Lời mở đầu
Giải quyết vấn đề đất đai là một việc làm vô cùng phức tạp của mọi quốc gia. đối với nền kinh tế kém phát triển, đại bộ phận những người ngèo khổ nhất của xã hội là nông dân. Đặc biệt là nông dân không ruộng. Vì vậy tiến hành cải cách ruộng đất là một chủ trương quan trọng của mọi quốc gia đẻ thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên do yêu cầu của quá trình đô thị hoá nông thôn đất nhà nông ngiệp ngày một giảm đi. Cộng vào đó tình trạng gia tăng dân số nhanh chóng ở khu vực nông thôn là
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương hướng đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m cho diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một đầu người ngày một giảm. đó là một thách thức mà mọi chính phủ phải đứng đầu khi đưa ra chính sách đất đai.
Giải quyết vấn đề này vô cùng phức tạp vì đụng chạm tới nhiều tầng lớ, trước hết là nông dân nghèo.
Nhận thức được vai trò của đất đai đối với nông nghiệp, ngay từ đầu đảng ta đã chủ trương thực hiện "người cày có ruộng" và trong từng thời kỳ phát triển KTXH của đất nước đảng đă có những chủ trương cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách đất đai do trình độ phát triển kinh tế còn thấp kém, phần lớn dân cư và nước ta tập trung ở khu vực nông thôn và cuộc sống của họ trông chờ chủ yếu vào thu được trên ruộng đất được giao. Nghị định 64 CP ra đời là cái mốc quan trọng đánh giá sự chuyển biến căn bản về chính sách đất đai vừa giải quyết vấn đề công bằng xă hội.
Với đề tài: "phương hướng đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 " em mong muốn sẽ góp một chút ít hiểu biết của mình về vấn đế hoàn thiện chính sách ruộng đất trong nông nghiệp thật hợp lý.
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: vài nét cơ bản về nông nghiệp Việt Nam
Phần II: một số vấn đề về chính sách ruộng đất trong bước chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta.
Phần III: phương hướng đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất trong nông nghiệp Việt Nam . đây là một đề tài lớn đối với sinh viên nên chắc chắn còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và những người quan tâm tới đề tài.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Kim Dung đã giúp em hoàn thành đề tài này
Phần I: vài nét cơ bản về nông nghiệp Việt Nam
I- vai trò của nông nghiệp trong tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống dân cư và xoá đói giảm nghèo . Vai trò của nông nghiệp trong tăng trưởng kinh tế.
1. Vai trò của nông nghiệp trong tăng trưởng kinh tế
Trải qua hơn 10 năm đổi mới nông nghiệp nước ta đạt được những thành tựu quan trọng đóng vai trò to lớn trong nhịp độ răng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân, trong nhưngư năm qua nước ta là một nước nông nghiệp với gần 80 triệu dân, trong đó có khoảng 76,5% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động còn làm việc trong nông nghiệp thì lượng lương thực cung cấp cho đời sống nhân dân vô cùng quan trọng. Từ một nền sản xuất phổ biến là tiểu nông chủ yếu để tự túc trong nước nay vơn lên sản xuất hàng hoá xuất khẩu với khối lượng lớn và giá trị ngày càng lớn. Tính bình quân 10 năm (1989-2003)đã xuất khẩu được 22 triệu tấn lương thực, gấp gần 2 triệu tấn cà phê, hơn 1 triệu tấn cao su mủ khô… tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2002 đạt 2,4 tỷ USD gấp gần 3 lần năm1989.
Sản xuất lương thực đủ tiêu dùng trong nước và dư thừa xuất khẩu đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung mà còn tạo ra khả năng mới cho 1 nền nông nghiệp phát triển đa dạng và có hiệu quả cao. Nếu trước đây giá trị sản xuất của nhóm cây lương thực chiếm 80% tổng giá trị ngành trồng trọt thì đến năm 2002 chỉ chiếm 63%. Liên tục trong 10 năm tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt bình quân khoảng 4,3% (riêng lương thực đạt trên 5%) trong khi dân số tăng khoảng 2%/năm là một tốc độ tăng trưởng cào vì ổn định không thể có ở các nền nông nghiệp trên thế giới trong cùng thời kỳ. Trong 2 namư 2003-2004 sản xuất lương thực vẫn tiếp tục tăng với tốc độ lớn và đã đạt 33,8 triệu tấn năm 2004 vượt xa chỉ tiêu đạt ra cho năm 2005.
