Phương án kinh doanh đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nấm thương phẩm

MỞ ĐẦU Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng trăm năm nay. Nấm là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Hàm lượng protein(đạm thực vật) chỉ sau thịt, cá và rất giàu chất khoáng, axit amin không thay thế, các loại vitamin A, B, C, D, E…đặc biệt nấm ăn không có độc tố. Người ta vẫn liệt nấm ăn vào loại “rau sạch”, “thịt sạch”. Ngoài giá trị dinh dưỡng, từ lâu người ta còn biết nấm ăn có khả năng phòng bệnh, chống béo phì, ung thư… Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn t

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5240 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phương án kinh doanh đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nấm thương phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm. Ở nước ta, nấm ăn cũng đã được biết đến từ lâu. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng một đến hai thập niên trở lại đây nghề trồng nấm mới phát triển và được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn phương án đầu tư: “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG XƯỞNG SẢN XUẤT NẤM THƯƠNG PHẨM” + Công suất:15 tấn/năm. + Số ngày sản xuất: 250 ngày/năm. + Số lượng ca: 01 ca( 8 giờ/ ngày. + Địa điểm: Xã Nhân Hòa- Huyện Mỹ Hào- Tỉnh Hưng Yên. + Tổng số vốn đầu tư: 500.000.000 đ. PHẦN 1: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN: 1.Phân tích tổng quan về kinh tế- xã hội của dự án: 1.1 Căn cứ pháp lý. - Căn cứ vào công văn số 241/CP ngày 14/03/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ yêu cầu các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hỗ trợ và phát triển nấm ăn. - Căn cứ vào quyết định 09/2000/NQ/CP ngày 15/06/2000 của Chính Phủ về một số chủ chương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong đó đề cập đến việc” Phát triển các loại rau mới như nấm ăn và nấm dược liệu” - Căn cứ vào công văn số 358/CBNLS-CB V/V một số biện pháp nhằm phát triển sản xuất nấm, ngày 10/07/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.2 Điều kiện tự nhiên. Nước ta là một nước nhiệt đới và một phần cận nhiệt đới, với nền nhiệt độ khoảng từ 25-35 độ, độ ẩm 70-80% nên chúng ta có thể trồng hầu hết các loại nấm nhiệt đới như: nấm rơm, mộc nhĩ(nấm mèo), nấm sò( nấm bào ngư), nấm mỡ và nấm hương. 1.3 Nguyên liệu trồng nấm. Nguyên liệu trồng nấm ở nước ta rất dồi dào như rơm rạ, bã mía, mùn cưa…các loại phế liệu sau khi thu hoạch rất giàu xenluzo. Nếu tính trung bình thu được 1 tấn thóc sẽ thu được 1,2 tấn rơm rạ khô thì tổng sản lượng rơm rạ trong cả nước khoảng vài chục triệu tấn mỗi năm. Chỉ cần dùng một lượng nhỏ rơm rạ trong số đó là có thể tạo ra vài chục triệu tấn nấm. Mặt khác, phế thải sau khi thu hoạch nấm qua vài bước xử lý đơn giản thì có thể dùng làm phân bón cho chăn nuôi, trồng trọt. Địa phương là một xã thuần nông, với diện tích cấy lúa lớn( chiếm trên 70% diện tích toàn huyện), mỗi năm có hàng chục tấn rơm rạ được tạo ra, hoản toàn đủ phục vụ cho cơ sở sản xuất. 1.4 Nguồn lao động. Trồng nấm là một việc đơn giản không cần trình độ quá cao. Ở địa phương, nguồn lao động trong nông thôn còn nhàn rỗi nhiều, có thể tận dụng lực lượng này để trồng nấm, vừa tạo công ăn việc làm cho họ lúc nhàn rỗi, vừa tiết kiệm chi phí. 1.5 Tình hình kinh tế -xã hội chung . Trong khoảng 7 năm trở lại đây, kinh tế nước ta luôn đạt được mức tăng trưởng ở mức cao( trên 8%/năm), kéo theo đó là đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể( thu nhập bình quân trên 800$/người). Do vậy, việc ăn uống của nhân dân cũng đã được cải thiện đáng kể, đòi hỏi bây giờ là chất lượng các bữa ăn được nâng cao. Nấm ăn là loại thực phẩm dinh dưỡng cao, cho nên sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày là điều tất yếu. * Kết luận:Qua các phân tích trên, chúng tôi cho rằng việc sản xuất nấm ăn thương phẩm