lời mở đầu
Trên chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Việt Nam có rất nhiều cơ hội để giao lưu, mở rộng và phát triển kinh tế. Để đưa Việt Nam phát triển hơn nữa, sánh vai các cường quốc năm châu trên thế giới thì đảng và nhà nước ta đã có những chiến lược phát triển kinh tế đặc biệt quan tâm tới công nghiệp với hi vọng năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại. “phát triển nhanh ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong n
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và giải pháp cho phát triển hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước và xuất khẩu “ là 1 trong những chiến lược phát triển công nghiệp quan trọng hiện nay. Vừa tận dụng được nguồn lao động dồi dào trong nước có chi phí rẻ, đồng thời hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu sản xuất bằng nguồn lực trong nước, phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ 3-5% vì thế giá trị thực thu được rất cao 95-97%. Việc Việt Nam gia nhập WTO đem lại rất nhiều tác động khác nhau tới việc xuất khẩu hàng TCMN. Vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể, những lợi thế, hạn chế cạnh tranh của ngành hàng trên từng thị trường xuất khẩu chính. Tìm ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN để từ đó có những giải pháp kịp thời và hợp lý. Chính vì nhũng lý do trên mà em chọn đề :”Phương hưóng và giải pháp cho phát triển hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam”, với nội dung được chia làm 3 phần:
1. Tổng quan về hàng thủ công mỹ nghệ
2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
3. Phương hướng và giải pháp
Do lần đầu tiên viết đè tài nên không tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy sẽ tận tình chỉ bảo giúp đề tài của em được hoàn thiện hơn hữu ích hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
I. KHÁI NIỆM
Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Nhiều sản phẩm đã xuất hiện từ lâu đời, tại nhiều địa phươpng trong cả nước. Thủ công mỹ nghệ có thể được hiểu là mặt hàng có quy trình sản xuất thủ công là chủ yếu và được truyền từ đời này qua đời khác vừa có giá trị về mặt thẩm mỹ vừa thể hiện nét đẹp văn hoá dân tộc. Chính vì thế nên có những mặt hàng thủ công nhưng không phải là mỹ nghệ như: cái cày, cái cuốc… bởi nó chỉ đơn thuần được sản xuất thủ công mà không chứa đựng những tinh hoa nghệ thuật. Người tiêu dùng mua nó không chỉ vì giá trị sử dụng mà còn vì giá trị tinh thần ẩn chứa trong đó. Cho nên khi hàng TCMN của Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài mang theo bản sắc dân tộc Việt Nam tới mọi quốc gia trên thế giới. Thương hiệu hành TCMN không chỉ đem lại GDP cho phát triển kinh tế mà còn mang hồn dân tộc Việt Nam tới các dân tộc anh em trên thế giới.
II. PHÂN LOẠI
Hiện nay ở nước ta sản xuất hàng TCMN truyền thống được tập trung ở các làng nghề, phân bố ở khắp nơi trong cả nước, được tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông hồng.Việc phân loại hàng TCMN chỉ mang tính chất tương đối.Có rất nhiều tiêu thức để phân chia, truớc kia thường chia theo trình độ kỹ thuật, kinh tế hay theo trinh độ kỹ thuật, hay theo chức năng sản phẩm. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường nhiều sản phẩm đã được phát triển mạnh. Dựa vào giá trị sử dụng của sản phẩm có thể chia hàng TCMN theo các nhóm:
mây tre, cói, lá, thảm
gốm sứ, gỗ mỹ nghệ
sơn mài
thêu
sản phẩm đá và kim loại quý
III. ĐẶC ĐIỂM
Mấy năm gần đây do sự phát triển của khoa học công nghệ nên xuất hiện nhiều sản phẩm TCMN mới nhưng hầu hết đều được hình thành, tồn tại và phát triển từ lâu đởi nước ta. Kinh nghiệm sản xuất đuợc truyền từ đời này qua đời khác và trở thành 1 nghề tồn tại độc lập. Được sản xuất 1 cách tập trung tạo thành các làng nghề, sự ra đời của hàng TCMN lúc đầu là để đáp ứng nhu cầu lao động dư thừa nhàn rỗi giữa các mùa vụ. Sau đó dần dần hình thành các làng nghề.Và hiện nay nước ta co khoảng 2017 làng nghề.
