Lời nói đầu
****************
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, tâm tư chung của nhiều cán bộ, đảng viên là: Việt Nam đang bước trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới, đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước, thế nhưng nguồn nhân lực con người của chúng ta còn thiếu và nhiều hạn chế. Chúng ta thiếu người có năng lực giỏi, những nhà khoa học công nghệ và các nghệ nhân tài hoa ở trung ương cũng như ở địa phương.
Chúng ta cần quan tâm
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 của Công ty CNH chất mỏ Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tới bố trí con người, máy móc thiết bị, sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận.
Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển và đổi mới không ngừng, sản xuất hàng hoá có máy móc công nghệ hiện đại, nhưng nếu sản xuất hàng hoá mà thiếu sức lao động của con người thì những máy móc công nghệ đó không thể tự tạo ra sản phẩm hàng hoá khi đó nó chỉ là những vật vô giá trị. Có thế mới thấy định hướng kinh doanh kịp thời dựa trên một chiến lược tổ chức kinh doanh có hiệu quả và hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng cạnh tranh trên thị trường tăng lợi nhuận kinh doanh mà chí phí giảm và giá thành sản phẩm vẫn hạ.
Thời đại ngày nay họ quan tâm nhiều tới chi phí đầu vào và chi phí đầu ra cân đối sao cho lợi nhuận luôn tăng mạnh mà chi phí được giảm đi, giá thành sản phẩm hạ mà vẫn đảm bảo được năng suất tăng, chất lượng sản phẩm tốt.
Là một đơn vị trực thuộc Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV, trải qua hàng chục năm trưởng thành và phát triển, Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế Quốc dân về cung ứng vật liệu nổ công nghiệp cho các ngành kinh tế có nhu cầu sử dụng. Công ty không ngừng lớn mạnh, quy mô ngày càng được mở rộng, xuất phát từ nhu cầu thị trường thuốc nổ. Nay Công ty đang cố gắng tập trung lớn vào giảm chí phí và hạ giá thành đồng thời chú trọng tới công tác nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất sao cho có thể giải quyết tốt các vấn đề về công nghệ về con người để đáp ứng được yêu cầu công việc và hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Từ tình hình trên của Công ty, sau thời gian thực tập tại Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh, bản thân tôi đã thu thập được một số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty. Nhưng do trình độ còn hạn chế nên đố án tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là thầy Vũ Việt Hùng đã tận tình hướng dẫn, góp ý, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Nội dung của đồ án tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về chi phí và giá thành sản phẩm.
Chương II: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm thuốc nổ AH1 tại Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh.
Chương III: Phân tích và biện pháp hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 tại Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo, cán bộ Công ty công nghiệp hoá chất mỏ Quảng Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình thực tập.
Chương I
Cơ sở lý luận về chi phí và giá thành sản phẩm
1.1. Khái niệm, Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất:
1.1.1.1. Khái niệm:
Chi phí hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống (Tiền lương, chi phí BHXH, CĐ, BHYT, Thưởng...), lao động vật hoá ( Giá cả, cơ cấu hàng hoá...) và các chi phí cần thiết khác ( chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền ...) mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.
Để giúp cho quá trình nhận định chi phí trong thực tế được đầy đủ, có tính so sánh được, trong lý thuyết về chi phí người ta đưa ra các cặp khái niệm chi phí nhìn từ góc độ phân tích khác nhau; đó là: Chi phí xác định và chi phí tiềm ẩn, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, Chi phí cố định và chi phí biến đổi (khả biến), Tổng chi phí, chi phí bình quân và chi phí tời hạn.
* ý nghĩa:
Bất kỳ một Doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống.
Chi phí sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng. Doanh nghiệp cần quan tâm tới khu vực mua và giá cả vật tư như thế nào? doanh nghiệp sẽ sản xuất bằng máy móc, thiết bị như thế nào? doanh nghiệp cần phải nắm được giá cả thị trường và tính toán sao cho sản phẩm của doanh nghiệp mình bán ra thị trường phải có lãi. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải tính toán chi phí cho quá trình sản xuất là bao nhiêu cho hợp lý, muốn vậy phải xác định và hiểu rõ chi phí sản xuất là gì?
Chi phí sản xuất kinh doanh là tất cả các chi phí tồn tại và phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu hình thành và tồn tại doanh nghiệp, đến khâu tạo ra sản phẩm và tiêu thụ xong chúng. Vì vậy chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ mục đích và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì mọi sản phẩm khi nó được tạo ra luôn được doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả nó mang lại. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu, số chi phí đã chi ra, đã cấu thành trong số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu, tỷ trọng từng loại chi phí, khả năng hạ thấp các loại chi phí này...? Chỉ tiêu thoả mãn được những thông tin mang các nội dung trên chính là giá thành sản phẩm.
1.1.1.2. Phân loại chi phí:
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
Khi nhận định chi phí sản xuất kinh doanh của một loại sản phẩm cụ thể là tìm hiểu đầy đủ quá trình vận động của sản phẩm đó trong doanh nghiệp mình hoặc trên thị trường nói chung.
Để nhận định và tính đúng cho quá trình lập kế hoạch giá thành, phân tích tình hình thực hiện giá thành và tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm, ta loại chi phí theo nhiều góc độ phân tích khác nhau. Mỗi cách phân loại đều đáp ứng cho mục đích quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh. Các cách phân loại đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý.
* Phân loại chi phí theo khái niệm chi phí:
Theo cách phân loại này người ta chia thành nhiều cặp chi phí khác nhau.
Chi phí xác định và chi phí tiềm ẩn:
Chi phí xác định là các khoản thực thi, các khoản thực thanh toán về lao động, vốn và các nguyên tố sản xuất khác. Các khoản chi phí này luôn được phản ánh trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
Chi phí tiềm ẩn (Chi phí cơ hội, chi phí thời cơ) là khoản chi phí bao gồm những thứ bỏ đi do lựa chọn một quyết định nào đó.
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí cho sản phẩm nào thì tính thẳng vào giá thành sản phẩm đó. Các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí trực tiếp cho sản phẩm A nào đó và được tính thẳng vào sản phẩm A.
Chi phí gián tiếp: Là những chi phí chung cho quản lý sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm. Vì vậy không thể tính thẳng vào giá thành từng loại sản phẩm mà phải gián tiếp đưa vào theo phương thức phân bổ. Trong 5 khoản mục giá thành, thì 3 khoản mục chi phí chung phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng là những khoản mục chi phí gián tiếp.
Chi phí cố định và chi phí biến đổi (khả biến).
Chi phí biến đổi (khả biến) : Là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào khối lượng sản xuất kinh doanh. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí cố định: Là loại chi phí phát sinh sẵn có với sự hình thành của doanh nghiệp hoặc hình thành trước khi thực hiện một hoạt động sản xuất - kinh doanh nào đó. Đây là loại chi phí phải thanh toán, phải trả cho dù khối lượng sản xuất kinh doannh nhiều hay ít. Ví dụ: Chi phí thuê nhà, chi phí khấu hao TSCĐ.
Tổng chi phí, chi phí bình quân và chi phí tới hạn:
Tổng chi phí: Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan tới sự tồn tại và hoạt động của một đối tượng cụ thể nào đó. Đây chính là toàn bộ chi phí sản xuất - kinh doanh mà đối tượng đó phản ánh chịu, phải trang trải. Đó có thể là tổng chi phí sản xuất - kinh doanh của một doanh nghiệp, của một đơn vị, bộ phận sản xuất - kinh doanh hoặc của một sản phẩm, hay của một loại sản phẩm.
Chi phí bình quân: Là chi phí phản ánh hao phí trung bình để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một đối tượng nào đó. Chỉ tiêu chi phí bình quân luôn được xác định bởi thương số của Tổng chi phí và khối lượng sản xuất - kinh doanh. Chi phí bình quân trên sản lượng sản xuất - kinh doanh chính là giá thành - giá phí của một loại sản phẩm - hàng hoá.
Chi phí tới hạn (chi phí biên): Là chi phí phụ thêm (hoặc bớt đi) nếu sản xuất - kinh doanh tăng thêm (hoặc bớt đi) một khối lượng - đơn vị sản phẩm - hàng hoá nào đó.
Các chi phí này tính trên một đơn vị sản phẩm sẽ biến đổi tương quan tỷ lệ với sự biến đổi của sản lượng. Như vậy việc phân tích này cho ta tác dụng rất lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
* Dự vào các nhân tố ảnh hưởng ta phân loại chi phí thành:
Theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí, tất cả các yếu tố chi phí xuất phát từ cùng một nguồn lực được xếp chung vào một loại gọi là yếu tố chi phí. Không kể các chi phí đó đã dùng cho mục đích gì. Theo cách này các chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm 5 yếu tố:
Yếu tố 1: Chi phí nguyên vật liệu:
Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, dụng cụ phụ tùng thay thế mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ.
Yếu tố 2: Chi phí nhân công:
Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để trả công lao động cho
hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ gồm: tiền lương chính, phụ và các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn) của cán bộ công nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Yếu tố 3: chi phí khấu hao tài sản cố định:
Là sự ghi nhận của kế toán về việc chuyển một phần nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhằm thu hồi dần vốn đầu tư ban đầu cho tài sản cố định.
Yếu tố 4: Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả cho dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong kỳ như: Tiền điện, nước, điện thoại, dịch vụ bưu chính viễn thông, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ ....
Yếu tố 5: Chi phí khác bằng tiền:
Bao gồm các chi phí khác bằng tiền mà doanh nghiệp phải trả mà không liệt kê vào những yếu tố trên dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ như: Trả lãi vay, thuế phải nộp, công tác phí, chi tiếp khách, hội họp ....
* Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục:
Theo cách phân loại này người ta xếp các chi phí có cùng mục đích sử dụng ( cùng công dụng) vào một loại là khoản mục chi phí. Không quan tâm tới các chi phí đó xuất phát từ nguồn lực nào. Người ta chia các chi phí thành 5 khoản mục:
Khoản mục1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu) dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất , quá trình công nghệ chế biến sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp.
Khoản mục 2: Chi phí nhân công trực tiếp:
Là các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ.
Khoản mục 3: Chi phí sản xuất chung:
Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến quản lý và phục vụ của hoạt động sản xuất phân xưởng, công trường hay nói cách khác là tất cả các chi phí phát sinh ở bộ phận sản xuất mà hai khoản mục trên chưa phản ánh khoản mục này gồm các thành phần chi phí sau:
- Chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như rẻ lau, chổi.....
- Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng chung cho bộ phận trực tiếp sản xuất.
- Chi phí nhân viên phân xưởng ( tiền lương và các khoản trích theo lương) cho nhân viên quản lý và phục vụ trong bộ phận trực tiếp sản xuất.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động chung của phân xưởng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định của phân xưởng trực tiếp sản xuất.
- Chi phí khác bằng tiền phát sinh trong phạm vi bộ phận trực tiếp sản xuất như: chè, nước....
Khoản mục 4: Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Là những chi phí về quản lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Về nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý: Là lương và các khoản trích theo lương của các cán bộ công nhân viên thuộc bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
- Chi phí vật liệu quản lý: Bao gồm chi phí về vật liệu sử dụng chung cho công việc quản lý của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm các chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung như nhà làm việc văn phòng, kho tàng, các công trình kiến trúc.
