Lời nói đầu
Việt Nam trong những năm qua đã đạt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội, nền kinh tế đã từng bước phát triển, đời sống của người dân đang từng bước cải thiện và nâng cao. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì chúng ta còn nhiều vấn đề còn tồn tại, trong đó đói nghèo là một vấn đề đang còn nhiều búc xúc. Đói nghèo là không chỉ là sự nhức nhối về kinh tế, cản trở thách thức sự phát triển mà còn liên quan đến toàn bộ đến toàn bộ các mặt
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của đời sống xã hội. Đói nghèo thường làm phát sinh nhiều tệ nạn và có tính chất lây lan và làm mất ổn định xã hội, ảnh hưởng xấu tới chính trị. Đặc biệt khi có sự phân hoá giàu nghèo, phân thành giai cấp, có nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, suy giảm nền tảng xã hội, chính trị. Nó là vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay ở hầu hết mọi quốc gia trong đó có nước ta. Xuất phát từ tính chất quan trọng đó, dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Phương hướng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005”.
Đề tài gồm những nội dung chủ yếu sau:
Chương I: Những lý luận chung.
Chương II: Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam.
Chương III: Phương hướng và giải pháp.
Đề tài của em còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của thầy, cô để những bài viết sau em hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Chương i: Lý luận chung
i. mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội .
1. Các thước đo đánh giá tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
1.1. Thước đo mức độ tăng trưởng và nhu cầu xã hội của con người.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến sự phát triển bền vững của đất nước mà nội dung của sự phát triển bền vững trước hết là đảm bảo tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). tăng trưởng kinh tế thường được đánh giá bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Hai chỉ tiêu này đều phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm cuối cùng và dịch vụ do hoật động của nền kinh tế tạo ra, chúng chỉ khác nhau về phạm vi tính toán. Tăng trưởng kinh tế có thể tính bằng mức gia tăng tuyệt đối, xác định quy mô tăng trưởng (DY = Yt–Y0) . Tăng trưởng kinh tế cũng có thể tính bằng mức gia tăng tương đối, xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế (g=DY/Y0). Để so sánh xếp loại mức độ tăng trưởng của các nước, Liên Hợp Quốc và Ngân hàng thế giới sử dụng chỉ tiêu mức thu nhập bình quân thu nhập đầu người (GDP/nguời), chỉ tiêu này phản ánh khả năng nhu cầu vật chất cho người dân.
Phát triển kinh tế được hiểu là sự biến đổi kinh tế về mọi mặt, bao gồm sự biến đổi quy mô sản lượng nền kinh tế, sự biến đổi cơ cấu nền kinh tế và sự biến đổi về mặt xã hội của con người. Con người không chỉ có nhu cầu vật chất, mà còn có nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu được học hành, nâng cao trình độ tri thức và chuyên môn, cũng như có nhu cầu công ăn việc làm. như vậy tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu xã hội của con người là hai mặt cơ bản trong nội dung phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cơ bản để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Còn việc mang lại ấm no và thoả mãn nhu cầu xã hội cho con người là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế.
Đối với một đất nước, để đo nhu cầu xã hội của con người có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu, nhưng chỉ tiêu cơ bản đó là:
- Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chăm sóc sức khoả, tuổi thọ bình quân, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, tỷ lệ trẻ em dược tiêm phòng dịch, số người dân trên một bác sỹ, tỷ lệ chi tiêu cho công cộng sức khoẻ trong tổng chi tiêu công cộng của chính phủ…
- Các chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hóa giáo dục: tỷ lẹ người biết chữ, số năm đi học bình quân, tỷ lẹ chi cho giáo dục trong tổng chi tiêu của đất nước…
Để so sánh trình độ phát triển của các nước Liên Hợp Quốc dã sử dụng chỉ tiêu GDP/người. Nhưng thực tế cho thấy không p0hải nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí cũng cao. Chính vì vậy, năm 1990, cơ quan phát triển con người của Liên Hợp Quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI). Đay là chỉ tiêu kết hợp và lượng hoá từ ba chỉ tiêu pảhn ánh nhu cầu cưo bản của con người đó là: chỉ tiêu tuổi thọ bình quân, chỉ tiêu trình độ văn hoá và chỉ tiêu GDP/người.