- Đặc điểm cơ bản nhất của nghề TCMN là sản xuất ra sản phẩm chủ yếu dựa vào sự thuần thục, khéo léo của đôi bàn tay, sự tinh tế, sáng tạo trong lao động của người thợ. Đào tạo ra người thợ có tay nghề điêu luyện, khả năng sáng tạo của cá nhân là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nghề TCMN. Có thể nói chính đặc điểm này đã đem lại sự quý hiếm cho các mặt hàng TCMN, khác với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng máy móc. Giá trị của hàng TCMN chính là ở lao động thủ công, ở tâm hồn và sự sáng tạo của người thợ được thể hiện trong chính mỗi sản phẩm.
- Sử dụng hầu hết nguyên liệu tại chỗ hoặc trong nước chính đặc điểm này đã khiến cho giá trị thực khi xuất khẩu hàng TCMN rất lớn. Khác với dệt may, giầy dép tuy có giá tri kim ngạch xuất khẩu cao nhưng vì phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài nên giá trị ngoại tệ thực thu lại không cao.
- Độc đáo và tiêu biểu của Việt Nam. Đúng vậy 1 sản phẩm hàng TCMN là 1 tác phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Các tác phẩm là sự kết hợp giữa phưong pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Hàng TCMN truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Từ nét trạm trổ trên các sản phẩm đồ gỗ, các hoạ tiết trên đồ gốm sứ…tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương và chứa đựng trong nó những ảnh hưởng tinh thần, quan niệm nhân văn, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc.
IV. VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1 . Phát triển hàng TCMN giúp chuyển dịch theo hướng CNH_HĐH
Trong quá trình phát triển, hoạt động sản xuất hàng TCMN đóng góp tích cực tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giảm bớt tỷ trọng nông nghiệp chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp
Mặt khác có thể thấy sản xuất hàng TCMN ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp. Do từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ ở thị trường trong nước và thế giới.Sản xuất mặt hàng này tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở làng nghề mở rộng quy mô. Sản xuất trong các làng nghề là 1 quá trình liên tục đòi hỏi 1 sự thường xuyên cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, do đó ngành dịch vụ ở nông thôn phát triển mạnh mẽ hơn.
Tóm lại phát triển TCMN có tác dụng rõ rệt trong quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH_HĐH. Đến nay kinh tế ở làng nghề truyền thống chuyên dịch theo hướng 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông nghiệp.
2. Sản xuất hàng TCMN giúp giải quyết việc làm cải thiện đời sống người dân
Vấn đề lao động và việc làm là vấn đề nhức nhối và quan trọng ở nước ta hiện nay, là 1 nước có dân số đông diện tích đất canh tác trên đầu người thấp nên tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao. Do đó vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là hết sức khó khăn, việc mở mang ngành nghề, đầu tư phát triển hàng TCMN là biện pháp tốt nhất để huy động nguồn lao động này bởi hàng TCMN chủ yếu được làm bằng tay không đòi hỏi cao về chuyên môn, trình độ kỹ thuật hay trình độ ngoại ngữ.Theo thống kê tính đến nay cả nước có khoảng 2017 làng nghề thu hút được hơn 1,35 triệu lao động.
Hoạt động này không chỉ tạo ra 1 lượng lớn lao động mà còn giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi sau mỗi vụ sản xuất.Bên cạnh đó sản xuất hàng TCMNcòn thu hút 1 lực lượng lao động đông đảo: người già, trẻ em, người tàn tật tham gia hoạt động sản xuất ở những công đoạn đơn giản. Theo ước tính của hiệp hội làng nghề, những nhóm đối tượng này chiếm đến 30-35% lao động đang làm việc trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó tạo thêm công ăn việc làm sẽ làm tăng thu nhập của người lao động góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân. Đây cũng là 1 trong những chính sách của đảng và nhà nước về “quốc kế dân sinh”. Ở rất nhiều làng nghề thu nhập sản xuất hàng TCMN chiếm tới 70-80% tổng thu nhập của người dân, cá biệt có những nơi như xã Bát Tràng thu nhập từ gốm sứ và dịch vụ chiếm tới 99% tổng thu nhập toàn xã.
Có thể nói phát triển hàng TCMN truyền thống là biện pháp tích cực để tạo việc làm cho mọi lớp lao động, mọi lứa tuổi ở mọi miền trên cả nước. Cho nên đầu tư cho TCMN là việc làm cần thiết.
3. Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ chính là giữ gìn bản sắc dân tộc
Chắc hẳn ai cũng biết các sản phẩm TCMN không chỉ có giá trị sử dụng mà còn ẩn chứa giá trị nghệ thuật và văn hoá sâu sắc. Mỗi sản phẩm TCMN đã thực sự trở thành nghệ thuật, là kết tinh tài năng, óc sáng tạo củ người thợ dựa trên bề dày văn hoá nghìn năm của dân tộc. Nhiều sản phẩm đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần trở thành những bảo vật được coi là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc Việt Nam. Đây cũng là 1 đặc trưng quan trọng của sản phẩm TCMN tạo ra sức hấp dẫn riêng đối với du khác nước ngoài. Tìm đến sản phẩm là cách tiếp cận và khám phá văn hoá Việt Nam hay nói cách khác đi đẩy mạnh xuất khẩu TCMN sẽ góp phần giới thiệu và quảng bá văn hoá Việt Nam tới bè bạn quốc tế.
4. Xuất khẩu hàng TCMN góp phần đẩy mạnh XK tăng ngoại tệ cho đất nước.
Trong những năm gần đây mặt hàng TCMN đã trở thành mặt hàng chủ lực xuất khẩu ở nước ta. Hàng TCMN của Việt Nam đã có mặt và được ưa chuộng ở 100 nước trên thế giới với 3 thị trường mục tiêu là Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU. Trong những năm gần đây thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nay không ngừng tăng. Nhưng điều đáng chú ý là hiệu quả của việc xuất khẩu TCMN rất cao, thể hiện ở tỷ lệ thu ngoại tệ. Nếu như nhiều mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn như dệt may, giày dép nhưng tỷ lệ thu ngoại tệ thực lại rất thấp bởi phải nhập nguồn nguyên liệu để sản xuất. Hàng TCMN sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sãn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ,khoảng 3 -5%. Vì vậy giá trị thực thu được từ xuất khẩu cho mặt hàng này trên thực tế rất cao từ 95-97%. Có thể so sánh với 235 triệu USD xuất khẩu vào năm 2000 gía trị thực thu được từ hàng TCMN tương đương với giá trị xuất khẩu 143 triệu USD hàng dệt may, xấp xỉ 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều này có thể hiểu là nếu tăng giá trị xuất khẩu lên 1 triệu USD hàng TCMN tương đương với xuất khẩu 4,7 triệu USD. Đó là chưa kể đầu tư đối với hàng TCMN thấp hơn rất nhiều do sản phẩm này không đòi hỏi đầu tư máy móc thiết bị.
Sản xuất và xuất khẩu mặt hàng TCMN sẽ phát huy được lợi thế so sánh và tạo lợi thế cạnh tranh. Phát triển mặt hàng này không những có ý nghĩa kinh tế mà góp phần giải quyêt các vấn đề xã hội. Chính vì thế mà TCMN đang là mối quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương. Tuy nhiên thực trạng phát triển ra sao thì chúng ta cấn tìm hiểu và xem xét để từ đó tìm ra đâu là mặt được đâu là mặt chưa được và cùng đưa ra những phương hướng,giải pháp hợp lý.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
I, THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
1. Quy mô sản xuất
Sản xuất ở các làng nghề vẫn còn nhỏ lẻ, quy mô vốn không nhiều 70% hộ gia đình chỉ có vốn trên dưới 10 triệu đồng. Đối tượng này tập trung chủ yếu tập trung tại các làng nghề sản xuất không đòi hỏi đầu tư nhiều như nghề mây tre đan, thêu ren…Ngược lại cũng có 1 số làng nghề có các hộ gia đình với số vốn đầu tư tương đối lớn, tập trung ở 1 số làng nghề như gốm sứ, đồ gỗ,…và hiện nay thì đang có xu hướng gia tăng các cơ sở sản xuất có quy mô lớn nhưng diễn ra 1 cách chậm chạp.
2. Lao động
Hiện nay tại các làng nghề đều sử dụng lao động tại các địa phương tuỳ theo trình đọ phát triển của làng nghề mà lực lượng lao động sẽ vừa làm nông vừa làm nghề thủ công hay chuyển sang hẳn nghề thủ công. Theo thống kê hiên nay cả nước có 1,3 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và khoảng gần 3 triệu người làm thêm nghề thủ công. Trên thực tế vấn đề bất cập đặt ra hiện nay là sản phẩm có chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề người thợ nhưng đội ngũ lao động phổ thông và có tay nghề trung bình lại chiếm con số lớn. Hầu hết thợ này được đào tạo bằng hình thức truyền nghề trong gia đình chỉ có 1 số ít được đào tạo qua trường lớp. Nhận thức được điều này 1 số địa phương đã có sự chú ý tới đào tạo nghề nhưng hiệu quả chưa cao. Như ở Bát Tràng 1 số cá nhân đã đứng ra tổ chức dạy nghề nhưng mới chỉ dừng lại ở việc tạo mẫu.
