CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm công ty cổ phần giấy Lam Sơn.
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hương Thùy
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Lớp: KTPT 47A-QN
Khóa: 47
Hệ: chính quy
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đặng Thị Lệ Xuân
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao dẫn tới sức tiêu thụ hàng hóa ngày càng lớn. Năm 2001 l
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty cổ phần giấy Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à năm đầu tiên của thế kỷ 21, tất cả các nước trên thế giới đã đạt được những thành quả nhất định , Việt Nam cũng vậy, trong những năm đầu của thế kỷ mới cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu.
Một trong những mặt hàng không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân nói chung và đời sống xã hội nói riêng đó là giấy- một trong 7 mặt hàng chiến lược của nền kinh tế do chính phủ trực tiếp quản lý. Nhằm góp phần thực hiện các chiến lược phát triển lâu dài của ngành giấy đến năm 2010, công ty cổ phần giấy Lam Sơn cũng đã thực hiện những giải pháp của riêng mình trong tiến trình phát triển của công ty.
Việc tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng phát triển của từng doanh nghiệp cụ thể là điều hết sức quan trọng, vì lý do đó tác giả đã chọn đề tài”phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn ”
Mục đích nghiên cứu
- Khái quát hóa một số lý luận xuất khẩu giấy, các phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện hội nhập.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu giấy
- Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu giấy của công ty cổ phần giấy Lam Sơn thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động xuất khẩu giấy của công ty cổ phần giấy Lam Sơn
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phương hướng, định hướng và các giải pháp cụ thể được đề ra giúp công ty phát triển hoạt động xuất khẩu
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử
- Phương pháp thống kê toán
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Nội dung và kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần giấy Lam Sơn
Chương 3:Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần giấy Lam Sơn
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. Các vấn đề chung về xuất khẩu
1. Xuất khẩu sản phẩm
Khái niệm về xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm chung về ngoại thương
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.
Hội nhập thương mại là một trong những mũi nhọn của hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy nói đến hội nhập kinh tế là phải đề cập tới sự gắn kết nền kinh tế, thị trường của từng nước với nhau, hoặc giữa các khối kinh tế.
Ngoài ra hội nhập bao giờ cũng gắn liền với quá trình cam kết mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại. Những nỗ lực hội nhập quốc tế của các quốc gia thể hiện trên nhiều phương diện, nhiều cấp độ khác nhau như đơn phương mở cửa thị trường tự do hoá thương mại, hợp tác song phương hoặc đa phương thể hiện trong việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, tham gia vào các diễn đàn, các định chế khu vực và toàn cầu.
1.1.2. Lợi thế của hoạt động ngoại thương
a. Lợi thế tuyệt đối
A.Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương. Theo A.Smith, thông qua mua –bán trao đổi sản phẩm sẽ giải quyết được mặt hạn chế của thị trường.
Khái niệm
Lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được dựa trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm.
Ý nghĩa
Lợi thế này được xem xét từ hai phía:
Đối với nước có chi phí sản xuất thấp hơn: Xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế sẽ có thu nhập cao hơn và do đó lợi nhuận thu được cao hơn do giá quốc tế lớn hơn giá trong nước.
Đối với nước có chi phí sản xuất cao hơn: Nhập khẩu hàng hoá từ bên ngoài, về trước mắt sẽ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm trong nước, người ta gọi là bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước.
Tuy nhiên trong thị trường, đối với các nước đang phát triển, lý thuyết này có ý nghĩa nhiều hơn đối với hàng hoá là tư liệu sản xuất. Nguyên nhân chính là do các nước này:
Không thể sản xuất vì thiếu vốn và công nghệ, thiếu đội ngũ lao động có trình độ và giới hạn về nguồn lực.
Có thể sản xuất tuy nhiên với chi phí sản xuất cao hơn các sản phẩm của nước ngoài. Do đó việc nhập khẩu sẽ mang đến cho các nước này nhiều lợi ích:
+ Có tư liệu sản xuất để tiêu dùng.
+ Học tập kinh nghiệm từ các tư liệu sản xuất của nước ngoài.
+ Nâng cao kỹ năng, trình độ của người lao động trong nước khi sử dụng các tư liệu sản xuất đó.
Vì thế xu hướng tất yếu là phải nhập khẩu và xuất khẩu chứ không đơn thuần là nhập khẩu.
b. Lợi thế tương đối.
Phát triển lý thuyết lợi thế tương đối của hoạt động ngoại thương, A.Ricar đã nghiên cứu lợi thế này dưới góc độ chi phí sản xuất để sản xuất ra sản phẩm.
Khái niệm
Lợi thế tương đối là lợi thế có được thông qua mua bán, trao đổi với các nước khác dựa trên chi phí so sánh, chi phí tương đối để sản xuất ra sản phẩm đó.
Nguyên tắc tìm lợi thế so sánh
Hai nhà kinh tế người Thuỵ Điển là E.Heckscher và B.Ohlin để phát triển lý thuyết lợi thế so sánh, họ cho rằng mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác và mức sử dụng yếu tố để sản xuất sản phẩm là những nhân tố quan trọng quyết định sự khác biệt về chi phí so sánh.
Do đó, nguyên tắc là các nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm có chi phí so sánh thấp hơn so với các nước khác.
Đặc điểm của lợi thế tuyệt đối
Lợi thế tương đối cho biết bất kỳ quốc gia nào với sản xuất với chi phí cao hay thấp đều phải tìm ra được một lợi thế để tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, nghĩa là tăng thu nhập của mình thông qua hoạt động ngoại thương hay xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá hoặc sản phẩm nào đó.
1.1.3. Tác động của ngoại thương tới thị trường và phát triển kinh tế.
a. Hoạt động ngoại thương trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Khái niệm
Hoạt động kinh tế đối ngoại là toàn bộ hoạt động kinh tế của nước này đối với nước khác.
Nội dung của hoạt động kinh tế đối ngoại
Là hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hoá, đây chính là điểm xuất phát của hoạt động kinh tế đối ngoại.
Hoạt động hợp tác, bao gồm hợp tác đầu tư và hợp tác khoa học –công nghệ.
Hoạt động dịch vụ: là các hoạt động vận tải, bảo hiểm, ngân hàng…
b. Vai trò của ngoại thương trong tăng trưởng kinh tế.
Trong kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vai trò quan trọng, nó tạo điều kiện phát huy lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả của hoạt động ngoại thương được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức “cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”. Kết quả này làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước. Do đó, nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Hay nói một cách khác, ngoại thương tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tăng trưởng tổng cầu.
1.1.4. Các loại hình chiến lược xuất khấu sản phẩm
a. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô.
a1. Nội dung của chiến lược
Nội dung
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là chiến lược dựa trên nguồn lực tài nguyên là chủ yếu để khai thác và xuất khẩu.
Điều kiện thực hiện chiến lược
Phải có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn.
Những điều kiện khách quan như thời tiết, khí hậu… giúp các quốc gia có thể sản xuất ra các sản phẩm nhiệt đới.
a2. Lợi thế của chiến lược:
Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tích luỹ vốn ban đầu.
Tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.
Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hình thành cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành.
a3. Trở ngại trong phát triển khi thực hiện chiến lược này.
Cung và cầu về sản phẩm thô là không ổn định.
Do giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ, việc so sánh tương quan giữa giá cả sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu được thực hiện thông qua hệ số trao đổi hàng hoá In
Hệ số này cho biết sức mua của hàng hoá nhập khẩu khi xuất khẩu 1 đơn vị hàng hoá.
Do thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô biến động.
a4. Biện pháp khắc phục trở ngại.
Giải pháp khống chế lượng cung sản phẩm thô
Nội dung: thành lập các tổ chức có khả năng khống chế đại bộ phận lượng cung của một sản phẩm nào đó trên thị trường.
Thực chất của giải pháp này là ổn định cung –cầu và tăng giá sản phẩm thô.
Kết quả là hình thành nên các nhóm và các hiệp hội.