- Các loại thuế, phí và lệ phí được phép tính chi phí như thuế môn bài, thuế tài nguyên, lệ phí trước bạ, phí toà án, phí giao thông.....
- Các khoản dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Chi phí khác bằng tiền cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Khoản mục 5: Chi phí bán hàng:
Là toàn bộ các chi phí phát sinh trong lĩnh vực lưu thông, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Về nội dung chi phí bao gồm:
- Chi phí nhân viên bán hàng ( tiền lương và các khoản trích theo lương) cho nhân viên quản lý và phục vụ trong khâu bán hàng.
- Chi phí về vật liệu phụ dùng cho bộ phận phục vụ bán hàng.
- Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng chung cho bộ phận bán hàng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ trong bộ phận phục vụ bán hàng.
- Chi phí khác bằng tiền phát sinh trong phạm vi bộ phận bán hàng.
- Chi phí vận chuyển, quảng cáo...., phát sinh trong khâu bán hàng.
Trong 5 khoản mục trên: 3 khoản mục đầu là chi phí trực tiếp cho quá trình sản xuất và sẽ được bù đắp lại khi sản phẩm dịch vụ hoàn thành đem bán ra dưới dạng giá vốn hàng bán, 2 khoản mục sau liên quan đến quá trình quản lý và tiêu thụ sản phẩm.
Cách phân loại này dùng để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, giá thành toàn bộ, xác định hàng tồn kho, phân biệt chi phí theo từng chức năng cũng là căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí.
1.1.2. Khái niệm, phân loại giá thành sản phẩm:
1.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa về giá thành sản phẩm:
* Khái niệm:
Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.
Theo cách hiểu khác giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định.
Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, mặt khác kết quả của sản xuất doanh nghiệp thu được những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội.
Những sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành gọi chung là thành phẩm cần phải tính được giá thành tức là các chi phí đã bỏ ra để sản xuất chúng.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư , lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhằm mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất, với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành.
Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* ý nghĩa:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành là một chỉ tiêu quan trọng đối với việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Doanh nghiệp nào có giá thành đơn vị sản phẩm thấp hơn thì doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hơn. Giá thành là toàn bộ các hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bởi nó bao gồm tất cả các chi phí sản xuất có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chính vì thế nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ về tổ chức sản xuất, quản lý lao động, quản lý vật tư và quản lý tiền vốn.
- Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các phương án kinh tế.
- Giá thành là căn cứ quan trọng để xác định giá bán sản phẩm, việc giảm giá thành sản phẩm là một trong những biện pháp chủ yếu tăng nguồn tích luỹ cho nền kinh tế.
- Để đánh giá đúng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi giá thành phải tính đúng, tính đủ để bù đắp được lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
1.1.2.2. Phân loại giá thành:
Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân chia làm nhiều loại khác nhau, tuỳ theo các tiêu thức sử dụng để phân loại giá thành.
* Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán:
Theo phạm vi tính toán giá thành được chia thành 2 loại:
a/ Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành phân xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng (chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) tính cho những sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy giá thành sản xuất còn gọi là giá thành phân xưởng.
b/ Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng). Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán khi sản phẩm đã được tiêu thụ. Chính vì vậy giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành toàn bộ.
Giá thành toàn bộ được tính theo công thức sau:
Giá thành Giá thành Chi phí Chi phí
toàn bộ của = sản xuất + quản lý + bán hàng
sản phẩm doanh nghiệp
* Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau:
a/ Giá thành sản phẩm kế hoạch:
Giá thành sản phẩm kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành sản phẩm sản xuất kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
b/ Giá thành sản phẩm định mức:
Giá thành sản phẩm định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Giá thành sản phẩm định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
c/ Giá thành sản phẩm thực tế:
Giá thành sản phẩm thực tế là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành:
Chi phí sản xuất và giá thành là hai khái niệm riêng biệt, có những mặt khác nhau:
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ đã sản xuất hoàn thành.
- Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng.
- Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.
Tuy nhiên giữa hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết vì nội dung cơ bản chúng đều biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hạ hoặc tăng. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
1.3. Phương pháp phân tích giá thành
Phân tích giá thành sản phẩm là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả sử dụng chi phí sản xuất của doanh nghịêp, từ đó rút ra được chát lượng công tác quản lý chi phí và các nguồn lực tiềm năng để tận dụng được một cách triệt để. Trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.3.1. Phương pháp phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Phương pháp này thường quan tâm đến hai chỉ tiêu.
- Mức hạ giá thành: phản ánh quy mô chi tiết tiết kiệm.
- Tỷ lệ hạ giá thành: phản ánh tốc độ hạ giá thành
Để đánh giá chung phương pháp này cần tính ra và so sánh giữa kết quả đạt được với nhiệm vụ kế hoạch đặt ra trên hai chỉ tiêu, mức hạ và tỷ lệ hạ. Néu cả hai đều hoàn thành thì doanh nghiệp hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch hạ tháp giá thành sản phẩm và ngược lại nếu chỉ hoàn thành một chỉ tiêu thì doanh nghiệp hoàn thành không toàn diện.
Ký hiệu: QKHI, QTTI : lần lượt là sản phẩm i kỳ kế hoạch, kỳ thực tế
ZNTI, ZKHI, ZTTI : Lần lượt là giá thành sản xuát đơn vị sản phẩm i thực tế kỳ trước, kế hoạch kỳ này và thực tế kỳ trước, kế hoach kỳ này và thực tế kỳ này.
- Nhiệm vụ kế hoạch:
+ Mức hạ (MKH,)
MKH, = QKHI (ZKHI - ZNTI)
+ Tỷ lệ hạ ( TKH )
MKH,
TKH = x 100
(QKHI x Znti)
- Kết quả thực hiện kế hoạch
+ Mức hạ ( MTT )
+ M TT = QTT ( Ztti - Znti )
+ Tỷ lệ hạ (TTT ) MTT
TTT = x 100
Qttĩ x ZznI
- Chênh lệch trên các chỉ tiêu
+ Mức hạ ( DM )
DM = MTT - MKH
+ Tỷ lệ hạ.( Dt )
Dt =TTT - TKH
- Từ kết quả trên ta đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng:
Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ chênh lệch của chỉ tiêu mức hạ và tỷ lệ hạ.
a/ Nhân tố sản lượng sản xuất.
Trong điều kiện các nhân tố khác thay đổi, nhân tó sản lượng sản xuất có mối quan hệ tỷ lệ thuận với mức hạ ảnh hưởng được xác định trong điều kiện giả định sản lượng thực tế, cơ cấu và giá thành kế hoạch. Để có cơ cấu kế hoạch, sản lượng thực tế đòi hỏi các sản phẩm i đều phải được thực hiện theo cùng một tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất ( Hs )
QTTi x ZTTi
Hs = x100
QTTi x ZTT
- ảnh hưởng của sản lượng đến mức hạ ( DQM )
DQM = ( Hs=i ) M KH
- ảnh hưởng của sản lượng đến tỷ lệ hạ.
DQM = 0
Vì sản lượng phản ánh quy mô còn tỷ lệ hạ phản ánh tốc độ nên khi sản lượng hạ thay đổi tỷ lệ hạ vẫn giữ nguyên như kế hoạch hay nói cách khác sự biến động sản lượng sản xuất không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ.
b/ Nhân tố cơ cấu sản lượng sản xuất.
Do mỗi sản lượng khác nhau thì có mức độ hạ và tốc độ hạ giá thành khác nhau nên khi thay đổi cơ cấu sản lượng mức hạ và tỷ lệ hạ cũng sẽ thay đổi, ảnh hưởng của nhân tố sản lượng được xác định trong điều kiện giả định sản kượng thực tế, cơ cấu sản lượng thực tế, giá thành kế hoạch.
- ảnh hưởng của cơ cấu sản lượng tới mức hạ ( KM )
DKM = ( QTTi - QKH )( ZTTi - ZKHi )- DQM
- ảnh hưởng của cơ cấu sản lượng đến tỷ lệ hạ ( DKT )
DK
DKM = x100
QTTi x ZTTi
c/ Nhân tố giá thành đơn vị ( DZM)
Đây là nhân tố có tính chất quyết định phản ánh hiêụ quả của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
- ảnh hưởng của giá thành tới mức hạ (DZM)
DZM = QTTi (ZTTi - Z KHI )
- ảnh hưởng của giá thành tới tỷ lệ hạ (DZT)
DZM
(DZT) =
(QTTi x ZTTi)
1.3.2. Phân tích tình hình thực hiện chi phí trên 1.000đ giá trị sản lượng hàng hoá thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
Cụ thể:
a. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá
Dùng phương pháp so sánh các chỉ tiêu chi phí trên 1.000đ giá trị sản lượng hàng ho (F )giữa kỳ phân tích với kỳ gốc có nghĩa là tính ra lượng chênh lệch (D F)
(D F = FTT - FKH )
QKHi x ZKHi
FKH = x 1.000
QKHi x PKHi
QTTi x ZTTi
FTT = x 1.000
QTTi x PTTi
Trong đó:
FTT : Chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá kỳ thực tế.
FKH : Chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá kỳ kế hoạch.
QKH : Sản phẩm i kỳ kế hoạch.
QTT : Sản phẩm i kỳ thực tế.
PKHi: giá bán đơn vị sản phẩm i kỳ kế hoạch.
PKHi: giá bán đơn vị sản phẩm i kỳ thực tế.
ZKHi: Giá thành đơn vị sản phẩm i kỳ kế hoạch.
ZTTi: Giá thành đơn vị sản phẩm i kỳ thực tế.
b. Xác định yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
- Nhân tố cơ cấu sản lượng (DFK )
QTTi x ZKHi QKHi x ZKHi
DFK = x1000 = x1000
QTTi x PKHi QTTi x PTTi
- Nhân tố giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm (DFF )
QTTi x ZTTi QTTi x ZTTi
DPF = x1000 - x1000
QTTi x PTTi QTTi x PKHi
Đối với nhân tố sản lượng nó không ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí 1.000đ vì sản lượng phản ánh quy mô mà chỉ tiêu chi phí trên 1000đ đã giới hạn ở quy mô 1.000đ giá trị sản lượng hàng hoá.
1.3.3. Phân tích tình hình biến động của một số yếu tố và khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
* Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Phân tích đánh giá chung chi phí nguyên vật liệu.
Mức tăng khoản mục chi phí vật tư cho một đơn vị sản phẩm thực hiện
so với kế hoạch ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành sản phẩm được tính như sau:
+ Số tuyệt đối = mTi x PLi - m0i x P0i
mTi x PLi - m0i x P0i
+ Số tương đối =
ZKH
Trong đó:
mLi : Mức tiêu hao thực tế vật tư i cho một đơn vị sản phẩm
moi : Mức tiêu hao ké hoạch vật tư i cho một dơn vị sản phẩm.
Pli : Giá thành thực tế loại vật tư i.
Poi : Giá thành kế hoạch loại vật tư i.
Z Kh: Giá thành sản xuát một đơn vị sản phẩm kế hoạch.
