Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Hải phòng đến năm 2010

Phần I: Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài - Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ cộng nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất. - Các trang trại đã tăng nhanh về số lượng, chất lượng tăng cao, ph

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Hải phòng đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át huy lợi thế của vùng, kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài. - Sự phát triển của trang trại góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trồng, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là các vùng trung du, miền núi, ven biển, tạo thêm việc làm lao động nông thôn. - Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của kinh tế trang trại nói chung và ở trên địa bàn Hải Phòng nói riêng còn đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết kịp thời. Nhất là trong định hướng phát triển cho tương lai. Với mục đích nhiện vụ là ổn định, hiệu quả và bền vững. * Khái niệm: - Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá. Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất được tiền hành trên quy mô ruộng đất các và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn với các thức tổ chức tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường (Giáo trình: Quản trị kinh doanh nông nghiệp) * Lý do: Đa số các trang trại nói chung và trang trại nông nghiệp trên địa bàn Hải Phòng nói riêng đều đã và đang từng bước phát triển, tuy nhiên phát triển chưa rõ ràng, chưa có định hướng cụ thể, thiếu tính khoa học mà phát triển theo cách tự phát. Hoạt động một cách manh mún, nhỏ lẻ thiếu tính đồng bộ do vậy mà hiệu quả đem lại chưa cao, chưa khai thác tối đa lợi thể của vùng, của hoạt động sản xuất mà kinh tế trang trại đem lại. Vấn đề đặt ra hiện nay là: Cần xây dựng mục tiêu, chính sách cụ thể để định hướng cho sự phát triển của kinh tế trang trại nói chúng và kinh tế trang trại nông nghiệp ở Hải Phòng nói riêng. Nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi Việt nam đã chính thức gia nhập WTO, bên cạnh những mặt thuận lợi như: thị trường mở rộng, sự giao thoa, trao đổi giữa các nước với nhau đã được dễ dàng hơn, cơ hội đem lại lớn song nó cũng đặt ra không ít những thách thức: Sự cạnh tranh sẽ trở lên mạnh mẽ hơn, hàng hoá nước ngoài giá rẻ sẽ tràn ngập, đòi hỏi của thị trường cao hơn. Đối với nước ta, mặt hàng nông sản là thế mạnh và chủ lực. Nhưng để cho nó đứng vững và tương ứng với lợi thế đó thì còn đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết về trước mắt, cũng như lâu dài. Các trang trại nông nghiệp của Hải Phòng hiện nay tuy cũng đã phát triển, hiệu quả mà nó đem lại cũng tương đối cao song vẫn chưa xứng với tiềm năng của vùng. Chưa có định hướng rõ ràng và phù hợp cho sự phát triển lâu dài, do vậy mà giá trị sản lượng nông sản chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, chưa phù hợp với yêu cầu lâu dài của thị trường hiện nay. Việc xây dựng các cơ chế, chính sách và đề ra mục tiêu phát triển cho các trang trại trên địa bàn Hải Phòng bây giời là hết sức cần thiết, và còn có cái nhìn nghiêm túc khoa học về vấn đề đó. Vì điều đó chính là sự sống còn,, phát triển của kinh tế trang trại. Trong khả năng của mình, dưới góc độ cá nhân, trước tình hình thực tế kinh tế trang trại ở Hải Phòng, với tên chuyên đề là “Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2010” hy vọng sẽ giúp một phần nhỏ vào việc tháo gỡ những khó khăn đó. Đề ra mục tiêu giải pháp phát triển trang trại nông nghiệp ở Hải Phòng trong những năm tới đây. Mong muốn kinh tế trang trại nông nghiệp Hải Phòng sẽ có hướng phát triển hiệu quả bền vững tận dụng khai thác hiệu quả lợi thế trong vùng. * Khái quát chuyên đề nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Các trang trại nông nghiệp 2. Phạm vi nghiên cứu: 2.1. Phạm vi không gian: Các trang trại nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 2.2. Phạm vi thời gian: Từ năm 2002 á 2010 3. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng 3 năm (2002 á 2006) - Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển trang trại nông nghiệp đến năm 2010 4. Kết cấu chuyên đề: * Gồm 4 phần: Phần I: Mở đầu. Phần II: Thực trạng trang trại nông nghiệp Hải Phòng (2002á2007). Phần III: Phương hướng và một số giải pháp phát triển trang trại đến năm 2010. Phần IV: Kết luận và một số kiến nghị. Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế trang trại I. Khái niệm, đặc điểm, vị trí của kinh tế trang trại. 1. Khái niệm: Là một loại hình kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, hiệp tác và phân công lao động xã hội (tài liệu của sở NN-PTNT) Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông thôn, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá. Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn với cách thức tổ chức tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường (Giáo trình:quản trị kinh doanh nông nghiệp ) 2. Đặc trưng của kinh tế trang trại: - Sản xuất kinh doanh nông sản sản phẩm hàng hoá cho thị trường. Tỷ suất hàng hoá thường đạt 70% á 80% trở lên. Tỷ suất hàng hoá càng cao càng thể hiện bản chất và trình độ phát triển của kinh tế trang trại. - Chủ trang trại là chủ kinh tế cá thể (Bao gồm kinh tế gia đình và kinh tế tiểu thủ) nắm một phần quyền sở hữu và toàn bộ quyền sử dụng đối với ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn và sản phẩm làm ra. - Quy mô sản xuất của trang trại trước hết là quy mô đất đai được tập trung đến mức đủ lớn theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá, chuyên canh và thâm canh, song không vượt quá tầm kiểm soát quá trình sản xuất – sinh học trên đồng ruộng hoặc trong chuồng trại của chủ trang trại. - Cách thức tổ chức và quản lý đi dần vào phương thức kinh doanh song trực tiếp, đơn giản và gọn nhẹ vừa mang tính gia đình, vừa mang tính doanh nghiệp. - Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh tế , về thị trường. 3. Vị trí của kinh tế trang trại. 3.1. Phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương - Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần khai thác thêm nguồn vốn của địa phương, tài nguyên của vùng, lao động dân cư trong vùng, mở mang thêm diện tích đất trồng, đối núi trọc, đất hoang hoá, nhất là các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm lao động nông thôn. Sản xuất trong trang trại chủ yếu là sản xuất hàng hoá và thường sản xuất với quy mô lớn, tận dụng tối đa được lợi thế của vùng để sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. 3.2. Kinh tế trang trại góp phần khai thác diện tích mặt nước, đất hoang hoá, đất ven sông, ven biển … đưa vào sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai tạo ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hoá lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, cải thiện môi trường sinh thái. Bằng việc đầu tư vốn, lao động và cải tạo đồng ruộng, kinh tế trang trại đã phát huy được lợi thế so sánh của từng địa phương, từng vùng hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Các trang trại thủy sản tập trung phát triển ở những vùng ven biển, nơi có nhiều sông, hồ, đầm như đồng bằng sông Hồng. ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Trang trại trồng cây lâu năm tập trung ở vùng có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp như vùng trang trại trồng cây ăn trái ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên. Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại trong những năm qua gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng khai thác tiềm năng ở từng địa phương và giá trị sản phẩm hàng hoá. Với kết quả đầu tư cải tạo đất, lựa chọn mô hình sản xuất, kinh doanh hợp lý theo hướng sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại đã khai thác tiềm năng đất đai hiệu quả hơn, tạo ra khối lượng nông sản phẩm lớn, đa dạng thúc đẩy công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản phát triển. 3.3. Nhiều trang trại đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm hàng hoá và thu nhập của các trang trại ngày một nâng cao. Kinh tế trang trại đã góp phần đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đã định hướng cho nông dân từ bỏ sản xuất tự cung, tự cấp vươn tới sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Gắn với thị trường đồng thời tạo ra nhu cầu và đẩy nhanh tiến trình hợp tác kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. 