phủ định biện chứng với vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở việt nam hiện nay.
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 2
B. NỘI DUNG 3
Nguyên lý triết học phủ định biện chứng 3
1.1 về phủ định biện chứng 3
về phủ định của phủ định 3
2. Vận Dụng Nguyên Lý Vào Thực Tiễn 5
2.1 Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam 5
2.1.1 Văn hóa dân gian - cội nguồn của văn hóa dân tộc 5
2.1.2 văn hóa dân gian -bản sắc văn hóa dân tộc 5
2.1.3 Văn hóa dân gian - hệ giá trị và biểu tượng của văn hóa 7
2.2 Bảo vệ bản sắc
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6831 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phủ định biện chứng với vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hoá hậu WTO 7
2.3 Những Nét đẹp văn hóa Việt Nam 11
2.4 Văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá 13
2.5. Giải pháp 17
C. KẾT LUẬN 19
A.LỜI MỞ ĐẦU.
Thế giớI đang trong qua trình toan cầu hóa mạnh mẽ .
Từ khi tiến hành cảI cách mở cửa , xây dựng nền kinh ttế thị trường định hướng xã hộI chủ nghĩa đến nay nước ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn đưa đát nước ra khỏI khủng hoảng kinh tế - xã hộI ,nâng cao mức sống của ngườI dân ,thực hiện dân chủ công bằng xã hộI . Nhũng thành quả đó được nhân dân trong nước và thế giớI gi nhận và hài long.
VớI sự kiện Việt nam gia nhập tổ chức thương mạI tế giớI ,và lien tiếp là nước chủ nhà tổ chức các hộI nghị mang tầm thế giớI và khu vực như: ASEM5, APEC…..…vv. đã cho thấy Việt nam đang ngày cang hộI nhập sâu hơn vào tiến trình toàn câu hóa một cách chủ động nhằm mục tiêu công nghiệp hóa hiện đạI hóa đất nước vớI phương châm đi tắt đón đầu ,thu hẹp khoảng cách so vớI các nước phát triển ,tạo ra tiền đề vật chất kĩ thuật cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hộI .
Bất kì cái gì cung mang tính hai mặt . Tuy tham gia vào tiên trình toàn cầu hóa và thực hiện công nghiệp hóa hiện đạI hóa sẽ tạo ra thờI cơ lớn để xây dựng , hoàn thiện cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hộI .Nhưng măt khác chúng ta cũng phảI đốI mặt vớI nhiều nguy cơ ,nhất là nguy cơ tự đánh mất mình , đi lệch hướng chủ nghĩa xã hôi và đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Một câu hỏI đặt ra đó là : làm thế nào để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đạI hóa và hộI hập kinh tế quốc tế ?
Đó là một câu hỏI lớn mang tính thờI đạI , em chỉ dám tiếp cận trên một góc độ nhỏ trên phương diện triết học đó là : “Phủ định biện chứng vớI vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”. Đề tài chỉ nghiên cứu vớI nộI dung chủ yếu tập trung vào phương pháp luận phủ định biện chứng và ứng dụng của phương pháp luận đó vào thực tiễn vớI vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc .
VớI trình độ và thờI gian hạn hẹp ,bài viết chắc chắn không tránh khỏI những thiếu sót ,mong đươc các thầy cô góp ý kiến nhận xét để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
B. NỘI DUNG
1.Phủ định biện chứng
Quy luật phủ định của phủ định là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch rõ khuynh hướng tiến lên của quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
1.1 Về phủ định biện chứng:
Theo nghĩa thông thường, phủ định được hiểu là sự không thừa nhận, bác bỏ hay sự thay thế một sự vật, hiện tượng nào đó.
Trong triết học có 2 quan điểm: quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng về sự phủ định.
-Quan điểm siêu hhình hiểu phủ định như là sự can thiệp của những lực lượng bên ngoài dẫn tới thủ tiêu sự vật, chấm dứt sự phát triển của nó.
