Phương hướng và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường EU

lời mở đầu Thế kỷ XX khép lại, một thiên niên kỷ mới đã mở ra, đó là sự phát triển như vũ bảo của nền kinh tế thế giới. Hòa mình vào xu hướng chung đó Việt Nam (VN) cũng đã phát triển không ngừng, đã hội nhập cùng thế giới đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế xã hội giữa VN và Thế giới đặc biệt là quan hệ ngoại thương.Trong giai đoạn hiện nay, khi xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang trở nên phổ biến thì hoạt động kinh doanh xuất khẩu (XK) đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế xã hội của một quốc gia. Đối với VN , một quốc gia đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đẩy mạnh XK, coi XK là hướng ưu tiên và là trọng điểm kinh tế đối ngoại hoạt động XK góp phần thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ rất lớn khá lớn ở nước ta với dân số xấp xỉ 80 triệu người, vì vậy có một lực lượng lao động dồi dào bị dư thừa chưa có công ăn việc làm . Trong khi đó ngành dệt may lại là một ngành sản xuất lớn, phát triển và là ngành xuất khẩu chủ lực của VN. Vì ngành này đòi hỏi lực lượng nhân công dồi dào cho nên ngành đã tạo ra được nhiều công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho họ. Mặc dù kim ngạch XK hàng dệt may VN, trong những năm qua, liên tục tăng trưởng mạnh song những khó khăn, thách thức vẫn còn rất nhiều. Do vậy để đạt và vượt mục tiêu XK theo quy hoạch tổng thể của ngành dệt may VN đến năm 2005 là 4-5 tỷ USD và năm 2010 là 8-10 tỷ USD đòi hỏi ngành phải duy trì được mức tăng trưởng liên tục 16%/năm. Đây là mức tăng trưởng không quá cao, nhưng muốn đạt và vượt mục tiêu này thì cần có phương hướng rõ ràng và nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc dẩy mạnh XK và tăng cường sức cạnh tranh của ngành dệt may VN tại thị trường EU là một trong những yếu tố quyết định. Đây là một thị trường XK rộng lớn và đầy tiềm năng đối với các nước nói chung và VN nói riêng. Về phía VN, EU trước hết là một thị trường truyền thống khổng lồ, với sức mua lớn, nhu cầu đa dạng, phong phú. GDP của EU khoảng 7,27 nghìn tỷ USD- chiếm 20% GDP toàn thế giới. Dân số EU gần 375 triệu người với 15 quốc gia, là khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay. Mặt hàng XK chính của EU là sản phẩm chế tạo. Sản phẩm nhập khẩu của EU là thực phẩm, quặng, dệt may, giày da.... Phát triển quan hệ với EU, các nhà doanh nghiệp VN sẽ khai thác được nhiều lợi thế thương mại của VN như một só hàng nông sản, may mặc... đặc biệt, được hưởng quy chế tối huệ quốc ... và ưu đãi mậu dịch- GSP, đây là điều kiện thuận lợi cho hàng hóa VN trên thị trường EU. Xúc tiến quan hệ thương mại với EU sẽ tạo điều kiện gián tiếp cho hoạt động thu hút nhiều hơn nữa các công ty đầu tư nước ngoài tại VN, điều này đặt nền móng cho Vn thâm nhập vào các thị trường láng giềng của EU. Tăng cường giao dịch buôn bán với Eu giúp VN ngày càng hòa nhập hơn nữa vào thị trường thế giới, vào xu thế toàn cầu hóa thương mại và đầu tư từ đó tạo điều kiện cho VN thâm gia đầy đủ vào cộng đồng quốc tế. Hợp tác với EU hết các lĩnh vực và luôn có nhu cầu. khả năng trai đổi công nghệ sẽ là cách tốt nhất để VN tiếp cận và chia sẻ những công nghệ và kinh nghiệm. Song đây cũng là một thị trường khá khó tính và có chọn lọc, đặc biệt là đối với hàng dệt và may mặc. Trong khi đó thời trang mẫu một lại thay đổi quá nhanh, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước thực tế như vậy, em xin được trình bày về “Phương hướng và các biện pháp thúc đẩy XK hàng dệt mayVN sang thị trường EU”. Kết cấu đề án gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung của xuất khẩu dệt may. Phần II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang EU hiện nay. Phần III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy XK dệt may sang thị trường EU. Bài viết này được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo- PGS- TS Đặng Đình Đào. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của em chắc sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy để bài viết được hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo. Chương I: lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may. 1. Nguồn gốc của xuất khẩu hàng hóa. 1.1. Tính tất yếu khách quan của XK hàng hóa. Cùng với sự phát triển ở trình độ cao của nền sản xuất hàng hóa đã kéo theo sự phát triển không ngừng của các hình thức trao đổi và lưu thông cũng như sự phát triển của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất. Không chỉ dừng lại ở giới hạn trong từng vùng, từng quốc gia riêng rẽ mà xu thế mở cửa và khu vực hóa- quốc tế hóa đời sống kinh tế đã nâng trao đổi và lưu thông hàng hóa ở mức cao hơn, hiện đại hơn. Điều đó có nghĩa là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ đã vượt biên giới và được thực hiện giữa các quốc gia.Có thể nói đây chính là hình thức của mối quan hệ kinh tế- xã hội và phản ánh về sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của trong quốc gia. Ngày nay, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa ngày càng sâu rộng, nhu cầu của con người về hàng hóa dịch vụ ngày một tăng đã khiến cho sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ.Có thể nói nhu cầu trao đổi xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chỉ từ khi ra đời nền sản xuất hàng hoátư bản chủ nghĩa, mới dẫn đến sự phá vỡ tính chất khép kín của tong đơn vị kinh tế trong tong quốc gia và tong khu vực.Tự do thương mại gắn thị trường dân tộc với thị trường thế giới, gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế. Ngoại thương trở nên không thể thiếu được đối với phương thức sản xuất đó; như Lênin nhận xét “ không có thị trường bên ngoàI thì một số nước tư bản chủ nghĩa không thể sống được”. Xu thế phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổi chiến lược từ đóng cửa sang mở cửa, từ thay thế nhập khẩu sang hướng vào XK. Để tiếp cận với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật của thế giới, đó là nhân tố quyết định sự phát triển của sản xuất.Và là nhân tố không thể thiếu được cho các nước có nền kinh tế đang phát triển như VN là vốn và thị trường, để mở rộng quy mô sản xuất hiện đại, tạo công ăn việc làm và như thế mới có thể XK được. Trong thế giới hiện đại, muốn phát triển nhanh mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng các thành tựu kinh tế khoa học kỹ thuật của loài người để phát triển. Nền kinh tế “mở cửa” sẽ mở ra hướng phát triển mới, tạo đIũu kiện khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có trong nước nhằm sử dụng phân công lao độngquốc tế một cách có lợi nhất. Chính vì vậy, một quốc gia nếu tách khỏi môi trường thế giới thì tất yếu sẽ rời vào tình trạng thiếu thốn, lạc hậu và trì trệ, kém phát triển. Đó chính là, lý do tại sao cần có thương mại quốc tế. Chính trong thương mại quốc tế cho phép một quốc gia thu được nhiều lợi nhuận hơn so với đường giới hạn khả năng sản xuất. Đặc biệt xuất hiện một yêu cầu khách quan là cần phải tiến hành chuyên môn hóa giữa các quốc gia nhằm đạt tới quy mô tối ưu cho từng ngành sản xuất. Điều này có nghĩa là không phải mỗi nước đều tự mình sản xuất mọi thứ hàng hóa để tự đáp ứng cho nhu cầu của mình kể cả trường hợp họ có đầy đủ nguồn lực cần thiết cho điều đó. Trái lại chính dung lượng của thị trường thế giới đòi hỏi mỗi quốc gia phải biết tập trung vào một số ngành và sản phẩm nhất định mà họ có lợi thế để đạt quy mô sản xuất tối ưu.Để XK hàng hoá của mình sang những nước có nhu cầu về hàng hoá này lớn để thu lợi nhuận, và nhận hàng XK của các nước khác để thoã mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Đối với VN một quốc gia có nền kinh tế thấp kém về mọi mặt, nên thúc đẩy XK hay chiến lược hướng vào XK về thực chất là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và khoa học kỹ thuật của nước ngoài. Kết hợp chúng với tiềm năng trong nước để tạo sự tăng trưởng mạnhcho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước phát triển. Vậy nên không chỉ XK hàng hoá mà còn phải đẩy mạnh XK hàng hoá. Một quy luật của kinh tế hàng hóa là hàng hóa đi từ nơi giá thấp đến nời giá cao, do vậy hoạt động mua bán hàng hóa giữa các nước là tất yếu. 1.2. Nhưng cơ sở hình thành của xuất khẩu hàng hóa. Thương mại quốc tế đã ra đời từ cách đây hàng ngàn năm, trải qua nhiều biến động, nhiều giai đoạn thăng trầm đến nay thương mại quốc tế là lĩnh vực không thể thiếu cho sự tăng trưởng kinh tế mỗi quốc gia. Ban đầu, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiện giữa các quốc gia như đất đai, khí hậu, khoáng sản... đưa đến tình trạng mỗi quốc gia có lợi thế trong việc sản xuất một số loại sản phẩm nào đó và họ phải trao đổi cho nhau nhằm cân bằng giữa phần dư thừa về loại sản phẩm này và thiếu hụt về loại sản phẩm khác. Tiếp theo, do sự phát triển không đều về kinh tế và khoa học- kỹ thuật giữa các quốc gia đưa đến sự khác nhau về điều kiện tái snar xuất giữa chúng, thí dụ khác nhau về nguồn vốn, về trình độ kỹ thuật, về bí quyết công nghệ, về nguồn nhân lực và cả trình độ quản lý... Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải mởi rộng phạm vi trao đổi quốc tế sang các yếu tố nói trên. Bây giờ dối tượng tham gia vào việc trao đổi quốc tế được mở rộng hơn nhiều.. Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến phân công lao động. Sự phân công này dần dần vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia đưa đến sự chuyên môn hóa và sự hợp tác lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau. Sự đa dạng hóa trong nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia là một cơ sở quan trọng của việc phát triển thương mại quốc tế. Khi đời sống kinh tế ngày càng phong phú thì người tiêu dùng tìm đến các mặt hàng phù hợp với thị hiếu và khả năng thanh toán của họ. Đây là cơ sở thực tiễn của vấn đề, còn cơ sở lý thuyết của nó được giải thích trong các học thuyết kinh tế nói chung và học thuyết về thương mại quốc tế nói riêng. Từ lý thuyết trao đổi thuần túy, đến lý thuyết của chủ nghĩa trong thương các nhà kinh tế đã cho rằng “Ngoại thương là phương tiện chủ yếu để làm tăng của cải và ngân khố của quốc gia”, và cho rằng trong quan hệ thương mại quốc tế thì cả 2 bên cùng có lợi, các nhà chính trị gia mỗi nước vấn ít nhiều đã cố gắng cân bằng các sức mạnh kinh tế và sức mạnh chính trị, vì vậy, chính sách thương mại ở nhiều nước vẫn có xu hướng khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu. Theo lý thuyết Macxit, phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển buộc các quốc gia. chủ thể cảu nền sản xuất hàng hóa trao đổi sản phẩm với nhau.