Phương hướng & giải pháp nhằm đẩy mạnh Xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010

lời nói đầu Kinh doanh cà phê là một hoạt động kinh tế có vị trí quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Theo tổ chức cà phê thế giới (ICO) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), giá trị xuất khẩu của CP trên thế giới đã vượt lên so với chè, cao su, ca cao, gạo,... hay bất kỳ một sản phẩm nông nghiệp nào khác. Đối với các nước đang phát triển, cà phê là một mặt hàng có giá trị thương mại rất lớn, tạo ra nhiều việc làm và ngoại tệ mạnh. ở Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu cà phê là nguồn thu ngoạ

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng & giải pháp nhằm đẩy mạnh Xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tệ quan trọng trong các loại nông sản xuất khẩu. Sản xuất và xuất khẩu phát triển đã tạo ra việc làm cho người lao động, góp phần ổn định sản xuất, cải thiện đời sống và tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trong những năm qua, ngành cà phê ngoài những thành quả đáng ghi nhận góp phần đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Việc sản xuất và xuất khẩu vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, chưa tận dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước để phát triển sản xuất và xuất khẩu, các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước chưa đồng bộ, chưa hợp lý nên dẫn đến hiệu quả sản xuất và xuất khẩu chưa cao, chưa tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách, chưa có tác dụng phát triển vững chắc ngành cà phê Việt Nam. Nhận thức rõ tầm quan trọng của sản xuất và xuất khẩu cà phê đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, kết hợp với những kiến thức kinh tế cơ bản đã được học ở trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cùng với thực tiễn khách quan trong thời gian thực tập tại Vụ Kế hoạch - Thống kê, Bộ Thương mại, em đã chọn đề tài: “Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2002-2010” Mục đích của Chuyên đề là, trên cơ sở tổng kết những vấn đề lý luận về hoạt động ngoại thương, phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian vừa qua, nhằm tìm ra những mặt mạnh và những mặt còn yếu kém cùng với nguyên nhân của nó để đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê giai đoạn 2002-2010. Nội dung của báo cáo chia làm ba phần chính như sau: Phần thứ nhất: Vai trò của xuất khẩu và xuất khẩu cà phê trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Phần thứ hai: Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua. Phần thứ ba: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2002-2010. Trong quá trình thực hiện bài viết này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú trong Vụ KH-TK, Bộ Thương mại đặc biệt là thầy giáo, Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô, cùng các chuyên viên trong Vụ KH-TK đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bài viết này. phần thứ nhất vai trò của xuất khẩu và xuất khẩu cà phê trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam I-/ Cơ sở lý luận của hoạt động ngoại thương. 1-/ Khái niệm về hoạt động ngoại thương. Ngoại thương là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Hoạt động thương mại ra đời từ rất sớm, ban đầu chỉ là sự trao đổi rất đơn giản dưới hình thức hàng đổi hàng giữa các thương nhân của các quốc gia khác nhau. Điều này thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Hoạt động thương mại phát triển cùng với sự phát triển của văn minh loài người. Từ hình thức trao đổi giản đơn đã phát triển hình thành hoạt động thương mại tinh vi so với hoạt động thương mại trong nước thì hoạt động thương mại quốc tế không chỉ bó hẹp trong nội bộ kinh tế mà còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia, gắn liền với việc sử dụng đồng tiền quốc tế. Hoạt động buôn bán diễn ra bất chấp sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quá, văn hoá xã hội,... Hoạt động ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia kinh nghiệm cho thấy chưa có một nước nào có nền kinh tế phát triển mà lại không dựa vào hoạt động ngoại thương. Một quốc gia cũng như một cá nhân không thể sống riêng rẽ, biệt lập mà tồn tại và phát triển. Bằng khả năng và nguồn lực của mình chúng ta không thể có tất cả những gì thật tốt. Đó chính là sự hạn chế về nguồn lực buộc chúng ta phải tiến hành mở cửa hội nhập với bên ngoài. Ngoài ra, hoạt động thương mại còn làm tăng khả năng thương mại của một quốc gia. Chúng ta đều biết rằng, do điều kiện tự nhiên và xã hội mà mỗi quốc gia có những lợi thế riêng về tài nguyên thiên nhiên, về nhân lực, về vốn,... sự khác nhau này đã dẫn đến sự chênh lệch lớn trong chi phí sản xuất ra cùng loại sản phẩm và đây chính là nguyên nhân dẫn đến hoạt động thương mại giữa các nước với nhau theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Hơn thế ngoại thương phát triển góp phần mở rộng thị trường, phát triển thị hiếu của nhân dân thông qua việc trao đổi sản phẩm giữa các nước trên thế giới. Qua phân tích trên ta có thể thấy, hoạt động ngoại thương là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia, lấy tiền tệ làm môi giới theo nguyên tắc ngang giá, được thực hiện thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Trong đó hoạt động xuất khẩu được hiểu là việc mang những hàng hoá, dịch vụ bán ra nước ngoài để thu hút tiền hay hàng hoá về, còn hoạt động nhập khẩu là việc mang những hàng hoá và dịch vụ mua từ nước ngoài về được trả bằng tiền hay hàng hoá trong nước. Hoạt động ngoại thương so với hoạt động kinh doanh buôn bán trong nước có những điểm khác biệt sau: Một là, hoạt động ngoại thương là hoạt động buôn bán vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Hàng hoá có thể di chuyển từ nước này qua nước khác nếu có nhu cầu. Hoạt động ngoại thương chịu sự quản lý và giám sát của các đơn vị hải quan, cửa khẩu của các quốc gia cùng tham gia kinh doanh. Hai là, đối tượng tham gia vào hoạt động ngoại thương là những cá nhân, tổ chức có quốc tịch khác nhau. Ba là, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên. 2-/ Cơ sở của hoạt động ngoại thương. Ngày nay, hoạt động ngoại thương như là một yếu tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tất cả các nước đều tham gia vào hoạt động ngoại thương và đều có lợi vấn đề đặt ra là tại sao tất cả các nước tham gia vào hoạt động ngoại thương đều có lợi. Để xem xét vấn đề này chúng ta sẽ đi nghiên cứu các cơ sở lý luận của hoạt động ngoại thương. 2.1. Lợi thế tuyệt đối của A.Smith. Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của A.Smith thì một nước chỉ sản xuất các loại hàng hoá sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên của nước mình. Đây là cách lý giải đơn giản nhất về nguyên nhân của hoạt động ngoại thương. Lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương là lợi ích thu được do sự chênh lệch về chi phí sản xuất giữa các quốc gia sản xuất cùng một loại sản phẩm nào đó, khi đó nước sản xuất có chi phí cao sẽ nhập khẩu sản phẩm đó từ nước có chi phí thấp hơn. Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế. Còn đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận, người ta gọi điều này là sự bù đắp được được sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước. Ngày nay, đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi thế tuyệt đối, vẫn còn có ý nghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là tư liệu sản xuất với chi phí có thể chấp nhận được. Nguyên nhân dẫn đến tích luỹ thấp là do các nước đang phát triển còn phải nhập khẩu máy móc thiết bị. Vì vậy mà các khoản tiết kiệm chưa thể trở thành vốn đầu tư. Khi tiến hành nhập khẩu những máy móc thiết bị từ các nước phát triển, các nước đang phát triển sẽ khắc phục được những yếu kém của mình về khả năng sản xuất tư liệu sản xuất cũng như những yếu kém về kiến thức công nghệ. 2.2. Lợi thế tương đối của D.Ricacdo. Trong khi tiến hành hoạt động thương mại các quốc gia có thể được lợi từ những khác biệt giữa họ bằng cách đạt tới một sự dàn xế theo đó mỗi nước sẽ làm những gì mà xét một cách tương đối nước đó làm tốt hơn. Theo lý thuyết này, một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích. Nguyên tắc cơ bản để có lợi thế tương đối chính là việc thực hiện cách mạng hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có chi phí sản xuất tương đối thấp hơn so với các nước khác. Lợi thế tương đối cho phép bất kỳ nước nào cũng có thể tham gia vào thương mại quốc tế để gia tăng thu nhập. Sau đây, chúng ta sẽ chứng minh rằng các nước sẽ đều thu được lợi từ hoạt động thương mại bằng sự cách mạng hoá qua ví dụ sau: Giả sử có số liệu về ngày công lao động cần thiết để sản xuất hai sản phẩm là thép và cà phê của hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Sản phẩm Chi phí sản xuất (ngày công lao động) Việt Nam Nhật Bản Thép (tấn) 35 20 Cà phê (tấn) 5 4 Như vậy, nếu xét về chi phí sản xuất thì hao phí lao động của Việt Nam cao hơn Nhật Bản trong cả hai mặt hàng. Do đó theo lợi thế tuyệt đối thì Việt Nam không có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nào sang Nhật Bản. Nếu xem xét dựa theo chi phí so sánh, ta có: Quốc gia SP so sánh Việt Nam Nhật Bản Thép/Cà phê 7 5 Cà phê/Thép 1/7 1/5 Như vậy, để sản xuất ra 1 tấn thép Việt Nam cần 7 tấn cà phê hay ngược lại cần 1/7 tấn thép để sản xuất 1 tấn cà phê. Tương tự đối với phía Nhật Bản cần 5 tấn cà phê để sản xuất 1 tấn thép và ngược lại cần 1/5 tấn thép để sản xuất 1 tấn cà phê. Như vậy ta thấy chi phí so sánh để sản xuất ra 1 tấn cà phê của Việt Nam thấp hơn của Nhật Bản và chi phí để sản xuất ra 1 tấn thép của Nhật Bản thấp hơn của Việt Nam. Do đó, Việt Nam có thể xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản và nhập khẩu thép từ Nhật Bản và ngược lại Nhật Bản có thể xuất khẩu thép sang Việt Nam và nhập khẩu cà phê từ Việt Nam. Trong mối quan hệ buôn bán này có 2 nước Việt Nam và Nhật Bản đều có lợi, do đó đều cùng muốn trao đổi hàng hoá với nhau. - Về phía Việt Nam: khi chưa có hoạt động ngoại thương người sản xuất cà phê bán 7 tấn cà phê được 1 tấn thép, khi có ngoại thương họ chỉ cần bán 5 tấn cà phê sang Nhật Bản là đổi được 1 tấn thép và họ còn lại 2 tấn cà phê để tiêu dùng, kết quả là Việt Nam có thể tiêu dùng ngoài đường khả năng sản xuất. Giả sử: tỷ lệ trao đổi là 5,5 cà phê=1 thép và Việt Nam mua 2 tấn thép. 2 7,0 Nhu cầu thép P S 5,5 5,0 Giá SS Sơ đồ 1.1 Khi có ngoại thương, điểm A phản ánh đồng thời khả năng sản xuất và khả năng tiêu dùng của 2 loại hàng hoá là cà phê và thép là (Ca , Ta). Khi có ngoại thương Việt Nam tập trung vào sản xuất cà phê nhiều hơn, sản xuất thép ít đi nên trên đường giới hạn khả năng sản xuất PPF, khả năng sản xuất của Việt Nam được di chuyển từ A đến B với số lượng cà phê nhiều hơn (Cb>Ca) và lượng thép ít hơn (Tb<Ta). Tuy vậy nhờ có hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Nhật Bản nên khả năng tiêu dùng của Việt Nam lại nằm tại C (Cb-n, Tb + 2) vượt ra ngoài đường khả năng sản xuất. Tb+2 Cb Thép A Cb-n Ca Cà phê Ta C B Tb Sơ đồ 1.2 Cũng tương tự như vậy ta có lợi ích của Nhật Bản thu được trong quan hệ với Việt Nam như sau: C’b+11 T’b Cà phê A’ T’b-2 T’a Thép C’a C’ B’ C’b 11 1/5 Nhu cầu cà phê 1/5,5 1/7 Giá SS Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 Như vậy nhờ có ngoại thương mà khả năng tiêu dùng của Nhật Bản cũng vượt qua đường giới hạn khả năng sản xuất tại điểm C’ (Tb-2, Cb+n). Qua phân tích ở trên ta đã giải thích được phần nào cơ sở của việc hình thành các hoạt động ngoại thương. Mô hình của Ricacdo tập trung vào năng suất lao động tương đối là công cụ hữu ích để lý giải sự ra đời của hoạt động ngoại thương. 