MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong nền kinh tế 5
Biểu đồ 2: Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 11
Biểu đồ 3: Cơ cấu GDP 27
Biều đồ 4: Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH 29
Biểu đồ 5 :Tốc độ tăng VA nông nghiệp phân theo khu vực 31
Biểu đồ 6: Tốc độ tăng VA CN - XD theo khu vực 33
Biểu đồ 7: Tốc độ tăng VA dịch vụ phân theo khu vực 35
Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế của một số nước trên thế giới năm 2006 19
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 2 : Quy mô GDP vùng Đồng Bằng Sông Hồng 22
Bảng 3 : Thu ngân sách của vùng ĐBSH những năm gần đây( tỷ đồng) 23
Bảng 4: Tình hình đầu tư của vùng ĐBSH trong giai đoạn 2000-2008 24
Bảng 5: Cơ cấu GDP chia theo ngành kinh tế 25
Bảng 6: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 27
Bảng 7: Lượng lao động (nghìn người) phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH 28
Bàng 8: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH(%) 29
Bảng 9: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH 30
Bảng 10: Tốc độ tăng GDP nông nghiệp hàng năm(%) 30
Bảng 11: GDP Nông, lâm, ngư nghiệp vùng ĐBSH (%) 31
Bảng 13: Tốc độ tăng GDP công nghiệp- xây dựng hàng năm (%) 33
Bảng 13: Tốc độ tăng GDP dịch vụ hàng năm(%) giá 1994 35
Bàng 14:Tỷ trọng doanh thu du lịch (%) 36
Bảng 15: Doanh thu bưu chính viễn thông vùng ĐBSH ( tỷ đồng) 37
Bảng 16: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng một số chỉ tiêu tổng hợp 44
Bảng 17: Chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng năng suất lao động 44
Bảng 18: Hệ số ICOR và nhu cầu vốn đầu tư theo giá cân bằng 44
Bảng 19: Quy mô một số chỉ tiêu tổng hợp vùng ĐBSH 46
Bảng 20: Dự báo cơ cấu ngành kinh tế 46
Bảng 21: Dự báo cơ cấu các ngành 47
Bảng 22: Dự báo cơ cấu ngành 48
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Độc lập - tự do - hạnh phúc.
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Khoa Kế hoạch và Phát triển trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Tên tôi là: Phạm Minh Phương
Lớp: Kinh tế Phát triển 48B.
Sau một thời gian thực tập ở vụ Quản lý Quy hoạch, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS. Lê Quang Cảnh và các cô chú, anh chị trong ban, tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: “Phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH”
Chuyên đề tốt nghiệp của tôi không sao chép từ bất kì chương trình nghiên cứu, luận văn hay luận án nào, đó là công sức nghiên cứu và tìm hiểu của bản thân, tuy tôi có sử dụng một số tài liệu nhưng chỉ mang tính chất để tham khảo phục vụ cho việc hoàn thành chuyên đề.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là đúng sự thật, nếu vi phạm tôi sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010.
Người viết đơn
Phạm Minh Phương
LỜI CẢM ƠN
Chuyên đề đuợc thực hiện bởi sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập và các cán bộ tại Vụ Quản lý Quy hoạch.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Quang Cảnh- giảng viên khoa Kế hoạch và Phát triển đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại đơn vị thực tập: Vụ Quản lý Quy hoạch đã nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt trong suốt thời gian em thực tập tại đây.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI MỞ ĐẦU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn là một trong những nội dung chủ yếu của đường lối đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Theo xu hướng chung của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, các vùng kinh tế cũng tuân theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành của cả nước. Đó là giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiêp - xây dựng và dịch vụ về cả GDP lẫn cơ cấu lao động. ĐBSH là một trong những vùng đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH vẫn còn chậm và không đồng đều giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế và trong nội bộ từng ngành. Ngành nông - lâm- thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn, lao động làm trong ngành này còn nhiều mà GDP đóng góp vào toàn nền kinh tế lại ít, sự chuyển đổi trong ngành nông nghiệp diễn ra còn chậm, nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra sự chuyển đổi chậm ở ngành nông nghiêp. Vì thế cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH diễn ra với tốc độ chậm. Mặt khác, do quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đã diễn ra hiện tượng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân trong vùng. Vì vậy cần có những định hướng và chính sách để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH diễn ra nhanh hơn, phù hợp với tiềm năng phát triển của vùng, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường và giải quyết việc làm cho người lao động.
Sau khi nghiên cứu tình hình chuyển dịch cơ cấu của vùng, thấy được những hạn chế, em đã chọn chuyên đề thực tập: “Phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH ”
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Những vấn đề chung về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH
Chương III: Định hướng và giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1 Khái niệm và nội dung của cơ cấu kinh tế
1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Một nền kinh tế xã hội là một hệ thống KT-XH, nó có cơ cấu được gọi là cơ cấu của nền kinh tế hay gọi là cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế. Cho đến nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, vấn đề cơ cấu kinh tế( CCKT) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế( CDCCKT) đã được rất nhiều các học giả và nhà nghiên cứu bàn luận với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung đều đưa ra một khái niệm thống nhất.
CCKT là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Đó là mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các thành phần trong nền kinh tế. Mối quan hệ này thể hiện ở hai mặt số lượng và chất lượng. Như vậy, CCKT là tổng thể hệ thống kinh tế xã hội bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau hợp thành nền kinh tế với quy mô, trình độ công nghệ, tỷ trọng tương ứng gắn với các điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội cụ thể trong từng giai đoạn phát triển nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra.
Các yếu tố, bộ phận cấu thành CCKT luôn vận động không ngừng, do đó khi xem xét cơ cấu kinh tế cần phải nghiên cứu trong một nền kinh tế động. Điều này có nghĩa không có một khuôn mẫu chung nào về CCKT mà luôn có sự thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện không gian, thời gian và tình hình nền kinh tế mà tìm ra một CCKT phù hợp nhất cho từng thời kỳ đó
Vậy thế nào là một cơ cấu kinh tế hợp lý và làm thế nào để biết CCKT đó có phù hợp hay không?
Theo lý thuyết, một cơ cấu kinh tế hợp lý phải phù hợp với quy luật khách quan, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giài đoạn, phục vụ chiến lược kinh tế phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, vùng và toàn nền kinh tế. Để đánh giá một cơ cấu kinh tế, người ta nghiên cứu mối quan hệ tỷ trọng của mỗi yếu tố, mỗi bộ phận cấu thành kinh tế như tỷ trọng GDP, tỷ trọng lao động - việc làm, tỷ trọng về vốn đầu tư, công nghệ….qua đó đánh giá trình độ phát triển của CCKT. Tuy nhiên, đánh giá cơ cấu kinh tế dựa vào tỷ trọng các yếu tố là chưa đủ và thiếu căn cứ. Do đó cần xác định yếu tố nào, bộ phận nào trong CCKT có tác động mạnh nhất đến sự phát triển của các yếu tố, bộ phận khác và tới nền kinh tế
1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế
Theo những cách tiếp cận khác nhau, có nhiều cách phân loại cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế( Dựa vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội) gồm:
•Nhóm ngành nông nghiệp gồm cả nông nghiêp,lâm nghiệp, ngư nghiệp
•Nhóm ngành công nghiệp gồm công nghiệp khai thác, chế biến và ngành cung cấp dịch vụ điện- nước-khí
•Nhóm ngành dich vụ gồm ngành thương mại, tài chính, du lịch…
Trong mỗi ngành kinh tế lại được chia ra thành các ngành nhở hơn. Ví dụ ngành công nghiệp chế biến, người ta chia ra thành 21 ngành khác nhau như cơ khi, hoá chất, điện tử… trong các ngành nhỏ đó lại chia tiếp thành các ngành nhỏ hơn. Như vậy chuyển dịch cơ cấu sẽ là sự thau đổi trong hệ thống các ngành của nó
- Cơ cấu thành phần kinh tế( Dựa vào các chế độ sở hữu khác nhau)
Theo nhóm sở hữu khác nhau, có những thành phần kinh tế khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường thường có 3 nhóm thành phần cơ bản là sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp. Tuỳ điều kiện cụ thể,mỗi nước có thể quy định các thành phần kinh tế khác nhau. Mỗi thành phần kinh tế lại có cơ cấu kinh tế khác nhau.
- Cơ cấu vùng lãnh thổ
Đây là cơ cấu kinh tế được tiếp cận theo sự phân bố sản xuất về không gian và vùng lãnh thổ. Cơ cấu vùng kinh tế thường được xác định bởi các ranh giới địa lý hay hành chính nhưng trong đó lại hàm chứa cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu vùng kinh tế thực chất là cơ cấu ngành kinh tế được sắp xếp theo vùng địa lý hành chính nhất định. Tùy theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài ngành KT nào đó. Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế trên lãnh thổ và trên phạm vi cả nước
Ba loại hình kinh tế trên đặc trưng cho cơ cấu KT của nền KTQD. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất. Xuất phát từ vai trò của cơ cấu ngành kinh tế trong CDCC kinh tế, chúng ta sẽ tìm hiều kỹ hơn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tê.
2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.1. Khái niệm và nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là một nội dung của CCKT. Vấn để CDCC ngành kinh tế là một nội dung quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế bản thân là một hệ thống động như sự vận động liên tục của từng thành tố cấu thành, do sự thay đổi tương quan các thành tố và dẫn đến các quan hệ ràng buộc trong hệ thống đó cũng dễ thay đổi. Cụ thể hơn đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thì đó cũng chính là sự thay đổi giữa các ngành, trong nội bộ ngành . Sự thay đổi đó diễn ra theo hướng xuất hiện các ngành mới thay thế cho các ngành không còn phù hợp dẫn đến thay đổi tỷ trọng, thay đổi mối tương quan giữa các yếu tố, bộ phận chất lượng của toàn bộ hệ thống ngành kinh tế. Do đó sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là tạo ra sự thay đổi trong bộ phận cơ cấu ngành kinh tế, sự thay đổi đó về tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế về đóng trong GDP, tỷ lệ vốn đầu tư, tỷ lệ lao động…Kết quả là chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác theo hướng ngày càng hiện đại hơn. Qúa trình chuyển dich cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra liên tục gắn liền với sự phát triển kinh tế. Ngược lại nhịp độ phát riển, tính bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng CDCC ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế.
Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong nền kinh tế
Mối quan hệ này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với vấn đề phân bổ nguồn lực hạn hẹp của mỗi quốc gia trong thời điểm nhất định vào các hoạt động sản xuất riêng. Sự CDCC ngành thể hiện tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực. Trong xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng như hiện nay thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành sẽ cho phép mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ thể hiện được lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu
Qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành công hay thất bại phụ thuộc rẩt nhiều vao khâu quyết định chủ trương chuyển dịch và tổ chức thực hiện mục tiêu nhiệm vụ
2.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH
2.2.1. Do nhiệm vụ của cả nước đặt ra cho vùng ĐBSH
Nền kinh tế xã hội cả nước, vùng ĐBSH và các vùng lân cận sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới đòi hỏi vùng ĐBSH phải có tôc độ tăng trưởng nhanh hơn để từng bước thể hiện rõ vai trò động lực, cùng với các vùng khác trong cả nước đi đầu trong một số lĩnh vực.
Từ nay đến năm 2020 dự tính nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ trên 7.5%, trong đó công nghiệp và xây dựng tâng bình quân khoảng 9%, nông nghiệp 3.5-4%, dịch vụ 7-9%. Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP năm 2010 và 35% năm 2020. Xuất khẩu tăng trung bình trên 14%. Như vậy , các quan điểm, mục tiêu của chiến lược phát triển của cả nước phải được thể hiện trong chiến lược phát triển của vùng ĐBSH, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cần được đầu tư phát triển cao hơn, chất lượng lớn hơn.
