Lời nói đầu
TTCN trong nền kinh tế Việt Nam ngày nay có vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế , giải quyết việc làm , phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo cũng như khôi phục , phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ...
Với Việt nam là nước có mật độ dân số cao trên thế giới, với hơn 80% số dân ở khu vực nông thôn, và chiếm 73 % lực lượng lao động, chứa đựng một tiềm năng kinh tế lớn đó là nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, và nhiều ngành ng
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phương hướng phát triển thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hề, làng nghề truyền thống ... Tuy nhiên, đời sống dân cư nông thôn vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu là phổ biến, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về các mặt kinh tế văn hoá... còn chênh lệch lớn. Đây là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế chung của cả nước. Do vây Việt nam cần có một sự xác định và đánh giá đúng đối với thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp (gọi tắt là TTCN ) trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện tại và trong tương lai , để tận dụng tối ưu lợi thế về tài nguyên nhân văn, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động... Trên cơ sở đó rút ngắn khoảng cách giàu nghèo ở khu vực thành thị và nông thôn, tránh tình trạng di dân tự do, giải quyết vấn đề xã hội, mặt khác đó còn là điều kiện để phát huy và khôi phục bản sắc văn hoá dân tộc...
Từ những nhận định đó Nghị Quyết Đại Hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Phát triển đa dạng công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, thị trấn, thị tứ liên kết với công nghiêp tập trung, phát triển các làng nghề truyền thống làm hàng xuất khẩu, mở mang cá loại hình dịch vụ ...".
Xuất phát từ đặc điểm cụ thể : Hà Tây là một Tỉnh diện tích không rộng, dân cư đông đúc, khu vực nông thôn chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh . Nhưng cạnh đó lại có ưu thế về phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt là ưu thế phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu phương hướng và giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nông thôn, thị tứ, thị trấn, mở mang các làng nghề và các loại hình dịch vụ để thu hút lao động nông nhàn, trên cơ sở bố trí hợp lý cơ cấu trên từng địa bàn. Đây là một hướng đi rất quan trọng nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động khu vực nông thôn, thị trấn, thị tứ và đô thị.
Với nhận thức đó, trong thời gian về thực tập tại Sở kế hoạch -Đầu tư Tỉnh Hà Tây, được sự hướng dẫn tận tình, cụ thể của GS_TS Vũ Thị Ngọc Phùng và các cán bộ Sở kế hoạch -Đầu tư tôi đã chọn đề tài :"Phương hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 2001-2005 ".
Nội dung đề tài bao gồm:
ChươngI. Vai trò TTCN trong phát triển kinh tế tỉnh Hà Tây.
Chương II. Thực trạng phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Chương III. Phương hướng phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2005.
Tuy nhiên, do khả năng và kinh nghiệm cũng như thời gian còn hạn chế , cho nên không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của thầy cô trong khoa và các cán bộ Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tây để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
chương I
vai trò của tiểu thủ công nghiệp
trong phát triển kinh tế tỉnh Hà Tây
I/ vai trò của tiểu thủ công nghiệp trong phát triển kinh tế
1/ Khái niệm chung TTCN và đặc trưng sản xuất TTCN.
1.1. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp.
Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một lĩnh vực sản xuất có quan hệ với sản xuất công nghiệp, TTCN được coi là một lĩnh vực vừa độc lập, vừa phụ thuộc với công nghiệp. Xét về trình độ kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất, thì TTCN, chính là hình thức phát triển sơ khai của công nghiệp. Trong quá trình phát triển lịch sử, ngành công nghiệp đã trãi qua hình thái tiểu thủ công nghiệp, ở đây tiểu thủ công nghiệp có thể là :Thủ công nghiệp và Tiểu công nghiệp.
Tiểu thủ công nghiệp phát sinh và phát triển cùng con người và xã hội loài người, ở các xã hội tiền tư bản cái gọi là sản xuất tiểu thủ công nghiệp đảm bảo toàn bộ các sản phẩm lao động và tiêu dùngcủa con người , trừ các sản phẩm nông nghiệp. Với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại ngày nay, thì tiểu thủ công nghiệp cần được xác định rõ ràng hơn.
*Thủ công nghiệp.
Về mặt sản xuất, thủ công nghiệp là hình thái phát triển của công cụ lao động lao động từ thô sơ bằng tay đến nữa cơ khí kết hợp máy móc hiện đại, năng xuất lao động ngày càng cao, sản xuất nhiều hàng hoá. Về mặt quan hệ sản xuất, đó là sự phát triển từ quan hệ thợ bạn, phường hội, tới quan hệ chủ sưởng và nhân công làm thuê.
Công nghiệp ra đời và phát triển theo một quá trình từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, không phải đột nhiên thay thế toàn bộ nền sản xuất thủ công nghiệp. Vì vậy ta thấy rằng tất nhiên phải xuất hiện hai tình trạng.
Một là : Sự thâm nhập lẫn nhau giữa các ngành sản xuất này.
Hai là : Sự tồn tại và phát triển song song của cả hai hình thức sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Những điều kiện nêu trên cho thấy, thủ công nghiệp là hình thái phát triển đầu tiên của sản xuất công nghiệp. Trong quá trình phát triển của mình nó đã trãi qua các hình thức.
+ Thủ công nghiệp gia đình
+ Thủ công nghiệp đặt hàng
+ Thủ công nghiệp thị trường
*Tiểu công nghiệp
Như tên gọi của nó, tiểu công nghiệp chỉ những đơn vị sản xuất công nghiệp với quy mô nhỏ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp khó tách biệt với nhau, Tiểu công nghiệp là hình thức phát triển cao hơn của thủ công nghiệp trong điều kiện phát triển công nghiệp ngày nay.
Có thể quy ước khái niệm: tiểu công nghiệp là cơ sản xuất nhỏ, có bao nhiêu công nhân, có bao nhiêu lợi tức ?. Đơn vị đó chỉ có thể tiến hành sản xuất bằng kỹ thuật thủ công hoặc kết hợp kỹ thuật cơ giới với những trình độ khác nhau.
Trong thực tế nước ta : Tiểu công nghiệp được hiểu là những cơ sở sản xuất công nghiệp không thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, nhưng đã được trang bị những kỹ thuật, cơ giới hoá một bộ phận quy mô nhỏ.
Đứng trên góc độ xem xét khác nhau, đã có nhiều khái niệm về tiểu thủ công nghiệp. Ngoài những định nghĩa về quy mô tổ chức mà ta đã trình bày ở trên, thông qua xem xét thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp, còn có những khái niệm, định nghĩa thuộc về mặt tiêu thụ sản phẩm mà Lê Nin đã chia tiểu thủ công nghiệp nước Nga thời kỳ phát triển tư bản thành ba loại.
Loại 1: Người thợ thủ công tự bán sản phẩm ra thị trường.
Loại 2: Người thợ thủ công san xuất theo đơn đặt hàng của người tiêu dùng.
Loại 3: Người thủ công sản xuất cho chủ bao mua hay chủ xưởng.
Trong điều kiện hiện nay có thể đưa ra khái niệm TTCN như sau:
Khái niệm: "Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) bao gồm toàn bộ cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, được tiến hành bằng các kỹ thuật thủ công kết hợp với máy móc cơ khí , chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống được tiến hành sản xuất ở nông thôn, ở các làng nghề, thị trấn, thị tứ và đô thị. "
1.2. Đặc trưng sản xuất TTCN.
Nếu chỉ xét một cách tổng quát thì công nghiệp và TTCN có những nét tương đồng, được cụ thể trong việc sản xuất các mặt hàng phi nông nghiệp,và không chựu sự tác động của điều kiện tự nhiên cũng như tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp... Nhưng nếu xét về trình độ sản xuất cũng như trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, thì công nghiệp và TTCN có nhiều đặc điểm khác nhau. Nghiên cứu đặc trưng của sản xuất TTCN ở đây là ta đi nghiên cứu sự khác nhau đó.
Thứ nhất: Đặc trưng của sản xuất TTCN được thể hiện đơn giản về kỹ thuật sản xuất.Nếu như nền công nghiệp lớn được đặc trưng bằng những kỹ thuật sản xuất hiện đại và được đổi mới thường xuyên thì tiểu thủ công nghiệp với hai hình thức sản xuất là : Tiểu công nghiệp và Thủ công nghiệp, lại được sản xuất trên cơ sở đơn giản về kỹ thuật sản xuất và đôi khi nó mang tính truyền thống trong một khoảng thời gian tương đối dài. ở đây sự tham gia của máy móc nhiều khi không mang tính quyết định đối với khả năng cạnh tranh cuả mỗi cơ sở sản xuất trong cơ chế thị trường.
Thứ hai : Đặc trưng của sản xuất TTCN còn thể hiện qua tính linh hoạt trong sản xuất, có thể thay đổi máy móc nhanh chóng trong việc kết hợp sản xuất mặt hàng phi nông nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm đơn giản trong kỹ thuật sản xuất cho nên TTCN rất linh hoạt về sản xuất. Phần nhiều máy móc được sử dụng trong hoạt động sản xuất TTCN là máy động lực và máy móc phổ thông, do đó việc chuyển từ sản xuất mặt hàng này sang sản xuất mặt hàng khác là việc đơn giản. Thêm vào đó vốn đầu tư cũng như vốn sản xuất trong TTCN là nhỏ, do vậy những cản trở vào và ra của ngành là không đáng kể. Điều đó tạo ra một sự linh hoạt và tính mềm dẻo của các lĩnh vực sản xuất TTCN.
Thứ ba : Đặc trưng về sản suất TTCN còn được thể hiện qua sự gọn, nhẹ về quản lý. Với hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể và hộ gia đình, cao hơn là hình thức tổ chức hợp tác xã. Đây là hình thức sản xuất quy mô nhỏ, một người có thể kiêm nhiều vị trí, vừa làm quản lý vừa trực tiếp tham gia sản xuất. Công tác điều hành quản lý ở đây nhiều khi mang tính kinh nghiệm, không đòi hỏi phức tạp như công tác quản lý các doanh nghiệp quy mô lớn. Mặt khác, đặc trưng sản xuất TTCN còn thể hiện tính dễ dàng trong tổ chức sản xuất. Thứ nhất do sản phẩm ngành TTCN đơn giản về hình thức, không đòi hỏi độ chính xác quá cao, nên việc tổ chức không không đòi hỏi tính phức tạp. Thứ hai, do hình thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, với quy mô nhỏ nên việc tổ chức phân công công việc đơn giản, nên mọi mọi thành viên có thể hỗ trợ cho nhau, thay thế nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa mỗi cơ sở sản xuất thường chỉ sản xuất một hoặc một số sản phẩm có quy trình và cách thức sản xuấtnhất định. Chính vì vậy việc tổ chức sản xuất không đòi hỏi độ phức tạp như khi sản xuất nhiều sản phẩm.
Trên đây là một số đặc trưng của sản xuất TTCN , nghiên cứu vấn đề này cho phép phân biệt giữa sản xuất TTCN với lĩnh vực sản xuất vật chất khác, tạo điều kiện cho việc đề ra các phương hướng và giải pháp phát triển TTCN
2.Vai trò của TTCN trong phát triển kinh tế xã hội.
2.1 Vai trò TTCN với phát triển kinh tế đất nước.
*TTCN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế thành thị, sự khác biệt ở hai khu vực này không đơn thuần ở các đặc trưng của ngành, mà còn có sự khác biệt ở vị trí địa lý và lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội.
Mặc dù vậy nghiên cứu sự tác động của TTCN đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở đây chúng ta chỉ giới hạn trong cơ cấu ngành kinh tế ở khu vực này.
Thứ nhất: Sự phát triển của TTCN nó sẽ cho phép tăng tỷ trọng của CN_TTCN và kích thích phát triển dịch vụ ở khu vực thành thị - nông thôn, tạo ra cơ hội thu hút lao động và tăng thu nhập khi tham gia hoạt động TTCN , nhờ đó mà tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần...
Thứ hai : TTCN có tác động tới mối tương quan giữa các ngành trên địa bàn khu vực nông thôn. Nhờ có sự phát triển TTCN mà có phát triển hơn trong quan hệ CN_NN_dịch vụ. Việc tạo ra sản phẩm TTCN sẽ kích thích trao đổi giữa các địa bàn, khu vực trong và ngoài nước, tạo ra sự phát triển dịch vụ. Ngoài ra TTCN còn là lực lượng sản xuất (LLSX) cho lĩnh vực nông nghiệp (NN) phát triển...
Điều đó chứng tỏ sự phát triển TTCN tạo điều kện cho sự phát triển CN-NN-DV tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực ở nông thôn Việt Nam.
* TTCN với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Cũng như các ngành kinh tế khác TTCN có vai trò không nhỏ trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trước hết là ngành đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân, do đó sự gia tăng về sản lượng của TTCN là nhân tố tạo ra tạo ra sự tăng trưởng cho toàn nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác sự phát triển TTCN nông thôn còn tác động tích cực đối với nông nghiệp như trong chế biến sản phẩm, điều đó cho thấy phát triển TTCN nông thôn sẽ tạo ra tác động kép trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thêm vào đó TTCN còn đóng góp lớn trong thu nhập dân cư, giảm đáng kể tệ nạn xã hội..., mặt khác sự phát triển TTCN còn tạo ra sự phát triển giao lưu giữa hai khu vực thành thị và nông thôn theo hướng tích cực trong việc giảm bớt chênh lệch về thu nhập và đời sống... Từ những nhận định trên cho thấy TTCN có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cả nước.