là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện hiện tại cho phép. 2. Phân tích thị trường của dự án. 2.1 Thị trường trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày nay phát triển rất mạnh mẽ, nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ. Nghề trồng nấm đã được cơ giới hóa cao từ khâu xử lý nguyên liệu đến chăm sóc, thu hái và chế biến đều do máy móc thực hiện như: Hà Lan, Pháp, Mỹ, Đức… Ở các nước Châu Á như: Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan… nghề trồng nấm cũng được phát triển mạnh. Sản lượng nấm các loại của thế giới năm 2001 đạt khoảng 10 triệu tấn, đặc biệt trong đó Trung Quốc có sản lượng đạt khoảng 5.230 nghìn tấn nấm chiếm khoảng ½ sản lượng nấm toàn thế giới. Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và các nước Châu Âu. Nghiên cứu thị trường Mỹ, hàng năm nhập khẩu khoảng 193 triệu USD. Các nước xuất khẩu nấm sang Mỹ chủ yếu như:Hà Lan, Indonexia, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Canada. Mỹ nhập khẩu các loại nấm đông lạnh, nấm đóng hộp, nấm tươi, trong đó chủ yếu là nấm đóng hộp chiếm khoảng 82%. Trong những năm qua việc tiêu thụ nấm ở Mỹ tăng mạnh, đặc biệt là nấm tươi. Dự báo trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ nấm tươi tiếp tục tăng và qua đó giá nấm cung tăng theo. Nhu cầu nấm ăn trên thế giới khoảng 15 triệu tấn mỗi năm và tăng mỗi năm khoảng 10%. Trong khi đó sản lượng nấm hiện nay chỉ đáp ứng được ½ nhu cầu. Thị trường tiêu thụ nấm trong nước đang tăng nhanh và từng bước hồi sinh. Trong đó, thị trường tiêu thụ lớn nhất của nước ta là tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, riêng tại Hà Nội có ngày cao điểm tiêu thu khoảng 30 tấn nấm mỡ, nấm sò. Năm 2002 có 15 công ty xuất khẩu và 17 nhà máy đóng hộp nấm xuất khẩu, sản lượng 30.000 tấn thành phẩm mỗi năm, với giá bán: + Nấm muối: 1.200$/tấn. + Nấm đóng hộp:1.800$/tấn. + Mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm hương:1.700- 6.500$/tấn. Sản lượng nấm của nước ta trong một vài năm trở lại đây giao động ở mức 150.000 tấn/năm, trong khi đó nhu cầu trong nước và thế giới ngày càng tăng. Theo chủ chương của Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ thì đến năm 2010 Việt Nam cần đạt khoảng 1 triệu tấn/năm. 2.2 Định hướng về thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ nấm tươi chủ yếu tập trung vào các thành phố như: Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc và tại địa bàn tỉnh Hưng Yên. Việc tiêu thụ chủ yếu là bán cho các nhà hàng, khách sạn và các quán ăn. Ngoài ra, còn tiêu thụ qua các tiểu thương ở các chợ đầu mối. 2.3 Khả năng cạnh tranh về giá. Vị trí của cơ sở rất gần với nguồn nguyên liệu nên sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, nguồn nhân công giá rẻ có sẵn trong địa bàn. Điều này khiến chi phí đầu vào của sản phẩm được giảm đi. Bên cạnh đó, cơ sở nằm gần đường quốc lộ và gần thị trường tiêu thụ nên giá thành sẽ cạnh tranh được với thi trường. * Kết luận: Từ những cơ sở nêu trên, việc đầu tư cơ sở sản xuất nấm thương phẩm được xem là cần thiết, phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với chu chương chính sách. Định hướng tương lai là hướng ra thị trường nước ngoài còn nhiều tiềm năng. 3. Phân tích về mặt công nghệ- kỹ thuật và môi trường của dự án. 3.1 Công nghệ- kỹ thuật. 3.1.1 Sản phẩm của dự án. Dự án dự tính nuôi trồng 3 loại nấm là: Nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ với đặc điểm của 3 loại như sau: a) Nấm rơm(tên khoa học Voivariella volvacca). - Nhận dạng: Cây nấm phát triển qua 2 giai đoạn chính là: dạng búp và dạng dù. + Dạng búp: Tai nấm nhỏ, nằm trong bọc, tạo thành hình giống búp cây từ hình cầu( hình nút) đến trứng và sau đó là hình trứng kéo dài. +Dạng dù: Là lúc cây nấm trưởng thành xe vỏ bọc, đưa mũ lên nhờ cuống tròn, thon. Mũ xòe rộng thành tán dù. Phần vỏ bọc ban đầu được giữ lại, bọc lấy chân nấm nên được gọi là bao nấm. Cuống nấm là bó sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm, khi non thì mềm và dòn, khi già thì xơ cứng khó bẻ gãy. Mũ nấm hình nón, cũng có sắc tố đen nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. - Đặc điểm sinh lý: Nấm rơm là loại nấm ăn, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 30 độ đến 32 độ C. Độ ẩm nguyên liệu 65-70%, độ ẩm không khí 80%, độ pH=7. Loài nấm ưa thoáng. Nấm rơm sử dụng trực tiếp xenlulozo làm chất dinh dưỡng. - Chu kỳ sống: Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh.Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 10-12 ngày. Những ngày đầu nhỏ như hạt tấm, màu trắng( đinh ghim),2-3 ngày sau lớn bằng hạt ngô, quả táo ta, quả trứng và trưởng thành giống như chiếc ô, có cấu tạo các phần hoàn chỉnh. Các tỉnh phía Bắc có thể trồng từ 15/3 đến15/10 dương lịch. b) Nấm mỡ. - Nhận dạng: Nấm mỡ là loại nấm ăn, có nguồn gốc từ những nước có khí hậu ôn đới. Quả thể nấm( cây nấm) rắn chắc, phần mũ màu trắng hay nâu tùy từng loài và cuống. Quả thể chín, màng bao bị rách, bào tử bắt đầu phát tán từ phiến, nấm nở ra như cái ô. - Đặc điểm sinh lý: Hệ sợi nấm phát triển tốt ở nhiệt độ 24-25 độ C, giai đoạn hình thành “ cây nấm” ở 16-18 độ C. Độ ẩm trong môi trường nuôi trồng từ 65-70%. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Độ pH=7-8%( môi trường trung tính đến kiềm yếu). Độ thoáng nơi trồng vừa phải. Trong thời gian phát triển không cần ánh nắng mặt trời. Nấm mỡ không xử dụng trực tiếp xenlulozo như các loại khác, do đó cần có lượng khoáng nhất định cho nấm ăn: đam( nito) 2,2-2,5%; photpho( P) 1,2-2,5%; canxi( Ca) 2,5-3%; tỷ lệ C/N( lượng cacbon/nito) là14-16; lượn amoni( NH4) <0,1%; độ ẩm 65-70%. Các khoáng chất này cần phải được chộn với nguyên liệu chính để tạo môi trường thích hợp nhất cho nấm phát triển. Nấm mỡ chỉ thích hợp với mùa đông ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh vùng cao có nhiệt độ thấp. c) Nấm sò( nấm bào ngư). - Nhận dạng: Nấm có dạng phễu, mọc thành cụm gồm 3 phần: mũ, phiến và cuống. - Đặc điểm sinh lý: Theo Singe( 1975) có tất cả 39 loại nấm sò, chia thành 2 nhóm lớn: nhóm ưa nhiệt độ trung bình ra quả thể ở 13-20 độ C và nhóm ưa nhiệt ra quả thể ở nhiệt độ 24-28 độ C. Có thể trồng nấm quanh năm nhưng muốn trồng cho năng suất cao nhất thì trồng từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch năm sau. Độ ẩm giá thể thích hợp cho nấm sò phát triển từ 65-70%, độ ẩm không khí trên dưới 80%, độ pH=7( trung bình). Trong giai đoạn nuôi sợi, nấm sò không cần ánh sáng đến khi thành quả thể thì chỉ cấn ánh sáng khuêch tán( ánh sáng trong phòng là vừa đủ). Ngược lại, giai đoạn nuôi sợi rất cần độ thông thoáng, đến khi nấm lên chỉ cần độ thoáng vừa phải. Nấm sò sử dùng trực tiếp xenlulozo của giá thể, song để tăng năng suất cao, người ta bổ sung thêm phụ gia giàu đạm, vitamin khi xử lý nguyên liệu. Đặc điểm về dinh dưỡng được cho trong bảng sau. Bảng 1: Tỷ lệ % so với chất khô. Độ ẩm Protein Lipit Hydrat-cacbon Tro Calo Trứng 74 13 11 1 0 156 Nấm mỡ 89 24 8 60 8 381 Nấm sò 91 30 2 58 9 345 Nấm rơm 90 21 10 59 11 369 Bảng 2: Hàm lượng vitamin và chất khoáng. Axitnicotinic Ribo-flavin Thia-min Axitascobic Iron Canxi Phospho Trứng 0,1 0,31 0,4 0 2,5 50 210 Nấm mỡ 42,5 3,7 8,9 26,5 8,8 71 912 Nấm sò 108,7 4,7 4,8 0 15,2 33 1348 Nấm rơm 91,9 3,3 1,2 20,2 17,2 71 677 (Đơn vị tính:mg/100g chất khô) Bảng 3: Thành phần axit amin. Lizin Histidin Arginin Threonin Valin Methionin Isoloxin Trứng 913 295 790 616 859 406 703 Nấm mỡ 527 179 446 366 420 126 366 Nấm sò 321 87 306 264 390 90 266 Nấm rơm 384 187 366 375 607 80 491 (Đơn vị tính:mg/100g chất khô) Sau khi thu hoạch nấm sẽ được đem đi bán tươi hoặc được đóng túi và bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5-8 độ C( giữ được nấm trong 2-3 ngày). 