2. Vai trò của nông nghiệp trong giải quyết việc làm, cải tạo đời sống và xoá đói giảm nghèo
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước nông nghiệp với 76,5% dân số sinh sống ở nông thôn trong số khoảng 80 triệu và khoảng 70& lao động còn làm trong nông nghiệp. Với công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá mà Đảng đã đề ra thì yêu cầu đạt ra cho cho nền sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đang đứng trước nhiều thách thức gay gắt. một thách thức bao trùm và rễ nhận biết nhất là: nước ta thuộcloại đất hẹp người đông,lao động dư thừa lớn, khả năng phân công lại lao động nông thôn không rễ ràng, vì thế để hoà nhập vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ của nông nghiệp hết sức quan trọng là giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống dân cư và xoá đói giảm nghèo.
a. Cải thiện đời sống và xoá đói giảm ngheo
Theo tính toán thì giá trị sản xuất trên ha đất canh tác bình quân mới đạt trên 1000 USD trên năm (rất khác nhau trên các vùng). Bình quân 1 ha nông dân mới có, doanh thu từ đất khoảng 600 USD /năm.
Như vậy mức thu nhập chỉ khoảng 400USD /năm chia cho 4-5 nhân khẩu trong gia đình thì 1 nhân khẩu thu nhập không đến 100 USD. Một tháng mức thun nhập từ đất của một nhân khẩu nông dân là 8-9 USD tương đương 100-120 ngàn đồng Việt Nam/1người/1 tháng. Cộng với các khoảng thu khác như chăn nuôi… bình quân 180-200.000. Với mức thu nhập thấp nhân dân vẫn phải có để dành < tích luỹ để tái sản xuất khoảng 10% tức trên 1triệu đồng/hộ/năm như vậy qua cồng cuộc đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, vì tỷ lệ người nghèo đói ngày càng giảm xuống nhưng tổng số hộ nghèo đói trong nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn khoảng 18% số hộ.
Xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân vừa là mong muốn của đạo lý vừa là một điều kiện tiễn quyết cho sự phát triển của xã hội vì vậy phải coi đây là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội, các ngành kinh tế quốc dân, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội. Nhà nước phải thông qua các dự án, chương trình kinh tế cho từng vùng, từng ngành có chính sách đầu tư thích hợp để khai thác một cách có hiệu quả nguồn năng lực sản xuất của các vùng. Đồng thời tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông sản trong và ngoài nước. Thực hiện đổi mới hệ thống chính sách kinh tế - xã hội hỗ trợ cho người nghèo.
-Chính sách tín dụng: thực hiện chế độ tín dụng và tài trợ lãi xuất thấp hoặc không lấy lãi, tăng số lượng tiền vay.
-Chính sách khuyến nông: ứng trước vật tư phân bón, giống mới: kèm theo hướng dẫn kỹ thuật sau khi thu hoạch mới thu tiền, trợ giá về giống…
- Chính sách sử dụng đất đai: nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nhằm tạo điều kiện để thực hiện quyền chuyển nhượng đất đai làm tăng hiệu quả sử dụng đất, thực hiện quyền thế chấp đất đai khi vay vốn sản xuất.
-Tạo cơ hội kiếm việc làm cho người nghèo. Đào tạo và bồi dưỡng tay nghề, tập huấn kỹ thuật cho người nghèo miễn phí hoặc thu học phí thấp.
- Chính sách xã hội nông thôn: xoá nạn mù chữ, tăng cường hệ thống thông tin văn hoá…
b. Đối với vấn đề giải quyết việc làm:
Nhiều nguồn tài liệu cho thấy, mức sử dụng lao động ở nông thôn nước ta còn thấp, tình trạng phổ biến là thiếu việc làm, việc làm thu nhập thấp. Cơ lao động lạc hậu, lao động thuần nông là chủ yếu năng suất lao động thấp, thu nhập thấp.
