Phương hướng hoàn thiện công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi nhánh khu vực Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được phát triển và cải thiện đáng kể. Để có thể nhanh chóng vượt qua được ngưỡng một nước nghèo, Việt Nam cần thúc đẩy phát triển kinh tế ở tốc độ cao và bền vững trong nhiều năm tới. Tổ chức có hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi nhằm góp phần kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người gửi tiền, tạo điều kiện huy động tối đa nguồn lực trong nướ

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng hoàn thiện công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi nhánh khu vực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cho đầu tư phát triển là một trong các giải pháp hướng tới mục tiêu đó. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hầu hết mọi thành viên của nền kinh tế thông qua các tác động và hiệu quả của hoạt động này đối với người gửi tiền và hệ thống tài chính của quốc gia. Mức độ phổ cập thông tin về bản chất, tiện ích, vai trò, cơ chế hoạt động bảo hiểm tiền gửi v.v... đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định tới hiệu quả của hoạt động này. Hơn nữa, hoạt động bảo hiểm tiền gửi mới được triển khai phổ biến ở Việt Nam được năm năm. Nhận thức và khẳng định giá trị của hoạt động này cũng như việc thiết lập mô hình, cơ chế vận hành nó còn cần được tiếp cận đầy đủ, toàn diện hơn để có định hướng phát triển phù hợp với tốc độ phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam và lộ trình hội nhập của đất nước. Với vai trò quan trọng của BHTG như vậy, sau một thời gian thực tập ở BHTG VN chi nhánh Hà Nội, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Hồ Sỹ Sà và sự giúp đỡ của các anh chị phòng giám sát từ xa nên em đã chọn đề tài: "Phương hướng hoàn thiện công tác giám sát từ xa của BHTG VN chi nhánh khu vực Hà Nội" làm nội dung nghiên cứu trong Chuyên đề thực tập của mình. Kính mong thầy giáo xem xét và góp ý để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Tâm PHẦN 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHTG. I- SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BHTG. 1. Vai trò, chức năng của BHTG. Để tìm hiểu chức năng, vai trò của BHTG, trước hết cần phải hiểu thế nào là BHTG. Theo định nghĩa, BHTG là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG về việc tổ chức BHTG sẽ trả tiền gửi bao gồm phần gốc và lãi cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Hoạt động BHTG là hoạt động cung cấp dịch vụ BHTG. Trong thực tế, BHTG thể hiện được rất rõ bốn chức năng sau: Bảo vệ người gửi ít tiền, đối tượng mà có những hạn chế nhất định trong tiếp cận thông tin về điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính. Góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính ổn định và tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính có hiệu quả hơn bằng cách phòng tránh đổ vỡ ngân hàng. Góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các tổ chức tài chính có qui mô và trình độ phát triển khác nhau. Qui định rõ trách nhịêm và quyền của người gửi tiền, tổ chức tài chính, chính phủ và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp có ngân hàng đổ bể. Từ những chức năng cơ bản đó mà vai trò của hoạt động BHTG đối với quốc gia có thể biểu hiện trên nhiều góc độ. Vai trò nổi bật của hoạt động BHTG là thúc đẩy sự kết hợp hài hoà giữa nổ lực nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng hướng tới thu hút được tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng và sự cộng tác tích cực của các thành viên trong xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế vững chắc. Như vậy, vai trò của hoạt động BHTG đối với quốc gia được phản ánh gián tiếp qua vai trò của hệ thống ngân hàng cuẩ quốc gia đó, được thể hiện qua ba mặt: Góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng của quốc gia phát triển. Góp phần thúc đẩy huy động tiết kiệm phục vụ đầu tư phát triển bền vững. 2. Sự cần thiết khách quan của BHTG. Tín dụng là một trong những hoạt động kinh tế phát triển khá mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì những rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, gây tổn thất cho các tổ chức tín dụng như mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập ... làm cho quỹ tín dụng bị thua lỗ, thậm chí bị phá sản. Rủi ro tín dụng xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân: Do môi trường kinh tế chưa ổn định làm cho một số doanh nghiệp không đứng vững trên thị trường; Do quản lý Nhà nước còn sơ hở, tạo điều kiện cho một số cá nhân, doanh nghiệp có hành vi lừa đảo; Do trình độ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế.. . Cùng với những nguyên nhân trên, khách hàng cũng góp phần tạo ra những rủi ro tín dụng. Chẳng hạn: Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sản xuất kinh doanh thua lỗ; hoặc người vay cố tình không trả nợ; hoặc tài sản thế chấp, giấy tờ pháp lý của khách hàng không đảm bảo. Bản thân các tổ chức tín dụng cũng gây ra những rủi ro như: Không chấp hành nghiêm túc các thể lệ tín dụng và vi phạm quá trình xét duyệt cho vay; Không kiểm tra được việc sử dụng vốn của người vay; Quá chú trọng về lợi nhuận, đặt tiêu chuẩn lợi nhuận lên trên các nguyên tắc. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác tác động đến rủi ro tín dụng như có sự thay đổi, điều chỉnh về chính trị, chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước, thay đổi địa giới hành chính của các địa phương.. . Những rủi ro tín dụng xảy ra có thể để lại hậu quả khôn lường. Đối với nền kinh tế: Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng có liên quan trức tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các tổ chức, các doanh nghiệp, người gửi tiền. Nếu có rủi ro gây thiệt hại lớn hoặc làm phá sản một vài tổ chức tín dụng sẽ tạo ra tâm lý không an tâm đối với nhân dân, họ đua nhau rút tiền làm phá sản hàng loạt ngân hàng và tổ chức tín dụng, làm cho nhiều doanh nghiệp mất vốn và ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung. Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ như: Giảm lợi nhuận, thua lỗ hoặc mất khả năng chi trả. Đối với khách hàng: Có thể mất vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh.. . Để đối phó với những rủi ro tổn thất không lường trước được do các rủi ro gây ra, có rất nhiều biện pháp khác nhau nhưng biện pháp tốt nhất là bảo hiểm, nghĩa là chuyển những rủi ro mà mình có thể gặp phải cho các tổ chức Bảo hiểm. Bảo hiểm tiền gửi đã ra đời nhằm bảo đảm an toàn tiền gửi cho những người gửi tiền tại các tổ chức tham gia tiền gửi; góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. 3. Quá trình hình thành phát triển của BHTG ở Việt Nam. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước bắt đầu vào năm 1986, Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã triển khai kế hoạch đổi mới từ năm 1988. Trong giai đoạn này, ngân hàng đối mặt với một thực tế đầy thách thức: lạm phát phi mã, lòng tin của người dân đối với ngân hàng đang bị giảm sủt nghiêm trọng. Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho Hệ thống Ngân hàng trong thời kỳ đầu của đổi mới là kiểm chế lạm phát, củng cố niềm tin của dân chúng đối với Hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Rút kinh nghiệm sau hậu quả hàng loạt hợp tác xã tín dụng nông thôn và quĩ tín dụng đô thị trên toàn quốc bị đổ vỡ dây chuyền trong những năm 1988_1990, khi triển khai thí điểm mô hình Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của QTDND đối với các khoản tiển gửi có kỳ hạn đã được ban hành (kèm theo Quyết định số 101/TCQĐ-BH ngày 1/2/1994 của Bộ Tài chính). Theo quyết định này, Bảo Việt đã triển khai nghiệp vụ BHTG, đây là sự khởi đầu hoạt động BHTG công khai ở Việt Nam. Hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện phát triển chậm và bộc lộ nhiều hạn chế. Tính đến năm 1995 chỉ có 162 QTDND tham gia BHTG, tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm chiếm 33,22% tổng số dư tiển gửi tại các QTDND và chỉ chiếm 0.2% tổng số dư tiền gửi trong cả nước tại thời điểm đó. Đến cuối năm 1996, có 300 QTDND tham gia BHTG, cuối quí I/1997 có 370 QTDND tham gia với số tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm là 322 tỷ VND. Có thể nói, hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện mới chỉ triển khai được với một số lượng rất nhỏ khách hàng là đơn vị có huy động tiền gửi ( chỉ có một số QTDND tham gia, còn các loại hình có huy động tiền gửi khác không tham gia BHTG) Hạn chế của hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện trong thời gian này chủ yếu là không đảm bảo các yếu tố quyết định thành công đối với hoạt động này trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Sau quá trình thực hiện đổi mới, hoạt động ngân hàng ở Việt Nam đạt được trình độ phát triển nhất định. Số lượng các đơn vị tham gia kinh doanh ngân hàng cũng tăng lên nhiều. Hoạt động ngân hàng dần thể hiện tính thị trường. Tính cạnh tranh trong huy động tiền gửi và cho vay là vấn đề bức bách đối với các đối tác tham gia trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và tín dụng. Yếu tố rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp và cần có giải pháp phòng ngừa kịp thời. Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở khu vực từ đầu năm 1997 phần nào đã có ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư vào các dự án liên doanh hoặc xuất nhập khẩu. Hơn nữa, xu thế hội nhập trong khu vực và trên thế giới mang lại cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức và rủi ro ở mức cao hơn. Cùng với tốc độ mở cửa ngày càng tăng, sự tác động đối với thị trường huy động vốn và tiêu thụ vốn trong nước cũng sẽ chịu tác động trực tiếp của những thay đổi, biến động của thị trường tài chính và tiền tệ tại các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, khoản 1, Điều 17, Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 quy định: Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn hoặc Bảo hiểm tiền gửi . Để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Điều đó đặt ra nhu cầu cần thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hoặc Bảo hiểm tiền gửi theo đúng nghĩa của nó vào thời điểm này. Trước bối cảnh đó, ngày 1/9/1999 Chính phủ đã ban hành nghị định số 89/1999 NĐ-CP về Bảo hiểm tiền gửi. Ngày 9/11/1999 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 218/1999 QĐ-TTg thành lập Bảo hiểm tiền gửi. Ngày 7/7/2000 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có tài sản và con dấu riêng. Hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng chính phủ phê duyệt hoạt động khộng vì mục tiêu lợi nhuận. Chế độ tiền gửi cũng do Thủ tướng chính phủ quy định trên cơ sở đề nghị của ban tổ chức và ý kiến của Ngân hàng Nhà Nước. Vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cung cấp với nguồn vốn bổ sung từ phí bảo hiểm hàng năm và các nguồn vốn khác. Phí bảo hiểm được tính theo quý và được nộp vào ngày cuối tháng của quý với tỷ lệ là 0.15%/năm. Nguồn vốn hình thành từ quỹ này tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sẽ sử dụng cho việc hỗ trợ khi có tổ chức tín dụng nào gặp khó khăn, chi trả bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm nào xảy ra và phần vốn nhàn rỗi được mang đi đầu tư theo luật định. Như vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 6 năm. Bốn năm qua Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thể hiện được vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn lành mạnh cho hệ thống ngân hàng từ đó góp phần ổn định xã hội. II- NỘI DUNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM. 1. Đối tượng bảo hiểm. *Tổ chức tham gia BHTG là các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi. Các tổ chức này khi được tham gia BHTG có trách nhiệm đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG và được quyền yêu cầu tổ chức BHTG chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức đó trong trường hợp tổ chức này mất khả năng thanh toán và bị cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt động. Tham gia BHTGVN là quy định bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của cá nhân. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Tính đến cuối năm 2000 có 1033 tổ chức tham gia BHTGVN, gồm các loại hình sau: Ngân hàng thương mại Nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần; Ngân hàng liên doanh; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Công ty tài chính; Công ty cho thuê tài chính; Quỹ tín dụng nhân dân; Trên lãnh thổ Việt Nam có các tổ chức huy động tiền gửi cá nhân, nhưng chưa có quy định hoặc được quy định không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHTG. Đó là tổ chức huy động tiền tiết kiệm bưu điện; tổ chức huy động tiền gửi của các hội phụ nữ, hội nông dân v.v.. , Quỹ hỗ trợ phát triển Việt nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Theo kinh nghiệm của các nước có hoạt động BHTG, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHTGVN. Một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam này đã và đang tham gia BHTG ở chính quốc. * Đối tượng bảo hiểm. Điều 23 của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về BHTG quy định. Tiền gửi được bảo hiểm là đồng Việt Nam của các cá nhân tổ chức tham gia BHTG. Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 ngày 26/3/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện nghị định số 89/1999/NĐ-CP, hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng tiền gửi được bảo hiểm gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn gồm cả tiền gửi trên tài khoản cá nhân. Tiền mua các chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu ghi danh cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia bảo hiểm tiểm gửi phát hành. BHTGVN không bảo hiểm đối với các loại chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu vô danh do tổ chức tham gia BHTG phát hành. 2. Phạm vi bảo hiểm. 2.1. Các rủi ro được bảo hiểm. Trong BHTGVN, các rủi ro sau đây được bảo hiểm. Sự phá sản của tổ chức tín dụng. Phá sản là trường hợp tổ chức tín dụng không thể trả nợ một cách đầy đủ hoặc quỹ tín dụng không thể tiếp tục kinh doanh vì thiếu vốn. Trong trường hợp này, các công việc kinh doanh của tổ chức phải được giao cho ban thanh lý tài sản xử lý các tài sản còn lại theo đứng quy định pháp lý về phá sản của nhà nước. Sự giải thể bắt buộc của tổ chức tín dụng. Giải thể bắt buộc là do không tuân thủ các quy tắc, luật lệ của Nhà nước hoặc có thể do chủ nợ đề nghị toà án ra lệnh tuyên bố giải thể vì tổ chức tín dụng từ chối thanh toán và chỉ có cách này mới hy vọng thu hồi được tiền. Phải chấp hành lệnh thanh lý vì một lý do khác với việc phá sản hay mất khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng. Trường hợp này xảy ra khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy quỹ mặc dù vẫn có khả năng thanh toán nhưng không đúng mục đích đã đề ra, không muốn toà án can thiệp mà quyết định thanh lý quỹ không cho hoạt động tiếp. Trong trường hợp này, bảo hiểm sẽ giải quyết bồi thường cho những người gửi tiền nhưng sẽ được thế quyền để được hưởng số tiền thanh lý tài sản hay đòi nợ. Giải thể tự nguyện do bị đặt trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của tổ chức tín dụng. Tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của tổ chức tín dụng là tình trạng tổ chức tín dụng bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc gặp khó khăn khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên, không muốn toà