* TTCN với giải quyết vấn đề xã hội.
Vấn đề việc làm.
Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp là theo mùa vụ lao động chỉ tập trung vào một số tháng trong năm, vì vậy đã dẫn đến thất nghiệp trá hình, thất nghiệp theo mùa vụ. Điều này đã trở thành vấn đề bức xúc trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn được mô hình của OSHIMA (Nhật Bản) chỉ rỏ. Ngoài những đặc điểm trên thì sản xuấtnông nghiệp còn gặp phải một khó khăn nữa đó là việc mở rộng sản xuất nông nghiệp luôn có giới hạn về tài nguyên đất nông nghiệp, đây là tài nguyên đang bị khan hiếm. Cho đến nay lao động trong khu vực này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng do hạn chế về ruộng đất, đất canh tác bị mất dần, do dùng cho việc phục vụ các lĩnh vực như xây dựng công trình công cộng, nhà ở, công trình giao thông, ... Thêm vào đó là tốc độ tăng dân số ở nông thôn qúa nhanh, do trình độ dân trí và phong tục tập quán... Đã làm cho mật độ dân cư nông thôn ngày một tăng cao. Điều đó đã dẫn đến tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn. Để giải quyết vấn đề này thì việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là hết sức hợp lý, phát triển TTCN nông thôn sẽ cho phép xen kẽ thời gian nhàn rỗi trong năm của khu vực sản xuất nông nghiệp trong năm. Mặt khác với khu vực thành thị thì đội quân thất nghiệp là tương đối lớn, nó bao gồm cả lực lượng thất nghiệp tại thành thị và cả đội quân thất nghiệp di cư tự do từ nông thôn ra thành thị, hiện tại đội quân thất nghiệp ở thành thị là qúa tải, hơn nữa các xí nghiệp công nghiệp ở khu vực thành thị không có khả năng thu hút hết lực lượng lao động ở khu vực này. Chính vì thế việc phát triển TTCN sẽ mở ra một cơ hội cho việc giải quyết việc làm ở thành thị và ở nông thôn, từ đó có thể giải quyết tốt vấn đề di cư tự do từ nông thôn ra thành thị...
Vấn đề xoá đói giảm nghèo.
Hiện nay cả nước tỷ lệ đói nghèo của các hộ gia đình vẫn chiếm một tỷ lệ cao, đối tượng này tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, nơi mà khả năng mở rông sản xuất còn hạn chế, tỷ lệ dân số cao, trình độ dân trí thấp...Các nguyên nhân đó dẫn đến thu nhập bình quân của các hộ là thấp so với khu vực thành thị, điều đó dẫn đến các hộ lâm vào tình cảnh nghèo nàn lạc hậu là lẽ dĩ nhiên.
Nhìn một cách tổng thể vào ngành kinh tế lớn NN, CN_TTCN và DV , có thể thấy dịch vụ là ngành phi sản xuất vật chất, điều đó cho thấy vai trò của NN và CN_TTCN là hết sức to lớn trong việc tạo lương thực, thực phẩm , đồ dùng sinh hoạt... Trong khi NN bị giới hạn về đất đai sản xuất, do đó việc phát triển CN-TTCN có vai trò quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo thông qua việc tăng năng xuất và sản lượng trong ngành mình cũng như các ngành liên quan, tạo ra thu nhập, tăng cao mức sống nhân dân, dần dần xoá đói giảm nghèo khu vực nông thôn và cũng là điều kiện đễ giảm bớt chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn, điều đó cho thấy vai trò của TTCN cũng không kém phần quan trọng trong xoá đói giảm nghèo, đặc biệt khu vực nông thôn Việt Nam.
2.2 Vai trò của TTCN trong phát tiển kinh tế Hà Tây .
Hà Tây nổi tiếng là đất trăm nghề có truyền thống phát triển từ ngàn xưa , nơi đây lại có thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan di tích lịch sử . Tuy nhiên hiện nay, thu nhập đầu người còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước, hơn nữa lại có trên 90% dân số ở khu vực nông thôn, trong đó 80% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó cho thấy vai trò của TTCN là quan trọng trong giải quyết vấn đề việc làm , chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo..., đặc biệt là khu vực nông thôn Hà Tây hiện nay. Thật vậy ta có thể thấy vai trò của TTCN cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp là biện pháp có hiệu quả để khai khác tốt nguồn lao động dồi dào của Hà Tây .
Với phần đông dân số ở nông thôn, song do nguồn lực đất đai có hạn và việc mở rộng đất đai khu vực nông nghiệp là khó khăn, điều đó phát triển TTCN Hà Tây là cần thiết để tận dụng tốt lợi thế nguồn lực lao động của mình.
Thêm vào đó việc thu hút lao động vào các ngành nghề trong các xí nghiệp công nghiệp là có hạn, việc phát triển TTCN có nhiều khả năng tận dụng lao động tại chổ hơn...
Điều đó cho thấy TTCN có vai trò quan trọng trong giải quyết lao động, việc làm ở Hà Tây hiện nay.
-Đẩy mạnh phát triển TTCN cho phép khai khác và phát huy kỹ năng truyền thống của thợ thủ công theo hướng hiện đại hoá.
Thủ công nghiệp ở nước ta và Hà Tây hiện sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá khác nhau. Trải qua quá trình sàng lọc lâu dài, các ngành nghề thủ công tồn tại đến nay vẫn còn thích hợp. Song nếu chúng ta biết kết hợp kỹ thuật truyền thống, cổ truyền với kỹ thuật hiện đại, hướng tài nghệ của người thợ thủ công vào những đề tài mới phục vụ sản xuất và đời sống, Hà Tây sẽ làm ra nhiều hàng hoá có giá trị kinh tế lớn. Như trong việc làm hàng mỹ nghệ, trạm trổ, Điêu khắc... Thủ công nghiệp không chỉ có khả năng đáp ứng hàng tiêu dùng thông thường trong nứơc, tỉnh mà còn có thể xuất khẩu.
- Đẩy mạnh TTCN còn cho phép tận dụng mọi nguyên liệu rải rác, phân tán trên toàn tỉnh Hà Tây.
Đối với tiểu thủ công nghiệp hiện nay có hai nguồn nguyên liệu chính, quan trọng, có thể đẩy mạnh khai thác. Nguồn thứ nhất lấy từ nông nghiệp, lâm nghiệp...gồm các nguyên liệu động thực vật hoặc khai thác từ các nguyên liệu thiên nhiên. Nguồn thứ hai lấy từ phế liệu các xí nghiệp và trong đời sống.
Nguồn nguyên liệu lấy từ nông nghiệp, lâm nghiệp...gồm các nguyên liệu động thực vật. Nguồn này có nhiều khả năng tiềm ẩn. Chẳng hạn bẹ ngô dùng làm thảm, đó là mặt hàng đang được khách hàng nước ngoài ưa chuộng nếu tận dụng được nguồn nguyên liệu này từ diện tích nông nghiệp Hà Tây sẽ tạo ra thuận lợi cho sản phẩm và khối lượng mặt hàng TTCN hiện nay.
Nguồn phế liệu từ các xí nghiệp lớn và trong nhân dân cũng là một cơ sở nguồn nguyên liệu lớn của TTCN, chẳng hạn sắt thép, bông vụn, sợi rối, bông vụn... ở các xí nghiệp công nghiệp trên địa bàn là rất nhiều. Nếu tận dụng được phế liệ đó sẽ thuận lợi cho phát triển TTCN tận dụng tối ưu nguyên liệu phân tán.
- Phát triển TTCN là giải pháp nhằm phát huy tối đa nguồn vốn, trình độ lao động vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khác với công nghiệp quốc doanh, TTCN xây dựng trên cơ sở sở hữu tập thể, người lao động góp công, của vào làm ăn chung. Đời sống của họ gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh. họ có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đời sống. Cho nên nếu được hướng dẫn đúng đắn của tỉnh, nhà nước, TTCN có nhiều khả năng tự đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, điều đó sẽ phát huy tốt nguồn vốn hiện có trong dân, vừa phát huy tinh thần tự lực, tự cường của thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp, vừa tạo điều kiện cho tỉnh Hà Tây đầu tư vào công trình trọng điểm, trong khi nguồn vốn từ ngân sách còn hạn hẹp và thực trạng những năm qua còn lâm vào tình cảnh thâm hụt.
Với HàTây, nơi đây là đất trăm nghề, với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú phân bố rộng khắp trong cả tỉnh. Mặt khác nơi đây còn có lợi thế nhiều mặt về vị trí địa lý, tài nguyên cảnh quan di tích lịch sử...Song một lợi thế quan trọng mà không thể không kể đến đó là tài nguyên con người, thể hiện qua trình độ giáo dục (21%có trình độ cấp III, 62% có trình độ cấp II), thêm vào đó là trình độ tay nghề của lao động trong khu vực làng nghề (117.000lao động)...Do đó việc tận dụng tối da nguồn lực sẽ cho phép Hà Tây giải quyết tốt vấn đề lao động...
- Phát triển TTCN sẽ phát huy tốt lợi thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dây chuyền thiết bị đơn giản. Chính vì vậy việc tổ chức gọn nhẹ, tạo ra ưu thế năng động linh hoạt, có thể thay đổi nhanh các mặt hàng và phương hướng kinh doanh., do đó có thể đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường...
Tóm lại với những yếu tố trên việc phát phát triển TTCN trên địa bàn Hà Tây sẽ giải quyết tốt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Hà Tây, mặt khác nó giải quyết tốt vấn đề xã hội, như việc làm và giảm bớt khoảng cách giàu nghèo khu vực thành thị cũng như nông thôn.
Do các đặc điểm của sản xuất TTCN, chúng ta nhận thấy rằng sản xuất TTCN rất phù hợp trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta, đặc biệt là khu vực nông thôn, vì vậy ta có thể thấy vai trò của TTCN cụ thể như sau:
II. TTCN việt nam Và Một số nghề truyền thống Hà Tây .
1.Quá trình phát triển TTCN Việt Nam
1.1. Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1954-1975
ở miền Nam nước ta trước ngày giải phóng, do tác động của chủ nghĩa thực dân mới, sản xuất TTCN hình thành hai dạng khác nhau ở thành thị và nông thôn. ở thành thị, TTCN phát triển hai dạng : Một là tập trung thành những xưởng nhỏ được cơ giới hoá cao, hai là phân tán theo theo hộ gia đình theo tính chất tự sản tự tiêu. Còn nông thôn bị triệt tiêu quá nhiều cơ sở thủ công nghiệp cổ truyền, kể cả những nông cụ làm gạch, vôi, sành, sứ, đồ mộc, đan lát... Điều đó cho thấy sự kìm hãm tàn khốc của chế độ thực dân.
ở miền Bắc giai đoạn này được giải phóng và tiến lên chủ nghĩa xã hội , TTCN cũng cũng bắt đầu được khôi phục và khuyến khích . Đảng đã nhận định " cải tạo thủ công nghiệp theo hướng XHCN là điều kiện cơ bản cho thủ công nghiệp có thể dần dần xoá bỏ những mặt lạc hậu, phát huy mạnh mẻ mặt tích cực theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân và thợ thủ công".
Một số ngành nghề TTCN được phát triển thời kỳ 1954-1975 là
+ Nghề dệt: tập trung chủ yếu ở Hà Tây và Bắc Ninh , Nam Định
+ Nghề gốm : tập trung chủ yếu ở thanh Hoá và các khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng ( Hà Nội, Hà Đông...)
+ Nghề kim khí : Tập trung chủ yếu ở các thành phố thị xã, đô thị lớn ( Thể hiện như nghề làm bát sắt bút thuỷ tinh , xe thồ ở Hà Nội, nghề làm gọng ô bằng thép ở, vành xe đạp ở Hà Tây, làm khoá ở Hải Phòng...)
+ Nghề thủ công mỹ nghệ (bàn ghế , giường, tủ ,điêu khắc...) tập trung chủ yếu ở Hà Nội , Hà Đông, Bắc Ninh và Thanh Hoá
+ Nghề hàng xáo, tập trung ở tất cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng và thanh Hoá, Ninh bình.
+ Ngoài ra còn những ngành nghề sản xuất bìa, giấy mầu (Hà Đông, Bắc Ninh ) nghề làm mực viết, nghề làm đèn thắp ở Hà Nội, nghề bóng đèn ở Huế, thuốc tẩy Sài Gòn...
+ Vật liệu xây dựng (gạch, ngói, đá, thuỷ tinh...) tập trung chủ yếu ở Ninh Bình , Thanh Hoá .
1.2. Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1975 đến nay.
Với thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp chống mỹ sau này, thì nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam là tổ chức quản lý đất nước đã độc lập, thống nhất tiến lên XHCN và đáp ứng yêu cầu của việc khôi phục phát triển kinh tế trong giai đoạn mới lúc này Đảng đã xác định "cần ra sức phục hồi và phát triển tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, chú ý nghề thủ công và mỹ nghệ truyền thống ".Điều đó cho thấy sau khi thống nhất đất nước thì TTCN vẫn là ngành được chú trọng phát triển kinh tế Việt Nam và cụ thể tính đến năm 1983 TTCN cả nước làm ra 6,2 tỷ đồng, giải quyết gần triệu lao động, chiếm 72% sản lượng công nghiệp địa phương.