Hiện nay nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn do với nhu cầu nhu cầu dư thừa trên 30%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng lao động ở nông thôn nêu ở trên, những nguyên nhân đó là:
-Một là: bình quân ruộng đất canh tác trên 1 lao động là thấp lại chai nhỏ, manh mún. Bình quân diện tích canh tác trên 1 lao động nông thôn năm 1995 có 0,27 ha, do đô thị hoá nên giảm dần, mỗi năm giảm 2,5-3 vạn ha. Ngược lại lao động tự nhiên dẫn đến bình quân ruộng đất tính trên một lao động ngày càng thấp, năm 95 là 0,23 ha
Hai là: chất lưọng nguồn lao động thấp lao động không qua đào tạo chiếm 91% còn 8% lao động được đào tạo, chỉ có 0,86% lao động được đào tạo thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
Ba là: lao động nông thôn canh tác với trình độ thấp,lao động thuần nông chiếm tỷ lệ cao 79,6% sử dụng công cụ sản xuất thô sơ là chủ yếu.
Bốn là: cơ sở hạ tầng nông nghiệp,nông thôn còn thấp. Với đầu tư nhà nước cho nông nghiệp,nông thôn chưa ngang tầm với vị trí của nó
Đứng trước những thực trạng đó cấn phải có sự thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ đó làm biến đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần số hộ thuần nông tăng tỷ lệ phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ…
Với điều kiện của Việt Nam thì trong những năm tới hộ gia đình vẫn là đơn vị kinh tế cơ bản tổ chức sản xuất, kinh doanh thu hút lao động, do đó cần tiếp tục có chính sách phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình. Đồng thời khuyến khích các hình thức hợp tác tự nguyện trên quy mô gia đình, mở rộng sản xuất kinh doanh theo kiểu nông trại, trang trại là hình thức tổ chức lao động, giải quyết việc làm có hiệu quả.
Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động, nhưng cần ít vốn và hướng vào xuất khẩu. Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống cơ khí, chế biến nông sản phẩm,phát triển những nghề nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao. Xây dựng các dự án lấn biển, khai thác kinh tế biển và các đảo để mở rộng không gian kinh tế.
ii. vai trò của nông nghiệp trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế
1. Chuyển đổi cơ cấu theo ngành
Nông nghiệp đã từng bước được quan tâm phục hồi và chấn hưng các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn. Trong ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) song với chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển sản xuất và chú trọng sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Giá trị hàng hoá nông, lâm sản xuất xuất khẩu từ năm 1988 đến nay đã tăng mạnh từ 314,7 triệu USD năm 1988 tăng lên 908,7 triệu USD năm 1995 và 150 triệu năm 2000.
2. Chuyển đổi cơ cấu theo thành phần kinh tế
Trong nông nghiệp và nông thôn có trên 10 triệu hộ gia đình sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp và làm muối. Đây là một bộ phận kinh tế chủ yếu của nông nghiệp và nông thôn. Bộ phận kinh tế này trong những năm qua chịu tác động cả hai thái cực. Đối với các hộ gia đình làm ăn phát đạt, có thu nhập cao và có các điều kiện sản xuất khá (đất đai rộng có tích luỹ vốn lớn, có kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn…) được khuyến khích phát triển thành kinh tế trang trại. Đối với các hộ nghèo đói được quan tâm, hỗ trợ khắc phục nghèo đói, vươn nên thoát khỏi ngưỡng đói nghèo.
Cả nước có khoảng 1 triệu hộ kinh tế cá thể với quy mô 20-30 triệu đồng và 3-5 lao động/hộ, nó có lợi thế thành lập nhanh, giải thể nhanh, huy động vốn nhanh, giải quyết công ăn việc làm tốt cho 3-5 triệu lao động thường xuyên.
3. Chuyển dịch cơ cấu theo vùng kinh tế
Cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, trên tất cả các vùng thành thị và nông thôn đều có nhiều chuyển biến, bộ mặt thành thị và nông thôn đã khởi sắc. Riêng trong nông thôn có thể thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các vùng như sau:
-Nông nghiệp đã quyết định về cơ bản mục tiêu lương thực, đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu với số lượng ngày càng tăng. Thắng lợi đó tạo cơ sở để tiến tới khai thác lợi thế so sánh của các vùng sinh thái, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả và đa dạng hoá sản xuất.
Các vùng trung du và miền núi đã quan tâm phát triển các cây công nghiệp, câ ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Vùng đồng bằng kết hợp giữa luân canh cây lúa với đa dạng các cây công nghiệp ngắn ngày, trồng rau, trồng các cây có giá trị kinh tế cao. Vùng đồng bằng ven biển và mặt nước có thể cải tạo kết hợp phát triển nông nghiệp lâm và nuôi trồng thuỷ sản.