án can thiệp, các cổ đông của tổ chức tín dụng chấp nhận tuyên bố giải thể. Trong trường hợp này, bảo hiểm cũng có trách nhiệm bồi thường đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn mà tổ chức tín dụng không thanh toán hết sau khi có quyết định giải thể. Không thể thực hiện việc thanh toán cho những người gửi tiền vì một mệnh lệnh của toà án đối với tổ chức tín dụng. Xảy ra trong trường hợp tổ chức tín dụng cố ý không thanh toán nợ và chủ nợ đệ đơn lên toà án để có lệnh bắt buộc quỹ phải tuyên bố phá sản hay thanh lý để trả nợ các chủ nợ cho rằng chỉ có cách này họ mới thu được các khoản nợ. 2.2. Các rủi ro loại trừ. Những rủi ro loại trừ (không thuộc phạm vi bảo hiểm) là những rủi ro gây ra sự phá sản, thanh lý hay giải thể một tổ chức tín dụng trong các trường hợp: Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tiền tệ tín dụng, thanh toán đã nêu trong pháp lệnh ngân hàng của tổ chức tín dụng . Giải thể tự nguyện vì nguyên nhân: Do cổ đông nhận thực thấy mục tiêu khi thành lập tổ chức tín dụng không đạt được. Và do cổ đông muốn thu hồi lại vốn hoặc có nhu cầu cải tổ lại cơ cấu của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng ngừng hoạt động vì chiến tranh, đình công, bạo loạn dân sự, nội chiến. Đây là những rủi ro loại trừ không thông thường, không liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ. Khi tổ chức tín dụng bị phá sản, thanh lý, giải thể do các rủi ro này bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bồi thường cho những người gửi tiền. 3. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. 3.1. Số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là số dư tiền gửi trong báo cáo số dư tiền gửi mỗi quý của tổ chức tín dụng. 3.2. Phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là số tiền tổ chức tín dụng phải trả cho công ty bảo hiểm để công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm số dư tiền gửi của tổ chức tại thời điểm cuối mỗi quý. *.Cơ sở pháp lý cho việc nộp phí BHTG. Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về BHTG. Thông tư 03/2000/TT-NHNN ngày 16/3/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về BHTG. Quyết định 1077/2001/QĐ-NHNN ngày 27/8/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại thông tư 03/2000/TT-NHNN ngày 16/3/2000 của Ngân hàng nhà nước. *. Cách tính phí BHTG phải nộp mỗi kỳ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm. Phí BHTG được tính và nộp làm bốn kỳ trong một năm theo các quý và được nộp vào tài khoản của BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý thu phí BHTG. Cơ sở tính phí BHTG là số dư các loại tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm của quý trước sát với quý thu phí BHTG. Đối với tổ chức được cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hoạt động hoặc giấy phép mở chi nhánh (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc nộp phí BHTG kỳ đầu tiên được thực hiện theo hướng dẫn của BHTGVN tại Công văn số 652/CV-BHTG, ngày 12/12/2003 của Tổng Giám đốc BHTGVN . Số phí BHTG phải nộp cho mỗi quý tính bằng công thức sau đây: Trong đó : P: là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp trong quý. So : là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước sát với quý thu phí BHTG. S1, S2, S3: Là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí BHTG : Là tỷ lệ phí BHTG phải nộp cho một quý trong năm. Số phí BHTG phải nộp được tính làm tròn đến đơn vị nghìn đồng. Đối với các tổ chức tham gia BHTG có số phí Bảo hiểm tiền gửi bình quân phải nộp tính được cho một quý nhỏ hơn 500.000đ thì việc nộp phí BHTG được thực hiện theo hướng dẫn của BHTGVN tại Công văn số 220/CV-BHTG, ngày 6/9/2001 và Công văn số 22/CV-BHTG, ngày 5/2/2002. 4. Số tiền chi trả bồi thường. Khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản hoặc bị đình chỉ hoạt động và mất khả năng thanh toán, tổ chức tham gia BHTG làm thủ tục trình BHTGVN để được chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức đó. Theo đó, BHTGVN có trách nhiệm niêm yết thông báo cũng như danh sách những người gửi tiền được chi trả tại trụ sở chính và chi nhánh tổ chức tham gia BHTG bị tuyên bố chấm dứt hoạt động và tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của BHTGVN. Sau khi hoàn tất các thủ tục, trong vòng 15 ngày BHTGVN tiến hành việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại các địa điểm mà người gửi tiền đã đăng ký. Việc chi trả được tiến hành như sau: Mức tiền tối đa mà một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG được BHTGVN trả là 30 triệu đồng ( gồm cả gốc và lãi). Người có tổng số tiền gửi ( gồm cả gốc và lãi) tại một tổ chức tham gia BHTG bằng hoặc nhỏ hơn 30 triệu đồng sẽ được BHTGVN trả đủ 100%. Người gửi tiền có tổng số tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) lớn hơn 30 triệu đồng tại một tổ chức tham gia BHTG thì phần vượt so với quy định trên đây sẽ được hoàn trả trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị phá sản phù hợp với quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp Trong trường hợp người có nghĩa vụ nợ đối với tổ chức tham gia BHTG tuyên bố chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán, việc chi trả tiền bảo hiểm được thực hiện sau khi đã trừ các khoản nợ của người gửi tiền theo đề nghị của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. 5. Nguyên tắc và quy trình chi trả. Nguyên tắc: Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng VNĐ của các cá nhân và được thể hiện đầy đủ trên sổ sách, chứng từ kế toán của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật. Việc chi trả tiền bảo hiểm được thực hiện căn cứ vào danh sách người gửi tiền được hội đồng quản trị BHTGVN phê duyệt và trong giới hạn mức tối đa do chính phủ quy định. Người nhận tiền bảo hiểm phải có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp, hợp lệ và thực hiệ đầy đủ các thủ tục được quy định. Trong đó các tổ chức tham gia BHTG phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị chi trả tiền bảo hiểm còn người gửi tiền phải thực hiện đăng ký nhận tiền bảo hiểm và chuẩn bị những giấy tờ để nhận tiền. *. Quy trình chi trả gồm các bước sau: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị chi trả từ tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh toán BHTG. Kiểm tra thủ tục, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ đề nghị chi trả. BHTG lập phướng án chi trả. Trình hội đồng quản trị BHTGVN phê duyệt phương án chi trả. Tiến hành chi trả. II- VAI TRÒ CỦA NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT KHÁCH HÀNG THAM GIA BHTG. 1. Các nghiệp vụ chính của BHTG. 1.1. Nghiệp vụ Kiểm tra tổ chức tham gia BHTG. Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP, BHTGVN có quyền kiểm tra tổ chức tham gia BHTG thực hiện các quy định về BHTG và quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Nội dung kiểm tra chấp hành các quy định BHTG bao gồm: Kiểm tra hồ sơ pháp lý đảm bảo là thành viên tham gia BHTG, kiểm tra việc niêm yết chứng nhận BHTG, kiểm tra tính đầy đủ trong nộp phí chấp hành thời hạn nộp phí và nộp phạt ( nếu có), kiểm tra việc cung cấp thông tin cho tổ chức BHTG. Nội dung kiểm tra việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng được thực hiện căn cứ vào các chỉ tiêu an toàn mà Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đề ra. Công tác kiểm tra tuân thủ quy đinh an toàn tập trung vào các tiêu chí: tuân thủ quy định giới hạn huy động vốn theo địa bàn; tuân thủ quy định về chế độ hạch toán kế toán và chứng từ kế toán; quy định đảm bảo vốn điều lệ; quy định đảm bảo an toàn trong cho vay; quy định về tính pháp lý của hồ sơ vay vốn; khả năng tạo lợi nhuận, trích lập các quỹ; quy định về quản trị, kiểm soát và điều hành. 1.2. Nghiệp vụ giám sát tổ chức tham gia BHTG. Nghiệp vụ giám sát tổ chức tham gia BHTG được tiến hành trên cơ sở thông tin thu thập được để nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Các nguồn thông tin chủ yếu mà BHTGVN có được gồm: các loại báo cáo nhận được từ khách hàng, thông tin truy cập từ Ngân hàng nhà nước. Kết quả của công tác giám sát phản ánh về tình hình nộp phí bảo hiểm, tình hình tuân thủ một số chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hàng quý, các chi nhánh khu vực của BHTGVN, trên cơ sở thông tin tổng hợp có báo cáo gửi BHTGVN phản ánh tình hình hoạt động, tình hình tuân thủ các qui định về an toàn của tất cả các khách hàng thuộc chi nhánh mình quản lý. Đồng thời, chi nhánh BHTG khu vực có thông báo cảnh báo nhắc nhở, uốn nắn khách hàng tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động và quy định về BHTG. 1.3 . Nghiệp vụ chi trả tiền BHTG và theo dõi sau chi trả. Khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản hoặc vị đình chỉ hoạt động và mất khả năng thanh toán, tổ chức tham gia BHTG làm thủ tục trình BHTGVN để được chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức đó. Theo đó, BHTGVN thành lập đoàn chi trả tiến hành tổ chức chi trả tìên bảo hiểm cho người gửi tiền ngay tại địa bàn của tổ chức tham gia BHTG đó một cách nhanh gọn và thuận lợi. Người gửi tiền được bảo hiểm trong tình huống được nhận tiền BHTG có thể trực tiếp đến nhận tiền mặt tại bàn chi trả tiền bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG vào thời gian được công bố hoặc có thể đề nghị chuyển tiền qua ngân hàng hoặc bưu điện đến một địa điểm khác. Qui trình và thủ tục thực hiện chi trả được qui định cụ thể ở các văn bản do BHTGVN ban hành, đề cập đến các vấn đề: hồ sơ đề nghị chi trả tiền bảo hiểm, trách nhiệm của tổ chức tham gia BHTG, thủ tục đăng ký nhận tiền bảo hiểm, giấy tờ hợp pháp, hợp lệ để nhận tiền bảo hiểm, thủ tục nhận tiền bảo hiểm, thời hạn đăng ký và nhận tiền bảo hiểm. Công tác theo dõi thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG sau chi trả được tiến hành dưới hình thức nắm thông tin về hoạt động của Hội đồng thanh lý thông qua chi nhánh NHNN tỉnh để đốc thúc việc thu hồi trong thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG được chi trả, giám sát việc thực hiện thanh toán cho các chủ nợ để đảm bảo trả nốt phần tiền gửi của người gửi tiền trên hạn mức chi trả đã được BHTGVN thực hiện và hoàn BHTGVN tiền đã chi trả. 1.4. Nghiệp vụ tuyên truyền, quảng cáo. Hoạt động tuyên truyền đã được tiến hành với mục đích phổ cập thông tin về hoạt động BHTG tới toàn thể công chúng. Các vấn đề về quyền lợi và trách nhiệm của người gửi tiền, tổ chức tham gia BHTG, tổ chức BHTG, mực đích, vai trò của hoạt động này đã được BHTGVN tuyên truyền tới công chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm, hội thảo, v.v.. . Đến nay, tại tất cả các tỉnh và thành phố, BHTGVN đã tổ chức các hội thảo về BHTG với thành viên tham gia là đại diện các tổ chức tham gia BHTGVN, các cơ quan chính quyền địa phương liên quan, các cơ quan thông tấn báo chí và chi nhánh NHNN tỉnh và thành phố. Cùng với BHTGVN, các tổ chức tham gia BHTG cũng bắt đầu quảng cáo về hoạt động BHTG tới công chúng. Một trang web về BHTGVN cũng được thiết lập trên mạng internet để quảng bá về hoạt động này và trao đổi thông tin với cộng đồng được hiệu quả hơn. 2. Vị trí của nghiệp vụ giám sát từ xa khách hàng tham gia BHTG. Giám sát từ xa là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu của các tổ chức BHTG, nó giúp phát hiện và cảnh báo sớm những sai phạm của các tổ chức tham gia BHTG, buộc những tổ chức này phải khắc phục những sai phạm, từ đó tránh được những sai phạm lớn hơn có thể dẫn đến đổ vỡ. Công tác giám sát từ xa tổ chức tham gia BHTG của tổ chức BHTG được tiến hành thường xuyên trên cơ sở các nguồn thông tin về khách hàng tham gia BHTG mà tổ chức BHTG có được. Nội dung của nghiệp vụ giám sát từ xa là đánh giá hoạt động của tổ chức tham gia BHTG và từ đó đưa ra các khuyến nghị uốn nắn hoạt động của các tổ chức đó với mục đích đảm bảo tuân thủ các quy định về BHTG và quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG còn là cơ sở để tiến hành nghiệp vụ kiểm tra tổ chức tham gia BHTG. Trong giai đoạn đầu mới triển khai hoạt động BHTG, tình trạng tổ chức BHTG chuẩn bị một đội ngũ nhân lực lớn để tiến hành công tác kiểm tra thường xuyên khách hàng tham gia BHTG có thể sẽ là khó khăn cho cả tổ chức BHTG và khách hàng tham gia BHTG. Hoạt động giám sát từ xa cho phép tổ chức BHTG có thể tiến hành kiểm tra theo phương thức chọn mẫu, không nhất thiết phải kiểm tra đồng loạt các tổ chức tham gia BHTG. Hơn nữa, khi nền kinh tế càng phát triển, điều tiết đối với nền kinh tế cần được tổ chức ở trình độ cao hơn, tránh các hoạt động điều tiết trực tiếp, cần tìm các giải pháp để khuyến khích tính tuân thủ các quy định điều tiết từ các tổ chức tham gia BHTG một cách tự giác. Tình trạng chấp nhận rủi ro quá mức trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG sẽ được hạn chế và tiến tới chấm dứt nếu công tác giám sát từ xa của các đơn vị chức năng được tăng cường. Ngoài các đơn vị chức năng độc lập và đơn vị thực hiện công tác giám sát từ xa của ngành ngân hàng, tổ chức BHTG đóng một vai trò quan trọng trong công tác giám sát từ xa hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Triển khai hoạt động BHTG không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn đổ vỡ ngân hàng do hoạt động yếu kém của chính ngân hàng đó gây nên mà có tác dụng cho phép các ngân hàng đó có thể rút khỏi lĩnh vực kinh doanh ngân hàng một cách có trật tự và không làm ảnh hưởng tởi tâm lý của ngưởi gửi tiền. Như vậy, sẽ làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng ổn định và có hiệu quả hơn. Công tác giám sát từ xa của tổ chức BHTG đối với các tổ chức tham gia BHTG có tác dụng phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm và cảnh báo phòng tránh vi phạm các quy định về BHTG cũng như các qui định đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Vai trò của tổ chức BHTG trong việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và tính ổn định của hệ thống ngân hàng đạt được một phần nhờ vào tác dụng của công tác giám sát từ xa. Nếu không có một hệ thống giám sát từ xa hữu hiệu, BHTG và các phương thức khác của hệ thống đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và không có hiệu quả và sẽ làm tăng chi phí và nhiều tổn thất khác cho việc giải quyết khủng hoảng tài chính. Thực tiễn hoạt động BHTG ở nhiều quốc gia cho thấy không có hệ thống thanh tra, giám sát từ xa ngân hàng chặt chẽ thì hệ thống BHTG cùng với ngân hàng trung ương có thể sẽ cung cấp hỗ trợ cho các ngân hàng không có khả năng thanh toán tham gia vào các hoạt động rủi ro. Như vậy có thể sẽ làm nguy hại đến tính ổn định trong hoạt động của cả hệ thống tài chính của quốc gia. Để thực hiện có hiệu quả công tác giám sát từ xa một số vấn đề cần được đề cập và thực hiện. Đó là cơ chế cung cấp thông tin, quyền và trách nhiệm của tổ chức BHTG trong công tác giám sát từ xa tổ chức tham gia BHTG . 3. Nội dung hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTGVN. 3.1. Nội dung hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG. Theo quy định tại khoản 3, Điều 5, Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg, ngày 9/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định BHTG Việt Nam có trách nhiệm"theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định của Chính phủ về BHTG và các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tham gia BHTG". 