LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của cả nền kinh tế, tỉnh Hà Tây bằng nhiều biện pháp nhằn thu hút các nguồn vốn vào tỉnh đã cải thiện được vị trí xếp hạng của mình về khả năng thu hút đầu tư vào tỉnh. Từ một ví trí cuối của bảng xếp hạng về thu hút đầu tư các tỉnh, tỉnh Hà Tây đã vươn lên top 10 tỉnh, thành phố có chỉ số cạnh tranh cao nhất trong cả nước. Với hai năm cố gắng trong công tác xúc tiến đầu tư cũng như trong tất cả các ngành các cấp của tỉnh.
Tuy nhiên trong thời gia
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tới liệu Hà Tây còn giữ được lợi thế cạnh tranh đó hay không, còn giữ được nhịp độ thu hút đầu tư vào tỉnh về cả quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư trong và ngoài nước vao tỉnh hay không? Liệu đầu tư vào Hà tây có bị bão hòa, các nhà đầu tư không còn để ý đến tỉnh Hà Tây nữa! xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Hà Tây. Trong quá thực tập tại Trung tâm xúc tiến đầu tư – sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây. Em đã lựa chọn đề tài “Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây”
Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo và các Cô, Chú trong trung tâm nhưng do kinh nghiệm và trình độ của bản thân nên bài đề án còn nhiều thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn các bác lãnh đạo và ban cán bộ trong Trung tâm xúc tiến đầu tư – sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS.TS Lê Huy Đức đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành báo cáo.
Chương I. Vai trò của vốn đầu tư trong phát triển kinh tế ở tỉnh Hà Tây.
I. Vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư.
1. Khái niệm vốn đầu tư.
Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Đến lượt mình, vốn đầu tư vào tài sản cố định lại được chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ bản làm gia tăng thực tế tài sản cố định, đảm bảo bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang. Còn vốn sửa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực tế của tài sản, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản. Nhưng vai trò kinh tế của vốn sửa chữa lớn tài sản cố định cũng như vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơ bản là nhằm đảm bảo thay thế tài sản bị hư hỏng.
Như vậy hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất và tạo thêm năng lực sản xuất mới, nói một cách khác, đó là quá trình thực hiện tái sản xuất các loại hình tài sản sản xuất. Hoạt động đầu tư là hết sức cần thiết xuất phát từ 3 lý do.
Thứ nhất là, do đặc điểm của việc sử dụng tài sản cố định tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất, giá trị bị giảm dần và chuyển dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm. Trái lại đối với tài sản lưu động lại tham gia một lần vào quá trình sản xuất và chuyển toàn bộ giá trị vào trong giá trị sản phẩm. Vì vậy, phải tiến hành đầu tư đề bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn và duy trì dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo. Nói cách khác, đầu tư nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn tài sản sản xuất.
Thứ hai là, nhu cầu quy mô sản xuất xã hội ngày càng mở rộng đòi hỏi phải tiến hành đầu tư nhằm tăng thêm tài sản cố định mới và tăng thêm dự trữ tài sản lưu động. Tức là, thực hiện tái sản xuất mở rộng tài sản sản xuất.
Thứ ba là, trong thời đại của tiến bộ công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ, nhiều máy móc, thiết bị… nhanh chóng bị rơi vào trạng thái lạc hậu công nghệ. Do đó phải tiến hành đầu tư mới, nhằm thay thế các tài sản sản xuất đã bị hao mòn vô hình.
Tái sản xuất tài sản cố định được xem là một hoạt động hết sức quan trọng, có tính chất lâu dài và có mối quan hệ ổn định, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các khâu và các yếu tố trong nền kinh tế. Tái sản xuất tài sản cố định và năng lực sản xuất mới, bao gồm 3 giai đoạn của một quá trình đầu tư thông nhất: Giai đoạn một – hình thành các nguồn, khối lượng và cơ cầu vốn đầu tư cơ bản; Giai đoạn hai – giai đoạn chính “chín muồi” của vốn đầu tư cơ bản và biến vốn đó thành việc đưa tài sản cố định và năng lực sản xuất mới vào hoạt động; Giai đoạn ba – hoạt động của tài sản cố định và năng lực sản xuất mới trong thời hạn phục vụ của chúng.
Hoạt động đầu tư thường được tiến hành dưới hai hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục đích đầu tư và phương hướng hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể được thực hiện dưới các dạng: hợp đồng, liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, nhưng người có vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp thường được thực hiện dưới dạng: cổ phiếu, tín phiếu,… Hình thức đầu tư này thường ít gặp rủi ro hơn so với đầu tư trực tiếp.
2. Phân loại vốn đầu tư.
2.1. Vốn đầu tư trong nước.
Vốn đầu tư trong nước là vốn được huy động tư các nguồn, các thành phần trong nền kinh tế. Nói cách khác, là số vốn được huy động trong giới hạn lãnh thổ của một quốc gia.
2.1.1. Dầu tư của nhà nước.
Đầu tư của nhà nước là số vốn được lấy từ ngân sách nhà nước để đầu tư. Nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư cho các hàng hóa công cộng như: an ninh quốc phòng, giao thông vận tải và chi trả để duy trì hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
2.1.2. Đầu tư của người dân: là vốn do người dân bỏ ra để đầu tư nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân họ.
- Đầu tư trực tiếp: người dân bỏ vốn ra và trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm về việc lỗ hay lãi của hoạt động đầu tư. Người dân có thề đầu tư theo các hình thức như: một cá nhân bỏ vốn ra hoặc góp vốn với một nhóm người khác để tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư gián tiếp: hiện nay tại Việt Nam thị hình thức đầu tư này chủ yếu được thông qua mua bán cố phiếu trên thị trường cổ phiếu. Hoặc người dân có thể mua trái phiếu hay cho vay vốn…
2.2. Vốn đầu tư nước ngoài: là nguồn vốn được huy động từ ngoài nước để đầu tư vào trong nước.
2.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Là nguồn vốn do các công ty hay các cá nhân ở nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam và họ trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình.
2.2.2. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Là nguồn vốn do các công ty hay các cá nhân đưa vốn vào nền kinh tế Việt Nam nhưng họ không trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh họ sẽ lấy lời từ việc chia cổ phần.
2.2.3. Vốn kiều hối.
Là nguồn vốn do các kiều bào sống và làm việc ở nước ngoài mang ngoại tệ và công nghệ về nuớc. Họ có thể đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp.
2.3. Nguốn vốn viện trợ của các quốc gia và của các tổ chức phi chính phủ.
2.3.1. Viện trợ không hoàn lại.
Là nguồn vốn do các quốc gia hay các tổ chức phi chính phủ viện trợ cho các quốc gia. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng nhưng sẽ với mục tiêu của các nhà viện trợ. Hay nói cách khác là họ sẽ hướng dẫn chúng ta đầu tư vào một khu vực của nền kinh tế hay đầu tư để nhằm vào mục tiêu nào đó và chúng ta sẽ làm theo điều đó. Điều quan trọng ở đây là khu vực và mục tiêu đó có phù hợp với chúng ta hay không, chúng ta có nên đầu tư hay không. Chính phủ sẽ phải thương lượng với các quốc gia và tổ chức viện trợ để tiếp nhận hay không tiếp nhận.
2.3.2. Viện trợ có hoàn lại.
Là số vốn viện trợ của các tổ chức hay các quốc gia. Tuỳ vào các trường hợp, số vốn này chúng ta chỉ phải hoàn lại một phần hay hoàn lại với những ưu đãi về mặt lãi suất và thời gian. Nguồn vốn này chúng ta có thể đầu tư theo mục đích của chúng ta hơn so với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại.
2.4. Nếu đứng trên góc độ tính chất của hoạt động đầu tư thì vốn đầu tư được chia ra làm hai loại bao gồm:
2.4.1. Vốn đầu tư khôi phục.
Là bộ phận vốn có tác dụng bù đắp các giá trị hao mòn của vốn sản xuất, đây chính là quỹ khấu hao (Dp).
2.4.2. Vốn đầu tư thuần thúy.
Chính là phần tích luỹ để tái sản xuất mở rộng quy mô.
