipq) và các chỉ số độc lập gọi là các chỉ số nhân tố ( Ip và Iq).
Vớ dụ:
-Chỉ số giá tiêu thụ ( hay doanh số bán ) = Chỉ số giá bán Chỉ số lượng tiêu thụ.
-Chỉ số tổng chỉ tiêu phí sản xuất = Chỉ số giá thành Chỉ số khối lượng sản phẩm .
Tổng quát : Ipq = Ip x Iq
Về số tương đối:
Về số tuyệt đối:
Về số tương đối khi so với giá trị tiêu thụ kỳ gốc:
Ví dụ: Trở lại ví dụ ở mục (II.3.2) của chương này về tình hình tiêu thụ 3 loại mặt hàng Sơn trắng, Sơn xanh và Sơn vàng ở trên. Ta nghiên cứu ảnh hưởng của giá bán và lượng bán ra đến doanh số bán của Công ty. Theo hệ thống chỉ số ta có:
Chỉ số doanh số bán = chỉ số giá Chỉ số lượng tiêu thụ
Ipq = Ip Iq
Nhận xét về số tương đối :
1,0398 = 1,0002 1,0397
(tăng 3,98%) ( tăng 0,02%) ( tăng 3,97%)
Nhận xét về số tuyệt đối:
(5820000 – 5597000) = (5820000– 5819000) +(5819000 -5597000)
223000 = 1000 + 222000 (ngàn đồng)
Nhận xét về số tương đối khi so với gía cả kỳ gốc:
0,0398 = 0,0001 +0,0397
Hay 3,98% = 0,01%+ 3,97%
Nhận xét chung : Doanh số bán ra ( hay giá trị tiêu thụ) năm 2004 so với năm 2003 ở thị trưòng Vinh tăng 3,98% hay tăng 223 (triệu đồng) là do ảnh hưỏng của hai nhân tố:
-Do giá cả các mặt nói chung năm 2004 tăng 0,02% so với năm 2003 làm tăng giá trị tiêu thụ của thị trường Vinh là 1 (triệu đồng)
-Do khối lượng các mặt hàng bán ra chung năm 2004 so với năm 2003 tăng 3,97% làm cho tăng giá trị tiêu thụ ở thị trường Vinh là 222 (triệu đồng)
Trong 3,98% tăng lên của giá trị tiêu thụ chủ yếu là do lượng bán tăng 3,97 % còn giá cả nói chung làm tăng 0,01% mà thôi.Vì thế công ty nên có những chiến lược cho công cuộc phát triển tăng thêm lượng hàng hóa trên thị truờng.
2. Hệ thống chỉ số liên hoàn nhiều nhân tố
Trường hợp chỉ số toàn bộ bị ảnh hưởng bởi nhiều chỉ số nhân tố qua hai kỳ nghiên cứu và kỳ báo cáo, ta có thể xây dựng hệ thống chỉ số liên hoàn bằng cách lần lượt thay đổi quyền số trong các chỉ số nhân tố khi nhân chúng lại với nhau. Cách chọn quyền số cho các chỉ số nhân tố theo cách thông thường tức là nếu nghiên cứu biến động chỉ tiêu chất lượng thì dùng quyền số là chỉ tiêu số lượng được cố định ở kỳ báo cáo, và ngược lại nếu nghiên cứu biến động của chỉ tiêu số lượng thì dùng quyền số là chỉ tiêu chất lượng được cố định ở kỳ gốc .Tuỳ theo cách sắp xếp của các chỉ số nhân tố theo thứ tự ưu tiên cho chỉ tiêu số lượng hay chất lượngđược triển khai theo nguyên tắc toán học, ta có thể sử dụng một trong hai công thức tông quát sau đây:
Ipqg = Ip x Iq x Ig
Hoặc
Các công thức nhận xét về số tuyệt đối cũng như tương đối được nhận xét giống các hệ thống chỉ số đã nêu ở các phần trên.
ví dụ: Có tài liệu sau đây của Công ty Sơn tổng hợp như sau:
Sản phẩm
Số lượng SP tiêu thụ
q ( 1000 hộp)
Giá bán SP p(1000 đồng/hộp)
Giá thành đơn vị SP z ( 1000 đồng / hộp)
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
Sơn đỏ
100
150
17,5
18
16
15
Sơn xanh lá cây
300
400
21
23
19,5
19,5
Sơn vàng
250
300
19
20,5
18
18,5
Hãy phân tích lợi nhuận của công ty qua bảng số liệu trên?