3.1.2 Cách thức sử dụng nấm. - Chần nấm: Đun nước sôi thả nấm vào luộc khoảng 5 phút vớt ra ngâm vào nước lạnh, rửa sạch nấm, khi chế biến vớt nấm ra để ráo nước. - Tác dụng của chần nấm: Loại bỏ mùi ngái của rơm rạ và nước tự do. Cố định các chất dinh dưỡng, nấm sẽ giòn ngon hơn và ăn không ngán. - Các món ăn chính: + Nấm luộc: Cho nấm chần vào nước đun sôi 1-2 phút sau đó vớt ra để nguội. Làm nước mắm gừng, tỏi, ớt, khi ăn chấm vào nước mắm có mùi béo ngậy và thơm của nấm. + Nấm xào: Trước hết xào nấm với gia vị chín, tiếp theo xào cùng với thịt và rau gia vi, cà chua hoặc ít thịt. + Nấm rán trứng: Nấm băm nhỏ, trộn đều với trứng đem rán. + Nấm nấu mỳ: Trước hết xào nấm chín với gia vị vừa đủ, cho nước vào đun sôi, thả mỳ tôm, hoặc bánh đa, miến vào nồi nấm. + Lẩu nấm: Nấm tươi rửa sạch để ráo nước, dùng nhúng lẩu.( nhúng kỹ trong khoảng 10 phut) + Ngoài ra còn chế biến thành rất nhiều món khác. * Chú ý: Không được xào nấm tái ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Khi chế biến không cho bột ngọt( mỳ chính), không cho nhiều thịt, không cho trẻ em ăn quá 200g/ngày. 3.1.3 Công nghệ sản xuất và nuôi trồng nấm. Qua nghiên cứu và tìm hiểu nhiều đơn vị trong nước về quy trình công nghệ, năng suất, thiết bị. Chúng tôi lựa chọn phương án tiếp nhận công nghệ sản xuất nấm ăn của Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật với những lý do sau: Trung tâm Công nghệ Sinh học là đơn vị, tập trung quy tụ các nhà khoa học nghiên cứu và sản xuất nấm ăn có nhiều kinh nghiệm từ nhiều đơn vị trong cả nước.Trung tâm có đội ngũ cán bộ khoa học chuyên về sản xuất chế biến nấm ăn và nấm dược liệu trong cả nước với 70 người( trong đó có 1GS, 3 TS, 4 ThS, và trên 30 cán bộ có trình độ đại học). Đơn vị chuyển giao công nghệ có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, tổ chức triển khai công nghệ, sản xuất và nuôi trồng nấm ở nhiều địa phương trong cả nước. Quy trình công nghệ đã được áp dụng thành công trong nhiều tỉnh miền Nam và dựa trên cơ sở kết quả tính toán, tổ chức sản xuất và áp dụng thực tế trong nhiều năm. Đơn vị từng được giải thưởng khoa học sáng tạo VIFOTECH( 1997) và nhiều giải thưởng khác. Chủ trì nhiều phương án độc lập cấp nhà nước, về các chương trình nấm ăn và nấm dược liệu. Công nghệ, máy móc thiết bị đơn giản được chế tạo trong nước và cho phép thu hồi nhanh. Bảng 4:Quy trình sản xuất nấm ăn. Giống Nguyên liệu và xử lý nguyên liệu Cấy giống Chăm sóc và thu hái Chế biến Giống nấm được mua tại Phòng khuyến nông, Trung tâm Công nghệ sinh học Thực vật, Viện di truyền Nông nghiệp, đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội. Quy trình sản xuất nấm ăn như sau: Sử dụng nguyên liệu là rơm rạ. Sau khi gặt lúa đem phơi khô, để tránh mốc, đánh đống bảo quản dùng dần. Khi thấy rơm rạ có màu đen, vụn nát là đã bị mốc do phơi không được nắng, bị thấm nước mưa nhiều ngày không trồng được nấm. - Cách trồng nấm rơm trên rơm rạ: a) Xử lý nguyên liệu. Rơm rạ phơi khô, sạch không bị mốc. bị nhiễm các loại nấm khác trải ra tưới ướt bằng nước vôi( 3,5 kg vôi pha với 1000 lít nước), sau đó đánh đống ủ, sau 2-3 ngày đảo lần thứ nhất, ủ tiếp trong khoảng 2-3 ngày nữa, đảo lần 2 là được. Thời gian ủ kéo dài từ 4-6 ngày. Dùng tay cầm nắm rơm rạ đã ủ lên nếu thấy nước chảy thành dòng là rơm rạ bị ướt, cần trải rộng ra phơi rồi mới đem trồng nấm. Rơm rạ đủ ướt là rơm rạ khi vắt vài cọng thấy nước chảy ra thành giọt là tốt nhất. Nếu không chảy thành giọt là rơm quá khô cần tưới thêm nước. Trong thời gian ủ cần bổ sung thêm nguồn đạm. Người ta thường sử dụng phân vô cơ như Ure, N.P.K với liều lượng không quá 5%, vào nguyên liệu trước khi xếp mô. b) Xếp mô. Rơm rạ sau khi xử lý, xếp thành từng lớp, mỗi mô chừng 3-4 lớp. Sau mỗi lớp vừa dẫm đạp vừa tưới nước và cấy giống. Giống cấy từng điểm, cách bìa mô 5-10 cm và cách nhau khoảng 20 cm. Nếu nguyên liệu là rơm rạ cọng dài, người ta thường bó thành từng bó( đường kính 10-15 cm), xoắn nhẹ nửa vòng bẻ gập lại chỗ xoắn, xếp bó sát cạnh nhau thành 2 dãy đối xứng,đầu gập hướng ra 2 bên,mỗi mô rộng 