- Với mức vốn đầu tư gia tăng, trong nông nghiệp và nông thôn đã quan tâm củng cố và nâng cao cơ sở hạ tầng (đường sá giao thông, điện, hệ thống thuỷ lợi, thông tin…) đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển, lưu thông sản phẩm dễ dàng và thuận lợi.
-Với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các dự án đầu tư, xây dựng các liên doanh với nước ngoài, đến nay cả nước có 1700 dự án đầu tư nước ngoài, đã xây dựng 6 khu chế xuất, 10 khu công nghiệp kỹ thuật cao trên 11 tỉnh, thành phố. Phần lớn các khu chế xuất và khu công nghiệp kỹ thuật cao tập trung ở vùng nông thôn cận thịm vùng ven đô và vùng ven các trung tâm dân cư đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thu hút lao động và xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn. Đó là những tụ điểm công nghệ, kỹ thuật cao tác động tới các vùng lân cận trong nông thôn nước ta.
- Nhà nước đã có những chương trình đầu tư trong điểm khai thác tiềm năng và thế mạnh của các vùng kinh tế - sinh thái trong cả nước, tạo động lực thúc đẩy kinh tế của các vùng.
Ví dụ: vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tập trung xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ khai hoang 36.394 ha, tăng vụ cho 131.555 ha chuyển vụ cho 17.708 ha, hình thành 4 tuyến dân cư cho khoảng 12.500 hộ. Tập trung giải quyết việc xây dựng các công trình thuỷ lợi gắn với hệ thống giao thông và phát triển dân cư, tạo cơ sở hạ tầng chủ yếu, đồng bộ cho đồng bằng sông Cửu Long. Hoặc chú trọng những giải pháp lớn về kinh tế, kỹ thuật, xã hội để phát triển nông sản hàng hoá xuất khẩu ở vùng Tây Nguyên.
-Trong nông thôn đã phục hồi và chấn hưng các làng nghề truyền thống, phát triển đa dạng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công truyền thống và một số ngành mới như chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc… thay đổi kết cấu các ngành sản xuất trong nông thôn theo hướng "ly nông bất ly hương".
-Trong khu vực nông thôn các hoạt động dịch vụ cũng được mở mang, bao gồm cả dịch vụ phục vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và đời sống.
Phần ii: một số chính sách ruộng đất trong bước chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta
Đất đai luôn luôn là một vấn đề được Đảng và nhà nước ta quan tâm và là một vấn đề quan trọng nhất của cách mạng nước ta. Đây là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm vì nó có ảnh hưởng đến mọi người dân mọi tổ chức kinh tế, chính trị xã hội và cả đến quan hệ quốc tế. Đất đai có ý nghĩa quan trọng bởi vì nó là tư liệu sản xuất đặc biệt hàng đầu không thể thay thế của sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn thu nhập của hơn 80% dân số nước ta, tạo ra nguồn hàng hoá thiết yếu không gì thay thế nổi của toàn xã hội với gần 80 triệu dân.
Ngoài ra còn là nơi tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và hàng nông sản xuất khẩu. Thực tế cho thấy mấy năm gần đây nó đã đem lại kim ngạch đầu cho đất nước.
Tóm lại đất đai trong nền kinh tế thị trường là yếu tố cấu thành của sản xuất hàng hoá trở thành vật có giá trị không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà cả trong mọi hoạt động con người.
i. Vài nét tình hình sử dụng đất đai ở nước ta hiện nay
Đất đai là tài sản qúy giá của đất nước, gắn liền với quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đất đai của Việt Nam có cơ cấu phong phú, đa dạng bao gồm đất nông nghiệp, đất rừng, đất thuộc vùng khai thác thủy sản, khai khoáng, đất công nghiệp, đất dân cư, đất chuyên dùng…
- Diện tích tự nhiên cả nước có 33 triệu ha, trong đó đất khai thác và sử dụng khoảng 20,8 triệu ha, chiếm 68%, trong đó đất nông nghiệp 8,1 triệu ha, đất lâm nghiệp 10,9 triệu h, đất chuyên dùng 1,3 triệu ha, đất chưa khai thác khoảng 12,1 triệu ha (trong đó có 10,2 triệu ha có thể khai thác sử dụng).