Chỉ số HDI được đưa ra để so sánh trình độ phát triển của các nước đã làm đã làm đảo lộn vị trí nhiều nước so với cách xếp hạng theo chỉ tiêu GNP/người. Chỉ số HDI đã chỉ rõ, nhiều nước có thu nhập cao, nhưng do chính sách kinh tế-xã hội không chú ý đén việc nâng cao dân trí một cách thích đáng, nên vị trí của nước đó xếp theo chỉ số HDI bị giảm, nhưng một số nước khác tuy thu nhập thấp hơn, nhưng do nhàn nước đã chú ý đến việc phát triển y tế, giáo dục nên vị trí được nâng cao lên.
1.2. Thước đo mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Bên cạnh các chính sách kinh tế-xã hội đã được đề cập qua chỉ số HDI, một vấn đề khác cũng được xem xét là vấn đề phân phối thu nhập. Thực tế cho thấy, ở nhiều quốc gia, sau một thời gian mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế rõ rệt, những đời sống của con người dân vẫn ở mức nghèo khổ, thất nghiệp gia tăng và ở một số nước đông dân hầu như không được hưởng thành quả do tăng trưởng đem lại, trong khi nhóm người giàu có vẫn tiếp tục giàu thêm. Rõ ràng tăng trưởng là điều kiện cần nhưng chưa đủ để cải thiện đời sống vật chất và các vấn đề của xã hội cho nhân dân. có thể đo được mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập. Các nhà kinh tế học và xã hội học đã đưa ra nhiều cách đo, nhưng một trong những công cụ biểu đạt mức độ bất bình đẳng được sử dụng nhiều nhất là đường cong Lorenz và hệ số Gini. Để nghiên cứu mức độ chênh lệch trong phân phối thu nhập, người ta thường chia dân số của một nước ra làm năm nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số, từ nhóm thu nhập thấp nhất đến nhóm có thu nhập cao nhất. Và thông thường, thu nhập của nhóm người nghèo bao giờ cũng được quan tâm trước tiên. mọi người thường xem xét: tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập của 10%, 20%, 50% dân số có thu nhập thấp nhất là bao nhiêu.
Các nhà thống kê học cũng tìm ra một thước đo có thể biểu diễn cụ thể hơn và lượng hoá được mức đoọ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, đó là hệ số Gini. Hệ số Gini được tính toán trên cơ sở đường cong Lorenz. Nếu phần diện tích được giới hạn bởi đường 45° và đường cong Lorenz được ký hiệu là a thì hệ số Gini được ính như sau
Hệ số Gini =(diện tích (a)) / (diện tích tam giác OAB)
Có thể thấy về mặt lý thuyết, giá trị của hệ số Gini là từ 0 đến 1. Nưng thực tế giá trị của hệ số Gini chỉ nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Dựa vào những số liệu thống kê nhiều năm, của nhiều nước, Ngân hàng thế giới nhận thấy, trong thực tế giá tri của hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,5; đối với những nước có thu nhập trung bình hệ số Gini biến động từ 0,4 đến 0,65; và đối những nước có thu nhập cao thì hệ số biến động trong khoảng 0,2 đến 0,4. Từ đó, Ngân hàng thế giới cũng đưa ra nhận xét rằng hệ số Gini tốt nhất thường xoay quanh 0,3.
1.3. Thước đo đánh giá sự nghèo khổ.
Việc phân chia các nhóm dân cư giàu nghèo theo phương pháp sử dụng đường cong Lorenz và hệ số Gini được coi là sự đánh gía giàu nghèo một cách tương đối theo tương quan xã hội. Ngân hàng thế giới với mục tiêu hàng đầu là đấu tranh chóng nghèo khổ ở các nước đang phát triển, đã đưa ra quan điểm nghèo khổ tính theo số calo tối thiểu cần thiết cho một người để sống, tức là khoảng 2100calo/người/ngày, những hộ gia đình không đảm bảo được mức này là những hộ nghèo khổ. Tiêu chuẩn này được tính chung cho tất cả các nước trên thế giới, do đó nghèo khổ theo tiêu chuẩn này được gọi là nghèo khổ tuyệt đối. Theo mức giá chung của thế giới, để đảm bảo mức 2100 calo/người/ngày thì cần ít nhất là 370 USD/người/năm. Theo tiêu chuẩn này, thế giới có khoảng 1,3 tỷ người nghèo đói, và mỗi năm số người này tăng lên 1,8%, bằng với tốc độ tăng dân số của các nước đang phát triển. Các khu vực có người nghèo nhiều nhất thế giới là Châu Phi và Châu á, trong đó 80% số hộ nghèo khổ sống nông thôn, 20% phần trăm còn lại sống ở các khu ổ chuột của thành phố. Nếu tính theo giới tính thì có khoảng 70% người nghèo là phụ nữ vì họ thường bị trả lương thấp hơn nam giới, là những người đầu tiên bị sa thải việc và ít có cơ hội học hành so với nam giới.