Từ cách phân loại trên, có thể định nghĩa tổng vốn đầu tư là tổng giá trị xây dựng và lắp đặt thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định(kể cả xây dụng và lắp đặt thay thế).
II. Vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế xã hội nói chung và với Hà Tây nói riêng.
1. Vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế.
1.1. Đánh giá dựa trên việc phân tích mô hình Harrod – Domar.
Trong hệ thống lý thuyết tăng trưởng kinh tế vào cuối những năm 30 đã xuất hiện một học thuyết kinh tế mới, đó là học thuyết kinh tế của J. Maynard Keynes. Khác với tư tưởng của các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển, Keynes cho rằng, nền kinh tế có thể đạt tới và duy trì sự cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy một su hướng phát triển của nền kinh tế đưa mức sản lượng thực tế càng về gần mức sản lượng tiềm năng càng tốt. Để có được sự chuyển dịch này thì đầu tư đóng vai trò quyết định.
Khi nghiên cứu mô hình kinh tế do hai nhà kinh tế học là Harrod ở Anh và Domar ở Mỹ đồng thời đưa ra được dựa trên tư tưởng của Keynes, chúng ta đã biết một hệ số ICOR. Mô hình này cho rằng, đầu tư của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho đơn vị đó.
Nều gọi đầu ra là Y và tốc độ tăng trưởng của đầu ra là g, có nghĩa là
g=∆Y/Y
Nếu gọi S là mức tích lũy của nền kinh tế thì tỷ lệ tích lũy là s trong GDP sẽ là s=S/Y
Vì tiết kiệm là nguồn của đầu tư, nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm do đó cũng có thể viết: s = I/Y
Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên I =∆K. Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng thì ta sẽ có.
K = ∆K/∆Y hoặc k = I/∆Y
Và vì ∆Y/Y = I. ∆Y/(I.Y) = (I/Y)/(I/∆Y)
Do đó chúng ta có g = s/k.
Hệ số ICOR nói lên rằng, vốn sản xuất được tạo ra bằng đầu tư dưới dạng nhà máy, trang thiết bị là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, các khoản tiết kiệm của dân cư và các công ty chính là nguồn gốc cơ bản của vốn đầu tư.
Cần lưu ý rằng tỷ số gia tăng vốn – sản lượng chỉ đo năng lực sản xuất của phần vốn – đầu ra phản ánh năng lực toàn bộ của vốn sản xuất.
1.2. Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế:
phân tích dựa trên mô hình AS – AD. Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu vì vậy khi đầu tư thay đổi sẽ tác động đến chi tiêu, công ăn việc làm… Khi đầu tư tăng làm cho đường tổng cầu tăng và dịch chuyển sang phải làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng, chi tiêu và nhu cầu việc làm cũng tăng theo.
Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có them các nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. sự thay đổi này tác động đến tổng cung. Khi đường tổng cung dịch chuyển sang phải đồng thời cũng làm cho sản lượng tăng lên.
Cần lưu ý rằng sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế không phải là quá trình riêng lẻ mà nó là sự kết hợp, đan xen lẫn nhau, tác động liên tục vào nền kinh tế.
Ngày này vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn sản xuất vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất. Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào giải quyết công ăn, việc làm cho nguời lao động khi mở ra các công trình xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất. Cuối cùng, cơ cấu sử dụng vốn đầu tư là điều kiện quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
2. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hà Tây.
Dựa trên những phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của vốn đối với việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nền kinh tế nói chung và ở Hà Tây nói riêng. Thực tế cho thấy bắt đầu từ năm 1992 đến nay thì việc tăng trưởng kinh tế ở Hà Tây chủ yếu dựa vào vốn đầu tư. Đặc biệt trong những năm gần đây thì tốc độ tăng trưởng kinh tế được thấy rõ là chủ yếu dựa vào vốn đặc biệt là dựa vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hà Tây là một trong những tỉnh có mật độ dân cư lớn trong nước, hơn nữa là một khu vực chiến lược để mở rộng thành phố Hà Nội cho nên nhu cầu về vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là rất lớn.
Là một tỉnh có lợi thế về vị trí địa lý tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu lại không nhiều kể cả về số lượng mặt hàng và quy mô các mặt hàng. Lý do là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất – xuất khẩu. Vì vậy, nhu cầu về vốn đầu tư cho sản xuất – xuất khẩu là rất lớn để phát huy lợi thế này.
Hà Tây được coi là vành đai xanh của thành phố Hà Nội. Là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phố Hà Nội. Người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Vì vậy, nhu cầu về vốn để đầu tư cho nông nghiệp cũng rất lớn.
Từ những lý do ở trên chúng ta có thể thấy vốn đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Hà Tây. Tỉnh Hà Tây cần phải có cơ chế và chính sách cho phù hợp để thu hút vốn đầu tư vào tỉnh.
III. Sự cần thiết phải tăng cường vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở tỉnh Hà Tây.
Dựa trên những phân tích về vai trò của vốn đầu tư và về đặc điểm tỉnh hình kinh tế xã hội cũng như về điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Tây cho thấy cần vốn đầu tư vào tỉnh là rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
1. Đầu tư làm tăng công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong tỉnh.
Khi đầu tư được tăng lên nghĩa là vốn sản xuất tăng lên, các công ty mở rộng sản xuất kinh doanh vì vậy nhu cầu vê việc làm cũng gia tăng, cầu về lao động tăng lên làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.
2. Đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển cân đối giữa các vùng.
Đầu tư gia tăng, lượng đầu ra của các hàng hóa tăng lên cùng với nhu cầu đa dạng các hàng hóa, dịch vụ. Cùng với nó là việc đầu tư vào các ngành nghề mới, nhu cầu về lao đông có trình độ ngày càng gia tăng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; từ công – nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ.
Đầu tư làm gia tăng tiến bộ khoa học công nghệ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố thúc đẩy hệ số kỹ thuật thay đổi và sự thay đổi này lại là yếu tố quyết định thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế. Thực tế cho thấy sự tác động của tiến bộ kỹ thuật đến cơ cấu ngành được thể hiện ở chỗ: Tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy ngành mới ra đời. Tiến bộ kỹ thuật làm nâng cao năng suất lao động, tác động đến cơ cấu lao động và tiến bộ kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm, thúc đẩy việc hợp lý cơ cấu ngành. Trong trường hợp hệ số kỹ thuật của các ngành không thay đổi, nếu thay đổi cơ cấu tài sản cố định và tỷ lệ các yếu tố trung gian đầu vào thì năng lực sản xuất của các ngành cũng thay đổi. Vì trong trường hợp trình độ kỹ thuật không thay đổi, nếu tăng lực lượng sản xuất của tài sản cố định gia tăng và theo đó gia tăng các sản phẩm trung gian thì ngành này cũng sẽ tăng sản phẩm đầu ra. Sự thay đổi cơ cấu tài sản cố định và yếu tố trung gian đầu vào chính là kết quả của sự thay đổi cơ cấu đầu tư. Cơ cấu đầu tư là tỷ lệ phân phối vốn đầu tư vào các ngành khác nhau. Do đó, có thể nói cơ cấu đầu tư là yếu tố quyết định đối với cơ cấu ngành kinh tế.
3. Có vốn để phát huy lợi thế so sánh.
Hà Tây có lợi thế về nguồn nhân lực đồi dào, tuy nhiên lợi thế này vẫn chưa được phát huy mạnh mẽ vì thiếu vốn đầu tư, số lao động thất nghiệp vẫn chiểm tỷ lệ lớn đặc biệt là lao động trẻ tuổi. Cần có vốn đầu tư phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động. Lao động trẻ tuổi, họ có tố chất là năng động tuy nhiên về kiến thức và tay nghề lại hạn chế. Vì vậy, có vốn đề đầu tư cho giáo dục nhằm phát huy được lợi thế về con người.
Chương II. Thực trạng hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Hà Tây trong những năm gần đây.
