LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với quá trình cải cách mở cửa, nền kinh tế nước ta ngày càng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều này khiến cho sự cạnh tranh của thị trường trong nước ngày càng khốc liệt, mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đều cảm nhận được sức ép rất lớn này. Doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể áp đặt giá cả thị trường như các doanh nghiệp quy mô lớn, họ lại càng không có đủ khả năng để quảng cáo rầm rộ quanh năm nhằm gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Họ chỉ có th
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và biện pháp quản lý chi phí và giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể dựa vào giá cả thấp, chất lượng cao, thời gian giao hàng ngắn để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của khách hàng một cách linh hoạt, mong dành được sự tồn tại và phát triển trong các khe hở của thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, qua thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng, thầy có nhiều vấn đề trong lĩnh vực quản lý và sản xuất cần quan tâm, em mạnh dạn chọn đề tài :
“Phương hướng và biện pháp quản lý chi phí và giá thành sản phẩm ở Xí nghiệ Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng”.
Luận văn gồm 2 chương :
Chương I : Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng.
Chương II : Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ
giá thành sản phẩm chính ở Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng.
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP
THIẾT BỊ Y TẾ 130 – BỘ QUỐC PHÒNG
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÍ NGHIỆP THIẾT BỊ Y TẾ 130
1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp thiết bị y tế 130
1.1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp thiết bị y tế 130
Xí nghiệp thiết bị y tế 130 trước đây là doanh nghiệp hoạt động theo Nghị định 388/HĐBT, có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp duy nhất trong quân đội thực hiện nhiệm vụ tham mưu trong lĩnh vực trang thiết bị y tế chuyên sản xuất, sửa chữa máy y tế cho toàn quân. Song do nhu cầu tổ chức lại của doanh nghiệp, Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 trở thành xí nghiệp thành viên của Công ty Dược và trang thiết bị y tế quân đội theo Quyết định số 470/QĐ-QP cấp ngày 17/4/1996 của Bộ Quốc phòng.
Trụ sở chính đặt tại km13 – Quốc lộ 1A – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì - Hà
Nội.
- Vốn kinh doanh : 12.473.000.000đ
- Vốn cố định : 3.867.000.000đ
- Vốn lưu động : 8.606.000.000đ
Giấy đăng ký kinh doanh số 110974 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
cấp ngày 27/9/1996.
Trải qua 8 năm hoạt động sau khi trở thành thành viên của Công ty Dược và trang thiết bị y tế quân đội, Xí nghiệp đã đạt được những thành tích như:
1 huy chương vàng và 2 huy chương bạc cho 3 loại sản phẩm hộp hấp bông băng, cọc ép xương ren ngược chiều, hộp đựng dụng cụ y tế tại Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam lần thứ 11 năm 2002.
Năm 2003, tại Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp lần thứ 12, Xí nghiệp
đạt được 2 huy chương vàng cho sản phẩm giường đa chức năng chạy điện và
bàn bó bột kéo xương; 2 huy chương bạc cho sản phẩm xe cáng nâng và giường chăm sóc bệnh nhân nặng.
- Trong công tác quản lý kỹ thuật, Xí nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001: 1994 phiên bản 2000.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các sản phẩm chính của Xí nghiệp
* Chức năng - nhiệm vụ:
là:
Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 có chức năng nhiệm vụ vô cùng quan trọng
- Sản xuất, cung cấp, lắp đặt và chuyển giao, bảo hành và bảo trì sau bảo
hành các loại máy móc và thiết bị dùng trong y tế.
- Nâng cấp, sửa chữa mức trung và đại tu các máy móc và thiết bị y tế
dược.
- Thiết kế đồng bộ, lắp đặt và chuyển giao công nghệ.
- Kinh doanh thiết bị y tế.
* Các sản phẩm chính của Xí nghiệp:
Hiện nay, xí nghiệp đang sản xuất một số sản phẩm sau:
Máy siêu âm, máy điện châm, máy sấy, máy huỷ bơm kim tiêm dùng một lần, các hệ thống hút và xử lý khí thải ở các bệnh viện, các sản phẩm nội thất bệnh viện như: giường, tủ các loại, bàn ghế phục vụ khám và điều trị, xe đẩy, đèn soi phim ... và các dụng cụ y tế bằng inox khác.