Đến lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith nói rằng : các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hóa này sang các quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nước ngoài sản xuất hiệu quả hơn. Theo ông, các quốc gia không nên sản xuất những hàng hóa mà họ có thể mua được giá rẻ hơn từ nước ngoài. Bằng chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối, cả hai quốc gia đều có lợi khi quan hệ thương mại với nhau. Nhưng theo quan điểm của Smith nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tất cả các mặt hàng thì họ có thể chẳng thu được lợi lộc gì từ quan hệ thương mại với nước ngoài, và Dand Ricardo đã khắc phục hạn chế đó và cho rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể thu dược lợi khi tham gia vào quan hệ thương mại với nước ngoài. Mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ cứ lợi thế so sánh và nhập khẩn các sản phẩm mà họ cho là bất lợi nhất (về mặt chi phí tương đối). Đến Hecksher và Ohlin đã đưa ra một giải thích mới về nguồn gốc của lợi thế so sánh, mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cần nhiều yếu tố sản xuất mà nước nà tương đối dồi dào.Theo các lý thuyết mới về thương mại quốc tế như lý thuyết về đầu tư cho rằng: các nhà đầu tư quốc tế đi đầu tư ở các nước ngoài nhằm khai thác lợi thế về tính không hoàn hảo trên thị trường và chỉ thâm nhập vaò các môi trường sản xuất ở nước ngoài khi các lợi thế cạnh tranh của nhãn hiệu sản phẩm, lợi thế nhờ quy mô hay việc tiếp cận thuận lợi đến các thị trường tư bản. Một số người lại quan niệm, các công ty thâm nhập vào thị trường nước ngoài chủ yếu là o sự phản ứng có tính chất cạnh tranh đối với các hoạt động chi phối ngành công nghiệp, cũng như để bình quan hóa các lợi thế tương đối. Độc quyền đa phương là tình trạng của các thị trường này. Trong đó một số người bán một sản phẩm thường được tiêu thụ hàng loạt. Nói chung, động lực để một công ty bước ra nước ngoài có thể xuất phát từ mong muốn mở rộng khả năng sản xuất và những lý do bên trong, khai thác các lợi thế cạnh tranh hiện có trong các hoạt động tăng thêm, lợi dụng ưu thế về công nghệ hay nguồn nguyên liệu sẵn có ở các cơ sở sản xuất khác. Đồng thời động cơ này có thể xuất phát từ các nhân tố bên ngoài như các hoạt động cạnh tranh yêu cầu của khách hàng hay các chính sách khuyến khích của chính phủ. Các lý thuyết thương mại quốc tế ra đời trong những điều kiện thương mại quốc tế khác nhau nhằm thực hiện các mục đích nhất định và do đó chúng chỉ đúng trong những điều kiện lịch sử nhất định cho đến nay vẫn chưa có một lý thuyết nào giải thích đầy đủ về bản chất của thương mại quốc tế, Vì vậy các lý thuyết còn được bổ sung hoàn chỉnh và kiểm nghiệm trong hoạt động thương mại. Dựa trên những lý thuyết trên, mà các nhà sản xuất và XK đã XK sản phẩm của mình để thu lợi nhuận. đó là lý do tại sao XK xuất hiện. 2. Bản chất của xuất khẩu hàng hóa. Nói đến thương mại không thể không kể đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàn hóa và dịch vụ . Xuất nhập khẩu là một công cụ để giúp các quốc gia hòa nhập vào sự phát triển chung của nhân loại đẩy nhanh sự phát triển của đất nước và văn minh của xã hội. Xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế . Đó không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích lợi nhuận, đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Theo quan điểm này, chúng ta có thể hiểu hoạt động xuất khẩu là việc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ và đem mang bán ra nước ngoài theo quy tắc của thị trường quốc tế, nhằm thu được thặng dư cho công ty và cho nền kinh tế của dất nước. Hay xuất khẩu là việc thể hiện nhu cầu nội của các quốc gia khác đối với quốc gia chủ thể. Nói chung thực chất của XK là sự di chuyển hàng hóa, sản phẩm từ nước sản xuất đến nước có nhu cầu, đó là sự lưu thông xuyên quốc tế của hàng hóa, sản phẩm. Xuất khẩu còn chia ra những lĩnh vực có thể chuyên môn hóa được, những công nghệ và tư liệu sản xuất trong nước còn thiếu để sản xuất ra sản phẩm XK. XK thể hiện sự phụ thuộc, gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. ở một giới hạn nhất định nó có thể quyết định tới sự sống còn của một nền kinh tế của các quốc gia thống nhất dưới một mái nhà chung. Để xuất khẩu được thì các nước sản xuất phải dựa trên các quy luật kinh tế và phải được giải quyết thông qua các quan hệ thương mại trao đổi, buôn bán và kinh doanh vì mục tiêu kinh tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì dân giàu nước mạnh, và xã hội công bằng văn minh. XK là thể hiện những điều kiện và tiềm năng của một quốc gia, thể hiện lợi thế của một quốc gia về các tiềm lực kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm mà nước XK hơn các nước khác.XK hàng hóa nhằm thúc đẩy tiềm năng và thế mạnh của nước ta với nước ngoài một cách có lợi nhất. Trên cơ sở đó tiến hành phân công lại lao động khai thác mọi tiềm năng để sản xuất nhiều sản phẩm hàng hóa , dịch vụ xuất khẩu. Đó là hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mỗi quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của từng quốc gia. Bởi vậy XK cho phép nước chủ thể thu được nhiều lợi nhuận hơn mức có thể có và mở rộng khả năng sản xuất của nước đó, cho phép nước nhận hàng Xk mở rộng khả năng tiêu dùng. Tóm lại, thực chất của XK hàng hóa là nước có lợi thế để sản xuất một sản phẩm nào đó sẽ mang nó đi sang nước ngoài, nước có nhu cầu mà kém lợi thế hơn. XK là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Đây là hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả đột biến nhưng cũng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các nước chủ thể trong nước tham gia XK không dễ dàng khống chế được.XK là việc bán hàng hoá cho nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Nó được tổ chức và thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu đều phảI được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm bảo đảm hiệu quả nhất phục vụ đầy đủ, kịp thời cho sản xuất trong nước. 3. Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. 3.1. XK tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Như chúng ta đã biết, XK là một trong hai hoạt động cơ bản của ngoại thương, cùng với hoạt động nhập kjaaur, hoạt động XK giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang có những chuyển động đột biến như ngày nay.XK là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng XK để tăng thu ngoại tệ, tạo diều cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Công nghiệp hoá đất nước dòi hỏi phải có vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, kỹ thuật và công nghệ tiến tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như liên doanh đầu tư nước ngoài với nước ta; vay nợ, viện trợ, tài trợ; thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ; XK sức lao động…Trong các nguồn vốn trên đa phần đều phảI trả bằng cách này hay cách khác. để nhập khẩu nguồn vốn quan trọng nhất là từ XK, XK quyết định tốc độ và quy mô tăng của nhập khẩu. Về mặt lợi nhuận theo Adam Smith khi tham gia XK các nước đều có lợi, dều thu được mức lợi nhuận cao hơn mức trong nước. Nhờ có lợi nhuận cao mà các nước XK mới có vốn để nhập khẩu, để mở rộng khả năng tiêu ding của quốc gia, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và đây là quan hệ qua lại. Muốn tăng XK thì phảI tăng nhập khẩu hàng hoá và các yếu tố sản xuất phục vụ cho XK. để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu ding, cũng như mục đích lợi nhuận của doanh nghiệp, mà hoạt động XK ngày càng được đẩy mạnh không ngừng. Hoạt động này ngày càng diễn ra sôI động , quy mô và đặc biệt tạo ra giá trị thặng dư rất lớn cho xã hội , trong đó vốn cho nhập khẩu chiếm khá lớn . Thời kỳ 1986-1990 nguồn thu của nước ta về XK chiếm 3/4 ngoại tệ , năm 1994 thu XK đã đảm bảo được 80% NK so với 24.6% năm 1986. Với xu hướng này thì các năm sau kim ngạch Xk còn tăng lên nhiều nữa . Kim ngạch XK ngày càng tăng đã làm cho nhập khẩu ngày càng tăng . 3.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại . Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu ding một cách có lợi nhất , đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại . Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp háo ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau : Xuất khẩu của nước ta cho những nước ngoài . Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và XK những sản phẩm mà các nước khác cần. ĐIũu đó tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thúc đẩy sản xuất phát triển . Xuất khẩu tạo đIũu kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi . Ví dụ khi phát triển dệt XK sẽ tạo đIũu kiện cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bôngg hay thuốc nhuộm . XK tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất , khai thác sản xuất tối đa trong nước . XK tạo ra những tiền đề kinh tế kỷ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, XK là cơ sở tạo thêm vốn , kỷ thuật , công nghệ tiên tiến từ các nước bên ngoàI vào VN nhằm hiện đại hoá nền kinh tế . Thông qua XK hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạch tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng . Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất chco phù hợp với nhu cầu của thị trường . XK còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới, hoàn thiện công tác sản xuất , kinh doanh, nâng cao chất lượng , hạ giá thành . 3.3. XK tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân Trước hết, sản xuất hàng XK thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu ding thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân. Nhờ có hoạt động XK mà sản phẩm sản xuất ở một nước có thể có mặt trên các nước khác với giá bán cao hơn so với trong nước và tất nhiên thu được lợi nhuận cao hơn. mặt khác, khi XK thì số lượng sản phẩm yêu cầu nhiều hơn nếu không XK vì bây giờ nhu cầu còn có người tiêu ding nước ngoài, hay nói cách khác quy mô sản xuất được mở rộng. Mà như vậy lực lượng lao động cần sẻ tăng, người lao động có việc để làm. để đáp ứng nhu cầu tiêu ding trên toàn thế giới, các nhà sản xuất đã không ngừng tìm mọi biện pháp để mang hàng hoá của của mình đến tay người tiều ding trên toàn thế giới càng nhiều càng tốt, tất cả vì mục đích lới nhuận. Nhu cầu về sản phẩm hàng hoá của người tiêu ding ngày càng phong phú, đa dạng, không có giới hạn, các nhà tiêu dung đã tận dụng yếu tố này để này để mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp trẻ đua nhau thành lập, kéo theo đó là lực lượng lao động ngày càng được sử dụng nhiều. Quy mô và khối lượng XK ngày càng tăng thì thặng dư xã hội ngày càng nhiều, đời sống của nhân dân ngày càng được cảI thiện. Trong xu thế hoá quốc tế đời sống nhân dân, kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, thị trường các nước có mối liên hệchặt chẽ nhau thông qua hoạt động XK. Do đó sự phát triển mạnh mẽ của thị trường này sẽ đảm bảo mpử rộng quy mô và thị trường thế giới. XK hàng hoá vì mục đích lợi nhuận của các chủ thể và nhu cầu của khách hàng, mà sản phẩm của một nước có mặt ở những nơi cần nó. Cụ thể như ngành XK dệt may của VN là một ngành XK chủ lực của VN, nó mang lại một lượng kim ngạch XK rất lớn ( năm 2001 kim ngạch XK của ngành là 2.15 tỷ USD) và là ngành sử dụng nhiều lao động vào loại số một. Trước kia làm gì có những bộ quần áo hàng choc USD như bây giờ, hàng dệt may VN làm gì xuất hiện trên thị trường rộng lớn như bây giờ, người ta muốn mặc một bộ quần áo đắt tiền để thể hiện mình cũng không được, người trong nước cũng như người nứoc ngoài muốn sử dụng nhựng sản phẩm dệt may cao cấp của VN thị không they ở đâu. Nhưng ngày nay tất cả yêu cầu đều được đáp ứng với mức cao nhất. Các nhà sản xuất hàng dệt may đã thu được lợi nhuận cao hơn khi hàng dệt may của chúng ta xuất hiện trên thế giới, mặt khác do khách hàng trong nước thu nhập còn thấp nên khả năng sẵn sàng chi trả thấp hơn so với khách hàng nước ngoài. Bởi vậy XK đã mang lại cho các nhà sản xuất VN một khoảng lợi nhuận tương đối. Nhà sản xuất hàng dệt may XK của VN yên tâm mở rộng quy mô sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm thì các cách của lớn EU, Mỹ Nhật…luôn rộng mở. Người lao động không những yên tâm có việc làm mà còn có nhiều việc làm với thu nhập ngày càng cao. Trước kia dệt may VN chỉ có mặt ở trong nước, tiếp đến là những thị trường truyền thống và nhỏ bé nhưng bây giờ đã có mặt ở nhiều thị trường rộng lớn. đó là những bước tiến rất đáng nghi nhận của ngành dệt may VN. Dệt may XK của VN dã làm tăng tổng kim ngạch XK của xã hội, góp phần làm nâng cao đời sống nhân dân và đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho trong việc làm. 3.4. XK là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ đội ngoại của nước ta XK và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế nước ta gắn chắt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động XK xuất hiện sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn XK và sản xuất hàng XK thúc đẩy quan hệ tín dụng đầu tư, vận tảI quốc tế…Đến lượt nó chính các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa hai bên thuận lợi, chặt chẽ và cũng dựa trên đó mà thiết lập các quan hệ mới dễ dàng hơn. Như ngành dệt may VN, trước đây chỉ xuất hiện ở thị trường trong nước, nhưng sau khi đổi mới thì nó lại xuất hiện ở các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, các nước Đông âu và một số nước Châu á…Bây giờ thì thị trường của nó đã mở rộng sang EU, Mỹ, Nhật…Đặc biệt từ khi quan hệ của VN với các quốc gia này được bình thường hoá. Tóm lại, đẩy mạnh XK được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nói đến thương mại quốc tế là nói đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thị trường quốc tế. Xét về mặt kinh tế, quan hệ giữa các nước là bình đẳng, thuận mua vừa bán, nói cách khác là các quan hệ đó được tiền tệ hóa. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp tính năng động trong sản xuất kinh doanh , thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao chất lượng cho sản phẩm trên thị trường quốc tế. 4. Tác dụng của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. 4.1. Nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Khi mà nền kinh tế VN hãy còn đóng cửa, vẫn bị phụ thuộc bởi các đế quốc, thì người dân thế giới không biết rằng có một đất nước VN vẫn tồn tại trên trái đất này. Nghe nói đến Vn họ cảm thấy rất xa lạ vì họ chưa thấy một sản phẩm nào được mang nhãn hiệu của đất nước này trên thị trường quốc tế. Nhưng sau khi đổi mới mởi cửa quan hệ với nhiều nước cũng là lúc hàng hóa của Việt Nam có mặt trên thị trường này, người ta mới biết là có một đất nước VN. Hàng hóa và dịch vụ của VN đã thâm nhập vào thị trường quốc tế. Vì như đã nói ở trên, mục đích của bất kỳ doanh nghiệp và quốc gia nào cũng là sản xuất và xuất khẩu , vì mục đích lợi nhuận. Các DNVN đã nhận thấy rằng với điều kiện tự nhiên và con người của đất nước, nếu mang các hàng hóa và dịch vụ của mình đi bán trên các nước khác thì sẽ thu được nhiều giá trị thăng dư hơn so với bán trong nước. Đặc biệt ngành dệt may là ngành mà VN có lợi thế là nguồn lao động dồi dào, khéo tay cùng với những điều kiện khác, vì vậy sản phẩm của ngành này đã xuất khẩu sang nhiều nước . Nhờ uy tín của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ của VN trên thị trường các nước mà quan hệ giữa VN và thế giới ngày càng chặt chẽ về mặt kinh tế lẫn xã hội. Nhiều nước đã có quan hệ mật thiết với VN đã coi Vn là một bạn hàng không thể thiếu. VN đã tham gia nhiều tổ chức trên thế giới. Trở thành thành viên của ASEAN năm 95, và quan sản viên của WTO. Vị trí của VN ngày càng được khẳng định trên thị trường thế giới, ngày càng nhiều nước muốn quan hệ buôn bán với VN. 4.2. Tăng tổng kim ngạch xuất khẩu cho xã hội. Không có Xk thì liệu nền kinh tế đát nước có phát triển như bây giờ không ! Câu trả lời thật đơn giản, tất nhiên là không. Về lý luận cũng như thực tiễn thì giá trị thăng dư sẽ không thu về được nhiều, các nhà sản xuất sẽ không thỏa mãn được mục đích của mình, đất nước sẽ không có khoản tiền thu từ hoạt động xuất khẩu để đầu tư, phát triển các lĩnh vực khác. Khi có xuất khẩu thì một đơn vị kinh doanh đã thu được thêm lợi nhuận để phát triển đơn vị của mình và phục vụ nhu cầu của họ. Trong hơn 10 năm gần đây, nhìn chung kim ngạch Xk của VN thường đạt tới độ cao, Nó đã đóng góp một phần lớn vào tổng thu nhập xã hội . Hoạt động XK càng được đẩy mạnh thì kim ngạch thu về cho đất nước ngày một nhiều, kim ngạch xuất khẩu trên đầu người đã lên đến con số 184 USD năm 2000 , vượt qua ngưỡng một nước có nền ngoại thương kém. Về cơ bản nền kinh tế nước ta vẫn là một nền kinh tế với cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn và lạc hậu , đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhờ tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu mà cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cao. một khi kim ngạch XK tăng, thì đất nước cũng như đơn vị kinh doanh mới có điều kiện nâng cao cơ sở vật chất và nguồn lực sản xuất. Ngành dệt nay là một trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của VN, đó đã mang về cho đất nước một khoản thăng dư không nhỏ. Từ chỗ xếp thứ tư tổng số các mặt hàng Xk chủ lực nó đã vương lên vị trí thứ 2 sau dầu thô và có lúc vượt cả dầu thô trong những tháng gần đây. Kim ngạch XK dệt may quả là rất đáng ghi nhận. 4.3. ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động kinh tế xã hội khác. Cùng với nhập khẩu, XK là một trong hai hoạt động chính của lĩnh vực ngoại thương. Xk phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều giá trị thăng dư cho xã hội. Nhưng để hoạt động XK được diễn ra liên tục với tốc độ cao thì nguồn sản phẩm đầu vào của nó phải dồi dào, đủ khả năng đáp ứng. Và để thỏa mãn được điều này hay song song với việc đẩy XK thì hoạt động nhập khẩu cũng phát triển. Để có những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã và kiểu dáng đẹp, phong phú để có thể cạnh tranh với các quốc gia XK khác, thì cơ sở vật chất phải được cải tiến, hoạt động nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu này, mang khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới về áp dụng cho đất nước mình. Xuất khẩu một nước muốn phát triển thì nhập khẩu cảu nước kia phải phát triển theo, đó là quy luật tất yếu. Song song với các quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng và phát triển giữa các nước là các quan hệ chính trị, văn hóa và xã hội. Một khi kinh tế giữa các nước có quan hệ với nhau thì các quốc gia đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nhau để giữ vững và phát triển thị trường, sẽ giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Như ngành dệt may VN để tham gia và thỏa mãn các nhu cầu của các thị trường “khó tính” trên thế giới thì chất lượng, mẫu mã, cũng như các điều kiện khác phải đáp ứng được nhu cầu của họ. và để dễ dàng trong quan hệ thì không những phải nâng cao các điều kiện sản xuất dệt may cảu đất nước. mà còn nâng cao nằng cách nhập khẩu máy móc thiết bị từ các nước đó. Đây là mối quan hệ qua lại, hai bên cùng có lợi và phát triển song song nhau. Một khi hoạt động xuất khẩu phát triển ngày càng sâu và rộng thì các hoạt động trong các lĩnh vực khác cũng phát triển theo. XK phát triển quan hệ với nước ngoài của VN tăng lên, kim ngạch XK thu về tăng thì sẽ đầu tư cho các hoạt động khác. Vì một khi ngân sách của nhà nước nhiều thì việc đầu tư cho đất nước sẽ dễ dàng hơn. Khi cuộc sống của người dân nâng cao, thu nhập đầu người cải thiện thì cơ sở hạ tầng sẽ được đầu tư tốt hơn sẽ phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Mở rộng XK để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. 5. Nội dung cơ bản của thúc đẩy XK. 5.1. Sự cần thiết phải thúc đẩy XK. Thương mại quốc tế ra đời từ rất lâu, xuất phát từ nhu cầu của con người và sự phát triển của xã hội. Các quốc gia đều muốn tham gia vào hoạt động ngoại thương vì họ sẽ được nhiều cái lợi, sẽ thu được về nhiều giá trị thăng dư hơn so với khả năng sản xuất, người tiêu ._.dùng sẽ thỏa mãn được nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng và cao của mình. Trước thực tế đó thì các quốc gia đã không ngừng thúc đẩy các hoạt động ngoại thương, đặc biệt là XK. Bởi vì với lợi thế về một số yếu tố sản xuất nào đó thì quốc gia đó sẽ sản xuất sản phẩm với chi phí tương đối thấp nhất, và họ nhận ra rằng nền chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm này và mang đi bán ở thị trường quốc tế, những nơi cần nó, để thu được lợi nhuận tối đa và mua những sản phẩm mà khả năng sản xuất của mình thấp hơn. Không nằm ngoài quy luật đó, VN nhận thấy rằng để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho xã hội thì phải đẩy mạnh XK, mở rộng hoạt động ngoại thương. Không những chúng ta sẽ thu được lợi nhuận cao hơn mà các quan hệ với các nước sẽ được thắt chặt hơn và chúng ta sẽ nhận được những ưu đãi, giúp đỡ từ các quan hệ này. và đằng sau đó là nguồn vốn cho nhập khẩu ngày càng tăng, việc làm cho người lao động ngày càng nhiều, nội lực nền kinh tế ngày càng được khẳng định, VN ngày càng có vị thế trên trường quốc tế. Tiềm năng kinh tế là vấn đề quan trọng bậc nhất của bất kỳ quốc gia nào nhưng tình hình chính trị xã hội cũng không kém phần quan trọng.Bởi vậy tăng cường XK góp phần thắt chặt quan hệ kinh tế đối ngoại và ổn định chính trị quốc gia. Mang sản phẩm của mìn xâm nhập vào thị trường quốc tế để họ biết đến một đất nước VN, họ thấy được sản phẩm của chúng ta và nhận ra rằng VN đang trên đà phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường.Vì mục đích lợi nhuận, nâng cao đời sống nhân dân và vì tạo quan hệ thân thiết, chặt chẽ với các nước trên thế giới mà chúng ta không ngừng đẩy mạnh XK. Với ngành DM lại rất cần thiết phải thúc đẩy XK, vì VN có nhiều điều kiện thuận lợi (đặc biệt là con người và yếu tố tự nhiên) để sản xuất ra sản phẩm dệt may . Mà sản phẩm sản xuất ra nhiều, người dân tiêu dùng trong nước không thể tiêu dùng hết được, mặt khác các nhà sản xuất không thỏa mãn mục đích lợi nhuận nếu bán hàng trong nước. Thúc đẩy XK dệt may là điều tất yếu. Ta phải đẩy mạnh, khôi phục XK sang các thị trường truyền thống, phải luôn giữ chữ tín với bạn hàng.Mặt khác, không ngừng tìm kiếm và đầy mạnh XK sang các thị trường mới. 5.2. Sự phát triển của XK. Có thể nói nhu cầu trao đổi xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chỉ từ khi ra đời nền sản xuất nàng hóa tư bản chủ nghĩa mới dẫn đến sự phá vỡ tính chất khép kín của từng đơn vị kinh tế trong quốc gia của từng nước. Tự do thương mại gắn thị trường dân tộc với thị trường thế giới. gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế. Ngoại thương, trong đó có XK trở nên không thể thiếu được đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trước đây nhà nước ta đã từng xây cho mình một nền kinh tế độc lập, tự cung tự cấp tránh lệ thuộc vào bên ngoài. Nhưng đã sớm nhận ra sai lầm của mình, bởi nền kinh tế tự cung tự cấp vô cùng tốn kém về cả vật chất và thời gian. Mở cửa nền kinh tế là chủ trương của nước ta. Tham gia các mối quan hệ kinh tế- xã hội với quốc tế. Thay đôi chiến lược từ đóng cửa sang mở cửa, từ thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu. Vì lúc đó chúng ta sẻ tận dụng được vốn, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của các quốc gia khác. Trong điều kiện quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng cao, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của sản xuất. VN là một nước nghèo, lạc hậu, đang phát triển nên rất cần vốn và phải tham gia hoạt động xuất nhập khẩu là tất yếu, thị trường trong nước nhỏ hẹp, không đủ đảm bảo cho phát triển với quy mô hiện đại, sản xuất hàng loạt , các nhà sản xuất đã phải XK hàng hóa. Từ khi chúng ta chỉ XK sang những thị trường nhỏ lẻ, các nước xã hội chủ nghĩa với những mặt hàng truyền thống với khối lượng khiêm tốn. Thì đến nay quan hệ buôn bán và thị trường XK của ta đã mở rộng ra nhiều đặc biệt, có cả thị trường rộng lớn và tiềm năng là Eu và Mỹ, Nhật. với khối lượng xuất