Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh Công ty bánh kẹo CP Tràng An

Lời mở đầu Nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Đặc biệt khi kinh tế Việt Nam gặp phải vô vàn khó khăn với tỷ lệ lạm phát cao, nền kinh tế tăng trưởng nóng làm giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng đột biến gây khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó Việt Nam lại gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới góp phần làm cho hàng hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam một cách ồ ạt ảnh hưởng đến công việc sản xuất-kinh doanh của mỗi do

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh Công ty bánh kẹo CP Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp. Điều đó càng trở thành áp lực đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi vừa khó khăn cả về vốn, công nghệ…với tốc độ tăng trưởng nhanh quá, điều kiện chuản bị của những doanh nghiệp này chưa kịp thời, đồng bộ. Hơn thế nữa chi phí đầu vào quá cao mà thị trường và sức tiêu thụ của khách hàng lại có hạn làm doanh nghiệp nhỏ và vừa khó khăn lại càng khó khăn dẫn tới khả năng phá sản là rất cao. Vì thế để tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới doanh nghiệp cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề tối cần thiết hiện nay. Trước nhưng khó khăn đó công ty bánh kẹo Tràng An cũng không phải trường hợp ngoại lệ cũng gặp phải những trở ngại lớn trong quá trình xây dựng và phát triển công ty. Vì thế doanh nghiệp cần có những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bởi vậy em đã lựa chọn đề tài: “Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh công ty bánh kẹo cổ phần Tràng An” Nội dung chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Tràng An Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh tại công ty bánh kẹo Tràng An Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ có những sai sót em rất mong được sự góp ý kiến của thầy cô. Để hoàn thành được đề tài này em đã được sự giúp đỡ của các cô chú và anh chị trong công ty bánh kẹo Tràng An và sự chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Thị Kim Dung, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô và các cô chú, anh chị trong công ty bánh kẹo Tràng An. Chương I. Cơ sở lí luận về phát triển sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp Khái niệm Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế trực tiếp tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế tạo ra của cải và thu nhập của nền kinh tế. Các loai hình doanh nghiệp Phân loại theo sở hữu Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tỏ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.(theo luật doanh nghiệp nhà nước nghị quyết số 51/2001/QH10) Trong đó: 1./ Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này. Công ty nhà nước tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước. 2./ Công ry cổ phần Nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp 3./ Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp. 4. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 2 thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đố tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo qui mô của luât doanh nghiệp. 5./ Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó. 6./ Doanh nghiệp có một phần vốn nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn góp của nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống. 7./ Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh đó. 8./ Quyền chi phối đối với doanh nghiệp là quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp đố. 9./ Vốn điều lệ của công ty nhà nước là số vốn nhà nước đầu tư vào công ty và ghi tại điều lệ công ty. 10./ Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp ở một số ngành, nghề theo qui đinh của pháp luật. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp mà các cá nhân, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước làm chủ sở hữu. Các hình thức tổ chức bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Trong đó: 1./ Doanh nghiệp tư nhân Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách là đại diện cho pháp luật của doanh nghiẹp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp theo những qui định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý thì chủ doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2./ Hợp tác xã Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của Luật hợp tác xã để phát huy thế mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo qui định của phấp luật. 3./ Công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 loại: Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Hai loại này chỉ khác nhau ở chỗ công ty TNHH một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất còn công ty TNHH 2 thành viên trở lên là một tổ chức. Công ty TNHH là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối đa không quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. 4./ Công ty cổ phần Công ty cổ phần có 2 loại: công ty cổ phần có vốn nhà nước dưới 50% và công ty cổ phần không có vốn nhà nước Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: (i)/ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. (ii)/ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các khoản nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. (iii) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường họp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập. (iv) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán ra công chúng theo qui định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản tri và Giám đốc ( tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên 10 cổ đông phải có ban kiểm soát. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp có vốn nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 2 loại: Công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. 1./ Công ty liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp Việt Nam liên doanh, hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ n gày cấp giấy phép đầu tư. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư dự án trồng rừng… tỉ lệ này có thể thấp hơn nhưng không được dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Tỷ lệ vốn góp do các bên góp vốn quyết định nhưng phải >=30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh 2./ Công ty 100% vốn nước ngoài Công ty 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cáp giấy phép đầu tư. Vốn pháp định của doanh nghiệp ít nhất phải bằng 30% vốn khích đầu tư… tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không được dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giây phép đầu tư chấp nhận. Phân loại theo qui mô doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ và vừa Là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người. Doanh nghiệp lớn Là doanh nghiệp kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký trên 10 tỷ hoặc số lao động trung bình trên 300 người. Vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế - Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây hoạt động của doanh nghiệp đã có những bước phát triển đột biến, doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh góp phần giải phóng và nâng cao sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng thu ngân sách và giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả như: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu các tệ nạn xã hội… Theo điều tra cho thấy tính đến thời điểm 31/12/2005 só doanh nghiệp đang thực tế hoạt động là 113.352 tăng 23,54 % so với 31/12/2004. Bình quân trong 5 năm 2001-2005 số doanh nghiệp tăng 27,9% /năm. Mỗi năm số doanh nghiệp tăng thêm 14.213 doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng làm cho đóng góp của doanh nghiệp trong GDP cũng tăng nhanh theo. Năm 2005, mức đống góp vào GDP vào khoảng 53%. Bên cạnh đó đầu tư hàng năm của doanh nghiệp chiếm khoảng 55% trong tổng đầu tư chung của cả nước và tỷ trọng này đang có xu hướng ngày càng tăng. Sự tăng trưởng nhanh của doanh nghiệp đã góp giải quyết việc làm mới cho trên 541 nghìn người mỗi năm và nâng cao mức thu nhập cho người lao động. Trong quá trình phát triển các doanh nghiệp đã sắp xếp và phân bổ lại một cách phù hợp với chủ trương phát triển của nhà nước thông qua việc doanh nghiệp ngày càng giảm về số lượng nhưng lớn mạnh về quy mô, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng quy mô còn vẫn còn nhỏ, các doanh nghiệp lớn chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vớn đầu tư nước ngoài đang ngày càng đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế nó đóng góp vào GDP một lượng đáng kể và ngày càng tăng lên, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nó được đánh giá là tăng trưởng đều và ổn định nhất. Chính vì thế mà nhà nước ta đã có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư từ nước ngoài kết quả là số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang tăng lên trông thấy: Theo thống kê cuối năm 2005 có 3.697 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài so với 1.525 doanh nghiệp năm 2000, mỗi năm tăng 434 doanh nghiệp. Sự tăng trưởng nhanh của doanh nghiệp trong những năm qua đã tạo nên một khối lượng lớn hàng hóa, đa dạng về chủng loại, mẫu mã sản phẩm cùng với đó là chất lượng sản phẩm và dịch vụ đều được nâng lên đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của người tiêu dùng, nâng cao mức sống vật chất trong dân cư . Trước đây nhiều sản phẩm phải nhập khẩu với giá thành đắt thì nay các doanh nghiệp đã thay thế và được người tiêu dùng trong nước tin dùng như: Các phương tiện vận tải,xe máy, các đồ điện tử, may mặc, hóa mỹ phẩm… - Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh đã làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế : * Trước năm 2000 doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu trong ngành công nghiệp với vai trò quyết định là doanh nghiệp nhà nước, các ngành khác chủ yếu là hoạt động của các hộ gia đình, cá thể chiếm khoảng 85-95% sản lượng toàn ngành ( nông, lâm nghiệp, thủy sản…). Đến năm 2002 các hoạt động của các loại hình doanh nghiệp đa dạng hơn và có mặt ở hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh trong đó doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chiếm hơn 90% giá trị sản xuất toàn ngành, thương mại, khách sạn, nhà hàng chiếm từ 20-30%, xây dựng vận tải chiếm khoảng 60%, hoạt động tài chính ngân hàng chiếm khoảng 95-98%... bên cạnh đó còn xuất hiện một số ngành khác như: Hoạt động khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội… làm tăng trên 500 doanh nghiệp trong các lĩnh vực này với số vốn gần 7500 tỷ đồng và nộp ngân sách 206 tỷ đồng. * Sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống doanh nghiệp đã làm đa dạng các hình thức sở hữu, kinh tế Việt Nam phát triển với nhiều thành phần kinh tế. Trước những năm 1990, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gần như chưa có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào hai thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể nhưng đến năm 2005 các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm trong GDP tương ứng 8,9% và 15,9% trong khi đó tỷ trọng kinh tế nhà nước giảm từ 40% năm 1995 xuống 38,4% năm 2005, kinh tế tập thể giảm tương ứng 10 % xuống 6,8%,kinh tế cá thể giảm 36% xuống 30%. Xu hướng này tiếp tục trong những năm tới do doanh nghiệp tư nhân thành lập không ngừng kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời. * Sự phát triển nhanh của doanh nghiệp trong tất cả các ngành ở khắp các địa phương đã tạo ra cơ hội để phân công lại lao động giữa các khu vực nông, lâm, thủy sản và sản xuất kinh doanh cá thể, hộ gia đình đây là khu vực kinh doanh có năng suất, thu nhập thấp số người thiếu việc làm chiếm só đông sẽ được chuyển sang khu vực doanh nghiệp đặc biệt là khu vực công nghiệp, dịch vụ sẽ mang lại cho người lao động mức thu nhập cao hơn và làm việc có năng suất, hiệu quả hơn. Thực tế trong 3 năm 2000-2002 đã có khoảng 700 nghìn lao động được tuyển vào khu vực doah nghiệp mỗi năm chiếm khoảng 50% lao động được giải quyết việc làm hàng năm giải quyết việc chuyển dịch lao động nông nghiệp từ gần 70% xuống còn 56-57% năm 2005 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp Khả năng sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp Vốn và tài chính của doanh nghiệp - Vốn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Vốn hình thành từ các nguồn: Vốn tự có, vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn vay. Vốn tham gia vào quá trình sản xuất dưới dạng tài sản cố định (máy móc, nhà xưởng ,trang thiết bị…), tài sản lưu động (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng…) và tài sản tài chính (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu công ty…). Vì vậy cần có một cơ cấu vốn hợp lý để vốn đưa vào sản xuất-kinh doanh một cách hiệu quả. - Thông qua việc doanh nghiệp đầu tư vốn cho sản xuất, kinh doanh có thể thấy được qui mô vốn lớn hay nhỏ. Qui mô vốn do loại hình sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất quyết định. Ví dụ: Những sản phẩm cần nhiều chất xám thì vốn đầu tư cho nó càng nhiều. Vì thế cần điều chỉnh cơ cấu vốn sao cho phù hợp tùy vào trình độ công nghệ để sản xuất sản phẩm. Năng lực tổ chức, quản lý - Tổ chức đông vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổ chức tốt giúp cho mọi hoạt động của doanh nghiệp được thống nhất, làm việc có qui củ, sâp xếp công việc hợp lý, đúng vị trí, phù hợp từng đối tượng. Việc tổ chức tốt sẽ tạo thuận lợi trong việc quản lý. Vì thế mà giảm được các chi phí không cần thiết, giảm giá thành sản phẩm và phát huy hết năng lực của từng bộ phận góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Lao động - Nguồn lao động là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình thì nhất thiết phải có một đội ngũ lao động giỏi về chuyên môn và người lãnh đạo phải biết sử dụng đội ngũ nhân viên, lao động một cách hợp lí, hiệu quả nhằm tận dụng khả năng của họ một cách triệt để . Vì thế doanh nghiệp cần có những chế độ bồi dưỡng làm phong phú nguồn nhân