TTCN Việt Nam tiếp tục được phát triển trên tất cả các miền quê tổ quốc , song phát triển mạnh nhất vẫn là miền Bắc sau đó đến miền nam và cuối cùng là miền trung.
Các nghành phát triển chủ yếu là :
+ Ngành dệt, may.
+ Ngành thủ công mỹ nghệ.
+ Ngành chế biến thực phẩm.
+ Ngành kim khí (rèn dao, thuổng , búa...).
+ Ngành vật liệu xây dựng , gốm sứ thuỷ tinh.
+ Ngoài ra còn có một số nghề , như làm giấy , vẽ tranh... tập trung chủ yếu ở miềnbắc ( Hà Tây , Bắc Ninh, Nam Hà ).
* Kết quả đạt được.
Tốc độ phát triển TTCN ở một số vùng, đặc biệt là vùng nông thôn thời gian qua tương đối nhanh. Từ khi có luật đất đai, tốc độ tăng trưởng bình quân 10-11%/năm trong năm 1991-1995, giá trị sản lượng của TTCN tăng bình quân 7,8%/năm. Trong đó vùng Đông nam bộ tăng nhanh 18,3 %/năm, vùng đồng bằng sông Hồng tăng chậm 3,7%/năm
- Các làng nghề truyền thống bước đầu được phục hồi, nghề và làng nghề mới đang phát triển. Theo số liệu tổng hợp từ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay cả nước có 1000làng nghề, trong đó có 2/3 làng nghề truyền thống. Những tỉnh có nhiều có nhiều làng nghề như tỉnh Hà Tây, Nam Định, Thanh Hoá...mỗi tỉnh có tới 60-80 làng nghề.
-TTCN góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nông thôn, thị trấn, thị xã...
Bình quân một một cơ sở chuyên ngành nghề, tạo việc làm ổn định cho cho 27 lao động, mỗi hộ nghề có 4-6 lao động, ngoài số lao động sử dụng thường xuyên, hộ còn thu hút thêm lao động nhàn rỗi ở nông thôn (2-5 người / hộ và 8-10người/cơ sở ), đặc biệt là nghề dệt, thêu ren, một cơ sở có thể thu hút 200-250lao động.
Hiện nay TTCN ở khu vực nông thôn giải quyết việc làm cho 4-6 lao động/ hộ và tạo điều kiện phát triển các ngành dịch vụ ở nông thôn.
Thu nhập của lao động chuyên TTCN ở nông thôn cao hơn thu nhập lao động thuầnnông khoảng 4-6 lần.
* Những hạn chế tồn tại.
-Quy mô nhỏ, kinh tế hộ là phổ biến. Hiện nay, cả nước có khoảng 1,35 triệu hộ và cơ sở chuyên ngành nghề. trong đó cơ sở chuyên chỉ chiếm 3%. Bình quân lao động thường xuyên của cơ sở TTCN là 20 người, một hộ là 4-6 người.
- Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của người lao động làm tiểu thủ công nghiệp còn thấp. cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn. Có tới 55% lao động chuyên chưa qua đào tạo, 36% không có chuyên môn kỹ thuật, chỉ có 20% cơ sở có nhà xưởng kiên cố. Máy móc thiết bị phần lớn đơn giản, cũ kỹ, thải loại từ công nghiệp thành phố, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
-Vốn nhỏ bé, chủ yếu là tự có (bình quân vốn của cơ sở là 700 triệu đồng, một hộ chuyên là 28 triệu đồng ).
-Chất lượng sản phẩm thấp, đơn điệu, mẫu mã, bao bì chưa hấp dẫn, sức cạnh tranh yếu, hơn 90%sản phẩm tiêu thụ trong nước. Chưa tìm được thị trường xuất khẩu ổn định
- Tình trạng chất thải của TTCN không được xử lý, gây ôi nhiểm môi trường nhất là nhất là ở nông thôn và làng nghề. Tình trạng khai thác bừa bải nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển tiểu thủ công nghiệp. VD ở Triệu Sơn Thanh Hoá, việc khai thác quặng sắt ở mỏ Cổ Định làm lảng phí rất lớn tài nguyên thiên nhiên và gây ra ô nhiểm mất cân bằng sinh thaí khu vực này.
- Do sự biến động về chính trị nên một số thị trường (Nga , Châu âu...) đã bị thu hẹp trong những năm 1990, khủng khoảng kinh tế thời gian gần đây có tác động xấu đến việc xuất khẩu mặt hàng TTCN, chủ yếu là thủ công mỹ nghệ ở khu vực châu á.
2. Nghề và làng nghề truyền thống Hà Tây .
Hà Tây là một tỉnh có nhiều điều kiện trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là phát triển các làng nghề . Có thể thấy Hà Tây là đất trăm nghề đặc biệt từ năm 1986 đến nay, nhờ chủ trương phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và nhà nước, các ngành nghề, các làng nghề truyền thống dần dần được hồi phục và phát triển, (hiện tại trên địa bàn có 106 làng nghề truyền thống, giải quyết trên 10 vạn lao động đặc biệt khu vực nông thôn), đồng thời đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới, có quy mô và hình thức tổ chức khác nhau, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các chương trình xoá đói giảm nghèo, đã làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn, hạn chế trào lưu di dân ra thành thị để tìm việc làm.
Hà Tây cũng như cả nước có TTCN phát triển phục vụ nhiều mặt cho phát triển đời sống xã hội, TTCN Hà Tây đã đạt được một trình độ điêu luyện mang đậm nét bản sắc, tinh thần dân tộc.
Theo tài liệu của TTCN Việt Nam thì ở Hà Tây thợ thủ công chủ yếu tập trung ở hai bờ sông Đáy tức là phía tây nam tỉnh,bao gồm hai huyện Thanh Oai và ứng Hoà.
Huyện Thanh Oai số thợ thủ công tập trung nhiều nhất, số người làm thợ ở đây chiếm 29% lao động toàn huyện, chủ yếu là nghề Dệt vải,làm quạt, đan lát mành, ...Đứng sau huyện Thanh Oai là ứng hoà có tới 19% lao động huyện tham gia trong TTCN làng nghề.
Nhìn chung Hà Tây khắp nơi nhân dân đều làm nghề thủ công. Nghề thủ công ở đây rất đa dạng, gần như nghề nào cũng có và phát triển tuy ở mức độ khác nhau. Như vậy không có nghĩa là nghề thủ công Hà Tây không hình thành các trung tâm, các làng chuyên, mà trái lại ở Hà Tây khá nhiều trung tâm và làng chuyên, có làng chỉ chuyên một nghề, như làng la Khê ( chuyên dệt the, vân, xuyến ),làng vạn Phúc ( chuyên dệt vân, the, gấm ), làng Phú Vinh ( chuyên đân lát ).. Nhưng cũng trong một làng lại tập rung khá nhiều nghề, như làng Triều Khúc ( nay là thôn Triều Khúc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đến nay thủ công nghiệp làng này vẫn phát triển ). Làng này có đến 40 làng nghề thủ công khác nhau.
Mặc dù vậy nghề thủ công ở Hà Tây rất đa dạng nhưng phải nói nghề quan trọng và nổi tiếng nhất vẫn là nghề tơ dệt lụa, các sản phẩn lụa vân, lĩnh, the,...của Hà Tây nỗi tiếng không những thị trường trong nước mà cả thị trường thế giới. Ngoaì ra còn phải kể đến nghề đan lát ở Hà Tây , qua các sản phẩm đan lát dỏ, va li, lẵng hoa...ở Bằng Sở, Phúc Am... Ngoài những nghề trên Hà Tây còn có nghề khác như nghề làm đồ bằng sừng, ngà, tạc tượng, trạm trổ, làm vàng mã... có thể nói đây là một thế giới thủ công thu nhỏ của đồng bằng Sông Hồng.
Một số nghề và làng nghề thủ công truyền thống Hà Tây .
Nghề
làng nghề
-Dệt.
Hoà xá ( ứng Hoà), Phùng Xá (Mỹ Đức), Tân Lập (Đan Phượng), La phù, Vạn Phúc (Hà Đông).
-Ren, Thêu.
Quất Động, Hạ Hồi (Thường Tín), Cầu Đơ ( Hà Đông), hạ Mỗ (Đan Phượng). Thời Pháp thuộc còn có ở (ứng Hoà,Phú Xuyênvà Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai.
-Khảm trai
Làng chuyên Mỹ(Phú xuyên)(xuất hiện từ thế kỷ thứ III).
-Sơn mài .
Bối khê, Ngọ Hạ,Vạn Điểm ( Phú Xuyên), Huyền Kỳ ( Thanh oai), Hà Cầu ( Hà Đông), Hạ Thái (Thường Tín).
-Đan song,Mây tre
Phú Vinh( chương Mỹ ), Bằng Sở ( Thường Tín )
-Nghề mộc
Làng chàng sơn( Thạch Thất ),Tây Đằng (Ba Vì), ...
-Nghề Rèn
Làng Đa Sĩ ( Hà Đông).
-Nghề Giấy, tranh cổ truyền
Am cốc ( Phú xuyên), Kim Hoàng (Hoài Đức).
-Nghề nón
Làng chuông( Thanh Oai).
Và ngày nay được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành , tiêu chí Làng nghề được xác định , tạo nhiều thuận lợi cho phục hồi và phát triển Làng nghề TTCN trên địa bàn Hà Tây , cụ thể như sau:
+ Số hộ và lao động quy làm công nghiệp-TTCN ở Làng ít nhất đạt từ 50% trở lên so với tổng số hộvà lao động của Làng .
+ Giá trị sản xuất , và thu nhập từ công nghiệp -TTCN ở Làng đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của Làng trong năm .
+ Có tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương ( hội , câu lạc bộ , ban quản trị HTX...) mang tính tự quản được pháp luật thừa nhận . Dù có tổ chức dưới hình thức nào cũng cần có địa điểm nhất định phục vụ sinh hoạt kinh tế , văn hoá , xã hội liên quan đ._.ến hoạt động của Làng nghề .
+ Tên Làng nghề : Nếu là Làng nghề truyền thống, cổ truyền còn tồn tại và phát triển thì lấy nghề đó đặt cho tên Làng nghề . Nếu Làng nghề có nhiều nghề phát triển , sản phẩm nghề nào nổi tiếng nhất thì lấy nghề đó đặt tên cho Làng nghề . Hoặc trong Làng nghề có nhiều nghề không phải là truyền thống hay chưa có sản phẩm nào nổi tiếng thì lấy tên Làng sẽ căn cứ vào nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất để đặt tên cho Làng nghề .
III. Kinh nghiệm một số nước trong phát triển TTCN.
Cho dù nền kinh tế phát triển đến đâu thì các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước khu vực châu á; NICs, ASEAN, Nhật, đều trải qua quá trình phát triển TTCN. Tuy nhiên họ biết tận dụng lợi thế trong từng giai đoạn, hoàn cảnh, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của mình, và thực tế họ đã đạt được những thành công. Việc nắm bắt và nhận biết kinh nghiệm phát triển TTCN của các nước phát triển trên thế giới là hết sức quan trọng cho Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng tận dụng tốt lợi thế của mình trong phát triển TTCN.
1. Kinh nghiệm của Nhật.
Nhật Bản là nước đầu tiên thực hiện công nghiệp hoá (CNH) từ một nền nông nghiệp cổ truyền, tự túc, tự cấp, ... và đã nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế số một thế giới. Một điều đáng nói là khi tiến hành công nghiệp hoá ở Nhật, do điều kiện lịch sử nhất định, nên đi đôi với việc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp lớn ở đô thị, Nhật Bản đã chú trọng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã, thị trấnvà đặc biệt là mở mang mạng lưới tiểu thủ công nghiệp gia đình phân tán ở nông thôn gia công các thiết bị cho các xí nghiệp lớn ở thành thị. Ngoài ra họ không chỉ duy trì các làng nghề cổ truyền mà còn mở ra các làng nghề mới, nằm tận dụng lao động dư thừa vào hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp. Nhật đã kiên trì nhất quán thực hiện hàng loạt các công việc như duy trì ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền nông thôn. Hình thành các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn làm vệ tinh, gia công cho các Công Ty, Xí nghiệp lớn ở thành thị. Phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nông thôn...
Mặt khác nhà nước hổ trợ về mặt thị trường cho TTCN phát triển, trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình, bằng việc đứng ra ký kết các hợp đồng dài hạn với đối tác nước ngoài. Đặc biệt việc phát triển các dịch vụ như tín dụng, công cấp vật tư kỹ thuật, công cụ máy móc... tới các dịch vụ mua bán chế biến, lưu thông đểcung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp nói chung và TTCN nói riêng.
2. Kinh nghiệm của các nước NICs.
NICs là một số nước phát triển, có nền kinh tế mạnh ở khu vực châu á trong nhiều năm gần đây. Đây là các nước tạo nên sự thần kỳ Châu á bằng việc phát triển nhanh nền kinh tế quốc dân. Mặc dù vậy tuỳ thuộc vào từng giai đoạn mà họ phát huy lợi thế của mình.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc.