khẩu ngày càng nhiều. Dệt may VN cũng thế, lúc đầu khi XK chưa phát triển thì hàng dệt may của ta mới chỉ có mặt ở một số thị trường với khối lượng bé nhưng bây giờ nó đã trở thành ngành XK chủ lực trong 10 ngành XK chủ lực của VN. Khoảng gần 10 năm trở lại đây thì kim ngạch XK của ngành này đã tăng lên rất lớn, nó đã thâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ và EU. Kim ngạch XK của nó từ chỗ đứng cuối bảng sắp xếp kim ngạch XK của các ngành XK của VN trong nhưngx năm đầu XK và vươn lên ví trí thứ tư trong ít năm sau đó. Và cách đây không lâu thì kim ngạch của ngành dã vươn lên vị trí thứ hai sau dầu thô và còn vượt cả dầu thô. Vì vậy mà chúng ta đã không ngừng thúc đẩy XK dệt may. Nó không những mang lại lượng kim ngạch lớn cho xã hội mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Những kết quả đó có được là do quan hệ kinh tế đối ngoại giữa VN và các nước đã được mở rộng và thắt chặt, từ đó thị trường XK của chúng ta ngày càng rộng lớn, sản phẩm dệt may VN tự hào đã có mặt trên thị trường thế giới. Thúc đẩy XK dệt may là việc làm cần thiết mà các doanh nghiệp sản xuất và XK hàng dệt may VN cungx như nhà nước cần phải quan tâm. Dệt may XK của VN đã mở rộng về thị trường và chủng loại, do nhà nước và doanh nghiệp đã có các chính sách, biện pháp phát triẻn và đẩy mạnh XK ngành này. cái quan trọng nhất mà ngành XK dệt may của ta đã đạt được là đã chiếm được thị trường EU. Từ khi VN bình thường hoá quan hệ với EU, đặc biệt là khi các hiệp định thương mại, hiệp định khung giữa hai bên được ký kết thì quan hệ giữa hai bên tăng lên, và các đIũu kiện mà EU yêu cầu với dệt may VN cũng giảm. Mặt khác lại được các ưu đãi và hỗ trợ của EU đối với mặt hàng này ngày càng tăng. Cộng thêm nhu cầu về hàng may mặc của người tiêu ding EU là không có giới hạn và rất cao, đây là thị trường có nhu cầu cao vào loại nhất thế giới về loại hàng này. Vì thu nhập của họ rất cao, họ quan tâm đến chất lượng, kiểu dáng hơn nhiều so với giá cả. XK sang EU đối với hàng dệt may nói riêng và các hàng hoá khác nói chung chủ yếu thông qua hai phuương thức chính là XK trực tiếp và XK gián tiếp, ngoài ra còn các phương thức khác như liên doanh, chuyển khẩu, tái xuất…XK trực tiếp là chúng ta trực tiếp tự làm ra sản phẩm từ các nguyên liệu cho đến lúc thành thành phẩm mang sang các thị trường đang có nhu cầu mà thu được lợi nhuận cao nhất hoặc cho các nhà XK khác nếu thoã đáng. đây là phương thức XK mà phía người XK chủ động được quá trình sản xuất và được hưởng lợi cao trực tiếp. Chênh lệch do lợi thế về đIũu kiện sản xuất và lúc thành sản phẩm hoàn chỉnh thì chúng ta đều đươcj cả, bởi vây XK theo phương thức này thu được khoản lợi tương đối cao, gần 100% lợi nhuận là doanh nghiệp được cả. Nhưng lại rủi ro cao do không chủ động được thị trường và vốn lớn, khá tốn kém, các chi phí đầu tư cho quá trình này từ lúc bắt tay vao sản xuất cho đến khi mang sản phẩm đI XK là cao. đặc biệt với dẹt may chúng ta phảI qua nhiều khâu thì mới có được một sản phẩm hoàn chỉnh, từ thiết kế mẫu, chọn mẫu, may thành phẩm. Tuy nhiên hình thức XK này của VN đối với hàng dệt may sang EU thì còn chiếm tỷ lệ thấp, mới chỉ khoảng 20% doanh nghiệp XK theo phương thức này. vì có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan do điều kiện đất nước và doanh nghiệp đáp ứng đủ khả năng XK theo phương thức này. và cả khách quan do thị trrương EU yêu cầu vè chất lượng và mẫu mã mà dệt may VN chưa đáp ứng được, chúng ta chỉ mới đáp ứng bằng XK gia công. đó là phương thức XK gián tiếp, tức là phẩm dệt may của ta muốn sử dụng được thì phải qua một nước thứ ba gia công (XK dệt may của VN chiếm 80% phương thức này). chúng ta sẻ nhận đơn đặt hàng, có khi là cả mẫu mã của các nước EU sau đó sản xuất thàng sản phẩm thô rồi mang sang nước thứ ba thì mới XK được. Do đó tuy phương thức XK này vốn ít, luôn có việc để làm, chủ động được thị trường và phù hợp với đIũu kiện thực tế và con người VN nhưng lại thu được lợi nhuận thấp. 5.3 Các chíng sách, cơ chế thúc đẩ XK dệt may sang EU. Phát triển kinh tế, trong đó thúc đẩy sự tăng trưởng Xk mà mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã xác định rõ. Trong những năm qua kim ngạch XK của VN đã không ngừng tăng, đặc biệt đối với hàng dệt may. đạt được đIũu dó là nhờ việc thể chế hoá đường lối của Đảng bằng các chính sách cơ chế xuất nhập khẩu theo hướng tự do hoá thương mại. Sau 15 năm đổi mới, với chính sách đa phương hoá các hoạt động kinh tế quốc tế và thực hiện chủ trương khuyến khích XK của Đảng và Nhà nước. Hoạt động XK của VN đã có những bước tiến vượt bậc. Quốc hội đã xây dung và ban hành nhiều luật như luật đầu tư nước ngoàI tại VN và Chính phủ đã có nhiều nghị định nhằm chuyển căn bản hoạt động xuất nhập khẩu từ cơ chế tập trung bao cấp sang co chế thị trường định hương XHCN. Chính sách thương nhân trong hoạt động XK, đây là chính sách rất quan trọng trong lĩnh vực XK của nhà nước. Chính sách này quy định các điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh XK và phạm vi hoạt động của các thương nhân. nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ đã cho phép tất cả mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép XK trực tiếp, nhận gia công cho tất cả các loại hàng hoá (trừ hàng hoá cấm XK và XK có đIũu kiện) và trước khi tiến hành kinh doanh XK phảI đăng ký mã số doanh nghiệp XK với cơ quan tỉnh (thành phố) nơI doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Chính sách này quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân trong hoạt động XK. Chính sách thị trường có tầm quan trọng đặc biệt cho sự phát triển nền kinh tế và dẫn dắt các doanh nghiệp phát triển. Chính sách này đặt ra nhiệm vụ ở cấp Chính phủ, cấp Bộ nhằm khai thông những cản trở trên thị trường thế giới. Cụ thể là hướng vào mục tiêu thúc đẩy XK và đa dạng hoá thị trường XK . PhảI chú trọng phát triển các thị trường truyền thống như EU , Nga , Châu á TháI Bình Dương…Đồng thời tiếp cận và phát triển các thị trường mới với nhiều tiềm năng . Tăng cường khuyến khích động viên tìm kiếm thị trường XK , Đối tác ngoài của các doanh nghiệp . Đặc biệt quan trọng là hoạt động nghiên cứu về thị trường các nước mà ta tiến hành XK và công tác thông tin về các thị trường này . Chính sách mặt hàng trong hoạt động XK là nền tảng của chính sách XK Trên cơ sở chính sách mặt hàng để xác định đầu tư và cơ cấu lại sản xuất hàng hoá hợp lý để XK đạt hiểu quả cao và định hướng chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp . Đưa ra những mặt hàng XK mũi nhọn , những mặt hàng hạn chế hay cấm XK. Chính sách đầu tư và phát triển XK , từ thực trạng và yêu cầu rất quan trọng , một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạng tranh của sản phẩm XK , mặt khác bảo đảm nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho XK , tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hoá và phát triển thị trường XK. Trong quá trình thực hiện kinh doanh XK , nhà nước đã luôn hoàn thiện các chính sách và đổi mới cơ chế đIều hành , đề ra cơ chế mới như đối với ngành dệt may. Theo thông tư liên tịch số 25/2001 , thay thế cho thông tư số 19/2000 của liên bộ Thương Mại , kế hoạch và đầu tư , Công nghiệp hướng dẫn việc thực hiện hạn ngạch hàng dệt may XK sang thị trường EU , Canada, Thổ Nhỉ Kỳ năm 2002 . Cơ chế này quy định vào tất cả các chủng loại hàng đI ba thị trường có hạn ngạch trên đều được áp dụng chung cơ chế cấp giấy phép XK tự động (E/L) . EU quy định rõ bất kỳ loại hàng nào trong quý I /2002 mà XK đột biến đạt tới mức 50% hạn ngạch thì chủng loại hàng đó sẻ ngừng cung cấp E/L và tiến hành phân giao hạn ngạch hoặc đấu thầu để đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất ổn định, đảm bảo cho người lao động có việc làm thường xuyên. Và cho đến trước thời hạn trước 26/7/2002, nếu có chủng loại hàng nào đột biến thực hiện hết được 70% tổng hạn ngạch thì cũng phảI ngừng câps E/L để áp dụng cơ chế phân giao hạn ngạch hoặc đấu thầu số hạn ngạch còn lại. Mục tiêu cũng là nhằm ổn định sản xuất của doanh nghiệp. Nếu trong quá trình thực hiện hạn ngạch đến ngày 26/7 mà không có chủng loại hàng nào chạm trần 70% thì các chủng loại hàng đó được tiếp tục cấp E/L tự do cho đến khi nào đạt mức XK 90% thì mặt hàng đó mới ngừng cấp E/L để áp dụng cơ chế phân giao hạn ngạch số 10% còn lại. Với cơ chế cấp E/L này, đã giảI quyết cơ bản nhu cầu nhỏ lẽ của doanh nghiệp, chống được viẹc đầu cơ hạn ngạch, bán hạn ngạch, tạo sân chơI bình đẳng, công bằng cho các doanh nghiệp và nó cũng làm cho các doanh nghiệp nào sản xuất hàng chất lượng, có thị trường, có khách hàng thì có cơ hội để đẩy mạnh hàng XK hàng dệt may. Theo cơ chế này thì tất cả các chủng loại hạn ngạch đều được hưởng thuế thu hạn ngạch, đây là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp và cũng là tiến bộ nhất bởi trên thế giới chưa có quoóc gia nào áp dụng chính sách này. các chính sách XK như chính sách tàI chính hỗ trợ XK, chính sách thuế XK…đã thúc đẩy XK phát triển, đặc biệt là XK dệt may phát triển mạnh trong thời gian qua. Thành lập các cơ quan xúc tiến thương mại, đặc biệt về dệt may Vn tại các nước thành viên EU, để thúc đẩy hàng dệt may VN vào thị trường quốc tế. Hiện nay chúng ta chỉ mới có vàI trung tâm thương mại ở các thị trường này nhưng chỉ làm được chức năng trình bày, giới thiệu hàng dệt may VN, chứ chưa triển khai đầy đủ xúc tiến thương mại. Việc mở rộng, đI sâu vào thị trường dệt may Eu là rất cần thiết, phảI có cơ quan cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, nguồn hàng, đối tác cho doanh nghiệp…hay còn gọi là cơ quan xúc tiến thương mại. Để đảm bảo hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đây không thể là cơ quan kinh doanh vì như vậy nhiều lúc nhiệm vụ sẻ kjhông đạt được. Mà cơ quan này phảI được Nhà nước cấp kinh phí để hoạt động hoặc thu từ các hoạt động hỗ trợ nhưng không nhằm trong mục đích kinh doanh. 6. Những nhân tố tác động đến việc đẩy mạnh XK dệt may sang EU. 6.1. Quan hệ kinh tế- xã hội giữa VN-EU. Để phát triển mạnh XK dệt may của VN sang thị trường EU thì điều quan trọng đầu tiên mà nhà nước ta phải tính đến đó là quan hệ kinh tế- xã hội với EU. Để làm bất kỳ một việc gì cũng như để xuất khẩu dệt may sang thị trường EU, thì chúng ta phải xây dựng một quan hệ mật thiết, thắt chặt tình bạn bè. Khi đã có quan hệ tốt thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một khi EU coi VN là một bạn hàng thì điều này lại rất thuạn lợi cho xuất khảu dệt may của VN. Một khi VN được nhìn nhận là một nền kinh tế thị trường và được hưởng các ưu đãi của Eu đối với một nước có nền kinh tế thị trường như giảm hoặc bỏ hạn ngạch đối với dệt may VN, được hưởng MFN, GSP là do EU đã hỗ trợ và giúp đỡ dệt may VN. Quan hệ giữa các nhà lãnh đạo tốt đẹp thì các nhà sản xuất yêu tâm trao dổi buôn bán với nhau, đồng thời khi quan hệ đó tố đẹp thì hai bên sẽ mở rộng cửa cho hàng hóa của bên kia tràn vào. Cơ hội đẩy mạnh XK dệt may của VN và thị trường EU đang rộng mở. Có thể nói rằng quan hệ kinh tế- xã hội của hai bên là điều kiện, nền tảng để cho hàng dệt may VN có mặt nhiều trên đất EU. Thử hỏi nếu quan hệ đó không tốt, nhà nước VN cấm XK dệt may sang EU , mặt khác EU lại cấn nhập khẩu dệt may VN thì các nhà sản xuất hàng dệt may VN liệu có thu được lợi nhuận từ việc mang hàng sang thị trường EU hay không. Mặc dù hàng VN có tốt, có đẹp đi chăng nữa, giá cả có rẻ chăng nữa và người tiêu dùng EU rất muốn dùng hàng may mặc của VN, nhưng liệu họ có “gặp nhau” được không một khi cánh cửa ngoại giao hai bên đã đóng chặt, quan hệ ngoại thương hai bên đã cấm vận. Nói chung , quan hệ kinh tế-xã hội giữa VN-EU, đã chi phối nhiều và có tính chất quyết định đến việc đẩy mạnh XK hàng dệt may sang thị trường EU. 6.2. Giá cả hàng hoá Đi đôi với chất lượng là giá cả. Điều mà bất kỳ khách hàng nào cũng quan tâm khi mua hàng. mặc dù thi nhập của người dân EU cao, diều kiện và nhu cầu sống của họ lớn, nhưng không phải vì thế mà họ không quan tâm đến giá cả hàng hóa. Nói đến giá cả thì người tiêu dùng nào cũng muốn giá thấp nhất có thể có. Tiền là vấn đề quan tâm không của riêng ai. Một bộ đồ giá rẻ và bộ kia cũng tượng tự nhưng giá cao, thì bất kỳ ai cũng sẽ mua đồ rẻ mà chất lượng tương đương bởi vậy hàng dệt may VN muốn vào được thị trường EU thì phải có giá cả phải chăng, phải hạ giá thành. Thực tế là hàng dệt may VN đang bị cạnh tranh gay gắt của hàng dệt may nước ngoài trên thị trường EU. Đặc biệt là hàng của Trung Quốc và các nước ASEAN . Cạnh tranh về giá cả là yếu tố hàng đầu của các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào cũng muốn bán được nhiều hàng với giá cao nhất có thể có. Mức độ cạnh tranh của thị trường EU về giá cả là rất cao vì đây là thị trường tiêu dùng rộng lớn và phong phú, đa dạng về hàng dệt may. Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may đều muốn sản phẩm của mình tới được, để thu được lợi nhuận cao từ thị trường này. Giá cả của hàng dệt may Vn trên thị trường EU còn phải bàn nhiều, khi mà các sản phẩm cùng ngành của Trung Quốc, các nước ASEAN... Đặc biệt khi Trung Quốc gia nhập WTO như hiện nay thì khả năng cạnh tranh của VN trên thị trường EU là rất thấp. 6.3. Tác động của hạn ngạch. Với bất kỳ một quốc gia nào thì cũng muốn đẩy mạnh XKvà hạn chế nhập khẩu, với XK thì có các biện pháp hỗ trợ , thúc đẩy phát triển XK còn với nhập khẩu thì có các biện pháp hạn chế để bảo hộ sản xuất trong nước. Và XK dệt may là ngành chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố này, chúng ta bảo hộ trong nước chặt chẽ , còn Eu thì lại cấp cho chúng ta lượng hạn ngạch thấp. EU xác định trước khối lượng hàng nhập khẩu và cấp giấy phép cho một số tổ chức có đủ tiêu chuẩn được nhập khẩu khối lượng hàng này nhưng số lượng cấp rất hạn ché đã gây cản trở sự phát triển của ngành. Hạn ngạch là một trong những công cụ quản lý XK cơ bản của Nhà nước. với VN, đối với hàng hóa có hạn ngạch và có giấy phép của Bộ Thương mại thì quy định rõ. Thương nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, điều 9, nghị định 57/1998/NDD-CP chỉ được ủy thác XK, nhập khẩu hàng hóa có hạn ngạch và hàng hó Xk, nhập khẩu có giấy phép của Bộ Thương mại trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của các cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ Thương mại. Thương nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2, điều 9, Nghị đinh số 57/1998/NĐ-CP chỉ được nhận ủy thác XK, nhập khẩu hàng hóa có hạn ngạch và hàng hóa XK, nhập khẩu có giấy phép của Bộ Thương mại trong phạm vi số lượng hoá giá trị ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của bộ thương mại cấp cho thương nhân uỷ thác; thương nhân uỷ thác không được sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép do bộ thương mại cấp cho maình để nhận uỷ thác XK. Trường hợp bộ thương mại có quy định riệng về uỷ thác XK một số mặt hàng có hạn ngạch hoặc có giaáy phép thì cuộc uỷ thác được thực hiện theo quy định đó. Đối với hàng XK có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành. Thương nhân có đủ đIều kiện theo quy định của khoản 1 và khoản 2, diều 9, nghị định 57/1998/NĐ- CP được uỷ thác hoặc nhận uỷ thác xk hàng hoá chuyên ngành cho phép XK hàng hoá đó. Theo công cụ này, thì nhà nước sẻ quản lý được hoạt động XK vì theo giấy phép thì một ngành sẻ được cấp một số hạn ngạch nhất định và chỉ được XK trong phạm vi đó. NgoàI ra nếu thiếu học thừa chi tiêu thì có thể nhận uỷ thác từ các ngành khác. Theo cách này thì các ngành, hàng đều có cơ hội XK như nhau, ngành có số lượng ít hay nhiều đều được cấp hạn ngạch XK miễn là ngành hàng có khả năng XK. Hạn ngạch thúc đẩy các nhóm ngành hàng mới gia tăng XK và giữ cho các ngành hàng XK khác ổn địng và phần nào cản trở việc XK của ngành này. XK dệt may là ngành chịu nhiều tác động bởi hạn ngạch, nó vừa khuyến khích đẩy mạnh XK, nhưng chủ yếu lại hạn chế số lượng XK. XK dệt may sang EU đang phảI chịu hạn ngạch rất thấp và khắt khe. Với dệt may XK sang thị trường có hạn ngạch chiếm hơn 40%, trong đó thị trường hạn ngạch EU chiếm đến 90%. Mà EU chỉ cấp cho dệt may XK của VN một lượng hạn ngạch nhỏ bé, quá thấp chỉ bằng 5% của Trung Quốc và 10- 20% của các nước ASEAN. Số hạn ngạch X dệt may sang EU của VN không chỉ thấp mà còn bị hạn chế thành nhiều nhóm hàng , trước kia là 106 nhóm (1993-1995) , hiện nay xuống thành 29 nhóm (1998 ) . Phương thức phân bố hạn ngạch chưa hợp lý , chỉ tập trung ở một số sản phẩm truyền thống , dễ làm , nhưng sản phẩm kỷ thuật cao đang bị bỏ trống hạn ngạch được cấp . Cho nên nó có hạn chế trong việc XK của ngành . do bị khống chế về kim ngạch nên kim ngạch XK dệt may của ta trong 3 năm gần đây cũng chỉ dao động ở mức 600 triệu USD /năm . Tuy nhiên từ khi VN và EU bình thường hoá quan hệ với nhau , các hiệp định buôn bán , trao đổi và hiệp định về dệt may được ký kết thì EU đã cấp thêm hạn ngạch cho hàng dệt may VN ngày càng tăng . Chúng ta đã ký hiệp định buôn bán hàng dệt may , dệt kim từ khi thực hiện cho đến nay đã 2 lần gia hạn và tăng hạn ngạch . Theo hiệp định ký kết năm 1992 thì có 106 nhóm hàng dệt may XK vào EU phảI chịu hạn ngạch . Với hiệp định ký kết 5 năm (1993- 1997) thì cứ mỗi năm hạn ngạch của tường mặt hàng sẽ được tăng thêm từ 1.5% - 2.5% so với năm trước .Và tháng 8 năm 1995 EU chính thức sữa đổi hiệp định với nội dung tăng hạn ngạch 28 cat nóng từ 20%-30%, giảm số cat có hạn ngạch từ 106 xuống 54 , tăng hạn ngạch gia công thuần tuý gấp đôI khi hiệp định 1992-1997 hết hạn ngạch , hiệp định 1998-2000 đã tăng thêm 40% hạn ngạch so với giai đoạn trước tạo ra một cơ hội mới thúc đẩy hàng dệt may VN phát triển với tốc độ nhanh hơn trước . Hiệp định này đã giảm bớt các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch từ 54 xuống 29 cat , trong đó có 16 cat tăng từ 36%-116% . VN có thể chuyển đổi hạn ngạch và sử dụng thêm hạn ngạch của các nước thành viên ASEAN tới mức 10% hạn ngạch của các cat , nếu được các nước này đồng ý , mức chuyển đổi hạn ngạch giữa các cat lên đến 27% . Tăng hạn ngạch của 16 cat đã làm trọng lượng tăng 4324 tấn , đạt mức 26% so với hạn ngạch cơ sở của 16 cat . Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa VN- EU cho 3 năm 2000-2002 , EU đồng ý tăng 30 % hạn ngạch cho hàng dệt may VN XK vào thị trường EU . Các hiệp định đã mở ra cho VN bao nhiêu cơ hội để XK dệt may sang thị trường EU . Nhưng thực tế thì lượng hàng dệt may Xk sang thị trường EU của VN cũng bị nhiều hạn chế bởi hạn ngạch . Do vậy mà 5 thang s đầu năm 2002 , XK dệt may sang EU chỉ đạt tăng trưởng 14% do hết hạn ngạch . Đặc biệt ngày 1/1/2002 EU bỏ hạn ngạch cho một số hàng dệt may của các nước thành viên WTO , đây là áp lực lớn cho ngành dệt may VN . Vì vậy nhà nước cần tiếp tục đàm phán với EU để bỏ hạn ngạch những mặt hàng mà EU bỏ cho các nươcs thành viên WTO và tăng hạn ngạch những mặt hàng còn lại để giữ mức tăng trưởng XK vào thị trường này . Theo hiệp định về hàng dệt may ATC , các nước công nghiệp phát triển trong đó có các nước EU sẽ bỏ hạn ngạch XK hàng dệt may từ các nuức thành viên WTO theo lịch trình vạch sẳn : Giai đoạn 2002- 2004 bỏ tiếp đợt 3 là 18% ( đợt 1 là 16% , đợt 2 là 17% ) hạn ngạch so với năm 1990 và đến 31/12/2004 sẽ bỏ toàn bộ hạn ngạch còn lại và đIều này xảy ra , hầu hết các đối thủ cạnh tranh dệt may XK của VN , như Trung Quốc gia nhập WTO có nhiều lợi đIểm hơn VN về các đIều kiện sản xuất như nguyên vật lieẹu thiết bị máy móc , chuyên gia …Mà dẫn đến có lợi về chất lượng và giá cả . Để có thể cạnh tranh với Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực thì VN phảI đẩy mạnh gia nhập WTO để được hưởng các ưu đãI từ tổ chức này , mà ưu đãI trước mắt là được bỏ hạn ngạch . Nói chung , việc EU quy định hạn ngạch cho hàng dệt may VN với số lượng rất thấp đã làm giảm đáng kể kim ngạch XK của ngành tại thị trường này . 6.4 Tác động của thuế . Thuế XK là một yếu tố tác động đến ngành XK dệt may của VN dù là thấp hay cao , của nước XK hay nhập khẩu thì ít nhiều đều cản trở sự phát triển của ngành . Đối với VN mặc dầu XK dệt may là ngành thu hút được nhiều lao động , được hưởng nhiều ưu đãI của nhà nước như việc miễn thuế XK . Tuy nhiên thuế XK dù thấp đến đâu thì nó cũng được tính vào giá thành của sản phẩm và phần nào nói đến giá cả lên cao hơn . Một sản phẩm có giá cả càng cao càng khó tiêu thụ so với các sản phẩm có giá cả cùng loại . Còn với EU để bảo hộ sản xuất của ngành trong nước nên đã đánh thuế hàng nhập khẩu dệt may của các nước trong đó có VN khá cao . Với dệt may XK của VN đã chịu thuế suất cao từ phía EU một mặt do EU sản xuất nội địa , mặt khác do EU chưa xếp VN vào danh sách 48 nước nghèo nhất thế giới để được hưởng các ưu đãI về thuế của EU. Nhưng từ khi bình thường hoá quan hệ với EU, chúng ta cũng đã được hưởng chế độ GSP từ các nước EU, tuy nhiên chúng ta chưa khai thác tối đa được sự ưu đãI này. mặc dù cũng phảI chịu biểu thuế quan chung (CCT), ngành XK dệt may của VN phần nào được ưu đãI đó là một thuận lợi lớn cho ngành nâng cao kim ngạch XK. Tuy nhiên việc hưởng ưu đãI bởi GSP thì chỉ áp dụnh cho những sản phẩm sản xuất từ VN rồi XK trực tiếp sang EU mà không qua nước thứ ba. Còn XK qua nước thứ ba thì không được hưởng các ưu đãI này đó là một bất lợi lớn cho ngành dệt may XK của VN. Vì phần lớn sản phẩm là được gia công qua nước thứ ba rồi mới XK sang EU phương thức XK gián tiêps này ở VN đang chiếm khoảng 80% trong tổng khối lượng hàng dệt may sang EU. Với những sản phẩm dệt may cao cấp của chúng ta hiện cũng đang chịu thuế suất cao. Do các đIều kiện sản xuất không thuận lợi để sản xuất các sản phẩm dệt may cao cấp, với kinh phí sản xuất lớn thì ngành XK của ta chưa đạt được lượng hàng nhiều đến thị trường EU mà lại chịu thuế suất cao ở thị trường này lại càng làm giảm số lượng XK của mặt hàng này. Mặt khác với ngành dệt may XK của VN, một ngành mà phảI nhập khẩu đến gấn 70% nguyên vật liệu đầu vào, nên ngành phảI chịu thuế nhập khẩu của nhà nước vào nguyên vật liệu ngoại nhập. Do đó ngành không chỉ phảI đối mặt với giá cả nguyên vật liệu của thị trường thế giới mà còn phaỉ chịu thuế nhập khẩu của nhà nước. Bởi vậy mà chi phí đầu vào đã cao lại càng được đẩy lên cao hơn và tất yếu sẽ làm giá cả lên cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường EU giảm, càng làm tăng sự bất lợi của ngành. Nhà nước đã gián tiếp cản trở sự phát triển của ngành, bên cạnh sự thúc đẩy ngành phát triển bằng sự bảo hộ cao. Thuế đối với XK dệt may của VN chỉ mới tập trung ỏư khâu đầu ra của sản phẩm XK, đIều này trong nhiều trường hợp đI ngược lại thông lệ chung của quốc tế và gây khó khăn cho VN trong quá trình hội nhập. Như việc giảm thuế thu nhập cho những doanh nghiệp có sản phẩm làm rađạt tỷ lệ XK cao đã mâu thuãan với những quy định chung của WTO về cấm tàI trợ XK. Mặt khác chính sách thuế còn thiếu ổn định, quá trình xét duyệt còn rườm rà, phức tạp, chưa phát huy được tác dụng, và còn tồn tại những số nghịch luý. Cụ thể như doanh nghiệp nhập nguyên liệu về để sản xuất hàng dệt may XK trực tiếp sang EU thì đưọc miễn thuế, nhưng nếu bán sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp sản xuất hàng Xk khác hoặc qua nước thứ ba thì không