3-/ Cơ sở ngoại thương của Việt Nam. Luật Thương mại Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1/1/1998) đã khẳng định: Nhà nước thống nhất quản lý về ngoại thương, có chính sách mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu theo quy định của pháp luật, có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng yêu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Về cơ bản chính sách ngoại thương hiện nay của chúng ta đang thực hiện là chính sách hướng ngoại tổng hợp, tức là tận dụng lợi thế so sánh để sản xuất sản phẩm xuất khẩu đồng thời khuyến khích sản xuất các sản phẩm để thoả mãn nhu cầu trong nước và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo nguồn tích luỹ cho đất nước. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII tháng 6-1996 đã nêu: “Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường. Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong hàng xuất khẩu. Tăng nhanh xuất khẩu dịch vụ, nâng cao tỷ trọng phần giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu. Giảm dần nhập siêu, ưu tiên việc nhập khẩu để phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu. Có chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Như vậy hoạt động xuất khẩu được coi là yếu tố quyết định của hoạt động ngoại thương, là nhân quan trọng trong kinh tế đối ngoại. Nội dung chính sách xuất khẩu của nước ta bao gồm những điểm sau đây: - Một là, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu hàng hoá cần thiết cho nền kinh tế quốc dân. Thông qua nhật khẩu tranh thủ thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước. - Hai là, phấn đầu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, mở rộng quy mô xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, đa phương hoá thị trường xuất khẩu. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, thu hẹp chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. - Ba là, khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất sản phẩm hướng về xuất khẩu. - Bốn là, xoá bỏ bao cấp và bù lỗ trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải hoạt động có hiệu quả, đồng thời phải thực hiện trách nhiệm xã hội do pháp luật quy định. Khi phục vụ lợi ích chung, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ thích đáng. - Năm là, cơ cấu xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với điều kiện thị trường cạnh tranh. Đây là yếu tố quyết định để tăng kim ngạch xuất khẩu vừa tăng nhanh xuất khẩu vừa chú trọng mở rộng các dịch vụ thu ngoại tệ tăng tỷ trọng các sản phẩm có chứa hàm lượng kỹ thuật cao và sản phẩm chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô là những phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. - Sáu là, cơ cấu mặt hàng phải theo hướng đa dạng hoá phát huy tiềm năng của nền nông nghiệp nhiệt đới, phát huy được các lợi thế về lao động, con người, tạo ra những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao nhờ tính độc đáo và giá thành thấp. II-/ Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế: 1-/ Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do đó, cùng với những lợi ích kinh tế đem lại khá cao thì hoạt động xuất khẩu cũng rất dễ dẫn đến những hiệu quả khó lường hết vì nó phải đối mặt với toàn bộ các hệ thống kinh tế của các nước cùng tham gia xuất khẩu mà các hệ thống này có đặc điểm không giống nhau và rất khó có thể khống chế được. Xuất khẩu, đó là hoạt động bán những sản phẩm sản xuất trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân. Hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với việc mua bán một sản phẩm nào đó trong thị trường nội địa, vì hoạt động này diễn ra trong một thị trường vô cùng rộng lớn, đồng tiền thanh toán có ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển ra ngoài phạm vi quốc gia. Các quốc gia khi tham gia vào hoạt động buôn bán, giao dịch quốc tế đều phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế. 2-/ Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế. Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn tài chính rất lớn cho đất nước. Chúng ta có thể tóm gọn lại vai trò của xuất khẩu đối với sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia qua những điểm sau đây: - Thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh chúng ta sẽ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như tiếp cận được với các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đây chính là vấn đề mấu chốt của công nghiệp hoá hiện đại hoá. áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong các ngành chế tạo và chế biến hàng xuất khẩu sẽ tạo được những sản phẩm có chất lượng cao mang tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi đó sẽ có một nguồn lực công nghiệp mới cho phép tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm được chi phí lao động của xã hội. - Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, từ đó kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, góp phần tạo ra những biến chuyển tốt để giải quyết những vấn đề còn bức xúc trong xã hội. - Tăng thu ngoại tệ tạo nguồn vốn cho đất nước và cả cho nhập khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đồng thời cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước và qua đó tăng khả năng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị tiên tiến thay thế dần cho những thiết bị lạc hậu còn đang sử dụng, để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. - Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh. Nhờ có cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến công nghệ để có khả năng sản xuất những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra năng lực sản xuất mới. Vì vậy, các chủ thể tham gia xuất khẩu cần phải tăng cường theo dõi kiểm soát chặt chẽ lẫn nhau để không bị yếu thế trong cạnh tranh. - Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Khi hoạt động xuất khẩu xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới nó sẽ đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện ở một số điểm sau: + Tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ làm cho sản xuất phát triển và ổn định. + Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước. + Tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển đồng thời kéo theo các ngành liên quan phát triển theo. + Thông qua xuất khẩu, Việt Nam có thể tham gia vào thị trường cạnh tranh thế giới. Do vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm để thích nghi với các yêu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. + Tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật hiện đại. III-/ Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân và sự cần thiết phải đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam. 1-/ Sơ lược sự hình thành và phát triển của cây cà phê. Hiện nay trên thế giới có khoảng 75 nước trồng cà phê trong đó có trên 50 nước có cà phê xuất khẩu, nhưng đến nay người ta vẫn chưa xác định được một cách chính xác lịch sử phát hiện ra cây cà phê. Theo truyền thuyết thì cà phê được phát hiện lần đầu tiên ở Châu Phi cách đây khoảng 1000 năm do một người chăn dê tên là Kaldi. Sau đó người ta dùng cà phê làm nước uống cho những đêm đại hành lễ ở nhà thờ và các cuộc hành trình vượt xa mạc. Từ đó cà phê trở thành một thứ đồ uống làm đam mê biết bao con người. Về giống cà phê hiện nay trên thế giới có 3 loại chủ yếu là: - Cà phê chè (Coffea Arabica): Có nguồn gốc từ Ethiopia được phát hiện vào năm 850 sau công nguyên từ những cây cà phê chè hoang dại mọc rải rác dưới tán rừng nơi đây. Hiện nay cà phê chè được trồng rộng rãi nhất bởi hương vị thơm ngon nổi tiếng của nó, chiếm 70% diện tích cà phê của thế giới và trên 75% sản lượng xuất khẩu hàng năm ở các nước Brazil, Colombia, Mexico, Gualemala, ấn độ,... - Cà phê vối (Coffea canenphora pierre): được phát hiện ở Châu Phi vào đầu thế kỷ XX. Hiện nay cà phê vối được trồng khá phổ biến, gần 30% tổng diện tích và 28% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Các nước trồng nhiều cà phê vối là Việt Nam, ấn độ, Indonexia, Uganda,... - Cà phê mít (Coffea Liberica Bull): có nguồn gốc từ Trung Phi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1902 tại xứ Ubaqui - Chari nên còn được gọi là cà phê Chari. Phẩm chất cà phê mít nói chung là rất thấp, vị chua, hương thơm kém hấp dẫn, do đó giá trị thương mại trên thị trường thế giới thấp. Cà phê lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ 1857 do các giáo sỹ trồng thử nghiệm ở Quảng Bình, Quảng Trị. Ba mươi năm sau, cà phê mới được nhập vào trồng đại trà trên diện tích sản xuất ở các đồn điền của Pháp. Từ năm 1922 trở đi cà phê được mở rộng đến vùng Tây Nguyên trên vùng đất đỏ Bazan màu mỡ. Có thể chia sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam thành 2 giai đoạn: * Thời kỳ 194-1975: - Các tỉnh phía Bắc: sau Cách mạng tháng 8, các đồn điền của Pháp được chuyển thành các doanh điền ở Tuyên Quang, Ninh Bình, Hoà Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An. Đến năm 1959 tổng diện tích cà phê tiếp quản từ chế độ cũ ở miền Bắc có hơn 3.000ha. Sau 1954 được Liên Xô giúp đỡ ta đã xây được 24 nông trường trồng cà phê tại Việt Bắc, Tây Bắc vào đến Nghệ An, Hà Tĩnh (1963) đạt 14.000ha. Sản lượng cà phê năm cao nhất (1968) đạt 4.880 tấn. Song do quy hoạch không phù hợp, đặc biệt là đối với cà phê vối nên diện tích cà phê phải thanh lý quá nhiều, năm 1972 chỉ còn lại 4 nông trường (Đông Hiếu, Tây Hiếu, 1/5 và 19/5). Sản lượng cà phê chỉ còn khoảng 1.000 tấn/năm. Có năm chỉ còn 500 tấn/năm. Xuất khẩu thời kỳ này chủ yếu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. - Các tỉnh phía Nam: sản xuất cà phê cũng có những biến động lớn, thời kỳ 1946-1957 diện tích tăng không đáng kể, từ 3.019ha lên 3.373ha. Năm 1964 diện tích đạt 11.120ha, song đến 1973 còn lại 8.872ha. Đến năm 1975 diện tích cà phê các tỉnh phía Nam còn hơn 9.000ha, xuất khẩu không đáng kể chủ yếu tiêu dùng trong nước. * Thời kỳ 1975 đến này: Sau 1975, thực hiện chủ trương phát triển cà phê của Nhà nước, Bộ Nông nghiệp đã triển khai ngay kế hoạch đầu tư, quy hoạch phân vùng phát triển cà phê ở Tây Nguyên. Năm 1980 chúng ta ký nhiều Hiệp đình hợp tác phát triển cà phế với các nước: Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari,... nhằm tranh thủ sự giúp đỡ đầu tư về thiết bị vật tư kỹ thuật, tiền vốn để mở rộng diện tích cà phê. Đồng thời các nước trên cũng là thị trường tiêu thụ ổn định cà phê Việt Nam. Năm 1986, với chủ trương phát triển mạnh mẽ cà phê ở khu vực tư nhân. Diện tích cà phê được mở rộng rất nhanh. Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng được mở rộng sang các nước EU và Mỹ,... 2-/ Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam. Cà phê là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, yêu cầu xuất khẩu lớn, sản phẩm cà phê là của các nước đang phát triển nhưng lại được tiêu dùng chủ yếu ở các nước phát triển. Sản phẩm đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Nhiều người cho rằng chính cây cà phê là cứu cánh cho một số quốc gia và nghề trồng cây cà phê đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân Châu Phi hơn là bất cứ loại cây nào khác. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới khoảng trên 10 tỷ USD. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu cà phê so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở các nước như sau: Brazil 8-10% Ruanda 65% Burundi 90% Colombia 90-95% Etiopia 60% Tandania 30-33% Uganda 95% Trung Phi 65% Việt Nam 20-25% Cà phê đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Nếu vào năm 1982 sản lượng cà phê toàn quốc không vượt quá con số 8.000 tấn thì đến năm 1994 sản lượng đã tăng lên 112.400 tấn, gấp 22,31 lần. Và nếu năm 1982 xuất khẩu được 4.100 tấn thì đến năm 1994 xuất khẩu được 107.000 tấn gấp 26 lần và theo đó kim ngạch xuất khẩu đạt 75.600.000USD. Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 560 triệu USD, điều này cho thấy trong những năm qua ngành cà phê đã có chiều hướng phát triển đáng kể. Hiện nay, cà phê là mặt hàng nông sản xuất xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam Đơn vị: 1.000 tấn, triệu USD Năm Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 DK 2002 Tổng giá trị KN nông sản XK 2.373 2.457 2.602 2.819 3.200 - Gạo + Số lượng 3.003 3.575 3.749 4.508 4.400 + Giá trị 854,6 870,9 1.024 1.025 1.000 + Tỷ trọng (%) 36,01 35,45 39,35 36,36 31,25 - Cà phê + Số lượng 283 391,6 382 483 500 + Giá trị 336,8 497,5 594 585 600 + (%) 14,19 20,25 22,83 20,75 18,75 - Cao su + Số lượng 195 194 191 265 2.800 + Giá trị 263 191 128 147 153 + (%) 11,08 7,77 4,92 5,21 4,78 - Hạt điều + Số lượng 103,5 149,9 115 83 90 + Trị giá 100,8 133,3 117 110 120 + Tỷ trọng 4,25 5,43 4,50 3,90 3,75 Nguồn: Vụ KHTK - Bộ TM Do đó ta có thể khẳng định rằng cà phê là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Nhưng chỉ đơn thuần là giá trị kim ngạch xuất khẩu để đánh giá vị trí của một ngành hàng thì chưa đủ. Ngành cà phê cũng như các ngành khác, nó cũng giải quyết những vấn đề xã hội rất lớn. Ngành cà phê tạo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là người dân nghèo ở vùng Tây Nguyên và dân tộc thiểu số có thu nhập và thu nhập ngày càng cao. Biến môi trường đang suy thoái thành môi trường được phục hồi,... Thực tế đã cho thấy việc trồng mới và phát triển cà phê đã góp phần. - Xuất khẩu cà phê giúp tăng thu ngoại tệ cho đất nước đẩy kim ngạch xuất khẩu lên cao, đồng thời cải thiện cán cân thanh toán, tăng chi thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước đảm bảo sự tồn tại và phát triển kinh tế. - Tăng cường sản xuất và xuất khẩu sẽ tạo thêm việc làm và thu nhập chính đáng cho hàng triệu người lao động. - Sản xuất và xuất khẩu cà phê tích cực tham gia vào cải tạo môi sinh, phủ xanh đất trống đồi trọc và góp phần quan trọng vào củng cố an ninh, quốc hòng khu vực Tây Nguyên và khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Khai thác tiềm năng mặt hàng cà phê là một vấn đề có ý nghĩa trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải có những nhận thức đúng đắn về vấn đề này để từ đó có thể vạch ra chiến lược phát triển cà phê xuất khẩu hợp lý nhất, hiệu quả kinh tế mang lại cao nhất. 3-/ Sự cần thiết phải đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê trong giai đoạn hiện nay. Sản xuất và xuất khẩu cà phê có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tiến hành CNH-HĐH theo đường lối, Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: Thứ nhất, nó góp phần giải quyết được vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thực tế đã chứng minh rằng lao động trong ngành cà phê đã tạo ra thu nhập cao hơn so với lao động nông nghiệp nói chung và lao động trong kinh doanh một số cây công nghiệp khác nói riêng. Theo dự tính có cơ sở khoa học, phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê có thể tạo ra khoảng 720 nghìn việc làm có thu nhập cao vào năm 2002. Thứ hai, phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê là một cách thức hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển kinh tế của cả nước. Sản xuất và xuất khẩu cà phê mở ra một cơ hội kinh doanh để tăng mức tiết kiệm và đầu tư nội bộ nền kinh tế, tăng tốc độ tích luỹ vốn; tăng năng suất và thu nhập bình quân của người lao động trong ngành, tạo ra một nội lực mạnh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê cũng làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ cây công nghiệp so với cây lương thực đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Việt Nam là một nước giàu có về nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những điều kiện tự nhiên để sản xuất và xuất khẩu cà phê nhưng lại khan hiếm về công nghệ. Do đó việc tăng cường hợp tác kinh doanh với nước ngoài và mở rộng kinh tế quốc tế là điều kiện để tạo ra “cú huých từ bên ngoài”. Từ những phân tích ở trên, việc phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê cho phép nước ta đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và phát triển nền kinh tế đất nước. Thứ ba, phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê là phát huy được lợi thế so sánh của nước ta trong thương mại và kinh tế quốc tế. - Về điều kiện tự nhiên: Việt Nam nằm trải dài qua 15 vĩ độ từ 8030 đến 23022, có khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ gió mùa nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao,... Bên cạnh đó đất nông nghiệp của nước ta có kết cấu tơi xốp, chất lượng dinh dưỡng trong đất khá cao cho phép phát triển cây cà phê. Ngoài những vị thế về đất đai, khí hậu, Việt Nam còn là một nước giáp biển nên chi phí vận chuyển cà phê rất thấp. - Nguồn nhân lực: Việt Nam là nước nông nghiệp có 70% lực lượng lao động sống và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, số nhân lực này ước khoảng 23 triệu người và hàng năm được bổ sung thêm trên 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Đây không chỉ là một sức ép lớn đối với xã hội trong việc giải quyết việc làm mà xét trên phương diện khác nó là một thuận lợi rất lớn về nhân công của chúng ta so với các nước khác. Nguồn lao động trong nông nghiệp của Việt Nam được đánh giá cao so với một nền nông nghiệp kém phát triển điều này rất tốt cho yêu cầu phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta. So sánh tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phên trên thế giới với điều kiện tự nhiên và thực trạng của sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta có thể khẳng định nước ta có lợi thế so sánh về lâu dài so với các nước trong khu vực và trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê. Đây là cơ sở để cho chúng ta có thể đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê. IV-/ Kinh nghiệm của một số nước về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê. 1-/ Brazil Brazil hiện nay là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê. Brazil là nước có thể quyết định về cung, giá cả cà phê toàn cầu. ._.Cho đến những năm 1970, Brazil chỉ xuất khẩu Arabia (khoảng 2 triệu tấn) mặc dù Robusta được đem trồng vào nước này đầu những năm 60. Đầu những năm 90, Brazil sản xuất từ 250-300 ngàn tấn, chiếm khoảng 15% sản lượng. Giai đoạn đầu hầu hết sản lượng Robusta được tiêu thụ trong nước, nay khối lượng của nó tăng mạnh, khiến Brazil trở thành đối thủ cạnh tranh với các nước sản xuất cà phê Robusta lớn tại Châu á, Châu Phi. Công nghiệp cà phê của Brazil được tổ chức với trình độ cao. Trước đây nó được điều hành chặt chẽ bởi Chính phủ - Cục Cà phê quốc gia (DNC). Cục này nắm các luật lệ về sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Từ năm 1992, cơ quan quản lý Nhà nước ngành cà phê của Brazil là Viện Cà phê Brazil (IBC) cùng với DNC có chức năng định giá tối thiểu để bảo vệ người trồng cà phê, xây dựng hệ thống kho dự trữ để bảo quản và lưu kho dự trữ cà phê quốc gia để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu, khi giá tăng có ngay cà phê để xuất khẩu, khi giá giảm có kho để lưu trữ chờ giá tăng. Quản lý về Marketing xuất khẩu cà phê ở Brazil do một cơ quan khác Chính phủ nắm. Từ tháng 3-1992, các chính sách về cà phê và quản lý xuất khẩu được Chính phủ giao cho Ban thư ký quốc gia về kinh tế - một cơ quan điều hành thuộc Bộ Kinh tế tài chính và kế hoạch. Hiện tại, việc kinh doanh cà phê ở Brazil do thị trường tự do điều tiết. Tuy nhiên Chính phủ vẫn kiểm soát toàn bộ các thủ tục xuất khẩu cà phê. Các nhà xuất khẩu cà phê phải đăng ký và có bảo lãnh của ngân hàng thương mại để xin nhận giấy phép xuất khẩu. 2-/ Colombia. Cùng với Brazil, Colombia giữ vai trò một người lãnh đạo trên thị trường cà phê thế giới, với sản lượng trung bình khoảng 900 ngàn tấn, chiếm khoảng 19% lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Colombia là nước sản xuất cà phê Arabica theo phương pháp chế biến ướt lớn nhất thế giới và với kỹ thuật này, nó có khả năng xuất khẩu cà phê nhân tươi quanh năm. Quản lý Nhà nước đối với ngành cà phê Colombia, có kinh doanh trong và ngoài nước, đều thông qua liên đoàn cà phê quốc gia (FNC). Hơn 60 năm qua, tổ chức này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo lập và ảnh hưởng tới chính sách cà phê của đất nước. Nó trợ giá cho cà phê xuất khẩu, sở hữu các kho dự trữ lớn để phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế. FNC còn quản lý quỹ cà phê quốc gia theo một Hiệp định với Chính phủ. FNC cũng điều hành một số trạm nghiên cứu cà phê, cung cấp các thiết bị bơm và tưới nước tại các vùng nông thôn cũng như tham gia các hoạt động xã hội nhằm cải thiện đời sống nhân dân. Chính phủ thông qua FNC định giá xuất khẩu tối thiểu cho tất cả các nhà xuất khẩu nhằm tránh thiệt thòi cho quốc gia (gọi là reintegro cafetero) và giá này thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường thế giới. Ngân hàng TW chỉ chấp nhận bảo lãnh và cho vay với những nhà xuất khẩu nào thực hiện nghiêm chỉnh chính sách giá xuất khẩu tối thiểu của Chính phủ. 3-/ Indonesia. Indonesia là nước sản xuất và xuất khẩu Robusta hàng đầu thế giới, Indonesia đã cung cấp hơn 7% sản lượng cà phê thế giới. Đất nước này bao gồm nhiều hòn đảo nằm rải rác trên một vùng rộng lớn với những điều kiện sinh thái khác nhau. Điều kiện tự nhiên của Indonesia thích hợp cho cả cà phê Arabica và Robusta. Vào đầu thế kỷ 19 do bị bệnh rỉ sắt mà sản xuất cà phê Arabica bị đình đốn, hiện nay cà phê Arabica chiếm khoảng 7% sản lượng cà phê nhân. Cà phê nhân của Indonesia chủ yếu được chế biến theo phương pháp khô. Nông dân bán quả cà phê chín đã phơi khô cho thương nhân, những người này thường bóc lớp vỏ thịt tại các nhà máy nghiền nhỏ của họ, sau đó bán cho những nhà máy xuất khẩu. Trước khi xuất khẩu các nhà kinh doanh xuất khẩu phải phân loại và làm sạch cà phê một lần nữa. Trước đây cà phê nhân của Indonesia thường có chất lượng thấp, không ổn định và có tỷ lệ không xuất khẩu được tới 25%. Trong những năm gần đây chất lượng Robusta của nước này đã tăng lên rõ rệt nhờ Chính phủ nâng cao chỉ tiêu chất lượng cà phê xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ quá trình kiểm tra hệ thống mới. Kết quả của chính sách này đã đưa cà phê Indonesia lên ngang hàng với các đối thủ vốn là những nước xuất khẩu cà phê truyền thống như Bờ biển Ngà, Uganda và Cameroon. Một lượng nhỏ Robusta chế biến theo phương pháp ướt của Indonesia đã được ưa chuộng đặc biệt tại Nhật Bản. Một số lớn các nhà kinh doanh tư nhân Indonesia điều hành việc xuất khẩu qua nhiều cảng biển của đất nước hoặc chuyển tải tại Singapore. Những