I. Khái quánt những đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây.
1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế, xã hội:
1.1. Vị trí địa lý:
Hà Tây là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có tọa độ địa lý : 20,310 – 21,170 vĩ độ Bắc, 105,170 – 1060 kinh độ Đông, là vùng đất nối liền giữa vùng Tây bắc và vùng trung du Bắc bộ với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng: miền núi, trung du và đồng bằng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ.
Với diện tích2192,02 km2, Phía Đông Bắc tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội – Trung tâm chính trị, kinh tế và thương mại của đất nước, phía Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
1.2. Địa hình, khí hậu:
Tỉnh Hà Tây có địa hình đa dạng, bao gồm vùng núi cao, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng thấp, trũng.
Vùng cao chiếm khoảng 7,9% diện tích đất tự nhiên, trong đó có khoảng 7.400 ha là rừng quốc gia. Các vùng núi có độ cao thay đổi từ 300 m đến 1000 m. Trong đó có đỉnh Ba Vì cao 1218 m và một số núi đá vôi ở phía Nam tỉnh (Chương Mỹ, Mỹ Đức) với nhiều hang động đẹp, các núi rừng này thường có độ dốc lớn, hay bị sói mòn, rửa trôi khi mùa mưa đến.
Vùng đồi thấp chiếm khoảng 24,8% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu có độ cao từ 30m đến 300m. Địa hình vùng đồi thấp dốc thoải với độ dốc trung bình từ 8% đến 20%. Đây là vùng đất nâu vàng, đỏ.
Vùng đồng bằng nằm ở phía đông tỉnh chiếm 67,3% diện tích đất tự nhiên. Chia thành hai dạng: vùng có độ cao từ 10 m đến 30m, ở khu vực Ba Vì với độ dốc < 10%, vùng đất xây dựng tốt, vùng đồng bằng thấp trũng, vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, song lại có khu vực quá trũng, đó là: khu vực Mỹ Đức (trong đê hữu ngạn sông Đáy) và khu vực Ứng Hòa - Thường Tín (trong đê tả ngạn sông Đáy). Ngoài ra còn có khu vực Phú Xuyên cũng rất thấp.
1.3. Khí hậu:
Tỉnh Hà Tây nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc bộ mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
Mùa đông lạnh rõ rệt so với mùa hạ, chênh lệch giữa hai mùa trung bình tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất lên tới 120C . Song nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất chỉ xuống đến 16-170C, rất thuật lợi cho phát triển cây vụ đông giá trị kinh tế cao.
1.4. Thủy văn:
Tỉnh Hà Tây có các sông lớn chảy qua là: sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi và sông Nhuệ. Ngoài hệ thống sông, suối chính còn có các kênh tiêu, mương máng, sông suối nhỏ chằng chịt khắp vùng. Đặc biệt là hệ thống hồ, đập nhân tạo khá phong phú.
Hệ thống ao hồ của tỉnh tuy không lớn nhưng đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, cấp thoát nước sinh hoạt cho nhân dân, nuôi trồng thủy sản, là hồ điều hòa điều tiết nước khi mùa mưa đến và tạo cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch.
1.5 Đặc điểm kinh tế, chính trị của Hà Tây:
Hà Tây có 14 đơn vị hành chính gồm : 2 thành phố (TP) Hà Đông và Sơn Tây. 12 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Quốc Oai, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ. Tỉnh lỵ đặt tại TP.Hà Đông. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ - gồm các tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây ở vị trí bao quanh thủ đô Hà Nội về hướng Tây, Tây nam và Phía Nam. Đây có thể được xem là một thế mạnh riêng biệt của Hà Tây mà không một địa phương nào có thể có. Chính điều này đã tạo nên một nét hấp dẫn riêng thu hút các nhà đầu tư khi đến với Hà Tây.
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 : 13,5% , định hướng phát triển cho giai đoạn 2007 – 2010 là 13,5%, giai đoạn 2010 – 2015 là 13%, định hướng cho năm 2020 là 12%. Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội:
Tài nguyên đất:
Nhìn chung, đất Hà Tây có độ phì cao, với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, cây ăn quả, trồng rừng. Vùng đồng bằng thuận lợi cho phát triển cây lương thực, rau đậu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi lợn, vịt, thuỷ đặc sản.
Vùng đồi gò thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày (cà phê, trẩu, sở, thông) cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Do có vùng đồi gò nên Hà Tây có điều kiện dành cho xây dựng, nhất là xây dựng các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở hạ tầng khác.
Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất:
Tổng diện tích đất: 214,8 ngàn ha
- Đất nông nghiệp: 122,8 ngàn ha
Trong đó đất canh tác: 110,0 ngàn ha
- Đất lâm nghiệp: 25,6 ngàn ha
Diện tích có rừng: 15,5 ngàn ha
- Đất chuyên dùng: 30,1 ngàn ha
- Đất chưa sử dụng: 19,3 ngàn ha
Trong đó có khả năng sử dụng cho nông nghiệp: 7,5 ngàn ha
2.2 Khoáng sản:
Gồm những loại khoáng sản chủ yếu như đá vôi (vùng Mĩ Đức, Chương Mĩ), đá granít ốp lát (vùng Chương Mĩ), sét (Chương Mĩ, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai), Cao Lanh (Ba Vì, Quốc Oai), Đồng, pirít (Ba Vì), nước khoáng (Ba Vì)...
Trước mắt có thể lựa chọn khai thác một số tài nguyên như: đá vôi và sét sản xuất xi măng mác cao, gạch nung sét đồi với quy mô, sứ trang trí xây dựng, than bùn sản xuất phân vi sinh…
2.3 Tài nguyên rừng:
Rừng Hà Tây không lớn, nhưng rừng tự nhiên (vùng Ba Vì) có nhiều chủng loại thực vật phong phú, đa dạng, quí hiếm. Hiện nay đã xác định được 872 loài thực vật bậc cao thuộc 427 chi nằm trong 90 họ. Tuy nhiên, theo dự đoán của các nhà thực vật học, có tới trên 1.700 loài. Từ năm 1992, nhà nước đã công nhận khu vực rừng Ba Vì là vườn quốc gia. Khu vực rừng tự nhiên thuộc huyện Mĩ Đức (vùng Hương Sơn) cũng bao gồm nhiều chủng loại động, thực vật quí, hiếm. Cùng với việc nhà nước công nhận khu văn hoá - lịch sử, - môi trường, rừng ở đây được phân loại thành rừng đặc dụng. Rừng tự nhiên được quản lý, tu bổ, cải tạo kết hợp với trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc sẽ là tài sản quí giá của Hà Tây và của cả nước.
2.4 Tiềm năng con người:
Hà Tây là tỉnh đông dân, có nguồn lao động dồi dào trên 1,1 triệu người. Dân số nông thôn chiếm đại bộ phận (93%) và chủ yếu là nông nghiệp chiếm 82% tổng số dân và chiếm 80% số lao động xã hội. Lao động nông nghiệp có trình độ văn hoá khá (trên 83%lao động có trình độ cấp II trở lên. Lao động có trình độ thâm canh khá, nhiều nghề tinh xảo, nổi tiếng như dệt lụa (Vạn Phúc), rèn (Đa Sĩ), sơn mài, khảm, điêu khắc, thêu ren (vùng Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên)... Nhìn chung nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ năng, có trình độ văn hoá, nhanh nhậy tiếp thu tiến bộ khoa học, kỹ thuật.
2.5 Về cơ sở hạ tầng:
Toàn tỉnh đã có hệ thống thuỷ lợi căn bản giải quyết được hạn và tiêu úng (với lượng nước dưới 300 mm) bằng 5 hệ thống đại thuỷ nông, hơn 300 trạm bơm tiêu với 1600 máy cùng với hệ thống sông đào, kênh mương khá dày.
Mạng lưới dẫn điện đến hầu hết các xã (98,3% số xã có điện), 95% số hộ nông thôn được dùng điện với 695 trạm biến thế với gần 180 ngàn KVA. Hàng năm đã sử dụng trên 260 triệu KWh điện cho sản xuất và sinh hoạt (bình quân đầu người 120 KWh).