Luận văn tốt nghiệp Trần Anh Tuấn
2. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của xí nghiệp
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất
:
GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ
PHÒNG
KỸ THUẬT -KCS
BAN HÀNH CHÍNH
BAN TÀI CHÍNH
BAN KINH DOANH
PHÂN XƯỞNG THIẾT BỊ Y TẾ
PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN LẠNH
PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ
PHÂN XƯỞNG DỤNG CỤ
2.2. Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban
* Giám đốc:
Do Cục trưởng Cục Quân y bổ nhiệm ,là người đại diện cho Xí nghiệp chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, trực tiếp điều hành các mặt công tác sau:
- Công tác cán bộ , đào tạo , lao động tiền lương;
- Ký kết các hợp đồng kinh tế;
- Công tác đầu tư;
- Điều hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
- Thực hiện phân cấp và giao trách nhiệm trong công tác quản lý sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị.
* Phó Giám đốc:
Là người được giám đốc Xí nghiệp lựa chọn và đề nghị Cục trưởng Cục Quân y bổ nhiệm, giúp Giám đốc quản lý điều hành các lĩnh vực được phân công: Chỉ đạo công tác kĩ thuật, điều hành sản xuất; đầu tư trang thiết bị máy móc, quản lý máy và thiết bị sản xuất; chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, chế tạo sản phẩm mới; công tác đào tạo, nâng bậc, chuyên môn kĩ thuật; xây dựng tiêu chuẩn, đăng ký lưu hành sản phẩm mới.
* Phòng Kế hoạch Điều độ:
Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các mặt: Xem xét ký kết hợp đồng, tổ chức sản xuất, lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên nhiên vật liệu, tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy và thiết bị sản xuất đào tạo, quản lý lao động tiền lương.
* Phòng Kĩ thuật KCS:
Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc giao. Nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kĩ thuật, đề xuất công nghệ hoặc phương pháp sản xuất mới; hướng dẫn và giám sát thực hiện các nội dung theo HTQLCL. Quản lý kĩ thuật, quản lý máy và thiết bị sản xuất. Bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo về chuyên môn kĩ thuật. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng
hàng hoá và xin cấp giấy phép lưu hành sản phẩm. Đăng ký quyền bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn mác sản phẩm.
* Ban tài chính:
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính kế toán, phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Xí nghiệp.
- Đảm bảo tài chính cho các hoạt động quản lý chất lượng.
- Cung cấp các dữ liệu cần thiết (khi có yêu cầu của Giám đốc) để tính toán các chi phí quản lý chất lượng. Lưu giữ hồ sơ của HTQLCL có liên quan đến công tác tài chính.
* Ban kinh doanh:
- Có nhiệm vụ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khai thác thêm công việc thông qua công tác kinh doanh, tăng cường đầu mối, nắm bắt các thông tin kinh tế kĩ thuật trong công tác kinh doanh để thông báo cho Giám đốc và các cơ quan chức năng của Xí nghiệp biết.
- Nắm bắt và thông báo cho Giám đốc biết về các yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của Xí nghiệp để có thể đề xuất các biện pháp cải tiến phù hợp.
* Ban hành chính
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc giao về : Đánh máy, in
ấn, phân phối, quản lý các tài liệu.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp.
- Chăm lo sức khoẻ và quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn khách hàng đến công tác, bảo vệ tài sản của khách hàng (nếu có).
- Đảm bảo cơ sở hạ tầng : Hệ thống nhà xưởng sản xuất, thông gió, chiếu sáng, cấp thoát nước.
2.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm chính và kiểm soát chất lượng:
Sơ đồ công nghệ sản xuất là phương pháp vẽ sơ đồ những hoạt động đồng bộ nối tiếp nhau của con người - máy móc, máy móc - máy móc và con người với con người.
Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính của Xí nghiệp.
Sản phẩm giường bệnh nhân Inox.
NVL NVL
CẮT
CẮT
ĐỘT DẬP
UỐN
NẮN, HÀN
LĂN TÓP
ĐẦU ỐNG
HÀN LẮP
KHOAN LỖ
SONG ĐỨNG
SỬA NGUỘI HOÀN CHỈNH
LẮP VỈ
Các b ướ c
s ả n
xu ấ t
h ồ i
gi ườ ng
LAN CAN
Không đạt
Đạt
KCS
HÀN LẮP HỒI GIƯỜNG
Tổng lắp
ĐIỆN HÓA
SỬA NGUỘI
Các b ướ c s ả n xu ấ t khung gi ườ ng
Không đạt
Đạt
KCS
Tổng lắp
1 ĐIỆN HÓA
2
NVL
KHOAN LỖ
KHỚP XOAY
GIA CÔNG
GÁ LẮP
Không đạt
Đạt
KCS
SỬA NGUỘI
ĐIỆN HÓA
Không đạt
Đạt
KCS
Tổng lắp
ĐIỆN HÓA
2
Các bước sản xuất các chi tiết
TỔNG LẮP 1
3
Các bước sản xuất cọc màn
Không đạt
Đạt
KCS
3 BAO GÓI NHẬP KHO
3. Các nguồn lực của Xí nghiệp
3.1. Cơ cấu vốn
Bất cứ một doanh nghiệp nào dù đó là hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ đều cần đến vốn, bởi vốn là điều kiện cho hoạt động đó xảy ra, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều góp phần phản ánh nên doanh nghiệp đó có quy mô như thế nào, loại hình doanh nghiệp là gì và có trang thiết bị ra sao.