thị trường chính của họ là Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Phần thứ hai thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua I-/ Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới. Theo số liệu của Tổ chức nông lương thế giới (FAO), trên thế giới có khoảng 75 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 11 triệu ha, sản lượng hàng năm biến động khoảng 5,5-6 triệu tấn cà phê nhân. Trong những năm gần đây, sản xuất cà phê được phát triển nhanh chóng ở các nước Châu á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Nhưng Mỹ La tinh vẫn chiếm 2/3 sản lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới. Hai nước có diện tích và sản lượng lớn nhất là Brazil và Colombia. Năm 1996 Brazil có 2,6 triệu ha đạt sản lượng 1,61 triệu tấn. Comlombia gần 1 triệu ha, sản lượng gần 800 ngàn tấn. Vụ cà phê 2000/2001 sản lượng cà phê của Brazil đạt 2,1 triệu tấn năm được mùa lớn nhất từ trước tới nay. Năng suất cà phê thế giới thường đạt thấp dưới 600kg/ha. Hiện nay nhờ áp dụng một số biện pháp kỹ thuật mới như giống mới, mật độ trồng dày hơn, nên có nhiều nước đạt năng suất bình quân 1tấn/ha. Theo số liệu của ngân hàng thế giới thì hiện nay Brazil vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê, chiếm 23,8%, kế đến là Colombia 12,7%, Việt Nam 7,2%, Indonsia 7%, Mexico 5,3%, ấn Độ 4,5% và Guateruala 4,2% sản lượng cà phê thế giới. Căn cứ vào loại cà phê xuất khẩu được chia ra các nhóm các nước xuất khẩu cà phê Arabica, nhóm các nước sản xuất cà phê Robusta. Tuy nhiên cũng có nước thuộc nhóm Arabica cũng sản xuất cà phê Robusta và ngược lại. Diện tích cà phê thế giới tăng nhanh, chỉ sau 20 năm từ 1969 đến 1988 diện tích cà phê thế giới đã tăng 2,2 triệu ha từ 9,1 lên 11,3 triệu ha. Bảng 2: Diện tích cà phê thế giới 1959 - 1988 Đơn vị: triệu ha Năm Lục địa 1959 TB 1969-1971 TB 1971-1988 1988 Tổng số 9,1 9,0 10,3 11,3 Châu phi 1,8 3,1 3,5 3,8 Bắc và Trung Mỹ 1,4 1,3 1,6 1,5 Nam Mỹ 5,5 3,9 4,3 4,8 Châu á và Đông dương 0,4 0,7 0,9 1,2 Nguồn 1959: FAO and Trade Yearbook Bảng 3: sản lượng cà phê thế giới qua các năm từ 1992-1999 Đơn vị: triệu bao, 1 bao = 60kg Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 92,95 102,40 92,57 91,88 94,61 87,66 102,43 98,80 CP Arabica 65,56 72,95 65,07 63,54 66,03 58,64 66,65 64,58 CP Robusta 27,39 29,45 27,50 28,34 25,58 29,02 35,78 34,22 Tỷ trọng Arabica 70,53 71,24 70,29 69,15 69,79 66,89 65,06 65,36 Robusta 29,47 28,76 29,71 30,85 30,21 33,11 34,94 34,64 Nguồn: F.O Lichts Interuational coffee roport, 1999 Theo số liệu thống kê của F.O Lichts (Bảng 2) thì sản lượng cà phê từ năm 1992 đến năm 1999 đạt từ 92,95 triệu bao đến 98,80 triệu bao. Đặc biệt là vụ cà phê năm 1998 sản lượng đạt 102,43 triệu bao. Trong đó chủ yếu là cà phê chè chiếm tỷ trọng từ 65-71%, Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Sản lượng cà phê Brazil luôn tác động đến giá cả và thị trường tiêu thụ cà phê trên thế giới. 2-/ Tình hình tiêu thụ cà phê. Cà phê là một mặt hàng buôn bán có giá trị kim ngạch lớn thứ 2 của thế giới đang phát triển sau dầu mỏ. Cà phê được trồng và xuất khẩu ở các nước đang phát triển thuộc vành đai nhiệt đới và á nhiệt đới, phần lớn sản phẩm được nhập khẩu và tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển. Năm 1947 tổng lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới là 27,6 triệu bao thì 80 năm sau lượng tiêu thụ đã lên đến 99,4 triệu bao (1999) tăng đến 3,6 lần. Trong những năm gần đây lượng cà phê được tiêu thụ trên thế giới tăng bình quân mỗi năm 1%. Gần 75% lượng cà phê được tiêu thụ ở các nước phát triển. Sự tăng trưởng tiêu thụ cà phê là khá ổn định. 2.1. Tiêu thụ cà phê ở các nước nhập khẩu thành viên ICO Bảng 4: Tiêu thụ cà phê ở các nước nhập khẩu thành viên ICO Đơn vị: triệu bao Niên vụ Thị trường 1993-1994 1994-1995 1995-1996 1996-1997 1997-1998 1998-1999 1999-2000 Tổng số 60,177 61,380 61,420 57,929 58,557 61,380 59,386 Mỹ 18,111 18,255 18,077 17,457 17,758 18,468 17,897 ECP 34,528 35,681 35,436 32,904 33,972 35,033 33,297 Pháp 5,611 5,445 5,432 5,085 5,402 5,625 5,449 Đức 10,204 10,657 10,064 10,641 9,032 10,270 9,513 Italia 4,428 4,780 4,837 4,656 4,824 4,852 4,654 Aus 2,384 2,558 2,737 2,178 2,426 2,372 2,922 Tây Ban Nha 2,943 2,095 2,820 2,684 2,828 3,139 2,803 Hà Lan 2,512 2,301 2,713 2,306 2,265 2,549 2,496 Thuỵ Điển 1,528 1,633 1,703 1,629 1,124 1,418 1,333 Nhật Bản 5,800 5,587 6,110 5,975 5,951 6,265 5,953 Thuỵ Sỹ 1,001 0,947 0,904 0,922 0,789 0,806 0,900 Nước khác 0,717 1,010 0,893 0,671 0,087 0,806 0,759 Nguồn: ICO, coffee stastics (7/2000) Trong 21 nước nhập khẩu thành viên ICO thì Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất và ổn định từ 17,5-18 triệu bao/năm, chiếm 30% thị trường cà phê thế giới, nhưng cũng chỉ đạt bình quân 4kg/người/năm, còn thấp hơn so với các nước ở Châu Âu. Các nước EU cà phê là đồ uống thông dụng, chiếm khoảng 20% thị trường đồ uống, tiêu thụ cà phê hàng năm từ 33-35 triệu bao, chiếm 57-58 thị trường thế giới. Nhật Bản là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất Châu á, với mức tiêu thụ 6 triệu bao/năm. Các nước đang phát triển lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể là do điều kiện kinh tế được cải thiện. 2.2. Tiêu thụ cà phê ở các nước sản xuất. Đơn vị: triệu bao Niên vụ 1996/1997 1997/1998 1998/1999 1999/2000 2000/2001 Tổng số 22,045 22,976 24,079 24,352 22,918 Nguồn: ICO statictics on coffee Các nước sản xuất cà phê không chỉ để xuất khẩu mà xu hướng tiêu dùng nội địa ngày càng tăng. Năm 1995 tiêu thụ khoảng 20,5 triệu bao, năm 2000 với mức 24,3 triệu bao. Hai nước Brazil và Indonexia và có mức tiêu thụ nội địa cao, thường chiếm trên 30% sản lượng hàng năm. Theo kế hoạch thì đến năm 2002 Brazil có thể tiêu thụ tới 15,5 triệu bao, Clombia 1,6 triệu bao, Indonexia 2,1 triệu bao. Khối lượng tiêu dùng ở các nước Châu á cũng tăng lên. Tiêu thụ cà phê ở các nước sản xuất khá ổn định, riêng vụ cà phê 2000/2001 có xu hướng giảm xuống do tình hình khủng hoảng kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu, Mỹ La tinh. Ngoài ra người dân ở các nước Trung và Đông Âu rất thích uống cà phê, hàng năm các nước này tiêu thụ khoảng 5-6 triệu bao. Các nước nhập khẩu cà phê không phải là thành viên ICO hàng năm nhập khẩu khoảng 5 triệu bao như Angirni, Triều Tiên, Achentina,... Về chủng loại, thì cà phê Arabica vẫn được ưa chuộng hơn và ngày càng có nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn bởi chất lượng cũng như hương vị thơm ngon của nó. Do vậy giá cà phê Arabica thường cao gấp 2-2.5 lần giá cà phê Robusta. 3-/ Tình hình xuất nhập khẩu. 3.1. Tình hình xuất khẩu. Hầu hết các nước sản xuất cà phê chủ yếu là để xuất khẩu, đặc biệt là những nước nghèo đang phát triển. Hàng năm khoảng 25-30% sản lượng sản xuất ra để tiêu thụ nội địa, số còn lại xuất khẩu. Lượng xuất khẩu của các nước sản xuất cà phê phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước tiêu thụ và những chính sách điều tiết xuất khẩu của tổ chức các nước sản xuất cà phê (ACPC). Trong lúc đó nhu cầu tiêu thụ lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố làm cho cán cân xuất khẩu và nhập khẩu luôn thay đổi. Hàng năm lượng cà phê xuất khẩu của các nước sản xuất từ 75-80 triệu bao, chủ yếu vẫn là các nước Nam Mỹ khoảng 32-35 triệu bao/năm. Đặc biệt là Brazil và Colombia sản lượng xuất khẩu chiếm ưu thế và chi phối trên thị trường (Bảng 4). Bảng 5: Lượng cà phê xuất khẩu niên vụ 1993/1994 - 1999/2000 Đơn vị: nghìn bao Niên vụ 1993/ 1994 1994/ 1995 1995/ 1996 1996/ 1997 1997/ 1998 1998/ 1999 1999/ 2000 Tổng số 77.806 77.852 71.887 65.777 75.015 82.056 78.010 Arabica 55.875 53.687 49.528 48.769 50.483 55.193 51.596 - Brazil 17.550 13.376 13.440 16.503 10.466 16.711 14.620 - Colombia 15.467 14.529 12.685 9.315 10.785 11.177 10.893 - Bắc và Trung Mỹ 14.185 16.206 13.331 13.201 17.081 16.286 16.824 - Châu Phi 4.724 5.125 4.454 4.308 5.637 5.201 4.625 - Châu á 2.188 2.290 2.794 2.733 3.106 2.819 2.939 Robusta 21.931 24.3165 22.359 15.002 24.533 26.863 26.413 - Brazil 3.688 3.749 3.582 3.045 2.262 1.850 1.700 - Châu Mỹ 698 714 766 599 2.795 5.666 1.732 - Châu Phi 9.822 9.972 7.641 7.180 10.044 10.667 19.660 - Châu á 7.723 9.730 10.370 7.822 11.432 13.680 14.321 Nguồn: ICO báo cáo EB 3558/95 : coffee an exporrter’s guide 1996 & coffee statistics 7/2000 - Kim ngạch cà phê xuất khẩu thế giới. So với ca cao, chè thì kinh ngạch xuất khẩu lớn hơn rất nhiều. Trung bình 5 năm 1985-1989 kim ngạch xuất khẩu cà phê mỗi năm là 10,5 tỷ USD, trong khi đó ca cao là 3,3 tỷ USD và chè là 2,6 tỷ USD. Những năm 1992-1995 mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng nhưng giá trị đạt thấp 5,3-6,9 tỷ USD. Đây là thời kỳ khủng hoảng về giá cà phê thế giới. Giá thấp nhất vào năm 1994-1995 chỉ còn 1.130-1.266 USD/tấn) đã tác động rất lớn đến sản xuất cà phê trên thế giới cũng như sản xuất cà phê ở Việt Nam. Năm 1997 lượng cà phê xuất khẩu thấp 67,6 triệu bao, nhưng kim ngạch đạt trên 11 tỷ USD, nên chỉ số giá 2.620 USD/tấn. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang phát triển, cà phê là một ngành sản xuất rất quan trọng, giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê ở một số nước chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước đó. Sản xuất cà phê có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển nông thôn, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Bảng 6: Lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu từ các nước thuộc nhóm nước sản xuất của tổ chức quốc tế về cà phê qua các năm 1985-1999. Chỉ tiêu Năm Lượng (nghìn tấn) Giá (USD/tấn) Giá trị (tỷ USD) 1985 4.290 2.525,0 10,8 1986 3.894 3.694,2 14,3 1987 4.314 2.204,8 9,5 1988 3.966 2.370,1 9,4 1989 4.554 1.910,3 8,7 1992 4.830 1.428,6 6,9 1993 4.548 1.429,2 6,5 1994 4.686 1.130,9 5,3 1995 4.500 1.266,8 5,7 1996 4.206 2.377,4 10,0 1997 4.056 2.620,6 11,6 1998 4.650 1.806,0 10,0 1999 4.794 1.822,5 12,9 Nguồn: ICO coffe an Exporter’s guide a supplement cteneve 1998 and statistics coffee 7/2000 3.2. Tình hình nhập khẩu. Đa số các nước nhập khẩu là nước công nghiệp phát triển, không sản xuất cà phê hoặc cà phê quá ít, không đủ cho tiêu dùng. Hàng năm nước nhập khẩu của các nước này chiếm 75-76% sản lượng cà phê sản xuất trên thế giới (Bảng 6). Bảng 7: Nhập khẩu của các nước nhập khẩu cà phê thành viên ICO Đơn vị: nghìn bao Niên vụ 1993/ 1994 1994/ 1995 1995/ 1996 1996/ 1997 1997/ 1998 1998/ 1999 1999/ 2000 Tổng số 74.352 74.552 71.179 68.070 69.727 76.769 72.795 Mỹ 22.803 21.412 16.832 11.685 18.475 20.597 20.129 EU 42.879 43.921 44.585 41.948 42.767 46.3820 43.999 - Pháp 6.524 6.325 6.432 6.250 6.467 7.058 6.466 - Đức 13.363 13.820 13.968 13.302 12.991 14.440 13.144 - Italia 4.850 5.277 5.585 5.454 5.497 5.762 5.717 - Anh 2.961 3.144 3.361 3.080 3.024 3.056 3.033 - TB.Nha 3.222 3.170 3.131 2.967 3.256 3.854 3.619 - Ba Lan 3.134 2.950 3.116 2.403 3.127 3.099 2.944 - Thuỵ điển 1.669 1.769 1.804 1.616 1.563 1.656 1.344 Các nước khác 8.670 9.219 9.761 9.168 8.484 9.352 8.668 - Nhật Bản 5.445 5.735 6.029 6.039 5.642 6.595 5.698 - Singapore 1.356 1.644 1.870 1.344 942 865 1.261 Nguồn: ICO : coffee statistics 7/2000 Qua những số liệu ở trên ta thấy, tình hình sản lượng và giá cả xuất nhập khẩu cà phê luôn biến động một cách rất phức tạp. Nguyên nhân của sự biến động này là do hệ thống quota xuất khẩu đã bị đình chỉ vào năm 