3. Công nghệ sản xuất
Do sự phát triển của khoa học công nghệ nên tại các làng nghề đã có sự đổi mới công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động thủ công ở những công đoạn có thể. Như ở Bát tràng các hộ sản xuất có xu hướng chuyển dần sang dùng lò ga thay thế lò hộp mặc dù chi phí sản xuất cho xây dựng 1 lò ga khoảng 150 triệu đồng > 20-30 triệu đồng khi xây dựng lò than nhưng chi phí sản xuất cuối cùng vẫn rẻ hơn do chi phí lao động và chi phí liên quan khác thấp hơn. Ngoài ra việc sư dụng lò ga còn cải thiện đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường vì đến nay đã có 200 lò nung bằng ga trong tổng 1100 lò đang hoạt động. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu quá lớn nên nhiều hộ gia đình không có đủ tiền để mua và chuyến sang sử dụng lò ga. Do đó nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ vay vốn cho các doang nghiệp và các hộ gia đình.
4. Nguyên vật liệu
Khối lượng nguyên vật liệu cho các làng nghề sử dụng khá lớn. Tuy nhiên công tác quy hoạch vùng nuôi trồng, khai thác và quản lý nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chưa được quan tâm thực sự. Việc vung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất ở các làng nghề chủ yếu do tư thương đảm nhận. Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đang gặp phải khó khăn lớn về nguyên liệu. Hiện nay hầu hết các cơ sở đều phải đi mua nguyên vật liệu từ bên ngoài chỉ có 1 số ít các cơ sở sản xuất tự cung tự cấp. Như ở làng nghề An Tịnh(Tây Ninh), Thái Mỹ (tpHCM), sử dụng tre trúc trồng quanh nhà để sản xuất. Miền Đông Nam Bộ có 248 cơ sở sản xuất(87%) mua nguyên vật liệu từ bên ngoài 90-100%, 22 cơ sở sản xuất(7,7%) mua từ bên ngoài 80-90%, số lượng cơ sở sản xuất mua bên ngoài dưới 80% chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thị trường cung ứng nguyên vật liệu cho các làng nghề chủ yếu do tư thương đảm nhận vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và thiếu ổn định chưa đảm bảo cho việc phát triển bền vững của làng nghề trong dài hạn. Rõ ràng ở nước ta chưa quy hoạch được vùng nuôi trồng nguyên vật liệu lớn ổn định cho các làng nghề. Vì vậy cơ quan quản lý làng nghề cần sớm có chiến lược quy hoạch vùng trồng nguyên vật liệu lớn ổn định đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục.
5. Môi trường
Vấn đề nhức nhối nhất ở các làng nghề là tình trạng ô nhiễm môi trường sản xuất và môi trường sinh hoạt. Đối với làng nghề Bát Tràng lượng khói bụi từ hàng ngàn lò nung gốm toả ra làm không khí bị nóng và ô nhiễm. Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở Bắc Ninh, Nam Định lại bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, bụi của hàng loạt máy cưa xẻ, đục, chạm khảm liên tục, bụi gỗ, chất thải của các loại xe kéo than…
Một thực trạng nữa đó là phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công truyền thống đặc biệt là hộ kinh doanh đều sử dụng diện tích của chính hộ gia đình mình là nơi sản xuất. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới môi trường sống của hộ gia đình.
Trong những năm qua hoạt động sản xuất hàng TCMN đã có những bước phát triển nhất định theo hướng áp dụng công nghệ vào 1 số công đoạn sản xuất. Điều đó thể hiện sự chuyên môn hoá bắt đầu xâm nhập vào sản xuất. Tuy nhiên vấn đề còn tồn tại với mặt hàng này là tính chất nhỏ lẻ chủ yếu sản xuất tại các hộ gia đình và việc thiếu nguyên vật liệu, thiếu những nghệ nhân giỏi để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và hàng loạt các vấn đề khác kéo theo.
II, TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
1, Thị trường trong nước:
Sản phẩm của hàng TCMN rất phong phú và đa dạng. Hiên nay, các sản phẩm của làng nghề đang được tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu( bao gồm cả xuất khẩu tại chỗ). Thị trường trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tiêu thụ sản phẩm TCMN.Và thị truờng chính vẫn là ngoại quốc với kim ngạch xuất khẩu ngày 1 tăng đem lại 1 lượng ngoại tệ khá lớn cho nước nhà.