Giải pháp” kho đệm dự trữ quốc tế”
Nội dung: thành lập các quỹ chung, xây dựng nên hệ thống kho hàng.
Mục đích sử dụng: nhằm ổn định cung –cầu và giá cả sản phẩm thô.
Thực chất của kho đệm là tạo ra một cung hoặc cầu giả trên thị trường.
Xét trên lý thuyết thì hàng hoá của kho đệm là tương đối hiệu quả.
b. Chiến lược thay thế hàng hoá nhập khẩu.
b1. Nội dung của chiến lược.
Nội dung của chiến lược
Nội dung của chiến lược là đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước, trước hết là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sau là các ngành công nghiệp khác.
Điều kiện thực hiện chiến lược
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm trong nước tương đối rộng rãi.
Có sự can thiệp của chính phủ thông qua bảo hộ.
Phải tạo được yếu tố đảm bảo khả năng sản xuất, trước hết là thu hút vốn và công nghệ từ nước ngoài.
b2. Các hình thức bảo hộ của chính phủ.
Bảo hộ bằng thuế quan.
Hình thức này có thuận lợi là xác định rõ chi phí khởi điểm của ngành công nghiệp mới, nhưng lại có bất lợi là tăng gánh nặng cho hệ thống ngân sách của nhà nước. Do đó, hầu hết các nước thường áp dụng hình thức thuế quan vì nó đơn giản hơn, chi phí tăng thêm do người tiêu dùng trong nước chịu.
Hình thức này bao gồm hai loại:
Bảo hộ bằng thuế quan danh nghĩa: là hình thức bảo hộ mà nhà nước đánh thuế nhập khẩu vào hàng tiêu dùng thành phẩm có sức cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước để tăng giá bán của hàng trong nước.
Bảo hộ bằng thuế quan thực tế: là hình thức bảo hộ mà nhà nước đánh thuế nhập khẩu vào những hàng tiêu dùng thành phẩm và những hàng là nguyên liệu đầu vào sao cho đảm bảo lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Bảo hộ bằng hạn ngạch.
Là hình thức bảo hộ mà nhà nước cấp phép nhập khẩu và cho phép các đơn vị có đủ tư cách nhập khẩu.
b3. Hạn chế của chiến lược.
Hạn chế của chiến lược hay cũng chính là mặt trái của sự can thiệp củ chính phủ vào nền kinh tế.
Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Làm chậm xu thế công nghiệp hoá.
Làm tăng những món nợ ngoại tệ.
Xu hướng nảy sinh các tiêu cực trong xã hội như trốn thuế, hối lộ, tham nhũng…
c. Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế.
c1. Nội dung của chiến lược.
Các nước NICs
Sự cần thiết của việc chuyển hướng thương mại quốc tế. Xuất phát từ những hạn chế trong việc thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, đặc biệt là sự gia tăng các món nợ ngoại tệ. Bên cạnh đó, hầu hết các nước NICs có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên xã hội như hạn chế về nguồn lực tài nguyên, thị trường trong nước nhỏ hẹp. Họ nhận thấy rằng để khắc phục những hạn chế đó chỉ có cách dựa vào thị trường quốc tế.
Nội dung của chiến lược: sản xuất những mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nhất những yếu tố sẵn có trong nước, thực hiện nhất quán chính sách giá cả, giá cả trong nước phản ánh sát với hàng trên thị trường quốc tế và phản ánh sự khan hiếm của các yếu tố trong nước.
Các nướcASEAN và các nước LDCs khác.
Sự cần thiết lựa chọn chiến lược.
Trong suốt những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, phần lớn các nước ASEAN, chủ yếu là ASEAN4 gồm Thái Lan, Malaysia, Philippin và Indonesia đã gặp phải hạn chế trong thực hiện đường lối phát triển kinh tế mở như nền kinh tế thị trường chậm, cơ cấu kinh tế mất cân đối, nợ nước ngoài tăng. Với kinh nghiệm chuyển hướng chiến lược thành công của NICs, do đó vào đầu thập niên 70, hầu hết các nước ASEAN4 đều có sự chuyển hướng sang chiến lược hướng ngoại.
Nội dung chiến lược
Tận dụng lợi thế so sánh để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy quá trình tích luỹ ban đầu của đất nước. Khuyến khích các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.
c2. Tác động của chiến lược đến phát triển kinh tế.
Tạo khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năng động. Sự phát triển của một hay một số ngành công nghiệp sẽ tạo nên các “ mối quan hệ xuôi”, “ mối quan hệ ngược” và “ mối quan hệ gián tiếp” thúc đẩy một hay một số ngành khác phát triển, nâng cao thu nhập cho người lao động, từ đó thúc đẩy công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
c3. Những chính sách đòn bẩy thúc đẩy chiến lược hướng ngoại.
Chính sách tỉ giá hối đoái.
Tỉ giá hối đoái là tỉ lệ chuyển đổi đơn vị tiền tệ của nước này sang đơn vị tiền tệ của nước khác, nó có tác động lớn trong quan hệ ngoại thương. Do đó, điều cần thiết là duy trì một tỉ giá có lợi cho các nhà xuất khẩu trong nước khi họ bán các sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Chính sách trợ cấp.
Trợ cấp trực tiếp: là hình thức chính phủ trợ giúp cho nhà xuất khẩu về lãi suất và thuế.
Trợ cấp gián tiếp: là hình thức chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo chuyên gia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận với bạn hàng trên thế giới.
Chính phủ tạo sức hấp dẫn cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. Muốn vậy, đòi hỏi phải giảm các hình thức bảo hộ đối với các ngành công nghiệp được ưu đãi và giảm hạn ngạch trong nhập khủ. Muốn vậy, việc bảo hộ bằng thuế không được cao hơn mức trợ cấp xuất khẩu.
1.2. Vai trò của xuất khẩu trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng để nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, xăng dầu và hàng tiêu dùng phục vụ yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.2.2. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá.
1.2.3. Xuất khẩu tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông –lâm –hải sản, dệt may, da giày.
1.3. Các hình thức xuất khẩu
1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp
1.3.2. Xuất khẩu đối lưu
1.3.3. Kinh doanh tái xuất
1.3.4. Xuất khẩu trung gian
1.3.5. Đấu thầu hàng hoá quốc tế
1.3.6. Đấu giá quốc tế
2. Các vấn đề về thị trường và thị trường xuất khẩu.
2.1. Khái niệm về thị trường và thị trường xuất khẩu.
2.1.1. Thị trường.
Đã từ lâu, quan niệm hiểu thế nào là thị trường đã được quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác. Bởi vậy cho đến nay, chúng ta đã có rất nhiều các khái niệm khác về thị trường.
Theo quan niệm của kinh tế chính trị, thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công lao động xã hội. Sự phân công này như K.Marx đã nói là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hoá. Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công xã hội và do đó, nó có thể phát triển vô cùng tận.
Theo quan niệm của kinh tế học cổ điển, thị trường là nơi diễn ra các quan hệ mua bán hàng hoá gắn với không gian, thời gian và đặc điểm cụ thể. Ở đây, người ta chỉ coi thị trường là một địa điểm tồn tại trong không gian và thời gian nhất định, là nơi diễn ra một hoạt động mua bán cụ thể. Bởi vậy nó không bao hàm được các hoạt động mua bán trực tuyến như hiện nay.
Theo quan niệm của kinh tế học hiện đại, thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá hay dịch vụ. Hay “thị trường là sự thể hiện thu gọp của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu cho ai đều được dung hoà bằng điều chỉnh giá cả”.
Theo quan niệm của các nhà quản trị doanh nghiệp, thị trường của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó.
Tóm lại, dù đứng dưới góc độ nào để định nghĩa thì thị trường luôn bao gồm ba yếu tố: ngươi mua, người bán và sản phẩm.
2.1.2. Xuất khẩu
Ở các thời kỳ, các góc độ khác, ta lại có cách hiểu khác về xuất khẩu.