50 đến 60cm.hai đầu mô,các bó được xếp hình rẻ quạt. Xếp xong lớp nào cấy giống lớp ấy,lớp tiếp sau thụt vào 5-10cm để tránh ra 2 bên. Nếu rơm ngắn cũng bó hoặc không, xếp thành một dãy và cắt 2 đầu ngọn, mô rộng 40cm và ko phải làm 2 đầu mô. Nếu rạ thì xếp so le, sao cho phần gốc hướng ra 2 bên và chỉ xếp một dãy, nếu rơm tuốt máy bị rối, tơi thì nhồi vào khuôn, khuôn bằng gỗ hoặc tôn có dạng hình thang rộng 40-50cm,dài 60-120cm, cấy một lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn 4-5cm.Tiếp tục nhồi đủ 3 lớp. Lớp trên cùng trải rộng đều khắp bề mặt. Lượng giống mỗi khuôn khoảng 200-500g. Mỗi lớp giống cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh thành khuôn.Trung bình một tấn rơm rạ khô xếp được 75-80 mô nấm. Sau khi xếp mô xong cần phơi 1-2 nắng để tránh bề mặt quá ướt dễ phát sinh nấm mốc.Kinh nghiệm của những người trồng nấm, người ta còn dùng rơm rạ vụn vải xung quanh mô và đốt, vừa để sát khuẩn vừa cung cấp muối khoáng cho nấm. Sau đó dập lửa bằng cách tưới nhẹ lớp nước *Lưu ý:khi xếp mô nấm cần chú ý đến việc đi lại chăm sóc,giữa các lối phải chừa lối đi 30-40cm để không dẫm đạp các nấm mọc ở chân,tốt nhất nên xếp chiều dài mô vuông góc với lối đi chính.nếu do hướng nắng hướng gió thì xếp song song. c) Chăm sóc. Sau khi cấy giống từ 3-5 ngày không cần tưới, những ngày sau khi thấy bề mặt mô khô cần phun tưới nhẹ nước trực tiếp xung quanh, không được tưới mạnh làm nấm tổn thương ảnh hưởng tới năng suất vì lúc này sợi nấm đã phát triển ra ngoài thành mô. Đến ngày thứ 7-8 bắt đầu xuất hiện nấm con, 3-4 nấm đã bằng quả táo ta, quả trứng và chỉ sau vài giờ nấm đã trở thành dạng dù. Nấm ra mật độ dày, kích thước lớn, phải tưới 2-3 lần, mỗi lần chỉ 0,1 lít nước cho mỗi mô. Nếu tưới quá nhiều nấm sẽ bị thối chân và chết. d) Thu hái nấm. Nấm rơm lớn nhanh, thường từ khi xuất hiện nụ đến thu hoạch khoảng 4- 5 ngày. Trên một mô nấm thời gian thu hoạch một đợt kéo dài 3-4 ngày, nấm ra nhiều nhất vào ngày thứ 2- 3, còn ngày đầu ngày cuối số lượng không đáng kể. Từ lúc trồng đến lúc thu hái hết lần một khoảng từ 15-17 ngày. Khi thu hết lần một, khoảng 7-8 ngày sau nấm ra lần hai, và khoảng 3-4 ngày là kết thúc một đợt nuôi trồng( thời gian một đợt khoảng khoảng 25-30 ngày). Sau đó, dọn vệ sinh sạch sẽ, quét nước vôi, để 3-4 ngày sau có thể trồng thêm đợt nữa. Nấm rơm được hái ở giai đoạn trứng là luc nấm có chất lượng cao nhất. - Cách trồng nấm mỡ trên rơm rạ: a) Chế biến nguyên liệu. Quá trình xử lý nguyên liệu trồng nấm mỡ phải phối trộn thêm phụ gia để tạo môi trường thích hợp cho nấm phát triển. * Công thức 1: Rơm rạ khô:1000 kg. Đạm sunfat amon: 20 kg. Đạm ure: 5 kg. Bột nhẹ( CaCO3): 30 kg. Supe lân: 30 kg. * Công thức 2: Rơm rạ khô: 1000kg. Đạm Ure: 3 kg. Phân gà: 150 kg. Bột nhẹ( CaCO3): 30 kg. Rơm rạ khô được làm ướt bằng nước vôi: cứ 1 tấn rơm rạ cần 10 kg vôi đã tôi, hòa vào bể nước trong, cho vào bình ôdoa. Rơm rạ bỏ vào bể xi măng hoặc ao hồ, kênh rạch cho ướt...rồi vớt lên, cứ một lớp rơm rạ dày 20-30 cm lại tưới một lớp nước vôi. Những vùng không có ao hồ thì phải rải rơm rạ ra sân bãi, phun nước trực tiếp bằng máy bơm hoặc bằng bình ôdoa trong nhiều giờ( kiểu mưa dầm) đến khi rơm rạ chuyển màu nâu thẫm, lấy nước vôi trong tưới lên một lượt cuối cùng và ủ đống. Hoặc lợi dụng lúc trời mưa, tãi rơm rạ ra sân cho ướt rồi tưới lại bằng nước vôi và ủ đống. b) Ủ đống. Rơm rạ đã làm ướt, để ráo khoảng 12 giờ, bắt đầu ủ đống. cứ 1 tấn rơm rạ đã ráo cho thêm 5kg ure, 20kg sunfat amon, để 3-4 ngày, đảo lần thứ nhất, sau 3-4 ngày đảo lần 3, bổ sung thêm 30kg bột nhẹ ( CaCo3); để 3-4 ngày đảo lần 3, bổ sung thêm 30kg lân, để 3-4 ngày đảo lần 4 rồi giữ tơi vào khay. đống ủ được để lên kệ có đáy dày 0.2m, rộng 1.5m; dài 1.5m, (khối vuông dài 1.5m) tại điểm giữa kệ cho cọc tre để thông khí. khi chất rơm rạ dày 30cm lại rắc một lớp hóa chất. lúc đảo thì đảo từ trên xuống, từ trong ra ngoài. ngày đầu có thể