lực, chiến lược xây dựng thế hệ tiếp theo, chương trình đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng và một chế độ đãi ngộ thỏa đáng là rất cần thiết để đảm bảo duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm - Công tác nghiên cứu phát triển không chỉ giúp doanh nghiệp củng cố vị trí hiện tại mà còn giúp doanh nghiệp vươn tới vị trí cao hơn trong ngành, mang lại sự phát triển thực sự. Công tác này có thể là nghiên cứu ra sản phẩm mới có ưu thế hơn so với sản phầm hiện hành của doanh nghiệp, hoặc cải tiển, tăng các tính năng cho sản phẩm cũ sao cho hoạt động của nó hiệu quả hơn. Từ đó có chiến lược, kế hoạch phát huy hết các tính năng của sản phẩm sao cho tận dụng hết khả năng vốn có của sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng do nhiều yếu tố quyết định như thu nhập/ mức sống mỗi cá nhân, thị hiếu tiêu dùng, phong tục tập quán mỗi vùng miền… đồng thời nhu cầu tiêu dùng còn bị chi phối bởi trình độ phát triển kinh tế, sự ỏn định của nền kinh tế. Thu nhập/mức sống của mỗi cá nhân càng cao thì họ càng có nhiều cơ hội hơn để tiêu dùng hàng xa xỉ. Một nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định góp phần đẩy mạnh tiêu dùng hàng hóa xa xỉ của khách hàng, ngược lại nếu nền kinh tế suy thoái con người sẽ giảm tiêu dùng hàng hóa xa xỉ, chủ yếu là hàng hóa thiết yếu, cần thiết Chính sách doanh nghiệp thực hiện Bất kỳ một chính sách nào doanh nghiệp thực hiện đều ảnh hưởng đén sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Tùy vào mỗi doanh nghiệp kinh doanh loại hình sản phẩm khác nhau mà có các chính sách khác nhau. Chính sách về dịch vụ khách hàng: Các dịch vụ trước bán hàng, sau bán hàng( nếu có) đẩm bảo chất lượng phục vụ luôn đi kèm với chât lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Chính về giá: Đó là những chính sách mà doanh nghiệp áp dụng nhằm thực hiện các mục tiêu khác nhau như: Mở rộng thị phần, phân khúc thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận… Chính sách phân phối: Đó là chính sách liên quan đến phân phối các hệ thống bán hàng. Lựa chọn kênh phân phối nào sao cho hiệu quả nhất. Nó phu thuộc lớn vào nhu cầu của từng khách hàng. Hiện nay các doanh nghiệp đã biết cách tận dụng lợi thế của các mạng lưới kênh phân phối này nhằm mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh cho mình. Chính sách đối với sản phẩm: Đó là những qui định, tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín của doanh nghiệp. Đây là vấn đề sống còn đối với một doanh nghiệp hiện nay nếu không có những thực hiện chặt chẽ và kế hoạch cụ thể về vấn đề này. Vấn đề kinh tế, xã hội Trình độ phát triển kinh tế Nền kinh tế tăng trưởng, phát triển (hay suy thoái) đều ảnh hưởng tốt (hay xấu) đến khả năng phát triển của doanh nghiệp. Việt nam trong những năm qua tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên hậu quả của tăng trưởng nhanh là gây ra lạm phát cao năm 2007-2008 do bị ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp cạnh tranh càng mạnh mẽ hơn do sức mua của người tiêu dùng giảm bởi giá cả tất cả các mặt hàng tăng nhanh, cao. Vì thế người tiêu dùng sẽ lựa chọn, đắn đo trước khi mua bất kỳ một mặt hàng nào. Bởi vậy những doanh nghiệp với thương hiệu mạnh, có uy tín sẽ tồn tại, doanh nghiệp không đủ khả năng trụ vững lại sẽ đi đến bờ vực phá sản. Điều kiện tự nhiên, khí hậu Điều kiện tự nhiên, khí hậu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các doanh nghiêp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất mà sử dụng đầu vào là các sản phẩm từ nông nghiệp, thủy sản.... Khí hậu thời tiết ổn định, thuận lợi sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ngược lại các hiện tượng như lũ lụt, thiên tai, điều kiện khí hậu không tốt gây mất mùa… sẽ cản trở sản xuất, buộc doanh nghiệp phải nhập khảu nguyên vật liệu từ nước ngoài điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm. Gây khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp tục sản xuất ở doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật, chính trị xã hội Điều kiện chính trị, pháp luât ổn định, nghiêm minh góp phần để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Với những quốc gia chính sự không ổn định, chiến tranh liên miên thì việc sinh sống cũng khó chứ không nói đến việc sản xuất kinh doanh. Một quốc gia ổn định mới điều kiện cần để doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Điều kiện đủ là cần có hành lang pháp lý rõ ràng, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, các chính sách nhà nước ban hành cũng cần cân nhắc kỹ càng khi đưa ra nhằm giảm thiểu những hạn chế hay tiêu cực mà nó gây ra góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu định lượng Doanh thu và lợi nhuận Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở tính toán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tổng lợi nhuận  = Tông doanh thu – tổng chi phí Thông qua lợi nhuận đánh giá hoạt động kinh doanh lỗ hay lãi. Từ đó đưa r a quyết định mở rộng hay thu hẹp hay giữ nguyên quy mô sản xuất Sản lượng tiêu thụ Sản lượng tiêu thụ là yếu tố đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, đánh giá nhu cầu sản phẩm. Sản phẩm là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Việc tiêu dùng nhiều hay ít sẽ quyết đinh đến việc sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời thông qua việc tiêu dùng của khách hàng doanh nghiệp sẽ gần gũi và đáp ứng đúng nhu cầu thực sự của khách hàng hơn. Lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ chứng tỏ được vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Doanh nghiệp tiêu thụ càng nhiều sản phẩm thì doanh nghiệp đó càng mạnh, càng tăng khả năng tăng qui mô sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp Chỉ tiêu định tính Thương hiệu Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuât xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyến sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức. ( Trích từ wikipedia) Thương hiệu theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới(WIPO): Đó là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào đố được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Một doanh nghiệp muốn thành công thì cần phải có thương hiệu. Bởi thương hiệu mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Là một thương hiệu lớn sẽ góp phần tăng doanh thu, doanh số bán hàng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi thị trường nổ ra cạnh tranh bằng giá thì hầu như các thương hiệu mạnh sẽ giảm được áp lực này do nắm bắt được lòng tin của người tiêu dùng. Khi có biến động về lòng tin của người tiêu dùng thì những sản phẩm có uy tín lại càng được tin dùng. Vì thế xây dựng thương thương hiệu có uy tín là điều cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Hiệu quả kinh tế xã hội Doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Doanh nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển về cơ sở hạ tầng, điện đường, trường trạm… đồng thời đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Sự thành đạt của doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người lao động từ đó giảm thiểu được những vấn đề xã hội phát sinh như: Bài bạc, nghiện hút, trộm cắp, du canh, du cư…đồng thời nâng cao ý thức, kỷ luật cho người lao động. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp Kết qủa đầu ra ( Tổng doanh thu) Hiệu quả SXKD tổng hợp = Chi phí đầu vào (Tổng chi phí) ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí đầu vào thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LN theo DT = Doanh thu thuần trong kỳ ý nghĩa: Cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hiệu quả sử dụng lao động - Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân Tổng sản lượng NSLĐ bình quân = Tổng số lao động bình quân trong kỳ ý nghĩa: Cứ 1 lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng - Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động. Lợi nhuận sau thuế Mức sinh lời bình quân của LĐ = Tổng số lao động trong kỳ ý nghĩa: Cứ một lao động tham gia thì sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh Doanh thu thuần Tỷ suất DT/ vốn KD = Tổng số vốn kinh doanh trong kỳ ý nghĩa: Cứ một đồng vốn kinh doanh thì sẽ tạo bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động Doanh thu thuần * Số vòng quay vốn LĐ = Vốn lưu động trong kỳ ý nghĩa: Bình quân trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng - Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả vốn cố định Doanh thu thuần * Số vòng quay vốn cố định = Vốn cố định trong kỳ ý nghĩa: Phản ánh một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị sản lượng Lợi nhuận Tỷ suất LN/vốn cố định = Vốn cố định bình quân ý nghĩa: Phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Vốn lưu động Hệ số KNTTHT = Vốn ngắn hạn trong kỳ ý nghĩa: Phản ánh mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo TRàNG AN Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty bánh kẹo Tràng An giai đoạn 2006-2008 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2008 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 1. Giá trị sản xuất Tỷ đồng 67,595 93,281 112,145 25,686 18,864 2.Tổng chi phí Tỷ đồng 88,698 132,312 197,232 43,614 64,92 3.Doanh thu Tỷ đồng 92,005 136,730 201,975 44,725 65,245 4. Lợi nhuân trước thuế Tỷ đồng 3,307 4,418 4,743 1,111 0,325 5. Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 2.035 3,106 3,512 1,071 0,406 6. Nộp ngân sách Tỷ đồng 4,593 5,836 7,909 1,234 2,073 7. Lương bình quân/ người/ tháng 1000 đ 1.600 1.850 2.366 250 516 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty bánh kẹo Tràng An) Với những nỗ lực của mình trong những năm qua công ty Bánh kẹo Tràng An đã đạt được những kết quả đáng mừng. Mặc dù kinh tế Việt Nam gặp khó khăn bởi vấn đề lạm phát nhưng công ty vẫn duy trì được sản xuất kinh doanh ổn định. Với giá trị sản xuất đều tăng qua các năm năm 2007 tăng 37,99%( tăng 25,686tỷ đồng) so với 2006, năm 2008 tăng 20,22% ( tăng 18,864 tỷ đồng) so với năm 2007 tăng chậm hơn so với mức tăng của năm 2007 do những khó khăn kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Về doanh thu: Tốc độ tăng doanh thu tăng mạnh năm 2007 tăng 48,61%(tăng 44,725tỷ đồng) so với 2006. Năm 2008 tăng 47,71% ( tăng 65,245 tỷ đồng) so với 2007 nguyên nhân doanh thu năm 2008 tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh 2007 do: Chi phí đầu vào nguyên vật liệu tăng dẫn tới giá thành phẩm tăng. Do đầu tư công nghệ, đổi mới chất lượng sản phẩm với hương vị tự nhiên, đi chiều sâu nhu cầu tiêu dùng của từng đối tượng tiêu dùng. Lợi nhuận 2007 tăng 33,59% so với 2006, lợi nhuận 2008 tăng 7,35% so với 2007. Nguyên nhân làm lợi nhuận tăng chậm so với 2007 là do: Do các chi phí đầu vào và chi phí quản lý ( tăng 49,06%) năm 2008 do vấn đề lạm phát cao. Do công ty tăng cường đầu tư, bổ sung máy móc, thiết bị hiện đại, đầu tư nghiên cứu, triển khai sản phẩm mới. Lợi nhuận, doanh thu tăng đã góp phần đáng kể vào đóng góp cho ngân sách nhà nước mỗi năm. Năm 2007 tăng 1,234 tỷ, năm 2008 tăng 2,073 tỷ. Cùng với đó công ty cũng tăng lương cho công nhân viên. Năm 2006 mức lương bình quân là 1,6 triệu đồng, năm 2007 là 1,85 triệu đồng , năm 2008 là 2,366 triệu đồng tăng lần lượt năm 2007 là 250.000đ, năm 2008 là 516.000 đ góp phần nâng cao mức sống cho người lao động trong thời kỳ kinh tế đầy khó khăn. Đơn vị: Triệu đồng Biểu đồ doanh thu-lợi nhuận của công ty bánh kẹo Tràng an giai đoạn 2006-2008 Sản lượng tiêu thụ Sản phẩm Đơn vị 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 1. Kẹo mềm Tấn 1.120,88 1.090,47 1.002,78 -30,41 -87,69 2. Kẹo cứng Tấn 530,435 697,36 700,360 166.93 3 3. Bánh quy Tấn 670,685 1.200, 25 1.447,50 529,565 247 4. Bánh quế Tấn 730,322 987, 63 1.060,816 257,308 73,186 5. Snack Tấn 902,288 1.022,3 1.276,76 120,012 280,46 6. Bánh Pháp Tấn 82,160 103,44 163,784 21,28 60,34 Tổng Tấn 4.036,77 5101,45 5.652 1.064,68 550,55 (Nguồn: Phòng Marketing và bán hàng công ty cổ phần Tràng An) Sản lượng tiêu thụ bánh kẹo qua các năm hầu như tăng loại trừ một só mặt hàng kẹo cứng. Do chắt lượng đời sống tăng lên để bắt nhịp với mức sống của người dân thị công ty đã tập trung sả._.n xuất một sô mặt hàng cao cấp hơn thoă mãn nhu cấu người tiêu dùng. Công ty tập trung sản xuất các mặt hàng cao câp hơn đồng thời đưa ra sản phẩm mới hánh mỳ TYTI sức sống mới đưa ra thị trường tiêu thụ vào cuối năm 2007 rất tiện lợi cho người tiêu dụng. Với thời gian bảo quản lâu, dễ bảo quản, hợp khẩu vị người Việt Nam, có thể mang đi ăn trong dịp picnic, đi chơi xa… hay dùng để ăn sáng cũng rất đầy đủ chất dinh dưỡng. Nó là một trong các sản phẩm của bánh Pháp, sản xuất bởi dây chuyền công nghệ Pháp hiện đại hiện nay bởi vậy mà sản lượng bánh Pháp năm 2008 tăng lên rõ so với 2006 và 2007. Tăng mạnh nhất là loại sản phẩm Snack năm 2008 tăng 280,46 tấn so với năm 2007 do áp dụng công nghệ Pháp, đặc biệt sản phẩm không được chiên ở nhiệt độ cao rất an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm này được mọi lứa tuổi đều ưa chuộng,đặc biệt là trẻ em bởi nó là một trong những đồ ăn nhẹ, giàu dinh dưỡng, lượng đóng gói và giá thành vừa phải nên có thể dùng thay thế hoa quả hay các sản phẩm ăn nhẹ khác. Năm 2008 các sản phẩm bánh qui, bánh quê cao cấp tăng không cao bằng năm 2007, do giá thành những sản phẩm này tương đôi cao hơn so với các sản phẩm bánh khác và do năm 2008 Việt nam gặp phải những khó khăn như lạm phát quá cao, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở phía Bắc. Với thói quen tiêu dùng tiết kiệm hơn so với khu vực phía Nam vì thế việc tiêu dùng bất kỳ một mặt hàng có giá trị cao tương đối so với mức thu nhập đều khiến người tiêu dùng phải đắn đo suy nghĩ. Đó cũng là nguyên nhân mà sản lượng tiêu thụ các mặt hàng này không tăng mạnh như năm 2007. Sản lượng bánh kẹo tiêu thụ của công ty đều tăng qua các năm. Tuy nhiên cơ cấu tăng không đồng đều, có sản phẩm tăng có sản phẩm lại giảm điều đó chứng tỏ tình hình tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định. Vì thế công ty cần có biện pháp nhằm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm. Đặc biệt với các sản phẩm bánh các loại được người tiêu dùng rất ưa chuộng vì thế cần có kế hoạch tăng sản lượng sao cho tương xứng với tiểm năng của thị trường. Thương hiệu Trải qua trên 40 năm xây dựng và trưởng thành, công ty cổ phần Tràng An đóng tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy- Hà Nội với ngành nghề sản xuất bánh kẹo đã tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất. Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và trồng cây xanh, tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn, vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi nguyên, nhiên liệu thân thiện với môi trường. Đồng thời công ty Tràng an đã đầu tư nhiều trang thiết bị mới, hiện đại, áp dụng công nghệ thích hợp trong sản xuất và rất chú trọng đến các công đoạn sản xuất để đưa ra thị trường những sản phẩm bánh kẹo đa dạng về chủng loại và có chất lượng cao, ổn định. Công ty đang sản xuât những sản phẩm bánh kẹo hàng đầu Việt Nam như: Kẹo Chewy hương cốm, bánh quế, bánh Pháp, Teppy Snack, bánh mỳ TYTI… Công ty cổ phần Tràng An là một trong các doanh nghiệp xếp hạng khá trong “Chương trình thử nghiệm phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng năm 2003”, đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc trong phong trào “ Xanh, sạch, đẹp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động” năm 2006 của tổng liên đoàn lao động Việt Nam, liên tục được tăng bằng khen năm 2004,2005 về xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn của Cục BVMT và Bộ TN&MT. Bên cạnh đó doanh nghiệp đạt rất nhiều huy chương, giải thưởng trong các kỳ hội chợ như : Giải vàng chất lượng an toàn thực phẩm do Hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam tổ chức. Cúp vàng Topten sản phẩm thương hiệu uy tín chất lượng 2006 với sản phẩm bánh Pháp và bánh Quế Là một trong 500 “thương hiệu mạnh” do VCCI công nhận Đạt giải “ Sao vàng đất việt 2008” và rất nhiều giải thưởng khác Công ty Tràng An đang ngày càng một lớn mạnh, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam xứng đáng với thương hiệu Tràng An “Tinh hoa bánh kẹo Việt” Nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh bánh kẹo Tràng An Khả năng sản xuất, kinh doanh Vốn – tài chính doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 1.Tổng nguồn vốn( tr. đồng) 61.945,83 73.641,07 101.253,68 11.695,24 27.612,61 Chia theo sở hữu 1.1.Nợ phải trả 35.691,13 45.951,41 74.613,43 10.260,28 28.662,02 1.2. Vốn chủ sở hữu 26.254,70 27.689,66 26.640,25 1.434,96 -1.049,41 Chia theo tính chất 1.1. Vốn cố định 19.247,22 24.005,18 49.725, 61 4.757,96 25.720,43 1.2. Vốn lưu động 42.698,61 49.635,89 51.528,07 6.937,28 1.892,18 2. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn. 0,419 0,425 0,43 3. Tỷ suất thanh toán tức thời. 0,167 0,241 0,23 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính công ty cổ phần Tràng An) So với các công ty cổ phần cùng ngành thì qui mô vốn của công ty là khá lớn và tăng đều qua các năm, nguồn vốn tăng lên chủ yếu là tăng vốn vay nguyên nhân do công ty trong 3 năm vừa qua 2006-2008 đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, do tăng các chi phí đầu vào. Trong cơ cấu vốn công ty thì vốn lưu động chiếm phần lớn: Năm 2006 vốn lưu động chiếm 69%, năm 2007 vốn lưu động chiếm 67%, năm 2008 vốn lưu động chiếm 51% điều đó giúp cho doanh nghiệp có khả năng chi trả, thanh toán trong thực hiện các chính sách tài chính, giao dịch với các nhà cung ứng và các đại lý để đáp ứng nhu cầu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ trong mùa vụ. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn từ 2006 – 2008 tăng từ 0,419 - 0,43 đều nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ doanh nghiêp khả quan với khả năng chi trả trong ngắn hạn. Tuy nhiên công ty lại gặp khó khăn trong các khoản nợ đến hạn, quá hạn do lượng tiền chủ sở hữu giảm năm 2008 so với 2007 là 1.049,41triệu đồng đồng thời vốn vay lại tăng nhanh từ 45.951,41 triệu đồng đến 74.613,43 triệu đồng Năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp Công ty bánh kẹo Tràng An tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng. Đây là một mô hình áp dụng khá đơn giản, dễ quản lý mà ban lãnh đạo công ty đã lựa chọn. Mô hình bao gồm 1 hội đồng quản trị, 1 tổng giám đốc, 1 phó giám đốc, 7 phòng ban và 5 xí nghiệp bánh kẹo. Trong đó: Đứng đầu là Hội đồng quản trị, dưới là các phòng ban chức năng tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến. Kế đến là các phân xưởng, đội sản xuất. Các phòng ban, phân xưởng và đội sản xuất đều làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiêp của Giám đốc và phó Giám đốc công ty. Và mỗi bộ phận trong tổ chức đều mang nhiệm vụ, chức năng cụ thể: Hội đồng quản trị: Là toàn bộ cổ đông lớn của công ty, có quyền nhân danh công ty quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi, lợi ích và hoạt động của công ty như: Xây dựng các chiến lược kinh doanh, quyết định các dự án đầu tư, bầu cử hay bãi nhiệm thành viên trong công ty… Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều khiển quản lý công ty. Phó tổng giám đốc: Phụ trách các hoạt động kinh doanh, lãnh đạo trực tiếp các phòng ban và báo cáo kết quả lên tổng giám đốc Phòng R & D: Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm với nhiệm vụ nghiên cứu các sản phẩm mới, nghiên cứu dây chuyền công nghệ mới, hoàn thiện qui trình sản xuất… Thực hiện đăng ký chất lượng, mã số vạch và hệ thống quản lý chất lượng. Phòng Marketing và bán hàng: + Bán hàng: Gồm có xử lý các đơn hàng từ các đại lý, lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, phân phối sản phẩm. + Marketing: Thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh từ đó có những kế hoạch sản phẩm cho mình. Thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Đài, báo, ti vi, Internet… Phòng tài chính – kế toán: Theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu được cập nhật trong kỳ, thống kê kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính từ đó có những dự toán, điều chỉnh hợp lý phù hợp với đường lối phát triển công ty. Phòng kế hoạch – sản xuất: Thực hiện xây dựng các chiến lược, định hướng phát triển trong ngắn, trung và dài hạn. Lập các kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh cho từng thời kỳ đồng thời thực hiện thanh tra quá trình sản xuất từng phân phân xưởng. Phòng quản lý chất lượng: Thực hiện kiểm tra chất nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng thành phẩm trong kho cho đến khi xuất kho. Phòng nhân sự: Thực hiện quản lý nhân sự, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực như công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực, chế độ bảo hiểm, an toàn lao động… Phòng hành chính: Thực hiện quản lý hành chính, lưu trữ hồ sơ văn thư, thiết bị văn phòng… Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng Người 420 504 520 Phân theo tính chất: Lao động trực tiếp Người 342 407 410 Lao động gián tiếp Người 78 97 110 Phân theo giới tính Nữ Người 335 412 423 Nam Người 85 92 97 Phân theo trình độ Đại học và trên đại học Người 127 162 170 Cao đẳng và trung cấp Người 166 206 214 