Theo quan niệm của kinh tế học, “ xuất khẩu là hoạt động hàng hoá và dịch vụ được xuất khẩu trong nước và bán sang nước khác”. Theo đó, đối tượng xuất khẩu đã được chỉ ra là hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước.
Theo quan niệm của các nhà kinh doanh quốc tế, “ xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ ra khỏi một nước sang quốc gia khác để bán”. Đây là quan niệm về xuất khẩu được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
2.1.3. Thị trường xuất khẩu.
Dựa trên các quan niệm khác về thị trường, xuất khẩu, thị trường xuất khẩu cũng được hiểu theo các giác độ khác.
Theo quan niệm của kinh tế học: thị trường xuất khẩu là tổng thể cung và cầu của người tiêu dùng quốc tế đối với các sản phẩm sản xuất trong nước. Theo đó, chú trọng đến vai trò của cung và cầu hàng hoá và dịch vụ.
Theo quan niệm của Marketing quốc tế, “thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó”. Ở đây, số lượng và cơ cấu nhu cầu của khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm của doanh nghiệp cũng như sự biến động của các yếu tố đó theo không gian và thời gian là đặc trưng cơ bản của thị trường xuất khẩu.
Theo quan niệm của các nhà kinh doanh quốc tế, “thị trường xuất khẩu là tập hợp các khách hàng có nhu cầu thị trường với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà doanh nghiệp có dự án trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Hay “thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tích khác, tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm các thủ tục hải quan qua biên giới”.
Thị trường xuất khẩu hàng hoá trực tiếp( nước tiêu thụ cuối cùng ) và thị trường xuất khẩu hàng hoá gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian) đều được bao hàm trong định nghĩa nêu trên.
Hay định nghĩa đã được mở rộng sang trường hợp tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái xuất hàng hoá và dịch vụ, đây cũng là một hình thức của thị trường xuất khẩu.
Cần lưu ý rằng, thị trường xuất khẩu hàng hoá không chỉ giới hạn ở thị trường nước ngoài mà thị trường trong nước nhiều trường hợp cũng là thị trường xuất khẩu hàng hoá tại chỗ của doanh nghiệp (nhất là đối với các ngành xuất khẩu dịch vụ như: viễn thông, tài chính, du lịch).
2.2. Phân loại thị trường xuất khẩu.
Chúng ta có nhiều cách phân loại thị trường xuất khẩu. Dưới đây là một số căn cứ thường thấy khi tiến hành phân loại thị trường xuất khẩu.
2.2.1. Căn cứ vào vị trí địa lý
Theo cách phân loại này, người ta xếp thị trường thành các nhóm tuỳ thuộc vào vị trí của thị trường, đất nước xuất khẩu trên bản đồ địa lý. Theo đó, thị trường xuất khẩu được phân thành các nhóm:
Thị trường châu lục
Thị trường khu vực
Thị trường nước và vùng lãnh thổ.
2.2.2. Căn cứ vào quan hệ ngoại thương.
Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp luôn có sự song hành của các mối quan hệ làm ăn kinh doanh. Theo đó ta có thể phân loại:
Thị trường xuất khẩu truyền thống.
Thị trường xuất khẩu hiện có.
Thị trường xuất khẩu mới.
Thị trường xuất khẩu tiềm năng.
2.2.3. Căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu việt.
Các chính sách phát triển thị trường của các nước xuất khẩu đới với các thị trường xuất khẩu khác cũng khác. Do đó, các thị trường cũng có thẻ được phân thành:
Thị trường trọng điểm hay thị trường chính: đây là những thị trường mà một nước sẽ nhằm vào khai thác chính và trong một tương lai lâu dài. Do vậy nước xuất khẩu có thể phải chấp nhận một số thiệt thòi về lợi ích trước mắt để thu được lợi ích lâu dài.
Thị trường xuất khẩu tương hỗ: thị trường này là thị trường ở những nước có quan hệ ngoại thương với những ưu đãi,nhân nhượng đối với nước xuất khẩu. Do vậy, nước xuất khẩu duy trì quan hệ ngoại thương theo nguyên tắc tương hỗ.
2.2.4. Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường.
Cạnh tranh là một nhân tố rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Do vậy, thị trường xuất khẩu cũng được phân nhóm dựa trên sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, bao gồm:
Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh.
Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh.
2.2.5. Căn cứ vào khả năng thâm nhập thị trường.
Căn cứ này xem xét mức độ khó hay dễ của thị trường, để từ đó có những chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả.
Thị trường khó tính.
Thị trường dễ tính.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng khác, các thị trường khác sẽ có các biện pháp phân loại thị trường khác. Không có một chuẩn mực chung cho việc phân loại, đây chỉ là một công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá và tổng kết hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất.
2.3. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia xuất khẩu. Do vậy, thị trường này mang nhiều đặc điểm khác biệt với thị trường nội địa. Khi muốn mở rộng hay thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ mọi đặc điểm của các thị trường đó. Đây chính là cơ sở giúp doanh nghiệp đánh giá và xem xét các khả năng mở rộng thị trường của mình.
2.3.1. Đặc điểm văn hoá.
Văn hoá phản ánh lối sống của một dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác, được phản ánh qua hành vi, cách cư xử, quan điểm, thái độ trong cuộc sống. Văn hoá tác động đến việc người ta mua gì (các điều kiện lịch sử, thị hiếu địa phương…), đến việc người ta mua khi nào, ai mua, cơ cấu tổng quát về hành vi mua của người tiêu dùng. Văn hoá sẽ tác động đến hành vi của người tiêu dùng về:
Nhu cầu nào khách hàng cảm thấy cấp thiết hơn.
Các thành viên nào trong gia đình quyết định mua hàng hoá, dịch vụ.
Thái độ đối với các sản phẩm do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp.
Số lượng người mua sản phẩm đó trong chu kỳ sống của nó.
Phân đoạn các thị trường quốc gia.
Đối với thị trường xuất khẩu, văn hoá mang những khác biệt lớn về ngôn ngữ, lối sống… Đây chính là điểm đầu tiên doanh nghiệp cần chú ý khi tiến hành nghiên cứu để mở rộng thị trường.
2.3.2. Đặc điểm kinh tế.
Các thị trường xuất khẩu khác cũng mang những đặc điểm khác về:
Phân phối của cải và thu nhập.
Mối quan hệ lao động, tác động của đình công.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Mức thu nhập.
Tình hình cán cân thanh toán.
Tỉ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập bình quân.
Bản thân mỗi quốc gia đã mang những đặc điểm kinh tế như mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, mức sống… khác. Sự khác biệt ở bản thân thị trường, ở mỗi quốc gia, ở mỗi sản phẩm của các nhà cung cấp đã làm cho yếu tố về đặc điểm kinh tế là yếu tố cần được nghiên cứu cẩn thận nhất trước khi tiến hành kinh doanh xuất khẩu.
2.3.3. Đặc điểm pháp luật – chính trị
Trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều quy định, tập quán quốc tế cũng như pháp luật của các thị trường xuất khẩu, nhiều hơn so với thị trường trong nước. Một hệ thống luật pháp mà doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh sẽ rất phức tạp và rắc rối. Do vậy, doanh nghiệp cần phải thông hiểu một cách sâu sắc về pháp luật trong kinh doanh quốc tế để tránh những rủi ro không đáng có do sự thiếu thông tin.
Chính trị và hoạt động kinh doanh luôn có tác động lẫn nhau. Từ sự ảnh hưởng của chính trị có thể đưa đến cho doanh nghiệp nhiều yếu tố sau:
Mối quan hệ của chính phủ với các nước khác.
Sự phân chia quyền lực dân tộc trong nước đó và cá dân tộc thiểu số có đại diện một cách đáng kể trong chính phủ không.
Trách nhiệm của chính phủ đối với những thay đổi về quan điểm của công chúng và áp lực tác động của nhóm nào đó.
Hiệu quả của quản lý hành chính.