-Quan điểm biện chứng cho rằng, phủ định là mắt khâu tất yếu của bất kỳ sự phát triển nào. Đó là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trên cơ sở mất đi của cái cũ và xuất hiện cái mới tiến bộ hơn, là quá trình giải quyết mâu thuẫn nội tại của bản thân sự vật bị phủ định.
Từ đó có thể hiểu khái niệm phủ định biện chứng như sau:
Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
Phủ định biện chứng có 2 đặc trưng cơ bản sau:
-Một là phủ định biện chứng là phủ định mang tính khách quan, là kết quả của sự tác động qua lại giữa các nhân tố cấu thành sự vật, tạo nên tiền đề cho sự phát triển.
-Hai là, phủ định mang tính kế thừa. Nó duy trì một số nhân tố tích cực của cái bị phủ định làm cho sự phát triển mang tính liên tục, tạo được mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới.
Tuy nhiên, những nhân tố tích cực của cái cũ được giữ lại cũng phải được cải tạo, bổ sung cho phù hợp với nội dung của cái mới. Điều đó có nghĩa là, sự kế thừa bao giờ cũng dựa trên cơ sở có phê phán, chọn lọc.
1.2 Về phủ định của phủ định:
Phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một nấc thang trong quá trình phát triển. Với tư cách là kết quả của “phủ định lần thứ nhất”, cái mới cũng chứa đựng trong mình xu hướng dẫn tới những lần phủ định tiếp theo - Phủ định của phủ định. Chỉ có thông qua phủ định của phủ định mới mới dẫn tới việc ra đời một sự vật, trong đó có sự lặp lại một số đặc trưng cơ bản của cái xuất phát ban đầu, nhưng trên cơ sở cao hơn. Đến đây mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. khuynh hướng chung như vậy của sự phát triển được khái quát thành nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định.
Sự phủ định biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng, như trên đã nói, là sự thống nhất giữa loại bỏ, giữ lại (kế thừa) và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện sẽ tạo ra xu hướng tiến lên khôn ngừng.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển do mâu thuẫn. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự phủ định thứ nhất được thực hiện một cách căn bản sẽ làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập của mình. Lần phủ định tiếp theo dẫn đến sự ra đời một sự vật mới mang nhiều đặc trưng đối lập với cái trung gian. Như vậy, về hình thức, sẽ trở lại cái xuất phát, song thực chất không phải giống nguyên như cũ mà dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Đặc điểm quan trọng nhất của của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Nói một cách khái quát, qua một số lần phủ định, sự vật hoàn thành một chu kỳ phát triển. Phủ định lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với cái ban đầu, đó là một bước trung gian trong sự phát triển. Sau những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu, nhưng trên cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện rõ rệt bước tiến của sự vật. Những lần phủ định tiếp theo đó được gọi là phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như là kết quả của tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã được phát triển từ trong cái khẳng định ban đầu và cả trong những lần phủ định tiếp theo những yếu , tố tích cực được khôi phục, được duy trì và phát triển. cái tổng hợp này là sự thống nhất biện chứng tất cả những cái tích cực ở các giai đoạn trước và ở cái mới xuất hiện trong quá trình phủ định. Do vây, cái mới với tư cách là kết quả phủ định của phủ định có nội dung toàn diện và phong phú hơn cái khẳng định ban đầu và cái kết quả của lần phủ định thứ nhất.
Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chhu kỳ phát triển tiếp theo.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính tiến lên của sự phát triển. sự phát triển đi lên đó không phải diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”. “Xoáy ốc” là hình thức cho phép biểu đạt đươc rõ ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính chất tiến lên của sự phát triển. Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao. Trong thực tế, sự phát triên của sự vật hiện tượng hết sức phong phú, đa dạng. Do đó, một chu kỳ một chu kỳ phát triển cụ thể có thể qua nhiều lần phủ định điều đó tùy thuộc vào tính chất của một quá trình phát triển cụ thể, nhưng ít nhất cũng phải 2 lần.