-Việt Nam thuộc loại đất hẹp người đông, mật độ dân số thuộc loại cao trong các nước ASEAN và cả trên thế giới. Năm 2001 mật độ dân số trung bình của các nước ASEAN là 106,7người/km2 thì Việt Nam là 227,7, người/km2, chỉ thấp hơn Philippin (239,3 người/km2) và Singapo (483,9 người/km2).
- Là một nước nông nghiệp nhưng đất bình quân đầu người đã ít lại càng suy giảm, đặc biệt là đất trồng lúa nước và đất trồng rừng. Từ năm 1980-1985, đất trồng lúa nước mất khoảng 376.000 ha, như vậy mỗi năm mất khoảng 75.000 ha. Từ năm 1986 đến năm 2002, mỗi năm mất 20.000 ha, do đó đất canh tác và đất trồng lúa bình quân đầu người 899m2/người và 560m2/người.
-Đất đai gắn liền với dân số, nhưng dân số tăng nhanh và phân bố không đều. Đồng bằng Bắc bộ đất chật người đông, dân số chiếm 20% cả nước nhưng đất chỉ có 5%. Trong khi đó ở Tây Nguyên, dân số chỉ có 4% nhưng đất đai chiếm 20%.
- Đất đai vốn ít nhưng khả năng sinh lời thấp. Bình quân 1 ha đất nông nghiệp Việt Nam tạo ra được 600 USD/năm. Trong khi đó ở Đài Loan tạo ra 15.172 USD/năm Hà Lan 16.600 USD/năm. Giá trị lao động nông nghiệp ở Việt Nam là 210 USD/năm, thì ở Đài Loan là 11,100 USD/năm, ở Hà Lan là 44,300 USD/năm.
- Ruộng đất ở Việt Nam bị phân chia rất manh mún, rất cản trở trong sản xuất. Đặc biệt cản trở quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Chẳng hạn ở Trung du miền núi phía Bắc bình quân một hộ có 15-20 thửa, mỗi thửa có diện tích 150-300m2. Đồng bằng Bắc bộ mỗi hộ bình quân có 7 thửa, cá biệt có hộ có 30 thửa, mỗi thửa có diện tích 300-1000m2…
- Việc quản lý sử dụng đất đai đã và đang nảy sinh nhiều mâu thuẫn:
+ Thực hiện nghị định 64/CP ngày 27/9/1998 của Chính phủ, đất đai được chia hết một lần cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp có mặt tại thời điểm chia, khi chết không thu hồi, không chia thêm những trường hợp phát sinh mới, chỉ để lại 5% làm đất công ích. Trong khi đó dân số mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người, cộng với số người không có công ăn việc làm ở thành phố, cán bộ công nhân viên mất sức, về hưu, bộ đội phục viên trở về quê đều cần đất đai để sinh sống và sản xuất thì không còn đất để chia.
+ Hàng năm Chính phủ cho sử dụng 2 vạn ha đất để làm giao thông, thủy lợi, đất ở, mở mang đô thị, khu công nghiệp và đền bù cho nông dân. Tuy một số được vào làm ở khu công nghiệp, dịch vụ, nhưng nhiều người bị mất đất cũng gặp khó khăn nhất định trong cuộc sống, muốn chuyển nghề, chuyển sang hoạt động công nghiệp dịch vụ nhưng không còn đất nữa. ở Đồng sông Cửu Long đất đã được chia hết cho các hộ, không để lại đất công ích nên rất khó khăn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp.
+ Đất đai được coi là sở hữu toàn dân và Nhà nước giao quyền sử dụng cho người sử dụng với các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh, đã tạo ra cơ chế và cách thức quản lý đất đai trong bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nhưng khi thực hiện các quyền cho hộ gia đình đã tuỳ tiện vượt cả phạm vi pháp luật cho phép.
+ Quản lý đất đai là vấn đề hệ trọng và rất phức tạp nhưng do luật quy định còn chưa đầy đủ, việc thi hành luật chưa nghiêm, nhất là ở cơ sở nên đã gây ra tình trạng khiếu kiện, tranh chấp, làm mất ổn định xã hội ở mọi nơi. Hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, hối lộ, phạm pháp nảy sinh từ quản lý đất đai có nhiều chiều hướng gia tăng.
ii. thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam
ở nước ta, quan hệ đất đai có lịch sử biến động lớn, thường xuyên và rất phức tạp.
