Phương hướng & giải pháp phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của huyện Thạch Thất - Hà Tây

A. Lời nói đầu Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ đang dần được thay thế theo hướng công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nươc mà Đảng đề ra bước đầu đã đạt được những thắng lợi. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Hoà mình vào sự phát triển chung của đất nước, huyện Thạch Thất-Tỉnh Hà Tây cũng đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, đ

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng & giải pháp phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của huyện Thạch Thất - Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc biệt là công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Nhờ có vị trí địa lý và điều kiện lịch sử thuận lợi cho phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp nên những năm qua huyện Thạch Thất đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, các làng nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong huyện cũng như thuê địa điểm trên địa bàn huyện ngày một tăng. Từ đó, đã góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiên nay. Song quá trình phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở huyện Thạch Thất còn nhiều bất cập cần phải có nhưng phương hướng, giải pháp để giải quyết góp phần phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của cả nước nói chung. Chính vì vậy em xin trình bày đề tài: “Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của huyện Thạch Thất-tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2005”. Bài viết gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung bao gồm: Chương I: Một số vấn đề chung về công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. I. Vị trí, vai trò của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. II. Quy luật khách quan của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Chương II: Thực trạng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp huyên Thạch Thất-tỉnh Hà Tây. I. Điều kiện tự nhiên của huyện. II. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện (1995-1997). III. Thực trạng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001-2005. I. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn2001-2010. II. Phương hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001-2005. III. Giải pháp phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Do kiến thức và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh được những sai sót. Em kính mong sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo để em hoàn thành tốt bài viết này. B. Nội Dung Chương I: Một số vấn đề chung về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. I.Vị trí và vai trò của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 1.Khái niệm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp . * Khái niệm công nghiệp . Công nghiệp là nghành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm 3 loại hoạt động chủ yếu; khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ; sản xuất và chế biển sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt. Thực hiện 3 hoạt động cơ bản đó, dưới sự phân công của lao động xã hội trên cơ sở tiến bộ của khoa học và công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân hình thành hệ thống các nghành công nghiệp; khai thác tài nguyên khoáng sản, động vật, thực vật, các nghành sản xuất và chế biến sản phẩm và các nghành công nghiệp dịch vụ sửa chữa. Hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp . tính chất hoạt động của sản phẩm này là cắt đứt các đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên. Chế biến là cá hoạt động làm thay đổi hoàn toàn về chất của các nguyên liệu nguyên thuỷ, để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩm cuối cùng đưa vào tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng trong đời sống. Quá trình chế biến từ một nguyên liệu có thể tạo ra một loại sản phẩm tương ứngvà cũng có thể là một loại sản phẩm nào đó được tạo ra từ các nguyên liệu khác nhau. Sản phẩm trung gian được coi là nguyên liệu của quá trình sản xuất công nghiệp tiếp theo. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm đã ra khỏi quá trình sản xuất công nghiệp để đưa vào trong sản xuất và tiêu dùng trong đời sống. Sửa chữa là một hoạt động không thể thiếu được nhằm khôi phục, kéo dài tuổi thọ của các tư liệu lao động trong các nghành sản xuất và kéo dái thời gian sử dụng của các sản phẩm dùng trong đời sống . công nghiệp sữa chữa là hình thức có sau so với công nghiệp khai thác và chế biến. Lúc đấu các hoạt động này được thực hiện ngay trong các nghành công nghiệp khai thác, chế biến và trong đời sống sinh hoạt của dân cư, do lực lượng lao động chính trong các nghành và lĩnh vực đó thực hiện. Sau đó, do sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật trong các ngành sản xuất, dịch vụ, do sự phát triển đa dạng hoá của sản phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt, hoạt động sửa chữa được tách ra thành một ngành chuyên môn hoá thực hiện dịch vụ sửa chữa có tính chất xã hội. * Tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủ yếu bằng thủ công với quy mô nhỏ. Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn thường gắn liền với thời gian nông nhàn, nhưng nó lại có thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp vì vậy mà nhiều hộ đã rời hẳn nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cho nên tiểu thủ công nghiệp phát triển manh ở nông thôn thường gắn liền với các làng nghề truyền thống-Hiện nay chưa có một định nghĩa nào về làng nghề nhưng có thể thấy rằng làng nghề là nơi có trên 50% hộ dân làm nghề đó với tổng thu nhập từ nghề đó phải chiếm trên 50% tổng thu nhập cả làng. 2. Vị trí của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế xã hội. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vị trí đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau: - Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó. - Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp không những chỉ là ngành khai thác tài nguyên, mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ được khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên, khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người. - Sự phát triển của công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tuỳ theo trình độ phát triển của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xuất phát từ những điều kiện đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải xác định đúng đắn vị trí của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân hình thành phương án cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ và định hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả. Đó là một nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. ở nước ta, cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp đang là cơ cấu kinh tế quan trọng nhất, Đảng ta đang có chủ trương xây dựng nền kinh tế nước ta có cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp hiện đại và chuyển dịch cơ cấu đó theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt nam định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn là một tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan đó xuất phát từ bản chất, những đặc điểm vốn có của công nghiệp. Trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp luôn luôn giữ vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được hiểu là: Trong quá trình phát triển nền kinh tế, công nghiệp là ngành có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển cuả các ngành kinh tế khác lên nền sản xuất lớn. Vai trò chủ đạo đó được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: - Do đặc điểm của nền sản xuất công nghiệp, công nghiệp có những điều kiện tăng nhanh tốc độ phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ đó vào sản xuất, có khả năng và điều kiện sản xuất hoàn thiện. Nhờ đó lực lượng sản xuất trong công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác. Do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất phát triển của lực lượng sản xuất, trong công nghiệp có được hình thức quan hệ sản xuất tiên tiến. Tính tiên tiến về các hình thức quan hệ sản xuất, sự hoàn thiện nhanh về các mô hình tổ chức sản xuất đã làm cho công nghiệp có khả năng định hướng cho các ngành kinh tế khác tổ chức đi lên nền sản xuất lớn theo “hình mẫu”, kiểu “công nghiệp”. - Cũng do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, đặc điểm là đặc điểm về công nghệ sản xuất, đặc điểm về công dụng sản phẩm công nghiệp, công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, từ đó mà