Phương hướng hoàn thiện quá trình thực hiện và quản lý thuế giá trị gia tăng (VAT) các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Lời nói đầu Ngay từ khi nhà nước ra đời và cho đến nay ,dựa vào quyền lực chính trị của mình, nhà nước đã đặt ra các thứ thuế buộc mọi người phải nộp , căn cứ vào đó nhà nước tiến hành hoàn trả gián tiếp thông qua các hoạt động phúc lợi, công cộng ...Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vì vậy, mỗi quốc gia thực hiện đổi mới nền kinh tế đều phải bổ sung các loại thuế với những chủ trương, chính sác

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng hoàn thiện quá trình thực hiện và quản lý thuế giá trị gia tăng (VAT) các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mới phù hợp hơn. Đó là lý do vì sao năm 1954, thuế giá trị gia tăng(GTGT) ra đời thay cho thuế doanh thu. Tại Việt Nam, thuế GTGT được áp dụng từ 1/1/1999 đã góp phần phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư nước ngoài, tăng cường công tác hạch toán kế toán... Song, bên cạnh những ưu điểm nổi bật đó, chính sách thuế này hiện đang là vấn đề tranh luận đối với các cơ quan ban hành, các nhà nghiên cứu, còn đối với các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn khi áp dụng đặc biệt trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu(XNK) vì đây là hoạt động kinh doanh, buôn bán với nước ngoài trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn đòi hỏi cần phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhà nước. Do đó, việc nghiên cứu công tác thuế GTGT trong các doanh nghiệp XNK là rất cần thiết. Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả cao, phạm vi đề án này chỉ dừng lại xem xét tại các doanh nghiệp XNK trực tiếp. Nội dung đề án gồm bốn phần chính: Phần một: Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT ở Việt Nam và trên thế giới trong các doanh nghiệp XNK. Phần hai : Hạch toán kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp XNK đang áp dụng tại Việt Nam. Phần ba : Phương hướng hoàn thiện quá trình thực hiện và quản lý thuế các doanh nghiệp XNK. Phần bốn :Kiến nghị. Trong mỗi phần, đề án sẽ đưa ra và bàn bạc những qui định về tổ chức, quản lý và hạch toán kế toán thuế GTGT, những vướng mắc trong luật thuế này đối với các doanh nghiệp XNK và các hiểu biết của cá nhân được trình bày cụ thể. Tuy nhiên, vì trình độ còn hạn chế, đề án không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Thành Long đã hướng dẫn em hoàn thành đề án môn học này ! Hà Nội, ngày 20/11/2002. Nội dung I/ Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT ở Việt Nam và trên thế giới trong các doanh nghiệp XNK Hoạt động XNK là hoạt động mua, bán hàng hoá của quốc gia này với quốc gia khác theo nghị định thư kí kết giữa hai Chính Phủ và ngoài nghị định thư, theo hợp đồng thương mại kí kết giữa các tổ chức kinh tế. Hoạt động này có thời gian lưu chuyển hàng hoá dài hơn hàng hoá của các đơn vị kinh doanh trong nước và bán hàng hoá thu ngoại tệ. Các doanh nghiệp XNK hoạt động theo hai phương thức : xuất nhập khẩu trực tiếp là phương thức mà doanh nghiệp phải trực tiếp trong quan hệ giao dịch, kí kết hợp đồng, thanh toán...,và tự đảm bảo cân đối về tài chính , còn xuất khẩu uỷ thác là phương thức mà doanh nghiệp nhập hoặc xuất hộ hàng hoá cho chủ hàng và được hưởng một tỷ lệ hoa hồng nhất định. Thuế GTGT áp dụng trong các doanh nghiệp này được qui định chi tiết trong các văn bản sau: TT 122/2000/TT- BTC hướng dẫn thi hành NĐ 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành luật thuế GTGT ; TT 82/2002/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi bổ sung một số nội dung của TT 122/2000/TT-BTC và các văn bản pháp qui khác liên quan đến thuế GTGT đối với hàng XNK. 1. Quản lý thuế GTGT trong doanh nghiệp XNK ở Việt Nam Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT đánh vào hàng hoá nhập khẩu vì hàng hoá này được tiêu dùng trong nước và chính sách thuế này nhằm bảo vệ hàng tiêu dùng trong nước. 1.1. Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với hàng hoá XNK *Đối tượng chịu thuế : Đó là hàng hoá nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa trừ các đối tượng không chịu thuế. *Đối tượng không chịu thuế : + Hàng nhập khẩu trong các trường hợp sau: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại ( của các tổ chức quốc tế, Nhà nước, Chính phủ, Hiệp hội...),quà tặng biếu của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, hàng mang theo người theo tiêu chuẩn hàng lý miễn thuế; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo. + Hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân, thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ thuế GTGT theo qui định hiện hành. Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam có thuế GTGT sẽ được hoàn thuế. + Hàng chuyển khẩu quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu. + Các loại nguyên liệu nhập khẩu để : sản xuất hàng hoá xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất gia công với nước ngoài. + Hàng nhập khẩu cung ứng trực tiếp cho tàu biển, máy bay, tàu hoả, phương tiện vận tải khác từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến ( qua) Việt Nam đi tiếp nước ngoài như cung ứng xăng, dầu, nước và các loại thực phẩm, bao gồm cả suất ăn phục vụ hành khách, cung ứng các dịch vụ sữa chữa, làm vệ sinh phương tiện vận tải quốc tế hoạt động vận chuyển hàng hoá, hành khách hành lý từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam. + Các loại hàng hoá nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế, tại các sân bay, bến cảng, nhà ga quốc tế và các cửa khẩu biên giới. + Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác thành sản phẩm, mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác. + Các loại thiết bị máy móc , phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước sản xuất được mà cơ sở có dự án đầu tư nhập khẩu để làm TSCĐ theo dự án đó. Nếu cơ sở nhập khẩu dây chuyền thiết bị máy móc đồng bộ thuộc diện không chịu thuế GTGT nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì cũng không tính thuế GTGT cho cả dây chuyền máy móc đó. + Vũ khí, khí tài nguyên nhập khẩu phục vụ quốc phòng, an ninh. + Chuyển giao công nghệ. Đối với những hợp đồng chuyển giao công nghệ có kèm theo máy móc thiết bị thì việc không thu thuế chỉ thực hiện đối với phần giá trị công nghệ được chuyển giao. + Hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu thì không phải chịu thuế GTGT. + Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác cụ thể : dầu thô, than đá, đá phiến, quặng mangan, quặng thiếc sắt... * Đối tượng nộp thuế: Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế GTGT thì đối tượng nộp thuế là các tổ chức , cá nhân hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế . 1.2 Phương pháp tính thuế 1.2.1 Căn cứ tính thuế Giá tính thuế GTGT = Giá nhập khẩu tại cửa khẩu +Thuế nhập hàng nhập khẩu ( Giá CIF) khẩu * Giá tính thuế + Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các qui định về giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu. + Nếu hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn thì giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu là giá xác định để tính thuế nhập khẩu. Còn nếu được miễn một phần thuế thì giá tính thuế GTGT được xác định là giá tính thuế nhập khẩu cộng với phần thuế nhập khẩu phải nộp( sau khi đã trừ đi phần được giảm thuế nhập khẩu). + Hàng hoá là quà biếu, tặng vượt quá qui định miễn thuế thì bị xử lý thu thuế nhập khẩu phần vượt quy định, khi đó thuế GTGT phải xác định giá tính thuế theo công thức trên. + Đối với dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới uỷ thác xuất nhập khẩu và dịch vụ dịch vụ khác hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế. * Thuế