Luận văn tốt nghiệp Trần Anh Tuấn
Cơ cấu vốn của Xí nghiệp qua 3 năm 2002-2004
Đơn vị tính: VNĐ
CÁC CHỈ TIÊU
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh tăng, giảm
2003/2002
So sánh tăng , giảm
2004/2003
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Tổng vốn
8.023.684.039
7.037.413.650
6.656.112.270
- 986.270.389
-12,29
-381.721.380
-5,42
Chia theo sở hữu
- Vốn chủ sở hữu
3.963.283.591
46,91
3.036.821.522
36,04
3.230.984.576
48,54
-1.226.462.069
-32,59
694.163.054
27,36
- Vốn vay
4.060.400.448
53,09
4.000.592.128
63,96
3.425.157.694
51,46
240.191.680
5,63
-1.075.434.434
-23,89
Chia theo tính chất
- Vốn cố định
2.301.899.554
28,68
2.470.777.956
35,11
3.342.824.666
50,22
168.878.462
7,34
872.046.710
35,29
- Vốn lưu động
5.721.784.485
71,32
4.566.635.694
64,89
3.313.317.604
49,78
-1.115.118.791
-20,18
-1.253.318.090
-27,45
Nguồn: Ban tài chính
Nhìn vào cơ cấu vốn của Xi nghiệp nghiệp có thể thấy rõ:
Tuy hàng năm có sự biến động về vốn nhưng tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay trên tổng vốn gần như ngang nhau. Mặt khác, lượng vốn cố định của Xí nghiệp luôn tăng hàng năm, qua 2 năm 2003 và 2004 Xí nghiệp đã tăng tài sản cố định trên 1.040.925.112đ hay 45,22% so với năm 2002 trong khi đó vốn lưu động của Xí nghiệp lại giảm từ 5.721.784.485đ năm 2002 xuống
3.313.317.604đ năm 2004.
Với những số liệu trên, có thể lý giải sự biến động đó là:
Vốn cố định tăng mạnh là do Xí nghiệp đầu tư thêm máy dập thuỷ lực của
Đức và một số máy cắt tôn loại mỏng.
Vốn lưu động giảm hàng năm là do Xí nghiệp đã tìm được nguồn nuyên vật liệu thay thế ở trong nước (trước đây Xí nghiệp phải nhập nguyên vật liệu từ các nước Đông Âu nên chi phí về nguyên vật liệu cao).
Tuy nhiên, với cơ cấu vốn như trên thì có thể thấy rõ cơ cấu vốn như vậy là hợp lý bởi các lý do sau:
- Doanh nghiệp mới đi vào hoạt động được 8 năm, cộng với cơ chế quản lý của quân đội, nhưng tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay là ngang nhau Điều đó cho thấy có khả năng tự chủ về tài chính, tự chủ về khả năng thanh
toán.
- Do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, mặt khác lại vừa mới thành lập nên doanh nghiệp cần vốn cố định lớn.
3.2. Cơ cấu nhân lực
Lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Sử dụng lao động hợp lý và tiết kiệm không chỉ có tác dụng giảm chi phí trực tiếp về lao động mà còn có tác động thúc đẩy sử dụng hợp lý và tiết kiệm mọi yếu tố khác.