được coi là trong dạng miễn giẫm. Ngày 25/5/1998 , Vn đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung, đIều chỉnh một số đIều luật về thuế xuất nhập khẩu. Tất cả những quy định về thuế xuất nhập khẩu được đưa ra nhằm làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm XK ngành dệt may và chi phí nhập vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và gia công hàng XK, tăng sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Cụ thể như khuyến khích XK, chính sách thuế quy định áp dụng thuế suất 0% và để giảm chi phí nhập khẩu phụ vụ cho sản xuất may gia công XK, nhà nước quy định hầu hết phụ ting thiết bị dệt may đuề áp dụng thuế suất 0%, nguyên liệu dệt may nhập khẩu có thuế suet từ 0%- 10%…Theo lịch trình cần giảm thuế quan theo hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CFPT) cho khu vực mậu dịch tự do bằng thuế suet cao như sơI 20%. VảI 40%, may 50% sẽ có sự cắt giảm liên tục và tương đối nhanh còn 5% vào năm 2006. Đó là đIều kiện thuận lợi và thách thức cho XK dệt may VN sang EU 6.5 Trình độ nguồn lao động. Dệt may là một ngành đòi hỏi lực lượng nhân công rát lớn bởi vậy mà trình độ tay ghề của công nhân và khả năng quản lý của các nhà lãnh đạo đã quyết định rất lớn đến hoạt động XK của ngành. Người lao động VN cần cù, thông minh, khéo léo, và là lực lượng đông đảo nên chi phí lao động thấp, đây là những điều kiện thuận lợi mà ngành XK dệt may phải tận dụng khai thác. Nhưng ngành dệt may VN lại sử dụng quá nhiều lao động trình độ thấp và dẫn đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thấp. năng suất lao động công nghiệp thấp hơn cả Philippil hai lần (trong khi Philippil xếp thứ 6 trong 10 nước ASEAN) . Duy trì mô hình quản trị doanh nghiệp kiểu truyền thống đã sử dụng quá nhiều lao động quản trị, dẫn đến chi phí hoạt động quản trị cao, gia tăng “nhiều” trong quá trình ra quyết định và làm giảm hiệu quả của hoạt động này. Lao động Vn có tay nghè thấp, ít được đào tạo chuyên môn. Năm 1998 có 88% lao động không có chuyên môn, đa số là trình độ phổ thông cơ sở. Kinh nghiệm cũng như trình độ tay nghề của người lao động còn yếu kém, lại cộng vào trình độ điều hành , quản lý của ban quản trị còn thiếu nhiều kinh nghiệm, quản lý còn chồng chéo... Thì thử hỏi đến bao giờ sản phẩm dệt may của VN mới có đủ khả năng cạnh tranh, đứng vững và phát triển trên thị trường EU. EU một thị trường cạnh tranh gay gắt, một thị trường đòi hỏi các yêu cầu cho riêng sản phẩm dệt may rất cao. Bây giờ người ta quan tâm đến cách ăn mặc rất cao, mặc phải hợp người, hợp địa điểm, hợp công việc.. sự phát triển không ngừng của ngành dệt may thế giới, cộng thêm việc đưa vào sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại thì người lao động cũng như người quản lý phải có trình độ tay nghề và nhiều kinh nghiệm. Để sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao thì Chương II: Thực trạng XK hàng dệt may sang EU hiện nay 1. Đặc điểm kỹ thuật của ngành XK dệt may sang EU 1.1. Đặc điểm của thị trường EU Cộng đồng chung Châu Âu hay gọi tắt là EU bao gồm một khu vực rộng lớn thống nhất của 15 nước Châu Âu với dân số khỏang 375 triệu người. Năm 1986 EU có thị trường thống nhất liên quan, có định mức thuế quan chung cho tất cả các nước thành viên, ngày 7/2/92 hiệp ước thống nhất chính trị- kinh tế- tiền tệ giữa các nước EU đước ký kết.Đánh dấu EU là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay, khu vực kinh tế ổn định và có triển vọng tiếp tục mở rộng thị trường trong tương lai. EU là một thực thể thương mại chiếm tỷ trọng hàng đầu thế giới, khỏang 19% buôn bán hàng hoá, 24% trao đổi hàng hoá dịch vụ trên thế giới. Mặt kh._.t kinh doanh. Tuy nhiên, việc đầu tư các cụm công nghiệp cần tính đến các yếu tố liên hoàn để khai thác hết tiềm năng và chuyên môn của nội bộ ngành, đồng thời phải ưu tiên đầu tư vào công đoạn dệt nhuộm để tăng nhanh về số lượng, chủng loại, chất lượng vải để đáp ứng cho nhịp cầu may XK và trong quá trình đầu tư cần được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy hoạch phát triển tổng thể. Các doanh nghiệp cần nắm chặt thông tin về tình hình đầu tư, sản xuất, quy mô sản xuất để có hướng đầu tư đúng tránh đầu tư trùng lặp, tránh những thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài cho ngành và co nền kinh tế. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm cách để các doanh nghiệp VN ký hợp đồng XK, đầu tư với các doanh nghiệp EU là những việc mà Nhà nước VN cần làm cũng như việc xây dựng chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng dệt may XK của VN, đồng thời khuyến khích mạnh hơn nữa các doanh nghiệp VN trực tiếp đầu tư XK như cung cấp thông tin về thị trường và đầu tư vốn cho các doanh nghiệp dệt may XK, cải tiến thủ tục XK hàng dệt may, hỗ trợ về tài chúnh cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may XK. Tiếp tục cải thiện môi ng đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cho ngành dệt may và nâng cao nguồn lực XK và sức cạnh tranh của các mặt hàng dệt may XK. Đó là những biện pháp mà Nhà nước ta đã sử dụng để đẩy mạnh hơn nữa Xk dệt may sang EU. Bên cạnh đó, cần xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống kho ngoại quan ở nước ngoài, vì VN chưa được trang bị phương tiện này. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may XK của VN, trên cơ sở đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Hiện nay Trung Quốc đã gia nhập WTO, hàng dệt may XK của VN vấp phải sự cạnh tranh mãnh liệt của hàng dệt may Trung Quốc tại thị trường EU. Khi EU xóa bỏ hạn ngạch vào năm 2004-2005, hàng dệt may XK của VN càng gặp khó khăn trong cạnh tranh. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng , giảm giá thành sản phẩm, tăng cường tính cạnh tranh của hàng dệt-may VN, con đường tiên quyết là VN phải tăng cường dầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, giải pháp tốt nhất là nhập công nghệ từ các nước thuộc EU. Ngành dệt cần được đầu tư phát triển, nếu không gia công vẫn là công việc chủ yếu của ngành may. Song song đó là còn cần phải đầu tư để nâng cao trình độ quản lý của người điều hành, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Tranh thủ khai thác những mặt mạnh của EU, như kỹ thuật tiên tiến trong chế biến để góp phần thúc đẩy Xk dệt may sang thị trường này. Xây dựng hoàn thiện chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng sản phẩm dệt may xác định được những sản phẩm mũi nhọn và có thế mạnh trong cạnh tranh ở từng thị trường của mối doanh nghiệp khai thác và huy động mọi nguồn vốn để tập trung đầu tư và nâng cao năng lực hiện đại hóa trình độ công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp dệt may tạo lập sự cần đối trong toàn ngành. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, thiết kế mẫu mã sản phẩm dệt may , nghiên cứu thời trang quảng bá các sản phẩm mới thì mới thâm nhập được thị trường EU. Vì lúc đó năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, Do yêu cầu khắt khe về chất lượng san phẩm từ phía EU, nên như dã nói ở trên, để khắc phục tình trạng lạc hậu của máy móc, thiết bị công nghệ, phương án tối ưu đối với các doanh nghiệp dệt may VN là nhập khẩu máy cóc, công nghệ từ EU. 2.4. đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo khảo sát của hiệp hội dệt may TP.HCM (AGTEK), phần lớn lao động làm công tác quản lý trong ngành được trưởng thành sau một quá trình làm việc lâu dài, đều có khởi đầu từ lao động trực tiếp sản xuất, và đại da số lao động trực tiếp sản xuất khi vào nhà máy là lao động phổ thông. Trong số này, số người độ tuổi từ 24-30 chiếm khoảng 47%, số người có trình độ văn hóa dưới cấp II chiếm 61% và trên cấp I là 21%, nên yếu tố lao động của Vn không được xem là lợi thế khi đem so sánh với lao động các nước trong khu vực về mặt chất lượng, nhất là đối với Trung Quốc và Indonesia- hai nước có nền công nghiệp dệt may phát triển nhanh, có khả năng cạnh tranh mạnh với VN. Nhân sự là vấn đề của mọi vấn đề, bởi vậy mà có câu nói “chúng ta có thể bỏ hàng triệu USSD để xây dựng nhà máy hiện đại, nhưng nếu ê-kip điều hành kém năng lực, tập thể lao động trực tiếp sản xuất không thạo việc, trình độ tay nghề không cao thì nhà máy không thể hoạt động có hiệu quả” Với 6,6 triệu người làm việc trong ngành, nhưng trong nước hiện nay chưa có trường nà đào tạo chuyên ngành dệt may. Vì vậy, nhà nước nên có kinh phí đầu tư thỏa đáng và cụ thể cho khâu đào tạo lao động ngành dệt may. Đặc biệt, kế hoạch đầu tư trường thời trang, du lịch với chương trình đào tạo ngang tầm với các nước tiên tiến có thể đưa ra thị trường các sản phẩm mang yếu tố cạnh tranh cao rất cần được quan tâm. Nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Vì vậy để đáp ứng nguồn lực có tay nghề cho ngành dệt may từ nay đến năm 2010 là hết sức cần thiết và cấp bách, là một vấn đề lớn và khó đối với cả doanh nghiệp dệt may và các trường đào tạo nghề và quản lý. Ngành dệt may cần một đội ngũ lớn từ công nhaaan lành nghề , cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành, nhà thiết kế thời trang, thiết kế mẫu mã cho đến giám đốc doanh nghiệp và cán bộ quản lý cao cấp. Muốn đẩy mạnh công tác đào tạo lao động ngành dệt may, bản thân các doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau để tìm giải pháp cho việc hình thành các trường hoặc trung tâm đào tạo trên cơ sở nguồn dinh phí, trí tuệ đóng góp của doanh nghiệp. Biện pháp tốt nhất để đào tạo cán bộ quản lý các cấp là tăng cường sự kết hợp giữa các doanh nghiệp và các trường đại học để mở lớp đáp tạo dài hạn chuyên ngành quản lý có kiểm tra chất lượng đào tạo gắn với thực tiễn, đồng thời cấp bằng tốt nghiệp sau mỗi khoá học dùng làm cơ sở để tiêu chuẩn hóa cán bộ của ngành. Giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà nghiên cứu khoa học cần có sự hợp tác để đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp với tình hình hiện nay , cũng như tìm cách phát huy được tối đa năng suất của máy móc, thiết bị mà không nhất thiết phải chạy theo việc mở rộng số lượng . Đối với lực lượng công nhân lành nghề ngoài việc tăng cường đào tạo tại doanh nghiệp, ngành dệt may nên có kiến nghị với nhà nước để cấp kinh phí, đào tạo các trường dạy nghề để đào tạo miễn phí cho lực lượng lao động ở những vùng nông thôn khó khăn nhưng cháp nhận học nghề may công nghiệp để vào làm việc tại các doanh nghiệp may. Dĩ nhiên với nội dung, chương trình phương pháp giảng dạy phải được đổi mới cho sự phát triển của ngành ngoài ra, đối với đội ngũ công nhân đang làm việc cũng cần phải có những khóa đào tạo lại để thích nghi với môi trường sản xuất mới, công nghệ hiện đại. Từ đó mức thu nhập của người lao động dệt may được nâng cao thì họ mới yên tâm hăng say làm việc và tăng năng suất lao động, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của ngành sang thị trường EU, trình độ tay nghề và trình độ quản lý cao thì chất lượng hàng dệt may sẽ được bảo đảm và tăng cao, đủ khả năng đáp ứng thị trường chọn lọc EU. 2.5. Đẩy mạnh gia công hàng may mặc XK sang EU. Một đặc biệt nổi bật nhất của hàng XK dệt may VN là có đến 70% sản phẩm được XK theo phương thức gia công chứ không phải XK trực tiếp. Việc XK theo hình thức gia công tuy có kém lợi thế hơn so với XK trực tiếp song với những ưu điểm sử dụng nhiều lao động và đầu tư cho công nghệ dệt may không lớn, nên trong những năm tới phương thức gia công hàng XK ở nước ta vẫn tiếp tục phát triển . Các bạn hàng EU và các nước khác thường mang nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc và chuyên gia đến đặt hàng tại VN, có khi còn màng cả mẫu mã , kiểu