Màng lưới giao thông thuỷ, bộ khá phát triển thuận lợi cho giao lưu trong và ngoài tỉnh, có hơn 400 km đường sông, 43 km đường sắt, gần 3.000 km đường ôtô đến tất cả các xã trong tỉnh. Những tuyến giao thông huyết mạch về đường bộ có đường 1A, đường số 6, đường 11A, đường 21, đường 32, đường 70, 71, 73...đường sắt Bắc - Nam. Đường thuỷ có sông Hồng, sông Đà, sông Đáy.
II. Thực trạng huy động vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hà Tây trong những năm gần đây.
1. Kết quả thu hút
1.1. Giai đoạn trước năm 2007
Tính đến 31/12/2006, trên địa bàn tỉnh Hà Tây đã thu hút được 536 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 36.328 tỷ đồng (trong đó, dự án đầu tư trong nước là 459 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 13.576 tỷ đồng; dự án có vốn đầu tư nước ngoài 77 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.422 triệu USD), cụ thể:
Đầu tư trong nước: Từ năm 2001-2006, tỉnh Hà Tây đã chấp thuận cho phép các doanh nghiệp đầu tư trong nước thuê đất và thực hiện 459 Dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 13.576 tỷ đồng, diện tích đất xin thuê 1.377,2 ha, thời gian thuê đất từ 30 đến 50 năm
Tổng hợp vốn đầu tư trong nước( vốn thực hiện và vốn đăng ký)
Năm
Số Dự án
Diện tích đất (m2)
Vốn đăng ký (triệu đồng)
vốn đã giải ngân (triệu đồng)
2001
139
1,875,171
2,438,100
1,984,560
2002
59
1,096,093
1,063,347
744342.9
2003
68
3,465,275
1,349,357
877082.05
2004
36
1,108,284
942,269
565361.4
2005
42
2,922,904
1,416,382
637371.9
2006
108
3,305,268
5,596,245
1678873.5
Tổng
13,772,995
12,805,700
6,487,592
(bảng 1: số liệu đầu tư trong nước 2001 – 2006)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Giai đoạn 1992 đến năm 2006, tỉnh Hà Tây đã thu hút được tổng số 77 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1.422 triệu USD (quy mô đạt trung bình khoảng 18,4 triệu USD/01 dự án); trong đó riêng năm 2006 đã thu hút được 19 dự án, vốn đầu tư đăng ký đạt 794,9 triệu USD bằng 123 % của cả giai đoạn 1992-2005); các nhà đầu tư đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ.
tổng hợp đầu tư nước ngoài 2001 - 2006
năm
số dự án
vốn đăng ký(USD)
Vốn giải ngân(USD)
2001
6
13,680,300
9576210
2002
12
18,987,617
11392570
2003
8
7,315,980
4389588
2004
5
8,770,000
4385000
2005
9
7,342,000
2936800
2006
19
794,927,874
238478362
(bảng 2: số liệu đầu tư nước ngoài 2001 – 2006)
1.2. Giai đoạn năm 2007.
1.2.1. Đầu tư trong nước: Năm 2007, tỉnh đã thu hút được 143 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 24.697,8 tỷ đồng (tăng 32,4% về số dự án và gấp 4,41 lần tổng vốn đầu tư đăng ký so với năm 2006). Giải ngân được được khoảng 30% số vốn đăng ký tức là khoảng 7.409.363 tỷ đồng
ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC NĂM 2007
Năm
Số Dự án
Diện tích đất (m2)
Vốn (Tr.đồng)
2007
143
24,155,707
24,697,877
(bảng 3: đầu tư trong nước 2007)
- Thu hút đầu tư tại các cụm, điểm công nghiệp: Năm 2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xem xét, báo cáo và được UBND tỉnh chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư 122 dự án, tăng 20,7% so với năm 2006; tổng số vốn đầu tư 14.489,1 tỷ đồng, gấp 2.58 lần so với năm 2006, khi đi vào hoạt động, tạo nguồn thu cho ngân sách hàng năm khoảng 600 tỷ đồng, sử dụng 33.000 lao động hàng năm với tổng diện tích đất xin thuê là 2.772 ha.
Với kết qủa thu hút đầu tư năm 2007 đã đưa tổng số dự án đầu tư trong nước ngoài các khu công nghiệp, khu công nghệ cao tính đến nay là 572 dự án. Trong tổng số 572 dự án, 243 dự án đã đi vào sản xuất – kinh doanh (chiếm 42,2 %), 126 dự án đang trong giai đoạn xây dựng (chiếm 21,6%), 203 dự án chưa triển khai thực thi hoặc chưa được giao đất (chiếm 35,6%). Các dự án trong năm 2007 đã xuất hiện trên các huyện, thị xã trong toàn tỉnh nhưng chủ yếu tập trung tại các huyện, thị có điều kiện thuận lợi về giao thông như Hoài Đức, Đan Phượng, Chương Mỹ ...
- Thu hút đầu tư tại khu công nghiệp Bắc Phú Cát: Trong năm 2007, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã tiếp nhận 05 dự án vào đầu tư tại Khu công nghiệp Bắc Phú Cát với tổng vốn đầu tư là 1.001 tỷ đồng, tăng 3,19 lần về vốn đầu tư so với năm 2006; các dự án chủ yếu tập trung trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 341 ha, dự kiến các dự án sẽ tạo tiền đề thu hút nguồn vốn đầu tư thứ phát từ 1 – 1,2 tỷ USD và khoảng 41.000 lao động trực tiếp; qua đó tạo nguồn thu cho ngân sách hàng năm hàng trăm tỷ đồng.
Như vậy, tính đến 31/12/2007 đã có 13 dự án đầu tư vào đầu tư tại Khu công nghiệp Bắc Phú Cát với tổng vốn đầu tư là 2.037,3 tỷ đồng; diện tích đất thuê là 37,9 ha; đang sử dụng khoảng 1.400 lao động.
- Thu hút đầu tư tại Khu công nghệ cao Láng – Hoà Lạc: Năm 2007, Khu công nghệ cao Hoà Lạc thu hút được 02 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.401 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2007, có 03 dự án đầu tư trong nước hoạt động trong Khu CNC Hoà Lạc với vốn đăng ký là 1.498 tỷ đồng, diện tích đất thuê là 8,9 ha.
- Các dự án đô thị và nhà ở: Năm 2007, Sở Xây dựng là đầu mối tiếp nhận và báo cáo UBND tỉnh phê duyệt chấp thuận cho 14 dự án đô thị và nhà ở trong nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.805,9 tỷ đồng (tăng 2,3 lần về số dự án và 6,05 lần về vốn đầu tư đăng ký so với năm 2006).
• Về cơ cấu đầu tư: Các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Công nghiệp (54 dự án); Du lịch - Dịch vụ (12 dự án) và Nông – Lâm nghiệp (9 dự án); Giáo dục đào tạo và y tế (08 dự án); Xây dựng hạ tầng khu, cụm, điểm công nghiệp (10 dự án).
lĩnh vực
tỷ lệ
nhà ở, đô thị
28.20%
sản xuất công nghiệp
33.20%
du lịch dịch vụ
16.90%
xây dựng hạ tầng
12.01%
giáo dục
2.24%
y tế
1.60%
nông - lâm nghiệp
5.60%
(bảng 4 cơ cấu đầu tư trong nước năm 2007)
(biểu đồ 1: cơ cấu đầu tư trong nước 2007)
• Về quy mô đầu tư: Các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn ngày càng tăng và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm, điểm công nghiệp vốn là thế mạnh của tỉnh Hà Tây. Kết quả là có 28 dự án với quy mô vốn đầu tư đăng ký dưới 15 tỷ đồng, chiếm 16,1% tổng số dự án; 59 dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng, chiếm 63,4% tổng số dự án; 6 dự án có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng, chiếm 6,4% tổng số dự án.
Trong 10 tháng đầu năm 2007, đã xuất hiện một số dự án đầu tư trong nước có mức vốn kỷ lục từ trước đến nay như Dự án khu du lịch sinh thái Tuần Châu của Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Tây với số vốn đầu tư đăng ký trên 3.000 tỷ đồng, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Đồng Mai của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Phong Phú với quy mô 1.265 tỷ đồng...