Nếu kết quả tính được là một giá trị âm ( - ) chứng tỏ doanh nghiệp giảm được chi phí vật tư làm giảm giá thành sản phẩm. Nếu là giá trị dương (+) thì doanh nghiệp đã lãng phí trong việc sử dụng vật tư. Còn nếu bằng không ( 0 ) thì doanh nghiệp đã đạt được kế hoạch tiêu hao vật tư đặt ra.
Phân tích nguyên giá nguyên vật liệu.
Đơn giá nguyên vật liệu bao gồm gia mua vào của nguyên vậtliệu và chi phí thu mua như: chi phí bốc xép, vận chuyển, bảo quản, các loại thuế.... Đây là những nhân tó khách quan chịu ảnh hưởng chung về nhu cầu thị trường, do đó doanh nghiệp phải biết chớp lấy thời cơ, cơ hội thu mua theo những nguồn cung cấp, đối tượng cung cấp khác nhau thì cũng có thể tác động tới giá trị mua nguyên vật liệu từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác chi phí thu mua là một nhân tố chủ quan phụ thuộc vào trình độ quản lý cung ứng vật tư của doanh nghiệp, nếu có biẹn pháp sắp xếp, khai thác hợp lý thì doanh nghiệp có thể giảm đáng kể chi phí này
Phân tích nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu.
Khác với nhân tố đơn giá nguyên vật liệu nhân tố tiêu hao nguyên vật
liệu là nhân tố hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ quan của bản thân doanh nghiệp. Sự biến dộng của tổng mức tiêu hao nguyên vật liệu trong kỳ do ảnh hưởng của:
- Sự thay đổi mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm.
- Sự thay đổi số lượng sản phẩm ssản xuất ra.
- Sự thay đổi của các nhân tố sử dụng nguyên vật liệu.
Để xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố ta tính theo công thức:
M1 - M0 = ( m1 - m0 ) q1 + (q1 - q0 ) m0.
Trong đó:
M1 . M0 : Tổng mức hao phí nguyên vật liệu thực tế, kế hoạch.
m1. m0 : Mức sử dụng nguyên vật liệu thực tế, kế hoạch.
q1. q0: Sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế, kế hoạch.
* Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Phân tích khoản mục này trong gíá thành là ta đã phân tích chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương có liên quan đến lao độngtrực tiếp sản xuất kinh doanh.
Trình tự phân tích được thực hiện như sau:
Đánh giá chung:
- Tính chênh lệch tuyệt đối quỹ lương.
Chênh lệch tuyệt = Quỹ lương -- Quỹ lương
đối quỹ lương thực tế kế hoạch
Nếu chênh lệch tuyệt đối mang dấu âm ( - ) là hụt quỹ lương, còn nếu mang dấu dương (+ ) là vượt quỹ lương.
-Tính chênh lệch tương đối.
Chênh lệch tương = Quỹ lương -+ Quỹ lương
đối quỹ lương thực tế kế hoạch
Nếu chênh lệch tương đối mang dấu âm (- ) là tiết kiệm tương đối, còn nếu mang dấu dương ( + ) là vượt chi.
Tìm nguyên nhân làm tăng giảm quỹ lương của người lao động trực tiếp.
QL = N x Lg
Trong đó:
QL: Là quỹ lương của người lao động.
N: Là số lao động trực tiếp.
Lg: Là mức lương bình quân người
Phân tích mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Số lượng lao động trực tiếp.
DQL1 = ( N1 - No ) x L g0
- Mức lương bình quân người.
DQL2 = N1 x (L g1 - Lg0 )
*Phân tích tăng giảm chi phí tiền lương trong giá thành đơn vị mỗi loại sản phẩm.
- So sánh mức lương thực tế với kế hoạch của sản phẩm.
- Số chênh lệch do năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất.
Khoản mục chi phí tiền Tổng tiền lương của sản phẩm.
=
Lương của một đơn vị sản phẩm Khhối lượng sản phẩm sản xuất.
* Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung.
Đây là khoàn mục chi phí bao gồm nhiều loại, có loại mang tinh chất bién đổi, có loại mang tính chất cố dịnh. Do vậy để đảm bảo tính chính xác ta phái điều chỉnh các loại biến phí theo tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất. Để._. phân tích khoản mục này ta dùng phương pháp so sánh ( So sánh trên tổng số và so sánh trên từng nội dung ).
Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp thường là những chi phí mang tính cố định. Nếu doanh nghiệp có chi phí này biến động so với kế hoạch thì chứng tỏ là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể tại sao lại có sự biến động.
- Chi phí bàn hàng là chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm .... Trước khi so sánh giữa thực tế với kế hoạch cần phải điều chỉnh tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ.
1.4. Lập kế hoạch giá thành
1.4.1. Các căn cứ để lập kế hoạch giá thành:
Căn cứ vào các định mức về kinh tế, kỹ thuật, về sử dụng vật tư lao động, tiền vốn có tính đến mọi khả năng có thể giảm bớt chi phí sản xuất cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về sử dụng tiết kiệm các loại vật tư.
Căn cứ về chế dộ quy định của nhà nước về chính sách giá cả, sản phẩm, tiền lương, khấu hao máy móc thiết bị ... và các chế độ quy định khác.
Căn cứ vào thực tiễn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (thực lực về tài chính, về máy móc thiết bị, quy trình công nghệ... để sản xuất sản phẩm đó).
Căn cứ vào luật pháp, vào chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu và căn cứ vào nhu cầu người tiêu dùng...
1.4.2. Xác định đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Đối tượng tính giá thành: Là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, căn cứ vào các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất và cung cấp sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho hợp lý.
Để phân biệt được đối tượng tính giá thành cần dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp), vào loại hình sản xuất (đơn chiếc hay hàng loạt), vào yêu cầu và trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh (cao hay thấp)..... . Các cơ sở trên được thể hiện cụ thể như sau:
Đặc điểm quy trình công nghệ (sản xuất giản đơn hay phức tạp):
Trong sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất một thứ sản phẩm), hoặc một nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm cùng tiến hành trong quá trình lao động). Đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng.
Trong sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành sản phẩm ở các bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở các bước chế tạo.
Loại hình sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt:
Trong sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt. Còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
Trong sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (đơn giản hay phức tạp) mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm hay giai đoạn công nghệ. Còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm như đã nêu ở trên.
Yêu cầu về trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh:
Dựa trên cơ sở trình độ và tổ chức quản lý để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các góc độ khác nhau. Ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng có thể bị hạn chế hoặc thu hẹp lại.
Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện được mục đích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác kế toán trên.
1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ, để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.
Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành.
Sau đây là một số phương pháp tính giá thành.
a. Phương pháp tính giá thành trực tiếp:
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn, mà đối tượng tập hợp chi phí cũng chính là đối tượng để tính giá thành. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và giá thành đơn vị sản phẩm tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức sau:
Z = Cđ k + CPS - Cc k
Z
z =
Q
Trong đó:
Z : Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ.
z : Giá thành đơn vị sản phẩm.
Cđk : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ.
Cck : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
CPS : Chi phí phát sinh trong kỳ.
Q : Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.
*Nếu cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định thì:
Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất trong kỳ
b. Phương pháp tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này được áp dụng với doanh nghiệp có quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm, giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất, nhưng đối tượng giá thành là sản phẩm cuối cùng.
Giá thành sản phẩm được tính bằng tổng cộng các chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm.
Công thức tính:
Z = C1 + C2 + C3 + ........+ Cn
Trong đó:
Z: Là giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
C1, C2, C3 ........Cn : Là chi phí sản xuất kinh doanh ở giai đoạn 1, 2, 3.., n.
c. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp: Cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại phẩm cấp quy cách khác nhau.
Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành sẽ là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Để tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ thì kế toán phải tiến hành các công việc sau đây:
+ Xác định tiêu chuẩn hợp lý để làm căn cứ tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho các quy cách sản phẩm trong nhóm. Tiêu chuẩn phân bổ chung là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch.
+ Tính tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch của cả nhóm theo sản lượng thực tế dùng làm tiêu chuẩn phân bổ.
+ Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cho cả nhóm sản phẩm và chi phí sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ để tính ra tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm.
d. Tính giá thành theo khoản mục:
Tỷ lệ giá Giá thành thực tế của cả nhóm
thành theo =
khoản mục Tiêu chuẩn phân bổ
* Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm theo từng khoản mục:
Tổng thực Tiêu chuẩn phân bổ có Tỷ lệ tính
tế từng = trong từng quy cách x giá thành
quy cách (theo khoản mục)
e. Phương pháp hệ số:
Phương pháp hệ số này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp mà cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động, nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm, mà phải tập trung cho cả quá trình sản xuất, còn đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm.
Theo phương pháp này, trước hết làm công tác giá thành căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
đơn vị sản =
phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc ( kể cả quy đổi)
Giá thành đơn Giá thành Hệ số quy đổi
vị sản phẩm = đơn vị sản x sản phẩm
từng loại phẩm gốc từng loại
Trong đó:
Số lượng Tổng lượng Hệ số quy đổi
sản phẩm = sản phẩm x sản phẩm
quy đổi loại thứ i loại thứ i
Tổng giá thành Giá trị Tổng chi phí Giá trị
sản xuất = sản phẩm + sản xuất - sản phẩm
của các loại dở dang phát sinh dở dang
sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
g. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, loạt vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng. Còn đối tượng tính giá thành là các thành phẩm của từng đơn đặt hàng. Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới được tính giá thành. Do vậy mà kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo.
Tuy nhiên trong tháng nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành vẫn phải tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó trên các bảng tính giá thành. Sau đó cộng chi phí các tháng lại ta được giá thành của đơn đặt hàng.
Nếu đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được hạch toán thẳng vào đơn đặt hàng, còn các chi phí chung cần phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng có ưu điểm là công việc tính toán ít và đơn giản, không phải tính toán chi phí của sản phẩm dở dang khi tính giá thành của sản phẩm hoàn thành. Tuy nhiên phương pháp cũng có nhược điểm là sản phẩm chưa hoàn thành, kế toán không phản ánh được tình hình tiết kiệm hay lãng phí trong sản xuất. Chu kỳ sản xuất càng dài thì nhược diểm này càng rõ.
h. Phương pháp liên hợp:
Trong nhiều trường hợp do đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất công việc và tính chất sản phẩm làm ra, đòi hỏi giá thành sản phẩm không cho phép sử dụng phương pháp tính riêng lẻ, mà phải sử dụng đồng thời nhiều phương pháp khác nhau. Tính theo phương pháp này gọi là tính giá thành sản phẩm theo phương pháp liên hợp.
Trong thực tế thường gặp những trường hợp kết hợp các phương pháp sau:
+ Kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ để xác định giá thành của từng loại sản phẩm, khi đối tượng hạch toán là nhóm sản phẩm hoặc nhóm chi tiết sản phẩm.
+ Kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tính tổng chi phí để xác định giá thành sản phẩm cuối cùng, khi đối tượng hạch toán chi phí là một chi tiết hoặc một bộ phận sản phẩm.