Công cuộc phát triển kinh tế nông thông qua các chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp của các hộ nông dân, chương trình phát triển ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn, ngành nghề phi nông nghiệp nông thôn đã tạo thêm làm cho nông dân bắt đầu từ 1967. Chương trình này tập trung vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động thủ công, công nghệ đơn giản và sử dụng nguồn nguyên liệu sẳn có ở địa phương, sản xuất quy mô nhỏ, khoảng 10 hộ tập trung lại với nhau thành từng tổ, được ngân hàng cung cấp vốn tín dụng lãi xuất thấp đễ sản xuất, kinh doanh ngành nghề của mình.
Chương trình phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống cũng được triển khai từ những năm 1970. Để hổ trợ cho loại hình sản xuất này trong cả nước phát triển Hàn Quốc đã tổ chức ra gần 100 công ty dịch vụ thương mại dảm nhận đầu vào đầu ra cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên toàn địa bàn sản xuất, đây là một biện pháp để công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn độc đáo của Hàn Quốc, và loại hình này được sự hỗ trợ của chính phủ về vốn và công nghệ... Tạo ra thuận lợi cho phát triển TTCN khu vực nông thôn, giải toả được mật độ công nghiệp và dân cư tập trung quá đông ở thành phố.
Kinh nghiệm của Đài Loan.
Ngay từ đầu của quá trình phát triển kinh tế Đài Loan đã có chủ trương xây dựng các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, bố trí phân tán ở các huyện lỵ, thi trấn rải rác ở các vùng nông thôn gần địa bàn nguyên liệu.
Từ vấn đề nói trên làm cho các hộ nông dân trở thành vừa làm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đã phần nào giảm bớt quỹ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn.
Với khu vực công nghiệp nông thôn ở Đài Loan bao ồm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), các làng nghề cổ truyền, các xí nghiệp gia đình sản xuất chế biến các sản phẩm lương thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu, các xí nghiệp vệ tinh, liên doanh với các xí nghiệp lớn ở đô thị.
Nhờ những chính sách hỗ trợ phát triển như vậy mà TTCN Đài Loan đã góp phần không nhỏ vào tạo việc làm và thu nhập cho người dân, đặc biệt khu vực nông thôn, từ đó rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn.
3. Kinh nghiệm ASEAN.
Tựu chung lại, các nước ASAN là những nước có chung có điều kiện phát triển nông nghiệp, chính vì thế lao động khu vực này là nhàn rổi nhiều theo mùa vụ, xuất phát từ yếu tố đó các nước ASEAN đã chú trọng phát triển TTCN khu vực này.
Kinh nghiệm INDONEXIA.
Chính phủ INDONEXIA đã đề ra chương trình phát triển ngành nghề TTCN ở khu vực nông thôn trong kế hoạch 5 năm. Từ xây dựng các xưởng và các trung tâm để bán các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đến thực hiện các
dự án hướng dẫn công nghiệp nhỏ nhằm giáo dục, đào tạo, mở rộng các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ, rồi tổ chức ra một số cơ quan để quản lý, chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất kinh doanh và các dịch vụ cung cấp thiết bị vật tư, tiêu thụ sản phẩm...
Chính phủ tổ chức ra trung tâm hỗ trợ công nghiệp nhỏ đặt mối quan hệ với công nghiệp lớn và chương trình nghiên cứu tiềm năng sản xuất và nhu cầu thị trường, làm cơ sở cho việc phát triển công nghiệp nhỏ. Cùng với việc đề ra các chính sách, Chính Phủ đã tổ chức ra " Hội đồng TTCN quốc gia INDONEXIA "nhằm thúc đẩy ngành TTCN phát triển nhanh, tổ chức thi thiết kế mẫu mã, tổ chức hội chợ triển lãm các sản phẩm TTCN và "Trung tâm phát triển TTCN " để quản lý hổ trợ TTCN, kế hoạch phát các ngành nghề TTCN được lồng gép vào các chương trình tạo việc làm ở nông thôn. Ngoài ra Chính Phủ còn phát động chương trình giúp đỡ người nghèo do Nhà nước đầu tư vốn để hỗ trợ các làng nghề truyền thống, khôi phục và phát triển tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Kinh nghiệm PHILIPPIN.
Trong kế hoạch năm năm (1978-1982) Chính Phủ đã đề ra chương trình và dự án phát triển công nghiệp nông thôn ở khu vực nông thôn, vùng kém phát triển.
Phương hướng phát triển là tập trung vào các ngành nghề TTCN, sản xuất hàng tiêu dùng đơn giản, chế biến thực phẩm...
Mặt khác chính phủ còn đề ra một chương trình hỗ trợ các xí nghiệp TTCN và công nghiệp nông thôn về tài chính, công nghệ và tiếp thị.
Miễn thuế cho các xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp nông thôn với 20 lao động và thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về cung cấp vốn tín dụng, các ưu đải thuế... Từ yếu tố đó đã đưa tiểu thủ công nghiệp PHILLIPIN phát triển mạnh và giải quyết lớn lực lượng lao động khu vực nông thôn.
4. Những kết luận chung về bài học kinh nghiệm.
Qua nghiên cứu trên cho thấy vấn đề phát triển TTCN được các nước chú trọng trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của mình.
-Về cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh của TTCN ở các nước rất đa dạng, từ sản xuất dịch vụ, nghề cổ truyền và nghề mới thủ công mỹ nghệ, nữa cơ khí... Cơ cấu ngành nghề TTCN lúc đầu thường là tự phát và phát triển theo nhu cầu thực tế của thị trường và sau đó được cơ cấu hợp lý từng giai đoạn.
-Về quy mô ở các nước thì TTCN đều là quy mô nhỏ, dựa trên nguồn lực tại chổ, đặc biệt TTCN được chú trọng phát triển ở khu vực nông thôn, như ASEAN.
-Các ngành nghề chủ yếu dựa vào lao động thủ công, sử dụng công cụ thô sơ, công nghệ đơn giản dễ làm, nhưng cũng có ngành nghề thủ công mỹ nghệ cần tay nghề điêu luyện, có óc sáng tạo của các nghệ nhân có tay nghề cao. Để tăng năng xuất ngành nghề đã dần dần sử dụng máy móc kỹ thuật cao.
- Một vấn đề hết sức quan trọng trong mô hình này là các nước phát triển TTCN đều cần có sự trợ giúp từ phía nhà nước, trong việc tạo vốn, thị trường, tiếp thị, kỹ thuật ... bằng những trương trình chính sách cụ thể.
Tuy vậy trong quá trình phát triển TTCN thì các nước đã bộc lộ những mặt hạn chế : gây nên sự tranh chấp đất đai, lao động, vốn, mặt khác việc gây ô nhiểm môi trường sinh thái thể hiện qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên bừa bải, ảnh hưởng tới đời sống và năng xuất lao động... Đo đó, vấn đề phát triển TTCN ở Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng cần coi trọng và khắc phục vấn đề này.
Chương II
Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
I. Các điều kiện tư nhiên kinh tế - xã hội tác động đến phát triển kinh tế và TTCN Hà Tây
1. Điều kiện tự nhiên Hà Tây.
Cũng như các lĩnh vực sản xuất khác, TTCN Hà Tây cũng chựu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên. Các yếu tố này bao gồm : Vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và nhiều nhân tố khác.
1.1. Về vị trí địa lý.
Hà Tây có toạ độ địa lý 20,31o -21,17o vĩ bắc và 105,17 -106 o kinh đông bao quanh thành phố Hà Nội về phía tây Nam. Vơí bốn cửa ngõ vào thủ đô qua các quốc lộ 1; 6 ; 32, và hệ thống đường thuỷ. Diện tích chung 2192 km2 phía đông giáp Hà Nội, Hải Hưng, phía tây giáp với Hoà Bình, phía Bắc giáp với Vĩnh Phúc và phía Nam giáp với Hà Nam.
Hà Tây nằm cạnh khu tam giác kinh tế Hà Nội -Hải Phòng-Quãng Ninh, hạt nhân kinh tế miềm bắc, nằm trên khu chuyển tiếp từ tây bắc và trung du miền núi phía bắc, với đồng bằng Sông Hồng qua một mạng lưới giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt và các bến cảng tương đối phát triển.
Với những vị trí tạo cho Hà Tây những thuận lợi:
-Có thành phố Hà Nội và các tỉnh phụ cận là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm của Hà Tây (Hàng tiêu dùng thủ công mỹ nghệ, du lịch và nghĩ nghơi... )
-Hà Tây là địa bàn mở rông của thủ đô Hà Nội qua xây dựng thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí gnhiệp vừa và nhỏTTCN ở thành thị và nông thôn phục vụ cho các xí nghiệp lớn ở Hà Nội...
-Mặt khác Hà Tây với vị trí địa lý của mình sẽ thuận lợi cho giao lưu, trao đổi lưu thông hàng hoá với các tỉnh trung du miền núi phía bắc, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam. Đây là điều kiện cung cấp tốt đầu vào đầu ra cho TTCN Hà Tây phát triển.
1.2. Tài nguyên khoáng sản.
Với nền công nghiệp chưa phát triển, song tài nguyên phân bố đều ở các huyện trong tỉnh. Điều đó thuận lợi rất lớn cho phát triển công nghiệp nói chung và TTCN nói riêng.cụ thể là ngành vât liệu xây dựng .
Cụ thể các loại khoáng sản : Đá vôi (Mỹ Đức,Chương Mỹ),Granit ốp lat(Chương mỹ), Đất sét(Chương mỹ,Sơn Tây,Thạch Thất, Quốc Oai), Đồng (BaVì),Vàng gốc và sa khoáng sản (Quốc Oai,Chương Mỹ), Nước khoáng (Ba Vì), Cao lanh (Ba Vì, Quốc Oai)...
Nguồn tài nguyên rừng là thế mạnh của tỉnh, với 2/3 diện tích toàn tỉnh là đồi núi, với nhiều loại gỗ quý hiếm: như lim , sến, tấu và ngoài ra còn nhiều loại như tre, nứa,... thuận lợi cho phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Vì vậy việc phát triển TTCN ở Hà Tây cho phép phát huy và tận dụng tốt nguồn tài nguyên khoáng sản sẳn có.
2. Điều kiện kinh tế xã hội .
2.1. Tài nguyên con người.
Dân số Hà Tây năm 1999 là 2.393.000 người, tốc độ tăng trưởng là 2%/năm, mật độ bình quân là 1083 người/km2. Hà Tây là tỉnh đông dân thứ 7 trong cả nước, sau Tp Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Hưng, Hà Nam, Hà Bắc, với 93% dân số ở nông thôn, chỉ 7% dân số ở thành thị. Lao động 1,1 triệu người, trong đó có 80% lao động nông nghiệp, tốc độ tăng lao động hàng năm là 2%, 1/3 số xã có làng nghề TTCN với 117000 lao động có Tay nghề. Lao động nông nghiệp có trình độ văn hoá khá ( 21% có trình độ cấp III, 62% cấp II, và 14% cấp I).
Từ những số liệu và nhận định trên, với dân số tập trung ở nông thôn là lớn, mặt khác nơi đây lại có nhiều làng nghề thủ công nghiệp truyền thống, thêm vào đó là trình độ dân trí khá, điều đó cho thấy để tránh tình trạng di cư tự do gây sức ép cho khu vực thành phố, đô thị về mặt lao động, mặt khác giải quyết tốt vấn đề lao động và nguồn lực tại chỗ, thì vấn đề phát triển TTCN là hết sức cần thiết cho tỉnh Hà Tây.
2.2. Tài nguyên cảnh quan Di tích Lịch sử.
Theo thống kê của Bộ Văn Hoá - Thông Tin , Hà Tây là tỉnh có số lượng di tích đứng thứ ba cả nước, sau (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh).Với gần 300 di tích. Điều quan trọng hơn là nhiều di tích quý giá gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc, trong đó nổi bật là hệ thống chùa chiền và đền thờ cổ với nhiều lễ hội, làng việt cổ, các làng nghề truyền thống.
Sự hiện diện của vùng núi, đặc biệt là núi Ba Vì và dãi đá vôi có nhiều hang động đẹp, với rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẽ và có đồng bào dân tộc ít người với văn hoá dân tộc truyền thống . Hiện tại Hà Tây đã hình thành ba cụm di tích ( Cụm chùa Hương, Cụm Ao Vua -Ba Vì suối Hai-Đồng Mô-Ngải Sơn, Cụm Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai), tạo ra những trung tâm du lịch lớn có tầm cở quốc gia và quốc tế.
Hiện tại hàng năm Hà Tây thu hút một số lượng lớn du lịch khách từ trong và ngoài nước đỗ về, từ những yếu tố đó tạo cho Hà Tây những thế mạnh về phát triển du lịch , trên cơ sở đó đây cũng là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm TTCN và đó cũng là cơ hội để khôi phục và phát triển làng nghề cũng như bản sắc văn hoá dân tộc, tạo điều kiện giải quyết tốt nhất vấn đề lao động thành thị và nông thôn.
2.3. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
* GDP và nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991 - 1999 .