Luận văn tốt nghiệp Trần Anh Tuấn
Cơ cấu nhân lực của xí nghiệp qua 3 năm 2002-2004
Đơn vị tính: người
CÁC CHỈ TIÊU
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh tăng, giảm
2003/2002
So sánh tăng,giảm2004/200
3
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
tuyệt đối
%
Số tuyệt
đối
%
Tổng số lao động
151
157
156
-6
3,9
-1
-0,6
Phân theo tính chất lao động
- Lao động trực tiếp
108
71,5
114
72,6
113
72,4
6
5,5
-1
-0,8
- Lao động gián tiếp
43
28,5
43
27,4
43
27,6
0
0
0
Phân theo giới tính
- Nam
132
87,5
138
87,8
137
83,9
6
4,5
-1
-0,7
- Nữ
19
12,5
19
12,2
19
16,1
0
0
Phân theo trình độ
- Đại học và trên đại học
28
18,6
32
20,3
32
20,5
4
14,2
- Cao đẳng và trung cấp
123
81,4
125
79,7
124
79,5
2
1,6
-1
-0,8
Phân theo
độ tuổi
- Trên 45 tuổi
28
18,54
30
19,1
40
25,64
2
7,1
10
33,3
- Dưới 45 tuổi
123
81,46
127
80,9
116
74,36
4
3,25
-11
-8,66
Nguồn: Phòng Kế hạch Điều độ
Từ cơ cấu nhân lực của Xí nghiệp qua 3 năm 2002-2004 có thể thấy rõ:
- Số lao động qua 3 năm không có sự biến động lớn.
- Số lao động trực tiếp và lao động nam chiếm tỷ trọng lớn.
Cơ cấu trên xuất phát từ đặc thù của loại hình sản xuất của Xí nghiệp là hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.
Qua cơ cấu nhân lực của Xí nghiệp có thể thấy được phần nào điểm mạnh, điểm yếu của lực lượng lao động trong Xí nghiệp.
Điểm mạnh:
- Xí nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ, được đào tạo chính quy.
- Số lao động trực tiếp và lao động nam chiếm tỷ trọng lớn sẽ đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, chế tạo sản phẩm của Xí nghiệp.
Điểm yếu:
Hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, việc cơ cấu số lao động ở độ tuổi trên 45 tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4 Tình hình quản lý và sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
4.1. Quản lý chất lượng
Chất lượng, giá thành và thời gian giao hàng là ba nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như Xí nghiệp 130, chất lượng lại là nhân tố hàng đầu.
Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nếu không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì không thể thể hiện giá trị của nó trên thị trường. Hiện nay không ít các doanh nghiệp đang lâm vào tình thế khó khăn trước sự cạnh tranh về giá đang diễn ra khốc liệt trong cùng ngành hàng. Vậy làm thế nào để thoát khỏi hoàn cảnh đó trong khi vẫn phải duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chất lượng cao không có nghĩa là giá thành cũng cao, thực tiễn chứng minh, vấn đề chất lượng và vấn đề giá thành luôn có cùng nguồn gốc, đó là phương thức quản lý. Do vậy, cải tiến phương thức quản lý sản xuất truyền thống, về căn bản vừa là phương thức hữu hiệu để nâng cao chất lượng vừa là biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành và nâng cao năng suất.
Nhận thức được vấn đề trên, dù mới đi vào hoạt động nhưng cán bộ và công nhân xí nghiệp đều quyết tâm thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn SIO 9001: 1994 phiên bản 2000.
Từ năm 2001, Xí nghiệp đã xây dựng, thực hiện và duy trì áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 1994 phiên bản 2000. Xí nghiệp đã lập hồ sơ chất lượng
theo cấu trúc mô hình sau:
Tầng 1
Tầng 2
Tầng 3
Sổ tay chất lượng
10 quy trình
Hồ sơ chất lượng
Các biểu mẫu mô tả công việc, hướng dẫn công việc.
Tầng I: Giới thiệu chung về xí nghiệp và kết cấu của hệ thống quản lý chất lượng.
Tầng II: 10 quy trình thủ tục dạng văn bản.
QT1: Kiểm soát tài liệu
QT2: Kiểm soát hồ sơ
QT3: Đánh giá chất lượng nội bộ
QT4: Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
QT5: Hành động khắc phục
QT6: Hành động phòng ngừa
QT7: Tạo sản phẩm
QT8: Phân tích dữ liệu và cải tiến thường xuyên
QT9: Xem xét của lãnh đạo
QT10: Quản lý nguồn lực
Tầng III: Các biểu mẫu, mô tả công việc, hướng dẫn công việc, tài liệu thiết kế sản phẩm, tài liệu ghi chép trong quá trình kiểm soát chất lượng.
Năng lực Kiểm tra
Nguyên liệu
Kiểm tra
+ Quy trình sản xuất
Kiểm tra
+ Thành phẩm
Giao cho khách hàng
- -
Cải tiến Xem xét
Hồ sơ công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng
4.2. Hệ thống kế hoạch sản xuất
Kế hoạch là căn cứ cho công tác tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nó là cơ sở để doanh nghiệp có thể chủ động đáp ứng nhu cầu đầy biến động của thị trường, có thể tận dụng tối đa nguồn nhân lực, nguyên nhiên vật liệu, năng lực sản xuất, ổn định sản xuất và khống chế hợp lý lượng tồn kho.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế hoạch, Xí nghiệp đã từng bước thảo luận về khung tổng thể của hệ thống kế hoạch sản xuất, phương pháp dự đoán nhu cầu và phương pháp đồ giải kế hoạch sản xuất.