2.2.2. Sự biến động đáng kể của khoa học và công nghệ của cả nước đặt ra cho vùng ĐBSH.
Chủ trương phát triển khoa học và công nghệ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này cụ thể đến năm 2010 và 2020 như sau:
-Thứ nhất: Sắp xếp lại và phát triển hiệu quả hệ thống các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đối với các hướng khoa học công nghệ ưu tiên: Điện tử-tin học, sinh học, nguyên vật liệu.
-Thứ hai: Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mạnh, đủ sức nghiên cứu, sáng chế công nghệ và tiếp thu sáng tạo công nghệ tiên tiến của nước ngoài đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển.
- Thứ ba: Đổi mới nghiện cứu và ứng dụng công nghệ mới để phát triển nhanh kinh tế- xã hội của toàn vùng. Trước hết là đối với lĩnh vực giống cây trồng vật nuôi, công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học, tự động hóa..
Mặt khác sự biến động khoa học công nghệ trên thế giới ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học công nghệ của nước ta. Do đó cả nước cũng như mỗi vùng kinh tế trong cả nước đều phải tiến hành nghiên cứu thay đổi, áp dụng khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới vào sản xuất, làm thay kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm theo xu hướng tăng sản xuất những sẩn phảm có hàm lượng chất xám cao. Đó chính là những sản phẩm trong khối ngành công nghiệp - xây dựng, và đặc biệt là dịch vụ. Vì vậy, mà giá trị ngành công nghiệp –xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, ngành nông - lâm - thủy sản giảm xuống.
2.2.3. Triển vọng thị trường trong nước và xu thế chung của nền kinh tế
Do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xu hướng tiêu dùng hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao ngày càng tăng, đòi hỏi người sản xuất phải cải tiến mẫu mã sản phẩm, chất lượng. Do đó trong ngành công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành cơ khí chế tạo… Đặc biệt quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp. Chuyển dịch dần công nghiệp lên dọc hành lang 18 tại khu gò đồi, đất xấu để giảm sử dụng đất tốt dành cho sản xuất nông nghiệp và tránh tập trung công nghiệp quá mức vào các đô thị, khu dân cư vùng ĐBSH. Đối với ngành dịch vụ, tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao và toàn diện, đặc biệt là dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, du lịch, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải, phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Trong ngành nông, lâm, thủy sản, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, tạo nhiều giá trị nên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp, phục vụ trực tiếp và chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng ở các khu đô thị và các khu công nghiệp trong vùng và xuất khâu. Ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, gắn phát triển nông nghiệp với việc xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Về kết cấu hạ tầng, tiếp tục phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển. Hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp quốc lộ 5, 10, 18, 21. Phát triển các hệ thống đô thị, đưa công nghiệp đặc biệt các ngành có nguy cơ ô nhiễm ra xa nội thành.
2.2.4. Do thế mạnh của vùng về kinh tế-xã hội và yêu cầu phát triển nội tại của vùng
Về nông, lâm, thủy sản: ĐBSH là vùng có khí hậu đất đai và công nghệ, ĐBSH trở thành trung tâm sản xuất rau củ lớn nhất Việt Nam, đem lại giá trị cao, đây là lợi thế so sánh hiện có và cũng là lợi thế so sánh trong tương lai.Ngoài ra, vùng có các cánh rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với môi trường sinh thái và là nơi bảo tồn rất nhiều loại thú quý hiếm, như Ba Vì (Hà Tây), Cúc Phương (Ninh Bình), rừng ( Sóc Sơn)… những cánh rừng này có thể thu hút rất nhiều khách du lịch từ nước ngoài và trong nước, do đó góp phần làm tăng tỷ trọng ngành lâm nghiêp vùng ĐBSH. Đối với thủy sản, vùng phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao như các lợi cá nước ngot: rô phi, cá trắm đen, tôm… Những sản phẩm này tạo ra giá trị xuất khẩu cho vùng, là đầu vào cho ngành sản phẩm chế biến. Do đó là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến
Về công nghiêp, xây dựng: Hiện tại vùng có lợi thế so sánh trong phát triển các ngành công nghiêp như da giầy - dệt may - chế biến nông sản, cơ bản (luyện kim, cơ khí, hóa chất, điện tử, công nghệ thông tin), sản xuất vật liệu xây dựng.
Về dịch vụ
Cùng với vùng Đông Nam Bộ, vùng ĐBSH có lợi thế so sánh so với các vùng khác trong cả nước để trở thành một trung tâm dịch vụ của cả nước. Với lợi thế về giao thông, ví trí địa lý, sức cầu của nền kinh tế, và sự phát triển của nguồn nhân lực,Vùng có những lợi thế so sánh trong ngành dịch vụ sau:
- Du lịch: Vùng có nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa lịch sử. Rất nhiều cảnh quan thiên nhiên của vùng đã gắn bó với tên tuổi của Việt Nam trên trường du lịch quốc tế như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, chùa Hương…
Với sự phát triển của hàng nghìn năm, là chiếc nôi của dân tộc, vùng ĐBSH còm lưu trữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa từ các triều đại phong kiến, như thành cổ Thăng Long, Văn Miếu, các ngôi chùa gần 1000 năm tuổi. Thêm vào đó trong vùng còn lưu trữ những hình thức văn hóa nghệ thuật lâu đời riêng có của vùng như chèo, hát chầu văn… cũng là một thế mạnh của vùng để thu hút khách du lịch đến với vùng.
- Ngân hàng, tài chính: Vói sức mua trong dân ngày càng lớn, lượng tiêu thụ hàng hóa và tiền mặt được quay vòng nhanh hơn đã thúc đẩy sự phát triển của ngành ngân hàng, tài chính. Hiện nay, vùng ĐBSH là một nơi thu hút lượng lớn giao dịch tiền tên của cả nước, và là nơi lớn nhất của Miền Bắc. Rất nhiều các ngân hàng đã được ra đời và đặt trụ sở trong vùng, đặc biệt là Hà Nội. Đi kèm với sự phát triển ngành ngân hàng là các dịch vụ tài chính đặc biệt là dịch vụ huy động, thu hút vốn.
- Giao vận: Với vị trí giao thông thuận lợi, nhiêu trục đường quan trọng xuyên qua, vùng có lợi thế trong việc phát triển ngành giao thông vận tải, kho cảng bến bãi. Hiện nay vùng đã và đang hình thành nhiều cảng trung chuyển hàng hóa phục vụ giao thông vận tải hảng hóa cho các cảng biển, cảng hàng không và tại các ga đường sắt.
- Thương mại: ĐBSH đã và đang trở thành trung tâm thương mại của cả nước. Trong thời gian tới, vùng có thể phát triển hơn nữa ngành này khi sức mua của người dân tăng lên.
- Bưu chính viễn thông: Tốc độ phát triển của ngành bưu chính, viễn thông của Vùng đang cao nhất của Việt Nam. Với số lượng người được tiếp cận với các dịch vụ internet và các lợi hình dịch vụ viễn thông hiện đại ngày càng cao, vùng có một lợi thế rất lớn khi phát triển các lợi hình bưu chính, viễn thông hiện đại hơn và đa dạng hơn
Ngoài ra vùng còn có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên trong và bên ngoài vùng, tạo điều kiện thuận lợi để vùng áp dụng công nghệ vào sản xuất,tăng khả năng xuất khẩu các sản phẩm của vùng ra các thị trường quốc tế.Hoạt động xuất, nhập khẩu của vùng đạt được nhiều mặt tích cực. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 70 triệu USD, bình quân tăng 6.5%/năm. Hoạt động nhập khẩu đã có xu hướng và mục tiêu chủ yếu phục vụ nhau cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ cấu nhập khẩu theo xu hướng tăng nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất và máy móc thiết bị, giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng. Nhập khẩu đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 19.6%. Đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng đóng góp tích cực vào phát triển công nghiệp,vốn hỗ trợ ODA và tổ chức phi chính phủ ( NGO) tiếp tục tăng cao, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường và đời sống nhân dân.
Với những thế mạnh trên của vùng đòi hỏi vùng phải có chính sách va giải pháp nhất định để phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế.
2.3. Các phương thức chủ yếu để đấy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.3.1 Phương thức khai thác lợi thế so sánh
Lợi thế so sánh của một ngành dựa trên cơ sở chi phí so sánh của ngành đó với các ngành khác. Trong mỗi ngành, dựa vào chi phí của mỗi ngành nhỏ trong ngành đó. Một ngành có lợi thế so sánh khi chi phí sản xuất hàng hóa của ngành đó thấp hơn các ngành khác và do đó sẽ sản xuất và xuất khẩu sang nước khác các mặt hàng có chi phí cơ hội thấp hơn, nhập khẩu những mặt hàng có chi phí cơ hội cao hơn.
Khai thác lợi thế so sánh giữa các nhóm ngành, tiểu ngành hay một vùng nhất định sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo đúng hướng
Mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế, các nước thực hiện trao đổi hàng hoá. việc phát huy lợi thế so sánh là rất có hiệu quả. Phương thức nhấn mạnh tận dụng và phát huy các lợi thế đã có và sẽ có về các nguồn lực trong mối tương quan với các nước để xác định đúng vị thế của sự phân công trong khu vực và quốc tế.
Vì vậy cần phải có những chính sách nhất định và phù hợp để khai thác triệt để lợi thế so sánh
2.3.2 Phương thức khai thác hợp lý quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện mở
Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới cho thấy, tại các quốc gia đều diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, thậm chí nhiều quốc gia chuyển dịch với tốc độ nhanh và ở mức cao. Sau khi khai thác triệt để lợi thế so sánh, họ thường dịch chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh đến các nước có lợi thế tốt hơn nhằm thu lợi nhuận cao hơn.
Ví dụ ngành dệt may đã phát triển rất nhiều ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ 20 nhưng đến những năm 60 vì lúc này chí phí nhân công đã cao, ngành này dich chuyển dấn sang Hàn Quốc, sau đó chuyển dịch sang vùng Đông Nam Á. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng của đất nước. Như vậy, CC ngành kinh tế của một quốc gia có thể thay đổi căn bản do sự chuyển giao những ngành nghề từ các nước khác sang.
2.3.3 Phương thức thúc đẩy phát triển chuyên môn hoá để tham gia vào phân công lao động khu vực và thế giới.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh đã chứng minh rằng: những sản phẩm lớn, nhiều chi tiết sẽ không hiệu quả nếu tổ chức sản xuất khép kín trong một doanh nghiệp hay một quốc gia. Ngày nay, để sản xuất ra một chiếc ô tô, có sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Như cậy có nghĩa sự phân công lao động chuyên môn hóa là một yếu tố quan trọng để khai thác tối đa mọi lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để đẩy nhanh CDCC ngành kinh tế, chúng ta phải quán triệt vấn đề này hơn bao giờ hết, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế trở thành xu thế tất yếu. Thực tế cho thấy trình độ chuyên môn hoa của chúng ta hiện nay còn rất thấp. Để đẩy nhanh quá trình CDCC ngành kinh tế, cần tạo ra được các sản phẩm, các bộ phận, chi tiết có thể tham gia vào phân công kinh tế trong khu vực cà thế giới.
2.4. Các nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành KT ở một địa phương hay vùng lãnh thổ luôn chịu sự chi phối bối các nhân tố bên trong và bên ngoài , khách quan và chủ quan hết sức phức tạp. Do vậy, việc phân tích những tác động của các nhân tố này có ý nghĩa quan trọng để tìm ra một cơ cấu kinh tế hợp lý và tìm ra các biện pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành đi đúng hướng. Các yếu tố được thể hiện dưới đây:
Biểu đồ 2: Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan
2.4.1.1 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
Đây là nhóm các yếu tố làm nên thị trường, thể hiện tầm quan trọng của các nhu cầu xã hôi, các nhu cầu này lại ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm và do đó ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành tế.