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Theo giá 1989
Theo giá 1994
1991
1992
1993
1994
1995
1995
1996
1997
1998
1999
GDP (giá SS)
595,8
716,8
787,5
865,3
954,3
3537,7
3809,7
4109,6
4405,0
4654
Tốc độ phát triển (%)
-1,31
20,31
9,86
9,88
10,29
-
7,96
7,87
7,19
5,7
Nguồn: Niên giám thống kê - Hà Tây
Tốc độ trung bình: 1991 - 1995: 9,8%
1996 - 1999: 7,18%
Theo số liệu thống kê trên đây nhìn chung tốc độ phát triển hàng năm đầu tăng, riêng năm 1991 thu nhập theo GDP theo giá so sánh là 595,8 tỷ đồng là năm thấp nhất và thấp hơn năm1990 là 7,9 tỷ đồng, chính vì vậy tốc độ giảm so với năm 1990 là (-1,31%) trong giai đoạn 1991 - 1995 (theo giá cố định 1989) nhìn chung các năm từ 1992 - 1995 thì tốc độ phát triển đều tăng, riêng 1992 có tốc độ cao nhất 20,31% và trung bình trung giai đoạn này là 9,8%.
Bước sang giai đoạn (1996 - 1999) tính theo giá cố định 1994, tốc độ tăng trưởng hàng năm đều tăng (năm sau so năm trước), xu hướng về tốc độ phát triển (%) của tổng sản phẩm quốc dân Hà Tây trong giai đoạn 1996 - 1999 giảm xuống.
Điều đó cho thấy có sự ảnh hưởng của điều kiện chủ quan và khách quan. Về khách quan có thể thấy giai đoạn này nền kinh tế tỉnh Hà Tây chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, về thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm tỉnh nhà, và điều kiện tự nhiên... gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh thời gian qua.
Về chủ quan, có thể thấy do sự tác động từ cơ chế chính sách tới vấn đề đầu tư sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý khi nền kinh tế mở rộng.( cụ thể như quá trình đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép còn chậm, chưa có chính sách cụ thể cho vay vốn đối với khu vực kinh tế còn kém phát triển ...)
Chính vì thế giai đoạn 1996 - 1999 tốc độ phát triển đạt 7,18% thấp hơn giai đoạn 1991 - 1995 là 2,62%.
Với tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam qua các năm (1991 - 1999) ta có bảng sau:
Năm
91
92
93
94
95
96
97
98
99
Tốc độ phát triển (%)
6,0
8,65
8,1
8,8
9,5
9,3
8,2
5,8
4,8
* Trung bình giai đoạn: 91 - 95: 8,21%
96 - 99: 7,02%
So sánh với kết quả tăng trưởng tế trung bình của Hà Tây và cả nước của qua các giai đoạn phát triển ta có nhận xét như sau:
+ Sự phát triển và tăng trưởng kinh tế Hà Tây có cùng xu hướng chung của cả nước cụ thể qua hai giai đoạn (1991 - 1995) và (1996 - 1999).
+ Về tốc độ tăng trưởng chung thì Hà Tây có cao hơn cả nước: cụ thể (1991 - 1995) là 9,8% và (1996 - 1998) là 7,18% trong khi cả nước lần lượt là 8,21% và 7,02%.
Mặc dù vậy so với cả nước thì Hà Tây lại thấp hơn cả nước về các mặt như GDP bình quân đầu người, tỷ lệ huy động ngân sách và cân bằng ngân sách ...
Cụ thể GDP bình quân đầu người 1991 là 149 USD năm 1992 là 172 USD/ 230 USD của cả nước, năm 1994 trong khi cả nước đã vượt trên 300 USD/ người. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP năm 1992 là 7%, 1993 là 6% trong khi đó Chi ngân sách so với thu thiếu hụt lần lượt 73 tỷ năm 1992 và 106,6 tỷ năm 1993. Bước sang năm 1999 thu là 577 tỷ đồng trong khi chi là 603,0 tỷ thiếu hụt 26 tỷ.
Song có được sự phát triển kinh tế với tốc độ cao qua các thời kỳ, là nhờ có đường lối đổi mới của Đảng (cụ thể qua Đại hội Đảng lần VIII) nói chung và sự lãnh đao chỉ đạo của tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh nói riêng ,đã có những nghị quyết, chủ trương sát đúng với thực trạng của địa phương - lãnh đạo nhân dân trong tỉnh khắc phục khó khăn, lao động sáng tạo... nhờ đó đã phát huy được nội lực của tỉnh nhà và cụ thể đã đạt được những thành quả quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Thêm vào đó là sự lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, ý thức tự lực vươn lên, có nhận thức đúng về sự đổi mới, năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển chung của Hà Tây và cả nước.
Tuy vậy trong giai đoạn qua, đặc biệt 1995 - 1999 tốc độ phát triển kinh tế tuy có tăng, song có xu hướng giảm xuống cùng với xu thế chung của cả nước và khu vực cho thấy Hà Tây là tỉnh cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, thêm vào đó là hệ thống hạ tầng xuống cấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, vấn đề vốn, thiết bị lạc hậu về công nghệ trong các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và tình trạng thâm hụt ngân sách còn tồn tại... Chính vì vậy đây sẽ là trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế tỉnh Hà Tây trong những năm tới, và đòi hỏi các cơ quan chức năng, các ngành các cấp cần có đối sách trong giải quyết tồn tại này để đưa nền kinh tế Hà tây phát triển.
2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tính từ năm 1991 đến nay, cơ cấu kinh tế ngành Hà Tây đã có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và du lịch - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, nhưng giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn tăng lên. Tổng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh năm 1995 so với năm 1991 tăng 48,81%, bình quân mỗi năm tăng 6,7%, năm 1998 so với năm 1996 tăng 6,68%, bình quân tăng 5%.
Cơ cấu kinh tế ngành ở Hà Tây(1991-1999).
Đơn vị: %
Năm
Ngành
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Nông nghiệp
52,35
54,95
54,26
46,82
48,66
46,74
43,56
43,03
43,00
Công nghiệp
22,48
22,18
23,0
26,13
25,51
26,52
28,21
28,61
29,57
Dịch vụ
25,17
22,87
22,74
27,05
25,83
26,74
28,23
28,36
27,43
Nguồn: Niên giám Thống kê - Hà Tây
Sự chuyển dịch cơ cấu được thực hiện trên cơ sở có sự tăng trưởng khá đều của cả ba nhóm ngành, đặc biệt là công nghiệp và du lịch - dịch vụ.
Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế ở Hà Tây(1991-1999).
Đơn vị: %
Năm
Ngành
1991
1992
1993
1994
1995..
Bình quân
1997
1998
1999
Bình quân
Nông nghiệp
-8,8
26,3
8,4
-5,2
14,6
6,7
8,6
0,5
6,1
5,0
Công nghiệp
0
18,7
13,8
24,9
7,7
11,9
16,0
14,7
8,9
13,2
Dịch vụ
17,2
9,3
9,1
30,7
5,3
13,6
10,6
13,9
7,9
10,8
Nguồn: Niên giám Thống kê - Hà Tây
Trong 5 năm 1991 - 1995, công nghiệp tăng bình quân 11,9% nông nghiệp 6,7%, dịch vụ - du lịch 13,6%. Trong ba năm 1996 - 1998, công nghiệp tăng bình quân 13,2%, nông nghiệp 5%, dịch vụ 10,8%. Như vậy, những nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao cũng là nhóm ngành có năng suất cao, nên tỷ trọng của nó trong GDP cũng tăng lên. Ngược lại, nhóm ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp nhất và tốc độ tăng trưởng thấp nhất nên tỷ trọng đã giảm 9,35% từ 53,35% năm 1991 xuống còn 43,00% năm 1999. Song hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhóm ngành công nghiệp có năng suất lao động và tốc độ tăng khá nên tỷ trọng đã tăng từ 22,48% lên 29,57% từ 1991 đến 1999 nên đã đứng hàng thứ hai về tỷ trọng và trên du lịch dịch vụ.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành được thực hiện gắn liền với sự phát triển của ngành theo hướng đa dạng hóa, dần hình thành các ngành trọng điểm, mũi nhọn, các ngành định hướng xuất khẩu đang được khôi phục và phát triển.
Tóm lại, cơ cấu kinh tế của Hà Tây trong những năm qua đã có sự chuyển dịch đúng hướng và tích cực, góp phần cấu trúc lại nền kinh tế dầu đi vào ổn định, tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
Có được những kết quả chuyển dịch như trên là do cơ quan chủ quản và chính quyền tỉnh đã thực hiện nhất quán các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh đã bước đầu định hướng tạo môi trường cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2010 các kế hoạch phát triển, đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế.
Yếu tố thị trường cũng bắt đầu định hướng các doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, và sản xuất như thế nào. Giá cả về cơ bản đang hình thành trên thị trường thông qua quan hệ cung cầu và phản ánh mức độ khan hiếm của hàng hóa dịch vụ.
3. Lợi thế, hạn chế và thách thức đối với phát triển kinh tế và TTCN Hà Tây.
3.1. Lợi thế.
- Hà Tây có lợi thế về vị trí địa lý , với tam giác kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long ) vừa là thị trường tiêu thụ của Hà Tây vừa là nhân tố tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Hà Tây, mặt khác cũng tạo điều kiện cho Hà Tây tiếp thu nhanh công nghệ mới và thông tin kinh tế trong nước và thế giới.
-Hà Tây là tỉnh có quy mô GDP chiếm tỷ lệ cao trong GDP cả nước, cụ thể giai đoạn 1993 chiếm 2,12 % và đến năm 1998, 1999 là 2,3% và 2,43% GDP cả nước.
- Tài nguyên du lịch và tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản vật liệu xây dựng là hai nguồn lực lớn có thể trở thành những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh về công nghiệp chế biến nông sản sẽ tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.
- Đặc điểm địa mạo, tài nguyên khí hậu, đất, nước cho phép phát triển một nền nông lâm nghiệp, thủy sản đa dạng và thâm canh, sinh thái và bền vững làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Có hệ thống cơ sở hạ tầng đa dạng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, liên tỉnh, liên huyện và xã. Điều đó tạo thuận lợi cho Hà Tây trong trao đổi và giao lưu buôn bán hàng hóa.
- Có thị trường xuất khẩu tại chỗ với kim ngạch đáng kể qua du lịch. Có nhiều làng nghề, thủ công mỹ nghệ phát triển và công nghiệp tập trung, nhiều đối tác tới liên doanh đặc biệt trong những năm gần đây, có thị trường Hà Nội tiêu thụ nhiều loại sản phẩm.
- Có nguồn nhân lực dồi dào, có văn hóa, có nhiều nghề truyền thống, bước đầu làm quen với sản xuất hàng hóa và có năng lực tiếp thu được công nghệ mới, những ngành nghề có hàm lượng chất xám cao (như điện tử, tin học).
3.2. Hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng quá xuông cấp do nhiều năm sát nhập tỉnh, 90% doanh nghiệp Nhà nước, trung ương và địa phương trình độ kỹ thuật trung bình và lạc hậu, 40% thiết bị già cỗi, năng suất và hiệu quả thấp.
- Đất chật, người đông, tốc độ tăng dân số còn cao gây sức ép lớn về việc làm và thu nhập cũng như các vấn đề xã hội.
- Với GDP bình quân đầu người còn thấp, là tỉnh chưa cân bằng ngân sách, vì vậy Hà Tây là tỉnh đang thiếu vốn nghiêm trọng.
- Con người Hà Tây, tuy có những lợi thế nêu trên, song mặt hạn chế là thiếu kiến thức quản lý cũng như kinh nghiệm quản lý, nhất là trong quản lý công nghiệp, du lịch.
- Du lịch được dự báo trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều danh lam thắng cảnh (thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) song cho tới nay vẫn chưa phát huy được tối đa lựi thế của mình, do điều kiện co sở hạ tầng yếu kém cũng như quá trình quản lý...
- Có lợi thế phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề, là một đóng góp lớn cho vấn đề xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn và tăng tưởng kinh tế, song hiện tại vẫn nhiều vướng mắc từ phía thị trường, cơ chế quản lý...
3.3. Những thách thức.
- Sự biến động thị trường trong giai đoạn hiện nay là một trở ngai đối với các sản phẩm của Hà Tây khi tham gia cạnh tranh .
- Là một tỉnh có nhiều tài nguyên (nông nghiệp, du lịch, vật liệu xây dựng, con người...) là lợi thế, song điểm xuất phát GDP thấp, GDP bình quân đầu người còn thấp và dưới mức bình quân của cả nước. Trong thời gian tới, không khai thác được những tài nguyên và lợi thế đó sẽ có nguy cơ tụt hậu xa so với bình quân cả nước.
- Gần thủ đô Hà Nội vừa là cơ hội tạo ra những lợi thế song đây cũng vừa là thách thức. Sản phẩm của Hà Tây xâm nhập được thị trường Hà Nội phải có sức cạnh tranh lớn và nghệ thuật tiếp thị giỏi. Sức cạnh tranh lớn được biểu hiện ở chất lượng cao, giá thành hạ...
- Du lịch là thế mạnh của Hà Tây, song muốn thu hút được khách quốc tế nghĩ lại qua đêm để kinh doanh khách sạn (vì kinh doanh khách sạn đưa lại lợi nhuận cao trong kinh tế du lịch) thì phải có hình thức, nội dung du lịch hấp dẫn và kiến trúc khách sạn ở Hà Tây phải khác với Hà Nội (VD: kiểu biệt thự, nhà sàn, khách sạn mini gắn với cảnh quan môi trường sinh thái sạch đẹp), mặt khác vấn đề quy hoạch các cụm, khu du lịch là điều kiện cần thiết để phát triển lợi thế ngành này.
II. Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn Hà Tây.
1. Mạng lưới phát triển TTCN khu vực nông thôn tỉnh Hà Tây.
Khi nghiên cứu sự hình thành, hoạt động mạng lưới TTCN nông thôn Hà Tây ta có thể thấy nó tồn tại hai hình thức đó là TTCN chuyên nghiệp và TTCN trong nông nghiệp, TTCN chuyên nghiệp tức là các cơ sở sản xuất chỉ tập trung vào sản xuất TTCN, còn hình thức thứ hai là vừa sản xuất TTCN vừa sản xuất nông nghiệp, ở đây có sự đan xen sắp xếp dựa trên tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp.
1.1. Tiểu thủ công nghiệp chuyên nghiệp.
Xét trên địa bàn nông thôn Hà Tây thì tỷ lệ TTCN chuyên nghiệp còn chiếm một tỷ lệ nhỏ .Hình thức sản xuất phổ biến ở đây là tổ sản xuất, cá thể và hình thức tư nhân, trong đó chủ yếu là hai hình thức tổ sản xuất và cá thể. Tỷ lệ TTCN không đều nhau đối với tất cả các mặt hàng. Tỷ lệ này cao đối với ngành chế biến gỗ, ngành mây tre giang, thuê len, dệt len, ngành sản xuất giấy và ngành chế tạo công cụ. Những ngành chiếm tỷ lệ thấp trong các ngành chế biến, sản phẩm từ nứa lá, ngành gốm sứ và ngành chế biến nông sản. Do chính sách ruộng đất phân chia bình quân đầu người như hiện nay nên chỉ có một tỷ lệ nhỏ lao động trong nông thôn tách rời khỏi ngành nông nghiệp còn phần lớn vẫn trong tình trạng bán nông nghiệp.
Mặc dù tỷ lệ lao động chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng giá trị GDP khu vực này tạo ra không phải là không đáng kể, nhất là trong những ngành TTCN được coi là ngành nghề chính của người lao động.
Chỉ tiêu về tỉ lệ lao động và giá trị TTCN.
Chỉ tiêu
TTCN chuyên nghiệp
TTCN trong NN
Tỉ lệ lao động (%)
45
55
Giá trị TTCN (%)
65,5
34,5
(Nguồn: Sở công nghiệp Hà Tây).
1.2. Tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp.
Cũng như khu vực nông thôn cả nước trên địa bàn nông thôn Hà Tây hình thức sản xuất kết hợp giữa TTCN với nông nghiệp tồn tại phổ biến. Hầu như không có một làng quê nào trong tỉnh là không tồn tại những ngành nghề phụ, trong đó TTCN chiếm một phần lớn trong số làng nghề. Trong tỉnh có khoảng 1460 thôn (làng), thì có 560 làng thuần nông chiếm 38%, 900 làng có nghề và làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chiếm 62%. Ngoài ra ngoài TTCN còn tồn tại bộ phận nhỏ lĩnh vực khác của thương mại dịch vụ, trồng cây ăn quả, chăn nuôi...
Cũng như khu vực chuyên nghiệp khu vực TTCN nằm trong nông nghiệp cũng tồn tại nhiều lĩnh vực tổ chức sản xuất. Nhưng phổ biến nhất và hiệu quả nhất vẫn là hình thức sản xuất hộ gia đình. Bên cạnh hình thức đó còn tồn tại các hình thức hợp tác xã sản xuất hộ cá thể hợp tác xã sản xuất, các hình thức này đang dần dần được thể hiện tinh ưu việt của nó. Khác với TTCN chuyên nghiệp TTCN nằm trong nông nghiệp không phải là ngành chính tạo ra giá trị sản phẩm nuôi sống người lao động. TTCN ở đây được coi là nghề phụ cung cấp một lượng nhỏ giá trị góp phần nâng cao đời sống người lao động. Nó cho phép việc tận dụng tối đa khoảng thời gian nhàn rỗi (ngoài giờ lao động chính trong ngành nông nghiệp hay khoảng thời gian chống mang tính mùa vụ trong năm". Như vậy hình thức lao động TTCN không chuyên này tập trung ở các ngành sản xuất quy mô nhỏ còn lại trong các ngành sản xuất các mặt hàng đòi hỏi trình độ kỹ thuật cũng như trình độ tinh sảo thì hình thức này không tồn tại phổ biến.
2. Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề .
2.1. Về số lượng làng có nghề và làng nghề.
Toàn tỉnh có khoảng trên 1460 thôn (làng), thì có 560 làng thuần nông chiếm 38%, 900 làng có nghề, và làng nghề TTCN phát triển chiếm 62%. Riêng về số lượng làng nghề được khôi phục, phát triển đạt tiêu chuẩn quy định của tỉnh. Năm 1998và1999 là 106 làng truyền thống, thường có số hộ - lao động lành nghề - giá trị sản lượng sản xuất TTCN chiếm từ 50% trở lên. Trong tổng số hộ lao động giá trị sản lượng kinh tế chung của làng. Các huyện có nhiều làng nghề TTCN dịch vụ phát triển là huyện Phú Xuyên Thường Tín 26, Thanh Oai 15 làng Hoài Đức 7 làng, Phúc Thọ 7 làng, Thạch Thất 6 làng, Chương Mỹ 5 làng, ứng Hòa 4 làng, Quốc Oai 3 làng còn các huyện Mỹ Đức, Đan Phượng, Thị xã Hà Đông có từ 1 đến 2 làng.
Phân bố làng nghề sản xuất TTCN - dịch vụ 1999 thuộc huyện thị xã tỉnh Hà Tây.
Số hộ
Tên huyện
thị xã
Số làng nghề
Tổng số
Hộ
Chia ra
Thuần nông
Kiêm SX TTCN
Chuyên SX TTCN
Dịch vụ
Toàn tỉnh
Tỷ trọng
106
66.834
100%
18.567
27,8
38.839
58,1
3.631
5,4
5.797
8,7
Phú Xuyên
26
8.669
3.105
4.582
600
382
Thường Tín
26
10.521
4.147
5.184
359
831
Thanh Oai
15
15.782
478
4.809
-
495
Hoài Đức
7
12.986
2.004
7.487
451
2.134
Phúc T._. cần tập trung phát triển một số ngành nghề tryền thống sau ở hiện tại và tương lai để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc .
*Làng nghề tơ lụa Hà Đông. Đây là làng nghề đã tồn tại và phát triển suốt 1700 năm nay.
-Làng nghề dệt truyền thống Vạn Phúc (Thị xã Hà Đông ): Trước đây là hợp tác xã dệt lụa xuất khẩu Vạn Phúc thành lập từ 1959 trên cơ sở hợp nhất 11 hợp tác xã nghề dệt. Từ năm 1991đã chuyển về hộ gia đình vơi lao động dệt chiếm 73% lao động, chũng loại do các hộ làm rất phong phú, điều đó là thế mạnh là lợi thế cho Vạn Phúc chuyên môn hoá sản xuất lụa cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh .
- Lụa Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì) trước đây ươm tơ dệt lụa từ tơ tằm nổi tiếng, nơi đây là vùng đất thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liẹu dệt .Do vậy trong thời gian tới cần tận dụng và phát huy ngành nghề truyền thống này .
Và ngoài ra cần tập tung phát triển một số nghề dệt ở Hoà Xá, nghề dệt kim ở La Phù ( Hoài Đức).
*Làng nghề thêu Quất Động .
Làng nghề thêu Quất Động ( huyện Thường Tín ) 50% lao động làm nghề thêu. Trong những năm thị trường Đông Âu và Liên Xô chưa sụp đổ thì nghề thêu ở đây làm ăn có hiệu quả, thêu các mặt hàng : áo kimônô, khăn trải bàn ... Trong hiện tại và tương lai thị trường EU, Nga và thị trường sang các nước khu vực châu á đang được mở rộng, đòi hỏi phải duy trì, phát triển nghề này .
*Làng nghề rèn Hạ Mỗ.
Hạ Mỗ có 75%số hộ có nghề thêu ren, nghề thêu ở đây vốn làm những sản phẩm trang trí nổi tiếng đã được người tiêu dùng trong nước chấp nhận, và đang được mở rộng trong việc tiêu dùng, chính vì vậy sần phát triển ngành nghề này để tăng thu nhập và việc làm cho nhân dân.
*Các làng nghề gỗ .
-Làng nghề sản xuất đồ gỗ Hạ bằng (Thạch Thất ) chuyên sản xuất gường, tủ, bàn ghế, tủ tường .
-Làng nghề sản xuất tiện gỗ ở Nhị Khê ( Thường Tín)
-Làng nghề sản xuất gỗ La thiện (xã Tân Hồng, Ba Vì)
-Làng nghề mộc dân dụng Chàng Sơn ( Thạch Thất )
-Lang nghề mộc mỹ nghệ (Vạn điểm )
-Làng nghề đồ gỗ Chanh Thôn ( Phú Xuyên)
-Làng nghề sơn khảm Ngọ Hạ ( Phú xuyên)
-Làng nghề sơn mài mỹ nghệ Duyên thái ( Thường Tín )
-Làng nghề khảm trai(Phú Xuyên )
*Các làng nghề cơ khí :
-Làng nghề rèn đa Sỹ ( Thị xã Hà Đông )
-Làng nghề sản xuất kim khí Phùng Xá ( Thạch Thất ), Thah thuỳ (Thanh Oai) sản xuất đinh bản lề cửa, vít ...
*Làng nghề chế biến nông sản .
-Chế biến nông sản thực phẩm : đường mật ở Minh Khai( Hoài Đức )
-Chế biến nông sản ở liên hiệp (Phúc Thọ )
-Chế biến dong riềng ở Cư Đà, Cự khê (Thanh Oai)
*Làng nghề may, giầy da.
-Làng nghề may Vân Từ (Phú Xuyên )
-Làng nghề giầy da Gã Hạ (Phua Xuyên)
*Làng nghề Mây tre đan.
-Làng nghề nón chuông (Thanh Oai), Minh Châu (Ba Vì )
-Làng nghề đan lồng chim Canh Hoạch (Thanh Oai)
-Làng nghề đan lát mây tre giang, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ song mây( sa lông, ghế ...), bàn ghé từ cây trúc, Ninh sở (Thường Tín )
Việc phát triển và phục hồi các ngành nghề trên cho phép tận dụng nguyên liệu rải rác phân tán trên địa phương, thu hút giải quyết lao động nông nhàn hiện nay ở nông thôn cũng như phục hồi bản sắc văn hoá dân tộc Hà Tây và cả nước nói chung, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng tích luỹ cho địa phương rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn là điều cần thiết phải làm trong hiện tại và tương lai đối với TTCN Hà Tây .
3. Phương hướng phát triển chủ yếu đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu .
Để phát huy mạnh mẽ vai trò của TTCN trong việc sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu cần chú ý những phương hướng trong gia đoạn tới như sau:
3.1. Kết hợp chặt chẽ tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp với công nghiệp quốc doanh ( Trung ương, địa phương) để hình thành một cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu hợp lý ở Hà Tây .
Để giải quyết hai nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong bước đi ban đầu là tăng tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bên cạnh những ngành công nghiệp nặng chủ chốt, Hà Tây phải xây dựng một hệ thống các ngành công nghiệp nhẹ, từ đó hình thành một cơ cấu ngành sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu hợp lý ở Hà Tây, trên cơ sở kết hợp kỹ thuật hiện đại và truyền thống .
Hiểu một cách đầy đủ ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm chủ yếu các ngành công nghiệp thuộc hệ thống công nghiệp nhẹ trong đó có cả công nghiệp địa phương, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp. Như vậy cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xây dựng theo một hệ thống tương đối hoàn chỉnh với nhiều ngành nghề, nhiều khu vực sản xuất, nhiều hình thức sở hữu khác nhau, với nhiều hình thức tổ chức từ trung ương đến địa phương. Việc xây dựng cơ cấu ngành phải phải đạt được mục tiêu là từng bước đáp ứng được yêu cầu về các mặt ăn, ở, mặc, học tập ( Về ăn có chế biến lương thực, thực phẩm, ; về ở có ngành công nghiệp sản xuất đồ dùng trong nhà, vật liệu xây dựng cao cấp, đồ gỗ...). Về mặc có ngành dệt, may mặc, về học có ngành sản xuất giấy, bút ...
Đối với cơ cấu mặt hàng công nghiệp xuất khẩu cần cân nhắc những mặt hàng nào có tính chất truyền thống và dựa trên yếu tố lợi thế về nguồn lực. (ở đây cơ cấu mặt hàng công nghiệp xuất khẩu là sự kết hợp giữa CN và TTCN tạo nên những sản phẩm chất lượng và số lượng ngày càng tăng, mẫu mã đẹp đạt tiêu chuẩn quốc tế ).
Chỉ trên cơ sở hình thành một cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu hợp lý mới có căn cứ để tiến hành phân công lao động, bố trí sản xuất phù hợp với tính chất trình độ phát triển của sản xuất tiểu công nghệp, thủ công nghiệp.