Tóm lại: Tính đến 31/12/2007 trên địa bàn tỉnh Hà Tây đã có 550 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 25217 tỷ đồng, diện tích đất xin thuê khoảng 3.792,8 ha.
1.2.2. Đầu tư nước ngoài:
- Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Tính đến 31/12/2007, trên địa bàn tỉnh Hà Tây có 101 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, trong đó 51 dự án đã đi vào hoạt động với kết quả như sau:
+ Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 395 triệu USD, tăng 1,3% so với năm 2006;
+ Xuất khẩu đạt 12,3 triệu đô la Mỹ;
+Nhập khẩu 57,3 triệu đô la Mỹ;
+ Nộp Ngân sách ước đạt 407 tỷ đồng (5,7% so với năm 2006);
+ Thu hút 8.025 lao động thường xuyên với thu nhập bình quân khoảng 70U._.SD/người/tháng.
+ Số vốn giải ngân đến hết năm 2006 của các doanh nghiệp nước ngoài ước đạt khoảng 500 triệu USD Mỹ.
Về đầu tư:
+ Cấp mới: Năm 2007 đã có phép 30 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký là 836,2 triệu USD, tăng 58% về số dự án và 5% về vốn đăng ký so với năm 2006. Trong đó, có 02 dự án do Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc cấp với tổng vốn đầu tư là 100 triệu USD; 05 dự án do Ban quản lý các khu công nghiệp cấp với tổng vốn đầu tư là 240,4 triệu USD.
Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án trong năm 2007 đạt 27,8 triệu USD/dự án. Đặc biệt, trong số các dự án mới cấp phép có một số dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lớn là: Công ty TNHH Xây dựng và phát triển HS Việt Nam đầu tư xây dựng kinh doanh Khu công nghiệp Bắc Thường Tín với tổng vốn đầu tư là 90 triệu USD; Công ty TNHH Sillicon Thái Dương Hằng Chính Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 92 triệu USD hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu mới trong ngành công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời...
+ Về tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất: Trong năm 2007 có 03 doanh nghiệp thực hiện thêm dự án tại tỉnh; 05 dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với số vốn tăng thêm là 2,6 triệu USD.
Tính chung cả dự án cấp mới và tăng vốn, năm 2007 tổng vốn đăng ký đạt 838,8 triệu đô la Mỹ.
Trong số 30 dự án được cấp mới, có 4 dự án đã đi vào hoạt động, 10 dự án đang triển khai xây dựng, còn 16 dự án mới được cấp phép gần đây đang nhanh chóng hoàn thành các thủ tục sau đầu tư để triển khai xây dựng và đi vào hoạt động. Dự kiến khi đi vào hoạt động ổn định, số dự án này sẽ thu hút đến trên 10.000 lao động trên địa bàn tỉnh, nộp Ngân sách hàng năm khoảng 500 tỷ đồng (bằng 30,3% thu ngân sách Nhà nước năm 2006).
- Rút Giấy phép các doanh nghiệp không triển khai dự án như đã cam kết: năm 2007, tỉnh Hà Tây đã rút Giấy phép đầu tư của 05 dự án có vốn đầu tư nước ngoài không triển khai dự án như đã cam kết, với tổng vốn đầu tư trên 5 triệu USD.
- Đối tác đầu tư: Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu trong 7 nhà đầu tư có mặt tại Hà Tây trong 10 tháng đầu năm với số dự án là 6, vốn đầu tư đăng ký đạt 320,2 triệu USD. Vị trí thứ 2 về số dự án là Đài Loan (số dự án là 5, vốn đầu tư đăng ký 9,8 triệu USD).
- Cơ cấu đầu tư: Công nghiệp (17 dự án, vốn đầu tư đăng ký 97,2 triệu USD); Du lịch - Dịch vụ (02 dự án, vốn đầu tư đăng ký 1,5 triệu USD); Bất động sản (03 dự án, vốn đầu tư đăng ký 374,9 triệu USD) và Y tế (01 dự án, vốn đầu tư đăng ký 30,9 triệu USD).
lĩnh vực
tỷ lệ
nhà ở, đô thị
42.20%
sản xuất công nghiệp
51.70%
nông - lâm nghiệp
2.37%
giáo dục
0.60%
y tế
1.59%
du lịch, dịch vụ
1.32%
(bảng 5: cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007)
(Biểu đồ 2: cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007)
- Hình thức đầu tư: Trong 10 tháng đầu năm 2007, các nhà đầu tư tiếp tục tập trung đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài với số vốn đăng ký 457,7 triệu USD, chiếm 88,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đến là hình thức liên doanh với số vốn đăng ký 58 triệu USD, chiếm 11,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
- Quy mô vốn đầu tư: 16 dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng (tương đương 19,5 triệu USD), chiếm 70% tổng số dự án; 7 dự án có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng, chiếm 30% tổng số dự án đầu tư.
Tình hình chính trị - an ninh ổn định và tiến trình hội nhập của Việt Nam với thế giới ngày càng cao, cùng với các chính sách thu hút đầu tư kết hợp cải cách mạnh mẽ hành chính theo hướng ngày càng thuận tiện cho các nhà đầu tư là nguyên nhân thúc đẩy sự tăng lên mạnh mẽ của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về số dự án và tổng vốn đầu tư. Nếu như so sánh với cùng kỳ 2006, quy mô mỗi dự án đầu tư nước ngoài khoảng 3,8 triệu USD thì đến 2007 quy mô vốn đầu tư cho mỗi dự án đầu tư nước ngoài đạt 22,4 triệu USD, tăng gấp 6 lần.
2. Tổng hợp chung:
Với kết quả thu hút trong năm 2007, tính đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Tây có 101 Dự án có vốn đầu tư nước ngoài; vốn đầu tư đăng ký đạt 2.255,6 triệu đô la Mỹ, quy mô vốn trung bình mỗi dự án đạt khoảng 22,3 triệu USD (tăng 18,4% quy mô vốn giai đoạn 1990-2006), khi tất cả các dự án đi vào sản xuất dự kiến sẽ thu hút được khoảng 28.000 lao động, nộp Ngân sách hàng năm đạt khoảng 900 tỷ đồng (bằng 54,5% tổng thu ngân sách toàn tỉnh năm 2006). Kết quả trên đã chính thức đưa Hà Tây vào nhóm các tỉnh, thành phố có đầu tư trực tiếp nước ngoài với giá trị trên 1 tỷ USD Mỹ.
Nhìn vào hai đồ thị về cơ cấu vốn đầu tư cả trong và ngoài nước ta thấy nguồn vốn đầu tư không đồng đều giữa các lĩnh vực. Lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế và lĩnh vực công nghệ cao còn ít dự án và quy mô đầu tư thấp. Tỷ trọng đầu tư vào bất động sản lớn chưa hài hòa và phù hợp với tỷ lệ vốn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
3. Đóng góp của vốn đầu vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây.
- Khái quát về thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua 2001 – 2007.