3.4. Kinh tế trang trại phát triển đã thu hút một khối lượng lớn tiền vốn trong dân vào sản xuất nông nghiệp, tạo thêm việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn, tạo ra xu hướng hợp tác và phát triển mới trong sản xuất, kinh doanh. Việc thu hút lao động, giải quyết việc làm cho các trang trại đã làm giảm bớt áp lực do thiếu việc làm, góp phần tăng tích luỹ cho chủ trang trại và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhiều hộ nông dân. 4. Tiêu chí nhận dạng trang trại. - Tiêu chí nhận dạng trang trại bao gồm 2 mặt: Mặt định tính và mặt định lượng. Mặt định tính bao gồm: Trình độ, năng lực sản xuất của trang trại. Mặt định lượng bao gồm: Giá trị sản phẩm được tạo ra trong một năm quy mô diện tích ruộng đất (Nếu là trang trại trồng trọt là sản xuất chính), số lượng gia súc, gia cầm (nếu là trang trại chăn nuôi chính) quy mô đầu tư cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn và lao động. ở Việt Nam, theo thông tư liên tịch số 62/2003/TTLT/BNN – TCTK. Một hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt cả 3 tiêu chí định lượng sau: - Đối với các trang trại thuộc các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền trung phải từ 40 triệu trở lên - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên đạt từ trên 50 triệu Hai là: quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. - Đối với trang trại trồng trọt. + Trang trại trồng cây hàng năm: + Trang trại trồng cây lâu năm: Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải Miền Trung. Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên Từ 0,5 ha trở lên đói với các trang trại trồng hồ tiêu. - Đối với trang trại lâm nghiệp Từ 10ha đối với tất cả các vùng trong cả nước. - Đối với trang trại chăn nuôi + Trang trại chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò … Chăn nuôi sinh sản, lây nữa có thường xuyên từ 10 con trở lên Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyền từ 50 con trở lên Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, dê thịt từ 200 con trở lên Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, …. có thường xuyên từ 2000 con trở lên - Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên. Ba là: Quy mô đầu tư cho sản xuất kinh doanh, trong đó chủ yếu là 2 yếu tố vốn và lao động. Hiện nay, người ta quy định vốn từ trên 20 triệu đồng và thuê 2 lao động trở lên. Mặc dù, thời gian phát triển kinh tế trang trại còn ngắn, nhưng với kết quả đạt được kinh tế trang trại đã thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn, một mặt đã tạo ra lượng giá trị lớn về nông, lâm, thuỷ sản. Hàng hoá mà quy mô của nó vượt trước nhiều so với kinh tế hộ nông dân. Mặt khác, còn là mô hình lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu kinh tế trang trại là nhân tố mới ở nông thôn. là động lực mới nối tiếp và phát huy động lực kinh tế hộ nông dân, là điểm đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại là bước đi thích hợp để chuyển nền nông nghiệp từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá. III. Tình hình phát triển của trang trại Việt nam. 1. Những kết quả đạt được: - Kinh tế trang trại đã phát triển rất nhanh, đa ngành, nhất là sau khi có nghị quyết số 03/2000/NQ- CP của chính phủ về kinh tế trang trại. Đến ngày 1-10-2001, cả nước có 61.017 trang trại, tăng 15.209 trang trại so với năm 1999 và bằng 3,54lần số trang trại đến cuối năm 1995. Trong đó có 21.754 trang trại trồng cây hàng năm (= 4,48lần). 1761 Trang trại chăn nuôi (= 3,43 lần), 1668 trang trại lâm nghiệp (2,87 lần), 17016: Trang trại nuôi trồng thuỷ sản(=5,05lần) và 2240 trang trại kinh doanh tổng hợp (=3,95 lần). Về quy mô diện tích đất đai và mặt nước: Trước hết quy mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào loại hình sản xuất của trang trại, trang trại lâm nghiệp trồng trọt có quy mô diện tích lớn hơn hẳn trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Bình quân một trang trại trồng cây hàng năm: 5,3ha đất trong đó 60,58% số trang trại có quy mô dưới 5ha. 32,89% trang trại quy mô từ 5ha á10ha và 6,53% số trang trại có quy mô trên 10ha. Xét về quy mô lao động (gồm lao động của gia đình chủ trang trại và lao động làm thuê). Phụ thuộc không chỉ vào quy mô trang trại (S) mà còn phụ thuộc vào loại hình trang trại và cả đầu tư máy móc, thiết bị để ứng dụng công nghệ cũng như cách thức tổ chức quản lý. Số lao động bình