Nếu theo tiêu chuẩn này của Ngân hàng thế giới thì ở Việt Nam những người nghèo khổ có mức thu nhập dưới 4.000.000 VND/người/năm (theo tỷ giá năm 1993). Nhưng nếu quy về mức năng lượng 2100 calo/người/ngày và theo sức mua của đồng tiền Việt Nam, Ngân hàng thế giới cho rằng: mức nghèo đói trung bình của Việt Nam là 1.090.000 VND/người/năm, nếu tính riêng theo khu vực thì mức nghèo đói trung bình ở thành thị là 1.293.000 VND/người/năm, ở khu vực nông thôn là 1.040.000 VND/người/năm.
Nếu nhìn nhận đói nghèo theo nghĩa hẹp, nghĩa là chỉ tính nhu cầu tối thiểu về lương thực và thực phẩm thì Bộ lao động thương binh và xã hội, và Tổng cục thống kê Việt Nam cho rằng: “hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa; mặc không lành và không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất” và “hộ đói là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành, ốm đau không có tiền chữa trị…”. Theo cách hiểu này hộ nghèo đói Việt Nam được đánh giá như sau: mức thu nhập của hộ nghèo ở thành thị là dưới 70.000 VND/người/tháng; hộ đói ở thành thị có thu nhập dưới 50.000 VND/người/tháng, ở nông thôn là dưới 30.000 VND/người/tháng.
2. Các quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
2.1. Quan điểm của SimomKuznets.
SimomKuznets là nhà kinh tế học người Mỹ. Năm 1971, trong tác phẩm “sự tăng trưởng kinh tế của các nước”, ông đã đưa ra lý thuyết phát triển cân bằng. Theo ông, phát triển là một quá trình cân bằng trong đó các nước tiến lên một bước vững chắc. Trong tác phẩm này, Kuznets cũng chú ý tới mối quan hệ giữa tông sản phẩm quốc dân bình quân đàu người và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Dựa vào số liệu thu thập được ở các nước có mức thu nhập cao, thấp khác nhau trong một thời gian dài, ông cho răng mối quan hệ này có dạng hình chữ U ngược. Theo Kuznets, ỏ một số nước nghèo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là thấp, thể hiện ở hệ số Gini khá nhỏ (hệ số Gini khoảng 0,2-0,3). Nhưng khi nền kinh tế tăng trưởng hơn thì thu nhập bình quân đầu người tăng lên, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng tăng lên và đạt cực đại ở mức trung bình của mức thu nhập. Sau đó, mặc dù nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng nhưng sự không công bằng ttrong phân phối thu nhập sẽ giảm dần cho đến khi thu nhập bình quân đầu người dạt tới mức đặc trưng của một nước công nghiệp phát triển. Thông qua các số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, nhiều nhà kinh tế học hiện đại cho rằng mô hình của ông vẫn đúng trong điều kiện nay.
Tuy vậy, trong mô hình của mình, SimomKuznets mới chỉ ra được xu hướng vận động có tính quy luật của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, ông chưa lý giải vì sao lại có tính quy luật đó và vai trò của nhà nước trong quá trình vận động của mối quan hệ này.
2.2. Quan điểm của A.Lewis
Lewis là nhà kinh tế học gốc Jamaica. Năm 1955, trong tác phẩm “Lý thuyết và phát triển kinh tế”, ông đã trình bày mô hình dư thừa lao động cũng như nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực: nông nghiệp và công nghiệp. Dựa vào luận điểm của Ricardo cho rằng lợi nhuận trong nông nghiệp có xu hướng giảm dần vì để mở rộng sản xuất, nông nghiệp ngày càng phải sử dụng đất đai xấu hơn, dẫn đến chi phí sản xuất ngày càng tăng; chính vì vậy ở nông thôn có lao động dư thừa; và khi đất đai là giới hạn của sự phát triển nông nghiệp thì cần phải chuyển bớt số lao động dư thừa trong nông nghiệp sang khu vực công nghiệp A. Lewis cho rằng: muốn lôi kéo được lao động dư thừa từ nông nghiệp sang công nghiệp thì các xí nghiệp công nghiệp phải trả tiền công tương xứng với mức tiền công tối thiểu mà những lao động này kiếm được ở nông thôn. Nhưng đến một mức nào đó nó sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Khi đó lao động sẽ trở nên đắt hơn, do vậy, các chủ xí nghiệp công nghiệp phải trả tiền công cao hơn mới đủ sức lôi kéo lao động từnông nghiệp sang công nghiệp.