2, Thị trường nước ngoài
Bảng 1: xuất khẩu TCMN Việt Nam giai đoạn 2000-2006(đơn vị: 1.000USD)
STT
sản phẩm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1
mây,tre,
cói,lá, thảm
92.500
103.100
113.200
141.000
171.700
180.200
191.600
2
tốc độ tăng (%)
11,5
9,6
24,5
21,7
4,9
5,7
3
gốm,sứ
108.393
117.082
123.480
135.860
154.600
255.300
274.300
4
tốc độ tăng (%)
8
5,5
10
9
65,1
7,4
5
Sơn mài, mỹ nghệ
36.219
34.043
50.996
59.612
89.673
6
tốc độ tăng (%)
-6
50
17
50
7
Thêu
50.463
54.735
52.673
60.615
65.374
8
tốc độ tăng (%)
8
-4
15
8
9
sản phẩm đá và kim loại quý
132.000
164.530
10
tốc độ tăng (%)
24,6
11
Tông giá trị
287.600
308.900
340.400
397.300
515.800
569.000
630.400
12
tốc độ tăng (%)
7,6
10,2
16,7
29,8
12
10,8
Nguồn Niên giám thống kê
Bảng 1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu 1 số mặt hàng chủ lực của ngành TCMN nói riêng cũng như kim ngạch xuất khẩu nói chung của ngành hàng này từ năm 2000 đến nay đều có những bước tăng trưởng ( ngoại trừ hàng sơn mài mỹ nghệ và thêu là có sự biến động thất thường). Song nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước thì sự tăng trưởng trên không mang tính ổn định, thậm chí còn có bước tụt lùi rõ rệt. Nguyên nhân là do ngành TCMN Việt Nam chưa xây dựng được 1 chiến lược phát triển thực sự khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.
Về cơ cấu: Hàng TCMN xuất khẩu hiện nay tập trung vào 4 nhóm sản phẩm chính là: mây tre, cói lá, và thảm các loại; đồ gốm sứ thêu ren và dệt; sản phẩm từ đá và kim loạ quý. 4 nhóm này đã chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng. Tuy nhiên nhìn vào bảng trên có thể thấy mặt hàng gốm sứ đang được nhận định là có khả năng phát triển nhanh song tốc độ tăng trưỏng chưa thực sự ổn định. Các sản phẩm từ mây tre, cói, lá và thẩm các loại thì đang giảm ngay cả mặt hàng thêu ren và dệt cũng không ổn định và phụ thuộc vào rất nhiều thị trường. Mặt hàng đá và kim loại quý tuy mới hình thành nhưng cũng đã phát triển mạnh trong mấy năm gần đây.
Hiện tại hàng TCMN nước ta có mặt ở gần 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trưòng có sức mua lớn và ổ định như: Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu là gốm, sứ mỹ nghệ(100 triêu USD), mây tre đan(70 triệu), đồ gỗ mỹ nghệ (20 triệu USD), thêu ren thổ cẩm(20 triệu),thảm các loại(15 triệu). Nhìn chung thị trường của hàng TCMN đã thay đổi rất nhiều trong vài thập kỷ gần đây. Trước đây hàng TCMN của nước ta được xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc Liên Xô cũ, Đông Âu và các nước láng giềng Thái Lan, Lào, Camphuchia thị hiện nay được bán ở hầu hết các nước trên thế giới, với 3 thị trường mục tiêu:
Thị trường EU
Liên minh EU đang là thị trường có tầm quan trọng nhất. Năm 2005 trong những thị trường xuất khẩu chính của hàng TCMN thì có tới 7 nước của EU chiếm 42% tương đương với khoảng 24 triệu USD và gấp 4 lần lượng xuất khẩu sang Nhật hay Hoa kỳ. Sản phẩm đồ gỗ đang thâm nhập rất tốt vào vào thị trường EU - thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất. Hàng gốm sứ mỹ nghệ cũng là nhóm hàng đang được tiêu thụ mạnh trong thị trường này. Thông qua hội chợ Frankfrut hàng năm tại Đức 1 số doanh nghiệp ta đã thành công trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng, ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng gốm, sứ mỹ nghệ. Đặc biệt hàng gốm sứ Việt Nam được nhiều khách hàng ưa chuộng, nhiều thương nhân chuyển từ đặt hàng các nước khác tập trung sang Việt Nam và hứa hẹn đầu tư mở rộng sản xuất tăng sản lượng hàng cung ứng cho thị trường này lên 2-3 lần. Các mặt hàng mây, tre, các sản phẩm bàn ghế trang trí nội thất bằng nguyên liệu song mây, hàng thêu ren cũng được thị trường này ưa chuộng. Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu 1 khối lượng đáng kể các mặt hàng mây tre sang Tây Âu; thảm, cói, đệm sang Hà Lan, Tây Ban Nha,Italy; hàng thêu ren sang Pháp, Thụy Sỹ, Áo, Đức. Trong khu vực thị trường này hầu hết các nước đều nhập khẩu hàng TCMN của nước ta, trong đó có 1 số thị trường nhập khẩu với khối lượng tuơng đối lớn.Thực tế cho thấy nhu cầu của thị trường là rất lớn nhưng chúng ta lại không đáp ứng được do các cơ sở sản xuất hiện nay còn nhỏ lẻ, phân tán.