PTTH hoặc THCS Người 127 136 136 Phân xưởng cơ điện: Thực hiện các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ và đột biến tại các phân các phân xưởng sản xuất. Tổ sản xuất: Sản xuất các loại sản phẩm bánh kẹo của công ty. ( Nguồn: Theo số liệu của phòng nhân sự) Lao động - Đặc thù sản xuất của bánh kẹo chủ yếu sử dụng lao động trực tiếp, vì thế mà lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong công ty vào khoảng 80%. Trong những năm 2007 và 2008 tình hình lạm phát leo thang vì thế công ty giảm lượng lao động trực tiếp nên tổng số lao động năm 2008 tăng chậm hơn so với năm 2007. Trong đó chủ yếu là giảm lao động giản đơn. Tăng lượng lao động có tay nghề, trình độ để nâng cao năng suất lao động do việc vận hành máy móc mới nhập khẩu mới, quản lý hành chính…cần có trình độ chuyên môn cao vì thế lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học được tuyển dụng tăng lên đáng kể. - Cơ cấu lao động trong công ty phần lớn là nữ chiếm vào khoảng 75% và chủ yếu làm trong các khâu đóng gói, đóng hộp. Do những công việc này cần đến sự cẩn thận và khéo léo phù hợp với phụ nữ. Còn lại là lao động nam họ làm trong các khâu như sửa chữa, vận hành máy móc. Lao động trong công ty có độ tuổi từ 20 đến 35 bởi vậy họ có đầy đủ sức khỏe, nhiệt huyết để làm việc tận tình cho công ty. Do đặc thù của ngành bánh kẹo mang tính chất thời vụ nên công ty sử dụng 47% là lao động dài hạn, 29% lao động hợp đồng và 24% lao động thời vụ. Đây là hướng đi đúng đắn của công ty nhằm đảm bảo đáp ứng được đủ nhu cầu cho thị trường trong từng thời kỳ đồng thời giảm được chi phí nhân công. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm Công ty rất chú trọng đến việc đầu tư nghiên cứu phát triển. Ngay trong năm 2007 vừa qua công ty đã nghiên cứu thành công và đưa ra thị trường loại sản phẩm mới “Bánh mỳ dinh dưỡng TYTI sức sống mới sản xuất trên dây chuyền công nghệ mới nhất của Pháp, phù hợp với mọi người, mọi lứa tuổi. Quy trình công nghệ đảm bảo vệ sinh nghiêm ngặt, bánh có thể bảo quản đến 6 tháng. Với việc nghiên cứu sản mới này công ty đã thu hút thêm lượng khách hàng lớn do nó phù hợp với nhu cầu và khẩu vị của người Việt Nam Công ty dự toán kinh phí cho nhập khẩu thiết bị mới khoảng 5,837tỷ đồng Đồng thời nghiên cứu sản phẩm mới với quy mô phòng thí nghiệm các sản phẩm sau: Đề tài khoa học 2008 cấp thành phố: “Nghiên cứu bánh mỳ ngọt có nhân, bổ sung các chất vi lượng tăng thời gian bảo quản”. Tổng kinh phí 1,3 tỷ VNĐ, được hỗ trợ 300tr VNĐ. Công nghệ sản xuất cháo hộp Kẹo cứng nhân rượu, vitamin, “dịch hoa quả tươi”,DHA… Kẹo cao cấp kết hợp dược phẩm Kẹo ngậm chống ngứa cổ ( phối hợp nghiên cứu với các công ty dược Hoa Linh, Hậu Giang…) Kẹo Chewy có bổ sung vitamin, DHA… Bánh quy phủ socola, kem Masmalow… Snack có nhân (gắn với đầu tư nhà máy sản xuát Snack thứ 2) Bánh mỳ kiểu Pháp nhân kem. Các sản phẩm công ty đang nghiên cứu là các sản phẩm có đủ dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng, đặc biệt chủ yếu sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Thu nhập/ mức sống của người tiêu dùng So với những năm trước năm 2000 mức thu nhập của người dân chưa cao vì thế công ty mới chỉ sản xuất những mặt hàng có giá tương đối thấp để những người có thu nhập thấp cũng có khả năng tiêu dùng. Trong giai đoạn này chỉ tập trung sản xuất những sản phẩm gia công là chính như; Các loại kẹo tổng hợp… Những năm gần đây tình hình kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh và ở mức cao, thu nhập của người dân tăng lên, kéo theo nhu cầu vật chất, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng vì thế công ty đã tăng cường bổ sung nhập khẩu máy móc, đổi mới, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của người dân. Công ty đã sản loại sản phẩm như: Kẹo Chewy cao cấp các loại: Sản xuất từ sữa tươi nguyên chất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất Việt nam. Kẹo cứng hoa quả, Lolipop: Mang hương vị hoa quả đặc trưng được các em nhỏ yêu thích, phù hợp với các dịp đi picnic Bánh quế: Là sản phẩm số 1 Việt Nam, bán chạy trên thị trường trong nhiều năm qua Teppy snack: Sản xuất trên dây chuyền công nghệ Pháp, với công nghệ đùn ép rất an toàn đối với sức khỏe Bánh Pháp: Công nghệ của Pháp, là sản phẩm lần đầu tiên sản xuất tại Việt Nam Bánh mỳ TYTI sức sống mới: Bánh mỳ dinh dưỡng được quản lý an toàn thực phẩm HACCP Code 2003 phù hợp mọi lứa tuổi. Các sản phẩm này được bán với mức giá rất phù hợp với khả năng tiêu dùng của người dân Việt Nam. Công ty bán với mức giá phục vụ cho khách hàng có mức thu nhập trung bình – khá trở lên. Tên sản phẩm g/gói g/hộp Kg /thùng đồng /túi Túi /thùng Kẹo hoa quả 800 6,40 25.000 8 Kẹo hoa quả 4500 2 9,00 130.000 Kẹo Lôly-picnic 180 4,50 7.000 25 Kẹo Lôly-picnic 450 12 5,40 16.000 Chewy nho đen 95 4,75 4.000 50 Chewy hương cốm 95 4,75 4.000 50 Chewy cà phê sữa 95 4,75 4.000 50 Chewy socola sữa 95 50 4,75 4.000 Chewy socola sữa 325 20 6,50 15.000 Bánh quế Vani 180 24 4,32 7.000 Bánh quế nhân sữa dừa, cam, SCL 45 2,25 2.500 50 Quy bơ kẹp kem 450 4,50 20.000 10 Quy bơ đồng tiền 225 6,75 7.000 30 Quy bơ kẹp kem. D38 2000 3 6,00 80.000 Quy bơ hỗn hợp 2000 3 6,00 80.000 Soda-Hành duplex 450 6 2,70 25.000 Biscuit hỗn hợp hộp duplex 300 20 6,00 16.000 Biscuit hỗn hợp hộp duplex 195 30 5,85 10.000 Quy bơ (Dy.45) 350 10 3,50 14.000 Bánh pháp 130 3,90 8.000 30 Bánh pháp 432 12 5,18 27.000 Teppy Tôm, cua, bò(bịch) 16 1,60 900 100 Bánh mỳ "TYTI "10 180 5,40 8.500 30 (Nguồn: Trích một số giá sản phẩm từ số liệu của phòng Marketing) Phong tục, tập quán, thói quen của từng vùng miền, địa phương Bánh kẹo là loại hình sản phẩm mang tính chất mùa vụ. Nó đặc biệt được tiêu thụ mạnh vào những dịp lễ, tết. Bởi nó là hàng tiêu dùng không thể thiếu vào những dịp này. Đó là do phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Nó góp phần tạo không khí cho ngày lễ tết này.Vì thế công ty thường tập trung sản xuất với khối lượng lớn vào những dịp này. Mức sống của người dân Việt Nam đã được nâng lên so với nhưng năm trước. Do cuộc sống có nhiều bân rộn vì thế đồ ăn nhanh đã dần trở thành đồ ăn quen thuộc. Bởi vậy công ty đã đưa vào thị trường các loại bánh mỳ và bánh ngọt do nắm bắt được nhu cầu này. Vì thế mà doanh số bán hàng đã tăng lên đáng kể. Đó chính là lý do tại sao trong năm 2007, 2008 lạm phát rất cao nhưng sản lượng tiêu thụ bánh kẹo Tràng An vẫn tăng lên. Chính sách công ty thực hiện Chính sách giá Đánh vào tưng mức thu nhập của từng đối tượng, công ty bánh kẹo Tràng An đã đưa ra những mức giá khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng. Công ty thực hiện giảm giá triệt để đối với các loại sản phẩm thông qua việc giảm các chi phí đầu vào bắng việc giảm nhập khẩu các nguyên liệu nếu có thể tìm được sản phẩm thay thế có sẵn trong nước, hay giảm các chi phí sản xuất, chi phí quản lý không cần thiết…. Ví dụ như việc công ty đã thay thế hương liệu nhập khẩu bằng hương liệu tự nhiên từ sản phẩm hoa quả, hương liệu hoa quả sẵn có trong nước vừa đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, phù hợp khẩu vị người