Trong những năm qua, Xí nghiệp luôn chú trọng để lập ra hệ thống kế
hoạch theo sơ đồ sau:
Luận văn tốt nghiệp Trần Anh Tuấn
4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm
Kết qủa sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm 2002-2004
S TT
CÁC CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số lượng
% so với năm trước
Số lượng
% so với năm trước
Số lượng
% so với năm trước
1
Doanh thu tiêu thụ
Triệu đồng
18.961
18.231
96,37
19.280
105,8
2
Tổng số lao động
Người
151
157
103,9
156
-99,3
3
Tổng vốn kinh doanh
8.023
7.037
-87,7
6.656
-95,4
3a
Vốn cố định
Triệu động
2.301
2.470
107,3
3.343
135,2
3b
Vốn lưu động
Triệu đồng
5.722
4.567
79,8
3.313
-27,5
4
Lợi nhuận
Triệu đồng
2.089
2092
100,1
2.113
101,1
5
Nộp ngân sách
Triệu đồng
1206
1562
129,5
1652
105,7
6
Thu nhập bình quân 1 lao động (V)
Triệu đồng
1,557
1,512
97,1
1,586
104,9
7
Năng suất lao động bình quân (W)
Triệu đồng
150
157
104,7
157,8
100,5
8
Tỷ suất lợi nhuận/vốn
%
11
11,47
104,3
10,96
95,6
9
Vòng quay vốn lao động
Vòng
3,31
3,99
120,5
5,82
145,8
Nguồn:Ban tài chính
Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có thể thấy rõ : Tuy doanh thu hàng năm của xí nghiệp có biến động, nhưng lợi nhuận mà
xí nghiệp thu được hàng năm đều tăng.
Theo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh cho thấy, mỗi một đồng vốn kinh doanh mà xí nghiệp bỏ ra đều thu được lợi nhuận. Năm 2002, với một đồng doanh thu, xí nghiệp thu được 0,11 đồng lợi nhuận. Năm 2003 với một đồng doanh thu, xí nghiệp thu được gần 0,147 đồng lợi nhuận. Còn ở năm 2004 tỷ lệ này là 1 đồng doanh thu thì xí nghiệp thu được 0,109 đồng lợi nhuận.
Mặt khác theo chỉ tiêu mối quan hệ giữa năng suất lao động bình quân và thu nhập bình thân tháng của 1 lao động của xí nghiệp cũng rất tốt, điều này thể hiện rõ.
Năm 2002, khi thu nhập bình quân 1 lao động tăng lên 1 lần thì năng suất lao động tăng lên 8,03 lần [150 : (1,557 x 12) = 8,03].
Năm 2003, khi thu nhập bình quân 1 lao động tăng 1 lần thì năng suất lao
động bình quân tăng 8,65 lần.
Tỷ lệ này ở năm 2004 là : Thu nhập bình quân 1 lao động tăng 1 lần thì năng suất lao động bình quân tăng 8,29 lần.
Qua bảng số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 130, ta có thể thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm gần đây phát triển theo chiều hướng tích cực, điều này thể hiện rõ qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận tiền lương bình quân của 1 lao động đều tăng.
4.4. Thị trường của xí nghiệp
Từ khi ra đời (năm 1996) đến nay, phạm vi hoạt động của xí nghiệp phần lớn là trong quân đội, sản phẩm sản xuất là được nghiệm thu và quyết toán theo đơn giá được duyệt nên việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường chưa được quan tâm. Vài năm gần đây, với cơ chế mới xí nghiệp được hoạt động mở rộng ra thị trường ngoài quân đội. Trong môi trường đó, khó khăn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nên xí nghiệp phải chú trọng việc nghiên cứu thị trường
Đây là hướng đi đúng đắn và kịp thời vì hiện nay xí nghiệp đang tham gia phục vụ thị trường rộng hơn, mang tính cạnh tranh nhiều hơn, vì vậy chỉ có nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc mới có thể giành lấy được thị phần nhiều hơn.