+ Kết hợp phương pháp tính trực tiếp với phương pháp tính hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ và phương pháp cộng chi phí để xác định giá thành sản phẩm
cuối cùng khi đối tượng hạch toán chi phí là các giai đoạn công nghệ, công đoạn sản xuất hoặc các phân xưởng.
1.5. ý nghĩa và biện pháp hạ giá thành sản phẩm:
1.5.1. ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm:
Hạ giá thành sản phẩm là giảm các chi phí để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm. Thực chất của việc hạ giá thành sản phẩm là tiết kiệm lao động sống, lao động vật hoá bỏ ra để sản xuất sản phẩm.
Đây là biện pháp tổng hợp, trực tiếp nhất để thực hiện tiết kiệm các chi phí trong toàn doanh nghiệp.
Hạ giá thành sản phẩm là phương pháp quan trọng để tăng tích luỹ cho nội bộ doanh nghiệp nói chung và phân xưởng nói riêng. Trong phạm vi doanh nghiệp, hạ giá thành thì sẽ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các quỹ doanh nghiệp ngày càng mở rộng, khả năng tái sản xuất mở rộng tăng lên dẫn đến đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp ngày càng được cải thiện.
Trong cơ chế thị trường, hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp quan trọng nhất làm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Tạo ra uy tín cho sản phẩm và doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
1.5.2. Trình tự lập kế hoạch hạ giá thành:
Gồm các bước sau:
+ Nghiên cứu cơ cấu giá thành, nghiên cứu tỷ trọng các khoản mục giá thành sản phẩm hay các yếu tố trong giá thành sản phẩm để từ đó xác định trọng điểm hạ giá thành sản phẩm hay các yếu tố trong giá thành sản phẩm. Phân tích các khoản mục kỳ báo cáo để tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan làm tăng giá thành, đồng thời phát hiện những khả năng, tiềm năng để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
+ Đề ra các biện pháp hạ giá thành và tính toán những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành. Từ đó dự tính khái quát đến tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Tính giá thành định mức của đơn vị sản phẩm trên cơ sỏ các biện pháp áp dụng hệ thống định mức tiên tiến.
1.5.3. Các biện pháp hạ giá thành:
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng có tính chất tổng hợp. Vì vậy các biện pháp hạ giá thành có liên quan nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong thực tế có rất nhiều biện pháp khác nhau để hạ giá thành sản phẩm, song có thể tổng hợp các biện pháp thành 4 nhóm sau:
a. Biện pháp tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu:
Trong các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác, chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu giá thành sản phẩm. Trong quá trình sản xuất một đơn vị sản phẩm nếu tiết kiệm được nguyên vật liệu hiệu quả sẽ làm cho toàn bộ sản phẩm mang hiệu quả kinh tế lớn.
Ngày nay các doanh nghiệp có quyền tự chủ về vốn, có khả năng quản lý vật tư từ khi bắt đầu thu mua, vận chuyển, bốc xếp và bảo quản..... Nên việc lựa chọn nguồn cung cấp nguyên vật liệu thuận lợi về địa lý và có phương pháp vận chuyển hợp lý khi đó giá trị mua vào thấp hơn, tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
Bên cạnh việc tìm mua được nguyên vật liệu rẻ tiền, chất lượng tốt thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp tiết kiệm lượng tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất. Để làm được việc trên, doanh nghiệp cần cải tiến kết cấu sản phẩm, hoàn thiện quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất, áp dụng những định mức tiên tiến. ngoài ra cần giảm bớt những tổn thất về phế liệu, phế phẩm một cách kịp thời, nhanh chóng nhất, để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.
Để tính toán hiệu quả của biện pháp này mang lại ta cần xác định mức giảm tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và giá cả của từng loại nguyên vật liệu. Có thể dùng phương pháp chỉ số để tính toán ảnh hưởng của việc tiết kiệm nguyên vật liệu ta dùng công thức sau:
Chỉ số hạ giá Chỉ số định Chỉ số Chỉ số NVL
thành do giảm = mức tiêu hao x giá cả của x trong giá thành
chi phí NVL NVL NVL sản phẩm
Theo công thức thì chỉ số hạ giá thành do 3 yếu tố tác động đó là:
+ Chỉ số định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.
+ Chỉ số giá cả nguyên vật liệu.
+ Chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.
b. Biện pháp tăng năng suất lao động làm giảm chi phí tiền lương:
Muốn giảm chi phí này trong giá thành sản phẩm, cần tăng năng suất lao động, đảm bảo tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tốc độ tiền lương bình quân. Làm được điều đó ta phải cải tiến bộ máy sản xuất, tăng cường kỷ luật lao động, áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng, khuyến kích vật chất để kích thích lao động. Nâng cao trình độ cơ giới hoá, hoàn thiện định mức lao động, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
ảnh hưởng của việc giảm chi phí tiền lương tính theo công thức sau:
Chỉ số hạ Chỉ số tiền Chỉ số chi phí
giá thành lương bình quân tiền lương
do tăng = x trong giá thành
năng suất Chỉ số năng suất sản phẩm
lao động lao động
c. Biện pháp tăng sản lượng, giảm chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm:
Ngoài việc sử dụng tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, giảm chi phí tiền lương trong hạ giá thành sản phẩm còn phải tìm cách giảm
bớt chi phí dịch vụ quản lý trong sản xuất.
Chi phí cố định thường là các chi phí không thay đổi theo số lượng sản phẩm. Đây là khoản chi phí tồn tại ngay cả khi không sản xuất ra sản phẩm. Muốn giảm chi phí cố định trong giá thành sản xuất cần phải tăng nhanh và tăng nhiều sản phẩm hàng hoá sản xuất ra. Bởi vì tốc độ và quy mô tăng sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho chi phí cố định tăng chậm hơn tốc độ tăng và quy mô tăng sản phẩm.
Khi tăng chi phí cố định tăng không tỷ lệ với tốc độ và quy mô tăng sản lượng. sản lượng hàng hoá càng nhiều thì chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phảm sẽ giảm đi.
d. Biện pháp dổi mới quản lý để hạ giá thành sản phẩm:
Công tác quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Kiện toàn bộ máy quản lý là một việc quan trọng để giảm được chi phí trong quản lý hành chính nhưng phải phù hợp với quá trình sản xuất, cán bộ quản lý từ doanh nghiệp đến phân xưởng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Để tính hiệu quả của các biện pháp hạ giá thành sản phẩm bằng cách tổng hợp các tỷ lệ giá thành khi áp dụng các biện pháp trên, sẽ xác định được tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so với kỳ báo cáo. Chúng ta cũng không chỉ chú trọng đến làm thế nào để giảm bằng được các chi phí. Giảm các yếu tố đều có giới hạn bởi vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan trọng đó luôn phải tính toán đầy đủ đến quan hệ cung, cầu trên thị trường để từ đó ra quyết định tăng hay giảm đầu vào ở mức tối ưu và phải song song với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất khi đó lợi nhuận có ý nghĩa nhất.
Để tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra, ta phải căn cứ vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp mình, căn cứ vào khả năng tiêu thụ sản phẩm. Để tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm cần phải tiến hành cải tiến công nghệ sản xuất, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng, chất lượng tốt mà giá cả cạnh trang
1.6. Nhiệm vụ và nội dung phân tích giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh:
1.6.1. Nhiệm vụ:
Kiểm tra tính đúng đắn của công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành trên cơ sở những yêu cầu của hạch toán như: Tính đúng, tính đủ và hợp lý.
Đánh giá thực trạng của tình hình chi phí sản xuất và giá thành, ảnh hưởng của tình hình đó đến hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh.
Phát triển những tiềm năng giảm giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh.
Phân tích chung tình hình giá thành sản phẩm.
Phân tích các nhân tố làm tăng hoặc giảm chi phí trong giá thành sản phẩm.
1.6.2. Nội dung:
Để thực hiện được nhiệm vụ trên cần đi sâu vào phân tích từng bước công việc theo trình tự nhất định. Việc phân tích giá thành sản phẩm được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1:
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1.
Bước 2:
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 của Công ty.
Bước 3:
Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản xuất đối với sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1.
Chương II
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm thuốc nổ AN TOàN HầM Lò AH1 TạI CÔNG TY CÔNG NGHIệP HOá CHấT Mỏ QUảNG NINH
2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh.
2.1.1.1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp.
Tên gọi: Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh
Tên giao dịch: Hoá chất mỏ Quảng Ninh
Tên tiếng anh: VIMICCO- QUANG NINH
Địa chỉ: Phường Hà Khánh - TP Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
2.1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:
Xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh (nay là Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh) thuộc Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Hoá chất mỏ -TKV được chính thức thành lập từ ngày 16/6/1995 theo quyết định số: 909 TVN/TCNS ngày 08/6/1995 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty than Việt Nam( nay là Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam)
Công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh Hoá chất mỏ:
+ Chi nhánh Hoá chất mỏ Hòn Gai.
+ Chi nhánh Hoá chất mỏ Đông Triều.
Hai chi nhánh này nằm trên địa bàn của tỉnh Quảng Ninh, trước đây hoạt động phụ thuộc Xí nghiệp Hoá chất mỏ - Công ty Xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư Bộ Năng lượng có trụ sở tại thị xã Bắc Ninh - tỉnh Hà Bắc.
Công ty lấy khu vực văn phòng của chi nhánh Hoá chất mỏ Hòn Gai đóng tại phường Hà Khánh - TP Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh làm trụ sở. Quá trình hình thành của Công ty gắn liền với quá trình hình thành của các chi nhánh và chia làm các giai đoạn sau:
a. Quá trình hình thành các chi nhánh
* Chi nhánh Hoá chất mỏ Hòn Gai
Trước năm 1978 chỉ có một Xí nghiệp Hoá chất mỏ đóng trên địa bàn tỉnh Hà Bắc làm nhiệm vụ tiếp nhận Vật liệu nổ công nghiệp ( VLNCN ) của nước ngoài bằng đường sắt qua cửa khẩu Lạng Sơn. Nhưng từ năm 1978 do phía Trung Quốc không cho phép vận chuyển bằng đường sắt qua biên giới nên việc nhập hàng VLNCN vào Việt Nam phải thông qua đường biển.Trong những năm này toàn bộ hàng đều phải nhập của Liên Xô. Vì vậy tháng 5 năm 1978 Xí nghiệp Hoá chất mỏ đã tiếp nhận một cụm kho của Xí nghiệp Vật tư than Hòn Gai và thành lập Chi nhánh Kho Cái đá để làm nhiệm vụ tiếp nhận và tàng trữ hàng VLNCN bằng đường biển. Chi nhánh ban đầu có khoảng 200 CBCNV thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, tàng trữ, bảo quản và cung ứng VLNCN cho ngành than và các ngành kinh tế khác được phép và có nhu cầu sử dụng VLNCN. Đến năm 1983 do khối lượng VLNCN nhập về ngày càng tăng nên chi nhánh Hoá chất mỏ Hòn Gai được tiếp nhận thêm một cụm kho của mỏ than Cọc 6 - Cẩm Phả dùng để tàng trữ, bảo quản và cung ứng hàng VLNCN cho các mỏ thuộc khu vực Cẩm Phả. Khi này tổng số CBCNV của chi nhánh là 300 người.