nén chặt rơm rạ, các lần sau không được nén để tạo thông thoáng, cho đống ủ lên men tốt. Cứ một tấn rơm rạ đanh đống ủ đo được 13m3. mỗi lần đảo lưu ý kiểm tra nhiệt độ. lấy một nắm rơm rạ vắt nhẹ không thấy nước chảy ra tay là đống ủ quá khô, cần bổ sung thêm nước, nếu khi vắt nước chảy ra thành dòng là đống ủ quá ẩm ướt, cần phơi lại sau đó mới ủ đống. nếu thời gian quá nóng , gió mạnh hay quá lạnh cần che phía ngoài đống ủ để giữ nhiệt độ. nếu trời mưa to, đống ủ để ngoài trời phải làm mái che tránh nước thấm sâu vào trong đống ủ. nền đất nơi đặt đống ủ phải có nơi thoát nước, nhiệt độ trong đống ủ 700C đến 800C vào ngày thứ tư đến ngày thứ 7 kết thúc quá trình ủ, độ ẩm đống ủ phải đạt 65-70%, độ pH 7-7.5; rơm rạ có mùi thơm dễ chịu, không có mùi khai của amoniac và rơm rạ có màu nâu sẫm là được. c) Vào luống. Có thể vò rối hoặc cuộc rơm rạ thành bó rạ, cao 18-20cm, bó vừa chặt tay, bề mặt phẳng. trung bình 1 tấn rơm rạ khô sau khi ủ vào luống được 30-35m2. Sau khi vào luống 7-8 ngày thì kiểm tra nhiệt độ trong luống, nếu đạt 280C , không có mùi amoniac là tiến hành cấy giống. d) Cấy giống. Dùng que săt uốn cong để lấy giống trong chai ra. Kiểm tra thật kỹ xem giống có bị nhiễm bệnh không( như giống có màu khác thường, màu xanh...), bẻ tơi hạt giống rắc đều lên bề mặt luống, cứ một mét vuông rắc 300-350g giống. Lấy tay hoặc cào giũ nhẹ cho các hạt giống cho nó lọt xuống 3cm-5cm. Lấp phẳng bề mặt nguyên liệu như lúc đầu, lấy giấy báo hoặc giấy để thấm nước phủ kín bề mặt luống. Hàng ngày tưới nước đủ ướt lớp giấy phủ. Khoảng 15 ngày sau thì tiến hành phủ đất. e) Đất phủ và phủ đất. Đất phủ lên nấm mỡ là đất giàu chất hữu cơ và có dạng viên( có thể lấy từ đất trồng lúa, hoặc đất trồng màu), độ pH=7, kích thước 0,3-1cm. Dùng quốc, xẻng đập nhỏ đất, cho xảo thưa lắc nhẹ cho loại bỏ các hạt đất dạng tấm, bụi rác, lấy hết đất to chỉ để lại những hạt dạng gạo tới hạt ngô là được, mỗi mét vuông đất chừng 20-25 kg đất là được. Lấy đất đã làm sạch, phủ lên luống dày chừng 2-2,5 cm, phủ xong tưới nhẹ một lớp nước lên bề mặt. Sau khoảng 3-4 ngày mới tưới nước tiếp, tưới nước cho thấm toàn bộ lớp đất phủ là được. Những ngày sau giảm dần lượng nước tưới cho tới khi thấy nấm mọc lên( tức là sau khi phủ 15-20 ngày). f) Chăm sóc. Khi thấy trên luống xuất hiện các chấm trắng, lớn dần từ hạt ngô đến miệng chén uống nước. Nếu nấm mọc nhiều thì tăng dần lượng nước tưới. Tùy theo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió mà điều chỉnh hệ thống cửa ra vào và lượng nước tưới. Nên tưới nấm bằng bình ôdoa, ngửa vòi lên trên, tưới dải đều khắp bề mặt phủ một lượt rồi quay lại tưới lượt 2,3. Không được tưới tập trung một chỗ, không để nước thấm sâu xuống lớp giá thể. *Cần lưu ý: Thời kì nuôi sợi, nấm không cần ôxy tự nhiên nên chỉ cần thông thoáng vừa phải, ngày mở cửa nơi trồng nấm 2 lần, mỗi lần từ 15-20 phút là đủ. Thời kì nấm lên,dùng nhiều ôxy tự nhiên,nồng độ CO2 trong nhà nuôi nấm tăng lên,cần mở cửa nhiều lần trong ngày để điều hòa không khí.Nếu nhiệt độ ngoài trời thấp hơn trong nhà,cần mở cửa để nhiệt độ hạ xuống nhanh và ngược lại.Vì nhiệt độ trong nhà tăng cao, thông thoáng kém,nấm phát triển nhanh, cuống dài, mũ sẽ nhỏ và cúp. Nếu tưới nước không đủ, nấm không lên được khỏi mặt đất, cuống cũngngắn, gốc phình to dạng củ, mũ lớn hơn bình thường và mọc thưa. Độ ẩm không khí bão hòa kéo dài liên tục trong nhiều ngày thì quả thể nấm có vết đen, vi sinh vật và sâu hại xuất hiện. Nếu lượng ôxy không đủ, nấm cũng sẽ có dạng mũ bé, cuống lại to. Nếu gió lùa nhiều, nấm sẽ chuyển sang màu vàng, mũ xuất hiện các vảy nhỏ g)Thu hái nấm Muốn hái nấm phải hái trước giai đoạn rách màng bao, dùng tay trái khẽ xoay quả nấm, lấy hết phần gốc và cuống lên. Nếu nấm mọc thành cụm thì hái cả cụm tránh hái tỉa. Sau khi hái xong cần loại bỏ phần “rễ”già, nấm nhỏ bị chết, bổ sung đất phủ vào nơi vừa hái. Một đợt trồng nấm cho đến khi thu hoạch kéo dài