Đây cũng là nhân tố vừa có thể thúc đẩy, vừa có thể kìm hãm việc kinh doanh tại các thị trường xuất khẩu.
2.3.4. Đặc điểm tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên ở các thị trường cũng là một khác biệt cần chú ý. Với sự mở rộng phạm vi ra thị trường châu lục, doanh nghiệp cần trang bị cho sản phẩm của mình những biện pháp thích nghi phù hợp với sự khác biệt về thời tiết, khí hậu… để có thể tiến hành kinh doanh một cách có hiệu quả.
Ngoài ra, vị trí địa lý, địa hình còn ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển, chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm. Từ đó, ảnh hưởng tới giá sản phẩm trên thị trường. Do đó, khi tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp phải xác định cho được vị trí để có thể thu được lợi ích lớn nhất từ việc xuất khẩu.
2.4. Cấu trúc thị trường xuất khẩu.
Khi tiến hành phân tích thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, người ta buộc phải tiến hành phân tích tập hợp nhóm khách hàng nước ngoài hiện tại và tương lai của doanh nghiệp đó. Do vậy, để việc phân tích đạt hiệu quả cao, người ta thường phân chia thị trường xuất khẩu theo các chuẩn mực nhất định để tiện cho việc quản lý và phân tích. Ta xem xét cấu trúc thị trường bao gồm hai bộ phận: thị trường sản phẩm và thị trường doanh nghiệp theo sơ đồ sau:
Hình 1: Cấu trúc thị trường xuất khẩu
Thị trường tiềm năng lý thuyết
Thị trường tiềm năng thực tế
Thị trường không tiêu dùng tương đối
Thị trường hiện tại của doanh nghiệp
Thị trường hiện tại của đối thủ cạnh tranh
Thị trường thị trường hiện tại của sản phẩm
không tiêu
dùng tuyệt đối
của sản phẩm
thị trường lý thuyết của sản
phẩm
2.4.1. Thị trường sản phẩm.
a. Thị trường không tiêu dùng tuyệt đối sản phẩm, là tập hợp các khách hàng mà trong mọi trường hợp, họ không có nhu cầu, mong muốn tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, vì nhiều lý do khác như giới tính, lứa tuổi, nơi cư trú… hoặc các đặc trưng cá biệt khác.
Việc xác định nhóm thị trường này sẽ đem lại con số chính xác về quy mô thị trường, lượng cầu về sản phẩm và là cơ sở giúp doanh nghiệp tính toán dung lượng thị trường, từ đó có những quyết định hợp lý trong sản xuất kinh doanh.
b. Thị trường lý thuyết về sản phẩm, là trường hợp số lượng khách hàng tối đa và số lượng tiêu dùng tối đa lượng sản phẩm đó.
Thị trường không tiêu dùng tương đối, là tập hợp những người hoặc doanh nghiệp hiện tại không tiêu dùng loại sản phẩm đó vì nhiều lý do như:
Thiếu thông tin về sản phẩm.
Thiếu khả năng tài chính để tiêu dùng.
Chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu.
Thiếu mạng lưới cung ứng sản phẩm.
Thói quen và tập quán tiêu dùng.
Xác định được nhóm thị trường này rất phức tạp, khó khăn và tốn kém. Trước tiên doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân không tiêu dùng của khách hàng, mà việc làm này không dễ thực hiện.
Thị trường hiện tại của sản phẩm, là tập hợp khách hàng thực tế có nhu cầu và đang tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Thị trường này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những lưu ý đặc biệt tới các yếu tố từ trong và ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là phía ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh.
2.4.2. Thị trường của doanh nghiệp.
Thị trường tiềm năng lý thuyết, là thị trường mà doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh được nếu mọi điều kiện kinh doanh được tập hợp một cách tối ưu. Đây chính là mục tiêu dài hạn mà mọi doanh nghiệp muốn đạt tới.
Thị trường tiềm năng thực tế, là thị trường mang tính hiện thực trên cơ sở năng lực hiện có của doanh nghiệp với những hạn chế về nguồn lực cũng như sự cản trở của đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khách quan khác. Thị trường này là mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp.
Thị trường hiện tại của doanh nghiệp: là thị trường tiêu dùng thực tế các sản phẩm của doanh nghiệp được xác định qua các báo cáo thống kê nội bộ của doanh nghiệp về số lượng khách hàng, số lượng hàng hoá bán và tình hình biến động của nó.
II. Khái quát về ngành giấy
Đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp giấy
Ngành giấy có những đặc trưng cơ bản đòi hỏi sự quan tâm của các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách, các chủ doanh nghiệp nghiên cứu các chiến lược kinh doanh. Những đặc trưng đó đang, đã và sẽ tạo ra những tác động quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến xu thế và tiến trình phát triển của toàn ngành giấy nói chung cũng như công ty cổ phần giấy Lam Sơn nói riêng. Do đó cần được sự cân nhắc, phân tích, xem xét và đánh giá nhằm tạo lập tư duy đúng đắn trong quá trình tiếp cận, nhận thức và định hướng phát triển của công ty cổ phần giấy Lam Sơn.
Công nghiệp giấy là ngành sản xuất công nghiệp tổng hợp đa ngành.
Công nghệ sản xuất giấy ứng dụng một loạt các quá trình tác động cơ học, hóa học, năng lượng, thông tin và điều khiển từ công đoạn xử lý nguyên liệu ban đầu, nấu rửa, tẩy trắng, sang, lọc, nghiền xeo cho đến gia công chế biến, đóng gói thành phẩm.
Hiện nay một nhà máy sản xuất giấy từ nguyên liệu thô là một khu liên hiệp sản xuất, gồm các bộ phận sản xuất chính là nhà máy bột, nhà máy giấy và các bộ phận sản xuất phục vụ. công ty cổ phần giấy Lam Sơn là một khu vực sản xuất rộng bao gồm các phân xưởng(…diện tích, công suất)
Công nghiệp giấy phát triển trên cơ sỏ phát triển các nguồn lực cơ bản của nền kinh tế xã hội
Công nghiệp giấy chỉ có thể phát triển trên cơ sở phát triển các nguồn lực cơ bản của nền kinh tế xã hội, trong đó điều kiện mấu chốt là phát triển nguồn tiềm năng lâm nghiệp, vật tư hóa chất cơ bản và cơ cở hạ tầng.
Để tạo ra được sản phẩm công nghiệp giấy thì trong quá trình sản xuất chế biến cần khối lượng rất lớn các nguyên liệu đầu vào. Các nguyên liệu này gồm gỗ, tre, nứa, rơm, rạ, than, hóa chất, thiết bị máy móc cồng kềnh và phải vận chuyển qua chặng đường dài từ vùng nguyên liệu, từ các nhàcung cấp trong nước, nước ngoài đến nhà máy. Do đó còn đỏi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng tốt.
Công nghiệp giấy có tính toàn cầu, đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy đòi hỏi phải tập trung vốn lớn.
Quá trình sản xuất cần phải có một lưu trình sản xuất dài với một hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị quy mô lớn, phức tạp, nhiều tiền cùng với các bộ phận sản xuất phụ trợ, sân bãi, nguyên liệu nhà xưởng và kho tàng. Vì vậy đầu tư xây dựng nhà máy giấy đòi hỏi một tiến độ thời gian dài, diện tích mặt bằng quy hoạch rộng, vốn đầu tư lớn và suất đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn lâu dài.
Công trình nhà máy giấy, thiết bị(…nguồn gốc, công suất thiết kế), nguồn vốn ban đầu(lấy từ đâu..), tổng số vốn đầu tư..như vậy tỷ suất đầu tư ước tính là..
Đồng thời quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của thị trường khu vực và thế giới. Sự ổn định hay biến động của thị trường khu vực và thế giới có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển của toàn ngành.