3.1.1 Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG Hoạt động giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG gồm các nội dung cơ bản sau: Giám sát hồ sơ tham gia BHTG gồm: Hồ sơ đăng ký tham gia BHTG gồm phiếu đăng ký tham gia BHTG; Bản ._.sao có công chứng của Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập và hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động, danh sách thành viên HĐQT, Tổng giám đốc và Ban Kiểm soát, giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, các báo cáo tài chính 3 năm gần nhất và những thay đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Giám sát việc chấp hành các quy định về báo cáo của BHTG Việt Nam gồm việc nộp các báo cáo - Bảng cân đối tài khoản kế toán tháng; - Báo cáo kết quả kinh doanh năm; - Kết quả kiểm toán năm (nếu có); - Các báo cáo khác theo yêu cầu của BHTG Việt Nam. Giám sát việc nộp phí và bảng tính phí BHTG Căn cứ để giám sát việc nộp phí và bảng tính phí BHTG là hình thức nộp phí BHTG và thời gian nộp phí BHTG và bảng tính phí BHTG. Hiện nay các tổ chức tham gia BHTG có thể nộp phí theo 2 hình thức; - Nộp phí theo quý đối với đơn vị có số phí BHTG phải nộp trên 500.000 đ/quý; - Nộp phí gộp một năm 2 lần, hoặc 1 năm một lần áp dụng đối với đơn vị tham gia BHTG có số phí nhỏ hơn 500.000đ/quý và được sự đồng ý của BHTG Việt Nam. - Ngày nộp phí chậm nhất là ngày 20 tháng đầu tiên của kỳ hoặc lần của kỳ thu phí. 3.1.2 Giám sát việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt đông động ngân hàng Nội dung giám sát này được thực hiện theo Quy chế giám sát số 217/2002/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị BHTG Việt Nam với những tiêu chí cơ bản không khác nhiều so với nội dung giám sát của NHNN Việt Nam. Cụ thể như sau: Giám sát về vốn Giám sát tỷ lệ cho vay trung và dài hạn Giám sát về góp vốn cổ phần Giám sát về mua sắm tài sản cố định Giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Giám sát về kết quả kinh doanh Giám sát về việc trích lập dự phòng rủi ro Cho đến nay, do những thay đổi về văn bản pháp lý của NHNN liên quan đến các chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động NH Xem chi tiết tại phần 1.3.2.1 , ví dụ như Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày tháng 9 năm 2005 của NHNN đã được ban hành thay thế cho Quyết định số 297/1999/QĐ- NHNN5. Tuy nhiên, cho đến này việc thi hành quyết định còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Do vậy, chỉ tiêu về Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đã chưa giám sát được vì thông tin về vốn cấp 2 hiện nay khó xác định. Hơn nữa, nguồn thông tin đầu vào để thực hiện giám sát khá nghèo nàn (chỉ dựa vào cân đối kế toán tháng), vì vậy Chi nhánh khu vực Hà Nội chỉ giám sát được một số chỉ tiêu như vốn tự có, kết quả kinh doanh, tỷ lệ mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định, tỷ lệ góp vốn cổ phần. 3.1.3 Xử lý sau giám sát Căn cứ vào kết quả giám sát, kết hợp với kết quả kiểm tra tại chỗ đối với từng tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn, hoặc những vấn đề qua giám sát do Trụ sở chính BHTG Việt Nam thông báo, Giám đốc chi nhánh khu vực Hà Nội đã tổ chức chỉ đạo phòng giám sát gửi thông báo, cảnh báo nhắc nhở đơn vị hoặc thực hiện các hình thức xử lý khác tùy theo mức độ vi phạm, cụ thể: Thông báo và yêu cầu tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn khắc phục vi phạm quy định về việc tính, nộp phí BHTG và các vi phạm an toàn trong hoạt động; Kiểm tra việc khắc phục, chỉnh sửa vi phạm của tổ chức tham gia BHTG đã được thông báo; Kiến nghị và phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh NHNN, thành phố trong việc kiểm tra, đôn đốc các NHTM cổ phần, QTDND cơ sở chấp hành các quy định về BHTG, về an toàn trong hoạt động ngân hàng và việc khắc phục vi phạm; . Đề nghị Tổng giám đốc xử lý những trường hợp vượt thẩm quyền 3.2. Phương pháp phân tích làm cơ sở cho việc giám sát từ xa . Để thực hiện nhiệm vụ của mình, công tác giám sát từ xa vừa phải sử dụng phương pháp nghiên cứu của một số môn khoa học đồng thời phải sử dụng phương pháp riêng biệt của mình. Tuỳ thuộc vào những đối tượng cụ thể và vào nội dung cần phân tích mà bộ phận giám sát từ xa sẽ áp dụng một trong những phương pháp phân tích sau đây: Phương pháp so sánh. Phương pháp này nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức tín dụng nhằm nắm được tình hình phát triển của một tổ chức tín dụng. Sự so sánh sẽ giúp cho các thanh tra viên kịp thời phát hiện những nguy cơ của tổ chức tín dụng được so sánh. Để tiến hành so sánh phải đảm bảo: Phải có ít nhất hai chỉ tiêu hoặc hai đại lượng dùng để so sánh. Các chỉ tiêu so sánh phải đồng nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, đơn vị đo lường và phải cùng một thời điểm cũng như trong một độ dài thời gian. Phương pháp phân tích tỷ lệ. Phương pháp này được áp dụng nhằm hỗ trợ cho các công tác phân tích và tìm hiểu báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng trong qúa trình đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhờ phương pháp phân tích này mà ta có thể hiểu rõ hơn về bản chất của các hiện tượng cũng như sự biến động của các hiện tượng đó. Tỷ lệ là một chỉ số toán học so sánh một yếu tố này với một yếu tố khác. Tỷ lệ được lập bởi việc tập hợp hai số liệu hoặc nhiều số liệu tạo ra một mối quan hệ nào đó. Qua các tỷ lệ phân tích bảng cân đối tài sản, báo cáo dư nợ của quý, năm, có thể thấy được xu hướng cùng tiến độ của hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này có xu hướng không tốt thì tất yếu sẽ không thuận lợi cho các ngân hàng, trên cơ sở đó giúp thanh tra biết được cần thiết phải kiểm tra, tìm hiểu theo phương hướng nào để sau đó khuyến nghị các tổ chức tín dụng kịp thời có biện pháp điều chỉnh như thế nào cho phù hợp. Phương pháp phân tổ. Đây là phương pháp quan trọng trong việc phân tích các hiện tượng và kết quả kinh tế thường rất phong phú và đa dạng. Dựa vào việc phân chia ra những chỉ tiêu tổng hợp thành các chỉ tiêu bộ phận và việc phân chia các chỉ tiêu kinh tế, người thanh tra có thể nhận thức được bản chất mối quan hệ cấu thành và quan hệ nhân quả cũng như quy luật tạo thành và phát triển của các hiện tượng kinh tế. Để đạt được yêu cầu trên người phân tích có thể chia các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian, không gian và theo yếu tố cấu thành. Phương pháp Dupont. Đây là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các chỉ tiêu. Là phương pháp giúp phân tích một tỷ lệ sơ cấp thành các tỷ lệ thứ cấp, sau đó tỷ lệ thứ cấp trở thành tỷ lệ sơ cấp cho sự phân tích tiếp theo. PHẦN II. TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT TỪ XA KHÁCH HÀNG THAM GIA BHTG TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI. I- VÀI NÉT VỀ TỔ CHỨC CHI NHÁNH BHTG HÀ NỘI. Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Hà Nội được thành lập ngày 26 tháng 12 năm 2001 theo quyết định của Tổng giám đốc BHTGVN và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 27/5/2002 với nhiệm vụ là quản lý các tổ chức tham gia BHTG tại địa bàn 7 tỉnh, thành phố gồm Thành phố Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng giám đốc BHTG Việt Nam. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, BHTG VN khu vực Hà Nội qua 4 năm hoạt động đã không ngừng phát triển cả trên phương diện tổ chức bộ máy, quy mô, năng lực và chất lượng hoạt động. Trong thời gian qua, BHTG khu vực Hà Nội đã cùng các chi nhánh khác trong cả nước góp phần quan trọng vào việc thực hiện công cuộc đổi mới đát nước, đặc biệt là đổi mới trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng trên địa bàn; bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia BHTG và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên 7 tỉnh và thành phố, trong đó đặc biệt có thành phố Hà Nội - thủ đô của cả nước, phát triển mạnh mẽ trong cả lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngoại giao. . . hơn nữa chi nhánh còn tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho việc phát huy nguồn vốn nội lực, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. *.Cơ cấu tổ chức CHI NHÁNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI KHU VỰC HÀ NỘI Trụ sở tại: 22 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội Fax: 7761286 Điện thoại phòng Giám sát từ xa : 7761285 - 7762049 Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc P.HC-NS P.KSNB P.KTr2 P.KTr1 P.Chi trả &TDTP P.Giám sát từ xa P.Kế toán P.Tổng hợp Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh khu vực Hà Nội Về quy mô và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh khu vực Hà Nội hiện đã có sự thay đổi lớn so với buổi đầu thành lập. Với tổng số 67 cán bộ, viên chức làm việc tại 7 phòng, bộ phận nghiệp vụ, hầu hết đều có trình độ đại học chuyên chuyên ngành về tài chính - ngân hàng, có kinh nghiệm làm việc tại các NHTM nhà nước. Lợi thế này sẽ giúp Chi nhánh giải quyết tốt các vấn đề trong hoạt động nghiệp vụ BHTG, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và trưởng thành của Chi nhánh trong hơn 4 năm qua. II- TỔ CHỨC GIÁM SÁT TỪ XA KHÁCH HÀNG THAM GIA BHTG TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI. 1. Phân tích khách hàng tham gia BHTG tại chi nhánh Hà Nội. Khách hàng tham gia BHTG với hình thức bắt buộc là các tổ chức tín dụng . Hiện nay ở Việt Nam, các tổ chức tín dụng được phân làm hai loại là tổ chức tín dụng ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Các tổ chức tín dụng ngân hàng được phân theo các hình thức sau: Theo hình thức sỡ hữu: + Ngân hàng thương mại quốc doanh. + Ngân hàng thương mại. + Ngân hàng liên doanh. + Ngân hàng nước ngoài. Theo hình thức hoạt động có: + Ngân hàng công thương. + Ngân hàng ngoại thương. + Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. + Ngân hàng Đầu tư và phát triển. + Ngân hàng chính sách. Các quỹ tín dụng nhân dân gồm có: + Quỹ tín dụng nhân dân trung ương. + Quỹ tín dụng nhân dân khu vực. + Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm có: + Công ty tài chính. + Công ty cho thuê tài chính. + Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Như vậy, tất cả các tổ chức tín dụng, tổ chức không phải là tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật tín dụng, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có nhận tiền gửi bằng tiền Việt Nam đều là khách hàng tham gia BHTG . 2. Tổ chức giám sát từ xa khách hàng tham gia BHTG tại chi nhành Hà Nội. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG, ngay sau khi được thành lập và đi vào hoạt động, chi nhánh đã nghiên cứu đề ra biện pháp để tiếp cận và thu thập thông tin đầu vào từ các nguồn thông tin khác nhau: Đề nghị tổ chức tham gia BHTG gửi BCĐTK tháng thay vì BCĐTK quý để có cơ sở phân tích đánh giá; đề nghị và nhận sự hỗ trợ cung cấp thông tin từ chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và khai thác thông tin từ phong giám sát BHTGVN. Chính vì vậy chỉ trong thời gian ngắn sau khi khai trương hoạt động chi nhánh đã triển khai tốt nghiệp vụ giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn. Trên cơ sở thông tin đầu vào thu thập được, định kỳ hàng quý chi nhánh đã tiến hành phân tích, đánh giá các tổ chức tham gia BHTG, tổng hợp kết quả và lập báo cáo giám sát gửi BHTGVN đảm bảo theo quy định. Căn cứ vào kết quả giám sát, chi nhánh đã tiến hành gửi thông báo, cảnh bảo đến các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn vi phạm những quy định của Nhà nước về BHTG, quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời kiến nghị và phối hợp chặt chẽ với chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn trong việc kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tham gia BHTG có biện pháp chấn chỉnh tồn tại, sai sót Nội dung các thông báo, cảnh báo tập trung vào những vấn đề sau: + Thông báo tỷ lệ nợ quá hạn cao; + Thông báo chưa gửi và gửi thiếu báo cáo; + Thông báo trích lập dự phòng rủi ro chưa đúng theo quy định; + Thông báo sử dụng vượt giới hạn vốn tự có để đầu tư, mua sắm TSCĐ; + Thông báo chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Từ đó lập báo cáo giám sát và các báo cáo khác theo quy định. Đồng thời phối kết hợp thường xuyên với phòng, Ban, Chi nhánh của BHTG VN, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị khác để tiếp nhận, cung cấp các thông tin có liên quan đến các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. 3. Quản lý khách hàng tham gia BHTG tại chi nhánh Hà Nội. Đối tượng của hoạt động BHTG không chỉ là hàng nghìn tổ chức tham gia BHTG mà còn nhiều chục triệu lượt người gửi tiền được bảo hiểm và công chúng khác có liên quan đến hoạt động BHTG trong xã hội. Để tiến hành hoạt động quản lý khách hàng tham gia có hiệu quả chi nhành đã tiến hành các nội dung sau: - Giám sát việc chấp hành thời hạn nộp phí, số phí nộp thừa hoặc thiếu của các tổ chức tham gia BHTG . Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Công tác quản lý, theo dõi việc tham gia BHTG của các TCTD là rất quan trọng đối với BHTG VN nói chung và tại chi nhánh Hà Nội nói riêng. Bảo hiểm với ý nghĩa là các bảo đảm, phòng ngừa cho những rủi ro trong tương lai trên nguyên tắc số đông bù số ít nên theo dõi việc tham gia BHTG của các TCTD sẽ là cơ sở đảm bảo cho nguyên tắc này được thực thi. Do vậy, ngày càng nhiều các TCTD sẽ đăng ký tham gia BHTG nên khối lượng công việc của giám sát, của kiểm tra điều kiện để cấp giầy chứng nhận BHTG đối với các tổ chức này cũng tăng lên. Khi có tổ chức mới đăng ký tham gia BHTG, BHTGVN cần tiến hành kiểm tra điều kiện của các TCTD đó một cách nhanh chóng và hướng dẫn đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục cũng như bổ sung kịp thời những thiếu sọt để trình Tổng giám đốc cấp giấy chứng nhận BHTG cho TCTD nếu như có đủ điều kiện: Thông báo trao đổi thông tin với NHNN để nắm bắt kịp thời những TCTD đang có dấu hiệu bất thường để tiến hành giám sat, kiểm tra, tìm rõ nguyên nhân chính xác để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. Hiện nay công tác thu phí được thực hiện tại một địa điểm duy nhất là tại hội sở của BHTG VN do vậy công tác quản lý, theo dõi việc nộp phí BHTG khá nhiều và vất vả. Để giảm bớt số lượng cũng như công tác giám sát việc thu và nộp phí tại hội sở chính như hiện nay, BHTG VN cần xem xét và cho thực hiện thu phí trực tiếp tại chi nhánh của các tổ chức tham gia BHTG và giao cho các chi nhánh BHTG VN khu vực phụ trách nhiệm vụ này. III- NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT TỪ XA KHÁCH HÀNG THỜI GIAN QUA TẠI TỔ CHỨC BHTGVN CHI NHÁNH HÀ NỘI. 3.1. Những kết quả thu được của công tác giám sát từ xa tại tổ chức BHTG chi nhánh Hà Nội. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG, Chi nhánh khu vực Hà Nội đã có biện pháp tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin đối với 100% các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn. Quan trọng nhất là hoạt động giám sát của Chi nhánh bước đầu đã là một công cụ hữu ích góp phần cùng với Chi nhánh NHNN tại 7 tỉnh, thành phố trên địa bàn kiểm soát hiệu quả việc chấp hành các quy định về an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đôn đốc và nhắc nhở các tổ chức tham gia BHTG kịp thời có biện pháp chấn chỉnh những sai sót, vi phạm 3.1.1. Giám sát từ xa về việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG VN. 3.1.1.1. Giám sát việc đăng ký tham gia BHTG : BHTG là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với các tổ chức có huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Chính vì vậy số lượng của tổ chức tham gia BHTG là rất lớn. Để thực hiện công tác giám sát việc đăng ký tham gia BHTG của các đối tượng theo quy định bắt buộc phải tham gia BHTG . Đây là một công việc tưởng chừng đơn giản đối với tổ chức BHTG, song trên thực tế thì đây là một công việc rất phức tạp bởi hàng năm đều có những tổ chức tín dụng mới được thành lập nhất là các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Từ khi thành lập đến nay, chi nhánh đã tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ trình tổng giám đốc cấp, thu hồi giấy chứng nhận BHTG cho các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn chi nhánh quản lý, Cụ thể đã cấp mới cho 16 tổ chức tham gia BHTG và thu hồi giấy chứng nhận BHTG đối với 7 đơn vị, đồng thời tiếp nhận từ trung ương 04 NHTM Nhà nước, từ chi nhánh TP Hồ Chí Minh 01 Công ty tài chính. Như vậy, tính đến 31/3/2005 tổng số tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn là 209 đơn vị. Tăng so với ngày đầu thành lập là 14 đơn vị. Gồm: + Ngân hàng thương mại nhà nước: 4 đơn vị. + Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị: 5 đơn vị. + Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 9 đơn vị. + Ngân hàng liên doanh: 1 đơn vị. + Công ty tài chính: 3 đơn vị. + QTDND trung ương: 1 đơn vị. + QTDND cơ sở: 178 đơn vị. Ngoài việc cấp đổi 272 giấy chứng nhận theo mẫu mới theo công văn số 234/CV - BHTG10 ngày 15/05/2003 của Tổng giám đốc BHTGVN, chi nhánh đã cấp giấy chứng nhận BHTG cho 3 đơn vị có thay đổi tên giao dịch. Đến ngày 31/12/2005, BHTG Hà Nội đã hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ của 1039 đơn vị xin đăng ký tham gia BHTG. Tuy nhiên, Chi nhánh chỉ cấp giấy chứng nhận cho 1033 đơn vị đã hội đủ điều kiện, cụ thể như sau: Bảng 1: Tình hình đăng ký tham gia BHTG năm 2005 Loại hình tổ chức được bảo hiểm Số tổ chức đăng ký tham gia ( tổ chức) Số tổ chức được cấp giấy chứng nhận BHTG ( Tổ chức) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) = [(3)/(2)]*100% 1. NHTM quốc doanh 5 5 100 2. Chi nhánh NH nước ngoài 20 20 100 3. Ngân hàng liên doanh 4 4 100 4. NHTM cổ phần NHTM đô thị NHTM nông thôn 42 23 19 42 23 19 100 100 100 5. Công ty tài chính 6 5 83.3 6. QTDND - QTDND TƯ - QTDND khu vực - QTDND cơ sở 962 1 21 940 957 1 21 935 99.5 100 100 99.5 Tổng cộng 1.039 1.033 99.4 Như vậy, hầu hết các TCTD đăng ký tham gia BHTG đã được cấp giấy chứng nhận BHTG 100% như Ngân hàng thương mại quốc doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng cổ phần ... Trong số các TCTD đăng ký tham gia BHTG thì hệ thống QTDND là TCTD có số lượng đăng ký nhiều nhất 940/1039 TCTD, tuy nhiên mới chỉ có 99,5% được cấp giấy chứng nhận và trong số 6 công ty tài chính xin đăng ký tham gia BHTG mới chỉ có 83,3% được cấp giấy chứng nhận. Như vậy, trong số 1039 TCTD đăng ký tham gia còn có 6 TCTD chưa được cấp giấy chứng nhận gồm 5 QTDND và một công ty tài chính. Qua Giám sát cuẩ BHTG Hà Nội thỉ nguyên nhân chủ yếu là: Các QTDND cơ sở này đã nộp đầy đủ hồ sơ nhưng do hoạt động yếu kém, chưa nộp phí theo quy định và công ty tài chính mặc dù đã được chấp nhận tham gia BHTG nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận BHTG là do chưa thực hiện hoạt động tiền gửi của dân cư. 3.1.1.2. Tình hình tính và nộp phí BHTG : Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, BHTG chi nhánh khu vực Hà Nội luôn chú trọng công tác thu phí bảo hiểm đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tính và nộp phí, bảo đảm nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, thu đúng quy định. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động (tính đến 26/1/2006), có 199 đơn vị đã nộp phí BHTG , trong đó: Có 198/209 đơn vị nộp phí đúng hạn và trước hạn, chiếm 94,74%; có 11/209 đơn vị nộ chậm phí BHTG, chiếm 5,26%. Tổng số phí BHTG chi nhánh Hà Nội thu được 15.007.929 ngàn đồng, trong đó: Số tiền phí BHTG quý I/2006 là : 13.998.116 ngàn đồng (trong đó số phí của 12 tổ chức TGBHTG phải nộp tại Hội sở nhưng nộp tại chi nhánh là 13.634.400 ngàn đồng, số phí thực thu của các tổ chức TGBHTG do Chi nhánh trực tiếp thu là 363.716 ngàn đồng); Nộp bổ sung phí thiếu quý trước là: 1.010.464 ngàn đồng; khấu trừ phí thừa quý trước là: 651 ngàn đồng. Trong kỳ giám sát có 20 đơn vị báo cáo có nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội, nhưng đứng tên cá nhân gửi vì vậy đơn vị đã tự loại trừ khỏi số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm khi tính phí. Đối với các đơn vị này Chi nhánh tạm thời chấp nhận theo số liệu báo cáo của đơn vị. Tình hình tăng, giảm số phí BHTG phải nộp của các tổ chức tham gia BHTG qua 2 quý IV/2005, quý I/2006 số liệu được phản ánh trên bảng sau: Đơn vị: Nghìn đồng. STT Loại hình TCTGBHTG Số phí phải nộp Kỳ này QI/2006 Kỳ trước QIV/2005 Tăng(+) Giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) 1 NHTM Nhà nước 57.721.186 50.172.235 2.548.951 2 NHTM Cổ phần 4.797.234 4.202.750 594.484 3 NH Nước ngoài 137.139 141.476 -4.337 4 NH Liên doanh 60.154 51.420 8.734 5 Công ty Tài chính 14.029 15.407 -1.379 6 QTDND TW 420.230 401.132 19.098 7 QTDND Cơ sở 354.073 341.900 12.173 Tổng cộng 58.504.045 55.326.320 3.177.725 Bảng số liệu chỉ rõ: Tổng phí bảo hiểm quý sau cao hơn so với tổng phí bảo hiểm quý trước. Trong đó NHTM Nhà nước có phí tăng qua các quý cao nhất là 2.548.951 ngàn đồng. Điều đó cho thấy số dư tiền gửi ở NHTM Nhà nước là rất cao, hoạt động có hiệu quả nhất. Khả năng huy động vốn tốt nhất so với các loại tổ chức khác và đây cũng chính là những ngân hàng nằm vai trò chủ chốt trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Còn các Công ty tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh mặc dù là các TCTD có nguồn vốn lớn nhưng vẫn chưa huy động được lượng tiền gửi trong dân chúng lớn là do một phần lòng tin của người gửi tiền ở các tổ chức này chưa cao. Mặc dù hệ thống QTDND là tổ chức có số lượng đông nhất nhưng thực sự lượng phí đóng góp vào tổng thu được không lớn, nguyên nhân là do các QTDND có quy mô hoạt động nhỏ, phạm vi hẹp, nguồn vốn huy động được nhiều trong khi hoạt động cho vay là chủ yếu. Đối với việc nộp phí: Ngoài những phát hiện ra những tồn tại trong việc tính phí BHTG , trong thời gian hoạt động, bộ phận giám sát còn thấy được những tồn tại ngay trong việc nộp phí của các tổ chức tham gia BHTG, kể từ khi chính thức khai trương tổ chức BHTG chi nhánh Hà Nội thì tình hình nộp phí bảo hiểm của các tổ chức tín dụng đã có sự thay đổi từ thói quen nộp phí cho BHTG VN, hay nộp phí qua chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, hiện nay hầu hết các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn đã nộp phí trực tiếp cho chi nhánh Hà Nội. Nhìn chung các đơn vị tham gia BHTG đã nộp phí trực tiếp theo đúng quy định của chi nhánh, song có một số đơn vị còn chưa chấp hành theo đúng quy định đó, vẫn còn khá nhiều đơn vị nộp chậm so với quy định cụ thể là: Bảng 3: Số quỹ tín dụng nhân dân nộp chậm phí Đơn vị :QTDND Quý Năm I II III IV 2003 2004 2005 - 1 7 54 4 9 5 2 12 17 16 13 Qua bảng trên cho thấy số lượng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở nộp chậm tiền phí BHTG cho chi nhánh vẫn còn khá cao. Chi nhánh đã có biện pháp cảnh báo, đốc thúc kịp thời. Tuy nhiên tình trạng đó vẫn tiếp diễn, có quỹ không chỉ vi phạm một lần mà còn nhiều lần lặp lại. Qua tìm hiểu cán bộ chi nhánh phát hiện thấy nguyên nhân của tình trạng trên là do: Chuyển sai tên đơn vị nhận tiền là BHTG VN; chậm trễ do bưu điện; khó khăn về tài chính và nguyên nhân chủ phạm là do bản thân quỹ đó cố tình. Đối với những nguyên nhân do cố tình vi phạm thì chi nhánh cần có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời và áp dụng xử phạt theo mức quy định hiện nay của BHTG VN là: Số tiền phạt = 0.001 x Số tiền nộp chậm phí x số ngầy nộp chậm 3.1.1.3 Về việc nộp báo cáo thời kỳ. Theo quy định này thì vào mỗi kỳ, mỗi năm, mỗi đơn vị phải gửi báo cáo cho BHTG theo đúng quy định. Trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG gửi báo cáo chậm, thiếu hoặc không gửi thì đơn vị đó coi như đã vi phạm quy định về gửi báo cáo của BHTG VN. Kể từ ngày mới khai trương, học tập kinh nghiệm của các chi nhánh BHTG ra đời trước , chi nhánh Hà Nội đã có công văn hướng dẫn cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn nên từ chỗ có thói quen gửi báo các cho BHTG VN thì ngay từ quý II/2002 đa số các tổ chức tham gia BHTG khu vực đã gửi báo cáo cho chi nhánh. Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại: Nộp báo cáo chậm hơn so với quy định điều này xảy ra phổ biến nhất vào năm 2005 như sau: Bảng 4: Số báo cáo nộp chậm năm 2004 Đơn vị: QTDND Quý I II III IV Số lượng 213 135 224 224 Thực tế cho thấy hầu hết các thông tin về tổ chức tham gia BHTG hiện nay có được đều thông qua các báo cáo nhận được từ các đơn vị tham gia BHTG, vậy mà số lượng báo cáo nhận được còn rất chậm trễ và kéo dài liên tục. Mặc dù chi nhánh đã trực tiếp gửi công văn xuống các quỹ, các cán bộ được phân công theo dõi đã thường xuyên liên lạc điện thoại thông qua kiểm tra trực tiếp để đôn đốc đồng thời cũng có công văn đến ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp cùng đôn đốc nhắc nhở các tổ chức tham gia BHTG chấp hành nghiêm chỉnh các quy đình của pháp luật. Song tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra cho đến quý IV năm 2005 vẫn có 25 báo cáo nộp chậm. Những vi phạm này là do các đơn vị chưa làm báo cáo kịp trong những trường hợp nhầm lẫn về số liệu kế toán hoặc do kênh truyền dẫn thông tin hay đó là do sự chậm trễ từ bưu điện.. . Ngoài những nguyên nhân khách quan như trên còn có những nguyên nhân chủ quan từ phía những đơn vị tham gia BHTG đó là do đơn vị đó cố tình vi phạm. Đối với những trường hợp do vi phạm cố tình này thì chi nhánh cần có sự kiểm tra trực tiếp đơn vị đó và từ đó đưa ra những hình phạt thích đáng có như vậy tình trạng trên mới dần được xoá bỏ. 3.2 Giám sát về việc chấp hành các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động của các TCTD mang những nội dung hoạt động cơ bản của một ngân hàng. Vì vậy cũng rất dễ bị đe doạ bởi những rủi ro phổ biến của một ngân hàng như: rủi ro về khả năng thanh toán, rủi ro về hoạt động tín dụng, rủi ro về lãi suất, tài sản … Với ý nghĩa là bảo hiểm cho những rủi ro trong tương lai trên nguyên tắc số đông bù số ít, BHTG có nhiệm vụ bảo hiểm toàn bộ số tiền gửi cá nhân bằng VNĐ tại các TCTD tham gia BHTG. Trong khi các hoạt động của các TCTD luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra do nguyên nhân khách quan và chủ quan luôn đe doạ đến sự tồn tại của các tổ chức tín dụng thì nhiệm vụ của BHTG càng trở nên quan trọng hơn. Để đẩy mạnh công tác phòng ngừa rủi ro, BHTG chi nhánh Hà Nội đẫ tích cực thực hiện kiểm tra, giám sát các TCTD Tham gia BHTG, đặc biệt là giám sát từ xa việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng ở các TCTD tham gia bảo hiểm và đã đạt được một số kết quả nhất định sau: 3.2.1. Vốn tự có Vốn tự có là giá trị tiền tệ do NH tự tạo lập nên và thuộc sở hữu NH. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng thập nhưng quyết định sự hình thành và duy trì hoạt động NH, có tính ổn định cao. Nguồn vốn này có vai trò đảm bảo an toàn trong hoạt động NH, được sử dụng cho mua sắm tài sản, mở rộng và điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Đây là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu được trong nội dung giám sát của BHTG. Thời gian qua, các tổ chức tham gia BHTG vi phạm quy định về vốn tự có giảm đáng kể và tính đến thời điểm này thì hầu như các tổ chức tham gia BHTG đều tăng vốn tự có lên rất nhiều, tuân thủ đầy đủ quy định của NHNN về vấn đề này Qua bảng cơ cấu nguồn vốn dưới đây của các tổ chức tham gia BHTG thuộc khu vực Hà Nội cho thấy, vốn tự có tăng liên tục phản ánh quy mô hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn có xu hướng tăng, hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn thể hiện các tổ chức này phần nào đã hạn chế được rủi ro trong hoạt động. Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của các tổ chức tham gia BHTG địa bàn Hà Nội Đơn vị:Triệu VND Năm Cơ cấu NV 2002 2003 2004 2005 Vốn tự có 47. 691 4.000.710 42.529.460 - Vốn huy động 480. 603 31.709.184 422.256.256 - Vốn vay 129.972 4.406.868 34.727.172 - Vốn khác 54. 577 7.401.959 30.368.122 - Nguồn: Báo cáo giám sát của Chi nhánh khu vực Hà Nội (2002-2005) Về nguồn vốn và sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào bảng số liệu trên có thể thấy tổng nguồn vốn của các quỹ tín dụng ngày càng tăng từng quý của mỗi năm, trong đó nguồn vốn huy động và vốn khác tăng dần còn nguồn vốn vay ngày càng giảm đi. Đây là một kết quả rất đáng mừng bởi nguồn vốn huy động thuộc đối tượng được bảo hiểm tăng nhanh liên tục, đây chính là kết quả mà tổ chức BHTG VN nói chung và BHTG chi nhánh Hà Nội nói riêng đã mang lại cho các tổ chức tín dụng này. ĐIều đó càng thể hiện rõ hơn vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức BHTG VN bởi hoạt động của tổ chức đã luôn tạo ra tâm lý an toàn cho các đối tượng gửi tiền và tạo ra uy tín cho các tổ chức tín dụng. Đứng ở một góc độ khách quan chúng ta đều nhận thấy rằng vốn mà các TCTD hay cụ thể hơn đó là các QTDND cơ sở huy động được chủ yếu là từ các cá nhân với số tiền nhỏ. Song nếu như xét trong đIều kiện kinh tế xã hội hiện nay của nước ta thì những khoản tiền đó là cả một tàI sản của bất cứ một cá nhân nào nên trước khi gửi tiền hay đầu tư vào một lĩnh vực nào đó họ luôn phảI đắn đo suy tính bởi nếu không may mà có rủi ro xảy ra thì họ sẽ mất trắng tất cả chính vì vậy mà niềm tin đối với họ là rất quan trọng. ĐIều đó cho thấy sự cần thiết của công tác tuyên truyền quảng cáo nhằm đưa vai trò của BHTG đến với công chúng. Ngoài chỉ tiêu giám sát trên công tác giám sát từ xa tại chi nhánh BHTG VN khu vực Hà Nội còn chú trọng vào những chỉ tiêu sau 3.2.2. Những chỉ tiêu khác thể hiện việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. 3.2.2.1 Về vốn đIều lệ: Theo nghị định số 82/1998/NĐ-CP của chính phủ ngày 3/10/1998, nguồn vốn pháp định của các QTDND là 100 triệu VNĐ, song trên thực tế cho thấy tổng vốn đIều lệ của các quỹ tín dụng đều đã vượt quá so với quy định và tăng dần qua các năm, cụ thể chỉ xét riêng trong năm 2004 tổn nguồn vốn pháp định của quý I năm 2004 là 33929 triệu đồng bình quân một quỹ là 202 triệu đồng, đến quý II thì nguồn vốn này đã tăng lên tới 51390 triệu đồng và bình quân tăng 28 triệu đồng đối với mỗi một quỹ tín dụng. Nguồn vốn này đã không ngừng gia tăng cho đến quý IV/ 2005 tổng vốn đIều lệ của các quỹ tín dụng đã tăng lên tới 55924 triệu đồng, đIều này cho thấy quy mô hoạt động của các quỹ ngày càng tăng lên theo chiều hướng tích cực bởi vốn đIều lệ luôn đóng vai trò là đảm bảo hoạt động cho các tổ chức tín dụng, từ việc gia tăng đều đặn trên cho thấy mức độ rủi ro là rất thấp đối với các tổ chức tín dụng này. Đây là một thông tin vô cùng quan trọng cho tổ chức BHTG vì những rủi ro đối với bất kỳ tổ chức tín dụng nào cũng là rủi ro đối với chính tổ chức BHTG. Và hơn nữa đIều đó còn thể hiện vai trò của công tác giám sát tại chi nhánh. 3.2.2.2. Chất lượng tài sản có: Giám sát chỉ tiêu này là việc phân tích để theo dõi một cách thường xuyên nhằm đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử phạt thích hợp. Chất lượng tài sản có được thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn, nếu tỷ lệ này vượt quá 3% tổng dư nợ là phảI nhắc nhở nếu trên 10% là phảI quan tâm theo dõi thường xuyên, phẩi nhắc nhở cho các quỹ tín dụng đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời trong cho vay. Quá trình giám sát từ xa của chi nhánh cho thấy: Chất lượng tín dụng của các QTDND chi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32277.doc