Nhân tố thị trường: Thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa và diễn ra sự cạnh tranh ( trong và ngoài nước), là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đầu tiên tới cơ cấu ngành kinh tế. Sự vận động của thị trường chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế mà các hoạt động của con người cũng tuân theo các quy luật này. Chính những nhu cầu và xu thế vận động của nó cũng như tính cạnh tranh của thị trường đặt ra mục tiêu cần vươn lên để thỏa mãn. Và do đó quyết định đến chính sách phát triển của mỗi ngành, quyết định đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Nhân tố khoa học - công nghệ: Khoa học công nghệ là yếu tố ảnh hưởng đến trình độ của máy móc thiết bị, sự phát triển của khoa học công nghệ hình thành nên các ngành nông nghiệp, công nghiêp, dịch vụ tạo ra nhiều ngành sản xuất mới. Khoa học công nghệ là điều kiện để thúc đẩy các ngành phát triển theo chiều sâu, đa dạng hóa các hình thức và chuyên môn hóa trong sản xuất. Trong điều kiện mở của hội nhập, khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới ngày càng được nâng cao, cho phép tạo ra các sản phẩm mới với chất lượng cao, chi phí thấp do đó khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế cao hơn.
Trình độ công nghệ khoa học công nghệ phụ thuộc vào hai yếu tố:
+ Chính sách KH-CN của Đảng và Nhà nước
+ Khả năng về vốn đầu tư cho đổi mới kỹ thuật - công nghệ
Nhân tố vốn và đầu tư: Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng vì nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp góp phần vào việc làm tăng sản lượng thông qua đầu tư kỹ thuật. Vốn giúp duy trì các hoạt động sản xuất và hoạt động tái sản xuất. Nguồn đầu tưu giúp nâng cao kĩ năng của người lao động góp phần làm tăng năng suất lao động thúc đẩy sản xuất có hiệu quả hơn, do đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng đóng góp của đầu tư ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành. Ngành nào có tỷ trọng đóng góp của đầu tủ lớn thì hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn vì thế tăng năng suất lao động và do đó tỷ trọng của nó trong tổng thể nền kinh tế lớn. Như vậy nó ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Nhân tố dân số và nguồn lao động: Con người được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Sự tác động này lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được xem xét trên các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất: Kết cấu dân cư à trình độ dân trí, khả nưng tiếp thu khoa học công nghệ mới, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành nông nghiệp kỹ thuật cao và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế, là nhân tố thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất.
Thứ hai: quy mô dân số, kết cấu dân cư, tình hình thu nhập và khuynh hướng chi tiêu của họ là cơ sở xác định quy mô và cơ cấu nhu cầu thị trường. Vì vậy nó là cơ sở để phát triển các ngành, nhất là ngành công nghiệp và ngành phục vụ tiêu dùng.
Quy mô và chất lượng lao động có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của cơ cấu ngành kinh tế. Chất lượng lao động càng cao càng có điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành công nghiệp dịch vụ đòi hỏi trình độ cao.
Hiện nay, do đặc điểm của cả nước nói chung cũng như vùng Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng: dân số đông, nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu làm nông nghiệp nên trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành cần phải tranh thủ những lợi thế của ngành về nguồn lao động để tạo ra những lợi thế so sánh.
Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống dân cư cũng dần được tâng lên kéo theo là sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng. Mức sống tăng cao, nhu cầu đòi hỏi sử dụng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn, chất lượng và mẫu mã tốt hơn. Sự thay đổi của người tiêu dùng dẫn đến sự thay đổi trong sản xuất và do đó tác động đén sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của từng ngành, từng vùng. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu thu nhập và chi tiêu của từng lớp dân cư là không thẻ bỏ qua khi nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Nhân tố kết cấu hạ tầng: Đây sẽ là một nhân tố cơ ban thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nếu như vùng, địa phương có một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc, thuận tiện; ngược lại nó cũng là nhân tố kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu nếu địa phương đó một hệ thống hạ tầng không hợp lý. Kết cấu hạ tầng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư từ vùng khác cũng như từ nước ngoài. Do đó ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
2.4.1.2 Nhóm nhân tố bên ngoài
Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài như xu thế chính trị, kinh tế của khu vực thế giới, quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác phân công lao động quốc tế. Kinh tế mỗi vùng, địa phương là một bộ phận của kinh tế thế giới. Nhất là trọng điều kiện hội nhập, quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, thì ảnh hưởng của những nhân tố bên ngoài đến vấn đè tâng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là thách thức không chỉ đối với nền kinh tế của quốc gia mà cả đối với sự phát triển kinh tế của từng vùng, địa phương.
2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các định hướng mục tiêu phát triển, cơ chế quản lý, chiến lược phất triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ; các chính sách, giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của vùng, địa phương. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của địa phương. Thông qua các định hướng, chính sách Nhà nước điều chỉnh sự phát triển của các ngành. Tuy nhiên nếu quá đề cao vai trò của Nhà nước thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể không theo quy luật của thị trường nên không hiệu quả. Trong trường hợp quá đề cao vai trò của thị trường thì sự hình thành cơ cấu như mong muốn sẽ khó thực hiện bởi những ngành hoạt động không vị mục tiêu lợi nhuận hoạc tỷ suất lợi nhuận thấp.
Do đó cần phải kết hợp hài hòa giữa chính sách của Nhà nước và thị trường tùy thuộc và sự phát triển của từng vùng khác nhau
3. Các tiêu thức đánh giá cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
3.1 Tiêu thức phản ánh cơ cấu ngành kinh tế
Để phân tích và đánh giá cơ cấu ngành kinh tế, người ta dựa vào một số chỉ tiêu đã được lượng hóa như sau:
3.1.1 Tỷ trọng từng ngành so với tổng ._.thể nền kinh tế
• Chỉ tiêu cơ cấu giá trị sản lượng:
Trong đó: Ti là tỷ trọng giá trị sản lượng ngành i trong toàn ngành nền kinh tế
SLi: giá trị sản lượng ngành i
∑SLi: tổng giá trị sản lượng của toàn nền kinh tế
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo sản lượng đầu ra.
• Chỉ tiêu cơ cấu lao động:
Trong đó: TLDi: Tỷ trọng lao động của ngành I trong toàn ngành kinh tế
LĐi: số lao động ngành i
∑LĐi : Tổng số lao động trong toàn ngành kinh tế
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động
• Chỉ tiêu vốn đầu tư:
Trong đó: TVi: Tỷ trọng vốn đầu tư ngành i
Vi: Vốn đầu tư ngành i
∑Vi: Tổng vốn đầu tư toàn ngành kinh tế
Chỉ tiêu này cho biết lượng vốn đầu tư mỗi ngành chiếm bao nhiêu% trong tổng thể nền kinh tế
3.1.2 Vị trí và sự tác động qua lại giữa các ngành KT
Để đánh giá những tác động này, người ta sử dụng các chỉ tiêu IE/GO trong bảng I/O của hệ SNA. Các chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất của từng ngành trong nề kinh tế. Hay nói cách khác các chỉ tiêu này cho biết tổng giá trị sản lượng đầu vào của một ngành chiếm bao nhiêu % trong tổng giá trị sản lượng đầu ra của gành đó.
Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu ngành KT trên đây chỉ mang tính thời điểm. Còn nếu xét theo thời gian, cơ cấu ngành KT luôn vận động biến đổi, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, KT-XH trong và ngoài vùng. Vì thế một cơ cấu có thể là phù hợp trong giai đoạn này nhưng chưa chắc đã phù hợp trong giai đoạn khác. Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải luôn nghiên cứu để đưa ra
3.2 Phương pháp và tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Tiêu chí đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế người sử dụng công thức
Trong đó: Si(to) là tỷ trọng ngành i tại thời điểm t
θ: góc hợp bởi hai véc tơ cơ cấu S( To) và S( T1)
Ý nghĩa: cos θ càng lớn thì các cơ cấu càng gần nhau và ngược lại.
Cosθ = 1: góc hợp bởi hai véc tơ bằng 0 nghĩa là hai cơ cấu đồng nhất
Cosθ= 0: góc giữa hai véc tơ bằng 900 các véc tơ cơ cấu là trục giao nhau
Để xem các ngành kinh tế chuyển dịch theo một tỷ lệ nào người ta sử dụng công thức sau:
Nếu n càng cao thì mức độ chuyển dịch càng nhanh và ngược lại
4. Xu hướng chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
4.1 Cơ sở lý thuyết để phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Định luật tiêu dùng của Engel
Quy luật này phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và phân phối thu nhập cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Đường Engel là một đường biểu thị mối quan hệ thu nhập và tiêu dùng cá nhân về một loại hàng hóa cụ thể. Độ dốc của đường này ở bất kỳ thời điểm nào chính là xu hướng tiêu dùng biên hàng hóa đó và cho thấy tỷ số thay đổi tiêu dùng so với thay đổi thu nhập, nó phản ánh co giãn của tiêu dùng một lại hàng hóa cụ thể đối với thu nhập dân cư.Theo Engel, khi thu nhập tăng lên đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực thực phẩm giảm đi. Như vậy, đường Engel thể hiện quy luật tiêu dùng đối với hàng hóa lương thực thực phẩm có xu hướng dốc lên với độ dốc cao ở đoạn đầu, sau đó dộ dốc giảm dần và cuối cùng là có xu hướng đi xuống khi thu nhập của gia đình đạt đến một mức độ nhất định. Do chức năng chính của khu vực nông nghiệp là sản xuất lương thực thực phẩm nên có thể suy ra tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên đến một mức độ nhất định
Các nhà kinh tế gọi các hàng hóa nông sản là hàng hóa thiết yếu, hàng hóa công nghiệp là hàng hóa lâu bề và cung cấp sản phẩm dịc vụ là hàng hóa cao cấp. Qua nghiên cứu, trong quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng tăng nhưng với mức độ nhỏ hơn mức độ tăng của thu nhập còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng
Quy luật tăng năng suất lao động của Fisher
Theo Fisher, ngành nông nghiệp có khả năng thay thế lao động dễ nhất, việc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị và các phương tiện canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao được năng suất lao động. Kết quả là để đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm không cần thiết phải một lượng lao động như cũ. Vì vậy tỷ lệ lao động trong nông nghiệp có xu thế giảm dần trong cơ cấu ngành kinh tế. Ngành công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế lao dộng hơn do tính năng phức tạp của việc sử dụng công nghệ mới, mặt khác do xu hướng tiêu dùng sản phẩm hàng hóa này ngày càng tăng nên tỷ trọng lao dộng của ngành này trong có xu hướng tăng. Ngành dịch vụ được coi là ngành khó có khả năng thay thế lao động nhất, đọ co giãn của nhu cầu sản phẩm dịch vụ lớn hơn 1 tức là tốc độ tăng nền kinh tế ở trình độ phát triển cao hơn là lớn hơn1 tức là tốc độ tăng cầu tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng thu nhập. Vì vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng và ngày càng tăng nhanh.
4.2 Xu hướng chung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Từ những cơ sở lý thuyết trên, kết hợp với thực tiễn quá trình phát triển kinh tế của nước, có thể rút ra những xu hướng có tính quy luật chung cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để chuyển một nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp thì đều phải trải qua các bước: chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công - nông nghiệp, từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển. Qúa trình này thể hiện tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi trong khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng kể cả trong GDP, lao động và đầu tư. Đối với các nước phát triển tỷ trọng nông nghiệp có thể giảm đi tử 80% đối với các nước chậm phát triển xuống còn 11 - 12% ở các nước phát triển và trong những điều kiện đặc biệt có thể giảm xuống tới 5%. Hiện nay tỷ trọng GDP ngành công nghiệp trong nền kinh tế Mỹ, Nhật, chỉ còn khoảng 4-5%. Tại các nước Nics tỷ trọng ngành nông nghiệp cũng chỉ còn khoảng 9% đến 15% trong tổng GDP của nền kinh tế.