Khái lược quá trình phát triển của ngành công nghiệp ._.giấy Việt Nam
Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp giấy nước ta đã có nhiều sự chuyển biến to lớn, tạo ra nghiều sản phẩm đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Trước những năm 1990, ngành giấy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh, thị trường bị thu hẹp. Từ năm 1991 trở đi, ngành giấy mới bước qua thời kỳ khủng hoảng và bắt đầu từng bước hồi phục.tổng sản lượng toàn ngành thời kỳ 1991- 1995 đạt mức cao nhất trong kế hoạch 5 năm: 665.784 tấn, tăng trưởng hơn 2 lần so với thời kỳ 1985- 1990.
Tổng sản lượng các doanh nghiệp địa phương đạt 212.410 tấn, tăng trưởng 3,1 lần so với thời kỳ 1976- 1980, tăng trưởng 2,1 lần so với thời kỳ 1981- 1984 và 1,4 lần so với thời kỳ 1985- 1990.
Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1991- 1995 của toàn ngành đạt mức kỷ lục 25,4%; trong đó các doanh nghiệp trung ương đạt mức 22,4% và các doanh nghiệp địa phương đạt mức cao nhất trong các thời kỳ 31,2%.
Sản lượng giấy toàn ngành năm 1995 đạt 201.487 tấn, gấp đôi sản lượng năm 1991 và gấp hơn 4 lần sản lượng năm 1981.
Đi đôi với sự phát triển về sản lượng, mặt hàng trong những năm gần đây ngày càng đa dạng và phong phú, có nhiều tiến bộ về mẫu mã và chất lượng. các sản phẩm giấy viết, giấy in, giấy in báo, giấy bao bì, giấy carton đã đứng vững trên thị trường bằng con đường cải tiến chất lượng, tiết kiệm vật tư, năng lượng tiến đến giảm giá thành sản phẩm, thúc đấy tăng trưởng sản xuất.
Năm 2001, tổng sản phẩm toàn ngành đạt 331.500 tấn giấy các loại. mặt hàng sản xuất chủ yếu là giấy bao bì chiếm tỷ lệ 28,5% giấy in, viết ; 55,2% giấy in báo; 6% giấy bao bì và giấy khác 10,3%.
Giấy in, viết: 94.478 tấn
Giấy in báo: 182.988 tấn
Giấy bao bì: 19.890 tấn
Giấy khác: 34.145 tấn
Như vậy đến năm 1995, ngành công nghiệp giấy nước ta đã bắt đầu hồi phục và phát triển đi lên. Tuy nhiên vẫn còn gặp phải một số khó khăn như giá thành giấy còn tương đối cao, hệ số huy động công suất ngành giấy còn tương đối thấp, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp còn nhỏ với công nghệ lạc hậu, tụt lại sau khá xa so với thế giới. đây là những kho khăn, thách thức đối với ngành giấy cần phải khắc phục để tiến kịp với các nước trong khu vực và thế giới.
Dù sao ngành công nghiệp giấy đang ngày càng khẳng định vị trí là một ngành chiến lược quan trọng phục vụ sự nghiệp văn hóa, giáo dục, xã hội và phát triển kinh tế đất nước.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành giấy
Nhân tố kinh tế
Đối với các doanh nghiệp, yếu tố kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu và có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động của các doanh nghiệp chính là trạng thái phát triển của nền kinh tế.
Không phải ngẫu nhiên mà khối lượng giấy tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam cũng như các nước khác có xu hướng tăng khi thu nhập quốc dân có xu hướng tăng. Ở Việt Nam, khối lượng giấy tiêu thụ giấy bình quân luôn tăng qua các năm và xu hướng này vẫn con tăng( năm 2006 là 18kg/người/năm, các năm 2007, 2008 thứ tự là 21 và 24, dự đoán 2009, 2010 và 2015 thứ tự sẽ là 28, 32 và 60). Cùng với điều kiện ổn định của nền kinh tế, ngành giấy có khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn cho đổi mới công nghệ, tăng cầu đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, từ đó tận dụng lợi thế về quy mô để từng bước tranhthur thị trường trong nước và hướng ra thị trường nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giấy tham gia xuất khẩu. Trong môi trường tỷ giá hối đoái ổn định, có lợi cho các nhà sản xuất trong nước sẽ kích thích các hoạt động đầu tư vào máy móc mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động cũng như tăng sản lượng sản phẩm, tận dụng những ưu thế sẵn có, hạ giá thành sản phẩm để tăng khối lượng hàng xuất khẩu.
Chất lượng của hoạt động ngân hàng và chính sách tín dụng của nhà nước không những có tác dụng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn kinh doanh, ảnh hưởng đến chi tiêu và tiết kiệm của dân cư, cầu tiêu dùng của xã hội, từ đó cũng ảnh hưởng đến bản thân mỗi doanh nghiệp.
Nhân tố văn hóa- xã hội
Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam đã có tác động rất lớn, làm thay đổi thói quen tiêu dùng của một bộ phận không nhỏ dân cư trong xã hội bởi hội nhập kinh tế đã kéo theo sự du nhập của các phong tục, tập quán, lối sống, sở thích..từ nhiều nơi. Từ đó tác động mạnh mẽ lên sự thay đổi trong phương hướng sản xuất cũng như kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân tố chính trị và pháp luật
Các chính sách của nhà nước về khuyến khích sản xuất, quy hoạch các vùng nguyên liệu giấy, các chính sách trợ cấp cho ngành giấy trong những giai đoạn khó khăn không những có tác dụng giúp ngành giấy có đủ lực để hoạt động mà còn có tác dụng khuyến khích các công ty giấy tích lũy vốn, đầu tư những dây chuyền sản xuất hiện đại, và từ đó thay đổi dần công nghệ.
Nhân tố kỹ thuật- công nghệ
Với trình độ phát triển khoa học công nghệ hiện nay thì những dây chuyền công nghệ Việt Nam đang sử dụng đã đi sau thế giới rất nhiều, khi mà công suất những dây chuyền chúng ta đang sử dụng chỉ là 30-40 nghìn tấn/năm thì thế giới 100 nghìn tấn/năm là công suất trung bình. Đối với ngành giấy, công nghệ không nghũng là yếu tố tác động mạnh mà còn là yếu tố tác động quan trong đối với sự phát triển của ngành cũng như mỗi doanh nghiệp
Nhân tố tự nhiên
Là ngành sử dụng một trong những đầu vào là sản phẩm của nông- lâm nghiệp, ngành giấy chịu tác động trực tiếp từ sự thay sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên. Nếu các điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi, ngành giấy cũng ổn định sản lượng đầu vào, đảm bảo cho quá trình sản xuất.
III.Vai trò của ngành đối với phát triển kinh tế Việt Nam
Vai trò của ngành trong phát triển kinh tế Việt Nam
Hiện nay công nghiệp giấy đang tăng trưởng nhanh chóng và đóng góp vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế xã hội.
Trong 20 năm qua, ngành giấy trong nước có mức độ tăng trưởng nhanh chóng, hằng năm vào khoảng 15%- 16%, đưa công suất từ 100.000 tấn/năm lên 800.000 tấn/ năm. Là ngành sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm của nông nghiệp( rơm, rạ,..), ngành lâm nghiệp( tre, nứa, vàu..), ngành giấy đã tiêu thụ một phần không nhỏ khối lượng cho các hộ trồng rừng, thực hiện chiến lược phát triển chung của nhà nước, đặc biệt là chiến lược quy hoạch vùng nguyên liệu giấy, phủ xanh đất tróng ở những khu vực nằm trong quy hoạch.
Là một trong 7 mặt hàng chiến lược do chính phủ trực tiếp quản lý
Hiện ngành giấy với nhiều bất lợi khi hội nhập kinh tế, là ngành có sức cạnh tranh còn rất kém so với nhiều nước trong khu vực, và là một trong những ngành có thời gian giảm thuế vào giai đoạn sau cùng trong lộ trình giảm thuế của Việt Nam. Vì thế, vào thời điểm hiện tại, tuy đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước song ngành giấy lại cần tới sự bảo hộ của chính phủ.