1989. Hơn nữa các thông tin về thị trường cà phê rất phức tạp nên khó có thể dự đoán được những diễn biến của thị trường thế giới. Do vậy, những nước sản xuất nhỏ và thiếu thông tin cập nhật về cà phê thường bị thiệt thòi trong xuất khẩu (trang đó có Việt Nam). Khi thị trường có nhu cầu trên thị trường ta không có cà phê để bán và khi giá giảm thì ta lại bán vì không thể tích trữ được nữa do khâu bảo quản kém. Như vậy, sẽ bị ép giá, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm, làm thiệt hại rất nhiều cho ngân sách Nhà nước cũng như của chính người sản xuất cà phê. Trong thời gian tới, để tăng sản lượng cà phê xuất khẩu, Việt Nam cần phải xây dựng một chiến lược phát triển cà phê hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước và thúc đẩy nền kinh tế phát triển đi lên. II-/ Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua. 1-/ Tình hình sản xuất và chế biến. 1.1./ Tình hình sản xuất Trải qua hơn 1 thế kỷ, từ ngày cà phê đầu tiên được trồng ở nước ta, đến nay vị trí cây cà phê được khẳng định đứng vững trên địa bàn rộng lớn từ Bắc đến Nam. Bảng 8: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê của Việt Nam (1975-2000) Chỉ tiêu Năm Diện tích gieo trồng (ha) Diện tích thu hoạch ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1975 13.400 - - 6.100 1980 22.500 10.800 7,78 8.420 1985 43.885 14.062 8,72 11.340 1992 119.314 61.857 14,90 925.000 1993 115.052 73.154 13,70 100.000 1994 103.727 81.791 14,50 119.000 1995 101.295 82.134 16,60 136.100 1996 123.871 99.886 18,10 180.500 1997 186.499 99.900 21,80 218.100 1998 254.200 220.000 19,50 316.900 1999 340.400 223.000 17,80 420.500 2000 362.200 230.000 17,50 409.300 Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục Thống kê. * Về diện tích: trước 1975 cả nước chỉ có hơn 13.400 ha cà phê tập trung ở các tỉnh phía Nam. Giai đoạn 1975-1985 cà phê được trồng chủ yếu trong khu vực quốc doanh, thời gian này diện tích tăng chậm, trong 10 năm diệntích tăng thêm 30.000ha thậm chí có năm còn giảm. Năm 1977 cả nước có 19.600ha năm 1981 chỉ còn 19.100ha. Giai đoạn 1986-1994: diện tích cà phê tăng khá, từ 43.885ha (1985) lên 103.727ha (1994). Bình quân mỗi năm trồng mới 8.550ha, chỉ số tăng bình quân 13%/năm. Diện tích tăng mạnh nhất vào các năm 1985-1987, mỗi năm tăng từ 14.000-17.100ha, chủ yếu là khu vực nhân dân, tập trung các tỉnh Daklack, Đồng Nai, Lâm Đồng,... Giai đoạn 1995 đến nay diện tích cà phê tăng rất nhanh, bình quân 1 năm trồng mới trên 43.000ha. Đặc biệt là những năm 1996,1997,1998 bình quân mỗi năm trồng mới trên 70.000ha, chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên. Tốc độ tăng diện tích bình quân hàng năm thời gian này là 24%/năm (Bảng 7). * Về sản lượng: sản lượng cà phê của Việt Nam trong những năm trước 1975 đạt ở mức độ thấp khoảng trên dưới 6.100 tấn/năm. Năm 1985 sản lượng mới đạt trên 12 nghìn tấn/năm, chỉ sau 1 năm sản lượng 1993 Việt Nam đã đạt được 100 nghìn tấn/năm. Đến nay sản lượng đạt 409.000 tấn (2000). * Về năng suất: năng suất cà phê Việt Nam khá cao, là một trong những nước có năng suất cao nhất thế giới (thường gấp 2-2,8 lần năng suất bình quân thế giới). Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng năng suất Việt Nam khá cao từ 7,78tạ/ha năm 1980 lên 21,8tạ/ha năm 1997 và năm 2000 bình quân 17,5tạ/ha. * Về chủng loại: Việt Nam hiện nay đã thành lập 3 trung tâm giống cà phê ở 3 miền để hỗ trợ nông dân về giống và bảo vệ thực vật, 3 loại cà phê chính được trồng trên các vùng khác nhau tuỳ theo đặc tính kỹ thuật của từng loại. - Cà phê vối (Robusta) được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Đắc Lắc, Đồng Nai). Diện tích cà phê vối hiện nay chiếm khoảng 65% tổng diện tích. Tính ưu việt của cà phê vối là khoẻ, chịu hạn nóng và thích hợp để chế biến cà phê hoà tan. Dự kiến những năm tới sẽ tập trung thâm canh diện tích 280 nghìn ha cà phê vối. - Ca phê chè (Arabica): hiện chiếm gần 35% diện tích, được lai tạo và trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung. Lợi thế của giống cà phê này là chịu được rét, hợp với khí hậu miền núi phía Bắc. Bất lợi của loại cà phê này là bệnh rỉ sắt, mà nhiều khi huỷ diệt hàng loạt. - Cà phê Arabista: là loại cà phê được lai giữa cà phê Arabica và Robusta, ưu việt của cà phê arabista là thơm ngon hơn cà phê chè. Mùi thơm được tạo từ 700 hợp nhất nên được khách hàng ưa chuộng loại cà phê này đang được trồng thử nghiệm. 1.2. Tình hình chế biến. Hầu hết trao đổi buôn bán cà phê của các nước sản xuất cà phê trên thế giới đều là cà phê nhân. Hiện nay, chúng ta xuất khẩu chủ yếu là loại cà phê nhân xò, mặt hàng còn đơn điệu. Công nghệ chế biến còn nhiều yếu kém thiếu tập trung, chưa có điều kiện đổi mới công nghệ, không đa dạng hoá được mặt hàng và chất lượng hàng hoá, chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại. Thực trạng chế biến cà phê nhân ở Việt Nam trên 70% sản lượng là do các cơ sở xay xát cà phê quy mô nhỏ, hộ gia đình thực hiện. Chế biến trong các hộ gia đình chủ yếu bằng phương pháp thủ công, sân phơi không có, chủ yếu là phơi sân đất. Phương pháp này đã làm mất mùi của cà phê. Trong phương pháp chế biến cà phê nhân xò hiện nay chúng ta có 2 phương pháp chính, đó là: - Phương pháp chế biến khô: là công nghệ đơn giản, chỉ có một công đoạn chính là làm khô quả cà phê tươi bằng việc phơi nắng hoặc sấy rồi dùng máy sát loại bỏ vỏ khô, lấy hạt cà phê nhân. Để phơi chóng khô, có thể xát dập quả cà phê tươi trước khi đem phơi. Phương pháp này đang được áp dụng một cách rộng rãi ở tất cả các vùng trồng cà phê trong các doanh nghiệp Nhà nước cũng như trong các hộ gia đình. Đây là phương pháp dễ làm, giá thành hạ, nhưng chất lượng không ổn định, thời gian phơi nắng ngoài trời lâu sẽ ảnh hưởng đến hương vị cà phê, chi phí diện tích sân phơi lớn, nếu trời mưa thì thời gian phơi kéo dài, tỷ lệ hạt đen sẽ tăng lên và dễ bị lên men. - Phương pháp chế biến ướt: là công nghệ chế biến phức tạp với nhiều công đoạn từ phân loại quả chín, xát tươi, rửa đánh nhớt, làm khô hạt bằng phơi sấy và sau đó xay loại bỏ vỏ thóc lấy hạt nhân. Phương pháp này có sản phẩm chất lượng tốt, nhưng công nghệ đòi hỏi phức tạp, đầu tư lớn và cần có các biện pháp xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường. Một số doanh nghiệp Nhà nước có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở chế biến ướt, như công ty cà phê Phước An, công ty cà phê Thắng Lợi, công ty cà phê Tháp Mười,... với công suất từ 5.000 tấn đến 10.000 tấn/năm cho chất lượng sản phẩm tốt, giá bán luôn cao hơn giá cà phê chế biến bình thường từ 120-150 USD/tấn. Việc đánh bóng tuyển chọn cà phê trước khi xuất khẩu cũng được quan tâm chú ý, nhưng mức độ đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là tâm lý về chất lượng sản phẩm của Việt Nam còn thấp, giá hạ, nên đầu tư công nghệ này còn kém hiệu quả, chưa phát huy được hiệu quả. Chế biến cà phê tiêu dùng chủ yếu là tư nhân luôn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Chế biến cà phê hoà tan đã được đầu tư ở nhiều doanh nghiệp Nhà nước của Tổng công ty cà phê Việt Nam, như tại Biên Hoà với thiết bị khá hiện đại của Đức và Đan Mạch, công suất 200 tấn cà phê hoà tan/năm hoạt động khá hiệu quả. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ phổ biến trên thị trường nội địa, đồng thời cũng có thị trường xuất khẩu. Tuy vậy, sản phẩm vẫn chưa cạnh tranh được với các sản phẩm của các hãng cà phê nổi tiếng trên thế giới. Tóm lại, do công nghệ lạc hậu, đầu tư ít và không tập trung vào cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng nghiền thô, chưa qua chế biến cao cấp. Vì vậy, cải tiến công nghệ và thiết bị chế biến cà phê để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu là một trong những yêu cầu bức thiết cần được quan tâm một cách triệt để. 2-/ Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian qua. 2.1. Chất lượng và chủng loại cà phê xuất khẩu. 2.1.1. Chất lượng cà phê xuất khẩu. Sản phẩm cà phê Việt Nam được bắt đầu từ những giống đã qua chọn lọc qua nhiều thập kỷ, lại được gieo trồng trên những vùng đất tốt có khí hậu thích hợp, đặc biệt trên những vùng cao từ 200 mét trở lên, nên cà phê càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Từ những năm 90 trở lại đây, do diện tích cà phê trồng tăng một cách đột biến dẫn tới công tác thu hoạch không đảm bảo tỷ lệ quả chín theo yêu cầu, một số vùng thu hái quả xanh, non nên chất lượng thứ nếm thấp. Mặt khác do những hạn chế về chế biến, nên chất lượng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới không ổn định, có khuynh hướng giảm xuống, giá bán thường thấp hơn. So với một số nước trong khu vực giá cà phê nhân Việt Nam thấp hơn từ 100-150 USD/tấn. Do đó, nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu là yêu cầu hàng đầu để tăng sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Bảng 9: Chất lượng xuất khẩu cà phê nhân Niên vụ Cấp hạng chất lượng 1996/ 1997 (%) 1997/ 1998 (%) 1998/ 1999 (%) 1999/ 2000 (%) 2000/ 2001 (%) Loại I 2 6 7 18 10 Loại IIA 15 45 60 70 72 Loại IIB 80 44 27 7 10 Tiêu thụ nội bộ 3 5 6 5 8 Nguồn: Vina control. Nhận thức được điều đó Chính phủ đã có những xem xét, tổ chức lại ngành sản xuất cà phê. Gần đây nhất trong Công văn số 906/VPCP-NN ngày 14/3/2000 Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Bộ KHCNMT ban hành tiêu chuẩn chất lượng cà phê Việt Nam để quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cà phê, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của người tiêu thụ (Bảng 8). 2.1.2. Chủng loại cà phê xuất khẩu. Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm có cà phê vối (Robusta) và cà phê chè (Arabica). Trong đó cà phê chè chỉ chiếm khoảng 2%, còn lại là cà phê vối chủ yếu là xuất khẩu bán thành phẩm. Khoảng 95% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, cà phê hoà tan chỉ chiếm 3-5% và cà phê nhân rang chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 1-2%. Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn đơn điệu như vậy là do nhiều nhân tố như do công nghiệp chế biến còn thô sơ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại. Hiện có một số nước nhập khẩu cà phê Việt Nam về chế biến lại và bán với giá cao hơn từ 100-150 USD/tấn như Thái Lan, Singapore,... Về sản phẩm cà phê hoà tan, hiện nay nhu cầu thế giới đang tăng nhanh do thị hiếu người tiêu dùng. Sự biến chuyển này là một sự kiện đáng chú ý đối với các nước xuất khẩu cà phê nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong thời gian tới nên đẩy mạnh phát triển sản phẩm này thì không chỉ chúng ta có thể xuất khẩu thu ngoại tệ mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay thế các loại cà phê tan mà lâu nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu. 2.2. Giá cả và sản lương cà phê xuất khẩu. 2.2.1. Sản lượng cà phê xuất khẩu. Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Hiện nay cà phê đứng thứ hai sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản (chiếm khoảng 20%). Bảng 10: Kết quả xuất khẩu cà phê qua các năm Chỉ tiêu Niên vụ Sản lượng xuất khẩu (tấn) Giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn) Trị giá (1.000 USD) 1995/1996 158.520 1.430,6 226.790 1996/1997 212.038 2.632,9 558.280 1997/1998 232.756 1.814,9 422.436 1998/1999 346.000 1.198 414.556 1999/2000 390.405 1.521,6 594.035 2000/2001 483.023 1.211,2 585.028 Nguồn: Bộ Thương mại - Báo cáo xuất khẩu cà phê hàng năm. Nhìn bảng trên ta thấy sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm (với tốc độ 20%). Trước năm 1989 chúng ta chủ yếu trao đổi cà phê với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ theo Nghị định thư của Chính phủ đã ký kết, do đó hiệu quả xuất khẩu không cao, sản lượng thấp nên giá trị kim ngạch xuất khẩu không đáng kể so với các ngành kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân. Sau đó, do tác động của công cuộc đổi mới nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng, đã làm thay đổi lớn bộ mặt của ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam. Năm 1989 là năm thực sự cởi trói cho hoạt động ngoại thương của ta với hàng loạt các chính sách biện pháp về đa phương hoá thị trường xuất khẩu, về đa dạng hoá mặt hàng và các thành phần kinh tế tham gia trao đổi buôn bán với nước ngoài và điều cốt yếu là việc thay đổi tỷ giá hối đoái đã góp phần nâng cao sản lượng của các loại hàng hoá xuất khẩu. Giai đoạn 1992-1997 thì cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của ta đều tăng mạnh. Về sản lượng xuất khẩu tăng 2,76 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng 8,2 lần. Nhờ sản lượng xuất khẩu cà phê liên tục tăng lên đã cải thiện một cách đáng kể vị trí của nước ta trên thị trường quốc tế. Theo thống kê của tổ chức cà phê thế giới (ICO): - Năm 1982, Việt Nam xuất khẩu 60.000 bao, chiếm 0,1% lượng xuất khẩu toàn thế giới, đạt gần 5 triệu USD. - Năm 1987, xuất khẩu 433.000 bao chiếm 0,6% lượng xuất khẩu toàn thế giới và đứng thứ 25 trong các nước xuất khẩu cà phê. Sau 10 năm 1999 Việt Nam đã xuất khẩu xấp xỉ 6,5 triệu bao, chiếm 7,7% lượng xuất khẩu của toàn thế giới, đạt kim ngạch 594 triệu USD. Đứng thứ 3 thế giới sau Brazil và Colombia và đứng đầu các nước xuất khẩu cà phê Robusta và chiếm thị phần tới 29% thị phần cà phê Robusta thế giới. ở trong nước thì cà phê cũng ngày càng trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo. 2.2.2. Giá cả cà phê xuất khẩu. - Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua còn thấp so với giá cà phê cùng loại xuất khẩu trên thị trường thế giới 50-70 USD/tấn, có thời điểm thấp hơn tới 100 USD/tấn. Thông thường giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam thấp hơn giá bán cà phê cùng loại theo kỳ hạn tại thị trường Luân Đôn từ 150-170 USD/tấn (mức chuẩn thường sử dụng để so sánh đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của ta hàng năm) và giá tốt. Nhưng có đơn vị đã xuất thấp hơn tới 250 USD/tấn. Sau đó Việt Nam đã có cuộc họp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu, sau khi họp thì giá xuất khẩu cà phê của ta thu hẹp được khoảng cách còn lại 170 USD/tấn so với giá thị trường Luân Đôn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do có nhiều văn phòng đại diện cơ quan nước ngoài có người Việt Nam làm thuê đã làm môi giới tranh mua cà phê trong nước, muốn bỏ chế độ dẫn mối xuất khẩu cà phê nên có nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm xuất khẩu cà phê cũng tham gia xuất khẩu cà phê. Mặt khác có các doanh ng._. như các nước Đông Âu. * Mục tiêu định lượng: Căn cứ vào sự phát triển của ngành cà phê trong thời gian qua, chúng ta xác định đượng các chỉ số sau: + Về sản xuất: từ năm 2002 đến 2010 đầu tư trồng mới thêm khoảng 150 nghìn ha cà phê để đến năm 2010 chúng ta có tổng diện tích trồng cà phê là 500 nghìn ha, diện tích thu hoạch là 430 nghìn ha (Các diện tích trồng mới sau khoảng 3-4 năm thì bắt đầu thu hoạch) với năng suất 17,5tạ/ha, đạt sản lượng 760 nghìn tấn. Trong đó diện tích cà phê vối là 375 nghìn ha (chiếm 75%) và cà phê chè 125 nghìn ha (25%). + Về chế biến cà phê: mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 là 15% sản lượng cà phê Việt Nam được tinh chế trước khi xuất khẩu (hiện nay tỷ lệ này là 8%), cà phê xuất khẩu loại tốt, giá cao chiếm trên 80%. Để thực hiện mục tiêu này thì ngành cà phê đã có dự án xây dựng nhà máy chế biến với công suất 1.000-2.000 tấn/năm ở mỗi tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn hơn 50.000ha. Bảng 16: Các nhà máy sẽ được xây dựng ở các tỉnh Tỉnh Số nhà máy Tỉnh Số nhà máy Sơn La 2 Nghệ An 1 Lai Châu 1 Thừa Thiên 1 Yên Bái 2 Đắc Lắc 3 Phú Thọ 1 Lâm Đồng 2 Tuyên Quang 2 Đồng Nai 3 Lạng Sơn 1 Hà Nội 1 Nguồn: Viện quy hoạch thiết kế - Bộ Nông nghiệp. Ngoài ra VINACFE cũng có kế hoạch nâng cấp và xây dựng mới một số nhà máy chế biến cà phê với công suất 1.000tấn/năm, tổng giá trị của toàn bộ dự án này là 380 tỷ đồng. + Về xuất khẩu: năm 2002 phấn đấu xuất khẩu 500 nghìn tấn đạt kim ngạch khoảng 600 triệu USD, năm 2010 xuất khẩu 650 nghìn tấn đạt kim ngạch 1 tỷ USD (với giá xuất khẩu bình quân từ 1.500-1.700 USD/tấn). Về cơ cấu xuất khẩu thì phấn đấu tăng tỷ trọng cà phê chè lên sao cho đạt tỷ lệ 3 vối 1 chè. Với mục tiêu trên thì trong thời gian tới tỷ trọng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong cơ cấu cà phê thế giới sẽ được nâng lên. Năm 2002 là 8,0%, 2007 là 9,6% và 2010 là 10%. Nói chung về các con số sản lượng sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới không có thay đổi mấy chúng ta chỉ chủ yếu phấn đấu để nâng cao chất lượng và cơ cấu cà phê xuất khẩu, nhằm đưa giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam lên ngang với giá trên khu vực và thế giới (Hiện nay giá xuất khẩu cà phê Việt Nam thấp hơn giá cà phê rao bán tại thị trường Luân Đôn là 150-170 USD/tấn và khu vực là 50-70 USD/tấn). Bảng 17: Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu cà phê đến năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2002 2010 1. Tổng diện tích 1.000ha 400 500 2. Diện tích thu hoạch 1.000ha 320 430 3. Sản lượng 1.000ha 550 760 4. Xuất khẩu 1.000tấn 500 650 5. Năng suất tạ/ha 17,0 17,5 6. Kim ngạch xuất khẩu triệu USD 600 1.000 7. Tỷ trọng xuất khẩu so với thế giới % 8,0 10 III-/ Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2002-2010. 1-/ Những giải pháp nhằm phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu. 1.1. Chọn và lai tạo giống cà phê chất lượng tốt, năng suất cao. Cũng như các loại cây lâu năm khác, việc chọn giống đòi hỏi một thời gian dài, nhiều khi hàng chục năm. Nếu không có phương hướng đúng đắn ngay từ đầu sẽ dẫn đến tốn kém không ít công sức và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và xuất khẩu cà phê. Việc đầu tư vào chọn giống cà phê chỉ ra một triển vọng lớn trong việc trồng cà phê, nâng cao năng suất chất lượng cà phê. Những công trình chọn và lai tạo giống mới của một số nước trong những năm gần đây cho thấy những kết quả khả quan, tạo tiền đề cho việc đổi mới trồng cà phê ở một số nước. Những năm gần đây, với việc hợp tác khoa học kỹ thuật với Cu Ba, chúng ta đã nhập nội được một số giống cây cà phê cao sản như: Banbon, Caturra, Amerello, Catuar rogio,... bước đầu nhân giống một số ra đại trà có kết quả. Đặc biệt là giống cà phê Caturra cho năng suất cao và phù hợp với nhiều địa phương chịu rét giỏi, chịu hạn giỏi. Một tập đoàn 29 chủng loại cà phê không bệnh cao cũng được theo dõi để chọn và đưa ra sản xuất. Việc tuyển chọn và lai tạo giống không những đòi hỏi giống mới phải có năng suất, chất lượng sản phẩm cao mà còn đòi hỏi đặc tính di truyền tốt. Như vậy, chọn và lai tạo giống tốt là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê. Có thể nói, công việc này có vị trí quan trọng đầu tiên cho việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu. Do đó, cần phải tăng cường đầu tư phối hợp với viên EAKMAT, các trung tâm nghiên cứu có liên quan, vừa nghiên cứu tuyển chọn vừa xây dựng quy trình canh tác thích hợp cho từng vùng, một mặt sản xuất và cung cấp giống tốt và dịch vụ kỹ thuật cho các địa phương trong khu vực. 1.2. Đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê hiện có. Trong những năm qua diện tích cà phê nước ta tăng một cách ồ ạt, cùng một lúc chúng ta vừa phải mở rộng diện tích vừa phải lo tăng cường đầu tư thâm canh trong điều kiện vốn bị hạn hẹp, vì thế mà trình độ thâm canh còn thấp ảnh hưởng đến cấn đối nước-vườn và cân đối chủng loại Robusta - Arabica. So với khả năng thực tế thì mức năng suất ở nước ta chưa cao và còn không đồng đều. Hơn nữa việc mở rộng diện tích cà phê mang tính chất phong trào, tự phát nên không ít diện tích cà phê đã trồng nhưng kém hiệu quả. Chính vì vậy ta phải tiến hành đánh giá lại chất lượng vường cây cà phê, thanh lý những diện tích kém hiệu quả, tập trung đầu tư trên số diện tích cà phê có hiệu quả hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Về hướng đầu tư thâm canh, cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản như sau: - Tập trung mọi nỗ lực vào việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho thâm canh bởi vì cây cà phê không yêu cầu chi phí hàng năm rất lớn. - Tập trung giải quyết tốt vấn đề đáp ứng nhu cầu về phân bón cho thâm canh. Theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê trong thời kỳ kinh doanh cứ hai năm phải bón một lần phân hữu cơ với khối lượng từ 12-15tấn/ha và hàng năm mỗi ha cà phê cần bón khoảng 200kg đạm nguyên chất 100kg Kali và 200kg lân. Cung cấp phân bón yêu cầu cho thâm canh cà phê là rất ít, còn thiếu nhiều. Chính vì vậy phải kết hợp với chăn nuôi, tăng cường sản xuất và nhập khẩu phân vô cơ, chú ý trồng cây phân xanh, mở rộng hệ thống dịch vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu phân bón cho thâm canh cây cà phê. - Tập trung giải quyết vấn đề nước tưới cho cà phê. Tưới nước cho cà phê là vấn đề khó khăn đối với 2 vùng cà phê lớn là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thực tiễn cho thấy dù đã đầu tư vào khâu này rất lớn song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cây cà phê. Nguồn nước mạnh hiện nay đang rất thiếu do nạn phá rừng. Nguồn nước ngầm cũng cạn dần do quá trình giếng khoan khai thác, nước ngầm rừng bị phá nặng nề. Mặt khác thiết bị máy tưới ống dẫn, nguồn năng lượng cho máy tưới có nhiều khó khăn, điều đó ảnh hưởng lớn đến năng suất cà phê. Do đó cần phải thực hiện các biện pháp sau: + Trồng rừng là biện pháp quan trọng, có tác dụng lâu dài. + Xây dựng hệ thống điện để tiếp thu nguồn điện lưới quốc gia. + Cung cấp đầy đủ các thiết bị dùng cho việc tưới nước. - Cần chú ý đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê. Thực tế cho thấy rằng sự phá hoại của sâu bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất. Khi quy mô sản xuất được mở rộng thì vấn đề sâu bệnh, cỏ dại càng cần được chú ý. Đây chính là vấn đề có ý nghĩa to lớn, góp phần vào tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê. - Hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ, khuyến khích cà phê ngoài quốc doanh đẩy mạnh thâm canh sản xuất, bởi vì hiện nay, cà phê ngoài quốc doanh đã chiếm ngoài 30% diện tích cà phê cả nước. - Mở rộng diện tích cây cà phê chè giảm sự chênh lệch về chủng loại cà phê. Sản xuất cà phê nước ta thời gian qua chủ yếu là cà phê vối chiếm tỷ trọng khoảng 90% về diện tích cà phê chè chỉ 10% diện tích. Điều này gây thiệt hại cho chúng ta vì cà phê chè được ưa chuộng hơn và giá cũng cao hơn từ 20-30%, thậm chí có lúc cao hơn 42,5%. Hơn nữa, đầu tư và xây dựng cơ bản cho một ha cà phê vối, cà phê dù có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn; tỷ suất lợi nhuận cao thể hiện ở chỗ. + Cà phê chè được trồng chủ yếu ở miền núi phía Bắc, giá ngày công lao động thấp. + Cà phê trồng trong điều kiện không tưới nước hoặc