Đối với Việt Nam trong thời gian qua đã biến đổi tích cực. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm, từ 24,53% năm 2000 xuống còn 22,1% năm 2008; tỷ trọng công nghiệp đã tăng từ 36,73% GDP lên 39,73% GDP, còn tỷ trọng dịch vụ đã giảm nhẹ từ 38,74% xuống còn 38,17% GDP trong cùng thời kỳ. Như vậy, nhìn chung cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; công nghiệp và xậy dựng đã trờ thành đầu tàu của tăng trưởng kinh tế ở nước ta.
Cơ cấu nội bộ ngành cũng có những tiến triển tích cực. Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành sẩn xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao ngày càng lớn và gia tăng với tốc độ nhanh, tỷ trọng ngành có dung lượng lao động nhiều sẽ giảm dần. Đối với các ngành dịch vụ, ngành dịch vụ chất lượng cao ngày càng chiếm ưu thế. Nước ta hiện nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến trong tổng giá trị gia tăng của công nghiệp đã tăng lên từ 50,5% lên hơn 53,1%, tỷ trọng khai khoáng giảm dần. Cơ cấu công nghiệp có xu hướng dịch chuyển bước đầu sang công nghệ cao. Trong ngành nông, lâm, thủy sản, tỷ trọng thủy sản đã liên tục tăng từ 15,6% năm 2000 lên khoảng 23,5% 2008 đã chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp đã có xu hướng giảm từ hơn 80% xuống còn 73% cùng thời kỳ.Trong lĩnh vực dịch vụ, nguồn lực đang có xu hướng chuyển từ các loại dich vụ khác sang dịch thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông… Dịch vụ thương mại vẫn chiếm ưu thế, và tiếp tục gia tăng
Theo xu hướng đó cơ cấu lao động trong các ngành cũng có sự chuyển dịch tương ứng. Lao động ngày càng chuyển dịch sang các ngành có năng suất lao động cao hơn.
Tuy tất cả các nước đều có xu hướng chuyển dịch cơ cấu như nhau nhưng tốc độ chuyển dịch lại không giống nhau vì bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhay về tự nhiên, nhân lực và điều kiện kinh tế, kỹ thuật của mỗi nước
Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế của một số nước trên thế giới năm 2006
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dich vụ
GDP/người
Hàn Quốc
2,9
35,2
61,9
18387
Đài Loan
1,7
25,0
73,3
15252
Các nước ASEAN
Malaixia
8,7
49,9
43,5
5860
Thái Lan
10,7
44,6
44,7
3200
Các nước kém phát triển
33,0
25,0
42,0
245
Việt Nam( 2008)
22,1
39,73
38,17
1040
Nguồn : Ngân hàng Phát triển Châu Á và niên giám thống kê 2008
Qua bảng số liệu trên ta thấy các nước phát triển tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm rả ít ngành dịch vụ chiếm phần lớn như Hàn Quốc nông nghiệp chiếm 2.9% trong khi đó dịch vụ 61.9% còn các nước kém phát triển tỷ trọng các ngành tương đương nhau.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1 Tình hình chung nền kinh tế của vùng ĐBSH trong những năm vừa qua
1.1 Giới thiệu về vùng ĐBSH
ĐBSH bao gồm 11 tỉnh và thành phố : Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng đối với cả nước. ĐBSH nầm trong vùng kinh tế trọng điểm (đầu tư), giáp với các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (khoáng sản, thủy nhiệt điện) Bắc Trung Bộ và giáp vịnh Bắc Bộ ( kinh tế biển)
ĐBSH là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất trong cả nước, chiếm 21.6% dân số cả nước. Sự phân bố dân cư quá đông ở ĐBSH liên quan tới nhiều nhân tố. Dân số gia tăng vẫn còn nhanh, vì vậy tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Mặt khác, đất đai vùng đồng bằng sông Hồng được sử dụng vào hoạt động nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của vùng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngoài số đất đai phục vụ lâm nghiệp và các mục đích khác, số diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn hơn 2 vạn ha. Vì thế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ trọng tượng đối cao. Vùng có điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nông nghiệp thâm canh cao, có khả năng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhiều loại nông sản có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra vùng còn có thế mạnh về nguồn lực con người với lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn cao nhất so với các vùng khác và trình độ phát triển kinh tế khá hơn so với trung bình cả nước. Với nguồn tài nguyên nước phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoảng), có nhiều cảng biển thuận tiện cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, ngành công nghiệp chế biến và ngành du lịch. Tuy nhiên, do mật độ dân số quá đông đặc biệt ở vùng nông thôn dẫn đến căng thẳng về việc làm, thiên tai gây nhiều tổn thất và do đó ảnh hướng đến sự phát triển kinh tế. Mặc dù vậy trong những năm gần đây kinh tế vùng ĐBSH có nhiều triển vọng
1.2 Tình hình kinh tế của vùng ĐBSH
1.2.1 Về quy mô GDP:
Tuy chỉ chiếm 6.3% diện tích đất của cả nước, nhưng với 25% số dân và 26.8% tổng dân số lao động đang làm việc, các tỉnh vùng ĐBSH tạo ra 21.89% tổng GDP toàn quốc ( 2008), 21.86% tổng GDP cả nước (2009), đứng thứ hai sau Đông Nam Bộ( 40.03%).
Bảng 2 : Quy mô GDP vùng Đồng Bằng Sông Hồng
( %. GDP theo giá hiện hành)
Năm
vùng
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Cả nước
100
100
100
100
100
100
100
100
100
MNPB
6,35
6,29
6,08
5,92
5,76
5,92
5,66
5,55
5,44
ĐBSH
22,05
22,26
22,13
21,95
21,93
21,97
21,92
21,89
21,86
BTB& DHMT
14,83
14,92
14,63
14,15
13,82
13,74
12,99
12,57
12,14
Tây Nguyên
2,18
2,82
2,83
2,79
2,92
3,03
3,00
3,04
3,08
ĐNB
36,35
35,71
36,79
34,48
39,46
39,61
38,97
39,64
40,03
ĐBSCL
17,61
18,01
17,53
16,70
16,12
15,73
17,46
17,31
17,15
Nguồn: Số liệu do Bộ Tài Chính cấp
Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng đóng vào GDP của vùng ĐBSH có xu hướng giảm dần . Năm 2001, cơ cấu GDP của vùng chiếm 22.05%, năm 2002 tăng lên là 22.26%, tuy nhiên từ năm 2003-2009 tỷ trọng này giảm dần còn 21.86% năm 2009. Mặc dù giảm nhưng so với các vùng khác trong cả nước thì vẫn còn cao. So với ĐBSCL cơ cấu GDP của vùng cao hơn khoảng 4.44 điểm phần trăm( 2001); 4.71 điểm phần trăm( 2009).
1.2.2 Về thu ngân sách:
Trong những năm gần đây thu ngân sách của vùng ĐBSH có xu hướng tăng dần, trong đó thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng là một hai trung tâm lớn của vùng đóng góp một phần lớn vào ngân sách của vùng cũng như cả nước.
Bảng 3 : Thu ngân sách của vùng ĐBSH những năm gần đây( tỷ đồng)
Năm
2000
2005
2006
2007
2008
Thu ngân sách
2676,9
67803,4
83029,2
113928,2
167827,3
Nguồn: Thu ngân sách được cộng dồn từ các tỉnh trong vùng theo số liệu của 63 tỉnh
Năm 2000, nguồn thu ngân sách của vùng chỉ đạt 2676.9 tỷ đồng , đến năm 2005, nguồn thu đã tăng lên là 67803.4, tốc độ tăng thu ngân sách của vùng từ năm 2000-2005 khoảng , tốc dộ tăng năm 2006 là 22.45%, năm 2007 là 37.21%, 2008 là 47.31%. Như vậy tốc độ tăng thu ngân sách của vùng tăng dần qua các năm.
1.2.3 Về đầu tư của vùng ĐBSH:
Về nguồn vốn: Vốn ngoài nhà nước bao gồm vốn của dân cư và doanh nghiệp chiếm trên 50% tổng số vốn đầu tư. Vốn nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, chiếm khoảng 36.38%. Vốn đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng vào khoảng 8-13%. Dự kiến trong những năm tới nguồn vốn của dân cư còn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư
Bảng 4: Tình hình đầu tư của vùng ĐBSH trong giai đoạn 2000-2008
2000
2005
2006
2007
2008
Cả nước
151183
343135
404712
532093
610876
Vốn nhà nước
89417
161635
185102
197989
174435
Vốn ngoài nhà nước
34594
130398
154006
204705
244081
Đầu tư nước ngoài
27172
51102
65604
129399
192360
ĐBSH
35769,7
85322,5
119041,1
142526,4
166011,7
Vốn nhà nước
19686
34501,5
43137,4
48891
54644,6
Vốn ngoài nhà nước
12688,3
38996,8
60217,2
74407,2
88597,2
Đầu tư nước ngoài
3395,4
11824,2
15686,5
9558,2
22769,9
Tỷ trọng vốn đầu tư so với cả nước(%)
23,66
24,87
29,41
26,79
27,18
Nguồn: Tư liệu kinh tế 63 tỉnh thành( cộng dồn vốn đầu tư của các tỉnh trong vùng) 2009
Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng vốn đầu tư của vùng ĐBSH tăng dần qua các năm. Từ năm 2000 lượng vốn đầu tư là 35769.7 chiếm 23.66% so với tổng vốn đầu tư của cả nước, năm 2005 tăng lên là 85322.5, chiếm 24.87% so với năm 2000 tăng 1.21 điểm phần trăm, năm 2008 lượng vốn đầu tư của vùng là 166011.7 chiếm 27.18%, so với 2005 tăng 2.4 điểm phần trăm.
Vốn đầu tư phân bổ cho các ngành như sau: Nông nghiệp chiếm xấp xỉ 12 - 14%, công nghiệp và xây dựng cơ bẩn chiếm khoảng 41-47%, dịch vụ chiếm khoảng 38 - 46% tổng vốn đầu tư. Về hiệu quả vốn đầu tư, đầu tư vào ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ là hiệu quả cao nhất còn đầu tư vao ngành nông - nghiệp - thủy sản là thấp. Trong giai đoạn 2001-2008, tốc độ tăng vốn đầu tư của toàn vùng ĐBSH xấp xỉ bằng tốc độ tăng GDP, nhưng khu vực nông nghiệp có tốc độ tăng vốn cao gấp 3.56 lần tốc độ tăng GDP
1.2.4 Về năng suất lao động:
Đồng Bằng Sông Hồng là vùng có dân số trung bình chiếm 22.80% đứng thứ hai sau vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung( 23.1%), mật độ dân số lớn nhất trong cả nước so với các vùng khác. Mật độ dân số vùng ĐBSH là 933 người/ km2, trong khi đó vùng Băc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung chỉ có 207 người/km2.
Tính theo giá cố định năm 1994, năm 2008, năng suất lao động toàn vùng đạt 25.18 triệu đồng/ lao động, trong đó: lao động nông nghiệp đạt xấp xỉ 4.68 triệu đồng/ năm, lao động công nghiệp 35.15 triệu đồng/ năm và dịch vụ đạt xấp xỉ 30.86 triệu đồng.