Quan điểm trên của A. Lewis có thể đi đến kết luận: thời gian đầu của quá trình tăng trưởng thì bất đẳng tăng lên vì quy mô sản xuất của nông nghiệp ngày càng mở rộng làm cho lao động từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp ngày càng tăng, nhưng tiền công của công nhân nói chung vẫn ở mức tối thiểu nhưng thu nhập của các nhà tư bản tăng lên do mở rộng quy mô sản xuất. Vì thế trong giai đoạn này, đại bộ phận những người lao động nghèo khổ, chỉ có một số ít các nhà tư bản trở nên giàu có. Nhưng sang giai đoạn sau của quá trình tăng trưởng bất bình đẳng giảm bớt vì khi lao động dư thừa đã được hút hết vào khu vực công nghiệp thì lao động trở thành một yếu tố khan hiếm của sản xuất. Khi đó nhu cầu lao động tăng lên đòi hỏi tiền lương cũng phải tăng lên và sự tăng lên này dẫn đến sự giảm bớt bất bình đẳng.
Như vậy, theo Lewis, tăng trưởng diễn ra trước, bình đẳng diễn ra sau, chỉ trên cơ sở tăng trưởng mới dẫn đến làm giảm bớt bất bình đẳng xã hội. Song sự bất bình đẳng không chỉ là kết quả của sự tăng trưởng mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trưởng. Trong sự bất bình đẳng đó, những người có thu nhập cao sẽ giành một phần đáng kể thu nhập của mình cho tích luỹ, dẫn đến tăng đầu tư, từ đó thúc đảy phát triển kinh tế nhanh hơn. Vì vậy, các cố gắng để phân phối lại thu nhập một cách vội vã không đúng lúc sẽ dẫn đến nguy cơ bóp nghẹt sự tăng trưởng kinh tế.
2.3. Quan điểm của Harry Oshima.
H.oshima là nhà kinh tế học Nhật Bản, dựa vào những luận điểm của Ricardo về mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp và công nghiệp, ông đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ này trong điều kiện một nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao. Trong tác phẩm “Tăng trưởng kinh tế ở Châu á gió mùa”, H.oshima đã đưa ra một mô hình tăng trưởng mới gắn liền với giải quyết vấn đề công bằng xã hội.
Theo H.oshima, do nền nông nghiệp có tính thời vụ cao có lúc thiếu lao động, lại có lúc thừa lao động. Do đó trong thời kỳ đầu có thể tăng năng suất lao động bằng cách giảm tình trạng thiếu việc làm trong luc nông nhàn. Giải pháp cơ bản để giảm tình trạng thiếu việc làm là tăng vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. Vì có việc làm nhiều hơn, nên thu nhập của nông dân cũng sẽ được tăng lên, giảm bớt sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Khi thu nhập tăng lên nông dân bắt đầu có tích luỹ và có thể tăng đầu tư cho sản xuất, nhờ vậy nông nghiệp được tăng trưởng nhanh hơn. Đồng thời nhà nước phải có chính sách hỗ trợ nông nghiệp về cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông, điện… để nông nghiệp phát triển nhanh hơn.
Tiếp theo, do nông nghiệp đã được phát triển ở mức độ nhất định có thể cho phép đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn. ngoài các hoạt động nông nghiệp, các hoạt động chế biến lượng thực thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… cũng ngày càng được phát triển. Điều này đòi hỏi có sự hoạt động đồng bộ từ sản xuất, vận chuyển tiêu thụ, đến các hoạt động dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, cung cấp nguyên liệu, công cụ sản xuất cho công nghiệp.