khoảng 2,5-3 tháng. - Cách trồng nấm sò trên rơm rạ: a) Xử lý nguyên liệu. Có hai phương pháp xử lý nguyên liệu để trồng nấm sò. + Thứ 1 : Nguyên liệu từ 300 kg khô trở lên, được ủ đống trong 6-7 ngày, để nhiệt độ đống ủ đạt 60-700C , thời gian kéo dài 6-7 ngày. Rơm rạ trước khi đem ủ phải làm ướt bằng nước vôi theo tỷ lệ 3,5kg vôi tôi hòa với 1000 lít nước, ủ trong 3 ngày, đảo đống ủ, sau đó ủ tiếp 3 ngày nữa, đảo lần 2 rồi ủ tiếp 2 ngày là được. trong khi đảo, điều chỉnh độ ẩm. phía ngoài đống ủ nên dùng nylon, bao dứa vây quanh để nhiệt độ đống ủ lên cao ( chú ý không che kín đỉnh đống ủ). Rơm rạ đã ủ trong 8 ngày phải đảm bảo yêu cầu: độ ẩm 65% (vắt chặt nấm rơm rạ thấy nước ướt vân tay), nếu nước chảy thành dòng là quá ẩm, nước không dính vân tay là quá khô, nếu nước ướt có thể trải ra phơi, nếu khô bổ sung thêm nước, ủ lại 1-2 ngày mới trồng. Sau khi ủ rơm rạ phải có mùi thơm, màu vàng óng, mềm là được. Thời gian ủ 8 hoặc 9 ngày tùy thuộc tính chất rơm rạ: rơm rạ mềm chỉ cần ủ 8 ngày, rơm rạ cứng ủ 9 ngày. Sau đó băm rơm rạ thành đoạn 15-20cm hoặc nhỏ hơn càng tốt. + Thứ 2: Khử trùng nguyên liệu trong hơi nước ở nhiệt độ 100-1250C kéo dài trong 90-180 phút. Nguyên liệu là rơm rạ đã chặt ngắn 10-15 cm, ngâm trong nước vôi 15-20 phút, vớt ra để ráo nước 1-2 ngày. Nguyên liệu sau khi kiểm tra đủ độ ẩm, phối trộn thêm 5-10% bột cám gạo hoặc bột ngô. Dồn nguyên liệu vào túi nylon chịu nhiệt, trọng lượng mỗi túi 1,5-2 kg ( túi có miệng cỡ rộng 20cm, dài 40cm), nút cổ túi bằng ống nhựa và bông không thấm nước. đưa các túi chất vào nồi thanh trùng. nếu nồi áp suất có nhiệt độ 121-1250C thì hấp trong 90 phút; nồi hấp cách thủy muốn nhiệt độ trong túi được 950C thì hấp 180 phút, để nguội 24 giờ, hấp lại lần thứ 2 như lần 1. b) Cấy giống. Sau khi nguyên liệu được xử lý xong thì chuẩn bị túi nylon. Nếu trồng trên rơm rạ thì dùng túi kích thước 30×40cm. mỗi túi cấy 40-50g (tức 40kg giống cho 1 tấn nguyên liệu). Khu vực cấy giống cần sạch sẽ , nếu có điều kiện thì chuẩn bị một phòng riêng để hạn chế bào tử nấm mốc trong không khí rơi vào túi nấm gây nhiễm bệnh. Cho một lớp nguyên liệu vào túi đã gấp đáy vuông, cứ 5-7cm rắc một lớp giống nấm xung quanh thành túi, làm như thế đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc giống đều trên bề mặt. sau đó lấy bông nút miệng lại, quấn thật chặt nút túi. bịch ( túi) nấm đã cấy giống căng tròn , độ nén vừa phải. trọng lượng một túi từ 2 đến 3 kg( với nguyên liệu là rơm rạ, bã mía), mùn cưa, bông phế thải là 1,2-1,5kg. c) Ươm và rạch túi. Bịch ( túi ) đã cấy giống cho vào phòng ươm, đặt lên các giá có sẵn hay đặt trực tiếp lên nền đất theo chiều phần nút quay lên. khoảng cách giữa các bịch là 10cm. Thời gian ươm 25-30 ngày. nhà ươm phải thoáng mát,sạch sẽ, không cần ánh sáng. Sợi nấm sẽ phát triển ăn sâu vào nguyên liệu làm trắng hết bịch, bịch rắn chắc. nếu giống không ăn kín nguyên liệu hoặc không phát triển có thể do nguyên liệu nhiễm bẩn, nên vứt bỏ các bịch đó ra xa. nếu thấy bịch đó có màu xanh, đen là di nhiễm nấm cũng vứt bỏ đi. Sau khi cấy giống 25-30 ngày, dùng sao nhọn, sắc, rạch 4-5 đường xung quanh, các đường rạch đều nhau, dài 3-4cm. gỡ bỏ nút bông, phơi sấy khô đưa thanh trùng ở 121-1250C trong 90 phút để dùng lại đợt trồng sau. úp miệng túi quay xuống và đặt túi cách nhau 15-20cm để khi nấm ra không chạm nhau. d) Chăm sóc và thu hái. Sau khi rạch bịch 4-6 ngày, nấm bắt đầu lên thì tưới nước. tùy theo lượng nấm ra nhiều ít mà điều chỉnh lượng nước tưới, số lần tưới trong ngày. dùng bình ôdoa hay bình phun sương tưới ít một nhưng kéo dài thời gian tưới sao cho bề mặt mũ nấm lúc nào cũng có lớp nước đọng. trung bình ngày tưới nước 4-6 làn. trong giai đoạn này độ ẩm rất quan trọng, thiếu nước “cây” nấm cằn cỗi. nhẹ cân ăn rất dai. ngược lại, nếu tưới quá nhiều, nấm sẽ có màu vàng, thối rữa. sau mỗi lần thu hái ngừng tưới từ 5 đến 7 ngày để nám tiếp tục ra đợt khác. nấm sò