5 năm qua, Hà Tây đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực: Công tác tuyên truyền, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường thu hút đầu tư, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp… Trong đó, ngoài sự cố gắng của các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND các cấp, các ngành chức năng và các đoàn thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích chính trị, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường… Tỉnh đã chủ động xây dựng và tổ chức triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn kết với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, bám sát Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình gia nhập WTO của quốc gia… Cùng với đó, Hà Tây tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách đối với người lao động, chú trọng đào tạo nghề, vừa qua, đã giải quyết việc làm mới cho 30.500 lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn, đưa 1.900 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài… UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch các khu đô thị, khu nhà ở, trên cơ sở đó, lựa chọn các nhà đầu tư có đủ năng lực để thực hiện các dự án. Đặc biệt, là công tác cải cách hành chính diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, thuê đất, phát triển sản xuất kinh doanh. Hàng năm, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính để thực hiện Nghị quyết về cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Từ đó, môi trường đầu tư của tỉnh được cải thiện rõ rệt: Tính đến hết 31/12/2007, trên địa bàn Hà Tây đã có 595 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 38.273 tỉ đồng. Riêng năm 2007, thu hút 143 dự án với số vốn đăng ký 24.697,8 tỉ đồng. Môi trường thu hút đầu tư không ngừng được cải thiện. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 118 dự án có vốn đầu tư nước ngoài; vốn đầu tư đăng ký đạt 2.255,6 triệu USD. Dự kiến, các dự án sẽ thu hút được khoảng 28.000 lao động, nộp ngân sách hàng năm khoảng 900 tỉ đồng, đưa Hà Tây vào nhóm các tỉnh, thành phố có đầu tư trực tiếp nước ngoài với giá trị trên 1 tỉ USD. Đồng thời, Hà Tây đã mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với 20 quốc gia, hình thành 1 khu công nghệ cao, 5 khu công nghiệp, 27 cụm công nghiệp, nhiều nhà máy lớn đang hoạt động trong các lĩnh vực cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm… Bên cạnh những kết quả tích cực, Hà Tây vẫn còn một số hạn chế được chỉ ra như: nhận thức, tiếp nhận thông tin, việc triển khai, hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế còn chưa đạt hiệu quả tốt; Cơ cấu vốn, chất lượng nguồn nhân lực, quy mô, trình độ khoa học công nghệ và quản lý của doanh nghiệp chưa cao; thiếu sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chủ lực có thương hiệu trên thị trường; đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập… Để công tác kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao, thời gian tới, Hà Tây sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, các chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy về Hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư. Trong đó, chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghiệp và trình độ quản lý, phát huy lợi thế của tỉnh, tạo ra những ngành, sản phẩm chủ lực cạnh tranh, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường theo định hướng XHCN; Có kế hoạch cụ thể đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực vững vàng về chính trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, nghiệp vụ giỏi, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế gắn kết với nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội…
4. Đánh giá về thực trạng thu hút vốn đầu tư của tỉnh.
4.1. Mặt được:
Sau sự kiện Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây đã có nghị quyết 14 và kế hoạch số 59 KH/TU ngày 4/6/2005 về tổ chức đợt sinh hoạt kiển điểm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư, khắc phục những điểm yếu, quyết tâm nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đổi mới nhận thức coi thu hút đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển và hội nhập, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư ở đây là: đề ra và quyết tâm thực hiện đúng “ Quy định về một số chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn Hà Tây” để tạo động lực cho đầu tư phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Quyết tâm thực hiện tốt quy định về cơ chế “một cửa” đối với các dự án đầu tư, trong đó quy định rõ trình tự, thời gian, cơ quan giải quyết các thủ tục hành chính theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, minh bạch, đơn giản, thuận tiện, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư. Quy định và áp dụng các chế tài mạnh, sử lý các vi phạm từ phía cơ quan công quyền làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Tăng cường hiệu quả và tính pháp chế của công tác quản lý nhà nước về đầu tư, tạo lập và duy trì giữa nhà đầu tư và nhân dân, chính quyền địa phương sự hợp tác, hữu nghị, cùng có lợi về kinh tế, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ về mặt pháp lý, áp dụng công nghệ thong tin hiện đại, tạo lập các kênh thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ việc tìm hiểu, tra cứu của các nhà đầu tư muốn tìm cơ hội đầu tư tại tỉnh Hà Tây.
Đặc biệt để tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư trong phát triển kinh tế, đồng thời đưa công tác này trở thành một trong những công tác trọng tâm và mang tính chuyên nghiệp, ngày 31/5/2005, chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định số 608 QD – UB thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh.
Việc ban hành nghị quyết 14, kế hoạch số 59 KH/TU, thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư và những chính sách đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư của Hà Tây là những quyết định sáng suốt và là những giải pháp mang tính đột phá của ban thường vụ tỉnh ủy và lãnh đạo tỉnh Hà Tây. Kế quả là năm 2006 Hà Tây đã vươn lên đứng ở vị trí thứ 3 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là các dự án thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn như: dự án khu chung cư quốc tế booyoung với số vốn đầu tư đăng ký 171 triệu USD và dự án xây dựng làng việt kiều Châu Âu TSQ, vốn đầu tư đăng ký là 59.2 triệu USD.
Cho đến nay, Hà Tây vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tạo dựng và quảng bá hình ảnh về môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và lành mạnh để thu hút đầu tư vào tỉnh. Cụ thể, trong lộ trình cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính. Sở Kế Hoạch Đầu tư đã phối hợp với các ngành lien quan soạn thảo văn bản và ban hành quy chế mới về tiếp nhận, cấp phép các dự án đầu tư với mục đích giảm các phiền hà, rút ngắn thời gian xuống còn một nửa so với quy trình trước. Hiện nay, tỉnh Hà Tây thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại sở kế hoạch đầu tư. Văn phòng này có trách nhiệm tiếp nhận, giái quyết công việc của 3 ngành: kế hoạch đầu tư, công an, thuế, giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh. Kết quả cho thấy, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2007, Hà Tây đã thu hút được 45 dự án đầu tư với tổng số vốn là 6.644 tỷ đồng nhiều hơn cả năm 2006, khẳng định chủ trương cải thiện môi trường đầu tư gắn với thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính của địa phương là đúng đắn.
Về công tác đào tạo nguồn nhân lực: Tỉnh Hà Tây cũng chủ trương thúc đẩy đầu tư cho giáo dục nhằm từng bước tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho việc phát triển kinh tế và hội nhập.
4.2. Mặt hạn chế.
Có được kết quả thu hút đầu tư nêu trên trước hết là do lãnh đạo tỉnh Hà Tây, các sở, ngành, địa phương lien quan đã rất chú trọng đến vai trò của vốn và công tác thu hút đầu tư; tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng như xây dựng cơ sở hà tầng: đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc; đổi mới cơ chế chính sách theo hướng đầu tư vào tỉnh Hà Tây được hưởng quyền lợi cao nhất và đóng góp nghĩa vụ thấp nhất theo quy định hiện hành của pháp luật; công tác cải cách thủ tục hành chính được đề cao và tập trung thực hiện khẩn trương; công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư đã được quan tâm, chỉ đạo đúng hướng nên đã được một số kết quả về phát triển sản xuất, tạo thêm nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động,
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế trong thu hút đầu tư ở tỉnh như sau:
- Năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư – kinh doanh của tỉnh đã được cải thiện hơn so với trước, tuy vậy so với yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, yêu cầu của doanh nghiệp so với các địa phương khác trong cả nước thì vẫn còn chưa cao và chưa ổn định. Theo kết quả của PCL – chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2007, Hà Tây đứng thứ 41 trong 64 tỉnh, năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình.
- Tiềm năng và lợi thế về phát triển sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư của tỉnh là rất lớn. Tuy nhiên, do môi trường kinh doanh còn có một số mặt chưa hấp dẫn, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm, nên kết quả thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài mặc dù đã đạt mức tăng trưởng tương đối cao, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương.
- Số dự án đăng ký nhiều nhưng dự án triển khai ít. Phần lớn dự án chiển khai chậm, do nhiều nguyên nhân cả về phía tỉnh và phía nhà đầu tư, chẳng hạn như dự án sân gôn của công ty TNHH DK End tại Chương Mỹ (lý do chính là do chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, nhân dân khiếu kiện); dự án khu chung cư quốc tế Booyoung (lý do chính là cơ sở hạ tầng khu thực hiện dự án không đáp ứng được chỉ tiêu quy hoạch cho dự án)…
- hiệu quả kinh tế do các dự án trên mạng lại chưa cao; tỷ trọng đóng góp nguồn thu ngân sách và thu nhập cho người lao động còn thấp, chưa tương xứng với sự quan tâm, tập trung chỉ đạo và chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh.
5. Nguyên nhân của những hạn chế mắc phải.
5.1. Nguyên nhân khách quan:
Hệ thống văn bản của trung ương có liên quan đến đầu tư như luật xây dựng, luật đất đai, luật đầu tư, luật kinh doanh bất động sản… chưa đồng bộ, thống nhất, lại luôn được xem xét để sửa đổi bổ sung. Văn bản hướng dẫn thi hành của chính phủ và một số bộ, ngành Trung ương chưa thường xuyên, kịp thời dẫn đến khó khăn cho địa phương trong việc áp dụng các quy định của pháp luật để thu hút đầu tư.