Vai trò của ngành trong phát triển kinh tế Thanh Hóa
Là một trong 20 ngành chủ đạo của tỉnh
Giai đoạn 2001- 2005, ngành giấy( giấy bao bì) đã sản xuất được 77 triệu bao, đứng thứ 20 trong bảng các sản phẩm chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa.
Trong thời gian tới, ngành giấy Thanh Hóa sẽ được đầu tư:
nhà máy bột giấy với công suất 60 vạn tấn/ năm
khu vực nguyên liệu cho ngành giấy với tổng đàu tư 1.730.000 USD.
Vai trò của công ty trong tham gia phát triển kinh tế địa phương
Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương
Lao động hiện có của công ty là 316 người, chủ yếu là lao động địa phương. Trong đó, công nhân kỹ thuật và sơ cấp lao động 100% là nhân lực tai địa phương.
Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo
Lao động sau khi vào công ty, tùy yêu cầu của công việc được công ty đào tạo hoặc cử đi đào tại các trường dạy nghề của tỉnh hoặc các trường có liên kết với công ty.
Tham gia các chương trình nhân đạo của xã
Hằng năm, vào các dịp lễ, tết công ty có cử các đoàn tham gia vào chương trình nhân đạo của xã như đến thăm tặng quà các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, các gia đình có công với cách mạng..tham gia các chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, chương trình hỗ trợ học sinh nghèo..
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY LAM SƠN
Khái quát về công ty cổ phần giấy Lam Sơn
Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần giấy Lam Sơn
Công ty cổ phần giấy Lam Sơn được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần năm 2002, có chức năng sản xuất kinh doanh và hạch toán độc lập.
Nhà máy giấy Lam Sơn được thành lập ngày 20.12.1948 trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thuộc hai huyện Như Xuân và Nông Cống của tỉnh Thanh Hóa. Với chức năng nhiệm vụ ban đầu là sản xuất giấy các loại và bìa carton cứng nhằm phục vụ các cơ sở kinh tế của nhà nước và cho quốc phòng. Trải qua một thời gian dài phấn đấu gian nan, vất vả trong quá trình xây dựng và sản xuất cùng với những thăng trầm của đất nước, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, các ngành chức năng trong tỉnh, các thế hệ cán bộ lãnh đạo, các thế hệ công nhân viên của công ty qua nhiều thời kỳ đã đạt được nhiều thành tích vượt bậc so với những ngày đầu thành lập.
Công ty giấy Lam Sơn được thành lập lại theo tinh thần nghị quyết 388- HĐBT, chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần với chức năng, nhiệm vụ sản xuất các loại giấy krapt các loại. địa điểm công ty nằm trên địa bàn xã Vạn Thắng- Nông Cống- Thanh Hóa với diện tích hơn 10.000 m².
Thực trạng các nguồn lực của công ty cổ phần giấy Lam Sơn
Nguồn nhân lực
Số lượng nhân lực
Nguồn nhân lực của công ty chủ yếu lấy từ lực lượng lao động địa phương, một số là cán bộ từ nơi khác tới làm việc. Số công nhân kỹ thuật hiện có của công ty đều trải qua học tập tại trường đào tạo nghề giấy Phú Thọ, số còn lại đang được công ty gửi đi đào tạo, bởi đa số công nhân vào công ty đều chỉ là lao động sơ cấp.
Bên cạnh đó, hàng năm công ty cũng nhận một số lượng lớn học viên của các trường đào tạo nghề của tỉnh hay học viên của huyện cử đi đào tạo về thực tập. Vì vậy, kiểm tra số lượng và chất lượng lực lượng lao động của công ty là một việc làm thường xuyên được các cán bộ ở phòng tổ chức của công ty theo dõi sát sao.
Chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực
Bảng 1: Cơ cấu nguồn nhân lực
Trình độ
Số lượng( người)
Tỷ lệ( %)
Đại học và trên đại học
35
11,1%
Cao đẳng và trung cấp
60
18,99%
Công nhân kỹ thuật
186
58,86%
Sơ cấp và lao động khác
35
11,1%
Tổng số
316
100%
( Nguồn: phòng tổ chức- công ty cổ phần giấy Lam Sơn)
Nguyên, vật liệu
Vùng nguyên liệu
Vùng nguyên liệu giấy chủ yếu của công ty là vùng rừng trong quy hoạch thuộc địa bàn các xã thuộc huyện lân cận( huyện Như Thanh, Triệu Sơn) với số lượng chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu là luồng, nứa, vàu, keo, chàm…Bên cạnh đó, công ty vẫn tiếp tục thu mua và mở rộng quy mô thu mua nguyên liệu cho các hộ trồng rừng trong huyện, tuy nhiên các hộ này với quy mô nhỏ, việc thu mua diễn ra rất khó khăn bởi phân bố không tập trung, mất nhiều thời gian tập kết tại một điểm để chuyển về công ty.
Giấy tái chế
Trong thời gian tới, nguồn nguyên liệu này sẽ chiếm chủ yếu trong đầu vào của công ty, song hiện tại, thu mua giấy loại tái chế chỉ là biện pháp nhằm đối phó với tình trạng khan hiếm nguyên liệu sắp tới. Hiện nay, công ty đã thành lập các điểm thu mua giấy loại ở nhiều điểm trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nghệ An.
Giấy loại sau khi thu mua về được tập kết tại kho lề, được phân loại và xử lý, loại bỏ những vụn vặt không cần thiết. Công đoạn này đòi hỏi nhiều nhân công, tuy nhiên thời gian làm việc co thể kéo dài, do đó việc sử dụng giấy loại tái chế ngoài những ưu điểm đã biết còn có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi của công nhân viên trong công ty.
Công nghệ
Hiện nay, Công ty có 3 dây chuyền sản xuất nhập từ Trung Quốc và Đài Loan. Công nghệ của những dây chuyền này ở mức trung bình, đã khấu hao tới 80% nhưng giá trị sử dụng thực tế gần tương đương với dây chuyền đầu tư mới bởi thường xuyên được nâng cấp sửa chữa, đảm bảo chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất. 3 dây chuyền này luôn tạo ra một số lượng lớn sản phẩm giấy kraft và giấy đế, bình quân 12.000 tấn sản phẩm/ năm.
Công suất mỗi dây chuyền cụ thể như sau:
* Dây chuyền thiết bị sản xuất theo công nghệ của Trung Quốc:
+ Số lượng: 02 dây chuyền
+ Công suất thiết kế: 2.200 tấn / năm
+ Công suất vận hành: 3.000 -> 3.500 tấn / năm
* Dây chuyền thiết bị sản xuất theo công nghệ Đài Loan:
+ Số lượng: 01 dây chuyền
+ Công suất thiết kế: 2.100 tấn / năm
+ Công suất vận hành: 2.800 tấn / năm
Vốn
Vốn điều lệ của công ty cổ phần giấy Lam Sơn là 100.000.000 đồng. Cơ cấu vốn cụ thể như sau: số vốn của công ty chiếm 83,38%, các cổ đông bên ngoài công ty chiếm 4,77%, các cổ đông bên trong Công ty nắm giữ 10,44%, còn lại 1,41% là cổ phiếu quỹ.