Như vậy, phát triển nông nghiệp đã tạo điều kiện mở rộng thị trường cho công nghiệp, do đó thúc đẩy mở rộng sản xuất cong nghiệp và thúc đẩy dịch vụ phát triển. Điều đó tạo nên sự dịch chuyển lao đọng từ nông nghiệp sang công nghiệp và các ngành dịch vụ. Quá trình như vậy diễn ra trong một thời gian dài cho đến khi khả năng tăng việc làm vượt quá tốc độ tăng lao động, làm cho lao động bắt đầu khan hiếm, tiền công lao động thực tế tăng lên, và điều này sẽ làm giảm bớt sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Sau đó, cùng với quá trình phát triển công nghiệp, tiền lương trong nông nghiệp cũng dần dần được tăng lên. Khi đó xuất hiện xu hướng sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay, vì lúc này sử dụng máy móc rẻ hơn. Trong điều kiện đó, có thể chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở thành phố, trong khi đó ở nông thôn sản xuất lương thực vẫn tiếp tục tăng.
Khi các ngành công nghiệp phát triển, có thể tìm dược thị trường xuất khẩu mạnh mẽ, sẽ tăng sứt hút lao động mạnh hơn nữa. Điều này dẫn đến cầu về lao động vượt quá cung về lao động. Do đó, ở nông thôn đạt đến mức đủ việc làm, tiền công cũng tăng lên, như vậy, theo H.Oshima, tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo vấn đề công bằng xã hội. Và khi công bằng xã hội đạt đến mức độ nào đó lại là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn nữa.
2.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giải quyết mối quan giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Qua 10 năm đổi mới, nền kinh tế đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng, bước đầu đi vào giai đoạn phát triển, có vị trí xứng đáng trong khu vực và trên thế giới.
Trong giai đoạn này, Đảng ta từng bước xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đảng ta coi việc giải quyết này là một trong những nội dung cơ bản đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển. Đaih hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ “tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Công bằng xã hội không chỉ được thực hiện trong phân phối kết quả sản xuất, mà còn được thực hiện ở khâu phân phối tư liệu sản xuất, ở việc tạo ra những điều kiện giúp mọi người phát huy tốt năng lực của mình”.
Về phân phối thu nhập chính sách của Đảng ta là:
- Phân phối theo kết quả lao động là hình thức phân phối chủ yếu trong điều kiện hiện nay của nước ta. Thực hiện theo hình thức này sẽ gắn được kết quả người lao động với lợi ích người lao động, có như vậy mới thúc đẩy, kích thích họ làm việc với năng suất cao.
- Để giảm bớt sự bất bình đẳng, bên cạnh phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu, Đảng ta coi trọng hình thức phân phối “phân phối dựa trên mức đóng góp của các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh”. Các nguồn lực ở đây là vốn, tài sant\r, công cụ sản xuất…
Hình thức phân phối này cho phép huy động thu hut mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đến lượt nó, kết quả tăng trưởng sẽ cho phép giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội.
- Bên cạnh hình thức phân phối theo lao động và phân phối theo tài sản, ở Việt Nam còn coi trọng hình thức “phân phối theo phúc lợi xã hội...”. Trong điều kiện còn có sự bất bình đẳng trong thu nhập việc thực hiện phân phối qua phúc lợi xã hội có tác dụng tích cực để làm giảm sự bất bình đẳng đó.
- Trong đường lối phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, Đảng ta đã xác định được một điểm rất quan trọng cần được tháo gỡ trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Cụ thể là phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường ở nông thôn nhằm nâng cao đời sóng vật chất, tinh thần ở nông thôn. Đặc biệt là phải quan tâm đến vùng nghèo, người nghèo đang bị tụt hậu trong quá trình phát triển. Quan điểm của Đảng ta là, phát triển nông thôn do nhân dân làm chính, Nhà nước hỗ trợ tích cực.
II. Những lý luận chung về xoá đói giảm nghèo.
1. Khái niệm, bản chất và đặc trưng của đói nghèo.
1.1. Khái niệm:
Theo từ điển tiếng Việt nghèo là tình trạng không, hoặc có rất it những gì thuộc nhu cầu tối thiểu của đới sống vật chất “Đói nghèo là không có gì để ăn”
Vấn đề đói nghèo và xoá đói giảm nghèo đã được nhiều tác giả đề cập đến trên những giác độ khác nhau. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà môic tác giả lựa chọn các tiêu chí khác nhau để xác định tình trạng nghèo đói. Nhưng tập trung thống nhất ở một số điểm:
Đói nghèo là vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia, đặc biệt nan giải ở các nước chậm phát triển.