Đến tháng 5 năm 1987 Cụm kho Hoá chất mỏ Cẩm Phả được thành lập thành Chi nhánh Hoá chất mỏ Cẩm Phả và tách khỏi Chi nhánh Hoá chất mỏ Hòn Gai, trực thuộc Xí nghiệp Hoá chất mỏ. Từ cuối năm 1990 nguồn nhập thuốc nổ của Liên Xô đã dần dần hạn chế và đến đầu năm 1991 thì không còn nhập nữa. Để đảm bảo cung ứng đủ VLNCN cho ngành than và các ngành kinh tế khác. Xí nghiệp đã giao cho Chi nhánh Hoá chất mỏ Hòn Gai tổ chức sản xuất một phần thuốc nổ trên dây chuyền hợp tác với hãng ICI - úc
Tháng 4 năm 1992 Chi nhánh Hoá chất mỏ Cẩm Phả lại được sát nhập với Chi nhánh Hoá chất mỏ Hòn gai và lấy tên là : Xưởng gia công và cung ứng Vật liệu nổ trực thuộc Xí nghiệp Hoá chất mỏ. Nhiệm vụ của Xưởng là tiếp nhận, sản xuất, tàng trữ và cung ứng thuốc nổ .
Đến tháng 10 năm 1993 Xưởng được đổi tên là chi nhánh Hoá chất mỏ Hòn Gai. Trực thuộc Xí nghiệp Hoá chất mỏ.
Đến tháng 6 năm 1995 sát nhập với Chi nhánh Hoá chất mỏ Đông Triều và mang tên Xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh.
* Chi nhánh Hoá chất mỏ Đông Triều.
Chi nhánh được thành lập tháng 10 năm 1993. Văn phòng đóng tại xã Phương Đông - Thị trấn Đông Triều - Quảng Ninh. Với tổng số là 200 CBCNV. Trực thuộc Xí Nghiệp Hoá chất mỏ, làm nhiệm vụ tiếp nhận , bảo quản, tàng trữ và cung ứng VLNCN cho các mỏ thuộc khu vực Uông Bí và hai tỉnh Hải Dương và Hải Phòng.
Chi nhánh được thành lập mới, trên cơ sở tiếp nhận cụm kho CK2 Vàng Danh từ năm 1978. Nhưng vì điểm kho này quá xa đường đi lại, khó khăn không an toàn cho việc bảo quản và vận chuyển VLNCN nên đến năm 1993 Xí nghiệp đã chuyển cụm kho này đến Đông Triều và Thành lập Chi nhánh cho đến tháng 6 năm 1995 thì sát nhập với Chi nhánh Hoá chất mỏ Hòn Gai.
b. Giai đoạn từ tháng 6 năm 1995 đến năm 1999.
Sau khi Công ty Hoá chất mỏ đợc thành lập, nhận bàn giao từ Công ty Xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư. Đến tháng 6 năm 1995 Xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh được thành lập trực thuộc Công ty Hoá chất mỏ. Nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là: Sản xuất tàng trữ và cung ứng VLN công nghiệp cho ngành than và các ngành kinh tế được phép sử dụng VLN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hải Hưng, Hải Phòng. Ngoài ra Xí nghiệp còn là nơi tiếp nhận hàng của tàu nước ngoài, trung chuyển hàng cho các Xí nghiệp trong Công ty.
Trong năm 1997 Xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh đã nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc nổ ANFO chịu nước thay thế thuốc nổ chịu nước P2560 và P2541 của hãng ICI. Sự thành công này đã góp phần chấm dứt liên doanh với hãng ICI sớm hơn dự kiến.
Từ 01/01/1998 Xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh đã hoàn toàn chủ động trong sản xuất thuốc nổ, không lệ thuộc vào nước ngoài. Với chất lượng thuốc nổ tương đương với thuốc của hãng ICI và giá chỉ bằng 70%, Xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh đã chinh phục được khách hàng và làm lợi hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho các ngành kinh tế. Năm 1998 Xí nghiệp đã đầu tư dây truyền sản xuất thuốc nổ ANFO và ANFO chịu nước và hai đơn vị sản xuất lưu động để sản xuất và nạp mìn tại khai trường cho khách hàng. Những năm tới Xí nghiệp sẽ đầu tư thêm một dây truyền sản xuất thuốc nổ lộ thiên đường kính nhỏ nhằm chủ động về chủng loại hàng hoá cung ứng cho khách hàng.
c. Giai đoạn năm 1999 đến tháng 7/2006:
Do yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh, Công ty Hoá chất mỏ đã có ý kiến đề xuất với Tổng Công ty than Việt Nam. Ngày 01/01/1999 Tổng Công ty than Việt Nam đã có quyết định tách một bộ phận của Xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh khu vực Uông Bí - Đông Triều thành Xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh và Cảng Bạch Thái Bưởi. Như vậy năm 1999 đến 7/2006, Xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh còn lại toàn bộ khu sản xuất thuốc nổ tại Cái Đá phường Hà Khánh - TP Hạ Long cùng hai cụm kho tàng trữ cung ứng VLN Hòn Gai và Cẩm Phả.
d. Giai đoạn từ tháng 5/2006 đến nay:
Ngày 27 tháng 5 năm 2006 Giám đốc Tổng Công ty than Việt nam ký Quyết định số 808 QĐ-TCCB V/v Đổi tên Xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh thành Xí nghiệp Vật liệu nổ công nghiệp Quảng Ninh - đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ.
Cùng với sự phát triển đi lên của ngành than. Xí nghiệp Vật liệu nổ công nghiệp Quảng Ninh ngày một trưởng thành và vững mạnh sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng. Từ chỗ chỉ sản xuất và cung ứng cho khách hàng thì nay Xí nghiệp đã trực tiếp nổ mìn cho tất cả các mổ lộ thiên thuộc Tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt nam.
Ngày 27 tháng 3 năm 2006 Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt nam Đã ký Quyết định số 653/QĐ-TCCB V/v đổi tên Xí nghiệp Vật liệu nổ công nghiệp Quảng Ninh thành Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh
Quy mô hiện tại của doanh nghiệp:
Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh là doanh nghiệp phụ thuộc Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Hoá chất mỏ -TKV có trụ sở đóng tại phường Hà Khánh TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, có quy mô gần 1300 CBCNV, doanh số bán Vật liệu nổ và làm dịch vụ vận tải, nổ mìn năm 2006 đạt gần 750 tỷ đồng
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh
2.1.2.1. Chức Năng.
Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh là doanh nghiệp phụ thuộc Công ty TNHH một thành viên Công ty Hoá chất mỏ -TKV vốn chủ sở hữu là Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng, mang biểu tượng của Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Hoá chất mỏ -TKV được đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, được giao tài sản và cấp vốn có trách nhiệm bảo toàn vốn được giao, hoạt động theo luật doanh nghiệp và chịu sự quản lý của Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV. Thực hiện nghiêm chỉnh điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty TKV mà Doanh nghiệp là đơn vị trực thuộc, và chịu sự quản lý của cơ quan chức năng liên quan ở địa phương với tư cách quản lý của Nhà nước.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Tiếp nhận, tàng trữ, bảo quản, sản xuất, chế thử và cung ứng VLN cho các đơn vị được phép và có đủ điều kiện sử dụng VLN trong tỉnh Quảng Ninh từ bến phà Bãi Cháy trở ra đến Móng Cái.
Kinh doanh dịch vụ nổ mìn, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải thuỷ - bộ.
Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu mà hiện tại Công ty đang kinh doanh:
- Cung ứng vật liệu nổ các loại.
- Dịch vụ vận tải thuỷ bộ.
- Dịch vụ nổ mìn cho khách hàng.
2.1.3. Công nghệ sản xuất một số hàng hoá dịch vụ chủ yếu.
Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất:
a. Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc nổ an toàn hầm lò AH1:
Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh là đơn vị đầu tiên và duy nhất hiện nay trong cả nước sản xuất loại thuốc nổ hầm lò chống khí nổ. Sản phẩm do Công ty sản xuất đảm bảo về chất lượng thay thế cho các mặt hàng trước đây phải nhập của nước ngoài.
Công suất thiết kế ban đầu 3200 tấn/năm, hiện nay công suất đạt được 2829 tấn thuốc nổ/năm.
Dây truyền và thiết bị máy móc của Công ty đặt mua của Công ty Hoá chất Quốc phòng và một số Nhà máy cơ khí Việt Nam chế tạo để lắp ráp nên.
Tên của sản phẩm là : Thuốc nổ an toàn hầm lò AH1
Sản phẩm này được sản xuất từ bốn loại nguyên liệu chính:
- NitratAmon
- Muối bột NaCl
- Thuốc nổ TNT bột
- Bột gỗ bồ đề.
Ngoài ra để sản phẩm hoàn thiện và đa dạng tiêu thụ còn phải tiến hành đóng và bao gói sản phẩm bằng nhiều loại vật liệu vật tư khác. Sau đây là mô phỏng dây truyền công nghệ sản xuất thuốc nổ hầm lò AH1 của Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh.
Hình 01: Dây chuyền sản xuất thuốc nổ AH1
Tại Công ty công nghiệp hoá chất mỏ Quảng Ninh
NatratAmon
NaCal bột
Bột gỗ
TNT bột
Sấy khô
Sấy khô
Sấy khô
cân định lượng
cân định lượng
cân định lượng
cân định lượng
Nghiền trộn
ống giấy
Đóng thỏi
Kiểm tra
Túi PE
Bao gói
Vỏ hòm
Đóng hòm
Nhập kho TP
b. Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc nổ ZECNO
Tên của sản phẩm là : Thuốc nổ ZECNO
Sản phẩm này đuợc sản xuất từ hai loại nguyên liệu chính:
- NitratAmo
- TNT dạng vảy
Công suất thiết kế hiện nay của dây truyền là : 2160 tấn / năm
Hình 02: Dây chuyền sản xuất thuốc nổ Zecno
Tại công ty công nghiệp hoá chất mỏ Quảng Ninh.
Nitrat Amon
Cân
Trộn
Đóng bao
Kiểm tra
Kho
TNT trấu
Cân
c. Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc nổ lộ thiên
Tên của sản phẩm là : Thuốc nổ anFO và ANFO chịu nước
Sản phẩm này được sản xuất từ bốn loại nguyên liệu chính:
- NitratAmon
- Dầu Diezel
- Phụ gia chịu nước
Ngoài ra để sản phẩm hoàn thiện và đa dạng tiêu thụ còn phải tiến hành bao gói sản phẩm bằng hai loại túi PE và Bao PP Sau đây là mô phỏng dây truyền công nghệ sản xuất thuốc nổ lộ thiên của Công ty Công nghiệ._.ó là chế độ chính sách của nhà nước.
Trong năm 2006 chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho 1 tấn thuốc nổ AH1 thay đổi như sau:
C (BH)/ tấn = 296.589,84 - 312.282,72 = - 15.692,88 (đ/ tấn).
Với sản lượng 2829 tấn thuốc nổ AH1 năm 2006, Công ty đã tiết kiệm được chi phí trích theo lương là:
2829 tấn x (- 15.692,88 đ/ tấn) = - 44.395.157,52 đồng.