Mặt khác, trong số rất nhiều lần phủ định của một chu kỳ phát triển biện chứng, tất cả các lần phủ định đó vẫn có thể khái quát lại là 2 lần: phủ định biện chứng “lần thứ nhất” là loại phủ định chuyển cái xuất phát thành cái đối lập với mình, phủ định biện chứng “lần thứ hai” là loại phủ định chuyển cái trung gian thành cái đối lập của nó và, do đó, làm xuất hiện sự vật dường như lặp lại cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn.
Từ những lập luận trên, ta có thể hiểu nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định như sau:
Quy luật này nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định. Do sự kế thừa , đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho dự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở cao hơn. Do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”.
2.VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VÀO THỰC TIỄN
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM.
2.1.1 Văn hóa dân gian - cội nguồn của văn hóa dân tộc
Người ta thường nói văn hóa dân gian là “cội nguồn của văn hóa dân tộc” là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ". Điều đó hàm nghĩa văn hóa dân gian gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng văn hóa dân tộc. Nói văn hóa dân gian là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ" còn là vì văn hóa dân gian nảy sinh, tồn tại dưới dạng nguyên hợp, các bộ phận còn gắn bó chặt chẽ với nhau.
Có con người là có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc. Văn hóa đó trước nhất là văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Qua văn hóa dân gian, nhân dân lao động "tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình". Các nền văn hóa khảo cổ thuộc xã hội nguyên thủy như Hòa Bình, Đông Sơn tuy không phải là văn hóa dân gian, nhưng lại là nguồn cội để hình thành văn hóa dân gian.
Đến thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ hình thành nền văn hóa dân tộc, thì trước hết đó là văn hóa dân gian, văn hóa của nhân dân lao động. Họ "tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình" ở thời kỳ khởi nguồn của đất nước.
Thời kỳ Đại Việt (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX), cùng với sự phát triển xã hội, văn hóa dân tộc không còn thuần nhất mà bên cạnh văn hóa dân gian đã xuất hiện văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có mối quan hệ tác động qua lại: Văn hóa dân gian vẫn là cội nguồn nuôi dưỡng văn hóa bác học, chuyên nghiệp, cung đình; văn hóa bác học, chuyên nghiệp, văn hóa cung đình tác động trở lại, góp phần nâng cao và định hình văn hóa dân gian
Từ quan điểm cho rằng văn hóa dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc thì trong hoạt động thực tiễn nhằm bảo tồn và chấn hưng văn hóa dân tộc chúng ta phải bắt đầu từ văn hóa dân gian
2.1.2 văn hóa dân gian -bản sắc văn hóa dân tộc
Có thể hiểu bản sắc văn hóa như là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc, và tới lượt nó, bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân tộc, tức là sức sống và sự từng trải của dân tộc. Nhờ đó mà dân tộc có thể vững vàng và trường tồn trước thử thách khắc nghiệt của lịch sử.
Vậy, bản sắc văn hóa là gì?
Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, với các giá trị đặc trưng mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái gì trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn.
Từ quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam, như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóa..., tính duy tình (tình thương) trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên...