Từ bảng số liệu ta có phương trình lợi nhuận :
M = (p-z)q
Ta có hệ thống chỉ số phân tích lợi nhuậu của công ty do ảnh hưởng bởi ba nhân tố : -số lượng sản phẩm (q)
-Giá bán sản phẩm ( p)
-giá thành sản phẩm (z)
Phần tính toán :
M1 = =2450000 ; M0 ==850000
a==1125000 ; b= =1125000.
Mô hình: IM = IM(p) x IM(z) x IM(q)
Hay :
2,8824 = 2,1778 1,0000 1,3235
Hay : 288,24 % = 217,78% x 100,00% x 132,35%
Về số tuyệt đối :
M = M(p) + M(z) +M(q)
Hay : (M1- M0) = ( M1 – a ) + ( a- b ) + ( b – M0 )
1600000 = 1325000 + 0 + 275000 ( nghìn đồng )
Nhận xét: kết quả tính toán cho thấy lợi nhuận của công ty kỳ báo cáo tăng so với kỳ gốc 188,24% (hay tăng 1,6 tỷ đồng) là do:
do giá bán của sản phẩm tăng (cả 3 sản phẩm ) làm lợi nhuận tăng 117,78% (hay tăng 1,325 tỷ đồng)
do giá thành trung bình chung của công ty không thay đổi nên không ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Mặc dù giá thành đơn vị của từng loại Sơn kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc có sự thay đổi nhưng giá thành chung của Công ty không thay đổi.
Do số lượng hàng hoá bán ra tăng ( cả 3 sản phẩm ) làm cho lợi nhuận tăng 32,35% (hay tăng 0,275 tỷ đồng) .
Từ kết quả tính toán với số liệu thực tế ở trên ta thấy được Công ty Sơn tổng hợp muốn có doanh thu cao thì phải tiến hành các công việc theo các tiêu chí sau: Tăng giá bán trong phạm vi có thể cho phép ,Tăng số lượng hàng hoá bán ra thị truờng tiêu thụ và hạ giá thành chi phí sản xuất sản phẩm . Đặc biệt công ty nên chú trọng vào việc hạ giá thành chi phi sản xuất để tăng lợi nhuận cao hơn nữa.
3.Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu trung bình
Chỉ tiêu trung bình chịu ảnh hưởng của biến động của hai nhân tố: tiêu thức nghiên cứu và kết cấu tổng thể. Ví dụ, biến động tiền lương trung bình của công nhân trong xí nghiệp là do biến động của bản thân tiền lương (tiêu thức nghiên cứu) và biến động kết cấu công nhân (kết cấu tổng thể) có các mức lương khác nhau.
Một cách tổng quát dựa vào công thức trung bình số học: ta thấy giá trị của lớn hay bé, phụ thuộc vào hai nhân tố:
giá rị của các xi lớn hay bé làm cho lớn hay bé.
thay đổi làm cho thay đổi theo.Cụ thể giá trị có xu hướng nghiêng về lượng biến xi nào có chiếm tỷ trọng lớn
Hệ thống chỉ số được sử dụng để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố dến biến động của chỉ tiêu trung bình
Ta có hệ thống chỉ số:
Hay
(1) (2) (3)
Trong đó : (1) là chỉ số cấu thành khả biến , nêu lên biến động của chỉ tiêu trung bình giũa hai kỳ nghiên cứu
(2) là chỉ số cấu thành cố định , nêu lên biến động của chỉ tiêu trung bình do ảnh hưởng cua riêngtiêu thức nghiên cứu
(3) là chỉ số ảnh hưởng kết cấu , nêu lên biến động của chỉ tiêu trung bình do ảnh hưởng của riêng kết cấu.