Vậy khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất AH1 năm 2006 ảnh hưởng tới giá thành sản xuất sản phẩm AH1 một lượng là:
CNCTT = C (L) + C(G) + C(BH)
Thay số:
=-356.333.060,25+122.674.294,77 +(-44.395.157,52) = -278.053.923 (đồng)
Tính trên 1 đơn -278.053.923
vị sản phẩm = = - 98.287 ( đ/ tấn )
Thì mức giảm 2829
Hay - 98.287
tỷ lệ = x 100 = 5,03 %
giảm 1.955.876
Nhận xét:
Qua phân tích ở trên: Việc tăng sản lượng kỳ KH: 2200 (tấn) lên kỳ TH: 2829 (tấn), làm chi phí nhân công trực tiếp tăng so với kế hoạch là: 1.230.246.004 (đồng), trong khi chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất thuốc nổ AH1 lại tiết kiệm được: -278.053.923 (đồng).
Các nhân tố mức tiêu hao thời gian lao động, biến động về chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn giảm góp phần làm hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ AH1.
*Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến quản lý hoạt động sản xuất chung của toàn phân xưởng. Nó được tính cho mỗi loại sản phẩm bằng cách phân bổ theo tiêu thức nhất định, mà mỗi doanh nghiệp tự lựa chọn để phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
Công ty phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm theo sản lượng sản phẩm i. CFSXC
Chi phí sản
xuất chung = x Qi
phân xưởng
Qi
Trong đó:
CSXC : Là tổng chi phí chung phân xưởng / năm
Qi : Là tổng sản lượng sản phẩm sản xuất trong phân xưởng/ năm.
Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí được tập hợp từ các nhân tố:
1. Chi phí nhân viên phân xưởng.
2. Chi phí vật liệu dùng trong phân xưởng.
3. Chi phí công cụ dùng chung trong phân xưởng.
4. Chi phí khấu hao tài sản cố định phân xưởng.
5. Chi phí dịch vụ mua ngoài.
6. Chi phí khác bằng tiền.
Sau đây là bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho sản xuất sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 năm 2006 của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh, được tập hợp trong bảng 07.
Chi phí sản xuất chung cho sản xuất 1 tấn thuốc nổ AH1
Bảng 07
Đơn vị tính: đồng/tấn
STT
Yêú tố chi phí
Tỷ lệ (%)
Chi phí sản xuất chung
Chênh lệch +/-
KH
TH
1
Chi phí nhân viên phân xưởng
20
350.681,8
386.264,6
35.582,8
2
Chi phí vật liệu
5,4
94.684,086
104.291,442
9.607,356
3
Chi phí công cụ dụng cụ
16,9
296.326,121
326.393,587
30.067,466
4
Chi phí khấu hao TSCĐ
19,6
343.668,164
378.539,308
34.871,144
5
Chi phí dịch vụ mua ngoài
17,5
306.846,575
337.981,525
31.134,95
6
Chi phí khác bằng tiền
20,6
361.202,254
397.852,538
36.650,284
Tổng
100
1.753.409
1.931.323
177.914
Nguồn: Phòng Thống kê kế toán tài chính Công ty
Nhận xét:
Bảng 07 cho thấy chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản xuất 1 tấn thuốc nổ AH1 của Công ty năm 2006 tăng lên: 177.914 (đồng/ tấn).Trong năm 2006 tổng chi phí sản xuất chung của phân xưởng sản xuất thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 đã lãng phí:
2829 tấn x 177.914 đồng/ tấn = 503.318.706 đồng.
Do các nhân tố ảnh hưởng sau:
* Chi phí nhân viên phân xưởng:
Chi phí tiền lương cho cán bộ nhân viên phục vụ phân xưởng, thực hiện so với kế hoạch tăng: 35.582,8 đồng/ tấn. Nguyên nhân là do bố trí lao động, chế độ tiền lương của Nhà nước thay đổi và làm tăng chi phí lên:
2829 tấn x 35.582,8 đồng/ tấn = 100.663.741,2 đồng.
* Chi phí vật liệu dùng trong phân xưởng.
Chi phí vật liệu tăng lên so với kế hoạch là: 9.607,356 đồng/ tấn. Chi phí này bao gồm những khoản mua vật liệu phụ dùng cho sửa chữa, thanh lý tài sản cố định. Nguyên nhân từ sự biến động về giá cả thị trường của các loại vật liệu chung của phân xưởng và việc sử dụng các loại vật liệu cao hơn định mức do Công ty quản lý không được chặt chẽ. Cho nên chi phí vật liệu phân xưởng tăng lên:
2829 tấn x 9.607,356 đồng/ tấn = 27.179.210,124 đồng.
* Chi phí công cụ dụng cụ phân xưởng:
Chi phí này bao gồm các chi phí mua sắm các loại công cụ dụng cụ nhỏ phục vụ nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng như xe đẩy hàng, bạt che, thùng xô... . Trong năm 2006 chi phí này cho 1 tấn thuốc nổ AH1 tăng lên so với kế hoạch: 30.067,466 (đồng/ tấn).
Cho nên chi phí công cụ dụng cụ tăng lên :
2829 tấn x 30.067,466 đồng/ tấn = 85.060.861,314 đồng.
Việc tăng như trên là do giá cả tăng của các loại công cụ, dụng cụ trên thị trường và việc sử dụng công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh công nhân chưa có ý thức bảo quản sử dụng vẫn để mất mát nên phải mua sắm bù đã làm tăng chi phí.
* Chi phí khấu hao TSCĐ:
Trong các nhân tố sản xuất chung phân xưởng thì nhân tố chi phí khấu hao tài sản cố định tăng trên 1 tấn thuốc nổ AH1, với mức tăng là:
34.871,144 (đồng/tấn) do sản lượng sản xuất tăng so với kế hoạch là:
(2829 - 2200) = 629 (tấn), tài sản cố định của Công ty cho việc sản xuất AH1 không thay đổi. Việc giảm chi phí khấu hao tài sản cố định không làm tăng tổng chi phí trong kỳ sản xuất.
Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng so với kế hoạch:
2829 tấn x 34.871,144 đ/tấn = 98.650.466,376 đồng.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các chi phí như: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê các dịch vụ sửa chữa bên ngoài, thuê vận tải... của phân xưởng trong năm 2006. Các chi phí được phân bổ cho việc sản xuất 1 tấn thuốc nổ AH1 tăng lên: 31.134,95 (đồng/tấn).
Việc tăng chi phí cho một đơn vị sản phẩm đã làm tăng chi phí dịch vụ mua ngoài của toàn bộ sản lượng sản phẩm lên:
2829 tấn x 31.134,95 đồng/tấn = 88.080.773,55 đồng.
* Chi phí khác bằng tiền:
Yếu tố chi phí khác bằng tiền bao gồm: Chi phí tiếp khách, hội họp .
Thực tế năm 2006 yếu tố chi phí này cho 1 tấn thuốc nổ AH1 tăng lên so với kế hoạch là: 36.650,284 (đồng/tấn). Làm tăng chi phí khác bằng tiền toàn bộ sản lượng năm 2006 là:
2829 tấn x 36.650,284 đồng/tấn = 103.683.653,436 đồng.
Vậy năm 2006, khoản mục chi phí sản xuất chung chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố như sau:
CCPSXC = 100.663.741,2 + 27.179.210,124 + 85.060.861,314 + 98.650.466,376 + 88.080.773,55 + 103.683.653,436 = 503.318.706 (đồng).
Kết luận:
Tổng mức tăng do lãng phí là: 503.318.706 đồng. Chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng lớn, do đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất sản phẩm thuốc nổ AH1 của Công ty.
Công ty cần khắc phục những nhân tố đã làm tăng như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền như đã phân tích ở trên để giảm chi phí sản xuất chung cho Công ty.
3.2. Nhận xét và đánh giá:
Từ phân tích trên, ta thấy trong năm 2006 Công ty đã không hoàn thành kế hoạch giá thành. Dù đã có những cố gắng nhất định, nhưng vẫn chưa hoàn thành kế hoạch giá thành và hạ giá thành, dẫn tới tổng chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm AH1 tăng lên với mức tăng: = 311.190.000 (đồng).
Kết quả phân tích ta thấy: Trong các nhân tố kể trên thì có nhân tố làm tăng và nhân tố làm giảm chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm thuốc nổ an toàn
hầm lò AH1 năm 2006, được tập hợp trong bảng 08:
Bảng tổng hợp các chi phí Bảng 08
STT
Yếu tố chi phí
KH 2006
TH 2006
Chênh lệch
1
2
3
4
5=4-3
6=5/3*100
1
Chi phí NVL trực tiếp
10.685.715
10.716.088
30.373
0,28
-Nitrơrat amon
3.283.203
3.292.368
9.165
0,28
- TNT
3.829.626
3.827.448
28.360
0,74
- Muối (NaCl)
511.746
528.360
16.614
3,25
- Bột gỗ
242.700
292.331
49.631,2
20,45
- Vỏ hòm, dây đai
545.000
576.300
31.074
5,69
- Bao bì, bao gói
404.320
412.680
836
2,06
- Sáp nến
199.200
224.100
24.900
12,5
- Giấy gió
1.673.520
1.535.788,8
-137.731,2
-8,23
2
Chi phí nhân công TT
1.955.876
1.857.589
-79.612,47
-5,03
1- Tiền lương
1.584.259,56
1.504.647,09
-93.606
-5,03
- Công nhân sấy đạm
173.447,79
163.122,08
-10.325,71
-5,95
- Công nhân sấy bột gỗ
79.160,4
81.570,72
2.410,32
3,044
- Công nhân nghiền trộn
319.746,96
308.661,6
-11.085,36
-3,467
- Công nhân đóng thuốc
434.984,55
410.991,36
-23.993,19
-5,52
- Công nhân cuộn ống giấy
442.824,48
425.934,46
-16.890,02
-3,81
- Công nhân bao gói
83.206,8
83.206,8
0
0
- Công nhân nhập kho
50.888,58
31.160,07
-19.728,51
-38,77
2 - Trích theo lương:
BHYT, BHXH, KPCĐ
371.616,44
352.941,91
-18.674,53
-5,03
3
Chí phí SX chung
1.753.409
1.931.323
177.914
10,15
- Chi phí nhân viên phân xưởng
350.681,8
386.264,6
35.582,8
10,15
- Chi phí vật liệu
94.684,086
104.291,442
9.607,356
10,15
- Chi phí công cụ dụng cụ
296.326,121
326.393,587
30.067,466
10,15
- Chi phí khấu hao TSCĐ
343.668,164
378.539,308
34.871,144
10,15
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
306.846,575
337.981,525
31.134,95
10,15
- Chi phí khác bằng tiền
361.202,254
397.852,538
36.650,284
10,15
Giá thành đơn vị sản phẩm
14.395.000
14.505.000
110.000
0,76
Qua bảng ta thấy Công ty đã có những cố gắng tìm các biện pháp để tăng năng suất lao động, giảm tiêu hao lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, giảm chi phí khấu hao tài sản cố định, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Năm 2006 giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 tăng so với kế hoạch đặc biệt là khoản chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm 73,88%, Cụ thể trong bảng 03 ta tính:
- Tỷ trọng NVL trực tiếp: (10.716.088/14.505.000) x 100 =73,88 %
-Tỷ trọng chi phí sản xuất chung:(1.931.323/14.505.000)x100 = 13,31%.