Một thí dụ về một nét bản sắc của văn hóa và của con người Việt Nam, đó là tính cởi mở, năng tiếp nhận và dễ hòa nhập để từ đó bản địa hóa các nhân tố ngoại lai. Cốt cách này của văn hóa và con người Việt Nam được tạo nên có lẽ là do "số phận" lịch sử của dân tộc và đất nước Việt Nam nằm ở ngã tư con đường giao lưu và hội nhập chủng tộc và văn hóa. Trong các giai đoạn phát triển kế tiếp của ba nền văn hóa: Đông Sơn - Đại Việt và Việt Nam, thì có hai giai đoạn chuyển tiếp văn hóa mang tính bản lề: giai đoạn Bắc thuộc (từ thế kỷ I đến thế kỷ X), giao tiếp giữa văn hóa Đông Sơn với văn hóa Hán để sau đó ra đời văn hóa Đại Việt và giai đoạn Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX đến năm 1945), giao tiếp giữa văn minh Đại Việt với văn hóa phương Tây mà đại diện là văn hóa Pháp, từ đó tạo nên sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Từ năm 1945 đến nay, văn hóa Việt Nam còn mở rộng giao lưu với văn hóa Nga, Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới. Trong điều kiện giao lưu văn hóa sống động như vậy, đã tạo nên ở con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam một thái độ ứng xử không đóng kín, chối từ, mà cởi mở, tiếp nhận, hòa nhập. Thái độ hiếu học của con người Việt Nam là để tự cường vươn lên, để đổi đời, để sánh vai với bạn bè năm châu. Khả năng tiếp nhận cái của người khác, biến đổi nó (bản địa hóa) thành cái của mình, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình, là bản sắc và sức mạnh của con người Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Điều này tạo ra tính mềm dẻo, năng động, dễ thích nghi của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó cũng có mặt trái của nó thể hiện ở sự nhiễu loạn, tính tùy tiện, nửa vời trong ứng xử và tiếp thu văn hóa của con người Việt Nam.
Khi nói đến bản sắc văn hóa dân tộc, một mặt, chúng ta không thể quy tất cả về văn hóa dân gian, tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của văn hóa dân gian đối với việc hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Trước hết, sự ra đời và định hình của văn hóa dân gian gắn với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc. Đó là thời kỳ văn hóa Đông Sơn - Hùng Vương dựng nước, thời kỳ mở đầu của lịch sử dân tộc, lịch sử quốc gia và lịch sử văn hóa Việt Nam, thời kỳ "nhất thành" để sau đó "vạn biến". Văn hóa dân gian là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ", tức văn hóa khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này, như văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. Văn hóa dân gian còn là văn hóa của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Tất cả các nhân tố kể trên khiến cho văn hóa dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc cao của văn hóa dân tộc.
Nếu cho rằng văn hóa dân gian chứa đựng và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, thì trong thực tiễn việc bảo tồn, làm giầu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trước nhất phải từ việc bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa dân gian.
2.1.3 Văn hóa dân gian - hệ giá trị và biểu tượng của văn hóa dân tộc
Trong văn hóa học giá trị và biểu tượng làm nên những cái cơ bản của văn hóa, nó là nội hàm của khái niệm văn hóa. Nói cách khác, văn hóa không phải là tất cả những gì mà con người tạo ra, mà chỉ những cái đã được chắt lọc, kết tinh, thăng hoa thành các giá trị, và biểu tượng.
Giá trị và biểu tượng cũng là hai phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau. Có thể nói, giá trị kết tinh và làm nên cái cốt lõi của biểu tượng. Hay nói cách khác, trong mỗi biểu tượng người ta đều tìm thấy giá trị hay hệ thống các giá trị văn hóa. Thí dụ, trong biểu tượng Quốc tổ các Vua Hùng ta thấy các giá trị và tâm thức về cội nguồn và cố kết cộng đồng dân tộc, một trong những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa Việt Nam.
Hệ giá trị của văn hóa dân tộc, trước nhất tiềm ẩn trong văn hóa dân gian. Chúng thể hiện trên nhiều bình diện, như ứng xử của con người với môi trường tự nhiên theo hướng nặng về thích ứng và hòa hợp hơn là chế ngự và biến đổi. Cách ứng xử này còn thấy ở cách ăn, mặc, ở, đi lại, quan hệ cộng đồng... Còn biết bao những giá trị văn hóa dân tộc mà ta có thể tìm thấy trong kho tàng tri thức dân gian liên quan tới môi trường, dưỡng sinh trị bệnh, tri thức về sản xuất và quản lý cộng đồng.
Các biểu tượng của văn hóa chủ yếu gắn với văn hóa dân gian. Hệ biểu tượng này hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài và quy định những hành vi ứng xử của cộng đồng.