Thị trường Mỹ
Những năm gần đây Hoa kỳ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1,3 tỷ USD/năm hàng TCMN.Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 76,4 triệu USD. Các đơn hàng nhập khẩu của Mỹ thường rất lớn vì đây là thị trường rất lớn và có chi phí kinh doanh rất đắt nên chỉ có làm ăn lớn mới có thể tồn tại được. Trong khi đó, sản xuất hàng TCMN của Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, các cơ sở sản xuất thưòng là các công ty TNHH nhỏ, hợp tác xã chủ yêú là các hộ gia đình nên rất khó khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng có số lượng tương đối và thời gian giao hàng nhanh. Ngoài ra sự hợp tác yếu kém giữa các doanh nghiệp cũng là 1 trở ngại đáng kể đối với việc liên kết, sản xuất, chia sẻ các đơn hàng. Hơn nữa hàng TCMN của nước ta mẫu mã chưa phong phú, chưa quan tâm tới nghiên cúư thị trường mà chủ yếu dựa và mẫu mã được đặt trước hoặc mẫu mã truyền thống.
Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường gần và có nhu cầu rất lớn về nhiều loại hàng TCMN của nước ta, nếu xét về thị trường từng nước thì Nhật bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 sau Pháp. Theo thống kê của tổng cục hải quan Việt Nam năm 2006 Việt Nam xuất khẩu sang Nhật khoảng 70,14 triệu USD trong đó 30,8 triệu USD hàng gốm sứ. Trong các mặt hàng TCMN Việt Nam xuất khẩu vào Nhật thì hàng gốm sứ, đồ gỗ nội thất và mây tre đan là mặt hàng chính, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm 50-85% kim ngach xuất khẩu TCMN hàng năm của nước ta sang Nhật Bản. Mặc dù có nhiều lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu nhưng cũng không ít những khó khăn. Tỷ trọng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản nói chung còn nhỏ bé so với tiềm lực thực tế chủ yếu là do chất lượng hàng hoá và khả năng tiếp cạn thị trưòng còn yếu.
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
1. Những thành tựu đạt được
Trong mấy năm vừa qua ngành hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 630,4 triệu USD, năm 2007 đạt 750 triệu USD và mục tiêu năm 2010 đạt 1,5 tỷ USD. Ngành công nghiệp “không khói” này có rất nhiều thế mạnh mà nhiều nước trong khối ASEN không có, chính vì vậy mà giá trị ngoại tệ thu đuợc hàng năm từ kim ngạch xuất khẩu là rất lớn chiếm 95-97%. Sự kiên gần đây nhất là việc sát nhập Bộ Công Nghiệp và Bộ Công Thương tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất và giao thương. Chính điều này sẽ là nền tảng tốt cho phát triển của mặt hàng này. Cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO nên có thêm nhiều cơ hội để giao luư học hỏi và tiếp cận với các thị trường mới. Trong những năm gần đây chúng ta đã tổt chức được nhiều các cuộc hội chợ, triển lãm ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó ở nước ta đã bắt đầu hình thành loại hình du lịch làng nghề (loại hình du lịch văn hoá có chất lượng cao)
2. Hạn chế và nguyên nhân tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc sản xuất và tiêu thụ hàng TCMN còn tồn tại 1 số hạn chế. Đây chính là nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng mặt hàng này sụt giảm trong mấy năm gần đây và có nguy cơ bị vỡ kế hoạch
2.1 Trước hết là về nguồn nguyên vật liệu, các địa phương khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng nguồn: gỗ, tre, giang, mây.. dần cạn kiệt. Hệ qủa là các doanh ngiệp phải nhập khẩu 50% từ Lào, Camphuchia, Indonexia. Giá của các nguyên liệu mât tre tăng tù 7000 đến 1700d/cây chỉ trong vòng 2 năm gần đây. Nhìn chung tình trạng cạn kiệt nguyên vật liệu thô là nguy cơ chung với nhà sản xuất Việt Nam. Trong khi đó các ngành phụ trợ của nước ta hiện nay chưa phát triển, các nhà xuất khẩu phải thường xuyên nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, vd như: sọi sơn mài PU và chất nhuộm để thực hiện khâu hoàn thiện sản phẩm, vải có chất lượng cho sản xuất hàng thêu ren hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn làm cho chi phí nguyên vật liệu chiếm 60% chi phí sản xuất. Sự mất chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.2 Doanh nghiệp yếu trong thăm dò thị trường