suất Có 4 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%, 20%. + Thuế suất 0% : được áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu bao gồm : hàng gia công xuất khẩu, hàng sản xuất chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu , sản phẩm phần mềm máy tính xuất khẩu hoặc sữa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cung ứng dịch vụ phần mềm cho nước ngoài, cho doanh nghiệp chế xuất ; dịch vụ xuất khẩu lao động ; xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và của doanh nghiệp chế xuất hoặc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ để trả nợ nước ngoài cho Chính phủ. Ngoài ra, một số trường hợp coi như hàng xuất khẩu cũng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% : hàng gia công xuất khẩu của cơ sở trực tiếp gia công theo hợp đồng gia công đã kí kết với bên nước ngoài nhưng hàng chưa được xuất khẩu ngay mà giao cho cở sở khác trong nước theo chỉ định của bên nước ngoài để tiếp tục gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh theo hợp đồng gia công đã kí với nước ngoài , tiền gia công do bên nước ngoài trực tiếp thanh toán ; hàng gia công xuất khẩu thông qua cơ sở trực tiếp kí hợp đồng với nước ngoài. Thủ tục , hồ sơ đối với hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% gồm : Hợp đồng bán hàng hoá kí với nước ngoài, xác nhận hàng thực xuất khẩu của cơ quan hải quan , hoá đơn GTGT lập cho hàng hoá xuất khẩu và một số giấy tờ khác theo từng trường hợp qui định. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải xuất trình với cơ quan thuế địa phương các giấy tờ cần thiết , nếu không có đủ thủ tục, hồ sơ trên thì không được áp dụng thuế suất 0% ,cơ sở xuất khẩu tại chỗ phải thực hiện nộp thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. + Các mức thuế suất khác 5%, 10%, 20% phân biệt theo tính chất và công dụng của sản phẩm. Cần lưu ý về sự khác nhau giữa hàng hoá,dịch vụ không chịu thuế và hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%: Đó là hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% thì không phải nộp thuế GTGT đầu ra mà còn được khấu trừ hoặc hoàn trả số thuế đầu vào. Trong khi đó, hàng hóa,dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT thì không phải nộp thuế GTGT đầu ra nhưng cũng không được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào , vẫn phải nộp thuế GTGT đầu vào nếu có . Đặc điểm này cho thấy , hàng hoá xuất khẩu được ưu đãi về thuế cao hơn hàng hoá , dịch vụ không chịu thuế. 1.2.2 Phương pháp tính thuế Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT * Thuế suất thuế GTGT phải nộp hàng nhập khẩu Lưu ý: Nếu trong lô hàng có trường hợp các mặt hàng có thuế suất thuế GTGT khác nhau thì phải tính thuế GTGT riêng cho từng mặt hàng, sau đó tổng hợp lại tổng số thuế GTGT của cả lô hàng Trình tự tính thuế GTGT: + Cần xác định những mặt hàng nhập khẩu chịu thuế GTGT để tính thuế nhập khẩu trước khi làm căn cứ tính thuế GTGT: Nếu cả lô hàng nhập khẩu vừa chịu thuế nhập khẩu, vừa chịu thuế GTGT thì tính thuế nhập khẩu trước rồi tính thuế GTGT. Nếu lô hàng nhập khẩu chỉ có một số mặt hàng chịu thuế GTGT thì tính thuế nhập khẩu cho cả lô hàng, sau đó tính giá tính thuế GTGT cho từng mặt hàng chịu thuế GTGT và tính thuế GTGT cho từng mặt hàng đó. Nếu lô hàng nhập khẩu có những mặt hàng được miễn, giảm thuế nhập khẩu nhưng thuế GTGT không được miễn ,giảm thì xác định giá tính thuế GTGT như mục 1.2.1. Những mặt hàng nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì không phải chịu thuế GTGT. + Tính thuế GTGT : Cần thực hiện theo các bước sau : Xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu chịu thuế GTGT. Xác định chính xác số thuế nhập khẩu phải nộp của hàng hóa chịu thuế GTGT. Xác định thuế suất GTGT áp dụng cho mặt hàng đó. Tính thuế GTGT theo công thức trên. + Thông báo thuế và thời gian tính thuế :theo qui định đối với thuế xuất nhập khẩu. 1.2.3 Hoá đơn , chứng từ mua bán hàng hoá XNK Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có hàng hoá xuất khẩu (kể cả hàng hoá gia công hay hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu )thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, khi xuất khẩu hàng hoá sử dụng hoá đơn GTGT. Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, nếu chưa có căn cứ lập hoá đơn GTGT, doanh nghiệp sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài Chính (Tổng cục thuế) phát hành,kèm theo lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT cho hàng hoá xuất khẩu. Biên lai thu thuế GTGT hàng nhập khẩu do Bộ Tài Chính qui định, biên lai thu thuế phải tách biệt từng loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT và phải cấp cho người nộp thuế để họ làm căn cứ quyết toán, khấu trừ, hoàn thuế GTGT ở các khâu sản xuất, tiêu thụ tiếp theo ở trong nước. 1.3 Hoàn thuế GTGT * Các trường hợp xét hoàn thuế : +Những cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng kì với số lượng hàng lớn, nếu phát sinh số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu lớn so với thuế đầu ra thì được xét hoàn thuế từng kì. +Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức,cá nhân nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam được hoàn lại số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn, thuế GTGT khi mua hàng hoá để viện trợ. *Thủ tục hoàn thuế : + Các tổ chức, cá nhân thuộc diện được xét hoàn thuế phải gửi văn bản đề nghị, kèm theo hồ sơ hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. + Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm hướng dẫn đối tượng được hoàn thuế lập đúng, đủ hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo qui định và chịu trách nhiệm kiểm tra, xác định số thuế hoàn trả cho cơ sở kinh doanh và làm thủ tục hoàn trả thuế cho kho bạc. Thời hạn giải quyêt hoàn thuế tối đa là 15 ngày. 2. Quy định khai báo hải quan và xử lý vi phạm 2.1 Quy định khai báo hải quan + Doanh nghiệp nhập khẩu chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan hải quan thu thuế nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp nhập khâủ tại chỗ không kê khai, nộp thuế GTGT đối với hàng hoá bán hoặc sử dụng vào mục đích khác thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo qui định của luật thuế GTGT tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn xử phạt về hành vi gian lận thuế theo qui định hiện hành. + Những hàng hoá nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế GTGT, người nhập khẩu phải trình nộp các loại giấy tờ chứng minh theo qui định của Bộ Tài Chính và Tổng cục Hải quan. + Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đường xuất nhập cảnh , phi mậu dịch, nhập khẩu qua biên giới, đất liền không phải diện xuất khẩu, nhập khẩu chính ngạch, hàng nhập khẩu là hàng tiêu dùng phải nộp thuế GTGT ngay khi nhập khẩu. + Nếu doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân mua vào do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm tính thuế. + Trường hợp Hải quan trực tiếp thu thuế GTGT phải nộp thuế vào kho bac Nhà nước bằng đồng Việt Nam, ghi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan Hải quan mở tại kho bạc Nhà nước. 2.2 Xử lý vi phạm - Trường hợp qua kiểm tra , thanh tra phát hiện cở sở kinh doanh có hành vi gian lận trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế với số tiền thuế GTGT gian lận từ 5 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh bị xử lý như sau : Không được hoàn thuế , khấu trừ đối với số thuế GTGT kê khai gian lận; bị xử lý theo qui định hiện hành ; không được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế đối với số thuế đề nghị hoàn trong hồ sơ hoàn thuế; không được xem xét hoàn thuế trong thời gian 12 tháng kể từ khi cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp có hành vi gian lận thuế. Nếu hết thời hạn 12 tháng, nếu cơ sở kinh doanh đã khắc phục hậu quả , có ý thức chấp hành tốt các qui định của luật thuế thì cơ quan thuế sẽ xem xét giải quyết hoàn thuế cho số thuế GTGT đầu vào chưa được bù trừ hết. - Các hành vi bị coi là gian lận trong kê khai nộp thuế , hoàn thuế : hoá đơn in giả ,hoá đơn khống ;hoá đơn giao cho người mua (liên 2 ) ghi khác với hoá đơn lưu tại cơ sở kinh doanh( liên 1) ; hoá đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hoá ,dịch vụ bán ra ; hoá đơn đã qua tẩy xoá; lập giả chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu để gian lận trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế GTGT ; hàng hoá bán trong nước nhưng kê khai là xuất khẩu để hưởng thuế suất 0%... II/ Hạch toán kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu 1. Nhiệm vụ của kế toán với công tác kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Từ khi áp dụng, luật thuế GTGT đã mang lại những thành quả nhất định, song việc thực hiện luật thuế này cần phải hoàn thiện hơn để phát huy hết ưu điểm và hạn chế nhược điểm . Bên cạnh những tồn tại và vướng mắc thuộc luật thuế GTGT , công tác kế toán thuế GTGT cũng còn nhiều gian lận và sai sót. Vì vậy, kế toán cần đảm bảo hạch toán chính xác, trung thực, phải mở, ghi chép sổ kế toán, lập, luân chuyển, lưu giữ hoá đơn chứng từ trong việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Nếu doanh nghiệp xuất nhập khẩu là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trư thuế buộc phải sử dụng hoá đơn GTGT hoặc chứng từ theo đúng chế độ khi nhập khẩu hàng hoá. Nếu xuất khẩu hàng hoá phải sử dụng hoá đơn GTGT do Bộ Tài Chính phát hành trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế. Lập hoá đơn GTGT phải ghi đầy đủ, chính xác các yếu tố qui định : Giá bán (chưa có thuế GTGT), các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán( nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán ( đã có thuế GTGT). Doanh nghiệp khi nhập khẩu sẽ nhận được bộ chứng từ kế toán ( kể cả hối phiếu đòi tiền của bên xuất khẩu) và các chứng từ ngân hàng có liên quan, kế toán sẽ lưu bộ chứng từ vào tệp hồ sơ hàng mua đang đi đường, nếu hàng về doanh nghiệp tiến hành kiểm nhận. Khi hoàn thành thủ tục Hải quan về nhập khẩu, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách kế toán. Doanh nghiệp khi xuất khẩu thì hàng được xác định tiêu thụ khi hoàn thành thủ tục Hải quan, xếp lên phương tiện và rời biên giới, kế toán sẽ ghi các bút toán phản ánh vào sổ sách kế toán. 2. Chế độ hạch toán kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu 2.1 Tài khoản hạch toán Theo chế độ hạch toán kế toán hiện hành, doanh nghiệp dùng TK 133 và TK 3331( chi tiết TK 33312) để phản ánh thuế GTGT được khấu trừ và phải nộp. * TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Tài khoản này chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT. Nếu hàng hoá mua vào đồng thời vừa chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và đầu vào không được khấu trừ. Cuối kì, kế toán tiến hành phân bổ cho từng hoạt động theo doanh thu bán hàng. Kết cấu và nội dung của tài khoản: + Bên Nợ : Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thực tế phát sinh. + Bên Có : Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ trong kì. Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại. + Dư Nợ : Số thuế GTGT còn được khấu trừ , số thuế GTGT được hoàn lại nhưng chưa nhận. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp hai: + TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ + TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ * TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra phải nộp Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp ngân sách Nhà nước. Kết cấu và nội dung của TK 3331: + Bên Nợ : Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ. Các khoản được miễn giảm, trừ vào thuế phải nộp Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán Thuế GTGT đã nộp vào ngân sách Nhà nước + Bên Có : Số thuế GTGT phải nộp Nhà nước. + Dư Có : Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ. + Dư Nợ : Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước. TK 3331 có hai tài khoản cấp ba : TK 33311, TK33312. Để phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp , còn phải nộp của hàng nhập khẩu, kế toán sử dụng TK 33312 “ Thuế GTGT hàng nhập khẩu”. 2.2 Phương pháp hạch toán 2.2.1 Trường hợp hàng hoá xuất nhập khẩu trực tiếp + Nếu hàng hoá nhập khâủ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ , ghi : Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331( chi tiết TK 33312 ) : Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. + Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất , kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án ,hoạt động văn hóa, phúc lợi... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng mua vào , ghi : Nợ TK 151 : Hàng mua đi đường Nợ TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 153 : Công cụ , dụng cụ. Nợ TK 156 : Hàng hoá . Nợ TK 611 : Mua hàng ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Nợ TK 211 : Tài sản cố định. Có TK 3331( chi tiết TK 33312) : Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. + Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu , ghi : Nợ TK 3331( chi tiết TK 33312) : Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. Có TK 111 : Tiền mặt. Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng. + Hoàn thuế : Cơ sở kinh doanh , xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng lần xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được xét hoàn thuế GTGTđầu vào theo từng kì hoặc tháng. Trường hợp này khi nhận được tiền ngân sách hoàn lại , ghi : Nợ TK 111 :Tiền mặt. Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng. Có TK 133 :Thuế GTGT được khấu trừ ( Thuế GTGT đầu vào ). 2.2.2 Trường hợp hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác * Hạch toán tại đơn vị giao uỷ thác xuất nhập khẩu: + Nhập khẩu hàng hoá dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ : a 1/ Nếu đơn vị nhận uỷ thác nộp hộ thuế GTGT, ghi : Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331 ( Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác) : Phải trả người bán. a2/ Nếu đơn vị nhận uỷ thác không nộp hộ thuế GTGT mà chỉ kê khai , ghi : BT 1 : tương tự (a 1) BT 2 : Khi nộp thuế GTGT , ghi : Nợ TK 331 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác ) :Phải trả người bán. Có TK 111 : Tiền mặt. Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng. + Tiền hoa hồng phải trả đơn vị uỷ thác xuất nhập khẩu, ghi : Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331( chi tiết đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu): Phải trả người bán. Có TK 131( chi tiết đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu ): Phải thu của khách hàng. * Hạch toán ở đơn vị nhận uỷ thác xuất nhập khẩu : + Thuế GTGT phải nộp đối với hàng nhập khẩu ,ghi : Nợ TK 151, 156 : Hàng đang đi đường hoặc nhập kho . Nợ TK 131( Chi tiết đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu ): Nếu hàng giao thẳng cho đơn vị giao uỷ thác. Có TK 3331( chi tiết TK 33312) :Thuế GTGT hàng nhập khẩu. + Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu : Nợ TK 3331( chi tiết TK 33312) : Thuế GTGT hàng nhập khẩu. Có TK 111, 112 : Nộp hộ đơn vị giao uỷ thác. Có TK 131( chi tiết đơn vị giao uỷ thác) : Đơn vị giao uỷ thác tự nộp. + Phí uỷ thác nhập khẩu , xuất khẩu : Nợ TK 111, 112,131( chi tiết đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu ) Nợ TK 331 ( chi tiết đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu ) Có TK 3331 : Thuế GTGT tính trên hoa hồng được nhận. Có thể nói , Chế độ kế toán thuế GTGT ở Việt Nam tương đối hoàn chỉnh xét trên phương diện lý thuyết .Tuy nhiên trên góc độ thực tế , để đánh giá chính xác, chúng ta cần phải xem xét thuế GTGT trên thế giới. Chú ý: Trong quan hệ mua bán với nước ngoài, việc thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ và doanh nghiệp khi hạch toán tài khoản thuế GTGT đều sử dụng tỷ giá thực tế , do đó doanh nghiệp sẽ hạch toán phần chênh lệch vào TK 413 ( chênh lệch tỷ giá). 