Do các nhân tố nguyên vật liệu chính, phụ, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền tăng lên. Hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất sản phẩm.
Việc đánh giá các khoản mục trên ta biết được nhân tố nào tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hạ giá thành sản phẩm. Từ đó để đưa ra biện pháp khắc phục, các giải pháp nhằm hạ giá thành sản xuất sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 cho những năm tới.
Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho những năm tiếp theo, Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh cần xây dựng chiến lược cho những năm tới về các mặt như: Đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề có trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất... Có như vậy mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mới đạt được hiệu quả cao.
Để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm phụ thuộc lớn vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu, vì khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Việc tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất mang lại ý nghĩa lớn trong các biện pháp hạ giá thành. Việc giảm bớt chi phí nguyên vật liệu cần tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo chất lượng theo kỹ thuật. Nôi dung chủ yếu của biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là hạ tỷ lệ hao phí trong quá trình sản xuất. Vì vậy phương hướng đầu tiên là giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thông qua các biện pháp sau:
Hạ mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm như:
+ Trang bị các loại máy móc, thiết bị mới, tiên tiến hiện đại.
+ Đào tạo nâng cao khả năng, trình độ tay nghề cho công nhân, để qua đó thực hiện tốt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật.
Bên cạnh đó yếu tố quan trọng là đơn giá các loại vật tư dùng trong sản xuất kinh doanh. Để hạn chế mức thấp nhất chỉ tiêu này cần quan hệ, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp có các loại vật tư đúng yêu cầu cho quá trình sản xuất kinh doanh là rất cần, nhằm có lợi nhất cho Công ty về chất lượng vật tư cũng như giá cả phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chương III
Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ AN toàn hầm lò AH1 của công ty công nghiệp hoá chất mỏ quảng ninh
Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có, mục tiêu lớn là lợi nhuận. Để cạnh tranh và đúng vững trong nền kinh tế thị trường đầy biến động thì doanh nghiệp phải làm sao để đạt được lợi nhuận tối đa mà vẫn đảm bảo cân bằng trong sản xuất. Để làm tốt được điều đó trước hết doanh nghiệp cần giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí, hạ giá thành sản phẩm có liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi chi phí giảm, giá thành sản phẩm giảm góp phần giảm sức ép nhu cầu về vốn lưu động và vốn cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có những thế mạnh, có những ưu điểm của doanh nghiệp trước những đối thủ cạnh tranh.
Để giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm là đi tìm cách tiết kiệm các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Giảm được giá thành toàn bộ cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
3.1. Phương hướng.
Trong những năm tiếp theo để tối đa hoá lợi nhuận Công ty đã lập ra kế hoạch định hướng chiến lược về các mặt như: Đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề có trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất.... Để có thể giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm một cách hiệu quả nhất.
Giá thành sản phẩm là tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí. Muốn hạ giá thành cần phải có các biện pháp tác động làm giảm các khoản mục chi phí, và các nhân tố tác động làm tăng giá thành.
Để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm đầu tiên là phải làm cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu giảm, bởi khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Việc tiết kiệm vật tư là biện pháp quan trọng trong quá trình sản xuất đem lại ý nghĩa lớn trong các biện pháp hạ giá thành. Trong các biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu phải tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều quan trọng hơn cả để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là hạ được tỷ lệ hao phí trong quá trình sản xuất. Vì vậy phương hướng đầu tiên là phải giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thông qua các biện pháp sau:
Hạ mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm thuốc nổ là:
+ Trang bị các loại máy móc thiết bị mới, công nghệ tiến hiện đại để giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu.
+ Hướng dẫn, đào tạo, nâng cao khả năng trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm cho người lao động, để qua đó thực hiện tốt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật.
Một yếu tố quan trọng đó là đơn giá các loại vật tư dùng trong sản xuất kinh doanh. Để hạn chế các chỉ tiêu này ở mức thấp, có lợi, cần tạo mối quan hệ mới, tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp các loại vật tư đúng yêu cầu kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh để làm sao Công ty vừa có lợi nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng vật tư cũng như giá cả phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hiện nay, Công ty đang phải nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất NH4NO3 từ nước ngoài. Công ty cần xây dựng kế hoạch để thành lập các nhà máy sản xuất nguyên liệu Nitratmon (NH4NO3), tạo điều kiện thuận lợi cho khâu sản xuất và đồng thời tiết kiệm được chi phí nhập khẩu cho Công ty.
3.2. Một số biện pháp cụ thể hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh:
* Biện pháp thứ nhất:
Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu cho thuốc nổ AH1:
3.2.1. Cơ sở và mục tiêu của biện pháp:
Nguyên vật liệu thuộc đối tượng lao động một trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất. Việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, bảo đảm chất lượng là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành và tăng tích luỹ cho doanh nghiệp.
Qua phân tích trên ta thấy trong năn 2006 mức tiêu hao các loại vật tư đều tăng so với kế hoạch, đặc biệt là nguyên liệu chính Ntrat amon (NH4NO3)
đã vượt định mức 9.165 đồng, tương đương với tỷ lệ 0,28%.
Trong kế hoạch Công ty đã tính toán tỷ lệ thất thoát do rơi vãi, thất thoát do lỗi kỹ thuật công nghệ. Nhưng thực tế chi phí chi ra đều tăng so với kế hoạch sản xuất đề ra. Ngoài ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn có ảnh hưởng từ yếu tố đơn giá vật tư.
Từ tình hình chung em xin đề xuất biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thông qua việc giảm mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm (hay lượng hao phí).
3.2.2. Nội dung biện pháp:
Việc sản xuất thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 tại Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh có định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo quy trình công nghệ. Việc không chấp hành, tuân thủ theo các phương pháp thao tác quá trình sản xuất đã dẫn tớ sự hao hụt, thất thoát vật liệu.
Khi xây dựng kế hoạch Công ty có tính đến tỷ lệ hao hụt do rơi vãi, do lỗi kỹ thuật, ý thức thực hiện. Nhưng trong kỳ thực hiện thì mức tiêu hao thực tế khác so với kế hoạch đã đặt ra, cụ thể như sau:
Bảng 09
Tên NVL
ĐVT
Tỷ trọng
Chênh lệch
KH
TH
+(-)
Nitrơrat amon
Kg
671
678
7
TNT
Kg
100
101
1
Muối (NaCl)
Kg
201
204
3
Bột gỗ
Kg
30
30,1
0,1
Vỏ hòm, dây đai
Bộ
50
51
1
Bao bì, bao gói
Bộ
56
57
1
Sáp nến
Kg
8
9
1
Giấy gió
Kg
120
125
Kỳ thực hiện mức tiêu hao đã tăng so với mức tiêu hao kế hoạch. Vì vậy Công ty cần có biện pháp cụ thể để hạn chế hao hụt, thất thoát các loại vật tư nguyên vật liệu. Nguyên nhân của việc tăng mức vật tư thực tế so với kế hoạch là:
+Kho bảo quản chưa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn để NH4NO3 hút ẩm, chảy nước và vón cục dẫn đến không sử dụng được làm tăng tỷ lệ hao hụt.
+ Trong quá trình cân định lượng không đúng kỹ thuật để rơi vãi, lại không thu hồi kịp thời làm vật liệu chảy nước, dính bẩn không sử dụng lại được.
+ Trong quá trình sản xuất do ý thức chưa tốt nên đã để vật liệu dính bao, dính trong máng tôn máy trộn gây lên hao hụt.
+ Bao bì không đúng quy cách, chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật bị lỗi phải bỏ do đó đã làm tăng số lượng bao bì trên một tấn sản phẩm.
Để khắc phục được tình trạng trên ta có thể áp dụng một số biện pháp tuy đơn giản mà lại ít tốn kém:
- Kiểm tra kỹ chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập khẩu và đưa vào sản xuất, không để tình trạng nguyên vật liệu bị vón cục. Khi nguyên vật liệu đã bị cứng, vón cục cần thêm chi phí và công sức trong công đoạn đập vỡ các vón cục làm cho vật liệu hút ẩm và chảy nước gây hao hụt.
- Trong khi cần định lượng muốn hiệu quả tránh hao hụt cần trang bị một hộp định lượng để hỗ trợ thuận lợi cho việc cân định lượng, cách này sẽ giảm bớt được vật liệu rơi vãi, cũng như quá trọng lượng.
- Khi vật liệu bị rơi vãi gây chảy nước thì sau quá trình sản xuất ta phải thu hồi ngay vật liệu, nếu không thu hồi ngay mà để lâu mới thu Ni trat amon bị bẩn dẫn đến không sử dụng lại được. Để giải quyết được vấn đề này cần rải một tấm bạt nhựa cho việc thu hồi vừa hiệu quả vừa ít hao hụt do tránh thất thoát rơi vãi ra ngoài.
- Khi mua bao bì, bao gói phải kiểm tra kỹ quy định và chất lượng của lo đưa vào sử dụng, không sử dụng những lo bị sai quy định, chất lượng kém. Để làm được việc này cần bố trí một kỹ thuật viên kiểm tra hàng trước khi nhập kho.
- Cần quy định biện pháp thưởng, phạt rõ ràng khi người lao động không làm đúng với quy trình công nghệ và thiếu ý thức khi thực hiện các nội quy lao động và an toàn lao động trong sản xuất, để nâng cao ý thức tiết kiệm trong sản xuất cho người lao động.
Khi các biện pháp được thực hiện triệt để nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 sẽ được tiết kiệm hiệu quả nhất. Lúc đó, mức hao hụt hay lượng hao phí giảm xuống theo đúng thiết kế kế hoạch. Khi đó mức hao hụt nguyên vật liệu có thể giảm với mức dự kiến là:
- Nitrơrat amon : 0,1 %.
- TNT : 0,01 %.
- Muối (NaCl) : 0,02 %.
- Bột gỗ : 0,02 %.
- Vỏ hòm, dây đai : 0 %.
- Bao bì, bao gói : 0 %.
- Sáp nến : 0,7 %.
- Giấy gió : 0,15 %.
Với mức hao hụt, thất thoát như trên thì mức tiêu hao mới sẽ là:
- Nitrơrat amon : 671x 1,001 = 671,671 (Kg/tấn).
- TNT : 100 x 1,0001 = 100,1 (Kg/tấn).
- Muối (NaCl) : 201 x 1,0002 = 201,0402 (Kg/tấn).
- Bột gỗ : 30 x 1,0002 = 30.006 (Kg/tấn).
- Vỏ hòm, dây đai : = 0 (Kg/tấn).
- Bao bì, bao gói : = 0 (Kg/tấn).
- Sáp nến : 8 x 1,007 = 8,056 (Kg/tấn).
- Giấy gió : 120 x 1,0015 = 120,18 (Kg/tấn).
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của biện pháp:
Trong qúa trình thực hiện đúng các biện pháp tiết kiệm chi phí trên Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trong kỳ cho 1 tấn thuốc nổ AH1 là:
TKNVL = S ( Ki - K1i ) x G1i x Q1
Trong đó :
TKNVL: Mức tiết kiệm nguyên vật liệu.