Trên thế giới có nước nghèo và nước giàu được phân loại trong sự so sánh lẫn nhau theo những tiêu chí phù hợp với trình độ phát triển kinh tế.
Trong một nước cũng có tình trạng một bộ phận dân cư giàu có và một boọ phận dân cư nghèo đói hơn.
Bản thân những nhóm dân cư nghèo đói cũng phân thành nhiều loại: mpptj bộ phận không đủ ăn gọi là đói, một bộ phận theo nghĩa là không có đủ điều kiện để thoả mãn các nhu cầu cơ bản của họ. ở nước ta chia nghèo đói thành nghèo đói tuyệt đối, thiếu đói và đói day gắt
1.2. Bản chất:
Nghèo đói không đơn giản là có ít tiền. Đó có thể là sự cách biêth oá về văn hoá xã hội, nó có thể là thiếu thông tin liên lạc, kinh nghiệm ứng xử trong các tình huống khó khăn. Nghèo đói cũng có thể là khả năng bị tổn thương rất cao, tới mức sự khủng khoảng về sức khoẻ, hay một vụ mùa bị thất bại có thể dẫn tới việc bán tài sản và rơi vào nợ nần. Đó cũng có thể là việc tác động đến những quyết định có ảnh hưởng đến đời sống của mình. Nghèo đói cũng có nghĩa là bị yếu thế ngay trong hộ gia đình của mình.
1.3. Đặc trưng của hộ gia đình nghèo.
- Là nông dân có trình độ văn hoá tương đối thấp, các hộ gia đình có nhiều con, ít có điều kiện sử dụng các cơ sở hạ tầng của xã hội, các hộ hông có hoặc có rất ít đất đai canh tác.
- Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam, khoảng hơn 90% người nghèo sống ở nông thôn. tỷ lệ nghèo ở nông thôn (45%) cao hơn ở thành thị (10-15%) tuỳ thuộc vào ước tính về tỉ lệ nghèo của số người nhập cư không đăng ký.
- Nghèo đói rõ ràng là trầm trọng hơn là ở các vùng miềm núi ở phía Bắc và Tây Nguyên.
Mặc dù chính phủ đã đầu tư và hôc trợ tích cực nhưng một số cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn gặp những bất lợi riêng và những bất lợi này ngày càng trầm trọng do sự cô lập về văn hoá và địa lý.
2. Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
Nước ta đang trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, hiện tượng đáng quan tâm là sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
- Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
+ Một là năng lực sản xuất và hoạt động kinh tế của mỗi bản chất cong người là tích cực. Trong qua trình sản xuất họ luôn tìm cách giảm bớt các chi tiết làm thừa, làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên do hạn chế về thể lực và trí tuệ mỗi nười mỗi khác nhau nên trong cùng một thời gian cung một điều kiện sản xuất… năng sứt lao động của họ lại rất khác nhau. Những người có sức khoẻ tốt, biết vận dụng sáng tạo thường có kết quả sản xuất cao hơn so với người có thể lực và trí tuệ kém. Với tình hình trên, theo thời gian của quá trình phát triển, nếu không có nhân tố chủ quan nào can thiệp, thì tất yếu xuất hiện một bộ phận dân cư có cuộc sống đầy đủ hơn bộ phận dân cư khác.
+Hai là tác động thúc đẩy của kinh tế thị trường: Trong kinh tế thị trường, mọi chủ thể sản xuất không còn giới hạn việc sản xuất cho nhu cầu bản thân và hộ gia đình, nên họ đều hương vào nhu cầu thị trường, vì thế họ phải cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh làm cho hàng hoá xuất hiện ngày càng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, giá cả càng ngày càng rẻ hơn. Mặt khác cạnh tranh làm xuất hiện một số chủ thể tham gia trở nên năng động hơn, hàng hoá của họ bán chạy hơn, thu nhập cao hơn. Trong khi đó có những chủ thể kém năng động thiếu nhạy bén nên thu nhập kém hơn. Đây là xu hướng tất yếu nảy sinh một bộ phận dân cư giàu có, còn bộ phận khác nghèo.
Trong kinh tế thị trường phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh hơn rõ rệt hơn so với kinh tế tự nhiên.