3. Công tác quản lý và hạch toán thuế GTGT ở một số nước trên thế giới * Hiện nay, thuế GTGT đã được đưa vào hệ thống thuế khoá của hơn 100 nước trên thế giới. Nhiều nước nhờ áp dụng chính sách thuế này đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học kỹ thuật , cải tiến nền kinh tế đất nước. Mỗi nước đều có quy định riêng khi tiến hành đưa sắc thuế vào cuộc sống .Cụ thể như ở Việt Nam áp dụng 4 mức thuế suất thì ở Anh áp dùng thuế suất 15 %; Đan Mạch 25%; Thụy Điển với 3 mức thuế suất 6%, 15%, 22%. Tại Đức, thuế GTGT là loại thuế gián thu quan trọng đánh vào hàng hoá dịch vụ do người tiêu dùng phải chịu , thuế này có 2 mức là 16% , 7% và hàng hoá xuất khẩu không phải chịu thuế GTGT. * Trong các nước khối Tây Âu, Pháp là quốc gia điển hình về việc thực thi sắc thuế này với thuế suất 16,8 % - Về TK sử dụng : TK 4455 : TVA phải nộp nhà nước. TK 4456 : TVA trả hộ nhà nước. TK 4457 : TVA thu hộ nhà nước. - Về phương pháp hạch toán : + Khi mua hàng hoá ,tài sản cố định ...,ghi: Nợ TK 4456: TVA trả hộ Nhà nước. Có TK 512 : Ngân hàng Có TK 531 : Tiền mặt Có TK 401 : Nhà cung cấp + Khi bán hàng hoá, sản phẩm hoàn thành..., ghi: Nợ TK 512 : Ngân hàng . Nợ TK 531 : Tiền mặt. Nợ TK 411 : Khách hàng. Có TK 4457 : TVA thu hộ Nhà nước. Cuối tháng: +Kết chuyển số TVA trả hộ Nhà nước: Nợ TK 4455 : TVA phải nộp Nhà nước. Có TK 4456 : TVA trả hộ Nhà nước. + Kết chuyển TVA thu hộ Nhà nước: Nợ TK 4457 : TVA thu hộ Nhà nước. Có TK 4455 : TVA phải nộp Nhà nước. +Sang tháng sau , nếu nộp thuế GTGT cho Nhà nước : Nợ TK 4455 : TVA phải nộp Nhà nước. Có TK 512 : Ngân hàng. Có TK 531 : Tiền mặt. *So sánh kế toán Việt Nam với kế toán Pháp - Về chế độ kế toán : Theo phương pháp hạch toán trên, Pháp sử dụng 3 tài khoản về thuế trong khi kế toán Việt Nam chỉ sử dụng 2 tài khoản. Nếu số TVA thu hộ nhà nước lớn hơn số TVA trả hộ nhà nước thì phải nộp nhà nước số TVA chênh lệnh đó theo hàng tháng hoặc hàng quý, ngược lại nếu nhỏ hơn thì doanh nghiệp không phải nộp TVA và chuyển sang tháng sau khấu trừ. Đây là ưu điểm kế toán Pháp vì tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạch toán , thu thuế và chỉ nộp cho nhà nước phần chênh lệch, doanh nghiệp không phải rơi vào tình trạng là người đi xin – xin lại khoản thuế khấu trừ như kinh tế Việt Nam. - Về chuẩn mực kế toán : Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 18 “ Doanh thu” qui định : Doanh thu không bao gồm khoản thu cho bên thứ ba ví dụ như VAT. ở Việt Nam, chuẩn mực kế toán thuế GTGT chưa ban hành. III/ Phương hướng hoàn Thiện quá trình thực hiện và quản lý thuế GTGT trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 1. Thực trạng kinh tế Việt Nam từ khi áp dụng thuế GTGT trong các doanh nghiệp XNK. 1.1. Tính ưu việt của sắc thuế đã mang lại những thành quả nhất định Từ khi áp dụng, luật thuế GTGT đã khẳng định được tính ưu việt bằng việc góp phần ổn định nền kinh tế và phát triển, đặc biệt là khuyến khích xuất khẩu hàng hoá với tổng giá trị xuất khẩu năm 2000 tăng 21,3%, năm 2001 tăng 8,0% trong điều kiện thị trường xuất khẩu bị hạn chế và giá cả của một số mặt hàng xuất khẩu liên tục giảm. Số thu thuế GTGT đều đạt được so với dự kiến, với dự toán hàng năm Thuế suất thuế GTGT góp phần khuyến khích xuất khẩu: Hàng hoá xuất khẩu theo qui định được hưởng thuế suất 0%, tức được hưởng toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở đầu vào, do đó , việc hoàn thuế thực chất là Nhà nước trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu nên đã giúp doanh nghiệp tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và tạo điều kiện cạnh tranh với thị trường quốc tế. Trong năm 1999, số hoàn thuế là 1800 tỷ đồng- chủ yếu là hoàn thuế cho hàng xuất khẩu, năm 2000 là 5000 tỷ đồng và năm 2001 khoảng 4700 tỷ đồng. Thuế GTGT có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc đánh thuế vào hàng hoá nhập khẩu. Điều này làm tăng khả năng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước, bảo hộ được thị trường tiêu thụ hàng hóa nội địa, kích thích sản xuất trong nước phát triển và tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc áp dụng các mức thuế suất khác nhau thể hiện mức độ khuyến khích hay hạn chế đối với từng loại hình kinh doanh, từng loại sản phẩm đã điêu tiết vĩ mô nền kinh tế. Mặt khác,thuế GTGT thúc đẩy mua bán phải có hoá đơn, chứng từ theo luật định. Việc đơn vị kinh doanh tự kê khai, tính thuế giúp cho cán bộ thuế có điều kiện tập trung thời gian, công sức vào việc kiểm tra, xử lý các vi phạm. 1.2 Những vấn đề bất cập trong việc tổ chức thực hiện thuế GTGT 1.2.1 Việc tính và thu thuế GTGT đối với hàng XNK Việc tính và thu thuế này còn chưa hợp lý và có thể là không cần thiết vì những nguyên nhân sau : * Thứ nhất là việc tính thuế : Theo công thức giá tính thuế GTGT của hàng nhập khẩu bằng giá mua cộng thuế nhập khẩu nên làm phát sinh hiện tượng thuế đánh lên thuế, một nhược điểm cơ bản của thuế doanh thu trước đây. Thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu cũng chính là thuế suất hàng nhập khẩu bán ra nghĩa là số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp sau khi tiêu thụ bằng GTGT của hàng hoá nhập khẩu nhân với thuế suất. Do đó, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá nhập khâủ không mang ý nghĩa là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước vì nó đã được khấu trừ đầu vào ( hoặc hoàn thuế đầu vào) mà chủ yếu là mang ý nghĩa bảo hộ hàng sản xuất trong nước thông qua cơ chế kết cấu thuế GTGT đầu vào của hàng hoá vào giá cả, làm cho giá cả hàng hoá nhập khẩu tăng thêm một lượng bằng số thuế GTGT đầu vào khi tiêu thụ nội địa. Cách tính này hoàn toàn phù hợp với một nền kinh tế non trẻ như nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế .Tuy nhiên, không một quốc gia nào thực hiện việc bảo hộ đại trà cho phần lớn các loại hàng hoá mà thường baỏ hộ có chọn lọc và có thời hạn. Tại Việt Nam, mặc dù xu hướng hội nhập đang đến gần đòi hỏi chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước nhưng không thể bắt buộc người tiêu dùng phải chịu thêm một lượng thuế GTGT đầu vào của tất cả các loại hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Vì thế, biện pháp khắc phục trước mắt là nên cân nhắc lựa chọn danh mục mặt hàng cần thiết để bảo hộ, đồng thời vừa tạo ra cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất trong nước, vừa giảm áp lực giá cả đối với người tiêu dùng khi sử dụng hàng hoá nhập khẩu, vừa giảm chi phí và thời gian, giảm thủ tục cho doanh nghiệp cũng như cơ quan thu thuế. Ngoài ra, sự tồn tại song song hai phương pháp xác định thuế GTGT là phương pháp trực tiếp trên GTGT và phương pháp khấu trừ thuế, tương ứng với hai phương pháp này là hai loại hoá đơn đã làm mất tính thống nhất và làm giảm tính ưu việt của thuế GTGT trong thực tế. * Thứ hai là việc thu thuế : Hàng hoá nhập khẩu về cửa khẩu thì chưa phát sinh GTGT do đó việc thu thuế GTGT với hàng hoá nhập khẩu ngay tại cửa khẩu khi những hàng hoá này chưa hề có một chút giá trị tăng thêm là không có căn cứ khoa học. Các nhà kinh tế trên thế giới cũng như Việt Nam chưa chứng minh được toàn bộ giá CIF cộng thuế nhập khẩu của hàng nhập khẩu là giá trị tăng thêm của hàng hoá đó và trong thực tế việc thu thuế này chưa đem lại hiệu quả lớn cho nguồn thu củ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35329.doc