Ki: Mức tiêu hao vật liệu i cho 1 tấn thuốc nổ sau áp dụng biện pháp.
K1i : Mức tiêu hao vật liệu i thực tế trong kỳ cho tấn thuốc nổ trước biện pháp.
G1i: Đơn giá vật tư i thực tế .
Q1: Sản lượng sản phẩm thực tế trong kỳ.
Thay số :
Tiết kiệm = {[(671,671- 678) x 4.856]+[(100,1 - 101) x 38.160] + [(201,0402 - 204) x 2.590] +[(30,006 - 30,1) x 9.712] + [(50 - 51) x 11.300] +[(56- 57) x 7.240] +[(8,056 - 9) x 24.900] +[(120,18 - 125) x 12.286,3104] } x 2829 = - 494.854.479,812 (đồng/ năm).
Tổng hợp các yếu tố được tập hợp trong bảng 09:
Tổng hợp phân tích và lợi ích của biện pháp thứ nhất
Bảng 10
STt
Tên vật tư
ĐVT
Mức tiêu hao/ tấn AH1
Đơn giá
Lợi ích
Trước biện pháp
Sau biện pháp
Chênh lêch + -
1
Nitratamon (NH4NO3)
Kg/tấn
678
671,671
-6,329
4.856
-30.733,624
2
TNT
Kg/tấn
101
100,1
-0,9
38.160
-34.344
3
Muối (NaCl)
Kg/tấn
204
201,0402
-2,9598
2.590
-7.665,882
4
Bột gỗ
Kg/tấn
30,1
30,006
-0,094
9.712
-912,928
5
Vỏ hòm, dây đai
Bộ/tấn
51
50
-1
11.300
-11.300
6
Bao bì, bao gói
Bộ/tấn
57
56
-1
7.240
-7.240
7
Sáp nến
Kg/tấn
9
8,056
-0,944
24.900
-23.505,6
8
Giấy gió
Kg/tấn
125
120,18
-4,82
12.286,3104
-59.220,016128
Tổng cộng lợi ích 1 tấn
-174.922,050128
S lợi ích cả năm 2829 tấn AH1
-494.854.479,812
Theo biện pháp trên Công ty đã giảm được khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp với mức giảm là: - 494.854.479,812 đồng.
Sản lượng thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 sản xuất trong kỳ là 2829 tấn thì giá thành đơn vị sẽ giảm (- D Z) :
- 494.854.479,812
( - D Z) = = - 174.922,050128 ( đồng/ tấn)
2829
* Biện pháp thứ hai:
Giảm chi phí sản xuất chung cho phân xưởng.
3.2.1. Cơ sở và mục tiêu của biện pháp:
Chi phí sản xuất chung trên 1 tấn sản phẩm năm 2006 của Công ty tăng lên: 177.914 đồng/ tấn, làm cho tổng chi phí sản xuất chung trong kỳ tăng:
2829 tấn x 177.914 đồng/ tấn = 503.318.706 đồng.
Chi phí sản xuất chung tăng lên do các nhân tố chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền tăng làm tăng giá thành sản phẩm thuốc nổ AH1. Ta xét điển hình hai chi phí , cụ thể như sau:
Chi phí công cụ dụng cụ tăng là: 30.067,466 đồng/ tấn nên chi phí công cụ dụng cụ tăng lên trong kỳ là:
2829 tấn x 30.067,466 đồng/tấn = 85.066.861,314 đồng.
Chi phí công cụ dụng cụ tăng do: Trong quá trình sản xuất việc sử dụng công cụ, dụng cụ như: Khay nhôm, sẻng xúc thuốc, xe đẩy thuốc, thùng đựng ống giấy.... không đúng quy định do ý thức người lao động chưa tốt đã dẫn đến thất thoát, mất mát làm cho chi phí tăng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng là: 36.650,284 đ/ tấn, dẫn đến tăng chi phí này của toàn bộ sản lượng trong kỳ là:
2829 tấn x 36.650,284 đồng/ tấn = 103.683.653,436 đồng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng là do:
Do yếu tố khách quan giá điện phục vụ sản xuất kinh doanh tăng lên, dẫn đến chi phí dịch vụ mua ngoài tăng. Bên cạnh đó việc sử dụng điện thoại, nước lãng phí thiếu trách nhiệm.
3.2.2. Nội dung của biện pháp:
Biện pháp làm giảm chi phí công cụ dụng cụ:
- Xây dựng quy chế chặt chẽ trong việc sử dụng công cụ, dụng cụ cho người lao động sao cho tránh được tình trạng hưu hỏng. Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của người lao động nhằm tăng thời gian sử dụng công cụ dụng cụ.
- Sử dụng tái chế những công cụ, dụng cụ có thể sử dụng lại được mà không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất.
- Quy định việc thưởng phạt với người lao động khi không tuân theo quy định, nội quy lao động.
- Sau giờ làm việc phải thu gom và kiểm tra công cụ, dụng cụ trước lúc bàn giao ca.
- Thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, trong công việc, phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm trong Công ty, mua sắm, sử dụng các loại công cụ dụng cụ đạt tiêu chuẩn chất lượng và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Có biện pháp quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ chặt chẽ. Đề ra những quy định cụ thể rõ ràng và phổ biến rộng rãi trong toàn Công ty.
Biện pháp làm giảm Chi phí dịch vụ mua ngoài:
- Nâng cao ý thức của người công nhân vận hành máy móc thiết bị, tạo điều kiện học tập nâng cao tay nghề cho công nhân vận hành máy móc thiết bị thành thạo tránh để máy móc chạy không tải nhằm tiết kiệm những chi phí điện năng vô ích.
- Máy móc, thiết bị phải được sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên.
- Khoán cụ thể mức chi phí điện thoại hàng tháng tới từng đơn vị cụ thể.
- Tổ chức, bố trí đúng người đúng việc. Bố trí lao động hợp lý, có thể kết hợp kiêm nhiệm một người đảm nhận nhiều nhiệm vụ nhằm giảm chi phí nhân viên phân xưởng.
- Quy định và quản lý mức chi phí tiếp khách hội họp.
- Bố trí nơi làm việc một cách hợp lý. Người lao động được trang bị bảo hộ lao động theo đúng tính chất công việc. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý tạo điều kiện tốt cho người lao động có đủ sức khoẻ để thao tác đúng quy trình công nghệ cố gắng giảm bớt lãng phí vật tư trong sản xuất.
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của biện pháp:
Sau khi thực hiện biện pháp trên thì chi phí sản xuất chung có thể giảm
khoảng 12% .
Tương ứng với:
177.914 đồng/ tấn x 12 % = 21.349,68 đồng/ tấn.
Vậy tổng chi phí có thể tiết kiệm được trong khoản mục chi phí sản xuất chung trong kỳ là: 21.349,68 đồng/ tấn x 2829 tấn = 60.398.244,72 đồng.
Tổng hợp lợi ích của biện pháp thứ hai
Bảng 11
Yếu tố chi phí
ĐVT
Trước biện pháp
Sau biện pháp
Lợi ích
Chi phí sản xuất chung 1 tấn
Đồng
117.914
96.564,32
- 21.349,68
Chi phí sản xuất chung
tổng sản lượng 2829 tấn thuốc nổ AH1
Đồng
333.578.706
273.180.461,3
- 60.398.244,72
Qua phân tích và những giải pháp trên ta có thể tổng hợp hai biện pháp theo bảng sau:
Tổng hợp giá thành Thuốc nổ AH1 sau hai biện pháp
Bảng 12
Đơn vị tính: Đồng
STT
Giá thành sản phẩm AH1
Z trước biện pháp
Lợi ích biện pháp thứ nhất
lợi ích biện pháp thứ hai
Z sau hai biện pháp
1
Giá thành 1 tấn AH1
14.505.000
-174.922,050128
- 21.349,68
14.308.728,2699
2
Giá thành toàn bộ sản lượng AH1 (2829 tấn)
41.034.645.000
-494.854.479,812
- 60.398.244,72
40.479.392.275,5
3.3. Nhận xét chung:
Qua phân tích : Năm 2006 Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng phấn đấu nhằm hạ giá thành sản phẩm. Nhưng trong kỳ sản xuất tiếp theo Công ty cần tiếp tục các biện pháp nhằm tiếp tục giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty.
Công ty phải ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển không ngừng. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên. Quy định và thực hiện tốt nội lao động, an toàn trong lao động. Không ngừng nâng cao bộ máy quản lý, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ, tay nghề để phục vụ cho Công ty ngày càng phát triển tốt hơn.
Kết luận chung
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng nhằm giảm chi phí sản xuất sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm: Định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật chưa hiệu quả; Nguyên vật liệu chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng vẫn cho vào sản xuất; Tổ chức sản xuất còn bất hợp lý; máy móc thiết bị ít đổi mới; nhiều người lao động chưa có ý thức bảo vệ tài sản chung của Công ty.
Do vậy Công ty cần có biện pháp khắc phục tốt những nhược điểm trên để có thể tiết kiệm được những lãng phí trong sản xuất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, tạo cho người lao động gắn bó với Công ty.
Qua quá trình nghiên cứu, thực tập tại Công ty đồ án đã nêu được hai biện pháp đơn giản những có hiệu quả kinh tế cao trong việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm cho Công ty. Mong rằng biện pháp trên được Công ty áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đúng tình hình thực tế của Công ty.
Qua thời gian thực tập kết hợp với những kiến thức đã được học, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Vũ Việt Hùng đến nay em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp " Phân tích và đề xuất biện pháp hạ giá thành sản phẩm thuốc nổ an toàn hầm lò AH1 tại Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh năm 2006"
Do sự hiểu biết và thời gian có hạn nên đồ án tốt nghiệp của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thấy, cô giáo. Em xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa và Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh tạo điều kiện, đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Với những kiến thức đã được học em sẽ cố gắng góp phần nhỏ của mình vào công cuộc đổi mới đất nước ngày càng phát triển vững mạnh./.
Quảng Ninh, ngày tháng 6 năm 2007
Sinh viên
Lưu Văn Bền
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quản lý công nghệ - Khoa kinh tế và quản lý - Trường ĐHBK, Hà Nội.
2. Giáo trình quản lý sản xuất - Khoa kinh tế và quản lý - Trường ĐHBK, Hà Nội.
3. Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Khoa kinh tế và quản lý - Trường ĐHBK, Hà Nội.
4. Giáo trình kế hoạch sản xuất kinh doanh - Khoa kinh tế và quản lý - Trường ĐHBK, Hà Nội.
5. Giáo trình phân tích hoạt động doanh nghiệp - Trường ĐHBK (Khoa kinh tế và quản lý) , Lê Thị Phương Hiệp - NXB khoa học và kỹ thuật- Hà Nội 2006
6. Giáo trình định mức kinh tế kỹ thuật và quy trinh công nghệ sản xuất thuốc nổ Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh.
7. Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 của Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh.
8. Bảng tổng hợp định mức sử dụng vật tư TSCĐ của Công ty.
Mục lục
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36612.doc