4.5. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
* Đánh giá chung :
Nhìn chung với 9 năm hoạt động, xí nghiệp đã đạt được những thành tựu khá quan trọng :
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho 156 lao động, với mức thu nhập bình quân tăng qua các năm
- Nộp ngân sách hàng năm khoảng 290 triệu đồng.
- Xí nghiệp luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và 05 năm liên tiếp đạt danh hiệu quyết thắng.
Tuy nhiên, Xí nghiệp cũng đã và đang gặp phải những khó khăn như :
- Do là xí nghiệp đặc thù (chịu sự quản lý của quân đội) nên việc đào tạo tuyển dụng công nhân gặp khó khăn.
- Các kế hoạch sản xuất thường chịu sự chi phối của Cục Quân y.
- Nguồn vốn, huy động vốn cho sản xuất gặp khó khăn .
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP
1. Yêu cầu quản lý và lập kế hoạch chi phí sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp.
Yêu cầu quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp là phải tiết kiệm chi phí, vi chi phí có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu và lợi nhuận. Nếu chi phí tăng hoặc chi phí không đúng nội dung của nó, tất yếu sẽ phản ánh sai kết quả hoạt động kinh doanh và làm cho lợi nhuận bị giảm sút.
Một trong những nội dung quan trọng của việc quản lý chi phí kinh doanh là phải lập được kế hoạch phí phí hàng năm, tức là dùng hình thức tiền tệ để tính
toán trước mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh (lập bảng dự toán chi phí theo yếu tố).
Việc lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh là xác định mục tiêu phấn đấu của đơn vị đồng thời thúc đẩy đơn vị cải tiến quản lý kinh doanh thực hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu chi phí sản xuất có ảnh hưởng tích cực đối với các chỉ tiêu khác, ví dụ như chỉ tiêu vốn lưu động được xác định căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất của đơn vị, lợi nhuận của Xí nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào giá thành sản phẩm hàng hoá dịch vụ của kỳ kế hoạch, được xác định trên cơ sở dự toán chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Nhiệm vụ chủ yếu của việc lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh là phát hiện và động viên mọi khả năng tiềm tàng trong kinh doanh để không ngừng giảm chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm, tăng lợi nhuận nhằm đáp ứng nhu cầu tái sản xuất và cải thiện đời sống của công nhân viên trong đơn vị. Nhiệm vụ này yêu cầu người quản lý tài chính phải tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất kinh doanh để xác định chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời theo dõi động viên từng bộ phận trong đơn vị phấn đấu thực hiện.
Ngoài việc lập kế hoạch về dự toán chi phí sản xuất hàng năm và việc theo dõi, chấp hành dự toán đúng, xí nghiệp cần thực hiện việc quản lý chi phí theo định mức, hàng năm cần xây dựng các định mức về lao động, chế độ lương, trợ cấp, định mức tiêu hao NVL…
Xí nghiệp cần phải xác định đúng tính chất các chi phí hoạt động kinh doanh và các chi phí hoạt động khác.
2. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính ở Xí nghiệp
2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp trong công tác quản lý chi
phí
Trong công tác quản lý chi phí, cùng với việc tập hợp chi phí theo yếu tố
đúng như quy định chế độ của Nhà nước ban hành, Xí nghiệp luôn tập trung
nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu chi phí trong hoạt động kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Qua đó, giá bán sản phẩm của từng mặt hàng đã hạ mặc dù một số chi phí trong từng mặt hàng vẫn có thể tăng
lên.
Bên cạnh những ưu điểm đó, trong công tác quản lý chi phí, Xí nghiệp vẫn còn những nhược điểm cần được khắc phục.
Công tác lập kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh còn sơ sài, chưa được coi trọng, chưa được vận dụng tới trong công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
2.2. Tình hình quản lý chi phí
* Quản lý chi phí NVL
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Xí nghiệp. Do vậy, việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí NVL trong giá thành sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố : Lượng NVL tiêu hao và giá NVL, mặt khác CP NVL không chỉ phụ thuộc
vào khâu sản xuất mà còn phụ thuộc vào các khâu khác như khâu thu mua, khâu vận chuyển, khâu bảo quản… Do vậy, việc quản lý chi phí NVL không chỉ thực hiện trong khâu sản xuất mà cần phải quản lý ở các khâu mua, dự trữ….
Tuỳ vào từng loại sản phẩm, Phòng Kế hoạch Điều độcăn cứ vào khối lượng dự toán của từng loại sản phẩm, căn cứ vào tình hình sử dụng vật tư, quy trình, quy phạm về thiết kế kỹ thuật, công nghệ sản xuất cũng như các y tố liên quan khác mà kịp thời đưa ra các định mức cho từng loại sản phẩm cụ thể.