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH
Nghiên cứu về cơ cấu ngành kinh tế, người ta nghiên cứu các bộ phận cấu thành nên ngành kinh tế, tỷ trọng giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế về GDP, cơ cấu lao động, vị trí của các ngành đó. Do đó khi nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, người ta xem sự thay đổi trong tỷ trọng đóng góp trong GDP, sự thay đổi trong cơ cấu lao động của mỗi ngành .
2.1 Xét theo cơ cấu GDP
Theo xu thế chuyển dịch chung của nền kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần. Cụ thể như sau:
Bảng 5: Cơ cấu GDP chia theo ngành kinh tế
(%, GDP giá hiện hành)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Cả nước
100
100
100
100
100
100
100
100
N-L- TS
23,24
23,03
22,54
21,81
21,02
20,40
19,73
18,98
CN- XD
38,00
38,49
39,47
40,21
40,97
41,52
42,11
42,74
Dịch vụ
38,63
38,48
37,99
37,98
38,01
38,08
38,16
38,28
ĐBSH
100
100
100
100
100
100
100
100
N-L-TS
21,79
36,45
19,35
7,44
15,64
14,77
13,75
12,67
CN -XD
34,47
42,89
38,54
39,25
40,25
41,12
42,02
42,88
Dịch vụ
43,74
20,66
42,11
43,31
44,11
44,11
44,23
44,45
( Nguồn: Do bộ tài chính cấp và tự tính)
Nếu như năm 2001, tỷ trọng của khu vực nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của toàn vùng ĐBSH còn chiếm 21.79% thấp hơn so với cả nước 1.45 diểm phần trăm, thì đến năm 2005 tỷ trọng của khu vực nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của vùng chỉ còn 15,64%, thấp hơn bình quân toàn quốc 5.63 điểm phần trăm ( cả nước là 21.02%), năm 2008 thì tỷ trọng này chỉ còn 12.67% thấp hơn so với cả nước(18.98%) là 6.31 điểm phần trăm. Điều này chứng tỏ rằng, quá trình chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành của vùng ĐBSH theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng nhanh hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Trong giai đoạn 2001-2008 ngành nông , lâm, ngư nghiệp giảm 9.12 điểm phần trăm
Đối với khu vực phi nông nghiệp, tỷ trọng có xu hướng tăng dần. Cụ thể là:
Trong ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, tỷ trọng năm 2001 là 34.47% thì đến năm 2003 tăng lên 38.54% tăng 4.07%, năm 2005 là 40.25% tăng 1.71%, năm 2008 là 42.88% tăng 2.63%. Như vậy trong giai đoạn từ năm 2001-2008 ngành công nghiệp- xây dựng vùng ĐBSH tăng 8.41 điểm phần trăm, trong khi đó ngành công nghiệp- xây dựng cả nước tăng 4.61 điểm phần trăm
Trong ngành dịch vụ, tỷ trọng năm 2001 chiếm 43.74% đến năm 2003 lại có xu thế giảm xuống còn 42.11%, giảm 1.63 điểm phần trăm so với cả nước giảm 0.65 điểm phần trăm. Đến năm 2005, tỷ trọng ngành dịch vụ lại có xu hướng tăng lên là 44.11% và đến 2008 là 44.45%, so với cả nước( 38.01% năm 2005 và 38.28% năm 2008) lượng tăng của vùng cao hơn 0.07 điểm phần trăm.
Biểu đồ 3: Cơ cấu GDP
Vùng ĐBSH
Cả nước
Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành vùng ĐBSH theo xu hướng chung của cả nước đó là giảm tỷ trọng ngành nông , lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch khác nhau.
Bảng 6: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
ĐBSH
Năm
2004 so 2003
2005 so 2004
2006 so 2005
2007 so 2006
2008 so 2007
cosθ
0,99310
0,99942
0,99982
0,99979
0,9978
n
2,36
2,16
1,21
1,36
1,32
ĐBSCL
cosθ
0,99981
0,99976
0,99850
0,99771
0,9976
n
1,24
1,39
3,49
4,31
4,41
Cả nước
cosθ
0,99985
0,99984
0,99982
0,99996
0,99988
n
1,10
1,14
1,21
0,56
0,99
Nguồn: Tự tính theo công thức tính tốc độ chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ chuyển dich cơ cấu ngành vùng ĐBSH thấp hơn vùng ĐBSL nhưng lại cao hơn so với cả nước. Tốc độ chuyển dịch của vùng ĐBSH năm 2004 so với 2003 là 2.36 nhưng tốc độ chuyển dịch đã có xu hướng giảm dần, năm 2008 so với 2007 còn 1.32. Như vậy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH còn chậm.
2.2 Theo cơ cấu lao động
Theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chung cũng như của vùng ĐBSH nói riêng, cơ cấu lao động có xu hướng chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông - lâm - thủy sản và tăng tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Bởi ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thế lao động do tính chất đơn giản của ngành, ngành công nghiệp và dịch vụ khó thay thế hơn do tính chất phức tạp của việc sử dụng công nghệ kỹ thuật mới.
Bảng 7: Lượng lao động (nghìn người) phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH
năm
N-L-TS
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
2000
6533
1195,1
1155,0
2005
5257,3
2052,3
1560,5
2006
5058,6
2128,6
1797,0
2007
4958
2299,9
1798,0
2008
4857,1
2481,4
2178,0
Nguồn: Tư liệu 63 tỉnh thành trong cả nước
Qua bảng số liêu trên, ta thấy lượng lao động làm việc trong ngành nông- lâm-thủy sản nhiều gấp khoảng 5 lần lượng lao động trong ngành công nghiêp- xây dựng và dịch vụ năm 2000, nhưng đến năm 2008 lượng lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản giảm đã có xu hướng giảm từ 6533(2000) còn 4857( 2008) và chỉ còn gấp khoảng 2 lần ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Tương ứng là tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm và tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng.
Bàng 8: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH(%)
Năm
N-L-TS
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
2000
73,54
13,45
13,00
2005
59,27
23,14
17,59
2006
56,31
23,69
20,00
2007
53,68
24,90
21,42
2008
51,04
26,07
22,89
Nguồn: Tư liệu kinh tế 63 tỉnh thành trong cả nước
Biều đồ 4: Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH
Tỷ trọng lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản vùng ĐBSH vẫn còn cao chiếm 53.68% (2007), 51.04% ( 2008), giảm 2.64 điểm phần trăm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24.90%(2007), tăng lên 26.07%(2008), tăng 1.17 điểm phần trăm. Tỷ trọng ngành dịch vụ vùng ĐBSH tăng từ 21.42% lên 22.89% (2008), tăng 1.47 điểm phần trăm. Như vậy, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhưng vẫn ít.Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH từ năm 2000 - 2008 chậm.
Bảng 9: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH
năm
2006 so 2005
2007 so 2006
2008 so2007
cosθ
0,998601
0,99894
0,998839
n
3,37
2,93
3,07
Qua bảng trên ta thấy, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH nhanh hơn so với tốc độ chuyển dịch cao cấu ngành theo GDP.
3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành
3.1 Khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp
Sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH có truyền thống lâu đời. Đây là nơi phát nguồn văn minh lúa nước, là một trong những trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới. Vùng ĐBSH chiếm vị trí hàng đầu về số diện tích được thủy lợi hóa so với các vùng khác trong cả nước và là vùng có trình độ thâm canh cây lúa nước cao nhất. Nông dân đã tiếp thu nhiều tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Ngoài lúa gạo là cây trồng lương thực chủ yếu, nông dân vùng ĐBSH còn trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, rau đậu, cây ăn quả, chăn nuôi… với trình độ thâm canh cao.
Bảng 10: Tốc độ tăng GDP nông nghiệp hàng năm(%)
Năm
Cả nước
ĐBSH
2000
4,6
4,6
2001
3,0
4,0
2002
4,2
5,5
2003
3,6
3,2
2004
4,4
5,2
2005
4,0
4,7
2006
3,4
4,1
2007
3,8
4,5
2008
4,1
4,8
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008
Biểu đồ 5 :Tốc độ tăng VA nông nghiệp phân theo khu vực
Nhìn chung, khối ngành nông lâm, ngư nghiệp của vùng ĐBSH có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn bình quân chung toàn quốc. Tuy nhiên mức độ dao động trên cho thấy là rất cao, phản ánh mức độ bấp bênh về sản lượng do phụ thuộc vào thời tiết và có thể do giá cả của nông sản.
Bảng 11: GDP Nông, lâm, ngư nghiệp vùng ĐBSH (%)
Chỉ tiêu
Vùng ĐBSH
2000
2004
2005
2006
2007
2008
Nông nghiêp
91,39
89,02
88,38
87,81
87,12
87,02
Lâm nghiệp
1,47
1,11
1,15
1,15
1,13
1,10
Thủy sản
7,15
9,87
10,47
11,04
11,75
11,88
Nguồn: Niên giám thống kê 2008
Trong nội bộ khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tỷ trọng của nông nghiệp rất cao và chậm chuyển đổi, chiếm tới 87.02% (2008) giảm 5.02% trong 9 năm. Mức giảm chậm của tỷ trọng ngành nông nghiệp của vùng ĐBSH so với cả nước chủ yếu là do nhóm ngành thủy sản có mức tăng chậm hơn cả nước một cách tương ứng. Vị thế của ngành lâm nghiệp nhìn chung có chiều hướng giảm trong cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp của vùng ĐBSH. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm 4/5 tổng GDP và mức thay đổi cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi ở vùng ĐBSH là chậm hơn so với mức bình quân chung cả nước.
Đối với lao động, trong khi cả nước bình quân một lao động nông nghiệp có khoảng 0.25 ha và một nhân khẩu có khoảng 867m2, thì vùng ĐBSH chỉ là 400m2. Quy mô đất canh tác hộ gia đình vùng ĐBSH chỉ khoảng từ 0.20-0.25ha tương tự như khu vực Bắc Trung Bộ và thấp hơn nhiều so với quy mô trung bình 1.3-1.4ha/hộ vùng ĐBSCL. Số hộ ở vùng ĐBSH có quy mô từ 0.4 - 1 ha chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng hộ nông dân vùng. Hơn 85% số hộ có quy mô diện tích nông nghiệp dưới 0.5 ha. Diện tích đất thấp song quá manh mún và phân tán
Mức độ thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSH không cao. Trong khi tỷ lệ thương phẩm hóa nông phẩm của cả nước ( năm 2008) là khoảng 70%, thì vùng ĐBSH chỉ chiếm khoảng 61%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 84%, 85% tổng sản lượng nông nghiệp được bán ra vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL.
Trong những năm gần đây, xu hướng gia tăng tốc độ phát triển của kinh tế trang trại ngày càng phát triển. Năm 2000 ĐBSH mới có 2214 trang trại thì năm 2004, số trang trại của vùng tăng lên 9350, tăng 4.2 lần, năm 2008 tăng lên là 17318 chiếm 14.39% so với cả nước, vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 3.67%, vùng ĐBSCL chiếm 47.62%. Trong đó trang trại trổng cây hàng năm là 343, trang trại trồng cây lâu năm là 773, trang trại chăn nuôi là 8103, trang trại nuôi trồng thủy sản là 4427.
Sự chuyển đổi hình thức kinh doanh nông nghiệp ở vùng ĐBSH có phần chậm hơn so với một số vùng khác. Nguyên nhân có thể có nhiều: Thiếu quy hoạch, khó khăn về vốn, về cơ chế chính sách, về thị trường, tiêu thụ sản phẩm, về áp dụng khoa học công nghệ, về mức độ rủi ro cao của kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn.
Vùng ĐBSH đã xây dựng các khu nông nghiệp, công nghiêp cao ở Hà Nội và Hải Phòng, từng bước ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Như vậy,trong khối ngành nông nghiệp vùng ĐBSH đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tỷ trọng ngành thủy sản có xu hướng ngày càng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên sự chuyển đổi này còn chậm so với các vùng khác.