Dưới thời phong kiến, ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước do nhà Vua đại diện quản lý, sở hữu cộng đồng làng xã và sở hữu tư nhân. Dưới thời Pháp thuộc ruộng đất tập trung chủ yếu vào tay địa chủ và thực dân. Cách mạng Tháng tám (1945) thành công, nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất, tịch thu, trung thu mua ruộng đất của địa chủ và thực dân cho nông dân, giao quyền làm chủ thực sự ruộng đất về cho nông dân và khi tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp thì ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và được giao cho hợp tác xã quản lý, sử dụng. Sau nhiều năm cải tạo nông nghiệp theo con đường kém hiệu quả, các chính sách nông nghiệp và chính sách ruộng đất đã có những thay đổi cơ bản theo hướng coi hộ nông dân là đơn vị tự chủ, nông dân được quyền sử dụng và quản lý ruộng đất được hợp tác xã giao khoán. Ngày 8/1/1988 Quốc hội thông qua luật đất đai với các nội dung cơ bản.
-Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao ruộng cho các đơn vị và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có thời hạn hoặc tạm thời.
- Cho phép người được giao quyền sử dụng đất đai được chuyển nhượng, bán thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất được giao.
-Cấm mua bán đất trái phép.
Luật đất đai năm 1988 đã có tác dụng gắn bó người nông dân với ruộng đất giúp họ yên tâm đầu tư vào sản xuất, cải tạo và bảo vệ đất đai được giao. Nhưng luật đất đai năm 1988 đã bộc lộ những hạn chế cơ bản sau: luật mới tập trung điều chỉnh quan hệ ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp theo kiểu tự cung tự cấp, mới điều chỉnh quan hệ pháp lý hành chính, chưa chú ý đến quan hệ kinh tế, chưa tạo điều kiện để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động mới ở nông thôn, dẫn tới ruộng đất không có giá trị, chỉ cấp phát để sử dụng, do đó mâu thuẫn với thực tế cuộc sống đang chuyển sang sản xuất hàng hoá, dẫn tới hình thành thị trường ngầm về đất đai, mua bán trá hình dưới dạng mua bán thành quả lao động, kết quả đầu tư, nhà cửa trên đất đai mà nhà nước không quản lý nổi, gây ra nhiều sơ hở, tiêu cực, tham nhũng trong việc mua bán, sang nhượng, cấp phát đất đai ngoài sự kiểm soát của nhà nước, gây tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước.
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và hội nghị Trung ương 6 (khoá VI) khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã đưa đến sự thay đổi trong chính sách ruộng đất mà cốt lõi là giao cho các hộ nông dân quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và ổn định thì những bất hợp lý trong luật đất đai năm 1988 càng bộc lộ rõ rệt, gây lên tranh chấp ruộng đất gay gắt và phổ biến.
Trước yêu cầu của đổi mới quản lý nhằm chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và sự bất cập của luật đất đai năm1988, năm 1998 Quốc hội đã thông qua luật đất đai sửa đổi. Luật đất đai năm 1998 có nhiều đổi mới cơ bản, đã chú ý đến quan hệ kinh tế và mục tiêu hiệu quả trong sử dụng và quản lý đất đai.
Luật đất đai năm 1998 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Đất đai phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng, ổn định, lâu dài. Các hộ nông dân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng ruộng đất trong thời hạn được giao. Người sử dụng ruộng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng ruộng đất đúng mục đích.
Luật đất đai năm 1998 và một số sửa đổi bổ sung năm 2003 đã hướng tới nội dung kinh tế thiết thực, khơi dậy động lực kinh tế trong việc bảo vệ và sử dụng đất đai, gắn bó giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là đất đai, đồng thời tăng cường vai trò của nhà nước trong việc giám sát, điều tiết vĩ mô đối với đất đai.
Trên cơ sở chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và Luật đất đai năm 1998, Chính phủ và các bộ đã có nhiều nghị định và thông tư hướng dẫn sửa đổi các chính sách đất đai nhằm đảm bảo điều chỉnh quan hệ đất đai phù hợp với quyền tự chủ của hộ nông dân trong cơ chế thị trường.