dáng đến. Bởi vậy nó rất phù hợp với ngành dệt may của ta hiện nay, lao động nhiều. Nguyên vật liệu cho ngành ít, máy móc và thiết bị lạc hậu, thiếu chuyên gia. Nhưng không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà còn góp phần tăng thu nhập quốc dân và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Khi tiếp nhập các điều kiện sản xuất cho ngành từ phía EU thì chúng ta không những sẽ đáp ứng yêu cầu chất lượng và vượt qua rào cản kỹ thuật của thị trường nay mà còn đẩy nhanh mối quan hệ đối ngoại giữa hai bên, tăng tỷ trọng kim ngạch Xk của ngành. Để tranh thủ được những lợi ích của gia công Xk ở thị trường EU đối với ngành dệt may thì trước hết ta cần tìm hiểu rõ thị trường, nên gia công những loại cat nào mà khchs hàng EU có nhu cầu lớn và phù hợp với điều kiện sản xuất VN, thu được lợi nhuận cao. Tùy theo khách hàng mà gia công, với EU nơi có nhu cầu gia công lớn, có tính dâu dài và ổn định tì rất phù hợp. Để làm được các công việc trên thì các doanh nghiệp dệt may phải đều tư thiết bị máy móc hiện đạt cho các cơ sở gia công ổn định và lâu dài, mà giải pháp tối ưu nhất là nhập khẩu từ EU. Đồng thời chúng ta phải khắc phục kiểu làm ăn tùy tiện về quy cách , phẩm chất và thời gian giao hàng... Nâng cao chất lượng sản phẩm, bằng cách kiểm tra chặt chẽ nguyên phụ liệu; bảo quản tốt nguyên liệu, tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của đối tác EU; nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm; xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; xác định hợp lý mức độ đa dạng hóa từ phía EU. Định hướng chiến lược chuyển dần từ gia công xuất khẩu sang Xk bằng phương thức mua nguyên vật liệu XK thành phẩm, phấn đấu đạt chỉ tiêu đề ra. Đó là những đổi mới trong phương thức gia công mà các doanh nghiệp dệt may VN cần giải quyết. Để tạo uy tín của hàng dệt may Vn trên thị trường thế giới và để các doanh nghiệp dệt may VN có thể học hỏi dịnh nghiệm, tiếp thu công nghệ tiên tiến, tích lũy đổi mới công nghệ để từng bước vững chắc chuyển sang sản xuất hàng XK trực tiếp. Mặc dù gia công XK còn nhiều bất cập, nhưng chắc chắn trong những năm tới các doanh nghiệp dệt may VN vấn chưa thể từ bỏ XK theo phương thức này để chuyển sang phương thức mua nguyên vật liệu XK sản phẩm . Vì vậy bằng những ưu thế về giá cả chất lượng, thời hạn gia hàng , gia công XK vấn là biện pháp quan trọng để VN đẩy mạnh Xk dệt may sang thị trường EU. Để nâng cao hiệu quả hoạt động gia công, các doanh nghiệp dệt ma cần mơ rộng gia công Xk các mặt hàng mới, sang các thị trương mới. Tránh tập trung vào gia công một mặt hàng, cho mặt thị trường để dẫn đến bị ép quá, lệ thuộc . Trong hoạt động gia công phía Vn cần thỏa thuận để dành quyền tự cung cấp nguyên liệu, quyền được gắn nhãn mác và địa điểm gia công trên sản phẩm để từng bước giúp khách hàng làm quen với sản phẩm của DN. Giảm tỷ trọng XK gián tiếp qua nước thứ ba là một biện pháp quan trọng để nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, đồng thời thực hiện tốt công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu thương mại của hàng hóa. Nhà nước cân có chính sách khuyến khích phát triển ngành tạo mốt ở VN bằng việc hỗ trợ các nhân tài ra nước ngoài du học. Tiến tới từ năm 2006-2010 thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm dệt may tại EU. Sau khi thử nghiệm tiếp cận thị trường EU đối với sản phẩm dệt may của mình qua việc bán cho một nhà nhập khẩu EU. Khi có được uy tín và đủ tiềm lực, các doanh nghiệp có thể thiết lập việc phaap phân phối trực tiếp hàng hóa đến tay người tiêu dùng, thì lúc đó doanh nghiệp sẽ trực tiếp hưởng 100% lợi nhuận. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là thứ nhất tạo lập mối quan hệ quần chúng. Trước mắt các doanh nghiệp lớn có thể tạp lập thông qua mối quan hệ tốt đẹp đã có lâu đời với các hãng may và tập đoàn quốc tế nổi tiếng để giới thiệu với công chúng EU về sản phẩm may mặc VN. Có thể liên kết với thương nhân Việt Kiều ở EU để tạo lập từng bước quan hệ với thị trường này . Thứ hai là thiết lập các đại lý bán hàng ở EU để giao hàng nhanh chóng đến tận tay người tiêu dùng, tạo lập mới quan hệ ngày càng gắn bó với khách hàng. Cần tìm các đại lý có uy tín và có chế độ hoa hồng thỏa dáng để khuyến khích bán hàng ở đại lý. Trên thị trường EU cộng đồng người Việt là những kênh quan trọng giới thiệu hàng hóa VN. Do vậy chúng ta cần có các khu phố, siêu thị, chợ nơi có cộng đồng người Việt sinh sống. ở nới đất khách, bà con người việt dang rất cần những sản phẩm quê hương, hàng hóa của ta XK sang đây chắc chắn sẽ được hoan nghênh. Và từ đó thì nó sẽ được nhân rộng ra trên thị trường EU. Cái gì đẹp và tốt thì cũng có người theo, đặc biệt với may mặc nó đã có tính chất thời trang và theo mốt. 2.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách cho ngành. Việc đổi mới và hoàn thiện chính sách cơ ché xuất nhấp khẩu cần phải theo hướng rõ ràng, minh bạch, có tính ổn định và phù hợp với thông lệ quy định trong buôn bán khu vực EU, và quốc tế, cơ chế điều hành phải thông thoáng và thống nhất, đồng thời phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Trước hết cần đơn giản hóa thủ tục nhập nguyên vật liệu, hàng mẫu, bản vẽ, cần có các quy định về kỹ thuật của sản phẩm, đóng gói và nhãn mác... Trước mắt cần ban hành một số văn bản phục vụ hội nhập. Một trong những trở ngại đối với dệt may VN là thiếu các quy định về xuất xứ và các chỉ dẫn sử dụng cũng như yếu tố môi trường và chỉ dẫn địa lý. Do vậy việc bổ sung các quy định về chỉ dẫn địa lý và xuất xứ của hàng dệt may vào bộ luật dân sự và bộ luật thương mại là rất cần thiết, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của EU. Để đảm bảo cho sự phát triển quan hệ thương mại giữa Vn và các nước EU, đáp ứng được yêu cầu về sự minh bạch của hệ thống pháp luật. đảm bảo tính hợp lý đúng đắn của các tiêu chuẩn về kỹ thuật , về môi trường để chúng ta không trơ thành các rào cản bất hợp lý đối với thương mại quốc tế. Có thể nói việc tham gia vào các tổ chức thương mại đã tạo thuận lợi cho VN thực hiện chủ trương đa phương hóa hợp tác và góp phần phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập . Tuy mức độ cam kết có khác nhau nhưng hiệp định thương mại đều có chung mục tiêu là tự do hóa thương mại và tháo gỡ gàng rào thuế quan. Lần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số điều luật về thuế xuất nhập khẩu tất cả những quy định về thuế xuất nhập khẩu được đưa ra nhằm làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm XK ngành dệt may và chi phí nhập vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất gia công XK, nhà nước quy định hầu hết phụ tùng thiết bị dệt may đều áp dụng thuế xuất 0%, nguyên liệu dệt may nhập khẩu có thuế suất từ 0%-10%. Ngưng trên hết sự thành công của chiến lược phát triển ngành dệt may đến 2010 tùy thuộc chủ yếu vào sự phối hợp nhịp nhàng trong việc ban hành và thực hiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp như ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi về đầu tư các dẹ án của khu công nghiệp tập trung, quy hoạch các khu công nghiệp dệt may mang tính chất chuyên sâu và rộng khắp... Cũng như sự chỉ đạo chặt chẽ, kiên quyết, đồng bộ và kịp thời của các cơ quan hữu quan. Ngành dệt may cần được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi hợp lý,, tổ chức đào tạo cho các đại lý, cần có chế độ trợ cấp giá thỏa đáng cho các DN và thị trường EU. Trong bối cảnh thị trường XK gặp nhiều khó khăn, nhà nước cần sử dụng quỹ thưởng XK để khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ XK. hơn nwoax, nhà nước cần hỗ trợ cụ thể cho các DN tìm kiếm và khai thác các thị trường mới. XK dệt may là một ngành được hưởng rất nhiều đối xử ưu đãi từ phía nhà nước do đây là ngành tạo ra nhiệu việc làm cho người lao động. Được Nhà nước đảm bảo tín dụng có nghĩa là Nhà nước đứng ra bảo hiểm, đền bù nếu bị mất vốn. Biện pháp này ngoài việc thúc đẩy XK của ngành, còn nâng cao được giá ban hàng. Mặt khác Nhà nước thực hiện cấp tín dụng XK cho dệt may, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua hàng, giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh XK. Dệt may là ngành được Nhà nước bảo hộ chặt chẽ, nên cần lưu ý khi Xk dệt may sang EU và đổi lại là nhập trang thiết bị máy móc từ các nước này, nếu sơ hở sẽ dẫn đến những ràng buộc chính trị bất lợi. Nhà nước cũng đã cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dệt may XK, do vốn cho hoạt động này là rất lớn, bản thân doanh nghiệp không thể tự túc hết được mà cần tín dụng của Chính phủ theo những điều kiện ưu đãi, điều đó làm giảm được chi phí XK. Để đương hưởng những ưu đãi đặc biệt của riêng ngành dệt may, các doanh nghiệp XK cần tạo uy tín với nhà nước cũng đồng nghĩa với tạo uy tín với khách hàng, đảm bảo cho mọi lô hàng Xk đến được cấp tín dụng. Ngoài ra Nhà nước còn có biện pháp trự cấp XK để thúc đẩy XK hàng dệt may sang thị trường EU. Khi các nhà XK dệt may bán được hàng sang thị trường Eu thì sẽ được hưởng những ưu đãi tài chính từ Nhà nước. Giúp cho các DNXK dệt may tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Xk và do đó đẩy mạnh được XK. Có hai loại tự cấp XK, thứ nhất trợ cấp trực tiếp là áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng dệt may XK, ,miễn hoặc giảm thuế đối với các nhà Xk hàng dệt may... cho các nhà Xk dệt may được hưởng các giá ưu đãi các đầu vào sản xuất hàng dệt may Xk như điện, nước, vận tải, thông tin liên tục, trợ giá XK; Thứ hai là trợ cấp gián tiếp cho dệt may XK, như dùng ngân sách nhà nước dể giới thiệu, triển lãm, quảng cáo cho ngành và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch Xk, giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo chuyên gia cho riêng ngành dệt may XK. Tạo hệ thống chính sách tín dụng hỗ tợ Xk hàng dệt may đồng bộ đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, từ khâu chế biến, gia công dến kinh doanh XK. Bất cứ sự chậm trễ nào trong việc ban hành haowcj thực thi các chính sách cũng đều có thể làm ảnh hưởng tiến độ triển khai các kế hoạch phát triển. Vì vậy trong thời gian tới cần tập trung mơ rộng giải pháp tài chính, thúc đẩy XK và sử dụng có hiệu quả hơn các công cụ chính sách hiện hành, đồng thời cắt giảm hỗ trợ đầu ra, tăng cường tự lực cho đầu vào. Nói chung để đẩy mạnh Xk hàng dệt may sang thị trường Eu thì chúnh ta phải thực hiện các giải pháp đồng bộ, đổi mới và hoàn thiện các chính sách có liên quan, hoàn thiện hệ thống pháp luật và đơn gian các thủ tục XK. 3. Một số tiền đề để đẩy mạnh Xk dệt may sang EU. Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế VN đang còn lạc hệu và hết sức nhỏ bé chúng ta đang từng bước hội nhập vào kinh tế kh vực và kinh tế thế giới Trong khi nên kinh tế thế giới trong thời gian qua đã phát triển không ngừng, khoa học kỹ thuật hiện đại. Với xu thướng toàn cầu hóa, Khu vực hóa thì chúng ta phải đẩy mạnh Xk là tất yếu. Đẩy mạnh Xk giúp đất nước thu về một lượng ngoại tệ khá lớn, đồng thời tăng quan hệ với bạn bè thế giới, tạo quan hệ qua lại giữa các bên. Với XK dệt may , một trong mười ngành XK chủ lực của Vn và là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Không chỉ giải quyết nhu cầu công việc, dệt may XK còn mang lại một lượng kim ngạch Xk lớn cho đất nước. VN một nước mà ở đó có đội ngũ ao động dồi dào, khá thông minh và sáng tạo, khéo léo và cần cù, dó là yếu tố số một cho ngành dệt may XK. Vì là ngành giải quyết phần lớn việc làm cho lao động công nghiệp (hơn 40% với 9 vạn lao động) nên ngành rất được nhà nước quan tâm, giúp đỡ. Là ngành nhận được nhiều ưu đãi của nhà nước và được nhà nước bảo hộ chặt chẽ. Được hưởng trợ cấp XK, hỗ trợ XK, miễn giảm thuế XK.. và nhiều chế độ khác nữa. Với nền kinh tế nghèo như VN thì các doanh nghiệp lấy vốn đâu mà nhiều, bởi vậy mà dệt may Xk đã được hưởng ưu đãi vốn của nhà nước vá có các thông tin về thị trường dệt may bên ngoài cập nhận, quan trọng. Điều kiện thuạn lợi như vậy thì các doanh nghiệp dệt may sẽ đầy mạnh XK là dương nhiên. Mặt khác, thị trường EU một thị trường rộng lớn cho nhu cầu hàng dệt may. Cuộc sống ở dây khá cao, thu nhập của người dân ổn định, lại là nơi hội tụ các kinh đo thời trang của thế giới. EU là thị trường tiềm năng và truyền thống cho ngành dệt may VN. Tuy nhiên người tiêu dùng ở đây khá khó tính và có chọn lọc và rất quan tâm đến mẫu mã thời trang. người ta quan tâm đến cách ăn mặc như thế nào, kiểu dáng ra sao, chất lượng như thế nào chứ không phải là giá cả bao nhiêu. Nói chung chất lượng là yếu tố hàng đầu mà thị trường EU quan tâm . Những nhà tạo mẫu, người mẫu thời trang và giới ăn mặc “sành điệu” đều chiếm phần đa ở thị trường này. Mà nhu cầu về mẫu mốt, thời trang là không có giới hạn, hôm qua bộ quần áo kia là mốt chẳng hạn thì hôm nay nó đã trở thành lỗi mốt, người tiêu dùng chạy đua theo mốt là cơ hội và cũng là thách thức cho các nhà sản xuất và XK. Vì những thuận lợi đó mà đây đã trở thành thị trường cạnh tranh gay gắt và ác liệt đối với hàng dệt may . Các doanh nghiệp của các nước cạnh tranh nhau để có mặt ơ thị trường này mà chia nhau lợi nhuận. Với VN để có thể thâm nhập được vào thị trường này thì hàng dệt may Vn phải có các điều kiện cạnh tranh hơn các đối thủ khác, đặc biệt là các nước khu vực và Trung Quốc. Để đẩy mạnh Xk dệt nay vào thị trường này hàng dệt may Vn phải có thế về số lượng và giá cả, giá cả giảm còn chất lượng tăng. XK dệt may của chúng ta sang thị tường EU trong thời gian qua đã không ngừng tăng , đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. Tạo cho người lao động nhiều việc làm và mang về cho thu nhập quốc dân một lượng kim ngạch lớn. Tuy nhiên nếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì kết quả này đang còn nhỏ bé và rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiếm lực VN. Để khai thác mọi tiềm lực cảu quốc gia tận dụng những ưu đãi và cơ hội vàng, đáp ứng được nhu cầu cao cảu khách hàng EU, được một khoản thặng dư lớn trên thị trường EU thì các doanh nghiệp dệt may VN phải không ngừng đẩy mạnh XK sang thị trường này khi mà ngành được những thuận lợi gia tăng khi các hiệp định buôn bán dệt may giữa hai bên lần lượt được ký kết. Một lần ký kết là một lần cánh cửa cảu thị trường EU lại mở rộng hơn cho hàng dệt may VN. Mặt khác lại được những biện pháo thúc đẩy từ phía doanh nghiệp và nhà nước dã làm cho ngành phát triển mạnh trong 10 năm gần đây. Tuy nhiên thực tế còn nhiều bất cập, các điều kiện cơ sở vật chất hạ tân cho ngành còn thiếu nhiều và phải nhập ngoại, điều kiện nội lực chưa mạnh, thị trường Eu chưa nắm bắt được thông tin kịp thời và chưa hiểu rõ. Trước tình hình như vậy thi dẻ đẩy mạnh XK sang thị trường EU cần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là hai điều kiện tiền đề đầu tiên. Muốn vậy , điều đầu tiên cần làm là phải tạo một hệ thống các viện nghiên cứu và trường đào tạo chuyên ngành dệt may. Hoặc tăng cường sự kết hợp giữa các doanh nghiệp va các trường đại học để đào tạo dài hạn chuyên ngành quản lý có kiểm tra chất lượng đao tạo gắn với thực tiễn đồng thời cấp bằng tốt nghiệp sau mỗi khóa học dùng làm cơ sở để tiêu chuẩn hóa cán bộ của ngành. đối với lực lượng công nhân lành nghề phải tăng cường đào tạo tại doanh nghiệp và nhà nước phải cấp kinh phí đào tạo ở những vùng nông tôn khó khăn, và phải đào tạo lại công nhân đang làm việc thì lúc đó mới cấp cho ngành dệt may một đội ngũ lớn công nhân lành nghề , cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành, nhà thiết kế thời trang, thiết kế mẫu mã cho ddeesn giám đốc doanh nghiệp và cán bộ quản lý cao cấp . Để thích nghi với môi trường sản xuất mới công nghệ hiện đại, để đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của EU và để cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới trên thị trường EU. lúc đó mới đẩy mạnh XK của ngành sang thị trường EU được . Đẩy mạnh XK dệt may sang thị trường EU thì việc nắm bặt các thông tin về thị trường này và xúc tiến thương mại là rất quan trọng . Do dó cần thành lập các cơ quan xúc tiến thương mại ở các nước Eu và thực hiện đúng chức năng của nó để hội trợ cho các doanh nghiệp dệt may Vn kinh doanh bằng cách tìm kiếm cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, nguồn hàng, đối tác cho các doanh nghiệp, trưng bày các gàng dệt may Vn , chắp nối cho các doanh nghiệp tìm đến làm ăn với nhau . Do vậy, đây không thể là cơ quan kinh doanh vì như vậy mục tiêu hỗ trợ sẽ không được thực hiện và cơ quan này phải được nhà nước cấp kinh phí để hoạt động hoặc thu từ các hoạt động hỗ trợ nhưng nó không nừm trong mục đích kinh doanh . Là tổ chức trực thuộc đầu mối nào đó của ngành thương mại, do ngành thương mại điều hành . Cần tách bạch chức năng của cơ quan này với cơ quan thương vụ, (một bộ phận của cơ quan đại diện của VN ở nước ngoài) cần tuyên truyền rộng ãi cho các donh nghiệp ủng hộ hoạt động của cơ quan này như gửi hàng mẫu, thường xuyên liên hệ để xúc tiến thương mại của doanh nghiệp mình. Bước đầu nên chọn một số thị trường trung tâm sôi động. Hoạt động buôn bán tấp nập và có khả năng trao đổi nhiều với Vn trong các nước EU, sau mới nhân rộng ra. Hay một công ty kinh doanh hàng may mặc Vn mà hoạt động của nó đặt dưới sự kiểm soát của hiện họi dệt may VN và lấy việc phát triển của ngành làm mục đích chính, cũng góp phần đẩy mạnh XK của ngành sang thị trường EU. Công ty phải nám rõ được khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may của doanh nghiệp cả trong nước và cả ở EU thông qua các chi nhánh. Chẳng hạn như đối thủ cạnh tranh gồm những ai ?Mức độ biến động giá cả ở thị trường EU ra sao ?Khách hàng có nhận định, thái độ thế nào đối với sản phẩm dệt may VN.... Có như vậy , thì các nhà sản xuất và XK dệt may của VN mới hiểu rõ nhu cầu ở thị trường EU. mới đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị tường này và Xk nhiều hơn nữa sản phẩm của mình vào EU. Hiện nay dệt may Xk vẫn đang còn sử dụng nhiều nguyên vật liệu nhập ngoại và thiết bị, máy móc lạc hậu. Để đẩy mạnh Xk dệt may vào EU, để giảm chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành thì chúng ta phải tăng tự túc nguyên vật liệu đầu vào. Phải đầu tư phát triển ngành trồng dâu, nuôi tằm, trồng bông... phải có các yếu tố dầu vào ổn định và bảo đảm, không bị động bởi thị trường giá cả nguyên vật liệu của thế giới. Chúng ta cần quy hoạch các vùng nguyên liệu bông, dâu, tơ tằm, vải sợi tổng hợp, cùng với phát triển công nghệ hóa dầu nhằm nâng cao tỷ lệ xứ nội địa. Khi mà hiện tại ngành đang phải nhập khẩu khoảng 70% nguyên liệu ban dầu. Tăng tự túc nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất để hạ giá thanh là điều kiện để đẩy mạnh XK dệt may sang EU. Chất lượng là cái tiên quyết trên thị trường EU, để nâng cao chất lượng hàng dệt may Vn không chỉ cần công nhân lành nghề, nguyên liệu tốt mà còn cần thiết bị hiện đại. Bởi vậy đầu tư, đổi mới trang thiết bị, máy móc; đặc biệt là nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các nước EU là điều kiện tốt nhất đáp ứng yêu cầu của thị trường hàng . Đầu tư nhiều cho ngành dệt, tạo tiền đề cho đẩy nhanh XK trực tiếp sang EU là điều kiền để nâng giá trị thặng dư của ngành lên cao mức cao hơn nữa. Vốn đầu tư cho XK dệt may cũng rất quan trọng, nhà nước và các doanh nghiệp phải không ngừng huy động vốn từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, từ quỹ vốn đầu tư phát triển trực tiếp của nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thu hút được nhiều vố càng tố, nó là cơ sở để đẩy mạnh sản xuất và XK của ngành. Mở rộng các hình thức kinh doanh trên thị trường EU như tái xuất, chuyển khẩu, hạn chế XK gián tiếp qua nước thứ 3 và đẩy nhanh Xk trực tiếp sang EU. Nhà nước cần hoàn tất các văn bản hướng dẫn thi hành luật thương mại và chuẩn bị sửa đổi bổ sung những nội dung cần thiết liên quan. Tiếp tục rà soát các văn bản hiện hành theo hướng kiên quyết và bỏ những quy định không còn phù hợp, gây khó khăn phiền hà cho các doanh nghiệp dệt may. Xây dựng thêm một số văn bản pháp quy để hoàn thiện khung pháp lý hoạt động XK may. Góp phần thúc đẩy XK dệt may sang thì trường EU. Kết luận XK dệt may sang EU của VN trong những năm gần đây đã tăng nhanh, mang về cho thu nhập quốc dân một lượng kim ngạch XK lớn, tạo cho người lao động nhiều công ăn việc làm. Tuy nhiên trong thời gian qua ngành cũng đã gặp không ít khó khăn trở ngại của bản thân ngành và của thị trường EU. Vậy nên trong thế kỷ mới cơ hội và thách thức nhiều cho các nhà XK. Muốn tham gia vào thị trường EU, doanh nghiệp Vn phải biết đối thủ cạnh tranh của họ là ai ? Không cứ phải là doanh nghiệp lớn là thành công trên thương trường EU. cơ hội còn dành cho các công ty nhỏ kác và cả các cá nhân, nếu họ thực hiện tốt các điều kiện cơ bản của hoạt động kinh doanh. EU là một thị trường truyền thống, rộng lớn, đa dạng và đầy tiềm năng, điều này tạo rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp VN. Để hội nhập vào thị trường EU, ngành dệt may Vn phải tăng tốc trên nhiều lĩnh vực, xây dựng cho được hình ảnh công ty với chất lượng sản phẩm thiết kế mẫu mốt, dịc vụ, môi trường và quan hệ lao động tốt, liên kết với nhà sản xuất có nhãn hiệu của EU, tạo thương hiệu riêng chỏan phẩm Vn dựa trên đó. Bên cạnh rất nhiều cơ hội khi tham gia vào thị trường Eu. Các doanh nghiệp Vn sẽ gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải nô lực rất nhiều trong việc tìm kiếm thị trường, nghiên cứu kỹ thị trường EU, đầu tư sản xuất, đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng quản lý sản xuất, kinh doanh công nhân có kỹ thuật cao, lành nghề, nang cao chất lượng sản phẩm phù hợp yêu cầu của thị trường EU. ngoài ra, sự quan tâm, đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước là hết sức cần thiết , có tính chất quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp VN khi tham gia vào thị trường phức tạp và cạnh tranh ác liệt như EU. Ngoài việc tạo môi trường pháp lý như triển khai ký kết, điều chỉnh bổ sung các hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cần tháo gỡ những ách tắc còn tồn tại, đơn giản các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Có như thế ngành dệt may nước ta mới có thể phát huy được một cách bền vững, nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra , đưa ngành dệt may nước ta sớm có chỗ đứng trên thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Tài liệu tham khảo Sách: 1.Giáo trình kinh tế Thương mại NXB thống kê- 2001 2.Giáo trình Thương mại quốc tế. NXB Thống Kê năm 1997. 3.Giáo trình Kinh tế quốc tế. NXB Thống kê năm 1999. 4.Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia 5.Hướng phát triển thị trường xuất khẩu VN tới 2010. Phạm Quyền, Lê MinhTâm, NXB- thống kê - 1997 Tạp chí: 1. Thương mại VN 2. Kinh tế và phát triển. 3. Kinh tế phát triển. 4. Thời báo kinh tế VN 5. Thương nghiệp thị trường VN 6. Kinh tế Châu á Thái Bình Dương 7. Nghiên cứu Châu Âu. 8.Ngoại thương 9.Công nghiệp 10.Kinh tế và dự báo 11.Thị trường giá cả 12.Con số sự kiện 13.Kinh tế Thế giới 14.Nghiên cứu Kinh tế. 15.Thông tin tài chính. Và các nguồn thông tin khác từ Intenet. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35343.doc
Tài liệu liên quan