công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào để xây dựng cơ sở vật chất cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ hoàn thiện về tổ chức sản xuất, hình thành một đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ luật và trình độ trí tuệ cao, cộng với tính đa dạng của hoạt động sản xuất, công nghiệp là một trong những ngành đóng góp phần quan trọng vào việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích luỹ vốn để phát triển nền kinh tế, từ đó, công nghiệp có vai trò quan trọng góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ có tính chiến lược của nền kinh tế xã hội như tạo việc làm cho lực lượng lao động, xoá bỏ sự cách biệt thành thị nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi,… - Trong quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay, Đảng có chủ trương “coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, giải quyết về cơ bản vấn đề lương thực, cung cấp nguyên liệu động thực vật để phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá. Để thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản đó, công nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp các yếu tố đầu vào “nước, phân, cần, giống” bằng những công nghệ ngày càng hiện đại để phát triển nông nghiệp, gắn công nghiệp chế biến với nông nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên nền sản xuất hàng hoá. 4. Một số phương hướng biện pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền KTQD. để phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp cần phải thực hiện toàn diện và đồng bộ nhiều biện pháp. Những phương hướng, biện pháp đó có thể tổng hợp và khái quát thành một số vấn đề cơ bản sau: - Xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, tổ chức và phát triển công nghiệp, phối hợp với mục tiêu kinh tế xã hội của nền kinh tế, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của các mục tiêu kinh tế xã hội đó nhằm nâng cao năng lực, phát huy có hiệu quả vai trò chủ đạo của công nghiệp quốc doanh trong các nghành kinh tế. Để nâng cao tính chủ đạo của công nghiệp quốc doanh đối với sự phát triển của các nghành kinh tế, thì bản thân công nghiệp từ việc chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần tổ chức và tổ chức lại sản xuất công nghiệp trên phạm vi lãnh thổ và trong từng doanh nghiệp, phải được thực hiện theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá; công nghiệp phải góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH nền kinh tế; trước hết phải tập trung đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn tính cả các ngành kinh tế khác trong quá trình thực hiện phương hướng và nhiệm vụ phát triển của ngành mình. Cần phải áp dụng toàn diện, đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp thu có hiệu quả của vai trò chủ đạo của công nghiệp quốc doanh với quá trình phát triển có hiệu quả và đúng định hướng với mọi ngành kinh tế cần tăng trưởng với một số vấn đề sau: + Xác định dúng đắn hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, tổ chức lại nền sản xuất thích ứng với các nhu cầu tiếp thu tác động chủ đạo của công nghiệp . + Thu hút được các nguồn vốn, bảo đảm được vốn để áp dụng công nghệ mới, để thực hiện lại các phương án tổ chức lại nền kinh tế. + Chuẩn bị nguồn lao động đủ số lượng, cơ cấu, trình độ để đáp ứng yêu cấủ dụng có hiệu quả các yếu tố vật chất kỹ thuật ngày càng có trình độ hiện đại cao hơn. - Tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước trong các lĩnh vực xây dựng hệ thống kế hoạch định hướng xây dựng và nâng cao hiệu lực của hệ thống luật, xây dựng toàn diện và đồng bộ hệ thống cơ sở quản lý vĩ mô, nhằm nâng cao hiêu quả phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp; tăng năng lực vai trò chủ đạo của từng ngành kinh tế khác; đinh hướng và tổ chức phối hợp hoạt động của tất cả các ngành kinh tế, các lĩnh vực hoạt động văn hoá, xã hội vào việc phục vụ có hiệu quả quá trình thực hiện vai trò chủ đạo và tiếp thu vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với toàn bộ nền kinh tế. 5.Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH ở nông thôn nước ta hiện nay. CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được khẳng định tại nghị quyết số 06/NQTW ngày 10/11/1998 của bộ chính trị trung ương Đảng và nghị quyết hội nghị BCHTW lần thứ 4 và 6 khoá VIII. Đây là con đường tất yếu để đưa nông nghiệp, nông thôn nước ta tách khỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Trong hơn 2 năm qua, bộ công nghiệp đã chú trọng chỉ đạo chực hiện chủ chương lớn này của Đảng và nhà nước ta và đạt được những kết quả khả quan. 5.1 Đầu tư cơ sở sản xuất ở các địa phương, tạo công ăn việc làm và thu hút lao động từ nông thôn. Cùng với việc sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, lấy địa bàn nông thôn làm mục tiêu phục vụ chính, các cơ sở thuộc bộ còn tích cực đầu tư mở rộng sản xuất ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Mở rộng diện tích trồng rừng (phục vụ sản xuất giấy) giúp bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây nguyên liêu phục vụ cho công nghiệp và góp phần xoá đói giảm nghèo. Ngoài ra còn liên doanh đầu tư các xí nghiệp ở nông thôn thu hút hàng vạn lao động là con em nông dân. Trong chính sách đào tạo, Bộ công nghiệp đã chỉ đạo các trường cao đẳng, trung học, dạy nghề mở rộng ngành nghề đào tạo liên quan đến nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật và quản lý vận hành, sử dụng các công cụ thiết bị cơ điện ở nông thôn. Do vậy các trường đã tăng đáng kể về số lượng tuyển sinh và thu hút học sinh từ nông thôn chiếm khoảng 70% số lượng này (riêng trong 2 năm 1999-2000 các trường thuộc bộ đã tuyển 17.700 học sinh từ nông thôn). Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm hàng đầu của sự nghiệp CNH, HDH đất nước. Để góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong hơn 2 năm qua, cùng với các bộ, các ngành, Bộ công nghiệp đã góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh cơ sở vật chất-kỹ thuật trên cơ sở của những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật và kinh tế-xã hội cho việc phát triển nông thôn (điện, đường, trường, trạm,…và các dịch vụ đầu vào đầu ra), góp phần đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện phân công mới lao động xã hội trong nông nghiệp trên cơ sở hỗ trợ các ngành, nghề thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống và dịch vụ (tạo nên thế chân kiềng: nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ trên địa bàn nông thôn). Tất cả các kết quả đó đã góp phần từng bước phát triển nền nông nghiệp sinh thái và tạo nên bộ mặt nông thôn mới theo diện mạo của công nghiệp và đô thị với mục tiêu đến năm 2020 nươc ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. 5.2 Giải quyết đầu ra cho nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình phát triển, ngành công nghiệp đã thu mua được rất nhiều sản phẩm đầu ra cho nông nghiệp nông thôn, giúp cho nông nghiệp, nông thôn mở rộng được sản xuất cũng như tăng thu nhập cho nông dân, ví dụ: Ngành dệt-may đã thu mua được 29.340 tấn bông hạt, ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ cho nông dân, như cho vay ưu đãi để đầu tư trồng bông (29 tỷ đồng với lãi suất 5%/năm), ứng trước toàn bộ giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân trồng bông không tính lãi (> 10 tỷ đồng/năm), bảo hiểm giá mua ngay từ đầu vụ cho nông dân. Ngành giấy đã cải tiến, nâng sản lượng sản xuất bột giấy, vượt công suất từ 10-20%, đã tăng lượng tiêu thụ gỗ làm nguyên liệu giấy cho nông dân. Ngành sữa liên tục tăng lượng sữa mua của nông dân từ 27.510 tấn năm 1997 lên 50.549 tấn năm 2000, tạo điều kiện phát triển đàn trâu bò ở các vùng nông thôn từ 17.200 con lên 31.000 con giúp nông dân các vùng nuôi trâu bò lấy sữa xoá hẳn được thực trạng nghèo đói. 5.3 Điện khí hoá nông thôn. Ngành điện đã nhanh chóng , khẩn trương đưa diện tích về nông thôn, giảm giá thành phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn, thực hiện chính sách nông nghiệp-nông thôn-nông dân của Đảng, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương và tổng công ty điện lực Việt nam ( EVN) thực hiện chính sách “nhà nước và nhân dân, trung ương và địa phương cùng làm”. Nhờ sự cố gắng chung và phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp có liên quan, chương trình đưa điện về nông thôn đã đạt được những kết quả tốt. Chỉ riêng từ năm 1998-2000 EVN đã dành gần 1000 tỷ đồng từ nguồn vốn khấu hao cơ bản và trên 73 tỷ đồng vay tín dụng để đầu tư điện về trung tâm 20 huyện và 555 xã. Tính đến 31/5/2001, điện lưới quốc gia đã được đưa đến 61 tỉnh,thành phố trên cả nước, 100% số huyện đã có điện lưới và điện tại chỗ, trong đó 97,2% số