Ta có thể nói tới biểu tượng "đất nước" trong văn hóa Việt Nam vừa mang tính nội sinh: "đất" và "nước" hai yếu tố cơ bản tạo nên canh tác lúa của cư dân nông nghiệp; vừa mang tính ngoại sinh: "quốc gia" mô hình của văn minh Trung Hoa.
Quốc tổ các Vua Hùng - biểu tượng về cội nguồn, về tâm thức "uống nước nhớ nguồn", mà căn cỗi của nó là tục thờ cúng tổ tiên ở mỗi gia tộc, dòng họ. Biểu tượng "tứ bất tử" (bốn vị thần bất tử): Chử Đạo tổ, Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh mẫu Liễu Hạnh, đó là hệ ý thức nhân sinh Việt Nam hình thành do đòi hỏi xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến tự chủ, nhất là từ thời Lê...
Văn hóa dân gian với hệ giá trị và biểu tượng của nó đã làm nên cái gọi là tâm thức dân gian, tâm hồn dân tộc. Những cái đó, tới lượt nó quy định các hành vi, tình cảm, hoài vọng của con người. Bởi vậy, để nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm dân tộc, xây dựng và củng cố các biểu tượng của dân tộc, chúng ta cũng phải bắt đầu từ Văn hóa dân gian.
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, hơn lúc nào hết chúng ta phải bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - coi đó như là căn cước của chúng ta hội nhập và giao lưu quốc tế. Cần nhận thức rõ vai trò của văn hóa dân gian với tư cách là cội nguồn, bản sắc, là hệ giá trị và biểu tượng của văn hóa dân tộc.
BẢO VỆ BẢN SẮC VĂN HÓA HẬU WTO
Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu, “ngôi nhà” thế giới dường như trở nên “nhỏ bé” hơn. “Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển”. Sự ảnh hưởng của quá trình này không chỉ về phương diện kinh tế. Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa khác trên thế giới, đều thôi thúc từng dân tộc suy nghĩ xem phải ứng xử với xu thế lịch sử này như thế nào.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một sản phẩm của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, đến lượt mình, tổ chức này lại thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn và trở nên hiệu quả hơn. Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có cơ hội phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng đứng trước nhiều vấn đề mới trong việc giữ vững sự độc lập tự chủ của nền kinh tế còn non trẻ và kém phát triển; trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Thế giới đương đại đang chứng kiến hai yếu tố lớn tác động mạnh mẽ đến bức tranh kinh tế toàn cầu là: sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự gia tăng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. Những công ty tư bản xuyên quốc gia, những thế lực chủ yếu chi phối “luật chơi” của kinh tế thế giới không phải không mong muốn kiến tạo “một thế giới theo hình ảnh của nó”- như cách diễn đạt của C.Mác, Ph.Ăng-ghen cách đây gần 160 năm - cả về chính trị và văn hóa. Với góc tiếp cận này, việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO lại là một “thời cơ” lớn đối với các thế lực thù địch thực thi chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá cách mạng Việt Nam. Sự chống phá đó, trong nhiều trường hợp, được ẩn náu, che dấu kín đáo trong các quan hệ kinh tế, thương mại, hợp tác, đầu tư làm cho chúng ta khó nhận biết chính xác, rõ ràng, và vì thế, cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trở nên phức tạp, khó khăn hơn.
Cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO không phải là “nhất thành bất biến”, mà đan xen lẫn nhau, tác động sâu rộng không chỉ đến lĩnh vực kinh tế, mà đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đến từng tổ chức và con người. Tận dụng được cơ hội, vượt qua và đẩy lùi thách thức, biến thách thức thành cơ hội để phát triển, phụ thuộc vào việc chúng ta phát huy nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, bản sắc văn hóa, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường của cả dân tộc như thế nào.