Ví dụ: ở công ty có 3 phân xưởng cùng sản xuất một loại sản phẩm là Sơn Alkyd ĐBCC, số liệu cho ở bảng sau:
Phân xưởng
Kỳ gốc
Kỳ nghiên cứu
Sảnlượng(hộp)
(q0)
Giá thành đv (1000đ) (z0)
Sản lượng(hộp)
(q1)
Giá thành đv (1000đ) (z1)
A
1000
15
8000
14
B
2500
16
3000
15.5
C
4500
17
1000
16
Tổng
8000
12000
Để phân tích biến động của giá thành trung bình do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan ta có:
Với (nghìn đồng)
(nghìn đồng)
( nghìn đồng)
Thay vào hệ thống chỉ số ta được:
0,8847 = 0,9433 x 0,9379
Biến động tuyêt đối :
(-) = () + ()
(14,542 - 16,4375) = (14,542 –15,4167) + (15,4167– 16,4375)
(- 1,8955) = (- 0,8747) + ( -1,0208) (nghìn đồng)
Biến động tương đối:
(- 0,11532) = ( - 0,0532) + ( - 0,0621)
(-11,532%) =(- 5,32%) +(- 6,21%)
Nhận xột: Giá thành trung bình kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc bằng 88,47% , tức là giảm 11,532% , hay giảm 1,8955 nghìn đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố :
do giá thành nói chung của các phân xưởng giảm 5,67% làm cho giá thành trung bình giảm 5,32% hay giảm 0,8747 nghìn đồng.
Do kết cấu sản lượng thay đổi ,làm cho giá thành trung bình giảm 6,21% hay giảm 1,0208 nghìn đồng.
Từ bảng số liệu ta thấy giá thành đơn vị của phân xưởng C cao nhất mà sản lượng của phân xưởng này kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc ( cụ thể giảm từ 4500 xuống còn 1000 ). Hai phân xưởng còn lại có giá thành đơn vị thấp hơn thì sản lượng kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc ( cụ thể là phân xưởng A tăng từ 1000 đến 8000, phân xưởng B tăng từ 2500 đến 3000). Nhưng phân xưởng B có giá thành đơn vị cao hơn phân xưởng A lại có sản lượng tăng ít hơn ( chỉ tăng 500 hộp ). Đièu này dẫn đến giá thành đơn vị của toàn công ty kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc làm cho giá thành trung bình chung của toàn công ty kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc.
Từ những phân tích trên ta thấy Công ty muốn giảm giá thành chung bình chung thì Công ty nên đầu tư vào sản xuất sản phẩm ở phân xưởng A. Và giảm sản lượng ở phân xưởng C.
Thực tế cho thấy rằng muốn có lợi nhuận cao thì phải giảm giá thành sản phẩm hay nói một cách khác là giảm chi phí sản xuất.
4.Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức có sử dụng chỉ tiêu trung bình.
Trong rất nhiêu trường hợp chỉ tiêu trung bình có quan hệ tổng lượng biến tiêu thức. Nó là một nhân tố cấu thành tổng lượng biến tiêu thức ví dụ như:
Tổng sản lượng = NSLĐ trung bình x Tổng số công nhân
1 công nhân
Ta xây dựng hệ thống chỉ số :
Chỉ số tổng sản = Chỉ số NSLĐ x Chỉ số tổng số công nhân
lượng trung bình
Tổng quát : M = x
Từ mô hình này ta có thể phân tích hai hệ thống chỉ số như sau:
*Hệ thống chỉ sốdo ảnh hưởng của hai nhân:
= x
Biến động tương đối :
IM =
I
Biến động tuyệt đối:
=
=
Mô hình trên nói lên biến động của M kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng của hai nhân tố:
-do ảnh hưởng của nhân tố
-do ảnh hưởng của nhân tố
áp dụng ví dụ trên ta có:
= x
1,327 = 0,8847 x 1,5
Số tuyệt đối :
43004= - 22746 + 65750 (ngàn đồng)
Số tuơng đối:
= +
=
0,327 = - 0,173 +0,5
32,7% = - 17,3% + 50%
Nhận xột: tổng chi phí kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc bằng 132,7% tức là tăng 32,7% tuơng ứng tăng 43,004 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố :
_Do giá thành trung bình giảm từ 11,53% làm cho tổng chi phí giảm 17,3% hay giảm 22,746 triệuđồng
-do sản lượng tăng 50% làm cho tổng chi phí tăng 50% hay tăng 65,750 triệu đồng.