Là một tỉnh có dân số đứng thư 5 toàn quốc, nhưng diện tích chỉ vào hàng 47 toàn quốc, mật độ dân số vào loại cao, nên đã tạo áp lực quá nặng lên một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội của một tỉnh nông nghiệp đang chuyển đổi; trong khi đó một phần khá lớn diện tích lại thuốc khu vực phân lũ, chậm lũ, bảo vệ an ninh quốc phòng mà về mặt pháp lý bị hạn chế phát triển công nghiệp – xây dựng, du lịch – dịch vụ. Do vậy, quỹ đất có khả năng chuyển đổi thành đất chuyên dùng là khá thấp so với các tỉnh khác. Đây là một trong những khó khăn rất lớn khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp cho các dự án đầu tư.
Là tỉnh có nhiều dự án lớn của Trung ương được triển khai trên địa bàn nên công tác quy hoạch liên tục phải điều chỉnh, bổ sung theo quy hoạch của Trung ương; trong khi đó các quy hoạch cho các dự án này cũng chưa thạt cụ thể, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và duyệt quy hoạch của địa phương.
Có khá nhiều dự án đầu tư triển khai trên địa bàn tỉnh trong cùng một khoảng thời gian, trong khi đó tỉnh chưa có khả năng hội tụ đầy đủ ngay điều kiện về nhân lực, quy hoạch, xây dựng hạ tầng, cơ chế chính sách nên tạo ra nhiều bất cập, lúng túng.
5.2. Nguyên nhân chủ quan:
5.2.1. Công tác quy hoạc còn yếu.
Các quy hoạch chuyên ngành, đặc biệt là quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch tổng thể về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật… mặc dù đã được hoàn thiện nhiều nhưng vẫn còn trong tình trạng vừa thiếu, vừa yếu, lại không đồng bộ đã làm cho việc thu hút, triển khai các dự án đầu tư của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn
Công tác khảo sát, nghiên cứu lập danh mục quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp mặc dù đã được điều chỉnh nhưng vẫn chưa thực sự sát với nhu cầu đầu tư thực tế của doanh nghiệp và phù hợp với các quy định có liên quan khác, cá biệt có những cụm, điểm công nghiệp được quy hoạch vào cả vùng phân lũ, chậm lũ hoăch phải điều chỉnh quy mô, quy hoạch chi tiết làm cho việc tiếp nhận các dự án đầu tư gặp nhiều rào cản pháp lý của Nhà nước. Định hướng của tỉnh thể hiện trong các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số nơi khác với ý muốn của nhà đầu tư, do vậy, để tiếp nhận và triển khai được các dự án đầu tư trong hoàn cảnh này luôn mất rất nhiều thời gian vì phải cân nhắc rất nhiều khía cạnh và thực hiện các thủ tục bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
Việc phối hợp giữa một số chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm, điểm công nghiệp với địa phương chưa được tốt, do vậy, về cơ bản, vẫn chưa tạo lập sẵn sang được quỹ “mặt bằng sạch và cơ sở hạ tầng” với diện tích đáng kể để đáp ứng một cách nhanh chóng và chủ động nhu cầu của các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Tốc độ và diện tích đất quy hoạch và cấp phép đầu tư trong thời gian qua là khá cao, tuy nhiên, trên thực tế, tốc độ “chuyển hóa” diện tích đất đã được quy hoạch và cấp phép đầu tư thành “đất sạch” để có thể thựch thi dự án còn khá chậm. Hình ảnh, ấn tượng về một số địa phương luôn khó khăn trong tiếp cận mặt bằng mặc dù đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên, vẫn còn chưa phai nhạt hẳn trong suy nghĩ của một số nhà đầu tư.
5.2.2. Khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Hiện nay công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn là một khâu làm “nhức đầu” các nhà lãnh đạo Hà Tây và các nhà đầu tư. Hiện tượng nhân dân khiếu kiện vì cho rằng chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng là một trong những hiện tượng phổ biến tại Hà Tây, chẳng hạn như cụm công nghiệp Lại Yên, Lô 2, Lô 5 cụm công nghiệp An Khánh, dự án sân gôn của công ty TNHH DK ENC Việt Nam ở Chương Mỹ…Có thể dẫn chiếu một số nguyên nhân chính dẫn đến việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Hà Tây khó khăn như:
- Quy định của pháp luật hiện hành trong việc xác định giá đất bồi thường, đắc biệt giá đất nông nghiệp chưa hợp lý, dẫn đến giá bồi thường thấp, nhân dân khiếu kiện, dẫn đến thười gian bồi thường kéo dài làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
- Công tác công khai, phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước, các chế độ, chính sách hỗ trợ và tái định cư cho nhân dân trong khu vực dự án chưa được thực hiện tốt và triệt để.
- Công tác tái định cư, ổn định chỗ ở cho người dân khi di dời, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tạo điều kiện cho người dân có môi trường sống tốt hơn chưa thực sự được quan tâm giải quyết.
- Chủ đầu tư dự án chậm nộp tiền bồi thường và chi phí sử dụng hạn tầng để xây dựng khu tái định cư.
5.2.3. Thông tin không đối xứng.
- Mặc dù doanh nghiệp đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn thông tin về môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, tính công khai và minh bạch hiện còn nhiều hạn chế gây khó khăn cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiềm năng tiếp cận nguồn thông tin này. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện nhiệm vụ cung cấp kịp thời cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp các thông tin về chủ trương, chính sách của nhà nước đặc biệt là của tỉnh đối với các vấn đề liên quan đến việc đầu tư – kinh doanh của họ như: giá đất, đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng…còn hạn chế.
- Các giải pháp thực thi trong thời gian qua trong khuôn khổ các nghị quyết, kế hoạch, chương trình của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh mới chỉ tập trung cải thienj các vấn đề thời sự nóng bỏng với địa phương như: quy hoạch, bồi thường, giải phóng mặt bằng, đất đai, an ninh trật tự cho doanh nghiệp, thủ tục cấp phép đầu tư mà chưa tập trung mạnh trong việc xây dựng, công khai và minh bạch hóa hệ thống cơ sở dữ liệu các thông tin đầu vào lien quan đến đầu tư như: chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; chi phí đầu tư: chi phí xây dựng, chi phí đất, cơ sở hạ tầng, điện nước và nhân công; quy trình, thủ tục và biểu mẫu xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, xin ưu đãi đầu tư…và danh mục kêu gọi dự án đầu tư.
- Sở kế hoạch đầu tư, trung tâm xúc tiến đầu tư là cơ quan đầu mối cung cấp thông tin liên quan đến đầu tư cho nhà đầu tư, nhưng lượng thông tin thu thập được từ cơ quan này chưa đủ để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Hà Tây mà thường phải liên hệ tìm hiểu thêm thông tin từ cơ quan ban ngành khác của tỉnh. Và như vậy, nhà đầu tư gặp khó khăn ngay từ khâu ban đầu khi tìm hiểu khả năng đầu tư vào Hà Tây. Theo kết quả khảo sát ý kiến doanh nghiệp chỉ có 30% ý kiến doanh nghiệp cho rằng Hà Tây thực hiện tốt công việc công khai minh bạch các thông tin đầu tư, 40% doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn khi liên hệ với chính quyền địa phương để tìm hiểu thông tin đầu tư.
- Các cơ quan có liên quan trong việc tiếp nhận đơn cấp phép đầu tư chưa chú trọng đến công tác tìm hiểu thông tin về các nhà đầu tư. Tâm lý các nhà đầu tư cũng không muốn minh bạch thông tin của mình. Dẫn đến hiệu quả đầu tư của các dự án đầu tư không cao hoặc không thực hiện được trong quá trình thực hiện
5.2.4. Sự chồng chéo giữa chức năng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và chức năng của cơ quan sự nghiệp trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư.