+ Ba là tăng trưởng nhanh và xu thế đánh đổi: Phân hoá giàu nghèo nảy sinh do đó có sự khác biệt về năng lực sản xuất của mỗi người dưới sự phát triển của kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt hơn, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá với mục tiêu tăng trưởng nhanh thì hiện tượng này diễn ra với tốc độ mạnh hơn, đặc biệt trong giai đoạn con người hoá với mục tiêu tăng trưởng nhanh thì hiện tượng này diễn ra với tốc độ mạnh hơn.
- Thực trạng phân hoá giàu nghèo:
+ Trong thời kỳ đế quốc phong kiến: ngoài những nguyên nhân khách quan về năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi hộ, điều kiện đất đai khí hậu, sự phân hóa giàu nghèo còn bị thúc đẩy bởi chế độ chính trị kinh tế xã hội. Nó đi liền với bất công, hộ giàu bốc lột họ nghèo, người có quyền lực bóc lột dân đen.
+ Trong thời kỳ bao cấp: Thu nhập được phân phối theo tiêu chuẩn, theo mức bình quân chung, vì thế phân hoá giàu nghèo có nhưng không rõ rệt và không cao.
+ Trong thời kỳ đổi mới: Kinh tế với bước phát triển mạnh vượt bậc và toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế và tăng nhanh thu nhập tốc độ phân hoá giàu nghèo cũng diễn ra nhanh hơn. Một bộ phận nhanh nhạy với thời đại trở nên giàu có hơn, bộ phận khác không theo kịp với sự biến đổi trở nên tụt hậu, nghèo hơn. Xoá đói giảm nghèo là vấn đề xã hội búc xúc ở nước ta.
3. Tiếp cận với vấn đề đói nghèo ở Việt Nam ta hiện nay.
3.1. Một số đặc điểm cơ bản cả tình trạng đói nghèo ở Việt Nam ta hiện nay.
Phần lớn tập trung ở nông thôn nhất là miền núi, vùng sâu vùng xa, trong đó có 1715 xã đặc biệt khó khăn và thường rơi vào nhóm hộ gia đình thuần nông, độc canh lúa và tự cung tự cấp.
Đói nghèo do hậu quả trực tiếp, thường xuyên của thiên tai, mất mùa, hậu quả do chiến tranh để lại, môi trường bị phá hoại nặng nề, các điều kiện địa lý bất lợi (kinh tế thị trường ở đó chưa phát triển), điều kiện cơ sở hạ tầng kém phát triển.
Mặc dù số hộ đó nghèo ở Việt Nam vẫn còn lớn nhưng về cơ bản vẫn có tư liệu sản xuất (trước hết là ruộng, công cụ sản xuất). Đó là điều iện cực kỳ quan trọng để thực hiện chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo.
Đường lối đổi mới, cùng với truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” tìm nghĩa hàng xóm đậm đà… là những điều kiện thuận lợi cơ bản để giải quyết nạn đói nghèo ở Việt Nam.
Cả nước hiện nay còn 2,6 triệu hộ nghèo đói, 1498 xã có tỉ lệ đói nghèo trên 40%, gần 500 xã chưa có đường giao thông đến trung tâm xã, trường học, trạm y tế xã, nước sinh hoạt còn thiếu.
3.2. Chuẩn mực đói nghèo.
Có nhiều tiêu chí để xác định chuẩn mực của đói nghèo:
Lấy lương thực làm cơ sở.
Lấy thu nhập làm cơ sở.
Lấy tài sản cơ bản làm cơ sở (nhà ở, gia súc…)
Lấy tài sản kết hợp với thu nhập làm cơ sở…
Tổ chức Action Aid khi đánh giá tình trạng nghèo đói ở Việt Nam ngoài các tiêu chí trên còn bổ sung thêm “người nghèo là người không có khả năng tiếp cận hoặc kiểm soát nguồn lực xã hội kinh tế, chính trị và do đó khi không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người một cách có phẩm gía”.
Ngân hàng thế giới dùng chỉ tiêu về số calo tiêu thụ theo đầu người để đánh giá.
Hiệp hội phụ nữ Việt Nam ngoài chỉ tiêu thiếu gạo còn đánh giá sự nghèo đói thông qua tình trạng nhà cưả nghèo nàn và số gia súc trong gia đình.
Tổng cục thống kê tính số thu nhập hàng tháng.
Bộ lao động Thương binh và xã hội xác định tỉ lệ nghèo đói thông qua việc quy đổi thu nhập ra lương thực.
Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ:
Thời kỳ 1996-2000:
+ Đói thu nhập bình quân dưới 13 kg gạo/ngừời/tháng (tương đương 45.000 đồng).
+ Hộ nghèo ở miền núi, hải đảo thu nhập bình quân 15kg gạo/ngừời/tháng (tương đương 55.000 đồng).
+ Hộ nghèo ở nông thôn đồng bằng thu nhập bình quân 20kg gạo/ngừời/tháng (tương đương 70.000 đồng).
+ Hộ nghèo ở thành thị thu nhập bình quân 25 kg gạo/ngừời/tháng (tương đương 90.000 đồng).
Thời kỳ 2001-2005:
+ Nông thôn, miền núi, hải đảo: thu nhập 80.000 đồng/người/tháng.
+ Nông thôn, đồng bằng 100.000 đồng/người/tháng.
Những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định trên là hộ nghèo.
Các thành phố có điều kiện, có thể nâng mức chuẩn hộ nghèo lên tới ba điều kiện:
Thứ nhất: thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, thành phố cao hơn thu nhập bình quân của cả nước.
Thứ hai: Tỷ lệ nghèo của tỉnh, thành phố đó thấp hơn mức chuẩn nghèo của cả nước.
Thứ ba: Có đủ nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo.
Ngân hàng thế giới công bố: Năm 1993: Chuẩn nghèo chung là 1160363 đồng/người/năm. Chuẩn nghèo LTTP là 749723 đồng/người/năm.
Thời kỳ 1996-2000:
Chuẩn nghèo chung: 1789817 đồng/người/năm hay 149000 đồng/người/tháng.
Chuẩn nghèo theo LTTP 128633 đồng/người/năm hay 107200 đồng/người/tháng.
Chương ii: thực trạng xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.
I- Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam.
1. Việt Nam được xếp vàp nhóm các nước nghèo của thế giới.
Tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam còn khá cao. Theo kết quả điều tra mức sống sân cư (theo tiêu chuẩn chung của quốc tê), tỷ lệ đói nghèo năm 1998 là trên 37% và ước tính năm 200 là 32% (giảm khoảng 50% tỷ lệ hộ nghèo năm 1990). Nếu tính theo chuẩn đói nghèo về lương thực thực phẩm năm 1998 là 15% và năm 2000 là 13%.
Theo chuẩn nghèo của chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia mới, năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ nghèo trong cả nước.
2. Nghèo đói phổ biến những hộ có mức sống thấp, thu nhập thấp và bấp bênh.
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói, tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo đói. Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp, với điều kiện nguồn lực rất hạn chế, thu nhập của người nghèo rất bấp bênh. Mức sống cải thiện thu nhập của người nghèo chậm so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm có thu nhập cao do đó càng làm tăng khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư. Những tỉnh nghèo nhất hiện nay, cũng chỉ là tỉnh xếp thứ hạng thấp nhất trong cả nước về chỉ số phát triển con người và kinh tế.
3. Nghèo đói tập trung ở các vùng điều kiện sống kém.
Đa số các người nghèo sống trong vùng tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Đối với các vùng đồng bằng sông Cửu Long, miềm Trung, sự biến động của thời tiết khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuất, của người dân thêm khó khăn. Đặc biết, sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở cảu các vùng nghèo làm cho cá vùng này bị tách biệt với các vùng khác, năm 2000 tình trạng của 1780 xã đặc biẹt khó khăn và xã biên giới như sau: 20%- 30% số xã chưa có đường dân sinh đến trung tâm xã; 40% xã nghèo chưa có đủ phòng học, 5% số xã chưa có trạm y tế. 55% số xã chưa có nước sạch; 50% số xã chưa đủ công trình thuỷ lợi nhỏ, 40% số xã chưa có đường bưu điện đến trung tâm xã, 20% số xã chưa có chợ hoặc cụm xã. Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người trong diện cứu trợ đột xuất khá cao, khoảng 1- 1,5 triệu người. Bình quân hàng năm số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ thoát khỏi đói nghèo vẫn còn lớn.
4. Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn.
Nghèo đói là hiện tượng phổ biến trong nông thôn với hơn 90% số người nghèo đói sinh sống ở nông thôn. Năm 1999 tỷ lệ nghèo đói về lương thực thực phẩm ở thành thị là 4,6%, nông thôn là 15,9%. Trên 80% số người nghèo._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35333.doc