quân một trang trại là 6,04 người, trong trang trại trồng cây hàng năm: 6,65 người, trang trại trồng cây lai năm là 6,14 người, trang trại chăn nuôi là: 4,14người, trang trại lâm nghiệp là: 6,10 người, trang trại thuỷ sản là: 5,15người, trang trại sản xuất, kinh doanh tổng hợp là 7,16người. Tỷ lệ lao động của hộ chủ hộ trang trại trong tất cả các loại trang trại chiếm 45,7%, tỷ lệ nâng thấp nhấp là trang trại trông cây lâu năm có 38,4%, ngược lại các trang trại đầu tư vốn và kỹ thuật nhiều sản phẩm hàng hoá cao thì tỷ lệ này lại cao hơn. Vốn đầu tư bình quân một trang trại là 135,14 triệu đồng ít nhất là các trang trại trồng cây hàng năm chỉ có 69,7 triệu đồng. Nhiều nhất là trang trại chăn nuôi 236 triệu đồng và trang trại trồng cây lâu năm 207 triệu đồng. Vốn đầu tư chủ yếu là của chủ trang trại chiếm 84,25% tổng vốn đầu tư, còn lại là vốn vay của ngân hàng và quỹ tín dụng, người thân, họ hàng… Vốn đầu tư tuy cùng loại hình sản xuất nhưng khá cách biệt, giữa các vùng các tỉnh. Số liệu về các chỉ tiêu trên đến nay đã có những thay đổi bởi hơn hai năm qua, Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách và biện pháp để phát triển nông nghiệp nói chung, trang trại nói riêng, cho nên trang trại ở nước ta đã phát triển nhanh không chỉ về số lượng, mà cả về hiệu quả (giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động) góp phần thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo, tăng nông sản hàng hoá, tăng đóng góp cho Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, mặt nước….) góp phần thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên quá trình phát triển trang trại còn những hạn chế cần tiếp tục tháo gỡ như: Quyền sử dụng đất của chủ trang trại, mở rộng quy mô đất đai của trang trại vì hiện nay còn nhỏ, về xác định loại hình sản xuất của trang trại cũng như cơ cấu sản xuất, tăng thêm vốn đầu tư, về kỹ thuật, về quản lý và đào tạo, về thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hoá, quy hoạch trang trại… 2. Một số tồn tại, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại trong thời gian qua. 2.1. ở một số địa phương kinh tế trang trại phát triển còn mang tính tự phát không theo quy hoạch. 2.2. Việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại tiến hành chậm, một số vấn đề sử dụng đất của trang trại còn vướng mắc được xử lý kịp thời. 2.3. Trình độ quản lý của các chủ trang trại và tay nghề của người lao động còn hạn chế. 2.4. Chất lượng sản phẩm hàng hoá của trang trại chưa cao và chủ yếu ở dạng thô, tiêu thụ khó khăn, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên sản xuất còn thụ động, hiệu quả thấp. 2.5. Kinh tế trang trại nhiều nơi chưa được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và hưởng các chính sách khuyến khích của Nhà nước. 2.6. Kinh tế trang trại phát triển kém bền vững, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường sinh thái. Chương II Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hải Phòng I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng tới kinh tế trang trại trên địa bàn Hải Phòng. 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của thành phố Hải Phòng 1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý: Hải Phòng là thành phố ven biển nằm phía đông miền Duyên Hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102km. Có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49ha (chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước ) Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh Phía Tây giáp với tỉnh Hải Dương Phía Nam giáp với tỉnh Thái Bình Phía Đông giáp với biển đông. Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng năm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. b. Điều kiện khí hậu: Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa Châu á, sát biển đông nên Hải Phòng chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa gió Bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió Nam (mùa hè) mát mẻ, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm 1600 – 1800 mm. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9. Thời tiết Hải Phòng có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông và mùa hè. Khí hậu tương đối ôn hoà, do nằm sát biển. Về mùa đông: Hải Phòng ấm hơn 100c và mùa hè thì nhiệt độ thấp hơn 100c so với Hà Nội. Độ ẩm trung bình năm là 80% đến 85% cao nhất là 100% vào các tháng 7,8,9 và thấp nhất là vào các tháng 12,1. Trong suốt năm có khoảng 1692,4 giờ nắng. Bức xạ mặt đất trung bình là 117kcal/phút. c. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, đất đai Địa hình Hải Phòng thay đổi đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử và phức tạp. Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi ở phần phía nam thành phố lại là địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển. Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành phố nhưng lại dải ra hơn nửa phần Bắc thành phố thành từng dải liên tục theo hướng tây Bắc - Đông Nam. Có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi Quảng Ninh thuộc khu Đông Bắc Bộ về phía Nam. Đồi núi ở Hải Phòng hiện nay là các dải đồi núi còn sót lại, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ. Cấu tạo địa chất gồm các loại đá cát kết phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liên ra biển. Có 2 dải núi chính: dải đối núi từ An Lão đến Đồ Sơn, nối tiếp không liên tục kéo dài khoảng 30km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: núi Voi, phù Liễn, Xuân Sơn, , Núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu. Dảy Kỳ Sơn – Trang Kênh và An Sơn – Núi Đèo gồm hai nhánh: Nhánh An Sơn – Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm nhiều núi đá vôi, đặc biệt là đá bôi Tràng Kênh là nguồn nguyên liệu quý của công nghiệp xi măng Hải Phòng. ở đây xen kẽ các đồi núi là những đồng bằng nhỏ phân tán. d. Sông ngòi: - Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc (thuận lợi cho phát triển trang trại thuỷ sản trên địa bàn của thành phố). Mật độ trung bình từ 0,6á0,9km trên 1km2. Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ. Nếu ngược dòng ta sẽ thấy như sau: Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Văn Ôn ở độ cao trên 1,170m thuộc Bắc Kạn, về đến Phả Lại thì hợp lưu với sông thương và sông Lục nam, là nguồn của sông Thái Bình chảy vào đồng bằng trước khi đổ ra biển với độ dài 97km và chuyển hướng chảy theo Tây Bắc - Đông Nam. Từ nơi hợp lưu đó, các dòng sông chảy trên độ dốc ngày càng nhỏ, và sông Thái Bình đã tạo ra mạng lưới chi lưu các cấp như sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Văn úc, Lạch Tray, Đa Độ … đổ ra biển bằng 5 cửa sông chính. Hải Phòng có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn thành phố với tổng độ dài trên 300km bao gồm: - Sông Thái Bình dài 35km là dòng chính chảy vào địa phận Hải Phòng từ Quý Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm thành ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng. - Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn dài trên 30km chảy qua nội thành và đổ ra biển ở cửa Cấm. - Sông Đá Bạch – Bạch Đằng dài hơn 32km cũng là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu và là ranh giới Phía Bắc và Đông Bắc của Hải Phòng với Quảng Ninh. Cửa sông ở đây rộng và sâu, hai bên bờ là những núi đá vôi. - Ngoài các sông chính là các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố như sông Giá (Thuỷ Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An - Đồ Sơn), sông Tam Bạc … 1.2. Nguồn tài nguyên - Tài nguyên Biển là một trong những tài nguyên quý hiếm của Hải Phòng với gầm 1000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể … Nguồn nước biển với độ mặn cao và ổn định ở một số vùng biển: Cát Hải, Đồ Sơn. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ. Tại các vùng triều ven bờ, ven Đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12000ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao. - Tài nguyên đất Hải Phòng có trên 57000ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển nên phần lớn mang tính chất đất phèn và đất mặn, địa hình cao thấp xen nhau và nhiều đồng luỹ. Thêm vào đó là những biễn động của thời tiết có ảnh hởng không tốt tới đất đai, cây trồng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề trồng trọt. - Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây … đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà, với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quý hiếm. Diện tích rừng khoảng 173000ha, trong đó có khoảng 580ha rừng nguyên sinh, như rừng nhiệt đới Amazzôn thu nhỏ. 