huyện có điện lưới quốc gia và 2,8% số huyện có điện tại chỗ như thuỷ điện nhỏ, diesel, điện mặt trời,…, 83,7% số xã đã có điện (7476/8935 xã) và 74,8% số hộ nông dân có điện (9.615.300/12.855.200 hộ) để sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt (hiện tại số xã, số hộ nông dân có điện sử dụng ở nước ta đã cao hơn một số nước trong khu vực: số xã có điện ở Indonesial là 82%, Philipines là 77%, ấn Độ là 9%,…). Tuy nhiên tỷ lệ số xã và số hộ dân nông thôn có điện chưa đồng đều giữa các vùng dân cư. ở các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, các huyện vùng sâu, vùng xa tỷ lệ này thâp hơn ở các vùng khác. Trong những năm tới đây với việc triển khai các dự án lớn về điện nông thôn, ngành điện đang tập trung cho những địa phương mà tỷ lệ số xã, số hộ dân nông thôn có điện còn thấp. Ngành điện đã đề ra mục tiêu là đến hết năm 2005 sẽ hoàn thành việc đưa điện về 1459 xã chưa có điện còn lại, bảo đảm 100% trung tâm xã có điện lưới hoặc điện tại chỗ (trong đó 1139 xã đưa điện lưới và 320 xã được cấp điện tại chỗ); đạt tỷ lệ 85% số hộ dân nông thôn có điện (tăng thêm khoảng 1,3 triệu hộ); cải tạo nâng cao chất lượng lưới điện trung-hạ áp các xã đã có điện; đảm bảo giá bán điện đến hộ nông dân thấp hơn giá trần do chính phủ quy định. 5.4. Các sản phẩm cơ khí- điện phục vụ cho nông nghiệp. Các công ty máy động lực và máy nông nghiệp, máy và thiết bị công nghiệp đã đầu tư nghiên cứu sản xuất các sản phẩm có tính năng kỹ thuật tốt, đảm bảo độ bền, tuổi thọ, phù hợp với nông thôn Việt nam và thói quen sử dụng của nông dân từng miền, tiện ích trong sử dụng và có giá thành rẻ hơn hàng ngoại nhập 20%-30% được nông dân chấp nhận và đánh giá cao. Các tổng công ty nầy đã cung cấp được các sản phẩm chủ yếu sau: TT Tên SP ĐVT Số lượng Ghi chú 1 Động cơ Diesle Chiếc 41.000 2 Máy kéo và xe vận chuyển Chiếc 4.750 3 Máy xay xát Chiếc 44.000 4 Bơm thuốc trừ sâu Chiếc 13.000 5 Rulô xay xát gạo Cặp 310.000 6 Phụ tùng máy nông nghiệp >51 tỷ đồng 7 Dàn cày các loại >4 tỷ đồng 8 Lưỡi phay đất các loại >1,5 tỷ đồng 9 Bơm tưới tiêu các loại (từ 1.000 m3/h đến 8.000 m3/h) 33,55 tỷ đồng 10 Động cơ điện các loại Chiếc 71.000 92 tỷ đồng 11 Đồng hồ đo điện Chiếc 1.839.763 194 tỷ đồng 12 Biến dòng hạ thế Chiếc 89.000 6,5 tỷ đồng 13 Dây cáp điện các loại 20 tỷ đồng 14 Khí cụ điện các loại 54 tỷ đồng 15 Biến áp 1 pha, 3 pha #51 tỷ đồng 5.5. Phân bón thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp. Trong 2 năm (1999-2000) các loại phân bón như phân lân, NPK, đạm urê đã được sản xuất và cung cấp cho nông nghiệp đạt 4.831.154 tấn, với tổng giá trị 1.404 tỷ đồng, mặc dù giá đầu vào tăng nhưng giá phân bón trong nước tăng không đáng kể. Tính đến tháng 6/2001 tổng giá trị phân bón bán trả chậm cho nông dân lên tới 500 tỷ đồng. Sản xuất thuốc trừ sâu đạt 31.204 tấn, đạt giá trị 5.322 triệu đồng. Tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật dùng nước thay cho dung môi hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các loại thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật đã được chú ý hơn về chất lượng, mẫu mã và tính năng sử dụng. Cùng với việc cung cấp các sản phẩm trên cho nông nghiệp, ngành hoá chất còn chú trọng đến công tác phổ biến, tuyên truyền, tập huấn cho nông dân cách sử dụng phân bón, tính năng tác dụng của phân bón cho từng loại cây trồng, cách sử dụng và phòng tránh các tác dụng phụ có hại của thuốc trừ sâu. Ngoài ra các sản phẩm hoá chất tiêu dùng đã thoả mãn nhu cầu của nông dân như chất tẩy rửa, săm lốp ô tô, xe đạp, máy kéo,… 5.6. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chương trình hành động vì nông nghiệp và phát triển nông thôn, các viện nghiên cứu thuộc Bộ công nghiệp và cơ sở nghiên cứu giống cây trồng của các tổng công ty trong toàn ngành đã có các đề tài nghiên cứu thiết thực phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu của các viện nghiêncứu về lĩnh vực chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch. II. Quy luật phát triển khách quan của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. 1. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp từ một ngành có vị trí thứ yếu, phát triển thành một ngành to lớn có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế. Tính quy luật trên do đặc điểm, đặc điểm là đặc điểm về mặt kỹ thuật sản xuất của 2 ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp chi phối. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đặc điểm công nghệ thể hiện khả năng sinh trưởng của các đối tượng lao động thành sản phẩm, và nông nghiệp chỉ có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu cơ bản của con người. Trong khi đó, do các đặc điểm của bản thân quá trình sản xuất, công nghiệp ngày càng phát triển tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu có tính đa dạng, với trình độ thoả mãn nhu cầu của xã hội ngày càng cao hơn; từ thoả mãn những nhu cầu cơ bản thiết yếu đến thoả mãn nhiều loại nhu cầu có tính cao cấp, từ đáp ứng nhu cầu cấp 1 đến đáp ứng nhu cầu cấp 2,3,… Tính quy luật đó nảy sinh do sự phát triển nhu cầu của con người : Từ chỗ đảm bảo các nhu cầu cơ bản thiết yếu, khi trình độ kinh tế, xã hội, trình độ văn minh công nghiệp phát triển, con ngời đòi hỏi nhu cầu toàn diện hơn và ở trình độ cao hơn. Nghiên cứu tính quy luật này cho ta thấy, do điều kiện cụ thể và trình độ phát triển ở mỗi nước mà mô hình cơ cấu kinh tế có thể khác nhau, song xu thế phát triển chung của xã hội loài người thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước được chuyển dịch từ cơ cấu nông-công nghiêp sang công- nông nghiệp hiện đại. 2. Lịch sử phát triển của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp. Xét trong mối quan hệ phân công lao động xã hội giữa hai ngành công nghiệp và nông nghiệp, thờng trải qua một chu trình bao gồm 3 giai đoạn cơ bản : sản xuất công nghiệp ra đời trong nông nghiệp-một hoạt động nằm trong nông nghiệp; tách ra khỏi nông nghiệp thành một ngành độc lập; quay trở lại kết hợp với nông nghiệp bằng nhiều hình thức tổ chức mối liên hệ sản xuất đa dạng ở trình độ hoàn thiện và tiên tiến hơn. Hoạt động sản xuất nông nghiệp xuất hiện trong lịch sử phát triển của loài người rất sớm, từ khi loài người bắt đầu săn bắt hái lượm, hoạt động khai thác tài nguyên động thực vật trong tự nhiên tạo nguồn thực phẩm để sinh sống. Sau đó là các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp chế tạo ra những dụng cụ lao động và các đồ dùng thô sơ phục vụ cho hoạt động hái lượm, săn bắt và sinh hoạt. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, do yêu cầu thoả mãn nhu cầu của loài ngời, các hoạt động nông nghiệp phát triển thành loại hình sản xuất công nghiệp nằm trong công nghiệp. Hình thức sản xuất này có tính tự cung, tự cấp do sử dụng thời gian nông nhàn để tiến hành sản xuất. Sự phát triển nền sản xuất xã hội gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội, cuộc phân công lao động lớn lần thứ hai, công nghiệp đã tách ra hoạt động sản xuất độc lập. Tuy có quá trình hoàn thành phát triển rất sớm, song công nghiệp cho đến thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa về cơ bản vẫn là một nền sản xuất nhỏ, cá thể của những người thợ thủ công tiến hành. Công nghiệp tách khỏi nông nghiệp thành một ngành sản xuất độc lập. Tuy vậy, giữa hai ngành này có mối liên hệ sản xuất rất mật thiết với nhau. Do đó, đòi hỏi công nghiệp phải quay lại kết hợp với nông nghiệp bằng các hình thức tổ chức mối liên hệ sản xuất với những hình thức đa dạng và ngày càng hoàn thiên nh : tổ chức và cung ứng nguyên liệu và tư liệu lao động cho nhau; các hình thức liên kết liên doanh, các loại hình xí nghiệp liên kết sản xuất, các công ty, tổng công ty nông-công nghiệp hoặc công-nông nghiệp … 3. Quá trình phát triển công nghiệp từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn. Đây là quá trình phát triển hoàn thiện về tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Quá trình đó trải qua 3 giai đoạn chủ yếu : hiệp tác giản đơn; công trờng thủ công; công xởng-đại công nghiệp cơ khí. Tính quy luật này của sự phát triển công nghiệp đã đợc Lênin phát hiện và đợc đề cập trong tác phẩm “sự phát triển của chủ nghĩa t bản ở nớc Nga”. Các giai đoạn phát triển trên có nhiều điểm khác nhau, trong đó có 2 điểm nổi bật là sự khác nhau về mức độ phát triển phân công lao động xã hội và sự hoàn thiện của các công cụ lao động. So với giai đoạn hiệp tác giản đơn, ở giai đoạn công trờng thủ công, người ta vẫn sử dụng công cụ thủ công, nhng do có sự phân công và hiệp tác lao động nên sức sản xuất giai đoạn này tăng lên nhiều. Trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, phân công lao động và công cụ lao động đã có sự thay đổi căn