mọc tập trung thành cụm trên thành bịch nên lúc hái phải hái cả cụm. hái đúng độ tuổi sẽ đạt năng suất cao. hái trước lúc nấm có “làn khói trắng” bay ra từ cây nấm ra là nấm quá già. nấm quá già ăn không ngon, dai. khi hái không để sót các “cây” nhỏ lại, phải cấu sạch hết chân để nâm ra tiếp đợt sau. Thời gian thu hái nấm một đợt trồng kéo dài 30-45 ngày kể từ khi hái lứa đầu tiên. 3.2 Công suất. Công suất thiết kế của cơ sở là: 15 tấn/ năm. Trong đó:+ 60% là nấm sò. + 30% là nấm rơm. + 10% là nấm mỡ. Những năm đầu tiên sau khi đầu tư( chưa ổn định) dự kiến sản xuất qua các năm đạt công suất như sau: + Năm 1: 70% sản lượng = 10,5 tấn. + Năm 2: 90% sản lương = 13,5 tấn. + Năm 3: 100% sản lượng = 15 tấn. Dự kiến sau 3 năm sản xuất đạt 100% công suất. Trong tương lai khi phương án đi vào hoạt động có lãi, chúng tôi có thể nâng cấp công xuất lên bằng cách đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại hoặc mở rộng nhà xưởng theo nhu cầu của thị trường tăng. 3.3 Xây dựng và tổ chức thi công. a) Mô tả. Cơ sở sản xuất nấm thương phẩm được bố trí trên địa điểm được quy hoạch trên diện tích 750m2. Các hạng mục xây dựng bao gồm bao gồm: Tiền thuê đất, san lấp, xây lắp các nhà xưởng... b) Địa điểm. Địa điểm được bố trí ở xã theo tiêu chí như sau: + Không ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt của dân cư. + Thuận lợi về giao thông, vận chuyển. + Gần nguồn điện nước. + Địa hình tương đối ổn định, không phức tạp. c) Các hạng mục xây dựng. Đơn vị tính: 1000 đồng TT Hạng mục Kích thước Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xây dựng 1.1 San lấp mặt bằng lu chặt từng lớp K95% 750 m2 12 9.000 1.2 Thuê đất 30tr/360m2 62.500 1.3 Rào kẻm gai, cột BTCT,kẻm gai đan ô 20x 20 110m 110m 110 12.100 1.4 Nhà văn phòng 4x10 40m2 900 36.000 1.5 Nhà cấy 5x10 50m2 900 45.000 1.6 Nhà vệ sinh 2x5 10m2 100 1.000 1.6 Cổng 3x3 9m2 900 8.100 2 Lán trại 650m2 120 78.000 3 Công lắp đặt thiết bị 100 công 40 4.000 Tổng 255.700 Ngoài ra, trong thời gian xây dựng, cơ sở tiến hành lắp đặt thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất như sau: + 01 lò xấy nguyên liệu: 20.000.000 đ. + 01 hệ thống thiết bị cho nhà cấy: 18.000.000 đ. + 01 hệ thống phun tưới: 15.000.000 đ. Thời gian xây dựng các hạng mục được thực hiện trong 4 tháng. 3.4 Môi trường của dự án. Cơ sở sản xuất được thực hiện ở vị trí không ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư, tổ chức khép kín. Đảm bảo, về vệ sinh môi trường. Mặt khác, trồng nấm là xúc tiến quá trình tuần hoàn hữu ích trong nông nghiệp( rơm, rạ, mùn cưa, bông vun…) đến trồng nấm, sau trồng nấm bã nấm chế biến thành phân bón hữu cơ trả lại cho cây trồng. Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng quá trình sản xuất của cơ sở không gây hại đến môi trường. * Kết luận: Qua các điều trình bày trên ta có thể thấy được rằng, việc tiến hành đầu tư cơ sở sản xuất nấm là phù hợp với điều kiện về mội trường và với một công nghệ sản xuất không quá phức tạp chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được. 4. Phân tích tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án. Phương án xây dựng cơ sở sản xuất nấm của chúng tôi sẽ sản xuất 15 tấn nấm mỗi năm cung cấp cho các vùng lân cận. 4.1 Nhu cầu vốn đầu tư. Tổng giá trị vốn đầu tư: 365.005.000 đ. Thiết bị: 53.000.000 đ. Xây lắp: 255.700.000 đ. Chi phí khác: 46.305.000 đ. Chi phí dự phòng: 10.000.000 đ. 4.2 Nhu cầu về vốn lưu động. Vốn lưu động năm đầu tiên đi vào hoạt động sản xuất, sẽ được lấy từ nguồn vốn tự có. Các năm tiếp theo nguồn vốn tự có sẽ được bổ sung từ dự án, khi dự án đi vào hoạt động có lãi. Tổng nguồn vốn lưu động cần sử dụng là: 78.921.680 đ. 4.2 Nguồn vốn đầu tư. Vốn cố định: Vay dài hạn từ ngân hàng thương mại với lãi suất 26%( 2%/tháng cộng 2% phí/năm.). Vốn lưu động: Được huy động từ nguồn vốn tự có của bản thâ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30553.doc
Tài liệu liên quan