1.3. Đánh giá sự thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Hải Phòng. a. Thuận lợi: Hải Phòng có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cho phát triển các ngành kinh tế nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Nằm ở vị trí tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành phố lớn thuận lợi cho phát triển giao thông, vận chuyển hàng hoá trong đó có hàng nông sản có nhiều nguồn tài nguyên thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp như trông lúa, … nuôi trồng. Đặc biệt có nguồn tài nguyên nước phong phú với nhiều hồ sông lớn nhỏ khác nhau đặc biệt là tiếp giáp với biển nên thuận lợi cho phát triển các trang trại nguôi trồng thuỷ hải sản đem lại kinh tế cao. Có nguồn tài nguyên rừng phong phú với nhiều đồi núi, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Điều đó là tiền đề và cơ sở quan trọng cho sự phát triển các trang trại trồng trọt, trang trại lâm nghiệp. b. Khó khăn, hạn chế: Bên cạnh những thuận lợi đó, vẫn còn có những khó khăn hạn chế mà điều kiện tự nhiên đem lại như: do tiếp giáp với biển chịu ảnh hưởng của gió biển mang nhiều hơi nước mặn gây tác động xấu tới cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra còn chịu nhiều bão, lũ quét gây thiệt hại lớn cho kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. 2. Điều kiện về kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng Trong những năm gần đây được sự quan tâm của thành phố, các cấp, các ngành, nền kinh tế của thành phố đã ngày càng phát triển. Các ngành kinh tế phát triển mạnh, trong đó kinh tế nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế phát triển đó. nhiều mô hình kinh tế phát triển trong nông nghiệp nhất là các mô hình kinh tế tập thể, trong đó kinh tế trang trại là mô hình kinh tế tiêu biểu. Hải Phòng là một trong những thành phố phát triển nhất trong cả nước. Giá trị GDP mà thành phố đóng góp chung vào kinh tế quốc dân cũng khá cao. Đặc biệt là ngành công nghiệp– xây dựng, thương mại- dịch vụ là ngành chủ lực và là mũi nhọn của thành phố, nó phát triển mạnh mẽ qua các năm và giá trị kinh tế đem lại cũng rất cao. Ngành nông nghiệp cũng nằm trong sự phát triển đó và giá trị sản lượng nông sản cũng khá cao so với cả nước, và không ngừng tăng trưởng qua các năm. Giá trị tổng sản phẩm toàn thành phố năm 2006 là: 15799,3tỷ đồng, tăng 12,51% so với năm 2005 (năm 2005 là 14043,1tỷ đồng). Giá trị ngành công nghiệp – xây dựng năm 2006 là: 6.453,1tỷ đồng, tăng 13,81% so với năm 2005 (năm 2005 là: 6757,4tỷ đồng). Giá trị ngành nông, lâm, thuỷ sản năm 2006 là 1.681,2tỷ đồng tăng 4,07% so với năm 2005 (năm 2005 là 1615,5 tỷ đồng). Trong đó: giá trị nông nghiệp 2006 là: 1262,8 tỷ đổng, tăng 2,22% so với năm 2005 (năm 2005: 1235,4tỷ đồng) Về cơ cấu kinh tế : Bảng 1: giá trị và cơ cấu sản xuất của ngành Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Giá trị (Tđ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tđ) Cơ cấu (%) Tổng sản phẩm Tỷ đồng 14043,1 100 15799,3 100 Nông - Lâm - Thuỷ sản - 1615,5 11,5 1681,2 10,6 Công nghiệp -Xây dựng - 5670,2 40,4 6453,1 10,85 Dịch vụ - 6757,4 48,1 4665,0 48,55 Nguồn: cục thống kê thành phố Hải Phòng Qua bản cơ cấu kinh tế của thành phố ta có thể thấy được giá trị công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có giá trị lớn và tăng trưởng qua các năm, nó chiếm 1 tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinhtế của thành phố. Ngành nông – lâm – thuỷ sản: giá trị co tăng, nhưng tỷ trọng của nó trong toàn bộ ngành kinh tế lại giảm (nếu như năm 2005 chiếm 11,5% thì đến năm 2006 là 10,6%) Chỉ tiêu nông – lâm – thuỷ sản (2006) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 2006/2005 1. Nông nghiệp (tỷ đồng) + Giá trị trồng trọt 1446,5 1483 102,5% + Giá trị dịch vụ 765,90 812,0 106,0% + Giá trị dịch vụ 55,3 60,5 109,4% 2. Lâm nghiệp + Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 25,9 24,0 92,7% 3. Thuỷ sản (tỷ đồng) 699,4 798,0 114,1% + GTSX nuôi trồng (tỷ đồng) 312,3 320,0 102,5% + Giá trị khai thác (tỷ đồng) 387,1 478,0 123,5% + Sản lượng thuỷ sản khai thác (tấn) 35279,0 34450 97,7% + Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng (tấn) 34.954,0 38,195,0 109,3% Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng Trong ngành nông- lâm - thuỷ sản thì