* Hệ thống chỉ số do ảnh hưỏng của ba nhân tố:
-do ảnh hưởng của nhân tố
-do ảnh hưởng của nhân tố
-do ảnh hưởng của kết cấu nhân tố f
= x
biến động tương đối:
IM =
Biến động tuyệt đối:
=p
= ++
áp dụng ví dụ trên ta cũng có:
= x
1,327 = 0,9433 x 0,9379 x 0,5
hay 132,7% = 94,33% x 93,79% x 50%
số tuyệt đối:
M =43004 = (- 10796,4) + ( - 12249,6) +( 65750) (nghìn đồng)
nhận xét : tổng chi phí kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc bằng 132,7% tức là tăng 32,7% tuơng ứng tăng 43,004 triệu đồng là do ảnh hưởng của ba nhân tố :
-do biến động của giá thành đơn vị của từng phân xưởng giảm 5,67% hay giảm 10,7964 triệu đồng
-do biến động của kết cấu sản lượng theo từng phân xưởng giảm 5.21% hay giảm 12,2496 triệu đồng
-do biến động của quy mô sản lưọng của công ty tăng 50% hay tăng 65,750 triệu đồng.
Từ kết quả tính toán ở trên ta thấy chỉ có nhân tố quy mô sản lượng tăng làm cho tổng chi phí của công ty tăng. Vì thế để tổng chi phí của công ty giảm thì phảI giảm quy mô sản lượng . Tuy nhiên, điều này trong thực tế chỉ hạn chế sản xuất quy mô sản luợng của các sản phẩm không đem lại lợi nhuận cao mà laị đòi hỏi chi phí nhiều. Còn phần lớn các công ty muốn có lợi nhuận cao thì đều phảI tăng quy mô sản xuất sản lượng lên. Vì thế ở đây công ty muốn giảm chi phí thì phảI tiếp tục giảm giá thành đơn vị sản phẩm và giảm kết cấu các sản phẩm trong các phân xưởng đòi hỏi chi phí cao.
5. Hệ thống chỉ số phân tích trong trường hợp tổng thể bao gồm các bộ phận không so sánh được.
Trong các doanh nghiệp vì lý do nào đó mà có những sản phẩm không được tiếp tục đầu tư vào sản xuất nữa, cũng có sản phẩm mới đựoc đầu tư vào sản xuất trong doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động này đều gây tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Vì thế mà khi chúng ta phân tích thì không sử dụng được các phương pháp chỉ số thông thương do chúng là các bộ phận không so sánh được. NgoàI nhứng hệ thống chỉ số đã nêu ở trên ta có một hệ thống khác biệt để phân tích chúng. Tuy nhiên trước hết ta phai hiểu thế nào là bộ phận không so sánh được đã.
Bộ phận không so sánh được là bộ phận chỉ xuất hiện ở kỳ gốc hoặc chỉ xuất hiện ở kỳ nghiên cứu .
Ví dụ,ta có hệ thống chỉ số như sau:
Trong đó : p là gía bán của sản phẩm
q là khối lượng sản phẩm tiêu thụ
và
là phần biến động do xuất hiện mặt hàng mới
là phần biến động do mất đI của mặt hàng cũ thuộc bộ phận không so sánh được
ví dụ: ta có số liệu kinh doanh của công ty Sơn tổng hợp qua hai tháng 9, tháng10 năm 2005 như sau:
Mặt hàng
Tháng 8/2005
Tháng 9/2005
Giá đơn vị (1000)
Khối lợng tiêu thụ (hộp)
Giá đơn vị (1000)
Khối lợng tiêu thụ (hộp)
Bộ phận so sánh đợc
Sơn nhũ Alkyd ĐBCC
26
1560
28
1800
Sơn xanh lá cây Alkyd ĐBCC
24
1850
26
2150
Sơn đỏ Alkyd ĐBBCC
22
2080
25
2010
Sơn ngọc Alkyd ĐBCC
19
5340
17
5430
Bộ phận không so sánh
Sơn chống rĩ
15
500
-
-
Vecny Alkyd
-
-
24
1200
Từ bảng số liệu trên ta có thể phân tích biến động của tổng doanh thu của công ty tháng 10 so với tháng 9 như sau:
Ta có: (nghìn đồng)
(nghìn đồng)
(nghìn đồng)
(nghìn đồng)
(nghìn đồng)
thay vào hệ thống chỉ số ta có:
1,1585 = 1,0125 x 1,0586 x 1,1157 x 0,9687
biến động tuyệt đối:
= 277660 – 239680 =
= (248860 – 245790) +( 245790 – 232180) +( 277660 -248860) +
+( 232180 -239680)
37980 = 3070 + 13610 + 28800 +( - 7500)
Nhận xét: Tháng 10 so với tháng 9 tổng doanh thu của công ty tăng 15,85% hay tăng 37,980 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố:
do giá bán của các mặt hàng thuộc bộ so sánh được tăng 1,25% làm cho tổng doanh thu tăng 3,070 triệu đồng.