Văn hóa, cũng như các lĩnh vực khác, chịu sự tác động sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Bản thân văn hóa không chỉ thể hiện ở những sản phẩm văn hóa tinh thần, trong các hoạt động văn hóa tinh thần mà còn ẩn chứa bên trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, trong tất cả các nhóm dân cư, trong đời sống tâm lý, tình cảm, tư tưởng của con người, trong các thể chế chính trị - xã hội của đất nước... Lĩnh vực sản xuất vật chất đơn thuần cũng hàm chứa trong nó những nội dung văn hóa, phản ánh đặc tính văn hóa của con người, của cộng đồng người trong lĩnh vực sản xuất vật chất đó. Một sản phẩm vật chất cụ thể bao giờ cũng kết tinh những giá trị văn hóa nào đó. Một công ty liên doanh kinh tế không phải đơn thuần chỉ có nội dung kinh tế mà chứa đựng trong đó những giá trị văn hoá, những mối quan hệ văn hóa giữa các bên liên doanh: văn hóa giao tiếp, ứng xử; văn hóa sản xuất, kinh doanh... và cả những yếu tố chính trị - tư tưởng. Sự tác động của quá trình này đối với văn hóa vừa biểu hiện trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác, vừa trực tiếp tác động đến văn hóa, đến các giá trị văn hóa, đến phong tục tập quán, các giá trị truyền thống và các thiết chế văn hóa của xã hội… mà hiện nay chúng ta khó có thể dự lường hết được.
Việc thực hiện những cam kết với WTO tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, có cơ hội phát triển và làm thăng hoa văn hóa dân tộc, tôn vinh hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Những giá trị văn hóa mới phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, tin học, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám cạnh tranh, có ý thức dân tộc cao, có tác phong công nghiệp từng bước xuất hiện và phát triển. Biết làm giàu chính đáng cho bản thân, cho cộng đồng và cho xã hội trở thành một giá trị tiêu biểu và là một biểu hiện sinh động của tình yêu quê hương, đất nước. Lòng nhân ái, tình thương con người biến thành hành động cụ thể giúp nhau vượt khó, vươn lên làm giàu...
Tuy nhiên, là thành viên của WTO, dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối với giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng. Các nấc thang giá trị có sự thay đổi sâu sắc, làm cho việc phân biệt “đúng - sai”, “tốt - xấu” trong nhiều trường hợp trở nên hết sức phức tạp. Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Những “nọc độc” về văn hóa, chính trị thâm nhập vào bằng nhiều con đường, với nhiều hình thức tinh vi khác nhau, làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống con người dễ bị nhiễm độc; vấn đề “bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội” được đặt ra một cách gắt gao hơn. Chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lối sống vì đồng tiền, làm giàu bằng mọi giá, các tệ nạn xã hội… có điều kiện phát triển. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược văn hóa phù hợp, thì sự ảnh hưởng này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Nhận thức đúng vấn đề đó, tại Đại hội X của Đảng, ngay khi nước ta chưa chính thức là thành viên của WTO, Đảng ta đã chỉ rõ: “Khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”Chiến lược văn hóa, trong điều kiện mới, cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng trên đây của Đảng. Mải mê tìm kiếm sự phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức đến vấn đề văn hóa trong chiến lược phát triển thì đó là một hành động tự làm suy yếu sức mạnh của bản thân mình. Chiến lược văn hóa, trong điều kiện đó, phải tập trung giải quyết hai nội dung cơ bản và cấp thiết có quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau: thứ nhất, giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; thứ hai, phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình hội nhập. Xây dựng và phát triển, giữ gìn và phát huy gắn bó chặt chẽ với nhau trong chiến lược văn hóa.
Ở nội dung thứ nhất, để giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa dân tộc là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống… nó vừa là “trầm tích” của tình cảm và ý thức dân tộc trong quá khứ, vừa là kết tinh của tinh thần thời đại và định hướng giá trị của dân tộc. Mỗi dân tộc có cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Cần phải có thái độ biện chứng “gạn đục, khơi trong” những giá trị văn hóa dân tộc. Văn hóa luôn là hệ thống mở, những giá trị đích thực tiêu biểu cho cốt cách, phẩm chất dân tộc Việt Nam cần phải được bồi đắp nội dung mới cho phù hợp với thời đại, những mặt hạn chế cần phải được khắc phục, đổi thay. Những giá trị bên ngoài đã được “Việt Nam hoá”, được các thế hệ con người Việt Nam thâu lượm, chọn lọc biến “cái của người”, thành “cái của ta” cũng là văn hóa dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải do dân tộc ta sản sinh ra, nó là kết tinh văn hóa nhân loại đã được dân tộc ta tiếp thu và trở thành điều cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, càng cần phải kiên định hơn nữa trong bối cảnh mới.