giá trịn nông nghiệp là cao nhất. Giá trị trồng trọt trong nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn về mặt giá trị (năm 2006 1483 tỷ đồng). Ngành lâm nghiệp có giá trị sản xuất nhỏ nhất (24tỷ đồng) đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu nông - lâm - thuỷ sản là: Ngành thủy sản, giá trị sản xuất thủy sản 798tỷ đồng (2006) với sản lượng khai thác là 34450tấn (giảm 0,23% so với năm 2005). Mặc dù giá trị mà nó đem lại cũng khá cao, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng, với nhiều bãi biển, sông ngòi, vực … 2.2. Phong tục tập quán và nhân văn ở Hải Phòng. - Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Người dân Hải Phòng nổi tiếng với tinh thần lao động hăng say và rất chịu khó học hỏi để không ngừng tiến bộ. Đặc biệt là những hộ nông dân, phần lớn họ đều gắn với đồng ruộng đều có ý chí làm giầu trên chính những mảnh đất quê nhà. Nhờ vậy, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư tiền vốn, lao động. Đây chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố. Nhiều mô hình trang trại đã không ngừng đạt hiệu quả cao trong kinh doanh mang lại thu nhập lớn và giải quyết việc làm cho người lao động. Các chủ trang trại ở Hải Phòng luôn có tinh thân học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức. Đây chính là điều kiện thuận lợi để hình thành mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giữa các chủ trang trại với nhau. Bên cạnh mặt tích cực, các chủ trang trại còn bị giới hạn bởi tâm lý người sản xuất nhỏ, chưa mạnh dạn đầu tư vốn lớn. Các chủ trang trại chủ yếu là dựa vào phương châm: lấy ngắn nuôi dài , sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nên quy mô có bó hẹp. Nhiều chủ trang trại vẫn giữa lối canh tác truyền thống . Do vậy, hậu quả kinh tế chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của vùng. II. Thực trạng phát triển kinh tế kinh tế trên địa bàn Hải Phòng 1. Về số lượng trang trại Theo tiêu chí quy định, toàn thành phố có 1418 trang trại (2006). Trong đó có 50 trang trại trồng trọt (3,5%); trang trại lâm nghiệp có 7 trang trại (0,5%); trang trại chăn nuôi có 584 trang trại (41,2%), trang trại nuôi trồng thuỷ sản là 605 trang trại (42,7%); trang trại kinh doanh tổng hợp là 172 trang trại (12,2%). Qua đó ta có thể thấy được mức phân hoá về cơ cấu giữa các trang trại: chiếm tỷ lệ lớn nhất là các loại hình trang trại: trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thuỷ sản; thấp nhất là trang trại lâm nghiệp và trang trại trồng trọt. Bảng tổng hợp kinh tế trang trại Hải Phòng năm 2006 TT Huyện, quận, thị xã Trang trại trồng trọt Trang trại chăn nuôi Trang trại nuôi trồng thuỷ sản Trang trại kinh doanh tổng hợp Tổng cộng Trang trại lâm nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Vĩnh Bảo 15 58 19 19 112 1 2 Tiên Lãng 12 35 116 20 183 3 An Lão 4 15 11 10 40 4 Kiến Thuỵ 8 394 45 104 551 5 An Hải 77 77 6 Thuỷ Nguyên 24 57 3 84 7 Cát Hải 1 57 246 8 Đồ Sơn 245 1 9 Kiến An 5 1 11 36 6 10 Lê Chân 5 14 9 11 An Dương 5 53 4 5 79 Tổng số 50 584 16 172 1418 7 Tỷ lệ (%) 3,5% 41,2% 605 42,7% 12,2% 100% 0,3% Nguồn: sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng 2. Quy mô sản xuất của trang trại Bảng 2: Bảng phân loại trang trại theo quy mô đất đai bình quân Diện tích bình quân/trang trại Số trang trại Tỷ lệ (%) <2 ha 624 44 2 – 4 ha 363 25,6 4 – 10 ha 170 12 Trên 10 ha 261 30,4 Tổng số 1418 100 Nguồn: Sở nông nghiệp – phát triển nôngthôn Hải Phòng (2006) a. Trang trại trồng trọt: Với tổng số 50 trang trại nhận thuê thầu bình quân 1 trang trại là 5,25 ha. 2.3. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản có 605 trang trại với tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 3903,05 ha (2006), bình quân một trang trại có 6,45 ha. Như vậy mặt nước bình quân mà trang trại thuỷ sản là không quá lớn ( so với năm 2002 là: 16,25 ha/ trang trại) điều đó cho thấy các trang trại đã và đang từng bước đi vào bán thâm canh và thâm canh trong sản xuất đ hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao hơn. 2.4. Trang trại chăn nuôi có 584 trang trại Trang trại chăn nuôi lợn sinh sản: bình quân 74 con nái/ 1 trang trại Trang trại có quy mô lớn nhất là 300 con. Trang trại chăn nu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32097.doc
Tài liệu liên quan