tưới nước bổ sung thấp, đầu tư thuỷ lợi thấp. + Cà phê chè có thời gian kiến thiết cơ bản ngắn. 1.3. Cải tiến các chính sách hỗ trợ sản xuất. 1.3.1. Chính sách thuế nông nghiệp. - Nên thu thuế theo hạng đất và theo sự biến động của giá cả thị trường với mục đích điều tiết để xây dựng giá bảo hiểm cho sản xuất khi giá cà phê thế giới giảm xuống thấp. Vừa qua hàng vạn ha cà phê bị chặt, nguyên nhân cơ bản là do sự quản lý vĩ mô yếu kém, không có hệ thống giá bảo hiểm (trên cơ sở nguồn lợi của ngành để ổn định ngành). - Đối với vùng đất trống, đồi trọc được đưa vào sản xuất nông nghiệp nên có thời gian miễn giảm thuế dài hơn để khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích trên đất này, nhằm nâng cao sản lượng và chất lương cà phê xuất khẩu. Cụ thể là: sau 3 năm đến 5 năm kể từ khi vườn cây đưa vào khai thác thì mới được thu thuế. 1.3.2. Chính sách hỗ trợ về vốn: * Đối với các doanh nghiệp quốc doanh. Chỉ thực hiện đầu tư với các đơn vị quốc doanh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Việc đầu tư này cần hướng vào một số vấn đề cơ bản sau: - Cần đầu tư cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng, có tác dụng lớn trên cả vùng sản xuất cà phê rộng lớn nhất định. Trước hết coi trọng khâu đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ cho việc tưới nước, hệ thống giao thông, các cơ sở chế biến có trình độ khác, hệ thống kho tàng bảo quản sản phẩm, các cơ sở dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị, dịch vụ mua bán vật tư sản phẩm. - Khi đầu tư thì một phần vốn đầu tư do ngân sách cấp, phần khác Nhà nước cho vay hoặc phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm để huy động vốn trong dân. - Mọi công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành phải giao cho các cơ quan nhất định quản lý, sử dụng. Những cơ quan này có trách nhiệm khai thác các công trình qua dịch vụ sản xuất hoặc thu lệ phí sử dụng công trình đó để hoàn vốn nâng cấp. * Đối với tư nhân, hộ gia đình. Nhà nước cần áp dụng chính sách cho vay dài hạn với việc mở rộng diện tích cà phê và cho vay ngắn hạn đối với cà phê thâm canh. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường cà phê mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý. 2-/ Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam. 2.1. Giải pháp về Marketing mở rộng thị trường. Trong những năm qua ngành cà phê đã có sự phát triển đáng kể về tăng diện tích, năng suất, chất lượng, sản lượng và sản phẩm cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cà phê trong giai đoạn hiện nay chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố, đặc biệt là nhân tố thị trường. Nhìn ra thị trường cà phê thế giới, một điều kiện bất lợi với chúng ta là nhu cầu của thị trường tăng không nhiều, trong khi khả năng sản xuất và xuất khẩu cà phê phát triển nhanh, cà phê ngày càng phải cạnh tranh với nhiều loại đồ uống khác, hơn nữa thị trường thế giới là vấn đề mới mẻ, nhiều phức tạp đối với chúng ta. Tăng sức cạnh tranh từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ của cà phê Việt Nam đã trở nên một yêu cầu bức thiết. Vì vậy tăng cường Marketing mở rộng thị trường là giải pháp hàng đầu để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: - Nghiên cứu và dự báo thị trường: thị trường là đối tượng hoạt động thị trường sản phẩm. Nắm bắt thị trường, nghiên cứu thị trường đầy đủ và dự báo chính xác thị trường tiêu thụ có ý nghĩa lớn trong việc xác định chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cần hình thành tổ chức dự báo thị trường và mở rộng các hình thức thông tin kinh tế thích hợp để tăng khả năng tiếp thị của các hộ sản xuất và các tổ chức kinh tế. Từ đó mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ sản xuất cà phê tại điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Tổ chức tốt hệ thống thu mua tiêu thụ sản phẩm: nông dân là người trực tiếp sản xuất và bán lẻ sản phẩm ra thị trường. Do đó, các đơn vị kinh doanh xuất khẩu cần tổ chức, củng cố và quản lý tốt hơn hệ thống chi nhánh, điểm, đại lý thu mua sản phẩm của mình, mua trực tiếp sản phẩm từ người sản xuất. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào tổ chức tốt hệ thống mạng lưới thu mua thì mua được khối lượng sản phẩm lớn. Đây là phương thức chủ yếu hạn chế rủi ro, đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Đồng thời mua qua các đại lý, các điểm thu mua, các hộ kinh doanh, các công ty tư nhân là những đầu mối có khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn hơn. Hệ thống thu mua ở Việt Nam rất đa dạng và phức tạp, các cơ quan chức năng cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của hệ thống thu mua cà phê hiện nay, đảm bảo tính hợp lý, thuận tiện, thông suốt và bình đẳng. - Tổ chức tốt công tác thông tin, giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với thị trường sản xuất cà phê chủ yếu để xuất khẩu, do vậy cần phải nắm chắc thông tin thị trường, xử lý thông tin tốt về giá cả thị trường thế giới, tránh tình trạng nhiễu loạn thị trường, lũng đoạn thị trường. Cần đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường. Tăng cường công tác tiếp thị và khai thác thị trường, xây dựng chiến lược thị trường lâu dài và ổn định. - Phát huy lợi thế để mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê. Thương mại quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu. Trên thế giới nhóm các nước đang phát triển đang tìm cách khai thác lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lao động,... để phát triển kinh tế. Trong khi đó các nước phát triển cũng tìm cách xuất khẩu các yếu tố đầu vào cho sản xuất, cũng như tìm kiếm các môi trường đầu tư có lợi nhất, sự gặp gỡ, tìm đến nhau giữa các bên đã thúc đẩy quá trình CNH-HĐH theo lợi thế và thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình mở cửa nền kinh tế chúng ta đang đẩy mạnh khai thác những sản phẩm nông nghiệp có lợi thế tuyệt đối về nhập khẩu, đặc biệt là cà phê. Bởi vì đây là loại sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có lợi thế so với các nước khác. Cà phê thế giới đang là mặt hàng được đầu cơ mạnh nhất nên giá cả biến động rất phức tạp, với khả năng mở rộng thị trường và Việt Nam trở thành nước cung cấp cà phê Robusta lớn trên thế giới thì giá cà phê Việt Nam sẽ được nâng lên ngang bằng với giá cà phê của các nước trong khu vực. Căn cứ vào cán cân cung cấp cà phê trên thị trường thế giới, trong thời gian tới giá cà phê sẽ dần đi vào ổn định. Sự chênh lệch về giá giữa Robusta và Arabia đã được thu hẹp dần. Điều này rất có lợi cho cà phê Việt Nam, là dấu hiệu đáng mừng cho sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Vấn đề là chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ cả về sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và các chính sách vĩ mô hỗ trợ xuất khẩu một cách tốt nhất. 2.2. Giải pháp về chế biến, nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới cần tập trung đổi mới công nghệ trong sản xuất, giải quyết tốt công tác thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm là nội dung cơ bản nhất và là thách thức của ngành cà phê hiện nay. Thu hái cà phê là một trong những khâu quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, có nguồn nguyên liệu tốt thì mới chế biến được những sản phẩm có chất lượng cao. Do đó, cần tăng cường công tác bảo vệ đảm bảo công tác thu hoạch tốt, loại bỏ tập quán hái quả xanh, thu hái cà phê quả chín phải đạt trên 95%. Với tỷ lệ đó mới thực hiện được công nghệ chế biến ướt hoặc khi chế biến phơi xát khô vẫn đạt yêu cầu chất lượng, xuất bán theo tiêu chuẩn thử nếm mới bảm đảm hương vị tốt. 2.2.1. Tập trung đầu tư chế biến cà phê nhân xuất khẩu. Hiện nay chúng ta xuất khẩu cà phê nhân sống là chủ yếu, được thực hiện qua 2 công đoạn: sơ chế cà phê nhân và chế biến cà phê nhân xuất khẩu. - Sơ chế cà phê nhân: sau khi thu hoạch, cà phê quả tươi được phơi khô theo phương pháp chế biến khô hoặc bằng phương pháp chế biến ướt được xát ra nhân xô. Đây là công đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Để thực hiện tốt và có hiệu quả công đoạn sở chế cà phê nhân cần phải: + Đầu tư xây dựng đầy đủ hệ thống sân phơi đúng kỹ thuật, không để đống quả tươi nhằm hạn chế tỷ lệ hạt đen, hạt bị nấm mốc. Hạn chế phơi trên sân đất, trên đường giao thông để không bị lẫn cát, đá và mùi đất. + Đầu tư xây dựng các cơ sở chê biến theo phương pháp ướt đảm bảo màu sắc, hương vị chất lượng sản phẩm để bán theo chuẩn chế biến thử nếm, nâng cao giá trị xuất khẩu. + Nghiên cứu, trang bị hoàn thiện các thiết bị xay xát tươi, xát khô, hệ thống sấy nhập ngoại hoặc chế tạo trong nước với quy mô nhỏ và vừa cho hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình. Đồng thời khuyến khích các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình có điều kiện đầu tư những công nghệ chế biến trên để thực hiện dịch vụ sơ chế cho các hộ sản xuất. - Chế biến cà phê nhân xuất khẩu: đây là công đoạn chế biến quan trọng sau thu hoạch, được thực hiện trong các doanh nghiệp Nhà nước và các đại lý thu mua chế biến xuất khẩu. Với công đoạn này cần được đầu tư dây chuyền công nghệ tái chế, sàng phân loại, sàng tạp chất, hệ thống sấy khô đảm bảo độ ẩm, đánh bóng và chọn nhặt hạt đen vỡ. Khuyến khích các doanh nghiệp và các cơ sở chế biến đầu tư xây dựng cơ sở nhà kho bảo quản, đối mới công nghệ các thiết bị tiên tiến hiện đại đánh bóng, sấy khô và tách màu bằng laser để nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam, đảm bảo trên 80% lượng cà phê xuất khẩu đạt loại tốt, giá cao. 2.2.2. Quan tâm đầu tư chiều sâu: Ngoài sản phẩm cà phê nhân sống xuất khẩu, cần đầu tư chế biến sâu, nhằm tạo ra các sản phẩm cà phê tiêu dùng như cà phê rang xay, cà phê hoà tan và các mặt hàng khác là sản phẩm của cà phê làm tăng tính đang dạng của hàng hoá, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, tăng giá trị xuất khẩu. Đó là các sản phẩm sử dụng nguyên liệu là cà phê như: Bánh kẹo, rượu, sữa và các dạng cà phê lỏng đóng hộp,... - Cà phê rang xay: là sản phẩm tiêu thụ chính trên thị trường nội địa, chủ yếu do hộ gia đình và các doanh nghiệp chế biến. Trong tương lai chúng ta sẽ phát triển loại cà phê này trên thị trường thế giới trước hết là thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ. - Cà phê hoà tan: ngày càng được tiêu dùng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các sản phẩm mới chất lượng cao được chế biến trên dây chuyền công nghệ tiên tiến và hiện đại, được người tiêu dùng ưa chuộng do vậy ngoài việc lo đổi mới công nghệ, nâng cao công suất chế biến cà phê hoà tan. Cần có chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư 100% vốn vào lĩnh vực này, hoặc Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn xây dựng cơ sở chế biến cà phê hoà tan. 2.2.3. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Chất lượng cà phê xuất khẩu là vấn đề sống còn của ngành cà phê trong xu thế thương mại hoá quốc tế. Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến thì cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cà phê Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn cà phê thế giới. Đồng thời tăng cường công tác quản lý và tuyên truyền phổ cập rộng rãi tiêu chuẩn chất lương cà phê Việt Nam đến tận người sản xuất, người thu mua, tạo cho mọi người có ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín của cà phê nước ta trên thị trường thế giới. 2.3. Giải pháp về vốn hỗ trợ xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia thu mua và xuất khẩu cà phê hiện nay đều thiếu vốn đặc biệt là khi giá cà phê xuống thấp không bán được, họ cần một số lượng vốn lớn để thu mua, dự trữ chờ khi giá cao thì xuất khẩu. Từ việc thiếu vốn cũng dẫn đến nhiều thiệt hại khác cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, do vậy cần có các biện pháp cơ bản để giải quyết tình trạng này. - Nhà nước thông qua ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vay những khoản tiền lớn bảo đảm thu mua cà phê xuất khẩu kịp thời. Đặc biệt là thời gian hoàn vốn cần nghiên cứu kéo dài hơn để các doanh nghiệp có đủ thời gian tiêu thụ được cà phê với giá cao. - Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước giữ lại số tiền hao mòn tài sản cố định, tạo cho họ lượng vốn lớn để đầu tư phát triển. Bên cạnh đó Chính phủ nên bổ sung thêm vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có hiệu quả, có lượng tồn kho lớn. - Tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp bằng cách bán một phần sở hữu cho ngay những công nhân nông trường, các công ty của VINACAFE. - Về đầu tư nước ngoài: trong thời gian tới chúng ta sẽ cần một lượng vốn lớn đầu tư nước ngoài. Phương hướng chung là chúng ta chỉ khuyến khích các dự án theo hình thức liên doanh, không khuyến khích đầu tư 100% vốn nước ngoài. Như vậy giúp chúng ta quản lý tốt hơn việc sử dụng tài nguyên, đồng thời ngăn chặn nạ “đầu tư chui” của các văn phòng nước ngoài. Khuyến khích liên doanh trong lĩnh vực chế biến, vì chỉ có liên doanh trong khu vực này thì chúng ta mới có hy vọng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. 2.4. Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu. Đây là một nhiệm vụ vừ cấp bách, vừa lâu dài của Nhà nước để phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế mở đồng thời hoà nhập với xu thế chung của khu vực và thế giới. - Dần dần tiến tới xoá bỏ chế độ cơ quan chủ quản. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là các chủ thể kinh tế trong xã hội có đăng ký kinh doanh và thực hiện theo pháp luật và có đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi kinh doanh của họ. + Nhà nước cần hạn chế tối đa các biện pháp điều hành bằng hành chính đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Khi cần thiết phải điều tiết lại, khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu thì nên sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu. + Loại bỏ chế độ hạn chế người trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu. Cần nghiên cứu việc quản lý xuất khẩu các mặt hàng theo kế hoạch định hướng và chỉ nên áp dụng đối với hai mặt hàng là gạo và xăng dầu. Số còn lại nên sử dụng chính sách thuế. Đồng thời ấn định các mặt hàng cấm nhập, cấm xuất theo pháp luật. - Cải tiến chế độ tài chính ngân hàng cho phù hợp với cơ chế mới: không nên căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch để cho vay vốn kinh doanh mà phải căn cứ vào kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật và có khả năng hoàn trả vốn của các doanh nghiệp. - Bộ Thương mại cần nghiên cứu chế độ trợ cấp xuất khẩu và các quy chế về hình thành quỹ này để khi cần thiết có thể trợ cấp gián tiếp hoặc trực tiếp cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. - Bộ Thương mại cần nghiên cứu thành lập “Trung tâm khuếch trương thương mại” (Trade promotion centre) để làm công tác thúc đẩy xuất khẩu và là đầu mối đặt quan hệ trao đổi kim nghiệm với tổ chức này ở một số nước trong khu vực và trên thế giới. 2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý hoạt động xuất khẩu cà phê. Việc quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê hiện nay còn phân tán thiếu tập trung. Ngoài sự quản lý của hai đơn vị chuyên trách về cà phê là Vinacafe và Vicofa thì còn một số cơ quan trong các Bộ và tổ chức Nhà nước đang chị trách nhiệm về những mặt khác nhau đối với hoạt động của ngành cà phê. Cách tổ chức này hoàn toàn khác với các nước sản xuất cà phê trên thế giới họ (họ thường có một tổ chức chuyên trách phụ trách toàn bộ các hoạt động của ngành). Kinh nghiệm cho thấy mô hình này được nhiều nước sản xuất cà phê thực hiện quản lý có hiệu quả và có thể kết hợp lại được những nỗ lực. Do vậy, muốn phát triển mạnh bền vững và cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế, chúng ta cần áp dụng có chọn lọc những bài học kinh nghiệm từ những nước sản xuất cà phê thành công trên thế giới. Biện pháp hiện nay là nhanh chóng thành lập một tổ chức liên kết được mọi hoạt động của sản xuất cũng như xuất khẩu (có thể phát triển từ Vinacafe hoặc Vicofa). Tổ chức này không chỉ liên kết về mặt kinh tế giữa các doanh nghiệp Nhà nước mà cần mở rộng cho sự tham gia của khu vực tư nhân kinh doanh cà phê. Nó đóng vai trò là một tổ chức chịu toàn bộ trách nhiệm đối với toàn ngành cà phê Việt Nam bao gồm: sản xuất, thị trường, chế biến, xuất khẩu,... Tổ chức này sẽ xây dựng và quản lý một hệ thống kho để tích trữ và bảo quản cà phê. Việc xây dựng hệ thống kho có tác dụng giúp chúng ta chủ động được trước sự biến động của giá cả thị trường cà phê thế giới (khi giá giảm ta có hệ thống kho để giữ hàng lại, khi giá cao thì ta có hàng ngay để xuất), đồng thời nó là một trong những điều kiện để nước ta gia nhập ACPC. Hệ thống kho này cũng sẽ được dùng để làm dịch vụ cho các nhà kinh doanh xuất khẩu bảo quản hàng hoá của mình. Kinh phí ban đầu có thể do Nhà nước cấp, nhưng sau đó chủ yếu lấy từ nguồn thu trên mỗi tấn cà phê xuất khẩu mà nó cấp giấy phép và khoản đóng góp thường niên của các hội viên. Tuy hoạt động độc lập nhưng nó lại thực hiện các chính sách dưới sự giám sát của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại,... Vị trí vai trò của tổ chức này có thể ví như vị trí vai trò của phòng Công nghiệp và phòng Thương mại Việt Nam đối với hoạt động công nghiệp và thương mại ở nước ta. IV-/ Một số kiến nghị. Từ những phân tích về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua, em xin có một số kiến nghị như sau: 1. Nhà nước cần coi cà phê là cây trồng mũi nhọn, có nhiều tiềm năng khai thác và cần xác định rõ đây là một mặt hàng chủ lực trong chiến lược phát triển nông nghiệp - cây công nghiệp - nông sản xuất khẩu để có chính sách đầu tư phát triển hợp lý. Cho phép các doanh nghiệp cà phê lớn, kinh doanh có hiệu quả được quyền tích luỹ tập trung tư bản để có nguồn vốn lưu động đủ mạnh, chủ động thu mua sản phẩm của người sản xuất và làm tốt các hoạt động xuất khẩu. 2. Nhà nước cần có chính sách bảo hộ cho người sản xuất cà phê để họ có điều kiện duy trì phát triển và thâm canh năng suất cây trồng khi mức giá cà phê xuống ngang bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất. 3. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả cao để các doanh nghiệp này có đủ mạnh về tài chính, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, có điều kiện, khả năng để cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Đồng thời nghiên cứu các hình thức hỗ trợ vốn để các chủ vườn cà phê, các đơn vị chuyên doanh cà phê ở địa phương có điều kiện đầu tư phát triển mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người lao động. Chính sách thuế đối với người sản xuất và xuất khẩu cần phải hợp lý, linh hoạt. Cụ thể là thuế đất nông nghiệp cần định ra theo hạng đất. Không nên căn cứ theo năng suất thực thu hàng năm trên mảnh đất đó để khuyến khích người sản xuất đầu tư tăng năng suất cây trồng. 4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm cà phê, không nên để tình trạng quá nhiều đơn vị kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu như hiện tại mà thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ cà phê. 5. Ngành cà phê cần đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu, nhất là cà phê chế biến dạng thành phẩm, đồng thời phải nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thế giới. 6. Ngành cà phê cần có chiến lược thị trường cụ thể, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thị trường và cần có chiến dịch tuyên truyền quảng cáo trên thị trường quốc tế, mở rộng khả năng tiếp thị, xây dựng những bạn hàng lớn ổn định lâu dài, đồng thời tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thâm canh và mở rộng sản xuất cà phê nhất là trong khâu chế biến đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. 7. Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin trong toàn ngành cà phê, thường xuyên liên tục để nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, thống nhất trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, tranh thủ thời cơ thuận lợi trong kinh doanh. 8. Cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động của các doanh nghiệp cà phê và nhất là đội ngũ làm công tác xuất nhập khẩu có đủ điều kiện, năng lực trong hoạt động tiếp thị và kinh doanh cà phê. kết luận Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù cây cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng nó luôn là cây công nghiệp mũi nhọn, chiến lược, gắn liền với cuộc sống và sự đổi đời của hàng vạn người sản xuất, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê luôn là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của chúng ta. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển sản xuất cà phê một cách quá nhanh, đồng thời với sự biến động mạnh của giá cả thị trường cà phê thế giới, làm cho chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách, kế hoạch đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành cà phê Việt Nam thực sự trở thành một ngành hàng kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Luận văn “Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2002-2010” đã căn cứ vào thực trạng của ngành cà phê trong thời gian qua từ đó nêu lên sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2002-2010 và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2002-2010. Tài liệu tham khảo 1-/ Giáo trình KTPT - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - NXB Giáo dục 1997. 2-/ Giáo trình kinh tế ngoại thương - NXB Thống kê 1996. 3-/ Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, chế biến cà phê - NXB Nông nghiệp 1999 4-/ Các báo cáo xuất khẩu cà phê hàng năm của Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Thương mại. 5-/ Các báo cáo hàng năm về tình hình thương mại của Vụ KHTK, Bộ Thương mại. 6-/ Các báo cáo hàng năm của ngành cà phê Việt Nam. 7-/ Dự thảo văn kiện trình Đại hội VIII của Đảng - Đảng CSVN tháng 12/1997. 8-/ Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng CSVN - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1998 9-/ GS-TS Lê Duy Thước - Cây cà phê Việt Nam, Kỹ thuật trồng. Dự báo phát triển đến năm 2002-2010, NXB Nông nghiệp 1998. 10-/ Tổng quan phát triển cây cà phê Việt Nam - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hà Nội 2000. 11-/ Dự án phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2010 - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 12-/ Đoàn Triệu Nhạn và Hoàng Thanh Tiệm, cây cà phê ở Việt Nam, Hà Nội - 2000 13-/ Thời báo kinh tế Việt Nam - các số năm 2001,2002. 14-/ Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê. 15-/ Tạp chí kinh tế và phát triển các số năm 2000, 2001, 2002 16-/ Cà phê Việt Nam các số năm 2001,2002 17-/ Việt Nam Economic Times mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0556.doc
Tài liệu liên quan