Tuy nhiên luật đất đai năm 1998 và các chính sách đất đai được ban hành vẫn con nhiều vướng mắc, chưa thật phù hợp với điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII đã nêu:
"Luật đất đai năm 1998 sau 5 năm thực hiện, bên cạnh những mặt tích cực đã bộc lộ một số điểm chưa thật phù hợp, chưa cụ thể để xử lý những vấn đề mới phát sinh, nhất là trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, làm cho quan hệ về đất đai trong xã hội rất phức tạp, không chỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cả ổn định xã hội ".
Điều đó được thể hiện các mặt sau đây:
Thứ nhất: mới chỉ dừng lại ở quy định chung của luật, nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn chậm ban hành, nhất là 5 quyền cụ thể: quyền cho thuê chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế và thế chấp.
Thứ hai: quá trình giao đất và cấp đất gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất triển khai quá chậm, không tạo thành tâm lý và điều kiện để người được giao quyền sử dụng đất an tâm đầu tư thâm canh và sử dụng đất có hiệu quả cũng như thực hiện 5 quyền. Nguyên nhân của tình hình này là: khó khăn về kỹ thuật, nghiệp vụ, thủ tục phiền hà, buông lỏng quản lý đất lâu dài, tồn đọng nhiều vấn đề chưa được giải quyết.
Thứ ba: trên thực tế thị trường bất động sản đã hình thành và vận động rất sôi nổi nhưng nhà nước thiếu cơ chế quản lý phù hợp dẫn đến những tác động không thuận lợi cho sự vận động của thị trường đặc biệt này. Giá đất vẫn do nhà nước và các cấp chính quyền địa phương quy định, có nơi có lúc quá cao hoặc quá thấp không sát với giá thị trường do người mua người bán tự thỏa thuận.
Bốn là: tạo nên sự bất công và bất bình đẳng giữa các tổ chức và cá nhân trong việc cấp đất và giao quyền sử dụng đất. Do trước đây đất đai thuộc sở hữu nhà nước, không có giá trị, nhà nước các cấp đều có quyền cấp đất cho các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội một cách tuỳ tiện, thoả mái. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã mặc dù chức năng, nhiệm vụ đã thay đổi nhưng vẫn giữ đất và tự ý chia chác nội bộ hoặc sử dụng một cách bất hợp pháp. Nhiều quan chức đã có chỗ ở nhưng khi chuyển sang cơ quan mới lại được cấp đất, cấp nhà mà không giao lại chỗ cũ. Nhiều quan chức chỉ bằng quyền uy hoặc bằng nguồn thu bất chính có thể chiếm dụng nhiều mảnh đất béo bở, có nhiều khu đất ở nhiều nơi có giá trị, trong khi đó người bình thường lại rất khó khăn trong việc tìm một nơi ở khiêm tốn.
Năm là: quy định mức hạn điền ở Việt Nam là rất cần thiết nhưng mức còn cứng nhắc giữa quy định và trên thực tế còn khác xa nhau. Hiện nay ở Việt Nam là rất cần thiết nhưng mức còn cứng nhắc, giữa quy định và trên thực tế còn khác xa nhau. Hiện nay ở Việt Nam còn trên 10 triệu ha đất trống, đồi núi trọc, gần 11 triệu ha mặt nước chưa được sử dụng. Việc quy định hạn điền còn thấp cho các vùng này không khuyến khích hình thành các trang trại, các doanh nghiệp trong nông nghiệp nông thôn. Bởi vì, mặc dù hiện nay đại bộ phận trang trại đều hình thành từ kinh tế hộ nông dân, quy mô dưới mức hạn điền nhưng cũng đã ra đời các trang trại có quy mô hơn, như ở các tỉnh miền núi phía Bắc có khoảng 8% số trang trại có quy mô trên 30 ha, ở Bình Phước có trang trại 450 ha. ở long an có trang trạie 800 ha trồng xoài và một trang trại 2300 ha trồng mía. Chính quy mô lớn mới tạo được vùng nguyên liệu ổn định và đầy đủ để phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn.
Sáu là: mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai diễn ra hết sức phức tạp cả lý luận và thực tiễn. Trong khi chấp nhận quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước và nhà nước có quyền giao cho các tổ chức và cá nhân quyền sử dụng nhưng khi đã được giao sử dụng rồi thì rất khó thu hồi. Nhà nước cũng không quản lý việc sử dụng đất đai theo một quy hoạch thống nhất nên việc sử dụng đất đai hết sức manh mún, tuỳ tiện, đặc biệt, đặc biệt đất xây dựng đô thị. Người sử dụng đất lại hiểu và tự biến quyền sử dụng thành quyền sở hữu tuyệt đối, vĩnh viễn thành một tài sản có giá trị nhất cho bản thân mình và cho con cháu mai sau, có quyền mặc cả với nhà nước khi bị thu hồi, gây ảnh hưởng xấu đến việc giải toả để xây dựng các công trình công cộng.