Các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN hầu như không xuất khẩu trực tiếp nên không năm được nhu cầu khách hàng. Mặt hàng này đã có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng lại không ổn định cả về số lượng và chất lượng. Đã như doanh nghiệp lại không nhận thức được sự quan trọng của vai trò và việc thiết kế sang tạo mẫu mã sản phẩm. Khi quan sát 10 cơ sở sản xuất tại Đồng Nai thì có tới 8 cơ sở không có khâu thiết kế trong quá trình sản xuất, trong khi mẫu mã là 1 trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm.
Thực tế đã cho thấy rất rõ năm 2002, hàng TCMN được người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng nhưng đến nay sức hấp dẫn của mặt hàng này đã giảm nhiều do không có sự thay đổi về mẫu mã. Với người Nhật, yêu cầu của mặt hàng phải thay đổi nhanh sao cho phù hợp với các mùa trong năm. Bởi vậy dòng đời của sản phẩm rất ngắn đòi hỏi cá doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN phải nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu đó.
Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển hàng TCMN nhưng thành qủa đạt được thì còn quá nhỏ. Một bất cấp đang diễn ra là các doanh nghiệp vẫn sản xuất theo lối truyền thống chưa có sự am hiểu thị trường, thị hiếu tiêu dùng, chưa tạo được théo quen kinh doanh theo lối hiện đại. Đây chính là nguyên nhân của hàng loạt các vụ tranh chấp bản quyền, vi phạm bản quyền mẫu mã thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền cho sản phẩm mới và vai trò của việc bảo hộ thương hiệu về mặt pháp lý. Mặt khác
thủ tục đăng ký bản quyền cho sản phẩm TCMN còn nhiều điều gây khó khăn cho doanh nghiệp. Để có được bản quyền cho sản phẩm của mình doanh nghiệp phải tốn khá nhiều thời gian vào quá trình đăng ký làm thủ tục và chờ đợi. Luật sở hữu trí tuệ đã có nhưng với cách làm việc như hiện nay đã gián tiếp đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng tranh chấp vi phạm bản quyền, hạn chế sự phát triển của ngành TCMN.
2.3 Nghèo nàn về kiểu dáng và mẫu mã
Một bất cập rất lớn đang là vấn đề nan giải của hàng TCMN đó chính là tình trạng ăn cắp, sao chép mẫ mã, bản quyền. Tình trạng này hiện nay diễn ra khá phổ biến trong các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Chính kiểu làm ăn này đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp tự hại nhau trong kinh doanh xuất klhẩu. Trong mấy năm gần đây mặt hàng gốm sứ liên tục giảm xuống do cạnh tranh không lành mạnh và đánh mất bản quyền trong mẫu thiết kế gốm. Đây là 1 bằng chứng thiết thực cho thấy duy trì lối kinh doanh như hiện nay thì chính các doanh nghiệp lại tự hại nhau.
Hiện nay khoảng 90% sản phẩm hàng TCMN xuất khẩu đều được sản xuất theo mẫu thiết kế của nước ngoài đặt hàng. Điều này giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm trong hiện tại nhưng về lâu dài sẽ làm “ thui chột“ các ý tưởng sáng tạo của người nghệ nhân và các thợ nghề mà hiệu quả lại thấp. Một sản phẩm có mẫu mã đẹp, thiết kế kiểu dáng độc đáo có thể đem lại gấp 4 lần giá trị so với mẫu mã thông thường. Hội nhập WTO với sự có mặt của các nhà sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài, nếu ta cứ đua với họ về vốn và công nghệ thì chắc chăn nắm phần thua và khi đó cạnh tranh bằng giá rẻ sẽ không hiệu quả nữa. Đã đến lúc các doanh nghiệp TCMN Việt Nam cần phải vươn lên khai thác lợi thế cạnh tranh bằng trí tuệ và sự sáng tạo.