Do khối lượng tiêu thụ nhóm các mặt hàng so sánh đượ tăng 5,86% làm cho tổng doanh thu tăng 13,610 triệu đồng
Do sự xuất hiện của các mặt hàng vecny Alkyd ở kỳ nghiên cứu lam cho tổng doanh thu tăng 11,57% hay tăng 28,8 triệu đồng.
Do công ty không kinh doanh mặt hàng Sơn chống rĩ ở kỳ nghiên cứu làm cho tổng doanh thu giảm 3,13% hay giảm 7,5 triệu đồng.
Từ kết quả tính toán ta nhận thấy Công ty nên đầu tư nhiều vào sản xuất sản phẩm Vecny hơn nũă vì nó là sản phẩm tuy mới đưa vào sản xuất kinh doanh nhưng lại đem lại lợi nhuận cao nhất.Ngoài ra cũng nên chú trọng vào các sản phẩm khác vì nó cũng đem lại lợi nhuận không nhỏ.
Kết luận
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, góp phần làm tăng tổng cung đáp ứng tổng cầu của toàn xã hội.Hoạt động của doanh nghiệp có thể rất đa dạng,sản xuất nhiều mặt hàng, kinh doanh tổng hợp. Nhưng tựu trung gồm hai loại hoạt động: hoạt động sản xuất và hoạt động kinh doanh sản phẩm .
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thống kê là tiến hành đánh giá tình hình biến động kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung qua từng thời kỳ. Đây cũng chính là việc kiểm tra, phân tích trình độ thực hiện các mục tiêu kinh doanh của đơn vị cơ sở. Các chỉ tiêu tổng hợp dùng để phân tích được kết hợp chặt chẽ, giác độ nghiên cứu được sử dụng càng nhiều, múc độ đánh giá càng chi tiết, cụ thể thì kết quả phân tích càng phong phú và sâu sắc.
Do đó, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của Công ty Sơn tổng hợp là một viẹc làm hết sức quan trọng. Qua việc này chúng ta tìm thấy được chiến lược chính sách phát triển của công ty, tăng thu nhập cho người lao động , phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
TàI liệu tham khảo
Giáo trình Lý thuyết thống kê - ĐH kinh tế quốc dân – Chủ biên : PGS.PTS Tô Phi Phượng. NXB giáo dục-1998.
Giáo trình Lý thuyết thống kê - ĐH kinh tế TP HCM – Chủ biên: Ths Hà Văn Sơn. NXB thống kê-2004.
Trang website của Tổng cục thống kê : www.gso.sov.vn
Trang website Trung tâm điện toán truyền số liệu KV1( VDC1) và Bản tin thị trường
Mục lục
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
I. Khái niệm chung về chỉ số 2
1. Khái niệm 2
2. Tác dụng của chỉ số 2
II. Các loại chỉ số và cách tính 2
1. Chỉ số cá thể (chỉ số đơn) 2
2. Chỉ số tổng hợp 4
3. Chỉ số trung bình tính từ chỉ số tổng hợp 6
4. Chỉ số trung gian 8
III. Hệ số chỉ số 10
1. Hệ thống chỉ số liên hoàn hai nhân tố 11
2. Hệ thống chỉ số liên hoàn nhiều nhân tố 13
3. Hệ thống chỉ số phân tích biến động các chỉ tiêu trung bình 16
4. Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức có sử dụng chỉ tiêu trung bình 19
5. Hệ thống chỉ số phân tích trong trường hợp tổng thể bao gồm các bộ phận không so sánh được 23
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 27
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0619.doc