dân Việt Nam, vừa giảm được giá thành sản xuất trên mỗi sản phẩm. Công ty có những ưu đãi đối với khách hàng như việc thanh toán trả chậm, đối với khách hàng tiêu thụ càng nhiều thì tỉ lệ chiết khấu trên sản phẩm càng cao đồng thời đối với các đại lý phân phối sản phẩm cho công ty thì công ty không ấn định giá cụ thể hay dán mác giá trên từng sản phẩm mà để cho nhà phân phối này có quyền định giá trên sản phẩm. Và mức giá sẽ chiết khấu theo khối lượng mà nhà phân phối này tiêu thụ được.Công ty sử dụng kết hợp các hình thức định giá bán như sau: * Chính sách định giá theo thị trường. Đây là cách định giá khá phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay, tức là định giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó. ở đây, do không sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng, nên để tiêu thụ được sản phẩm, công ty đã tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh. * Chính sách định giá thấp Chính sách giá thấp hơn mức giá thị trường có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau, tùy theo tình hình sản phẩm và thị trường. Do vậy, định giá thấp có thể đưa ra các cách khác nhau. Thứ nhất: Định giá bán thấp hơn giá thống trị trên thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm (tức có mức lãi thấp). Nó được ứng dụng trong trường hợp sản phẩm mới thâm nhập thị trường, cần bán hàng nhanh với khối lượng lớn, hoặc dùng giá để chiếm lĩnh thị trường. Thứ hai: Định giá thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm (chấp nhận lỗ). Cách định giá này áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời kỳ khai trương cửa hàng hoặc muốn bán nhanh thanh lý để thu hồi vốn. * Chính sách định giá cao Tức là định giá bán cao hơn giá trị sản phẩm và mức giá trên thị trường cao hơn. Nó được áp dụng trong các trường hợp : Thứ nhất: Với những sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của nó, chưa có cơ hội để so sánh về giá vì thế công ty áp dụng mức bán giá cao sau đó giảm dần. Thứ hai: Với những mặt hàng cao cấp, hoặc mặt hàng tuy không thuộc loại cao cấp nhưng có chất lượng đặc biệt tốt, tâm lý người tiêu dùng thích phô trương giàu sang, do vậy áp dụng mức giá bán cao sẽ tốt hơn giá bán thấp. * Chính sách ổn định giá bán Công ty thực hiện không thay đổi giá bán sản phẩm theo cung cầu ở từng thời kỳ, hoặc dù bán sản phẩm đó ở nơi nào trong phạm vi toàn quốc. Cách định giá ổn định giúp công ty thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường. * Chính sách bán phá giá Mục tiêu của bán phá giá là để tối thiểu hóa rủi ro hay thua lỗ. Bán phá giá được áp dụng khi công ty muốn thanh lý một lượng hàng tồn kho. Thanh lý nhằm giảm rủi ro do bánh kẹo là hàng hóa có thời hạn bảo quản nhất định đồng thời cũng khó bảo quản trong điều kiện thời tiết nước ta. Nếu để càng lâu thì rủi ro càng cao và thua lỗ sẽ càng lớn. Chính sách đối với dịch vụ khách hàng Đối với công ty Tràng An, khách hàng đến với công ty luôn là thượng đế bởi công ty luôn biết rằng khách hàng là người lựa chọn sản phẩm cân mua, địa điểm, cửa hàng sẽ đến. Vì thế công ty luôn có thái độ phục vụ tận tình và chu đáo với khách hàng như: Luôn giữ thái độ niềm nở đối với khách hàng trong mọi hoàn cảnh. Không có thái độ phân biệt đối xử giữa khách hàng lớn và nhỏ. Lập hòm thư nhận ý kiến đóng góp của khách hàng để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính sách phân phối Công ty đã chú trọng đến việc phát triển các mạng lưới bán hàng. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại phân phối ở các tỉnh miền Bắc và được mở rộng xuất khẩu sang một só nước Asian chủ yếu là: Indonesia, Trung Quốc, Lào, Malaysia và một số nước khác. Công ty thực hiện phân phối bằng 2 kênh: Phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm Phân phối gián tiếp thông qua các đại lý cấp , siêu thị, chợ lớn… Trong 2 kênh phân phối trên thì kênh phân phối thứ 2 là kênh tiêu thụ chủ yếu của công ty. Công ty có khoảng 300 đại lý trên toàn miền Bắc và các đại lý này rât nhạy cảm với những biến động của thị trường, nắm bắt nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng giúp công ty đưa sản phẩm vào kênh phân phối được thông suốt và giảm thiểu được lượng hàng tồn kho. Chính sách đối với sản phẩm Trong gần 20 năm xây dựng và phát triển cùng với mức sống của người dân tăng lên với nhu cầu đối với các loại hàng hóa bánh kẹo ngày càng tăng về chất lượng cũng như chủng loại, mẫu mã. Vì vậy công ty đã thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính sách này phù hợp với thị hiểu của người tiêu dùng hiện nay vì thế mà công ty đã có được vị trí vững chắc trên thị trường bánh kẹo hiện nay. Quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã sử dụng nhiều hình thức đa dạng hóa sản phẩm sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển công ty và thị trường: Đa dạng hóa theo hình thức đổi mới chủng loại sản phẩm đưa ra sản phẩm mới hoàn toàn thông qua nghiên cứu phát triển sản phẩm mới song song với quá trình tự nghiên cứu Công ty thường xuyên cử các nhân viên Marketing và các nhân viên phòng kỹ thuật đi tới các siêu thị và hội chợ triển lãm... trong và ngoài nước nhằm tìm hiểu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thị hiếu người tiêu dùng, để từ đó chế tạo các sản phẩm mới và tung ra thị trường. Đa dạng hóa trên cơ sở hoàn thiện, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm hiện có. Đối với hương vị sản phẩm: Công ty đưa ra nhiều hương vị sản phẩm mới, đặc biệt là các hương vị tự nhiên, hoa quả, thảo mộc… để làm thay đổi khẩu vị của người tiêu dùng như loại kẹo Chewy, Loly với các sản phẩm như: Kẹo nho đen, dâu, cam, bạc hà, hương cốm, socola… Đối với bao bì, mẫu mã sản phẩm và qui cách đóng gói sản phẩm: Công thực hiện trên cơ sở thực hiện nghiêm ngặt ngặt các qui định về an toàn thực phẩm công ty đã có nhiều cải thiện về mẫu mã, bao bì sản phẩm. So với trước đây chủ yếu đóng gói vào túi nilon chất lượng thấp, rẻ tiền, thời gian bảo quản ngắn, tính thẩm mĩ không cao dẫn đến những đánh giá không đúng của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Do nắm bắt được xu hướng tiêu dùng hiện đại công ty đã thay thế các túi nilon bằng các hộp giấy cao cấp, hộp nhựa cứng trong, hộp bánh qui thiếc, gói nilon được hút chân không … đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dung đồng thời tăng thời gian cũng năng bảo quản sản phẩm và cũng rất đẹp mắt. Về qui cách đóng gói cũng đã cải tiến phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng như: Snack 9g, 19g, 21g phù hợp với trẻ em, đối với các hộp bánh 25g, 50g phù hợp mang ăn gọn nhẹ, tiện lợi và các hộp lớn 300g, 500g phù hợp trong các dịp lễ tết, quà biếu… Chất lượng và chủng loại sản phẩm +/ Công ty luôn chú trong đến sức khỏe người tiêu dùng do đó thông qua nghiên cứu thị trường công ty đã nhận thấy sản phẩm hiện nay rất phong phú vì thế để cạnh tranh được với sản phẩm khác thì yêu cầu sản phẩm không những phải ngon, giàu dinh dưỡng, đẹp mắt mà còn đáp ứng được rất nhiều nhu cầu khác như sản phẩm không chứa cholesterol, ít chất béo dành cho người ăn kiên, huyết áp cao, bệnh tim mạch… Bởi vậy công ty đã chia sản phẩm thành hai dòng sản phẩm: Là sản phẩm không cholesterol dành cho người ăn kiêng thông qua việc đưa thêm các hương vị thảo mộc hoặc socola một cách hợp lý… vào sản phẩm truyền thống và sản phẩm dinh dưỡng dành cho mọi đối tượng khác. +/ Mọi sản phẩm của công ty khi đưa ra thị trường đều được kiểm định bằng các tiêu chuẩn ISO9001:2000, HACCP Code 2003 đảm bảo mọi tiêu chuần cần có đối với mỗi sản phẩm. Vấn đề kinh tế, xã hội Trình độ phát triển kinh tế Trong những năm qua 2007 và 2008 kinh tê Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, cao góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên kéo theo đó là lạm phát cũng rất cao, giá cả leo thang chính vậy mà sức mua hàng lại không tăng do sức tăng của thu nhập không theo kịp sức tăng của giá cả hàng hóa.