3.2. Xây dựng mạng lưới tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp (TTCN) rộng khắp để sản xuất hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu .
Hiện nay Hà Tây có trên hai trăm xí nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, tham gia sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu TTCN thuộc trung ương, địa phương quản lý. Song nhược điểm lớn nhất của hệ thống xí nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, này là chưa gắn bó chặt chẽ với nhau theo ngành kinh tế kỹ thuật và còn phân tán. Do đó dẫn đến tình trạng các xí nghiệp quốc doanh tổ chức nhiều khi "khép kín" sản xuất, mở rộng quy mô ở nhiều bộ phận không cần thiết đáng lẽ ra có thể phân công hợp tác chặt chẽ với các hợp tác xã, tổ sản xuất thuộc kinh tế tập thể, tận dụng nguồn lực phân tán rải rác .
Để xây dựng mạng lưới TTCN rộng khắp, tham gia sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành địa phương và vùng lãnh thổ, nên chú ý giải quyết vấn đề :
-Tổ chức phân công hợp lý giữa công nghiệp quốc doanh ( Trung Ương) với TTCN. Nguyên tắc phân công là : cơ sở nào sản xuất có lợi nhất cho xã hội thì ưu tiên phát triển, khi phân công sản xuất phải hướng vào việc tổ chức chuyên môn hoá, từ phân công sản xuất theo mặt hàng, đến phân công sản xuất theo chi tiết, hoặc bộ phận sản phẩm, hoặc theo tưng khâu, từng việc trong quá trình sản xuất sản phẩm, lấy các cơ sở nhỏ ở nông thôn làm vệ tinh cho cung cấp bán thành phẩm cho xí nghiệp, cơ sở lớn ở đô thị ( Hà Đông,Thường Tín, Sơn Tây ). Như vậy các xí nghiệp quốc doanh ( Khu vực kinh tế nhà nước ) nên đi vào những mặt hàng có nhu cầu lớn, những bộ phận chi tiết quan trọng, những khâu đòi hỏi chi tiết kỹ thuật phức tạp, phải bỏ nhiều vốn mà lực lượng thủ công không làm được. Trên cơ sở đó khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công, truyền thống, tận dụng lao động năng lực sản xuất, tay nghề của các cơ sở hiện có, gắn với công nghiệp quốc doanh trên cơ sở mở rộng ngành nghề thủ công trong các hợp tác xã nông nghiệp, thúc đẩy phân công tận dụng lao động nhàn rổi ở khu vực nông thôn và khai thác nguồn nguyên liệu của nông nghiệp vốn là thế mạnh của Hà Tây .
- Vận dụng một cách linh hoạt các hình thức tổ chức sản xuất thích hợp để kết hợp các cơ sở lại với nhau thành một mạng lưới chặt chẽ. Trong việc kết hợp này, lấy một xí nghiệp có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng vươn lên làm nòng cốt, các cơ sở TTCN vây quanh hình thành các vệ tinh của xí nghiệp chủ chốt .
3.3 Kết hợp kế hoạch với thị trường và sử dụng các đòn bẩy kinh tế trong phát triển mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu TTCN.
Trong việc chỉ đạo sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, nhất là đối với TTCN, chúng ta chưa sử dụng tốt công cụ kế hoạch và các đòn bẩy kinh tế. Thiếu sót chủ quan của chúng ta là muốn đưa phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ hàng tiêu dùng, xuất khẩu vào kế hoạch, trong đó không coi trọng yếu tố thị trường, mà thị trường lại là cơ sở cho việc đề ra kế hoạch .Do đó dẫn đến tình trạng gò bó, quá tập trung, cứng nhắc trong việc chỉ đạo. Vì thế trên thị trường có lúc hàng thừa, hàng thiếu, hàng xấu, hàng tốt ... Gây khó khăn cho công tác quản lý .
Mặt khác, cần mở rộng dân chủ, phát huy tính sáng tạo của các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng, xuất khẩu đáp ứng nhu cầu muôn mầu muôn vẽ của người tiêu dùng trong tỉnh và thị trường ngoại tỉnh. Vì vậy phải "kết hợp kế hoạch với thị trường, lấy cái sau bổ sung cho cái trước ". Từ vấn đề đặt ra là cần cải tiến chế độ gia công, thực hiện kế hoạch hoá trên cơ sở thị trường với những mặt hàng có nhu cầu tương đối lớn và tương đối ổn định về nguyên liệu ; đồng thời sử dụng các đòn bẩy kinh tế như chính sách giá cả, thuế, cho vay... khuyến khích TTCN sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
III. Một số giải pháp phát triển TTCN tỉnh Hà Tây .
Khắc phục những tồn tại và tiến tới phát triển TTCN theo phương hướng và mục tiêu trên đòi hỏi phải có hướng đi đúng đắn. Vấn đề dặt ra là phải làm những gì?, và cần điều kiện như thế nào? để thực hiện những mục tiêu đó. Để thực hiện được những mục tiêu và phương hướng trên cần có nhiều giải pháp khác nhau. Những giải pháp này chính là chìa khoá cho sự phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh trong những năm tới. Trong điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế do vậy tôi chỉ tập trung vào các giải pháp sau :
-Giải pháp về phát triển thị trường .
-Giải pháp về vốn, công nghệ môi trường .
-Giải pháp về cơ chế chính sách .
-Giải pháp về phát triển nguồn lực.
1.Giải pháp về thị trường .
Những hạn chế lớn về thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, đang là nguyên nhân quan trọng làm chậm tốc độ phát triển TTCN hiện nay. Thị trường chính là nơi quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và các thành phần kinh tế nói chung và TTCN nói riêng. Nhận thức được vấn đề này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và đặc biệt TTCN có những bước đi thích hợp gắn sản xuất kinh doanh với thị trường .
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường là vấn đề khó khăn nan giải đối với sản xuất TTCN trên địa bàn tỉnh. Muốn phát triển TTCN vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp, tổ sản xuất, hộ gia đình ... đầu tiên là tìm kếm tiến tới mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của mình. Để gắn sản xuất với thị trường Sở thương Mại chủ trì phối hợp với các sở quản lý chuyên ngành kinh tế kỹ thuật và các sở quản lý chức năng cũng như các doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc về thị trường, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cở sở sản xuất có được những sản phẩm tiêu thụ rộng rải trên thị trường và các cơ sở sản xuất sản phẩm xuất khẩu đủ điều kiện để xuất khẩu sản phẩm trực tiếp của mình trên thị trường thế giới cũng như xuất khẩu tại chổ. Phát triển thị trường ở đây phải căn cứ vào nhiều yếu tố như : Thu nhập của dân cư, nhu cầu đối với sản phẩm hiện tại và trong tương lai, cũng như chất lượng và giá thành của các sản phẩm TTCN ... Đây là các yếu tố buộc các doanh nghiệp, tổ sản xuất và các hộ phải quan tâm khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Trong giải pháp chúng ta tập trung đi sâu xem xét về thị trường ngoại tỉnh, thị trường nội tỉnh và thị trường nước ngoài đối với TTCN.
1.1. Thị trường ngoại tỉnh .
Đây là thị trường lớn và là thị trương chủ yếu để tiêu thụ các sản phẩm TTCN, nhưng rất khó xâm nhập. Nguyên nhân chính là do chất lượng và cách tiếp cận của sản phẩm trên thị trường .
Với nhận thức trên thị trường Hà Nội là thị trường quan trọng nhất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN. do đó các doanh nghiệp phải có hướng đi phù hợp để dần dần từng bước chiếm lĩnh và mở rộng thị phần của mình. Vấn đề đặt ra là mở rộng, thị phần như thế nào ?. Giải pháp chính là đầu tư thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, có hình thức quảng cáo phù hợp và tập trung vào sản xuất những mặt hàng có thế mạnh của tỉnh, giảm bớt chi phí đầu tư vào sản xuất các mặt hàng càng thiết mà thị trường có nhu cầu .
Với năng lực hiện có các mặt hàng cần xuất ra thị trường ngoại tỉnh tập trung: Sản phẩm vật liệu xây dựng, may mặc và hàng thủ công mỹ nghệ. Để khắc phục những yếu điểm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm TTCN của tỉnh ra thị trường ngoại tỉnh cần chú trọng :
-Thứ nhất : Các cơ sở sản xuất kinh doanh cần thiết lập một hệ thống điều phối sản phẩm hợp lý ở các tỉnh, do vậy cần thiết lập các văn phòng đại diện và hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm .
-Thứ hai: Nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành, cải tiến mẫu mã, nâng cao sức cạnh tranh .Bằng cách đầu tư thiết bị, giảm chi phí đầu vào cho các mặt hàng cần xâm nhập vào thị trường.
1.2.Thị trường nội tỉnh .
Là một tỉnh có tiềm năng về du lịch và nằm trên tuyến dulịch Hà Nội - Hải Phòng -Hạ Long, theo dự báo của tổ chức du lịch quốc tế và viện nghiên cứu phát triển du lịch, đến năm 2001 sẽ có khoãng 1 triệu lượt khách quốc tế đến Hà Nội ( trong 3 triệu lượt khách tới Việt Nam ) và đến năm 2010 có thể tăng gấp 3-4 lần .Nếu Hà Tây khai thác được khoảng 10-30% lượt khách đó và thu hút khách du lịch trong nước, khách nghĩ cuối tuần của dân cư thủ đô, và khách nội tỉnh thì có thể đạt được con số khách tương tự như trên.
Nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch nước ngoài là hàng hoá chất lượng cao, các sản phẩm công nghiệp chế biến công nghiệp và đặc biệt là các sản phẩm TTCN ( chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ ).Đối với TTCN đây là những mặt hàng có điều kiện phát triển và sẽ được tiêu thụ thận lợi ở thị trường này, nếu có phương pháp xúc tiến và giới thiệu sản phẩm tốt. Để thu hút được khách du lịch này và sức mua của họ, trong giai đoạn tới cần tập trung vào các cụm : Ba Vì -Sơn tây; cụm Chùa Hương ; cụm Hà Đông Cần có các giải pháp sau:
-Thứ nhất : Đa dạng hoá các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nâng cao chất lượng và giảm giá thành .
-Thứ hai : Mở rộng các cơ sở xúc tiến tiêu thụ sản phẩm tại các cụm, khu du lịch .
-Thứ ba: Cần có chương trình tiếp thị và giới thiệu sản phẩm, về nguồn gốc của các sản phẩm địa phương, Làng nghề TTCN.
Ngoài ra đối với thị trường nội tỉnh cần chú ý phát triển và cung cấp cho nhu cầu thiết yếu tại chỗ về các sản phẩm chế biến TTCN những phẩm tinh bột, thức ăn gia súc ...phục vụ cho phát triển tăng gia và đời sống nhân dân...
1.3. Thị trường nước ngoài .
Đây là thị trường lớn nhất đưa lại nguồn ngoại tệ cho các cơ sở sản xuất TTCN có hàng xuất khẩu và cho ngân sách địa phương, tỉnh. Các sản phẩm có thể tìm được chổ đứng trên thị trường này là : Sản phẩm tơ tằm, hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ .
Với những sản phẩm TTCN trên đây là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh có sự gia tăng hàng năm, song quy mô còn còn nhỏ, và một số năm gần đây có sự sụt giảm biến động của thị trường, song các sản phẩm này của Hà Tây sẽ còn nhiều hứa hẹn đối với thị trường nước ngoài. Để tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm TTCN thì cần có giải pháp:
-Thứ nhất : Tỉnh cần tiếp tục tổ chức cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thị trường nước ngoài thông qua các cuộc triển lãm giới thiêụ sản phẩm .
-Thứ hai: Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất -kinh doanh mặt hàng TTCN tìm hiểu về các thị trường (Đông Âu, Nga, Đức, Nhật ...). Để từ đó có biện pháp sản xuất kinh doanh hợp lý .
-Thứ ba: Cần đầu tư thiết bị kết hợp với yếu tố truyền thống trong việc đa dạng hoá mặt hàng TTCN, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng và giảm giá thành .
Tóm lại việc giải quyết vấn đề thị trường trong việc tiêu thụ sản phẩm, thì vấn đề này cần có sự nỗ lực từ hai phía, đó là các cơ quan chức năng và các cơ sở sản xuất TTCN.
*Đối với các cơ quan chức năng .
-Thứ nhất: Tổ chức hội chợ (trong nước và nước ngoài ), hàng năm dành một khoản ngân sách tỉnh, huyện ... cho lĩnh vực này .Các huyện thị xã dành vị trí thuận tiện để tổ chức các trung tâm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
-Thứ hai: Tổ chức thông tin, dự báo thị trương tiêu thụ sản phẩm, chống ép giá đối với sản phẩm làng nghề. Sở tài chính vật giá phối hợp với sở thương mại, Sở Công nghiệp để có bản tin hàng tuần, hàng tháng về vấn đề này .Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm làng nghề được tạo mọi điều kiện thuận lợi như đối với cơ sở sản xuất làng nghề.
-Thứ ba: Cần thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất của các làng nghề và làngh mạnh hoá thị thường trong tỉnh, các ngành: công an, quản lý thị trường, hải quan và các ngành khác có liên quancần kiên quyết chống buôn lậu làm hàng giả, gian lận thương mại .