* Quản lý chi phí nhân công.
Chi phí nhân công ở Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong giá thành sản phẩm, chi phí này là những khoản tiền lương, tiền công được trả cho công nhân.
Việc quản lý chi phí nhân công nhằm thúc đẩy việc phấn đấu hạ mức chi phí về tiền lương trên một đơn vị sản phẩm, mặc khác thông qua việc quản lý
chi phí nhân công, đã góp phần vào việc phân phối và sử dụng hợp lý nguồn lao
động của Xí nghiệp, thúc đẩy việc tăng năng suất.
Việc quản lý chi phí nhân công được thực hiện trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch lao động tiền lương của Xí nghiệp.
* Quản lý chi phí sản xuất chung :
Việc quản lý chi phí sản xuất chung được thực hiện trong quá trình lập và thực hiện các dự toán chi phí này.
Phương pháp chủ yếu quản lý chi phí trên là căn cứ vào nội dung các khoản chi phí và các tiêu chuẩn định mức để xem xét tính chất hợp lý của các khoản chi trong dự toán.
3. Đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở
xí nghiệp 130.
Trong những năm qua, Xí nghiệp Thiế bị Y tế 130 đã sản xuất được rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết của mình em chỉ xin đưa ra một số sản phẩm chủ yếu để làm số liệu phân tích.
Bảng 4 : Chi phí sản xuất giường bệnh nhân Inox
ĐVT : VNĐ
Y
tế CP
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số
tiền
so với năm trướ c
Số
tiền
so với năm trước
%
Số
tiền
so với năm trước
CP
NVL
299.6
27.228
278.3
82.598
9
2,91
276.5
82.703
9
9,35
CP
NCTT
108.8
94.445
109.0
99.573
1
00,18
109.8
73.527
1
00,71
B
HXH, YT, CĐ
18.55
1.684
18.78
5.937
1
01,26
18.75
0.327
9
9,81
K
HTSCĐ
28.83
9.559
32.56
3.784
1
12,91
34.87
3.592
1
07,09
CP
khác
42.30
0.659
39.53
8.400
9
3,46
22.04
4.051
5
5,75
Tổ
ng CPSX
498.2
31.575
473.3
70.300
9
5,01
462.3
94.200
9
7,68
%
300
250
200
150
100
50
CPNVL CPNCTT BHXH, YT, C§ KH TSC§
CP kh¸c
0
N¨m 2002 N¨m 2003 N¨m 2004
Bảng 5 : Chi phí bồn rửa 2 vòi
Y tế
CP
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số
tiền
so với năm trước
Số
tiền
% so với năm trước
Số
tiền
% so với năm trước
CP
NVL
28.3
55.061
26.4
83.527
9
3,39
26.6
20.739
1
00,51
CP
NCTT
1.75
3.053
1.68
3.872
9
6,05
1.92
3.385
1
14,22
BHX
H, YT, CĐ
110.
015
98.2
97
8
9,34
112.
373
1
14,32
KHT
SCĐ
761.
172
803.
592
1
05,57
1.12
7.536
1
52,75
CPk
hác
315.
189
431.
815
1
36,99
601.
273
1
39,24
Tổn
g CP
31.2
94.490
29.5
01.103
9
4,26
30.3
05.306
1
02,72
1200
1000
800 CPNVL
600 CPNCTT BHXH, YT, C§
400 KH TSC§
200 CP chung
0
N¨m N¨m N¨m
2002 2003 2004
Qua bảng số liệu ở bảng 4 và 5 có thể thấy rằng sự biến động về chi phí của hai sản phẩm trên
Chi phí NVL
Với sản phẩm là giường bệnh nhân Inox.
Năm 2003 so với năm 2004 giảm 7,09% hay giảm 0,0709 x 299.627.228 =
21.243.570 đồng.
Năm 2004 so với 2003 giảm 0,65% hay giảm 0,0065 x 278.382.598 =
1.809.486 đồng.
Đối với sản phẩm bồn rửa hai vòi :
Năm 2003 so với 2002 giảm 6,61% hay giảm 0,0661 x 28.355.061 =
1.874.269 đồng
Năm 2004 so với năm 2003 tăng 0,51% hay tăng 0,051 x 26.483.527 =
1.350.659 đồng.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm này là do năm 2003 giá NVL Inox trên thị trường giảm dẫn đến chi phí NVL cho cac sản phẩm của xí nghiệp giảm so với năm 2002. Còn năm 2004 giá Inox trên thị trường không có biến động, sự biến động chi phí NVL của hai sản phẩm trên được lý giải bởi sự tăng giá của các NVL phụ.