3.2 Khối ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản
ĐBSH là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp Bắc Bộ và của cả nước. Trong thời gian gần đây tốc độ tăng GDP công nghiêp- xây dựng hàng năm của vùng
Bảng 13: Tốc độ tăng GDP công nghiệp- xây dựng hàng năm (%)
Năm
Cả nước
ĐBSH
2000
10,1
18,5
2001
10,4
12,7
2002
9,5
15,3
2003
10,5
17,3
2004
10,2
15,1
2005
10,6
16,6
2006
10,4
12,6
2007
10,2
18,3
2008
6,1
12,1
Nguồn: Niên giám thông kê năm 2008
Biểu đồ 6: Tốc độ tăng VA CN - XD theo khu vực
Theo như số liệu, ta thấy tốc độ tăng ngàng công nghiệp vùng ĐBSH cao hơn so với tốc độ tăng của cả nước. Năm 2000, tốc độ tăng ngành công nghiệp của cả nước là 10.1% trong khi đó vùng ĐBSH là 18.5%, cao hơn so với cả nước 8.4 điểm phần trăm. Tuy nhiên tốc độ tăng ngành công nghiệp của vùng có xu hướng giảm dần. Năm 2008 chỉ còn 12.1% giảm 6.4 điểm phần trăm, nhưng vẫn cao hơn so với cả nước(6.1%). Có sự giảm sút này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, giá trị sản xuất của các ngành tăng lên nhưng với lượng nhỏ, do đó tốc độ tăng trưởng giảm.
Trong nội bộ ngành công nghiệp- xây dựng: Ngành công nghiệp đang trên đà phát triển đã góp phần đáng kể cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Một số dự án, công trình lớn đã và đang triển khai tạo đà chuyển biến cho ngành công nghiệp của vùng ĐBSH một cách đáng kể. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng mà chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí chế tạo. Ngành cơ khí đã phục vụ đắc lực cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp nông thôn trong vùng, Các doanh nghiệp cơ khí thuộc bộ công nghiệp tập trung vào các hoạt động tăng cường đầu tư sản xuất máy móc thiết bị thay thế lao động, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thị trường, phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, thay thế thiết bị nhập khẩu, hình thành các trung tâm thương mại, phục vụ canh tác và chế biến nông sản, thủy hải sản. Ngành dệt may của vùng ngày càng đóng góp tỷ rọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Do ĐBSH là vùng có dân số đông, mà dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, vì thế giải quyết được việc làm cho người lao động. Măt khác, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của vùng tăng dần, đóng góp và giá trị xuát khẩu của vùng. Tỷ trọng sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm. Trong ngành công nghiệp khai thác mỏ thì ngành than của vùng ĐBSH đang được quan tâm. Do bể than vùng ĐBSH trải rộng trên diện tích 3500 km2 thuộc các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng. Trữ lượng 210 tỷ tấn gấp 20 lần bể than Quảng Ninh. Để phát triển bể than này, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ triển khai đồng bộ 11 dự án quan trọng về khảo sát thăm dò địa chất, xây dựng hạ tầng dịch vụ, nghiên cứu triển khai công nghệ. Như vậy, ngành khai thác than của vùng ĐBSH đang được quan tâm và phát triển.
3.3 Khối ngành dịch vụ
Bảng 13: Tốc độ tăng GDP dịch vụ hàng năm(%) giá 1994
Năm
Cả nước
ĐBSH
2000
5,3
11,4
2001
6,1
10,4
2002
6,5
10,3
2003
6,5
10,2
2004
7,3
10,7
2005
8,5
9,9
2006
8,3
9,7
2007
8,9
10,3
2008
7,2
8,6
Biểu đồ 7: Tốc độ tăng VA dịch vụ phân theo khu vực
Khu vực dịch vụ của vùng ĐBSH có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn tố độ tăng trưởng ngành dịch vụ của cả nước.Năm 2008 tăng trưởng ngành dich vụ của cả nước là 7.2%, trong khi đó tốc độ tăng ngành dịch vụ vùng ĐBSH là 8.6%, hơn 1.4 điểm phần trăm. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ vùng có xu hướng giảm dần. Từ 11.4% năm 2000 giảm xuống còn 8.6% năm 2008, giảm 2.8 điểm phần trăm.
Trong nội bộ ngành dịch vụ: tỷ trọng du lịch có xu hướng tăng nhanh hơn các ngành xuất nhập khẩu, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.Cụ thể như sau:
Về du lịch: ĐBSH là địa bàn giàu tài nguyên du lịch, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên: biển, núi, hang động, sông, hồ, nước khoáng,…tài nguyên du lịch của các khu bảo tồn thiên nhiên; tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử văn hóa ng._.hị trường chứng khoán cùng với đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường khuôn khổ pháp lý cho các dịch vụ tài chính như kiểm toán, kế toán, bảo hiểm, trung gian tài chính chư công tuy chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, giao dịch bất động sản.
-Phát triển du lịch, tăng cường xây dựng hạ tầng kết hợp với khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch để phát triển du lcihj trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh một số khu du lịch và giải trí có tầm cỡ quốc tế, đủ sức hấp dẫn và ngày thu hút khách du lịch trong cả nước và quốc tế,trở thành một điểm đến quan trọng trong các tuyến du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.
•Mục tiêu phát triển du lịch:
Năm 2010: thu hút được 20 triệu lượt khách trong đó có khoảng 4.5 - 5 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu du lịch đạt 1.2 - 1.3 tỷ USD.
Năm 2015: Thu hút được 30 triệu lượt khách trong đó có 7 - 8 triệu khách du lịch quốc tê, doanh thu đạt 3 tỷ USD
Năm 2020: thu hút được 31 - 33 triệu lượt khách trong đó có 10 - 11 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu đạt 6 - 7 tỷ USD.
Phát triển các cụm, tuyến du lịch trong vùng:
- Khu vực Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh: Cụm Ba Vì - Suối Hai - Đồng Mô. Đó là khu du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí cuối tuần, sân golf, tham quan làng văn hóa các dân tộc Việt Nam; cụm du lịch Tam Đảo - Đại Lải - Đầm Vạc. Đó là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí; cụm du lịch Bắc Ninh, tham quan làng nghề, di tích, chùa chiền, lễ hội và làng nghề
Khu vực ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh: Du lịch an dưỡng, nghỉ mát, du lịch bãi biển, du lịch sinh thái và văn hóa du lịch Hải Phòng, Quảng Ninh như Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long…
•Phát triển thương mại:
Tăng cường đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng thương mại kết hợp với xây dựng một trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, chống hàng giả, hàng lậu để phát triển thương mại đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng sinh hoạt dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu du lịch xã hội tăng bình quân 18 - 20% trong giai đoạn năm 2010 đến 2020.
Hoàn thiện hệ thống thương mại điện tử và hệ thống, siêu thị các đô thị trong vùng, đối với thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố thị xã, xây dựng trung tâm thương mại cao tầng kinh danh, giao dịch bán buôn, bán lẻ hàng hóa tiêu dùng.
Tăng cường xây dựng mạng lưới Trung tâm triển lãm và hội chợ, các chợ đầu mối giao dịch hàng hóa và sản phẩm nông sản, củng cố hệ thống chợ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm cho khu vực nông thôn. Mỗi tỉnh, thành trong vùng xây dựng có ít nhất 1 - 2 trung tâm triển lãm.
Đẩy mạnh hợp tác xúc tiến thương mại để tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của vùng, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa, sản phẩm của các địa phương trong vùng ra nước ngoài.
Khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 18 - 19% và 16 - 18% trong giai đoạn đến 2010, và 2011 - 2020. Tiến dần đến cân xuất nhập khẩu vào giao đoạn sau 2010 với mức xuất siêu trung bình 3-4 tỷ USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 800 USD và 3600 USD vào 2010 và 2020.
Về nông-lâm- thủy sản:
Chuyển đổi mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật cao và hiện đại đông thồi chuyển dịch nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ trông trọt sang chăn nuôi để nâng cao GTSX nông nghiệp /ha đất. Phấn đầu GTGT/ha đất nông nghiệp đạt mức tiêu bình quân 50 triệu đồng/ha, 70 triệu dồng/ha và 100 triệu đồng/ha và 2010 và 2015, 2020.
Tạo đột phá năng suất nông nghiệp băng xây dựng và phát triển mô hình vùng chuyên canh ứng dụng khoa học công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao và các mô hình kinh tế trang trại, HTX chăn nuôi, trồng trọt có mức độ chuyên môn hóa và tham canh cao.
Tăng cường phát triển công nghệ chế biến đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, thủy sản qua chế biến. Nâng tỷ lệ nông sản hàng hóa qua chế biến đạt trên 20% và 70% vào 2010 và 2020.
-Sản xuất lúc để đảm bảo lương thực và làm hàng hóa. Chuyển khoảng 10 - 15% đất lúa hiệu quả thấp sang sản xuất các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn như nuôi cá, trồng cây ăn quả. Đầu tư thâm canh hai vụ, trồng thêm màu.
-Đẩy mạnh phát triển các vùng trồng rau, quả thực phẩm và hoa, cây cảnh tập trung, các vùng sản xuất rau sạch, rau quả chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong vùng và xuất khẩu. Phát triển các vành đai rau thực phẩm, hoa quả cây cảnh chất lượng cao ở các khu vực ven thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố, thị xã với các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nhà lưới, nhà kinh.
Mở rộng diện tích rau quả đến năm 2010 và 2020 có 130 nghìn ha và 100 nghìn ha trong đó diện ích hoa cây cảnh đến 2010 và 2020 có 7 - 8 nghìn ha và khoảng 15 nghìn ha, tập trung ở Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh phúc.
-Tập trung phát triển cây công nghiệp lâu năm và cậy công nghiệp thực phẩm làm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu gồm đậu tương, lạc, chè và một số cây khác.
-Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dưới các hình thức, quy mô hộ gia đình, trang trại, HTX, xí nghiệp đồng thời tăng cường công tác thú y, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống, gia súc, gia cầm xuất chuồng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Củng cố phát triển nghề ra khơi đánh cá, đánh bắt xa bờ. Xây dựng hệ thống hậu cần và đội tàu khai thác xa bờ đủ năng lực tham gia Hiệp định hợp tác nghề cá với Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ. Đến năm 2010, số lượng tàu thuyền đánh cá đạt 60 - 65 nghìn tấn trong đó sản lượng khai thác xa bờ chiếm 50%, đến năm 2020 chiếm 70%.
-Phát triển ngành nuôi trổng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt theo hướng phát triển các vùng nuôi trồng tập trung với các mô hình nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh có hệ thống thoát nước kênh cống bảo đảm hiệu quả phòng trừ bệnh dịch cho thủy sản nuôi trồng , bảo vệ một trường và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhất là đất trũng và đất bãi triều. Năm 2010, diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 97 - 98 nghìn ha trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm 40-43% sản lượng đạt 217 nghìn tấn bao gồm mặn lợ đạt 87 nghìn tấn và nuôi nươc ngọt 130 nghìn tấn. Đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 105 - 110 nghìn ha trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm trên 60%, sản lượng đạt khoảng 350 nghìn tấn bao gòm nuôi măn, lợ đạt trên 180 nghìn tấn và nuôi nước ngọt 170 nghìn tấn.
-Tập trung khoanh vùng, bảo vệ và tái sinh các khu rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển. Phát triển rừng đa mục tiêu kết hợp có hiệu quả giữa phòng hộ, đặc dụng với du lịch sinh thái. Đẩy mạnh phát triển rừng cảnh quan sinh thái khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và rừng kinh tế. Chuyển đổi một bộ phận rừng trồng thành rừng cây lấy gỗ và cây ăn quả để tăng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Mở rộng diện tích các lợi rừng năm 2010 và 2020 có khoảng 430 - 44 nghìn ha và 470 - 480 nghìn ha.
2. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH
2.1 Giải pháp thực hiện trong năm 2010
Đối với nhóm ngành nông- lâm- thủy sản:
-Sử dụng hợp lý đất nông nghiệp: Đất đai là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến sản xuất. Hiện nay đất đang là vấn đề khá nhạy cảm, là nguồn lực khan hiếm ở nông thôn vùng ĐBSH. Vì thế, cần sử dụng hợp lý đất nông nghiệp để mạng lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.
Phải đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp vì thâm canh chính là quá trình đầu tư thêm tư liệu sản xuất cho lao động, đồng thời trong quá trình đó thì độ màu mỡ của đất cũng tăng và thu được nhiều sản phẩm trên đơn vị diện tích. Muốn vậy, phải tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp để đầy nhanh quá trình thâm canh. Cùng với thâm canh thì cần tiến hành tăng vụ, tăng thêm số lần trồng trên diện tích canh tác.
Đẩy mạnh công tác chuyển đổi sản xuất khắc phục tình trạng đất manh mún hiện nay. Hiện nay đất nông nghiệp vùng ĐBSH ngày càng giảm, lại manh mún gây khó khăn cho quá trình sản xuất nhất là chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung. Vì vậy cẩn phải dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp dần hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất, thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Việc hình thành các vùng sản xuất lớn sẽ hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trên cơ sở quy hoạch chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, hình thành nên vùng nuôi trồng thủy sản. Về vấn đề thủy sản, vùng ĐBSH cần phát triển nhanh, toàn diện, đồng bộ và bền vững; khi thác đi đôi vối nuôi trồng , phát triển ổn định ở cả 3 khu vực: Ngọt- lợ- mặn. Tăng cường phát triển theo hướng thâm canh trong đất liền và trang bị tàu thuyền, thiết bị để đánh bắt xa bờ với mục tiêu vừa tăng sản lượng nuôi trồng vừa tăng sản lượng đánh bắn trên biển. Đầu tư chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển các trung tâm hậu cần nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản. Đồng thời cần tạo ra hồ chứa tự nhiên và nhân tạo kết hợp với cơ chế chính sách giao quyền sử dụng mặt nước để có đầu tư ổn định về thủy sản.
-Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiêp. Một trong những nguyên nhân làm giảm giá trị gia tăng ngành nông nghiệp là do chất lượng người lao động làm việc trong ngành này còn thấp, tỷ lệ qua đào tạo không cao. Vì vậy cần có chính sách nâng cao chất lượng người lao động.
Hoàn thiện chính sách đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động, nội dung đào tạo phải hướng vào việc giáo dục kiến thức phổ thồng, kiến thức chuyên nghiệp và kiến thức quản lý, mở rộng quy mô giáo dục đào tào đối với nguồn nhân lực qua đào tạo.
Đối với ngành công nghiệp- xây dựng:
Để phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm công nghiệp có giá trị, đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa các ngành, vùng ĐBSH cần có những giải pháp thích hợp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp:
-Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm đa dạng phong phú, thay thế các công nghệ lạc hậu đồng thời kết hợp với quy trình xử lý chất thải, giảm lượng ô nhiễm môi trường.
-Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các nguồn vốn trong nước cũng như vốn nước ngoài để mở rộng quy mô sản xuất tránh tình trạng cơ sở công nghiệp nhỏ , phân tán hoạt động lẫn trong dân cư
-Cần có quy hoạch ngành một cách hợp lý: công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử tin học, công nghiệp sản xuất nguyên liệu cơ bản, công nghiệp nông thôn. Theo quy hoạch có 13 khu công nghiệp tập trung là: Đông Bắc Hà Nội, Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long, Sóc Sơn, Nội Bài, Đông Anh, Đồ Sơn, Nomura, Đình Vũ, Minh Đức, Hoà Lạc 1, Hoà Lạc 2, Xuân Mai. Hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp bao gồm: Khối phục các làng nghề và ngành nghề truyền thống, phát triển tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đẩy mạnh các tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp (các loại máy móc thay thế lao động, trang thiết bị kỹ thuật đánh bắt chế biến thủy hải sản, chế biến sơ chế sản phẩm nông nghiệp...phát triển mạnh mẽ ở cấp huyện, xã và các khu dân cư tập trung ở nông thôn. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ (gia đình, tư nhân, cá thể) đáp ứng nhu cầu tại chỗ, sơ chế thô để cung cấp cho các cụm công nghiệp trong và ngoài vùng. Phát triển các cơ sở công nghiệp địa phương về chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thuỷ điện nhỏ và rất nhỏ. Riêng vùng trung lưu còn có khả năng về khai thác và chế biến khoáng sản.
Đối với nhóm ngành dịch vụ:
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ vùng ĐBSH, ngành du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì vậy, Vùng ĐBSH cần có những chính sách để khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của vùng:
-Tránh trùng lặp sản phẩm: Để phát triển du lịch cho vùng ĐBSH trong thời gian tới, ngành du lịch cần xây dựng và triển khai các giải pháp cần thiết trong đó nên nhanh chóng tổng hợp, kiểm tra, rà soát lại các sản phẩm du lịch hiện đang khai thác trên địa bàn của mỗi địa phương nhằm đánh giá lại việc tổ chức và khai thác du lịch trên địa bàn tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi sản phẩm du lịch của từng địa phương. Từ đó nghiên cứu, rút kinh nghiệm nhằm chỉnh sửa các sản phẩm du lịch đang có như xây dựng những sản phẩm mới có chất lượng tốt, phù hợp hơn với nhu cầu của khách du lịch. Khi xây dựng cần xác định rõ đối tượng nhắm đến sản phẩm đó. Mỗi địa phương cần lựa chọn cho mình hay mỗi tuyến, điểm du lịch của mình những đối tượng khách du lịch mục tiêu. Trong quá trình tạo dựng sản phẩm đặc thù mang đậm bản sắc của từng địa phương và của khu vực, mỗi địa phương cần nghiên cứu, tìm ra những đặc điểm mang đậm dấu ấn của địa phương mình, tạo nên sự khác biệt và không thể thau thế của sản phẩm du lịch. Điều quan trọng mỗi địa phương nên quan tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch để nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa, gửi chán bộ, học viên đến cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài địa bàn, luân chuyển đào tạo với các cơ sở và địa phương khác.
- Liên kết với các vùng khác để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn: Việc lựa chọn và đầu tư xây dựng những khu du lịch hay tuyến điểm du lịch trọng điểm là cần thiết với các địa phương nhưng không được tách rời với quy hoạch tổng thể và việc nghiên cứu phối hợp cùng các địa phương khác trong khu vực nhằm tạo điểm nhấn về du lịch, làm động lực tác động tích cực và thúc đẩy các khu du lịch hoặc tuyến, điểm du lịch khác cùng phát triển. Cùng với điều đó phát triển cơ sở hạ tầng về du lịch như hệ thống giao thông cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn thì mới tạo được động lực phát triển du lich nói chung cà tăng lượng khách du lịch đến với địa phương nói riêng. Đồng thời cần ưu tiên đầu tư ít nhất một vài doanh nghiệp lữ hành của các địa phương để làm nòng cốt. Đây là mối thông tin, dịch vụ để cung cấp, hỗ trợ, liên kết với các công ty lữ hành khác trong nước và ngoài nước phát triển du lịch địa phương, giúp địa phương chủ động phần nào xây dựng và giới thiệu sản phẩm du lịch đến với du khách.
- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch phải thường xuyên trong quá trình xây dựng thương hiệu ra bên ngoài thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội chợ thương mại, du lịch trong nước, quốc tê và trên các ấn phẩm du lịch. Thường xuyên gửi và trao đổi thông tin các hãng lữ hành để họ nắm rõ về các sản phẩm của địa phương và qua đó tiếp thị du lịch của địa phương đến các vùng, miền trong cả nước. Đồng thồi vùng ĐBSH cần trang bị thêm thông tin điện tử riêng của vùng để thường xuyên cập nhật, giới thiệu, quảng cáo các điểm đến và tua du lịch mới.
2.2 Giải pháp thực thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH đến năm 2020
2.2.1 Giải pháp về đầu tư phát triển khoa học và công nghệ
Với mục tiêu phấn đấu đưa tổng mức đầu tư cho KH - CN của vùng ĐBSH đạt 3% GDP năm 2020. Phát triển nguồn nhân lực KH - CN có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ, chuyên môn phù hợp với các hướng KH - CN ưu tiên. Phấn đấu đến năm 2020, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ KH - CN ngang mức trung bình tiên tiến của các nước trong khu vực. Phát triển lực lượng cán bộ KHCN theo hướng ưu tiên: điện tử, tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hóa. Nâng cao trình độ, chất lượng và hiệu quả của các công trình nghiên cứu trong nước, tăng số lượng và hiệu quả của các công trình nghiên cứu trong nước, tăng số lượng công trình khoa học đạt trình độ quốc tế tương đương với các nước trung bình tiên tiến trong khu vực. Tập trung phát triển khoa học công nghệ cơ bản và công nghệ sản phẩm phục vụ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong vùng ĐBSH để sản xuất ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế bảo đảm sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tạo bước nhảy vọt về công nghệ với tốc độ tăng trưởng vượt trội tại một số ngành và lĩnh vực kinh doanh then chốt, nhất là ở những sản phẩm và dịch vụ và chủ lực trên cơ sở chuyên giao công nghệ hiện đại của thế giới. Đến năm 2020 đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại từ nước ngoài nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa…
Để đạt được những mục tiêu trên, vùng ĐBSH cần có những giải pháp như sau:
- Nâng cao nhận thức về vai trò nền tảng và động lực phát triển KT - XH của KHCN: Xây dựng quan niệm đúng đắn trong tư duy cũng như hành động của các lãnh đạo và quản lý các ngành, các cấp, các chủ doanh nghiệp và toàn xã hôi về vai trò nền tảng và động lực của KHCN. Thường xuyên quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyể, cung cấp thoong tin về vai trò động lực và lực lượng sản xuất trực tiếp của KHCN đối với phát triển kinh tế xã hội
- Đổi mới quản lý KHCN: Đổi mới KHCN theo hướng hình thành cơ chế quản lý mới phù hợp cơ chế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với đặc thù của hoạt động KHCN nói chung, yêu cầu hội nhập quốc tế, làm KHCN gắn bó chặt chẽ hơn, phục vụ tốt hơn sản xuất và đời sống , bảo đảm công khai , dân chủ nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ cấp tỉnh , thành phố đến cấp huyện, thị và cấp ngành theo hướng linh hoạt, tinh giản bộ máy bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý trên cơ sở các nội dung quản lý tại thông tư 15 Liên bộ KHCN và bộ Nội vụ, củng cố, tăng cường đầu mối, phân cấp quản lý KHCN cho các ngành và quận huyện. Đối với các nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức KHCN và doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ KHCN, triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.
- Xây dựng và phát triển thị trường KHCN: Đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách phát triển KHCN của các tỉnh, thành phố nhằm tạo nhu cầu ứng dụng các thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống, tăng cường sự hỗ trợ cho các hoạt động ứng dụng tiến bộ KHCN, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, phát triển thị trường vốn, mở rộng, lồng ghép quỹ ưu đãi đầu tư. Triển khai các cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, thể chế hóa các giao dịch trong thị trường KHCN. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế và thúc đẩy việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế tạo sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm thực sự đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính toán hiệu quả khi lựa chon công nghệ, đổi mới sản phẩm. Thể chế hóa các giao dịch trong thị trường KHCN nhằm đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ góp vốn bằng bản quyền đối với sản phẩm nghiên cứu hoặc các hình thức sở hữu trí tuệ khác.
- Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ: Tập trung xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm của thành phố phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN, quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập trung đầu tư xây dựng các khu công ngh, kỹ thuật cao phù hợp với mô hình của địa phương trong lĩnh vực công nghiêp, nông nghiệp ,,..chuẩn bị cơ sở vật chất cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực KHCN có trình độ cao ở nước ngoài, chuẩn bị cho cả nước trước mắt cũng như lâu dài. Nâng cao mức đầu tư, hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý KHCN, các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm.
- Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về KHCN: Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển KHCN trong và ngoài nước, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cả nước, các tổ chức quốc tế trung ương trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, đổi mới công nghệ. Chủ động mở rộng và phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế và trong nước về KHCN hướng theo các muc tiêu ưu tiên của vùng. Đa dạng hóa đối tác và hình thức hợp tác quốc tế về KHCN, lựa chọn đối tác chiến lược, gắn kết giữa hợp tác quốc tế về KHCN với hợp tác quốc tế về kinh tế. Tranh thủ tối đa các kênh chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài, đặc biệt là kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, hợp tác nghiên cứu KHCN.
- Giải pháp thu hút phát triển KHCN: Chuyển hoạt động của các tổ chức KHCN sang cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm, dưới hình thức các doanh nghiệp KHCN, xây dựng các quỹ phát triển KHCN nhằm thu hút các nguồn lực cho phát triển KHCN, khuyến khích thành lập Qũy đầu tư mạo hiểm nhằm khuyến khích ứng dụng KHCN vào các ý tưởng kinh doanh mới. Phát triển thị trường nhân lực trình độ cao theo hướng chuyên nghiệp hóa là đòi hỏi ngày càng bức xúc trong thực tiễn phát triển kinh tế của vùng. Nhằm thu hút khoa học kỹ thuật từ các công ty nước ngoài, nên tạo điều kiên dễ dàng cần đưa ra những chính sách ưu đãi đầu tư bằng cách cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sống, điều kiện làm việc, và các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ từ phía chính phủ.
2.2.2 Giải pháp thị trường
Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường cho phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết đồng bộ từ thị trường sản xuất đến chế biến tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu đang có sức canh tranh, chủ động cà có lộ rình hợp lý hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động cảu doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh cổ phần hó doanh nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình, kinh tế hợp tác.
Tạo môi trường phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp trên đại bàn vùng nhằm ổn định phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động và khuyến khích sự đầu tư của các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư.
Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hóa nông sản cho nông dân và tạo điều kiên phát triển dản xuất công nghiệp.
Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là cơ chế, chính sách, tạo điều kiên thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp ở tất cả các ngành, các lĩnh vực thuộc mọi thành phần kinh tế.
Tăng cường xúc tiến đầu tư, xây dựng, chiến lược đầu tư theo định hướng xuất khẩu và chương trình xúc tiến thị trương xuất khẩu.
2.2.3 Giải pháp nguồn nhân lực
- Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh nghiệp vụ đủ sức tiếp cận với những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa
- Có chính sách lương bổng hợp lý, phụ cấp và ưu đãi để thu hút nhân tài và lao dộng kỹ thuật từ các nơi đến công tác và làm việc ở các tỉnh trong vùng ĐBSH.
- Có chính sách hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo kịp với cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động lớn nông thôn không có đất canh tác do sử dụng đất vào mục đích công nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiêp nông thôn đáp ứng nhu cầu CDCC ngành kinh tế của vùng ĐBSH. Vùng có thể đẩy nhanh phát triển các khu công nghiệp tập trung để thu hút CN bên ngoài vào vùng , đẩy mạnh cụm công nghiệp vừa và nhỏ và các cụm CN làng nghề. Tăng cường tạo thêm việc làm ở khu vực phi nông nghiệp, cấy thêm các ngành nghề phi nông nghiệp vào nông thôn để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa khu nông thôn và hiện đại hóa cư dân nông thôn, hình thành hệ thống đô thị vệ tinh trên địa bàn các tỉnh trong vùng ĐBSH. Thu hút lao động trên cơ sở đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng để phát triển CN, tiểu thủ CN, xây dựng và các hoạt động dịch vụ.
2.2.4 Giải pháp thu hút đầu tư
- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của vùng, tiếp tục duy trì cho đầu tư phát triển. Xây dựng danh mục các dự án cụ thể, kiến nghị với Trung ương đầu tư cao các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung cấp điện, thủy lợi,…
-Vốn đầu tư ngoài nhà nước: Đây là nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân. Để tăng nguồn vốn này cần thực hiên cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn vùng. Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hồi các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, khu đô thị mới, khu công nghiệp
- Vốn đầu tư nước ngoài: Vùng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ các tỉnh khác vào các tỉnh trong vùng.
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH đã diễn ra theo đúng xu thế chung của nền kinh tế trong nước cũng như xu thế của toàn cầu.Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. So với cả nước tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn nhanh, nhưng về cơ bản vẫn chậm so với các vùng khác trong cả nước. Trong nội bộ ngành kinh tế, sự chuyển dịch diễn ra cũng chậm. Trong khối ngành nông – lâm- thủy sản, tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn nhưng giá trị đóng góp vào GDP chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành này cũng chiếm đa số, mà chủ yếu là lao động không qua đào tạo. vì thế mà đóng góp của ngành vào GDP còn thấp. Trong vùng, ngành công nghiệp chế biến ngày càng được quan tâm, và đem lại nhiều giá trị kinh tế. Theo sự phát triển của kinh tế, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm thu hút nhiều lao động có kỹ năng, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ trong nước cũng như nước ngoài.
Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đã gây ra nhiều ảnh hướng đến đời sống kinh tế - xã hội trong vùng. Do sự phát triển của ngành công nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn…nhiều đất nông nghiệp sử dụng không đúng mục đích, ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Do tính chất của nền kinh tế thị trường, sản phẩm ngành du lịch của vùng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, tạo ra sự chậm chuyển đổi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Vì thế, vùng ĐBSH cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục hiện trạng trên. Đồng thời trên quan điểm phát triển kinh tế, và tình hình kinh tế của vùng ĐBSH có những giải pháp đào tạo nguồn lao động, tạo ra đội ngũ lao động có kỹ năng để phát triển ngành công nghiêp - xây dựng cơ bản và ngành dịch vụ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vùng ĐBSH.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế phát triển: Chủ biên GS.TS.Vũ Ngọc Phùng- Nhà xuất bản lao động- xã hội năm 2005
2. Giáo trình dự báo kinh tế- xã hội: nhà xuất bản thống kê năm 1997
3. Báo cáo tổng hợp quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Hồng năm 2006
4. Chuyên đề “ Đổi mới và giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020” của Bộ kế hoạch và đầu tư
5. Tạp chí kinh tế và dự báo số 3 năm 2009
6. Tạp chí cộng sản số 1 năm 2009
7. Sách tư liệu 63 tỉnh thành năm 2008
8. Niên giám thông kê năm 2008
9. www.nhandan.com.vn
10. www.mpi.gov.vn
11. www.gos.gov.vn
12. www.mof.gov.vn
13. www.mot.gov.vn
14. www.molisa.gov.vn
Phụ lục 2.1: Bản đồ khu công nghiệp vùng ĐBSH
Phụ lục 2.2: Danh mục các khu công nghiệp của các tỉnh vùng ĐBSH
TỈNH
KHU CÔNG NGHIỆP
DIỆN TÍCH
HÀ NỘI
KCN Q.Ba Đình
KCN Q.Cầu Giấy
KCN Q.Hai Bà Trưng
KCN Q.Hoàn Kiếm
KCN Q.Hoàng Mai
KCN Q.Long Biên
KCN Q.Tây Hồ
KCN Q.Thanh Xuân
KCN H.Đông Anh
KCN H.Gia Lâm
KCN H.Sóc Sơn
KCN H.Thanh Trì
KCN H.Từ Liêm
KCN Q.Hà Đông
KCN TX.Sơn Tây
KCN H.Ba Vì
KCN H.Chương Mỹ
KCN H.Đan Phượng
KCN H.Hoài Đức
KCN H.Mỹ Đức
KCN H.Phú Xuyên
KCN H.Phú thọ
KCN H.Quốc Oai
KCN H.Thạch Thất
KCN H.Thanh Oai
KCN H.Thường Tín
KCN H.Ứng Hòa
HÀ NAM
KCN Đồng Văn H.Duy Tiên
154 ha
KCN Hoàng Đông
100 ha
KCN Châu Sơn xã Phủ lý
169 ha
NINH BÌNH
KCN Gián Khẩu
KCN Ninh Phúc
KCN Tam Điệp
KCN Phúc Sơn
KCN Sơn Hà
KCN Xích Thố
KCN Khánh Cư
BẮC NINH
KCN Tiên Sơn
KCN Quế Võ
KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn
KCN Yên Phong
KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh
KCN Quế Võ 2
KCN Yên Phong 2
KCN Việt Nan- Singapore
KCN Đại Kim
KCN Quế Võ 3
KCN Hanaka
KCN Thuận Thành 3
KCN Thuận Thành 2
KCN Từ Sơn
KCN Gia Bình
VĨNH PHÚC
KCN Tam Dương
700 ha
KCN Nam Bình Xuyên
304 ha
KCN Phúc Yên
150 ha
KCN Lập Thạch I
150 ha
KCN Sông Lô I
200 ha
KCN Sông Lô II
180 ha
KCN Lập Thạch II
250 ha
KCN Tam Dương II
750 ha
KCN Vĩnh Tường
200 ha
KCN Thái Hòa
600 ha
KCN Liên Hòa
600 ha
KCN Vĩnh Thịnh
270 ha
HƯNG YÊN
KCN dệt may Phố Nối
KCN Phố Nối A
KCN Thăng Long II
KCN Minh Quang
KCN Minh Đức
KCN cơ khí Tân Tạo
NAM ĐỊNH
KCN Hòa Xá
326.8 ha
KCN Mỹ Trung
150 ha
KCN Thành An
150 ha
KCN Bảo Minh
200 ha
KCN Hồng Tiến
250 ha
KCN Ninh Cơ
250 ha
HẢI DƯƠNG
KCN TP. Hải Dương
KCN H. Bình Giang
KCN H. Cầm Giàng
KCN H. Chí Linh
KCN H. Gia Lộc
KCN H. Kim Thành
KCN H. Kinh Môn
KCN H. Nam Sách
KCN H. Ninh Giang
KCN H. Thanh Hà
KCN H. Thanh Miên
KCN H.Tứ Kỳ
THÁI BÌNH
KCN Phúc Khánh
KCN Nguyễn Đức Cảnh
KCN Tiền Phong
KCN Tiền Hải
KCN Diêm Điền
QUẢNG NINH
KCN Cái Lân phường Bãi Cháy
KCN Việt Hưng xã Việt Hưng
KCN Hải Yến
KCN Đông Mai
KCN Hải Hà
HẢI PHÒNG
KCN NOMURA
KCN Đình Vũ
KCN Đồ Sơn
KCN Vĩnh Niệm
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Viết đầy đủ tiếng Việt
CCKT
Cơ cấu kinh tế
CDCCKT
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
KT- XH
Kinh tế- xã hội
KH-CN
Khoa học – công nghệ
ĐBSH
Đồng Bằng Sông Hồng
ĐBSCL
Đồng bằng song Cửu Long
DHMT
Duyên Hải Miền Trung
ĐNB
Đông Nam Bộ
BTB
Bắc Trung Bộ
KCN
Khu công nghiệp
HTX
Hợp tác xã
GTSX
Gía trị sản xuất
CN - XD
Công nghiệp – xây dựng
N-L-TS
Nông – lâm – thủy sản
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
ĐH
Đại học
CĐ
Cao đẳng
VA
Giá trị gia tăng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25703.doc