Cũng vì mẫu mã chưa hấp dẫn, sản phẩm chưa có thương hiệu thực sự và do chất lượng kém nên giá “bèo” dẫn đến giá trị xuất khẩu hàng TCMN chưa bao giờ đạt tới 1 tỷ USD, mặc dù Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành này. Tại sao TCMN của nước ta tại thị trường Nhật lại sụt giảm nhanh đến vậy cũng bởi mặt hàng của ta chưa đáp ứng được yêu cầu của ngưòi Nhật, họ luôn quan niệm rằng: “hàng rẻ là chất lượng kém”, họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng tốt.
2.4 Bên cạnh đó còn tồn tại hàng loạt các nguyên nhân khác như:
Ngành thủ công mỹ nghệ vẫn nằm ngoài chương trình đầu tư khoa học – công nghệ của nhà nước. Phía bên cung(các nhà khoa học, mỹ thuật) rất cần tới các nhà sản xuất để đưa các công trình nghiên cứu thành các sản phẩm thương mại; ngược lại các nhà sản xuất cũng cần tới các nhà khoa học, mỹ thuật đưa các sáng tác, mẫu mã mới cho sản phẩm. Nhưng rồi cả 2 bên vẫn chua gặp được nhau, nhà khoa học thì vẫn thiếu đất dụng võ còn các nhà sản xuất, doanh nghiệp thì vẫn không có mẫu mã mới để cải tạo cho sản phẩm của mình.
Trước những khó khăn đang gặp phải thì nhà nước đã không bàng quan nhưng các biện pháp, chính sách nhà nước đưa ra còn thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ. Các hiệp hội làng nghề vẫn chưa thực sự là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và nhà nước.
Trước thực trạng đó( tiềm năng thì lớn nhưng thành quả đạt được lại quá nhỏ); nhà nước, doanh nghiệp, các ban ngành, địa phương và các tổ chức hiệp hội làng nghề cần phải có những biện pháp khắc phục những yếu lém đồn thời phát huy những thế mạnh sẵn có.
PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
I, PHƯƠNG HƯỚNG
Trong định hướng phát triển ngành thương mại từ nay tới 2010 nhóm hàng TCMN xuất khẩu chiếm vị trí rất quan trọng. Theo đó mục tiêu đề ra cho kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN năm 2008 đạt 997 triệu USD(tăng 21,5%); năm 2009 đạt 1,214 tỷ USD(tăng 21,7%); năm 2010 đạt 1,5 tỷ USD với cơ cấu nhóm hàng như sau:
Nhóm hàng
dự kién năm 2010
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
tỷ trọng
Mây, tre, cói, lá
450
30%
gốm sứ
660
44%
Đá, kim loại quý
390
26%
Để thực hiện được mục tiêu trên, ngành hàng TCMN đang từng bước định hướng phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
Không ngừng cải tiến, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể xem xét việc mời các khách hàng lớn, khách hàng tiêu biểu và tiềm năng đóng góp ý kiến trong quá trình thiết kế sản phẩm mới và các dịch vụ bán hàng.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở được nhiều thị trường mới theo phương pháp đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ thị trường và quan hệ buôn bán.
Quan tâm có định hướng chiến lược, chính sách và biện pháp khai thác thị trường có dung lượng lớn, có nhu cầu thường xuyên và phong phú về chủng loại mà Việt Nam có khả năng phát triển. Đồng thời tích cực tìm kiếm thị trương mới như: Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ..
II. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp tù phía doanh nghiệp
1.1 Phát triển nguồn nhân lực trong công ty
Ưu tiên phát triển nguồn lực trong công ty. Căn cứ vào đề nghị của các đơn vị, doanh nghiệp sẽ tiến hành xét tuyển công nhân và chuyển về các đơn vị đó làm việc. Các đơn vị đó phải có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn và bố trí công việc cho nhân viên.
Doanh nghiệp sẽ tổ chức đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cũng như lãnh đạo của các cán bộ, nhân viên sao cho phù hợp với năng lực của rừng người. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có thể liên kết với các truờng dạy nghề, các nhà mỹ thuật để bổ sung lượng lao động có tay nghề cao vào trong doanh nghiệp; cũng có thể cử 1 số người sang nước ngoài để họ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24991.doc