Trong số 10.000 cổ phiếu của Công ty có 1.590 cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng. Đây là cổ phiếu người nghèo trả chậm theo Nghị định 64/1998/NĐ-CP v/v Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Bắt đầu từ năm thứ 5 sau ngày mua, những cổ đông này phải trả số tiền mua chậm trả trong vòng 10 năm (2006-2016) và không phải chịu lãi suất.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến quý II/2008
STT
Chỉ tiêu
MS
Kỳ trước
Kỳ này
Lũy kế từ đầu năm
1
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
6.162.751.438
5.547.565.192
11.710.316.630
2
Giá vốn bán hàng
11
5.274.533.858
4.821.095.632
10.095.449.490
3
Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
302.743.595
3.047.531.539
607.496.734
4
Chi phí tài chính
22
160.363.105
112.110.043
272.473.148
5
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
30
314.646. 575
117.595.334
432.241.909
6
Tổng lợi nhuận trước thuế
50
160.770.517
50.675.024
211.445.541
7
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
51
34.733.612
27.917.504
62.651.116
8
Lợi nhuận sau thuế
60
126.036.905
22.757.520
148.794.425
( Nguồn: phòng kế toán- công ty cổ phần giấy Lam Sơn)
II. Vài nét về thị trường xuất khẩu của công ty hiện nay
Khái quát chung về thị trường xuất khẩu của công ty
Năm 2007, công ty chính thức tham gia vào thị trường xuất khẩu bằng đơn đặt hàng đầu tiên từ công ty YENSONCO là mặt hàng giấy đế và giấy kraft, trong đó giấy đế là chủ yếu với khối lượng cả hai loại giấy là 680 tấn, giao thử nghiệm trước 200 tấn. Sau khi hoàn thành giao thử nghiệm, công ty tiếp tục sản xuất để phục vụ thị trường trong nước và phần còn lại trong hợp đồng đã ký.
Do xuất khẩu theo hình thức gián tiếp nên sự biến động của thị trường thế giới không mấy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thuận lợi và khó khăn khi công ty tham gia thị trường xuất khẩu
Thuận lợi
Là một doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp, công ty không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của thị trường thế giới, do đó công ty có nhiều cơ hội trong việc giảm tối đa giá thành sản phẩm, dẫn đến lợi thế về giá cả trên thị trường nội địa và với đối tác nhập hàng của công ty
Được sự hỗ trợ của hội doanh nghiệp tỉnh trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường trong chính sách phát triển các ngành trọng điểm của tỉnh, trong đó có nghành công nghiệp giấy
Thị trường giấy đế và giấy kraft có mức tăng trưởng cao liên tục trong những năm trở lại đây, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhu cầu xã hội về giấy. Bên cạnh đó, trong sản xuất mặt hàng giấy đế ở Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp nên mức độ cạnh tranh trên thị trường không cao như đối với các chủng loại giấy khác như giấy tissue, medium, testliner…
Khó khăn
Công ty chưa có kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu, ban đầu chỉ là xuất hàng với khối lượng tuy không lớn cho một doanh nghiệp khác, nhưng công ty hy vọng trong thời gian tới, cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm của chính bản thân công ty, công ty có thể chính thức bước chân vào thị trường xuất khẩu
Vị trí không thuận lợi của công ty, địa điểm đặt công ty hiện nay nằm trên địa bàn xã Vạn Thắng của huyện Nông Cống, một huyện bán sơn địa của tỉnh, giao thông không thuân tiện cũng là yếu tố cản trở sự phát triển của công ty
Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn
Tình hình xuất khẩu
Đặc điểm hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần giấy Lam Sơn
Xuất khẩu gián tiếp
Công ty nhận đơn đặt hàng của đối tác để sản xuất và nhập cho đối tác để xuất khẩu. Hiện tại, công ty vẫn tiếp tục hoạt động với một đơn hàng cho YENSONCO với khối lượng sản phẩm là 730 tấn. Đây cũng là cơ hội để công ty từng bước tích lũy kinh nghiệm, phát triển sản xuất và tham gia thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu theo đơn đặt hàng gia công
Đơn hàng đầu tiên theo hợp đồng xuất khẩu công ty nhận được là 680 tấn vào cuối năm 2007, với mặt hàng chủ yếu là giấy đế và giấy kraft, trong đó giấy đế chiếm đến hơn 60%( 63,97%), các sản phẩm đó được YENSONCO thu mua , một phần xuất trực tiếp sang Đài Loan, phần còn lạ được công ty chuyển sang công ty con xuất sang Đài Loan.
Tình hình xuất khẩu
Bảng 3: Khối lượng giấy công ty nhập cho YENSONCO giai đoạn từ 2007- 2009
Đơn vị tính: tấn
Chủng loại
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Sản lượng
%
Sản lượng
%
Sản lượng
%
Giấy đế
435
24,17
490
28,82
500
28,57
Giấy kraft
235
6,7
240
7,01
250
7,25
Tổng sản lượng
680
12,83
730
14,26
750
14,42
(Nguồn: phòng thị trường- công ty cổ phần giấy Lam Sơn)
Các hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường
Là thành viên các đoàn tiếp xúc và xúc tiến thương mại của tỉnh
Các đoàn và phái đoàn xúc tiến thương mại được thành lập với mục đích:
Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xúc tiến và quảng bá thương hiệu với thị trường tronh tỉnh cũng như với thị trường các tỉnh khác
Phối hợp với phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam xây dựng các chương trình hợp tác nhằm tranh thủ và tận dụng lợi thế của tỉnh
Hỗ trợ các doanh nghiệp doanh nghiệp trong tỉnh về các thủ tục pháp lý, tìm kiếm cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ
Hiện nay công ty là thành viên thường trực của đoàn xúc tiến thương mại, tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cũng như hội thảo, hội chợ thương mại hàng năm của tỉnh nhằm tranh thủ các cơ hội xây dựng hình ảnh của công ty trước các đối tác và thị trường tiềm năng.
Hoạt động mở rộng thị trường của công ty
Hoạt động mở rộng thị trường của công ty được đảm nhiệm bởi phòng thị trường, với nghiệp vụ chính là:
Chuẩn bị kế hoạch giao hàng chi tiết để phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất, tránh tình trạng không giao hàng đúng hẹn cho khách hàng.
Tổ chức các nhóm đi khảo sát thị trường tại các địa phương khác( chủ yếu là khu vực miền trung) để tìm kiếm khách hàng
Nắm chắc các thông tin về tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty, báo cáo lên giám đốc và hội đồng quản trị khi cần thiết.
Phòng thị trường của công ty hiện nay có 7 nhân viên, trong đó có 4 nhân viên phụ trách trực tiếp việc khảo sát và tìm kiếm thị trường. Việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới chủ yếu được thực hiện theo phương thức:
Phương thức truyền thống: cử một nhóm nhân viên trong phòng tới địa bàn địa phương mà công ty muốn mở rộng thị trường khảo sat, tiếp xúc với các đối tác , trao đổi với các trưởng phòng thị trường khi có hợp đồng phải thảo.
Phương thức mới: tuy không còn mới nhưng đầu năm 2009, công ty mới lập website của công ty, chính thức tiến hành giao dịch qua mạng Internet.
Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty hiện nay
Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty
Bảng 4: Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009(*)
Doanh thu xuất khẩu
1.522.463.013
2.279.056.500
3.962.296.391
Doanh thu nội địa
8.062.896.435
8.866.864.464
9.081.330.902
Doanh thu khác
504.492.603
252.310.246
89.393.087
Tổng doanh thu
10.089.852.050
11.194.231.210
13.133.020.385
(*): chỉ tiêu dự kiến
( Nguồn: phòng kế toán- công ty cổ phần giấy Lam Sơn)
Qua bảng kết quả hoạt động xuất khẩu cảu công ty có thể rút ra nhận xét:
Tổng doanh thu của công ty năm sau so với năm trước luôn tăng trong 2 năm gần đây với tốc độ 13,79% vào năm 2007, 10,95% vào năm 2008 và nếu không có nhiều biến động thì năm 2009 sẽ là 17.31%.
Doanh thu nội địa và doanh thu từ xuất khẩu cũng tăng qua các năm với tỷ lệ tăng khá, duy chỉ có doanh thu khác là giảm. Nguyên nhân là bởi:
· Kế hoạch giảm dần tỷ trọng của thu khác trong tổng doanh thu của công ty
· Công ty chuyên hướng từ sản xuất giấy và bột giấy sang tập trung vào sản xuất giấy phục vụ thị trường và xuất khẩu
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong vừa thời gian vừa qua
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2008: doanh thu tăng 10,95% so với năm 2007 và tăng 27,1% so với cả năm 2006. Mức tăng trưởng cao đó do tác động của một số nguyên nhân sau:
Mặc dù thị trường giá cả của hàng loạt các yếu tố vật tư đầu vào như tre, nứa, vầu, xút, dầu FO, cước vận tải hàng hóa… liên tục tăng cao trong khi giá đầu ra cho sản phẩm tăng không đáng kể nhưng Công ty đã cố gắng sử dụng tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị và có các biện pháp tích cực nhằm tiết kiệm chi phí, tiến tới giảm tối đa giá thành của sản phẩm.