Nhìn chung, sự biến động về giá NVL cho các sản phẩm của xí nghiệp là do sự tác động khác quan (tác động của thị trường), xí nghiệp chưa chú trọng việc tiết kiệm NVL hay nói cách khác là tìm cách để giảm chi phí trong khầu cung ứng NVL.
Chi phí nhân công :
Nhìn chung chi phí này qua các năm không có nhiều biến động.
Năm 2003 so với 2002 : Chi phí nhân công cho sản phẩm giường Inox tăng
0,18% hay tăng 0,018 x 108.894.445 = 1.960.100 đồng, còn cho sản phẩm bồn rửa 2 vòi giảm 3,95 % hay giảm 0,395 x 1.753.035 = 692.455 đồng.
Năm 2004 so với năm 2003: chi phí nhân công cho sản phẩm giường tăng
0,71% hay tăng 0,071% x 109.099.573 = 7.746.069 đồng, còn cho sản phẩm bồn rửa 2 vòi tăng 14,22% hay tăng 0,1422 x 1.683.872 = 239.446 đồng.
Chi phí khấu hao tài sản cố định.
Năm 2003 so với năm 2002: Chi phí khấu hao cho sản phẩm giường bệnh nhân Inox tăng 12,91% hay tăng 0,1291 x 28.839.559 = 3.723.187 đồng. Còn
cho sản phẩm bồn rửa 2 vòi tăng 5,57% hay là tăng 0,0557 x 761.172 = 42.397
đồng.
Năm 2004 so với năm 2003: Chi phí khấu hao cho sản phẩm giường tăng
7,09% hay là tăng 0,7709 x 32.563.784 = 2.308.722 đồng, còn với sản phẩm bồn rửa 2 vòi tăng 52,75% hay tăng 0,5275 x 803.592 = 423.894 đồng.
Chi phí khấu hao tài sản cố định hàng năm đều tăng là do xí nghiệp mới đi vào hoạt động, tài sản đầu tư mới chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản cố định của xí nghiệp.
Chí phí khác:
Năm 2003 so với năm 2002: Đối với sản phẩm giường bệnh nhân giảm
6,54% hay giảm 0,0654 x 42.300.659 = 2.766.463 đồng, còn đối với sản phẩm bồn rửa 2 vòi tăng 36,99% hay tăng 0,3699 x 351.189 = 129.904 đồng.
Năm 2004 so với 2003: Đối với sản phẩm giường bệnh nhân Inox giảm
44,25% hay giảm 0,4425 x 39.538.400 = 17.495.742 đồng, còn đối với sản phẩm rửa 2 vòi. Đối với sản phẩm bồn rửa, chi phí khác tăng qua các năm là do sản phẩm này không phải là hàng quốc phòng nên chi phí về đối ngoại, các khoản giảm giá được tính vào khoản mục này.
Tổng chi phí sản xuất.
Năm 2003 so với 2002 : Sản phẩm giường bệnh nhân Inox giảm 4,99% hay giảm 0,0499 x 498.213.575 = 24.412.465 đồng, còn đối với sản phẩm bồn rửa tăng 2,72% hay tăng 0,0272 x 29.501.103 = 802.430 đồng.
Nhìn vào kết quả phân tích chi phí ở trên, có thể thấy rõ một cách tổng quát các yếu tố chi phí. Nhưng ta chưa thể đánh giá một cách chính xác công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của xí nghiệp tăng hay giảm, hợp lý hay không hợp lý. Mà cần đi sâu phân tích giá thành đơn vị sản phẩm, từ đó xem xét sự biến động của các khoản mục trong giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào đặc điểm của công tác quản lý giá thành sản phẩm của xí nghiệp để có được đánh giá đúng đắn về vấn đề này ta dùng phương pháp phân tích sự biến đổi chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm từ đó phát hiện được
các chi phí làm tăng, giảm giá thành sản phẩm, từ đó giúp xí nghiệp khai thác khả năng giảm chi phí ở khoản mục nào. Vì công tác kế hoạch giá thành ở xí nghiệp chưa thực sự được chú trọng cho nên có thể thấy rõ được sự biến động các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm được thực hiện qua 3 năm gần
đây.
Nhìn vào kết quả phân tích chi phí ở trên, có thể thấy rõ một cách bảng tổng quát các yếu tố chi phí . Nhưng, ta chưa thể đánh giá một cách ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8147.doc