Hiện nay tỉnh Hà Tây có nhiều đầu mối thực hiện công tác thu hút đầu tư, thương mại, du lịch gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, Sở Thương mại, Trung tâm xúc tiến và đầu tư; ban quản lý các khu công nghiệp… Từ đó, dẫn đến tình trạng vừa trùng lặp về nội dung vừa dàn trải về kinh phí, đồng thời lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư. Hiện nay, tỉnh chưa có một cơ chế phối hợp trong hoạt động thu hút đầu tư giữa các cơ quan này.
5.2.5. Thủ tục hành chính xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và các thủ tục sau cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh và cơ quan ban hành của tỉnh đã nỗ lực trong việc cải cách thủ tục hành chính và lề lối làm việc của các cán bộ công chức, đặc biệt việc thực hiện quy chế “một cửa liên thông”, giảm thủ tục phiền hà, rút ngắn thời gian xuống còn một nửa so với quy trình cũ. Tuy nhiên nhà đầu tư vẫn gặp một số khó khăn sau:
+ Sự không thống nhất giữa hướng dẫn về quy trình, thủ tục, soạn thảo hồ sơ pháp lý cấp xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của trung tâm Xúc tiến Đầu tư và phòng Đầu tư – sở kế hoạch và đầu tư dẫn đến tình trạng nhà đầu tư thực hiện theo đúng như hướng dẫn của trung tâm nhưng vẫn phải chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của chuyên viên phòng đầu tư là người trực tiếp thụ lý dự án đầu tư;
+ Việc chỉnh sửa bổ sung tài liệu dẫn đến thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư bị chậm trễ do nhiều nguyên nhân khác nhau: i) Giấy tờ nhà đầu tư soạn thảo không đầy đủ, khônng theo đúng mẫu Sở kế hoạch và Đầu tư quy định; ii) Soạn thảo theo mẫu được cung cấp nhưng khai chưa đúng, câu chữ dùng chưa chuẩn; iii) Soạn thảo, chỉnh sửa lại theo hướng dẫn của cán bộ trực tiếp thụ lý nhưng vẫn chỉnh sửa lại theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo.
+ Năng lực chuyên môn của một số cán bộ hướng dẫn, trực tiếp thụ lý dự án chưa tốt, gây phiền hà cho nhà đầu tư cần được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ.
- Việc thực hiện một số thủ tục hành chính sau cấp giấy chứng nhận đầu tư như thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, giấy phép lao động và thủ tục xin chứng nhận ưu đãi đầu tư còn phức tạp, gây phiền hà cho doanh nghiệp
5.2.6. Chưa lựa chọn được các nhà đầu tư có kinh nghiệp và có tiềm lực về tài chính.
Hiện nay việc chưa áp dụng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án để lựa chọn chủ đầu tư có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm theo quy định của luật đất đai 2003 cũng là một trong những hạn chế dẫn đến một số dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng lại không được triển khai do nhà đầu tư không có năng lực tài chính thực sự.
6. Kết luận và bài học kinh nghiệm từ một số nước.
Nhìn vào lịch sử phát triển của các nước trên thế giới, ta thấy hầu như các nước khi bước vào công nghiệp hoá - hiện đại hoa đất nước đều phải trải qua một giai đoạn chuẩn bị nhằm tạo tiền đề và cơ sở cho các bước tiếp theo. Trong giai đoạn này phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, đặc biệt là vốn cho quá trình đó. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện và lợi thế của mình mà mổi nước có những cách thức tạo vốn khác nhau, nhưng nhìn chung có thể phân thành hai cách thức tạo dựng vốn cơ bản sau.
Thứ nhất, các nước tìm cách tạo dựng vốn theo con đường hướng nội tức nguồn vốn được tạo dựng dựa vào tích luỹ nội bộ, đề ra các cách thức các biện pháp nhằm thu hút và huy động nguồn vốn từ dân chúng.
Thứ hại, các nước tìm cách tạo dựng vốn theo con đường hướng ngoại. Bằng cách đưa ra các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
6.1. Tạo dựng vốn theo con đường hướng nội – kinh nghiệm của Nhật Bản.
Nhằm huy động nguồn vốn trong nước cho phát triển cơ sở hạ tầng, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện đa dạng hoá nguồn tài chính từ trung ương đến địa phương và thông qua các tổng công ty phát triển công trình công cộng, gọi tắt là “tổng công ty”. Thực hiện việc giảm nhẹ gánh nặng đối với thuế chung, chính phủ đưa ra một số biện pháp như là (a) phát hành công trái ở cả trung ương và địa phương; (b) lập nên các tổng công ty để thu phí người sử dụng và phát hành các trái phiếu liên kết; và (c) xây dựng một số tài khoản riêng cho các dự án trọng tâm được đầu tư bằng nguồn thu phí từ người sử dụng và thông qua các loại thuế riêng. Đối với các dự án rất lớn, Chính phủ đã có những chính sách tạo điệu kiện và khuyến khích để thành phần tư nhân tham gia. Ngoài ra, Nhật Bản còn áp dụng hình thức thu mua những khoảnh đất lân cận các dự án lớn để quy hoạch rồi bán lại cho người sử dụng với mức giá chênh lệch thích hợp nhằm tăng thêm nguồn thu cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Việc đa dạng hoá nguồn tài chính như thế này đã giúp cho Chính phủ Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao trong suốt các thập niên từ 50 đến 80.
6.2. Tạo dựng vốn theo con đường hướng ngoại.
a. các nước ASEAN.
Để thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá, sử dụng FDI của các nước ASEAN không chỉ nhằm giải quyết các khó khăn về nguồn vốn, kỉ thuật mà còn nhằm vào mục tiêu nâng dần vai trò quản lí và cải thiện vị trí của các thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt giai cấp tư bản tư nhân nội địa. Tính chất này được thể hiện rõ ràng trong các đạo luật thu hút đầu tư nước ngoài, các chính sáh phân bố và sử dụng các luồng FDI của các nước ASEAN. Tỷ lệ liên doanh ở các nước ASEAN chiếm khoảng 80%tổng số vốn FDI. Khi các nước ASEAN bước vào thập kỷ 90, do những thay đổi về mặt cầu thị trường quốc tế đòi hỏi các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và hàmlượng kỷ thuật cao đã dẩn đến những thay đổi về tỷ lệphân bố FDI trong các ngành kinh tế ở các nước này Mặc dù tỷ lệ FDI trong các ngành công nghiệp chế biến vẩn lớn hơn công nghiệp chế tạo. Nhưng bên cạnh các ngành đó đã xuất hiện nhiều dự án đầu tư trong các ngành sản xuất sản phẩm trung gian. Mặt khác cùng với nhữg thay đổi về kết cấu đầu tư, các hình thức đàu tư của các nước ASEAN cũng có những biến đổi. Hiện nay, bên cạnh các hình thức liên doanh còn xuất hiện các hình thức công ty cổ phần, các xí nghiệp 100% vốn của tư bản nội địa, thậm chí các hình thức liên doanh giữa các nước ASEAN với các đối tác khác ngoài ASEAN hoặc là các hình thức tiếp nhận FDI và tái đầu tư từ ASEAN sang các nền kinh tế chậm phát triển hơn.
b. Trung Quốc.
Trung Quốc được coi là một trong những nước có tốc độ phát triển mạnh nhất khu vực châu Á cũng như toàn thế giới. Từ năm 1979 đến hết năm 1996, Trung Quốc đã phê chuẩn 283793 dự án dùng vốn nước ngoài với tổng số vốn kí kết đạt 469,33 tỷ USD. Trong đó có 177,22tỷ USD đã được đưa vào sử dụng. Tỷ lệ vốn đã được đưa vào sử dụng là 37,76%. Vào thời điểm cuối năm 1996, ở Trung Quốc đã có khoảng 140000 xí nghiệp dùng vốn nườc ngoài đang hoạt động. Khoảng 200 trong số 500 tập đoàn kinh doanh lớn nhất thế giới đã đầu tư vào Trung Quốc. Từ năm 1993 đến nay, Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ xét về khối lượng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để đạt được kết quả đó là nhờ vào các chính sách, cơ cấu đầu tư hợp lý của nhà nước, cụ thể là:
b.1. Các chính sách biện pháp hủ yếu.
Một là. Mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Đối với các khu vực ven biển có nhiều thuận lợi hơn về giao thông, cơ sở hạ t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7309.doc