Tình trạng mất điện kéo dài trong nhiều ngày, nhiều giờ đặc biệt trong mấy tháng đầu năm 2008 làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sản xuất. Những tháng tiếp theo do bố trí lại kế hoạch sản xuất, công ty đã khắc phục được tình trạng này nên năng suất tăng rõ rệt.
Công tác giao khoán chi phí và giá thành sản xuất cho các Xí nghiệp bước đầu được thực hiện tương đối triệt để nên đã tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, gắn trách nhiệm đi đôi với quyền lợi, khuyến khích, nâng cao vai trò, phát huy hết năng lực trình độ, tinh thần tự chủ, tính tự giác của người lao động với mục tiêu ổn định, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, từng bước khắc phục vượt qua những khó khăn do diễn biến không thuận lợi của thị trường.
Hoạt động tìm kiếm thị trường mới, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty nên đã đạt được những kết quả và có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY LAM SƠN
I. Định hướng chiến lược của tổng công ty giấy Việt Nam
Định hướng mục tiêu tổng quát.
Căn cứ xác định mục tiêu.
Mục tiêu tổng quát phát triển thị trường của công ty giấy Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng trên cơ sở xem xét các yếu tố chủ yếu sau:
Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010 là 3,6 triệu tấn ( giấy văn hoá 34%, giấy bao bì 60% và giấy khác 6%).
Môi trường phát triển chung của nền kinh tế, chính sách kinh tế mở cửa của nhà nước cùng với những thành tựu tăng trưởng của nền kinh tế và chu kỳ tăng trưởng của ngành.
Tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp giấy: theo sơ đồ phân phối hệ thống các vùng nguyên liệu giấy phát triển trong giai đoạn 01-10 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì tổng cung quy hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy toàn quốc là 1 triệu ha.
Nguồn lực đầu tư phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam: việc đầu tư chiều sâu và mở rộng có thể đưa tổng công suất các nhà máy hiện có lên 360.000 tấn/năm (tăng 189.000 tấn/năm).
Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010.
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu sản phẩm giấy các loại tính bình quân cho cả giai đoạn từ 01-05 đạt 11,7% và kết quả cụ thể như sau:
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu giấy đến năm 2010
Hạng mục
Giai đoạn01-05
Giai đoạn 06-10
Tốc độ tăng GDP
7,5%
7-8%
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu giấy
12%
8,5%
Giấy viết, in
8%
6%
Giấy in, báo
10%
6%
Giấy bao bì
15%
10%
Giấy khác
9%
8%
( Nguồn: tổng công ty giấy Việt Nam)
Và dự báo nhu cầu sản phẩm giấy đến năm 2010
Tổng nhu cầu giấy các loại :100% 1,2 triệu tấn
Giấy văn hoá: 34% 0,405 triệu tấn
Giấy bao bì: 60% 0,72 triệu tấn
Giấy khác: 6% 75.000 tấn
Mục tiêu tổng quát phát triển tổng công ty giấy đến năm 2010.
Bảng 6: sản xuất và tiêu thụ giấy đến năm 2010
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2010
1. nhu cầu giấy
450.000
1.200.000
Giấy văn hoá
200.000
405.000
Giấy bao bì
220.000
720.000
Giấy khác
30.000
75.000
2. sản xuất trong nước
300.000
1.050.000
Giấy văn hoá
155.000
369.000
Giấy bao bì
135.000
630.000
Giấy khác
10.000
50.000
3. nhập khẩu giấy
150.000
150.000
Giấy văn hoá
45.000
35.000
Giấy bao bì
85.000
90.000
Giấy khác
20.000
25.000
( Nguồn: tổng công ty giấy Việt Nam)
Định hướng đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng.
Cơ sở tiếp cận định hướng mở rộng quy mô nhà máy giấy.
Theo định hướng mục tiêu tổng quát đến năm 2010, tổng công suất toàn ngành công nghiệp giấy Việt Nam phải huy động thêm 910.000 tấn/năm, tổng công suất đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mở rộng 360.000 tấn/năm, tổng công suất đầu tư mới 550.000 tấn/năm. Đó không phải là một mục tiêu dễ thực hiện.
Trở ngại lớn nhất đối với tổng công ty chính là vấn đề vốn đầu tư. Các công trình đầu tư mới cuẩ ngành giấy yêu cầu nguồn vốn đầu tư rất lớn và thời gian hoàn vốn kéo dài. Do đó, việc quyết định quy mô, công suất của nhà máy phù hợp sẽ tạo tiền đề quyết định đến tương lai của nhà máy cũng như công ty, đồng thời trong việc quyết định lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị và quy mô sản xuất.
Định hướng phát triển quy mô nhà máy giấy.
Sau giai đoạn 01-05, định hướng quy mô công suất nhà máy các dự án đầu tư mới tổng công ty giấy Việt Nam là 100.000-200.000 tấn/năm.
Trong giai đoạn này, quy mô công suất tối thiếu phải đạt của các nhà máy đầu tư mới là 100.000 tấn/năm. Trong giai đoạn này, do đã là thành viên của WTO, bước vào giai đoạn cắt giảm thuế quan, thì quy mô công suất nhỏ sẽ khó tồn tại do không đủ sức cạnh tranh trên thị trường về cả hai yếu tố: chất lượng và giá cả. Quy mô công suất tối đa mà chỉ là dự báo quy mô dựa vào đánh giá khả năng phát triển vùng nguyên liệu giấy nước ta.
Định hướng phát triển khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ công nghệ thấp kém sẽ đi liền với nghèo đói và lạc hậu. Trình độ khoa học tiên tiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công nghệ giấy Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm công nghệ lạc hậu ít nhất 10-15 năm so với thế giới và khu vực. Do đó, để vươn tới mục tiêu năm 2010, tổng công ty giấy Việt Nam phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển công nghệ phù hợp.
Mục tiêu tổng quát phát triển khoa học công nghệ.
+ Phát triển tiềm năng nguồn lực của tổng công ty giấy Việt Nam và của đất nước, mở rộng khả năng sử dụng và đa dạng hoá nguồn nguyên liệu.
+ Nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên,vật tư hoá chất, năng lượng, máy móc thiết bị và lao động.
+ Đầu tư các loại thiết bị công nghệ mới để đưa ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng về chủng loại, chất lượng và số lượng.
+ Gia tăng sức cạnh tranh, đạt mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh về số lượng, lợi nhuận và tích luỹ.
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Định hướng phát triển khoa học công nghệ
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thích hợp, xử lý và chế biến các loại nguyên liệu ở các vùng nguyên liệu quy hoạch đầu tư xây dựng nhà máy giấy và bột giấy.
Hoàn thiện và phát triển công nghệ bột hoá nhiệt cơ (CTMP), đa dạng hoá nguyên liệu sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm.
Ứng dụng và phát triển công nghệ Sunphat mới, công nghệ nấu Polysunphat,nấu gián đoạn Superbatch, sản xuất bột mềm, siêu mềm, giảm tải quá trình tẩy trắng, giảm thiểu chất thải.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ dung môi hữu cơ, nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp nguyên liệu, giảm ô nhiễm môi trường.
Loại bỏ dần công nghệ tẩy trắng sử dụng do phân tử và hợp chất do gây ô nhiễm môi trường, tiến tới công nghệ tẩy trắng hoàn toàn không sử dụng Clo, khép kín chu kỳ tẩy, giảm thiểu nước thải.
Phát triển công nghệ sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy loại, nâng cao ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21440.doc