Các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất của quá trình lịch sử ấy. Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa, phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ hôm nay. Trên tinh thần ấy, cần phải quán triệt sâu sắc những định hướng mà Đại hội X của Đảng đã chỉ ra về kế thừa, phát huy và phát triển giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”.
Ở nội dung thứ hai, vấn đề phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình hội nhập. Vào WTO, chúng ta vừa có điều kiện để phát huy văn hóa dân tộc, vừa phải có trách nhiệm hơn, có ý thức cao hơn trong việc tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mới của sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là để đến với thế giới một cách tốt hơn, học tập chỗ mạnh của các nền văn hóa khác một cách tốt hơn, tiếp thu văn hóa nhân loại, thông qua tính dân tộc để thâu lượm, sàng lọc tính thời đại, tính thế giới.
Cần nhận thức và xác định đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa khi thực hiện các cam kết kinh tế, thương mại song phương, đa phương trong khuôn khổ WTO. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển, tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc và hình ảnh Việt Nam trước bạn bè năm châu là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành, của mọi con người, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở đây, vai trò của các doanh nghiệp hết sức quan trọng. Tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc phải trở thành một hành trang cơ bản giúp họ sản xuất kinh doanh, cạnh tranh với “thiên hạ”, tô đẹp hình ảnh Việt Nam trên thế giới. Mọi sản phẩm làm ra, mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán không chỉ mang lợi ích kinh tế, mà phải có ý nghĩa, giá trị văn hóa sâu đậm. Kinh tế và văn hoá, giá trị kinh tế và giá trị văn hóa dân tộc hòa quyện tạo ra niềm tự hào chính đáng đó của dân tộc Việt Nam.
Trong xã hội đang và sẽ tiếp tục diễn ra quá trình: những giá trị được sinh ra, hoặc phát triển chủ yếu trong chống ngoại xâm, trong thời bao cấp chuyển thành những giá trị của thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. Sự chuyển biến này là đòi hỏi tất yếu của tình hình mới. Vào WTO thì sự chuyển biến này càng có điều kiện và đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ. Thành công của sự nghiệp đổi mới, chấn hưng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay phụ thuộc rất lớn vào tính đúng hướng và chất lượng của quá trình đó. Điều quyết định đảm bảo tính đúng hướng và chất lượng của quá trình chuyển động này là sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; là sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường trong mỗi con người và của toàn dân tộc.
Thực tiễn trên thế giới những năm gần đây cho thấy rõ điều đó. Dưới sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế, người dân của nhiều quốc gia đã lấy việc sử dụng đồ điện, ô-tô sản xuất trong nước làm vinh dự. Để đối phó với sự khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á năm 1997- 1998, không ít người dân Hàn Quốc đã tự nguyện quyên góp tiền, vàng cho chính phủ nhằm cứu vãn nền kinh tế sắp lâm vào khủng hoảng; người dân một số nước Đông - Nam Á cũng có những hành động tương tự. Những ví dụ nêu trên đáng để cho chúng ta suy ngẫm về ý thức dân tộc, lòng tự hào và tinh thần dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế.
Dân tộc ta chỉ có thể phát triển và khẳng định được chính mình trong dòng chảy của toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, trong “sân chơi” của WTO, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, “sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại”, khi chúng ta biết phát huy mạnh mẽ nội lực của chính mình, biết giữ gìn, bảo vệ và không ngừng bồi đắp, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình
2.3 Những Nét đẹp văn hóa Việt Nam
Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: "bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ.
Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0419.doc