bản : công cụ cơ khí được sử dụng phổ biến, phân công và hiệp tác lao động đợc thực hiện sâu rộng hơn. chính vì vậy, khả năng sản xuất được mở rộng, hiệu quả sản xuất được nâng cao. Sự phát triển công nghiệp có thể diễn ra tuần tự theo các giai đoạn nêu trên, nhng cũng có thể phát triển nhảy vọt từ trình độ thấp lên trình độ cao, khi nó được bảo đảm những điều kiện phù hợp. Trong thời đại ngày nay, con đờng phát triển nhảy vọt đợc áp dụng ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển. Nhờ chính sách huy động hợp lý các nguồn lực bên trong và sự hỗ trợ có hiệu quả từ bên ngoài, nhiều nước đã rút ngắn quá trình xây dựng nền đại công nghiệp, từ một nước lạc hậu trở thành nước có nền công nghiệp phát triển. Các nước công nghiệp mới (NIC) là những điển hình về sự phát triển này. Nghiên cứu tính quy luật này không những có ý nghĩa thực tiễn về tổ chức sản xuất, ứng dụng máy móc thiết bị mà còn góp phần thúc đẩy việc thực hiện công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất trong công nghiệp. Chương II Thực trạng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở Huyện Thạch Thất-Tỉnh Hà Tây I. Điều kiện tự nhiên của huyện. -Vị trí địa lý: Thạch Thất là một vùng bán sơn địa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tây. Với diện tích tự nhiên 119,5km2. Có toạ độ địa lý 20o58’23”-21o06’10” độ vĩ bắc 105o27’54”-105o32’22” độ kinh đông. Phía bắc giáp huyện Phúc Thọ; phía nam, đông giáp huyên Quốc Oai; phía tây giáp huyện Lương Sơn-Hoà Bình, huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây. Trung tâm huyện cách thị xã 13km về phía Tây Bắc, cách thị xã Hà Đông 28km về phía Đông nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Đông, gồm 19 xã và 1 thị trấn. Có đường quốc lộ 32 chạy qua phía bắc huyện, quốc lộ 21A ở phía Tây, đường cao tốc Láng-Hoà Lạc chạy qua ở phía Nam huyện, tỉnh lộ 80, 84 chạy qua huyện tạo nên mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội. Địa hình huyện là khu vực chuyển tiếp của vùng núi tỉnh Hoà Bình xuống đồng bằng sông Hồng. Hình dáng địa hình có xu hướng dốc từ phía Tây-Bắc xuống Đông-Nam, nghiêng từ Tây sang Đông, được chia thành 2 vùng chính: + Vùng đồi gò bán sơn địa: Nằm phía hữu ngạn sông Tích thuộc khu vực phía Tây huyện với diện tích 70,56km2 chiếm 60,7% diện tích toàn huyện. + Vùng đồng bằng: Nằm phía tản ngạn sông Tích thuộc khu vực phía Đông của huyện, nói chung địa hình tương đối bằng phẳng, ở phía đông nam có nhiều vùng trũng. -Về khí hậu: Thạch Thất thuộc vùng khí hậu miền bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng ấm và mùa khô hanh, nhiệt độ trung bình hàng năm 23,8oC. Độ ẩm không khí trung bình từ 80%- 85%.lượng mưa trung bình 1753mm, số ngày nắng trong năm khoảng 270 ngày. Hướng gió chủ yếu là tây- bắc, đông- nam, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Lào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7. Với đặc điểm khí hậu nêu trên là điều kiện thận lợi để nuôi trồng các loại cây, con vùng nhiệt đới, nhưng cũng có hạn chế là mùa mưa thường ngập úng, mùa khô hanh thường bị hạn đặc biệt là vùng đồi gò, còn gần 800 ha thường bị hạn do chưa có công trình tưới nước. -Về tài nguyên: + diện tích đất tự nhiên của Huyện Thạch Thất 11948,84 ha trong đó đã khai thác đưa vào sử dụng 10775,45 ha chiếm 90,18% quĩ đất, chử dụng 1173,39 ha bằng 9,82%. + Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam vể thổ nhưỡng đất đai của huyện được chia làm 4 nhóm chính. Nhóm đất phù sa: với diện tích 7.979 ha bằng 90,31%. Nhóm Feralit: với diện tích 138 ha chiếm 1,56%. Nhóm dốc tụ: diện tích 407 ha bằng 4,61%. Nhóm đất vàng đỏ trên đồi cao diện tích 311 ha bằng 3,52%. Nhìn chung đất đai ở các vùng đồng bằng có độ phì nhiêu cao, với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí nhiều loại cây trồng. + Tổng quỹ đất của huyện phân bố không đều, các xã vùng đồi gò bán sơn địa dân cư thưa, diện tích lớn, các xã vùng đồng bằng dân cư đông đúc, diện tích nhỏ. Bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người khoảng 0,09 ha. Đất nông nghiệp chiếm 65%, bình quân khẩu nông nghiệp 562m2/người. Đất lâm nghiệp có khoảng 905,06 ha thuộc loại rừng trồng. Đất chuyên dùng 2.070,81 ha chiếm 17,33% diện tích đất tự nhiên. + Tài nguyên nước: Nước mặt chủ yếu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0018.doc
Tài liệu liên quan