-Thứ tư: Cần nỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm TTCN. Bằng cách phối hợp cùng Sở thương mại, chỉ đạo công ty xuất nhập khâủ trong và ngoài tỉnh tìm kiếm thị trường và tập trung cho việc xuất khẩu hàng địa phương, nhất là mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
*Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm TTCN.
Để mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, bản thân các cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp phải có những nỗ lực rất lớn để khắc phục những nhược điểm trong hoạt động hiện nay của mình như sau:-
-Thứ nhất : Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TTCN phải xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm. nghiên cứu và lựa chọn thị trường, kết cấu tài chính và vốn, về con người, sức lao động và đặc biệt là áp dụng và kết hợp kỹ thuật hiện đại trong sản xuất và chủ cộng thâm nhập thị trường trong tỉnh, khu vực và nước ngoài .
-Thứ hai : Các cơ sở sản xuất -kinh doanh cần áp dụng Marketing. Trong điều kiện nắm bắt nhu cầu và diễn biến của thị trường đê tìm kiếm khai thác chọn đúng thị trường mà doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng hoà nhập .Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào làm chủ được thị trường thì doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển. Việc điều tra thị thường có thể tiến hành bằng nhiếu phương pháp khác nhau như: phỏng vấn, điều tra ... Điều đó đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN cần có một nhóm chuyên gia trong việc điều tra phân tích thị trường .
-Thứ ba: Các cơ sở cần nâng cao chất lượng và hình thức sản phẩm hàng hoá .Để có thể cạnh tranh và phát triển kinh doanh trên thị trường. Đồng thời tạo ra những nguồn lực hoặc giải pháp thu hút chủ đầu tư và khách hàng gắn bó với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TTCN.
- Thứ tư : Các cơ sở cần xem trọng và tăng cường công tác tiếp nhận thông tin kinh tế. Kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường trang bị các phương tiện nhằm hỗ trợ cho việc cung cấp và sử lý thông tin nhanh chóng, để từ đó xác định sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu...
2.Giải pháp về vốn, công nghệ thiết bị và bảo vệ môi trường .
2.1. Giải pháp về vốn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN vốn có vai trò vô cùng quan trọng, nó cho phép mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng và vị thế của sản phẩm trên thị trường. Về vấn đề vốn cần tập trung vào những điểm sau :
-Xác định tiềm năng và huy động nguồn vốn này cần có biện pháp khuyến khích dân chúng làm giầu, ổn dịnh thị trường sản tiêu thụ sản phẩm để cho người dân yên tâm bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh.
-Phát triển quan hệ liên doanh liên kết giữa các cơ sở xuất TTCN với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và nước ngoài trong việc tạo vốn cho sản xuất kinh doanh TTCN ( Thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH, HTX cổ phần ...để thu hút nội bộ và bên ngoài về vốn công nghệ )
-Cùng với huy động tốt nguồn vốn trong dân vào đầu tư phát triển, các cơ sở sản xuất TTCN phải thật sự năng động, tìm cách quay vòng vốn nhanh, nâng cao năng lực nghiệp vụ trong việc tìm kiếm nguồn vốn, đồng thời đảm bảo các thủ tục trong việc lập các luận chứng khả thị để các ngân hàng có cơ sở làm thủ tục cho vay, giải ngân.
-Ngoài các biện pháp thu hút thêm nguồn vốn, các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN cần quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng hiệu quả những đồng vốn vốn ít ỏi từ cơ sở hiện có rất nhiều cơ sở hiện thiếu vốn, song bản thân họ lại sử dụng lãngphí trong các cơ sở thường ứ đọng tại các khâu.
+Dự trữ vật tư nguyên liệu.
+Sản phẩm dở dang .
+Vốn nằm trong kho thành phẩm không tiêu thụ được .
Cần có các hình thức về vốn vay, ưu đãi vốn với lãi xuất thấp cho việc phát triển làng nghề.Nguồn vốn này cần tập trung từ các nguồn vốn đầu tư như : quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm, nghân hàng phục vụ người nghèo, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các tổ chức xã hội có vốn cho vay cần ưu tiên cho các làng nghề, điều này phải có sự giúp đỡ từ phía cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tây ( kho bạc nhà nước, sở tài chính...).
-Tổ chức cơ quan tư vấn giúp cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư phát triển sản xuất khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để cơ sở được vay vốn thuận lợi .
Trước mắt, Quỹ hỗ trợ và phát triển tỉnh Hà Tây phối hợp với Sở kế hoạch -Đầu tư cần xem xét một số hộ ở các làng nghề lập dự án và cho vay vốn quỹ hộ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi .
- ở các cấp nhất là cơ sở cần hình thành các quỹ khuyến khích phát triển nghề, làng nghề, nguồn vốn này ưu tiên cho vay với lãi xuất thấp để đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ .
2.2. Đổi mới công nghệ thiết bị và bảo vệ môi trường .
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây cần sớm ban hành quy định khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề (các hình thức sản xuất kinh doanh như công ty TNHH,doanh nghiệp tư nhân, tổ sản xuất, hộ gia đình ...) đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị theo phương châm: kết hợp giữa công nghệ tiến tiến và công nghệ cổ truyền, lựa chọn công nghệ phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm .
- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay đối với các làng nghề sản xuất công nghiệp -TTCN vay vốn đổi mới thiết bị công nghệ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Uỷ ban nhân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ về tư vấn pháp lý dịch vụ, tư vấn quản lý kinh doanh, cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Hàng năm có kế hoạch đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ cho các chương trình đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ vốn, trang thiết bị kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo, cải tiến mẫu mã của những sản phẩm truyền thống ; Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các cơ sở sản xuất là điều cần thiết trong giai đoanj hiện nay để tránh hàng nhái, hàng kém chất lượng. Sở công nghiệp phối hợp với Sở khoa học công nghệ môi trường và các ban ngành có liên quan để hướng dẫn các làng nghề thực hiện hiệu quả vấn đề phân bố hợp lý các cơ sở trên địa bàn Hà Tây, tránh tình trạng tập trung các cơ sở quá đông trên một địa bàn gây ô nhiễm môi trường ...
-Thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiểm môi trường từ sản xuất. Mặt khác Nhà nước cần có sự hỗ trợ thông qua quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở huyện, thị xã, với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh dễ dàng cho việc kiểm soát ô nhiểm, xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Sở khoa học- công nghệ-môi trường cần có các cuộc điều tra mức ô nhiểm ở các làng nghề để có giải pháp sử lý kịp thời.
3. Giải pháp về cơ chế chính sách .
3.1.Về thuế .
-Về nguyên tắc các làng nghề, các loại hình doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh phải thực hiện các luật thuế và các quy định của chính phủ. Nhưng để khuyến khích các làng nghề, các loại hình sản xuất kinh doanh TTCN, cần thực hiện một số chính sách sau :
+Không thu thuế từ 2-3 năm đối với những cơ sở sản xuất mới thành lập, làng nghề mới được khôi phục, nghề mới, phát triển mà còn gặp nhiều khó khăn chưa ổn định. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện được được áp dụng chế độ thuế khoán, thì được ổn định mức thuế trong thời gian dài áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm trong các làng nghề để tránh thuế trùng lắp trong sản xuất kinh doanh.
+Các làng nghề, ngành nghề các, các hình thức kinh doanh TTCN sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn cần xem xét giảm, miễn thuế.
3.2. Chăm lo đến đời sống tinh thần cuả người làm nghề .
-Xác định làng nghề là một sản phẩm văn hoá của dân tộc do vậy cần chỉ đạo các làng nghề xây dựng các điểm sinh hoạt văn hoá liên quan đến nghề. Có chính sách cấp đất xây dựng câu lạc bộ làng nghề, nhà xưởng sản xuất, nhà văn hoá ...
-Khuyến khích các hoạt động văn hoá bồi dưỡng làng nghề giữ gìn bản sắc văn hoá nghề nghiệp .
-Tổ chức các cuộc thi tài, đề nghị UBND tỉnh Hà Tây có hình thức khen thưởng và động viên nghệ nhân thích đáng .
-Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá giữa các làng nghề để trao đổi kinh nghiệm phát triển nghề .
3.3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề .
-Phải coi việc hướng dẫn, giúp đỡ phát triển làng nghề, coi đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rải các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của nhà nước, của tỉnh để mọi người yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất làm giầu cho mình và góp phần làm giầu cho xã hội .
-Các cơ sở, ban ngành của tỉnh Hà Tây cần phối hợp với các huỵện, thị xã để tranh thủ sự giúp đỡ của của các ngành trung ương trong việc định hướng quy hoạch, kế hoạch đầu tư các nguồn hỗ trợ cho việc xử lý môi trường, nước sạch nông thôn, cải tạo lưới điện, đào tạo nhân lực, thị trường, xây dựng dự án ...
-Chính quyền từ tỉnh đến xã cần tạo điều kiện để người lao được làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, vay vốn thủ tục hành chính, thông tin kinh tế kỹ thuật, đào tạo chính, chính sách xã hội. Quy định rõ chế độ thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh TTCN.
4. Giải pháp phát triển nguồn lực.
- Cần đào tạo nâng cao trình độ sản xuất - kinh doanh tiếp thị cũng như trình độ văn hoá chung cho lao động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh làng nghề TTCN.
Lao động làm việc trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là cách truyền nghề trực tiếp của bố, mẹ, anh chị... Do đó khả năng sáng tạo và đảm bảo chất lượng sản phẩm chưa cao. Vậy để sản xuất -kinh doanh có hiệu quả, lao động trong các làng nghề và các loại hình doanh nghiệp TTCN cần được đào tạo về kỹ thuật, tiếp thị, phù hợp với nghề và sản phẩm sản xuất. ở mỗi huyện, thị xã hoặc khu vực, cần có trung tâm hay trường đào tạo, bồi dưỡng quản lý quản lý, công nhân kỹ thuật ...Để đáp ứng nhu cầu, yêu cầu phát triển (14/14 huyện, thị xã).
-Ngành giáo dục dào taọ hàng năm cần dành kinh phí hỗ trợ mở lớp đào tạo nghề. Hình thức đào tạo đa dạng, đào tạo tập trung hoặc kèm cặp truyền nghề tại cơ sở sản xuất theo một chương trình thống nhất .
-Thực hiện tuyển chọn và công nhận các nghệ nhân và thợ tài hoa để có chính sách bồi dưỡng theo một giáo trình nâng cao..., sử dụng phù hợp với điều kiện địa phương .
-Tổ chức mời các chuyên gia, nghệ nhân giỏi về địa phương dạy nghề mới, cần có chính sách miễn giảm học phí đối với đối tượng vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp...
kết luận
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay vai trò của TTCN không thể phủ nhận . Đặc biệt đối với Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng, TTCN đóng vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ... Nhằm mục tiêu giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế xã hội, giữa khu vực thành thị và nông thôn hiện nay. Mặt khác phát triển TTCN còn là một nội dung quan trọng trong việc phát huy lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ( về vốn, công nghệ, quản lý ...).
Xuất phát từ lợi thế của Hà Tây, hiện có trên hai trăm doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 106 làng nghề truyền thống và cũng xuất phát từ lợi thế điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đã tạo thuận lợi rất lớn cho Hà Tây phát triển TTCN, đặc biệt là ngành nghề, làng nghề. Nhưng trong thực tế với những kết quả đã đạt được, bên cạnh đó còn có những tồn tại cũng như khó khăn từ phía chủ quan và khách quan ( Như quy mô phân tán khó quản lý, công nghệ thiết bị xuống cấp, sự quan tâm của nhà nước đối với làng nghề, thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng...).
Với nhận thức về thực trạng, việc phát triển TTCN trong giai đoạn tới cần có sự nỗ lực không chỉ các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp, mà nó còn là nhiệm vụ của toàn dân, các tổ chức quần chúng ... Để giải quyết những tồn tại khó khăn và phát huy tốt những mặt mạnh cũng như vai trò của TTCN trong phát triển kinh tế Hà Tây .
Đề tài " Phương hướng phát triển TTCN Hà Tây giai đoạn 2001-2005" là một kết quả của quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận vào thực tiễn tìm hiểu thực trạng TTCN Hà Tây. Hy vọng rằng phương hướng phát triển TTCN sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào phát triển kinh tế Hà Tây và cả nước nói chung.
Tài liệu tham khảo :
Sách tham khảo.
1. Vấn đề phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta .( Nhà xuất bản ; Chính trị quốc gia -1997
2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp huyện (Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia -1995)
3. Tiểu thủ công nghiệp Việt nam. ( Nhà xuất bản : Chính trị Quốc gia -1997)
4. Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây 1996, 1997, 1998 , 1999
5.Văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII.
6. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây giai đoạn 2010.
7. Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu á và Việt Nam ( Nhà xuất bản : Thống kê -1997).
Đề tài khoa học:
-Làng nghề Hà Tây ( Sở công nghiệp Hà Tây 4/1999)
Báo cáo :
-Báo cáo kết quả thực hiện khôi phục và phát triển làng nghề TTCN Hà Tây năm 1996-1999.
-Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Hà Tây năm 1994-1999.
-Báo cáo thực hiện kế hoạch Hà Tây 1999 và nhiệm vụ năm 2001.
Tạp chí :
-Lao động - xã hội: số 12/1999, 4/2000.
-Công nghiệp: số 3/1996, 12/1999.
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0027.doc