Điều này gây cản trở cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. - Hệ thống pháp luật, chính trị xã hội Tình hình chính trị nước ta khá ổn định bên cạnh đó nhà nước trong những năm gần đây có những cải cách về hành chính, rõ rệt như đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm ổn định đầu tư, phát triển. Cùng với sự ổn định chính trị, Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 Việt Nam thiết lập mối quan hệ thương mại song phương với Mỹ, mở rộng và gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới như AFTA, WTO. Điều đó tạo cơ hội cho công ty mở rộng thị trường của mình, đồng thời cũng gặp phải những thách thức bởi hàng hóa bánh kẹo nước ngoài tràn vào với giá rẻ và phong phú về chủng loại đòi hỏi công ty phải có chiến lược phát triển phù hợp,đúng đắn để phát huy hết khả năng, nội lực của mình, đứng vững trên thị trương nội địa và vươn tới thị trường thế giới. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty bánh kẹo Tràng An Hiệu quả sản xuất - kinh doanh tổng hợp Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu 92,005 136,73 201,975 Tổng chi phí 88,698 132,312 197,232 LN sau thuế 2,035 3,106 3,512 Tỷ suất doanh thu/ Chi phí 1,037 1,033 1,024 Tỉ suất lợi nhuận /doanh thu 2,2% 2,3% 1,7% Nhận thấy hiệu quả sản xuât kinh doanh tổng hợp giảm sút so với năm 2006 với tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu giảm từ 2,2 % xuống 1,7 % tức là lợi nhuận từ một đồng doanh thu giảm xuống. Nguyên nhân là do mức tăng của chi phí nhanh hơn mức tăng nhanh hơn mức tăng doanh thu thể hiện ở tỷ suất doanh thu/ chi phí giảm dần từ 1,037 – 1,024. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng cao là do: Công ty tăng cường trang bị máy móc mới, tăng cường thu hút nhân lực trình độ cao, đầu tư cho đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ công ty. Lạm phát cao kéo theo chi phí nguyên vật liệu tăng, chi phí vận tải tăng…làm cho giá thành sản phẩm tăng. Hiệu quả sử dụng lao động Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu Tỷ đồng 92,005 136,73 201,975 LN sau thuế Tỷ đồng 2,035 3,106 3,512 Tổng số lao động Người 420 504 520 NSLĐ bình quân Tr.đ/ng 160,94 185,08 215,66 Mức sinh lời bình quân/lao động Tr.đ/ng 4,85 6,16 6,75 Trong 3 năm 2006-2008 lượng lao động đều tăng lên. Năm 2007 tăng 84 người, năm 2008 tăng 16 người so với 2007. Mức tăng giữa 3 năm có sự giảm dần do công ty chú trọng tăng thêm lao động trình độ cao phục vụ trong các lĩnh vực quản lý bán hàng, kĩ thuật…, giảm thiểu lao động phổ thông. Với hướng đi đúng đắn ấy đã góp phần làm tăng năng suất lao động bình quân lên đáng kể: Năm 2006: 160,94 triệu đồng / người. Năm 2007: 185,08 triệu đồng / người tăng 15% so với 2006 Năm 2008: 215,66 triệu đồng / người tăng 16,5 % so với 2007 Với sự nỗ lực của toàn thể công ty góp phần làm tăng lợi nhuận, tạo nên những bước đi vững chắc trên con đường phát triển của công ty bánh kẹo Tràng An. Chính vậy công ty đã không ngừng tăng lương cho cán bộ công nhân viên qua các năm thể hiện ở mức sinh lời bình quân lao động tăng từ 4,85 năm 2006 lên 6,75 năm 2008 mục đích làm cho công nhân viên có động lực làm việc, phục vụ cho sự phát triển của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu 92,005 136,73 201,975 Tổng nguồn vốn 61.945,83 73.641,07 101.253,68 Tỷ suất doanh thu/ vốn kinh doanh 1,485 1,856 1,994 Vốn cố định 19,247 24,005 49,725 Vốn lưu động 42,698 49,636 51,528 Số vòng quay vốn lưu động 2,154 2,75 3,919 Số vòng quay vốn cố định 4,78 5,7 4,06 Số vòng quay vốn lưu động tăng đều qua các năm từ 2006 đến 2008 tăng từ 2,154 đến 3,919. Tuy nhiên số vòng quay vốn lưu động so với công ty có qui mô như công ty Tràng An thì số vông quay này còn thấp nên điều này cũng làm giảm khả năng sử dụng vốn. Nếu tăng được số vòng quay vốn lưu động lên cao hơn sẽ tăng khả năng sử dụng vốn trong chi trả, thanh toán, giao dịch với khách hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn cố định qua các năm lần lượt là: Năm 2006: 4,78 Năm 2007: 5,7 tăng 1,19 lần so với năm 2006 Năm 2008: 4,06 giảm 1,4 lần so với 2007 Số vòng quay vốn cố định không ổn định: Năm 2008 giảm so với 2007 là do công ty đầu tư phần lớn máy móc thiết bị ngoại nhập làm tăng chi phí cho tài sản cố định, đồng thời công ty có dự án mở chi nhánh ở Cửa Lò làm vốn cố định tăng từ 24,005 tỷ đồng lên đến 49,725 tỷ đồng ( tăng 107% so với năm 2007) Năm 2007 tăng so với năm 2006: Do chưa đầu tư bổ sung nhiều về tài sản cố định, chủ yếu dùng máy móc, dây chuyền đã được nhập từ trước: Năm 2006 vốn cố định là: 19,247 tỷ đồng và năm 2007 vốn cố định là 24,005 tỷ đồng. Vì thế số vòng quay vốn cố định vẫn tăng nhưng tăng rất chậm. Tỷ suất doanh thu / vốn kinh doanh tăng tăng dần từ 1,48 đến 1,99 tuy nhiên tỷ suất và mức tăng của nó còn chưa cao. Do khấu hao tài sản cố định còn chậm, vòng quay của vốn kinh doanh chậm điều đó đã làm cho mức tăng doanh thu bị chậm lại Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội - Doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng tỷ đồng: Năm 2007 đóng góp: 5,8tỷ đồng và năm 2008 đóng góp 7,9 tỷ đồng. Và dự kiến năm 2009 công ty sẽ đóng góp 8,3 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước góp phần cải thiện ngân sách nhà nước đóng góp vào công cuộc xây dựng một đất nước giàu mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm, y tế, giáo dục… Bên cạnh đó sự phát triển của công ty đã giải quyết công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho hàng trăm người lao động. Năm 2007 giải quyết việc làm cho 504 người, năm 2008 là 520 người. Với mức lương bình quân tăng dần từ 1,8 trđ/người đến 2,4 trđ/ người Góp phần ổn định xã hội nâng cao tay nghề cho người lao động và giảm thiểu các tệ nạn xã hội… xây dựng một xã hội ngày càng lành mạnh và văn minh hơn. Như vậy có thể nói rằng công ty bánh kẹo Trầng An là một trong những doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với xã hội, đất nước, giải quyết tốt các vấn đề kinh tế cũng như xã hội. Là một trong những nhân tố góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Đánh giá chung Ưu điểm Công ty thành công trong việc đưa ra thị trường những danh mục sản phẩm luôn th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22084.doc