Tóm lại, luật đất đai năm 1998 và nhiều chính sách của nhà nước về đất đai và có nhiều đổi mới để đáp ứng yêu cầu chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng vẫn còn vướng mắc, mâu thuẫn và hạn chế cả trong chính sách và trong thực hiện chính sách về đất đai.
iii. đánh giá tổng quan
1. Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với tác động của chính sách ruộng
Trong hơn 10 năm đổi mới, cùng với các chính sách khác chính sách đất nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng, vào những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới nói chung.
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt mức khá cao, bình quân trong giai đoạn 1986-1995 là 3,7%, giai đoạn 1996-2001 là 4,35% và năm 2002 tăng gần 4,8%. Tổng sản lượng lương thực tăng khoảng 5,6% năm, do vậy đã đưa mức bình quân lương thực từ 280kg/người năm 1987 lên 382kg/người năm 2001. Giá trị nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu tăng 6 lần, từ 542 triệu đô la năm 1987 lên 3,2 tỷ đô la năm 2002, chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Thành tựu nổi bật nhất trong phát triển nông nghiệp là sản xuất lương thực. Việt Nam là nước từ chỗ phải thường xuyên nhập khẩu gạo, từ năm 1989 trở đi đã có gạo xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 1987, Việt Nam còn phải nhập khẩu 46,8 vạn tấn lương thực để cứu đói thì năm 1989 đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo; năm 2002 xuất 3,7 triệu tấn; năm 2003 tuy chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực và thiên tai, lượng gạo xuất khẩu có thể đạt 4 triệu tấn. Một điều đáng lưu ý nữa là chất lượng xuất khẩu gạo cũng tăng lên đáng kể, từ 3% gạo tốt (5% tấm) năm 1989 lên 60% gạo tốt, do vậy chênh lệch về giá xuất khẩu giữa gạo Việt Nam và Thái Lan được thu hẹp lại tư 40-50 đô la tấn xuống 15-20 đô la/tấn. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới
Ngoài ra, nhờ thực hiện chính sách đất đai và những chính sách khác, nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn đã được hình thành và phát triển, ví dụ cà phê từ 92.300 ha năm 1987 lên 270.000 ha năm 2002 với sản lượng tăng 20 lần trong cùng thời gian từ 20.000 tấn lên 400.000 tấn, cao su từ 203.000 ha với 51.700 tấn mử năm 2002 tăng lên 329.000 ha và 180.700 tấn mủ năm 2002. Cơ cấu sản xuất có sự chuyển biến tích cực (tuy còn chậm) theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và cây công nghiệp (tỷ lệ chăn nuôi-trồng trọtt từ 21%-79% trước năm 1988 đạtt 22,8%-77,2 vào năm 197; cũng trong thời gian này tỷ trọng cây công nghiệp tăng từ 15,4% lên 20%). Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn phát triển đáng kể. Đời sống nông dân nhìn chung được cải thiện, số hộ giàu có, làm ăn giỏi tăng từ dưới 10% năm 1987 lên 15-20% vào năm 2001, số hộ nghèo đói ngày càng giảm tuy hiện nay vẫn còn khoảng 20%.
2. Một số hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách ruộng đất
Chính sách và việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp đã có nhiều tác dụng tích cực, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên sau một số năm thực hiện và trong bối cảnh tình hình quốc tế, xã hội của đất nước có nhiều thay đổi nhanh chóng thì chính sách đất nông nghiệp và việc thực hiện chính sách này cũng đã bộc lộ một số khuyết điểm, tồn tại thể hiện trên các mặt sau đây.
Thứ nhất: chính sách đất nông nghiệp được thể hiện qua luật đất đai năm 1998 và nhiều văn bản pháp pháp quy khác, nhưng luật còn nhiều điểm quy định khác chung chung và chưa tính hết được chiều hướng vận động của nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói riêng nên chưa đáp ứng được một cách đầy đủ và c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29554.doc